1 Những bài kệ nói về cái Tâm Dịch giả : Dương Đình Hỷ Trong Thiền học, chúng ta thấy các Thiền sư khi khai ngộ rồi chia sẻ cái biết của mình về cái T

Tài liệu tương tự
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Nam Tuyền Ngữ Lục

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Cúc cu

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Niệm Phật Tông Yếu

1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Phần 1

No tile

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

I _Copy

No tile

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - Kinh A Di Da.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

1 BẤT TỊNH QUÁN TỤNG Pháp sư Tỉnh Am Người dịch: Giới Nghiêm Phật vì những chúng sanh tham dục mà nói bất tịnh quán, quán một thời gian lâu, tham dục

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Microsoft Word - NghiThucTungNiemLePhatDan.doc

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Kinh Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Danh Hán dịch: Trích từ bản ghi chép của đời Lương, tên người dịch đã bị thất lạc Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ư

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Document

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

TRUYỀN THỌ QUY Y

Code: Kinh Văn số 1650

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

daithuavoluongnghiakinh

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

HỒI I:

Phần 1

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - IV doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Ratna Shri Vietnam Group 1

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Bản ghi:

1 Những bài kệ nói về cái Tâm Dịch giả : Dương Đình Hỷ Trong Thiền học, chúng ta thấy các Thiền sư khi khai ngộ rồi chia sẻ cái biết của mình về cái Tâm. 1- Bài kệ của Trà Lăng Úc. Ngã hữu minh châu nhất khoả Cửu bị trần lao quan toả Kim triêu trần tận quang sinh Chiếu phá sơn hà vạn đoá. Hạt ngọc sáng tôi có Bụi phủ đã lâu rồi Nay bụi hết, chiếu toả Sáng chưng cả đấ trời. Hòn ngọc dụ cho chân tâm, bụi là những vọng tưởng che mờ chân tâm. Nay bụi hết là hết vọng, thì chân tâm sẽ lộ ra. Ta tưởng có 2 tâm : vọng tâm và chân tâm, nhưng thực ra chỉ có một tâm mà thôi. Khi hết vọng thì thấy chân. Cũng như nước đục, cặn lắng rồi thì ta có nước trong.

2 2- Bài kệ của Đàm Ngạc. Sư sắp mất gọi chúng đệ tử lại, nói : -Ba giới như không hoa, như mây nổi, như băng tan, chỉ có một tánh là tồn tại. hãy nghe bài kệ này : Ngô hữu nhất vật Vô đầu vô vĩ Yêu đắc phân minh Niết bàn hậu khán. Tôi có một vật Không đầu, không đuôi Nếu muốn biết rõ Niết Bàn rồi coi. Một vật chỉ chân tâm. Nó không có hình tướng vì không đầu, không đuôi. (Có hình tướng thì sẽ phải tuân theo tiến trình : thành, trụ, hoại, diệt).

3 Phong Can có làm bài kệ như sau : 3- Bài kệ của Phong Can. Bản lai vô nhất vật Diệc vô trần khả phất Vô đầu vô vĩ Bất dụng toạ ngột ngột. Xưa giờ không một vật Cũng không bụi để chùi Chuyện này nếu hiểu được Chẳng cần vất vả ngồi. Một vật chỉ chân tâm, nhưng chân tâm không có hình tướng thì bụi (vọng tưởng) bám vào đâu? Nếu hiểu được điều này thì chẳng cần gì ngồi thiền.

4 4- Bài kệ của Nguyệt Lâm sư quán. Thử thế bất di động Bỉ thế bất cải biến Duy nhất kiên mật thân Nhất thiết trần trung hiện. Đời này chẳng di động Đời kia chẳng đổi dời Chỉ một thân kiên mật Trong bụi hiện cả thôi. Chân tâm hay Phật tánh là như như bất bất động. Chỉ có vọng tâm theo cảnh bên ngoài mà động thôi.

5 5- Bài kệ của Hám Sơn. Trường dạ vô đăng chúc Tu Đồ tổng ám minh Khả lân hàm thuỵ giả Đại mộng cơ thời tỉnh. Đêm dài không đèn đóm Đường tu thật âm u Đáng thương kẻ say ngủ Bao giờ tỉnh mộng du? Đêm không đèn đóm thì cảnh tối đen, không nhìn thấy gì, như những kẻ ngủ mơ, chỉ lệ thuộc vào cảnh, thì bao giờ tỉnh dậy?

6 6- Bài kệ của Phó đại sĩ. Dạ dạ bão Phật miên Triêu triêu hoàn cộng khởi Khởi toạ chân tương tuỳ Ngữ mặc đồng cư chỉ Tiêm hào bất tương ly Như thân ảnh tương tự. Đêm đêm ôm Phật ngủ Sáng sáng thức dậy cùng Theo nhau ngồi hay đứng Nói im đều làm chung Không chút nào cách biệt Tương tự bóng với hình. Phật ở đây là Phật tánh hay chân tâm. Thân và tâm là một, không thể tách riêng ra.

7 7- Bài kệ của Trường Sa Cảnh Sầm. Bách xích can đầu bất động nhân Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân Bách xích can đầu tu tiến bộ Thập phương thế giới thị toàn thân. Đầu sào trăm thước người chẳng động Tuy đã được vào, chưa thực chân Đầu sào trăm thước nên bước nữa Mười phương thế giới là toàn thân. Người đứng trên đầu sào trăm thước nếu bước thêm một bước nữa sẽ rơi xuống đất mà chết. Đó là còn chấp, dù chấp vào sự sống. người giác ngộ là người không chấp vào một cái gì cả.

8 8- Bài kệ của Bồ Đề Đạt Ma. Ngoại tức chư duyên Nội tâm vô đoan Tâm như tường bích Khả dĩ nhập đạo. Các duyên ngoài dứt Trong chẳng xôn xao Tâm như tường vách Đạo mới được vào. Người tu đạo phải giữ tâm trong sạch, không bị ngoại cảnh làm mê hoặc thì mới tu được.

9 9- Bài kệ của Ngưu Đầu Huệ Trung. Bài 1 : Nhân pháp song tịnh Thiệc ác lưỡng vong Trực tâm chân thật Bồ Đề đạo tràng. Người pháp đều tịnh Thiện ác chẳng vương Thực tâm chân thật Bồ Đề đạo tràng. Tâm và cảnh đều tịnh thì đó là đạo tràng.

10 (10-) Bài 2 : Niệm tưởng do lai ảo Tánh tự vô chung thuỷ Nhược đắc thử trung ý Trường ba đương tự chỉ. Niệm tưởng vốn là ảo Tánh chẳng có thuỷ chung Nếu hiểu được ý đó Sóng lớn ngay đó dừng. Tưởng là một trong tiến trình của : thức,tưởng, thọ, hành là ảo là vọng trong khi chân tâm là thật. Nếu hiểu được điều đó thì vọng liền dứt.

11 (11-) Bải 3 : Hư vô thị thực thể Nhân ngã hà sở tồn Vong tình bất tu tức Tức phiếm Bát Nhã thuyền. Hư vô là thực thể Nhân ngã làm sao còn Vọng tình nếu chẳng dứt Thả trôi Bát Nhã thuyền. Nếu còn tướng nhân, ngã nghĩa là còn tâm cảnh, còn động tâm thì làm sao đạt được chân tâm?

12 12- Bài kệ của ni cô Như Đại. Đỉnh đầu dõng để Hốt thoát lạc Thuỷ dĩ bất lưu Nguyệt bất túc. Trên đầu đội thùng nước Đáy thùng bỗng vỡ tung Không còn nước trong thùng Không còn trăng trong nước. Ni cô đã đạt tâm cảnh chân không vô tướng.

13 13- Bài kệ của Việt Sơn sư nãi. Nhãn quang tuỳ sắc tận Nhĩ thức trục thanh tiêu Hoàn nguyên vô biệt chỉ Kim nhật dữ minh triều. Sắc tận nhìn chẳng thấy Tiếng dứt đâu tới tai? Về nguồn không cách khác Hôm nay và ngày mai. Sắc và thanh là cảnh, nếu cảnh là không thì làm sao tâm động? Muốn đạt được chân tâm chỉ có cách là tâm đối diện với cảnh mà không động : đó là chân lý muôn đời.

14 14- bài kệ của Linh Vân Chí Cần. Tam thập niên lai tầm kiếm khách Cơ hồi lạc diệp hựu trừu chi Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu Trực chí như kim cánh bất nghi. Ba mươi năm trời tìm kiếm khách Bao lần chồi mục rồi lá rơi Sau khi thấy được hoa đào nở Chẳng nghi gì nữa tới hôm nay. Mất bao thời gian đi tìm chân tâm, nhìn thấy hoa đào nở mới ngộ ra rằng : thân tâm là một.

15 15- Bài kệ của Văn Thù Tư Nghiệp. Tạc nhật dạ xoa tâm Kim triều Bồ tát diên Bồ tát dữ dạ xoa Bất cách nhất điều tuyến. Hôm qua tâm Dạ xoa Sáng nay mặt Bồ tát Bồ tát và Dạ xoa Chẳng có gì sai khác. Sư trước khi xuất gia làm nghề đồ tể, một hôm giết heo sinh lòng bi mẫn bèn bỏ nghề. Nghiệp có thiện, ác nhưng Phật tánh (chân tâm) thì không.

16 16- Bài kệ của Diệu Phong. Lai dã như thị Khứ dã như thị Lai khứ nhất như Thanh phong vạn lý. Đến cũng như vầy Đi cũng như vầy Đến, đi là một Vạn dậm gió mát. Đến là sinh, đi là tử. Vấn đề sinh tử là việc đầu tiên người tu phải giải quyết. Trong quá khứ chúng ta đã trải qua nhiều lần sinh tử và tương lai cũng thế, nếu ta cứ trôi lăn trong vòng luân hồi. Nếu ta không sinh thì cũng không tử. Đó mới là chân sinh.

17 17- Bài kệ của Xả Đắc. Vô lai vô khứ bản trạm nhiên Bất cư nội ngoại cấp trung gian Nhất khoả thuỷ tinh tuyệt hà ế Quang minh thấu xuất mãn nhân gian. Không đến, không đi vốn lặng yên Chẳng ở trong, ngoài; chẳng trung gian Một trái thuỷ tinh không tỳ vết Chiếu soi khắp cõi nhân gian. Chân tâm vượt cả không gian, thời gian, như như bất động, không tỳ vết như một trái thuỷ tinh.

18 18- Bài kệ của Động Sơn. Dã đại kỳ dã đại kỳ Vô tình thuyết pháp bất tư nghì Nhược tưởng nhĩ thính chung nan hội Nhãn xứ văn thanh phương đắc tri. Thật cũng lạ thay, thật cũng lạ Vô tình nói pháp nghĩ không ra Dùng đến tai nghe càng chẳng rõ Lấy mắt mà nghe mới rõ a! Con người có ngôn ngữ nên có thể giảng pháp. Vật vô tình không có ngôn ngữ thì làm sao giảng. Nhưng vô tình và hữu tình đều có cùng một thể nên nếu nhìn thấu thể thì ta sẽ thấy dụng. Mắt mà nghe được thanh âm thì đó là mắt Đạo. Thanh nghe được là thanh của tự tánh (chân tâm).

19 19- Bài kệ của Bố Đại hoà thượng. Thủ bả thanh miêu sáp mãn điền Đê đầu tiện kiến thuỷ trung thiên Lục căn thanh tịnh phương vi Đạo Thoái bộ nguyên lai thị hướng tiền. Tay cấy mạ non đầy cả đồng Cúi đầu thấy trời trong vũng nước Lục căn thanh tịnh Đạo mới thông Lùi về sau là tiến tới trước. Ngộ Không dịch. Tâm có thanh tịnh thì Đạo mới thông. Đạo khó giảng vì ngôn ngữ có giới hạn nên các thiền sư thường dùng cách nói ngược hay nghịch lý để diễn tả như nhìn xuống vũng nước thấy bầu trời, lùi lại sau là tiến tới trước.

20 20- Bài kệ của Điều Sào thiền sư. Lai thời vô tích khứ vô tung Khứ dữ lai thời sự nhất đồng Hà tu cánh vấn phù sinh sự Chỉ thử phù sinh thị mộng trung. Lúc đến không dấu, đi không vết Đến và đi chuyện đó vốn đồng Cần chi phải hỏi phù sinh sự Phù sinh là mộng biết hay không? Đến là sinh,đi là chết, còn là đối đãi hạn chế nếu ngộ vô sinh sẽ thấy không gian vô cùng và thời gian vô tận.

21 21- Bài kệ của Hoa Tạng Thiện Tĩnh. Bất thị phong hề bất thị phan Bạch vân tận xứ thị thanh sơn Khả lân vô hạn anh hùng hán Khai nhãn đường đường nhập tử quan. Chẳng phải cờ hề, chẳng phải gió Mây trắng bay rồi, hiện núi xanh Tiếc thay bao nhiêu kẻ hảo hán Mắt mở trừng trừng vào tử quan. Sư nhắc lại chuyện 2 ông tăng cãi nhau : một ông bảo cờ động, một ông bảo gió động; Huệ Năng bào không phải : là tâm các ông động.

22 22- Bài kệ của Lý Cao. Tuyển đắc u cư hợp dã tình Chung niên vô tống diệc vô nghinh Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh Nguyệt hạ phi vân khiếu nhất thanh. Lựa chỗ vắng vẻ hợp tình quê Trọn năm chẳng đưa hay đón khách Có lúc trèo lên đỉnh núi hề Mây trôi, trăng tỏ cười khanh khách. Lý Cao làm bài kệ này kể lại chuyện Dược Sơn một mình trên đỉnh núi cười khanh khách. Ông đã hoà tâm mình vào với thiên nhiên.

23 23- Bài kệ của Thần Tán. Không môn bất khẳng xuất Đầu song dã đại si Bách niên tán cố chỉ Hà nhật xuất đầu thời. Chẳng chịu ra cửa không Ngu si rúc cửa sổ Giấy cũ trăm năm tông Ngày nào ra được hả? Nếu tâm cứ chấp vào sắc tướng như con nhặng cứ húc đầu vào cửa sổ thì bao giờ mới thoát sinh tử?

24 24- Bài kệ giác ngộ của Động Sơn. Thiết kỵ tòng tha mích Điều điều dữ ngã sơ Ngã kim độc tự trú Xứ xứ đắc phùng cừ Cừ kim chính thị ngã Ngã kim bất thị cừ Ưng tu nhận ma hội Phương đắc khế như như. Ghét tìm từ kẻ khác Càng kiếm càng xa vời Nay tự mình cất bước Gặp nó ở mọi nơi Ta nay chẳng là nó Nó nay chính là ta Phải hiểu như vậy đó Mới khế hợp như như. Động Sơn khi qua sông, nhìn bóng mình dưới nước, hoát nhiên khai ngộ, bèn làm bài kệ này. Chân tâm ở nơi mình,không phải tìm đâu xa.

25 25- Bài kệ nổi tiếng của Phó đại sĩ. Không thủ bả sừ đầu Bộ hành kỵ thuỷ ngưu Nhân tòng kiều thượng quá Kiều lưu thuỷ bất lưu. Tay không nắm cán cuốc Đi bộ ngồi lưng trâu Theo cầu qua bến nước Cầu trôi nước trôi đâu? Câu 1 là : không, có là một Câu 2 : năng, sở là một Câu 4 : động, tĩnh là một. Tóm lại cả bài kệ là chân tâm siêu việt không gian và thời gian.

26 26- Bài kệ của một ni cô đời Đường. Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân Mang hài đạp phá lãnh đầu vân Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu Xuân tại chi đầu dĩ thập phần. Cả ngày đi tìm chẳng thấy Xuân Giầy cỏ đạp khắp mây non ngàn Trở về dưới cây hoa mai, ngửi Xuân tại đầu cành đã mười phần. Chân tâm chẳng ở đâu xa, ở ngay chính thân mình.

27 27- Bài kệ của Bạch Vân Hải Hội Diễn hoà thượng. Đản đắc tâm nhàn đáo xứ nhàn Mạc câu thành thị dữ khê sơn Thị phi danh lợi hỗn như mộng Chính nhãn quán thời nhất thuấn gian. Tâm nhàn, mọi chốn nhàn Chẳng thành thị non xanh Thị phi, danh lợi : mộng Chỉ một chớp mắt nhanh. Tâm thanh tịnh thì cảnh cũng thanh tịnh.

28 28- Bài kệ của An Cát Châu Quảng Viện Nguyên Thiền Sư Xuân vũ vi vi Thiềm đầu thuỷ trích Văn thanh bất ngộ Quy Đường diện bích. Mưa Xuân lất phất Giọt nước đầu thềm Nghe mà chẳng ngộ Về ngó vách thiền. Đây là chỉ không biết cách Thiền, nghe chĩ nghe thôi, còn biết là mưa Xuân, là tiếng giọt nước ở đầu thềm, là còn bị lôi cuốn vào cảnh.

29 29- bài kệ của Thần Tú. Thân thị Bồ đề thụ Tâm như minh kính đài Thời thời cần phất thức Vật sử nhạ trần ai. Thân là Bồ đề thụ Tâm như gương sáng đài Mọi lúc cần lau phẩy Chớ để bám trần ai. Theo Thần Tú thân tâm còn có hình tướng, nên ta phải luôn lau chùi, quét dọn những bụi bậm (vọng tưởng).

30 30- Bài kệ của Huệ Năng. Bồ đề bản vô thụ Minh kính diệc phi đài Bản lai vô nhất vật Hà xứ nhạ trần ai. Bồ đề vốn không cây Gướng sáng cũng chẳng đài Vốn chẳng có một vật Chỗ nào bám trần ai. Chân tâm vốn không có hình tướng, vậy vọng tưởng bám vào đâu? Bài kệ của Huệ Năng là để phản bác lại bài kệ của Thần Tú.