TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng UV/Fenton Lê Xuân Vi nh Lý Tiểu Phụng Tô Thi Hiê n Trươ ng

Tài liệu tương tự
CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN THỊ THANH TÂM MÔ PHỎNG NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM CÁC CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN HÒA C

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU K

Thiếu bài:

TÓM TẮT B6-319 Lyù Thöôøng Kieät, Phöôøng 15, Quaän 11, HCMC Tel: Fax: Web: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

Rodin concept

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

Các giải pháp làm sạch Khí Nước Chất rắn sinh học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

1

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Chuyên đề 1. SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Sáng NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM THU TRANG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÂ

24 KẾT LUẬN - Đã tách chiết, phân lập, định danh và nuôi cấy tăng sinh thành công tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ, từ đó đưa ra một qui trình tóm

EU301_VN

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO LÝ LỊCH KHOA HỌC Họ và tên: LÊ ANH TUẤN Ngày, tháng, năm sinh: 1978 Học hàm/ học vị cao nhất: PGS. TS Đơn vị công tác hiện tại: -

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

5

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: DOI: / /15/1/ NGHIÊN CỨU THỰC N

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁT MỊN

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 42/2010/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 12

NÂNG CAO CÔNG TÁC VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HÀ NỘI, JICA Báo Cáo Cuối Kỳ Nguồn: nhóm nghiên cứu JICA Nguồn: nhóm nghiên

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Nguyễn Việt Hoàng NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIÀU CHẤT HỮU CƠ VÀ NITƠ BẰNG PH

Microsoft Word - QCVN 02_BYT.doc

System 8 Tay khoan Cordless RX ONLY Rev-

CHƯƠNG 6

Nước thải

Preliminary data of the biodiversity in the area

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - CNTP-15-NGUYEN VAN MUOI(92-97)26

THÔNG TƯ VỀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, BỘ CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ SỐ LIỆU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Số: 43/2015/TT-BTNMT

Phiếu An toàn Hóa chất Trang: 1/9 BASF Phiếu An toàn Hóa chất Ngày / Đã được hiệu chỉnh: Phiên bản: 4.0 Sản phẩm: Cromophtal Red K 4035 (30

BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Tay cưa Precision Hệ thống Hướng dẫn sử dụng RX Phiên bản C

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN PHÂN- GV : LÊ THỊ TUYỀN

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

_Aquarator

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Ngày phát hành/ngày hiệu chỉnh I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT 10 Tháng Chín 2019 Phiên bản 2.01 Mã sản phẩm Tên sản phẩm Cać cách khać đ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Preliminary data of the biodiversity in the area

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Lựa chọn công nghệ trong Quản lý chất thải rắn bền vững Nghiên cứu điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị

Microsoft Word - DeHoaACt_CD_M231.doc

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

Microsoft Word TN Ha & TT Hoa-DHNLH-Benh pho bien do KST...ca chem...Thua Thien Hue.doc

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH BS CKII Bùi Xuân Phúc Bộ môn Nội- ĐHYD TPHCM

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HOÀN HẢO Địa chỉ: Số 25 ngõ 42 phố Đức Giang, P.Đức Giang, Q.Long Biên, TP Hà Nội Điện thoại: ;

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN : 2014/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y,

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi các Nghị định quy định chi tết Luật Bảo vệ môi trường Một số quy định liên quan trực tếp đến doanh ng

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 15 (1) (2018) ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬ

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CÔNG NGHÊ SẢN XUÂ T RƯỢU TỪ HỘT MÍT ThS. Phan Vĩnh Hưng, Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm T

Tay khoan phổ quát Sonopet Tay khoan có góc Tay khoan thẳng Hướng dẫn sử dụng Phiên bản F Ngày in: 11/11/ :

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊ

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Đăng ký khu vực bị ô nhiễm tại Việt Nam Phần 1: Thông tin cơ sở

International Paint Pte Ltd. Thông Tin An Toàn Về Sản Phẩm ELU45W INTERGARD 740 MUNSELL 4.5GY GREY PART A Số bản dịch 1 Số bản hiệu chỉnh 11/23

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Bản ghi:

Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng UV/Fenton Lê Xuân Vi nh Lý Tiểu Phụng Tô Thi Hiê n Trươ ng Đaị học Khoa học Tư nhiên, ĐHQG-HCM. TÓM TẮT ( Bài nhận ngày 11 tháng 02 năm 2015, nhận đăng ngày 12 tháng 01 năm 2016) Nước thải dệt nhuộm là một trong như ng loại nước thải khó xử lý do chứa nhiều hợp chất hư u cơ khó phân hủy sinh học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng quá trình UV/Fenton để xử lý với các thông số tối ưu gồm: nồng độ H 2 O 2 và Fe 2+ đầu vào, ph, thời gian và tốc độ khuấy. Nước thải ban đầu được sục khí trong 24 giờ và lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ 20 µm sau đó mới tiến hành phản ứng. Kết quả cho thấy các thông số tối ưu lần lượt là nồng độ H 2 O 2 660 mg/l, nồng độ Fe 2+ 20 mg/l, ph = 3, thời gian phản ứng 90 phút và tốc độ khuấy 100 vòng/phút đạt hiệu quả loại bỏ màu, COD tương ứng là 94,5 % và 75,5 %. Tỉ số BOD 5 /COD được nâng từ 0,1 lên 0,45. Ngoài ra, ảnh hưởng của các anion Cl -, SO 4 lên hiệu quả xử lý cũng được kiểm tra. Cả hai anion này đều cản trở quá trình khoáng hóa do có khả năng bắt giư gốc tự do hydroxyl cũng như khả năng tạo phức bền với ion sắt. Từ khóa: quá trình oxy hóa nâng cao, Fenton, quang Fenton, nước thải dệt nhuộm MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp dệt và may tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ nhưng các hoạt động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời [15]. Hiện nay, ngành này chiếm một vị trí quan trọng, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế phát triển thì các ảnh hưởng đến môi trường từ ngành dệt nhuộm cũng là một vấn đề đáng được quan tâm, trong đó nước thải ngành dệt nhuộm là vấn đề nổi cộm nhất. Nhìn chung, nước thải ngành dệt nhuộm có COD, nhiệt độ cũng như độ màu cao. Ngoài ra, nước thải còn chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ độc hại như thuốc nhuộm, chất hoạt động bề mặt, kim loại, muối và các chất hợp chất hữu cơ bền (Persistent Organic Pollutants POPs). Nước thải dệt nhuộm nếu không được xử lý, thải vào môi trường có thể phá hủy đời sống của thủy sinh vật và ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận [1, 2, 13]. Hiện nay, có rất nhiều quá trình khác nhau được áp dụng để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm như: keo tụ - tạo bông, xử lý hiếu khí,... Trong đó, đáng chú ý nhất là quá trình oxy hóa nâng cao (Advanced oxidation processes AOPs) do khả năng loại bỏ hiệu quả các chất hữu cơ bền mà không cần bất kì quá trình oxy hóa thông thường nào cũng có thể thực hiện được, đồng thời dễ quản lý, không phức tạp khi vận hành và lượng bùn thải sinh ra ít hơn nhiều so với quá trình xử lý sinh học hay các quá trình oxy khác. Do đó, quá trình oxy hóa nâng cao đã và đang thu hút sự quan tâm lớn trong ngành xử lý Trang 201

Science & Technology Development, Vol 18, No.T6-2015 nước từ những năm 1990. Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu về ứng dụng quá trình quang Fenton xử lý nước thải. Thí dụ như nghiên cứu của A.N. Módenes và cộng sự (2012) [10], đã tiến hành xử lý nước thải dệt nhuộm dựa trên quá trình quang Fenton sử dụng nguồn ánh sáng mặt trời và đèn UV. Kết quả cho thấy tại các điều kiện tối ưu ph 3, nồng độ H 2 O 2 và Fe 2+ tối ưu lần lượt là 6 g/l và 0,05 g/l cho hiệu quả loại bỏ COD và độ màu đạt giá trị cao nhất trong khoảng 88 98 % trong 90 phút phản ứng. Chi phí tính toán để xử lý cho 1 m 3 nước thải là 6,85 $ và 17,95 $ đối với nguồn sáng là ánh sáng mặt trời và đèn UV. Ngoài ra, T.M. Elmorsi và cộng sự (2010) [5] đã tiến hành xử lý thuốc nhuộm Mordant red 73, kết quả cho thấy hiệu quả xử lý màu của thuốc nhuộm đạt 99 % chỉ trong 15 phút phản ứng. Các nghiên cứu ứng dụng UV/Fenton tại Việt Nam phần nhiều để xử lý nước rỉ rác, thuốc trừ sâu,... nếu có xử lý nước thải dệt nhuộm thì cũng là quá trình Fenton hay Fenton dị thể,... Việc áp dụng UV/Fenton để xử lý nước thải dệt nhuộm còn khá ít và chưa phổ biến. Nghiên cứu của B.X. Vững [3], So sánh hoạt tính oxy hóa của các hệ oxy hóa nâng cao Fe 3+ /C 2 O 4 /H 2 O 2 /VIS, Fe 2+ /H 2 O 2, Fe 2+ /H 2 O 2 /UV, UV/H 2 O 2 trên thuốc nhuộm Indantren Red FBB (IRF) cho thấy ở điều kiện thực nghiệm tối ưu, hiệu suất chuyển hóa và hiệu suất loại bỏ COD của hệ Fenton/UV là 100 % và 86,3 % sau 21 phút xử lý dung dịch IRF 50 ppm. Về cơ bản, AOPs dựa trên việc tạo thành các gốc tự do hydroxyl trong nước, có hoạt tính cao và có khả năng oxy hóa không chọn lọc các hợp chất hữu cơ phân tán trong nước như thuốc nhuộm. Quá trình quan trọng để tạo ra gốc tự do hydroxyl là sử dụng tác nhân Fenton và là quá trình được áp dụng phổ biến hiện nay để xử lý nước thải dệt nhuộm ở nước ta. Tuy nhiên, quá trình Fenton vẫn còn nhiều điểm hạn chế do quá trình khử Fe 3+ về Fe 2+ chậm và trong thực tế phản ứng hầu như dừng lại khi lượng Fe 2+ chuyển gần như toàn bộ thành Fe 3+ dẫn đến giảm hoạt tính xúc tác của Fe 2+, từ đó giảm hiệu quả khoáng hóa của quá trình. Để khắc phục hạn chế trên, đề tài tiến hành đưa vào hệ nguồn bức xạ UV tạo thành hệ mới là UV/Fenton. Bức xạ UV không chỉ làm tăng sự hình thành gốc tự do hydroxyl mà còn tái sinh chất xúc tác Fe 2+ bằng cách khử Fe 3+. Do đó, phản ứng chung của hệ được gia tăng [8]. Mặt khác, hiệu quả của quá trình UV/Fenton phụ thuộc vào tỉ lệ H 2 O 2 :COD và Fe 2+ :H 2 O 2. Tỉ lệ này không giống nhau khi xử lý trên các loại nước thải dệt huộm khác nhau nên cần xác định bằng thực nghiệm trước khi áp dụng vào thực tế. Do đó, đề tài Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng quá trình UV/Fenton được tiến hành nhằm mục đích xác định các thông số tối ưu của quá trình UV/Fenton để xử lý nước thải dệt nhuộm ở qui mô phòng thí nghiệm. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Hóa chất, dụng cụ Các hóa chất hydrogen peroxide 30 %, FeSO 4.7H 2 O, CoCl 2.6H 2 O, NaCl, Na 2 SO 4, NaOH, H 2 SO 4, HNO 3 xuất xứ từ Trung Quốc, riêng K 2 PtCl 6 xuất xứ của Merck, Đức. Đèn UV 15 W của Đài Loan và các dụng cụ thủy tinh cần thiết cho các thí nghiệm là sản phẩm của IsoLab (Đức). Phương pháp thực hiện Nước thải dệt nhuộm được lấy từ bể chứa của một cơ sở sản xuất thuộc Khu phố 4, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng can nhựa 30 L để chứa mẫu và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Nước thải ban đầu được sục khí liên tục trong vòng 24 giờ sau đó cho lọc qua giấy lọc có kích thước lỗ lọc là 20 µm. Nước sau lọc dùng để tiến hành phản ứng UV/Fenton. Thí nghiệm được tiến hành tại nhiệt độ phòng, khuấy trộn bằng máy khuấy Jartest (Model JLT4, VELP, Ý) có thể điều chỉnh được tốc độ và thời gian khuấy và tiến hành song song bốn bình phản ứng thể tích 0,5 L. Nguồn bức xạ Trang 202

UV từ đèn UV 15 W, xuất xứ Đài Loan được đặt phía trên, cách các bình phản ứng khoảng 10 cm. Thí nghiệm được tiến hành như sau: cho 300 ml mẫu nước thải sau sục khí vào các bình phản ứng, ph ban đầu được điều chỉnh từ 1 đến 8. Sau đó, các bình phản ứng được đặt vào máy khuấy, thêm lần lượt H 2 O 2 (nồng độ trong khoảng 110 mg/l đến 1100 mg/l), Fe 2+ (7 đến 40 mg/l), bật đèn UV và cài đặt tốc độ khuấy trong khoảng 50 đến 300 vòng/phút. Thời gian phản ứng được tính từ lúc H 2 O 2 được thêm vào hệ. Sau 90 phút, dừng phản ứng bằng cách nâng ph của hệ lên 7 8 bằng NaOH 5 N để kết tủa Fe 2+. Mẫu nước sau chỉnh ph được lọc và dịch sau lọc được đo màu, phần còn lại để lắng, gạn lấy lớp nước trong phân tích COD. Ngoài ra, ảnh hưởng của các anion vô cơ như Cl - (nồng độ từ 14 đến 26 mg/l), SO 4 (nồng độ từ 137 đến 166 mg/l) cũng được khảo sát. Phương pháp phân tích ph của nước thải được đo bằng máy ph Lab 850 (Schott). Quá trình khoáng hóa nước thải được kiểm soát bằng nhu cầu oxy hóa học (COD) và được đo bằng phương pháp bichromate [12], trong khi độ màu của nước thải được đo trên máy Jasco V-650 Nhật Bản bằng phương pháp đo độ màu được quy định trong Standard Method for The Examination of Water and Wastewater [11]. Thông số Cl - được phân tích bằng phương pháp chuẩn độ kết tủa, trong khi SO 4 được xác định bằng phương pháp đo độ đục. Ảnh hưởng của từng thông số đến hiệu suất của phương pháp được đánh giá bằng cách thay đổi các giá trị trong một khoảng xác định của từng thông số cụ thể. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khảo sát thời gian sục khí Tiến hành sục khí nước thải đầu vào trong các khoảng thời gian khác nhau để theo dõi sự biến thiên của giá trị COD. Sự thay đổi thành phần tính chất nước thải được đề cập đến trong Bảng 1. Bảng 1. Thành phần nước thải dệt nhuộm QCVN 3:2008/BTNMT Giá trị Thông số Đơn vị Cột B Ban đầu Sau sục khí Sau lọc ph - 7 8 5,5 9 Độ màu Pt Co 357 150 COD mg/l 370 283,2 254,4 150 TSS mg/l 0,5 0,4 0,1 100 BOD mg/l 152 40 23 50 Cl - mg/l 14,2 2 SO 4 mg/l 134,0 - Độ đục NTU 83,41 29,1 7,6 - Nước thải dệt nhuộm ban đầu có ph trong khoảng trung tính, giá trị COD, BOD cao. Quá trình sục khí đã oxy hóa một phần các chất hữu cơ dễ phân hủy làm giá trị COD giảm xuống 1,3 lần và BOD giảm 3,8 lần so với ban đầu. Nước thải sau khi lọc cũng làm giảm một phần COD nhưng giảm không nhiều. Tỉ số BOD 5 /COD của nước thải sau lọc khá thấp (0,1) cho thấy nước thải sau quá trình sục khí và lọc không có tính phân hủy sinh học và chỉ chứa các chất hữu cơ bền sinh học. Ngoài ra, Hình 1 cũng cho thấy sự biến thiên của COD theo thời gian sục khí. Hình 1 cho thấy Trang 203

Science & Technology Development, Vol 18, No.T6-2015 giá trị COD giảm dần từ 370 mg/l xuống còn 278,2 mg/l khi tăng thời gian sục khí từ 0 lên 36 h. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 24 h đầu, giá trị COD giảm mạnh còn 283,2 mg/l, tuy nhiên khi tiếp tục tăng thời gian sục khí thì COD giảm không đáng kể, cụ thể là từ 283,2 mg/l xuống 278,2 mg/l. Nước thải sau khi sục khí có giá trị BOD khá thấp, chỉ còn 40 mg/l, giảm 3,8 lần so với ban đầu, tỉ số BOD 5 /COD giảm chỉ còn 0,14. Quá trình sục khí nhằm oxy hóa một phần các hợp chất có khả năng phân hủy sinh học để khi sục khí kết thúc thì trong nước thải chỉ chứa các hợp chất bền, khó phân hủy sinh học tạo điều kiện thuận lợi cho AOPs phía sau. Vậy thời gian sục khí tốt nhất là 24 giờ. Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự biến thiên COD theo thời gian Ảnh hưởng của H 2 O 2 Ảnh hưởng của nồng độ H 2 O 2 lên hiệu quả loại bỏ màu và COD được khảo sát bằng cách thay đổi lượng H 2 O 2 trong khoảng từ 110 mg/l đến 1100 mg/l và giữ cố định lượng Fe 2+ là 20 mg/l, tại ph 3 và thời gian phản ứng là 90 phút. (Hình 2) Đồ thị cho thấy, khi tăng lượng H 2 O 2 từ 110 mg/l lên 660 mg/l, hiệu quả loại bỏ màu và COD tăng từ 74,3 % lên 93,9 % và 30,2 % lên 77,4 %. Tăng nồng độ H 2 O 2 đồng nghĩa với việc gia tăng số lượng gốc tự do HO trong hệ phản ứng. Các gốc tự do sẽ tham gia phản ứng với thuốc nhuộm, tấn công vào các phân tử thuốc nhuộm chưa bão hòa cũng như các nhóm chromophore đồng thời khoáng hóa các hợp chất hữu cơ hiện diện trong nước thải dẫn đến hiệu quả loại bỏ COD và màu tăng. Tuy nhiên, khi tăng lượng H 2 O 2 từ 660 đến 1100 mg/l thì hiệu quả loại bỏ tăng không đáng kể đối với độ màu và giảm đối với COD. Điều này có thể giải thích là do lượng H 2 O 2 dư sẽ tham gia phản ứng với gốc HO tạo thành nước và oxygen nên làm giảm lượng gốc tự do này. Đồng thời, một phần các gốc tự do HO có xu hướng kết hợp lại với nhau cũng dẫn đến giảm số lượng gốc tự do trong hệ theo phương trình sau: HO + H 2 O 2 H 2 O + O 2 HO + OH H 2 O 2 Trang 204

Mặt khác, khi nồng độ H 2 O 2 tăng đến 1100 mg/l thì hiệu quả loại bỏ màu đạt 94,1 %, trong khi hiệu quả loại bỏ COD giảm xuống chỉ còn 58,5 %. Điều đó cho thấy hiệu quả loại bỏ màu và COD không đồng bộ với nhau. Màu của nước thải dệt nhuộm được tạo ra từ các hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chromophore như là các phân tử thuốc nhuộm mang màu hoặc các gốc tự do phân cực gắn trên các hydrocarbon thơm hoặc các hợp chất dị vòng. Một khi nhóm chromophore trong các phân tử hữu cơ bị phân hủy thì màu sẽ bị loại bỏ. Trong khi đó, giá trị COD là một thông số biểu thị cho lượng hợp chất hữu cơ có trong nước thải và COD chỉ được loại bỏ chỉ khi các hợp chất hữu cơ này bị khoáng hóa [16]. Như vậy, việc tăng lượng H 2 O 2 quá cao chỉ đủ để cắt đứt liên kết các phân tử màu chứ chưa đủ để khoáng hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ. Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ H 2 O 2 lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [Fe 2+ ] = 20 mg/l, ph 3, thời gian phản ứng 90 phút, tốc độ khuấy 100 vòng/phút). Ảnh hưởng của Fe Nồng độ Fe 2+ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý của quá trình UV/Fenton. Hình 3 biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ Fe 2+ lên hiệu quả loại bỏ màu và COD của nước thải dệt nhuộm. Hình 3. Ảnh hưởng của nồng độ Fe lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [H 2 O 2 ] = 660 mg/l, ph 3, thời gian phản ứng 90 phút, tốc độ khuấy 100 vòng/phút). Đồ thị ở Hình 3 cho thấy, hiệu quả loại bỏ màu gia tăng khi tăng lượng Fe 2+ từ 7 đến 20 mg/l và đạt cực đại tại 20 mg/l với hiệu quả loại bỏ đạt 94,2 %. Xu hướng tương tự cũng quan sát được đối với giá trị COD khi hiệu quả loại bỏ tăng từ 52,8 % lên 75,5 %. Fe 2+ là chất xúc tác cho quá trình phân hủy H 2 O 2 nhằm tạo ra các gốc HO. Khi lượng Fe 2+ tăng, khả năng xúc tác của Fe 2+ tăng, lượng gốc tự do được tạo ra nhiều hơn, thúc đẩy nhanh quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ. Quá trình xúc tác phân hủy H 2 O 2 cũng tạo ra một lượng Fe 3+ trong hệ phản ứng. Fe 3+ tham gia phản ứng với ion hydroxyl hình thành Fe(OH) 2+. Dạng này hấp thu mạnh bức xạ UV, tạo ra thêm một lượng gốc tự do theo phương trình [9]: Fe 3+ + OH - Fe(OH) 2+ Fe 2+ + HO Fe(OH) 2+ + hv HO + Fe 2+ Tuy nhiên, khi nồng độ Fe 2+ lớn hơn 20 mg/l thì hiệu quả loại bỏ màu và COD đều giảm. Cụ thể là giảm còn 91,9 % cho độ màu và 62,3 % cho COD khi lượng Fe 2+ tăng đến 40 mg/l. Hiệu quả xử lý màu giảm nhưng không nhiều trong khi COD lại giảm đáng kể. Khi nồng độ Fe 2+ vượt qua mức tối ưu sẽ là yếu tố cản trở hiệu quả loại bỏ màu và COD do lúc này Fe 2+ trở thành tác nhân bắt tóm HO theo phản ứng: Fe 2+ + HO Fe 3+ + OH - Vậy, lượng Fe tối ưu là 20 mg/l. Trang 205

Science & Technology Development, Vol 18, No.T6-2015 Ảnh hưởng của ph Dưới điều kiện tối ưu ([H 2 O 2 ] = 660 mg/l, [Fe 2+ ] = 20 mg/l), ph của hệ được thay đổi nhằm khảo sát ảnh hưởng của ph lên hiệu quả loại bỏ màu và COD của quá trình UV/Fenton. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 4. Hình 4. Ảnh hưởng của ph lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [H 2 O 2 ] = 660 mg/l, [Fe 2+ ] = 20 mg/l, thời gian phản ứng 90 phút, tốc độ khuấy 100 vòng/phút). Hình 4 cho thấy, khi tăng ph từ 1 lên 3, hiệu quả loại bỏ tăng từ 90 % lên 93,7 % cho độ màu và 49,1 % lên 75,5 % cho giá trị COD. Hiệu quả loại bỏ màu giảm không nhiều khi tăng từ ph 2 lên ph 3 (từ 94,1 % xuống 93,7 %), tuy nhiên hiệu quả loại bỏ COD lại tăng nhanh từ 58,6 % lên 75,5 %. Do đó, chọn giá trị ph tối ưu là 3 sẽ phù hợp ở cả hai khía cạnh khử màu và loại bỏ COD. Khi ph lớn hơn 3, hiệu quả xử lý giảm. Hiệu quả xử lý màu giảm không nhiều (80,4 %), tuy nhiên COD lại giảm đột ngột (28,3 %) khi ph tăng lên 8. Quá trình UV/Fenton phụ thuộc nhiều vào giá trị ph do ph đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành gốc HO của phản ứng Fenton. Ở ph lớn hơn 3, sự hình thành gốc HO diễn ra chậm dần do Fe 2+ bị mất hoạt tính xúc tác khi tạo thành Fe(OH) 3 kết tủa, làm giảm lượng HO sinh ra. Cùng xu hướng đó, khi ph nhỏ hơn 3, các phản ứng trong hệ cũng diễn ra chậm do hình thành phức dạng [Fe(H 2 O) 6 ] 2+, mà phức này phản ứng với H 2 O 2 chậm hơn so với phức [Fe(OH)(H 2 O) 5 ] 2+ ([Fe(OH)(H 2 O) 5 ] 2+ là dạng phức sắt tồn tại ở ph 3, nên lượng gốc tự do sinh Trang 206 ra giảm [6]. Ngoài ra, trong điều kiện nồng độ H + cao, peroxide (-O O-) sẽ hình thành ion oxonium [H 3 O 2 ] +. Ion này giúp peroxide ổn định hơn trong hệ và làm giảm hoạt tính của H 2 O 2 với ion Fe 2+. Vậy, giá trị ph đầu vào trong khoảng nhỏ trên dưới 3 là tối ưu nhất nhằm tạo ra lượng HO cực đại để oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng Thời gian phản ứng cũng là một yếu tố cần quan tâm khi áp dụng quá trình UV/Fenton. Nếu thời gian phản ứng quá ngắn, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ không phản ứng hoàn toàn với tác nhân Fenton, còn nếu thời gian phản ứng quá dài sẽ làm tăng chi phí đầu tư trong khi hiệu quả không được cải thiện đáng kể. Hình 5 cho thấy khi kéo dài thời gian xử lý, hiệu suất loại bỏ màu và COD tăng dần. Trong 5 phút đầu, hiệu quả loại bỏ màu khá cao (80,3 %) còn COD thì khá thấp (9,4 %). Sau 90 phút phản ứng, hiệu quả xử lý đạt cực đại với 94,6 % cho độ màu và 75,5 % cho COD. Khi tăng thời gian phản ứng hơn nữa thì hiệu quả loại bỏ màu tăng nhưng không nhiều (94,8 %) trong khi COD lại không đổi (75,5 %). Trong thời gian đầu, nồng độ chất màu, chất ô nhiễm và tác nhân Fenton vẫn còn đủ lớn để xảy ra những va chạm hiệu quả. Các liên kết trong phân tử thuốc nhuộm dễ dàng bị cắt đứt bởi phản ứng Fenton để hình thành các acid chứa hoặc không chứa nhóm hydroxyl. Ngoài ra, quá trình oxy hóa trực tiếp hay gián tiếp cũng có thể chuyển đổi các hợp chất hữu cơ thành các dạng đơn giản hơn như NH 4 +, NO 2 - hay NO 3 -,... [10]. Theo thời gian, nồng độ chất ô nhiễm cũng như các gốc tự do HO giảm dần, xác suất va chạm có hiệu quả thấp dẫn đến hiệu quả xử lý gần như không thay đổi. Mặt khác, theo thời gian phản ứng H 2 O 2 sẽ bị phân hủy dần thành H 2 O và O 2 cũng làm giảm hiệu quả của quá trình. Điều đó cho thấy, thời gian phản ứng 90 phút là thích hợp cho phản ứng UV/Fenton trong trường hợp này.

Hình 5. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [H 2 O 2 ] = 660 mg/l, [Fe 2+ ] = 20 mg/l, ph 3, tốc độ khuấy 100 vòng/phút). Tốc độ khuấy tối ưu Khi tăng tốc độ khuấy từ 50 vòng/phút lên 300 vòng/phút, hiệu quả xử lý màu và COD có xu hướng giảm dần từ 94,5 % xuống 92,8 % và 77,4 % xuống 30,2 %. Đối với độ màu, hiệu quả loại bỏ giảm không nhiều nhưng COD lại bị ảnh hưởng khi tăng tốc độ khuấy. Khi tốc độ khuấy nhỏ hơn 150 vòng/phút, hiệu quả loại bỏ COD giảm nhẹ từ 77,4 % xuống 75,5 % nhưng khi tăng tốc độ khuấy lên 300 vòng/phút, hiệu quả loại bỏ COD giảm mạnh xuống chỉ còn 30,2 % (Hình 6). Quá trình khuấy trộn sẽ tăng cường sự chuyển động của các ion, các chất, tăng tần suất va chạm có hiệu quả của tác nhân oxy hóa với chất ô nhiễm trong hệ phản ứng dẫn đến tăng hiệu suất của quá trình. Khi cường độ khuấy trộn quá lớn, sự phân hủy H 2 O 2 sẽ diễn ra nhanh hơn, nồng độ các gốc hoạt tính giảm mạnh dẫn đến hiệu quả xử lý giảm.vậy tốc độ khuấy tối ưu cho quá trình UV/Fenton là 100 vòng/phút. Hình 6. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [H 2 O 2 ] = 660 mg/l, [Fe 2+ ] = 20 mg/l, ph 3, thời gian phản ứng 90 phút). Trang 207

Science & Technology Development, Vol 18, No.T6-2015 Ảnh hưởng của các anion vô cơ Các phản ứng Fenton rất nhạy cảm với các anion vô cơ hiện diện trong nước thải như Cl - hay SO 4. Thông thường, các anion này có sẵn trong nước thải ở một nồng độ nào đó hoặc cũng có thể là từ các anion kết hợp với H + và ion sắt. Ion Cl - Dưới sự hiện diện của ion Cl -, hiệu quả loại bỏ màu và COD thay đổi đáng kể được thể hiện qua Hình 7. Khi nồng độ Cl - là 15 mg/l, hiệu quả loại bỏ màu giảm nhẹ so với nồng độ nền (14,2 mg/l). Hiệu quả loại bỏ màu giảm từ 94,6 % xuống 94,1 % trong khi hiệu quả loại bỏ COD lại giảm đột ngột từ 75,5 % xuống còn 66 %. Tiếp tục tăng nồng độ ion Cl -, trong khoảng nồng độ dưới 19 mg/l, hiệu quả loại bỏ màu và COD giảm không nhiều, từ 94,1 % xuống 93,6 % và từ 66 % xuống 60,4 %. Khi nồng độ Cl - lớn hơn 19 mg/l, hiệu quả loại bỏ giảm nhanh và ở 26 mg/l thì hiệu quả loại bỏ giảm xuống chỉ còn 80,4 % cho độ màu và 24,5 % cho COD. Như vậy, càng tăng lượng ion Cl -, càng làm giảm hiệu quả xử lý của quá trình UV/Fenton. Anion Cl - được xem như là một tác nhân bắt tóm gốc tự do HO mạnh. Anion Cl - phản ứng với HO để tạo thành dạng ClOH - có hoạt tính oxy hóa thấp hơn so với HO theo phương trình: Cl - + HO ClOH - [7] Khi Cl - phản ứng với HO sẽ làm giảm xác suất va chạm có hiệu quả của HO với các chất ô nhiễm do đó làm giảm tốc độ khoáng hóa. Ngoài việc cạnh tranh bắt giữ gốc tự do, các anion Cl - còn tham gia phản ứng tạo thành phức [Fe(Cl) 2+ ] và [Fe(Cl 2 ) + ] kém hoạt động mặc dù ở ph 3 thì dạng [Fe(OH) 2+ ] vẫn là dạng chiếm ưu thế. Fe 3+ + Cl - FeCl 2+ [Fe(Cl) 2+ ] + hv Fe 2+ + Cl Cl + Cl - Cl 2 - Phức FeCl 2+ sẽ cạnh tranh với phức Fe(OH) 2+ trong việc hấp thu bức xạ UV dẫn đến giảm tốc độ sinh gốc tự do HO. Sự hiện diện của các gốc tự do vô cơ như Cl, ClOH - có xu hướng kìm hãm tốc độ phân hủy các chất, cản trở sự hình thành gốc tự do hydroxyl [4]. Vậy khi có mặt anion Cl - dù ở nồng độ nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả loại bỏ màu và COD. Để đảm bảo nước thải sau xử lý vẫn đạt QCVN 13:2008/BTNMT thì nồng độ Cl - trong nước thải phải bằng hoặc thấp hơn 21 mg/l, khi đó hiệu quả loại bỏ màu và COD đạt 89,5 % và 45,3 %. Hình 7. Ảnh hưởng của ion Cl - lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [H 2 O 2 ] = 660 mg/l, [Fe 2+ ] = 20 mg/l, ph 3, thời gian phản ứng 90 phút, tốc độ khuấy 100 vòng/phút). Trang 208

Ion SO 4 Tương tự như ion Cl -, sự có mặt của ion SO 4 cũng ảnh hưởng lên hiệu quả khoáng hóa chất hữu cơ được thể hiện ở Hình 8. Hình 8. Ảnh hưởng của ion SO 4 lên hiệu quả loại bỏ màu và COD (điều kiện thí nghiệm: [H 2 O 2 ] = 660 mg/l, [Fe 2+ ] = 20 mg/l, ph 3, thời gian phản ứng 90 phút, tốc độ khuấy 100 vòng/phút). Khi nồng độ SO 4 là 137 mg/l, hiệu quả khử màu giảm không đáng kể nhưng hiệu quả loại bỏ COD giảm 1,3 lần so với khi trong nước thải tồn tại nồng độ SO 4 ban đầu là 134 mg/l. Nhìn chung, hiệu quả loại bỏ màu và COD đều giảm khi nồng độ SO 4 tăng từ 137 mg/l lên 162 mg/l. Hiệu quả khử màu giảm từ 94,2 % xuống 86,3 %, hiệu quả loại bỏ COD giảm từ 57,6 % xuống 36,8 %. Tuy nhiên, khi nồng độ SO 4 là 165 mg/l, hiệu quả loại bỏ COD có sự tăng nhẹ, từ 36,8 % lên 39,6 %. Anion SO 4 có thể hình thành phức với cả ion Fe 2+ và Fe 3+ ở các dạng: FeSO 4, Fe(OH) 2+ và FeSO + 4. Quá trình này làm giảm nồng độ Fe 2+ và Fe 3+ trong hệ khi mà nồng độ các ion này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các gốc tự do có hoạt tính cao. Ngoài ra, SO 4 còn tham gia bắt tóm gốc tự do HO tạo ra các gốc tự do khác có hoạt tính oxy hóa thấp hơn [14]. SO 4 + HO OH - + SO 4 - Một lượng dư SO 4 cũng có thể làm tăng nhẹ hiệu quả khoáng hóa chất hữu cơ do sự tương tác với các phân tử nước tạo HO [4]: SO 4 - + H 2 O H + + SO 4 + HO Vậy khi có mặt anion SO 4, hiệu quả loại bỏ màu và COD đều bị ảnh hưởng tuy nhiên hiệu quả loại bỏ COD bị ảnh hưởng nhiều hơn. Để đảm bảo nước thải sau xử lý vẫn đạt QCVN 13:2008/BTNMT thì nồng độ SO 4 trong nước thải phải bằng hoặc thấp hơn 159 mg/l, khi đó hiệu quả loại bỏ màu và COD đạt 88,3 % và 42,4 %. Sự hiện diện của anion Cl -, SO 4 đều dẫn đến sự cạnh tranh gốc tự do HO với các hợp chất hữu cơ. Các anion vô cơ này tham gia phản ứng với gốc tự do hydroxyl để tạo thành các gốc tự do vô cơ khác có hoạt tính oxy hóa thấp hơn. Ngoài ra, anion Cl - và SO 4 còn tạo phức với Fe 2+ và Fe 3+. Các phản ứng này ảnh hưởng lên dạng tồn tại của sắt trong hệ phản ứng và làm giảm hoạt tính của sắt với H 2 O 2. Hiệu quả loại bỏ màu và COD của quá trình UV/Fenton đều giảm khi có sự hiện diện của hai anion trên, trong đó anion Cl - có ảnh hưởng mạnh và nhiều hơn cả. Modirshahla và cộng sự (2007) đã nghiên cứu hiệu quả xử lý thuốc nhuộm Acid Yellow 23 bằng quá trình Fenton và quang Fenton. Kết quả cho thấy là quá trình quang Fenton cho hiệu quả xử lý màu cao hơn hẳn so với quá trình Fenton, loại bỏ được 90 % độ màu sau 10 phút phản ứng và 94,3 % COD sau 60 phút phản ứng. Điều này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu này ngoại trừ hiệu quả xử lý COD của nghiên cứu này đạt thấp hơn trong khi thời gian phản ứng lại dài hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Modirshahla cũng cho rằng ion Cl - chỉ ảnh hưởng ít đến hiệu quả của quá trình quang Fenton. Điều này có thể là do đèn UV được sử dụng trong nghiên cứu của Modirshahla có công suất 30 W, cao hơn gấp đôi so với nghiên cứu này (15 W) [8]. Tương tự, nghiên cứu của Elmorsi và cộng sự (2010) cũng đánh giá hiệu quả loại bỏ Mordant red 73 bằng phương pháp H 2 O 2 /UV và quang Fenton. Kết quả cũng tương đồng so với nghiên cứu này, loại bỏ được 99 % độ màu sau Trang 209

Science & Technology Development, Vol 18, No.T6-2015 15 phút phản ứng và khoáng hóa được 85 % COD sau 3 giờ phản ứng [5]. Kết quả thu được của nghiên cứu cho thấy hiệu suất xử lý của quá trình UV/Fenton đối với mẫu nước thải được nghiên cứu khá cao. Sau xử lý, độ màu nước thải giảm đáng kể, quan sát bằng mắt thường có thể thấy nước thải rất trong, hầu như chất hữu cơ mang màu đều được loại bỏ khỏi nước thải. Giá trị COD giảm đáng kể so với ban đầu. Có thể nói rằng, điều kiện thí nghiệm đã tối ưu trong nghiên cứu này có thể áp dụng đối với loại nước thải này. KẾT LUẬN Thời gian sục khí oxy tốt nhất để chuyển các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học thành các hợp chất bền hơn là 24 giờ. Quá trình UV/Fenton cho hiệu quả khử màu và loại bỏ COD cao nhất khi nồng độ H 2 O 2 là 660 mg/l, nồng độ Fe 2+ là 20 mg/l, tại ph 3 trong thời gian phản ứng 90 phút và tốc độ khuấy không đổi 100 vòng/phút. Sự có mặt của hai anion Cl -, SO 4 đều làm giảm hiệu quả xử lý của quá trình, một phần là do khả năng bắt tóm gốc tự do HO để tạo thành các gốc tự do mới kém hoạt động hơn; mặt khác chúng tham gia tạo phức với ion Fe 2+ và Fe 3+ làm giảm hoạt tính xúc tác của ion sắt. Nồng độ Cl - và SO 4 tối đa cho phép để đảm bảo nước xả thải vẫn đạt QCVN 13:2008/BTNMT là 21 mg/l và 159 mg/l. Textile wastewater treatment by UV/Fenton process Le Xuan Vinh Ly Tieu Phung To Thi Hien University of Science, VNU-HCM ABSTRACT The textile wastewater is one of the most complex wastewaters because it contains many persistant organic compounds. In this study, factors effect on UV/Fenton process were investigated including: concentration of H 2 O 2, Fe 2+, initial ph, time reaction and the stirring speed. Raw wastewater was aerated for 24 h and filtered by 20 µm filter paper before conducting reactions. The optimum conditions of the UV/Fenton process were attained at 660 mgh 2 O 2 /L and 20 mgfe 2+ /L, ph 3, 90 min irradiation time and 100 rpm stirring speed. Decolorisation and COD removal efficiencies were achieved 94.2 % and 75.5 %, respectively. The ratio of BOD 5 /COD was increased from 0.1 to 0.45. In addition, the effects of anions Cl -, SO 4 on the efficient treatment were investigated. Both anions could inhibit the mineralization process due to scavenging of hydroxyl radical as well as forming strong complexes with iron ions. Keywords: advanced oxidation processes, Fenton, photo-fenton, textile wastewater. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. S.J. Allen, K.Y.H. Khader, M. Bino, Electrooxidation of dyestuffs in waste waters, Journal of Chemical Technology and Biotechnology, 62, 111-117 (1995). Trang 210

[2]. R. Aplin, T.D. Waite, Comparison of three advance oxidation processes for degradation of textile dyes, Water Science & Technology, 42, 345-354 (2000). [3]. B.X. Vững, P.T.T. Hoài, So sánh hoạt tính oxy hóa của các hệ oxy hóa nâng cao Fe 3+ /C 2 O 4 /H 2 O 2 /VIS, Fe 2+ /H 2 O 2, Fe 2+ / H 2 O 2 /UV, UV/H 2 O 2 trên thuốc nhuộm Indantren Red FBB (IRF), Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 5, 54, 95-101 (2012). [4]. L.G. Devi, C. Munikrishnappa, B. Nagaraj, Effect of chloride and sulfate ions on the advanced photo Fenton and modified photo Fenton degradation process of Alizarin Red S, Journal of Molecular Catalysis A Chemical, 374-375, 125-131 (2013). [5]. M.T. Elmorsi, M.Y. Riyad, H.Z. Mohamed, Decolourization of Mordant red 73 azo dye in water using H 2 O 2 /UV and photo-fenton treatment, Journal of Hazardous Materials, 174, 35358 (2010). [6]. I. Gulkaya, A.G. Surucu, B.F. Dilek, Important of H 2 O 2 /Fe 2+ ratio in Fenton s treatment of a carpet dyeing wastewater, Journal of Hazardous Materials, 136, 763-769 (2006). [7]. M.C. Lu, Y.F. Chang, I.M. Chen, Y.Y. Huang, Effect of chloride ions on the oxidation of aniline by Fenton s reagent, Journal of Environmental Management, 75, 177-182 (2005). [8]. N. Modirshahla, M.A. Behnajady, F. Ghanbary, Decolorization and mineralization of C.I. Acid Yellow 23 by Fenton and photo-fenton processes, Dyes and Pigments, 73, 305-310 (2007). [9]. P. Montserrat, F. Torrades, X. Domenech, J. Peral, Fenton and photo-fenton oxidation of textile effluents, Water Research, 36, 2703-2710 (2002). [10]. A.N. Módenes, F.R. Espinoza-Quinones, D.R. Manenti, F.H. Borba, S.M. Palácio, A. Colombo, Performance evaluation of a photo-fenton process applied to pollutant removal from textile effluents in a batch system, Journal of Enviromental Management, 104, 1-8 (2012). [11]. Part 2120, Standard method for the examination of water & wastewater, 21 st ed, American Public Health Association (2005). [12]. Part 5220, Standard method for the examination of water & wastewater, 21 st ed, American Public Health Association (2005). [13]. A. Safarzadeh-Amiri, J.R. Bolton, S.R. Cater, Ferrioxalate - mediated photodegradation of organic pollutants in contaminated water, Water Research, 31, 787-798 (1997). [14]. E.M. Siedlecka, A. Wieckowska, P. Stepnowski, Influence of inorganic ions on MTBE degradation by Fenton s reagent, Journal of Hazardous Materials, 147, 497-502 (2007). [15]. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành dệt nhuộm, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, tr. 4 (2008). [16]. H. Wu, S. Wang, Impacts of operarting parameters on oxidation reduction potential and pretreament efficacy in the pretreament of printing and dyeing wastewater by Fenton process, Journal of Hazardous Materials, 243, 86-94 (2012). Trang 211