Thiền cơ trong chuyện cười. 1 Tác giả : Lư Thắng Ngạn Dịch giả : Dương Đình Hỷ Nguồn: Hiệu đính: Dharma Dipo Tôi nói : -Th

Tài liệu tương tự
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Nam Tuyền Ngữ Lục

TRUYỀN THỌ QUY Y

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Code: Kinh Văn số 1650

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Microsoft Word - ptdn1252.docx

Niệm Phật Tông Yếu

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

Phần 1

Cúc cu

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Con Đường Khoan Dung

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Tác giả: Dromtoenpa

Cái Chết

Microsoft Word - unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phần 1

Đạo Phật Không Phải Là Đạo Ăn Chay Đối với đạo Phật, món ăn không làm cho con người trở nên thanh tịnh. Vật thực không thể tạo nên một pháp môn tu hàn

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

mộng ngọc 2

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

Document

Mộng ngọc

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Lương Sĩ Hằng Yêu Đời Yêu Đạo Thực Hành

No tile

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

1 Những bài kệ nói về cái Tâm Dịch giả : Dương Đình Hỷ Trong Thiền học, chúng ta thấy các Thiền sư khi khai ngộ rồi chia sẻ cái biết của mình về cái T

Phần 1

Oai đức câu niệm Phật

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

VẺ ĐẸP CỦA CUỘC SỐNG DƯỚI ÁNH SÁNG TỨ DIỆU ĐẾ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Microsoft Word - V doc

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

KINH DƯỢC SƯ 275 NGHI THƯ C TỤNG KINH DƯƠ C SƯ -----***----- (Thă p đe n đô t hương, đư ng ngay ngă n, chă p tay ngang ngư c, chu lê mâ t niê m) CHU T

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Công Chúa Hoa Hồng

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

SỰ SỐNG THẬT

HỒI I:

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Microsoft Word - chotinhyeutronven10.doc

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Document

Phần 1

Bản ghi:

Thiền cơ trong chuyện cười. 1 Tác giả : Lư Thắng Ngạn Dịch giả : Dương Đình Hỷ Nguồn: http://phuocquethuquan.net/ Hiệu đính: Dharma Dipo Tôi nói : -Thiền rất khó hiểu, nhưng thiền cơ trong chuyện cười thì lại dễ hiểu. Đó là lý do tại sao tôi viết sách này : Từ nông đến sâu. Chúc mọi người đọc sách này được ích lợi. Trước hết hãy kể một chuyện cười : 1- Ngồi máy bay. Lão Lý dẫn vợ lần thứ nhất đi du lịch, phi cơ bị loạn lưu ( không khí hỗn loạn vì áp suất thay đổi) trên dưới rung chuyển, phải trái hỗn loạn, nước trong ly tung toé xuống sàn. Bà vợ nắm lấy lão Lý khẩn trương : -Máy bay này sắp vỡ rồi, hình như đang rơi. -Đừng sợ, đừng lo! Máy bay không phải là chúng ta. -Ha! Ha! Ha! Lại nói thiền. Gần đây có người nói : ngày 21/12/2012 là ngày tận thế vì lịch của Mã Nhã dân tộc ghi như thế, chỉ có đến ngày 21 không có ngày 22. Có người hỏi tôi : -Có ngày tận thế không? -Không có. -Nếu có, phải làm sao? -Với tôi không quan hệ. -Ngày tận thế và tôn sư không liên quan sao? -Đúng vậy! Thế giới là thế giới, tôi là tôi. -Tôn sư sống tại thế giới này mà! -Tôi có sống sao?

Câu nói này là Thiền, các đệ tử có hiểu không? Nên hiểu! Nên hiểu. Công án này phải dùng đầu óc, nghĩ thử xem! Có ông tăng hỏi thiền sư Nhượng Châu Quảng Đức thiền sư : -Thế nào là Phật? -Mặc áo tơi cưỡi trâu, cỏ rậm không thấy đầu. -Thế nào là ý của tổ sư từ Tây sang? -Cá quẫy không nước nguồn, chim hót giữa hoa khô. -Thế nào là biển tịch diệt? -Ngựa phi nơi chợ náo nhiệt, không đụng phải người nào. -Người đời bị bệnh y vương chữa, y vương bị bệnh ai chữa? Quảng Đức thiền sư ruỗi tay ra hỏi : -Ai khám bệnh cho tôi? -Con không hiểu. -Tu Di chạy là thuốc, bốn bể khinh thường là thang. Kể một chuyện cười 2 : Một đời ân ái. Có một cặp vợ chồng đến công viên tản bộ, lúc đó bà vợ thấy trên hồ có 2 con thiên nga, rúc đầu vào nhau phi thường thân thiết. Bà vợ nói : -Ông xem thiên nga kìa! Hai vợ chồng thật thân ái, thật khiến người ngưỡng mộ. Ông chồng nhìn nhưng không nói gì. Hai vợ chồng tiếp tục tản bộ trong công viên. Tới chiều, trời lặn về Tây, họ lại trở về bờ hồ. Bà vợ kêu lên : -Ông nhìn kìa, hai con thiên nga vẫn còn đây, ân ái gần gũi khiến người ta phải cảm động. Ông chồng nhìn thấy không đúng : -Không đúng, không đúng! Bà nhìn kỹ coi, con mái không phải là con buổi sáng. Bà vợ nhìn xem... Ha! Ha! Ha! 2

Lư Thắng Ngạn : Câu chuyện này nhìn xem rất phổ thông không có thiền cơ gì, nhưng tôi thấy có pháp vị. Lấy con mắt người đời mà xem : 1-Người đời đều thích mới ghét cũ. 2-Người đời đều thay lòng, đổi dạ. 3-Người đời thích so sánh. 4-Người đời đều có lòng yêu, ghét. 5-Người đời đều thích đẹp, ghét xấu. Như quả, người giác ngộ chỉ nhìn qua, mỉm cười thế thôi. 1-Đời người như ảo. 2-Đời người là một vở kịch. 3-Đời người như không. 4-Đời người như tia lửa chớp. 5-Không vui, không buồn. 6-Tất cả đều là dĩ vãng. 7-Mọi hành động đều vô thường. 8-Không có gì được. 9-Mặt trời mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây. 10-Yêu là sao, hận là sao? 11-Niết bàn tịch tĩnh. Những pháp vị này các đệ tử nên thể nghiệm, suy nghĩ cho kỹ, nếu quý vị không còn tồn tại thì ân ái ở đâu? Có ông tăng hỏi Đỉnh Châu, Lương Sơn, Duyên Quán Thiền sư : -Thế nào là gia phong của hoà thượng? -Nước xiết cá khó lội, tùng cao chim khó đậu. -Trộm nhà khó đề phòng, thì thế nào? -Nhận rõ thì không đổ oan. -Nhận rõ rồi thì sao? -Bị biếm hướng về đất nước không sanh. -Đó chẳng phải là chỗ an thân lập mạng sao? -Nước tù không giữ rồng. Lư Thắng Ngạn : 3

-Câu nước tù không giữ rồng là một câu trọng yếu. Như tôi phân tích thì nước tù là chỉ thế gian. Rồng là chỉ Phật tánh. Mọi người chú ý : Thiên nga rúc đầu, cứ hướng về đất nước không sanh thì không có chuyện gì xẩy ra cả. Kể một câu chuyện cười 3 : Phong thư của người ái mộ tài tử điện ảnh. Một vị nam tài tử anh tuấn nói với bạn : -Tôi thất nghiệp rồi! -Kỷ lục của anh rất tốt, tiền đồ vô tận làm sao lại thất nghiệp chứ? -Chỉ vì tôi nhận được thư của một người ái mộ, giám đốc công ty liền cách chức tôi. -Có người ái mộ là sự huy hoàng của một minh tinh, sao giám đốc lại khai trừ anh? -Chỉ vì người ái mộ là vợ của giám đốc. Người bạn :...? Ha! Ha! Ha! Đối với chuyện cười này, tôi tưởng cười rồi thôi, không viết vào sách, nhưng sau nghĩ lại, trong đó có thiền cơ nha. Mọi người hỏi thiền cơ ở chỗ nào? Tôi đáp : -Một vị nam diễn viên anh tuấn, diễn giỏi, nhiều người mê như cá tức lội sông, giám đốc phải cao hứng mới phải chứ. Vấn đề là vợ giám đốc viết một phong thơ ái mộ. Do đó đã biến thành một vấn đề lớn. Bà vợ giám đốc là sát thủ. Thiền cơ là tâm phân biệt. Sự chẳng liên quan đến mình : tất cả bình tĩnh. Sự liên quan đến mình : Trong tâm đại loạn. Trong Thiền pháp : không có tâm phân biệt. Chẳng liên quan đến mình : tâm không loạn. Liên quan đến mình : cũng thế, tâm không loạn. 4

Tôi lại kể một ví dụ : có hai người cãi nhau, mắng qua mắng lại. Nếu việc không liên quan đến bạn, bạn sẽ đứng một bên xem hí kịch : kẻ thắng, người thua. Về sau, chửi mắng bỗng động đến mình. Lúc đó, lửa giận bốc ngàn trượng, bạn hét như sấm, nhất định ra mặt đòi công đạo. Lư Thắng Ngạn bảo : Phật có nói Phật giáo là một tôn giáo không tranh cãi, tôi thêm : vô ngã, vô chúng sanh, vô nhân, vô thọ giả, các vị hiểu không? Thiền sư Duyên Quán có bài kệ sau : 粱 Lương 局 Cục 十 Thập 未 山 sơn 外 ngoại 載 tải 嘗 5 一 nhất 人 nhân 訪 phỏng 逢 曲 khúc 難 nan 知 tri 一 歌 ca 和 hoà 音 âm 箇 Vị thường phùng nhất cá. Dịch : Lương Sơn một khúc ca Người ngoài khó mà hoà Mười phương tìm tri kỷ Một người chẳng gập qua. Một ông tăng hỏi : -Một ông tăng chết sẽ đi đâu? -Ông tăng ấy khi nào chết? (Lư Thắng Ngạn : Câu Ông tăng ấy khi nào chết là một câu rất quan trọng, các đệ tử nên tham câu này khi tâm khai, ý giải thì sẽ được huyền chỉ).

6 紅 Hồng 何 焰 diễm 須 焚 phân 塔 吾 ngô 廟 身 thân 新 Hà 有 tu 人 tháp 悟 miếu 此 tân 理 Hữu 灰 nhân 中 ngộ 現 thử 全 lý 身 Hôi trung hiện toàn thân. Dịch : Lửa hồng đốt thân thể Đâu cần miếu mới đâu Có người hiểu lý đó Toàn thân hiện tro rầu. Tôi nói : Lành thay! Lành thay! Kể một chuyện cười 4 : Chết rồi về đâu? Vợ hỏi chồng : -Chúng ta có đi dự lễ truy điệu Lâm cục trưởng không? -Ai chẳng chết, đi làm gì? -Nhưng bà vợ còn đang công tác. -Bà ta chỉ là một nhân viên thường thôi. -Nhưng con trai bả là một giáo viên thể dục. -Giáo viên thể dục, tôi chẳng có dây mơ rễ má gì cả. -Nhưng con trai ổng có một ông bố vợ. -Bố vợ của của con trai ông làm gì? -Chủ sự phòng nhân viên. -Vậy là phải đi rồi!

7 Ha! Ha! Ha! Lư Thắng Ngạn : -Ở đời đều có nhân tình, giữa người và người đều có quan hệ vi diệu. Có quan hệ mọi việc trôi chẩy. Không có quan hệ mọi việc ngưng trệ! Cái gọi là nhân tình không ngoài quan hệ mà thôi, cõi đời kỳ thực thê lương lắm. Cái này và Thiền không liên quan. Thiền không phải là nhân tình, thiền cũng không phải là quan hệ. Lý Nguyên Tùng nói : Thiền hiện đại. Tôi nói : Phi cổ đại, phi hiện đại. Thánh Nghiêm pháp sư nói : Sinh hoạt thiền. Tôi nói : Phi sinh hoạt, phi nhân tình. Có ông tăng hỏi Hưng Nguyên Phủ đại lãng hoà thượng : -Đã là thần sông sao không hoà vào nước, bị nước từ chối hay sao? -Theo dòng chảy mà đắc diệu, không theo dòng chảy thì gặp trở ngại. Tôi nói : Thần sông đã chết rồi! Hoặc ; Vợ con, họ hàng tôi không ai là thần sông cả. (Người đời đều thế cả) Có ông tăng hỏi Hồng Châu Đông Thiền hoà thượng : -Thế nào là mật thất? -Nước sông sâu bảy thước. -Thế nào là người trong mật thất? -Đây cách Giang Nam 30 bước. Lư Thắng Ngạn : -Mật thất chỉ Thiền, người trong mật thất chỉ người tập Thiền. Sông sâu 7 thước. Có thể đáp tìm núi cao vạn trượng. Đây cách Giang Nam 30 bước, kỳ thực chỉ với đời không có quan hệ. Nhân gian không Thiền. Thiền không nhân gian. Hiện đại Thiền, sinh hoạt Thiền là những sách sai lầm.

Kể một câu chuyện cười 5 : Sợ mà chạy. Bố hỏi Tiểu Dân : -Tiểu Dân, thử giải bài toán này : Trên cây có 2 con chim đậu, bắn chết một con, còn mấy con? -Còn một con. -Đồ ngu, không còn con nào, con còn lại sợ quá bay đi mất rồi, Lại hỏi một câu đơn giản hơn, nếu con đáp sai bố sẽ quất vào mông. Nghe kỹ này : Trong phòng chỉ có mình con, bố bước vào, trong phòng có mấy người? -Một người. -Tại sao chỉ một người? -Con sợ quá chạy mất. Tôi nói chuyện cười này có Thiền vị. Kỳ thực dùng lý luận có 3 giải đáp có lý ; 1/Không con nào : một con chết, con còn lại sợ quá bay đi, đương nhiên không có nửa con. 2/Một con : sợ thì bay đi, nhưng vẫn còn sống. 3/Hai con : một chết, một bay đi. Chết cũng tính, sống cũng tính, đương nhiên là có 2 con. Đạo lý này mọi người phải cẩn thận suy nghĩ. Như quả đệ tử đã hiểu đệ nhất nghĩa, tôi hỏi : -Có mấy con? Đệ tử có đáp hay không? Ha! Ha! Ha! Có ông tăng hỏi Tịnh Châu Quảng Phúc Đại Ẩn thiền sư : -Thế nào là chỉ nam, một đường? -Diệu dẫn linh cơ, sóng trong rõ vòng lạ. -Ba nhà cùng mời, biết đi nhà nào? -Trăng soi ngàn sông, nhà nhà đều có tăng. Lư Thắng Ngạn : -Chỉ nam : chỉ phương tiện thiện xảo của Đạo Ẩn : sóng trong, trăng hiện. 8

Trăng soi ngàn sông : chỉ pháp môn nào cũng thiện xảo. Nhà nhà đều có tăng : nhà nào cũng có tăng đến. Như quả nếu là tôi há đáp chỉ nam là gì sao? Tôi đáp : chỉ Đông, chỉ Tây, chỉ Nam, chỉ bắc. Ba nhà cùng mời, tôi đáp : Sợ chạy mất rồi. Lư Thắng Ngạn : chỉ nam chỉ một đường : vị tất có đường. 3 nhà cùng mời : nhà nào cũng được, nhà nào cũng không được, vì sao? Tôi đáp : Toàn là trăng ảo. Nếu ngộ toàn là trăng ảo, bạn đã ngộ một nửa rồi. Lúc đó bạn đã rõ : Người mắc tội ngũ nghịch là gì? (Phóng hoả đêm đốt nhà, trời sáng đội mũ vào Trường An) Người hiếu thuận là gì? -Bước bước tay không hạt cơm, khoanh tay trước nhà người ngửng đầu. Các đệ tử thân mến, tôi đề thị như thế, mọi huyền chỉ đều ở trong đó. Rõ rõ, ràng ràng, đó là những gì hàng ngày tôi khổ công nói pháp. Nếu như còn chưa rõ, tôi đã hết sức, tôi nói lại tôi chạy đi vì sợ, chúng sanh cũng chạy đi vì sợ! Quý vị có hiểu không? Kể chuyện cười 6 : Giờ số học. Giờ số học, thầy giáo thấy các học sinh không có tinh thần, bèn nói : -Chỉ cần có trò nào giải được bài toán khó này, tôi sẽ cho các trò nghỉ. Nghe được nghỉ mọi người đều lên tinh thần, đều đồng thanh nói : -Dạ! Phải! Thầy giáo lại hỏi : -Có ai giải được không? Bỗng Tiểu Minh thưa : -Chúng con đều không giải được, cho thầy nghỉ ạ! Học sinh vỗ tay không ngừng. Ha! Ha! Ha! Lư Thắng Ngạn giải thích : 9

Học sinh vui được nghỉ Thầy giáo cũng vui được nghỉ. Đây là tương đối, nếu bạn hiểu tâm lý con người thì có nhiều sự tình bạn có thể giải quyết được không phải đi đến ngõ cụt. Thiền cũng vậy, bạn có thể dùng phản diện mà suy nghĩ, có thể giải quyết mọi vấn đề khó khăn. Có ông tăng hỏi Long Huyệt Sơn hoà thượng : -Thế nào là ý tổ sư từ Tây sang? -Cưỡi hổ, ca hát. Nếu là tôi, sẽ đáp : -Nghỉ rồi! Tổ sư nghỉ rồi! Ông tăng lại hỏi : -Đã là thiện tri thức rồi, sao còn đốt vàng mã cho thần thổ địa? -Vì thượng nhân khó lòng mà không chúc rượu thọ. Nếu là tôi, sẽ đáp : -Mang tiền ra đây, hãy nghỉ mà đi du hí. Có ông tăng hỏi Đại Thừa Sơn hoà thượng : -Cây khô gập Xuân thì thế nào? -Thế gian khó có. Nếu là tôi, sẽ đáp : -Nhàn hoa nghỉ chơi. Ông tăng lại hỏi : -Thế nào là chuyện bốn phương, tám mặt? -Thăng tử múa, Đầu Tử chuyển mình. Nếu là tôi, sẽ đáp : -Còn rong chơi ở thế giới 80. Có ông tăng hỏi Diên Khánh Quy Hiểu thiền sư : -Ngôn ngữ đoạn đạo thì thế nào? -Hai loại công án. Nếu là tôi, sẽ đáp : -Bãi biển Hạ-uy-di khó phơi nắng. Ông tăng lại hỏi : -Thế nào là người trong cảnh? -Có nhận biết không? 10

11 Nếu là tôi, sẽ đáp : -Cho hắn nghỉ. (Lư Thắng Ngạn : Không tưởng tới một câu chuyện cười, nghĩ đi nghĩ lại cho tôi nhiều linh cảm, nhưng các đệ tử thử nghĩ xem, mình vốn là Phật, đến đời này chỉ là nghỉ ngơi việc gì phải lao lực, mọi người nghỉ đi, cao hứng mà vui chơi.) Kể một chuyện cười 7 : Nằm bệnh viện. Tiểu Minh bị bệnh nặng, nhập viện khá lâu; rất có cảm tình với bác sĩ trị liệu. Tiểu Minh khỏi bệnh rồi, làm thủ tục xuất viện. Hôm đó, Tiểu Minh rất vui, cảm kích bác sĩ chữa trị nói : -Bác sĩ Vương, tái kiến. Mẹ Tiểu Minh rất kỵ 2 chữ tái kiến (hẹn gặp lại), vội nói : -Không được nói tái kiến, con còn muốn nhập viện nữa sao? Tiểu Minh nghĩ một lúc không biết nói sao cho phải, sau cùng nói : -Bác sĩ Vương, vĩnh biệt. Ha! Ha! Ha! Câu chuyện cười này, trọng điểm là câu nói cuối vĩnh biệt. Câu vĩnh biệt này có thiền vị. 1/Giữa người và người, cuối cùng đều là vĩnh biệt. 2/Người yêu, người ghét cuối cùng đều là vĩnh biệt. 3/Vĩnh biệt : tất cả đều là không. Nhưng vĩnh biệt không phải là khai ngộ. Khai ngộ là không có kiến, tái kiến, vĩnh biệt. Các đạo hữu, quý vị không có kiến, tái kiến, vĩnh biệt lại có ý kiến gì hãy nói nghe thử. Có ông tăng hỏi một thiền sư : -Mạng tận, duyên tuyệt thì thế nào? -Chết! -Người đó đi đường nào?

-Vào vũ trụ Huân Huân Di, sáng rõ hay huỷ hoại đều không nắm giữ được. Lư Thắng Ngạn : Câu đáp nói gì vậy? Nếu dùng đệ nhất nghĩa phải nói : Chết là giả gọi, Đạo cũng là giả gọi. Tôi hỏi các vị chứ : chết là giả, Đạo cũng là giả, vậy cái gì là thật? Nói mau! Nói mau! Có ông tăng hỏi một vị thiền sư : -Kinh nói A Dật Đa không đoạn phiền não, không tu thiền định, Phật Đà thọ ký tương lai sẽ thành Phật vô ngại là sao? -Muối sẽ hết, tro cũng không. -Khi muối hết, tro không thì thế nào? -Người buồn không nói với người buồn vì buồn chết người. -Làm thế nào để được niệm niệm tương ứng? -Cá, rồng sợ nước ly tán. -Khi được niệm niệm tương ứng thì thế nào? -Tự đi biển Bắc, trời Nam, không cần tin tức của cá, nhạn. Lư Thắng Ngạn : Quý vị đối với đối thoại trên động não sẽ có chuyển biến. Trong đó dĩ nhiên có thâm ý. Nhưng có một số người không hiểu, chẳng hạn A Dật Đa không hết phiền não, không tu thiền định, tại sao lại thành Phật? Các vị nên nghĩ như thế này : Đối với A Dật Đa : phiền não vốn không, vốn là Bồ đề. Có thể hiểu được lý do đó thì không tu thiền định tức là thiền định, có phiền não bằng với không có phiền não. Còn không là Phật thì là gì? Tôi ngộ ra rằng Lư Thắng Ngạn không phải là người. Không phải là người thì là gì? 12