PHẦN THỨ HAI: LUẬN VỀ HÔN NHÂN (lấy vợ xem tuổi đàn bà-cung phi) I. ĐỂ TIẾN TỚI HÔN NHÂN: 1. Về hôn nhân: Hôn nhân là việc rất quan trọng, liên quan đ

Tài liệu tương tự
Cúc cu

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Con Đường Khoan Dung

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Cái Chết

doc-unicode

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Code: Kinh Văn số 1650

Niệm Phật Tông Yếu

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Microsoft Word - Boc Phe Cach Ngon.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Mở đầu

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Tác giả: Dromtoenpa

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phần 1

Phong thủy thực dụng


Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc

Document

CHƯƠNG 1

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Cổ học tinh hoa

Phần 1

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phần 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

mộng ngọc 2

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

CHƯƠNG 1

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Thuyết minh về truyện Kiều

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Document

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Document

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

SỰ SỐNG THẬT

CHƯƠNG 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Phần 1

Microsoft Word - suongdem05.doc

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

No tile

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Document

Phần 1

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

Microsoft Word - V doc

Bản ghi:

PHẦN THỨ HAI: LUẬN VỀ HÔN NHÂN (lấy vợ xem tuổi đàn bà-cung phi) I. ĐỂ TIẾN TỚI HÔN NHÂN: 1. Về hôn nhân: Hôn nhân là việc rất quan trọng, liên quan đến nền tảng hạnh phúc gia đình. Trong cuộc sống, hạnh phúc gia đình là điều ai cũng mong muốn, phàm làm người phải lấy can thường làm đạo trọng, cho nên không những là phải chọn tông, kén giống (nói về khía cạnh sinh lý) cho kỹ càng, xem tính xem nết na (nói về khía cạnh tâm lý), của hai bên trai gái (trai tài, gái sắc), song lại còn cần phải so đôi tuổi (xem xét một cách tổng thể) nữa. Trai thì chọn lựa gái sắc nết, đức hiền và số mệnh giờ... ngày... tháng... năm... sinh hợp để được yên vui gia đình và có con nối hậu (nối dõi tông đường); Gái thì chọn lựa trai có tài và số mệnh giờ... ngày... tháng... năm... sinh tốt để gửi phận trao duyên một đời được yên vui. Quan niệm cổ nhân theo tục lệ: Nhất là cao lễ để thưa; Nhì là phải được người đưa, người chiều. Thường các bậc cha mẹ phải nhờ thầy coi hộ tuổi để quyết định lương duyên con cái, nhưng nếu gặp thầy học mót thì thật lợi bất cập hại, tiền mất tật mang. Nhiều bạn trẻ mắc sai lầm là yêu theo cảm tính mà chưa thận trọng trong việc chọn bạn đời, bởi thế cho nên có cảnh: lộn xộn nội gia, người sinh ly kẻ từ biệt đôi đường. Ôi thôi! cái thảm trạng ấy chất đầy non, bởi không ai chỉ dẫn thấu đáo. Cho nên trong cẩm nang này sẽ giúp các bạn tự mình xem, nghiên cứu lấy (tự luận), để tìm bạn trăm năm không cần phải hỏi ai, chỉ thông qua bằng hai phương pháp xem Ngũ hành và Bát quái, mà bản chất chính là xem đôi Nam Nữ có hợp nhau không về sinh lý (giao hợp-sinh con) và tâm lý (tính nết-giao tiếp-cư xử) để xây dựng hạnh phúc gia đình trọn đời đầu bạc răng long. 2. Tiếng nói của tình yêu thầm lặng: a. Tiếng nói tình yêu về cách ăn uống: (1). Khi dùng canh, khuôn mặt cô hơi nghiêng về phía bên phải, trong khi đó tay cô cầm chiếc thìa (muỗng) để sát gần tay trái của mình, một dáng điệu mời mọc như thế có nghĩa là em sẽ chiều anh tất cả, em đã yêu anh. (2). Miệng há rất to khi dùng canh, chiếc thìa đặt gần dưới cằm, như vậy có nghĩa là em không thể nghe lời anh được, em hết tin cậy anh. (3). Dùng bàn tay che lên môi mình, có nghĩa là cô thấy không được khoẻ trong người và từ chối bất cứ một cái hôn nào. (4). Trái lại so với (3), có nghĩa là cô thấy thoải mái và sẵn sàng tiếp đón nụ hôn của chàng. b. Cách tỏ tình: (1). Nếu cô đã chọn chàng là người xứng đáng của mình và cô muốn bày tỏ tình yêu với chàng, thì trong khi đi bên cạnh nhau, cô có thể nghiêng đầu sát vào bên chàng, có thể luồn cả tóc tai của mình, đồng thời với bàn tay phải, mà trên ấy có đeo chiếc nhẫn, đặt vào bàn tay phải của chàng, như vậy có nghĩa là em yêu anh. 1

(2). Khi đối diện, cô có thể nghiêng về bên phải với một góc 4 phần 6, rồi nhìn chàng bằng một ánh mắt long lanh, như thế có nghĩa là em yêu anh. c. Em muốn gần gủi anh: Nếu người ý trung nhân của cô là một anh chàng đứng đắn, qúa lịch sự và không hiểu được tình cảm của cô, như vậy cô phải sử dụng tiếng nói, động tác để tỏ tình với chàng, thì cô phải ngồi bên cạnh chàng, dùng đầu gối mình đẩy nhẹ vào chân chàng, đồng thời tay cô nắm lại và lắc nhẹ vài lần, động tác như vậy có nghĩa là em muốn gần anh, anh có thể ôm lấy em. d. Cách tái hẹn: Nếu cô chờ đợi ở chàng một cuộc hẹn hò kế tiếp, như vậy thì chờ tới lúc chia tay, cô có thể đặt nhẹ bàn tay của mình vào sau lưng chàng, như thế có nghĩa là em mong đợi sự hẹn hò của anh, em muốn anh hẹn em. đ. Cách từ chối lịch thiệp: Khi muốn từ chối một ý kiến nào của người bạn, phải làm sao để khỏi chạm đến tự ái của họ, thì cô có thể khoanh tay lại: đưa mắt nhìn lên phía trên, như thế có nghĩa là tôi phải suy nghĩ kỹ càng, mới trả lời được. e. Cách chờ đợi sự cầu hôn của chàng: Nếu cô đã chọn chàng là người yêu chung thuỷ, tuy rất mong được đi đến hôn nhân, nhưng lại ngại ngùng, trường hợp như vậy thì khi đi bên cạnh chàng, cô có thể đột nhiên đi chậm lại vài ba bước, hai tay nắm nhau để sau lưng mình, chăm chú nhìn vào bờ vai của chàng, một động tác bất chợt như vậy có nghĩa là em chờ đợi sự cầu hôn của anh và anh cũng đã đến lúc phải lập gia đình rồi đó. Tóm lại, những động tác tỏ tình của các cặp tình nhân, không hẳn chỉ nằm trong những trường hợp vừa nêu và đều có vô số phương thức tỏ tình khác nhau, tuy nhiên những trường hợp đưa ra được coi là một vài động tác chung trong muôn vàn động tác tỏ tình giữa hai phái, không phân biệt từ Nam hay Nữ, đồng thời giữ được vẻ lịch thiệp cho người trong cuộc, mặc dầu có những động tác tỏ tình khác, táo bạo hơn, mà bạn đọc có thể tuỳ nghi tiện dụng. II. SO ĐÔI TUỔI NAM-NỮ ĐỂ LẬP HÔN NHÂN-VỢ CHỒNG 1. Nhân duyên đào hoa của các tuổi (Chi): a. Nhân duyên đào hoa của tuổi Tí: về phương diện bát tự học, nếu đứng về lục hạp, thì Tí với Sửu hoà hợp (Thổ), là sự tương phối của Ngưu lang Chức nữ, Tí và Sửu trong kinh nghiệm thực tế thì vợ chồng tương đối vững bền, đó là mối nhân duyên tốt đẹp. Khả năng phán đoán của Tí rất mạnh, có óc tưởng tượng phong phú, có nhiều biểu hiện của tính sáng tạo, nhưng tiếc là Tí khó khống chế về mặt tình cảm, mà bất giác biến thành kẻ phá hoại, hoặc đả kích người khác. Về mặt tình cảm e rằng có nhiều khác biệt với người yêu, nhưng vốn có thái độ đàng hoàng, rất cẩn thận trong hôn nhân, Tí thường chọn người có cá tính để kết duyên, tam hợp: Thân, Tí, Thìn ba tuổi này được coi như cố hữu định thức của số mệnh, sum vầy, thuận thảo, phát đạt vững bền; nhị hợp: Tí, Sửu, hai tuổi này được xem như đại lợi, đại hợp. Gả cưới phải tránh: xung, hại, tuyệt, lục xung: Tí, Ngọ (xung), lục hại: Tí, Mùi (tương hại), tứ tuyệt: Tí tuyệt Tỵ. Cô dâu tuổi Tí nếu cưới vào tháng 6 và chạp thì đại lợi; tháng giêng và 7 thì kỵ người mai mối; tháng 2 và 8 thì kỵ cha mẹ chồng; tháng 3 và 9 thì kỵ cha mẹ vợ; tháng 4 và 10 thì kỵ chú rể; tháng 5 và 11 thì kỵ cô dâu. Con trai tuổi Tí tránh cưới vào năm Mùi, còn gái tuổi Tí tránh cưới năm Mão. 2

Thường Tí thích hợp với tuổi Thìn, Thân, Sửu tâm đầu ý hợp, phú quí hạnh phúc, còn kết hợp với tuổi Ngọ, Mão, Mùi thường dễ nảy sinh tranh luận, nhưng khi đôi bên dần dần thích ứng với nhau thì về già vẫn sẽ rất hoà hợp, hạnh phúc. b. Nhân duyên đào hoa của tuổi Sửu: Nữ tuổi Sửu không giỏi giao tiếp, có lòng dũng cảm kiên cường, chung thuỷ, thích hợp làm một người mẹ hiền, dâu thảo điển hình. Nam tuổi Sửu nói chung cố chấp, người khác khó mà hiểu được nam Sửu, cũng như rất khó tiếp xúc được với nam Sửu, vì vậy nam Sửu nên có tấm lòng quảng bá, nỗ lực thay đổi mình thì có thể hoà thuận với vợ. Vấn đề nên vợ nên chồng, ăn đời ở kiếp với nhau trọng tâm của hôn nhân hoà hợp là phải tìm địa Chi của năm sinh, gồm Tam hợp (Sửu, Tỵ, Dậu), ba tuổi này được coi như cố hữu định thức của số mệnh sum vầy thuận thảo, phát đạt vững bền và lục hạp hay nhị hợp (Tí, Sửu), hai tuổi này kết hợp được xem như đại lợi, đại hợp. Gái cưới phải tránh xung, hại, tuyệt, gồm lục xung (Sửu, Mùi-đồng loại xung), lục hại (Sửu, Ngọ-tương hại). Cô dâu tuổi Sửu nếu cưới vào tháng 5 và 8 thì đại lợi, tháng 4 và 10 thì kỵ người mai mối, tháng 3 và 9 thì kỵ cha mẹ chồng, tháng 2 và 8 thì kỵ cha mẹ vợ, tháng giêng và 7 thì kỵ chú rể, tháng 6 và chạp thì kỵ cô dâu. Con trai tuổi Sửu tránh cưới vào năm Thân, con gái tuổi Sửu tránh cưới vào năm Dần. Thường tuổi Sửu thích hợp với người tuổi Tí, Tỵ, Dậu, có thể coi là trời tác hợp, nói chung thì không phù hợp với tuổi Mùi, Ngọ và Tuất. c. Nhân duyên đào hoa của tuổi Dần: hôn nhân của tuổi Dần phần nhiều tốt đẹp, nếu vợ chồng không ngủ cùng giường thì dễ chia tay. Dần có tình cảm phong phú, nhưng ít có được niềm vui như mong muốn, thêm nữa tình cảm của Dần không ổn định, rất thích gập ghềnh khúc khuỷu, thích cuộc sống thiên biến vạn hoá. Vấn đề nên vợ nên chồng ăn đời ở kiếp với nhau, trọng tâm của hôn nhân hoà hợp, là phải tìm địa Chi năm sinh, gồm: Tam hợp (Dần-Ngọ-Tuất), ba tuổi này được coi như cố hữu, định thức của số mệnh sum vầy thuận thảo, phát đạt vững bền. Nhị hợp (Dần- Hợi), hai tuổi này kết hợp được xem như đại lợi, đại hợp. Gả cưới phải tránh Xung, Hại, Tuyệt, gồm: lục xung (Dần-Thân) xung nhau, lục hại (Dần-Tỵ) tương hại, tứ tuyệt (Dậu-Dần) tuyệt nhau. Cô dâu tuổi Dần, nếu cưới vào: tháng 2 và 8 (âm lịch) thì đại lợi, tháng 3 và 9 thì kỵ người mai mối, tháng 4 và 10 thì kỵ cha mẹ chồng, tháng 5 và 11 thì kỵ cha mẹ vợ, tháng 6 và chạp thì kỵ chú rể, tháng giêng và 7 thì kỵ cô dâu. Con trai tuổi Dần tránh cưới vào năm Dậu, con gái tuổi Dần tránh cưới vào năm Sửu. Thông thường tuổi Dần phù hợp với tuổi Ngọ, Tuất và Hợi, đây là sự phối hợp tuyệt vời nhất. Không thích hợp lắm với tuổi Thân, Tỵ, nhưng nếu vợ chồng có thể nhường nhịn lẫn nhau thì sau thời trung niên cũng vẫn được bình yên, hạnh phúc. d. Nhân duyên đào hoa của tuổi Mão, thì Nam tuổi Mão giỏi xã giao, có quan niệm khoáng đạt về gia đình, nhưng không có bạn thân, thường vì sự nghiệp mà quên gia đình. Nữ Mão thích làm đẹp, phần lớn đều bắt đầu từ yêu rồi mới kết hôn. Địa Chi năm sinh và sinh hợp gồm, tam hợp: Hợi, Mùi; lục hạp hay nhị hợp: Tuất; gả cưới phải tránh xung, hại, tuyệt gồm, lục xung: Dần (Kim khắc Mộc), lục hại: Thìn (tương hại), tứ tuyệt: Thân. Cô dâu tuổi Mão nếu cưới vào: tháng giêng và 7 thì đại 3

lợi; tháng 6 và chạp thì kỵ người mai mối, tháng 5 và 11 kỵ cha mẹ chồng, tháng 4 và 10 kỵ cha mẹ vợ, tháng 3 và 9 kỵ chú rể, tháng 2 và 8 kỵ cô dâu. Nam Mão tránh cưới vào năm Tuất, Nữ Mão tránh cưới vào năm Tí. Thường tuổi Mão hợp với tuổi Mùi, Tuất, Hợi. Nếu kết hợp với những người tuổi này sẽ giúp ích nhiều cho sự nghiệp, cho việc tu dưỡng đạo đức của Mão và Mão sẽ có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tuổi Mão khó hợp với tuổi Dậu, Tí, sự kết hợp gượng ép qua quít sẽ mang lại bất hạnh cho cuộc sống gia đình, song đến thời trung niên, hai người cũng có thể chung sống hoà hợp với nhau, do hai bên ngày càng hiểu nhau hơn. đ. Nhân duyên đào hoa của tuổi Thìn, là người vốn bạo gan, có tri thức, tài khí, trung thực, cầu học, nhưng cố chấp, hay lo lắng vu vơ, dễ nổi nóng. Về phương diện tình cảm, Thìn nhiệt tình tìm kiếm những đối tượng cao và dễ rơi vào lưới tình mà không thể kháng cự, nhưng nếu tập trung tinh thần vào sự nghiệp thì sẽ tránh được những lưới ái tình đó. Địa Chi năm sinh, sinh hợp gồm, Tam hợp (Thân, Tí, Thìn) sum vầy thuận thảo phát đạt vững bền; Nhị hợp (Thìn, Dậu) đại lợi, đại hợp; gả cưới phải tránh xung, hại, tuyệt, gồm lục xung (Thìn, Tuất) xung khắc; lục hại (Mão, Thìn) tương hại; Cô dâu tuổi Thìn nếu cưới vào tháng 4 và 10 thì đại lợi, tháng 5 và 11 thì kỵ người mai mối, tháng 6 và chạp thì kỵ cha mẹ chồng, tháng giêng và 7 kỵ cha mẹ vợ, tháng 2 và 8 kỵ chú rể, tháng 3 và 9 kỵ cô dâu. Con trai và gái tuổi Thìn tránh cưới vào năm Hợi. Nói chung, tuổi Thìn hợp với tuổi Tí, Thân và Dậu. Nếu có thể kết được mối lương duyên ấy, tuổi Thìn của bạn vô cùng hạnh phúc, sự nghiệp càng thêm hưng thịnh. Tuổi Thìn thường không thật hợp với tuổi Tuất, Mão, nếu lấy người cùng tuổi Thìn, ban đầu hẳn rất vất vả, song từ thời trung niên sẽ tốt lành. e. Nhân duyên đào hoa của tuổi Tỵ, thì Nam Tỵ ưa hài hước, có sức cuốn hút lớn. nam nữ Tỵ đều đào hoa, nếu có thể khắc chế bản thân để tập trung tình cảm vào gia đình và sự nghiệp thì sẽ có cuộc sống bình yên. Vấn đề nên vợ nên chồng ăn đời ở kiếp với nhau, trọng tâm của hôn nhân hoà hợp là phải tìm địa Chi năm sinh và sinh hợp, gồm: tam hợp: Tỵ, Dậu, Sửu, 3 tuổi này được coi như cố hữu, định thức của số mệnh sum vầy thuận thảo, phát đạt vững bền; Nhị hợp: Tỵ, Thân, 2 tuổi này kết hợp được xem như đại lợi, đại hợp; Gả cưới phải tránh xung (xung, hại, tuyệt), lục xung: Tỵ, Hợi (xung do Thuỷ khắc Hoả); lục hại: Dần, Tỵ tương hại; tứ tuyệt: Dậu tuyệt Dần. Cô dâu Tỵ, nếu cưới vào tháng 3 và 9 âm lịch thì đại lợi, tháng 2 và 8 thì kỵ người mai mối, tháng giêng và 7 thì kỵ cha mẹ chồng, tháng 6 và chạp thì kỵ cha mẹ vợ, tháng 5 và 11 thì kỵ chú rể, tháng 4 và 10 thì kỵ cô dâu; Con trai Tỵ tránh cưới vào năm Tí, con gái Tỵ tránh cưới vào năm Tuất. Nói chung, tuổi Tỵ hợp với tuổi Sửu, Dậu, vì tính cách của các bạn có thể hài hoà, bổ sung cho nhau, thân thiết say đắm như một đôi uyên ương nồng thắm. Tỵ không phù hợp lắm với tuổi Hợi, Dần, về già các bạn sẽ không được hạnh phúc, có điều, nếu hai bên nhường nhịn nhau, thì vợ chồng vẫn được hoà hợp, êm ả. f. Nhân duyên đào hoa của tuổi Ngọ, thì Ngọ yêu cầu cực cao, ngay cả ái tình và sự nghiệp cũng vậy, Ngọ là những người không dễ thuyết phục, lại thích sự kích thích, rất cọi trọng sự thắng thua. Nam Ngọ chỉnh chu trong trang phục, thích đồ trang sức, rất coi trọng bề ngoài. Về mặt tình ái, Ngọ rất dứt khoát, thẳng thắn, nhưng lại trù 4

trừ ít quyết định, là những người yêu chung thuỷ, thậm chí dám hy sinh vì người yêu mà bỏ qua tất cả. Vấn đề nên vợ nên chồng ăn đời ở kiếp với nhau, trọng tâm của hôn nhân hoà hợp, là phải tìm địa Chi năm sinh hợp, gồm: tam hợp (Dần, Ngọ, Tuất), ba tuổi này được coi như cố hữu định thức của số mệnh sum vầy thuận thảo, phát đạt vững bền; Nhị hợp (Ngọ, Mùi), hai tuổi này kết hợp được coi như đại lợi, đại hợp; gả cưới phải tránh xung, hại, tuyệt: lục xung (Tí, Ngọ-xấu), lục hại (Sửu, Ngọ-tương hại), tứ tuyệt (Ngọ tuyệt Hợi-xấu). Cô dâu tuổi Ngọ nếu cưới vào: tháng 6 và chạp âm lịch thì đại lợi; tháng giêng và 7 âm lịch thì kỵ người mai mối; tháng 2 và 8 âm lịch thì kỵ cha mẹ chồng; tháng 3 và 9 âm lịch thì kỵ cha mẹ vợ; tháng 4 và 10 âm lịch thì kỵ chú rể; tháng 5 và 11 âm lịch thì kỵ cô dâu. Con trai tuổi Ngọ tránh cưới vào năm Sửu, con gái tuổi Ngọ tránh cưới vào năm Dậu. Nói chung, tuổi Ngọ hợp với tuổi Dần, Mùi và Tuất. Sự kết hợp này sẽ khiến các bạn kính trọng nhau như khách, thuận vợ thuận chồng. Tuổi Ngọ thường không thật hợp với tuổi Tí, Sửu, vì các bạn sẽ thường xuyên tranh cãi, ảnh hưởng đến tình cảm, nhưng sau thời trung niên đôi bên sẽ thích ứng với nhau. g. Nhân duyên đào hoa của tuổi Mùi, thì tuổi Mùi hay bị dày vò bởi chuyện tình ái, tình cảm nhu nhược. Nữ tuổi Mùi là người lương thiện, nhát gan, thích chăm lo cho người khác. Nam tuổi Mùi có lòng tự tôn mạnh mẽ, là người không dám bộc lộ tình cảm của mình, ít xẩy ra xung đột với vợ, cũng không hay kêu ca phàn nàn, là người chồng đáng kính, là người cha tốt của con. Địa Chi năm sinh và sinh hợp gồm: tam hợp (Hợi, Mão, Mùi), nhị hợp (Ngọ, Mùi), gả cưới phải tránh xung, hại, tuyệt, gồm: lục xung (Sửu, Mùi), lục hại (Tí, Mùi). Cô dâu tuổi Mùi nếu cưới vào tháng 5 và 8 âm lịch thì đại lợi; vào tháng 4 và 10 âm lịch thì kỵ người mai mối; vào tháng 3 và 9 âm lịch thì kỵ cha mẹ chồng; vào tháng 2 và 8 âm lịch thì kỵ cha mẹ vợ; vào tháng giêng và 7 thì kỵ chú rể; vào tháng 6 và chạp âm lịch thì kỵ cô dâu. Trai Mùi tránh cưới vào năm Dần, gái Mùi tránh cưới vào năm Thân. Nói chung, tuổi Mùi hợp với bạn đời tuổi Mão, Ngọ và Hợi, kết hôn thì nhất định đại cát đại lợi. Không thật thích hợp với người tuổi Sửu, Tuất, nếu không bạn sẽ chỉ chuốc thêm phiền não. Tuy nhiên, nếu cả hai biết nhường nhịn thì cuộc sống vẫn sẽ bình yên, hạnh phúc. h. Nhân duyên đào hoa của tuổi Thân: Về phương diện tình ái Thân giống như đứa trẻ không trưởng thành, tuy Thân có nhận xét về đối tượng khác giới rất tỉ mỉ, nhưng tình cảm vẫn bất định, không phát triển được, mà họ lại có quá nhiều cơ hội tiếp xúc với người khác giới, nên thường kết với nhiều bạn mới, có mới thì nới cũ, rất nhanh chóng chuyển sang mục tiêu khác, vì thế mà tạo nên thất bại, điều đó có mối liên quan mật thiết với tính cách thích thay đổi của tuổi Thân, tam hợp, gồm Tí, Thìn; nhị hợp là Tỵ; lục xung là Dần (xấu); lục hại là Hợi (tương hại); tứ tuyệt là Mão (xấu). Cô dâu tuổi Thân, nếu cưới vào tháng 2, 8 thì đại lợi; cưới vào tháng 3, 9 thì kỵ người mai mối; cưới vào tháng 4, 10 thì kỵ cha mẹ chồng; cưới vào tháng 5, 11 thì kỵ cha mẹ vợ; cưới vào tháng 6, chạp thì kỵ chú rể; cưới vào tháng giêng, 7 thì kỵ cô dâu. Con trai tuổi Thân tránh cưới năm Mão, con gái tuổi Thân tránh cưới năm Mùi. Nói chung, tuổi Thân hợp với tuổi Tí, Thìn, có thể sống hoà hợp, hạnh 5

phúc mỹ mãn, không hợp với tuổi Dần, Hợi, vì tính cách bất hoà, nếu cả hai cùng cố nhịn nhau thì có thể sống với nhau tạm được. i. Nhân duyên đào hoa của tuổi Dậu: Nam Nữ tuổi Dậu đều theo đuổi ái tình, luôn có ý che chở và bảo vệ người yêu, cho nên chỉ cần khoan dung với vợ (hoặc chồng) thì sẽ có cuộc sống hạnh phúc bền lâu. Nam tuổi Dậu rất chú trọng gia đình và sự nghiệp, yêu mến gia viên của mình. Tam hợp là Tỵ, Sửu; Nhị hợp là Thìn; Lục hại là Tuất; Tứ tuyệt là Dần. Cô dâu tuổi Dậu nếu cưới vào tháng giêng và 7 âm lịch thì đại lợi; tháng 6 và chạp thì kỵ người mai mối; tháng 5 và 11 thì kỵ cha mẹ chồng; tháng 4 và 10 thì kỵ cha mẹ vợ; tháng 3 và 9 thì kỵ chú rể; tháng 2 và 8 thì kỵ cô dâu. Con trai tuổi Dậu tránh cưới vào năm Thìn, con gái tuổi Dậu tránh cưới vào năm Ngọ. Nói chung, tuổi Dậu rất hợp với tuổi Sửu, Thìn, Tỵ, cả hai sẽ đại cát đại lợi, nhưng lại khó hợp với tuổi Mão, bởi vì cả hai ăn nói không hợp nhau, dễ sinh cãi vã, nhưng sau thời gian lâu dài chung sống sẽ bình yên và hạnh phúc. j. Nhân duyên đào hoa của tuổi Tuất, thì Tuất là những người chung thuỷ, nhưng trong đời cũng có những vấn đề khó xử trong tình ái. Do bản thân Tuất hoài nghi, không quyết đoán, cho nên luôn tính toán so đo. Nam Tuất là những người lương thiện, trọng chính nghiã, bề ngoài thường tỏ ra lãnh đạm, nhưng thực chất Tuất lại là những người rất nhiệt tình, yêu chân thành. Nam Nữ tuổi Tuất rất nhạy cảm với tình yêu, nếu kết hôn sớm thì tương đối hạnh phúc. Vấn đề nên vợ nên chồng ăn đời ở kiếp với nhau, trọng tâm của hôn nhân hoà hợp, là phải tìm địa Chi năm sinh và sinh hợp, gồm, Tam hợp: Dần, Ngọ, Tuất, ba tuổi này được coi như cố hữu định thức của số mệnh sum vầy thuận thảo, phát đạt vững bền. Nhị hợp: Mão, Tuất, hai tuổi này kết hợp được coi như đại lợi, đại hợp. Gả cưới phải tránh: xung, hại, tuyệt, Lục xung: Thìn, Tuất (xung), Lục hại: Dậu, Tuất (tương hại). Cô dâu tuổi Tuất, nếu cưới vào tháng 4 và 10 âm lịch thì đại lợi, vào tháng 5 và 11 âm lịch thì kỵ người mai mối, vào tháng 6 và chạp âm lịch thì kỵ cha mẹ chồng, vào tháng giêng và 7 âm lịch thì kỵ cha mẹ vợ, vào tháng 2 và 8 âm lịch thì kỵ chú rể, vào tháng 3 và 9 âm lịch thì kỵ cô dâu. Trai và Gái tuổi Tuất tránh cưới vào năm Tỵ. Tuổi Tuất nói chung hợp với tuổi Dần, Mão, Ngọ, bất kể là tính cách hay khí chất, Tuất đều đạt được hiệu quả khá ăn khớp với nhau, có thể nói là một đôi do trời tạo, rất thuận lợi trong sự nghiệp và cuộc sống. Còn khi tuổi Tuất kết hợp với tuổi Thìn, Sửu sẽ có một số xung đột. Nếu cả hai cùng kiềm chế thì về sau sẽ có cuộc sống bình an, hạnh phúc. k. Nhân duyên đào hoa của tuổi Hợi, thì về mặt tình ái, hầu hết tuổi Hợi đều rất đa tình, cũng rất quan tâm đến gia đình, vì Hợi yêu mãnh liệt nên tình yêu cũng biểu hiện rất kiên cường, nếu đã yêu ai thì hy sinh hết mình. Nam tuổi Hợi giàu tình cảm, chú trọng gia đình, Nữ Hợi hoạt bát, cũng rất cẩn thận, nếu chưa rõ tình cảm của đối phương đối với mình như thế nào thì không bao giờ bộc lộ mình trước đối phương. Tuổi Hợi rất vui vẻ giúp đỡ người khác. Vấn đề nên vợ nên chồng ăn đời ở kiếp với nhau, trọng tâm của hôn nhân hoà hợp, là phải tìm địa Chi năm sinh và sinh hợp, gồm Tam hợp (Hợi, Mão, Mùi), được coi như cố hữu định thức của số mệnh sum vầy thuận thảo, phát đạt vững bền, Nhị hợp (Dần, Hợi), được xem như đại lợi, đại hợp; gả cưới phải tránh xung, hại, tuyệt, gồm Lục xung (Tỵ, Hợi, xấu), Lục hại 6

(Thân, Hợi, tương hại), Tứ tuyệt (Ngọ tuyệt Hợi). Cô dâu tuổi Hợi nếu cưới vào tháng 3 và 9 âm lịch thì đại lợi, vào tháng 2 và 8 âm lịch thì kỵ người mai mối, vào tháng giêng và 7 âm lịch thì kỵ cha mẹ chồng, vào tháng 6 và chạp âm lịch thì kỵ cha mẹ vợ, vào tháng 5 và 11 âm lịch thì kỵ chú rể, vào tháng 4 và 10 âm lịch thì kỵ cô dâu. Con trai Hợi tránh cưới vào năm Ngọ, con gái Hợi tránh cưới vào năm Thìn. Nói chung, tuổi Hợi phù hợp với tuổi Mùi, tính cách của Mùi, Mão, Hợi khá ôn hoà, nhân hặu, tương đồng nhau, có thể gọi là đại cát đại lợi. Còn nếu phối hợp với tuổi Dần thì hung cát đan xen, tuy nhiên về già sẽ được hạnh phúc. Tuổi Hợi thường không hợp lắm với tuổi Tỵ và Thân. 2. Thứ tự xem xét 4 yếu tố để lập gia thất-hôn nhân (phải đủ cả 4 yếu tố sau đây): (1). Xét về tuổi (biểu tượng 12 con vật); (2). Xét về bản mệnh (ngũ hành: Kim, Mộc, Thổ, Hoả, Thuỷ); (3). Xét về Cung số theo bát quái (cung phi-quẻ); (4). Xét về thiên Can và địa Chi. Đi vào các chi tiết như sau: - Xét về thập nhị địa Chi-hôn nhân, hợp nhau (tốt), suy nhau (xấu): Nói về Chi Nam-Nữ tác hợp vợ chồng là: - Trước nhất tránh tứ hành xung tứ tiểu kỵ : nếu các tuổi trong tứ hành xung mà phối hợp hôn nhân, thì sự chung sống không sớm thì muộn, thế nào cũng có xẩy ra gia đạo bất hoà, tắc biến, vợ chồng ắt gian truân, kinh doanh thất bại, khốn khổ gian lao cuối cùng là sinh ly tử biệt và như thế khổ buồn năm tháng biết thuở nào khuây. Bài thơ xưa giải tứ xung: (trong hôn nhân): Mèo nằm rình Chuột ngó nghe Hùm bắt Rắn, lâu chưa thấy về Khỉ ở trên cây, đuổi Trâu quê Rồng bay cây núi Mùi thơm nực Ngựa chạy đường dài Gà gáy khuya Phải biết kỵ-xung mà tránh trước Trăm năm mới vững đạo Phu Thê. Nhắc lại, Tứ hành xung: Tí-Mão, Ngọ-Dậu; Dần-Tỵ, Thân-Hợi; Thìn-Mùi, Tuất- Sửu. Ngoài ra có đại khắc đại kỵ, như: Dần-Tỵ, Sửu-Ngọ, Tí-Mùi, Mão-Thìn, Dậu- Tuất, Thân-Hợi (xấu), nếu các cặp này mà chung sống Nam Nữ với nhau là gây phiền luỵ, khốn đốn, bệnh tật, tiêu hao, tù tội và có khi là chết chóc nữa là đằng khác. - Sau đó tìm tam hợp: nếu Nam, Nữ phối hợp hôn nhân thì coi như cố hữu định thức của số mạng sum vầy, thuận thảo, phát đạt vững bền. Tam hợp: Dần+Ngọ+Tuất, Tỵ+Dậu+Sửu, Thân+Tí+Thìn, Hợi+Mão+Mùi. Ngoài ra có đại hợp đại lợi, như: Tí+Sửu, Mão+Tuất, Dần+Hợi, Thìn+Dậu, Ngọ+Mùi, Tỵ+Thân (tốt). - Tránh tứ tuyệt: Phạm vào tứ tuyệt vợ chồng sẽ hiếm muộn con cái, chăn nuôi trồng trọt cũng kém đường dưỡng. Tứ tuyệt: Tí tuyệt Tỵ, Dậu tuyệt Dần, Ngọ tuyệt Hợi, Mão tuyệt Thân. - Tránh lục hại: vợ chồng mà bị lục hại chẳng khác nào không mang của mà chỉ mang nợ vào nhà, rồi thì bệnh hoạn, đau ốm thường xẩy ra, làm cho vợ chồng mất 7

hết sinh lực, chán chường tình ái, phiền muộn căn duyên, đưa đến mỗi người một nẻo,... Lục hại: Tí hại Mùi, Dần hại Tỵ, Thân hại Hợi, Sửu hại Ngọ, Mão hại Thìn, Dậu hại Tuất. Thời cổ đã có thống kê, nếu kết hợp hôn nhân mà phạm vào tứ tuyệt hoặc lục hại thì mệnh hệ khôn lường (đường tử tuất hiếm muộn bất tường, duyên nợ cũng như nghiệp danh nửa chừng lở dở). - Bàng kỵ: hôn nhân mà phạm bàng kỵ chẳng khác nào tự mang hoạ vào nhà. Bàng kỵ: Tí kỵ Ngọ, Mão kỵ Dậu, Dần kỵ Thân, Tỵ kỵ Hợi, Thìn kỵ Tuất, Sửu kỵ Mùi. Ghi chú: Những tuổi kỵ nhau không được lấy nhau làm vợ chồng (lục hại) và không được ăn ngủ với nhau (tứ tuyệt), chẳng những kỵ nhau về cưới gả, mà anh em thân quyến cũng khắc nhau. - Xét về thập Can-hôn nhân: hợp nhau (tốt), phá nhau (xấu). Tổng hợp (nhắc lại): Giáp hợp Kỷ khắc Canh, Ất hợp Canh khắc Tân, Bính hợp Tân khắc Nhâm, Đinh hợp Nhâm khắc Quí, Mậu hợp Quí khắc Giáp, Kỷ hợp Giáp khắc Ất, Canh hợp Ất khắc Bính, Tân hợp Bính khắc Đinh, Nhâm hợp Đinh khắc Mậu, Quí hợp Mậu khắc Kỷ. - Xét về phép Âm, Dương (khắc hợp vợ chồng): tương sinh (tốt), tương khắc (xấu). Chớ quên: - Trai tuổi Dần, Mão, Thìn lấy vợ tuổi Tí gặp cô thần, vợ tuổi Sửu gặp quả tú; - Trai tuổi Tỵ, Ngọ, Mùi lấy vợ tuổi Thân gặp cô thần, vợ tuổi Thìn gặp quả tú; - Trai tuổi Thân, Dậu, Tuất lấy vợ tuổi Hợi gặp cô thần, tuổi Mùi gặp quả tú; - Trai tuổi Hợi, Tí, Sửu lấy vợ tuổi Tỵ gặp cô thần, vợ tuổi Tuất gặp quả tú. Nếu phạm cô thần, quả tú thì lương duyên trể chầy gặp rắc rối, luôn bị mệnh khổ tâm sầu. - Luận về thuyết tương lưỡng (đồng cung, đồng mạng, hai vợ chồng cùng một hành) gọi là tỵ hoà. Như vậy tỵ hoà cũng có thể dùng được trong những trường hợp cụ thể hôn nhân. Thí dụ: Con trai tuổi Nhâm Ngọ hay Quí Mùi thì Nhâm nên tìm con gái Đinh... gì đó, con trai là Quí thì tìm con gái Mậu... gì đó, mà cưới thì tốt, bằng không có là tìm tuổi khác thì vô hại. Miễn sao tránh trai Quí Mùi thì đừng cưới vợ là Kỷ Hợi hay Kỷ Tỵ vì không tốt. - Nhắc lại thuyết phạm-luận hôn nhân: Lưỡng Mộc mộc chiết (chết khô), lưỡng Kim kim khuyết (sứt mẻ), lưỡng Hoả hoả diệt (không thể đi với nhau được), lưỡng Thuỷ thuỷ kiệt (khô cạn), lưỡng Thổ thổ liệt (nhão). - Nhắc lại thuyết sinh-luận hôn nhân: Lưỡng Hoả thành viêm, lưỡng Mộc thành lâm, lưỡng Thuỷ thành xuyên, lưỡng Thổ thành sơn, lưỡng Kim thành khí. Những thế cùng hành ấy là dung hoà nhau được, ví dụ: phú đăng Hoả (lửa đèn) kết hôn với sơn hạ Hoả (lửa dưới núi) phải nhờ lẫn nhau mới sáng to hơn. Như vậy cũng có thể khắc, nhưng mà khắc nhẹ, vợ chồng ở với nhau chỉ nhạt tẻ mà thôi, chứ không đến nổi phải lìa nhau. Sau khi biết tuổi-hành gì rồi thì xem tương sinh hay tương khắc, trong đó chú ý đến thuyết cùng tuổi, cùng hành. Cả 2 thuyết về Ngũ hành đồng loại trên đây, theo kinh nghiệm thì không nhất thiết theo thuyết nào, vì nếu vợ chồng cùng một mạng tức 8

đồng một hành. Thí dụ: Nhâm Ngọ-Quí Mùi hay Giáp Thân-Ất Dậu,... thì còn phải xem thêm Can, Chi vác bác cùng chở không lý nào 2 cây cùng là Tang đố Mộc- Tòng Bá Mộc (Nhâm Ngọ-Quí Mùi) mà lại có một cây làm gãy một cây kia được. Bởi vậy phải đi chi tiết hơn để rõ hơn. Hành của chồng mà sinh hành của vợ thì gọi là sinh xuất, hành của vợ mà sinh hành của chồng thì gọi là sinh nhập. Khắc cũng thế, chồng khắc vợ là khắc xuất, vợ khắc chồng là khắc nhập. Sinh nhập thì thật tốt, sinh xuất thì hơi kém, khắc xuất thì xấu nhưng còn tạm được, khắc nhập thì thật là xấu. Tránh xấu trước, tìm tốt sau, không được tốt mà tránh được xấu cũng là tốt rồi. Xem xong Mệnh rồi sẽ xem tới Can-Chi tức là đôi Nam Nữ sắp lập gia đình về mạng thế nào. 3. Luận về ngũ hành Nam-Nữ hôn nhân: (phép ngũ hành khắc, hợp) a. Chồng Kim: (1). Chồng Kim vợ Kim, là hai Kim lấy nhau (nếu thiên Can và địa Chi thuận thì ngoại lệ), bất lợi (sinh đẻ không lợi, hay cải nhau, gây cấn, khống chế nhau, gây sự bất hoà, tư tưởng thù nghịch, có khi phải lìa nhau), trừ khi đúng vào quẻ lưỡng Kim thành khí, hoặc lưỡng Kim khuyết, thì phụ thuộc giờ, ngày, tháng, mùa sinh. (2). Chồng Kim vợ Mộc, là Kim khắc Mộc (mà khắc xuất), xung kỵ, hiềm khích, khổ sở, nghèo nàn, khốn khổ, chật vật, vất vả và có thể chồng Nam vợ Bắc. (3). Chồng Kim vợ Hoả, là hắc sát thâm căn (vợ chồng hục hặc, rầy rà, cải vã nhau luôn, sinh dục khó, nhà cửa túng nghèo, bần cùng cơ cực. (4). Chồng Kim vợ Thổ (Kim hợp Thổ), đại lợi đại lộc, gia đình sung mãn, tâm đồng ý hợp, vợ chồng hoà hợp, con cháu đầy đàn, cửa nhà vui vẻ, lục súc bình yên, giàu sang sung sướng. (5). Chồng Kim vợ Thuỷ (Kim hợp Thuỷ), thiên duyên tác hợp, lương duyên tiền định (căn kiếp tự trời an bài), con cháu đầy đàn, cơ nghiệp thịnh vượng, sự nghiệp phát đạt. Mạng Kim: Sa trung, kiếm phong, lưỡng ban Kim Mộc mạng nhược phùng tức khắc liêm Ngoại lưu trừ Kim giai kỵ Hoả Kiếm sa vô Hoả bất thành hình. Bình giải: Số mạng của đôi trai gái, tìm để biết mạng xem Kim là thuộc loại Kim nào, nếu là kiếm phong Kim và sa trung Kim thì càng nên phối hợp với người có mạng Hoả. Bởi vì hai thứ sa Kim và kiếm Kim mà không có lửa thì không thành khí vật hữu dụng. Ngoài sa và kiếm ra thì đại khắc với Mộc mạng vì nó gặp phải là có hình kỵ không sai. Còn bốn thứ Kim khác như: hải trung, bạch lạp, thoa xuyến, kim bạch (kim bá đầu) đại kỵ Hoả nhưng khắc Mộc nhẹ hơn. b. Chồng Mộc: (6). Chồng Mộc vợ Mộc (lưỡng Mộc thành lâm, hợp), quí số (quan lộc tốt, vợ chồng sinh con đẻ cái trưởng thành, con cháu nhiều, thi cử đỗ đạt, gia đình hoà thuận, trọn đời phong lưu, công danh, sự nghiệp bền vững), trường tồn, hạnh phúc. 9