Nhan dinh ve TALT

Tài liệu tương tự
HỒI I:

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Bạn Tý của Tôi

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Mở đầu

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Đi Trên Đất Lạ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Cúc cu

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

No tile

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

SỰ SỐNG THẬT

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Sach

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Document

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - 33-MI-CHÊ.docx

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

SỰ SỐNG THẬT

Tôi Đã Vẽ Như Thế Nào Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975? Trịnh Cung 1. Vẽ Trong Trại Tù Ngày đó, không chỉ mình tôi hoang mang, lơ láo mà hầu hết các bạn cùng

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

Phần 1

Em hãy kể một câu chuyện đã được nghe, đọc về tính trung thực

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1

Document

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

VINCENT VAN GOGH

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

No tile

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phần 1

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word - Cam bay trong khai cuoc va cac bien phap tra don

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

No tile

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Niệm Phật Tông Yếu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

No tile

Chửi

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

No tile

Microsoft Word - ducsth.doc

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

http:

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

5 câu chuyện hay cực kỳ ý nghĩa về tình bạn

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Bản ghi:

1 Vài nhận định về " Trong Ánh Lửa Thù " của Uyên Thao Thạch Miên Cuối tháng 8, tủ sách Tiếng Quê Hương do nhà văn Uyên Thao và một số thân hữu chủ trương đã gửi đến cho chúng ta cuốn dã sử tiểu thuyết nhan đề Trong Ánh Lửa Thù. Cuốn sách này được nhà văn Uyên Thao hoàn tất từ năm 1990, lúc đó ông còn ở trong nước. Thời gian ấy, ông mới rời khỏi trại tù nhỏ để về Sàigòn một nhà tù lớn hơn, nơi hàng rào kiểm soát, kiểm duyệt, lưới công an và chính sách bưng bít, trói tay văn nghệ là một đe dọa thường trực đối với người cầm bút. Uyên Thao dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã ở trong hàng ngũ những cây bút đối lập với chế độ. Là một cây bút cứng cựa trong hàng ngũ những người cầm bút quốc gia. Đối với chế độ Cộng sản, ông bị xem là một đối tượng cần để ý gắt gao. Vì ngay từ thời gian đầu khi Hà Nội kiểm soát miền Nam, ông là thành phần bị bắt đi tù sớm sủa nhất. Chế độ chuyên chế toàn trị rất ngại đối kháng. Uyên Thao với tư cách một nhà văn, một nhà báo ý thức rất rõ sứ mệnh cầm bút, điều này được chứng tỏ khi ông và một số đồng nghiệp khá hiếm hoi của miền Nam thời trước, đã dũng cảm lên tiếng chống tham nhũng, bất công lúc ông là chủ biên nhật báo Sóng Thần trước khi miền Nam sụp đổ. Một người như thế, cường quyền nào cũng e ngại. Đây có lẽ là lý do tại sao năm 1990, tác giả chọn viết tiểu thuyết dã sử, dựng lại hoạt cảnh của đất nước binh đao trong thời điểm của thế kỷ thứ 13, một thời điểm xa xôi đủ, để guồng máy cai trị nếu có phát giác ông cầm bút trở lại cũng khó lòng qui chụp cái mũ phản động, dù cho mục đích viết là nhằm đả phá cung cách cai trị của cường quyền, của bạo lực, của một tập đoàn chỉ bo bo nghĩ đến quyền lợi phe nhóm, đảng phái hơn là quyền lợi của tổ quốc. Nhưng nếu việc chọn lựa viết tiểu thuyết dã sử là một phương thức, trong nhất thời giúp tác giả tránh búa rìu và sự soi mói của công an văn hóa, thì nội dung Trong Ánh Lửa Thù không tránh né việc công kích đường lối cai trị khắc nghiệt, hủ lậu và kêu gọi đặt quyền lợi tối thượng của đất nước trên hết. Uyên Thao không viết tiểu thuyết dã sử chỉ để xây dựng một câu chuyện ly kỳ và hoang đường nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu khiển. Ông mượn hoạt cảnh tao loạn của lịch sử xa xưa, để nhắc người đọc về thực trạng đen tối của đất nước. Ông mong gửi tới người đọc, tâm tư của ông và hoài bão của nhiều thế hệ tranh đấu cho sinh mệnh Việt Nam. Qua Trong Ánh Lửa Thù, Uyên Thao đề cập đến sự khao khát đích thực của người dân Việt. Đó là nỗ lực vượt qua các mối xung đột và tình cảm xung động nhất thời, vượt trên các tranh chấp giai đoạn, hướng tới quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc. Bối cảnh đất nước Đại Việt mà Uyên Thao dựng lại là giai đoạn Quốc Sư Trần Thủ Độ nắm toàn quyền sinh sát. Quốc sư ra oai tác quái, sử dụng thủ đoạn và mưu kế tàn độc để bẻ gẫy các mũi dùi đang nhắm vào ông ta. Các hành động tàn bạo họ Trần phát động và tiến hành, không nhằm để chống trả ngoại xâm từ phương bắc mà cốt để củng cố quyền bính, đàn áp đối lập, thanh toán các thành phần liên hệ ít nhiều đến cựu triều với một mục tiêu duy nhất là bảo vệ quyền lực. Đối lực của họ Trần là Lý Trung Chính, vương tử của Võ Thành Vương. Lý Trung Chính và nhóm tay chân tả hữu trung thành đã tìm cách phá vỡ mọi thế trận trùng điệp do Quốc sư họ Trần bủa giăng.

2 Nhưng khác với quốc sư họ Trần, Lý Trung Chính không có tham vọng chiếm đoạt quyền bính. Trong cố gắng xuyên thủng các phòng tuyến của Trần Thủ Độ, động cơ đấu tranh của con người tuấn kiệt này là tình yêu nước. Tham vọng của họ Lý là gây ý thức phản tỉnh, đánh thức Quốc Sư họ Trần, kéo ông ta ra khỏi sự mê muội, nhìn ra đại cuộc của Đại Việt, sự tồn vong và tương lai của đất nước. Lý Trung Chính muốn các thế lực dân tộc vượt lên trên những hận thù cục bộ. Trong Ánh Lửa Thù, Uyên Thao đã dàn dựng một cuộc chạm trán và đấu lý giữa một già và một trẻ, giữa chàng trai họ Lý và quốc sư họ Trần về giải pháp lâu dài cho đất nước, khai thông các bế tắc Đại Việt đang phải đương đầu, vào lúc quân Thát Đát từ phương Bắc rình rập muốn nuốt chửng Đại Việt. Trong cuộc tranh luận giữa một già một trẻ này, luận điểm của Lý Trung Chính hướng về sự tồn vong của đất nước, phúc lợi của muôn nhà. Con người hào kiệt đó nói rằng: "Tuy nhận di mệnh giành lại ngai vàng đã mất của giòng họ, nhưng tiểu sinh không quên rằng giang sơn đổi chủ vốn là lẽ thường kim cổ. Điều lớn nhất trên đời này là vun bồi cuộc sống cho sinh linh trăm họ. Cố giành ngai vàng đến độ đảo lộn đời sống muôn dân cũng như cố giữ ngai vàng bằng bước đi đạp trên máu trăm họ không phải hành vi hợp đạo trời. Ngai vàng không là tài sản của riêng ai, mà chỉ là chỗ ngồi của người biết chăm lo xã tắc. Dường như quốc sư đã quên điều đó vì nghĩ rằng ngai vàng đang là tài sản riêng của họ Trần". Giai đoạn lịch sử Uyên Thao dựng thành tiểu thuyết là thời kỳ tăm tối của đất nước. Tuy nhiên trong bóng tối của đêm Việt Nam có những thủ đoạn tàn độc đã được phóng ra và các cuộc đấu trí gian xảo trên một chiến trường không phân minh đầy dẫy bẫy rập đó, đã nở ra một mối tình thơ mộng giữa Lý Trung Chính và Thụy An. Lý Trung Chính là con người dân tộc. Thụy An là ái nữ của quốc sư họ Trần. Mối hận thù giữa đôi bên khiến Thụy An sống trong tình trạng căng thẳng, bị giằng co gay gắt giữa chữ hiếu và chữ tình. Để ra khỏi tình trạng này, Thụy An đã viết một bức thư, gần như là một bản can gián của một ngự sử đầy khí tiết. Bức thư của người con gái cố lay gọi người cha bảo thủ bừng tỉnh, đã đánh thức thần trí hôn mê của Quốc Sư.. Oái oăm thay, vào khi quốc sư họ Trần bắt đầu thấy thấm thía trước lời can gián thiết tha của Thụy An, bình tâm để nhận ra phải trái, thì cũng là lúc Thụy An bị chết trên tay người tình, bằng chính lưỡi gươm của Lý Trung Chính, khi Trung Chính gặp Quốc Sư lần cuối và bị mai phục bởi thủ hạ thân tín thiện chiến của Quốc Sư. Tình yêu tha thiết của Lý Trung Chính và Trần Thụy An đã kết thúc trong nước mắt, nhưng được thăng hoa vì chính nó đã phá vỡ cái vỏ chai đá, bảo thủ khô cứng của Quốc sư họ Trần. Nó đến kịp lúc để chính Trần Thủ Độ phải giao gươm lệnh cho Lý Trung Chính lãnh đạo cuộc chiến ngăn giặc Thát Đát xâm lăng Đại Việt. Dân quân Đại Việt lên tinh thần, đánh bại ngoại xâm và tồn tại. Đó chính là tâm ý của tác giả, đó chính là chủ đề của Trong Ánh Lửa Thù, phản ảnh tâm tư của đại đa số người Việt vào giai đoạn Việt Nam đổi chủ. Đất nước Việt đã bị xâu xé bởi các chủ nghĩa ngoại lai, và những chiêu bài không thực. Nhưng những kẻ cầm quyền ngày nay tiếp tục sử dụng các chiêu bài vô hồn đó để đẩy đất nước vào ngõ cụt, căm thù chồng chất. Lịch sử của ngày xưa và thực trạng ngày nay, tuy có khác nhau nhưng các vấn đề gây nên tang tóc, phân hóa, đổ vỡ, hận thù dẫn đến tình trạng bế tắc thì so cục diện hiện thời với ngày xưa không mấy khác.

3 Cung cách của những người cai trị đất nước hôm nay, vẫn là cung cách của một tập đoàn vị kỷ, bảo vệ quyền lực bằng đường lối độc tài, độc chuyên chứ không phát xuất từ lòng yêu nước thương nòi, biết lo cho hạnh phúc của người dân. Điều này càng rõ hơn trong giai đoạn gần đây khi có sự phân định biên giới trên đất liền và biển. Việc bảo vệ biên cương tổ quốc bị đẩy xuống hàng thứ yếu, so với việc bảo vệ ngai vàng và cung đình, bảo vệ đảng và nhà nước. Tác giả Uyên Thao qua Trong Ánh Lửa Thù không khai thác căm thù, ông đặt mục đích tối thượng và đề nghị vượt lên trên những tranh chấp ảo, tìm một sinh lộ mới, một sinh lộ trường tồn cho quốc dân. Việc tìm ra con đường sống của đất nước không chỉ là nhu cầu của thời điểm 1990 khi ông viết Trong Ánh Lửa Thù, mà đây là đòi hỏi muôn thuở của nước Việt. Trong Ánh Lửa Thù của Uyên Thao chắc chắn sẽ làm người đọc yêu thích. Không phải chỉ vì ông đã gói ghém được một nội dung tích cực mà chính vì bố cục của cốt truyện chặt chẽ, văn phong lúc thơ mộng, lúc hùng tráng, giữ được nghị luận sắc bén trong không khí của một tiểu thuyết, chứ không để nó biến thành một tiểu thuyết luận đề, dễ trở nên cường điệu, gượng gạo. Ở đây, tôi xin mượn lời nhận xét của nhà văn Tạ Quang Khôi nguyên văn như sau: " Uyên Thao không chỉ giầu tưởng tượng khi dựng nên một mối tình thơ mộng mà ông còn giầu tưởng tượng với những tình tiết hư cấu khiến người đọc bị lôi cuốn không sao cưỡng lại nổi. Trong Ánh Lửa Thù là một cuốn truyện đầy biến chuyển và khích động với những thủ đoạn độc ác, những mưu toan thầm kín được dàn dựng xen vào giữa những cảnh lãng mạn tình tứ khiến người đọc khó có thể bỏ ngang khi đã bắt đầu đọc. Phải theo dõi đến trang cuối cùng của truyện... Trong Ánh Lửa Thù không chỉ là một tác phẩm văn chương đặc sắc mà tác giả còn đưa ra lời giải đáp cho một thắc mắc lịch sử thường hiện đến với mọi người, nhất là trong bối cảnh lịch sử hiện nay của đất nước chúng ta".

1 Vài nhận định về " Trong Ánh Lửa Thù " của Uyên Thao Thạch Miên Cuối tháng 8, tủ sách Tiếng Quê Hương do nhà văn Uyên Thao và một số thân hữu chủ trương đã gửi đến cho chúng ta cuốn dã sử tiểu thuyết nhan đề Trong Ánh Lửa Thù. Cuốn sách này được nhà văn Uyên Thao hoàn tất từ năm 1990, lúc đó ông còn ở trong nước. Thời gian ấy, ông mới rời khỏi trại tù nhỏ để về Sàigòn một nhà tù lớn hơn, nơi hàng rào kiểm soát, kiểm duyệt, lưới công an và chính sách bưng bít, trói tay văn nghệ là một đe dọa thường trực đối với người cầm bút. Uyên Thao dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã ở trong hàng ngũ những cây bút đối lập với chế độ. Là một cây bút cứng cựa trong hàng ngũ những người cầm bút quốc gia. Đối với chế độ Cộng sản, ông bị xem là một đối tượng cần để ý gắt gao. Vì ngay từ thời gian đầu khi Hà Nội kiểm soát miền Nam, ông là thành phần bị bắt đi tù sớm sủa nhất. Chế độ chuyên chế toàn trị rất ngại đối kháng. Uyên Thao với tư cách một nhà văn, một nhà báo ý thức rất rõ sứ mệnh cầm bút, điều này được chứng tỏ khi ông và một số đồng nghiệp khá hiếm hoi của miền Nam thời trước, đã dũng cảm lên tiếng chống tham nhũng, bất công lúc ông là chủ biên nhật báo Sóng Thần trước khi miền Nam sụp đổ. Một người như thế, cường quyền nào cũng e ngại. Đây có lẽ là lý do tại sao năm 1990, tác giả chọn viết tiểu thuyết dã sử, dựng lại hoạt cảnh của đất nước binh đao trong thời điểm của thế kỷ thứ 13, một thời điểm xa xôi đủ, để guồng máy cai trị nếu có phát giác ông cầm bút trở lại cũng khó lòng qui chụp cái mũ phản động, dù cho mục đích viết là nhằm đả phá cung cách cai trị của cường quyền, của bạo lực, của một tập đoàn chỉ bo bo nghĩ đến quyền lợi phe nhóm, đảng phái hơn là quyền lợi của tổ quốc. Nhưng nếu việc chọn lựa viết tiểu thuyết dã sử là một phương thức, trong nhất thời giúp tác giả tránh búa rìu và sự soi mói của công an văn hóa, thì nội dung Trong Ánh Lửa Thù không tránh né việc công kích đường lối cai trị khắc nghiệt, hủ lậu và kêu gọi đặt quyền lợi tối thượng của đất nước trên hết. Uyên Thao không viết tiểu thuyết dã sử chỉ để xây dựng một câu chuyện ly kỳ và hoang đường nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu khiển. Ông mượn hoạt cảnh tao loạn của lịch sử xa xưa, để nhắc người đọc về thực trạng đen tối của đất nước. Ông mong gửi tới người đọc, tâm tư của ông và hoài bão của nhiều thế hệ tranh đấu cho sinh mệnh Việt Nam. Qua Trong Ánh Lửa Thù, Uyên Thao đề cập đến sự khao khát đích thực của người dân Việt. Đó là nỗ lực vượt qua các mối xung đột và tình cảm xung động nhất thời, vượt trên các tranh chấp giai đoạn, hướng tới quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc. Bối cảnh đất nước Đại Việt mà Uyên Thao dựng lại là giai đoạn Quốc Sư Trần Thủ Độ nắm toàn quyền sinh sát. Quốc sư ra oai tác quái, sử dụng thủ đoạn và mưu kế tàn độc để bẻ gẫy các mũi dùi đang nhắm vào ông ta. Các hành động tàn bạo họ Trần phát động và tiến hành, không nhằm để chống trả ngoại xâm từ phương bắc mà cốt để củng cố quyền bính, đàn áp đối lập, thanh toán các thành phần liên hệ ít nhiều đến cựu triều với một mục tiêu duy nhất là bảo vệ quyền lực. Đối lực của họ Trần là Lý Trung Chính, vương tử của Võ Thành Vương. Lý Trung Chính và nhóm tay chân tả hữu trung thành đã tìm cách phá vỡ mọi thế trận trùng điệp do Quốc sư họ Trần bủa giăng.

2 Nhưng khác với quốc sư họ Trần, Lý Trung Chính không có tham vọng chiếm đoạt quyền bính. Trong cố gắng xuyên thủng các phòng tuyến của Trần Thủ Độ, động cơ đấu tranh của con người tuấn kiệt này là tình yêu nước. Tham vọng của họ Lý là gây ý thức phản tỉnh, đánh thức Quốc Sư họ Trần, kéo ông ta ra khỏi sự mê muội, nhìn ra đại cuộc của Đại Việt, sự tồn vong và tương lai của đất nước. Lý Trung Chính muốn các thế lực dân tộc vượt lên trên những hận thù cục bộ. Trong Ánh Lửa Thù, Uyên Thao đã dàn dựng một cuộc chạm trán và đấu lý giữa một già và một trẻ, giữa chàng trai họ Lý và quốc sư họ Trần về giải pháp lâu dài cho đất nước, khai thông các bế tắc Đại Việt đang phải đương đầu, vào lúc quân Thát Đát từ phương Bắc rình rập muốn nuốt chửng Đại Việt. Trong cuộc tranh luận giữa một già một trẻ này, luận điểm của Lý Trung Chính hướng về sự tồn vong của đất nước, phúc lợi của muôn nhà. Con người hào kiệt đó nói rằng: "Tuy nhận di mệnh giành lại ngai vàng đã mất của giòng họ, nhưng tiểu sinh không quên rằng giang sơn đổi chủ vốn là lẽ thường kim cổ. Điều lớn nhất trên đời này là vun bồi cuộc sống cho sinh linh trăm họ. Cố giành ngai vàng đến độ đảo lộn đời sống muôn dân cũng như cố giữ ngai vàng bằng bước đi đạp trên máu trăm họ không phải hành vi hợp đạo trời. Ngai vàng không là tài sản của riêng ai, mà chỉ là chỗ ngồi của người biết chăm lo xã tắc. Dường như quốc sư đã quên điều đó vì nghĩ rằng ngai vàng đang là tài sản riêng của họ Trần". Giai đoạn lịch sử Uyên Thao dựng thành tiểu thuyết là thời kỳ tăm tối của đất nước. Tuy nhiên trong bóng tối của đêm Việt Nam có những thủ đoạn tàn độc đã được phóng ra và các cuộc đấu trí gian xảo trên một chiến trường không phân minh đầy dẫy bẫy rập đó, đã nở ra một mối tình thơ mộng giữa Lý Trung Chính và Thụy An. Lý Trung Chính là con người dân tộc. Thụy An là ái nữ của quốc sư họ Trần. Mối hận thù giữa đôi bên khiến Thụy An sống trong tình trạng căng thẳng, bị giằng co gay gắt giữa chữ hiếu và chữ tình. Để ra khỏi tình trạng này, Thụy An đã viết một bức thư, gần như là một bản can gián của một ngự sử đầy khí tiết. Bức thư của người con gái cố lay gọi người cha bảo thủ bừng tỉnh, đã đánh thức thần trí hôn mê của Quốc Sư.. Oái oăm thay, vào khi quốc sư họ Trần bắt đầu thấy thấm thía trước lời can gián thiết tha của Thụy An, bình tâm để nhận ra phải trái, thì cũng là lúc Thụy An bị chết trên tay người tình, bằng chính lưỡi gươm của Lý Trung Chính, khi Trung Chính gặp Quốc Sư lần cuối và bị mai phục bởi thủ hạ thân tín thiện chiến của Quốc Sư. Tình yêu tha thiết của Lý Trung Chính và Trần Thụy An đã kết thúc trong nước mắt, nhưng được thăng hoa vì chính nó đã phá vỡ cái vỏ chai đá, bảo thủ khô cứng của Quốc sư họ Trần. Nó đến kịp lúc để chính Trần Thủ Độ phải giao gươm lệnh cho Lý Trung Chính lãnh đạo cuộc chiến ngăn giặc Thát Đát xâm lăng Đại Việt. Dân quân Đại Việt lên tinh thần, đánh bại ngoại xâm và tồn tại. Đó chính là tâm ý của tác giả, đó chính là chủ đề của Trong Ánh Lửa Thù, phản ảnh tâm tư của đại đa số người Việt vào giai đoạn Việt Nam đổi chủ. Đất nước Việt đã bị xâu xé bởi các chủ nghĩa ngoại lai, và những chiêu bài không thực. Nhưng những kẻ cầm quyền ngày nay tiếp tục sử dụng các chiêu bài vô hồn đó để đẩy đất nước vào ngõ cụt, căm thù chồng chất. Lịch sử của ngày xưa và thực trạng ngày nay, tuy có khác nhau nhưng các vấn đề gây nên tang tóc, phân hóa, đổ vỡ, hận thù dẫn đến tình trạng bế tắc thì so cục diện hiện thời với ngày xưa không mấy khác.

3 Cung cách của những người cai trị đất nước hôm nay, vẫn là cung cách của một tập đoàn vị kỷ, bảo vệ quyền lực bằng đường lối độc tài, độc chuyên chứ không phát xuất từ lòng yêu nước thương nòi, biết lo cho hạnh phúc của người dân. Điều này càng rõ hơn trong giai đoạn gần đây khi có sự phân định biên giới trên đất liền và biển. Việc bảo vệ biên cương tổ quốc bị đẩy xuống hàng thứ yếu, so với việc bảo vệ ngai vàng và cung đình, bảo vệ đảng và nhà nước. Tác giả Uyên Thao qua Trong Ánh Lửa Thù không khai thác căm thù, ông đặt mục đích tối thượng và đề nghị vượt lên trên những tranh chấp ảo, tìm một sinh lộ mới, một sinh lộ trường tồn cho quốc dân. Việc tìm ra con đường sống của đất nước không chỉ là nhu cầu của thời điểm 1990 khi ông viết Trong Ánh Lửa Thù, mà đây là đòi hỏi muôn thuở của nước Việt. Trong Ánh Lửa Thù của Uyên Thao chắc chắn sẽ làm người đọc yêu thích. Không phải chỉ vì ông đã gói ghém được một nội dung tích cực mà chính vì bố cục của cốt truyện chặt chẽ, văn phong lúc thơ mộng, lúc hùng tráng, giữ được nghị luận sắc bén trong không khí của một tiểu thuyết, chứ không để nó biến thành một tiểu thuyết luận đề, dễ trở nên cường điệu, gượng gạo. Ở đây, tôi xin mượn lời nhận xét của nhà văn Tạ Quang Khôi nguyên văn như sau: " Uyên Thao không chỉ giầu tưởng tượng khi dựng nên một mối tình thơ mộng mà ông còn giầu tưởng tượng với những tình tiết hư cấu khiến người đọc bị lôi cuốn không sao cưỡng lại nổi. Trong Ánh Lửa Thù là một cuốn truyện đầy biến chuyển và khích động với những thủ đoạn độc ác, những mưu toan thầm kín được dàn dựng xen vào giữa những cảnh lãng mạn tình tứ khiến người đọc khó có thể bỏ ngang khi đã bắt đầu đọc. Phải theo dõi đến trang cuối cùng của truyện... Trong Ánh Lửa Thù không chỉ là một tác phẩm văn chương đặc sắc mà tác giả còn đưa ra lời giải đáp cho một thắc mắc lịch sử thường hiện đến với mọi người, nhất là trong bối cảnh lịch sử hiện nay của đất nước chúng ta".