60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Tài liệu tương tự
Cúc cu

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phần 1

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

SỰ SỐNG THẬT

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - doc-unicode.doc

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

thungoguiACEPG_2019JUL25_thu

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

CHƯƠNG 1

Document

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Cổ học tinh hoa

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Layout 1

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Công Chúa Hoa Hồng

HỒI I:

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Layout 1

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

NGUYỄN AN NINH Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ảnh Nguyễn An Ninh lúc bị bắt lần cuối (1939) Sinh: 1900 Chợ Lớn (nay thuộc Long An) Mất: 1943 Côn đảo

1

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - doc-unicode.doc

No tile

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

No tile

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

I

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Document

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

No tile

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG


Document

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

http:

Nam Tuyền Ngữ Lục

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Viết thư gửi một người bạn ở xa

No tile

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phần 1

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Microsoft Word - unicode.doc

Microsoft Word - L?m c?m Sài Gòn thiên h? s?.doc


Phần 1

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

J

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

Bản ghi:

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự nhiên của người dân Việt. Chia cắt lâu dài nhất là thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18. Hai nhà Chúa, Trịnh và Nguyễn, cả hai cùng lấy tiếng phò vua Lê nhưng không đội trời chung nên lãnh thổ bị chia đôi, mỗi Chúa cát cứ một phần, đồng thời gây nhiều đợt nội chiến tương tàn. Con sông Gianh thời đó cũng như con sông Bến Hải sau này đã chứng kiến bao cảnh tang tóc chia ly. Tình trạng chia cắt này chấm dứt khi có cuộc dấy binh của ba anh em nhà Tây Sơn, nổi tiếng nhất là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đánh dẹp cả hai nhà Chúa, rồi lên ngôi Quang Trung Hoàng Đế và đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Ông chẳng may mất sớm, nên Nguyễn Ánh là hậu duệ của các Chúa Nguyễn trước kia thừa cơ vùng lên tiêu diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh lập nên nhà Nguyễn, lấy niên hiệu Gia Long. Đó là đầu thế kỷ 19, đất nước được thống nhất liền một giải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và được đặt tên là Việt Nam. Sau Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị rồi Tự Đức. Nhưng nhà Nguyễn mới trị vì được hơn nửa thế kỷ đã bị quân Pháp xâm lăng, chiếm miền Nam trước rồi từ từ lấn về phía Bắc. Khi cuộc xâm lăng hoàn tất thì nước Việt Nam bị chia làm ba theo chính sách chia để trị của thực dân Pháp. Nam Kỳ trở thành thuộc địa, một phần đất mất hẳn vào tay Pháp, còn Trung Kỳ và Bắc Kỳ là hai «kỳ» được người Pháp «bảo hộ», mỗi kỳ với một quy chế bảo hộ riêng. Nhà Nguyễn vẫn trị vì trên hai phần đất này nhưng người Pháp lấn lướt dần và từ từ tất cả quyền hành lọt vào tay họ. Thời đó người Pháp đặt tên «Đông Dương (Indochine française)» cho một vùng đất gồm ba nước Việt Miên Lào, nhưng đối với họ không phải là 3 nước mà là 5 thực thể riêng rẽ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Ai Lao, coi như 5 nước khác nhau! Chính phủ Pháp chỉ chính thức trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam năm 1949 sau khi thành lập Quốc Gia Việt Nam, đứng đầu là Quốc Trưởng Bảo Đại. Trước đó đã có hai lần Việt Nam đơn phương tuyên bố độc lập và thống nhất, lần đầu ngày 11 tháng 3-1945 khi Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố độc lập tại Huế sau khi Nhật «đảo chính» người Pháp, lần thứ hai là ngày 2 tháng 9-1945 khi ông Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Hà Nội sau khi Việt Minh cướp chính quyền vào ngày 19 tháng 8-1945. Nhưng cả hai tuyên bố độc lập này đều không được quốc tế công nhận, và chính quyền Pháp cũng xem như không có. Tướng De Gaulle cầm đầu chính phủ lâm thời Pháp sau khi Paris được giải phóng tháng 8 năm 1944 quyết tâm lập lại chính quyền thuộc địa đã bị Nhật lật đổ vào ngày 9 tháng 3-1945. Quân Pháp theo chân quân Anh trở lại tái lập chế độ thuộc địa cũ. Chính phủ Hồ Chí Minh phải bỏ Hà Nội rút lên chiến khu phía bắc, và kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Chiến tranh bùng nổ, những năm đầu là một cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng từ năm 1950 trở đi, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, còn Mỹ và các nước phương tây công nhận Quốc Gia Việt Nam, thế là cuộc kháng chiến chống Pháp biến thành cuộc chiến tranh ý thức hệ với sự giúp đỡ của quốc tế cộng sản một bên, và của Hoa Kỳ một bên. Hiệp định Genève 1954 lại một lần nữa chia cắt đất nước làm hai miền với con sông Bến Hải làm ranh giới. Lúc đầu chỉ là lằn ranh đình chiến cho quân đội hai bên tập kết, nhưng sau hai năm con sông đó trở thành ranh giới giữa hai thể chế, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với thủ đô Hà Nội và Việt Nam Cộng Hòa với thủ đô Sài Gòn, cả hai đều được một số quốc gia trên thế giới công nhận. Hà Nội không thể chấp nhận chỉ cai trị có phân nửa lãnh thổ. Sài Gòn cũng không thể chấp nhận cả nước phải sống dưới ách chuyên chính vô sản của cộng sản. Mâu thuẫn dẫn đến một cuộc chiến tàn khốc, với sự tham chiến trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ. Việt Nam biến thành điểm «nóng» trong «chiến tranh lạnh» giữa hai khối cộng sản và tự do, hoặc nói theo kiểu cộng sản là hai khối «xã hội chủ nghĩa» và «tư bản chủ nghĩa». Vừa là chiến tranh ý thức hệ, vừa là nội chiến tương tàn. Ít nhất ba triệu người chết. Hận thù chồng chất, chia rẽ kéo dài Chiến tranh chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự sụp đổ của chế độ miền Nam, thống nhất đất nước là chuyện đương nhiên. Người dân từng sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã thua trận chẳng để ý gì đến chuyện thống nhất này, vì đối với họ ngày 30 tháng 4-75 đã là ngày thống nhất trên thực tế rồi. Ngược lại những người miền Nam đã phục vụ trong chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam thì hoàn toàn vỡ mộng, vì ngay từ những ngày đầu, họ đã chẳng còn có chỗ đứng nào trong bộ máy quyền lực mới. Họ nhẹ dạ tin rằng mình đã nắm được chính nghĩa, mưu cầu cho sự độc lập, tự do của đất nước, giờ đây bẽ bàng khi Hà Nội quyết định vứt bỏ một công cụ đã làm xong 1 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

nhiệm vụ nhất thời. Một ngày đẹp trời nào đó cái chính phủ do Hà Nội dựng lên trước kia, giờ đây bị Hà Nội giải tán không kèn không trống. Người dân chẳng ai biết giải tán như thế nào, giải tán vào lúc nào Nhưng dù sao Hà Nội cũng muốn có một thủ tục thống nhất nào đó cho «phải phép». Từ đó mới có quyết định bầu ra một quốc hội chung cho cả nước, sau đó Quốc hội mới này sẽ quyết định thống nhất hay không, khi nào thống nhất, thống nhất bằng cách nào, v.v. Ngày bầu quốc hội được định vào chủ nhật 25 tháng 4 năm 1976. Gần đến ngày bầu cử, Long và Mai được cái «hân hạnh» là «trả quyền công dân». Sở dĩ có chuyện «trả» là vì trước đó, cái quyền công dân mà hai vợ chồng chẳng khi nào nghĩ tới từ ngày cha sinh mẹ đẻ đã bị cách mạng «tước bỏ» vì chàng và nàng đều thuộc thành phần «ngụy quân, ngụy quyền». Nhưng với chính sách «khoan hồng độ lượng vô biên» của cách mạng, hai vợ chồng đã được «tạo cơ hội để học tập cải tạo», đã được cách mạng chỉ ra con đường «ăn năn hối cải để xứng đáng được trả lại quyền công dân». Long đã trải qua học tập cải tạo tập trung trong trại tù cải tạo, còn Mai không phải vào trại tập trung nhưng cũng phải học tập tại cơ quan làm việc trong vòng 6 tháng. Việc đầu tiên của một công dân tốt, nhất là khi mình mới được «phục hồi quyền công dân» là phải đi bầu quốc hội, hiển nhiên là như thế rồi! Long nhớ như in từng chi tiết cuộc bầu cử này, vì nó quá đặc biệt so với những gì chàng biết về bầu cử trước đó. Và có lẽ không ngoa lắm nếu nói rằng cách tổ chức bầu cử này có một không hai trên thế giới! Mỗi đơn vị bầu cử sẽ bầu một số đại biểu, thường khoảng trên dưới 10 người. Tổng số đại biểu là 492. Muốn ra ứng cử phải thông qua Mặt Trận Tổ Quốc 1, một tổ chức quy tụ các hiệp hội và quy tụ cả «Đảng». Đã có Đảng thì đương nhiên là Đảng phải lãnh đạo Mặt Trận, vì câu khẩu hiệu «Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ» áp dụng cho mọi trường hợp. Trên lý thuyết là phải «thông qua Mặt Trận Tổ Quốc», trên thực tế là «thông qua Đảng». Nói trắng ra là chỉ có Đảng mới có quyền đưa người ra ứng cử. Không thể có chuyện «tự do ứng cử» được. Cả tháng trước, các tổ dân phố phải học tập rất kỹ về cuộc bầu cử này. Họp vào buổi tối, mỗi «hộ» phải có ít nhất một đại diện đến họp, không thể thoái thác vì bất cứ lý do gì. Các tổ trưởng dân phố đã nhận chỉ thị và phải học tập trước trên phường, về giải thích lại cho các cử tri của tổ mình về ý nghĩa của cuộc bầu cử cũng như về cách thức bầu bán ra sao. Cũng chính các tổ trưởng phổ biến danh sách các ứng cử viên. Mỗi đơn vị luôn luôn có số ứng cử viên nhiều hơn một hai người so với số đại biểu. Cũng trong các buổi họp tổ buổi tối như thế, các tổ trưởng đọc bản tiểu sử của mỗi ứng cử viên, trong đó nhấn mạnh đến những thành đạt của từng người. Coi như tương đương một cuộc tranh cử, chỉ khác là tranh cử mà không cần có mặt của ứng cử viên, cử tri không thấy mặt cũng không được nghe tiếng, tổ trưởng dân phố đọc tiểu sử và thành tích là đủ rồi. Đỡ mất thời giờ của ứng cử viên phải đi đến từng tổ dân phố. Cách thức bầu được giải thích cặn kẽ. Đến phòng phiếu mỗi người sẽ được phát một danh sách có tên tất cả ứng cử viên của đơn vị. Trường hợp đơn vị của Long là 12 người, sẽ chỉ bầu cho 10 người. Cử tri cầm tờ giấy vào phòng kín, trong đó có cái kệ để viết, và có cây bút. Cử tri phải gạch bỏ 2 tên trong danh sách 12 người đó. Ban tổ chức sợ cử tri băn khoăn không biết phải gạch tên ai vì chẳng biết ai với ai nên trong các buổi họp ban đêm ở tổ dân phố, tổ trưởng cũng đã cho biết là nên gạch 2 tên nào rồi. Đảng rất chu đáo trong việc tổ chức bầu cử, không những chọn sẵn ứng cử viên, mà còn chọn luôn cả hai người «làm vì» để cử tri gạch tên cho ra vẻ là có chọn lựa! Đến ngày đi bầu không khí mới thật là bất thường. Giữa ban ngày nhưng có lệnh giới nghiêm! Chợ không họp, quán tiệm không mở, nhà thờ nhà chùa không có lễ. Cứ tưởng tượng một ngày chủ nhật ở Sài Gòn nhộn nhịp như thế nào mà hôm đó đường xá vắng tanh, lâu lâu có xe của ban tổ chức bầu cử hay của công an chạy vụt qua. Long lại nhớ thời còn sinh viên, trong những năm từ 1963 đến 67, ở Sài Gòn đảo chính liên miên, mỗi lần như thế lại giới nghiêm 24 trên 24, nhưng riết rồi người dân cũng đâm ra «lờn» nên thành phố cũng không đến nỗi vắng tanh như ngày bầu cử này. Nhưng ở các tổ dân phố thì không khí nhộn nhịp lắm, vì không phải ai muốn đi bầu lúc nào cũng được. Cũng không phải ai muốn bầu thì bầu, không bầu thì thôi. Không! Mỗi tổ dân phố được chỉ định một nơi để bầu, điều này là dĩ nhiên rồi, và một giờ để bầu, điều này thì trước đây Long chưa thấy bao giờ. Tổ của Long được thông báo trước sẽ bầu lúc 10 giờ, tổ trưởng dặn mọi người tập họp lúc 10 giờ kém 15 ở đầu ngõ. Tổ trưởng dân phố cũng là một người sống trong tổ, bị chỉ định làm tổ trưởng, «ăn cơm nhà vác ngà voi» chứ chẳng có quyền hành gì, chỉ có nhiệm vụ làm sợi dây liên lạc giữa các hộ trong tổ của mình với phường và công an, là những cơ quan thực sự có quyền lực. Đúng giờ, tất cả cử tri không ốm liệt giường đều có mặt ở đầu ngõ, tổ trưởng điểm danh xem có đầy đủ không, rồi mọi người xếp hàng hai đi bộ đến phòng phiếu. Phải xếp hàng cho có trật tự, không thể đi như 2 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

đàn bò «vào thành phố i» được, tổ trưởng nhắc lại chỉ thị của phường là thế. Trên đường đi, gặp những tổ dân phố khác cũng xếp hàng rồng rắn đi về, hoặc đi đến một phòng phiếu nào đó. Long và Mai làm bổn phận công dân như mọi người, vào phòng kín lấy bút gạch hai tên như đã được dặn trước. Bỏ phiếu vào thùng rồi ra ngoài sân chờ mọi người trong tổ bầu xong, lại xếp hàng hai rồng rắn đi về. Buổi chiều khi tất cả các tổ đã làm xong bổn phận công dân, có một toán cầm thùng phiếu lưu động đến từng nhà có cử tri «ốm liệt giường» để những người này cũng được bầu như người khỏe mạnh. Chính quyền chăm sóc đến thế thì còn ai có thể phàn nàn là không có dân chủ cơ chứ! Điều Long ngạc nhiên là tại sao làm việc chu đáo như thế mà tỷ lệ người đi bầu không đạt 100% mà chỉ được khoảng từ 98 đến 99% thôi? Sau này Long được giải thích là luôn luôn có những cán bộ công nhân viên có «công tác đột xuất» không có mặt ở đơn vị bầu cử ngày hôm đó, và vì là công tác vào giờ chót nên không kịp làm thủ tục đổi đơn vị bầu cử. Khi được giải thích như thế Long mới vỡ lẽ ra, vì trong chế độ «xã hội chủ nghĩa nghìn lần dân chủ hơn chế độ tư bản chủ nghĩa» này, có ai lại dại dột cố ý từ khước quyền bầu cử của mình? Từ khước như thế là chưa «thấm nhuần tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội», và cần phải được đưa đi học tập trong các trại cải tạo để hy vọng có ngày sẽ «trở thành người công dân tốt trong xã hội mới» như Long vừa mới chớm được thưởng thức mấy tháng trước gọi là «vài món ăn chơi» trong hai trại tù Trảng Lớn và Long Khánh! Quốc hội sẽ nhóm họp vào ngày nào, sẽ làm gì, Long cũng như đa số người dân bình thường chẳng quan tâm vì ai cũng biết tất cả quyền lực nằm trong tay của Đảng (chỉ cần một chữ viết hoa vì ai ai cũng hiểu là đảng nào rồi), đúng ra là trong tay của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, chính xác hơn nữa là trong tay của Bộ Chính Trị, và thật sự là chỉ trong tay vài nhân vật chủ chốt trong cái Bộ Chính Trị đó. Quốc hội một năm họp vài lần chỉ có nhiệm vụ giơ tay hợp thức hóa những gì Đảng đưa ra. Nhưng đối với những «công nhân viên» như Long và Mai thì dù không quan tâm cũng không thể không biết những tin tức về chính trị, vì mỗi buổi sáng vào làm việc có nửa giờ bắt buộc đọc báo chung. Mọi người vào một phòng dùng làm chỗ đọc báo và một người đọc to những tin tức trên báo Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân hay Sài Gòn Giải Phóng cho mọi người nghe. Không muốn nghe cũng không được! Nhờ vậy mà Long biết được là Quốc Hội mới đã nhóm phiên họp đầu tiên vào tháng 6-1976, đổi tên nước thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với thủ đô là Hà Nội, và đổi tên Sài Gòn ra là Thành Phố Hồ Chí Minh (thường được kèm thêm bốn chữ «rực rỡ tên vàng!»). Nhưng quan trọng hơn nhiều là Đại Hội IV của Đảng Lao Động Việt Nam nhóm họp vào tháng 12-1976, lấy lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ra nghị quyết «tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội» 2. Nhưng không thể tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc nếu chưa thông qua một «thời kỳ quá độ», một câu lạ tai đối với người dân miền Nam nhưng nghe đi nghe lại cả ngàn lần rồi cũng phải quen thôi!. Muốn đi từ «xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa» thì phải có một giai đoạn chuyển tiếp, chính là cái «thời kỳ quá độ» này! Đó là thời kỳ mà miền Nam được tắm mát trong «ba dòng thác cách mạng». Đây là một khẩu hiệu được nhắc đi nhắc lại trong các buổi học tập chính trị : «Ba dòng thác cách mạng là cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hoá tư tưởng, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật LÀ THEN CHỐT». Mỗi lần người giảng viên chính trị nói đến ba tiếng cuối cùng «là then chốt», thế nào cũng phải nhấn mạnh từng chữ để mọi người chú ý đến vai trò then chốt của dòng thác cách mạng thứ hai này. Như vậy phải chăng là trong ba dòng thác đó, phải thực hiện đầu tiên là «cách mạng khoa học kỹ thuật», nếu không thì không thể «mở cửa» cho hai dòng thác kia? Lý thuyết là như thế, nhưng thực tế đó chỉ là khẩu hiệu. Thực tế thì cuộc «cách mạng quan hệ sản xuất» mới là dòng thác đầu tiên phải được thực hiện ngay, thực hiện gấp rút. Hậu quả cũng nhanh chóng không kém là nền kinh tế cả nước suy sụp. Người dân miền Nam diễn nôm chữ viết tắt XHCN là «Xuống Hố Cả Nước», cũng như trước đó đã có câu sát với thực tế hơn là «Xếp Hàng Cả Ngày»! Muốn hiểu «cách mạng quan hệ sản xuất» là gì mà hậu quả lại ghê gớm như thế, phải học qua vài điều căn bản của chủ nghĩa Marx, theo đó loài người đi từ cộng sản nguyên thủy (khi con người còn sống bằng săn bắt và hái lượm, chỉ chung sống trong những nhóm nhỏ nên dễ dàng cùng chia sẻ mọi của cải). i Lời của bài Du Mục, một bài hát nổi tiếng của Trịnh Công Sơn Đàn bò vào thành phố, đêm buồn vắng buồn hơn, đàn bò vào thành phố, không còn ai hỏi thăm 3 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

Đến khi con người biết định canh định cư, tổ chức xã hội càng ngày càng lớn thì vẫn theo Marx xã hội trên toàn thế giới đã qua nhiều thời kỳ, bắt đầu bằng chế độ nô lệ, rồi đến chế độ phong kiến, cuối cùng là chế độ tư bản, trong đó tư liệu sản xuất thuộc về một thiểu số là giai cấp tư sản, còn đại đa số thuộc giai cấp vô sản bị giai cấp tư sản bóc lột tận xương tủy. Muốn không còn cảnh «người bóc lột người», phải có một xã hội không còn giai cấp. Muốn vậy phải xóa bỏ giai cấp tư sản, và các phương tiện sản xuất phải nằm trong tay toàn dân. Đồng thời cũng phải xóa bỏ việc buôn bán bị xem là những nghề phi sản xuất, «ngồi mát ăn bát vàng». Tất cả những lý thuyết này đều nằm trong các bài giảng chính trị mà Long và các cán bộ giảng dạy khác đều phải học. Học nhiều thứ lắm! «Cách mạng quan hệ sản xuất» sẽ dùng «bạo lực cách mạng» để tước đoạt tư liệu sản xuất (cơ xưởng, máy móc, ruộng đất) từ tay của thiểu số tư sản để trao lại cho đa số là giai cấp vô sản. Tinh hoa của giai cấp vô sản chính là Đảng Cộng Sản lãnh đạo cuộc cách mạng thông qua chính quyền của giai cấp vô sản. Đó chính là cốt lõi của nền «chuyên chính vô sản», được người cộng sản xem là «dân chủ nhất» vì là chuyên chính của đa số (vô sản) đối với thiểu số (tư sản), dân chủ gấp ngàn lần «chuyên chính tư sản» là chuyên chính của thiểu số (tư sản) đối với đa số (vô sản). Hậu quả là không còn tư nhân nào được sản xuất hay buôn bán gì nữa, tất cả phải tập trung vào tay nhà nước, đưa đến nền kinh tế gọi là «bao cấp». Hơn 10 năm sau, Đảng phải công nhận là nền kinh tế bao cấp đã thực sự đưa «cả nước xuống hố» và hối hả chủ trương đổi mới, chuyển qua nền «kinh tế thị trường» nhưng thòng thêm câu «theo định hướng xã hội chủ nghĩa». Nhưng đó là chuyện sau này. Trở lại những năm đầu sau ngày thống nhất đất nước, thực hiện cuộc «cách mạng quan hệ sản xuất» này tại miền Nam chính là giai đoạn «đánh tư sản» trong những năm cuối của thập niên 70. Để chuẩn bị cho việc đánh tư sản này, phải tiến hành «kiểm kê tài sản» của tất cả các hãng xưởng và các tiệm buôn bán lớn nhỏ. Các đội thanh niên thiếu nữ được huấn luyện cấp tốc để làm công việc kiểm kê này. Họ được tổ chức thành từng đội kiểm kê, mỗi đội đặt dưới quyền điều khiển của một cán bộ kinh tế. Cũng như ngày đổi tiền, ngày khởi điểm chiến dịch kiểm kê được giữ bí mật, nhưng làm sao bí mật được khi phải vận dụng một lực lượng thanh niên lớn lao như thế, nên cuối cùng các nhà còn nhiều tiền của cũng biết trước và nhanh chân tẩu tán phần lớn của cải của mình. Sau kiểm kê, đến phần «hiến» nếu chủ nhà máy, chủ hãng buôn còn có mặt. Vấn đề của nhà nước là muốn tịch thu tất cả nhưng lại không đủ người để quản lý. Thông thường thì người chủ sẽ được làm phó giám đốc để tiếp tục điều hành, còn giám đốc là một đảng viên có nhiệm vụ «lãnh đạo», dù có mù tịt về chuyên môn chăng nữa. Người đảng viên lãnh đạo này sau một thời gian học việc, có thể tự mình điều khiển, sẽ cho người chủ cũ «ngồi chơi xơi nước» và dần dần mời ra khỏi cái hãng xưởng mà có khi họ đã bỏ cả đời ra để xây dựng! Long có kinh nghiệm cụ thể về trường hợp của viện bào chế thuốc tây Thái Vân, vì là nơi Long đưa sinh viên đến thực tập. Người chủ hãng Thái Vân đã di tản trước ngày 30 tháng tư, nhân viên còn lại vẫn tiếp tục đến làm việc như lời kêu gọi của chính quyền mới. Nhưng vì là hãng nhỏ, không quan trọng, mà cách mạng thiếu người nên mấy tháng đầu không có ai của chính quyền được cử đến điều khiển hãng này. Mãi về sau mới có hai cán bộ trẻ, một nam một nữ trước đây phục vụ trong «Rờ». Người nữ cán bộ là nhân vật chính. Cả hai đều có tính tình dễ mến, nhưng không biết gì về sản xuất thuốc tây. Cả hai chỉ là «dược sĩ trung cấp» được đào tạo cấp tốc ngoài Bắc và gửi vào chiến trường miền Nam. Nhưng họ vẫn phải «lãnh đạo» một viện bào chế thuốc tây. Dưới quyền lãnh đạo của 2 dược sĩ trung cấp này có 3 dược sĩ tốt nghiệp đại học Dược Khoa Sài Gòn, trong đó có một người cùng lớp với Long, và nhiều chuyên viên bào chế có nhiều năm kinh nghiệm. Phần đông các hãng xưởng thuộc mọi ngành đều rơi vào tình trạng tương tự. Trở về chuyện ba dòng thác cách mạng, dòng thác thứ ba là cách mạng văn hóa tư tưởng làm cho những người có học thức và trước đây có ít nhiều cảm tình với cách mạng, bị hoàn toàn vỡ mộng. Cuộc cách mạng này bắt đầu bằng chiến dịch diệt trừ «văn hóa đồi trụy». Rất nhiều thứ bị xem là đồi trụy. Sách báo tiếng Việt xuất bản trước đây ở miền Nam đa số bị xem là đồi trụy, còn sách báo tiếng Anh tiếng Pháp, dù là sách giáo khoa, cũng bị tịch thu hết vì không hiểu bọn tư bản Anh Pháp viết gì trong đó, nên cứ tịch thu «cho chắc ăn». Thi hành việc này, phần đông thuộc tiểu đoàn 304, còn gọi là «cách mạng ba mươi» tiếng dùng để chỉ bọn hùa theo cách mạng vào ngày 30 tháng tư. Từng toán đi vào các tổ dân phố kêu gọi đồng bào nộp sách báo đồi trụy. Có nơi họ xông vào nhà lục lọi tìm kiếm. Trong chiến 4 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

dịch này, tại các trụ sở phường, tổ chức ngoài trời cảnh đốt từng đống to sách đồi trụy. Lại liên tưởng đến chuyện ngày xưa Tần Thủy Hoàng đốt sách «thánh hiền», không biết có giống cảnh ở đây không. Nhưng chuyện đốt sách chỉ làm cho có lệ, làm một vài lần, thật ra đa số sách tịch thu đã lọt vào tay con buôn. Chỉ ít lâu sau, mọc lên ở ngay trung tâm Sài Gòn một chợ trời sách, người mua người bán người đi xem tấp nập. Có người dở khóc dở cười khi thấy sách của mình bị tịch thu nay bày bán ở đấy, muốn lấy lại sách chỉ việc bỏ tiền ra Còn dòng thác «là then chốt» trong khẩu hiệu ba dòng thác, tức là cách mạng khoa học kỹ thuật thì vẫn chỉ là khẩu hiệu nói cho sướng miệng, bất kể hậu quả! Một khẩu hiệu được mọi cơ quan dùng làm kim chỉ nam trong một thời gian khá dài, được nói ra rả hàng ngày trên các cơ quan truyền thông, đó là «phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật». Và luôn luôn kèm theo thành tích «đã làm lợi cho nhà nước hàng chục vạn đồng!». Hỡi ôi, có những «phát huy tối kiến, giật lùi kỹ thuật» làm cho cả nhà nước lẫn nhân dân phải dở khóc dở cười 5 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp

1 Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ra đời năm 1955. Đến năm 1977, sau khi đất nước chính thức thống nhất, Mặt Trận được «tái sinh» do việc kết hợp của 3 tổ chức, ngoài Bắc là Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trong Nam là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ Và Hoà Bình Việt Nam. Thực tế là hai tổ chức trong Nam do Đảng dựng lên đã hết nhiệm vụ, nên sáp nhập vào Mặt Trận Tổ Quốc ngoài Bắc cho tiện việc. Trích phần giới thiệu trên trang mạng chính thức của Mặt Trận (mattran.org.vn) : «Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý: Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận.» «Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân: Đảng tiến hành công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng viên. Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay đã chứng tỏ các thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.» Một khi Đảng đã nói thế thì không thể sai được, các thành viên tham gia Mặt trận đều phải tự giác thừa nhận vai trò của mình là bù nhìn hoặc con rối mà thôi! 2 Trích «Bách khoa toàn thư mở Wikipedia» : «Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976 ở Hà Nội. Tham dự đại hội có tất cả 1008 đại biểu chính thức, thay mặt cho 1.550.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác. Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Đại hội quyết định miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng Chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhằm thực hiện mục tiêu đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế hoạch 5 năm 1976-1980 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch, là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đại hội vấp phải một số sai lầm khuyết điểm chủ yếu do tư tưởng chủ quan nóng vội, giáo điều thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu quá cao, không tính đến khá năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất nước sau thống nhất. Sai lầm trong cả chủ trương cải tạo, quản lý kinh tế, thể hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, kinh tế quốc doanh và tập thể luôn thua lỗ nặng, không phát huy tác dụng. Kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăm cấm triệt để. Sản xuất chậm phát triển, thu nhập quốc dân, năng suất thấp, đời sống nhân dân khó khăn, xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực.» 6 Phạm Ngọc Lân : Cha vô danh Chuyện kể cuộc đời một người Việt lai Pháp