1.2. Các thảm họa có nguồn gốc thiên nhiên: khái niệm, thách thức và giải pháp của xã hội trước khủng hoảng Yves Le Bars Hiệp hội quốc gia phòng tránh

Tài liệu tương tự
Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Phong thủy thực dụng

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Cúc cu

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Cộng đồng Google

Layout 1

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Phần 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CÚ SỐC TƯƠNG LAI Future Shock Alvin Toffler Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Niệm Phật Tông Yếu

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Chiêu trò trên Sông Mê Công: THỦY ĐIỆN ĐẬP DÂNG Những dự án thủy điện được xếp vào loại thủy điện đập dâng gợi lên hình ảnh về những con sông không bị

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Cúc cu

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Bảo tồn văn hóa

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Công Chúa Hoa Hồng

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

No tile

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

J

23 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM CÙNG CHIA SẺ VÌ XÃ HỘI BỀN VỮNG (1) Prof. Dr. S. R. Bhatt (2) Caratha bhikkhave

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài tập làm văn số 7 lớp 8

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cái Chết

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Document

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

CHƯƠNG 2

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

2

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Phần 1

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

HỒI I:

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Bản ghi:

1.2. Các thảm họa có nguồn gốc thiên nhiên: khái niệm, thách thức và giải pháp của xã hội trước khủng hoảng Yves Le Bars Hiệp hội quốc gia phòng tránh thiên tai - Pháp (Nội dung gỡ băng) Tôi xin cám ơn các bạn đã mời tôi tham gia khóa học này. Trước hết tôi sẽ cố gắng nhắc lại một số khái niệm như tai biến tự nhiên, nguy cơ hứng chịu thiên tai và khu vực dễ bị tổn thương. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét biện pháp ứng phó của các chủ thể và vấn đề nhận thức rủi ro, đồng thời cố gắng kết hợp phương pháp tiếp cận của một kỹ sư là tôi với việc xây dựng chính sách công mà tôi muốn tham gia đóng góp (Xem Ảnh 2-8). Trong báo cáo này chúng tôi nghiêng về phân tích thảm họa lũ lụt, nhưng chúng ta cũng phải nói qua các thảm họa thiên nhiên khác mặc dù hầu như không tác động đến các nước Đông Nam Á, chẳng hạn như hạn hán nghiêm trọng, lở tuyết, cháy rừng. Trên những hình ảnh này, chúng ta thấy một dòng sông nham thạch đang tràn vào thành phố Goma, Congo, các hình ảnh quen thuộc về thảm họa sóng thần ở Nhật Bản, động đất ở Haïti với hình ảnh Phủ tổng thống bị sập và nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Các thảm họa chúng ta nhắc đến đều có nguồn gốc từ thiên nhiên song hậu quả của chúng dẫn đến thiệt hại về xã hội, kinh tế và công nghệ, và có thể tác động vượt ngoài biên giới các quốc gia (Xem Biểu đồ 1). Ta có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của thiên tai trên thế giới. Ở đây chúng ta sử dụng hai tiêu chí đánh giá : số người bị thiệt hại và số người chết. Cũng có thể dùng các tiêu chí về kinh tế như số nhà bị hư hại, v.v. Chúng ta thấy số lượng người chết ít hơn rất nhiều so với số người bị thiệt hại, có những lúc đỉnh điểm lên tới 15 triệu người. Tuy nhiên, các con số này chưa tính đến các thảm [ 58 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD

Ảnh 2-8 Thảm họa có nguồn gốc thiên nhiên (1) Lũ quét; (2) 2012: New York bão Sandy ; (3) Hạn hán ở châu Phi; (4) một dòng dung nham như thế này đã chảy xuống thành phố Goma, Congo; (5) Lở tuyết trên dãy Alpes; (6) Sóng thần ở Nhật Bản; (7) Động đất tại thủ đô Port au Prince, Haiti. Nguồn: (1) Phòng quản lý rủi ro thiên nhiên, TP Grenoble 2006 Lũ ở Domeynon, tháng 8 năm 2005 (38). Hướng dẫn sử dụng cho thị trưởng và các thành viên hội đồng thành phố, Vùng Rhône Alpes, IDRM; (2) Wikipedia: Bão Sandy New Jersey Pier; (3) Gia súc chết vì hạn hán tại Kenya, hình ảnh lấy từ trang www.lepetitnegre.com, Les pouces Verts; (4) Yves LE BARS; (5) Cemagref; (6) Google images, và geeko.lesoir.be; (7) Yves LE BARS. Biểu đồ 1 Thiên tai trên thế giới (tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2010) S n n nhân (tri u ng i) S ng i ch t (nghìn ng i) Sóng th n châu Á (2004) ng t Pakistan (2005) ng t T Xuyên Trung Qu c (2008) ng t Haïti (2010) L l t Pakistan (2010) Nguồn: Liên hiệp quốc (UN); Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD [ 59 ]

họa động đất ở Chile và Haiti, động đất sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt ở Bangkok. 1.2.1. Nhắc lại một vài khái niệm về giảm nhẹ nguy cơ thiên tai Chúng ta phải phân biệt rõ hai khái niệm tai biến và rủi ro. Một vận động viên thể dục gặp rủi ro, anh ta đối mặt với một tai biến bất ngờ là không định được trước mức độ chính xác trong động tác của mình so với trọng lực. Vận động viên này đặt mình vào vòng nguy hiểm, nhưng cuối cùng thì không thực sự bị tổn thương, vì anh ta đã được luyện tập và chuẩn bị trước. Tai biến là xác suất xảy ra một điều gì đó mà ta không kiểm soát được, và cùng với rủi ro thảm họa, tai biến tự nhiên chỉ xảy ra khi kết hợp giữa nguy cơ hứng chịu và mức độ dễ bị tổn thương. Sự dễ bị tổn thương là khả năng mà một chủ thể hoặc một cộng đồng có thể bị tác động bởi một thảm họa. Khả năng chống đỡ thảm họa là khả năng ứng phó sau thảm họa không để bị hủy diệt. Ngày nay người ta thường dùng cụm từ rủi ro có nguồn gốc thiên nhiên vì tai biến, vốn làm đảo lộn mọi điều, thực ra có nguồn gốc thiên nhiên «Nhằm đề ra một chính sách giảm nhẹ rủi ro thảm họa» là cách gọi của Liên hiệp quốc và của Cơ quan chiến lược Quốc tế về giảm nhẹ thiên tai - International Strategy for Disaster Reduction (ISDR, www. unisdr.org). Sự dễ bị tổn thương kết hợp các yếu tố vật lý thực thể và các yếu tố mang tính xã hội, làm tăng khả năng phải chịu tác động của tai biến tự nhiên của một cộng đồng nào đó. Cá nhân tôi thấy các yếu tố vật lý thực thể rõ ràng rất quan trọng lý do là bởi tôi được đào tạo nghề kỹ sư nhưng tôi cũng xin được nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa các yếu tố vật lý thực thể và các yếu tố mang tính xã hội: rất khó để tách rời hai yếu tố này trong phân tích và xây dựng chính sách. Ảnh 9 Xác định các thách thức phải đối mặt để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của địa phương (tháng 12 năm 2003, sông Loire tràn bờ làm ngập trại lính cứu hỏa vùng Decize) Nguồn: seme.cer.free.fr, bản quyền ảnh François Olivier. [ 60 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD

Các «thách thức» chính là về con người hoặc tài sản, các trang thiết bị, có thể phải hứng chịu những tai biến tự nhiên. Vì vậy phải xác định các đối tượng có nguy cơ hứng chịu thảm họa tại địa phương mình (nhà ở, hoạt động, trang thiết bị, công trình công ích), lập danh sách các phương tiện có thể huy động để phòng chống rủi ro thiên nhiên và đánh giá mức độ nghiêm trọng của những thiệt hại có thể xảy ra cho các đối tượng có nguy cơ đó. Ở bức ảnh trang bên, chúng ta thấy một trại lính cứu hỏa bị ngập sau trận lũ trên sông Loire vào năm 2003. Lính cứu hóa bị rơi vào tình cảnh rất khó khăn mà không có khả năng ứng phó. Người ta cũng xác định các trại lính cứu hỏa không được gia cố chống động đất. Ảnh 10-11 Động đất và sóng thần ở Nhật Bản (tháng 3 năm 2011): chuẩn bị, phòng ngừa và khả năng ứng phó? (1) Trụ cầu : thiết kế gia cố chống động đất; (2) Tượng phật Amitabha tại tỉnh Kamakura. Nguồn: (1) Google images và ICI Japon.com; (2) Google Images và nezumi.dumousseau.free.fr Ta lấy ví dụ thảm họa động đất sóng thần xảy ra ở Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011. Thực ra các biện pháp phòng tránh động đất đã được dự phòng rất tốt. Hệ thống tàu điện ngầm Tokyo dường như không rối loạn hơn so với hệ thống tàu điện ngầm Paris trong điều kiện hoạt động bình thường. Tất cả đã được dự tính từ trước. Hệ thống đệm gia cố đã hoạt động rất tốt và giảm thiểu sự rung lắc của nền đất. Trung tâm điều hành ứng phó khủng hoảng Tokyo cũng phản ứng rất nhanh, ngoài ra còn có một trung tâm dự phòng đặt ở khu vực miền núi, xa thành phố, phòng trường hợp trung tâm số một bị phá hủy. Tuy nhiên, nguy cơ sóng thần đã bị bỏ quên trong khi thực tế đã có các dấu hiệu cảnh báo và những ký ức về nguy cơ này: ngôi đền trước đây có bức tượng Phật lớn này ở Kamakura có lẽ đã bị phá hủy bởi một trận bão lớn hoặc một cơn sóng thần vào cuối thế kỷ XV. Biển chỉ cách đó khoảng một cây số đường chim bay! Nhìn chung nếu mọi người thấy Nhật Bản có khả năng ứng phó rất tốt ở khía cạnh đời sống thường ngày và kinh tế trong thảm họa Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD [ 61 ]

sóng thần vừa xảy ra thì ngược lại công ty điện lực Tokyo TEPCO - Tokyo Electric Power Company, công ty trực tiếp vận hành khai thác nhà máy điện hạt nhân này lại tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các khó khăn nảy sinh trong thảm họa này, vì lý do đã không hề được chuẩn bị trước và nghĩ rằng chúng sẽ không bao giờ xảy ra. Trong vụ động đất ở Haïti, bối cảnh xã hội, kinh tế và chính trị hoàn toàn khác so với Nhật Bản vì chính phủ nước này gần như bất lực hoàn toàn trước một thảm họa như vậy. Từ 15 năm nay, Tổ chức phi chính phủ GRET của Pháp (một tổ chức nghề nghiệp đoàn kết và hợp tác quốc tế) mà trước đây tôi tham gia với tư cách là chủ tịch và Jean-Philippe Fontenelle là giám đốc dự án, đã hỗ trợ xây dựng hệ thống máy nước công cộng cung cấp nước sạch tại các khu phố bình dân của thủ đô Port-au-Prince nước sạch phải trả tiền nhưng với mức phí chấp nhận được, hệ thống này do các ban quản lý khu phố phụ trách, thành viên do dân bầu ra, có 47 khu phố được hưởng lợi từ dự án với tổng cộng hơn 800 000 người dân. Sau trận động đất, cuối tháng 01 năm 2010, GRET đã đưa ra một kế hoạch gồm ba giai đoạn: - giai đoạn 1. Hỗ trợ tiếp cận với trợ cấp khẩn cấp tại các khu phố nghèo của thủ đô Portau-Prince; - giai đoạn 2. Phục hồi sau khủng hoảng trong các khu phố bình dân; - giai đoạn 3. Hỗ trợ tái thiết và phát triển bền vững. Các biện pháp khẩn cấp triển khai ngay sau động đất đã gây nhiều căng thẳng giữa các cơ quan tổ chức phát triển tại địa phương và các lực lượng cứu trợ khẩn cấp. Trong thời điểm khủng hoảng, lực lượng cứu trợ khẩn cấp hoạt động theo logic cung cấp. Họ đến để phân phát những gì họ cho là nhu yếu phẩm: nước sạch, thức ăn, lều bạt, phương tiện cần thiết. Các hoạt động thực tế không phải luôn tôn trọng cộng đồng địa phương: logic cung cấp không phải lúc nào cũng khéo léo để hiểu được cách thức tổ chức tại địa phương cũng như nhu cầu thực sự của những người chịu ảnh hưởng do thảm họa gây ra. Chẳng hạn như các tổ chức cứu trợ khẩn cấp muốn thành lập các ban mới phụ trách từng vấn đề riêng (ban phụ trách «nước», ban «chỗ ở», v.v.) : đã phải mất thời gian để thuyết phục họ nên giao những công việc này cho các tổ chức địa phương. Sang giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, cũng lại xuất hiện nhiều căng thẳng mới, khi diễn ra hàng loạt các hoạt động nhân đạo được triển khai ồ ạt nhưng thiếu phối hợp của Ủy ban do Liên hiệp quốc thành lập với Bill Clinton nắm vai trò chủ tịch. Đặc biệt, người ta thấy có sự cạnh tranh giữa các lực lượng cứu trợ khẩn cấp trong việc tuyển kỹ thuật viên giỏi, lực lượng nhân sự trình độ chuyên môn cao v.v., chính sự cạnh tranh này đã đẩy mức lương và chi phí tăng cao, làm suy yếu hoạt động của các tổ chức đã tồn tại từ trước tại địa phương. Trong vấn đề quản lý thảm họa, trường hợp của Haïti cho thấy việc chuyển từ giai đoạn khẩn cấp sang giai đoạn sau khủng hoảng và phục hồi phát triển là vô cùng khó khăn. Cần phải nhấn mạnh là trong cơ cấu của mình, xã hội dân sự đã xây dựng khả năng ứng phó được bao nhiêu. Vụ động đất ở Haïti và sóng thần ở Nhật Bản chất vấn chúng ta về khả năng ứng phó của các xã hội trước các vấn đề xảy ra, hoặc ngược lại, trong trường hợp của Nhật Bản, là bị thất bại do chối bỏ việc có thể xảy ra tai biến tự nhiên. [ 62 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD

1.2.2. Câu trả lời của các chủ thể Sơ đồ 1 Khung phân tích để giảm nhẹ nguy cơ thảm họa Chu n b -T ch c -Lên k ho ch ph ng ti n -Lên k ho ch ho t ng -T p hu n -B o hi m Phòng ng a -Quy ho ch -K thu t xây d ng -B o v môi tr ng Giảm mức độ dễ bị tổn thương - Ti n c nh báo - Thông tin Biện pháp phòng ngừa Đánh giá từng trận thiên tai Thảm họa ánh giá m i nguy và r i ro Phục hồi Tái thi t -Ph c h i v nh vi n -Xây d ng l i các tòa nhà - Gia c -Cung c p tài chính Yves LE BARS, AFPCN, IHEST, CFSI Cam k t -C nh báo -C u h -Phòng ch ng -H ng d n x trí Kiểm soát Ph c h i -Ph c h i t m th i -Cung c p c u tr -D n rác và nát -Giao thông i l i -Cung c p tài chính -Áp d ng các tr ng h p ngo i l Đánh giá tình hình chung Giảm quy mô Nguồn: Mô hình quản lý rủi ro, bảo vệ an toàn cho người dân ở Thụy Sĩ, Văn phòng liên bang bảo vệ an toàn cho người dân (OFPP) 2001. Khung phân tích này khá thú vị để hiểu được phản ứng của các chủ thể có thể dẫn tới điều gì. Chúng ta xuất phát từ động cơ của việc giảm nhẹ rủi ro thảm họa, mà đó chính là bản thân thảm họa. Trước hết, chúng ta xác định giai đoạn phòng tránh và chuẩn bị. Chúng ta biết là trong ba ngày đầu tiên của khủng hoảng, chỉ những người gần nhất mới có thể hỗ trợ được ngay: việc triển khai các phương tiện lớn hỗ trợ dân thường nhìn chung phải mất nhiều thời gian hơn. (Xem Ảnh 12-14) Đương nhiên là mỗi xã hội có những giải pháp riêng. Ở trang tiếp theo, hình ảnh đầu tiên là giải pháp của một xã hội tự do, mỗi cá nhân tự lo cho bản thân mình. Một cá nhân chịu ảnh hưởng của lũ lụt thì anh ta sẽ tự dựng kè bao quanh nhà mình bằng các bao cát. Đây là một kiểu giải pháp điển hình, mang tính cá nhân để đối phó với khủng hoảng. Bức ảnh số 2 này, chụp tại Hà Lan, là hình ảnh một cống cửa sông khổng lồ được xây dựng để ngăn nước tràn gây ngập cảng Rotterdam. Hình ảnh cuối cùng là công tác phòng tránh thảm họa: một người dân bang Louisiana ở Mỹ đã quyết định xây nhà trên cọc cao. Đây là giải pháp mang tính cá nhân. Hàng xóm xung quanh không phòng tránh theo cách của người này. Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD [ 63 ]

Ảnh 12-14 Từ cá nhân tới tập thể, tất cả các loại giải pháp 1 H n ch ph m vi tác ng 2- Rotterdam, cổng nổi chống bão 3- New Orleans Tái thi t gi m m c d b t n th ng Nguồn: (1) Hình chụp từ báo Le Monde; (2) Rotterdam Info; (3) chuyên gia địa lý Isabelle MARET. Ảnh 15 Các giải pháp. Quản lý lụt lội trong tương lai (ngập lụt tại Bangkok) Nguồn: Google Images, Thaiflood info. [ 64 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD

Trận lụt kinh hoàng nhấn chìm thủ đô Bangkok đã gây nhiều lo ngại vì thành phố đang bị lún xuống, tương tự như trường hợp của Hà Lan. Bộ trưởng giao thông Thái Lan đã quyết định cho xây các tuyến đê mới, sửa chữa tất cả các con đường bị hư hại. Một hệ thống đường giao thông được quy hoạch lại sẽ cho phép hình thành một kênh thoát lũ (Xem Ảnh 15). Ảnh 16 Phương án phòng ngừa nguy cơ lũ lụt của một thị trấn (Pháp) Nguồn: Hebdo-Ardèche, 11.10.2010. Một kiểu giải pháp khác là kế hoạch lập ra ở cấp địa phương. Ở đây chúng ta có phương án phòng tránh lũ lụt của một thị trấn ở Pháp: các khu vực không thể xây dựng, các khu vực được phép xây dựng nhưng phải theo quy hoạch, v.v... Tại Pháp, nhiều công trình được xây dựng ở khu vực trũng, dễ ngập lụt; điều này cho thấy nguy cơ lũ lụt chưa được quan tâm đúng mức. 1.2.3. Xác định rủi ro Việc huy động cần thiết và tính đến tất cả mọi chủ thể đòi hỏi một phương thức ra quyết định phù hợp. Cần phải xem xét cách nhận thức về rủi ro, cũng như lòng tin của người dân để xây dựng chính sách công trong bối cảnh một xã hội đang mất lòng tin như thế này. Đâu là các cấp độ rủi ro mà người dân Pháp nhận thức được trong năm 2011, theo điều tra của Viện bảo vệ bức xạ và an toàn hạt nhân Pháp (IRSN)? Người ta xác định những cấp độ rủi ro theo mức độ giảm dần như : thất nghiệp (40 %), hậu quả của khủng hoảng tài chính (29 %), môi trường xuống cấp (16 %). Với câu hỏi «Trong số những vấn đề về môi trường thì đâu là vấn đề đáng lo ngại nhất?, câu trả lời bao gồm: ô nhiễm nguồn nước (37 %), ô nhiễm không khí (32 %), hiệu ứng nhà kính (25 %), phá rừng (18 %), thiệt hại do thiên tai gây ra (16 %), Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD [ 65 ]

cảnh quan xuống cấp (10 %), ô nhiễm âm thanh (4 %). Với câu hỏi «Bạn có nghĩ người ta nói với bạn sự thật về một nguy cơ?», nhìn chung những người được hỏi đều trả lời là không. Nếu như về tai nạn giao thông chẳng hạn, người dân nghĩ là họ được nghe sự thật thì về thảm họa lũ lụt, chỉ có 25% trả lời là có, 17 % với trường hợp các nhà máy điện hạt nhân và ô nhiễm các dòng sông, 12% với trường hợp chất thải có phóng xạ. Người dân nghi ngờ những điều người ta nói với họ. Với câu hỏi «Trong trường hợp rủi ro hạt nhân, ai được coi là người có đủ năng lực?, hơn 80% số người được hỏi trả lời họ tin tưởng vào Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS), giới khoa học xem ra có năng lực; tương tự với năng lượng nguyên tử, câu trả lời dành cho Ủy ban quốc gia về năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế (CEA) hoặc các bác sĩ. Người ta nhận thấy có khác biệt lớn trong mức độ đánh giá dành cho chính phủ (30%), báo chí, nghiệp đoàn hoặc tệ hơn nữa là các chính khách. Nhưng «ai nói đúng sự thật?» Một người có thể được đánh giá là có năng lực nhưng chưa chắc đã nói sự thật. Ở Pháp, những người được đánh giá là đáng tin nhất là các hiệp hội người tiêu dùng (55% trong khi tỷ lệ người được hỏi đánh giá các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng có năng lực là 40%). Biểu đồ 2 Vấn đề lòng tin vào các tổ chức: Tỷ lệ các câu trả lời thuận «Trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng nguyên tử, bạn có nghĩ là các công ty và tổ chức cơ quan sau đây có đủ năng lực kỹ thuật?» và «Các nguồn thông tin dưới đây có cung cấp cho bạn sự thật về năng lượng nguyên tử ở Pháp?» Uy tín, tin c y Hi p h i ng i tiêu dùng Hi p h i sinh thái Bác s Vi n Khoa h c Nhà báo Công oàn Ng i trúng c a ph ng Chính ph Chính khách T ch c qu c t N ng l c Nguồn: Điều tra 2012 Viện an toàn hạt nhân IRSN về mức độ cảm nhận rủi ro của người dân www.irsn.fr [ 66 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD

Càng xa khoa học thì người ta càng ít thừa nhận năng lực của những người can dự; người can dự càng gần hoặc dễ tiếp cận hơn thì thông tin được cho là đáng tin cậy hơn. Tôi tha thiết đề nghị phải đưa khoa học, nghiên cứu và các nhà nghiên cứu tham gia vào công tác xây dựng chính sách công. Nếu chúng ta không thể quyết định như trước đây được nữa, chúng ta có thể xác định ba giai đoạn của đời sống chính trị, mà bản thân tôi cũng đã được trải nghiệm trong sự nghiệp của mình: Giai đoạn 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu tái thiết nhanh chóng và tình trạng thiếu hụt cán bộ đã dẫn tới việc ra đời một cơ cấu tổ chức hoạt động công tại Pháp : các cơ quan nhà nước tập hợp đội ngũ cán bộ xuất sắc nhất. Mục tiêu rất đơn giản : đuổi kịp nước Mỹ. Chuyên gia chính là «người ra quyết định». Không cần thiết phải công bố một chính sách công. Với mỗi vấn đề đều có một giải pháp một quyết định đúng mà chuyên gia đề xuất. Giai đoạn 2. Người ta thừa nhận khả năng có các giải pháp thay thế: người ta đấu tranh chống việc lạm quyền của chuyên gia bằng cách sử dụng năng lực đối trọng của các chuyên gia khác (chuyên gia đối trọng và «người chuyên ra quyết định»). Đây là thời kỳ việc phân chia chức năng được công nhận. Giai đoạn 3. Chuyên gia và những người chịu trách nhiệm bắt đầu đưa «những người khác» vào hệ thống ra quyết định. Đây là một trò chơi ba bên: chuyên gia, đối tác và những người chịu trách nhiệm; các chủ thể đều độc lập, không còn phụ thuộc vào nhà nước nữa. Mục tiêu đề ra không còn là «bắt kịp nước Mỹ» hay bắt chước một người «anh lớn» khác, những nguy cơ mới xuất hiện (toàn cầu hóa, nghèo đói và bất bình đẳng, khí hậu, y tế và môi trường, v.v.). Ba nhóm chủ thể của quá trình ra quyết định này đều có quyền chính danh và tách bạch với nhau. Hiện chúng ta đang trong «Giai đoạn 3 của việc ra quyết định». Tôi nghĩ rằng điểm phân hóa đã xuất hiện khi các bệnh nhân HIV/AIDS đã khiến chúng ta hiểu rằng họ là vấn đề nhưng giải pháp phải đi từ chính họ, và các nhà nghiên cứu phải làm việc với họ thì mới tìm ra được những giải pháp phù hợp cho cuộc sống của những con người này. Chính từ đó mà liệu pháp ba loại thuốc (trithérapie) đã ra đời. Nhân đây, tôi xin giới thiệu với các bạn cuốn sách của Lucien Sfez có tựa đề Quyết định người ra quyết định trở thành «con dê tế thần» mà xã hội cần tới để đổ lỗi trong những trường hợp có các thách thức khó khăn. Việc ra quyết định ngày nay, với sự tham gia của tất cả các chủ thể, cho phép phân xử những vấn đề mà một mình người kỹ sư có lẽ không thể hòa giải được: giữa việc lập kế hoạch và phân vùng một cách chặt chẽ, cứng nhắc, việc lựa chọn các thông lệ và cách ứng xử phù hợp, công nghệ và tổ chức và quyết định được là chúng ta có thể phòng ngừa được các rủi ro đến mức độ nào. Thảm họa tạo ra một tình huống khủng hoảng. Những giá trị tham chiếu thông thường bị đảo lộn; «Ai không kiên gan chuẩn bị để đối mặt với khủng hoảng, người đó sẽ sớm bị giao nộp cho đế chế của mình» (Lagadec, 1991). Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD [ 67 ]

Tài liệu tham khảo chọn lọc Websites Yokohama Strategy and Plan of Action for a Safer World: guidelines for natural disaster prevention, preparedness and mitigation http://www.preventionweb.net/ files/8241_doc6841contenido1.pdf Strengthening hydro-meteorlogical services in Southeast Asia http://www.unisdr.org/files/33988_ countryassessmentreportvietnam[1].pdf Asia Pacific synthesis report: consultations on the post-2015 framework for disaster risk reduction (HFA2) http://www.unisdr.org/files/33369_ synthesisreportunisdrasiapacificcon.pdf ALGAN, Y et P. CAHUC (2007), «Comment le modèle social français s autodétruit», Collection du CEPREMAP, Éds Rue d Ulm/ Presses de l École normale supérieure, Paris. Institut de radioprotection et de sûreté nucléaire (IRSN) «Baromètre annuel sur la perception des risques» (http://www.irsn. fr/fr/irsn/publications/barometre/) LAGADEC, P. (1991), «La gestion des crises. Outils de réflexion à l usage des décideurs». Mc Graw-Hill, Paris. Rosanvallon, P. (2006), «La contre-démocratie, La politique à l âge de la défiance», Seuil, Paris. Sfez, L. (2004), «La Décision», Que sais-je?, 2181, Puf, Paris. Thảo luận Alexis Drogoul, IRD Với hai giai đoạn đầu, tôi thấy có các khung tham chiếu về khái niệm và chính trị rõ ràng, nhưng giai đoạn ra quyết định thứ ba tôi thấy còn mù mờ. Đưa những người khác tham gia vào tiến trình ra quyết định, theo một cách chung hơn trong chính trị, là một hành động dân chủ, nhưng vì sự dân chủ nào? Việc kết hợp này không có khuynh hướng cải biến xã hội mà làm thay đổi phản ứng của xã hội trước các sự kiện xảy ra. Vậy cơ sở chính trị nào có thể khiến các chuyên gia, những người ra quyết sách và tất cả những người khác ngồi lại cùng bàn với nhau? Liệu có tồn tại những cơ sở tham chiếu đó không? Tôi không tìm lại được dấu vết nghiên cứu của Bruno Latour về dân chủ định hướng-sự vật, về nền chính trị xứng đáng, không biết có thể lấy đó làm khung tham chiếu phù hợp được không? Yves Le Bars Ta phải thừa nhận mỗi tình huống là khác nhau, mỗi cách nhìn về tương lai là khác nhau, chuyện kể về năm 2050 phải được viết ra. Không phải tất cả các xã hội đều đã thừa nhận sự cần thiết phải xây dựng lại từ đầu một điều gì đó. Trên phương diện chính trị, phải viết ra được một tầm nhìn về tương lai, một tầm nhìn chung và huy động được mọi người tham gia. Tôi tha thiết đề nghị phải có sự tham gia của bên kỹ sư thiết kế trong tiến trình xây dựng chính sách công. Trong đàm phán quốc tế, điều khó nhất là đàm phán về hình dạng của cái bàn. Bản thân tiến trình đàm phán thực ra cũng cực kỳ quan trọng và phải được xây dựng kỹ lưỡng. Quản lý rác thải chứa phóng xạ ở Pháp là một trong những quy trình được xây dựng chặt chẽ nhất và phải được Nghị viện thông qua. Mới đây, ở Pháp, một tiến trình ra quyết định đã được thông qua liên quan đến sản phẩm biến đổi gen. Tôi nằm trong số những người nghĩ rằng phải dành thời gian để xác định bản chất của quy trình, xác định nhóm nguồn kiến thức, mối liên kết giữa các chuyên gia và [ 68 ] Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD

người dân, và còn phải kết nối họ với các chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan chính quyền. Công việc xem ra có vẻ rối nhưng tôi nghĩ rằng việc tuân thủ yếu tố thời gian là cần thiết để vận hành hiệu quả. Ở vùng thung lũng sông Rhône, tôi nhận thấy có một sự thay đổi rất thú vị trong công tác quản lý rủi ro, theo đó, chủ tịch vùng và chủ tịch hội đồng vùng phối hợp tổ chức một quy trình với các nhóm chuyên gia, chính quyền địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp của vùng. Từ việc phối hợp như vậy, họ đã nhận ra được một thực tế là mối đe dọa không phải là lũ trên sông Rhône vốn là lũ chậm mà là lũ tại các thung lũng nhỏ trong vùng, với mức độ nguy cơ cho đến thời điểm trước đó còn bị đánh giá rất thấp so với thực tế. Nguyễn Thị Hoàng Anh, Trung tâm vệ tinh quốc gia Đánh giá khả năng thích nghi với rủi ro của người dân như thế nào? Yves Le Bars Phải học hỏi kinh nghiệm của toàn thế giới. Hiểu được khủng hoảng của những người khác là một yếu tố cốt yếu. Tham gia vào công việc nghiên cứu và xây dựng thành kinh nghiệm ở cấp độ khu vực và thế giới sẽ giúp mang đến những câu trả lời mới cho những trường hợp thảm họa trường hợp xây nhà chống bão lốc là một ví dụ. Ngoài ra còn có tinh thần sáng tạo của chính người dân. Ở vùng thung lũng sông Rhône, làm việc tập thể, phối hợp với nhau đã giúp xác định các mục tiêu ưu tiên mới. Nguyễn Tú, Học viện Khoa học xã hội Yves Le Bars Tôi không phải là chuyên gia về tin đồn, nhưng tôi cũng đã từng phụ trách nghiên cứu về vấn đề gây nhiều tranh cãi là việc quản lý chất thải phóng xạ, tôi tham gia dự án này với tư cách là Chủ tịch Cơ quan quản lý chất thải phóng xạ Pháp. Tôi đã làm việc trên quy mô quốc tế về vấn đề xây dựng lòng tin. Đây là một thách thức lớn cho xã hội chúng ta ngày nay, vì tin đồn thường xuất phát từ sự mất lòng tin. Có thể tăng mức tín nhiệm của một cơ cấu kỹ thuật. Sau sáu năm nhiệm chức, tôi được cả hai phía là Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) và ngành công nghiệp hạt nhân coi là một chuyên gia độc lập về quản lý chất thải phóng xạ. Đặc biệt một nhà khoa học phải ở trong phạm vi giới hạn vai trò của mình, họ cũng có điều phi lý của họ và cần phải dè chừng với điều phi lý ấy, cũng như cảnh giác trước những định kiến nằm ngoài phạm vi khoa học. Nâng cao uy tín cho các cơ quan nhà nước là một phương tiện tuyệt vời để chống lại tin đồn. Trong lĩnh vực y tế, uy tín của các cơ quan phải giám sát chất lượng thực phẩm là yếu tố then chốt. Ở Pháp, chủ tịch cơ quan an toàn thực phẩm đã công bố một báo cáo có tiêu đề Cừu có làm bệnh bò điên lây sang người hay không? chỉ vài ngày trước khi diễn ra hội chợ triển lãm nông nghiệp. Đối với chính phủ, việc công bố một báo cáo như vậy là không thể chấp nhận được, vì sẽ gây ảnh hưởng tới những người chăn nuôi. Chủ tịch cơ quan an toàn thực phẩm đã giải thích là không thể che giấu báo cáo được. Phản ứng này đã giúp tăng đáng kể uy tín của cơ quan. Tăng uy tín cho phát ngôn của các cơ quan nhà nước như vậy là phương tiện hiệu quả nhất để dập tắt tin đồn. Tin đồn có vị trí như thế nào trong việc dự phòng rủi ro? Tháng 07 năm 2014 / Khóa học Tam Đảo 2013 / AFD [ 69 ]