Nhớ về Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia

Tài liệu tương tự
HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Binh Chủng Nhảy Dù - 20 Năm Chiến Sự 1

SỐ 3 Bản tin ĐA NĂNG THÁNG 9 NĂM 2012 GIA ĐÌNH HỌC VIỆN CSQG VÙNG TÂY BẮC THÔNG TIN - SINH HOẠT - TƯƠNG TRỢ - VĂN HÓA - KHOA HỌC Lễ Khánh Thành Kỳ Đài

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG Về mặt chiến lược cuộc đấu tranh giải thể Cộng Sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Không

Microsoft Word - doc-unicode.doc

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Sắc Hoa Màu Nhớ Đào Hiếu Thảo Hình: NAG Nhất Hùng Chương trình dạ vũ, dạ tiệc chủ đề Sắc Hoa Màu Nhớ tưởng niệm cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được tổ chứ

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Tình Không Biên Giới TRẦN THỊ VĨNH-TƯỜNG Nhạc sĩ Franz Liszt tiên tri Trời ban người nghệ sĩ một số phần rực rỡ thê lương (Mo

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Lương Sĩ Hằng THỰC HÀNH TỰ CỨU Pháp Hành Thiền Đời Đạo Song Tu Thực Hành Tự Cứu 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 126 ngaøy I. Rằm Thượng nguơn: RẰM THƯỢNG NGƯƠN (Nguyên Thủy) Theo Nho giáo, ngày rằm Thượng nguơn là lễ: Thượng nguơ

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ptdn1159

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CĐ Saddleback: Ba Mươi Năm Nhìn Lại

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Tướng Ngô Quang Trưởng

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NHÀ BÈ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆP PHƯỚC BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

50. Làm cách nào để người ta ngoan ngoãn bước vào trại tù mặc dù không biết trước ngày về? Đó là câu hỏi mà nhiều người không bị nếm mùi «học tập cải

Võ Văn Kiệt - Một người của nhiều người

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Traû Laïi Cho Toâi. Đoàn Bui, K5 Trả lại cho tôi trường Võ Bị. Trên đỉnh Lâm Viên rực nắng hồng. Trả lại cho tôi alpha đỏ. Quân phục, súng đạn, và ba

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

HỘI NGỘ MÙA THU KỲ V

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Đại Hội Phật Giáo Việt Nam kỳ IX Phật Lịch Việt Lịch 4890 Dương Lịch 2011 Khánh Vân tổng hợp Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ

PICNIC HÈ 2014 TÂY NINH ĐỒNG HƯƠNG HỘI BẮC CALIFORNIA Bài viết: Lê Bình - Duy Văn :ảnh layout Có lẽ đây là là hội đồng hương non trẻ nhất của cộng đồn

Người đầu tiên viết sách về lịch sử võ học Việt Nam Với niềm đam mê cùng tâm huyết mong muốn đóng góp công sức cho nền võ học nước nhà, nên hơn suốt 1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Tôi Đã Vẽ Như Thế Nào Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975? Trịnh Cung 1. Vẽ Trong Trại Tù Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Tam Quy, Ngũ Giới

Nhan dinh ve TALT

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Code: Kinh Văn số 1650

Thuyết minh về hoa mai

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Đêm Hoa Đăng Bi Thảm Nguyễn Văn Lập Tái chiếm Quảng Trị xong, Sư đoàn Nhảy Dù tiếp tục đóng chốt trên dãy Trường Sơn làm thành một tuyến dài Bắc Nam t

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Cúc cu

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Hòa Thượng Thích Khánh Hòa ( ) TT.Thích Đồng Bổn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thi

` Số ố tháng 4 năm 2019 HƯỚNG ỚNG THƯỢNG TH ỢNG Hướng ớng thượng th ợng chung vui đóng góp phần Xây dựng tình ình người ng ời đều phát triển An

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Đại Sư Ấn Quang

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH HỘI THÁNH EM tuân y và thi hành THÁNH LỊNH 257 của ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC B A N T R U Y Ề N tài liệu sưu t

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

QUỐC HỘI

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG *** Số: 07 -KH/TWHSV Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2019 KẾ HOẠCH Cuộc thi Ý tưởng sinh viên tình nguyện

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

CSVSQ & THAÂN HÖÕU YEÅM TRÔÏ ÑA HIEÄU 115 (Tính tới ngày 10 tháng 4 năm 2019) Số TT Họ & Tên Khóa/ Thân Hữu Số tiền 1 Mrs. Bu i Đi nh Đa m

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG Thầy Huỳnh Văn Nhu - Phó trưởng khoa đọc báo cáo tổng kết khó

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 851/HD-PGD&ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Đông, ngày 07 tháng 9

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Bản ghi:

Hồi Ký cựu SVSQ Khóa 1 Toàn Như Nhữ Đình Toán. Nhớ về HỌC VIỆN CẢNH SÁT QUỐC GIA, trường đào tạo sĩ quan lực lượng Việt Nam Cộng Hòa TOÀN NHƯ (1) Trước nhu cầu phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia đã được thành lập kể từ đầu năm 1966 nhằm mục đích đào tạo sĩ quan các cấp Biên Tập Viên (BTV) và Thẩm Sát Viên (TSV) cho ngành Việt Nam Cộng Hòa. Biên Tập Viên và Thẩm Sát Viên là hai ngạch sĩ quan trung cấp ngành chỉ dưới hai cấp Kiểm Tra/Tổng Kiểm Tra và Quận Trưởng Cảnh Sát. Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963, ngạch sĩ quan cao cấp Kiểm Tra & Tổng Kiểm Tra hầu như không còn ai; riêng ngạch Quận Trưởng (ngạch sĩ quan cảnh sát có bằng Cử Nhân Luật hoặc tương đương) chỉ có khoảng vài chục người. Vì vậy các sĩ quan cấp BTV và TSV đã mặc nhiên trở thành một lực lượng sĩ quan trung cấp nòng cốt ngành cảnh sát. Trong những năm đầu thập niên 1960 tình hình chiến sự tại Miền Nam Việt Nam càng ngày 1/5

càng trở nên sôi động, lực lượng không những chỉ đảm trách nhiệm vụ thi hành luật pháp và giữ gìn an ninh trật tự tại các đô thị, mà còn có nhiệm vụ phối hợp với quân đội và nhiều cơ quan bạn trong việc bình định tại nông thôn. Do đó để đáp ứng trước tình hình mới, quân số lực lượng đã được bổ xung lên đến trên 100.000. Vì vậy người sĩ quan nói riêng và lực lượng nói chung, ngoài kiến thức chuyên môn về luật pháp, còn cần được trang bị thêm những chuyên môn khác trong đó có cả quân sự. Vì vậy chương trình huấn luyện sĩ quan tại Học Viện cũng bao gồm cả về chuyên môn lẫn quân sự được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn I gồm 3 tháng huấn luyện quân sự và thời gian còn lại là giai đoạn II hay giai đoạn huấn luyện chuyên môn. Trên phương diện pháp quy, Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia được chính thức thành lập bởi Nghị Định số 416-NĐ/NV do Chủ Tịch Uûy Ban Hành Pháp Trung Ương (chức vụ tương đương Thủ Tướng) ký ngày 12 tháng 3 năm 1966 nhằm mục đích đào tạo các sĩ quan cho lực lượng trước nhu cầu mới đó. Điều kiện để được nhập học: Thẩm Sát Viên phải có bằng Tú Tài I, Biên Tập Viên phải có bằng Tú Tài II; tất cả phải qua một kỳ thi tuyển. Thời gian học là 9 tháng cho cấp BTV và 6 tháng cho cấp TSV. Khóa I Sĩ Quan Cảnh Sát đầu tiên Học Viện Cảnh SaÙt Quốc Gia khai giảng chính thức vào ngày 1 tháng 3 năm 1966 dưới sự chủ tọa Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch UBHPTƯ; nhưng trên thực tế các khóa sinh đã được triệu tập nhập học nhiều đợt sớm hơn từ đầu năm 1966 trong khi chờ đợi văn kiện chính thức thành lập Học Viện ra đời. Vì vậy thời gian thụ huấn dành cho khóa I đã phải kéo dài tới 9 tháng cho TSV và 1 năm cho BTV, dài hơn qui định gần 3 tháng. Đặc biệt Khóa I còn là khóa duy nhất có 50 nữ SVSQ thụ huấn trong cùng thời gian, tuy nhiên các nữ SVSQ có được giảm bớt phần huấn luyện quân sự. Trong suốt thời gian huấn luyện, các sinh viên sĩ quan nam cũng như nữ phải theo chế độ nội trú giống như mọi quân trường khác. Kể từ năm 1972 sau khi qui chế mới lực lượng ra đời và được chính thức áp dụng (trong đó lực lượng mang cấp hiệu giống như quân đội), thời gian huấn luyện các sĩ quan tại Học Viện đã được tăng lên 12 tháng và cuối cùng là18 tháng. Các sĩ quan tốt nghiệp được mang cấp bậc Thiếu Úy. Trong những năm đầu thành lập, Học Viện tạm thời tọa lạcbên trong trại Lê Văn Duyệt thuộc Biệt Khu Thủ Đô Sàigòn. Viện Trưởng là chức vụ chỉ huy Học Viện tương đương với chức vụ Giám Đốc Nha có nhiều Sở. Phụ Tá cho Viện Trưởng là các Phó Viện Trưởng và một Ban Tham Mưu gồm có Giảng Sư Đoàn, Liên Đoàn SVSQ, và các Sở Huấn Vụ, Sở Quản Trị, và một số Phòng, Ban biệt lập khác đảm trách các phần vụ chuyên môn. Vị Viện Trưởng Học Viện đầu tiên là Quận Trưởng Cảnh Sát Đàm Trung Mộc. Ông cũng là một trong những người có công sáng lập ra ngôi trường này. Ông là một trong những cấp chỉ huy ưu tú ngành nổi tiếng cả về tài năng và đức độ. Những bộ sách giáo khoa nổi tiếng ông như Hình Sự Tố Tụng, Hình Luật Đặc Biệt, Cảnh Sát Tư Pháp, v.v.. không chỉ 2/5

dành riêng cho ngành cảnh sát mà còn được nhiều giới chức ngành tư pháp, tòa án dùng làm tài liệu tham khảo. Mặc dù từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong ngành, nhưng ông lúc nào cũng bình dị, tận tụy với công vụ, gần gũi với thuộc cấp và nhất là nổi tiếng thanh liêm. Ông vừa đảm nhiệm chức vụ Viện Trưởng, vừa là giảng sư kiêm nhiệm các môn Luật học và Cảnh sát tư pháp. Tuy chỉ đảm nhận chức vụ Viện Trưởng Học Viện cho đến năm 1970, nhưng hầu hết các khóa sĩ quan tốt nghiệp tại Học Viện đều hết lòng kính mến ông và coi ông như một người Thầy, người Cha hơn là một vị chỉ huy cao cấp trong ngành. Sau ngày 30-4-1975, ông bị kẹt lại tại Việt Nam, và cũng như bao quân cán chính VNCH khác, ông cũng phải chịu cảnh tù đày qua nhiều trại tù cộng sản và đã chết tại trại tù Hà Sơn Bình, Bắc Việt, ngày 28 tháng 12 năm 1982 (nhằm ngày 14-11 năm Nhâm Tuất), hưởng thọ 65 tuổi. Trong thời gian qua, các cựu SVSQ Học Viện tại Bắc và Nam California đã tổ chức những buổi lễ giỗ tưởng niệm cố Đại Tá Đàm Trung Mộc rất trọng thể tại San Jose vả Little Saigon (Quận Cam). Kể từ đầu năm 1969, Học Viện được dời về trụ sở mới nằm trên đồi Tăng Nhơn Phú gần Trường Bộ Binh Thủ Đức. Trường sở mới được xây cất theo thiết kế kiến trúc sư Lê Văn Lắm gồm nhiều tòa nhà cao tầng dùng làm phòng ngủ cho SVSQ, khu hành chánh, giảng đường, thư viện, phạn xá, xạ trường, cư xá nhân viên, v.v với đầy đủ mọi tiện nghi tối thiểu. Vị Viện Trưởng kế nhiệm và cuối cùng cho đến ngày đau thương 30-4-1975 là Đại Tá Trần Minh Công, ông hiện cư ngụ tại Nam California. Ông nguyên là một Quận Trưởng Cảnh Sát trẻ đã kế tục công việc đào tạo các khóa sĩ quan với nhiều cải cách theo mô hình một trường huấn luyện sĩ quan cảnh sát vừa quân sự vừa hành chánh như tại các quốc gia tân tiến. Tính từ ngày thành lập cho đến tháng Tư đen 1975, Học Viện đã huấn luyện được tổng cộng 6 khóa BTV / TSV theo qui chế cũ và nhiều khóa đào tạo sĩ quan cấp Thiếu Úy theo qui chế mới. Tổng cộng Học Viện đã đào tạo được khoảng 3300 sĩ quan, chưa kể hàng ngàn sĩ quan và hạ sĩ quan tốt nghiệp những khóa tu nghiệp ngắn hạn và gần một ngàn sinh viên sĩ quan còn đang thụ huấn dang dở. Trước nhu cầu đòi hỏi nhiệm vụ người chiến sĩ cảnh sát không chỉ đơn thuần là duy trì an ninh trật tự xã hội, bảo vệ luật pháp quốc gia mà còn thực sự đóng góp vào công cuộc chiến đấu chung bảo vệ Tổ Quốc nhất là trong các công tác bình định tại nông thôn, việc huấn luyện quân sự cho các sinh viên sĩ quan cũng được nâng cao. Thời gian huấn luyện quân sự đã được tăng lên 6 tháng với sự cố vấn và yểm trợ về mặt kỹ thuật Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Đây cũng là thời gian huấn nhục cho các tân khóa sinh tập làm quen với những chương trình huấn luyện tại Học Viện. Sau ba tháng huấn nhục, các khóa sinh sẽ chính thức được làm lễ gắn an-pha để kể từ đó họ mới chính thức được gọi là các tân Sinh Viên Sĩ Quan. Lễ gắn an-pha và lễ mãn khóa là những kỷ niệm đáng ghi nhớ người SVSQ. Tại những buổi lễ này, đã nhiều lần các SVSQ được vinh dự đón tiếp các vị lãnh đạo quốc gia từ Tổng Thống, Thủ Tướng tới vị chỉ huy cao cấp nhất ngành là Tư 3/5

Lệnh đến chủ tọa và ban hiểu thị. Trong giai đoạn I quân sự, các SVSQ được huấn luyện về vũ khí, tác xạ các loại súng lục, súng trường, tiểu liên, trung liên,... Ngoài ra còn có những bài học về chiến thuật, võ thuật, địa hình, tản thương, cứu thương, v.v... Ngoài những bài học về lý thuyết, các SVSQ còn có những buổi thực tập ngoài các bãi tập trường bộ binh Thủ Đức, hoặc những buổi tham quan các đơn vị bạn để học hỏi kinh nghiệm hầu ứng dụng sau này. Sau giai đoạn I quân sự là giai đoạn II huấn luyện chuyên môn. Thời gian sau này các SVSQ sẽ được huấn luyện căn bản về tình báo, về các phương pháp điều tra hình sự, điều tra hành chánh, phương pháp giảo nghiệm, căn cước và văn khố, các cuộc hành quân cảnh sát, phượng hoàng, trấn áp bạo động (chống biểu tình), v.v và nhất là những kiến thức chuyên môn về luật pháp như hình sự tố tụng, dân sự tố tụng, hình luật đặc biệt, cảnh sát tư pháp, Các giảng sư, giảng viên, ngoài một số là những sĩ quan nhiều kinh nghiệm trong ngành còn có những giảng sư thỉnh giảng đang là những giáo sư Đại Học hoặc là các sĩ quan hoặc viên chức các cơ quan ban ngành bạn có liên quan. Giáo sư Nguyễn Văn Canh, Tiến Sĩ Trần An Bài (hiện cư ngụ tại miền Bắc California) từng là những giảng sư thỉnh giảng Học Viện. Mặc dù chỉ mới được thành lập chưa tròn mười năm tuổi (1966-1975) nhưng Học Viện đã đóng góp một phần đáng kể vào việc xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Các sĩ quan do Học Viện đào tạo với bầu nhiệt huyết tuổi trẻ đã mang lại một luồng sinh khí mới cho các đơn vị trên toàn quốc. Họ đã trở thành một lực lượng nòng cốt mang lại hiệu quả cao trong những hoạt động lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ trong những chiến công ngành. Chính vì những thành quả ấy, sau ngày 30/4/1975 các cựu SVSQ Học Viện đã phải trả một giá khá đắt cho những hoạt động họ trước đó. Hầu hết các cựu SVSQ đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù cải tạo cộng sản: có những thiếu úy mới tốt nghiệp mà đã ở tù tới 5, 6 năm, một số lớn các sĩ quan xuất thân từ Học Viện đã phải chịu một thời gian cải tạo dài hơn thời gian cảnh nghiệp, một số đã ở tù đến mười bảy năm (17) (thời gian cải tạo dài nhất mà Việt Cộng dành cho các quân cán chính VNCH,5 trong số này là cựu SVSQ khóa 1 ), một số đã bỏ mình trong những trại tù thật khắc nghiệt. 4/5

Ngày rải đang hải rác ngoại./. là nay, ở những nhiều ngoài nhân nơi trên tố số tích toàn còn cực thế kẹt sinh giới. tạinhư quê hoạt Vàtrên nhà, vẫn trong với các nhiều nhiệt cựu SVSQ hội tình đoàn Học tuổi ái Viện hữu trẻ như lực ngày đã lượng nào, lưu lạc họ định đãvà tại vàcư một (1) Hoàng TOÀN vài trang NHƯ Tổng nhà làmột Hội khác. bút hiệu cũng K1 Nhữ Đình website Toán, bài này Tổng đã Hội được, giới thiệu Học trên Viện ĐS Phượng 5/5