Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

Tài liệu tương tự
ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Nguyễn Việt Hoàng NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIÀU CHẤT HỮU CƠ VÀ NITƠ BẰNG PH

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRẦN THỊ THANH TÂM MÔ PHỎNG NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM CÁC CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN HÒA C

TÓM TẮT B6-319 Lyù Thöôøng Kieät, Phöôøng 15, Quaän 11, HCMC Tel: Fax: Web: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN : 2014/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CƠ SỞ NUÔI TÔM NƯỚC LỢ - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y,

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

Các giải pháp làm sạch Khí Nước Chất rắn sinh học

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Microsoft Word - BCGS-REX

Bestplant Co.,Ltd Tài liệu giới thiệu về Jokaso

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

Con Đường Khoan Dung

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

TrÝch yÕu luËn ¸n

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA BỂ LỌC SINH HỌC HIẾU K

Document

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Sáng NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

NguyenThanhLong[1]

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

Phong thủy thực dụng

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

NguyenThiThao3B

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 43/2010/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 29 tháng 12

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CƠ SỞ Y TẾ XANH-SẠCH-ĐẸP (Ban hành kèm theo Quyết định số6573/qđ-byt ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Mục đích: H

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san so indd

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

Số TT Phụ lục VI BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số /2014/Q

Microsoft Word - 4. NQ The-RIA2-Uong nuoi au trung cua.doc

Microsoft Word - Noi dung tom tat

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

CHƯƠNG 1

Bảo tồn văn hóa

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

SÓNG THẦN Gia Ñình Traâu Ñieân Quoác Noäi... Họp Mặt Đầu Năm 2016 MX Đông Triều Nguyễn Bá Đương Chuyến xe chạy từ Phan Thiết đi Sài Gòn với đoạn đường

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

SỰ SỐNG THẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

MP02_VN

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Microsoft Word TT DA DT NMCDTIMI docx

TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 356/BC-CTK Phú Thọ, ngày 23 tháng 8 năm

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Microsoft Word - Tai lieu huong dan dieu tra 30 cum 2009 f.DOC

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

QUY TRÌNH THUẦN DƯỠNG CÁ THỦY TINH (Kryptopterus bicirrhis Valenciennes, 1840) I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ THỦY TINH 1. Đặc điểm phân loại Hình1: cá thủy

A

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến: Quyết liệt, sâu sát hơn trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Số 333 (6.951) Thứ Tư, ngày 29/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ba Lan khẳng định ủng hộ

MỞ ĐẦU

Tả cánh đồng quê em văn 5

Kinh Từ Bi

Preliminary data of the biodiversity in the area

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Danh sách các công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010

HỌC 214 BỘ THỦ CHỮ HÁN NGỮ PHÂN LOẠI THEO SỐ NÉT BỘ 01 NÉT: 06 bộ: 1. 一 Nhất: Một, thứ nhất,khởi đầu các số đo, thuộc về dương, bao quát hết thảy. 2.

Bản ghi:

THIẾT KẾ CHẾ TẠO BỂ USBF XỬ LÝ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ THỦY SẢN Ngô Quốc Dũng 1, Lê Hoàng Việt 2, Nguyễn Võ Châu Ngân 2 và Nguyễn Hữu Chiếm 2 1 Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 2 Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 23/05/2013 Ngày chấp nhận: 24/12/2013 Title: Design and produce USBF system for treating the aquaproduct pre-processing wastewater Từ khóa: Bể USBF, nước thải sơ chế thủy sản Keywords: USBF, aqua-product preprocessing wastewater ABSTRACT This study was carried out in order to propose an appropriate wastewater treatment approach with following characteristics of compact, cost effectiveness, suitable operation approach and movability; such the approach would be applied to meet demands of small aqua-processing factories. The results on the lab-scale system showed that feasible hydraulic retention time for both technical and economic aspects was 8 hours with the operational parameters of MLVSSanoxic = 2.773 mg/l, MLVSSaerobic = 2.515 mg/l, DOanoxic = 0.53 mg/l, and DOaerobic = 4.18 mg/l. At these operation parameters, the effluent quality met the national technical regulation of QCVN 11:2008/BTNMT (class A) and QCVN 40:2011/BTNMT. In fact, the BOD5, COD, SS, TKN, TP removal efficiency were 98.2%; 96.68%; 98.8%; 94.18%; and, 97.83% respectively. The USBF system could therefore be applied to treat aquaproduct pre-processing wastewater. TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra một hệ thống xử lý nước thải sơ chế thủy sản với các đặc điểm: nhỏ gọn, hiệu quả, vận hành đơn giản và có thể di chuyển dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sơ chế thủy sản hiện nay. Các kết quả vận hành mô hình ở phòng thí nghiệm cho thấy thời gian lưu nước của bể USBF khả thi nhất về mặt kỹ thuật và kinh tế là 8 giờ với các thông số vận hành như sau: MLVSS thiếu khí = 2773 mg/l, MLVS hiếu khí = 2515 mg/l, DO thiếu khí = 0,53 mg/l, DO hiếu khí = 4,18 mg/l. Ở thời gian lưu 8 giờ nồng độ các chỉ tiêu theo dõi trong nước thải đầu ra đạt QCVN 11:2008/BTNMT và 40:2011/BTNMT (cột A) với hiệu suất xử lý BOD 5, COD, SS, TKN, TP lần lượt là 98,2%; 96,68%; 98,8%; 94,18%; 97,83%. Như vậy bể USBF có thể được sử dụng để xử lý nước thải sơ chế thủy sản. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Báo cáo Tổng kết ngành năm 2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 70.728 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú 47.926 ha, tôm thẻ chân trắng 161 ha, tôm càng 264 ha. Sản lượng thủy sản đạt 165.281 tấn/năm, gồm tôm nước mặn, nước lợ đạt 61.439 tấn, tôm càng 160 tấn. Xuất khẩu thủy sản ước đạt 388 triệu USD. Bên cạnh lợi ích rất lớn về mặt kinh tế do chế biến xuất khẩu thủy sản mang lại cho đất nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng, vấn đề môi trường cũng rất cần phải được quan tâm, quan trọng nhất là nước thải phát sinh trong quá trình chế biến thủy sản. Nước thải sơ chế thủy sản là loại nước thải có hàm 58

lượng chất hữu cơ cao và có khả năng phân hủy sinh học cao (Lâm Minh Triết et al., 2006). Nếu nước thải của các cơ sở sơ chế thủy sản thải trực tiếp vào môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của các hộ dân trong cộng đồng. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đã ứng dụng thành công trong việc loại bỏ chất thải hữu cơ và các chất hữu cơ dạng keo (Lê Gia Huy, 2010). Các phương pháp như: bùn hoạt tính, lọc sinh học, ao hồ thoáng khí, bể oxy hóa và lên men hiếu khí là một số phương pháp cơ bản để xử lý sinh học. Tuy nhiên, các hệ thống xử lý sinh học kinh điển thường chiếm diện tích khá lớn, vận hành phức tạp và chi phí đầu tư cao. Công nghệ USBF (Upflow Sludge Blanket Filtration) đã khắc phục được các nhược điểm mà các phương pháp xử lý sinh học cổ điển vấp phải. Đây là công nghệ cải tiến của quá trình bùn hoạt tính cổ điển trong đó kết hợp 3 quá trình thiếu khí (anoxic), quá trình hiếu khí (aerobic) và quá trình lắng trong một hệ thống xử lý. Kết quả nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh et al. (2006) cho thấy mô hình USBF rất thích hợp cho xử lý nước thải đô thị. Hiệu suất xử lý COD, BOD 5, ni-tơ và phốt-pho tương ứng vào khoảng 85%, 90%, 94% và 75%. Tuy nhiên công nghệ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta và chưa được ứng dụng để xử lý nước thải sơ chế thủy sản. Theo khảo sát thực tế tại tỉnh Sóc Trăng có khoảng 50 70 cơ sở sơ chế thủy sản cỡ vừa và nhỏ với lượng nước thải phát sinh khoảng 10 20 m 3 /ngày đêm với diện tích mặt bằng hẹp, vị trí kinh doanh không ổn định và chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn cho phép. Vì thế nghiên cứu Thiết kế chế tạo bể USBF để xử lý nước thải sơ chế thủy sản được thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các thông số thiết kế và vận hành của bể USBF trên nước thải sơ chế thủy sản ở mô hình thí nghiệm. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nguồn nước thải và nguồn vi sinh vật để sử dụng trong các thí nghiệm được lấy từ Công ty TNHH Hải sản Việt Hải - phường Long Thành - huyện Phụng Hiệp - tỉnh Hậu Giang (Hình 1 và 2). Mô hình bể USBF sử dụng trong thí nghiệm được trình bày trong Hình 3. Các thông số kỹ thuật của mô hình như sau: Mô hình được chế tạo bằng sắt với một mặt mica trong để có thể quan sát được các hiện tượng xảy ra trong mô hình. Kích thước của mô hình dài 0,7 m rộng 0,24 m cao 0,5 m; trong đó chiều cao hoạt động của bể là 0,46 m. Mô hình chia làm 3 ngăn với thể tích của từng ngăn như sau: ngăn thiếu khí 19,4 L (27,3%), ngăn hiếu khí 37,1 L (52,3%), ngăn lắng 14,5 L (20,3%). Các thiết bị phụ trợ gồm 2 bơm định lượng để bơm nước thải từ thùng chứa vào mô hình và bơm hoàn lưu bùn từ ngăn lắng về ngăn thiếu khí; máy khuấy để khuấy trộn bùn ở ngăn thiếu khí và máy bơm thổi khí để cung cấp oxy cho ngăn hiếu khí. Hình 1: Thu thập vi sinh vật tại bể bùn hoạt tính của hệ thống xử lý nước thải Hình 2: Lấy mẫu nước thải tại hố thu gom nước thải của công ty 59

có màu vàng sậm và bùn lắng khá tốt thì đưa vào mô hình để tiến hành thí nghiệm. Hình 3: Mô hình bể USBF thí nghiệm 2.2 Bố trí và tiến hành thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Các thí nghiệm tiến hành trên mô hình USBF với các thời gian lưu tồn nước khác nhau để xác định thời gian tồn lưu ngắn nhất cho nước thải sau xử lý đạt QCVN 11:2008/BTNMT. Ở mỗi thời gian tồn lưu, khi mô hình đã vận hành ổn định lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống trong 3 ngày liên tục phân tích nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình và tính ổn định của mô hình đối với sự biến thiên về nồng độ chất ô nhiễm của nước thải đầu vào. 2.2.2 Các bước tiến hành thí nghiệm a. Cách tạo sinh khối bùn hoạt tính Giai đoạn đầu tiên trong quá trình vận hành là tạo sinh khối bùn hoạt tính. Bùn được lấy từ bể bùn hoạt tính của Công ty TNHH Hải sản Việt Hải đem về phòng thí nghiệm cho vào thùng nhựa 60 L và sục khí liên tục 24/24. Nước thải trong thùng được thay định kỳ mỗi ngày hai lần (sáng lúc 7 giờ và chiều lúc 17 giờ) nhằm cung cấp chất nền cho vi khuẩn phát triển. Khi quan sát thấy mật độ bùn cao, Hình 4: Tạo sinh khối vi sinh vật b. Tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sơ chế tôm Đặng Thị Hồng Ngọc và Phan Thị Huyền Trân (2010) đã nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng bể USBF. Kết quả thí nghiệm cho thấy với tổng thời gian lưu là 8 giờ thì chất lượng nước thải đầu ra đạt yêu cầu. Dựa vào kết quả phân tích nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sơ chế tôm tương tự như nước thải thủy sản, mốc thời gian lưu là 8 giờ được chọn để tiến hành thí nghiệm. Với thời gian lưu là 8 giờ thì các thông số hoạt động của bể như sau: Lưu lượng nạp nước thải cho bể là 213,3 L/ngày đêm, thời gian lưu của ngăn thiếu khí là 2,2 giờ, ngăn hiếu khí 4,2 giờ, ngăn lắng 1,6 giờ. Mật độ của vi khuẩn ở các ngăn sẽ xác định dưa trên nồng độ BOD của nước thải đầu vào. Sau khi mô hình đã hoạt động ổn định tiến hành lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của mô hình để phân tích với số lần lấy mẫu là 3, thời gian lấy mẫu mỗi lần cách nhau 24 giờ và phân tích các chỉ tiêu: ph, SS, BOD 5, COD, TNK, TP, DO, MLVSS và tổng Coliform. Hình 5: Các thông số vận hành mô hình USBF ở thời gian lưu 8 giờ 60

So sánh các kết quả thu được với QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/ BTNMT, nếu kết quả thu được đạt các qui chuẩn này thì ở thí nghiệm sau sẽ giảm thời gian lưu tồn nước, nếu kết quả thu được vượt các qui chuẩn này thì ở thí nghiệm sau sẽ tăng thời gian lưu tồn nước và điều chỉnh thêm một số thông số vận hành như nồng độ DO, MLVSS Tiếp tục tiến hành các thí nghiệm cho đến khi chọn ra được thời gian lưu nước ngắn nhất mà ở đó các chỉ tiêu của nước thải đầu ra vẫn đạt QCVN. 2.3 Phương tiện và phương pháp phân tích các chỉ tiêu Các mẫu nước thải sơ chế tôm đầu vào và nước thải đầu ra được thu và bảo quản trong thùng có ướp nước đá, sau đó chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích ngay (trong vòng 2 giờ kể từ khi thu mẫu). Các chỉ tiêu được phân tích bao gồm 6/9 chỉ tiêu thuộc các chỉ tiêu qui định bởi QCVN 11:2008/BTNMT là ph, SS, BOD 5, COD, TKN, tổng Coliform, một chỉ tiêu qui định bởi QCVN 40:2011/BTNMT là TP, và hai chỉ tiêu liên quan đến vận hành hệ thống là DO và MLVSS. Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm Xử lý Nước và phòng thí nghiệm Hóa Kỹ thuật Môi trường - Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ theo các qui trình hướng dẫn bởi các TCVN về phân tích nước thải. Bảng 1: Phương pháp và phương tiện phân tích các chỉ tiêu Chỉ tiêu Phương pháp Phương tiện ph Đo trực tiếp Máy đo ph hiệu Orion Model 230A DO Đo trực tiếp Máy đo DO (WTW-OXY 330) SS Phương pháp lọc và xác Giấy lọc Whatman, máy hút chân không, tủ sấy, beaker, đĩa định trọng lượng petri, bình hút ẩm, cân phân tích TKN Máy công phá Kjeldahl KB20s Phân hủy đạm và chưng cất Máy chưng cất đạm Gerhardt vapodest, ống phân hủy Kjeldahl Kjeldahl Ptổng Phương pháp SnCl2 Máy đo màu quang phổ (Jenway 6300 Spectrophotometer), tủ sấy, hóa chất cần thiết COD Phương pháp Dicromate Ống nghiệm có nắp vặn, hệ thống chưng cất hoàn lưu, bình tam giác, tủ sấy 1500 C, burette chuẩn độ, transerpette, hóa chất cần thiết BOD Phương pháp Winkler cải Chai BOD, tủ ủ BOD5 (Velp FOC 225E), hóa chất cần thiết MLVSS tiến Phương pháp xác định trọng lượng Tổng Theo phương pháp MPN Coliform 2.4 Xử lý số liệu Nồng độ nước thải đầu vào và đầu ra ở mỗi thí nghiệm được tính trung bình và độ lệch chuẩn, so sánh với qui chuẩn để đánh giá hiệu quả xử lý và sự biến động của các chỉ tiêu theo dõi và sự ổn định của hệ thống. Tủ sấy Memmert UI 40, tủ nung Heraeus Hanau Cân điện tử Sartorius GM 1502 Môi trường nuôi cấy Ống nghiệm, pipette, tủ sấy vô trùng, tủ cấy, tủ ủ 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc tính của nước thải Công ty TNHH Hải sản Việt Hải Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty TNHH Hải sản Việt Hải như sau. Bảng 2: Đặc tính của nước thải Công Ty TNHH Hải sản Việt Hải Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào QCVN 11:2008/BTNMT (loại A) ph - 7,65 6 9 SS mg/l 140 50 COD mg/l 614,4 50 BOD 5 mg/l 307,9 30 TKN mg/l 119 30 TP* mg/l 36,69 4 * Áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT 61

Các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải vượt quy chuẩn nước thải thủy sản cho phép thải vào nguồn tiếp nhận (QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT). ph của nước thải nằm trong khoảng 6,5 8,5 là thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật cũng như trong khoảng cho phép thải vào môi trường. Do đó khi vận hành các hệ thống xử lý không cần phải điều chỉnh ph của nước thải. Tỉ lệ BOD 5 /COD của nước thải là 0,5; theo Lâm Minh Triết và Lê Hoàng Việt (2009) khi tỉ lệ BOD 5 /COD 0,5 nước thải có thể xử lý sinh học. Tỷ lệ BOD 5 :N:P của mẫu nước thải thí nghiệm là 100:38,6:11,9, trong khi tỉ lệ BOD 5 :N:P cần thiết cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động là 100:5:1 (Lâm Minh Triết & Lê Hoàng Việt, 2009). Với tỷ lệ thực tế không cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho vi sinh vật, tuy nhiên với hàm lượng N và P trong nước thải cao qui trình xử lý sinh học cần phải quan tâm đến các thông số thiết kế và vận hành để có khả năng loại bỏ các dưỡng chất này. Với các điều kiện như trên loại nước thải này hoàn toàn phù hợp để xử lý bằng bể USBF mà không cần phải điều chỉnh, bổ sung bất kỳ chỉ tiêu nào. 62 3.2 Kết quả vận hành bể USBF ở thời gian lưu 8 giờ 3.2.1 Các thông số vận hành Với thời gian lưu nước được chọn là 8 giờ thì lưu lượng nước thải nạp cho hệ thống là Q = 213,3 L/ngày đêm. Thời gian lưu nước của ngăn thiếu khí là 2,2 giờ, ngăn hiếu khí 4,2 giờ và của ngăn lắng 1,6 giờ. Với nồng độ BOD 5 đầu vào khoảng 300 mg/l, nồng độ bùn hoạt tính (MLVSS) khi vận hành theo thiết kế được lựa chọn như sau: MLVSS của ngăn hiếu khí trong khoảng từ 2.500 2.800 mg/l, MLVSS trong ngăn thiếu khí trong khoảng từ 2.500 3.000 mg/l. Nồng độ oxy hòa tan (DO) của ngăn thiếu khí được duy trì trong khoảng 0 < DO < 1 mg/l. DO của ngăn hiếu khí được duy trì lớn hơn 2 mg/l ở mọi thời điểm. Mô hình được đưa vào vận hành với các thông số lựa chọn, khi bùn hoạt tính đã phát triển tốt và thích nghi, tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các thông số vận hành. Kết quả phân tích, kiểm tra các thông số vận hành được trình bày trong Bảng 3. Kết quả cho thấy các thông số vận hành thích hợp cho vi sinh vật hoạt động. ph nằm trong khoảng 6,5 8,5, DO HK > 2 mg/l, DO TK < 1 mg/l, tỷ lệ F/M trong khoảng 0,03 0,8 d -1. Bảng 3: Các thông số vận hành bể USBF ở thời gian lưu 8 giờ Thông số Đơn vị Giá trị lần 1 Giá trị lần 2 Giá trị lần 3 Giá trị trung bình ph - 7,1 7,89 7,11 7,37 F/M day -1 0,3 0,8 0,6 0,57 DOTK mg/l 0,52 0,49 0,59 0,53 DOHK mg/l 4,12 4,02 4,36 4,17 MLVSSTK mg/l 2750 2806 2764 2773 MLVSSHK mg/l 2532 2515 2498 2515 3.2.2 Kết quả vận hành mô hình ở tổng thời gian lưu 8 giờ Sau khi mô hình hoạt động ổn định, tiến hành trình bày ở Bảng 4. Các số liệu phân tích cho thấy nồng độ nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn xả thải cho phép. lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra đem phân tích Đối với ph: nước thải sau xử lý có ph tăng 3 mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của mô hình so với ph của nước thải đầu vào chứng tỏ trong bể được thu vào 3 ngày liên tục vào mỗi buổi sáng lúc xảy ra quá trình khử nitrat khá tốt vì quá trình khử 8 giờ. Trung bình kết quả phân tích mẫu nước thải nitrat là quá trình tạo ra độ kiềm cho nước thải, làm đầu vào và đầu ra với thời gian lưu 8 giờ được tăng ph của nước thải. Bảng 4: Kết quả phân tích nước thải đầu vào và đầu ra thời gian lưu 8 giờ Thông số Đơn vị Đầu vào* Đầu ra* Hiệu suất (%) QCVN 11:2008 /BTNMT ph 7,37 ± 0,45 7,84 ± 0,08 6-9 BOD mg/l 521,25 ± 355,32 8,67 ± 1,72 98,2 30 COD mg/l 972,92 ± 384,89 30,83 ± 8.78 96,7 50 SS mg/l 2515 ± 17 30 ± 2 98,8 50 TKN mg/l 238,78 ± 105,84 15,88 ± 11,34 94,2 30 TP** mg/l 40,05 ± 3,83 0,88 ± 0,32 97,8 4 * Giá trị trung bình ba đợt phân tích mẫu của 3 ngày liên tục ** Áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT

Đối với BOD 5 và COD: nước thải đầu vào có BOD 5 và COD biến động rất lớn, điều này do nước thải tuy cùng được lấy ở một địa điểm và thời điểm giống nhau trong ngày, nhưng do thời gian nhập và lượng hàng về nhà máy biến động mỗi ngày nên nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải biến động lớn. Tuy nhiên, nồng độ BOD 5 và COD đầu ra rất thấp so với ngưỡng cho phép và có mức độ dao động không lớn, điều này chứng tỏ được khả năng hoạt động ổn định của hệ thống trong điều kiện sốc tải nạp chất hữu cơ. Hiệu suất xử lý của BOD 5 và COD đạt 98,2% và 96,68%. Đối với SS: SS đầu vào có nồng độ rất lớn tuy nhiên nồng độ SS đầu ra đạt qui chuẩn và ổn định, điều này là do ưu điểm của qui trình lắng dòng ngược, các bông cặn bùn hoạt tính có sẵn trong bể lắng đã giữ lại các chất rắn lơ lửng và các bông cặn từ ngăn hiếu khí đi vào. Hiệu quả loại SS cao và ổn định góp phần vào hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm của mô hình. Hiệu suất xử lý của SS đạt 98,8% (hiệu suất ngăn lắng). Đối với TKN: hiệu quả loại bỏ TKN của hệ thống khá cao mặc dù nồng độ TKN đầu vào biến thiên rất lớn, điều này là do trong ngăn hiếu khí + NH 4 được oxy hóa thành nitrat, lượng nitrat được giữ trong bùn và nước của bể lắng được hoàn lưu trở lại ngăn thiếu khí, tại đây quá trình khử nitrat diễn ra chuyển nitrat thành các dạng khí bay ra khỏi hệ thống. Quá trình này cũng hoàn trả lại một lượng kiềm cho nước thải làm cho ph của nước thải sau xử lý tăng lên. Hiệu suất xử lý của TKN đạt 94,18%. Đối với TP: hiệu quả loại bỏ TP của hệ thống rất cao do trong bể có ngăn thiếu khí, mặc dù nồng độ DO của ngăn này lớn hơn 0 mg/l nhưng do các bông cặn sinh học lớn, khi DO xâm nhập từ nước vào trong bông cặn, nồng độ DO giảm dần tạo hai khu vực trong bông cặn sinh học, lớp ngoài hoạt động trong điều kiện thiếu khí giúp khử nitrat còn lớp trong của bông cặn sẽ hoạt động trong điều kiện yếm khí làm phóng thích phốt pho. Phốt pho sẽ được vi sinh vật hiếu khí ở ngăn hiếu khí tích lũy vào bên trong tế bào của chúng, do đó hiệu quả loại bỏ photpho tăng lên. Hiệu suất xử lý của TP đạt 97,83%. Đánh giá hiệu suất xử lý Qua thí nghiệm với thời gian lưu 8 giờ, căn cứ vào kết quả phân tích nước thải đầu ra sau khi xử lý so sánh với QCVN 11:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT cho thấy hiệu quả xử lý nước thải của mô hình là rất tốt, tất cả các chỉ tiêu đều đạt loại A theo QCVN cho phép xả thải. Do đó, để tìm ra thông số thích hợp nhất để xử lý nước thải sơ chế thủy sản của bể USBF mà ở đó nước thải đầu ra vẫn đạt loại A theo QCVN cho phép xả thải, tiến hành thí nghiệm giảm thời gian lưu nước xuống còn 7 giờ. 3.3 Kết quả nghiên cứu bể USBF với thời gian lưu 7 giờ 3.3.1 Các thông số vận hành Với thời gian lưu nước là 7 giờ thì lưu lượng nước thải nạp cho hệ thống là Q = 243,5 L/ngày đêm. Thời gian lưu nước của ngăn thiếu khí là 2 giờ, ngăn hiếu khí 3,6 giờ, và của ngăn lắng 1,4 giờ. Với nồng độ BOD 5 đầu vào khoảng 300 mg/l, nồng độ bùn hoạt tính (MLVSS) trong các ngăn khi vận hành được lựa chọn như sau: MLVSS của ngăn hiếu khí trong khoảng từ 2.500 2.800 mg/l, MLVSS trong ngăn thiếu khí trong khoảng từ 2.500 3.000 mg/l. Nồng độ oxy hòa tan (DO) của ngăn thiếu khí được duy trì trong khoảng 0 < DO < 1 mg/l. DO của ngăn hiếu khí được duy trì lớn hơn 2 mg/l ở mọi thời điểm. Sau khi xác định các thông số vận hành, mô hình được đưa vào vận hành với các thông số lựa chọn, khi bùn hoạt tính đã phát triển tốt và thích nghi, tiến hành lấy mẫu để kiểm tra các thông số vận hành. Kết quả phân tích, kiểm tra các thông số vận hành được trình bày trong Bảng 5. Bảng 5: Các thông số vận hành bể USBF ở thời gian lưu 7 giờ Thông số Đơn vị Giá trị lần 1 Giá trị lần 2 Giá trị lần 3 Giá trị trung bình ph - 7,5 7,6 7,5 7,5 F/M day -1 0,4 0,3 0,4 0,4 DO TK mg/l 0,4 0,5 0,6 0,5 DO HK mg/l 4,1 4,1 4,3 4,2 MLVSS TK mg/l 2750 2786 2808 2781 MLVSS HK mg/l 2524 2591 2534 2550 63

3.3.2 Kết quả vận hành mô hình ở tổng thời gian lưu 7 giờ Sau khi mô hình hoạt động ổn định, tiến hành lấy mẫu nước thải đầu vào và đầu ra đem phân tích. Ba mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của mô hình được thu vào 3 ngày liên tục vào mỗi buổi sáng lúc 8 giờ. Các kết quả phân tích mẫu đầu vào và đầu ra được trình bày ở Bảng 6. Kết quả thí nghiệm ở thời gian lưu 7 giờ cho thấy: Chỉ tiêu ph: nước thải sau xử lý có ph tăng so với ph của nước thải đầu vào chứng tỏ trong bể xảy ra quá trình khử nitrat khá tốt vì quá trình khử nitrat là quá trình tạo ra độ kiềm cho nước thải, làm tăng ph của nước thải. Bảng 6: Hiệu suất xử lý nước thải ở thời gian lưu 7 giờ Thông số Đơn vị Đầu vào* Đầu ra* Hiệu suất (%) QCVN 11:2008 /BTNMT ph 7,5 ± 0,05 7,7 ± 0,1 6-9 BOD mg/l 288,42 ± 20,43 1,57 ± 3,92 93,4 30 COD mg/l 475 ± 45,07 35,5 ± 11,76 92,5 50 SS mg/l 2550 ± 36,14 26,67 ± 8,32 99,0 50 TKN mg/l 143,33 ± 9,07 17,92 ± 2,67 87,5 30 TP** mg/l 40,34 ± 2,83 4,96 ± 0,49 87,7 4 * Giá trị trung bình ba đợt phân tích mẫu của 3 ngày liên tục ** Áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT Chỉ tiêu BOD 5, COD, SS và TKN: hiệu suất xử lý đạt 93,4%, 92,5%, 99% và 87,5% tương ứng, nồng độ các chỉ tiêu đầu ra rất thấp so với ngưỡng cho phép và có mức độ dao động không lớn, điều này chứng tỏ được khả năng hoạt động ổn định của mô hình ở thời gian lưu 7 giờ. Riêng chỉ có chỉ tiêu TP với thời gian lưu là 7 giờ thì hiệu suất xử lý đạt 87,7%, với hiệu suất xử lý này nước thải đầu ra không đạt QCVN 40:2011/BTNMT. 3.4 Đánh giá hiệu quả bể USBF với tổng thời gian lưu là 8 giờ và 7 giờ So sánh các chỉ tiêu ở hai thời gian lưu ta thấy: Đối với chỉ tiêu ph: ph đầu ra của cả 2 thời gian lưu luôn cao hơn đầu vào cho thấy trong bể quá trình khử nitrat khá tốt vì khi khử nitrat sẽ sinh ra độ kiềm cho nước thải, làm tăng ph của nước thải. Đối với chỉ tiêu BOD 5 : chỉ tiêu BOD 5 ở thời gian lưu 8 giờ có hiệu suất xử lý 98,2% cao hơn nhiều so với hiệu suất xử lý ở thời gian lưu 7 giờ là 93,4%. BOD 5 đầu ra cả hai thời gian lưu đều đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT. Đối với chỉ tiêu COD: chỉ tiêu COD ở thời gian lưu 8 giờ có hiệu suất xử lý là 96,8% cao hơn nhiều so với hiệu suất xử lý ở thời gian lưu 7 giờ là 92,5%. Kết quả COD đầu ra cả hai thời gian lưu đều đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT. Đối với chỉ tiêu SS: chỉ tiêu SS ở thời gian lưu 8 giờ và thời gian lưu 7 giờ có hiệu suất xử lý gần bằng nhau là 98,8% và 99% (hiệu suất ở ngăn lắng). Kết quả SS đầu ra cả hai thời gian lưu đều đạt loại A QCVN 11:2008/BTNMT. Đối với chỉ tiêu TKN: chỉ tiêu TKN ở thời gian lưu 8 giờ có hiệu suất xử lý là 94,18% cao hơn nhiều so với hiệu suất xử lý ở thời gian lưu 7 giờ là 87,5%. Kết quả đầu ra vẫn đạt loại A QCVN 11:2008 /BTNMT. Đối với chỉ tiêu TP: chỉ tiêu TP ở thời gian lưu 8 giờ có hiệu suất xử lý 97,83% cao hơn nhiều so với hiệu suất xử lý ở thời gian lưu 7 giờ là 87,7%. Tuy nhiên, kết quả đầu ra ở thời gian lưu 8 giờ đạt loại A QCVN 40:2011/BTNMT còn ở thời gian lưu 7 giờ vượt QCVN 40:2011/BTNMT. 4 KẾT LUẬN Kết quả thí nghiệm cho thấy nước thải sơ chế thủy sản có nồng độ BOD 5, COD, SS, TNK đầu vào trước khi vào bể xử lý đều vượt mức cho phép theo QCVN 11:2008/BTNMT nhưng sau khi qua bể xử lý USBF với tổng thời gian lưu là 8 giờ và 7 giờ thì nước thải đầu ra đạt loại A theo QCVN 11:2008/BTNMT. Riêng có chỉ tiêu TP khi qua bể USBF với tổng thời gian lưu 7 giờ là không đạt. Trong trường hợp triển khai mô hình ra thực tế, việc vận hành với nước thải trực tiếp khó có thể đạt được hiệu suất tương đương như khi vận hành các mô hình trong phòng thí nghiệm, đề nghị chọn tổng thời gian lưu là 8 giờ để thiết kế bể USBF cho xử lý nước thải sơ chế thủy sản. Một số kiến nghị để nghiên cứu sâu hơn về công nghệ USBF: 64

Tiếp tục nghiên cứu hiệu quả xử lý với các thông số vận hành khác nhau để chọn thông số vận hành hiệu quả nhất. Nghiên cứu thêm hiệu quả xử lý của bể USBF đối với nhiều loại hình nước thải khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lâm Minh Triết et al., 2006. Kỹ Thuật Môi Trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh. 2. Lê Gia Huy, 2010. Giáo trình công nghệ vi sinh vật xử lý chất thải. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 3. Lâm Minh Triết, Lê Hoàng Việt, 2009. Vi Sinh Vật Nước và Nước Thải. Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội. 4. Trương Thanh Cảnh, Trần Công Tấn, Nguyễn Quỳnh Nga và Nguyễn Khoa Việt Trường, 2006. Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị bằng công nghệ sinh học kết hợp lọc dòng ngược USBF. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 9, số 7/2006. 5. Sở Nông nghiệp & PTNT Tỉnh Sóc Trăng, 2010. Báo cáo Tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Sóc Trăng năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011. UBND Tỉnh Sóc Trăng. 65