Đi Trên Đất Lạ

Tài liệu tương tự
CHƯƠNG 1

Phần 1

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Document

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Tả người thân trong gia đình của em

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

CHƯƠNG 1

Phần 1

Phần 1

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Tình yêu và tội lỗi

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

No tile

Cúc cu

No tile

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Document

SỰ SỐNG THẬT

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

No tile

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

mộng ngọc 2

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

bovai16_2019JUN18_tue

No tile

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

LÔØI TÖÏA

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Cúc cu

Phần 1

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

VINCENT VAN GOGH

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

CHƯƠNG I

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Chửi

HỒI I:

No tile

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phần 1

Tả mẹ đang nấu ăn


Phần 1


Cái Chết

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

36

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Bao giờ em trở lại

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Công Chúa Hoa Hồng

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

CHƯƠNG I

Phần 1

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần XVI Thùy Dương và Minh Khánh đi xuống cầu thang. Cả hai vừa vào chỗ lấy xe thì có tín hiệu máy, Thùy Dư

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

CHƯƠNG 1

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Nhan dinh ve TALT

No tile

Bản ghi:

Đi Trên Đất Lạ. Nghĩ lại hai mươi năm về trước, băng vỡ vụn dưới đôi giày sandal vào buổi sáng mùa đông, tháng bảy, đôi giày hở, chắc chắn, không giữ ấm cho đôi chân, gió lạnh buốt thấu xương khiến mình run cầm cập, rảo bước tới nhà ga để bắt kịp chuyến xe lửa 6:30. Mình phải rời nhà lúc 6 giờ sau khi ăn một cặp sandwich và uống một ly cà phê cho ấm người. Giờ làm việc bắt đầu từ 7:30 nhưng vì phải bắt một chuyến xe lửa và một chuyến xe bus, nên mình dẫu có đi sớm như thế cũng chỉ đến sở vừa đúng giờ. Ba tiếng đồng hồ tiêu đi hằng ngày như vậy chỉ là chuyện bình thường cho những người mới đến như mình trên mảnh đất này. Nghĩ đến cái ngày mình vũ trang cho mình với một chút tiếng Anh chỉ đủ đựng trong lòng bàn tay, hăm hở đi Job phỏng vấn mà không có một chút tự tin nào! Mình không thể không tự cười mình: tất cả vốn liếng chỉ có chút tiếng Anh học được ở trường và lớp học mười tuần ở đây, Australia. Ôi tội nghiệp! ôi đáng thương! mình đứng trước một cái hãng thật lớn, hoàn toàn khác hẳn với cái bệnh viện mà mình thường đến trước khi bỏ trốn quê hương. Table hand đó là cái Job mà mình đã nhận, mình không có

một khái niệm nào về công việc đó cả, chỉ được cho biết là sẽ phải làm việc bằng tay chân, một người lao động. Vậy là tốt rồi, mình không phàn nàn gì cả. Công việc mình làm trước đây cũng khó khăn lắm - lao động nặng nề, thật sự - đặc biệt như lúc phải đương đầu với những trường hợp sanh khó, khi em bé không chịu ra đời bằng con đường bình thường, đầu trước, mà nhất định là đòi ra bằng cái mông trước. Trong những trường hợp như vậy mình phải dùng hết sức kéo cái đầu em bé ra sau cùng. Mình còn nhớ cô đỡ phụ và mình lúc nào cũng cười vang vui mừng khi đưa đầu em bé ra được khỏi bụng mẹ vẹn toàn mà không có gì làm tổn thương cho em bé sơ sinh cả. Thật là một cảm giác vô cùng sung sướng lạ lùng không giống bất cứ một cảm giác nào hết, cho đến bây giờ cái cảm giác huyền dịu đó vẫn còn trong tâm mỗi khi nghĩ đến thời gian mình làm việc như một người lao động dưới một hình thức khác vậy. Cho nên mình mạnh dạng thở vào thật sâu bước vào văn phòng và hỏi xin gặp nhân viên điều hành. Mọi việc hình như đều trôi chảy tốt đẹp, sau khi điền đơn xin việc, nhưng đến lúc phỏng vấn phải thành thật với chính mình là: mình không hiểu một chữ nào của người phỏng vấn nói cả, ngoại trừ được hỏi tên và điạ chỉ. Thật là khó hiểu ông ta nói gì mặc dầu mình đã rửa tai cẩn thận sáng hôm đó. Giống như ông nuốt hết vần chữ và quả thật khó khăn để nghe theo cho kịp ông. May mắn thay, hầu hết câu trả lời cho những câu hỏi của ông đều là Yes hay No. Chắc ông ta nản mình lắm! mình không mơ sẽ có việc làm. Nhưng mình ngạc nhiên khi ông ta bảo mình theo ông để gặp cai của you, theo cách nói của ông. Cô ta là người sẽ săn sóc cho you. Như vậy là mình bắt đầu làm việc như một người lao động hay làm việc dây chuyền. Mình ở lại làm việc nơi đó sáu năm. Cô cai thợ là một người đàn bà trong lứa tuổi hai mươi to gấp hai mình về mọi chiều. Cô cười với mình rất tử tế cầm lấy tay mình đi đến chổ máy móc, cắt nghĩa máy làm việc như thế nào và giới thiệu với người thợ điều khiển ở mỗi máy. Cô cho biết là mình sẽ làm việc tại máy tạo ra đồ vật; công việc của mình là chỉ lấy những đồ vật từ máy chạy ra bỏ vào thùng giấy dán lại và bỏ xuống cái pallet rồi một người đàn ông sẽ đến lấy đi bằng xe forklift ; cô còn nói là nếu có khi nào máy bị trục trặc phải dừng lại một lúc thì mình chỉ việc đi tìm những số của công việc đang chờ máy, làm mấy cái nhản cho thùng giấy đựng hàng; bên cạnh đó mình có thể lột nhản và băng dán cũ của thùng giấy để sửa soạn cho công việc đang làm. Nghe dễ quá, đúng không? Nhưng không phải vậy đâu nhé! Cô ta hỏi mình có muốn thử không? Mình nói yes. Vậy là xong. Làm việc ngay. Đến giờ ăn trưa thì sức của mình không còn, vì máy chạy rất tốt, không bị trục trặc một lần nào cả! Sau nửa giờ nghỉ ăn trưa, cô - cô cai - dẫn lại bàn, chổ mấy người đàn bà đang ngồi dán, xếp, bỏ thùng, kẹp giấy, vừa làm vừa nói chuyện, thỉnh thoảng hút thuốc. Mình nhập bọn và e lệ tự giới thiệu, làm bạn với họ thật dễ dàng. Họ thân thiện và giúp đỡ nhau. Hai người đàn bà Úc luôn luôn mỉm cười khi bắt gặp mình nhìn họ, thường khuyến khích mình theo cho kịp công việc. Mình đang đếm trang bằng tay, mỗi job đều có số trang ở góc giấy, không được sót một trang nếu thiếu là hư cả một job - và cả mấy ngàn trang đang chờ mình làm cho xong Vài cô cố ghẹo mình nói rằng nếu đến 4:30 mà mình làm không hết công việc là phải ở lại làm tới sáng khiến cả bọn cười rộ một cách vui vẻ. Mình là một trong số những người đến đây từ những quê hương khác nhau. Các cô gái đến từ các nơi trên thế giới. Họ từ Ý, Hungary, Phi Luật Tân, Trung Hoa, Lebanon, Nga, Yugoslavia, Poland ect Vài người tỵ nạn đến từ các nơi bị dày xéo bởi chiến tranh như mình, những người khác là di dân và có gia đình ở đây, số còn lại là người Úc họ lập nghiệp ở đây tự lâu rồi. Mình ngồi xuống làm việc. Lúc đầu hình như thấy dễ, nhưng đến 4 giờ 30, lúc ra về - lẽ dĩ nhiên là công việc chưa xong - mình thấy như quả đất đang

quay dưới chân mình, đầu nhức như búa bổ và mình đã biết công việc table hand là như thế nào rồi! Bỏ tất cả lại đằng sau vì tương lai của các con là một điều mà không bao giờ mình hối hận cả. Để hoàn tất việc này thì tự hy sinh là điều không thể nào tránh khỏi. Một nách ba con mình biết con đường trước mặt không thể nào dễ, mềm mại, bằng và thẳng như ý mình muốn được. Mình gọi nơi đây là Mảnh Đất Hoà Bình, dẫu có người có thể không đồng ý với mình, nhưng đó là cảm nghĩ trong tâm mình lúc vừa mới bước chân đến nơi đây với các con, hơn hai mươi năm trước. Mình sẽ không bao giờ quên được cái ngày mà quê hương bị xâm chiếm bởi bọn Công Sản từ Bắc Việt. Súng nổ khắp nơi. Hai vợ chồng mình gom các con cùng bà mẹ chồng, tất cả những gì quan trọng và một bao gạo bỏ lên xe ba gát, chồng mình đạp xe, rời nhà, ra đường cùng nhập với một số người khác, họ không biết là phải chạy đi đâu. Mình thấy người ta sợ hãi kẻ chạy lên người chạy xuống cố tránh vùng đang đánh nhau. Ở đâu cũng sợ hãi, không có nơi đâu là an toàn cả. Ngay lúc đó mình quyết định là phải chạy tới bịnh viện địa phương. Trong quả tim đang run, mình có một ý nghĩ dại dột là lỡ có ai trong gia đình bị trúng đạn thì cũng sẽ được bịnh viện giúp đỡ. Đó cũng là nơi làm việc của mình thì chắc có thể được an toàn. Đến nơi, đã có hàng trăm người dân địa phương quanh vùng đến lánh nạn ở đó rồi. Mình sắp xếp cho mẹ chồng và các con mình ở trong căn phòng mà trước đây là văn phòng của Bác sỹ phụ trách phòng Hộ Sinh; Không có bóng dáng của bà và bất cứ nhân viên trực nào cả. Mình đi vào phòng sản phụ, bịnh nhân đông cần rất nhiều săn sóc nhưng không có ai ở đó để lo cho họ cả. Mình trực ngày đó và nhiều ngày sau. Xe chở nhiều người bị thương đưa vào bịnh viện, nhưng khi họ không tìm được bác sỹ, y tá nào, người ta la hét kêu cứu. Họ vô cùng tức giận. Mình đi thăm một bịnh nhân bị mổ để lấy em bé ra mấy ngày trước đây. Đứa bé trai, sơ sinh, nằm cạnh mẹ, đang khóc, nhưng bà đang đau đớn nên không thể săn sóc cho con được. Mình đưa bịnh nhân vài viên thuốc giảm đau và bước ra khỏi phòng, thấy một người đàn bà đang đứng ở cửa phòng sanh, chị rất vui mừng khi thấy mình. Chị cho mình biết là em của chị đang ở trên bàn chờ sanh. Vội vã chạy tới bên chị và mười phút sau mình đỡ em bé ra, cùng lúc đó một tiếng nổ vang ở ngoài khu hộ sinh. Mình ôm em bé sơ sinh đặt trên đầu gối, cong người nằm xuống sàn, nghe tiếng người chạy, tiếng la hét. Thoáng có bóng một em gái nhỏ đi qua cửa dáng vẻ bối rối. Có tiếng gõ và một giọng nói rụt rè: Làm ơn, thưa cô mẹ con đau quá! thì ra đó là con gái của bịnh nhân mà mình lại thăm lúc mới đến. Mình lo cho bà mẹ và em bé mới sinh đâu vào đó, xong trở lại với bà bịnh nhân đáng thương. Theo sự hiểu biết của mình thì bà ta bị nhiễm trùng sau khi mổ. Mình vô cùng ân hận không thể giúp gì được trong trường hợp này vì đã bị đưa đến viêm màng bụng. Bà cần một bác sỹ. Qua đêm sau bà chết. Mình khóc, buồn và giận. Chưa bao giờ khiêng người chết, nhưng đêm nay, với sự giúp đỡ của một người đàn bà, thân nhân của một bịnh nhân khác, mình khiêng xác người đàn bà này đến căn nhà vĩnh biệt. Theo sau là em gái nhỏ, khóc âm thầm. Khi chiến tranh qua rồi, mọi người sống dưới sự kềm kẹp của chính quyền cộng sản từ ngoài bắc vào. Mọi việc đều ở trong một trạng thái hoang mang. Làm việc mà không có lương qua ba tháng, rồi lãnh lương theo kiểu lãnh phiếu: gạo, đường, bàn chải đánh răng, mì sợi, thuốc lá, kèm theo đó một ít tiền chỉ đủ để mua một ký thịt cho cả bốn mẹ con. Mình không thể nhìn các con dơ xương dưới làn áo vì thế bán đồ sở hữu trong nhà là cứu cánh. Một tuần lễ sau khi Sài-Gòn thất thủ, cộng sản bắt chồng mình đi học tập cải tạo. Để tránh cho mình một gánh nặng mẹ chồng quay về Sài-Gòn ở với người con trai lớn.

Nhiều tháng năm trôi qua, chồng mình và nhiều người chồng khác, vẫn bị giữ lại ở chổ mà họ - những Người Cộng Sản - gọi là Trại Cải Tạo, nhưng thật ra đó chỉ là Nhà Tù. Nhiều nhà tù như vậy từ Bắc vô Nam. Thân nhân người đi tù cải tạo bị đưa, hay được vận động cổ võ, đến những nơi hẻo lánh mang tên thật đẹp, Vùng Kinh Tế Mới, không có điện, nước mà chỉ có đất khô sỏi đá. Người ta phải dùng hai bàn tay không, xới đất để trồng trọt tạo ra thực phẩm. Tin tức rần rộ về người ta đang chết vì thiếu thuốc men săn sóc trong trường hợp bị sốt rét, thương hàn, kiết lỵ, tình cảnh rất là rối loạn. Kèm theo đó là nạn đói làm cho tình thế càng tệ hơn. Tất cả nam Bác Sỹ đều bị đi học tập. Những kẻ còn lại như mình thì mỗi tối phải đi học tập tẩy não. Đi họp buổi tối là một bắt buộc, bất kể có vấn đề gia đình và hoàn cảnh. Nếu có người nào muốn vắng mặt trong buổi họp họ phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ bị đưa ra phê bình trước mặt mọi người vào buổi họp tới. Phê bình và tự phê bình là điều khiến người ta điên đầu. Tất cả phải viết tờ tự thú kết tội mình và nộp cho chính phủ để thận trọng xét duyệt, chính điều này khiến mình cảm thấy thật là dễ bị nguy hại. Một mạng lưới cảnh sát bí mật tung ra tận ngỏ ngách của đời sống mọi người, để chắc chắn bất cứ cái gì hay bất cứ tư tưởng nào chống đối lại guồng máy mới đều phải được báo cáo. Người ta không thể tin nhau, ngay cả đến chính con cái hoặc người phối ngẫu của họ. Một hệ thống loa tuyên truyền đặt trên cây và góc đường khắp nơi trong nước để tẩy não người dân. Mới 5 giờ sáng là mấy cái loa to miệng đã mở đánh thức mọi người dậy để nghe tin tức, thuyết giảng bài bản và học tập. Không ai dám phàn nàn. Bức tường có lổ tai! Thầy giáo lẫn học trò ra quét đường và sân trường trước khi vào lớp học. Con nít quàng khăn đỏ quanh cổ và trở thành tuổi trẻ Hồ Chí Minh, ca hát suy tôn Hồ và đảng của ông ta. Có những bài hát đầy căm ghét người Mỹ và người miền Nam làm việc cho chính quyền cũ. Hầu hết trẻ con đều từ những gia đình có cha, anh hay cậu bị Cộng Sản bắt đi, bây giờ được dạy để ghét chính những người cha của chúng. Mình lo lắng cho tương lai thế hệ trẻ, mình thật sự lo, vì con mình cũng ở trong đó. Nhìn chúng cầm cờ đỏ đi hàng loạt ngoài đường ca ngợi chiến thắng của Cộng sản, gần như là mỗi ngày, là một điều không thoải mái đối với mình. Ngôi sao vàng ở giữa màu cờ đỏ như một lổ đạn xuyên qua trái tim. Đi đến đâu cũng chỉ thấy màu đỏ, mình cảm thấy một sự căng thẳng đến chóng mặt. Nỗi sợ hãi hoàn toàn chiếm lấy đời dân chúng, nhất là ban đêm vì giới cầm quyền có khả năng tra tấn đánh đập người dân vô tội vào buổi tối và người ta không biết ai sẽ là người kế tiếp. Tin tức về người trốn đi và được định cư ở vài nơi chốn bình yên trên thế giới khiến mọi người mơ ước đến tự do. Mình nuôi lấy giấc mơ và nhiều người khác cũng vậy. Rồi một đêm tối trời mình và các con trốn khỏi quê hương bằng thuyền cùng với nhiều người khác. Trong tối đen của biển cả mình cầu trời giúp đỡ cho tất cả vượt qua được thử thách này. Tim mình rạn vỡ mang cảm tưởng của một người lạc lỏng rời bỏ quê hương đang rách nát vì chiến tranh để tìm một mảnh đất bình yên hoà lẫn với ý tưởng có lỗi là đã bỏ lại chồng mình, vẫn còn trong tay cộng sản, tự đối phó với đời sống khó khăn nếu anh được trả lại tự do. Mảnh đất bình yên ở đâu? chúng mình thật tình không biết, nhưng phải bỏ chạy trước đã. Biết là nguy hiểm vì nhiều người ra đi trước đã thất bại bị ngồi tù hoặc bỏ thây ngoài biển. Tàu dừng lại ở hải cảng Mã Lai và Indonesia, nhưng không biết vì lý do gì, tàu phải tiếp tục chạy cho đến lúc tới cảng Darwin của Úc. Chúng mình xin nhập cảnh. Ở trên tàu chờ đợi. Không biết phải chờ đợi bao lâu? Nếu mình nhớ không sai đó là hai ngày chờ đợi và hy vọng. Rồi chính quyền cho phép chúng mình được ở lại trên mảnh đất tươi đẹp

Australia. Không thể tả nổi cái cảm giác của mình lúc đó, chỉ biết là mình sung sướng, vô cùng sung sướng. Mình đi xiêu vẹo trên đất liền lần đầu tiên sau gần một tháng vượt biển. Đặt đầu trên gối nằm đêm đó trong căn nhà tỵ nạn mình đã có thể ngửi được cái mùi của hoà bình và tự do đang tỏa ra quanh mình, chiếm hết đầu óc, khiến mình không ngủ được. Các con ngủ thật say, mình biết rằng từ nay chúng sẽ không còn cầm chổi theo để quét đường khi đi học nữa. Chúng sẽ không còn hát những bài hát như đâm vào tim con người. Mình không còn lo lắng có người đến gõ cửa vào ban đêm vặn hỏi mình điều này điều nọ mà không có lý do nào cả. Cảm ơn trời chúng mình đã an toàn trên mảnh đất bình yên. Đây là mảnh đất người ta đến từ các nơi khác nhau, hoà đồng với các văn hoá khác, làm việc bên nhau cùng một nơi, nói với nhau cùng một thứ tiếng - English - mình mang ơn sự hoà hợp này. Mình sẽ đẩy xa bất cứ cản trở nào, đối mặt với bất cứ bất hạnh nào, làm việc khó khọc, không có bất cứ phàn nàn nào cả. Mình mới có ba mươi ba tuổi, cái tuổi cao điểm của đời một người đàn bà, bị bắt buộc phải đấu vì thế cho nên mình sẽ đấu như một con bull cho sự tồn tại của gia đình mình. Dã-Thảo chuyển ngữ 01/11/2013