ĐTTX 4 Ban Học Tập Môn: Lịch sử Triết Học Phương Tây TRIẾT HỌC THỜI PHỤC HƯNG I. GIỚI THIỆU Giai đoạn Phục hưng kéo dài hơn 100 năm (cuối thế kỉ 14 -

Tài liệu tương tự
chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word - Conduong.doc

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Phong thủy thực dụng

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Thien yen lang.doc

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

J

CÁC TRIẾT GIA THỜI TRUNG CỔ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - V doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

CHƯƠNG 4

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

NHÖÕNG LÔØI CHÆ DAÏY TAÂM HUYEÁT

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

25K-越南文-福慧集

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Ratna Shri Vietnam Group 1

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

1

23 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM CÙNG CHIA SẺ VÌ XÃ HỘI BỀN VỮNG (1) Prof. Dr. S. R. Bhatt (2) Caratha bhikkhave

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Tam Quy, Ngũ Giới

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - DOCAT28.docx

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Thuyết minh về truyện Kiều

Microsoft Word _TranNgocVuong

J

Báo Giấy Tháng 4 năm 2014 Năm thứ 1 Số ra mắt P.O. Box 1745, Garden Grove, CA Thư Tòa Soạn T

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) cong

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Phần 1

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Bạn Tý của Tôi

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - ptdn1252.docx

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Microsoft Word - ducsth.doc

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

No tile

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Mở đầu

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

J

VINCENT VAN GOGH

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Các hình thức nhập thế của đạo Phật

SỰ SỐNG THẬT

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Tạng Thư Sống Chết Sogyal Rinpoche Thích Nữ Trí Hải dịch Nguyên tác : THE TIBETAN BOOK OF LIVING AND DYING Mục Lục Lời giới thiệu của đức DALAI LAMA L

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - Bien Phan Than Khi Final Revised 4.doc

CHƯƠNG 1

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

MỞ ĐẦU

Document

Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Bản ghi:

TRIẾT HỌC THỜI PHỤC HƯNG I. GIỚI THIỆU Giai đoạn Phục hưng kéo dài hơn 100 năm (cuối thế kỉ 14 - đầu thế kỉ 16). Chính thức thời đại Phục hưng bắt đầu từ 1517, diễn ra khi chế độ phong kiến đi vào suy tàn. Trước đó là 1000 năm Trung cổ thì phương thức sản xuất là dựa trên chế độ phong kiến nên mầm mống của cách mạng tư sản hình thành trong lòng của chế độ phong kiến. Thời Phục hưng, bắt đầu giai đoạn triết học thời Trung cổ suy tàn, đã có những triết gia như F. Bacon (Bêcôn), đã có những tư tưởng phi Cơ Đốc giáo. Họ cảm thấy những vấn đề quan niệm theo Thiên chúa hay Thượng đế đã an bài cho thế gian này là những điều vô cùng phi lý. Chuyển sang thời đại Phục hưng, con người muốn đòi lại giá trị nhân bản, cho nên gọi là Renaissance. Đó là muốn khôi phục lại giá trị văn hóa Hy lạp La Mã cổ đại từng bị lãng quên dưới thời Trung cổ do sự phong tỏa của ý thức hệ phong kiến và nhà thờ Kitô giáo. Về mặt lịch sử, thời đại Phục hưng, diễn ra từ cuối thế kỉ 14 đến đầu thế kỉ 16 tại nước Ý. Thành phố Florence (Phơlôrenxơ) là trung tâm của Phục hưng. Khôi phục lại truyền thống triết học cổ đại c 1000 năm thời Hy ạp cổ đại, những ý tưởng mới được sử dụng nhằm giải quyết những vấn đề mới. Đặc điểm chính của thời kì Phục hưng là giá trị nhân bản, tư tưởng nhân bản. Hưng là làm mới, hục là khôi phục lại chủ nghĩa nhân bản (humanism). 1. Hoàn c nh chính trị - kinh tế - xã hội Phong trào văn hóa Phục hưng được thúc đẩy bởi những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội. Trước hết là những mầm mống của phương thức sản xuất tư bản hình thành ngay trong lòng chế độ phong kiến, các công xưởng thủ công ra đời thay cho phường, hội. Trước đây thì gò ép, nặng nề, mang tính huyết thống, inh te tự cung tự cấp nhưng giờ đây đã có những phương thức sản xuất tư bản mở rộng ra với các công xưởng, tuy thủ công nhưng đã hình thành những mầm mống của sản xuất tư bản. Các thành phố lớn như Florence, Milan bây giờ trở thành các trung tâm thương mại sầm uất, bành trướng mạnh mẽ, mở rộng môi trường trao đổi, buôn bán, phá vỡ hàng rào ngăn cách trước đây. 2. Những thay đổi trong tư duy con người Trong giai đoạn này, kinh tế, chính trị phát triển, tư duy con người cũng phải thay đổi. Nền chính trị xã hội là chế độ phong kiến bước vào những điều chỉnh nhất định trong đường lối của mình. Những người cầm quyền cũng bắt đầu cảm thấy nặng nề, mệt mỏi cho nên muốn thay đổi, giảm bớt những cấm đoán trong hoạt động, sáng tạo, thậm chí cho người ta được tự do phát triển một số ngành nghề để phục vụ cho đời sống con người. Một số nền cộng hòa được xác lập tại Ý giống như cộng hòa Roma thời Cổ đại, quay trở về giai đoạn Cổ đại chứ không phải bó chặt người ta Bài số 10: Triết Học Thời Phục Hưng Trang 1/5

giai đoạn 1000 năm thời Trung cổ nữa. Như vậy, giai cấp tư sản (là lực lượng tiền thân của giai cấp vô sản theo quan điểm của Marx) lúc đó đã bắt đầu hình thành chứ không còn là mang nặng tính chất của phương thức sản xuất phong kiến nữa. Tầng lớp trí thức phi tôn giáo vốn xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau tập trung trong các nghiệp đoàn tự do tích cực truyền bá tư tưởng tiến bộ giữa các tầng lớp xã hội. Lúc trước, Thiên chúa giáo là quốc giáo. Từ chuyện thuận theo lòng người hay nghịch với lòng người đều biến thành mang ơn Thiên chúa. Cho nên lúc này đã có tầng lớp trí thức phi tôn giáo (tức không có đạo Thiên chúa) xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, truyền bá các tư tưởng tiến bộ, họ không chấp nhận những vấn đề chịu sự an bài của Thiên chúa. Họ là những nhà nhân văn tiêu biểu của thời đại, đóng vai trò to lớn trong việc thể hiện diện mạo văn hóa Phục hưng. Do vậy, quyền uy của giáo hội đã bị suy yếu dần vì đã có những sự chống đối, có những tư tưởng mới. Thời Phục hưng lại còn có những phát minh khoa học, ứng dụng ĩ thuật, phát kiến về địa lý, thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản và xâm chiếm thực dân để mở rộng thị trường. Lúc đó có những phát minh rất tiêu biểu của thời Phục hưng là máy in, la bàn và thuốc súng, nhưng chỉ là ở khía cạnh ứng dụng. Còn nhiều khám phá khoa học khác nữa đã tạo nên sự đảo lộn trong ý thức con người, thách thức cả chân lý ngàn năm, lung lay nền chuyên chính tinh thần của nhà thờ. Có những vấn đề là phát kiến của khoa học như Galileo khẳng định trái đất hình tròn. Galileo nói trái đất cũng như mọi hành tinh mà thôi, nó là trung tâm với các lực lượng mà nó chi phối, với những ngôi sao chung quanh nó chứ Trái đất không thể là trung tâm của vũ trụ được. Những người như Leonardo da Vinci (Lêônácđô đa Vanhxi), Galileo, Bruno (Brunô) đưa ra những quan điểm làm cho lung lay nền chuyên chính tinh thần (chuyên chính: duy nhất, không có gì thay thế) của nhà thờ khống chế cả ngàn năm. Các triết gia hông đơn thuần chỉ là những nhà triết học thông minh mà còn rất dũng cảm. Lúc đó, xu hướng thế tục hóa, con người nắm vai trò quan trọng. Sinh hoạt xã hội đã cải cách hệ thống giáo dục và định chế luật pháp, không chỉ làm đơn giản hóa các quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của con người. Tại sao gọi là thế tục hóa? Vì lúc trước Giáo hoàng và Tòa thánh định chế luật pháp và giáo dục, tất cả đều phát triển trên nền tảng Kitô giáo. Bây giờ người ta cũng đang có những yêu cầu để thay đổi thế tục hóa sinh hoạt xã hội, cải cách giáo dục, cải cách luật pháp. Họ không hài lòng với sự an bài 1000 năm thời Trung cổ đã qua. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng, thời Phục hưng có thể xem như thời đại mà con người tìm lại chính mình, hay nói cách hác con người được sinh ra sáng tạo một lần nữa. Xưa nay cái gì cũng Chúa và Thượng đế, bây giờ trở về với chính mình. Vì lẽ đó tư tưởng nhân văn trở thành nội dung nổi bật xuyên suốt của nền văn hóa Phục hưng. Nghĩa chung là con người là điểm xuất phát, giải phóng con người là mục đích chung cuộc, chứ không phải bắt đầu là Thượng đế mà kết thúc trở về là Thượng đế. Họ bắt buộc phải tìm ra giá trị nhân bản, nhân văn cho chính con người. Như vậy, thuật ngữ chủ nghĩa nhân văn ra đời (humanism). Bài số 10: Triết Học Thời Phục Hưng Trang 2/5

Như vậy, nếu nói là tư tưởng chủ đạo của Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn. Humanitas (nhân tính) - người đã sử dụng thành công từ này trên bình diện văn hóa, là nhà tư tưởng Hy Lạp La Mã cổ đại Ciceron (Xixêrôn). Chính ông đã khái quát thành qu văn hóa của người Hy Lạp và xem đó là mẫu mực sáng tạo. Ông lần trở lại những tư tưởng đầu tiên khi Talet tìm ra nguyên bản vũ trụ là gì, để tìm ra, phục hồi và tôn vinh giá trị con người. Từ nữa sau thế kỉ XVIII trở đi, thuật ngữ humanism (chủ nghĩa nhân văn) trở thành một trong những từ phổ biến về các lĩnh vực đạo đức văn hóa, chính trị, mà liên quan về quyền con người. Thời Phục hưng, tư tưởng nhân văn có 2 nghĩa chính: 1. Đề cao nhân tính, ca ngợi những giá trị đích thực của con người, lấy hình nh con người tiến lên tự do làm trung tâm. 2. Làm cho người ta bắt đầu nghĩ đến một xã hội tốt đẹp dành cho con người chứ không bị khống chế bởi những thế lực thần thánh, đó là người ta muốn thoát đi sự thống trị của thượng đế mà thay thế bằng sự thống trị của con người để xây dựng một thiên đường trên mặt đất bởi con người và cho con người. Như vậy, tư tưởng và mục đích thời Phục hưng là muốn giải phóng con người ra khỏi sự thống trị của thượng đế qua 1000 năm Trung cổ, xây dựng một xã hội cho con người, vì con người. Cuộc cách mạng này xảy ra ở trung tâm Florence, Ý, hi 1000 năm thời trung cổ vừa kết thúc. Khi những quan điểm triết học kinh viện đi vào suy tàn, thì các triết gia Phục hưng ra đời. II. MỘT SỐ TRƯỜNG PHÁI VÀ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU 1. Dante (Đantê, 1265-1321): Florence là thành phố, trung tâm của tư tưởng nhân văn Ý và Tây Âu, và sự xuất hiện tư tưởng nhân văn sơ ì (giai đoa n đa u) vào thế kỉ 14 được xem như quá trình thay thế tất yếu triết học kinh viện hậu kì. Khi bắt đầu tư tưởng Phục hưng được hình thành, thì triết học kinh viện hậu kỳ dần dần bị mất đi, thay thế bằng triết học nhân văn sơ ỳ. Bởi vì, triết học kinh viện trong 1000 năm thời Trung cổ, nó là thứ triết học chính thống, chuẩn mực của Kitô giáo không có gì khác hơn, cho nên giảng dạy phổ biến trong các trường học thời Trung cổ theo các khuôn mẫu, tư duy có sẵn. Trong tinh thần xã hội phong kiến, tình trạng độc quyền tư tưởng trong 10 thế kỉ, không có thay đổi. Cho nên, các vị vua, đại đế họ dựa vào các quan điểm triết học kinh viện này để họ đứng vững, cứ Chúa an bài là không ai dám nói gì. Cho nên tư tưởng Phục hưng là chống lại tư tưởng thần quyền bao trùm trong con người cả hàng ngàn năm. Hình ảnh của nhà tư tưởng Dante, sinh ra ở Florence, là một nhà thơ với những sáng tác thể hiện tư tưởng nhân văn mà ở bên ngoài là ý thức hệ tôn giáo Trung cổ. Nhìn bên ngoài, có thể nhận ra ông là tín đồ của Kitô giáo, nhưng bên trong thể hiện tư tưởng nhân văn trong sáng tác của mình. Như tác phẩm Thần khúc, được viết theo phong cách Trung cổ, trình bày phù hợp với suy nghĩ phổ biến của người thời Trung cổ: chẳng hạn số 1, 3, 6, 9 được xem là các con số thiêng liêng biểu tượng cho hình ảnh Thiên chúa ba ngôi: số 1 là duy nhất. Tác phẩm: 3 ngôi (Cha, Con và Bài số 10: Triết Học Thời Phục Hưng Trang 3/5

Thánh Thần), mỗi phần có 33 húc ca, địa ngục 9 vòng Những con số ấy ông rất chấp hành để chứng tỏ tinh thần của ông là tinh thần triết học kinh viện. Dante mô tả ĩ lưỡng các hình ảnh trong thiên đường, trong địa ngục, đời sống, tôn vinh hay trừng phạt con người sau khi từ giã cõi trần. Thâm sâu trong Thần khúc lại ngụ ý rằng chỉ có cuộc sống trần gian mới là cuộc sống thật, đáng trân trọng. Thần khúc phê phán mạnh mẽ tội ác của một bộ phận giới tăng lữ, rồi cho đó là những kẻ xuyên tạc giáo lý của đức chúa Kitô. Các Cha thời đó nếu không xứng đáng sẽ bị đày xuống địa ngục, sánh cùng loài quỷ dữ. Ông biện minh cho các triết gia và các nhà khoa học cổ đại Hy Lạp La Mã, khôi phục lại giá trị của các nhà khoa học cổ đại thời Hy lạp La Mã cổ đại. Cho nên Thần Khúc không phải là một tác phẩm bình thường. Điểm son về mặt triết học trong thần húc là thái độ của Dante với các giá trị văn hóa cổ đại Hy Lạp. Ông không ca ngợi thời đêm trường Trung cổ mà ông quay trở lại các giá trị văn hóa thời Cổ đại xa xưa. Cho nên, tư tưởng Phục hưng nằm trong tác phẩm Thần khúc của Dante. Những lời văn chương, thi ca của các nhà văn thời Phục hưng hay thời Cổ đại phải nói là những áng thơ tuyệt vời. Chính cách tiếp nhận nhân văn về tư tưởng cổ đại đã làm nên tính chuyển tiếp trong tư tưởng của Dante cũng như toàn bộ thời Phục hưng sau này. Dante trở thành vòng hâu đặc trưng giữa Trung cổ và thời Phục hưng. Tác phẩm của Dante là điểm nối móc, từ thời Trung cổ chuyển sang Phục hưng bởi vì qua hình thức tư duy Trung cổ ông gợi mở lối suy nghĩ mới. Lối suy nghĩ này không còn chấp nhận cái chuẩn mực của 1000 năm Trung cổ nữa. Lối suy nghĩ lạ lùng và đầy thách thức đối với người đương thời nhưng lại thể hiện tinh thần của tương lai đang đến. 2. Petrarca (Pêtơrắccơ, 1304-1374) Nếu Dante là người hơi nguồn cảm hứng cho thời đại mới trên bình diện tư tưởng thì Petrarca là người thực sự sáng lập phong trào nhân văn ở Florence, là người đầu tiên thể hiện tính chất thế tục phi tôn giáo trong tư tưởng. Petrarca không giống như những con người trong giai đoạn 1000 năm thời Trung cổ, ông thật sự sáng lập và đưa ra phong trào nhân văn ở Ý. Những tác phẩm của ông thể hiện tính chất thế tục, phi tôn giáo. Phi tôn giáo không phải là chống tôn giáo. Phi tôn giáo trong thời Phục hưng là khát vọng giải phóng các lĩnh vực văn học, nghệ thuật hay hoạt động trí tuệ ra khỏi ảnh hưởng của nhà thờ. Họ sử dụng tôn giáo thần thoại để thể hiện khát vọng trần tục, nhân danh khôi phục Kitô giáo thời sơ ỳ nhưng sự thật là cổ suy cho tư tưởng tự do bình đẳng, chống lại Thần quyền. Họ giả vờ nói là lấy lại giai đoạn sơ hai của thời Trung cổ, chúa ra đời như thế nào, con người sống bình đẳng, yêu thương nhân ái như thế nào, từ đó họ leo qua thời Cổ đại, ca ngợi các triết gia thời cổ đại, rồi lên án bộ phận tăng lữ thời bấy giờ, chống lại thần quyền, gián tiếp chống lại trật tự xã hội. Cho dù phong trào nhân văn có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía nhà thờ, bắt đầu nhà thờ cấm kị, xử tử hình, đưa ra các hình phạt và theo dõi nhưng sức hấp dẫn của nó là toàn bộ các nội dung của các nhà nhân văn đều bám sát vào bản văn Kinh Thánh. Cho nên, bám sát Kinh Thánh mà lại hướng văn bản đó đến mục tiêu đời sống con người, nên họ không bị bắt. Cuộc nổi Bài số 10: Triết Học Thời Phục Hưng Trang 4/5

loạn cá nhân nhưng vẫn không thoát ra trật tự xã hội đương thời nhưng nó đã báo trước một cuộc khủng hoảng khó tránh khỏi. Petrarca là người theo Kitô giáo nhưng ông lên tiếng chống lại chủ nghĩa mê muội, phê phán giới tăng lữ lạm quyền, những người khoa học kinh viện như tri thức bác học phòng giấy, là những nhà biện chứng lắm lời, tranh luận xung quanh các vấn đề trống rỗng, vô nghĩa, thiếu chất liệu cuộc sống. Trong tiểu phẩm châm biếm về sự dốt nát của bản thân những người khác, ông bày tỏ sự dốt nát của mình trước những lời hoa mĩ nhưng rối rắm của những nhà biện chứng, những nhà lấy logic học Aristote làm chỗ dựa lý luận nhằm chứng minh cho cái siêu nhưng lại bỏ qua cái thực. Tức là lúc đó các lý luận đều lấy Aristote, Platon làm chỗ đứng thì Petrarca đều lên án đó là điều giả dối, và ông dành thiện cảm cho Thánh Augustin (Oguýtxtanh), một nhà giáo phụ tiêu biểu của Kitô giáo sơ ì, vì theo ông các tư tưởng Kitô giáo thời đó chưa tách biệt khỏi con người hiện thực thì tinh thần ông Augustin mang nặng tánh người. Dung hòa Kitô giáo với triết học cổ đại, Petrarca đánh giá cao triết học đạo đức của phái này. Không đặt trong những khuôn khổ máy móc mà tạo nên những cái nhìn chân thật về sự hòa đồng giữa con người với thế giới chung quanh. Câu hỏi thường gặp trong thi: Đặc điểm lịch sử xã hội kinh tế chính trị để ra đời triết học thời trung cổ/ Hy Lạp cổ đại? Xin xem thêm trong giáo trình TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY của PGS.TS Đinh Ngọc Thạch Bài số 10: Triết Học Thời Phục Hưng Trang 5/5