Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Tài liệu tương tự
Cứu Nguy Tận Thế TA Đây dày dạn công lao, Kêu trong bá tánh niệm nào cho thông. Niệm đi tránh gió cuồng phong, Niệm rồi mới biết Chúa Ông chỗ nào. Niệ

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Document

Phần 1

ấ t (Kim Cổ Kỳ Quan 9/18, Ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915) THẤT tình lục dục thân cũng đổi, Đặng hiểu tường giềng mối Thánh hiền. Ai Thần ai Thán

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Document

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

Cúc cu

Document

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Chữ ký Bát Môn Đồ Trận của Đức Huỳnh Giáo Chủ đêm ở Đốc Vàng. Nét số 3 cắt ngang giữa chữ S tiên tri ám chỉ vĩ tuyến 17 chia hai đất nước nă

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

CHƯƠNG 1

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Đức Huỳnh Giáo Chủ về rồi Bàn tay lật ngửa vậy mà, Chớ đừng lật sấp vì Thầy tái sanh. Đi xa thì phải dặn rành (Đức Huỳnh Giáo Chủ viết ở làng Nhơn Ngh

Microsoft Word - unicode.doc

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h


LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

-

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Phần 1

CHƯƠNG 1

Document

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Microsoft Word - chantinh09.doc

PHẦN TÁM

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phần 1

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

No tile

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Gian

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Cúc cu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

VuLan 2011 ChuyệnVãng Sanh Cực Lạc Viễn Lưu

doc-unicode

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Bồ Tát Phật giáng trần bằng hai thân, một là Chơn Thân {Kim Thân}, hai là Giả Thân {Xác Trần}. Để hoàn thành sứ mạng cứu thế, Bồ Tát phải giáng trần n

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Phần 1

No tile

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

No tile

36

Đường Về Tà Lơn 128 Bần Sĩ Vô Danh Đời Thượng Nguơn Sau cuộc đại biến thiên Tận Thế Hội Long Hoa, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, Trời Phật biế

mộng ngọc 2

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Con Gà bay chẳng qua mương Sống để coi nếu ai nói đúng, Mùi Dậu Thân rơi rụng đầy đường. Con Gà bay chẳng qua mương, * Tí te tiếng gáy vấn vương não s

Ai baûo veà höu laø khoå

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phần 1

Microsoft Word - Hoi ngo Tra Vinh.doc

Phần 1

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Microsoft Word - NhomBanThanPetrusKy.docx

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

No tile

Chửi

Microsoft Word - chotinhyeutronven02.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Great Disciples of the Buddha

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Bản ghi:

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ trong vườn, mà còn trổ lan tràn ra tận ngoài lề đường xe cộ lưu thông. Kiểng vật khoe màu đua sắc tươi, Cành hoa hé nở tợ như cười. Xuân về cảnh đẹp càng thêm vẻ, Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi. (Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1941 ở Chợ Quán, Đức Thầy ký thác sứ mạng bằng bài thơ khoán thủ cách cú cho trò Kiểng Xuân).

Năm Chuột Bính Tý 1996, tôi có cơ may diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh, và được Ngài trực tiếp thuyết cho tôi nghe ba băng Cứu Nguy Tận Thế. Cũng trong dịp này, tôi lên trại rẫy nơi lãnh trang ở Bình Long. Lúc bấy giờ trại rẫy chỉ có ba mẫu còn cây rừng hoang sơ. Trong trại rẫy chỉ có một túp lều tranh, xung quanh mới phác hoang chuẩn bị trồng cây trái. Trong lúc các bạn đạo ngồi nghe Đức Cậu Bần Sĩ nói chuyện, bỗng có động lực vô hình khiến tôi muốn biết tuổi tác của Đức Cậu. Nhưng hỏi tuổi phụ nữ thì ngại quá, tôi ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới bạo dạn hỏi: -Thưa Cô Chín {bấy giờ tôi gọi Đức Cậu là Cô Chín}, thưa Cô Chín tuổi con gì? Đức Cậu cười đáp: -Cô tuổi Đinh Hợi. Sau này nếu muốn biết tuổi tác ai, thì quý vị hỏi thưa anh thưa chị, năm nay anh chị được bao nhiêu tuổi? Hỏi như vậy là lịch sự rồi. Đừng hỏi tuổi con gì, vì nếu người ta tuổi con rắn hay tuổi con Cọp thì nghe ghê sợ lắm! * {Đáp gián tiếp: Xà thương Hổ giảo} Nhân dịp trả lời tuổi tác, Đức Cậu Bần Sĩ nói thiên cơ Dần Mẹo Thìn Tị trở đi, ngòi nổ Thế Chiến Ba khởi ở Trung Đông từ năm Dần khi chàng thanh niên bán hàng rong rau quả Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17-12-2010 nhằm ngày 12 tháng 11 âl. năm Canh Dần {Cọp}. Ngọn lửa tự thiêu năm Dần {Hổ} ấy đưa đến kết quả trước tiên là nhà độc tài Zine Al Abidine Ben Ali tổng thống xứ Tunisia bị lật đổ. Và tầm ảnh hưởng ngọn lửa tự thiêu ấy khiến sang năm Mẹo Tân Mão 2011, chiến tranh bùng nổ dữ dội nhiều nơi khác vùng Bắc Phi, Trung Đông như: Ai Cập, Yemen, Bahrain, Libya, Iraq, Syria... Kìa kìa quỷ mị khởi loàn, Xà thương Hổ giảo đa đoan Hội Này. Phần thời giặc giã phủ vây, Phần thời đói khát thân rày chẳng yên. Lăng xăng nhiều cuộc đảo điên, Sợ trong thế sự như thuyền chạy khơi. Đã hết lời, đã hết lời, Khuyên răn dạy biểu cho người thiện duyên Trách lòng nhiều sự chẳng kiêng, Ốm đau cầu giảm, an thuyên chẳng màng. Biến sanh những sự tà gian, Hủy tăng phá giới lòng toan hại người. Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng hay, Ví như cầm chén rủi tay bể rồi! (*) Thầy xưa lời dặn hẳn hòi, Thực nhơn nhơn thực đến hồi chẳng không. Oan oan tương báo chập chồng, Tham tài tích đại mình không xét mình. (Trích Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An, tr. 106-107, lưu ở đình Tòng Sơn năm Kỷ Dậu 1849, Nguyễn văn Hầu biên khảo ấn tống năm 1973)* chén bể ám chỉ ai chết? Xà thương là rắn cắn, Hổ giảo là Cọp ăn, ám chỉ năm Cọp Canh Dần 2010 {Dần Mẹo Thìn Tị }, Mohamed Bouazizi tự thiêu làm bùng nổ cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Đông, cảnh khói lửa chết chóc hãi hùng lan qua các nước Tunisia, Ai Cập, Bahrain,Yemen, Libya, Syria Trong chuyện Bên Thầy, Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri: Ngòi nổ Thế Chiến Ba chắc chắn sẽ khởi từ Trung Đông; khi cuộc chiến Trung Đông tạm ngưng, sẽ tới vùng Á Đông. Sydney, 30-11-2018, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo.. https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Phụ lục: Nhớ một người bạn cũ 09/02/2016 14:28 Minh họa của họa sĩ Chu Thảo. Thời ở chiến khu miền Đông Nam Bộ, nhiều đêm mưa rừng, ngồi một mình trong túp lều lợp lá trung quân, tôi cứ nghĩ lan man. Một nỗi cô đơn hoàn tán nào So với ở chiến trường đồng bằng, nơi tôi từng đi và ở, thì ở rừng khả năng sống sót cao hơn. Nhưng chất lượng sống kém hơn, sống khổ hơn. Còn nhớ, ngày mới vào chiến khu, do không có tiền, nên tôi thường thiếu cả xà phòng giặt loại rẻ nhất. Nhiều bữa phải giặt quần áo bằng nước trơn ngoài suối, lại phơi nơi ẩm thấp trong rừng già, nên quần áo bốc mùi rất khó chịu. Còn nhiều nỗi khó chịu khác nữa mà tôi phải tập quen dần. Rồi cũng dần quen. May quá, ở đó tôi gặp một người bạn. Chơi thân với nhà văn Lưu Kiểng Xuân - nguyên trung úy lái trực thăng của quân đội Sài Gòn - là cơ sở cách mạng và lên chiến khu từ Mậu Thân, anh Tư Xuân truyền cho tôi một số kỹ năng sống trong điều kiện tối thiểu. Như cách kiên trì ăn cơm với muối hột. Tư Xuân tuy là sĩ quan không quân Sài Gòn, học hành bài bản, tiếng Anh tốt, lại là nhà văn, nhưng vẫn nguyên chất là một nông dân, con nhà nông ở Cần Đước, Long An. Tư Xuân có quá nhiều kinh nghiệm và kỹ năng của một nông dân Nam Bộ. Nhiều buổi tối, ngồi uống trà với anh, nghe anh kể chuyện bắt cá, phóng chĩa tôm càng xanh trên sông cùng nhiều chuyện hành nghề của nông dân Nam Bộ, tôi nghe mê mải, cảm giác hết sức sảng khoái. Mỗi kiến thức, mỗi kỹ năng ta nghe được, học được, dù lớn dù nhỏ, đều khiến ta cảm thấy mình lớn lên, từng trải hơn. Là nhà văn, lại nguyên là nông dân, nên cách kể chuyện của Tư Xuân rất hấp dẫn, vừa cụ thể, vừa giàu hình ảnh, lại vừa khái quát. Các thủ trưởng hơi có vẻ dè chừng với Tư Xuân, còn tôi, chả có gì phải giữ kẽ với một đồng nghiệp mà tôi thích. Vậy mà sau giải phóng có vài ba năm, vào lúc các thủ trưởng đã bớt dè chừng với một người từng đồng cam cộng khổ với mình trên chiến khu, cũng vào lúc gia đình Tư Xuân làm ăn có vẻ nới hơn, mới tậu được máy làm nước đá, có đồng ra đồng vô, thì Tư Xuân và cả nhà vượt biên. Trước thời điểm Tư Xuân vượt biên khoảng nửa tháng, tôi lang thang từ Đà Nẵng vào Sài Gòn, và gặp anh. Lâu ngày anh em gặp nhau, lúc nào chả làm vài xị đế. Nhưng lần này, Tư Xuân mời tôi đi nhà hàng. Nhà hàng Ngọc Lan hay Thanh Lan gì đó, khá tốt. Và uống bia Sài Gòn, không uống rượu đế. Tư Xuân kêu mấy món hơi bị khá so với hồi đó, và hai anh em tôi lai rai. Dĩ nhiên, tôi hoàn toàn không biết ý định và kế hoạch vượt biên của Tư Xuân. Chỉ thấy lần này gặp tôi, ngoài tình cảm anh em từ R, sau giải phóng vẫn mặn, thì gương mặt Tư Xuân có vẻ hơi trầm. Chỉ thế thôi. Sau giải phóng, Tư

Xuân được chuyển về Ban Văn nghệ, rồi làm báo Văn nghệ thành phố theo nguyện vọng của anh, như thế là ổn. Trong câu chuyện bên ly bia, tôi không nghe Tư Xuân phiền hà gì về các thủ trưởng văn nghệ của mình, nên cũng không để ý. Tư Xuân vượt biên là một bất ngờ với tôi. Dù ai cũng biết, anh từng là sĩ quan không quân Sài Gòn. Nhưng anh đã theo Việt Cộng bao nhiêu năm, trước là cơ sở cách mạng trong nội thành, sau lên hẳn chiến khu làm báo Binh vận, ăn phụ cấp cán bộ sơ cấp hay trung cấp gì đó, nghĩa là thuộc ngạch VC, chứ không phải khách Liên minh. Anh là người kháng chiến cũ. Bẵng đi rất nhiều năm, tôi lại gặp Tư Xuân ở Sài Gòn. Anh về nước thăm bà con, anh em. Điều thú vị nhất với tôi là Tư Xuân vẫn y như vậy, anh gần như không thay đổi. Nhưng mà có thay đổi, khi nghe anh kể chuyện. Tư Xuân bây giờ ăn chay trường, anh theo đạo Hòa Hảo. Tư Xuân kể: Sau một thời gian ở Úc, làm ăn cũng khá, anh sắm được nhà riêng. Theo đúng truyền thống nhậu của anh em chúng tôi từ hồi ở Rừng, Tư Xuân quyết định trong ngôi nhà mới của mình phải có một tủ rượu thật hoành tráng. Anh đã thuê đóng xong tủ rượu, chưa kịp bày rượu vào thì nằm mơ. Có người xưng Thầy báo mộng với anh: Con hãy biến tủ rượu của con thành tủ đựng Kinh Phật Thầy, và con hãy tiếp bước trên con đường hành Đạo mà Thầy đã đi. Giấc mơ có lời phán truyền của Thầy khiến Tư Xuân đổ mồ hôi hột. Anh lập tức cho dẹp toàn bộ các chai rượu, và thay vào đó, anh bày Kinh Phật. Sau này thêm Kinh đạo Hòa Hảo. Anh quyết định ăn chay trường, và an bần lạc đạo. Gặp lại nhau ở Sài Gòn, tôi mời Tư Xuân, Hai Hoàng và Năm Chiêu - ba anh em kháng chiến cũ - ăn cơm ở nhà hàng Ba Miền. Tư Xuân vui vẻ nhận lời, nhưng chỉ ăn chay, và nhất định không cho tôi trả tiền, mà giành trả. Tôi kêu rượu vang, nhưng chỉ tôi với Hai Hoàng và Năm Chiêu (cựu Bí thư Chi bộ trong R) uống, còn Tư Xuân thì uống nước lọc. Hay thật đấy! Một người như Tư Xuân, sau giải phóng đã từng bán rượu Gò Đen - Cần Đước cho tất cả các văn nghệ sĩ ở chung cư 190 Công Lý (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), bản thân Tư Xuân cũng uống rượu rất chì, vậy mà Con người ta vẫn có thể thay đổi bất ngờ khiến nhiều khi phát sửng sốt như thế. Và tôi cho đó là sự thay đổi tốt, ít nhất là với Tư Xuân, dù tôi vẫn chưa thật hiểu lắm về chuyện anh theo Đạo Hòa Hảo. Nhưng tôi thấy cách hành đạo của Tư Xuân là rất đẹp. Anh chính là người đã lôi kéo một người bạn thân quê Nam Bộ của mình, là chủ tiệm vàng giàu có ở Úc, bỏ ra một số tiền lớn để xây dựng tượng Phật Bà Quan Âm trên đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi quê tôi. Trước khi Lý Sơn - Quảng Ngãi có tượng Phật Bà cao to, thì Đà Nẵng đã có, pho tượng Phật Bà rất hoành tráng xây trên bán đảo Sơn Trà. Dân Đà Nẵng nói, từ ngày có tượng Phật Bà trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng tránh được các cơn bão lớn. Trong đó có một cơn bão (bão số 9 - năm 2009) trước định đổ bộ vào Đà Nẵng, nhưng tới phút cuối cùng, chợt quyết định đổi hướng và đổ vào Quảng Ngãi, khiến quê tôi thiệt hại trăm bề. Sau cơn bão số 9 đó, Lý Sơn đã có tượng Phật Bà do người bạn của Tư Xuân xây tặng. Và đúng là từ bấy tới nay, Quảng Ngãi tránh được mấy cơn bão lớn (nhưng vừa rồi lại bị lụt lớn, do Phật Bà cũng không ngăn được mấy tay thủy điện xả lũ). Nhân đây cũng nói, vì sao Tư Xuân có tình cảm với Quảng Ngãi. Số là hồi chiến tranh anh đã từng lái trực thăng cứu thương chở thương binh Sài Gòn, nhiều lần hạ cánh ở sân bay dã chiến gần bệnh viện Quảng Ngãi (cũ) thuộc đường Hùng Vương bây giờ. Sau những chuyến lái máy bay tải thương ấy, Tư Xuân viết được một loạt bút ký rất xúc động về tình cảnh bi thảm của người lính Sài Gòn khi bị thương. Tư Xuân trở thành nhà báo của Binh vận bắt đầu từ loạt bút ký đó. Và cũng chính thức thành nhà văn khi còn chưa kịp cởi bộ đồ bay để lên chiến khu. Là bạn của Tư Xuân, lại là dân Quảng Ngãi, tôi cảm thấy mình được ăn theo chút đỉnh trong mối liên hệ tình cảm này. Thỉnh thoảng Tư Xuân từ Úc gọi điện thoại cho tôi, nói sẽ gửi Kinh Phật Hòa Hảo để tôi đọc. Tôi rất vui, dù không hy vọng mình theo được Đạo Hòa Hảo. Nhưng tình bạn giữa tôi với Tư Xuân thì chắc chắn vẫn tiếp tục tốt đẹp. Đó là tình bạn giữa những người kháng chiến cũ, như tôi với Chim Trắng, Trang Thế Hy, Hai Hoàng hay Năm Chiêu và nhiều bạn khác. Nhắc đến lão nhà văn Trang Thế Hy, lại nhớ, hồi tôi mới về Binh vận, chính Tư Xuân đã rủ tôi đi xe đạp tìm sang cứ B2 - Văn Nghệ thăm nhà văn Trang Thế Hy. Tôi lúc ấy mới nghe danh Trang tiên sinh chứ chưa biết mặt ông. Còn Tư Xuân thì cứ mỗi lần đàm đạo với tôi về văn học lại nhắc đến Tư Sâm (bí danh Trang Thế Hy) mà anh coi như một bậc thầy của mình trong văn xuôi. Buổi sáng, chúng tôi đạp xe từ cứ Binh vận mất khoảng 1 giờ 30 phút thì tới Ngã Tư Nước Đá thuộc đất Campuchia. Tên là lạ này do lính VC đặt cho cái ngã tư chẳng có

gì đặc biệt, ngoài một quán nước lèo tèo, bán vài món giải khát rẻ tiền như sâm bổ lượng, thạch đen. Điều đặc biệt nhất ở quán này là nước đá. Uống nước giải khát trên mảnh đất lúc nào cũng nóng ran mà có vài cục đá lạnh thì đã thiệt! Tôi với Tư Xuân dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội hiếm hoi này, mỗi người vô quán làm một cốc nước đá sâm bổ lượng cho mát mẻ, rồi mới chịu lên đường đi tiếp. Gần trưa mới tới B2 thì hay tin nhà văn Trang Thế Hy đã đi xuống chiến trường đồng bằng, hình như là đi Bến Tre quê ông. Chúng tôi buồn quá. May được gặp nhà văn Anh Đức vốn quen biết với Tư Xuân. Anh Đức là nhà văn nổi tiếng, tôi đã học tác phẩm của ông từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng chưa được gặp ông bao giờ. Anh Đức tiếp Tư Xuân và tôi khá niềm nở, vợ chồng ông làm thịt con gà nhà nuôi đãi cơm trưa chúng tôi. Đúng ra là đãi Tư Xuân, anh mới là nhân vật chính, còn tôi chỉ ăn theo. Anh Đức cũng chẳng biết tôi là ai, ngoài là một cậu lính mê văn nghệ. Nhưng tôi rất vui, ăn theo mà được ăn theo thịt gà thì quá tươm! Buổi chiều, tôi với Tư Xuân lại lóc cóc đạp xe về, qua một trảng cỏ voi thật rộng. Chúng tôi đạp xe theo lối mòn, và tôi chợt để ý thấy chi chít những dấu chân người in trên lối mòn chưa kịp khô sau cơn mưa. Có lẽ một đơn vị bộ đội vừa hành quân qua đây để ra chiến trường. Buổi tối về cứ, tôi viết luôn được bài thơ Những dấu chân qua trảng cỏ, sau này thành tựa đề chung cho tập thơ đầu tay của tôi Dấu chân qua trảng cỏ. Sau bao nhiêu năm với biết mấy thăng trầm, cuối cùng tôi với Tư Xuân lại gặp nhau ở Sài Gòn. Anh vẫn là người bạn cũ tôi yêu quý, vẫn là người kháng chiến cũ không bao giờ quên những tháng năm gian khổ của đời mình trên chiến khu. Và vẫn giữ tâm hồn một người nông dân Cần Đước, nơi từng là chiến khu của Trương Định, cũng là nơi có món rượu đế rất nổi tiếng. Mỗi kiến thức, mỗi kỹ năng ta nghe được, học được, dù lớn dù nhỏ, đều khiến ta cảm thấy mình lớn lên, từng trải hơn. THANH THẢO Nhà thơ Thanh Thảo