Thiền định

Tài liệu tương tự
Thiền định

Bước đầu để hiểu sâu sắc về thiền định Dorothy Figen; Mỹ Thanh dịch Tại sao hành thiền? Có rất nhiều lý do. Nhưng trội hơn hết là sự suy nghĩ sáng suố

Kinh Từ Bi

Tam Quy, Ngũ Giới

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc

Code: Kinh Văn số 1650

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

I _Copy

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

CHƯƠNG 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

Final Giới bổn Tiếp Hiện tân tu edited in March 2012

Microsoft Word - doc-unicode.doc

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đau Khổ

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

Một đời sống có Ý nghĩa

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Microsoft Word - unicode.doc

NĂM MỚI, LÀM MỚI CUỘC SỐNG Thích Nữ Hằng Như Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được nh

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

CHƯƠNG 2

Hạnh Phúc Bên Trong

Microsoft Word - unicode.doc

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Tác giả: Dromtoenpa

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

1

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Cái Chết

Phần 1

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Niệm Phật Tông Yếu

SỰ SỐNG THẬT

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

MƯỜI HAI CÁCH TẠO NGHIỆP TỐT Cư Sĩ Lillian Too ĐĐ.Thích Nguyên Tạng Dịch --- o0o --- Nguồn Chuyển sang ebook Người t

No tile

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - chantinh09.doc

CHƯƠNG 4

37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo 37 Pháp Hành Bồ Tát Đạo Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Bảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

Phần 1

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Phần 1

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Gian

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

mộng ngọc 2


NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

SỰ SỐNG THẬT

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Bài học về Tình thương

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Con Đường Khoan Dung

daithuavoluongnghiakinh

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

(Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI,

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

TRUYỀN THỌ QUY Y

doc-unicode

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

CHƯƠNG 10

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Bản ghi:

Thiền định Ajahn Chah Thực tập thiền là huấn luyện tâm trí cho thanh tịnh. Đừng để tâm trí lôi cuốn chúng ta chạy bên phải, bên trái, đằng trước, đằng sau, bên trên và bên dưới. Bổn phận của chúng ta hiện giờ là thực tập theo dõi hơi thở. Những người tìm đến Chân,Thiện, Mỹ, đã tập hợp ở đây, xin hãy lắng nghe. Lắng nghe Pháp một cách bình an-- hãy chú tâm lắng nghe. Lắng nghe Pháp là một lợi ích thiết thực. Trong khi nghe Pháp, chúng ta tập trung sự chú tâm từ tinh thần cho đến thể xác. Trong lúc Bụt còn tại thế, bao người nghe Pháp thoại, và với sự sáng suốt của tinh thần, họ đã thấu hiểu lời dạy và một số đã giác ngộ trong khi nghe Pháp thoại. 1

2 Nơi nầy rất thích hợp cho việc thực tập thiền định. Bên ngoài thì cần một chỗ rất yên tịnh và bên trong thì cần bình lặng tâm trí. Vì vậy tôi yêu cầu quý vị hãy chú ý lắng nghe. Tại sao các vị lại tụ hợp nơi đây để thực tập thiền? Bởi vì tâm trí các vị không hiểu được điều mà quý vị cần phải hiểu. Nói khác đi, các vị không thật hiểu những gì đang xảy ra chung quanh mình. Cái gì đúng, cái gì sai, cái gì đã làm cho các vị khổ tâm và sanh nghi ngờ. Lý do các vị đến đây là để làm cho tâm trí mình bớt giao động, bớt căng thẳng. Tâm trí các vị luôn nghi ngờ, đầy giao động, bất an. Vì vậy hôm nay các vị đến đây để nghe Pháp thoại. Tôi mong quý vị hãy chú ý và lắng nghe những gì tôi nói. Trong buổi Pháp thoại

3 nầy tôi xin quý vị cho tôi được phép nói thẳng. Xin hiểu rằng khi mà tôi nói một điều gì đó có vẻ như ra lệnh, hoặc nói lớn tiếng, ấy cũng chỉ vì tôi muốn tốt cho các vị thôi. Tôi xin quý vị hãy tha thứ cho tôi khi tôi nói điều gì có vẻ xúc phạm đến các vị. Thật ra, nói năng một cách mạnh bạo, lớn tiếng cũng tốt vì nó đánh thức những người nào đang mơ màng ngủ gục, đồng thời nó giúp cho họ thức tỉnh để tìm hiểu giáo pháp. Dường như có rất nhiều phương pháp để thực tập, nhưng thật ra chỉ có một cách mà thôi. Như chúng ta có thể chiết cây để có trái ăn liền trong thời gian ngắn, nhưng cây sẽ không mạnh, thiếu sức chịu đựng lâu dài. Ngược lại ta có thể trồng một cây từ hạt giống, sự kết trái sẽ lâu hơn, nhưng cây sẽ có sức chịu đựng mạnh hơn.

Thực tập Thiền cũng vậy Lúc tôi bắt đầu thực tập, tôi không hiểu gì hết. Ngồi thiền giống như làm việc nhà, không một chút hứng thú, đôi lúc tôi đã khóc khi phải tọa thiền. Đôi lúc mục đích của tôi nhắm cao quá, thấp quá, mà không bao giờ được quân bình. Thực tập một cách an lạc là làm sao giữ được trạng thái quân bình. Tôi biết là quý vị đang cảm thấy lộn xộn, vì đã thực tập với nhiều vị thầy với những phương cách khác nhau. Vì vậy chắc chắn quý vị có nhiều nghi hoặc. Quý vị đang tự hỏi không rõ phương thức thực tập nào là đúng nhất. Quý vị đừng nên nghĩ ngợi nhiều. Nếu có suy nghĩ thì nên suy nghĩ với chánh niệm. Khi biết, thì đâu cần suy nghĩ, chánh niệm tự nó đã có mặt, với chánh niệm, chúng ta sẽ từ từ có trí tuệ (pađđa). Cái suy nghĩ thường ngày 4

5 thì không có mục đích, nó lăng xăng lộn xộn. Cái suy nghĩ nầy không phải là trí tuệ. Trong lúc nầy, quý vị không cần phải suy nghĩ. Quý vị đã suy nghĩ rất nhiều ở nhà rồi, phải không nào? Sự suy nghĩ chỉ làm quý vị rối lòng thêm. Quý vị cần sự trợ lực của chánh niệm. Chạy theo sự suy nghĩ mông lung không đưa quý vị đến chân lý. Bụt là một người đã giác ngộ, Ngài đã biết dừng bặt sự suy nghĩ. Cũng như vậy, quý vị thực tập ở đây để dừng bặt suy nghĩ, và để được an lạc. Một khi quý vị an trú trong yên tịnh, thì sự giác ngộ, sự sáng suốt, cái mà được gọi là trí tuệ sẽ hiện diện. Thực tập thiền là huấn luyện tâm trí cho thanh tịnh. Đừng để tâm trí lôi cuốn chúng ta chạy bên phải, bên trái, đằng trước, đằng sau, bên trên và bên dưới.

6 Bổn phận của chúng ta hiện giờ là thực tập theo dõi hơi thở. Chú tâm nơi đầu, rồi đến khắp thân thể cho đến những ngón chân, và rồi đi ngược trở về nơi đỉnh đầu. Đưa chánh niệm xuống thân, quan sát với tất cả sự sáng suốt. Chúng ta làm như thế để hiểu rõ về thân nầy. Lúc đầu hành thiền thì chúng ta chỉ quan sát hơi thở vào, hơi thở ra. Đừng ép hơi thở cho dài hoặc ngắn hơn, cứ thở như thường lệ, chỉ cần chú ý và để hơi thở ra vô theo chu kỳ của nó. Để hơi thở luân chuyển đều đặn, để hơi thở ra vô một cách tự nhiên. Bạn cần phải hiểu rằng trong lúc theo dõi hơi thở, bạn cần phải tập buông bỏ, nhưng với chánh niệm. Bạn phải giữ chánh niệm trong lúc để hơi thở vô, ra đều đặn. Lúc nầy là lúc mà tất cả trách nhiệm, lo âu phải được dẹp sang một bên.

7 Những ý nghĩ sẽ xuất hiện, nhưng đừng chạy theo chúng, cứ để chúng đến và đi. Lúc đang hành thiền, bạn không cần phải chú ý đến những cảm thọ. Tâm trí dễ bị những cảm giác làm giao động, vì vậy lúc có cảm giác dù cho như thế nào đi nữa, dù tốt, dù xấu,chỉ buông bỏ, hãy để chúng đi qua. Giữ sự chú tâm nơi hơi thở. Quan sát hơi thở, đừng bám víu. Hãy để cho hơi thở tiếp tục theo chu trình của nó, dần dà tâm trí sẽ trở nên yên tịnh. Khi bạn tiếp tục thực tập thì dần dần tâm trí bắt đầu được 'nghỉ ngơi', lúc nầy hơi thở sẽ trở nên nhẹ nhàng đến độ tưởng chừng như là hơi thở vắng mặt. Lúc nầy cơ thể và tâm trí cũng trở nên nhẹ nhàng và đầy sinh lực. Bạn có thể nói tâm trí đã có sự chuyển biến và đã được phần nào yên tịnh.

8 Nếu tâm trí giao động, hãy chú tâm và hít vào thật sâu và thở hết ra cho đến khi không còn gì ở trong. Làm chừng hai hoặc ba lần là bạn có thể trở lại với sự chú tâm ban đầu. Tâm trí trở nên yên bình. Nếu có những cảm giác làm giao động tâm trí, thì cũng thực tập như trên. Khi thiền hành, nếu tâm trí giao động, hãy dừng bước, đem sự chú tâm về một đề mục thiền và tiếp tục đi thiền hành. Tọa thiền hay thiền hành đều có mục đích như nhau, chỉ khác ở chỗ tư thế mà thôi. Đôi lúc có những nghi hoặc, nhưng bạn cần phải có 'sati', 'cái biết' nầy giúp bạn tiếp tục theo dõi và quan sát sự lăng xăng của tâm trí. Sati coi chừng và lo lắng cho tâm trí. Không cần thiết tâm trí đang ở trong trạng thái nào. Bạn cần phải có 'cái biết' nầy, và không nên để tâm trí lơi lỏng, đi lang thang.

9 Điểm hay là có sati, để sati làm chủ và trông coi tâm trí. Khi mà tâm trí có sati thì có một sự sáng suốt hiện ra, cái mà gọi là chánh niệm có mặt. Tâm trí lúc nầy có được sự yên tịnh, và sự yên tịnh làm tâm trí không còn giao động, giống như đàn gà ở trong chuồng vậy. Gà có thể đi tới lui, nhưng không thể chạy ra ngoài, vì có chuồng. Cũng vậy Chánh niệm nầy có mặt khi mà tâm trí đã yên tịnh và do đó sẽ không gây ra vấn đề gì. Những cảm giác, cảm thọ dù có mặt cũng không làm sao gây được phiền não cho một tâm trí đã yên tịnh. Khi mà tâm trí đã được yên tịnh, thì không có một cái gì có thể làm cho nó phiền lụy. Có những cảm giác sẽ xuất hiện trong lúc yên tịnh. Tâm trí sẽ cảm nhận được cảm giác và sự yên tịnh cùng một lúc, nhưng không bị giao động. Khi mà có được sự yên tịnh như thế nầy thì cũng sẽ có những

10 vấn đề. Vấn đề sẽ xuất hiện khi mà 'gà đi ra khỏi chuồng'. Chẳng hạn, bạn có thể đang theo dõi hơi thở ra vào, và rồi tâm trí bạn đi chơi, đi đây đó. Có thể khi mà bạn nhớ ra rằng mình phải theo dõi hơi thở thì đã qua nữa tiếng đồng hồ chạy theo vọng tưởng rồi. Đây là lúc mà bạn phải thận trọng, vì lúc nầy là lúc mà 'gà đi ra khỏi chuồng' -- tâm trí rời xa tình trạng yên tịnh của nó. Bạn phải cố gắng giữ chánh niệm với sati và kéo tâm trí trở lại với sự thực tập. Tôi nói là ' kéo tâm trí trở lại', thật ra tâm trí chẳng đi đâu hết, chỉ có sự chú tâm là chuyển hướng thôi. Bạn phải làm sao cho tâm trí ở tại nơi nầy và ở ngay hiện tại. Lúc nào có sati là lúc đó có sự hiện diện của tâm trí. Dường như là tâm trí đi đây đi đó, nhưng thật ra thì chỉ có sự chú tâm là chuyển hướng thôi.

11 Khi mà có sự chú tâm liên tục, không gián đoạn trong từng phút giây, thì đây gọi là chánh niệm. Khi mà sự chú tâm không tiếp tục trụ nơi hơi thở thì chánh niệm bị gián đoạn. Cần phải có sati và sampajađđa. Sati là sự gom góp và sampajađa là sự chú tâm. Hiện giờ bạn đã có sự chú tâm nơi hơi thở. Sự thực tập theo dõi hơi thở giúp cho sati và sampajađđa phát triển cùng lúc. Thí dụ có hai người đang thử khiêng mấy phản gỗ, nhưng mà nặng quá, hai người cố gắng hết sức nhưng cũng không nổi. Và có một người thứ ba thấy vậy đến giúp. Cũng như vậy, khi có sati và sampaja, và rồi pađđa ( trí tuệ ) sẽ xuất hiện, cả ba sẽ tương trợ cho nhau. Với pađđa, ta sẽ có được sự hiểu biết về những đối tượng cảm giác. Chẳng hạn, khi đang tọa thiền, cảm nhận được những cảm thọ nơi thân. Tâm trí có thể nghĩ đến

12 một người bạn, nhưng pađđa liền nhận ra và nói 'dừng lại', hoặc ' quên nó đi'. Có thể có những ý nghĩ là bạn sẽ đi đâu đó, và rồi sẽ tự có câu trả lời như ' tôi không muốn nghĩ đến những điều nầy'. Bạn không thể nào đối phó với những việc nầy trong lúc tọa thiền, chỉ cần nhận diện ra chúng là ' không thật, không chắc chắn' và luôn giữ sự chú tâm. Bạn cần phải từ bỏ hết những suy nghĩ, bỏ những cuộc đối thoại của nội tâm, và dẹp bỏ nghi ngờ. Đừng để những điều nầy làm rối trí bạn trong khi tọa thiền. Cuối cùng thì trong tâm trí chỉ còn lại những gì tinh khiết nhất, đó là sati, sampajađđa and pađđa. khi mà những điều nầy yếu ớt thì sự nghi ngờ trổi dậy, nhưng chúng ta phải tức khắc loại bỏ những nghi ngờ nầy ngay lập tức, chỉ còn lại sati, sampajađđa và pađđa mà thôi.

13 Hãy cố gắng phát triển sati để cho sati có thể luôn luôn hiện hưũ. Lúc đó, bạn sẽ hiểu rõ thế nào là sati, sampajađđa và pađđa Khi mà bạn thích thú hay ghét bỏ những đối tượng cảm giác, bạn có thể tự nói với mình ' cái nầy không thật '. Phải loại bỏ tất cả, trừ sati, gom góp; sampajađđa, sự chú tâm trong sáng; samadhi, tâm trí không giao động; và pađđa, sự sáng suốt, có trí tuệ. Hiện thời tôi chỉ nói chừng ấy thôi về việc thực tập thiền. Về những dụng cụ hoặc những gì cần thiết cho việc thực tập thiền -- theo tôi, điều cần phải có là metta ( lòng từ ), nói cách khác, những tánh tốt như lòng quảng đại, sự tử tế, biết giúp đỡ, là những nền tảng cho một tâm trí trong sạch, không ô nhiễm. Thí dụ, bắt đầu với lobha, hoặc tính vị kỷ, ta cần phải thực tập bố thí. Khi

14 người ta ích kỷ, người ta sẽ không bao giờ hạnh phúc. Lòng ích kỷ dẫn đến sự không hài lòng, nhưng người ta vẫn thích ích kỷ vì không ngờ là sự ích kỷ có ảnh hưởng xấu đến con người của họ. Chẳng hạn bạn có hai trái táo, bạn muốn chia với một người bạn, nhưng cuối cùng bạn sẽ đưa cho người bạn trái táo nhỏ hơn. Đây là một thí dụ điển hình của sự ích kỷ. Ít khi nào chúng ta nhận ra sự ích kỷ trong trường hợp nầy. Mặc dầu bạn muốn cho trái táo nhỏ, bạn phải cố gắng tự thắng lấy mình để đưa cho bạn mình trái táo lớn hơn. Dĩ nhiên là sau khi bạn cho trái táo lớn hơn, bạn sẽ tự dưng cảm thấy vui trong lòng. Bạn phải biết cách cho, biết cách buông bỏ, không để cho sự ích kỷ chi phối mình. Khi bạn muốn cho, nhưng trong lòng vẫn còn dằng co, vì vậy bạn phải cố gắng để mà tự thắng mình. Nếu bạn không làm được như thế, thì bạn

15 sẽ luôn ích kỷ, và bạn sẽ trở thành nạn nhân của chính lòng ích kỷ của mình. Trong quá khứ tất cả chúng ta đều ích kỷ. Đây là một trong những tạp khí mà chúng ta cần phải loại bỏ. Trong king tạng Pali, cho gọi là dana, nghĩa là đem hạnh phúc đến cho kẻ khác. Đây là một trong những điều kiện giúp chúng ta tẩy sạch những tạp khí. Hãy suy ngẫm về điều nầy và phát triển sự bố thí trong lúc thực tập. Thực tập như thế nầy là loại bỏ những tạp khí và dẹp tan sự bám víu. Những tạp khí giống như con mèo hoang. Nếu bạn cho nó ăn, nó sẽ đến xin ăn hoài, nếu bạn không cho ăn, thì nó sẽ không đến nữa. Tạp khí cũng thế, để loại bỏ chúng, bạn cần phải làm cho chúng sợ bạn, bằng cách luôn thấy Pháp (Dhamma) trong mỗi ý tưởng nơi tâm trí bạn.

16 Thấy Pháp như thế nào? Pháp không phải là những gì bạn tìm được nơi sách vở, bạn cũng không cần phải học thật cao để thấy nó... Hãy nghĩ như sau : Ai ai cũng có những tạp khí, phải không nào? Nếu bạn nhìn thấy được tạp khí của mình, tức là bạn đã hiểu. Ngày xưa, bạn chỉ lo chăm chút cho những tạp khí nầy; ngày nay bạn nhận ra rõ rằng đây là những tạp khí cần được loại bỏ, và như vậy bạn không để chúng đến gần và làm phiền lụy cho mình. Chỉ cần nhận rõ ra chúng, là bạn đã thấy Pháp rồi. Phần thực tập kế tiếp là giới đức ( sila ). Sila giữ gìn, cũng cố sự thực tập của bạn y như cha mẹ lo lắng cho con cái vậy. Giữ giới nghĩa là không làm hại đến người vật chung quanh, nhưng giúp đỡ và khuyến khích người làm việc thiện, ít nhất bạn phải giữ năm giới của người Phật tử :

17 1. Không giết hại và phát triển lòng từ đến mọi chúng sinh. 2. Thành thật, không xâm phạm, lấy cắp tài vật của người. 3. Trong gia đình, giữa cuộc sống vợ chồng, phải có điều độ trong vấn đề sinh lý. Có nhiều người một vợ, một chồng không đủ, phải hai hoặc ba. Theo tôi thấy, một người mà bạn còn chưa dùng đủ, thêm nữa thì chỉ là nuông chìu dục vọng. Bạn cần phải trau dồi tâm trí và tập tiết chế. Nếu không biết điều độ, thì bản năng của bạn sẽ không có giới hạn. Như ăn được món ngon, phải biết bao tử của bạn cần bao nhiêu và chỉ ăn vừa đủ; nếu không thì bạn sẽ dễ bị phát ách, vì vậy cần phải điều độ. Sự tiết chế là con đường hay nhất. Vì vậy một vợ, một chồng vẫn hay hơn là hai hoặc ba vì sẽ có nhiều vấn đề phiền lụy hơn.

18 4. Thành thật trong lời nói -- đây là một phương cách để nhổ sạch gốc của những tạp khí. Bạn cần phải thành thật, thẳng thắn, chân thật và chính trực. 5. Không dùng những thứ rượu, thuốc có chất làm say, làm hại. Bạn cần phải thực tập và loại bỏ những thứ nầy càng sớm càng tốt. Bao người đã bị 'nhiễm độc' với gia đình, bà con, bạn bè, vật chất, giàu sang, v...v... cũng đã quá đủ rồi, đâu cần phải thêm những chất độc nầy. Những chất nầy làm cho tâm trí bạn thêm u mê. Những người dùng những chất nầy lâu năm, cần phải giảm bớt sự tiêu thụ, và cuối cùng là bỏ hẳn chúng. Xin lỗi tôi phải nói như thế, vì đây là điều có ích lợi cho bạn. Bạn cần biết cái gì là lợi ích thiết thực cho chính mình. Những gì đã áp bức bạn trong đời sống hằng ngày? Những hành động gì đã làm cho bạn bị áp bức? Những hành động tốt sẽ mang lại

19 kết quả tốt, và những hành động xấu sẽ mang lại kết quả xấu. Lý do đơn giản như vậy đó. Một khi sự giữ giới được trong sạch thì bạn sẽ có cảm giác thành thật và tử tế với người chung quanh. Điều nầy mang lại sự vui vẻ, và những nỗi lo âu, bức rức được giải toả. Trạng thái hạnh phúc nầy như là ở thiên đàng vậy. Bạn sẽ ăn, ngủ một cách thoải mái, không bị ác mộng. Đây là kết quả của sự giữ giới. Đây là điểm chánh trong việc thực tập Phật Pháp -- Khi mà bạn thực tập đúng, thì những gì xấu dở sẽ tự động nhường chỗ cho cái tốt phát huy. Và như vậy là kết quả của sự thực tập đúng cách. Nhưng đây không phải là hết chuyện. Khi mà con người đạt được chút gì đó hạnh phúc thì họ hững hờ và không tiếp tục đi tiếp con đường thực tập. Họ bị dính lại

20 nơi hạnh phúc. Muốn hiểu hoàn toàn đúng cách, bạn phải tiếp tục suy ngẫm để khỏi bị lừa. Suy ngẫm luôn luôn những bất lợi của cái hạnh phúc nầy. Hạnh phúc nầy dễ bị thay đổi, và không trường tồn. Sớm hay muộn gì bạn cũng phải mất nó. Một khi hạnh phúc mất đi thì đau khổ sẽ thế chỗ và nước mắt sẽ chảy. Cả đến những chúng sinh nơi thiên giới cũng còn phải khóc và phải khổ. Vì vậy Bụt mới dạy chúng ta phải suy ngẫm về những điểm bất lợi, phải thấy được mặt trái của hạnh phúc là đau khổ. Thường thì khi hạnh phúc nầy có mặt, thì ít ai nhận chân ra được nó như thế nào. Sự bình an chân thật và lâu dài bị thứ hạnh phúc giả tạo nầy che lấp. Hạnh phúc nầy không phải là thứ hạnh phúc miên viễn, mà chỉ là một thể của tạp khí, một thứ tạp khí vi tế hơn mà chúng ta đang bị đắm nhiễm. Ai ai cũng muốn được hạnh

21 phúc. Hạnh phúc xuất hiện khi ta được những gì ta mong muốn và khi ta không thích mà phải có thì đau khổ là điều không tránh khỏi. Vì vậy chúng ta phải suy ngẫm cho kỹ để thấu hiểu giới hạn và sự không chắc chắn của thứ hạnh phúc gỉa tạo nầy. Khi mọi vật thay đổi thì khổ đau xuất hiện. Sự đau khổ nầy cũng thế, nó cũng không thường trụ và sẽ chuyển biến. Sự suy ngẫm như thế nầy, được gọi là Adinavakatha. Nghĩa là không phải chỉ chấp nhận hạnh phúc mà còn phải thấy được tính chất không thật của nó, để đừng bám vào đó. Bạn cần phải chấp nhận thứ hạnh phúc nầy --dù lợi cũng như hại --nhưng đồng thời cũng sẵn sàng từ bỏ nó. Để thực tập nhuần nhuyển bạn cần phải thấy rõ được những bất lợi nằm sẵn trong cái mà được gọi là hạnh phúc. Khi hạnh phúc đến hãy nhìn và chiêm nghiệm nó một cách toàn diện cho đến

22 khi nhận thấy được những bất lợi đang hiện hữu nơi nó. Khi mà bạn thấy được những cái bất toàn, tâm của bạn sẽ bắt đầu hiểu như thế nào là Nekkhammakatha, sự suy ngẫm về từ bỏ. Tâm trí bạn sẽ hết ham muốn và sẽ tìm kiếm một lối thoát. Sự hết hứng thú hiện diện khi mà bạn đã thấy rõ tất cả đều là giả tạm, sự thương ghét với bộ mặt thật của chúng. Hết ham muốn là khi chúng ta không còn bám viú vào người hay vật. Chúng ta có thể sống thoải mái và quan sát mọi thứ với lòng bình thản, cảm thông. Và đây là sự an lạc nhiệm mầu mà chỉ với sự thực tập chúng ta mới có thể có được. Mỹ Thanh (dịch)