TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI Thi Phương LBJ và Lady Bird cùng xem lại bản thảo thông điệp lịch sử LBJ: khi tại chức và khi chờ chết Năm nay là năm kỷ niệm 50 n

Tài liệu tương tự
(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Trâ n Mâ u Thân 1968 qua nguồn từ điển tiếng Anh BBC, 10 tháng GETTY IMAGES 18/4/1968: Thủy quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh Việt Nam kỷ niệm 50 nă

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Cúc cu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. N

Hai muoi nam mi?n Nam 1955

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Bạn Tý của Tôi

Mở đầu

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

VN-Thu Mua Giang Sinh 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Nghị luận về thời gian

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Thuyết minh về Nguyễn Du

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

LÔØI TÖÏA

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bởi: Wiki Pedia Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Microsoft Word - Bodedatma.doc

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Layout 1

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Tướng Đỗ Cao Trí

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t

Con Đường Khoan Dung

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

NGÀY TÔI XA QUÊ HƯƠNG Quách Như Nguyệt Tôi có ý định viết về biến cố ngày 30 tháng Tư - một ngày quá ư là trọng đại đối với riêng cá nhân tôi và toàn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

No tile

281 TỪ CUỘC VẬN ĐỘNG HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM ( ) ĐẾN MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ XÃ HỘI BỀN VỮNG Lê Cung & Lê Thành Nam * TÓM TẮT Đầu năm 1965,

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Tên sách: Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

ptdn1159

Microsoft Word - doc-unicode.doc

MỞ ĐẦU

SỰ SỐNG THẬT

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II NĂM HỌC MÔN: LỊCH SỬ KHỐI: 12 Giáo viên : Lê Thùy Dương *** BÀI 21 Câu 1. Nhiệm vụ nào sau đây khôn

HỒI I:

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

CHƯƠNG 1

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Tam Quy, Ngũ Giới

Tướng Ngô Quang Trưởng

SỰ SỐNG THẬT

Bản ghi:

TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI Thi Phương LBJ và Lady Bird cùng xem lại bản thảo thông điệp lịch sử LBJ: khi tại chức và khi chờ chết Năm nay là năm kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân 1968, dĩ nhiên chúng ta có không biết bao nhiêu chuyện để nhắc nhớ. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng đối với những người đã sống trong những ngày tháng kinh hoàng năm đó, cảm giác bàng hoàng, tan hoang như vẫn còn nặng nề trong giấc ngủ. Nhưng chẳng riêng gì chúng ta đang hồi tưởng. Ở Hà Nội, người ta cũng kỷ niệm sự thành công, thắng lợi của một chiến dịch mưu đồ gian trá, khủng bố, sát nhân, mà cuộc tàn sát hàng ngàn thường dân trong nội thành Huế khi tàn cuộc chơi tổng công kích tổng khởi nghĩa đã nói lên tất cả. Nhiều người Mỹ - những người trong thế hệ baby-boom hay lớn hơn cũng có dịp được nhớ lại, qua những bài viết của những người chép sử hay những người đã sống trong giai đoạn đó - nhất là những cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam. Đương nhiên 1968 cũng là một năm chấn động lịch sử của nước Mỹ. Nướng gần trăm ngàn bộ đội và du kích, địch đã đạt được mục

đích chính trị của họ: gây nghi ngờ và thất vọng nơi người dân nước Mỹ, dẫn đến một sự đổi hướng mục tiêu và chính sách của Mỹ ở Miền Nam. Cho dù đã 50 năm qua, nhiều người vẫn còn nhớ được quyết định đột ngột của Tổng thống Lyndon Johnson không tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa và mở hòa đàm với Bắc Việt. Trong bầu cử tổng thống năm đó, ứng cử viên của đảng Cộng Hòa, cựu Phó tổng thống Richard Nixon (thời Tổng thống Eisenhower) đã đánh bại Phó tổng thống đương nhiệm Hubert Humphrey (với sự tiếp tay ngầm của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) nhờ chiêu bài chấm dứt chiến tranh. Ông Nixon là người chủ trương Việt Nam hóa chiến tranh và mật đàm với Miền Bắc để Mỹ có thê rút lui năm 1973. Năm 1974, ông bị quả báo vụ Watergate nhưng Miền Nam cũng lãnh đủ! Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhớ đến những biến cố chính trị nghiêm trọng khác như vụ ám sát lãnh tụ đấu tranh dân quyền người da đen mục sư Martin Luther King Jr. và Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đang tranh cử tổng thống với nhiều ưu thế, và đại hội đảng Dân Chủ tại Chicago đầy bạo động và hỗn loạn Tổng thống Johnson đã được một số người viết đặc biệt chiếu cố năm nay, đương nhiên bởi quyết định của ông không ra tranh cử nữa quá lịch sử. Thông báo ngày 31-3 của ông đúng là đột ngột: I will not seek and I will not accept the nomination of my party as your president. Bài diễn văn này giải thích một phần vì sao người Mỹ đã chiến đấu ở Miền Nam (giúp Miền Nam bảo vệ độc lập trước sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc), nhưng lại bày tỏ thiện chí tìm kiếm hòa bình bằng cách ngưng tấn công đường biển và trên không trong khu vực phía trên vùng phi quân sự (DMZ). Sau khi nói Chúng ta sẵn sàng ngay tức thì tìm đến hòa bình qua thương lượng, ông nhấn mạnh vào phần cuối: Tôi đã quyết định rằng sẽ không để cho trách nhiệm tổng thống của mình bị dính líu vào sự phân hóa đảng phái đang gia tăng trong năm chính trị này. Những người con của đất nước đang ở chiến trận xa xăm, tương lai của đất nước đang bị thách đố ngay tại quê nhà, hy vọng hòa bình của chúng ta và cả hy vọng của thế giới đang trăn trở từng ngày một, nên tôi không tin rằng tôi được phép hoang phí dù là một giờ hay một ngày của thời gian của mình cho việc theo đuổi những mục đích đảng phái riêng tư, hay cho bất cứ nhiệm vụ nào khác hơn nhiệm vụ đẹp đẽ của văn phòng này chính là công việc của tổng thống của đất nước chúng ta. Bởi thế, tôi sẽ không nhằm đến, và sẽ không chấp nhận, sự đề cử của đảng của tôi để là tổng thống của quí vị. Những nhà phê bình thường nói ông rút lui vì thấy cuộc chiến tranh Việt Nam không có lối ra, và đường lối của ông trong các năm qua, tính từ biến cố Vịnh Bắc Việt (tháng tám năm 1964) và quyết định đưa quân Mỹ đến Miền Nam tham chiến trên bộ, là tuyệt vọng, sai lầm. Cũng có người cho rằng biến cố Vịnh Bắc Việt là do ông dựng lên để có cớ can dự hơn nữa vào cuộc chiến Việt Nam, nhưng đường lối leo thang chiến tranh trong ba năm 1965-67 đã không thành công. Cho dù trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, Việt Công không chiếm được bất cứ thành phố nào - ngoại trừ hơn ba tuần ở Huế - và tổn thất của địch nặng nề đến mức như thí người, nhưng người Mỹ bình thường chỉ thấy một mặt: địch có khả năng đánh phá, khủng bố vào các thành phố một cách dể dàng cho dù Mỹ đã gởi đến Miền Nam hơn 500.000 quân, trong khi chế độ Saigon đã bất lực, thụ động, vô hiệu.

Có một số bài viết chúng ta nên tìm đọc, chẳng hạn như A Pearl Harbor in Politics: LBJ s stunning decision not to seek reelection, tác giả lả Robert Mitchell đăng trên tờ Washington Post, Why Lynson Johnson dropped out, người viết Fredrik Logevall trên tờ New York Times, hay The stunning and pivotal decision by LBJ, tác giả là Peniel Joseph trên CNN. Thực ra, trong hai năm qua, trên những nhật báo hay tạp chí lớn của Mỹ, người ta đã viết cũng cả trăm bài. Và nếu chúng ta muốn tìm hiểu xem người Mỹ có thay đổi gì không trong cách họ nhìn cuộc chiến, nhìn Cộng Sản Miền Bắc, nhìn người Việt tự do, quốc gia, cơ hội không hiếm. Và điều đáng cho chúng ta suy nghĩ miên man chính là hơn 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, nhiều người vẫn chưa mở mắt ra được. Có lẽ mở mắt là chuyện khó, bởi vì nếu dễ, nhiều vấn đề trầm kha của nước Mỹ từ bao đời nay đã có giải pháp! Theo sử gia Joseph, quyết định của Johnson đã gây chấn động cho người Mỹ, làm nổi lên sự phân hóa chính trị trong nội bộ đảng Dân Chủ và giữa hai đảng của người Mỹ, và làm thay đổi một cách căn bản cảnh tượng chính trị của nước Mỹ trong cách khó tưởng được. Phong trào phản chiến đã bộc phát mạnh mẽ sau khi Việt Cộng mở cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Những người xuống đường, chẳng thể trách họ ngu xuẩn và hèn nhát, nhưng thực sự họ đã không hiểu gì về cuộc chiến, và đương nhiên cũng không biết thế trận vào lúc đó là thế nào. Người ta chỉ nhìn cuộc tổng tấn công như biểu hiện Johnson thất bại và khả năng vô song của địch nổi dậy ở đô thị. Tồng thống Johnson nói rằng vì cuộc chiến mà nước Mỹ phân hóa. Cho nên, khi rút lui, ông đã từ bỏ quyền lợi cá nhân; khi tìm kiếm hòa bình, ông nhằm kết hợp người Mỹ lại. Hai đối thủ bồ câu thời đó của ông chính là Robert Kennedy và Thượng nghị sĩ Eugene McCarthy. Chiến tranh phá hoại, khủng bố không phải chỉ trong thời này mới có - thời của những lực lượng như Nhà nước Hồi giáo, Boko Haram, Taliban, al-qadeda Thời trước người ta gọi là chiến tranh nhân dân, nhưng hai đặc tính nổi bật là du kích và khủng bố. Chúng ta nhớ rằng với lực lượng và vũ khí Miền Bắc để lại trong nam trà trộn trong dân chúng sau Hiệp định Geneva, Hà Nội dư sức tiến hành chiến tranh du kích, phá hoại, khủng bố này ở nông thôn. Nếu người Mỹ thời trước (các nhà quân sự, các nhà báo, các người nghiên cứu chính trị ) chịu cân nhắc, cứu xét yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, đúng mức, người ta có thể có khảo hướng khác, hành động khác đi và ngưòi dân Mỹ cũng có thể suy nghĩ khác đi. Và nếu Tổng thống Johnson chịu khó nhận thức đúng mức vai trò đỡ đầu có tính quyết định của Liên Xô và Trung Cộng cho một nước cộng sản đàn em hay vệ tinh hay chư hầu sẵn sàng chịu hy sinh đến người dân cuối cùng, chịu bao nhiêu tan hoang đổ vỡ cho đất nước, đói khát cho người dân, miễn là có vũ khí hiện đại để thực hiện cuồng vọng chính trị thống nhất và chuyên chính, có thể ông đã mở rộng chiến tranh trên bộ ra miền bắc thay vì chỉ giới hạn trong miền nam. Trong tổng kết câu chuyện năm 1968 của Tồng thống Johnson, chúng ta chớ quên rằng ông vẫn là một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ. Tổng thống đảng Dân Chủ Franbklin Roosevelt có sắc luật về An sinh Xã hội (Social Security) để đi vào lịch sử; Tổng thống Lyndon Johnson có những sắc luật về Medicare, Medicaid vĩ đại không kém. Tổng thống Johnson còn có chương trinh Đại Xã Hội (Great Society). Chỉ tiếc lực bất tòng tâm: ngân sách liên bang Mỹ không bao biện được cho cả Đại Xã Hội và tiền đồn của Thế giới Tự do. Nhưng những nhà viết sử Mỹ cũng nói rằng kể từ Tổng thống Abraham Lincoln, ông Johnson là người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho

cuộc đấu tranh cho dân quyền của người da đen với Civil Rights Act năm 1964 và Voting Right Act năm 1965. Chính ông chánh án đầu tiên người da đen của Tối cao Pháp viện Mỹ Thurgold Marshall là do ông Johnson đưa vào. Một điều khá trớ trêu là cả ông Roosevelt và Johnson đều là những tổng thống chờ chết trong Tòa Bạch Ốc. Ông Rosevelt chết năm 63 tuổi, vào tháng tư năm 1945, chỉ 11 tuần sau khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư. Ông Johnson cũng mất vào năm 63 tuổi, nhưng ông bị ám ảnh bởi cái chết từ năm 55. Ông rời Nhà Trắng năm ông 58, và năm năm cuối ông sống lao mình vào cái chết, ẩn dật, tách rời, không thuốc men, chỉ thuốc lá liên tục, tóc tai và râu ria không cạo. Tâm trạng chán đời này đã góp phần lớn vào quyết định rút khỏi chính trị của ông. Ông mất vào ngày 22-1-1973, giữa khi ông Nixon đăng quang lần thứ hai! Ông chán chính trị một phần cũng do thất vọng và cảm thấy phan boi. Theo hồi ký của Phó Tổng thống Humphrey, cho đến ngày 31-3, ông vẫn do dự trong đoạn cuối thông điệp của ông: tái ứng cử hay không. Bản văn đầu tiên ông Johnson phổ biến cho báo giới về thông điệp của ông không có đoạn Tôi sẽ không tái tranh cử và sẽ không chấp nhận đảng đề cử. Ông Johnson vẫn tiếc nuối vì sự nghiệp chưa thành, và tin rằng vẫn có thể đảo ngược được tình thế. Một số tác giả nói ông Johnson trong thời gian trước đó vẫn thấy hoang mang, bất định về cuộc chiến Việt Nam, nhưng có thể đó chỉ là cách nói của một người ở xa nhìn đến cuộc chiến trong tâm trạng bất an. Nhưng trong hành động, ông vẫn kiên định và đã làm hết sức cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông Humnphrey tin rằng nếu tái tranh cử, ông Johnson vẫn còn cơ hội lớn chiến thắng, vì người ta vẫn không quên được một tổng thống cống hiến cho Đại Xã Hội, cho dân quyền. Nhưng ông Johnson đã rất thất vọng vì một số người cộng tác với ông, một số người ông tin tưởng. Thậm chí ông cảm thấy bị phản bội bởi những người như Robert MacNamara, Robert Kennedy, thậm chí Martin Luther King. Những người được ông tin tưởng giao phó cuộc chiến Việt Nam cho họ, cũng đã hành động tắc trách, từ Henry Cabot Lodge bên ngoại giao, đến Tướng Westmoreland là tư lệnh chiến trường Việt Nam. Khi nói chuyện Mâu Thân 1968, chúng ta chớ quên câu chuyện một năm trước đó 1967. Một năm được xem đã đánh dấu chuyển biến cực kỳ thuận lợi cho Miền Nam trong cuộc chiến chống xâm lăng của Miền Bắc. Chúng ta phải nhìn kỹ năm 1967 để hiểu được những gì to lớn, vĩ đại ông Johnson đã làm được cho Miền Nam. Nói cách khác, nếu không có Johnson từ năm 1964 bắt đầu tìm cách thay đổi tình thế, năm 1965 đưa quân Mỹ vào đồng thời tăng viện trợ kinh tế và đưa chính trị Saigon vào nề nếp, liệu Miền Nam có còn lúc đó hay chăng, và Đông Nam Á được ở yên để sau này thành khối ASEAN? Năm 1967 gần như là năm nằm ngay chính giữa cuộc chiến bất hạnh của chúng ta. Năm kết thúc bi đát là 1975 chúng ta đều đã biết. Năm khởi đầu có lẽ phải tính từ khi Việt Cộng ở vùng quê bắt đầu hoạt động khủng bố đây đó từ năm 1959 (?). Năm 1967 là một năm trước khi có biến cố tai hại Tết Mậu Thân, Việt Cộng phải mở cuộc tổng tấn công tổng khởi nghĩa vào đầu năm 1968, xem rằng đây là cơ hội cuối cùng cho chúng mưu sự tồn tại, bởi vì hơn hai năm sau khi Mỹ chính thức đưa quân chiến đấu đến miền Nam (từ tháng ba năm 1965), quân địch đã bị đẩy lùi trên tất cả các mặt trận. Vào đầu năm 1967, theo tác giả Ron Milam của Đại học Lubbock, có khoảng 490.000 lính Mỹ đóng ở Miền Nam

cùng 850.000 binh sĩ của Việt Nam Cộng Hòa, Nam Triều Tiên và những đồng minh khác như Thái Lan, Úc Đại Lợi, Phi Luật Tân. Những người lãnh đạo tại Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài của Mỹ đã nghĩ rằng lực lượng này phải đủ sức tiêu diệt Việt Cộng, áng chừng chưa đến 50.000 người tại chỗ nhưng đến cả 200.000 thuộc thành phần sinh bắc tử nam, xâm nhập từ Miền Bắc theo đường mòn Hồ Chí Minh theo kiểu Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Có người có lẽ còn ngây thơ, vì không hiểu chiến tranh chống du kích, chống nổi dậy, nên hỏi tại sao lực lượng chúng ta đông như thế mà không tiêu diệt được địch. Ta phải có mặt ở nơi nơi trong khi địch sống trong bóng đêm như ma quỷ, chỉ tập trung xuất hiện một lúc rồi biến mất. Sự dấn thân của Mỹ vào cuộc chiến tranh chống cộng ở Miền Nam với khoảng gần 500.000 lính Mỹ và Đồng Minh vào thời điểm đó tham dự cũng đã vực dậy nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp đang suy đồi. Nhờ viện trợ Mỹ với Chương trình CIP (Commercial Import Program) và PL 480 (Public Law 480 về nông sản thặng dư ở Mỹ) - ước chừng 500 triệu đô la một năm - và vửa nhờ chi tiêu của lính Mỹ (cả tỷ đô la đỏ một năm), nền kinh tế tiêu thụ với hàng nhập tràn ngập đã làm cho khu vực thành thị trở nên đông đúc, nhộn nhịp chưa từng có. Năm 1967 cũng là một năm chính trị ở Saigon bắt đầu ổn định, sau ba năm hậu Đệ nhất Cộng hòa hầu như vô chính phủ, hỗn loạn ngu xuẩn vì tướng tá tham quyền và một số lãnh đạo tôn giáo sân si, ám muội. Vào tháng tám năm 1966, Miền Nam tổ chức bầu cử Quốc Hội lập hiến với 117 dân biểu, và theo hiến pháp được thông qua ngày 22-12 năm đó, thì năm 1967 có bầu cử tổng thống, Thượng viện và Hạ viện. Năm 1967 có thể nói Miền Nam có một cuộc bầu cử dân chủ đặc biệt, cho dù đương nhiên có những câu chuyện tai tiếng này nọ của mấy ông tướng tá muốn lèo lái bầu cử. Trên cả nước, từ Bến Hải đến Cà Mau, người ta nô nức ra tranh cử (các đảng phái chính trị, các tôn giáo, các địa phương và quân nhân), và người dân cũng nô nức đi bỏ phiếu nhờ chính người ra tranh cử vận động. Những nhóm tranh đấu (hẳn phải có nhóm do Việt Cộng giật dây) nay cũng hiểu rằng họ không còn có thể xuống đường mãi nữa vì người dân đã ngấy. Những thành phần chống cộng triệt để hay cấp tiến đều chen vào được cả hai viện của Quốc hội. Những ứng cử viên được Phật giáo đưa ra hay Thiên Chúa giáo ủng hộ đều có cơ hội trở thành người dân cử. Người dân nam bộ đã có dịp xác định được thế lực Phục hưng Miền Nam không ít người sau đó chạy theo Dương Văn Minh hay đưa ông tướng chỉ giỏi nghề trồng hoa lan này ra làm bông xung. Và xã hội cũng cho thấy sự tôn trọng giá trị sĩ nông công thương qua bầu nhiều trí thức vào chốn quan trường. Trong bầu cử tổng thống, có đến 11 liên danh ứng cử, cho thấy người ta tin ở bầu cử tự do. Lúc ban đầu, có đến 17 liên danh, và hai lien danh bị loại mà chúng ta còn nhớ là của Dương Văn Minh và Tiến sĩ Âu Trường Thanh. Liên danh quân đội - cuộc hôn nhân bất đắc dĩ giữa hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ - đắc cử, nhưng chỉ được khoảng 35% số phiếu không dám làm những tỷ lệ huyễn hoặc như 95% chẳng hạn. Bầu cử tự do dân chủ đến mức một ngưòi xa lạ như luật sư Trương Đình Dzu bỗng chốc trở thành anh hùng dân tộc với 17% số phiếu - đứng thứ nhì. Người ta nói ông được mớm chủ trương hòa giải, được Việt Cộng vận động người dân ở quê bỏ phiếu phá bầu cử (giống như Sa hoàng Putin trong cuộc bầu cử năm ngoái ở Mỹ). Những người Việt tự do, quốc gia cần phải có một khảo hướng đúng đắn (không được quên và phải hiểu cho đúng) với lịch sử, với cố Tổng thống Lyndon Johnson, để chúng ta hiểu rõ

hơn sự hiện diện của mình, nhân dạng của mình, và cách cư xử hợp tình, đạo nghĩa như một cộng đồng. Đó chính là vấn đề civility, political correctness, integrity chung ta cần có như một cộng đồng người Việt tự do khi nhìn lại 50 năm biến cố Mậu Thân và đứng trước ngày 30-4 Quốc Hận sắp đến. Tưởng nhớ Lyndon Johnson ngay cả khi người Mỹ đang quên chính là trong hướng duy tâm đó.