TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự

Tài liệu tương tự
Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Cúc cu

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Chan uot chan raoTPV

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Kể về một người bạn mới quen

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Ông Dương, ông đã về Trời Cung Tích Biền August 1, Cung Tích Biền (trái) và Dương Nghiễm Mậu trong dịp tưởng niệm nhà thơ Hoàng Trúc Ly ngày 23

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phần 1

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

No tile

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

No tile

Con Đường Khoan Dung

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Phần 1

CHƯƠNG 1

1

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T


Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Niệm Phật Tông Yếu

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Table of Contents Chương 1: 27 NĂM LÀM CẢNH VỆ CHO MAO TRẠCH ĐÔNG, ĐIỀU KHÓ QUÊN NHẤT LÀ 10 NĂM ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA Chương 2: BÁO CHỮ TO "PHÁO BẮN V

Microsoft Word - noi dung LVT OK.doc

Document

mộng ngọc 2

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

SỐ 3 Bản tin ĐA NĂNG THÁNG 9 NĂM 2012 GIA ĐÌNH HỌC VIỆN CSQG VÙNG TÂY BẮC THÔNG TIN - SINH HOẠT - TƯƠNG TRỢ - VĂN HÓA - KHOA HỌC Lễ Khánh Thành Kỳ Đài

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn

Ý nghĩa của sự ăn chay

Giới thiệu về quê hương em

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Mùa Xuân Nào Cho Em Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo tường, mười giờ đúng. Chỉ còn hai tiếng nữa là năm cũ sẽ qua đi để nhường chỗ cho năm mới. Một mù

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

No tile

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Bạn Tý của Tôi

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Bản ghi:

TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy email từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự tính làm cuốn Đặc San Xuân Mậu Tuất-2018, có lẽ là cuốn chót trong đời đấy vì đã thấy lực bất tòng tâm rồi, nhặt nhạnh chút kỷ niệm về trường xưa, bạn cũ còn nhớ được thì cho một bài, ngăn ngắn thôi cũng được. Đã trên dưới tám chục cả rồi, đầu óc còn nhớ được bao nhiêu. Tính từ đầu thập niên 1950 đậu vào lớp Đệ Thất trường Trung học Nguyễn Trãi - Hà Nội, vẫn cùng đồng môn Nguyễn Đức Hinh ăn bánh tôm trước cổng trường, đến mùa Xuân này đã ngót nghét bảy mươi năm. Đời người bảy mươi năm đã là dài và hiếm như nhà thơ Đỗ Phủ bảo. Nhưng quên gì thì quên chứ những kỷ niệm về trường xưa bạn cũ vẫn bàng bạc Xuân Mậu Tuất 5

trong đầu. Nó không rõ nét, nhưng vẫn cảm thấy cái ấm áp của tuổi học trò, như cái bắt tay thân ái của bạn mình ngay hôm qua thôi. Những tiếng gọi nhau mày tao, toa moa sao nghe vẫn gần gũi quá! Di cư năm 1954, tiếp tục học Đệ Ngũ và Đệ Tứ ở trường Nguyễn Trãi chuyển vào Miền Nam, lúc ấy mượn trụ sở trường Tiểu học Trương Minh Ký ở đường Nguyễn Thái Học Sài Gòn, mình thường hay đi sớm để có thời giờ vào rạp ciné Đại Nam ngắm ảnh các tài tử điện ảnh Mỹ rất được ái mộ như Robert Taylor, John Wayne, Victor Mature... nhất là các nữ minh tinh như Elizabeth Taylor, Lana Turner với đôi mắt và nụ cười đẹp mê hồn. Nhớ trưởng lớp Phạm Trọng Sách dáng cao ráo, lúc nào cũng nghiêm chỉnh. Nhớ Đặng Trí Hoàn hay biểu diễn ngồi trên ghi đông xe đạp, đạp xe đi giật lùi. Nhớ Nam Sinh Tín thuở ấy đã rất cốt-tô nhờ chuyên tập tạ. Nhớ Nguyễn Sâm rất đẹp trai, có nước da trắng hồng. Nhớ Phạm Hữu Độ luôn luôn tự tin vì là môn sinh của võ đường Vovinam. Chu Trí Lệ, Bùi Công Huề cũng thế, không tập tạ thì cũng ở lò boxing nào đấy. Tan trường ra về, các bạn thường đạp xe cùng nhóm với nhau, khoá xe đạp mở sẵn, đề phòng các nam sinh trường Petrus Ký tập kích. Phòng vậy thôi chứ có bao giờ đụng độ nhau đâu. Nhớ dáng dấp thư sinh của Trần Ngọc Quân, Lê Duy San. Và còn nhớ nhiều lắm. 6 Cuối Đời Nhìn Lại

Sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, cùng các bạn sang học trường Chu Văn An chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn, lúc ấy được trường Trung học Petrus Ký nhường cho một dãy lầu hai từng ở phía sau, có lối vào từ đường Trần Bình Trọng, giáp với một sân đá bóng rất rộng. Thuở ấy, cơ sở trường hạn hẹp nên trường chỉ có từ lớp Đệ Tam đến lớp Đệ Nhất. Trường đúng là nơi quần anh hội. Các đồng môn xuất xứ từ khắp các trường chuyển từ miền Bắc vào, nào Chu Văn An, Nguyễn Trãi Hà Nội, nào Ngô Quyền Hải Phòng. Đào Văn Khánh, Nguyễn Văn Quyên thường hãnh diện nhắc đến xuẩt thân từ Ngô Quyền. Chỉ ba năm ngắn ngủi, nơi đây là lò đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước sau này. Phạm Hoán đã hé lộ năng khiếu vẽ qua trang bìa các đặc san Xuân cuối năm của trường. Đỗ Phan Hạnh có chiều cao rất thích hợp cho vai dập bóng, khiến đội bóng chuyền của trường là một đối thủ độc cô cầu bại trước các đội trường khác. Vũ Hải Long đã lộ rõ năng khiếu toán học nên không lạ khi bạn lấy tiến sĩ nguyên tử ở Pháp dễ dàng. Hoàng Cơ Định cũng nổi trội về môn hoá học. Dương Kiền đã rất chặt chẽ trong tranh luận, sau là một luật sư giỏi. Nguyễn Vũ Văn đã tiềm tàng tài năng về thơ văn. Bạn Nguyễn Long xuất sắc nhiều môn, được học bổng du học ngay khi tốt nghiệp Tú tài thứ hạng rất cao, tiếc là bạn bị tử nạn trong chuyến đi chơi Đà Lạt trước ngày Xuân Mậu Tuất 7

lên đường. Còn nhiều bạn nữa, không thể kể hết được. Trường đã cho tôi kiến thức và cho tôi tình bạn. Tình bạn mày tao, toa moa nay nó vẫn còn mãi đến tận bây giờ dù tuổi đời đã vượt mức cổ lai hy từ lâu. Ra đời đố bạn tìm được tình bạn mày tao thế này. Ra trường, bạn ta đi tám hướng mười phương. Phục vụ trong đủ mọi ngành nghề. Nhớ ra bạn Trần Vũ Khẩu vào quân trường ngay. Nhớ bạn đã đến trường Luật Sài Gòn tìm mình rủ đi ăn phở trong bộ quân phục tác chiến với bông mai vàng trên cổ áo. Bạn kể chuyện chiến trận vùng cao. Bạn dắn dỏi và điềm tĩnh khác hẳn vẻ nhu mì ít nói khi còn ngồi bên nhau trong lớp học mấy năm trước. Gặp nhau được một lần thì được tin bạn đã hy sinh trong một trận đụng độ ở miền Trung. Nhưng có lẽ người khoác chiến y sớm nhất là Đặng Trí Hoàn. Hoàn chọn binh chủng mũ đỏ oai hùng và còn nổi tiếng về thơ với bút hiệu Hà Huyền Chi và Mậu Binh. Chu Trí Lệ, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Kim Đễ... đều là những sĩ quan tuyệt vời của quân đội. Phạm Hữu Độ, Vũ Văn Khuông vào Quốc Gia Hành Chánh rồi trở thành những nhà hành chánh giỏi giang tận tuỵ với chức vụ. Nguyễn Tiến Dỵ, Nguyễn Lãng Uyên trở thành những thầy thuốc xuất sắc. Nguyễn Trọng Dũng là một kỹ sư điện góp tay làm thủ đô Sài Gòn là Thủ Đô Ánh Sáng không thua gì París. Một San vào ngành Thẩm phán Công tố rồi Luật sư, một San ra 8 Cuối Đời Nhìn Lại

sĩ quan Hải quân thỏa chí hải hồ sông nước. Phạm Đình San có làm chỉ huy một căn cứ hải quân ở Long Xuyên. Các bạn Nguyễn Sâm, Trần Ngọc Quân, Lưu Ngọc Thuỷ, Nguyễn Văn Quyên... vào ngành giáo dục, là những nhà giáo mẫu mực. Mô phạm ở phạm vi nhà trường nhưng ở chốn riêng tư, bên mấy lon bia, vẫn là bạn mày tao. Nguyễn Đức Hinh mới từ Dallas, Texas gọi hỏi : - Này Hiển, lâu nay mày có tin gì về thằng Đoàn La không? sao nó trốn kỹ thế? cả thằng Đỗ Trí Khang nữa? Đồng môn Hinh sắp có chắt rồi vẫn mày tao, thằng nọ thằng kia, đó là nét đẹp văn hoá thưở học trò. Nhìn quanh, vắng vẻ quá, chỉ còn biết phôn cho nhau để được nghe tiếng của nhau, để biết ta còn có bạn. Như bạn Quân đề tặng trong cuốn Cuối Đời Nhìn Lại số 13 MỪNG TA CÒN CÓ NHAU. Hinh lại gọi phôn khoe, vừa được cháu thải cho một cái ipad cũ và chỉ cho xem nhiều chương trình hay lắm và dặn, mày nhớ sắm một cái cho tuổi già đỡ cô quạnh. Than vãn với đốc tờ Uyên sao dạo này thấy mắt kém hẳn đi thì được tu bíp kê cho một toa chữa mẹo bằng cách gởi qua email hình mấy cô tóc vàng con nhà nghèo chẳng có quần có áo gì cả, bảo cứ ngắm, ngày mấy cữ cũng được, mắt sẽ sáng ra. Đây là phép ngắm đào tiên mà Xuân Mậu Tuất 9

các đốc tờ Mỹ lấy từ kết quả lâm sàng đã đăng trên Medical Journal of New England, USA. Thế mà kết quả rất khả quan không khác gì nhạc sĩ Tư Vững đờn cò được tiên ông cho mấy viên tiên dược nhỏ bằng hạt bo bo, vừa lọt khỏi miệng đã thấy mắt mở thao láo, vừa sáng mắt lại sáng cả lòng nữa. Nhưng sau đó thì nhạc sĩ ôm mặt khóc xụt xùi, xin được mù trở lại và chỉ muốn được như Bồ Tùng Linh - ái thính thu phần quỉ xướng thi - khi thấy thế sự chán ngắt trước các ngang trái của cuộc đời : Thế sự nhìn ra chán ngắt thôi Chuyện ma nhàn đọc ngẫm xem chơi Ma mà tình nghĩa hơn người thực Thì bạn cùng ma đủ thú rồi. Cũng giận cũng hờn cũng ỉ ôi Vơi đầy nước mắt lúc chia phôi Tình ma chung thủy sau như trước Coi đấy thì ma có khác người. Nhớ đến bạn lại nhớ đến thầy. Nhớ đến thầy dậy Pháp Văn Trần Đình Ý đến trường lúc nào cũng complet tươm tất bất kể nắng mưa. Thầy đi xe đạp, cứ đến ngã tư Thầy lại cẩn thận xuống dắt xe qua đưòng rồi mới lên xe đạp tiếp. Thầy Quỳnh dạy Vạn Vật vẽ hình trên bảng rất đẹp. Thầy Trương Đình Ngữ dạy Vật Lý rất đẹp trai, giảng bài rất cuốn hút. Nhiều bạn có mộng học sư phạm đều do hình tượng của Thầy mà ra. 10 Cuối Đời Nhìn Lại

Mình cũng rất thích nghề nhà giáo nhưng thi vào Đại học Sư phạm không được. Thi Nông Lâm Súc cũng tong. Xin vào không quân thì mắt phải cận nặng, bị chê. Ghi danh vào Luật khoa vậy. Trời không cho làm chim bằng thì ta làm chim sẻ vậy. Thầy dạy Việt Văn Vũ Khắc Khoan có dáng điệu lừng khừng triết nhân, thầy giảng về Chinh Phụ Ngâm thì nhất. Thầy Quĩ dạy Toán lúc nào cũng sôi nổi. Thầy Bạch Văn Ngà thì lạnh lùng không bao giờ cười. Giờ toán của Thầy là mình sợ nhất. Mình đã núp sau tấm lưng cánh phản của Đỗ Phan Hạnh mà Thầy vẫn moi đúng tên lên bảng. Mình học ban B nhưng lại dốt toán. Thầy vừa xướng tên, cả lớp đã cười ầm lên. Mình lừng khừng lên bảng, tay cầm phấn lắng nghe Thầy đọc một đề toán hình học không gian. Mình vừa vẽ vừa giải, thấy lớp lại cười rộ lên. Nghe tiếng Thầy bảo : - Im lặng! Để anh ấy giải. Nhưng rồi mình đứng đực ra vì chẳng thấy lối ra Một lúc thì thầy bảo : - Thôi anh về chỗ, có sáng tạo đấy, nhưng sáng tạo sai rồi! Cả lớp lại được một trận cười. Khoảng năm 1971 gặp Thầy ở phi trường Long Xuyên, mình ra nhận và chào Thầy. Thầy xuống dạy ở Đại học Long Xuyên. Mình cũng có một cua về Luật Thương Mại ở đây. Xuân Mậu Tuất 11

Mình mời Thầy về nhà ăn cơm. Thầy trò nhắc lại kỷ niệm Chu Văn An. Lần đầu tiên mình thấy Thầy cười khi mình nhắc lại lần Thầy gọi lên bảng. Thầy hỏi : - Nay các anh đã ra đời cả, còn gặp nhau thường không? Thầy Bùi Đình Tấn dạy Pháp Văn cũng xuống dạy Đại học Long Xuyên, mình cũng có dịp mời Thầy dùng cơm, trò cũng nhắc nhiều chuyện cũ. Lúc này Thầy trò cởi mở chứ không giữ kẽ như thời còn dưới mái trường xưa. Nay các thầy đã là những người MUÔN NĂM CŨ. Nhiều trò cũng đã đi theo các thầy. Kỷ niệm về trường xưa chỉ còn bàng bạc qua mấy vần thơ sau đây : Nhớ về thầy cũ bạn xưa Mái trường ấp ủ ước mơ bao điều Hoài bão bay bổng cánh diều Cùng ai chung bước những chiều nắng mưa. Bây giờ mộng đã tàn chưa Nhìn quanh bạn cũ lưa thưa mấy người. Lững lờ ngày tháng trôi xuôi Chờ xem một kiếp luân hồi nào đây. Thôi đành lỗi hẹn cỏ cây Vời trông non nước chân mây cuối trời! Vũ Văn Khuông mất, ít lâu sau khi sang định cư tại Mỹ. Nay vẫn nhớ cái tình Chu Văn An bạn đã dành 12 Cuối Đời Nhìn Lại

cho trong lúc cùng nhau trong cơn bỉ cực. Bữa cơm với tí nước muối mà bạn vẫn giúi cho trái ớt tươi chẳng biết bạn đào ở đâu ra. Chỉ một chút chất tươi ấy đã làm tinh thần sảng khoái hẳn ra trong tình trạng tuyệt vọng không còn biết bấu víu vào đâu. Tình bạn CVA đã vực dậy niềm hy vọng. Dựa vào nhau mà sống, mà vượt qua mọi khó khăn. Miếng cơm cháy, lon ghi-gô nước cơm Phạm Hũu Độ làm nhà bếp lén lút chuyển cho là những thần dược cực hay sau những ngày đói lả. Chu Trí Lệ lia chia được mớ rau dại san sẻ bát canh suông làm cái lạnh cắt ruột như giảm đi. Không thể gọi là một bữa nhưng đúng là một bữa khi đói thật! Cái tình CVA đã gắn kết để tìm đến nhau trong lúc tha phương. Vừa định cư ở vùng Đông Bắc Mỹ cuối năm 1990 thì anh Hoàng Song Liêm tìm đến nói là một thân hữu ở Canada giới thiệu. Anh Liêm là CVA từ Hà Nội. Anh ra trường thì tôi mới vào Đệ Thất. Anh và gia đình sang Mỹ từ 75 đã có cơ ngơi là một restaurant nhỏ đủ nuôi cả gia đình. Anh cho gia đình tôi mượn quán ăn của anh để bán điểm tâm buổi sáng. Làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu không lấy công xá gì. Anh chị còn hướng dẫn chúng tôi đủ thứ trong lúc chân ướt chân ráo mới đến Hoa Kỳ. Anh là dân CVA gặp duyên Chị là dân Gia Long. Xuân Mậu Tuất 13

Anh là nhà thơ, làm báo ở Hà Nội lúc còn rất trẻ. Qua mục tìm bạn bốn phương mà kẻ Bắc người Nam gặp gỡ nhau và nên duyên cho đến tận bây giờ, đã bước vào tuổi chín mươi. Còn chúng ta, nói đến CVA là nói đến Trưng Vương, nói đến Petrus Ký là nói đến Gia Long, nói đến Lê Văn Duyệt là nói đến Võ Trường Toản, Hồ Ngọc Cẩn... Nó như là một định mệnh đã an bài. Bà xã nhà mình cũng là dân Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu đấy và cũng như mình, lúc nào cũng đau đáu hoài niệm về trường cũ : Mỗi độ lá vàng rơi đất khách Lòng còn lưu luyến nhớ Trưng Vương. Cũng như mình liên hệ với nhóm CVA59 thì Bà cũng giữ mối liên hệ với nhóm TV53-60 của bà. Nhóm này cũng hay tổ chức họp mặt hàng năm và gọi nhau ơi ới. Mới đây nhóm ra một cuốn MỘT THOÁNG HOÀI NIỆM TV Khóa 53-60, sưu tầm được hình các lớp của riêng khoá từ lớp Đệ Thất đến lớp Đệ Nhất, có đánh số chỉ tên rất công phu. Chỉ nguyên việc dò tìm được tên tuổi các bạn cũ trong hình đã là một kỳ công rồi. Bà xã của tôi chính là người trong câu thơ Cùng ai chung bước những chiều nắng thưa của mình đấy. Bà là người đã một tay nuôi bày con năm đứa - đứa đầu lên chín, đứa út còn ẵm ngửa - trong thời gian mình chu du ngoài Bắc bảy tám năm trời đấy. Lúc về mình có ý định tặng Bà một thằng cu Thêm thì Bà ấy cứ chắp tay 14 Cuối Đời Nhìn Lại

vái mình lia lịa như nhà chị Dậu trong chuyện TẮT ĐÈN của Ngô Tất Tố vậy : - Thôi, con xin Cụ Lớn tha cho con. Cụ Lớn cho con hai chữ bình an để con còn chạy chợ nuôi đàn con dại ạ! Mình tán : - Người xưa bảo thêm người thêm của, không nghe thì cứ nghèo khướt cù đèn ra đấy! Bà ấy vẫn không nghe. Nay muốn Thêm Của thì lực đã bất tòng tâm mất rồi! Ai bảo! Thành phố mình đang ở, may mắn có hai Chu Văn An. Anh Nguyễn Tú cùng khoá với anh Hoàng Song Liêm từ Hà Nội. Chị cũng là dân Gia Long. Một bạn CVA59, Trần Song Tuấn, phôn, email và có thể gặp nhau hàng ngày. Giao tình thân thiết như người trong nhà. Nhà có món gì nhấc phôn gọi nhau. Chuyển email Xuân Mậu Tuất 15

cho nhau bất cứ lúc nào khi có tin tức gì mới. Tuấn là một handy man, nhà có trục trặc gì lại ới bạn đến sửa dùm. Cũng cám ơn đồng môn Dzũng Điện luôn luôn đưa lên web tin tức về bạn bè, nên xa mà vẫn thấy gần. Mỗi lần các đồng môn trong nước họp mặt, gởi hình ảnh sang, Dzũng đều đưa lên mạng ngay. Thấy gần gũi quá! Bạn nào vào nhà thương là biết ngay và luôn cầu nguyện cho bạn ta sớm bình phục và thoát kiếp nạn. Biết Trần Lam Giang vừa thoát hiểm về nhà là thở phào nhẹ lòng. Thấy Lưu Ngọc Thuỷ qua giải phẫu được về nhà tĩnh dưỡng, cưỡi được Honda ra phố mua sinh tố, chị Minh Hải không phải ngược xuôi vất vả nữa, vui mừng biết bao! Cách xa nửa vòng trái đất, chỉ còn biết : Ngồi đây, xây mộng, ước xa xôi Mong bụt hiện ra, ứng một lời Trở lại trường xưa, nơi chốn ấy Vòng tay xiết chặt bạn bè tôi! Chúc tất cả các BẠN ĐỒNG MÔN khắp nơi : Xuân Mậu Tuất 2018 THÂN TÂM AN LẠC và MỌI SỰ BÌNH AN! Lê Thế Hiển 16 Cuối Đời Nhìn Lại