* Mục tiêu * Nội dung CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ 1. Trình bày được cách đánh giá 1 trẻ ngưng tim ngưng thở. 2. Phân tích được các bước tiến hành hồi

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 11_Phep_Hoi_Xuan doc

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

Print

Gap Nguoi Bi dien Giat Phai So Cuu Nhu The NaoA

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới


CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

Cúc cu

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BẢO HIỂM THƯƠNG TẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số : 1417/2012//QĐ/TGĐ-BHBV ngày 9 / 5/2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo h

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Document

Microsoft Word - HEM-7300 manual Apr-2011.doc

Document

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

HỒI I:

MÁMA VÍ aneb INFORMOVANÁ MATKA Các bà mẹ thân mến! Chúng tôi nồng nhiệt chào đón các bạn tại phòng trẻ sơ sinh và chúc mừng các bạn mới sinh con! Chún

Document

Phần 1

Thuyet Phap Thien Tong Viet Nam

Document

PowerPoint Presentation


Microsoft Word - HEM-7101 manual Apr-2011.doc

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

BẢNG GIÁ VIỆN PHÍ ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN (Ban hành kèm theo QĐ 243 và 873/QĐ-SYT, Thông tư 37 Bộ Y tế) STT MA_DVKT TÊN DỊCH VỤ KỸ T

Phần 1

Tài liệu hướng dẫn công tác an toàn lao động Shared by by HSEVIET.COM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Điều 56 và các điều liên quan 29, 39, 61 của Hiến pháp nướ

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

No tile

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

-

Document

Phần 1

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Phần 1

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

No tile

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

No tile

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

Tay cưa xương ức Hệ thống Hướng dẫn sử dụng RX Phiên bản C

Phần 1

PHỤ LỤC 03 BẢNG TRẢ TIỀN TỶ LỆ THƯƠNG TẬT Ban hành theo quyết định số 267 /QĐ-PTI-BHCN ngày 26 / 09 / 2012 của Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo

Tác Giả: Kim Bính Người Dịch: Dennis Q CANH BẠC TÌNH YÊU Nho An Đường Chương 1 Anh Đang Xoay Chuyển Bàn Tay Vận Mệnh Dư Y đang ngồi sau quầy bar đọc b

Cúc cu

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

Phần 1

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

No tile

THỂ DỤC KHÍ CÔNG HOÀNG HẠC I. Đại Cương A. Khí: Khí là một chất vô hình ở khắp mọi nơi, trong vũ trụ và cơ thể con người. Khí ở ngoài vũ trụ gọi là ng

Cúc cu

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

No tile

No tile

Phần 1

Document

Microsoft Word - The duc khicong - tieng Viet.docx

No tile

Document

BÁT ĐOẠN CẨM

No tile

Document

No tile

Trường Tây - Trường Ta.Những ngày xưa truyện đẹp như truyền kỳ Những mai vui hay trưa tối sầu bi Đều đẹp cả những ngày xưa truyện đẹp Cung Trầm Tưởng

Phong thủy thực dụng

HỒI I:

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

Tứ Hành Xung

Lời Dẫn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ LẠNH FFK 1674XW Exclusive Marketing & Distribution HANOI Villa B24, Trung Hoa - Nhan Chinh, Thanh Xuan District

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

Tác Giả: Bản Lật Tử BẢN SONATA ĐÀO HÔN Chương 10 Ôm Tiếng cái tát vang lên thật êm tai, không chỉ làm cho Tổng giám đốc Bàng sửng sốt mà còn làm cho q

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

No tile

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Document

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

Bản ghi:

* Mục tiêu * Nội dung CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ 1. Trình bày được cách đánh giá 1 trẻ ngưng tim ngưng thở. 2. Phân tích được các bước tiến hành hồi sức cơ bản. 3. Phân tích được các bước tiến hành hồi sức nâng cao. 4. Biết cách sử dụng 1 số thuốc thường dùng trong hồi sức nâng cao. 1. Đại cương Ở trẻ em, ngưng thở thường là hậu quả của tình trạng suy hô hấp cấp; ngưng tim thường xảy ra sau ngưng thở. Nếu ngưng thở ngưng tim trên 4 phút não sẽ bị tổn thương, trên 10 phút não sẽ bị tổn thương nặng nề hoặc tử vong. Vì vậy, khi ngưng tim ngưng thở cần nhanh chóng cung cấp oxygen và máu cho não. Có 2 loại hồi sức: - Hồi sức cơ bản: thực hiện tại hiện trường, không có y dụng cụ. - Hồi sức tiến bộ: thực hiện tại cơ sở y tế hoặc trên xe cứu thương với các y dụng cụ và thuốc cấp cứu. Nguyên tắc hồi sức cấp cứu là phải tiếp cận an toàn (SAFE): Tiếp cận an toàn (SAFE) Cháu có sao không? Khai thông đường thở Nhìn, nghe, cảm nhận nhịp thở Thổi hoặc bóp bóng 2 nhịp hiệu quả Kiểm tra mạch trung tâm Bắt đầu cấp cứu ngưng tim ngưng thở Gọi trung tâm cấp cứu Rung thất Nhịp nhanh thất Đo điện tim Xử trí theo phác đồ Ngừng tâm thu Mất mạch, còn điện tim Xử trí theo phác đồ Hình 1: Lưu đồ tiếp cận trong hồi sức cấp cứu

2. Hồi sức cơ bản 2.1. Chẩn đoán ngưng thở ngưng tim tại hiện trường - Hôn mê: lay gọi không tỉnh, kích thích đau không đáp ứng. - Lồng ngực không di động, nghe và cảm nhân không có hơi thở. - Không mạch trung tâm (ở trẻ nhũ nhi: mạch khuỷu, mạch bẹn; ở trẻ lớn: mạch cảnh, mạch bẹn-đùi). - Tím tái, chi lạnh. 2.2. Nguyên tắc Tiếp cận an toàn SAFE (S: nhanh chóng gọi người hỗ trợ, giúp đỡ A: tiếp cận thận trọng (người cấp cứu không được để mình trở thành nạn nhân thức 2) F: đứa trẻ phải được đưa ra khỏi sự nguy hiểm càng nhanh càng tốt E: đánh giá và xử trí bệnh nhi theo trình tự ABC. Các bước tiến hành hồi sức cơ bản: 2.2.1. Lay gọi trẻ Đánh giá đáp ứng của trẻ bằng cách đơn giản là hỏi trẻ Cháu có bị sao không? và/hoặc lay nhẹ vai trẻ. Những trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ dù quá sợ không trả lời được, vẫn có thể đáp ứng bằng mở mắt hoặc phát âm những tiếng nhỏ nếu trẻ còn tỉnh. Trong trường hợp chấn thương cột sống cổ, người cấp cứu cần cố định cột sống cổ bằng cách dùng 1 tay giữ nhẹ trên trán, 1 tay lắc nhẹ tay trẻ. Nếu không đáp ứng nghĩa là bệnh nhi hôn mê, nếu nghi ngờ ngưng tim ngưng thở khi hôn mê thì phải gọi người giúp đỡ. 2.2.2. Đường thở Đánh giá sự thông thoáng đường thở bằng cách: nhìn di động của lồng ngực và bụng, lắng nghe âm thở và cảm nhận nhịp thở. Cấp cứu viên nghiêng đầu phía trên mặt của trẻ với tai phía trên mũi-má phía trên miệng trẻ-mắt nhìn dọc theo lồng ngực của trẻ trong vòng 10 giây. Tắc nghẽn đường thở có thể là nguyên nhân đầu tiên gây ngừng tim ngừng thở, cho nên khi giải quyết được tốt nguyên nhân này thì trẻ có thể hồi phục lại mà không cần can thiệp gì thêm. Hình 1: Nhìn, nghe và cảm nhận hơi thở

Nếu trẻ khó thở nhưng vẫn tỉnh táo thì phải đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bình thường, trẻ tự tìm một tư thế thoải mái, thích hợp để duy trì sự thông thoáng đường thở. Vì vậy không nên ép trẻ phải ở tư thế không thích hợp. Những nỗ lực nhằm cải thiện từng phần và duy trì sự thông thoáng đường thở ở những nơi không có sẵn các dụng cụ cấp cứu nâng cao sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhi vì có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Trẻ không thở được có thể do tụt lưỡi về phía sau làm tắc nghẽn hầu họng. Trong trường hợp này cần làm thủ thuật ngửa đầu-nâng cằm để làm thông đường thở (người cấp cứu viên đặt bàn tay vào trán của trẻ rồi từ từ đẩy ngửa đầu ra phía sau, những ngón tay của bàn tay còn lại để dưới cằm và đẩy ra phía trước). Đối với trẻ nhũ nhi, đặt cổ ở tư thế trung gian còn đối với trẻ lớn thì đặt cổ ngửa gần tối đa ra phía sau (hình 2a, 2b). Tránh gây tổn thương phần mềm và có thể dùng ngón cái để giữ cho miệng không ngậm lại khi làm thủ thuật. Trong trường hợp nghi ngờ chấn thương đốt sống cổ thì dùng thủ thuật ấn hàm (dùng 2-3 ngón tay đặt dưới góc hàm 2 bên để đẩy hàm ra phía trước, mô cái và mô út của lòng bàn tay tựa nhẹ lên trán và thái dương của bệnh nhi nhưng không làm ngửa đầu). Nếu cột sống cổ được cố định bằng túi cát, nẹp thì có thể làm thủ thuật ngửa đầu-nâng cằm (hình 2c). a. Ngửa vừa phải b. Ngửa tối đa (trẻ lớn) c. Nâng hàm Hình 2: Thủ thuật ngửa đầu nâng cằm 2.2.3. Quan sát di động lồng ngực và nghe để cảm nhận hơi thở Nếu đã áp dụng các biện pháp mở thông đường thở mà trẻ vẫn không thở lại (lồng ngực không di động, không nghe và cảm nhận được hơi thở) trong vòng 10 giây thì nên bắt đầu thổi ngạt. Cấp cứu viên phải phân biệt được nhịp thở có hiệu quả hay không hiệu quả, thở ngáp cá hoặc tắc nghẽn đường thở. 2.2.3.1. Chỉ dẫn chung vể thổi ngạt Cần thổi ngạt 5 lần để đạt được 2 nhịp thở có hiệu quả. Trong khi vẫn giữ thông thoáng đường thở, người cấp cứu tiến hành thổi theo phương pháp miệngmiệng (2 ngón tay cái và trỏ của bàn tay giữ đầu trẻ, bịt mũi) hoặc miệng-mũi miệng. Người cấp cứu phải hít thở sâu để khi thổi, cung cấp được nhiều oxygen cho

trẻ; đồng thời đánh giá kết quả của thổi ngạt bằng cách: nhìn, nghe và cảm nhận vừa mô tả trên. Hình 3: Thổi ngạt ở trẻ nhỏ Yêu cầu khi thổi ngạt, lồng ngực phải nở ra (nhô lên), áp lực nở phổi có thể cao do đường thở nhỏ, nhịp thở phải chậm và với áp lực thấp nhất để làm giảm chướng bụng, ấn nhẹ sụn giáp làm giảm lượng khí vào dạ dày (nghiệm pháp Sellick). - Nếu lồng ngực vẫn không nở ra khi thổi ngạt thì cần làm lại các thủ thuật làm thông đường thở (ngửa đầu-nâng cằm/ấn hàm). Nếu vẫn không có kết quả thì nên nghi ngờ có dị vật đường thở làm tắc nghẽn đường thở. Khi đó, cần tiến hành các thủ thuật phù hợp khác như Heimlich, vỗ lưng-ấn ngực. 2.2.3.2. Thủ thuật lấy dị vật đường thở - Trẻ nhũ nhi Ấn bụng có thể gây chấn thương nội tạng nên cần phối hợp động tác vỗ lưng- ấn ngực để loại bỏ dị vật. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cánh tay người cấp cứu, đầu thấp, ngón cái và trỏ của người cấp cứu có thể làm ngửa đầu hoặc mở miệng bệnh nhi, tay người cấp cứu đặt dọc lên đùi mình và dùng gót bàn tay còn lại (mô út và mô cái) vỗ lên lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) 5 lần. Nếu dị vật vẫn không bật ra thì có thể lật ngửa trẻ lại, dùng ngón tay (trỏ và giữa) ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim với tần suất 1 lần/giây. Hình 4: Thủ thuật vỗ lưng-ấn ngực ở trẻ nhỏ

- Trẻ lớn (> 1 tuổi) Có thể dùng thủ thuật Heimlich hoặc vỗ lưng-ấn ngực như trẻ nhỏ. Khi trẻ còn tỉnh, làm thủ thuật Heimlich ở tư thế đứng-quỳ-ngồi: người cấp cứu đứng phía sau, vòng tay qua bệnh nhi, rồi đặt gót bàn tay thứ nhất trên bụng trẻ (vị trí trên rốn, dưới mũi ức), bàn tay còn lại đặt lên tay thứ nhất-dùng cả 2 tay ấn mạnh vào bụng bệnh nhi (hướng lên trên và ra sau), liên tiếp 5 lần (trừ khi dị vật bật được ra ngoài). Hình 5: Thủ thuật Heimlich ở trẻ lớn Nếu bệnh nhi mê, cần làm thủ thuật Heimlich khi trẻ nằm ngửa, người cấp cứu quỳ chân đối diện với trẻ, đặt gót bàn tay thứ nhất lên bụng trẻ (vị trí trên rốn, dưới mũi ức), bàn tay còn lại đặt lên tay thứ nhất-dùng cả 2 tay ấn mạnh vào bụng bệnh nhi (hướng lên trên và ra sau), liên tiếp 5 lần (trừ khi dị vật bật được ra ngoài). 2.2.4. Bắt mạch trung tâm Nếu có mạch trung tâm (ở trẻ nhũ nhi, do cổ ngắn và to khó xác định động mạch cảnh nên xác định có mạch hay không phải dựa vào động mạch cánh tay và động mạch đùi; trẻ lớn: mạch cảnh, mạch bẹn) thì tiếp tục thổi ngạt. a b Hình 6: Bắt mạch trung tâm ở trẻ nhỏ (a) và trẻ lớn (b)

Nếu có mạch đầy đủ tần số và dấu hiệu tưới máu tốt mà trẻ vẫn ngừng thở thì phải tiếp tục thổi ngạt cho đến khi trẻ thở lại. Các dấu hiệu giảm tưới máu gồm: xanh tái, thời gian phục mồi mao mạch kéo dài, giảm đáp ứng với kích thích, giảm trương lực cơ. Tuần hoàn không đầy đủ được xác định khi không có mạch trung tâm trong vòng 10 giây, hoặc có mạch nhưng mạch chậm và không có các dấu hiệu tuần hoàn khác (như không thở, không ho khi đang đựơc thổi ngạt, không cử động). 2.2.4.1. Chỉ định xoa bóp tim ngoài lồng ngực - Không có mạch trung tâm trong 10 giây - Mạch chậm (sơ sinh: <60 lần/phút, trẻ lớn: < 40 lần/phút) và không có các dấu hiệu tuần hoàn khác. 2.2.4.2. Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực - Để đạt được hiệu quả cao, tốt nhất là đặt trẻ nằm trên mặt phẳng cứng. - Ép sâu xuống khoảng 1/3 bề dày thành ngực của trẻ. - Kỹ thuật và vị trí xoa bóp tim: Trẻ nhũ nhi (0-12 tháng): So với người lớn và trẻ lớn, tim của trẻ nhũ nhi thường thấp hơn so với hình chiếu bên ngoài, nên vị trí ép tim là trên xương ức, khoảng 1 khoát ngón tay dưới đường nối 2 núm vú. Có thể xoa bóp bằng 1 (2) ngón tay-bàn tay còn lại giữ thông đường thở hoặc dùng cả 2 bàn tay ôm vòng hết một phần ngực trẻ và dùng 2 ngón cái ép tim. Trẻ nhỏ (1-8 tuổi): Dùng gót bàn tay của 1 tay ép lên xương ức ở phía trên mũi kiếm xương ức 1 khoát ngón tay. Trẻ lớn (>8 tuổi): Dùng cả 2 tay ép lên xương ức trên mũi kiếm xương ức khoảng 2 khoát ngón tay. Sơ sinh Trẻ nhỏ Trẻ lớn Hình 7: Xác định vị trí xoa bóp tim ngoài lồng ngực Ngay sau khi đã chọn được kỹ thuật và vị trí ép tim thích hợp, phải tiến hành ngay 5 lần ép tim. Tần số ép tim cho trẻ em tối thiểu phải là 100 lần/phút. Tỉ lệ ấm tim/thổi ngạt: 3/1 (sơ sinh), 5/1 (trẻ nhỏ < 8 tuổi), 15/2 (trẻ > 8 tuổi). Theo khuyến cáo mới của Hiệp hội Lồng ngực Hoa kỳ 2005, nhằm hạn chế tối đa sự gián đoạn của ấn tim thì tỉ lệ này lần lượt là 3/1, 30/2 (15/2 nếu có 2 cấp

cứu viên), 30/2. Nếu có 2 người cấp cứu thì người ấn tim đếm lớn cho người thổi ngạt nghe để phối hợp nhịp nhàng. Phải liên hệ với các trung tâm-dịch vụ cấp cứu sau 1-2 phút hồi sức. Phải cấp cứu cơ bản liên tục cho đến khi trẻ cử động và tự thở được. Thời gian để đặt lại tư thế trẻ và đánh giá sự thông thoáng đường thở sẽ làm giảm chu kỳ hồi sức trong 1 phút. Đây là một vất đề rất khó khắc phục nếu chỉ có 1 người cấp cứu. Thổi ngạt và ấn tim 2 phút (1 phút), sau đó đánh giá lại. Nếu bệnh nhân tự thở trở lại (lồng ngực di động) thì ngưng thổi ngạt. Nếu mạch trung tâm rõ, đều (tim đập lại) đủ tần số mà bệnh nhi chưa tự thở thì ngưng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt. Nếu bệnh nhân vẫn còn ngưng tim ngưng thở thì tiếp tục ấn tim thổi ngạt. Diễn tiến tốt khi bệnh nhân hồng hào, tự thở, tim đập lại, mạch rõ, tỉnh táo. Bảng 1: Tóm tắt các kỹ thuật cấp cứu cơ bản ở trẻ em Nhũ nhi ( 12 tháng) Trẻ nhỏ (1-8 tuổi) Trẻ lớn ( > 8 tuổi) Đường thở Tư thế đầu ngửa Trung gian Ngửa Ngửa Thở Nhịp thổi chậm 2 2 2 Tuần hoàn Bắt mạch cánh tay, đùi cảnh, đùi cảnh, đùi Vị trí ép 1 khoát ngón tay dưới 1 khoát ngón tay 2 khoát ngón tay trên đường nối 2 núm vú trên mũi kiếm mũi kiếm xương ức xương ức Kỹ thuật 1-2 ngón tay/ngón cái 1 tay 2 tay Tỉ lệ 5:1 5:1 15:2 3. Hồi sức tiến bộ 3.1. Chẩn đoán ngưng thở ngưng tim tại bệnh viện - Hôn mê: lay gọi không tỉnh, kích thích đau không đáp ứng. - Không thở hoặc nghe không có phế âm/thông khí 2 bên phổi. - Không mạch trung tâm và/hoặc nghe tim không có tiếng tim hoặc tiếng tim mờ, rời rạc hoặc quá nhanh. - Tím tái, chi lạnh. - Dãn đồng tử, mất phản xạ với ánh sáng. 3.2. Nguyên tắc Nhanh chóng, an toàn và cũng theo thứ tự ABC. 3.2.1. Lay gọi bệnh nhân và kêu gọi Bác sĩ, Điều dưỡng hỗ trợ. 3.2.2. Thông đường thở - Ngửa đầu nâng cằm. - Hút đàm nhớt.