NGƯỜI THÁI CÙNG ĐỒNG BÀO VÙNG THẬP CHÂU ( 1 ) CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC PHÁP ( ) Cầm Trọng Bài này hầu như được trích lại từ một cuốn sách nhan

Tài liệu tương tự
Cúc cu

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

No tile

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

1

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

No tile

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

I

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

HỒI I:

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Phần 1

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phần 1

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

NGƯỜI THÁI XÂY DỰNG MIỀN TÂY BẮC TRONG THỜI GIAN CUỐI THẾ KỶ XIII QUA XIV SANG ĐẦU THẾ KỶ XV Cầm Trọng Trải qua những bước thăng trầm của duyên cách,

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài


Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

Phần 1

Nam Tuyền Ngữ Lục

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 01(33) 2016 ĐUA GHE Ở HỘI AN Trần Thị Lệ Xuân Theo từ điển lễ tục Việt Nam: Đua thuyền là một sinh hoạt truyền

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Code: Kinh Văn số 1650

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thuyết minh về Nguyễn Du

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Bạn Tý của Tôi

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Bản ghi:

NGƯỜI THÁI CÙNG ĐỒNG BÀO VÙNG THẬP CHÂU ( 1 ) CHỐNG THỰC DÂN XÂM LƯỢC PHÁP (1858-1896) Cầm Trọng Bài này hầu như được trích lại từ một cuốn sách nhan đề Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống thực dân Pháp (1858-1930), tập I. Ban Dân tộc khu uỷ Tây Bắc xuất bản, Sơn La 1972. Cuốn sách tuy không đề rõ tên tác giả, nhưng người chắp bút chính là Cầm Trọng và nguyên trưởng ban Dân tộc khu uỷ Tây Bắc Bùi Tịnh. Hiện nay đồng tác giả Bùi Tịnh đã không còn với chúng ta nữa. Vào thời điểm đó, cuốn sách nhằm đóng góp tuyên truyền động viên nhân dân các dân tộc Tây Bắc dốc người, dốc của cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn. Do yêu cầu như thế nên nội dung cuốn sách phải hết sức thiết thực và bức thiết Từ đó người chắp bút buộc lòng phải đặt nhẹ "tầm chương trích cú" nên các đề dẫn nguồn tuy vẫn có, nhưng chưa thật đầy đủ và rõ ràng như phương pháp luận sử học bắt buộc phải thực hiện. Nhẽ ra bài viết lần này phải khắc phục, nhưng tác giả đã không có những điều kiện cần thiết để thực hiện. Trong khi đó tập kỷ yếu Hội nghị Thái học lần thứ IV với tiêu đề: Đóng góp của đồng bào các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái vào tiến trình lịch sử Việt Nam đã cần đến bài viết này để đảm bảo tính liên tục của lịch sử người Thái nói riêng của nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung. Chân giá trị cơ bản của cuốn sách có đoạn trích này chính là sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa nguồn sử liệu thành văn với việc thu thập trong thực tế. Một thực tế có một không hai, vào thời điểm hình thành cuốn sách nhỏ ấy lớp cha tác giả đương còn. Lớp cha ấy chính là con hoặc cháu những người trực tiếp tham gia chống 1 Theo bản Quy ước trong Hiệp ước Thiên Tân ký giữa người Pháp ở Đông Dương với Triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ngà y 11/05/1884 thì khu vực vốn mang tên lịch sử Mười Sáu Châu Thái tức miền Tây Bắc Việt Nam thời đó đã chính thức mât 6 châu mường nhập và o bản đồ Trung Quốc. Đó là các châu: Tùng Lăng (Mường Tung), Hoà ng Nham (Mường Hoà ng) Lễ Tuyền (Mường Tiêng), Khiêm Châu (Chiềng Khem), Tuy Phụ (Mường Chúp), Hợp Phì (Mường Chiêng Mi). Nên người đương thời mới gọi miền Tây Bắc là vùng Thập Châu (mười châu mường). Quam tô mương ghi theo cách phát âm của tiếng Quảng Đông là Xặp Chu.

Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX. Từ đó mà điểm được nhiều sự kiện và đánh giá được các nhân vật lịch sử, bổ sung sử liệu vốn đã rất khiếm khuyết. * * * Ngày 01/09/1858 thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở màn cho cuộc xâm lựơc vũ trang của chúng vào toàn bộ nước Việt Nam. Trong những năm cuối thế kỷ XIX Tổ quốc Việt Nam sôi sục chống thực dân Pháp, nhân dân Thập Châu cùng với nhân dân tỉnh Hưng Hoá, ngay từ đầu đã đứng trong phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn. Tinh thần đó thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta. Song ở đây, phải nêu lên vai trò rất quan trọng của người lãnh đạo cao nhất trong tỉnh Hưng Hoá lúc đó là tuần phủ Nguyễn Quang Bích. Nguyễn Quang Bích là một nhà yêu nước chân chính, kiên quyết chống giặc Pháp. Thực dân Pháp đã nhiều lần dụ hàng, nhưng ông đã trả lời: " Nếu mà thắng mà sống thì là nghĩa sĩ của triều đình, còn chẳng may mà thua, mà chết thì cũng là quỷ thiêng giết giặc. Ta thà chịu tội với quý quốc, quyết không chịu tội với vua nhà. Thà chịu tội với nhất thời, quyết không chịu tội với vạn tuế, một chữ "thú" từ nay xin quý quốc đừng có nhắc lại nữa, đừng có khuyên bừa" ( 1 ). Nguyễn Quang Bích là người có uy tín lớn đối với thủ lĩnh và nhân dân vùng Thập Châu. Như Thơ văn yêu nước nửa thế kỷ XIX (1858-1900) có câu: "Suốt thời gian làm quan ông ấy đựơc nhân dân các địa phương yêu mến thường gọi là "Hoạt Phật" ( 2 ). Nguyễn Quang Bích còn có người bạn rất tâm đắc là Lưu Vĩnh Phúc nguyên là một trong những người chỉ huy trong phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc (Trung Hoa). Sau khi bị triều đình Mãn Thanh đàn áp Thái Bình Thiên Quốc tan rã, ông dẫn một cánh quân mang tên Cờ đen đến miền Tây Bắc nước ta. Ông đóng đại bản doanh ở Lào Cai và thường xuyên liên hệ với Mường Lay, Phong Thổ. Ông đã tập hợp được các thủ lĩnh Thái ở vùng Thập Châu. Trước hết để truy quét giặc cỏ mang tên Hán Cờ vàng đang cướp bóc uy hiếp nhân dân khắp nơi. Sau đó các thủ lĩnh Thái đã theo ông gia nhập phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn do quan đại thần Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Tam Tuyên đề đốc trông coi việc quân ba tỉnh: Hưng Hoá, Sơn Tây và Tuyên Quang. Người Thái ghi trong Quam tô mương gọi ông bằng tên thân mật là Ông Lưu.

Sát cánh cùng quân Cờ đen do Ông Lưu chỉ huy nghĩa quân Thập Châu đã ra đời. Đúng như Quam tô mương sưu tầm ở Mường Lò (Văn Chấn) ghi: "Theo lệnh Ông Lưu vùng Thập Châu đem quân đến Lào Cai để về xuôi đánh giặc" ( 3 ). Thời đó quân Thập Châu được phân thành bốn đơn vị: - Đội quân Mường Lay, Phong Thổ do Điêu Văn Trì và Đèo Văn Toa chỉ huy. - Đội quân Mường La, Mai Sơn, Yên Châu và Thuận Châu ( 2 ) do Cầm Bun Hoan và Cầm Văn Thanh (Căm Chôm) chỉ huy. - Đội quân Mộc Châu do Xa Văn Nọi chỉ huy - Đội quân Văn Chấn, Văn Bàn do Nguyễn Văn Quang chỉ huy ( 3 ) Tháng 11/1875 giặc Pháp đã từ Nam ra chiếm Hà Nội rồi đánh lan ra các tỉnh đồng bằng. Quân Cờ đen - Thập Châu đã kéo về phối hợp cùng những cánh quân khác ở vùng xuôi vây giặc ở Thành Hà Nội. Trong trận chiến đấu này nhân dân Thập Châu đã góp 800 quân sỹ và 16.000 người tải lương, vũ khí ( 4 ). Sau một tháng chiến đấu, địch bị quân ta vây nhốt trong thành rất hoang mang. Ngày 21/12/1873 viên đại uý Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ là Fran is Garnier (Phơrăngxi Gacniê) phải cho nống quân ra phía Sơn Tây để phá vòng vây của quân ta. Song quân địch vừa đến Cầu Giấy thì rơi vào ổ phục kích của quân Cờ đen - Thập Châu. Địch bị thiệt hại nặng, đại uý Fran is Garnier bị quân Cờ đen - Thập Châu giết chết. Sau trận thắng lớn ấy, theo lệnh vua Tự Đức, quân Cờ đen - Thập Châu phải rút về mạn ngược. Và quân Pháp cũng rút khỏi Hà Nội và Bắc Kỳ trở về Nam Kỳ. Ngày 8/3/1882 quân Pháp lại từ Nam Kỳ ra chiếm Hà Nội. Quan quân Hà Nội đã chiến đấu dũng cảm. Song, do một số quan lại đầu hàng giặc nên Hà thành thất thủ, 2 Đội quân nà y thiếu vắng thủ lĩnh Thuận Châu là Bạc Cầm Hặc. Và o thời gian đó, người Thái Lan đã tạm chiếm nước Là o. Họ có một cánh quân do Phaya Surisắc [Quam tô mương gọi là Chảu Khun Chảu May - có nghĩa là "Thủ lĩnh mới"] đã kéo tới đóng ở Mường Thanh - Điện Biên Phủ. Phaya đã triệu tập các thủ lĩnh châu mường Thái đến hội kiến. Theo thông báo nà y thì chỉ có một em trai Điêu Văn Trì là Điêu Cầm Song (tức Hún), tạo Mường Mùn là Điêu Văn Đôi và Bạc Cầm Hặc đến hội kiếm Phaya Surisắc. Sau đó chưa rõ vì lý do gì, nhưng theo Quam tô mương thì Chảu Khun Chảu May đã đưa họ sang Băng Cốc. Sau đó Bạc Cầm Hặc được Phaya trao trả cho vua Là o. Bạc Cầm Hặc đã ở lại Là o để rồi theo Chảu Khun Chảu May đến ở Mường Thanh - Điện Biên Phủ. 3 Thủ lĩnh người Thái Văn Chấn (Mường Lò) là Cầm Ngọc Hánh đã tử trận trong dịp chống giặc cỏ Hán Cờ và ng tại thà nh Viêng Lò. Thủ lĩnh huyện Văn Bà n được triều đình cho kiêm cả huyện Văn Chấn. Ông nà y vốn là lưu quan người Kinh, nhưng lấy vợ Thái và hoá Thái, được triều đình phong chức quan Phòng ngự sứ, Văn Chấn huyện kiêm Thập lục châu (tuy là Thập Châu, nhưng trong văn bản vẫn dùng Thập lục châu)

tổng đốc Hoàng Diệu người chỉ huy kiên quyết nhất đã tuẫn tiết. Việc này đã gây xúc động đến Thập Châu và được Quam tô mương ghi: " Tây Trắng Lang sa kéo vào đất Kinh, quan tổng đốc ở tỉnh Thành (Hà Nội - TG) đánh lại không được phải uống thuốc độc chết để giữ lòng trung với vua " ( 5 ) Quân Cờ đen - Thập Châu dưới sự chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc, lại kéo về vây giặc ở Hà Nội lần thứ hai. Lần này các đội quân Thập Châu đông hơn trước nên đã đủ sức án ngữ một hướng giao thông quan trọng. Nghĩa quân đã dùng lối bắn tỉa để tiêu hao địch và còn dùng thang tre, đêm đến vượt thành vào quấy rối chúng. Tình cảnh đó đã được chính người Pháp ghi: "Quân lính bị bao vây trong Thành Hà Nội tưởng như thiếu không khí để thở " ( 6 ). Chúng buộc phải tìm cách đánh nống ra. Bốn giờ sáng ngày 19/05/1883 viên đại tá tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ tên là Henri Rivière (Hăngri Rivie) trực tiếp dẫn 550 quân với 3 cỡ đại bác yểm trợ, lục tục kéo ra Cầu Giấy và phủ Hoài Đức (Hà Tây). Chúng đã lọt vào ổ phục kích, 5 giờ sáng quân Cờ đen - Thập Châu nổ súng phủ đầu giặc. Sau hai giờ giao tranh quân Cờ đen - Thập Châu đã giết Henri Rivière cùng ngót 100 binh lính và sĩ quan cấp uý chết và bị thương. Sau đó quân Cờ đen - Thập Châu tiếp tục vây thành Hà Nội đến mùa mưa, nước lũ mới theo lệnh triều đình rút về Sơn Tây ( 7 ). Năm 1887 vua Tự Đức mất, mọi việc đều tập trung vào Hội đồng phụ chính. Nội bộ triều đình phân hoá thành hai phái rõ rệt: chủ chiến và chủ hoà. Tháng 11 năm này Hội đồng phụ chính lập Kiến Phúc lên làm vua sau khi truất hai vua Dục Đức và Hiệp Hoà. Phái chủ chiến của Tôn Thất Thuyết hoạt động nhằm đưa cả nước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Vùng Thập Châu một lòng theo Tôn Thất Thuyết đánh giặc. Ở Bắc Kỳ thời đó Sơn Tây đã trở thành trung tâm kháng chiến chống thực dân Pháp. Quân Cờ đen - Thập Châu là một trong những lực lượng nòng cốt của đạo quân Sơn Tây. Như Quam tô mương Mường La ghi: "Mười Châu mường đều theo Ông Lưu đánh giặc " ( 8 ). Tháng 9/1983 quân Vân Nam do Sầm Cung Bảo (Sầm Công Pẩu) chỉ huy kéo vào Hưng Hoá, Sơn Tây để đánh giặc Pháp. Quân Sầm đến Lào Cai thì gặp các đội quân Mường La, Mai Sơn, Văn Chấn, Mộc Châu và cùng kéo về Sơn Tây để hội nhập cùng đội quân Mường Lay, Phong Thổ vẫn ở sẵn cùng với quân Cờ đen ( 9 ). Tháng 12/1883 địch huy động tới 5.900 quân do hai tên quan năm chỉ huy đánh Sơn tây. Nhiều cánh quân của ta đã dũng cảm chặn đánh địch. Người Pháp đã viết: " Cuộc chiến đấu ở đây xảy ra ác liệt, quân ta (tức Pháp - TG) đã phải tiến rất chậm chạp" ( 10 ). Song do chịu ảnh hưởng thái độ "tiêu cực" của triều đình, lực lượng quân

Sơn Tây bị thất thủ. Theo sự chỉ huy thống nhất của Nguyễn Quang Bích và Lưu Vĩnh Phúc đội quân Thái do Nguyễn Văn Quang, Cầm Bun Hoan và Cầm Văn Thanh chỉ huy đã rút về phòng thủ thành Hưng Hoá. Tháng 3/1884 đội quân Mường Lay- Phong Thổ do Điêu Văn Trì và Điêu Văn Toa chỉ huy cùng quân Cờ đen còn tham dự trận đánh Pháp ở Bắc Ninh, Phủ Lạng Thương. Và tháng 5/1884 dưới sự chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc quân Cờ đen - Mường Lay - Phong Thổ tiến sang bao vây diệt địch ở Tuyên Quang. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra trong 8 tháng. Bị động đối phó, địch phải điều quân từ Lạng Sơn kéo về giải vây. Song, cánh viện binh này đã bị quân Cờ đen - Mường Lay- Phong Thổ phục kích đánh ở Hoà Mộc thắng lớn. Quân Pháp bị tiêu diệt ngót 100 tên và bị thương 787 tên, trong đó có hai sỹ quan. Buộc chúng phải thừa nhận, đây là trận chiến đấu gay go quyết liệt chưa từng có ở Bắc Kỳ ( 11 ). Chiến thắng Tuyên Quang nhẽ ra phải được phát huy để đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp của dân tộc Việt Nam thời đó. Song điều đó nghĩa quân đương thời cũng như dân tộc ta đã không được ứng đáp. Ngày 14/4/1884, người Pháp ở Đông Dương và triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) đã ký hoà ước ở Thiên Tân. Trong đó, người Pháp đã tự cho mình đại diện cho Việt Nam và Đông Dương nhượng một cách chính thức 6 châu mường Thái, trong suốt thế kỷ XVIII-XIX thường hay bị thế lực phong kiến Vân Nam tự ý lấn chiếm trái phép. Triều đình Mãn Thanh vớ được "miếng béo bở" đó đã lệnh cho các cánh quân người Hoa phải triệt thoái về nước. Đã thế nghĩa quân thuộc phải chủ chiến còn bị đòn giáng mạnh hơn. Ngày 06/06/1884 triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước bán nước Patenôtre (Pa tơ nốt). Trước sức ép nặng nề đó, tháng 07/1885 Lưu Vĩnh Phúc đã cùng những cánh quân người Hoa do mình trực tiếp chỉ huy rút khỏi lãnh thổ Việt Nam để lại nỗi nhớ thương của bao chiến hữu, đúng như Nguyễn Quang Bích đã đề thơ: "Tấm hùng tâm của Ông, đến cuối cùng vẫn không nhạt. Đã kéo quân về đất Bắc rồi, vẫn còn thề sẽ tiêu diệt giặc Tây " ( 12 ) Trong thì vua đầu hàng, ngoài thì giặc Pháp tấn công nào quân sự, nào ngoại giao và đặc biệt ra sức chia rẽ đội ngũ những người chỉ huy quân Thập Châu. Trước thực trạng đó hai thủ lĩnh Nguyễn Văn Quang và Cầm Bun Hoan trở thành người đầu tiên ra hàng và dẫn quân Pháp tới chiếm Mường Khoá, Mường Chăn (Văn Bàn), Mường Khim, Mường Cang (Than Uyên) và Mường Chai, Ít Ong - Chiềng Tè (Mường La). Cầm Văn Thanh trở về quê, lánh vào vùng núi Mường Mần (nay là xã Chiềng

Lương, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) án binh bất động, mặc tháng ngày trôi ( 4 ). Sau khi Lưu Vĩnh Phúc rút về nước, Điêu Văn Trì cũng rút quân về Mường Lay rồi lui vào Mường Tè để củng cố lực lượng. Đèo Văn Toa trở về Phong Thổ tổ chức đội ngũ, dồn sức bảo vệ tuyến phòng thủ Bình Lư - nơi tiếp giáp với Than Uyên, Văn Bàn. Xa Văn Nọi về Mộc Châu tổ chức lực lượng chống Pháp đến cùng. Tháng 7/1885 hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi truyền đi khắp đất nước. Hưởng ứng hịch Cần vương ở miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An nổ ra khởi nghĩa Ba Đình, người Thái theo ngọn cờ nghĩa sĩ Cầm Bá Thước, Lang Văn Thiết Phòng tuyến sông Thao - Tháng 4/1884, Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp rút về lập căn cứ chống Pháp ở vùng dọc sông Thao. Nghĩa quân đã dùng lối đánh du kích làm quân địch tiêu hao, mỏi mệt. J.Sarzeau trong tập: "Người Pháp ở Bắc Kỳ (Les Francais au Tonkin) đã ghi nhận: " Chúng ta (Pháp - TG) đã không muốn nói đến các cuộc hành quân ở miền trung du để chống với toán phỉ (tức nghĩa quân - TG) và dư đảng quân Cờ đen. Họ được sự bí mật ủng hộ của triều đình Huế (ý chỉ Tôn Thất Thuyết - TG) điều đó làm chúng ta lo lắng Cuộc hành quân của quân đội ta thật mệt mỏi" ( 13 ). Phải chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ, nghĩa quân vẫn bền bỉ, một lòng đánh giặc cứu nước. Tinh thần ấy được Nguyễn Quang Bích ghi lại bằng thơ: "Đêm ngày chỗ ở không nhất định Chỉ có lều tranh cùng cửa phên Gian khổ ai không sợ hãi Chỉ có lương tâm không hề trái ( 14 ) Phong trào chống Pháp do Nguyễn Quang Bính chỉ huy đã phát triển. Trung tâm hoạt động ban đầu là Đại Lịch (nay là xã thuộc huyện Văn Trấn ). Sau đó mở rộng đến cánh đồng lòng chảo Mường Lò (nay thuộc Văn Trấn và thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái), qua Mường Cơi (huyện Phù Yên - Sơn La), Thu Cúc, Lai Đồng và Yên Lập (Phú Thọ). 4 Cầm Văn Thanh là tên nhà vua ban, tên Thái là Căm Chôm, hiệu Bun Thắm (1845-1917). Theo quy định của triều đình nhà Nguyễn, 14 tuổi ông tập trung học chữ nho ở Hưng Hoá 8 năm. Xem vậy ông chịu ảnh hưởng nho giáo nặng. Năm cápxngạ (Giáp Ngọ - 1874) tại Hưng Hoá, quan đại thần Tôn Thất Thuyết trao ấn, kiếm, phong chức suất đội và trở thà nh một trong những chỉ huy quân Thập Châu chống Pháp. Tháng 4/1884 thà nh Hưng Hoá thất thủ ông lui về quê ở Mai Sơn. Năm hặp hậu (Ất Đậu - 1885) ông được vua Hà m Nghi phong là m tri châu Mai Sơn. Song ông đã tỏ ra yếm thế, trao mọi việc cho bản mường cùng với con trai là Cầm Thạch 14 tuổi lo liệu. Ông lập miếu thờ Khổng Tử lấy tên là Văn Thanh hội miếu để hội tụ bạn bè người Hoa bình luận thơ văn, chữ nghĩa

Ở Mường Lò có lãnh binh Vương Văn Doãn người Kinh lãnh đạo. Vùng làng Dọc - Vần - Đại Lịch có hai lãnh binh người Tày là Phạm Đình Tế và Phạm Thọ đã cùng lãnh binh Lý (người Hoa) chỉ huy. Nghĩa quân đã chặn đánh địch giữ vững đựơc tuyến phòng thủ sông Thao cửa ngõ miền Tây Bắc trong suốt gần 4 năm (1885-1889). Tuy nhiên do thiếu cảnh giác, trong hàng ngũ nghĩa quân đã có kẻ phản bội dẫn quân Pháp tới đàn áp. Cuối năm 1889 Mường Lò bị đánh chiếm. Nghĩa quân phải rút lên vùng cao để gia nhập với nghĩa quân người Mông và Dao do Giàng Mủ Cu Lâu và Đặng Phúc Thành chỉ huy. Ở Sơn La - Ngày 3/1/1887, Cầm Bun Khoan đã dẫn quân Pháp do viên quan tư Ouderic (Uđơri) chỉ huy xuất phát từ Bảo Hà (Lào Cai) và đến giữa tháng 1/1888 thì đến Sơn La. Mặc dù lực lượng của chúng đông hơn, có vũ khí tốt hơn, nghĩa quân Mường La đã dựa vào pháo đài bản Cá (nay thuộc xã Chiềng An - Thị xã Sơn La) chống lại quyết liệt. Sau nhiều ngày cầm cự, nghĩa quân đã xông ra khu ruộng Xam Kha đánh giáp lá cà với địch. Nhiều lính Pháp đã ngã gục trước lưỡi dao, mũi mác của nghĩa quân. Quam tô mương Mường La có ghi: " Lính Tây chết ngổn ngang như cây gỗ ngả trên mương" ( 15 ). Cuối cùng Pháp đã chiếm được Sơn La, cho Cầm Bun Hoan làm tuần phủ giữ danh nghĩa trông coi các châu mường người Thái Đen. Trong khi đó Xa Văn Nọi, Thủ lĩnh Mộc Châu ra sức vận động nhận dân gia nhập nghĩa quân và tổ chức luyện quân ở Phiêng Luông (nay là xã Chiêng Đi và khu nông trường Mộc Châu). Việc đang tiến hành thì có kẻ phản bội dẫn đường cho giặc vây bắt Xa Văn Nọi đem về giam ở đồn Pák Giạng (Mường La). Mặc dù bị tra tấn dã man, Xa Văn Nọi kiên quyết không hàng địch. Chúng đã thủ tiêu bằng cách chôn sống. Xa Văn Nọi đã gạt bỏ mọi quyền lợi riêng, chọn các chết trung nghĩa. Tấm gương đó thật vô cùng quý giá ( 5 ) Cùng chống giặc Pháp với Xa Văn Nọi ở Mộc Châu còn có một số thủ lĩnh tên là Hà Văn Pơng, người Thái ở bản Nà Bai (xã Quang Minh). Hà Văn Pơng đã tham gia nghĩa quân Cần Vương đánh giặc Pháp ở Xuân Đài, Thu Cúc, Lai Đồng (Phú Thọ). Khi trở về quê, ông đã vận động được người Thái, Mường, Dao tham gia chống giặc Pháp. Hà Văn Pơng đóng quân ở thung lũng Ta Hay (xã Quang Minh), người Thái thường gọi ông là "Vua Ta Hay". Giặc Pháp đã phải tốn nhiều công sức để đánh dẹp. Chúng đã dựng kế vừa bao vây, vừa dụ hàng làm cho nghĩa quân dần dần tiêu hao lực lượng. Trước những khó khăn không thể khắc phục được, Hà Văn Pơng đã đi biệt tích. Để tưởng nhớ 5 Người Mộc Châu không chỉ coi Xa Văn Nọi là một thủ lĩnh với cái tên sùng kính Án Nha Xang Nọi mà còn coi ông như một nhân vật huyền thoại. Người ta thường kể hễ nghe Án Nha Xang Nọi kêu đánh giặc Pháp, thì mọi người như được uống rượu, trong lòng bỗng bốc lửa, cầm vũ khi ra trận. Khi ông đưa quân đến Phiêng Luông, ở dây bỗng bật ra các nguồn nước chảy thà nh suối trong để cho binh ngà n nhảy xuống tắm

ông, hiện nay ở thung lũng Ta Hay, xã Quang Minh, Mộc Châu - Sơn La, nhân dân đã lập đền thờ "Vua Tay Hay". Ở Lai Châu (nay là Điện Biên và Lai Châu) Cuối năm 1886, địch dùng một lực lượng mạnh có súng lớn yểm trợ quyết phá tuyến phòng thủ của nghĩa quân để tiến vào Phong Thổ. Nghĩa quân vừa rút lui bảo toàn lực lượng vừa đánh phục kích. Ngày 20/11/1886 nghĩa quân đánh chặn địch ở Lương Tiên, Dương Quỳ và rút quân về Mường Bo (Lao Cai). Ngày 21/11/1886 đánh địch ở Mường Bo và rút quân về Bình Lư (Phong Thổ). Tại đây nghĩa quân chủ chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đèo Văn Toa đã chặn được quân địch ở Nặm Dia. Tên quan hai chỉ huy cùng nhiều lính Pháp đã bỏ mạng, buộc chúng phải tháo lui về sông Thao. Nghĩa quân đã ra sức củng cố Binh Lư - môt vị trí quan trọng có tác dụng bảo vệ vùng hậu phương Lai Châu. Xung quanh vị trí phòng thủ này có hàng rào tre, trong hàng rào là đường hào, rồi đến những bậc thành đắp bằng đất, có những pháo đài cao, vững chắc. Nhờ đó nghĩa quân của Đèo Văn Toa đã đẩy lui được nhiều đợt tấn công của địch. Ở Mường Lay lực lượng quân sự của Điêu Văn Trì còn khá mạnh. Ngoài tàn quân Cờ đen và Thái, còn được bổ sung thêm 200 lính người Kinh do Huyện Thạc còn gọi là Hoàng Thúc chỉ huy lên cùng phối hợp đánh Pháp. Tháng 8/1887 nghe tin đồn em trai của mình bị quân Siam bắt giam ở Mường Luông Pra-băng. Thực hư chưa rõ, nhưng ý chí quyết giải thoát em thì quá mạnh. Điêu Văn Trì dã cùng Huyện Thạc kéo quân sang đánh phá Mường Luông Pra-băng. Vua Lào là Ùn Khăm - Chặu Hung (1869-1894) bỏ chạy theo Pháp. Điêu Văn Trì và Huyện Thạc đã lấy ấn, kiếm và chiếm kinh đô vua Lào. Song không tìm thấy những người bị Siam bắt. Ngày đó Ouguste Pavie (Ô gút Pavi) đang làm cao uỷ ở Lào đã đại diện cho thực dân Pháp giao dịch và thương lượng với người Anh và Siam tiếp nhận em Điêu Văn Trì đưa về Hà Nội. Lấy ấn, kiếm vua Lào trở về Mường Lay, Điêu Văn Trì vẫn không hay gì về sự kiện Ouguste Pavie với em của mình ( 16 ). Ở Phong Thổ, trong khi Đèo Văn Toa cùng các nghĩa sỹ của mình ra sức giữ vững tuyến phòng thủ Bình Lư một cách kiên cường thì bị Điêu Văn Thao em trai Điêu Văn Trì bí mật thủ tiêu để đoạt quyền độc tôn chỉ huy quân sỹ. Lực lượng nghĩa quân Phong Thổ đột ngột mất chỉ huy trở nên hoang mang. Tháng 12/1887 quân Pháp do quan tư Pernot (Pecnô) chỉ huy có Nguyễn Văn Quang dẫn đường đã từ Lào Cai vào đánh chọc thủng tuyến phòng thủ Bình Lư rồi kéo đi chiếm Mường Xo trung tâm Phong Thổ một cách dễ dàng.

Từ Mường Xo, ngày 4/1/1888 cánh quân Pernot đến Pak Tần (nay thuộc huyền Sình Hồ - Lai Châu) thì bị quân Mường Lay đánh tập kích. Ngày 13/1/1888 quân Mường Lay đánh úp quân Pháp ở Thiềng Nưa (nay thuộc huyện Mường Lay - Điện Biên). Ngày 14/1/1888 cánh quân Pernot đến Mường Lay thì gặp cảnh "vườn không nhà trống" đúng như Quam tô mương Mường Muổi ghi: "Dân chúng ai cũng bỏ bản mường, không người nào ra hàng" ( 16 ). Điêu Văn Trì cùng cha là Điêu Văn Xanh đã đưa gia quyến và binh sĩ lên Mường Tè. Ngày 1/1/1888 cánh quân Pernot đến Mường Thanh gặp và giao dịch với Phaya Surisac tướng Siam. Phaya Surisac đã trao Bạc cầm Hặc thủ lĩnh Mường Muổi (Thuận Châu) cho Pernot. Và Bạc Càm Hặc lại theo Nguyễn Văn Quang dẫn cánh quân Pernot tiếp tục hành quân. Ngày 25/1/1888 bị nghĩa quân Lai Châu mai phục ở khe suối Xổm Pói (Tuần Giáo - Điện Biên). Ngày 26/1/1888 lại bị đánh úp ở cánh đồng Mường Quài (Tuần Giáo), bị thiệt hại nặng, Pernot thúc quân tháo về Mường Muổi. Bạc Cầm Hặc ở lại làm thủ lĩnh theo Pháp và Pernot kéo quân xuống Mường La (Sơn La) ( 17 ). Cuối năm 1888 đầu năm 1889, Tôn Thất Thuyết đã ở Lai Châu để trực tiếp điều khiển phong trào chống giặc Pháp ở địa phương và tiện liên hệ với các lực lượng ủng hộ ở Trung Quốc. Trước tình hình hết sức khó khăn, phức tạp ông dã cùng Điêu Văn Trì sang Trung Quốc cầu viện, được Vân Nam bí mật giúp đỡ 300 quân. Trong đó Điêu Văn Trì chỉ được giữ lại 100 quân đưa về giữ cứ địa Mường Tè, 200 người khác thì về vùng cao tả ngạn sông Đà (ngày nay thuộc huyện Mường La (Sơn La), Mủ Cang Chải, Trạm Tấu (Yên Bái) và Than Uyên (Lai Châu). Tôn Thất Thuyết ở lại Trung Quốc, Điêu Văn Trì trở lại cứ địa Mường Tè, án binh bất động. Sang năm 1889, phong trào Cần Vương ở Thập Châu ngày một suy yếu vì không duy trì được chỉ đạo thống nhất. Tuổi già sức yếu người lãnh đạo chủ chốt nhất là Nguyễn Quang Bích đã qua đời. Các chiến hữu đã đem thi hài ông chôn trên núi Tôn Sơn thuộc huyện Yên Lập (Phú Thọ). Sau khi chiếm Mường Lay, A.Pavie đã dụ hàng được bố con Điêu Văn Trì bằng cách trao lại người em Điêu Cầm Song. Điêu Văn Trì ra hàng và trao cho A.Pavie ấn, kiếm vua Lào Ủn Khăm - Chạu Hung. Tháng 4/1890 Pháp và Điêu Cầm Song đã ký bản thoả thuận, trong đó có khoản Điêu Văn Trì chịu ơn, ăn lương và làm việc cho Pháp. Phía họ Điêu (Đèo) được đời đời cai quản Mường Lay và mang danh "đứng đầu khu vực Mười Sáu Châu Thái ba đời". Sau đó Điêu Văn Trì đã khấn trước bàn thờ tổ tiên của mình rằng "tôi sẽ trung thành với nước đại Pháp như trước đây tôi đã trung thành với triều đình Huế" ( 18 ).

Các cánh nghĩa quân tiếp tục hoạt động ở vùng núi tả ngạn sông Đà cho đến năm 1896. Song tình hình ngày càng khó khăn, một số nghĩa quân phải rút vào bí mật, còn phần lớn chủ động di chuyển theo hướng bắc sang Vân Nam (Trung Quốc). Như vậy trong khoảng 22 năm (1873-1896) thì khi giặc Pháp đánh Hà Nội lần đầu tiên đến lúc kết thúc phong trào Cần Vương, người Thái cũng như nhân dân các dân tộc khác đã đứng trong phái kháng chiến chống thực dân xam lược Pháp. Trong thời gian đó nhân dân Thập Châu đã có những đóng góp, hy sinh lớn lao để không những chỉ bảo vệ bản mường quê hương mà còn chi viện cho miền xuôi khi Tổ quốc lâm nguy. Trong hơn hai thập niên cuối thế kỷ XIX ấy hẳn đáng ghi nhớ lắm. Có biết bao anh hùng nghĩa sỹ đã ngã xuống để hôm nay chúng ta được hưởng điều Bác Hồ dạy: "không có gì quý hơn độc lập, tự do". Thiết nghĩ trong các dịp lễ kỷ niệm năm chẵn như vừa rồi Sơn La làm lễ 110 năm (1895-2005) cũng cần phải kể tới cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp buổi đầu anh hùng này. Trong đó có nghĩa sỹ nêu tấm gương yêu nước tiêu biểu như: Nguyễn Quang Bích, Xa Văn Nọi, Hà Văn Pơng, Điêu Văn Toa, Giàng Nủ Cơ Lâu, Đặng Phúc Thành Hơn thế nữa, những tên tuổi này cũng cần được đặt cho đường phố, trường học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Thiên dịch - Ngư Phong tướng công hành trang 2. Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858-1900) 3. Quam tô mương - bản chữ Thái của Mường Lò 4. Edmond Thabant - Đại cương về địa lý và lịch sử miền Tây Bắc Việt Nam (esquisse gẻogaphique et histoirique du Nord-ouest Vietnam) bản tiếng Pháp lưu trữ ở ban Nghiên cứu lịch sử Đảng - khu uỷ Tây Bắc - 1971. 5. Quam tô mương - bản chữ Thái của Mường La 6. Trần Văn Giàu - Chống xâm lăng quyển II (Bắc Kỳ chống Pháp) sách lưu trữ ở ban Nghiên cứu lịch sử Đảng - khu uỷ Tây Bắc -1971 (bncls Đ KVTB) 7. Trần Văn Giàu - sách đã dẫn 8. Quam tô mương - bản chữ Thái của Mường La

9. Quam tô mương - bản chữ Thái của Mường La 10. Lịch sử quân đội Pháp ở Đông Dương (histoire militare de l'indochine franfcaise) bản dịch, lưu giữ bncls. Đ. KVTB 11. Edmond Chabant - tài liệu đã dẫn 12. Nguyễn Quang Bính - thơ, cảm xúc khi qua nhà thăm ông Lưu Vĩnh Phúc. Lưu giữ tại bncls.đ.kv 13. J.Sarfeau - Người Pháp ở Bắc Kỳ (Les Frafcais au Tonkin) bản dịch tiếng Việt lưu trữ ở bncls Đ KVTB. 1971 14. Quam tô mương - bản tiếng Thái ở Mường Muổi - đã dẫn 15. Báo cáo điều tra dân tộc khu uỷ Tây Bắc năm 1954. Lưu trữ văn phòng khu uỷ Tây Bắc - 1971 16. Mission A.Pavie - Sứ mệnh của A.Pavie 17. Quam Tô Mương của Mường Muổi - bản tiếng Thái đã dẫn 18. Báo cáo điều tra dân tộc Khu uỷ Tây Bắc năm 1954 - Lưu trữ văn phòng Khu uỷ Tây Bắc 1971.