ĐƯỜNG VỀ THIÊN QUỐC

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - ptdn1249 (Récupéré).docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

ptdn1159

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

TRUYỀN THỌ QUY Y

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI 144. T

Microsoft Word - ptdn1256.docx

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - unicode.doc

Con Đường Khoan Dung

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Code: Kinh Văn số 1650

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

CHƯƠNG 10

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Tam Quy, Ngũ Giới

ĐỨC TIN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN Trong cuộc sống hàng ngày từ ngàn xưa đến nay, cầu nguyện là một nhu cầu thiết yếu đối với mọi lãnh vực như làm ăn,mua bán, h

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Microsoft Word - doc-unicode.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

doc-unicode

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Microsoft Word - ptdn1252.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

ptdn1101

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Kinh sách ấn tống không được bán. This book is strictly for free distribution, it is not for sale.

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

I _Copy

Niệm Phật Tông Yếu

MƯỜI HAI CÁCH TẠO NGHIỆP TỐT Cư Sĩ Lillian Too ĐĐ.Thích Nguyên Tạng Dịch --- o0o --- Nguồn Chuyển sang ebook Người t

ptdn1059

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

ttvnctk20

Ý nghĩa của sự ăn chay

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - ptdn1251.docx

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 H.T THÍCH THANH TỪ Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namthi

Microsoft Word - V doc

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

1 Đ Ộ N G S Ơ N L Ụ C Dịch Giả : Dương Đình Hỷ Tủ sách : Phước Quế

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh Chùa Ba Vàng HƯỚNG DẪN TU TẬP CHUYỂN HÓA NGHIỆP: CHƯƠNG TRÌNH SỐ 2 (Hướng Dẫn Nương Đức Chư Tăng Chùa Ba V

1

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Quảng Ninh Chùa Ba Vàng HƯỚNG DẪN TU TẬP CHUYỂN HÓA NGHIỆP: CHƯƠNG TRÌNH SỐ 1 (Hướng Dẫn Cách Làm Lễ Ở Nhà, Trước Khi

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

Pháp Môn Niệm Phật

HỒI I:

Mở đầu

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

CHƯƠNG 1

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Kinh Từ Bi

1

Bản ghi:

ĐẠO Tu tâm luyện tánh, thức giao hồn Đạo thành các giới, vượt tiến xuyên Chi khắp càn khôn, Vô Vi chuyển Đạo vàng ánh sáng, ngự muôn phương Đạo là vô cùng, không thể nghĩ bàn, nếu mà nói đến đạo và luận về đạo. Thì người ta chỉ nói một khía cạnh, một gốc đạo nào đó thôi của đạo mình. Như là tôi đạo Phật, đạo Bà La Môn, đạo Chúa.v.v. Mình chỉ có thể nói một khía cạnh của giáo phái mình thôi, chứ mình không có thể nói nhiều khía cạnh của mỗi đạo khác. Thành ra cái chữ đạo, nó rộng lớn vô cùng, vô biên. Nó là tất cả, chứ nó không có hạn hẹp trong đạo Phật, đạo Chúa hay đạo Bà La Môn v.v. Thế nên một người đạo khác, mà đem đạo đi nói với một người đạo Phật thì nó không có hạp gu và hạp nhãn. Và ngược lại một người đạo Phật, hay đạo nào khác, mà đem đạo đi nói với người đạo khác, thì cũng như không. Tại sao nó không hạp gu và hạp nhãn? Bởi vì mình chỉ có nói một khía cạnh của đạo mình thôi thì làm sao mở cho cả hai bên. Mà hai bên, bên nào cũng hay. Hay là hay ngay cái chỗ nào! Có hay là chỉ có Đức Phật và các giáo chủ kia hay. Chứ người nói đạo của Ngài không có hay. Vì họ không có khám phá được chân lý của các Ngài, thành ra có nói mà cũng chẳng có gì hay. Nên chỉ nói đạo, một cách hạn hẹp là chỉ nhép lại, khen và chê. Từ xưa cho tới bây giờ phần đông, mình theo bên nào thì mình cho bên đó hay. Mà ngược lại mình lại chê bên kia dỡ. Sự thật thì không có bên nào hay, mà cũng không có bên nào dỡ. Tại vì mình dỡ đó thôi. Mình tu mà không biết lối tu, bị áp chế, áp tài thì mình có thái độ khen và chê. Còn thái độ khen và chê thì không phải con nhà tu, con nhà nói đạo và con nhà hành đạo. Nên mình có mang danh tu và địa vị tu, lớn cách mấy thì cũng mặc kệ anh, vì anh không phải là con người đạo. Đạo là phải ở trong tâm, mới phát ra lời đạo được, chứ không phải mình mượn danh từ của Phật mà đi nói đạo, thì người khác tin. Nếu mà mình mượn đạo, rồi đọc trong kinh sách ra nói, thì người khác, họ cũng có thể đọc được y như mình. Tôi thấy hình như ai cũng đọc lại được. Chánh đạo thì dạy cho con người ta, không có chê và cũng không có khen. Chê và khen là do cái tâm vọng động từ bên ngoài cái hình thức thấp cao, lớn nhỏ. Trang phủ che đậy cái lớp đạo tâm. Làm ra cho lớn, cho linh đình, cho oai, để cho người khác họ sợ sệt cái hình thức cầu kỳ long trọng là đúng với đường đạo. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 1

Chủ trương của mình, chứ không phải chủ trương của đạo. Rồi nhiều người cũng lợi dụng cái hình thức long trọng, trang nghiêm của đạo mà làm cho người khác họ sợ mình, họ quy phục mình. Phật và bề trên không có muốn mình sợ sệt như vậy. Chỉ có mình tin tưởng có bề trên, có Phật, rồi mình bị lợi dụng lòng tín ngưởng của mình. Rồi tin một cách mù quáng. Mù quáng là sao? Cứ tin mà không xét, người đó nói đạo, có đúng với Chân Lý không. Có đúng với những lời mà họ đã hành đạt, hay là họ nhép lại lời người khác. Nhiều người mượn danh từ Chân Lý, mà lý luận cho người khác là ta đây là học chân lý cao siêu. Mượn danh từ, mà hù người không tu là một điều không nên làm, nói chữ Chân Lý thiệt lớn, thiệt to mà không hiểu Chân Lý là gì. Rồi làm cho người nghe đạo, họ mù luôn. Chân Lý hay Chơn Lý là cái Không. Nó từ trong Không mà ra. Chứ không phải chân lý nó nằm ở trong cuốn sách hay cuốn kinh đâu, mà tìm. Nghe qua tới đây. Thì đừng bao giờ dùng danh từ chân lý cao siêu mà nói khoát với người nào, cho ta đây là biết nhiều, hiểu nhiều về Chơn lý. Chơn lý thì không bao giờ có sự tính toán, thấp cao. Phần đông mình bị danh từ của những người khác làm lung lay tư tưởng, mà không biết đạo từ đâu có. Cũng có nhiều người cố ý lợi dụng, bằng cách hù cho người ta sợ sệt, dọa nạt như là mắc tội. Rồi còn nói muốn giải tội thì phải cúng dường cho thiệt nhiều thiệt lớn, thì giảm bớt tội. Đó cũng là một hình thức tưởng niệm bề trên. Giảng cái gì mà kỳ lạ thật. Phật hay bề trên không có hưởng được ba cái thứ tiền bạc cúng dường. Các Ngài đó đã giải thoát hết rồi. Cúng dường tiền như vậy là cúng cho các ngài phải không? Nếu mà cúng dường là tưởng niệm bề trên, sao mình không tự đi làm kiếm tiền cúng trước đi, mà biểu người nầy cúng làm phước, người kia cúng làm phước, còn mình thì không có cúng. Lại còn giảng như vầy. Cúng nhiều chừng nào thì mình hưởng phước nhiều chừng nấy. Mấy ông nào mà giảng như thế thì cũng giống như mình cho vay, nữa sau nầy lấy lời vậy thôi. Giảng cái gì mà nghe kỳ quá đi, theo tôi biết bề trên hay Phật chỉ có dạy con người ta bình đẳng và thương yêu người khác, cũng giống như thương yêu chính mình. Và Đức Phật dạy người ta từ bi hỷ xả, chứ đâu có dạy cúng cho nhiều để mai mốt mình hưởng. Ai mà nói như vậy là chỉ có tu phước thôi. Tu phước là còn hưởng phước là còn luân hồi để hưởng, là còn mang nghiệp, mang tội, là làm phước mà có tính toán để hưởng. Phật thì không có muốn nghe, chân lý kiểu đó. Tại sao có Đức Phật và tại sao có Đức Chúa? Ngày xưa chưa có đạo, con người ta chưa hiểu đạo nhiều. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 2

Thế nên hai Ngài đã hy sinh tìm con đường đạo mà chỉ dẫn cho chúng ta noi theo gương của hai Ngài, mà tìm ra con đường đạo, để phát triển văn minh cho đời. Một người thì phát triển ở phương đông, nổi danh như là Đức Phật Thích Ca, dạy cho con người ta biết đạo từ trong tâm. Biết được cái tâm của mình thì con người ta mới có tình thương của con người với con người. Thời đó thì người ta học đạo và hiểu đạo, rồi danh Ngài mới truyền ra ở đông phương cho đến ngày nay. Mà phần đông cho là đạo Phật. Mà trong đạo Phật nó nhiều tông phái khác nhau. Sau khi Phật viên tịch. Chính vì nhiều tông phái khác nhau, nên có nhiều xu hướng khác nhau. Đức Phật chỉ truyền cho một cái tông là Duy Tâm thức. Rồi tùy theo tâm thức của mỗi người nhận ra sao, hành ra sao, áp dụng sau nầy và cho rằng mình đúng, cho rằng người khác sai. Rồi biến thể đạo Phật thành nhiều chi phái, nhiều đường lối khác nhau. Đạo Phật không những dạy cho người tu trong chùa, mà đạo Phật còn dạy luôn cho những người tu ngoại chùa luôn. Nếu biết cách tu. Ngày xa xưa chưa có phương tiện di chuyển dễ dàng như ngày nay, thế nên đạo Phật chỉ ảnh hưởng ở phía đông mà thôi. Còn phía tây cũng có đạo do Đức Chúa Giê Su Ngài xuống hoằng hóa chúng sanh trong thời kỳ đó biết đạo. Vì ngày xưa, người ta quá ác, ỷ quyền thế mà giết chết biết bao nhiêu người vô tội. Đức Chúa Ngài cũng dạy cho người ta lấy từ bình đẳng mà đối xữ nhau thời đó. Con người biết yêu thương con người mà không nên bốc lột hà hiếp lẫn nhau, cấu xé lẫn nhau. Rồi nhóm người phía tây ảnh hưởng đạo do Đức Chúa Ngài sáng lập, rồi lập ra đạo Thiên Chúa mà dạy cho cư dân vùng phía tây học đạo. Được gọi là đạo Thiên Chúa và cho rằng đạo mình hay. Rồi nhóm người phía đông, cũng ảnh hưởng đạo Phật và cho rằng đạo mình hay. Nói chung nhóm nào thì thuộc ảnh hưởng của nhóm đó. Rồi mình chỉ có nói riêng rẽ cá nhân của đạo mình. Đó là hình thức bảo vệ đạo, mà mình không thèm nhìn thấy cái đạo của người khác cũng hay. Thế nên giữa đạo và đạo thường hay chê trích lẫn nhau, đạo tôi hay hơn, đạo tôi cao hơn. Rồi bên kia chịu không nổi chỉ trích lại, chê bai lại, sanh ra tị hiềm, ghanh ghét lẫn nhau. Rồi sanh ra Thánh Chiến, nói tử vì đạo, bảo vệ đạo. Không biết, có ông nào tu thành Thánh, và Thánh đi đánh cho tới chết không? Có Ông Phật nào dạy đi chiến tranh. Rồi nói đạo tôi lớn, đạo tôi cao, đạo anh thấp, đạo tôi khác. Đạo không có khác, chỉ vì tại mình tu không khá, nên thấy nó khác. Là tại vì mình thành lập nhiều màu. Chứ đạo mà nguyên thuỷ thì không khác. Một ông nói Phật tức tâm, tâm tức Phật. Một ông nói nói Chúa có trong ta, trong ta có Chúa. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 3

Hiểu ra rồi thì cũng giống y như nhau. Hai Ngài dạy cho mình tự tu, tự thấy Phật hay Chúa vì cũng ở trong tâm ta mà thôi. Nhưng mà hai kiểu bè khác nhau về hình thức bề ngoài. Chứ thực ra, đạo nào cũng thực hiện tình thương và đạo đức. Mình cứ chê và khen hoài như từ xưa cho tới bây giờ, thì bản thân mình có khá không hay là mình thấy cái bản thân chê khen của mình là ích kỉ, tị hiềm. Trái lại con đường đạo là thực thi bình đẳng và hòa đồng. Vì người tu đạo khác, cũng là con của Thượng Đế, mà người tu Phật cũng con của Ngài Thượng Đế. Đạo nào cũng là của Thượng Đế hết. Nếu hiểu về Đạo. Ngày nay xích lại gần nhau, người tây sang đông dễ dàng, người đông sang tây thoải mái. Mình thấy ông Chúa hay ông Phật, ông nào cũng dạy cho người ta biết thương yêu và tha thứ. Mà người hành đạo không biết tinh thần thương yêu tha thứ, xích lại gần nhau thì cái đạo của mình nó cũng mất tiêu luôn. Mà cái đạo nầy nó do trong tâm bộc phát ra mà nói sự thật cho mọi người thấy, chứ không phải dàn dựng bên ngoài cho dữ dằn là được đạo đâu. Nói cũng được chứ chẳng không, nhưng mà lâu ngày thì người ta biết mình tu giã đò, tu xạo sự, tu kiếm ăn, họ không tin, họ xét thì họ thấy liền. Người ta có trí mà! Đạo là từ trong tâm, chứ không phải hình thức áo mảo. Người nào mà biết đạo, hiểu đạo từ trong tâm rồi, họ sức mấy mà nghe hình thức bên ngoài. Nên họ nói ở nhà tu tâm dưỡng tánh tốt cũng được rồi. Mang hình thức, mà tâm dạ không tốt thì cũng như không, mà làm ô uế thêm không chừng. Người mà biết đạo rồi thì họ sống cho trọn lành của kiếp con người, không làm ác, chỉ làm thiện thôi. Vì họ biết ai cũng phải chết hết, thì ráng chết làm sao, cho con người không tội lổi, thì sau nầy về thiên đàng mà ở. Mình ở thế gian làm cái gì, thì ở trên Trời mình cũng làm được cái đó. Mà Phật Ngài cũng có nói là luật nhân quả, ác lai ác báo. Làm tốt về Trời làm. Làm ác xuống địa ngục. Nếu mà tâm mình chỉ nghĩ đạo của mình thôi, thì mình chỉ có nhìn thấy một gốc cạnh của mình thôi quá hạn hẹp. Không lẽ tôi Phật, tôi chỉ phát triển về đạo Phật của tôi thôi, còn Chúa hay đạo khác thì không được phát triển như tôi, hoặc ngược lại tôi nói, chỉ có tôi là phát triển cái đạo của tôi thôi còn Phật hay đạo khác thì không được phép. Vì chỉ có mình tôi là lớn nhứt và hay nhứt. Tư tưởng cố hủ nầy, đã có từ xưa cho tới giờ. Một cá nhân, một đạo giáo, một chiều hướng thì làm sao xã hội tiến hóa, con người tiến hóa. Có độc tài thì có tự do, có tự do thì có trung lập chứ. Nhiều người nói tự do và ca tụng tự do, chứ lợi dụng hai chữ tự do mà làm ẩu thiếu gì. Ỷ quyền mình làm lớn mà hà hiếp dân lành là lợi dụng hai chữ tự do. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 4

Xã hội thì phải có đa dạng, đa thì, đa văn hoá thì mới hay. Còn đạo thì cũng vậy, phải có nhiều môn phái thì mới thấy cái vẽ đẹp của mỗi thời đại, mỗi thời kỳ, thì mới thấy ông Thượng Đế Ngài tạo dựng. Không lẽ chỉ có đơn độc đạo Phật, đạo Chúa, đạo Bà La Môn thôi hay sao. Còn mấy cái đạo khác không phải là đạo. Nói như vậy thì hạn chế Thượng Đế, chỉ hạn hẹp một khía cạnh của Bà La Môn, khía cạnh của Thiên Chúa, khía cạnh của Phật sao, thì làm sao gọi là ông Thượng Đế. Thế nên biết rồi thì tất cả đều như nhau, của ông Trời tất cả. Giành nhau cho đã thì mới thấy Muôn con sông cũng quay về biển, muôn đạo giáo cũng quay về Trời. Đạo thì có năm loại đạo lớn như là: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Năm đạo nầy quy về một mối là Thiên Đạo. Ai hạp đạo nào thì đi theo đạo nấy, miễn sao về tới ngôi vị Tiểu Thượng Đế sớm là tới đích. Thượng Đế không có cấm ai về tới nguồn cội, chỉ có con người cấm, con người mà thôi. Con người ta tu, thường hay mượn danh các Ngài đi trước mà hù người đi sau, mà thực tế, thực tâm của mình tu, không được bao nhiêu mà hù hiếp người tu sau, thật là tội lắm thay. Phật và các Ngài ấy chỉ dùng tâm thôi, chứ các Ngài ấy không có dùng danh. Tâm là nội thức từ bên trong mỗi cá nhân tu hành, chứ không phải là cao danh, cao phận, như bên ngoài chúng ta lầm tưởng. Tu hoài không thấy đạt. Nói tóm lại danh hay tiếng tốt là danh hay của Chúa, của Phật, của các Ngài đó hay, chứ không phải danh mình. Có mượn thì chỉ mượn tạm một thời gian thôi chứ lâu ngày người khác nghe họ biết mình mượn danh của Ngài mà trồng vào cho mình. Có nhiều lúc mình tưởng lầm là mình làm vậy là đã học được chân lý của các Ngài. Bằng chứng là cứ nhai đi nhai lại, nhép đi, nhép lại, rồi mình tự cho lời nói đó của mình. Chứ thật sự mình không hiểu các Ngài đó nói cái gì! Kêu bằng mọt kinh, mọt sách, mọt chữ, nhớ nằm lòng trong bụng. Lâu ngày tuông ra cho người khác thấy mình thuộc chữ thuộc kinh. Nói như vậy cho nhiều người khen mình biết đạo, hiểu đạo. Rồi vô tình người khác họ cũng tu mà họ biết đạo, họ nghe mình nói, họ thấy mình gôm chỗ nầy một chút, gôm chỗ kia một chút, và chỉ có kể lại giống như mình kể truyện cổ tích cho con em mình nghe, thì họ biết mình tu xạo, tu chức, tu cho có tu. Mang danh tu mấy chục năm nhưng mà thực tế không có tu. Người mà tu chân, tu theo Phật, thì họ sẽ chỉ cho mình làm cách nào để giải bỏ nghiệp tâm. Mới chính thật là người chân tu. Đời bây giờ tu giã thì nhiều, tu tiền thì nhiều, mà tu thiệt thì ít. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 5

Tu thiệt là tu tâm, chứ không có tu tiền và tu danh. Còn nói về đạo thì nó vô cùng, ở một gốc cạnh nào cũng là đạo. Chứ không phải riêng rẽ ở nhà tu viện, nhà chùa là có đạo. Mình chỉ có thể nói đạo mình thôi chứ không thể nào nói đạo với tất cả mọi người. Đạo nó ở muôn nơi và mọi trạng thái điều có đạo. Thí dụ: Mình đi mình gặp một người đào đường đắp lộ, thì đạo nó cũng đã nằm hẳn trong đó rồi. Họ đắp đường, đắp lộ là để cho mọi người chung hưởng và kể cả họ luôn, họ làm mà họ không có cái tâm so đo. Vì đây là nhiệm vụ. Họ làm, họ thực hiện cái lòng nhân đạo, nhân sinh là trên hết. Trong cuộc sống hằng ngày của chính họ, trong cái phạm vi đắp lộ và đắp đường. Mà cái tâm của họ mong sao, cho có con lộ nầy lưu thông, cho mọi người cùng hưởng. Chứ họ không có nghĩ là có tiền, tôi mới làm. Tinh thần đạo nó nằm ngay ở đây. Tu tâm là tu như vậy, đâu có cần, đi đâu chi cho xa, ngay trước mặt mình. Tu ngay trong cảnh đời, cảnh làm việc hằng ngày, mà tôi đã thưa bên trên trong lời nói đầu, trong thực tế, không có viễn du xa xôi, tô hoa, thêm lá và gắng cành vào. Hoặc mình đi đường, mà mình gặp một người già lớn tuổi, mình vui vẽ kính trọng người trên trước. Vì trước đây họ chưa già, chưa lớn tuổi thì họ cũng đã đóng góp biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt xương máu cho xã hội. Như thế cũng là đạo, chứ đạo đâu có xa xôi gì đâu. Đạo mình học ngay cảnh đời, kêu bằng đời đạo song tu là như vậy. Đạo đến nổi mình gặp một chiếc lá khô bên lề đường, mình cũng có thể thấy đạo ở trong đó nữa. Vì khi cái định luật, sanh, trụ, hoại, diệt, nhắc nhở cho chúng ta biết, có đến, thì phải có đi. Mà đi, với dung điểm nào cho thanh nhẹ với phần hồn của chúng ta trong ba cõi, Thiên Đàng, Địa Ngục và Nhơn Gian. Chiếc lá vàng khô nằm vất vã bên vệ đường. Trước khi thành chiếc lá thì thân cây đã hút biết bao nhiêu luồng khí điển của âm dương ngũ hành mà tạo thành chiếc lá màu xanh. Cái màu xanh nầy là cái dưỡng khí hay linh khí của lá xanh. Khi mà cái màu xanh của lá mất đi, thì cái chất linh khí nầy nó tỏa ra cái điển khí của càn khôn vũ trụ. Mà nó sẽ tiếp tục đáp ứng cái màu xanh nầy, cho những cái khác, hấp thụ chất xanh dưỡng khí đó, mà trong đó, con người cũng có dự phần, của chất màu xanh thoát ra từ dưỡng khí. Màu xanh đó, nó hóa ra chất bổ dưỡng, mà cây cỏ thực vật cung cấp cho con người. Vậy thì cái chất bổ dưỡng đó, nó ở đâu? Có phải nó đã hấp thụ, từ trong thanh khí điển, của màu xanh thoát ra không, mà nuôi cây thành quả, thành trái.v.v. Còn mình thì hưỡng hoa quả và thanh khí. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 6

Còn cái xác của chiếc lá, phần nặng trược hơn là phân bón cho vạn linh. Trong khi chiếc lá xanh còn sống, nó đã che bóng mát cho chúng ta. Và nó cũng đã từng che, cho bớt gió. Không có cây che gió, mình sẽ bị thổi mất tiêu luôn. Không có cây và lá, hút bụi, khói và lọc khí khí dơ thì mình bị bệnh nhiều hơn. Vạn vật trên cõi đời nầy điều là hữu dụng. Cây và lá mà còn hữu dụng như thế, không lẽ con người vô dụng hơn chiếc lá sao? Đôi khi có lúc nhìn ra cũng con người, cũng tệ hơn cây và lá. Một chiếc lá cũng đại diện được càn khôn vũ trụ, một hạt cát cũng đại diện cho càn khôn vũ trụ. Đạo từ một hạt cát, nếu không có cát thì làm sao chúng ta có nhà ở, cây trái ăn..v.v. Sau nầy mình chết, cát cũng sẽ chôn mình luôn. Đạo là vô cùng, đạo không có thể nào hạn chế được, nó là riêng của tôi, của tôn giáo tôi mới là đạo, nó phải ở trong nhà thờ tu viện hoặc nhà chùa.v.v. Nói chung tất cả, ai ai trên thế gian nầy, cũng đã và đang thực hiện đạo như: Thí dụ: Người lính, người buôn, học sinh, công nhân, người giáo, chính trị, khoa học, kinh tế.v.v. Họ đã và đang thực hiện đạo, trong phạm vi, người lính, người buôn, người giáo.v.v. Chứ đừng có nghĩ lầm, mà nói những người đó không có đạo, là mình lầm to. Ngoài đời mình gặp rất nhiều vô số những người chưa, trực tiếp tu, mà Tâm Đạo họ rất lớn, còn tốt hơn là người chính thức tu. Thế nên dùng danh từ đạo riêng rẽ, của một tôn giáo mình, tín ngưỡng. Mà đi thuyết đạo thì chẳng có ai nghe, vì trong cá nhân mọi người, họ đã có đạo rồi. Hằng ngày trong đời sống là Đạo, là Đạo Tâm. Đạo nó cao siêu lắm, nó gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta. Đạo nó ở trong tâm ta và nó ở ngoài ta. Khi mà mình đã thấy được đạo. Đạo nó ở ngoài ta, là ngoài đời chuyện ăn ở hít thở. Bởi vì không có chuyện đời, sao có chuyện đạo. Đạo nó đem lại đời sống ích lợi chung, cho đời. Vì đạo nó đem lại trạng thái dung hòa cho đời, bớt động loạn. Không tin thì cứ nhìn thấy mấy người đã từng khổ vì đời, vì động loạn. Rồi họ tìm đạo, thì đạo nó mới giải tỏa được nội tâm nội tạng, uất khí của con người buồn phiền trắc trở ở cảnh đời, thì mới đem lại cảnh thái bình ở nội tâm. Nếu muốn có thái bình ở nội tâm, thì phải học quân bình cơ tạng. Gặp người có chân tu, có nhân tâm, nhân tánh tốt, đạo hạnh khá thì họ chỉ cho mình làm cách nào đạt PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 7

quân bình, mà tự tháo gỡ nghiệp tâm, nghiệp trần hết, bệnh hoạn, buồn phiền và động loạn. Lúc đó thì tự gỡ được mình, mình thấy đạo nó vui, đạo nó hay. Nó đem lại hạnh phúc cho mình. Một người mà hiểu được đời và đạo, thì họ phải được trui rèn trong khía cạnh đặc biệt đời và đạo, thì mới có kinh nghiệm quán thông đời và đạo. Bởi vì chuyện đời họ có học, có đụng, có mắc phải, và họ có giải, thì họ sẽ thông. Mà quý vị thì ai ai cũng đã và đang ở trong đời, chưa khổ thì thấy đời, đẹp đời sướng. Chừng nào khổ rồi thì kiếm cái người tu, đời đạo song tu thì họ sẽ chỉ cho hết khổ, tại sao mình khổ. Đừng để già lớn tuổi quá mà tu, thì tinh khí thần của mình cũng phải lu luôn. Vì cái tội ham chơi. Còn đạo mà tu đúng với đường lối của đạo. Đúng với đường lối của Chúa, của Phật, thì khoa học họ phải bó tay thôi. Bởi vì khoa học phát triển nhờ tâm linh và trí tuệ. Nếu tâm linh không có, trí tuệ không mở thì làm sao, có khoa học vật chất hiện đại như ngày nay. Đầu tiên chưa có khoa học, ai đã dạy cho con người biết học chữ, có phải từ những nhà tu hành? Dạy cho con người ta biết chữ, a, b, c.v.v. Người ta biết chữ a,b,c, là cũng do tâm linh, khối óc con người phát triển. Phát triển, phát triển cao đến vô cùng tận về vật chất, mà quên đi nguồn gốc phần trí tuệ, tâm linh và đạo đức. Tâm linh là con đường đạo. Trí tuệ đó là con đường tu. Một người khoa học mà có giỏi cho cách mấy mà thiếu về tâm linh thì cũng hết xài. Tại sao vậy? Tại vì thiếu tâm linh là thiếu đạo. Thiếu đạo thì không có đức độ lượng và sát hại lẫn nhau. Chỉ nghĩ riêng cho mình thôi mà quên thiên hạ. Mình sống mình được sung sướng nhàn cư, mình thông minh là nhờ ai. Có phải nhờ thiên hạ trồng rau, cấy lúa, chăn nuôi không. Mà được một chút gì thông minh là quên đi, ai đã vì ta. Thiếu đi cái phần đạo hạnh và đức độ. Không phải mình tài giỏi về vật chất là mình hay về đạo đức. Chữ đạo đức, không phải dễ có. Có đạo hạnh, rồi mới tạo được đức độ. Đạo đức là do tâm linh hình thành. Chữ Đức đây mình hay tôn vinh Đức Chúa Ngài, Đức Phật Ngài, Đức Khổng Tử.v.v. Chứ người phàm chưa có với tới, có chăng nữa thì có một chúc xíu hư ảo của các Ngài ấy để lại thế gian. PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 8

Đạo là con đường xưa, con đường tâm linh, con đường trí tuệ vô song, con đường trở về nguồn cội. Đời là bải trường thi cho mỗi linh hồn học hỏi tiến hóa tới Thiên Đàng. ĐẠO ĐẠO ĐẠO Tu tâm luyện tánh thức giao hồn Cùng chung đời đạo mới tõ thông Minh tâm kiến tánh con đường đạo Học hỏi vô cùng ở cõi không Du hành tam giới thông tâm thức Hiểu được huyền vi chốn Phật Trời Tâm không minh rõ đường chơn đạo Chuyển biến vô cùng pháp giới cao Chi cùng khắp cả càn khôn chuyển Học lý âm dương rõ đạo tràng Tâm mang khí giới tình thương hiến Dẫn độ quần sanh thoát trận đồ Đạo vàng ánh sáng ngự muôn phương Thương nhau kết nghĩa tình huynh đệ Rõ lẽ Cha Trời đã tạo ra Đạo Đời hai giới phải song tu Kính bái Lê Thành Lợi PHÁP LÝ VÔ VI KHOA HỌC HUYỀN BÍ PHẬT PHÁP VIỆT NAM Side 9