Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hệ phái Theravada www//thiensuthienminh.com ************** THIỀN VÌ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG (MEDITATION FOR A SUSTAINABLE SOCI

Tài liệu tương tự
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Code: Kinh Văn số 1650

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Phần 1

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Niệm Phật tam muội

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Tam Quy, Ngũ Giới

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

doc-unicode

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - unicode.doc

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

TRUYỀN THỌ QUY Y

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cúc cu

Cổ học tinh hoa

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

CHƯƠNG 4

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Gian

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Cái Chết

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

CHƯƠNG 10

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Document

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Niệm Phật Tông Yếu

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Bùi Thanh Tiên, Diệu Hương & Hoàng Bạch Mai _ (Đà Lạt Ngày Tháng Cũ_#52)

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tướng Ngô Quang Trưởng

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

HỒI I:

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Bản ghi:

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hệ phái Theravada www//thiensuthienminh.com ************** THIỀN VÌ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG (MEDITATION FOR A SUSTAINABLE SOCIETY) Biên Soạn: Sư Chơn Minh (Phóng viên tạp chí PGNT-GHPGVN) Dàn Ý I.Đặt vấn đề II.Tại sao phải quan tâm tới thiền III. Các quan điểm của thiền: A. Tính chất đại chúng B. Tính chất phi tôn giáo C. Tính chất giáo dục cải hóa IV.. Quan niệm về một xã hội bền vững. V.Kết luận. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Triển khai Qua phiên họp ngày 03/9/mậu tuất (11/10/2018) chính phủ VN đã đồng ý để GHPGVN đăng cai Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 tại trung tâm Văn Hóa Phật Giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam với chủ đề: Cách tiếp cận Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững và đã được ủy ban quốc tế vesak LHQ chấp thuận tại văn bản số ICDV/ 024-2018. Nội hàm của chủ đề chính thức nêu lên vai trò của Phật giáo toàn cầu nói chung và PGVN nói riêng trong việc duy trì một xã hội bền vững. khái niệm phát triển bền vững (Sustainable development) hay xã hội bền vững (Sustainable society) hiện nay là một vấn đề nóng tòan 1

cầu và lịch sử Phật giáo đã cho thấy, nếu người dân trên đất nước nào có niềm tin và sống theo lời Phật dạy, thì người dân trên đất nước đó có đời sống tinh thần phong phú, có niềm tin sâu sắc vào quy luật nhân quả, luôn hồi và nghiệp báo v.v nên cố gắng làm lành lánh dữ, tích đức tùng thiện, chung sống với hòa bình và an ổn, luôn nhiệt tình giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn bế tắc trong cuộc sống thì xã hội ổn định và sẽ phát triển bền vững. tuy nhiên thực tế hiện nay các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của người dân các châu lục nói chung người dân Á Đông và dân tộc Việt Nam nói riêng, đang ngày càng bị xói mòn và mai một dần bởi đà tiến triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nhất là nền kinh tế 4.0 trong thương mại toàn cầu. Từ đó dẫn đến lối sống tha hóa, máy móc nên đạo đức bị xuống cấp trầm trọng, và đó cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho nền tảng hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện nay có nguy cơ ngày càng đi xuống, nhất là thanh niên không có điều kiện tiếp thu những giá trị đạo đức tốt đẹp lâu đời của Phật giáo, nên tự thân người bạn trẻ hôm nay thiếu đi sức đề kháng đối với sự xâm nhập của chủ nghĩa cái tôi cùng tác hại mạnh mẽ của các loại văn hóa phẩm độc hại, mạng xã hội đồng thời cũng bị ảnh hưởng không tốt bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, khiến cho tâm trí ít khi được định tĩnh và bất an không còn trong sáng, mà ngược lại, chạy theo đời sống hưởng thụ vật chất và bị cuốn hút bởi nền văn học ngoại lai, không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, xem nhẹ đời sống tinh thần và các giá trị đạo đức mang tính tâm linh. Hơn thế nữa, sự thay đổi vô cùng phức tạp của thời tiết, khí hậu, làm môi trường sống của chúng ta ngày càng xấu đi thấy rõ. Nhân loại đang sống trên hành tinh xanh này, hầu như ngày nào cũng phải gánh chịu sự tác hại không nhỏ của thiên tai như: núi lửa, động đất, bão lụt, sóng thần, dịch bệnh, đói nghèo, v.v và các nhân tai nan giải khác do con người trực tiếp gây ra như: chiến tranh xâm lược, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo v.v vẫn hàng ngày diễn ra triền miên không dứt. Cũng vì sự mê muội, lòng sân hận, tham lam và chấp ngã của con người, nên đã gây ra bao cảnh chết chóc, tang thương, mà quên rằng nhân loại chúng ta, dù là người da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ, dù là người theo bất cứ tôn giáo nào, hay sống trên bất cứ châu lục nào. Cũng đều có dòng máu cùng đỏ, giọt nước mắt cùng mặn và đều có những nỗi khổ niềm đau phải gánh chịu như nhau. Khi đức Phật còn tại thế, với trí tuệ hiểu biết siêu phàm và lòng từ bi thương tưởng chúng sanh vô hạn. ngài đã chỉ dạy những người đệ tử của mình rằng: hãy xem nỗi khổ niềm đau của người khác như chính là niềm đau nỗi khổ của chính mình Cuộc đời con người vốn đã có quá nhiều nỗi khổ như thế, tại sao chúng ta không nhìn thấy? Chúng ta hãy cùng chung tay chia sẻ trách nhiệm về việc xây dựng một xã hội bền vững, hãy làm cuộc đời bớt khổ và càng không nên làm cho cuộc đời càng thêm lắm điều phức tạp. II. TẠI SAO PHẢI QUAN TÂM ĐẾN THIỀN? 2

Tại sao? Vì lúc bình thường, tâm suy nghĩ hơn thua, phải quấy của chúng ta dấy lên liên tục. chúng ta bị các thứ vọng tâm đó che đậy lôi kéo mãi. Dưới con mắt nhà Phật, chúng ta không phải tìm Phật ở đâu, mà chính tâm hằng tri giác của mình là tâm Phật. Phật dạy Tâm dẫn đầu các pháp nếu ý nghĩ tốt thì thân làm tốt, miệng nói tốt, ý nghĩ xấu thì thân làm xấu, miệng nói xấu. nên ý là chủ động. 1.Nếu ý lặng thì nghiệp cũng theo đó mà dứt. Chúng ta mới nhận ra mình vẫn nghe biết phân biệt rỏ ràng mà không có sự can thiệp của ý. Đây chính là cái biết chân thật hiện tiền, sẵn có của mình. 2.Cái biết này không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì làm sao luân hồi? Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng hết các nghiệp, trước nhất là ý nghiệp vì ý chủ động. Vì vậy mục đích của chúng ta là ngồi thiền là để cho ý lặng. ý lặng rồi thì tâm hằng tri giác hiện tiền, chớ không phải mất mình. Tâm chân thật ấy không tướng, không động. còn ý do duyên theo bóng dáng của ngoại cảnh như người vật mà có, nên nó lăng xăng lộn xộn hoài, rồi dẫn mình đi tạo nghiệp nữa. Trọng tâm tu thiền của chúng ta là để trở về với cái chân thật của mình. Thực tập nhìn sâu vào thực tại để có thể thấy được khổ đau, và hiểu một cách sâu sắc nguồn gốc của khổ đau và ý thức có một con đường chấm dứt khổ đau và chấm dứt những nguyên nhân gây ra khổ đau chính là con đường phật đã chỉ ra trong tứ diệu đế. Chúng ta phải khắc phục tâm lăng xăng bằng hành thiền để tâm thật hiện ra. + Như mặt trăng sáng trên hư không bị áng mây che nên tối. Ta không thấy mặt trăng, chớ không phải không có mặt trăng. + Cũng như ta thấy được Phật của mình, chớ không phải mình không có Phật. Tọa thiền chính là để dừng tâm lăng xăng ấy lại. Lâu nay nó làm chủ mình, bây giờ ta giành quyền làm chủ lại. Không chạy theo nó nữa thì nó phải dừng. chúng ta làm chủ được ý niệm lăng xăng đó thì chúng ta làm chủ được nghiệp. Ngược lại nếu để nó làm chủ mình thì khi nhắm mắt nó dẫn mình đi dâu mình cũng phải chạy theo nó, không cưỡng lại được. Vì vậy ý nghĩa của ngồi thiền rất quan trọng. ngồi thiền để làm Phật chớ không phải ngồi thiền để chơi, hay ngồi thiền theo dưỡng sanh như yoga cho khỏe mạnh. Ngồi thiền là từng bước dừng nhân tạo nghiệp. Nhân tạo nghiệp sạch thì nghiệp sạch. Nghiệp sạch thì giải thoát sanh tử. khi đó cái hằng tri hằng giác cuả mình hiện bày. Chúng ta không còn khổ trong luân hồi nữa. đó là cứu cánh của việc tu tập tọa thiền để tâm được tĩnh lặng. Tâm được tĩnh lặng thì trí sáng. Như nước ở dưới hồ đục, chúng ta múc đổ vào lu. Sau một thời gianm từ sáng đến chiều, nước lóng lại trở nên trong. Chỉ những ai đã trải qua những ngày tháng 3

bộn bề, bỏ lại sau lưng bao ồn ào, náo nhiệt, người ta mới cảm nhận được giá trị của sự tỉnh lặng. Chúng ta ngồi thiền là để Tâm an thì trí sáng. Đó là kết quả gần nhất của việc ngồi thiền. còn kết quả xa, kết quả cuối cùng là giải thoát sanh tử. Người tu Phật mà không chịu ngồi thiền là một thiệt thòi lớn. chỉ khi không nghĩ gì hết thì gương mặt mình mới bình thản, an nhiên, dung mạo tươi tỉnh. Đó là lợi ích cụ thể, gần nhất của người tu thiền. Chỉ biết tu thì sầu lo giảm. mới dứt được. III. CÁC NHẬN ĐỊNH VỀ THIỀN: Một tôn giáo được xem là toàn vẹn cần phải có một nền móng vững chắc về cả hai mặt: trước hết là một cấu trúc chặt chẽ về tín ngưỡng, và sau đó là một phương pháp tu tập thích nghi. Thiết nghĩ ngoài phần giáo lý siêu việt thì Phật giáo còn cống hiến một phương pháp tu tập thật khoa học, thiết thực và vô cùng sâu sắc. thông qua tọa thiền Hãy sử dụng tâm thức mình để quan sát tâm thức của chính mình.đấy cũng chính là sức mạnh mầu nhiệm nhất của sự chú tâm. Nếu giữ được sự cảnh giác trước các biến cố xảy ra thì chúng ta cũng sẽ vượt thoát khỏi sự chi phối của chúng dễ dàng hơn. A. Tính chất đại chúng. Nắng tắt hết ngày lại đến đêm Đã tối, đường đời càng tối thêm Nhà mình đèn có mà không thắp Lại nhờ ánh sáng của nhà bên *** Sau núi mặt trời chưa kịp lặn Bên hồ trăng sáng đã nhô lên Sống chết luân hồi, đời đã vậy Sao không niệm Phật, sớm tu thiền? Trần Nhân Tông. Thiền định mang lại sự an lạc, chữa lành các bệnh tật của tâm thức và điều dưỡng cho thân xác. (Sách thiền định và sức khỏe ĐD Tiến sĩ Thiện Minh (tác giả) viết thiền định đưa chúng ta trở về với thực tại, giúp chúng ta hòa nhập trong từng phút giây phút một với các kinh nghiệm cảm nhận của chính mình trong cuộc sống. đấy cũng là cách giúp chúng ta thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của các phản ứng tự động và máy móc của tư duy, luôn liên kết với nhau để trói buộc chúng 4

ta. Sự sống của chúng ta thật ra chỉ là một sự sinh tồn máy móc, điều khiển bởi các phản ứng tự động ( sự sống ấy thật ra chỉ là một chuỗi dài các phản ứng tự động, chi phối bởi bản năng và các xu hướng sẵn có tức là nghiệp-khiến cho chúng ta không còn kịp suy nghĩ hãy xét đoán gì nữa cả mà chỉ biết giao phó cho các phản ứng quy ước và hời hợt của tư duy điều khiển mình một cách máy móc). 2.Thiền định trái lại tập cho chúng ta biết trở về với thực tại và những gì mà chúng ta cảm nhận được. Trần gian bao nỗi thăng trầm Lấy điều giác ngộ tu tâm tịnh thiền Trắng đen khác một cái nhìn Đời hư hay thực tâm mình sáng soi. Sự trở về với chính mình sẽ mang lại cho ta một niềm an lạc vô biên. Chúng ta sẽ khám phá ra được một thể dạng thật đơn sơ, một thể dạng tự nhiên là như thế, nó không cần phải đưa vào bất cứ gì để mà hình thành (nào có gì lại có thể hiển hiện ra một cách giản dị và đơn sơ hơn hiện thực được: nó chỉ là như thế!) Các bác sĩ và khoa học gia cũng như sách Thiền định và sức khỏe đã chứng minh cho thấy là thiền định có khả năng làm nhẹ bớt đi các chứng căng thẳng thần kinh và lo âu quá đáng và chữa lành được nhiều thứ bệnh phát sinh từ tình trạng trầm cảm. Do vậy phạm vi thiền được áp dụng rộng rãi mang tính đại chúng và ai ai cũng có thể hành thiền nếu được chỉ dẫn đúng cách., Ngồi uống trà ngắm mây trời trôi lãng đãng, nghe tiếng chim rừng hót, tiếng sóng vỗ rì rào xa bờ hòa trong vệt nắng ươm vàng đậu thật khẽ trên vai hành giả, hạt hư vô nào thả những giấc mơ rơi xuống đời không mộng mị để hành giả dù ngồi một mình cũng vẫn tự tại an nhiên. Xin thiền sư hãy chỉ cho con biết bình yên hạnh phúc của con rốt cục là mộng hay thực?? B.Tính chất phi tôn giáo + Thiền định giúp chúng ta mở rộng lòng mình để đón nhận mợt thể dạng tâm linh đích thật và để tận hưởng các kinh nghiệm cảm nhận về thực tại cũng như một tình thương yêu vô điều kiện. + Thiền định cũng là một con đường tu tập tâm linh. Mục đích của nó là giúp chúng ta buông bỏ tham vọng muốn chủ động được mọi thứ, hầu giúp chúng ta biết mở rộng lòng mình để đón nhận một thực tại to rộng hơn so với cái tôi nhỏ bé và đầy lo âu của chính mình. 5

+ Tất cả các vị thánh nhân và các nhân vật thần bí dù thuộc vào bất cứ một tôn giáo nào, một dân tộc nào, nếu muốn nâng cao giá trị của mình lên thì cũng đều phải dựa vào một sự hậu thuẩn liên quan đến thiền định. Thiền định không phải là để theo đạo Phật vì đạo Phật không phải là một tôn giáo mà là một nếp sống thuận theo quy luật tự nhiên. Thiền định cũng đã được học phái Sufi (soufisme / sufism hay Ahhl ai-soufa) của Hồi giáo và một số học phái Ki-tô giáo cũng như một số bộ tộc thổ dân của lục địa Mỹ Châu thực hành. Căn bản thiền định ấy chỉ đơn giản là như thế. Thế nhưng thật ra đấy lại là một cách khám phá ra không gian rộng mở của tình thương yêu, giúp chúng ta vượt lên trên mọi sự trói buộc giáo điều của mọi tôn giáo. Sống thiền hành thiện kiếp thanh tao Lánh chốn quan trường tìm thương đạo Căng buồm bát nhã thả tiêu dao Ở đời chẳng sạch chẳng nhơ bẩn Đúng sai, sai đứng tự cõi lòng Vận nước đến thời Vương thắng Bá Xưa nay chính đạo vẫn hơn tà. Nếu nhìn từ khía cạnh đó và một khi thiền định được giảng dạy thật đầy đủ và đúng đắn thì đấy sẽ là một phương tiện giúp trực tiếp mang lại cho chúng ta một cuộc sống tâm linh đúng nghĩa của nó. Con đường ấy đòi hỏi chúng ta phải có một sự quyết tâm nào đó nhằm tháo gỡ cái mặt nạ của chính mình và loại bỏ mọi thứ ảo giác tín ngưỡng, hầu giúp chúng ta đối đầu với mọi chướng ngại có thể cản trở sự mở rộng của tâm hồn mình. Tâm hồn an lạc và thanh tịnh vượt lên mọi giới hạn tâm linh khác của trần gian C. Tính chất giáo dục cải hóa. Thiền định giúp mình tự biến cải một cách tích cực, nhìn thấy được nỗi khổ niềm đau riêng tư và vượt trên những lầm lẫn của chính mình. Ngồi thiền trên tảng đá xanh Gió ngàn di động muôn cành nở hoa Nắng vàng nhè nhẹ trôi qua Mây đang gợn sóng in tà áo ai Xuyên qua bao dặm đường dài Gió ơi dừng lại ta nài mấy câu Đêm đêm hứng giọt sương sầu 6

Là xa nguồn cội biết đâu lối về Hồn ơi thức tỉnh cơn mê Trở về chánh niệm chớ mê tình đời Mắt đừng ô nhiễm mắt ơi Tai không nghe mãi chuyện đời thị phi Chân ơi dừng lại đừng đi Để tâm lắng đọng những gì đã qua Rũ xong cái nghiệp ta bà Thoát căn nhà lửa đáo tòa Như Lai. Thiền định là cách giúp chúng ta trực tiếp quan sát các kinh nghiệm cảm nhận của chính mình. Nhờ đó chúng ta sẽ khám phá ra là các kinh nghiệm cảm nhận ấy luôn biến động, khi thì rất mù mờ, thế nhưng cũng có lúc thì khá minh bạch. Theo quan điểm của Phật giáo thì tư duy được hình thành một cách rất công thức dựa vào các ngôn từ hiển hiện ra trong đầu mình, để mà buộc chặt mình với chúng, điều khiển các hành động của chúng ta một cách máy móc); chúng che khuất tâm thức của chúng ta khiến chúng ta không còn nhìn thấy thế giới một cách minh bạch được nữa. Trong khi tư duy đúng thật luôn mang tính cách trực tiếp và tự phát (có nghĩa là không bị, hoặc trước khi bị công thức hóa), biểu lộ qua một cử chỉ, một ngôn từ nào đó. Thiền định chính là cách tập cho chúng ta biết quay về với dạng tâm thức không tự nhận diện mình qua các thứ tư duy đại loại như trên đây. IV. QUAN NIỆM VỀ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG.: Muốn cho xã hội phát triển bền vững nhất là tại các nước quốc giáo, Phật giáo đã dạy cho người Phật tử, tế bào của xã hội cần có một quan niệm sống cao đẹp và thánh thiện với tâm hồn hướng thượng không ngừng, sống trong giới luật và thực hành đúng theo tám lời khuyên quý báu của đức Phật, hay còn được gọi là tám chánh đạo. 1.Chánh kiến: (Right view) là sự nhìn thấy đứng đắn về bản chất của tất cả các sự vật hiện tượng đang hiện hữu như chính nó đang là. 2.Chánh tư duy: (right intention) sự nhìn thấy đứng đắn từ chánh kiến đưa người Phật tử có cuộc sống đúng để có một đời sống đúng đắn và tốt đẹp cho mình, cộng đồng và xã hội phát triển bền vững người Phật tử cần phải có. 3.Chánh ngữ: (Right speech) tức là lời nói chân thật và thương yêu, có lợi cho mình và tất cả mọi người, không gây chia rẽ và khổ đau cho nhau. 7

4.Chánh nghiệp: (Right action) là nghề nghiệp, việc làm của mỗi người phải lương thiện đúng lẽ phải, không phạm pháp, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm. 5.Chánh mạng: (Right livelihood) vì lòng từ bi vô hạn nên người Phật tử phải quý sinh mạng chúng sanh như sinh mạng của mình, nên không được sát sanh hại vật, lấy máu thịt các loài động vật cấp thấp để nuôi sống xác thân, làm như thế sẽ tạo thêm ác nghiệp, nghiệp ác sẽ theo nhau lưu chuyển không ngừng, làm cho thù oán ngày càng chồng chất không làm sao xóa bỏ được. 6.Chánh tinh tấn: (Right effort) muốn thực hành theo lời Phật dạy một cách có hiệu quả, người phật tử phải nổ lực tinh tấn không ngừng mới mong đạt được kết quả tốt đẹp. 7. Chánh niệm: (Right Mindfulness) là luôn nhớ và nghĩ đến những điều hay lẻ phải được xem là đúng đắn và cố gắng sống sao cho phù hợp với những gì đã nghĩ. 8. Chánh định: (Right concentration) là tập trung tư tưởng để tư duy, quán chiếu thật sâu sắc về một vấn đề mà bản thân chưa thật sự hiểu biết rỏ ràng, nhằm có được một cách nhìn tổng thể, một ý nghĩ chân thực, một quan điểm khách quan và phù hợp với chân lý. Khi người phật tử nhớ nghĩ, quán chiếu và thực hành thuần thục các thiện pháp như lời Phật dạy, điều chắc chắn là trí tuệ sẽ được phát sinh, bao nhiêu mê lầm và ngộ nhận sẽ dần được phá sạch. Từ đó, người Phật tử có cái nhìn đúng, hiểu đúng và sống đúng nên không dễ bị rơi vào cực đoan, ấu trĩ với những quan điểm. suy nghĩ sai lầm và luôn có thái độ tích cực nhìn cuộc sống diễn tiến trước mắt thật đúng. Đứng trước hiện trạng xã hội phức tạp hiện nay, người con Phật chúng ta nên áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống hiện thực, phải tuân giữ những điều giới cấm mà người Phật tử cần thiết phải giữ gìn mới mong đạt được sự an lạc, hạnh phúc chân thật cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, đồng thời cũng phải chia sẽ niềm hạnh phúc, an lạc m,à người Phật tử đã từng trải nghiệm, tu tập mà có được cho tất cả mọi người, làm sao cho họ thấy được những lợi ích thực tiễn khi tin và sống đúng lời Phật dạy. Như thế sẽ phần nào xoa dịu được những nỗi khổ niềm đau của nhân loại, xây dựng và bảo vệ nền hòa bình thế giới, giúp xã hội phát triển bền vững, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, bài trừ các hủ tục mê tín, phủ nhận tất cả những quan điểm tín ngưỡng cực đoan. V. KẾT LUẬN Mỗi con người trong chúng ta lớn dần theo thời gian và trưởng thành lên nhờ trải nghiệm những khổ đau, thất bại. Ai có đi qua những ngọt ngào của thành công, chiến thắng và đau với những lưa dối, ích kỷ, xấu xa, chìm trong tuyệt vọng, mất niềm tin không lối thoát sẽ hiểu được bình an trong tâm đáng giá biết bao. Khi những bình an lan tỏa trong cộng đồng thì xã hội sẽ bình an và phát triển bền vững. 8

Trong kinh Mahasaopamsutta, M.N 29 Phật dạy Cái gì là lõi cây, cái ấy sẽ tồn tại lâu dài (Yo sàro so thassiti). Vậy thực tập thiền định, đoạn trừ phiền não mới là cốt lõi trong tu hành. Hãy ngồi yên tu tập đừng lăng xăng, còn thế giới để người khác lo. Chúng ta không là cái rốn của vũ trụ bạn ah Ta đưa tay hứng lấy hạt mưa đang treo dưới đuôi chiếc là bồ-đề cà có bao giờ tự hỏi thân xác ta làm bằng bao nhiêu giọt mưa? Bao nhiêu hạt bụi cõi trần? bao nhiêu cơn gió bay? Và bao nhiêu là hơi ấm? Còn lại gì nếu một mai khi một trong bốn đại của hình hài ta thôi không còn kết tụ? Lúc ấy gió trả lại trời, nước trả lại đại dương, bụi về đất lành và hơi ấm sẽ bay đi sưởi cho những mùa đông giá rét. Rồi ta trở lại cuộc đời với nhiều hình hài khác biệt, ta vẫn tiếp tục rong chơi trong muôn vàn biểu hiện của cuộc đời sung sướng hay đau khổ tùy vào phút giây này. Hãy tinh tấn tu thiền để tâm được an lạc vì một xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau. Tư liệu tham gia Vesak 2019 Chơn Minh-Lê Khắc Chiếu. Buddhist researcher. 9