PDF-XChange 4.0 Examples

Tài liệu tương tự
1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

No tile

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

doc-unicode

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Đường Về Tà Lơn 128 Bần Sĩ Vô Danh Đời Thượng Nguơn Sau cuộc đại biến thiên Tận Thế Hội Long Hoa, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, Trời Phật biế

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

HỒI I:

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

daithuavoluongnghiakinh

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

36

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Công Chúa Hoa Hồng

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - PHO MON.doc

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Document

Kinh Hồng Danh Lễ Sám (tập 2) Tác giả : Thích Huyền Vi Phật Lịch 2539 ĐỨC PHẬT NÓI

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Code: Kinh Văn số 1650

Gian

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Tác giả: Dromtoenpa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Cứu Nguy Tận Thế TA Đây dày dạn công lao, Kêu trong bá tánh niệm nào cho thông. Niệm đi tránh gió cuồng phong, Niệm rồi mới biết Chúa Ông chỗ nào. Niệ

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Niệm Phật Tông Yếu

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Thuyết minh về hoa mai

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

PHẬT LỊCH 2515 THỜI KHÓA TỤNG CHIỀU KỶ NIỆM MÙA KIẾT HẠ AN CƯ NĂM KỶ HỢI 1959 BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT Chư ác mạc tác (Chư Phật dạy rành:) Chúng thiện phụ

-

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

SỰ SỐNG THẬT

mộng ngọc 2

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phần 1

TRUYỀN THỌ QUY Y

~ 33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ~ 1) Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ những bệ

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

Nam Tuyền Ngữ Lục

NGHI THỨC TỤNG GIỚI BỔ TÁT HT Trí Tịnh Soạn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namth

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

~ 33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ~ 1)Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ n

Cúc cu

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc


No tile


VuLan 2011 ChuyệnVãng Sanh Cực Lạc Viễn Lưu

Great Disciples of the Buddha

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Bản ghi:

Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính TRẦN THANH LÝ

THÁI TỬ SĨ-ĐẠT-TA THÍ PHÁT, (XUÔNG TÓC) Năm 29 tuổi, sau khi có con đầu lòng, tên La-hầu-La, Thái-tử Sĩ-đạt-Ta quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ, và cuộc sống vương giả để lên đường tìm chơn-lý, tìm nguồn gốc của những đau khổ ở trần-gian. Thái-tử từ biệt kinh thành trong lúc đêm khuya trên lưng con tuấn mã Kiền-Trắc (Kantaka) cùng người hầu cận thân-tín Xa-Nặc (Tchanna). Đi đến gần sáng, Ngài mới dừng lại, cởi áo cẩm bào, trao cho người hầu cận đem về, Ngài mặc một bộ đồ tu sĩ giản dị, bình thường, cạo râu và tự cắt tóc, rồi tiếp tục lên đường... AI LAO Ngày phát hành : 5-11-1957 Màu vàng, nâu và đen Giá tiền 24 kip Thuộc loại tem Sùng Kính Phật-Tổ In cảnh Thái-Tử đang xuống tóc, còn người hầu cận Xa-Nặc thì hứng tóc vào một cái khay, đằng sau là con tuấn mã Kiền Trắc. THÁI LAN Ngày phát hành : 15-6-1978 Nhiều màu Giá tiền 3 baht Cảnh Thái-Tử Sĩ-Đạt-Ta đang tự cắt tóc. Đây là một tranh nổi tiếng, vẽ trên tường ở Buddhaisawan Chapel, trong Bảo Tàng Viện Quốc Gia, tại Bangkok. Ngày phát hành : 16-5-1978 Màu xám và đen. Giá tiền 50 c Nhân dịp lễ Phật-Đản Vesak 1978 Cảnh thí phát của Thái-Tử Sĩ-Đạt-Ta. Đây là những hình được khắc trên các tường đá ở đền Borobodur, một trong những đền chùa phật giáo rộng lớn nhất thế giới, trên đảo Java, Nam Dương. 26 Thái Tử Sĩ Đạt Ta thí phát

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA Phẩm thứ 18- Phẩm Bồ Tát Phổ Hiền. Phẩm 28 là phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát. Ngài có nói rằng: Nếu người tu hành trong khi đi đứng nằm ngồi mà trì tụng Kinh Pháp Hoa, tôi sẽ hiện thân cỡi voi sáu ngà với chư Bồ Tát đến ủng hộ và an ủi đặng cho tinh tấn trong sự tu hành. Ngài là một vị đại bồ tát của Phật giáo đại thừa, tu thành đạo đã biết bao đời rồi, người ta tặng danh Ngài là Đại Hạnh vì lòng bi nguyện đối với chúng sinh. Tùy phương tiện, Ngài hiện thân nầy, thân khác mà giáo hóa chúng sinh. Hễ đức Phật nào ra đời Ngài Phổ Hiền cũng hiện thân làm đệ tử đặng ủng hộ và tuyên dương Phật pháp. Trong chùa thưòng thờ Phổ Hiền bên phải Phật Thích Ca, cỡi voi trắng sáu ngà, còn tượng Bồ Tát Văn Thù cỡi sư tử xanh ở bên trái của Phật. Hoa Nghiêm Kinh gọi tượng thờ ba vị ấy là Hoa Nghiêm Tam Thánh. GRENADA CARRIACOU & PETITE MARTINIQUE Tờ tem phát hành năm 2001, nhân dip Đại Hội triển lãm bưu hoa thế giới Phila Nippon 01 tại Nhật Bản, in hình các tranh nổi tiếng của Nhật. Bốn tem in hình tượng Bồ Tát Phổ Hiền trên lưng voi sáu ngà. (phẩm 28 của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa). 36 Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính

BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (Nơi Đức Phật thành chánh quả) BODH GAYA Bồ Đề đạo tràng (Bodh Gaya) nằm gần trung tâm của tỉnh Bihar, ở miền đông bắc Ấn Độ. Nơi đây, dưới cội bồ đề, Đức Phật Thích Ca đã thành chánh quả sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định. Trong tích phật, Thái Tử Sỉ Đạt Ta lúc đến ngồi dưới gốc bồ đề có tự nguyện sẽ không rời chỗ nầy nếu chưa tìm ra chơn lý. Hiện nay, người ta vẫn còn thấy các di tích của đền tháp Mahabodhi được xây vào khoảng thế kỷ thứ ba sau tây lịch và cây bồ đề cháu chắt nhiều đời của cây nguyên thủy nơi Đức Phật Thích Ca ngồi thiền định. Bồ Đề Đạo Tràng đựơc liệt vào Di Sản Văn Hóa Thế Giới (UNESCO 2002). THÁI LAN Bên trái Ngày phát hành : 9-5-1971 Màu đen và xanh lá cây Giá tiền 1 baht Hình đại tháp Mahabodhi tại Bodh Gaya, và cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo Bên phải Ngày phát hành : 19-5-2008 Nhiều màu Giá tiền 3 baht Hình đại tháp Mahabodi, và cảnh Đức Phật đang ngồi thiền định dưới cội bồ đề. Với lối kiến trúc tuyệt vời dưới dạng một hình tháp cao 52 m, mỗi cạnh trên nền đất là 15 m, ở mỗi góc có một tháp nhỏ cao 15 m. Mặt chính của đền xây về hướng Đông được chạm trổ tinh vi. Trong đền có một tượng điêu khắc vĩ đại, mô tả cảnh Phật đang ngồi với thủ ấn xúc địa, lấy đất làm minh chứng (Bhumiparsha mudrâ). Tượng nầy đã có gần 1700 năm, mặt nhìn về hướng Đông, lưng xây về cây bồ đề. Đằng sau đền về phía tây là cây bồ đề cao khoảng 25 m, cây nầy cũng được coi là xuất nguồn từ cây bồ đề nguyên thủy. Hiện nay, chỗ đức Phật ngồi thiền, khoảng giữa cây bồ đề và tháp Mahabodhi, có một bục đá được dựng lên, bề dài 2,3 m, bề ngang 1,5 m, và cao 9 cm. Chung quanh có nhiều chỗ ghi lại các phật tích khác như: dấu chân của Phật, chỗ Ngài kinh hành hoặc là nơi mà Ngài đứng nhìn cây bồ đề. Nơi đây hiện nay có nhiều chùa của nhiều quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Hoa,Việt Nam.. ẤN ĐỘ và TRUNG QUỐC Bên trái (ẤN ĐỘ) Ngày phát hành : 3-4-1951 Màu hường lợt Giá tiền 2.5 As Bên phải (TRUNG QUỐC) Ngày phát hành : 19-5-2008 Màu nâu và hường lợt Giá tiền 1.2 yuan Hai tem in hình đại tháp Mahabodhi tại Bodh-Gaya. Ấn Độ 42 Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính

ĐỨC PHẬT DI-LẶC MAITREYA Ngài là một vị Phật tương lai sẽ ra đời để cứu nhân độ thế và là một trong năm vị Phật trên cõi thế nầy, theo thứ tự: Phật Câu-Lưu-Tôn (Krakuchanda), Phật Câu-Na-Hàm (Kanakamuni), Phật Ca-Diếp (Kâshyapa), Phật Thích Ca (Cakyamuni), Phật Di-Lặc (Maitreya). Đức Di Lặc hiện đang tu hạnh Bồ Tát trên cõi trời Đâu Xuất (Tushita). Tuy chưa thành Phật, nhưng trong kinh điển người ta vẫn thường gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật. Hình tượng của Đức Di Lặc thường thấy với hai chân đứng trên mặt đất để chứng tỏ là Ngài lúc nào cũng đã sẵn sàng, đến lúc phải đi, Ngài sẽ rời cung trời Đâu Xuất xuống trần để cứu độ chúng sinh. Ở Đại Hàn và Nhật Bản, Ngài đuợc sùng kính ngay từ thế kỷ thứ sáu, tên tiếng Nhật của Đức Di Lặc Bồ Tát là Miroku Bosatsu. NHẬT BẢN Ngày phát hành : 25-1-1976 Màu xanh lá cây Giá tiền 50 yen Hình tượng Phật Di Lặc trong thế ngồi suy tư. Tượng có từ thời đại Asuka (thế kỷ thứ bảy) bằng gỗ cao 1.33 m, hiện nay đặt trong chùa Chugu-ji, tỉnh Nara, Nhật Bản ĐẠI HÀN Ngày phát hành: 21-4-1990 Màu vàng và xám đậm Giá tiền 100 won Hình tượng Phật Di Lặc trong thế ngồi suy tư (Maitreyâsana). NHẬT BẢN Ngày phát hành : 1-11-1967 Màu xám đậm và vàng Giá tiền 15 yen Loại tem bảo vật quốc gia dưới thời đại Asuka. Hình tượng Phật Di Lặc, ở trong thế suy tư (maitreyâsana). Chân trái để thòng xuống đất (hay trên một hoa sen), chân phải đặt nằm ngang và bàn chân phải để trên bắp vế chân trái. Khuỷu tay phải để dựa lên đầu gối chân phải, bàn tay phải tựa nhẹ vào gò má, tay trái để gần gót bàn chân phải. Tượng nầy có từ thời Asuka (thế kỷ thứ bảy), hiện được an vị tại chùa Koryu-ji, thành phố Kyoto, Nhật Bản. 50 Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính

ĐỨC QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT AVALOKITESHVARA Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những vị đại bồ tát của Phật giáo đại thừa. Một vị bồ tát nghe tất cả tiếng kêu cầu cứu của chúng sinh, đầy lòng từ bi và cứu độ nên thường được gọi là Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát. Theo kinh thuyết, Ngài là Thái Tử Bất Huyền con của Vua Vô Tránh Nhiệm, theo vua cha đi nghe Phật Bảo Tạng thuyết pháp và cung thỉnh Phật cùng chư Tăng về cung cúng dường. Nhờ công đức, Ngài được Phật Bảo Tạng thọ ký, sau thành Bồ Tát tên là Quán Thế Âm và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương. Ngài cùng với Đức Bồ Tát Đại Thế Chí phụ tá Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc Phương Tây. Đức Quán Thế Âm được biểu hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau tùy theo số tay và số mặt của Bồ Tát, nhiều nhất là tượng có mười một mặt, một ngàn tay và một ngàn mắt. Với số lượng của tay và mắt, Bồ Tát đủ sức để nghe thấy sự đau khổ của chúng sinh và sẵn sàng cứu độ họ. Đức Quán Thế Âm cứu độ chúng sinh trong mọi cảnh hiểm nghèo nguy khốn như tai nạn trên biển cả, ma quỷ ám hại, đao kiếm hay nước lửa, v.v. Chúng ta thường thấy hình hay tượng Đức Quán Thế Âm ngồi hay đứng trên lưng rồng vượt trên biển cả để cứu độ những kẻ chìm tàu. Người đi biển thường cầu nguyện Bồ Tát phò hộ cho tai qua nạn khỏi trên biển cả. Cho đến đời nhà Đường bên Trung Quốc, Quán Thế Âm Bồ Tát còn được biểu hiện dưới hình tượng phái Nam, mãi đến thế kỷ thứ mười chúng ta mới thấy Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dưới hình dạng phái Nữ trong y phục màu trắng, đứng trên đài sen, tay phải cầm một nhành dương liễu, tay trái cầm một bình đựng nước Cam Lồ. Cành dương liễu tượng trưng cho đức nhẫn nhục, bình nước Cam Lồ tượng trưng cho tâm Từ Bi và hình tượng phái nữ là hiện thân người Mẹ hiền của nhơn loại, của chúng sinh, với tình thương chân thật bao la của người mẹ thương con. Phật tử Tây Tạng vẫn tôn sùng Bồ tát theo hình tượng phái Nam, và nhận rằng chính Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã chuyển hóa vào thân các vị Lạt Ma cho đến ngày nay. THÁI LAN Ngày phát hành : 10-19-2010 Nhiều màu Giá tiền 9 baht Hình tượng Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, đứng trên đài sen, với mười một mặt và 1000 tay dang ra thành một hình tròn, hai tay phía trước chắp lại trước ngực trong thủ ấn đảnh lễ (anjâli mudrâ). Chư Phật và Các Vị Bồ Tát 53

CỜ PHẬT GIÁO Đại Hội Phật Giáo Thế Giới nhóm họp vào tháng 6 năm 1950 tại Tích Lan đã chấp nhận nhiều đề nghị quan trọng, và một trong những biểu quyết chung ấy là chấp nhận lá cờ Phật Giáo thế giới. Lá cờ được chấp nhận gồm có 6 sọc ghi lại năm màu hào quang của Đức Phật, theo thứ tự từ trái qua phải : màu xanh đậm, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, màu cam, và một sọc chót là tổng hợp của năm màu kia. Lá cờ nầy đã xuất hiện trên đảo Tích Lan vào cuối thế kỷ trước do sáng kiến của Đại Tá H.S.Olcott, một công dân Hoa Kỳ đã sống lâu năm ở đây và cũng là người có công lớn trong phong trào giáo dục Phật Giáo ở Tích Lan. Lá cờ này không những tượng trưng cho hào quang của Đức Phật mà còn nói lên sự thống nhất của Phật Giáo thế giới. Ngày phát hành : 28-5-1972 Nhiều màu Giá tiền 05 c Nhân dịp kỷ niệm lần họp thứ mười của Tình Hữu Nghị Phật Tử Thế Giới tại Tích Lan. Tem in hình bản đồ thế giới và đàng sau là cờ Phật Giáo. Ngày phát hành : 10-4-1969 Nhiều màu Giá tiền 6 c Nhân dịp lễ Phật Đản Vesak 1969. Tem in hình cờ Phật Giáo được trình bày theo một hình tròn biểu hiện cho hào quang rực rỡ của Đức Phật. Ngày phát hành : 1-8-1969 Nhiều màu Giá tiền 35 c Nhân dịp lễ bách niên nền giáo dục quốc gia. Tem in hình quả địa cầu và ngọn đèn, với lá cờ Phật Giáo. Ngày phát hành : 10-6-1982 Nhiều màu Giá tiền 50 c Nhân dịp Hội Nghị Thế Giới Các Nhà Hướng Dẫn Phật Giáo tại Tích Lan. Tem in cờ Phật Giáo với quả địa cầu nằm trong Pháp Luân có tám tăm, tượng trưng cho Bát Chánh Đạo. 82 Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính

CÂY BỒ ĐỀ Cây bồ đề tên theo tiếng La tinh là Ficus Religiosa, thuộc loại cây to lớn rậm rạp, thấy nhiều ở Á châu, từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Lá có một hình dáng đặc biệt tròn rộng, đuôi lá nhỏ nhọn và kéo dài ra gần bằng phân nửa của lá. Hiện nay ở tỉnh Bodh-Gaya (Ấn Độ), nơi Đức Phật Thích Ca thành chánh quả, bên cạnh hội Mahâbodhi, người ta còn thấy một cây bồ đề cháu chắt nhiều đời của cây nguyên thủy, nơi Đức Phật đã ngồi tham thiền. Tương truyền là cây bồ đề nguyên thủy mọc lên vào ngày Thái tử Sĩ Đạt Ta đản sinh, rất nhiều cây tại Ấn độ, Tích lan, và các xứ Á châu khác được trồng từ hột giống, mầm non hay cành chiết từ cây nguyên thủy nầy. Một cành chiết từ cây nầy được công chúa Sanghamitta Thira, con gái của Vua Ashoka, gởi tặng vua Tích-Lan từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, đến ngày nay vẫn còn tại tỉnh Anuradhapura. Cây nguyên thủy đã bị chặt đốn nhiều lần : Vua Ashoka, lúc đầu chống đối Phật giáo, đã ra lịnh đốn, nhưng cây vẫn tiếp tục mọc lên. Sau đó vua Ashoka ăn năn, trở lại mộ đạo, tự tay săn sóc cây nầy. Hoàng hậu ghen tức, bí mật ra lịnh đốn, nhưng lạ thay cây vẫn tiếp tục mọc lên như cũ. Vua Ashoka thường hay đến thăm viếng cây nầy để sám hối những lỗi lầm ngày xưa. Các vị vua kế tiếp cũng xây tường và rào để bảo vệ, gìn giữ cây, nhưng vào thế kỷ thứ sáu, cây nầy lại bị vua Shashanka xứ Bengale ra lịnh đốn bỏ. Về sau vua Purvavarna của Magadha cho đổ sữa tươi của một trăm con bò lên và cây đã sống trở lại từ đó. Năm 1876, cây bị một trận bão tàn phá, nhưng may thay, rất nhiều mầm non và cây nhỏ mọc lên ngay sau đó. ẤN ĐỘ Hai tem bên trái phát hành ngày 24-5-1956 Nhân dịp Đại lễ 2500 năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn Giá tiền 2 as màu nâu và 14 as màu cam Hình cây bồ đề với cành lá xinh tươi nhân dịp Đại lễ 2500 năm Đức Phật nhập Niết Bàn. Tem bên phải phát hành ngày 6-6-1991 Nhân dịp Hội Chợ Triển Lãm Bưu Hoa Quốc Tế tại Ấn Độ Nhiều màu Giá tiền 6 r Hình cây bồ đề hiện nay tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo sau bốn mươi chin ngày đêm ngồi thiền định. 88 Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính

CHỔ NGỒI CỦA CHƯ PHẬT PHẬT ĐÀI Hình tượng của Đức Phật Thích Ca thường được thấy ngồi trên một đài sen, một bục đá, một con rắn nhiều đầu. ĐÀI SEN Nếu là đài sen thì tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, cao đẹp của bông sen, chúng ta thấy rất nhiều hình ảnh của đức Phật ngồi thuyết pháp trên đài sen. Nếu là một bục đá (biểu hiệu của đỉnh núi Tu di, Meru) tượng trưng cho sự cương quyết của ý chí. Bục đá có mặt tròn hoặc vuông, mặt ở trên và dưới rộng ra thân ở giữa thắt lại. Chúng ta còn thấy hình Phật ngồi trên mình con rắn thần nhiều đầu tên là Naga, các đầu chụm lại ở trên cao để che nắng, mưa và bảo vệ cho Phật lúc ngồi tham thiền hay giảng pháp. BỤC ĐÁ Mông-Cổ Ngày phát hành : 15-6-1988 Nhiều màu Giá tiền 40 m Hình một vị Bồ-Tát đang ngồi trên đài sen. RẮN THẦN NAGA Tích-Lan Ngày phát hành : 10-4-1969 Màu cam, nâu và xanh lá cây Giá tiền 4 cents Hình một bục đá,ở giữa nhỏ hơn hai mặt trên và dưới, đằng sau là hình lá bồ đề. Cộng hòa Yemen Ngày phát hành : 11-12-1980 Màu vàng và nâu Giá tiền 4 b Hình tượng Phật ngồi có rắn thần Naga che chở. Tượng nầy của Thái Lan, có từ thế kỷ thứ mười ba. Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính 91