TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Tài liệu tương tự
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

No tile

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết


Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phần 1

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

CÒN MỘT CHÚT HƯƠNG Tháng mười hoa Cúc Quỳ rộ nở. Trên suốt con đường từ Đàlạt xuống Đơn-Dương, những đoá Cúc-Quỳ tươi tắn, vàng rực dưới ánh nắng ban

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

36

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel,

Phần 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :


1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Cúc cu

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Phần 1

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mộng ngọc

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Phần 1

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

No tile

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

No tile

No tile

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 16 : Chương 16

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Cúc cu

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phần 1

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

1

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Tình yêu và tội lỗi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Document

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 5 Đề số 03 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói Kiến thức tiếng Việt (10 điểm 35 phút) I. Đọc thành tiếng (3

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Cúc cu

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Microsoft Word - tuong nho19_6

No tile

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

No tile

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Ma lực hấp dẫn hai giới Nguyễn Thị Hồng Khanh Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bản ghi:

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN Khối: D Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Ở phần cuối đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Ngữ văn 11- Tập 1- NXB Giáo dục, H, 2012), khi tả cảnh hạ huyệt, nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hành vi của một nhân vật. Nhân vật ấy là ai? Hành vi của nhân vật diễn ra như thế nào? Ý nghĩa trào phúng của hành vi đó? Câu 2: (3 điểm) Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng. (Trích Thắng và thua - Theo Insprite Today) Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Câu 3: (5 điểm) Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Tập 1- NXB Giáo dục, H, 2012) đã nhận định rằng: trong các xu hướng đổi mới thơ ca kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn - anh hùng. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ vấn đề trên qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12- Tập 1- NXB Giáo dục, H, 2012). ---------------------Hết---------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:... Số báo danh:.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VĂN- LẦN II- KHỐI D- Năm học 2012-2013 Câu Ý Nội dung Điểm I Ở phần cuối đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Ngữ văn 2 11- Tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam, 2012), khi tả cảnh hạ huyệt, nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hành vi của một nhân vật. Nhân vật đó là ai? Hành vi của nhân vật diễn ra như thế nào? Ý nghĩa trào phúng của hành vi đó? 1 - Vũ Trọng Phụng đã miêu tả rất chi tiết hành vi của nhân vật Phán 0.5 mọc sừng- cháu rể của người chết là cụ cố tổ- người có công đầu trong việc gây ra cái chết của cụ cổ tổ bằng đôi sừng hươu vô hình trên đầu. 2 - Hành vi của Phán mọc sừng: Lúc hạ huyệt, thấy bố vợ là cụ Hồng 0.5 cố tình mếu máo, ngất đi một cách rất điêu luyện thì Phán mọc sừng cũng không chịu thua kém, gào rất to: Hứt! Hứt!Hứt! Rồi ông ta cứ oằn người đi, mê man vì đau khổ như sắp ngất đến nơi. Chính lúc này, ông ta lần tìm tay Xuân, giúi vào tay nó tờ giấy bạc năm đồng gấp tư để trả công câu nói: Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng đã khiến cụ cố tổ lăn đùng ra rồi chết của Xuân. 3 - Hành vi này có ý nghĩa trào phúng sâu sắc: + Kịch hóa nhân vật để lột trần sự giả tạo, trò diễn của nhân vật: Tiếng khóc cố rặn ra, thực chất bên trong là tiếng cười, là niềm hạnh phúc nên thành một âm thanh kì quặc đáng buồn hơn hơn là cảm động. Bề ngoài mê man vì đau khổ nhưng bên trong lại tỉnh táo, lạnh lùng để thanh toán tiền nong với Xuân. Những việc làm trên chứng tỏ Phán mọc sừng là diễn viên xuất sắc nhất trong màn bi hài kịch của một Tang gia hạnh phúc. + Hành vi trả tiền diễn ra đúng vào lúc hạ huyệt, giây phút đau thương nhất đã chứng tỏ bản chất bất nhân, vô đạo đức, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, nhân phẩm vì tiền của Phán mọc sừng. + Chi tiết này còn chứng tỏ sức mạnh ghê gớm của đồng tiền trong xã hội tư sản thành thị đương thời, khiến con người sẵn sàng chà đạp lên danh dự, tình nghĩa và nhân phẩm, trở nên xấu xa, tàn ác, mất hết tính người. + Qua chi tiết này, ta còn thấy được thái độ lên án gay gắt và đầy bi phẫn của nhà văn với cái lối sống giả tạo, bất nhân, vô đạo đức của 2

II con người trong xã hội tư sản thành thị đương thời mà Phán mọc sừng chỉ là một đại diện. Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng. (Trích Thắng và thua - Theo Insprite Today) Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. 1 Giới thiệu vấn đề nghị luận: Thắng- thua trong cuộc sống chỉ là những giá trị nhất thời, có thể thay đổi. Nhưng có những giá trị nằm ngoài quy luật thắng-thua: đó là sự hi sinh. Người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng. 2 Giải thích ý kiến (0.75 đ) - Chiến thắng và thua cuộc là hai kết quả ngược nhau trong một cuộc thi đấu hay cạnh tranh ở mọi lĩnh vực của cuộc sống như: học tập, thể thao, kinh doanh, quân sự, tình cảm Người chiến thắng là người thành công, còn người thua cuộc là người thất bại. Người chiến thắng sẽ đạt đươc những thành quả, quyền lợi nhất định, được ghi nhận, ghi danh, ca tụng - Nhưng : là từ chuyển ý đối lập. - Hi sinh ở đây không có nghĩa là chết mà là nhận sự thua thiệt về phần mình để nhường lại lợi thế, sự ưu đãi cho người khác. Người biết hi sinh là người biết quên đi lợi ích của bản thân, chấp nhận thua thiệt, kể cả sự thất bại để nhường lại lợi ích, thành quả tốt đẹp, chiến thắng cho người khác trong mọi cuộc cạnh tranh. - Nội dung và ý nghĩa của câu nói: + Trong cuộc sống, có lúc ta là người chiến thắng, có lúc ta lại là người thua cuộc. Nhưng nếu biết hi sinh vì người khác, ta luôn luôn đã chiến thắng chính mình và đó mới là chiến thắng bền lâu, đáng tôn vinh nhất. + Ý nghĩa: ý kiến trên ca ngợi lối sống cao thương, vị tha. 3 Phân tích, lí giải, chứng minh (1đ)? Vì sao trong mọi cuộc thi đấu, cạnh tranh, người ta đều muốn làm người chiến thắng? - Trong mọi cuộc thi đấu, cạnh tranh, chiến thắng là điều ai cũng mong muốn, khát khao giành được vì: + Chiến thắng là cách con người khẳng định tài năng, bản lĩnh của bản thân trước mọi người. + Chiến thắng đem đến cho con người quyền lợi vật chất, vinh quang tinh thần và niềm hạnh phúc. + Chiến thắng cho người người sức mạnh và niềm tin để tiếp tục bước vào những cuộc tranh đấu khác trong cuộc đời. 3 3

? Trong cuộc sống, chiến thắng có phải lúc nào cũng mỉm cười với con người? - Chiến thắng không phải lúc nào cũng mỉm cười với con người. Lúc này ta là người chiến thắng, lúc khác ta có thể là người chiến bại: + Vì khả năng, sức mạnh và trí tuệ của chúng ta có những giới hạn nhất định và không phải lúc nào ta cũng có thể là người mạnh nhất, thông minh nhất, tài giỏi nhất. + Vì trong thi đấu, cạnh tranh còn có sự tác động của yếu tố khách quan, may rủi. + Vì chiến thắng chỉ là một kết quả mà cuộc sống là một quá trình. Nếu ta không ngừng cố gắng, vươn lên, ta sẽ để tuột mất nó.? Vì sao người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng? - Mọi chiến thắng theo kiểu hơn thua đều có thể không bền lâu. Chỉ có người biết hi sinh vì người khác là luôn luôn chiến thắng vì: + Khi ta hi sinh vì người khác, ta có thể thua thiệt về vật chất, quyền lợi nhưng ta lại có được những thành quả đẹp đẽ về tinh thần là sự yêu quý, biết ơn, kính trọng của người khác. + Khi ta hi sinh vì người khác, ta đã chiến thắng sự hẹp hòi, vị kỉ trong tâm hồn mình. Xét cho cùng, chiến thắng lớn nhất của con người là vượt qua chính những giới hạn, những thói xấu của bản thân. + Khi ta biết hi sinh vì người khác, ta được một điều đáng giá hơn: đó là niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ chứ không phải niềm hạnh phúc khi đánh gục kẻ khác. Ta sẽ biết yêu thương và sẻ chia. Lấy dẫn chứng về sự hi sinh: những sự hi sinh nhỏ bé, thầm lặng và cả những sự hi sinh được vinh danh trong đời sống, văn chương, lịch sử 3 Đánh giá, bàn luận (0.5) - Quan niệm trên đã mở rộng ý nghĩa của khái niệm chiến thắng. Chiến thắng không còn là vượt qua, hạ gục một ai đó mà chiến thắng có nghĩa là biết nâng đỡ, hi sinh quyền lợi vì người khác. - Câu nói cho ta một bài học đúng đắn về cách hành xử trong cuộc sống: luôn ứng xử vị tha, cao thượng trên nền tảng tình yêu thương. - Nhưng hi sinh vì người khác không có nghĩa là đánh mất mọi cơ hội và quyền lợi của cá nhân. Cũng không phải là thái độ sống hèn nhát, bạc nhược, sợ tranh đấu. Sự hi sinh chỉ có ý nghĩa khi chúng ta biết thế nào cần thiết, tức là phải có một trí tuệ sáng suốt soi đường. Nếu không đó chỉ là sự hi sinh mù quáng. - Không phải lúc nào hi sinh cũng đi cùng hạnh phúc và vinh quang. Có những sự hi sinh trong đau khổ. Có những sự hi sinh thầm lặng, không ai biết đến. Vì thế, chúng ta cần trân trọng sự hi sinh của người khác cho mình và cho cộng đồng. 4

III 4 Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động - Bài học nhận thức: kẻ thắng không phải bao giờ cũng là người đạt được vinh quang cao nhất. Người biết hi sinh vì người khác mới đáng tôn vinh và là người mãi đứng trên bục chiến thắng vinh quang. - Bài học hành động: Phải sống nhân hậu, vị tha và yêu thương nhiều hơn bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Sách giáo khoa Ngữ văn 12 (Tập 1- NXB Giáo dục, H, 2012) đã 5 nhận định rằng: trong các xu hướng đổi mới thơ ca kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn - anh hùng. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ vấn đề trên qua bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (Ngữ văn 12- Tập 1- NXB Giáo dục, H, 2012). 1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận - Quang Dũng (1921-1988) là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp buổi đầu. Ông là một trí thức Hà Nội có cốt cách hào hoa, lịch lãm song cũng rất bình dị, dân dã. Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. - Quang Dũng có nhiều bài thơ hay nhưng Tây Tiến vẫn được xem là bài thơ xuất sắc và tiêu biểu cho hồn thơ ông. Nguyên cớ để QD viết bài thơ xuất phát từ nỗi nhớ về binh đoàn Tây Tiến- một binh đoàn được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao địch ở Thượng Lào cũng như ở vùng Tây Bắc nước ta. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên trí thức Hà Nội. Tuy chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bị bệnh sốt rét rừng hoành hành nhưng các chiến sĩ Tây Tiến vẫn rất yêu đời, lạc quan và dũng cảm. Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến từ những ngày đầu tiên, từng làm đại đội trưởng, đến cuối năm 1948 thì chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, ngồi ở Phù Lưu Chanh (thuộc tỉnh Hà Đông cũ), QD viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Sau này in lại tác giả đổi là Tây Tiến. - Bài thơ tiêu biểu cho cảm hứng chủ đạo trong thơ QD thời kì đầu kháng chiến: cảm hứng lãng mạn anh hùng. 2 Giải thích ý kiến - Cảm hứng lãng mạn: là những cảm xúc dồi dào, bay bổng, có xu hướng vượt lên thực tại, hướng tới những cái cao cả, lớn lao, đẹp đẽ khác thường. Cảm hứng này thiên về khai thác cái đẹp, chất thơ, đối lập với thực tại khắc nghiệt, tầm thường. - Cảm hứng lãng mạn-anh hùng: bên cạnh những cảm xúc về cái đẹp và chất thơ còn có những cảm xúc về cái hùng và chất bi tráng. Tính chất bi tráng có thể coi lá biểu hiện cao nhất của cảm hứng lãng mạn. 5

- Cảm hứng lãng mạn anh hùng là một hướng đổi mới cách phản ánh và khai thác hiện thực cuộc kháng chiến của Quang Dũng. Tây Tiến là một thi phẩm mang đậm cảm hứng này. Chủ thể trữ tình- ở đây là những người lính Tây Tiến- thể hiện tình cảm, cảm xúc về hai đối tượng thẩm mĩ chính: những vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng và những vẻ đẹp hào hùng, bi tráng. 3 Phân tích, chứng minh (3.75 đ) 3.1 Cảm hứng về cái đẹp và chất thơ với những cảm xúc bay bổng, vượt lên trên thực tại khắc nghiệt (2.0đ) a. Bài thơ phát hiện biết bao vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người Tây Bắc- cũng chính là chất thơ của cuộc đời người lính: + Thiên nhiên Tây Bắc hoang vu, dữ dội, khắc nghiệt, hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, diễm lệ, trữ tình trong những cảm nhận tinh tế của người lính Tây Tiến:. Diễm lệ, lung linh trong hình ảnh: Mường Lát hoa về trong đêm hơi. Hình ảnh hoa về trong đêm hơi là một cảm nhận rất tinh tế của người lính Tây Tiến về những ánh đuốc như những đóa hoa ánh sáng bừng nở trong màn đêm mù mịt. Đêm hơi gợi lên cảnh thanh vắng, bàng bạc sương khói của núi rừng.. Thơ mộng trong hình ảnh: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi- hình ảnh của làng bản Tây Bắc yên bình, thơ mộng trong màn mưa rừng trắng xóa. Trữ tình trong khung cảnh thiên nhiên buổi chiều sương với bến bờ, lau lách mang mang cái hồn đìu hiu và bông hoa đong đưa, tình tứ trên dòng nước + Trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến về con người Tây Bắc, có rất nhiều những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng và thơ mộng gắn với người thiếu nữ miền Tây:. Làng bản, con người Tây Bắc thoáng hiện lên thật ấm áp, thân thương và quyến rũ với một thoáng hương xôi nếp thơm. Đó là hương vị mềm mại, ngọt ngào của lúa gạo cũng là cái dịu dàng, thơm thảo của tâm hồn cô gái Mai Châu.. Người thiếu nữ Tây Bắc trong đêm lửa trại xinh đẹp, rực rỡ, lộng lẫy và sống động lạ lùng với những vũ điệu uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiếng khèn dìu dặt khơi gợi trong lòng người chiến sĩ bao nhiêu mơ mộng.. Người thiếu nữ Tây Bắc trong một buổi chiều sương chia tay người lính Tây Tiến là một dáng hình uyển chuyển, mềm mại, dịu dàng, đầy thơ mộng. Hình ảnh hoa đong đưa trên dòng nước lũ như hô ứng, làm đẹp thêm cho con người và nói lên nỗi lòng luyến lưu đầy tình tứ của con người. b. - Bài thơ phát hiện chất lãng mạn, chất thơ trong tâm hồn người lính Tây Tiến: đa cảm, đa tình và giàu mộng mơ: 0.5 6

+ Đa cảm, đa tình:. Thể hiện ở những rung động tâm hồn của người lính Tây Tiến trước vẻ đẹp của người thiếu nữ Tây Bắc. (Một tiếng em và hai âm m liền nhau trong câu thơ chủ yếu thanh bằng: Mai Châu mùa em thơm nếp xôi gợi những rung động êm ái, dịu dàng trong tâm hồn người lính khi bất chợt gặp một cảm giác, một ấn tượng nên thơ. Trong đêm lửa trại tưng bừng, người lính Tây Tiến lại say mê, reo vui thích thú trước vẻ đẹp rực rỡ, sống động, lạ lùng của những nàng sơn nữ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ. Cũng chỉ người lính Tây Tiến mới thấy, mới nhớ được lâu đến thế cái tình của người con gái Tây Bắc gửi trong những cử động rất nhẹ của hồn lau, của hoa trôi trên dòng nước lũ Hình ảnh hoa đong đưa là một nét vẽ rất phóng túng, mềm mại, nói lên cái đa tình của người lính Tây Tiến.).Cái đa cảm, đa tình của người lính Tây Tiến còn thể hiện ở khát vọng tình yêu, hạnh phúc với nỗi nhớ về một dáng kiều thơm nơi mảnh đất kinh kì: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Trong đời sống tình cảm riêng, người lính Tây Tiến rất đỗi hòa hoa. + Giàu mơ mộng: Chất thơ sâu thẳm trong tâm hồn người lính Tây Tiến là những giấc mộng, giấc mơ. Tiếng khèn dặt dìu của đêm hội đuốc hoa vui tươi, tưng bừng và mê đắm đã dẫn hồn họ đến bến bờ xa xôi của mộng ước: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. Hồn người lính Tây Tiến trở về với Viên Chăn để xây một giấc mộng thanh bình, một ước mơ về ngày chiến thắng. 3.2 Cảm hứng về cái hùng và chất bi tráng với những cảm xúc hào hùng, đau thương mà không bi lụy (1.25) a. - Vẻ hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên góp phần tạo nên âm hưởng lãng mạn hào hùng cho bài thơ. Thiên nhiên Tây Bắc được xây dựng như một nền cảnh hùng vĩ để tôn lên vẻ hào hùng của người lính Tây Tiến với núi cao, vực sâu, thác dữ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thắm, Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, Chiều chiều oai linh thác gầm thét b. - Bài thơ còn khắc họa vẻ đẹp hào hùng, đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến trên tinh thần lãng mạn: + Người lính Tây Tiến luôn lạc quan, vượt qua mọi gian khổ trong chiến đấu. Họ nhìn vào hiện thực trần trụi, tàn khốc bằng sức mạnh của lí tưởng cho nên ý thơ bay bổng, tràn đầy tinh thần ngạo nghễ trước hiện thực.. Chân dung ngang tàng và dữ dội: đoàn binh không mọc tóc, da xanh xao vì những cơn sốt rét rừng vẫn giữ được oai linh của hùm thiêng.. Hình ảnh súng ngửi trời đã thể hiện cái giọng tếu táo, hài hước, đùa vui với gian khổ của những anh lính trẻ. + Lí tưởng sống của người lính Tây Tiến rất đẹp đẽ, cao cả, mang cái hùng tâm, tráng chí của anh hùng thời xưa: Chiến trường đi 0.5 7

chẳng tiếc đời xanh + Sự hi sinh của người lính Tây Tiến cũng toát lên vẻ can trường, lãng mạn: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời ; Bỏ quên đời diễn tả cái chết rất nhẹ nhõm giống như một phút chợp mắt đi vào giấc ngủ rồi lại sực tỉnh và bước tiếp. Sự hi sinh ấy còn mang một vẻ đẹp bi tráng bởi nó không trần trụi mà được nâng lên, làm đẹp lên giống như sự hi sinh của các anh hùng, tráng sĩ trong lịch sử: áo bào, sông Mã gầm lên khúc độc hành Sự ra đi của người lính Tây Tiến cũng được diễn tả hào hùng những cũng rất nhẹ nhõm: anh về đất. Họ không chết mà trở về với đất mẹ và vì thế họ trở thành bất tử 3.3 Ngoài ra, cảm hứng lãng mạn anh hùng còn thể hiện ở phương diện 0.5 nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu khi êm đềm, mềm mại, thiết tha khi khỏe khoắn, gân guốc, hào hùng; câu thơ giàu nhạc tính; hình ảnh thơ được lạ hóa, có màu sắc phi thường; từ ngữ ước lệ, gợi sắc thái cổ kính, trang trọng; thủ pháp tương phản trong xây dựng hình tượng người lính Tây Tiến 4 Đánh giá chung (0.5) - Cảm hứng lãng mạn anh hùng bao trùm cả bài thơ, từ cảm xúc, hình tượng đến thủ pháp, ngôn từ, giọng điệu là ngọn nguồn thôi thúc Quang Dũng sáng tạo và cũng chính là vẻ đẹp riêng của bài thơ. Vì thế bài thơ trở thành một bông hoa đầu mùa có hương sắc lạ của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Có thể coi đây là môt hướng đổi mới thơ ca đáng ghi nhận. - Cảm hứng lãng mạn anh hùng trong bài thơ đã xây dựng một bức tượng đài độc đáo về người lính thời chống Pháp: vừa hào hùng, vừa hào hoa. * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa những bài đủ ý, diễn đạt rõ ràng, trong sáng, giàu cảm xúc. - Bố cục bài viết của học sinh có thể linh hoạt song phải hợp lí, logic. - Những bài có những ý hay, phát hiện không nằm trong đáp án có thể được thưởng điểm. - Những bài diễn đạt tốt mà chưa đủ ý: có thể cộng điểm diễn đạt. Người ra đề và soạn đáp án: Đặng Thị Lan Anh 8