Tựa

Tài liệu tương tự
60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

doc-unicode

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

MỞ ĐẦU

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Bạn Tý của Tôi

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Đàm Loan và Đạo Xước

Giới thiệu và trích dẫn Một mảng văn học bị bỏ quên, bỏ qua của giáo sư Nguyễn Văn Trung Lê Tấn Tài giới thiệu và trích dẫn: Giới thiệu: Thơ ngỏ của t

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Số 12 (7.360) Thứ Bảy, ngày 12/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CHỦ T

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Hồ Điệp ( ) Tiếng vàng trong không gian Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp - biệt danh do thi sĩ Ðinh Hùng đặt cho cô trong chương trình Thi Ca Tao Ðàn của đà

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Về Những Đóng Góp Của Pháp Sư Huyền Trang Cho Mảng A Tỳ Đàm Của Luận Tạng Đào Nguyên ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

daithuavoluongnghiakinh

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word _TranNgocVuong

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

339 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG (Qua trường hợp điển hình Phật hoàng Trần Nhân Tông - Việ

Bảo tồn văn hóa

CHƯƠNG 1

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

Phần 1

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

"SUY NGHĨ TRONG NHỮNG NGÀY NẰM BỊNH " (LÊ HIẾU ĐẰNG) Sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng, những trãi nghi

62 Diễn đàn trao đổi ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH SỰ SÁNG TẠO VỀ MẶT THỂ LOẠI DOAN TRUONG TAN THANH - CREATIVITY IN GENRE Lê Sỹ Đồng 1 Tóm tắt Trong báo cáo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Kho Tàng Tâm Của Đấng Giác Ngộ

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Chan uot chan raoTPV

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

(Microsoft Word - C\342y Mu`a Xu\342n Tu` 2003-Hi\352?n ta?i)

Niệm Phật Tông Yếu

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

ầu năm xách giỏ Lên thăm ông táo Chút tình con thảo Bưởi ổi cóc chanh Xin ông để dành Nhâm nhi từng tí Nghe con hủ hỉ (Hủ hỉ cái mà hủ hỉ!!!) Khải tấu

Bản ghi:

TIÊU CHÍ NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC TIẾNG VIỆT ABSTRACT Trần Thanh Ái 1 Studying etymology is a serious work that can t be based on subjective inference but on scientific methodology grounded on strict criterions. The following paper proposes some foundamental criterions for studying etymology in Vietnamese. Keywords: criterions, source, etymology Title: Criterions for studying etymology in Vietnamese TÓM TẮT Nghiên cứu từ nguyên là một công việc nghiêm túc, không thể tiến hành ngẫu hứng dựa trên suy luận chủ quan thuần tuý, mà đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có phương pháp khoa học được xây dựng dựa trên những tiêu chí chặt chẽ. Bài viết sau đây nhằm trình bày một số tiêu chí căn bản cho việc nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt. Từ khóa: Tiêu chí, nguồn gốc, từ nguyên học Thuật ngữ etymology (Anh) và étymologie (Pháp) tương ứng với tiếng Việt là từ nguyên học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp etumologia, mà Cicéron đã dịch sang tiếng la tinh là veriloquium, có nghĩa là cách nói đúng, hoặc nghĩa đúng của một từ xuất hiện từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Nhưng phải đợi đến những năm cuối thế kỷ XVIII, khi loài người phát hiện ra sự tồn tại của tiếng sanscrit, thì từ nguyên học mới trở thành một ngành khoa học như ngày nay. Theo cách hiểu thông dụng, từ nguyên học là ngành nghiên cứu về gia phả của các từ ngữ nói chung, hoặc nguồn gốc của một từ cụ thể nào đó (P. Zumthor, 1996 : 5). 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về từ nguyên học có ý nghĩa quyết định đến phương pháp nghiên cứu từ nguyên của một ngôn ngữ cụ thể. Mãi đến cuối thế kỷ XVIII, từ nguyên học còn được xem là một ngành nghệ thuật, vì chủ yếu nó dựa vào trực giác, vào trí tưởng tượng của nhà nghiên cứu. Giai đoạn đầu của từ nguyên học hiện đại được đánh dấu bằng sự thống trị của ngành ngữ âm học lịch sử, là ngành nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những biến đổi về ngữ âm của một ngôn ngữ, để xây dựng những quy luật cho phép xác định những điều kiện để một âm x trong ngôn ngữ nguồn (như tiếng la tinh chẳng hạn) biến thành âm y trong ngôn ngữ đích (tiếng Pháp, Ý...), để từ đó thiết lập nên những phả hệ của các từ ngữ, cũng như phục hồi lại vốn từ của những ngôn ngữ đã biến mất, như tiếng la-tinh bình dân, ngôn ngữ Ấn-Âu... Thoạt tiên, đây là một đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu nhằm khôi phục những vốn từ của một ngôn ngữ đã biến mất, thông qua một ngôn ngữ phái sinh. Tuy nhiên, dần dần người ta phát hiện ra rằng phương pháp nghiên cứu này không phải là không có vấn đề : vì quá tập trung chú ý đến hình thức, không chú trọng đến ngữ nghĩa, và loại bỏ sự vật được ám chỉ (vật quy chiếu) ra khỏi tầm quan sát, nên kết quả nghiên cứu khớng mang tính khoa học cao, và khó có thể kiểm chứng được. Đầu thế kỷ XX, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của ngành địa lý ngôn ngữ (géographie linguistique) và ngành phương ngữ học (dialectologie) đã tác động mạnh đến 1 Bộ môn Pháp văn, Khoa Sư phạm 175

ngành từ nguyên học, với quan điểm giữa các đơn vị từ ngữ có sự phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, thuật ngữ từ nguyên học còn có thể được dùng để chỉ hai quy trình khác biệt nhau : về phương diện lịch đại, đó là sự lưu truyền qua thời gian của một nguồn gốc từ ngữ, về phương diện đồng đại, đó là sự tương tác năng động thể hiện nhu cầu nội tại của ngôn ngữ (P. Zumthor, 1996 : 6). Từ đó ra đời phương pháp Worter und Sachen (từ ngữ và sự vật) do nhà nghiên cứu H. Schuchardt đề ra, theo đó khi khảo sát một từ phải chú ý đến sự vật mà nó ám chỉ. Theo thực tế nghiên cứu, có thể tóm tắt việc nghiên cứu từ nguyên qua ba công việc chính, được thể hiện qua trật tự xuất hiện của các thông tin về một mục từ trong các tự điển từ nguyên (1), đó là : Xác định thời gian xuất hiện của một từ, Tìm hiểu nguồn gốc của từ và Những biến đổi ngữ nghĩa của từ đó. Ba công việc này có tính chất và mục đích khác nhau, và mức độ chính xác cũng khác nhau : chẳng hạn, nếu không ai nghi ngờ gì về từ cheval (con ngựa) có nguồn gốc từ tiếng la tinh caballus, thì việc cho rằng nó xuất hiện lần đầu vào khoảng cuối thế kỷ XI như trong Nouveau Dictionnaire étymologique et historique (Larousse) hoàn toàn chỉ dựa vào nguồn tư liệu bằng chữ viết còn lưu giữ được đến ngày nay (bộ luật Guillaume), mà như mọi người đều biết, trước khi được sử dụng trong văn bản viết, tuyệt đại đa số từ ngữ đã được trui rèn, thử thách trong giao tiếp khẩu ngữ rất lâu. Tựu trung lại, thời gian xuất hiện của từ ngữ được ghi trong các tự điển từ nguyên chẳng qua chỉ là thời gian xuất hiện của từ ngữ trên văn bản mà người ta còn lưu giữ được. Vì thế, kết quả nghiên cứu thời gian xuất hiện của từ ngữ tùy thuộc hoàn toàn vào yếu tố ngoài ngôn ngữ. Nếu việc xác định ngày tháng xuất hiện của một từ đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có một nguồn tư liệu bằng văn bản thật phong phú, càng xưa càng tốt, để làm bằng chứng cho lần xuất hiện sớm nhất của từ ấy được ghi nhận bằng chữ viết, thì việc tìm hiểu nguồn gốc của một từ cần ở nhà nghiên cứu từ nguyên chẳng những phải có kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của từ ngữ, về những quy luật biến đổi ngữ âm qua các thời đại, về vốn từ vựng của những ngôn ngữ thường tiếp xúc với ngôn ngữ đang nghiên cứu, mà còn phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa, nhất là về lịch sử giao tiếp của các dân tộc sống chung trong cộng đồng và của các dân tộc có giao tiếp với nhau. Trong số những điều kiện trên, điều kiện đầu tiên liên quan đến nguồn tư liệu thuộc về khách quan, khó có thể cải thiện được ; vì thế, việc nghiên cứu từ nguyên học những ngôn ngữ chưa có nhiều truyền thống chữ viết thường bỏ qua công đoạn này. Những điều kiện còn lại chính là phẩm chất cần phải có của nhà nghiên cứu, và vì thế, nó quyết định giá trị của kết quả nghiên cứu. 2 NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC TIẾNG VIỆT Tuyệt đại đa số những từ ngữ bác học trong tiếng Việt đều có nguồn gốc Hán - Việt, do đó nhà nghiên cứu từ nguyên học mảng từ vựng này nhất thiết phải có kiến thức về từ Hán - Việt. (1) Chẳng hạn như trong Dictionnaire étymologique de la langue française (Oscar BLOCH & W. von WARTBURG, Nxb PUF, Paris 1960) : BANC, vers 1080 (Roland). Empr. du germ. *banqui, (...) [BANC (ghế dài), khoảng năm 1080 (trường ca Roland). Vay mượn từ tiếng germanique *banqui (...)]. Dấu hoa thị * đặt trước một từ dùng để chỉ rằng nguồn gốc đó chỉ là giả định mà thôi. 176

Bên cạnh lớp từ ấy, tiếng Việt còn có những từ ngữ được sử dụng trong đời sống hàng ngày, thường xuất hiện dưới dạng khẩu ngữ hơn là trong các văn bản viết, nhất là từ vựng của các phương ngữ. Vì thế, nguồn gốc của chúng ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đến, nhất là việc xác định năm xuất hiện của chúng gần như là không thể vì văn bản viết không thể nào ghi chép lại được tất cả vốn từ được lưu hành trong toàn thể một cộng đồng ngôn ngữ, kể cả trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ viết như ngày nay. Để nghiên cứu nguồn gốc của những từ ấy, nhà nghiên cứu phải có vốn từ vựng phong phú của những ngôn ngữ đã và đang tiếp xúc với tiếng Việt : đó là các ngôn ngữ của các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam, các phương ngữ Trung Hoa là tiếng mẹ đẻ của các cộng đồng di dân đến từ Trung Quốc trong những thế kỷ trước (tiếng Tiều [Triều Châu], tiếng Quảng [Quảng Đông, Quảng Tây]...), cũng như tiếng Pháp, tiếng Anh là hai ngoại ngữ quan trọng nhất mà người Việt đã làm quen trong giai đoạn lịch sử cận đại và hiện đại. Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ như thế, việc vay mượn từ ngữ từ nhiều nguồn gốc khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc nghiên cứu từ nguyên của một bộ phận từ vựng tiếng Việt hiện đại đòi hỏi phải có kiến thức về nhiều thứ tiếng khác nhau. Nhưng yêu cầu cao như thế thường vượt quá khả năng của một nhà nghiên cứu, do đó, ta thấy các công trình trong lãnh vực này thường chỉ tập trung vào một nguồn gốc nào đó của tiếng Việt : về từ gốc Hán có Tầm nguyên Từ điển của Bửu Kế, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của Lê Đình Khẩn, về từ gốc Pháp có Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp của Nguyễn Quảng Tuân & Nguyễn Đức Dân. Một số nhà nghiên cứu khác có tham vọng lớn hơn, muốn truy nguyên càng nhiều càng tốt kho tàng từ vựng tiếng Việt, và họ ít nhiều đều vấp phải nhược điểm là võ đoán, gán ghép tùy tiện, do chỉ dựa vào suy luận phiến diện, thiếu cơ sở khoa học. Khó khăn của việc truy nguyên nguồn gốc của một từ nằm ở chỗ chẳng những nhà nghiên cứu phải tìm ra những từ có khả năng là từ gốc của từ ấy, mà còn phải chứng minh được mối quan hệ của từ đang được nghiên cứu với một từ được giả định là nguồn gốc của từ đó. Thật là phi lý khi cho rằng xà lan có nguồn gốc từ tiếng Khơ-me mà không giải thích được tại sao tiếng Việt lại đi vay mượn từ ấy của tiếng Khơ-me, là ngôn ngữ của một nước có nền khoa học kỹ thuật còn non kém, không đủ khả năng để chế tạo ra vật mang tên xà lan để cho tiếng Việt vay mượn từ những năm đầu của thế kỷ trước. Có trường hợp nhiều nhà nghiên cứu không thống nhất ý kiến với nhau về nguồn gốc của một số từ nào đó, nghĩa là chúng được gán cho nhiều từ gốc khác nhau, như trường hợp từ (áo) bà ba. Nhưng cũng có những trường hợp, nhà nghiên cứu không thể tìm ra lai lịch của chúng, và thường chỉ dừng lại ở giả thuyết cho rằng đó là từ Việt cổ. Vì thế, việc xác định được lai lịch của một từ không dễ dàng chút nào, và nhà nghiên cứu cần phải vận dụng nhiều dữ liệu đôi khi không thuộc lãnh vực ngôn ngữ học, như lịch sử, văn hóa, kinh tế, như Charles Brucker đã nhìn nhận : Cần phải lưu ý đến tầm quan trọng của những mối quan hệ văn hóa-xã hội của lịch sử từ ngữ ; chúng cấu thành một khía cạnh cơ bản trong việc nghiên cứu từ nguyên học; và lịch sử từ ngữ không thể tách rời khỏi lịch sử văn hóa và văn minh (1988 : 39). Việc xác định nguồn gốc của một từ trong vốn từ vựng tiếng Việt đã khó, thế mà việc xác định năm tháng xuất hiện của một từ lại càng khó khăn gấp bội, do việc những văn bản viết được lưu giữ đến ngày nay còn quá ít, và nhất là tiếng Việt đã thay đổi rất nhiều khi chuyển việc sử dụng chữ viêt từ chữ Hán và chữ Nôm sang chữ quốc ngữ làm phương tiện lưu giữ lời nói trên giấy. Chính vì thế mà ta thấy trong số những tự điển từ nguyên hoặc những từ điển có chú thích từ nguyên hiện có trên thị trường, không có tác giả nào cung cấp cho người đọc thông tin về thời gian xuất hiện của các mục từ (Nguyễn Lân, 1998). Vì vậy, có lẽ ngay từ bây giờ, các nhà làm từ điển nên chú ý đến yếu tố thời gian 177

xuất hiện, nhất là đối với những từ mới, để cho thế hệ mai sau còn có thể tìm thấy những cứ liệu đáng tin cậy do người cùng thời ghi nhận. 3 MỘT SỐ TIÊU CHÍ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN Qua một số công trình tìm hiểu về từ nguyên tiếng Việt, và nhất là qua công việc nghiên cứu đang tiến hành trong đề tài cấp bộ (2003-2006), chúng tôi nhận thấy cần phải tuân thủ một số tiêu chí thẩm định để tránh sự nhầm lẫn hoặc suy diễn tùy tiện như thường thấy. Một từ X chỉ được chấp nhận là có nguồn gốc từ từ X khi nào nó có thể đáp ứng được những tiêu chí đã được rút ra từ thực tiễn đó. 3.1 Tiêu chí ngữ âm Trước tiên, nhà nghiên cứu thường dựa vào phán đoán ít nhiều mang tính chất cảm tính của mình về cách phát âm của một từ để tìm từ gốc (étymon) của nó. Phán đoán ấy cho phép người nghiên cứu có thể xây dựng những giả thuyết sơ bộ để trả lời cho những câu hỏi như : từ này thuộc ngôn ngữ nào? Thuần Việt hay có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác? Nếu là một ngôn ngữ khác, thì đó là ngôn ngữ nào? Hán? Chàm? Thái? Khơ-me? Pháp? Anh? Những đánh giá sơ bộ như thế giúp nhà nghiên cứu tập trung chú ý vào một ngôn ngữ nào đó, để tìm từ có phát âm giống hoặc gần giống với từ đang nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có thể tìm thấy một hoặc nhiều từ có phát âm gần giống với từ đang nghiên cứu, trong một hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một số trường hợp sẽ gặp như sau: Tìm được một từ có phát âm gần giống trong một ngôn ngữ nào đó, chẳng hạn như nóp, cà ràng (bếp lò bằng đất nung) có các từ phát âm gần giống trong tiếng khơ me là nop và kran (Vương Hồng Sển, 1999). Trường hợp này là trường hợp đơn giản nhất, và nhà nghiên cứu chỉ cần kiểm chứng lại xem có phải mỗi cặp từ đó cùng chỉ một sự vật (cùng nghĩa), và vật ấy được du nhập từ dân tộc nói thứ ngôn ngữ ấy (ở đây là tiếng khơ me). Tìm được nhiều từ trong một ngôn ngữ có phát âm gần giống, chẳng hạn như đối với từ tăng bo, các từ phát âm gần giống trong tiếng Pháp là transport (vận tải) (mà Vũ Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế, 2002 cho là từ gốc của tăng bo), và transbord(er) (sang mạn, chuyển hàng qua mạn tàu) (theo Nguyễn Quảng Tuân & Nguyễn Đức Dân). Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu cần phải xem xét nhiều khía cạnh. Trước hết, cần phải xét ngữ nghĩa của các từ có liên quan : cặp từ tăng bo/transbord(er) có nghĩa gần với nhau hơn là cặp từ tăng bo/transport. Tuy nhiên, sự chênh lệch về ngữ nghĩa giữa hai cặp từ này không đủ lớn để có thể dễ dàng quyết định ; hơn nữa, cặp từ thứ hai có phát âm giống nhau hơn là cặp từ thứ nhất. Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu phải tìm hiểu thêm cách sử dụng cũng như bối cảnh sử dụng của từ tăng bo : có phải từ này được sử dụng để thay thế cho từ vận chuyển, vận tải nói chung hay không? Câu trả lời là không. Tăng bo chỉ được sử dụng trong ngành vận tải đường sắt (và vận tải thủy?), trong trường hợp một tàu không tiếp tục đi được nữa, nên phải nhờ một tàu khác chuyển khách và hàng (trực tiếp từ tàu sang tàu, không qua bến bãi) đến trạm gần nhất. Như vậy rõ ràng là tăng bo có nguồn gốc từ transborder, được rút gọn lại bằng cách bỏ phần đuôi -er, chứ không phải từ transport như cảm tính ban đầu của chúng ta. Tìm được nhiều từ có phát âm gần giống, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như bồi. Mặc dù bồi trong chữ cao bồi là do cách phát âm Việt hóa của boy trong từ cowboy (Anh-Mỹ), và về nghĩa thì ở một số nước, boy cũng được dùng (theo nghĩa xấu) để chỉ người phục vụ (Từ điển Anh-Việt, Nxb TPHCM, 1998), nhưng không thể vì thế mà kết luận rằng tất cả những trường hợp có âm tiết bồi đều có nguồn gốc từ boy của tiếng Anh như trong Vũ Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế (2002) được. Ta cần 178

phải xem xét thêm khía cạnh lịch sử giao tiếp giữa các ngôn ngữ. Từ bồi (Hán Việt) có nghĩa là theo cho có bạn ; giúp thêm ; làm tôi (tớ) ; ở hai bên người khác (Đào Duy Anh, 1957). Thế mà tiếng Hán Việt đã được sử dụng ở Việt Nam từ rất lâu trước khi tiếng Anh du nhập vào nước ta. Do đó, khả năng vay mượn từ tiếng Anh ít hơn rất nhiều so với nguồn gốc Hán Việt của nó. Bên cạnh đó, có hiện tượng nhiều từ tiếng Việt có phát âm gần giống với một từ gốc của một ngôn ngữ khác : bia và la ve có phát âm gần giống với từ (la) bière, mặc rô và ma cô với từ maquereau, xà phòng và xà bông với từ savon, xà cột và xắc cốt với từ sacoche trong tiếng Pháp ; nhất (trong nhất lớp) và dách (trong số dách) có phát âm gần giống với từ của chữ Hán. Đó là những dị bản mang tính địa phương, hoặc khẩu ngữ. Dĩ nhiên là nhà nghiên cứu sẽ gặp những từ mà anh ta không thể tìm ra từ gốc. Đó có thể là những từ thuần Việt (hoặc từ Việt cổ), chẳng hạn như từ (quả) bưởi, (quả) ổi... ; nhưng cũng có thể đó là những từ vay mượn từ các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc từ các ngôn ngữ của các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Mã Lai..., nhưng vì việc vay mượn được tiến hành qua con đường khẩu ngữ, và nhất là những từ ấy dùng để chỉ những vật dụng hàng ngày, nên chúng chỉ được lưu truyền trong dân gian mà thôi, và không có sách vở nào ghi chép lại (như trường hợp các từ chôm chôm, bòn bon, sầu riêng, măng cụt... được du nhập vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX do các chủng sinh đạo Công giáo mang các giống cây này từ Penang (Malaysia) về Việt Nam sau khi đã xong khóa đào tạo tại các chủng viện ở đó). Ngoài ra, còn phải kể đến một hiện tượng mà P. Guiraud (1965 : 100) gọi là từ nguyên giả (fausse étymologie) : có nhiều từ có cấu tạo từ vựng giống với một mô-típ cấu tạo từ vựng của một ngôn ngữ nào đó, nhưng hoàn toàn không có liên hệ gì với ngôn ngữ đó. Xà lan (P. : chaland) chẳng hạn, có cấu tạo ngữ âm khiến cho có nhà nghiên cứu lầm tưởng rằng từ này cùng lò với những từ gốc khơ-me như xà rông, Xà Tón, Xà Tâm (địa danh)... 3.2 Tiêu chí ngữ nghĩa Nếu chỉ dựa vào tiêu chí ngữ âm để tìm hiểu nguồn gốc của một từ thì nhà nghiên cứu sẽ rơi vào khuyết điểm tùy tiện và ngộ nhận. Do đó, cần phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nữa để loại bỏ những trường hợp đồng âm ngẫu nhiên, là hiện tượng phổ biến giữa các ngôn ngữ, và như thế sẽ làm cho phán đoán thêm chính xác. Một đơn vị từ ngữ được vay mượn ở một ngôn ngữ khác thông thường vẫn giữ lại một vài nét nghĩa nguyên thủy. Ca (hát) chẳng hạn đồng âm với từ tiếng Pháp cas (trường hợp), nhưng giữa hai từ này chẳng có chút quan hệ ngữ nghĩa nào, do đó không thể kết luận rằng từ này được vay mượn từ từ kia. Ngược lại, ca (mổ, bệnh...) chính là từ vay mượn từ tiếng Pháp, vì nó giữ nguyên nét nghĩa của từ gốc. Cà rá (phương ngữ Nam bộ, đồng nghĩa với nhẫn), mặc dù đồng âm với carat (tiếng Pháp), nhưng chưa đủ để kết luận rằng đó là từ vay mượn từ carat, vì từ này chỉ có nghĩa là đơn vị đo trọng lượng của đá quý (1 carat = 0,2 g) và đơn vị xác định tỷ lệ của vàng trong hợp kim (1 carat = 1/24 vàng ròng trong một hợp kim). Cũng có trường hợp từ vay mượn có nghĩa rất xa với nghĩa của từ gốc, nhưng nhìn chung, nó cũng giữ lại một nét nghĩa nào đó, như chữ mô-đen được dùng để diển tả ý (ăn mặc) rất mốt (P.: modèle có nghĩa là kiểu, mẩu). Vậy liệu cua (đường) có phải là từ vay mượn của court (P. Có nghĩa là ngắn) như Vũ Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế tưởng không? Tương tự, patiner (P.) ngoài nghĩa di chuyển bằng pa-tanh còn có nghĩa là (xe) trượt, không bám vào mặt đường, hoàn toàn không có liên quan gì đến xe bị pan (do từ panne của tiếng Pháp) như hai tác giả này giải thích. 179

3.3 Tiêu chí vật qui chiếu (critère référentiel) Thông thường, khi tiếp nhận một sự vật của một cộng đồng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ khác, người bản ngữ tiếp nhận luôn tên gọi sự vật bằng ngôn ngữ của cộng đồng ấy, sau khi đã biến đổi cách phát âm cho phù hợp với đặc điểm ngữ âm của ngôn ngữ bản địa. Quả mà người Việt gọi là sầu riêng thì người Pháp gọi là durion, người Anh-Mỹ gọi là durian... do mỗi ngôn ngữ đi vay mượn biến đổi tên gọi theo cách riêng của mình. Nhưng không thể suy luận ngược lại là một từ có cách phát âm giống hoặc gần giống với một từ trong một ngôn ngữ khác là được vay mượn từ ngôn ngữ đó, nếu vật qui chiếu hoàn toàn thuộc về cộng đồng bản địa. Chẳng hạn cua (đồng, biển), mặc dù có phát âm gần với cour, cours, court (tiếng Pháp), nhưng vẫn là từ Việt, vì vật qui chiếu của nó tồn tại từ bao đời nay trên lãnh thổ Việt Nam. Oẳn tù tì có phải xuất phát từ one, two, three của tiếng Anh không? Xét trên phương diện ngữ âm, ta thấy cách phát âm của hai chuỗi từ này gần giống nhau. Tuy nhiên, đế đi đến kết luận là tiếng Việt đã sử dụng lại chuỗi từ tiếng Anh nói trên, thì nhà nghiên cứu cần phải chứng minh bằng được là trẻ em Việt Nam chỉ biết chơi những trò chơi dân gian ấy kể từ khi tiếp xúc với người Anh hoặc ít ra là từ khi tiếp xúc với ngôn ngữ của họ. 3.4 Tiêu chí lịch sử Khi có một từ đồng âm hoặc gần âm với một số từ của một số ngôn ngữ có tiếp xúc với tiếng Việt, lẽ đương nhiên là ngôn ngữ nào tiếp xúc với tiếng Việt sớm hơn có khả năng tác động nhiều hơn đến tiếng Việt. Người Việt ở Nam bộ đã tiếp xúc với di dân Trung Quốc nhiều thế kỷ trước khi tiếp xúc với người Pháp, nên khả năng từ papa (tiếng Pháp) là nguồn gốc của từ ba (má) như một số tác giả đã quan niệm (x. Nguyễn Lân 1998, Vũ Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế 2002) thấp hơn từ bá (tiếng Quảng) rất nhiều. 3.5 Tiêu chí hội nhập của các cộng đồng dân cư Cộng đồng dân cư ngoại quốc nào hội nhập sâu rộng vào đời sống của cư dân bản địa sẽ có khả năng tương tác về mặt ngôn ngữ lớn hơn. Do điều kiện nhập cư (mà cũng có thể là do sự gần gũi về chủng tộc), di dân Trung Quốc ở Nam bộ (là những người đi lánh nạn hoặc tìm kế sinh nhai) hội nhập sâu rộng hơn nhiều so với người Pháp ở Việt Nam (là người đi xâm lược), qua các mối quan hệ buôn bán, thông gia và cả về chính trị (Mạc Cửu được triều đình phong kiến Việt Nam phong quan). Vì thế, từ papa càng ít có khả năng là nguồn gốc của từ ba (má) hơn so với tiếng Quảng. Thật vậy, hiện nay ở Nam bộ, nhiều vùng còn sử dụng cách xưng hô theo kiểu người Tàu đang sinh sống ở đây : tía (ba), hia (anh), chế (chị), ý (dì), số (cô)... Tương tự như vậy, ba (má) dù có cách phát âm gần giống với papa của tiếng Pháp, cũng không thể vì thế mà vội vã kết luận rằng ba (má) có nguồn gốc từ tiếng Pháp như vài tác giả đã làm (Nguyễn Lân, 1998; Vũ Ngọc Khánh & Nguyễn thị Huế, 2002).: chỉ cần quan sát địa bàn xuất hiện với tần số cao của từ này và thành phần xã hội của người sử dụng cũng có thể bác bỏ giả thiết nguồn gốc Pháp của nó. 4 THAY LỜI KẾT LUẬN Nghiên cứu từ nguyên học là một công việc công phu, đòi hỏi người nghiên cứu phải hết sức khách quan và khoa học. Tính khách quan ấy thể hiện qua việc kiểm chứng chặt chẽ những giả thuyết mà nhà nghiên cứu đã nêu lên về xuất xứ của một từ, dựa trên những tiêu chí ngôn ngữ học (ngữ âm, ngữ nghĩa...) và ngôn ngữ học xã hội (bối cảnh kinh tế xã hội...). 180

TÀI LIỆU THAM KHẢO BLOCH O. & W. WARTBURG. 1960. Dictionnaire étymologique de la langue française. P.U.F. Paris. BRUCKER Ch. 1988. L étymologie, P.U.F., Paris. DAUZAT A.,J. DUBOIS &H. MITTERAND. 1964. Introduction in Dictionnaire étymologique, Larousse, Paris. ĐÀO DUY ANH. 1957. Hán Việt từ điển, Nxb Trường thi, Sài Gòn. ETIEMBLE. 1996. Etymologie in Encyclopedia Universalis, Corpus 9, Encyclopedia Universalis, Editeur à Paris. GUIRAUD P. 1965. Les mots étrangers, tủ sách Que sais-je, P.U.F. Paris. LÊ ĐÌNH KHẨN. 2002. Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc gia TPHCM. NGUYỄN LÂN. 1998. Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, Nxb TP Hồ Chí Minh. NGUYỄN QUẢNG TUÂN & NGUYỄN ĐỨC DÂN. 1992. Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM, TP Hồ Chí Minh. PICOCHE J. 1989. Introduction trong Dictionnaire étymologique du français, Nxb Robert, Paris. REY-DEBOVE J. & REY A. 1994. Préface trong Nouveau Petit Robert, Nxb Robert, Paris. VŨ NGỌC KHÁNH & NGUYỄN THỊ HUẾ. 2002. Từ điển từ nguyên giải thích, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. VƯƠNG HỒNG SỂN. 1999. Tự vị tiếng nói miền Nam, Nxb TRẺ, TP Hồ Chí Minh. ZUMTHOR P. 1996. Etymologie trong Encyclopedia Universalis, Corpus 9, Encyclopedia Universalis, Editeur à Paris. 181