50. Làm cách nào để người ta ngoan ngoãn bước vào trại tù mặc dù không biết trước ngày về? Đó là câu hỏi mà nhiều người không bị nếm mùi «học tập cải

Tài liệu tương tự
50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

I CÁC TIÊU CHUẨN HẠNH KIỂM MỤC VỤ I. Những người tham gia trong bất kỳ hình thức mục vụ nào trong Giáo Phận của Camden phải luôn luôn thực hiện chức v

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Bài Học 3 13 Tháng 7 19 Tháng 7 SA-BÁT: MỘT NGÀY CỦA SỰ TỰ DO CÂU GỐC: Đoạn, Ngài lại phán: Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chớ chẳng phải vì ngày S

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Document

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

1

Cúc cu

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

Kể về một người bạn mới quen

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

doc-unicode

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thien yen lang.doc

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

CHƯƠNG 1

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

SÓNG THẦN Buoàn Vui Ñôøi Vaän Taûi. Cùng là lính Mũ Xanh, anh cầm súng, còn tôi tay ôm chặt lấy vô lăng đưa anh ra tiền tuyến đối diện với quân thù, đ

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Document

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Cảm nghiệm sau khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tại Giáo Xứ Cái Răng, Giáo Phận Cần Thơ, ngày /8/2014 Cha Vinh Sơn Võ Văn Thọ, Chánh xứ giáo

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Document

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

1 Lễ Hội Quán Thế Âm Chùa Viên Giác Trong các vị Bồ Tát của Đạo Phật, Vị được nhiều người ngưỡng mộ nhất, nhiều fans nhất phải kể là ngài Quán Thế Âm.

Tứ Hành Xung

Cúc cu

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Dùng lá bài tôn giáo

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Nghị luận về thời gian

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Phần 1

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Document

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

thacmacveTL_2019MAY06_mon

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Chuyện trò với Đạo diễn Đỗ Tiến Đức Trùng Dương Điện Ảnh Miền Nam trước 1975 & việc thực hiện phim Yêu dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Chu T

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

ầu năm xách giỏ Lên thăm ông táo Chút tình con thảo Bưởi ổi cóc chanh Xin ông để dành Nhâm nhi từng tí Nghe con hủ hỉ (Hủ hỉ cái mà hủ hỉ!!!) Khải tấu

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Bản ghi:

50. Làm cách nào để người ta ngoan ngoãn bước vào trại tù mặc dù không biết trước ngày về? Đó là câu hỏi mà nhiều người không bị nếm mùi «học tập cải tạo» thường đặt ra khi biết là có hàng trăm ngàn người «tự nguyện» đi học tập cải tạo. Câu trả lời là những người đó đã bị lừa, tưởng rằng chỉ đi học tập cải tạo một tháng (cho sĩ quan cấp tướng tá và nhân viên cao cấp trong chính quyền) hay 10 ngày (cho sĩ quan cấp úy và nhân viên trung cấp trong chính quyền), không ngờ là đã sa vào cái bẫy sập là vào tù mà không biết ngày về. Điều đó đúng. Nhưng phân tích rành mạch ra, thì kế hoạch lừa đảo đó như thế nào? Lừa một số ít người còn hiểu được, lừa cả trăm ngàn người đâu phải dễ! Vậy mà «cách mạng» vẫn làm được, không những chỉ lừa hàng trăm ngàn người miền Nam từ trình độ trung bình đến những người trình độ học vấn rất cao mà còn lừa được cả dư luận thế giới! Nhắc lại là qua tháng 6, trường Đại Học Dược Khoa đã trở lại sinh hoạt bình thường, tiếp tục chương trình giảng dạy bị gián đoạn vì những biến cố cuối tháng 4-1975. Long phải lên giảng đường dạy lý thuyết thay cho Giáo Sư trưởng ban đã di tản. Bên đài Truyền Hình, sau 15 ngày đọc tin tức nhưng không xuất hiện trên màn ảnh, Mai không còn làm xướng ngôn viên nữa phải thay những khuôn mặt quen thuộc của chế độ cũ bằng những người mới, phần đông từ trong rừng ra, từ ngoài Bắc vào nhưng vẫn tiếp tục làm việc trong một bộ phận khác của đài và được chọn vào làm việc tại phòng Chuyên Mục phụ trách thực hiện các bộ phim tài liệu, những phóng sự dài. Tình hình có vẻ tạm ổn định cho hai vợ chồng. Phải nói là cả Long và Mai đều rất may mắn vì làm việc tại hai cơ quan vẫn còn cần người cũ, nên nghiễm nhiên trở thành «cán bộ công nhân viên». Sau này mới thấy là cái «mác» cán bộ công nhân viên quan trọng như thế nào, nhất là trong việc «quản lý» đời sống. Cán bộ sẽ thuộc quyền quản lý của cơ quan, dù sao cũng là nơi quen biết. Không là cán bộ thì sẽ do địa phương quản lý, với tất cả cái phiền nhiễu khi phải tiếp xúc với những «ông quan i-tờ-rít» trong các ủy ban nhân dân địa phương nơi mình cư ngụ. Nhưng dù bản tính lạc quan đến đâu chăng nữa, Long cũng vẫn nghĩ rằng đây chỉ là giai đoạn đầu, giai đoạn mà phe «cách mạng» chưa đủ người để áp đặt một khuôn phép mới trong một xã hội mới đang thực hiện «một cuộc thay da đổi thịt» như vẫn được nói hằng ngày trên các phương tiện truyền thông! Và quả đúng như thế. Ngày thứ ba 10 tháng 6-1975, đài phát thanh và đài truyền hình cho đọc một «Lời kêu gọi» và một «Thông cáo» ký tên Thượng Tướng Trần Văn Trà 1, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản thành phố Sài Gòn Gia Định. Nhật báo «Sài Gòn Giải Phóng tiếng nói của nhân dân Sài Gòn Gia Định» đề ngày 11 tháng 6-1975 cũng đăng hai tài liệu trên. Tờ báo đăng «Lời kêu gọi của Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn Gia Định gởi binh lính, sĩ quan ngụy quân và nhân viên ngụy quyền» với tựa đề chữ to «Ra thú tội với nhân dân với cách mạng sẽ được xem xét ân giảm. Ngoan cố lẩn trốn, tiếp tục chống lại nhân dân, chống lại cách mạng sẽ bị trừng trị kiên quyết.» Mào đầu bằng những từ ngữ hoa mỹ «khoan hồng, nhân đạo,» trực tiếp nhắm vào «binh lính, sĩ quan, cảnh sát, nhân viên ngụy quyền.» nhưng nội dung 4 điểm sau đó hoàn toàn có tính cách răn đe và hăm dọa. Điểm 1 có lẽ quan trọng nhất, tóm tắt trong câu văn : «Ai sớm tiến bộ được chính quyền cách mạng xem xét sẽ được xóa bỏ tội lỗi và phục hồi quyền công dân cho họ.» Đọc đến đây Long và Mai mới khám phá ra là mình đã có nhiều tội lỗi và đã mất quyền công dân vì đã là «nhân viên ngụy quyền», bây giờ phải làm sao «sớm tiến bộ» để được xem xét xóa bỏ tội lỗi và phục hồi quyền công dân đã đánh mất Điểm 2 và 3 kêu gọi đồng bào «ra sức chỉ dạy khuyên răn con em, chồng vợ, cha, anh mình kiên quyết từ bỏ con đường tội lỗi» và đồng thời kêu gọi đồng bào «tham gia vào các nhiệm vụ cách mạng địa phương, vạch mặt chỉ tên bọn phản dân hại nước còn lẩn trốn rắp tâm lôi kéo con em mình trở lại con đường đen tối.» Điểm 4 kết thúc lời kêu gọi bằng một phán quyết : «Chính quyền cách mạng kiên quyết trừng trị bọn ác ôn ngoan cố còn lẩn trốn tiếp tục chống lại nhân dân, phá hoại trật tự trị an, chống lại cách mạng.» Đọc những dòng chữ này trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, Long bắt đầu hiểu ra, lời kêu gọi này đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đổi đời. Giai đoạn 40 ngày dễ thở đã qua, giai đoạn bạo lực cách mạng bắt đầu. 1 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

2 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

Cũng trên trang nhất của tờ báo này, một Thông Cáo với hai đề tài trông có vẻ tương tự nhưng thật ra rất khác nhau được đăng thành hai cột. Cột bên trái đề tài là Về việc học tập cải tạo sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, tình báo, cán bộ ngụy quyền và đảng phái chính trị phản động đã trình diện đăng ký, cột bên phải đề tài là Về việc học tập cải tạo hạ sĩ quan, binh lính và nhân viên quân đội ngụy, tình báo, cảnh sát và ngụy quyền đã trình diện đăng ký. Sở dĩ có câu đã trình diện đăng ký vì trong những ngày đầu sau ngày 30 tháng 4-1975, đã có lệnh buộc tất cả các thành phần ngụy quân, ngụy quyền phải trình diện đăng ký với Ủy Ban Quân Quản. Đại đa số đã trình diện, số ít không tuân hành lệnh này phải lẩn trốn để tìm cách vượt biên hoặc đến một địa phương khác thay tên đổi dạng để mong xóa bỏ quá khứ của mình. Trở lại với thông cáo đăng trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, cả hai cột đều bắt đầu bằng câu Thực hiện chánh sách khoan hồng của Chánh phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giúp cho những người thuộc ngụy quân ngụy quyền được cải tạo trở thành người công dân chân chính. Chánh sách khoan hồng được nhắc đi nhắc lại từ ngày 30 tháng tư đến giờ cũng có phần nào ảnh hưởng đến tâm lý những người bị gọi đi học tập cải tạo, làm cho người ta bớt sợ và dễ dàng đi trình diện hơn, nhưng chưa đủ để đánh lừa được người ta đi vào tù. Phải có cái gì cụ thể để người ta tin, và cái cụ thể đó chính là hai cột trong thông cáo: dùng cột bên phải (đối tượng là hạ sĩ quan, binh lính, nhân viên dân sự ) để đưa vào rọ các đối tượng cột bên trái (là sĩ quan, viên chức cao cấp). Trước hết phải đọc kỹ cột bên phải, đăng phần quy định rất chi tiết: 1. Tất cả hạ sĩ quan, binh lính và nhân viên quân đội ngụy thuộc các quân binh chủng tại Sài Gòn Gia Định, tình báo, cảnh sát và nhân viên ngụy quyền quận, phường, khóm, xã ấp đã trình diện đăng ký đều phải đi học tập cải tạo trong ba ngày kể từ ngày 11 tháng 06 năm 1975 đến ngày 13 tháng 06 năm 1975 tại các địa điểm Ủy ban Nhân dân Cách mạng phường mà mình đã đăng ký. Nhân viên ngụy quyền (từ Trưởng phòng trở xuống) thuộc các Phủ, Bộ, Vụ, Viện, Nha, Sở, Ty cấp Trung ương thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định, các xí nghiệp công quản, các bệnh viện công, các trường học công lập đã đăng ký và trình diện tại các cơ quan trên sẽ học tập cải tạo tại cơ quan từ 18-06 đến 20-06-1975. 2. Thời gian học tập liên tục từ 7 giờ đến 16 giờ (giờ Đông Dương) trưa nghỉ 1 giờ. Người đi học tự mang thức ăn trưa và chiều, sau khi học về nhà nghỉ. 3. Lịnh học tập này phải được tuyệt đối chấp hành. Ai không đi học tập cải tạo đúng thời hạn coi như phạm pháp. Ngày 10 tháng 6 năm 1975 Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn Gia Định (đã ký) Thượng Tướng Trần Văn Trà Sáng sớm ngày thứ tư 11 tháng 6-1975, người ta thấy tại các nơi bị trưng dụng để học tập cải tạo phần đông là các trường tiểu học vẫn còn đóng cửa rất đông người đến trình diện. Họ phải mang theo cơm để ăn trong giờ nghỉ trưa, ngồi suốt ngày nghe giảng giải về tội ác của Đế quốc Mỹ và tay sai là ngụy quân ngụy quyền, về công lao của Đảng Cộng Sản, v.v. Chiều đến mọi người về nhà. Sau ba ngày như thế, mỗi người được cấp tờ giấy chứng nhận mình đã học tập cải tạo và được trả quyền công dân. Mọi người thở phào! Học tập cải tạo như thế có gì là ghê gớm? Đúng là suốt ngày phải nghe lải nhải những điều có ai muốn nghe đâu, nhưng đổi lại được cấp tờ giấy về quyền công dân thì cái giá phải trả như thế là quá rẻ. Từ giờ trở đi mình sẽ là một công dân chân chính như tất cả các công dân khác Quả thật có sự khoan hồng trong cách xử sự của cách mạng! Bắt đầu từ ngày 13 và trong 3 ngày 13, 14 và 15-6-1975, đến phiên các sĩ quan cao cấp và cán bộ cao cấp phải trình diện học tập, được ghi trong cột bên trái của thông cáo. Phần quy định ghi rõ: 1. Đối tượng nêu trên phải đi học tập cải tạo tại các địa điểm sau đây. Sau đó thông cáo liệt kê địa chỉ các địa điểm dành cho: a. Sĩ quan quân đội ngụy cấp tướng và đại tá, cấp trung tá, cấp thiếu tá b. Sĩ quan cảnh sát ngụy từ cấp thiếu tá đến cấp tướng c. Sĩ quan và cán bộ tình báo Mỹ ngụy d. Nhân viên ngụy quyền từ quận phó đến tổng thống, từ phó giám đốc, trưởng phó ty đến Tổng bộ trưởng, từ nghị sĩ, dân biểu đến chủ tịch thượng viện, hạ viện e. Đảng viên các đảng phái chính trị phản động từ phó bí thư quận huyện đến chủ tịch, tổng bí thư, tổng thư ký đảng 3 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

2. Những người đến tập trung học tập phải mang theo giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực thực phẩm (hiện vật hoặc tiền) đủ dùng trong một tháng kể từ ngày đến tập trung. 3. Thời hạn phải có mặt từ ngày 13, 14 và 15-6-1975 ở những địa điểm quy định trên đây. Quá thời hạn 3 ngày quy định trên đây, ai không có mặt ở các địa điểm tập trung thì xem như không thi hành mệnh lệnh. 4. Giờ tiếp nhận người đến tập trung tại các địa điểm ghi ở điều 1, hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ (giờ Đông Dương). 4 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

Người đọc thông cáo này ngoại suy ra: hạ sĩ quan, binh lính, v.v. học tập cải tạo 3 ngày, mình là sĩ quan cao cấp, v.v. học tập 1 tháng, lâu gấp 10 lần thành phần hạ sĩ quan, binh lính cũng là hợp lý. Với trình độ của mình phải học tập nhiều hơn, nên phải lâu hơn chứ! Ngoài ra, muốn học cho có kết quả, người ta tổ chức để mình sống chung với nhau như khi đi cấm phòng, chỉ tập trung vào việc học, không bị chia trí về chuyện khác. Nghe đồn có thể sẽ học ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung là nơi Long đã từng học quân sự 9 tuần, vì nơi này chứa được cả chục ngàn người Tin đồn này có thể cũng bắt nguồn từ cách mạng không chừng, để cho các đối tượng yên tâm đi vào bẫy sập. Người ta chờ đến hết ngày 13 để thấy tận mắt các đối tượng học 3 ngày đã học xong, và đã được cấp giấy chứng nhận trả quyền công dân. Như vậy là cách mạng đã giữ đúng lời hứa! Thế là mọi người lũ lượt tay xách nách mang đến trình diện tại các nơi quy định, thường là những trường trung học lớn vẫn chưa mở cửa dạy học lại. Chịu khó khổ cực trong vòng 1 tháng, đổi lấy cái giấy chứng nhận trả quyền công dân để sống lại cuộc sống bình thường, thôi thì cũng ráng Có một điều lạ là trong thông cáo ngày 10 tháng 6 không thấy đề cập gì đến đại đa số sĩ quan còn lại, đó là những người cấp úy, Thiếu úy, Trung úy, Đại úy. Sau này sẽ thấy rõ là người ta cố ý sắp xếp thời gian sao cho ăn khớp để cái bẫy sập có hiệu lực tối đa cho tất cả các đối tượng. Và quả vậy, ngày 20 tháng 6-1975, sau khi hạ sĩ quan và binh lính đã học 3 ngày và được cấp giấy chứng nhận, sau khi sĩ quan cao cấp đã trình diện và được đưa đến một nơi nào đó được giữ bí mật, nhưng với cách mạng, cái gì cũng bí mật nên cũng chẳng ai thắc mắc các phương tiện truyền thông phổ biến một thông cáo mới về việc học tập cải tạo của thành phần sĩ quan và viên chức còn lại. Và đây là cái mà Long chờ đợi, vì chàng là một Đại úy biệt phái về Bộ Giáo Dục để dạy học. Ở đây cũng nên nói thêm về hai cách hiểu thế nào là biệt phái. Trong Nam chỉ đơn giản là một quân nhân thay vì làm việc trong quân đội được biệt phái qua làm việc bên dân sự vì bên đó cần người. Ngoài Bắc lại hiểu khác, người được biệt phái có một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, thường là về tình báo. Do hai cách hiểu khác nhau đó mà các quân nhân biệt phái bị nghi ngờ làm cho CIA. Cũng may chỉ một thời gian sau, sự hiểu lầm này cũng tan biến dần. Tờ báo Sài Gòn Giải Phóng đề ngày thứ bảy 21 và chủ nhật 22-6-1975 đăng thông cáo này. Một phần của thông cáo nói về trường hợp các sĩ quan từ cấp tá đến cấp tướng về hưu. Phần còn lại rất dài liên quan đến sĩ quan cấp úy, với một Lịch trình học tập cải tạo sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, tình báo biệt phái, từ Thiếu úy đến Đại úy đã trình diện đăng ký. Sau phần mào đầu Thực hiện chánh sách khoan hồng, v.v., đến phần quy định: 1. Tất cả sĩ quan quân đội ngụy, cảnh sát, tình báo đã trình diện đăng ký đều phải đi học tập cải tạo tại các địa điểm sau đây: a. Sĩ quan quân đội ngụy từ cấp Đại úy đến cấp Thiếu úy biệt phái sang các ngành ngụy quyền đã trình diện đăng ký, phải đến tập trung từ ngày 23, 24-6-1975 tại các địa điểm: (sau đó liệt kê các địa điểm tùy nơi cư ngụ của đương sự) [ ]. b. Sĩ quan quân đội ngụy cấp Đại úy đã trình diện đăng ký, phải đến tập trung từ ngày 23, 24-6-1975 tại các địa điểm: [ ] c. Sĩ quan quân đội ngụy cấp Trung úy đã trình diện đăng ký, phải đến tập trung từ ngày 25 và 26-6- 1975 tại các địa điểm: [ ] d. Sĩ quan quân đội ngụy cấp Thiếu úy, sĩ quan cảnh sát ngụy từ Chuẩn úy đến Đại úy và cán bộ sơ cấp tình báo ngụy đã trình diện đăng ký, phải đến tập trung từ ngày 27 và 28-6-1975 tại các địa điểm: [ ] 2. Những người đến tập trung học tập phải mang theo giấy bút, quần áo, mùng màn, các vật dụng cá nhân, lương thực thực phẩm (hiện vật hoặc tiền) đủ dùng trong mười ngày kể từ ngày đến tập trung. 3. Quá thời hạn quy định trên đây, ai không có mặt ở các địa điểm tập trung thì xem như không thi hành mệnh lệnh. 4. Giờ tiếp nhận người đến tập trung tại các điểm nói trên, hàng ngày từ 8 giờ đến 17 giờ (giờ Đông Dương). Ngày 20 tháng 6 năm 1975 Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn Gia Định (đã ký) Thượng Tướng Trần Văn Trà 5 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

Thế là quá rõ ràng: hạ sĩ quan 3 ngày, cấp tá 30 ngày, cấp úy 10 ngày, còn gì logic hơn, nói theo kiểu logic mới của cách mạng! Hạ sĩ quan đã học xong, cấp tá đi chưa về vì chưa hết 30 ngày, cấp úy ùn ùn đi trình diện tại các địa điểm quy định. Ráng 10 ngày, xong cho rảnh nợ! Long cũng có tâm trạng như đại đa số những người bị lùa vào cái rọ của trại tù cải tạo thời đó. Trước khi đi, chàng hỏi ông Ba Phát là khoa trưởng mới của trường Đại Học Dược Khoa: Tôi mới dạy được 3 lần, trong khi vắng mặt có ai dạy thay tôi không? Ông Ba Phát trả lời: Làm sao tìm ra ai dạy thay bây giờ, anh cứ đi, 10 ngày nữa anh về ráng dạy bù vài buổi vậy. Buổi chiều ngày thứ hai 23 tháng 6-1975, Long đeo ba-lô đến trường Taberd trên đường Nguyễn Du trình diện học tập cải tạo. Trong ba-lô chàng có đồ đạc đủ dùng cho 10 ngày. Đúng như bản thông cáo đã quy định. 6 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

7 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

1 Trần Văn Trà (1918-1996) là một tướng lãnh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Ủy Viên Trung Ương Đảng từ 1960 đến 1982, và là một trong những người lãnh đạo quân sự tại miền Nam từ 1964. Chính ông là người chỉ huy tấn công Sài Gòn trong Tết Mậu Thân 1968. Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975, ông làm phó cho tướng Văn Tiến Dũng. Năm 1982, ông cho xuất bản hồi ký với tựa đề Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, trong đó ông nói lên những sai lầm của Bộ Chính Trị trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, đã đánh giá sai về ý chí nổi dậy của nhân dân miền Nam, cũng như sai về lực lượng quân cách mạng, đưa đến thảm bại về quân sự như đã thấy. Đây là một hành vi can đảm vào năm 1982, cũng là một hành vi «tự sát chính trị». Ông bị cách chức và quản chế tại gia trong vòng 3 năm. Sau đó ông dành thời gian còn lại của đời mình cho cuộc đấu tranh của cựu chiến binh. Ông mất năm 78 tuổi. 8 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp