Bạn Tý của Tôi

Tài liệu tương tự
VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Con Đường Khoan Dung

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Cúc cu

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - kinhthangman.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

daithuavoluongnghiakinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

CHƯƠNG 4

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

CHƯƠNG 10

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Niệm Phật Tông Yếu

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Document

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

VINCENT VAN GOGH

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Layout 1

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - Bodedatma.doc

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

SỰ SỐNG THẬT

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

CHƯƠNG 1

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Thuyết minh về truyện Kiều

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Thuyết minh về Nguyễn Du

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Bản ghi:

Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt lên ngôi Thiên Tử, ngự điện Thái Hoà trị vì đất nước. Tuy nhiên, nền độc lập quốc gia sớm bị mai một, năm 1847 tàu Pháp nổ súng vào Đà Nẵng 1, đánh dấu bước khởi đầu chuẩn bị cho giai đoạn bảo hộ của Pháp quốc tại Việt Nam. Kể từ đó vai trò tối cao của Tự Đức và chín vị vua nhà Nguyễn sau này chỉ còn trên danh nghĩa. Hơn năm mươi năm nắm quyền, bốn vị vua đầu triều Nguyễn đã để lại khá nhiều thành tựu bên cạnh những gì còn dang dở nuối tiếc! Gọi là thành tựu vì người Việt Nam hôm nay đang thừa hưởng dải sơn hà cẩm tú trải dài từ Nam quan đến mũi Cà mau. Nước Việt vẫn còn đó những lăng tẩm cung điện, những vương cung phủ chúa ít nhiều nói lên nền độc lập quốc gia. Còn đó dấu tích Đàn Nam Giao và những bia đá khắc tên các vị tiến sĩ triều Nguyễn làm gợi nhớ một giai đoạn vinh tôn kỷ cương của nền đạo học Tống Nho. Còn đó những tâm tình tín ngưỡng chân thành và nền phong hoá nhắc nhớ việc hiếu kính Tiên tổ, Hiền nhân Nhưng, nói là dang dở, bởi lẽ người Việt hôm nay không khỏi cảm nhận những tiếc nuối, lỡ vận khi nhìn sang những quốc gia Á Đông. Nhật Bản trở thành siêu cường sánh vai vững bước với các quốc gia Âu Châu sau bước dài biến chuyển từ quyết định mở rộng cửa giao thương. Thái Lan không có những lợi thế rõ rệt như Việt Nam, nhưng giờ đây vẫn bảo tồn được hoàng gia, duy trì quốc giáo và hăm hở hoá rồng mà đâu cần hạn chế quan hệ hợp tác với Phương Tây Và có lẽ nuối tiếc nhất chính là sự phân hoá não trạng lương giáo hay sự hiềm thù đối với người Công Giáo vẫn hằn sâu dai dẳng cho đến thời đại hôm nay! Trong chiều hướng ôn cố tri tân, bài viết này trình bày về một thời hùng tráng của người Công Giáo thời nhà Nguyễn để phần nào soi rọi những gì đang diễn ra trong hiện tại. Dù gì đi nữa, mọi áp bức của nhà cầm quyền sẽ chẳng thể xoay chuyển Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam. 1. NHÀ NGUYỄN CẤM ĐẠO NHƯNG MỘNG ĐẾ VƯƠNG KHÔNG TRÒN - Nhà Nguyễn dùng mọi phương thế để bảo tồn ngai vàng! 2. Dựng xây nền độc lập giữa những khó khăn gian khổ, tổ tiên của nhà Nguyễn mà 1 Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q.II, Tr.234 2 Xc. Sđd, Tr. 29-252. 1

khởi đầu là Triệu Tổ Nguyễn Kim (1533) đã dày công mở cõi phương nam. Bảy lần nam bắc phân tranh với chúa Trịnh, các chúa Nguyễn đã chọn vùng đất Thuận Quảng trải dài từ Đèo Ngang đến Hải Vân để lập nghiệp chúa. Đánh Chiêm Thành, thu phục Chân Lạp, nhà Nguyễn nối tiếp nhau đặt ảnh hưởng đến tận biên thuỳ nước Xiêm (Thailand). Thời Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), ông xưng vương song không lâu sau đó vương triều Nguyễn đi vào suy vi vì người kế ngôi Vũ Vương còn nhỏ mà triều thần lại chuyên quyền khiến nội tình dân chúng bất mãn. Nhà Tây sơn nhân cơ hội đó dấy binh chiếm Qui Nhơn, phía bắc quân chúa Trịnh cũng kéo vào Phú Xuân (Huế), nhà Nguyễn phải bôn tẩu về Nam. Từ Gia Định, Nguyễn Vương khởi quân phản công Tây sơn nhưng bị anh em Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ đuổi bắt và giết hết cả vương triều. Duy chỉ còn Nguyễn Phúc Ánh, cháu của Thái Thượng Vương sống sót. Mới 17 tuổi, Nguyễn Phúc Ánh triệu tập quân binh lấy lại Gia Định, được các quan tôn làm Đại Nguyên Soái, Nhiếp Quốc Chính. Năm 1780 ông xưng vương quyết khôi phục cơ đồ. Quân Tây Sơn tiếp tục truy sát quyết liệt, Nguyễn Ánh bỏ chạy trong cảnh thế cùng lực kiệt. Ông bôn ba hải ngoại cầu viện quân Xiêm và nhiều lần quay lại phục quốc nhưng đều thất bại trước binh hùng lực mạnh nhà Tây Sơn. May mắn gặp được sự trợ giúp của Đức Cha Bá Đa Lộc, năm1789 Nguyễn Vương lấy lại Gia Định. Năm 1782, Quang Trung - Nguyễn Huệ băng hà, lúc này nhà Tây Sơn bắt đầu suy yếu, Nguyễn Vương thúc quân chiếm lại đất đai mà xưa kia tổ tiên đã dày công quật lập. Sau ba lần khởi quân, năm 1799 Nguyễn Vương chiếm được Bình Định, năm 1801 tiếp tục thu phục Phú Xuân. Từ khi khởi binh ở Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh đã xưng vương nhưng không đặt niên hiệu, tháng 5 năm 1802 ông lập đàn tế trời và đặt niên hiệu là Gia Long. Một tháng sau quân Nguyễn triều ra đến Thăng Long chính thức chấm dứt thời kỳ phục quốc. Vua Gia Long xưng đế hiệu là Thế Tổ, đặt quốc hiệu là Việt Nam, chọn Phú Xuân làm nơi đóng đô. Như vậy, các chúa Nguyễn mất 244 năm để xây dựng cơ đồ (1533-1777). Tiếp sau đó, Thế Tổ Gia Long mất một phần tư thế kỷ để dành lại vương triều. Tự cổ chí kim, các vua chúa đều ước mong vương quyền lưu truyền vạn đại, tôn chỉ này càng trọng đại hơn với nhà Nguyễn. Công lao khai mở, thu phục và thống nhất giang sơn làm một mối trong gian lao khổ nhọc chắc hẳn khiến Gia Long cũng như các vị vua triều Nguyễn sau này xem việc duy trì Hoàng Triều và bảo vệ chủ quyền đất nước là ưu tiên hơn mọi ưu tiên. Bất kể điều gì dù tốt đẹp cách mấy mặc lòng nhưng chỉ cần có biểu hiện hoặc nguy cơ phạm đến sự tồn vong của vương triều thì đều bị nhà Nguyễn loại trừ. Công giáo cũng không là ngoại lệ, trong mắt các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ảnh hưởng của đạo Công giáo trên dân chúng trong nhiều lĩnh vực tiềm ẩn những nguy cơ xói mòn quyền lực vương triều. - Hồn Đại Việt, giọng Hàn Thuyên. Từ rất lâu, Việt Nam và những quốc gia đồng văn Trung Hoa đã bị ảnh hưởng bởi chữ viết và văn hoá Khổng Mạnh. Chủ trương chấp nhận văn hoá Trung Hoa là một biện pháp tự vệ của các vua chúa Việt Nam, song khi biện pháp này được ứng dụng quá lâu thì chắc chắn văn hoá Trung Hoa đã thấm nhiễm tim óc người dân Việt 3. Thời nhà Nguyễn, các vua mặc nhiên độc tôn Tống Nho, loại bỏ chữ Nôm 4. Hiện trạng trên có nguyên nhân từ thời nhà Lý, khi đó Nho giáo đóng vai trọng tâm, các sĩ tử nước ta ngày đêm giùi mài kinh sử của thánh hiền Trung hoa để có vốn liếng đi thi. Khi đỗ đạt, các quan lại cùng với Vua đem những kiến thức đó dùng để trị dân. Đến khi nhà Nguyễn trị vì, tuy vinh tôn Nho giáo, song vua quan lại xem nặng phần Hình Nhi Hạ, coi đó như một học thuyết chính trị làm khung 3 Vĩnh Sính, Việt Nam Nhật Bản Trong Thế Giới Đông Á, Tr.12 4 Đào Trung Hiệu, Cuộc Lữ Hành Đức Tin, HVĐM, Q.II,Tr.182

nền pháp chế cung cấp cho tầng lớp phong kiến những phương thức trị dân. Nho học thời nhà Nguyễn ở vào giai đoạn thoái trào, các vua đề cao Tống nho chỉ để bồi đắp cho quyền lực vương triều chứ không còn nhắm đến những đạo lý cao xa 5. Về việc bắt đạo, nhà Nguyễn vốn đã dị ứng với Kitô giáo, họ xem Công Giáo là tả đạo làm huỷ hoại phong hoá Nho giáo. Các tín hữu Kitô trong mắt họ là những người rời bỏ tinh thần Nho học, gây nên sự xáo trộn nề nếp quốc gia, công khai phạm tội khi quân, gián tiếp phủ nhận vai trò Thiên Tử của nhà vua. Chữ Hiếu là một nội dung quan trọng của giáo lý đạo Khổng, tuy vậy các Kitô hữu lại thể hiện tinh thần hiếu kính tiên tổ bằng một hình thức quá mới so với lối thức của vua quan và dân chúng đất Việt lúc bấy giờ 6. Việt Nam thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức là một quốc gia phong kiến tương đối phát triển ở phương đông. Nền văn hoá Khổng giáo sau hàng ngàn năm lưu tồn đã được tiếp nhận vào truyền thống, đã thấm sâu vào não trạng dân Việt. Văn hoá Việt thời nhà Nguyễn cũng chính là văn hoá Khổng giáo được hội nhập integrate vào nền văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, người Việt vẫn có đó sự nhạy cảm tâm linh sâu xa, cách riêng với văn hoá ứng xử với môi trường xã hội. Chính vì thế, khi Kitô giáo được loan truyền và với gương chứng nhân của các thừa sai, lẽ tất nhiên các tín hữu theo đạo ngày một đông. Giáo lý Công Giáo cộng với tinh thần trung nghĩa vốn có của các tín hữu người Việt đã làm cho nhà Nguyễn khó chịu vì bị mất ảnh hưởng, đây là một trong các nguyên nhân khiến các chiếu chỉ cấm đạo lần lượt ra đời. Những xung đột văn hoá hoặc tín ngưỡng chỉ là nguyên nhân thứ yếu dẫn đến việc cấm đạo. Sâu xa hơn vẫn là việc nhà Nguyễn đã chọn Nho học như một hệ tư tưởng chính thống của đất nước. Việc xây dựng Thái miếu (1804), việc thiết dựng Đàn Nam Giao 5 Xc. Trần Trọng Kim, Nho Giáo, Quyển Hạ, chương X, Nho giáo ở Việt Nam. 6 Xc. Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, Q.I, Tr.479 (1806) hay việc ban sắc thần cho các làng xã để thờ làm Thành hoàng (1809) vừa để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng và ổn định xã hội, vừa để củng cố và khẳng định vai trò của đấng phụ mẫu chi dân. - Ngai vàng lung lay theo vận nước. Năm 1819 Gia long băng hà, cháu ông là Minh Mạng nối ngôi. Minh Mạng là người được dưỡng dục trong bầu khí thuần Nho nên có cái nhìn khá không mấy thiện cảm với đạo Công Giáo 7. Hành động báo thù Tây Sơn với mục tiêu cảnh báo những mầm mống phản loạn đã sớm rơi vào quên lãng. Thời Minh Mạng, khắp cõi nước nam giặc giã lại nổi lên. Biên thuỳ phía tây và phía nam có giặc Xiêm và giặc Lào. Trong nước lại có loạn từ bắc chí nam, Phan Bá Vành, Lê Duy Dương, Nông Văn Vân liên tiếp quấy nhiễu. Ngai vàng tỏ ra thiếu vững chãi và đại sự chỉ hầu như tập trung vào việc dẹp loạn. Trong những năm rối ren ấy, các thừa sai Tây Phương vẫn hăng say truyền giáo bất chấp chỉ dụ cấm đạo. Minh Mạng lại càng có lý do để gia tăng cấm cách người công giáo khi bắt gặp các thừa sai ở lẫn với nghịch thần Lê Văn Khôi 8. Quá chú tâm vào việc bảo hoàng, Minh Mạng đã bãi bỏ chức tổng trấn Gia Định, việc làm này kéo theo sự bất ổn khiến nước Xiêm và Chân Lạp lần lượt chống phá đến độ triều Nguyễn mất cả ảnh hưởng tại Nam Vang Phnompenh. Nhìn chung việc cấm đạo ác nghiệt của vua Minh Mạng là hành động mất khôn. Trong cơn hoảng loạn, ông đã có những lo sợ thái quá cho ngai vàng. Ông không thể phân biệt giữa thương nhân, lính tráng và các thừa sai ngoại quốc nên quyết định trục xuất tất cả để rồi đưa đất nước vào tình trạng bế quan toả cảng hoàn toàn 9. Các quyết định vội vã của Ông trên thực tế lại đem đến những kết quả ngược. Số giáo dân công giáo tiếp tục gia tăng và ngày càng tỏ ra trung thành với Đạo 10. Nhận ra việc cấm thừa sai Tây phương giảng 7 Xc. Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Q.II, Tr.185 8 Sđd, Tr.228 9 Sđd, Tr. 224 10 Đào Trung Hiệu, Sđd, Tr.184

đạo trở nên vô ích, ông có hành động điều đình với nước Pháp, nhưng mọi chuyện đã đi vào lịch sử, ông mất năm1838. Hoàng thái tử Miên tông lên ngôi đặt niên hiệu là Thiệu Trị (1841). Thời Thiệu Trị, quân đội Pháp vì muốn bảo vệ các thừa sai nên đề nghị nhà vua bỏ chỉ dụ cấm đạo. Sự việc đang được bàn lại thì xảy ra việc quân Pháp đánh đắm chiến thuyền của nhà Nguyễn. Thiệu Trị nổi giận, ông ra lệnh cấm người ngoại quốc giảng đạo và trị tội những giáo hữu Việt Nam. Thiệu Trị chết năm 1847 tức chỉ sau sự kiện tàu pháp bắn phá ít tháng. Con thứ cuả Thiệu Trị là Hồng Nhậm Tự Đức lên ngôi lúc mới 19 tuổi. Ông tỏ ra là người sùng bái Nho học. Tự Đức thờ mẹ tức đức Từ Dụ một cách hiếm có, siêng năng đèn sách, giữ nề nếp gia phong, tổ chức ngự triều rất trật tự, làm việc chăm chỉ Những điều ấy cho thấy ông là người thấm nhuần nền giáo dục nho giáo. Tiếc là thời đó triều thần không nhạy bén trước sự biến chuyển của thời cuộc. Trong khi thế giới quá tiến bộ mà ở trong nước cứ chăm chỉ văn chương, khéo nghề nghiên bút. Bàn quốc sự thì lấy Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu từ xa xôi mà đem ra ứng dụng cho hiện tại. Tình trạng đó nói lên sự kém cỏi trong việc trị quốc nếu không muốn nói đến việc bình Thiên Hạ là điều không thể! Sự việc một thức giả Công Giáo là Nguyễn Trường Tộ (1862) mang văn minh Tây Phương hiến kế thì lại cho là sai lạc và làm mất kỷ cương 11. Vua và triều đình đều yếu nhược, vì thế đến khi Pháp đánh Việt Nam thì đã quá muộn. Việc cấm đạo sau đó càng triệt để và tàn ác liệt hơn. Tóm lại, tầm nhìn thiển cận và cách thức tổ chức đất nước yếu kém của Nhà Nguyễn là nguyên nhân chính trong việc đưa ra những chính sách cấm đạo sai lầm. - Việt Nam trong thế giới Đông Á. Đông Á thời bấy giờ vẫn hướng về Trung Hoa và xem đó như mẫu quốc gia phong kiến điển hình. Tại Việt Nam, khi lên ngôi, các vị vua vẫn phải chịu sự phong vương của nhà 11 Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.235-240 Thanh và sớm lo giao hiếu với họ. Về luật pháp, nhà Nguyễn lấy luật Hồng Đức rồi tham chiếu luật nhà Thanh để xây dựng bộ luật mới. Các vua Nguyễn cũng lập văn miếu ở các doanh các trấn, tôn Nho học y như vương triều nhà Thanh. Về đối ngoại, các vua Nguyễn khá rập khuôn theo Trung Hoa. Nếu như cuối thế kỷ XVIII sang đầu thế kỷ XIX nhà Thanh từ chối ký kết hiệp ước thông thương với người Anh 12, thì tại Việt Nam, năm 1803 nhà Nguyễn cũng từ chối giao tiếp với Hồng Mao Western chỉ nghĩa xấu 13. Không minh nhiên nhưng trên thực tế các quốc gia đồng văn Trung Hoa vẫn xem nhà Thanh là kiểu mẫu trị quốc bình thiên. Tại Nhật Bản, Mạc Phủ ở cũng cự tuyệt giao thương với Anh và Hoa kỳ. Vấn đề tôn giáo theo lối đó cũng không sáng sủa gì mấy, các nước Á Đông mà đứng đầu là Trung hoa vẫn giữ thái độ xem thường Phương Tây và những gì liên quan đến họ. Văn minh, văn hoá, tôn giáo Phương Tây sau thời gian trăng mật ngắn ngủi thì đều trở thành cái gai trong mắt những vua quan hay các chế độ phong kiến chuyên chế bấy giờ. Thế nên cả Nhà Thanh, Mạc Phủ, Hoàng gia Triều Tiên 14 hay nhà Nguyễn tại Việt Nam đều dùng nhiều chiêu thức bắt bớ, ngăn cấm dân chúng theo đạo để củng cố uy danh vương quyền và ổn định xã hội. Hào khí Đông A thực sự biến thành phong trào nơi miền Viễn Đông. Chỉ tiếc rằng khi Nhật Bản sớm nhận ra thiếu xót để rồi sớm chủ trương duy tân đất nước, thì tại nước Nam ta, nhà Nguyễn vẫn trong tình trạng ếch ngồi đáy giếng để rồi cả dân tộc phải chịu cảnh đô hộ của thực dân. Như vậy, việc cấm đạo của nhà Nguyễn cũng có nguyên nhân từ ảnh hưởng của tình hình chung về đường lối ngoại giao của các nước Đông Á. Theo chế độ phong kiến nhưng nhà Nguyễn lại chưa đủ tầm vóc để tự chủ. Cho nên, không lạ gì khi họ bắt chước các nước xung quanh trong việc cấm đạo. 12 Nguyễn Hiến Lê, Lịch Sử Thế Giới, Q.II, Tr.129 13 Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.181 14 Đào Trung Hiệu, Video Clip, Đôi nét về Giao Hội Triều Tiên.

2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC THỪA SAI - Thế giới Phương Tây mở ra Trong hoàn cảnh đất nước lại xảy ra loạn lạc, thêm nữa, nhân sinh quan và vũ trụ quan của các vua nhà Nguyễn lại bó hẹp, thế nên khi người Tây Dương xuất hiện, họ bối rối và vội vã đưa ra chính sách ngăn cấm để phòng bị. Sự xuất hiện cùng lúc của thương gia, lính tráng và thừa sai Châu Âu đã gây nên sự khủng hoảng thực sự cho nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn vừa mặc cảm khi so sánh khí tài quân sự, vừa thích thú vừa nghi hoặc trước kỹ nghệ và hàng hoá phương tây! Với vấn đề tôn giáo, nhà Nguyễn trọng dụng chủ trương nhập thế của Nho giáo đồng thời bài trừ mê tín của các lễ nghi Phật Giáo Bắc Tông 15. Thế nhưng khi Công Giáo xuất hiện thì chủ trương nhập thế của Nho giáo xem ra không được hữu dụng và gần gũi với con người bằng giáo lý bác ái tình thương của Công Giáo. Nền phong hoá kính vua hiếu tổ bị xuy giảm. Nhà Nguyễn thừa biết Công Giáo có một giáo lý chặt chẽ và dễ tiếp nhận đối với mọi tầng lớp xã hội. Họ thừa biết Công Giáo có một nhân sự làm nhiệm vụ điều hành và truyền giảng được đào tạo công phu, có lễ nghi phong phú, hẫp dẫn và một hệ thống luân lý rất gần với đạo đức phổ thông của xã hội. Đó là nguyên nhân khiến triều đình Nguyễn chạnh lòng và sinh ra cái nhìn thiếu thiện cảm với các thừa sai Công Giáo. Trên thực tế, quân đội, thương gia và các thừa sai cũng có mối liên hệ khá mật thiết. Hoàn cảnh kinh tế không thể cho phép các thừa sai đến Việt Nam mà không cần nhờ vả các thương hạm phương tây. Ngược lại người Tây phương cũng biết rõ lợi ích thực dân của họ sẽ được gia tăng từ chính ảnh hưởng của các thừa sai trên đất Việt. Phía quân đội, họ gắn liền với chính sách tư bản thuộc địa Tây Phương. Nhưng sẽ là thiếu xót nếu như xem mối quan hệ này có chủ trương từ phía các Thừa Sai. Thực sự ra, các ngài chỉ mong 15 Đại Nam thự lục, Chính biên, Tập XXVIII, Tr.136 muốn cho nước Chúa rộng mở, các ngài sẵn sàng chịu đựng những khổ đau bắt bớ để đạt được mục tiêu này. Các Ngài thừa hiểu bất lợi về phía mình chứ không phải là các lính tráng và thương gia nhưng vẫn kiên trung dấn bước. Chính vì lẽ đó việc đánh đồng về mặt chủ trương bành trướng của Phương Tây với sứ vụ truyền giáo của các Thừa Sai là không có căn cứ 16. - Xu hướng tôn giáo và tổ quốc Một trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bắt đạo là xu hướng thời đại giữa thế kỷ XIX. Khái niệm như tôn giáo và tổ quốc, cộng với óc thực dụng duy lý của người Phương Tây đã khiến cho tình hình đối đầu giữa nhà Nguyễn và Phương tây thêm căng thẳng 17. Khi xảy ra việc bắt đạo, quân đội Pháp quốc không thể ngồi yên khi các thừa sai Pháp bị giết hại, họ đã can thiệp nhưng không bình tĩnh để sau đó phải nổ súng làm khuấy động thêm tình hình vốn đã bất ổn 18. Sẽ là thiếu xót nếu không nhắc đến ước mơ truyền đạo nhanh chóng của các thừa sai ngoại quốc. Nhân vật đầu tiên phải kể đến là Đức Cha Bá Đa Lộc. Ngay từ những ngày đầu phục quốc của Gia Long, đức cha đã nhiều lần chủ động đề nghị giúp đỡ cho nhà vua trong công cuộc hồi phục vương triều. Hẳn nhiên trong suy nghĩ của ngài, việc kết thân với một vị vua sẽ loại bỏ được rất nhiều khó khăn trong sứ vụ truyền bá tin mừng. Có sử gia ghi lại, sau Đức Cha Bá Đa Lộc, đến lượt Cố Du (Thánh tử đạo) cũng có ý nghĩ như vậy khi theo giúp Lê Văn Khôi 19. Nên nhớ, kinh nghiệm của lịch sử truyền giáo tại Trung Hoa của các thừa sai dòng Tên còn đó. Thời nhà Minh, sự khôn khéo và chọn phương pháp kết thân với triều đình của các thừa sai dòng Tên làm chiến lược truyền giáo chỉ hiệu nghiệm trong thời gian ban đầu hết sức ngắn ngủi 20. 16 Xc. Nguyễn Văn Kiệm, Góp phần tìm hiểu một số vấn Đề Lịch Sử cận Đại Việt Nam. Tr. 183-197 17 Đào Trung Hiệu, Sđd, Tr. 183 18 Trần Trọng Kim, Sđd, Tr.233-234 19 Sđd, Tr.208 20 Xc. Nguyễn Hiến Lê, Lịch Sử Thế Giới, Tr. 186

Đối với sứ mệnh truyền giáo thì việc tuân theo thánh ý Chúa vẫn là trên hết! Thực sự số tín hữu tăng bội nhanh chóng 21 ngay trong thời kỳ bắt bớ là do lòng anh dũng truyền giảng của các thừa sai khi lầm lũi sống giữa những người dân thôn dã quê mùa hơn là việc bắt tay với vua quan. KẾT LUẬN: NIỀM HY VỌNG LÊN NGÔI Khi bàn về việc cấm đạo trong quá khứ, chúng ta sẽ thấy vấn đề hiện tại qua nhãn quan Đức Tin. Nhà Nguyễn hay chính quyền hôm nay đều bất chấp mọi thứ để bảo vệ vương triều. Điều đó không có gì lạ dưới ánh mặt trời! Tuy nhiên trong hoàn cảnh đau thương này người Công Giáo Việt Nam chúng ta vẫn lữ hành trong niềm tin Cứu Độ. Từ thời chúa Nguyễn cho đến hôm nay, Giáo hội Việt Nam nhiều lần được nhìn lại mình để tiếp tục tiến bước về quê trời. Những giấc mộng đế vương hay ảo vọng trần thế chẳng những không làm xoá nhoà mà còn tô thêm những đức tính cao đẹp của người Công Giáo Việt Nam. Gương các vị tử đạo còn đó, họ là những người Việt Nam thể hiện tình thân ái bao dung với mọi người ngay cả khi bị bách hại. Họ là những con dân nước Việt vẫn tôn trọng vua quan và hết lòng vì quê hương bất chấp cảnh ngặt nghèo mà họ phải chịu. Họ là những người mặn nồng tình nghĩa gia đình như cha ông họ vẫn thường giữ trọn. Những người Công giáo Việt Nam đi qua đau thương và để lại những chân dung bất khuất, sống Tin Mừng yêu thương ngay trong chính nghịch cảnh. Người Công Giáo Việt Nam không chấp nhận sự man trá để thoát thân khỏi những thử thách đau thương khi âm thầm chịu đựng đau khổ. Họ phục vụ đất nước trong tinh thần thần phục Chân Lý. Họ sẵn lòng hy sinh tính mạng, không ngại tử đạo để dâng mình làm hiến lễ tình yêu. Họ chung vai sát cánh sẻ chia những khó khăn, liên đới với dân tộc để tuyên xưng niềm tin của mình. Trong cảnh tù đày ly cách họ vẫn sẵn lòng chuyển trao đức tin cho những người xung quanh. Những tấm lòng 21 Xc. Đào Trung Hiệu, Sđd, Tr.194 kiên trung anh dũng và bao dung rộng mở của họ, tất cả để nói lên Niềm Tin Phục Sinh, tất cả để quy phục Chân Lý. Qua mọi thời, ngọn lửa chứng nhân vẫn nội hàm một ý nghĩa nhất quán. Cuối cùng, bài học rút ra từ những cái chết của các vị Tử Đạo là bài học của sự sống. Cái chết nguyên nó chẳng có giá trị gì hết, chính sự sống mới làm nên muôn điều huyền diệu. Sự sống đó chính là tình yêu với con người chung quanh, tình yêu với những gì cao thượng và chân thật. Tình yêu đó bùng lên cách mãnh liệt trong mầu nhiệm tự huỷ và hiến dâng. Bài học của các vị tử đạo không phải là khơi lên máu nóng tìm đến cái chết, mà chính là sống hiến thân từng giây phút của đời mình cho Thiên Chúa và tha nhân. Sự sống đó luôn kêu mời chúng ta: mỗi ngày chết đi những yếu đuối tầm thường, để can đảm làm chứng tá đấu tranh cho Chân lý. Sự sống đó hứa hẹn với chúng ta một ngày sau rạng rỡ, ngày đoàn tụ với cha anh chúng ta trên cõi bất diệt 22. 117 Thánh nhân tử đạo được suy tôn là biểu tượng cho niềm tin Công Giáo Việt Nam trưởng thành từ những thử thách đau thương đặc biệt là giai đoạn cấm đạo gay gắt 1833-1862. Chúng ta hôm nay tiếp tục sống như những mẫu gương anh dũng đó trong mọi hoàn cảnh. Người Việt Nam quan niệm sự sống là sinh mệnh, trong đó yếu tố mệnh nói lên cái do trời định, không phải sức người miễn cưỡng được 23. Người Công Giáo Việt Nam còn đưa sự sống lên một tầm cao mới qua việc dùng chính mạng sống đó tôn vinh Đấng đã dựng nên nó để sau hết được ở lại trong Tình Thương của Người trong cõi phúc bất diệt. Bất chấp nhà cầm quyền nào đi nữa, thì người Công Giiáo Việt Nam vẫn đã, đang và sẽ mãi mãi sống trọn Niềm Tin ấy. 22 Đào Trung Hiệu, Sđd, Tr, 234 23 Đào Duy Anh, Hán Việt Từ Điển, Trường Thi, Sài Gòn, 1957, Tr.554