MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Tài liệu tương tự
Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em


Tả một cảnh đẹp mà em biết

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Tả khu vườn nhà em

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Bài viết số 7 lớp 9

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Tả cánh đồng quê em văn 5

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Phần 1

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

mộng ngọc 2

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

THƠ VĂN và CẢM TÁC

Tả cây vải nhà em

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

Giới thiệu về quê hương em

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Phần 1

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

36

Phần 1

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

No tile

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Khóm lan Hạc đính

-

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính


Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phần 1

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - tuong nho19_6

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Microsoft Word - DuCaNguyenDucQuang-ChauNgan

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Cúc cu

Giới thiệu về món phở Hà Nội

Phần 1

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Trần Thị Thanh Thu

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Cảm nghĩ về mái trường

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Em hãy phát biểu cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu thích

No tile

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phần 1

Bản ghi:

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà Nội Cảm thụ văn học, nói chính xác hơn tiếp nhận văn học là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ, hệ thống tín hiệu thứ hai của loài người. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh được hình thành chủ yếu trong giờ tập đọc. Các bài tập cảm thụ văn học yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu văn chương, giải mã các tín hiệu văn chương, đánh giá các giá trị của các tín hiệu này trong việc biểu đạt nội dung. Các nhà giáo học pháp hầu như đã thống nhất với nhau về mặt nguyên tắc: để hình thành một năng lực, một kĩ năng nào đó cho học sinh cần phải tổ chức việc làm cho các em trên những vật liệu mẫu. Để rèn kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh tiểu học, trước hết cần phải có vật liệu mẫu những câu thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn đích thực. Chính vì vậy, các tác giả SGK đã bỏ ra rất nhiều công sức để chọn văn bản dạy đọc - chọn bài tập đọc. Chính vì vậy, chất văn trở thành một trong những căn cứ hàng đầu để xem xét, đánh giá SGK dạy tiếng mẹ đẻ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nói về một vài vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương qua một số bài thơ, bài văn miêu tả đã được chọn đưa vào phân môn tập đọc ở tiểu học chương trình Tiếng Việt 165 tuần và chương trình Tiếng Việt 2000. Nói về vẻ đẹp của ngôn ngữ, trước hết phải nói đến vẻ đẹp của âm thanh, nhạc điệu. Nhạc điệu có vai trò rất lớn trong tác phẩm văn chương, nhất là trong thơ. Nhạc điệu đã góp phần rất quan trọng để tạo ra giọng văn, giọng thơ của bài tập đọc. Chúng ta thử xét vẻ đẹp về mặt âm thanh của lớp ngôn từ nghệ thuật SGK tiểu học qua việc phân tích ngữ liệu dạy đọc diễn cảm bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) - một trong số các bài thơ giàu nhạc điệu nhất của chương trình tiếng Việt ở tiểu học. Đây cũng là một trong những lí do khiến cho bài thơ này có mặt cả trong SGK Tiếng Việt chương trình 165 tuần, cả trong SGK Tiếng Việt chương trình 2000. Bài thơ này trở thành một ngữ liệu tối ưu để luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Hai khổ thơ đầu (không đưa vào SGK 165 tuần) nói về những ngày thu đã xa mang một âm điệu buồn, giọng thơ trầm nhẹ, như một tiếng thở dài. Đến Mùa thu nay giọng thơ đã chuyển. Âm hưởng chính của 5 câu thơ: Mùa thu nay khác rồi 1

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha là thiết tha bay bổng, cần đọc với giọng cao và hơi ngân. Hai câu thơ Trời xanh đây là của chúng ta /Núi rừng đây là của chúng ta cần đọc với một âm lượng mạnh. Ngắt nhịp 3/4 cũng không sai. Nhưng nếu chọn cách ngắt nhịp 2/1/4 thì đây sẽ được đứng một mình một nhịp tạo ra điệp chủ ngữ làm cho câu thơ thắt lại, giọng đọc được nhấn mạnh hơn, khẳng định hơn quyền sở hữu đất, trời, càng tăng thêm cảm xúc tự hào. Nhờ kết thúc bằng hai thanh sắc mà hai câu thơ tiếp theo Những cánh đồng thơm mát/ Những ngả đường bát ngát được đưa lên ở một âm vực rất cao, chắp cánh cho cảm xúc bay lên hết chiều cao của đất nước. Và ngay tiếp đó, câu thơ Những dòng sông đỏ nặng phù sa được tăng thêm độ dài làm cho cách đọc phải chậm lại, dãn nhịp ra, trải hết chiều dài của đất nước với biết bao cảm xúc yêu mến, tự hào. Bốn câu cuối Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về chuyển xuống âm vực thấp, từng tiếng được nhấn mạnh tạo cho câu thơ có âm lượng mạnh và sâu. Dường như Nguyễn Đình Thi dùng cung bậc trầm lắng của âm thanh để lắng cho hết chiều sâu của Đất nước, để nói về biết bao thế hệ cha anh, những người không bao giờ biết khuất phục, những người còn sống mãi không bao giờ mất. Nhờ nhạc điệu mà nhà thơ đi hết không gian ba chiều của đất nước tươi đẹp: bay hết chiều cao, trải hết chiều rộng, lắng hết chiều sâu. Nhờ phối hợp được cao độ, cường độ, trường độ, cách ngắt nhịp mà khi đọc bài thơ này, ta có thể bộc lộ hết cảm xúc bay bổng, thiết tha, tự hào về một đất nước đang nhìn thấy trong tầm mắt cùng với cảm xúc sâu lắng, trầm hùng về một đất nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường chỉ có thể nhìn thấy khi biết nhìn sâu và xuyên suốt chiều dài hào hùng của lịch sử dân tộc Việt. Nhưng nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương thì nổi bật, đặc sắc nhất vẫn là vẻ đẹp của từ. Vẻ đẹp của từ ngữ trong các bài tập đọc ở tiểu học là điều mà chúng tôi muốn tập trung nói đến trong bài này. Từ ngữ trong văn bản văn chương mang tính gợi cảm, gợi tả, chúng đi lại, nhảy nhót trong tác phẩm. Chính vì thế, trong các bài văn miêu tả, lớp từ láy được sử dụng rất nhiều. Nhờ có lớp từ tượng hình, tượng thanh mà cảnh người, vật đang gồng gánh đi chợ được tả thật là sinh động, hối hả, nhộn nhịp: 2

Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo. Thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rầu sợ sệt. (Buổi chợ Trung Du - TV4 - T2). Sự dữ tợn của con sông mùa lũ hiện ra rất rõ nhờ cách dùng các từ láy: Khúc đê bây giờ chỉ còn là một nét đỏ nhờ mỏng mảnh bên mênh mông sóng nước. Dòng sông đổ như thác, đỏ lừ, xoáy nước sâu hút hình phễu, kêu oằng oặc, sùng sục, đánh vào chân đê ( Giữ đê - TV4 -T2) Rồi chỉ một tiếng giã gạo thậm thình làm cho cả bài thơ Qua thậm thình (TV5) cứ rung lên sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người dân Việt về câu chuyện huyền thoại chứa chất đầy nghĩa tình nước non. Những tính từ, nhất là những tính từ tuyệt đối như đỏ ối, xanh rợn, tím ngắt, vắng tanh, vàng hoe, trắng tuyết, đỏ son, xanh um,thơm lừng, thơm ngát, đỏ chót, ngọt lịm, cao vút, sâu hoắm được dùng với tần số cao tạo ra những sắc màu, hình khối phong phú, đa dạng của những bài tập đọc ở tiểu học. Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng các nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất đắc địa. Khi giải mã văn chương, phải nắm được các thế đối lập về nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ mới hiểu văn bản và chỉ ra được sự tài tình của việc dùng từ. Phải thấy được sự khác nhau về nghĩa của đăm đắm với đăm đăm và chăm chú thì mới thấy chứa chan bao nhiêu nhớ thương qua một cái nhìn trong câu: Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo (Tình quê hương TV5, Chương trình 165 tuần và CT 2000). Cùng là nhìn không dứt về một đối tượng nhưng đăm đắm là một cái nhìn có tình, bị thu hút bởi đối tượng được nhìn mà đăm đăm và chăm chú không có nét nghĩa này. Trong hai câu thơ Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi/ Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương ( Mùa hoa bưởi - TV 5 CT 165 tuần),tác giả đã dùng từ rắc chứ không phải rơi, rụng. Rắc là chủ động, chủ động trang điểm cho khu vườn bằng những cánh hoa của mình, vườn đẹp nhờ những cánh hoa vương, trong khi đó rơi, rụng thì bị động và không làm đẹp mà làm bẩn vườn nhà. Rắc làm cho cây bưởi có hồn. Gió về đưa hương lạ làm mùi hoa giẻ (bài Chùm hoa giẻ) cứ thơm hoài xôn xao chứ không phải thơm ngào ngạt, thơm lừng, bởi vì xôn xao là tượng thanh, mùi thơm biết nói, biết cất lên thành lời, thơm đến mức gây ấn tượng. Xôn xao còn gợi tâm trạng xốn xang, xao xuyến, cho thấy tác giả không yên được trước mùi hương. Thế mới là có cả cảnh cả tình. Những cách dùng từ như Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua 3

mặt (Rừng hồi xứ Lạng) chảy chứ không phải phả, toả vì chảy chứa nét nghĩa có nước và thành dòng mạnh. Mùi hương được nén lại chuyển thành thể lỏng, thành dòng nên thế mới gây ấn tượng về hương thơm. Tiếng chim hót thì phải chan chứa (Con chim chiền chiện) thì âm thanh mới có hình, có khối tràn đầy lên trong không gian mà thánh thót, líu lo không tạo ra được sức gợi tả này. Trong văn chương, các từ không chỉ được dựng đứng lên, có hình có khối, gợi tả rợn người mà chúng còn được sử dụng với tất cả nghĩa biểu thái để bộc lộ hết cái tình của người dùng từ. Nắng bốc mùi hương hoa tràm phải thơm ngây ngất chứ không phải chỉ thơm sực nức bởi không phải chỉ là nồng độ cao của mùi thơm mà còn là cảm xúc say ngây, yêu mến hương tràm. Rồi khoai nướng, ngô bung thì phải ngọt lòng (bài Mẹ) chứ không phải ngọt miệng. Ngọt miệng, ngon miệng là chuyện của dinh dưỡng còn ngọt lòng là cái ngọt của tình người : lòng yêu thương của người mẹ chiến sĩ khi cho và lòng trân trọng biết ơn của người con chiến sĩ khi nhận. Gió từng hồi trên mái lá cũng phải ùa qua (chứ không phải thổi hay lùa ) thì mới có tâm trạng. Vì muốn gây ấn tượng, các nhà văn nhà thơ đã đi chệch ra khỏi chuẩn mực thông thường của ngôn ngữ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển. Mai Văn Tạo trong bài Sầu riêng không dùng từ tím ngắt mà dùng từ tím ngát. Tím ngắt thì chỉ có màu sắc còn tím ngát thì lại có cả màu, cả mùi thơm, cả sự lan toả của màu, của hương và sự mơ hồ lan toả của tâm hồn người đứng ngắm sầu riêng. Phải tìm được một từ du du vừa gợi hình lơ lửng của vầng trăng (nhờ hai thanh không) vừa gợi âm thanh của tiếng sáo (nhờ hai vần u), nhưng quan trọng hơn là gợi cảm giác mơ hồ, bay bổng, mơ mộng của tác giả dưới đêm trăng. Nhờ thế nên câu văn với so sánh lạ đời vầng trăng với tiếng sáo vầng trăng tròn vành vạnh ở trên không và du du như sáo diều của Thạch Lam trong Đêm trăng đẹp không những đứng được mà còn gây được nhiều ấn tượng về ảo thuật dùng từ. Cỏ non thì phải xanh rợn chân trời (mà có chỗ in sai thành xanh tận ) thì mới gợi được cả màu nhờ khuôn vần, tiếng rợn gợi được cái nhiều vô tận của cỏ nhờ thanh điệu của rợn. Nhưng như thế cũng chỉ mới có cảnh. Rợn còn tả tình bởi nó gợi tả cảm giác cô đơn rợn ngợp của con người con người vô định chưa làm chủ được thiên nhiên, chưa làm chủ được số phận trong xã hội của Nguyễn Du trước vẻ đẹp của mùa xuân. Phải có hiểu biết về ngôn ngữ mới thấy được vẻ đẹp của các từ. Nhờ biết phân biệt im lặng và yên tĩnh, ta mới nhận ra rừng cây im lặng ( Rừng phương Nam - Đoàn Giỏi) là có nhân hoá. Nhờ phân biệt từ tượng hình và tượng thanh, ta mới nhận ra kết hợp bất thường thơm xôn xao.nhờ có ý 4

thức về tính từ tuyệt đối nên ta mới biết vắng tanh trong câu Ở làng người Thái và làng người Xá đến mùa đi làm nương thì trên sàn dưới đất mọi nhà đều vắng tanh (Đi làm nương- Tô Hoài) là cái vắng đến cực điểm không thể vắng hơn được nữa chứ không vắng nửa vời như văng vắng, vắng vẻ, từ đó mà thấy sự gắn bó gan ruột máu thịt của đồng bào Thái, Xá với nương rẫy của mình trong mùa đi làm nương. Đó là điểm khác biệt về phong tục của đồng bào Thái, Xá so với đồng bào miền xuôi. Nếu nắm các thế đối lập của từ trong hệ thống ngôn ngữ là rất cần thiết, nó cho phép chúng ta chỉ ra cái đắc địa, sự tài tình của việc lựa chọn từ trong trục dọc của ngôn ngữ, thì những hiểu biết về những nét nghĩa chung của một trường từ vựng cũng không kém phần quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều bài tập đọc ở tiểu học.giá trị của tác phẩm văn chương không chỉ là ở cái hay riêng của từng đơn lẻ mà còn là sự hài hoà, lan toả, cộng hưởng của cả một trường từ. Chính nét nghĩa chung, sự hoà đồng, cộng hưởng này sẽ tạo ra những giá trị ngữ nghĩa mới của văn bản. Cả một trường từ của những sắc màu rực rỡ, phát sáng: hoa muống tím lấp lánh, nắng rất vàng, bãi cát vàng chói nắng, đỏ điểm mười trong vở và ánh mắt anh học trò long lanh trong bài Mùa hè (TV3) cho thấy một mùa hè sáng chói niềm vui lấp lánh tuổi học trò. Bài Gửi các vì sao của Các Mác (TV5) cũng tập hợp một loạt từ phát sáng và lan tỏa kì vĩ : lấp lánh, soi vô hạn vô hồi, toả lên trời bao la mang một ẩn ý nói về ước mơ thay đổi thế giới, đem lại hạnh phúc cho nhân loại của Các Mác. Đoạn đầu của bài Tình quê hương (Nguyễn Khải) dùng một loạt từ : đăm đắm, tha thiết, quyến rũ, nhớ thương, day dứt để nói về sức quyến rũ lạ lùng, không cắt nghĩa nổi của quê hương. Khổ đầu của bài Tiếng hát mùa gặt cũng kết hợp cả một trường từ: phả, dẫn, nâng, liếm (ngang chân trời) cho thấy sự nâng đỡ, ủng hộ lẫn nhau của những nắng, cánh cò, gió, thung lúa vàng, tiếng hát, lưỡi hái tạo ra một bức tranh hài hoà, tràn đầy niềm vui sướng, tự hào của những người nông dân trong mùa gặt hái. Khổ thơ đầu của bài Rừng mơ cũng có biện pháp tương tự: một loạt từ chỉ các đối tượng được miêu tả: rừng, núi, mây trắng, gió, hương mơ cùng với: ôm, đọng, bay gần, bay xa cũng tạo ra sự ủng hộ, nâng đỡ lẫn nhau, gắn bó yêu thương làm nên vẻ đẹp của rừng mơ, hoa mơ, hương mơ hoà quyện cùng với vẻ đẹp của đất trời: mây, núi, gió. Đoạn thơ Này em mở cửa ra/ Một trời xanh vẫn đợi/ Cánh buồm là tiếng gọi/ Mặt biển và dòng sông/ Nắng vườn trưa mênh mông/ Bướm nay như lời hát/ Con tàu là đất nước/ Đưa ta đến bến xa của bài Ngày em vào đội( Xuân Quỳnh) chọn một loạt hình ảnh: trời xanh, cánh buồm, mặt biển, dòng sông, con tàu, đất nước, bến xa đã mở ra một không gian rộng lớn, chuyển động ở phía trước để ngầm nói lên một ý: ngày em vào đội là một ngày trọng đại, cả cuộc đời đang mở ra trước mắt em, vẫy gọi em đi lên phía trước về tương lai. Bài Về 5

miền Đất Đỏ tập hợp một loạt từ chỉ màu đỏ thực và màu đỏ của tâm tưởng đã gợi ra được màu đỏ của miền đất vất vả, đau thương mà anh dũng Chính việc lựa chọn từ có những nét nghĩa chung đã tạo ra sự cộng hưởng của từ làm nên phép tu từ có tên gọi là biện pháp hoà hợp. Một đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật là sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong các bài tập đọc ở tiểu học là so sánh, ẩn dụ (so sánh ngầm), hoán dụ, nhân hoá, hoà hợp. Từ những so sánh tả vẻ đẹp của cây dừa với những Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao. Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh để ngợi ca làng quê nước Việt đẹp đẽ, yên bình đến cách so sánh Con nằm trên lưng là mặt trời của mẹ trong những câu thơ: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. (Khúc hát ru Nguyễn Khoa Điềm. Tiếng việt 4 CT2000) cho thấy người mẹ đã coi con là mặt trời, là sự sống, là lẽ sống của mình. Có lẽ khó mà tìm được một cách nói nào nói được lòng mẹ yêu con vô cùng vô tận đến như thế. Cả một loạt so sánh cũng được Ngô Văn Phú dùng để tả cây rau khúc và chiếc bánh khúc trong bài Chiếc bánh khúc của dì tôi (TV3 -T1 - CT2000) đã cho thấy vẻ đẹp của cây rau khúc, sự hấp dẫn của cái bánh khúc, cho thấy trong nó có cả làng quê, hương đồng cỏ nội thật là thú vị. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ mới nhú. Lá rau như mạ bạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Những chiếc bánh màu rau xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm,xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. Không giải mã được biện pháp ẩn dụ, ta không thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu được các bài tập đọc Dừa ơi, Tre Việt Nam, Hành trình bầy ong, Gửi các vì sao, Ngày em vào đội Nhờ sử dụng các biện pháp tu từ mà các bài tập đọc có nhiều hình ảnh thơ thật đẹp. Đó là những hình ảnh Cọ xoè ô che nắng rất dễ thương làm râm mát đường em đi học trong bài Đi học, hình ảnh Ngọn tre cong gọng vó/ Kéo mặt trời lên cao (Luỹ tre) gây ấn tượng bởi sự liên tưởng độc đáo, thú vị. Rồi những Long lanh lưỡi ái liếm ngang chân trời (Tiếng hát mùa 6

gặt) cho thấy hình ảnh con người lao động đứng ở tư thế ngang tầm trời đất; Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha làm hiện lên gương mặt một đất nước mới dạt dào niềm vui say đắm vì được làm chủ vận mệnh của mình. Rồi Mái chèo khua bóng núi rung rinh mới thể hiện được sự xao động của lòng người khi đi thuyền trên hồ Ba Bể cùng với những hình ảnh tượng trưng Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh nói về sự trường tồn bất tử, sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt v.v Nhạc điệu, cách dùng từ đặc sắc cùng với các biện pháp tu từ đã làm cho lớp ngôn từ nghệ thuật trong các bài tập đọc kết lại, lung linh màu sắc, tạo nên vẻ đẹp của bộ SGK Tiểu học suốt từ lớp 1 đến lớp 5. 7