CUỘC ĐỜI THÁNH MẠC TY NHO (Martino de Tours) Mạc Ty Nho sinh năm 316 tại Sabaria (Sabara), thành Pannônia (Pannonie), tây nam miền đất sau này gọi là

Tài liệu tương tự
ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

SỰ SỐNG THẬT

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Mở đầu

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Microsoft Word - doc-unicode.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Con Đường Khoan Dung

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT - HT

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Cúc cu

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - ptdn1257.docx

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Document

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Cúc cu

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Code: Kinh Văn số 1650

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Layout 1

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

SỰ SỐNG THẬT

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - THANG web

SỰ SỐNG THẬT


HỒI I:

Phân tích bài thơ Chiều tối

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

TRUYỀN THỌ QUY Y

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

mộng ngọc 2

Hạnh Phúc Bên Trong

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

1 5. Bạn lại được sinh ra một lần nữa! Giăng 3: 1-12 Tin Mừng Theo Giăng Nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với câu nói này: Bạn lại được sinh r

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

Phần 1

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - V doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Microsoft Word - giao-ly-chuan-bi-hon-nhan.docx

THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA GIÁO PHẬN VỀ VIỆC CỬ HÀNH GIỜ CHẦU THÁNH THỂ THEO SÁNG KIẾN 24 GIỜ CHO CHÚA MÙA CHAY 2019 Thanh Hoá, ngày 19 tháng 03 năm 2019

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

ĐT: (028) t Bản Tin 10 (4/2018) Nội dung trong số này: - Vài suy nghĩ từ một cuộc gặp gỡ tr. 2 - Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 tr. 5 -

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Bản ghi:

CUỘC ĐỜI THÁNH MẠC TY NHO (Martino de Tours) Mạc Ty Nho sinh năm 316 tại Sabaria (Sabara), thành Pannônia (Pannonie), tây nam miền đất sau này gọi là Hung Gia Lợi (Hongarie). Cha mẹ Ngài là người lương.. Cha Ngài là 1 sĩ quan La Mã. Mạc Ty Nho có nghĩa là thần Mars nhỏ; tên này xứng hợp với con của 1 sĩ quan La Mã. Ít lâu sau khi sinh, Mạc Ty Nho theo cha mẹ về Ticinium, xứ Pavie cổ nay là nước Ý, cậu lớn lên tại đây. Thiếu thời của Mạc Ty Nho đối với chúng ta là cả một huyền nhiệm. Mười tuổi muốn là dự tòng. Mười hai tuổi muốn là ẩn sĩ. Làm thế nào Mạc Ty Nho biết được Đức Kitô và ai là người đã khơi lên cho Ngài một tình yêu sống động đối với những điều cao cả ấy? Chúng ta không được biết, chỉ biết là vào thời ấy có một xu hướng mãnh liệt sống ẩn mình trong hoang địa. Xu hướng này có ảnh hưởng sâu đậm trên Mạc Ty Nho ngay từ thời thơ ấu. Trở thành Kitô hữu đối với Mạc Ty Nho đã khó, huống hồ trở thành ẩn sĩ. Thử thách đang chờ cậu ở phía trước. Quả vậy, vài năm sau để chống lại quân Man-di, hoàng đế Constantin truyền cho con trai của các sĩ quan đến tuổi 15 (1) phải gia nhập quân đội. lệnh hoàng đế phá đổ mộng ước sống ẩn dật của Mạc Ty Nho. Cậu không thể cưỡng lại vì điều ấy sẽ làm cho cha cậu giận dữ đồng thời ảnh hưởng đến địa vị và quyền lợi vật chất của ông. Ai dám trái lệnh vua tức khắc bị loại khỏi vòng pháp luật và còn liên lụy đến gia đình. BẠN CỦA NGƯỜI NÔ LỆ Sau vài năm huấn luyện quân sự tại Ý, Mạc Ty Nho được cử đi Gaule làm kỵ sĩ và trở thành 1 sĩ quan; đó là cái nghiệp mà cậu muốn chối bỏ nhưng rốt cuộc vẫn phải theo. Bài học không nhỏ trong đời Mạc Ty Nho. Là sĩ quan Mạc Ty Nho còn phải nhận 1 nô lệ giúp việc. Tuy nhiên Ngài không đối xử với người ấy như chủ với tớ, nhưng như những người bạn. Ngài đồng bàn với họ, thậm chí thích phục vụ họ nơi bàn ăn.

CHIA ÁO CHO NGƯỜI NGHÈO Mùa đông 338 339, Mạc Ty Nho đóng quân tại Amiens, lúc ấy 22 tuổi. Một ngày lạnh giá, cỡi ngựa đến cổng thành, Mạc Ty Nho gặp 1 người ăn xin rách rưới. Người qua kẻ lại, nhưng chẳng ai đoái hoài đến. Lúc ấy, ngoài áo giáp và khí giới, Mạc Ty Nho chỉ có chiếc áo khoác bằng len trắng. Chạnh lòng thương, Mạc Ty Nho rút gươm chia đôi tấm áo và cho người hành khất 1 nửa. Thấy thế, kẻ thì nhạo cười; người thì thương cảm. Đêm sau, Mạc Ty Nho chiêm bao thấy Chúa Giêsu mặc nửa tấm áo mà Ngài đã đắp cho người hành khất và nói với các thiên thần bao quanh: đây là tấm áo mà Mạc Ty Nho, một tân tòng đã đắp cho ta. Trong ngày phán xét, chắc chắn nó chẳng phải là một giấc mơ; Chúa sẽ lặp lại điều ấy với Mạc Ty Nho. Ít lâu sau, Mạc Ty Nho lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. NHỮNG THÁNG NĂM ĐEN TỐI Từ lúc ấy, cuộc đời Mạc Ty Nho trở nên ảm đạm. Hơn bao giờ hết, Mạc Ty Nho muốn rời bỏ quân ngũ để phụng sự Thiên Chúa mà thôi; nhưng không biết đến bao giờ mới thực hiện được ý định ấy. Mười sáu năm sau khi được rửa tội, Mạc Ty Nho vẫn phải đóng quân ở mạn Bắc xứ Gaule. Đối với Mạc Ty Nho, đó là cả một thử thách lớn lao, một nỗi đắng cay! Ngài như thể bị lưu đầy khi phải sống 1 cuộc sống đơn điệu, nhàm chán, xa với những ước mơ của mình. Ngài muốn rời quân ngũ để trở thành đan sĩ, không phải để đào thoát khỏi cuộc sống nhưng là để phụng sự Thiên Chúa, để gặp lại Đức Kitô. Thực ra, khi chấp nhận nỗi cay đắng như Đức Kitô hoặc yêu thương người nghèo khổ nô lệ như Người, Mạc Ty Nho đã gặp lại Đức Kitô và sống mật thiết với Người rồi. Như thế, ngay khi còn phải cầm vũ khí, Mạc Ty Nho đã sống đời đan tu đích thực. Bằng cách ấy, Mạc Ty Nho mới có thể kiên trì theo đuổi và làm cho ước mơ của mình thành hiện thực. Người ta không hiểu vì đâu mà Mạc Ty Nho thích phụng sự cho Đức Kitô hơn là cho Hoàng đế.

RỜI BỎ QUÂN NGŨ Năm 356, các bộ lạc Francs, Alamans và Saxons ở mạn Bắc sông Rhin cấu kết với nhau để xâm chiếm Gaule thuộc đế quốc La Mã. Họ bất ngờ vượt sông và chiếm bốn mươi trọng điểm ở biên giới, rồi tiến về phía Nam. Quân La Mã tập trung ở Worms, miền Rhénanie để nghênh chiến. Khi phải đem quân ra trận, Mạc Ty Nho vô cùng bối rối. Là chiến sĩ thì phải ra trận, mà ra trận thì làm sao thực hiện ước mơ trở thành 1 đan sĩ vì Giáo hội nghiêm cấm 1 đan sĩ lâm chiến? Liệu có thể rời bỏ quân ngũ khi kẻ thù đánh chiếm Gaule không? Liệu có thể bỏ mặc bè bạn chiến đấu và lao vào cái chết không? Áp ngày ra trận, tổng lãnh binh César Julien tập họp binh sĩ lại, rồi theo tập tục La mã, gọi từng sĩ quan lên để ban thưởng. Đến lượt mình, Mạc Ty Nho mạnh dạn tuyên bố: Từ lâu tôi đã phục vụ ngài, nay tôi muốn phụng sự Thiên Chúa. Phần thưởng này dành cho những ai lâm chiến. Còn tôi, tôi là chiến sĩ của Đức Kitô: ra trận là điều cấm kỵ Julien sững sốt. Ông nghĩ rằng Mạc Ty Nho làm thế là vì sợ hãi, nên mắng như tát nước vào mặt nhưng Mạc Ty Nho không chút sợ sệt: Ngài cho rằng tôi không lâm chiến vì nhát đảm chứ không vì đức tin, thì mai tôi sẽ cầm thánh giá đi đầu và ra trận mà không mang theo một khí giới nào, không nón, không thuẫn Julien chấp thuận và cho giam Mạc Ty Nho vào ngục. Hôm sau, Mạc Ty Nho làm đúmg như vậy và lạ lùng thay kẻ thù gửi sứ giả đến cầu hòa. Ít lâu sau, Mạc Ty Nho được phép rời quân ngũ nhưng mất tất cả quyền lợi. Sau khi phục vụ người nghèo, đến lượt Mạc Ty Nho trở nên người nghèo. Như thế, Ngài đã cho Chúa luôn nửa tấm áo còn lại. BƯỚC ĐƯỜNG RONG RUỔI KHẮP ĐẾ QUỐC: ĐẾN TRÈVES Năm 40 tuổi, Mạc Ty Nho mới được tự do thực hiện ước mơ của mình. Rời Worms, Mạc Ty Nho nhắm hướng Trèves, thủ đô của Gaule, một trong những trung tâm tôn giáo lớn, nơi duy nhất Mạc Ty Nho có thể gặp các đan sĩ. Ở đây, Mạc Ty Nho làm bạn với những người xứ Potiers (Poitiers). Họ hát cho Mạc Ty Nho nghe những lời chúc tụng của người đồng hương nổi tiếng của họ là thánh Hilariô (Hilaire), giám mục của thành Potiers (Poitiers) từ 5,6 năm nay. Mạc Ty Nho cũng đã được nghe danh ngài, vì Ngài chính là người nhiệt thành bảo vệ thần tính của Đức Kitô, chống lại lạc thuyết Ariô (Ariens). Thánh Maxime, giám mục Trèves và là bạn của Mạc Ty Nho, khuyên Ngài nên đi Potiers (Poitiers). Mạc Ty Nho đã tới Potiers (Poitiers) vào cuối mùa hè năm 356.

GẶP HILARIÔ (HILAIRE) Được báo trước, thánh Hilariô (Hilaire), vui vẻ đón tiếp Mạc Ty Nho và cả hai sớm trở thành bạn hữu. Ngài muốn Mạc Ty Nho tiếp nhận ngay các tác vụ, nhưng Mạc Ty Nho cảm thấy mình bất xứng nên muốn đi lại từ bước đầu với tác vụ trừ quỷ. Những ngày sống tại đây trong cộng đoàn của vị thánh giám mục Hilariô (Hilaire), đối với Mạc Ty Nho quả là những tháng ngày hạnh phúc, hạnh phúc được tự do sống theo ước nguyện sau 24 năm dài ấp ủ trong lòng. VỀ LẠI QUÊ HƯƠNG Trong nhiều năm, Mạc Ty Nho đã không gặp cha mẹ. Ngài buồn không chỉ vì thế, nhưng còn vì để cha mẹ không biết Chúa. Được thánh Hilariô (Hilaire) chấp thuận, Ngài về thăm lại cha mẹ. Cuộc hành trình thật gian nan vất vả vì phải vượt qua Alpes, vùng bắc Ý trước khi đến Sabaria. Niềm vui được thăm lại quê hương mau chóng trở thành nỗi buồn vì cha Ngài nhất định từ chối, chỉ có mẹ Ngài chấp nhận trở nên Kitô hữu; điều này khiến Mạc Ty Nho vui mừng khôn tả. Đám bạn bè cũng không mặn mà tiếp đón Mạc Ty Nho và tranh cãi quyết liệt đến nỗi đuổi Ngài khỏi Sabaria. Trong thời gian này, thánh Hilariô (Hilaire) cũng bị bè Ariô (Ariens) chống phá, phải rời Potiers (Poitiers) và đi đầy tại Phrygie, miền Tiểu Á. TỪ MILAN ĐẾN ĐẢO HOANG Mạc Ty Nho vội vã quay về nhưng không gặp được thánh Hilariô (Hilaire). Không biết tìm thánh nhân ở đâu, Mạc Ty Nho dừng lại ở Milan và ẩn tụ ở đó. Ít lâu sau, 1 số môn đệ tìm đến với Ngài và nơi ấy trở thành đan viện đầu tiên của Ngài. Giám mục Milan bấy giờ là Auxentius theo nhóm Ariô (Ariens) và chống lại thánh Hilariô (Hilaire) nên cũng bách hại và trục xuất Mạc Ty Nho khỏi Milan. Một lần nữa, Mạc Ty Nho trở thành nạn nhân của lòng thù hận của nhóm Ariô (Ariens). Ngài không muốn trở về Potiers (Poitiers) nữa vì thánh Hilariô (Hilaire) đã đi đầy rồi, nên dấn sâu vào đời sống cô tịch để chiêm ngắm Thiên Chúa. Ngài ẩn mình tại đảo Gallinaria, nay là Isola d Albenga. Sau khi thánh Hilariô (Hilaire) trở về, Mạc Ty Nho lập tức tìm đến với Ngài. Năm ấy là năm 360. Mạc Ty Nho lúc đó đã 44 tuổi. LẬP ĐAN VIỆN ĐẦU TIÊN CỦA PHÁP: LIGUGÉ Sau nhiều năm thử thách, Mạc Ty Nho có thể đi hoạt động. Được giám mục tín cẩn, Mạc Ty Nho đến ngụ tại Ligugé cách Poitiers 8 cây số về phía nam, trên bờ biển Clain, và lập đan viện đầu tiên của Pháp tại đây. Khác với các đan viện phương Đông tách khỏi người đời, đan viện của Mạc Ty Nho vừa là nơi tĩnh tâm vừa là 1

trung tâm mục vụ. Mạc Ty Nho gọi các đan sĩ khác là anh em. Họ sống trong những căn chòi kề cận nhau và qui tụ nhiều lần trong ngày để cầu nguyện chung. Thời gian còn lại, các Ngài đi loan báo tin mừng bằng cách chăm sóc những kẻ bệnh tật, dạy trẻ và giảng dạy. Các Ngài kết hợp 1 cách nhuần nhuyễn 3 lối sống: cô tịch, cộng đoàn và truyền giáo. Do đó, Ligugé không chỉ khởi xướng đời sống đan viện tại Pháp nhưng còn khơi mào cho công cuộc phúc âm hóa các vùng nông thôn. Như thế, đời sống chiêm niệm ở Pháp không gắn liền với hoang mạc như ở phương Đông nhưng với đời sống thị thành. Là trưởng cộng đoàn, Mạc Ty Nho chấp nhận trở thành linh mục. Sau việc hồi sinh hai người đã chết 2,3 ngày, Ngài được mọi người trong vùng cũng như các vùng phụ cận biết đến. Lúc bấy giờ, Ngài ngụ tại Ligugé và người ta tuốn đến với Ngài. Năm 367, thánh Hilariô (Hilaire) qua đời. Một nỗi dau cho Mạc Ty Nho. CUỘC MAI PHỤC ĐẠO ĐỨC Khi thánh Hilariô (Hilaire) qua đời, dân Poitiers không dám chọn Mạc Ty Nho thay cho thánh nhân, vì họ thừa biết không thể trục Ngài khỏi đan viện của Ngài. Nhưng 3,4 năm sau, tòa giám mục Tours cũng trống ngôi và dân thành Tours không muốn gì hơn là Mạc Ty Nho làm giám mục của họ. Họ liền lập mưu để đưa Mạc Ty Nho vào thành. Họ biết Ngài rất thương người nghèo khó bệnh tật và sẵn lòng đi giúp người ấy, nên cho người đến mời Ngài đi chữa bệnh cho vợ đang đau nặng. Giữa đường họ mai phục và dẫn Ngài đến Tours rồi vào nhà thờ chánh tòa. Tại đây, đám đông đã trực sẵn đồng thanh hô to: Mạc Ty Nho xứng đáng làm giám mục. Hạnh phúc cho Giáo hội có 1 giám mục như thế! Thời bấy giờ, dân chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đề cử giám mục. Lúc ấy, Mạc Ty Nho chỉ mặc có mỗi tấm áo đen bằng len, thứ áo sống của các đan sĩ và nô lệ. Có 1 số giám mục lân cận và những người cùng phe nhóm không chấp thuận. Họ cho rằng không thể đặt 1 người ăn mặc bê bối, đầu tóc bù xù làm giám mục được. Nhưng dân chúng nhiệt liệt ủng hộ Mạc Ty Nho. Cuối cùng các vị giám mục và đám đông ủng hộ Mạc Ty Nho thắng thế. Mạc Ty Nho được phong giám mục và trở thành giám mục Tours. Năm ấy là năm 371 khi Mạc Ty Nho được 55 tuổi.

MỘT ĐAN SĨ GIÁM MỤC Dù là giám mục Ngài vẫn sống gần gũi với dân chúng, đặc biệt những người nghèo khổ bệnh tật, như 1 đan sĩ. Ngài cũng lập 1 căn chòi nhỏ gần nhà thờ chánh tòa để làm chỗ nghỉ ngơi và sống trong cô tịch. Ngài cũng cho lập 2 phòng khác trong nhà thờ chánh tòa: 1 dành cho linh mục đại diện Ngài để tiếp khách; 1 dành cho Ngài để tiếp người nghèo và các linh mục Ngài cần gặp. Dù xếp đặt chu đáo như vậy, nhưng Ngài cũng không thể sống trọn vẹn cuộc sống đan tu như lòng mong ước, nên đã chọn 1 nơi gần đó để tĩnh tâm và có thể trở về khi cần. Ngài đã chọn 1 nơi hoang dã cách đó 2km, trên 1 mõm đá dựng đứng ở phía bắc sông Loire (nước Pháp), nơi mà vị giám mục đầu tiên của Tours ẩn náu trong thời bách hại và có khung cảnh gần giống với Ligugé (nước Pháp). Ngài có thể ở trong chòi hay trong hang. Vào thời Mạc Ty Nho, số Kitô hữu gia tăng vì các cộng đoàn Kitô hữu phát triển nhanh trong các thành phố nhờ sự bình an tôn giáo và gần như mỗi thành phố đều có giám mục. Bên cạnh giám mục có các linh mục và phó tế giúp việc. Nhưng ở miền Tây thì không có giáo xứ lẫn cha xứ, ngoại trừ vùng Midi của Pháp và 1 vài nơi hiếm hoi. Người ta thấy ở nhà thờ chánh tòa có giám mục và giám mục phải kiêm luôn nhiệm vụ của 1 cha xứ. Các thành phố của Gaule không đủ lớn nên không có nhu cầu chia thành nhiều giáo xứ thành thị. Còn ở nông thôn vừa được phúc âm hóa, thì nhu cầu này rất lớn. Có thể nói, các giáo xứ và các cha xứ là thành quả của 1 phong trào truyền giáo rộng lớn trong các vùng nông thôn. Chính những giáo xứ nông thôn trong thế kỷ thứ 4 là những giáo xứ đầu tiên; 100 năm trước khi các giáo xứ thành thị được thiết lập. Nếu như lòng yêu mến đời sống đan tu dẫn Mạc Ty Nho đến Marmoutier, thì không phải vì Ngài muốn khép kín hay co cụm lại. Ánh sáng của Đức Kitô mà Ngài đã lãnh nhận không thể che giấu. Ở đâu, Mạc Ty Nho cũng khao khát thông truyền lời mời gọi mà Ngài đã lãnh nhận và gìn giữ cách nhiệt thành. Lòng Ngài bùng cháy lửa truyền giáo. Bây giờ làm giám mục, đúng nghĩa là người kế nhiệm các tông đồ, Ngài muốn trở nên người rao giảng phúc âm cho các vùng nông thôn của Gaule.

Ở Marmoutier, Mạc Ty Nho không xin cho thân xác được nghỉ ngơi mà xin cho tâm hồn được bình an. Hang động không phải là nơi Ngài ẩn trú, nhưng là nơi hun đúc tâm hồn trong cô tịch và thờ lạy, để rồi ra đi qui tụ mọi người về với Chúa. Không có 1 sự đối nghịch nào giữa nhiệm vụ của 1 đan sĩ và của 1 người truyền giảng Tin mừng. Vì thiếu, nên các vị thừa sai thường bị quá tải. Các vị thừa sai không những thiếu vì số lượng, mà còn thiếu vì không đủ khả năng thích nghi với não trạng, ngôn ngữ, tập quán dân dã. Marmoutier do đó không chỉ là 1 đan viện mà còn là 1 chủng viện. Sự thánh thiện của Mạc Ty Nho kéo theo bao vị thánh khác như thánh Brice (giám mục Angers), thánh Florent (đan viện phụ Mont- Glonne), thánh Maximin ở Ile Barbe, thánh Romain ở Blaye và những Mạc Ty Nho khác nữa ở Saintes, ở Brive NGƯỜI TIÊN PHONG CỦA CHÚA Năm 375, Mạc Ty Nho bắt đầu thực hiện những chuyến đi truyền giáo qua các vùng thôn dã ở Tours hoặc xa hơn ở các vùng đất của người Gaules. Như thói quen Ngài ra đi với hành trang nhẹ nhàng, không người tùy tùng, không phẩm phục lộng lẫy. Ngài thường mặc 1 chiếc áo choàng đen và đem theo 1 vài thầy dòng cũng ăn mặc giản dị như vậy. Khó mà nhận ra Ngài trong nhóm các anh em của Ngài. Có lần Ngài gặp 1 đám lính thu thuế đi trên 1 cỗ xe do lừa kéo. Những con lừa khi leo lên cao thì hoảng sợ và làm cho cỗ xe đổ xuống. Đám lính cho rằng những con lừa hoảng sợ vì thấy ông thầy dòng nghèo nàn, nên lao tới và lấy roi quật Ngài lia lịa. Mạc Ty Nho không chống đỡ mà nằm yên bất động bên đường. Khi nhận ra Ngài, họ vội vàng chạy đến xin Ngài tha lỗi cho. Trong vòng tay chăm sóc của các thầy, Mạc Ty Nho chúc lành cho đám người đã tấn công Ngài. Rao giảng tới đâu, Mạc Ty Nho phá đổ các ngẫu tượng đến đấy, rửa tội cho dân, xây dựng thánh đường và đặt để linh mục ở lại coi sóc. Hàng loạt các nhà thờ và giáo xứ được lập nên như Touraine, Langeais, Sonnay, Chisseaux, Montrichard, Saint Pierre, Tournon, Candes

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI BẠO LỰC Trước cuộc xung đột giữa Priscillien và 2 giám mục Idace và Ithace tại Espagne ngày 1 lan rộng, lan sang cả nước Pháp và kéo theo các thế lực của vua chúa, Mạc Ty Nho chủ trương phải bảo vệ đức tin nhưng đừng coi thường đức mến; phải lấy lòng bao dung mà đón nhận nhau. Mạc Ty Nho đã tận dụng sự quen biết để đứng ra hòa giải nhưng thất bại; thậm chí còn bị ngược đãi và bách hại. QUA ĐỜI Nghe biết các linh mục ở Candes không thuận thảo với nhau, Mạc Ty Nho lúc ấy đã hơn 80 tuổi nhưng cũng cố gắng thu xếp mọi việc để đến gặp gỡ và hòa giải các vị ấy với nhau trong tình huynh đệ Kitô. Tất cả đã hòa giải với nhau. Điều này làm cho Mạc Ty Nho rất đỗi vui mừng, nhưng sau đó Ngài đã không thể trở về vì cảm thấy sức lực yếu dần. Ngài đã loan báo cho các thầy biết chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ giã từ cõi thế. Ngài không bỏ các môn đệ nhưng cũng không còn xa cách Đức Kitô nữa. Ngài nói: Lạy Chúa, nếu con còn cần thiết cho dân này, thì con chẳng từ nan nỗi khó nhọc nào. Nhưng xin cho ý Chúa được nên trọn! Sau nhiều ngày sốt nặng, Mạc Ty Nho đã qua đời tại Candes ngày 08-11- 397 và ngày 11-11- 397 được chôn cất tại đại thánh đường Tours. Mộ Ngài trở thành nơi hành hương nổi tiếng. Ngài là vị thánh đầu tiên được Hội Thánh nâng lên hàng hiển thánh mà không phải đổ máu chết vì đạo. Nguồn: Gx.MACTYNHO-Saigon