Trận Lam Sơn 54 - Vùng Phi Quân Sự

Tài liệu tương tự
NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha

Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh Đại Tá Nguyễn Thành Trí Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thu

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Cúc cu

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

nhungvuVCthamsatdanlanhvotoi_2018APR18_wed

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

Thuûy Quaân Luïc Chieán Vieät Nam Ñaïi Ñoäi 1, TIỂU ĐOÀN 1 QUÁI ĐIỂU Binh Nhất Trà Văn Sáu Do một định mệnh nào đó đã đưa tôi vào Quân Đội và trở thàn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - MauThan2_VenDo_unicode.doc

07_NN_B07_LDA_ChienDichHanhQuanTamGiacSat

NHỮNG NĂM THÁNG ĐÃ ĐI VÀO QUÂN SỬ Ngô Văn Định Lời tác giả Kính thưa qúy vị và các Niên Trưởng cùng các bạn Mũ Xanh, Sau đây là một số những dữ kiện t

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

HỒI I:

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Phần 1

Trận Tân cảnh : Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng Mủ đỏ Bùi Đức Lạc Đại Tá Lê Đức Đạt Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh Thực tình tôi không muốn viết bài nà

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

SÓNG THẦN 44 Naêm Ngaøy Thaønh Laäp LIÊN ĐOA N 81 BIÊ T CA CH NHA Y DU. ( SPECIAL AIRBORNE RANGER TIÊ U SƯ SƠ LƯƠ C * Lực Lượng Đặc Biệt được thành lậ

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Ý NGHĨA CỦA LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ VÀ BÀI TIẾNG GỌI CÔNG DÂN Lê Duy San Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ c

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Phần 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Phần 1

Document

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Thuyết minh về Nguyễn Du

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Phần 1

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

SÓNG THẦN Bô ng Sơn Bát thập vấn vương đời quân ngũ Bao năm Cọp Biển đó là danh Ưỡn ngực nhìn quanh đời chẳng thẹn Nước mắt chỉ rơi khóc bạn mình. Thế

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

qsnd_pb_09_trantanchauhongngu

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

TRANG 102 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Tháng Tư Nhớ Bạn T (Đặc biệt tặng các bạn Khóa 18 Thủ Đức) rước những ngày Tháng Tư buồn, tôi lại nhận thêm một tin buồn:

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Tướng Đỗ Cao Trí

36

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

No tile

Document

No tile

Document

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

tuongNQT_2019SEP17_tue

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

Phần 1

Không Quân thời Nguyễn Xuân Vinh Phạm Phong Dinh Ngày 20 Tháng Bảy, 1954 là ngày Quốc Hận thứ nhất của người Việt, khi thực dân Pháp và Cộng Sản Việt

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - doc-unicode.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

No tile

HUỲNH ÁI TÔNG

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

SÓNG THẦN Thôøi Chinh Chieán Ha Vy Cuô c chiên khốc liệt gần ¼ thê kỷ đã gây ra không biê t bao nhiêu cảnh tang to c cho nhân dân Việt Nam của cả 2 mi

No tile

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Tướng Ngô Quang Trưởng

Con Đường Khoan Dung

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Bản ghi:

Hành Quân Lam Sơn 54 18-27/5/1967 Vùng Phi Quân Sự Sông Bến Hải lấy tên từ địa danh ở thượng lưu con sông bắt nguồn trong dãy Trường Sơn chảy dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển ở Cửa Tùng. Có thuyết nói là địa danh nguyên thủy gọi là "Bến Hói". "Hói" là tiếng địa phương nghĩa là dòng sông nhỏ. Vì vậy "Bến Hải" là đọc trại từ "Bến Hói". Sông Bến Hải chảy được khoảng 80 cây số thì gặp sông Sa Lung từ hướng Tây Bắc đổ vào. Hai con sông hợp lưu chảy tiếp ra Biển Đông, qua một làng ở bờ bắc có tên là Minh Lương nên được gọi là sông Minh Lương. Thời Minh Mạng, do phải kiêng huý vua nên cả tên làng và tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Cây cầu nằm không xa ngã ba sông cũng mang tên Hiền Lương. Con sông trên vĩ tuyến 17 có chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200m (thôn Tùng Luật), đoạn sông có cầu Hiền Lương rộng 170 m. Đầu nguồn dòng sông rất hẹp có nơi chỉ rộng 20m (xóm đạo Phước Sơn), đoạn Cửa Tùng đổ ra biển bị động cát phía bờ Nam đang tiếp tục lấn dần làm cho Cửa sông bị bồi lấp nặng, lòng sông chỉ rộng có 30 m. Sông Bến Hải là dòng sông nhỏ chia ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh tỉnh Quảng Trị. Bản đồ khu giới tuyến 17 do Trần Đỗ Cẩm vẽ Chuyện xưa kể rằng, có bầy tiên nữ thường vẫn đến tắm ở một nguồn nước bốn mùa trong xanh trên đỉnh núi cao nơi tiếp giáp giữa ta với Lào. Nước từ nguồn này chảy về hai phía trái chiều nhau. Nước chảy về phía Tây làm thành sông Sebanhieng, theo tiếng nói của bộ tộc Bru (Vân

Kiều) nghỉa là "dòng nước chảy ngược". Nước chảy về phía Đông làm thành sông Bến Hải. Một lần, có đám đàn ông lén nhìn ngẩn ngơ bầy tiên đang tắm. Chuyện đến tai Trời. Trời sai thần Núi trừng phạt người trần. Thần Núi phán rằng, bất cứ ai qua đây cũng phải mang gông vào cổ để khỏi liếc dọc liếc ngang. Ngọn núi do đó có tên Động Mang từ đây. Có ai ngờ, dòng sông bắt nguồn từ Động Mang đã mang trên mình cái gọi là "giới tuyến" không cho người ở đôi bờ nhìn nhau trong suốt hai mươi năm trường. Không ảnh Khu vực hạ lưu sông Bến Hải Năm 1954, ngày 21 tháng 7, sau trận Điện Biên Phủ, hiệp định Genève được ký kết giửa Pháp và CSBV, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17 B), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, làm phân định giới tuyến Bắc - Nam tạm thời cho Việt Nam, chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956. Đến năm 1955, quy chế hoạt động tại giới tuyến được đưa ra, đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế gồm Ba Lan, Canada và Ấn Độ. Đây là khu phi quân sự rộng 1,6 km (một dặm Anh) về mỗi phía tính từ bờ sông Bến Hải, bắt đầu từ biên giới Việt Nam Lào cho đến bờ biển Đông. Cũng từ đó, dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam trong suốt hơn 20 năm. Tháng 5/1950, Pháp xây cây cầu 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt cầu rộng 4m lát ván gỗ thông, hai bên có thành chắn cao 1m2, trọng tải 18 tấn (trước kia dân hai bờ đi lại bằng thuyền). Cầu Hiền Lương nối liền thôn Hiền Lương ở bờ Bắc với thôn Xuân Hoà ở bờ Nam. Đứng trên cầu nhìn về phía Tây có thể thấy rõ nơi hợp lưu Bến Hải - Sa Lung. Đi

về phía Đông thêm 10km nữa thì đến Cửa Tùng. Theo Hiệp định Genève mỗi bên có chủ quyền 89m cầu. Trong hiệp định chỉ rõ: "cầu Hiền Lương và sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, hoàn toàn không thể coi là mốc ranh giới về chính trị hay về lãnh thổ ". Ngay từ giữa năm 1966, quân Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) liên tục xâm nhập miền Nam qua khu vực Phi quân sự nầy nhưng Hà Nội lúc nào cũng chối rằng không có quân đội Bắc Việt hiện diện tại miền Nam. Để giúp cho VNCH ngăn chận sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt qua khu Phi Quân Sự. Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ tại Việt Nam đã thiết lập một "hệ thống căn cứ án ngữ" từ cửa biển đến biên giới Lào và các căn cứ hỏa lực (CCHL) để dồn địch vào các hành lang dễ dàng cho phi cơ và đại bác yểm trợ các đơn vị bộ chiến tấn công để diệt địch. Các căn cứ này tọa lạc tại một số cao điểm trong vùng từ duyên-hải Quảng Trị để quan sát và điều khiển hỏa lực Pháo binh, nhưng đồng thời cũng để quan sát vị trí đặt súng lớn của địch quân ngay ở phía Bắc khu Phi Quân Sự để pháo kích vào các vị trí Việt-Mỹ nằm về phía Nam. Trong số các căn cứ đặt gần khu Phi Quân Sự tỉnh Quảng Trị, căn cứ lớn nhất và quan trọng nhất là Cồn Tiên (Côn Thiện) do TĐ1/9 TQLC Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Trung Tá R.S.Schening trấn ngự, tọa lạc trên 3 ngọn đồi, ngọn cao nhất 158m nằm về phía Nam cách khu Phi Quân Sự khoảng 3 km đường chim bay. Yểm trợ cho căn cứ này là căn cứ hỏa lực Carroll (Tân Lâm) nằm trên Quốc Lộ 9, cách Cam Lộ khoảng 4 km. Gần cuối năm 1966, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ còn xây thêm một căn cứ nữa lấy tên là Rock Pile xa về hướng Tây cách Cồn Tiên khoảng 10 dậm, trên đỉnh một ngọn núi cao hơn 300 mét, án ngữ các đường dọc theo thung lũng từ hướng Tây và Bắc xuống. Tại hai CCHL Carol và Rock Pile với các pháo đội đại bác tự hành 175 ly có khả năng tác xạ xa đến tận phía Bắc khu phi quân sự và bên kia biên giới Lào Việt. Hai căn cứ tiền đồn Làng Vei và Khe Sanh án ngữ mặt cực Tây là hai cứ điểm quan trọng của hệ thống căn cứ án ngữ. Đầu năm 1967, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu thiết lập hàng rào điện tử theo kế hoạch hàng rào điện tử Mc Namara bao gồm việc khai quang một hành lang dài 24 km rộng 600 met dọc theo phía Nam Khu phi quân sự từ bờ biển phía Đông. Trên dải đất nầy quân đội Mỹ sẽ thiết lập hàng rào kẽm gai, bãi mìn, các dụng cụ ghi nhận bằng điện tử xen kẻ giửa các căn cứ án ngữ để ngăn chặn sự xâm nhập của CS qua khu PQS. Cuối tháng 3/1967, cuộc chiến tại khu giới tuyến đã bùng nổ khi Cộng quân pháo kích dữ dội vào một căn cứ phòng thủ của Liên quân Việt Mỹ gần quận lỵ Gio Linh, cách cầu Hiền Lương khoảng 6 km trong đêm 20 tháng 3/1967. Cộng quân đã mở trận hỏa tập bằng súng cối và phi đạn vào vị trí đóng quân của các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ và một đơn vị thuộc Trung Đoàn 2 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chung quanh Cồn Thiện và Gio Linh. Cộng quân cũng phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chỉ cách Gio Linh hơn 3 km, nơi mà trước đó vài ngày, đã diễn ra trận đụng độ ác liệt giữa một đại đội Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và một đơn vị Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Tối ngày 5 tháng 4/1967, Cộng quân tấn công vào yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ làm nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng. Đặc công Việt Cộng đã yểm trợ để các tù binh Cộng Sản phá trại giam vượt thoát. Tại phía Nam sông Bến Hải khi trận chiến xảy ra, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và Trung Đoàn 2 Bộ Binh VNCH đã kịp thời chận đứng được các đợt xung phong của quân Cộng Sản Bắc Việt. Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã điều động Sư Đoàn 324B phối hợp cùng Sư Đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào tuyến phòng ngự của VNCH dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh Sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến). Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung Đoàn 2 Bộ Binh VNCH và các đơn vị thuộc Sư Đoàn 3 TQLC Hoa Kỳ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Cộng

Sản và giữ vững tuyến Cồn Tiên và Gio Linh, làm cho lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất. Đầu tháng 5/1967, quân Cộng Sản Bắc Việt lại khởi động một đợt tấn công mới vào các căn cứ của liên quân Việt-Mỹ, bắt đầu bằng cuộc tấn công vào căn cứ Cồn Tiên vào rạng sáng ngày 7 tháng 5/1967. Lực lượng Cộng quân tham gia cuộc tấn công này là Tiểu Đoàn K2 và Tiểu Đoàn K4 thuộc Trung Đoàn 80 CSBV. Sau một giờ giao tranh, đơn vị Thủy Quân Lục Chiến trú phòng đánh bật cuộc tấn công. Địch quân rút đi và để lại quanh căn cứ 238 xác bộ đội, 7 cán binh Cộng Sản bị bắt sống, 212 súng bị tịch thu cùng nhiều đạn dược. Song song với cuộc tấn công bằng bộ binh vào Cồn Tiên, Cộng quân cũng pháo kích dữ dội vào khu vực Gio Linh và Đông Hà gây tử thương cho 36 binh sĩ Hoa Kỳ và 99 người bị thương. Bản đồ khu giới tuyến Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố, các đơn vị Bộ Binh VNCH và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã chịu đựng được các trận hỏa pháo của Cộng quân. Khi vừa dứt đợt pháo, Không Quân Hoa Kỳ xuất trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, Sư Đoàn 324B CSBV bị thiệt hại gần 1/3 quân số. Sáng ngày 17 tháng 5, một đại đội Thủy Quân Lục Chiến hành quân tuần tiểu quanh Cồn Tiên đã chạm súng với một đơn vị Cộng quân và đã đánh tan đại đội Cộng quân nầy hạ sát 96 cán binh Cộng Sản tại chỗ. Theo phân tích của Bộ Tư Lệnh Liên quân Việt Mỹ vào thời gian này, thì các trận tấn công của 2 sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt vào khu giới tuyến là Cộng quân muốn chọc thủng tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại vùng Phi Quân Sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị liên quân Việt-Mỹ vô hiệu hóa. Để truy lùng và tấn công hai Sư đoàn Cộng Sản Bắc Việt vừa xâm nhập phía Nam khu phi chiến, Liên quân Việt Mỷ đã huy động tới 15 ngàn chiến binh để phát động bốn cuộc hành quân song song vào sáng sớm ngày 18/5/1967:

1/ Cuộc hành quân Hickory ở phía Tây căn cứ Côn Tiên do các đơn vị hổn hợp liên quân Việt Mỹ gồm hai Tiểu đoàn 2/9 và 2/26 TQLC Hoa Kỳ và cùng một Tiểu Đoàn của Sư Đoàn 1BB VN đảm trách phối hợp với lực lượng đổ bộ Tiểu Đoàn 3/4 của Hạm Đội 7 Hoa Kỳ. Cuộc hành quân khởi sự từ lúc 11.00 giờ ngày 18/5 để truy lùng 2 Tiểu đoàn cộng quân ẩn náo trong khu vực nầy. Sau 2 ngày hành quân các đơn vị đã tìm ra dấu tích của hai Tiểu đoàn cộng quân nhưng các đơn vị VC đã đoạn chiến và bỏ chạy để lại 41 xác đồng bọn. Cuộc hành quân tiếp tục truy kích cộng quân từ căn cứ Cồn Tiên cho đến sông Bến Hải và kéo dài tới cuối tháng 5/1967. Phóng đồ hành quân Hickory, Beau Charger, Belt Tight và Lam Sơn 54 2) Cuộc hành quân Beau Charger khởi động 3 giờ sau cuộc hành quân Lam Sơn 54 ở khu Phi Quân Sự phía Đông sát bờ biển do lực lượng Thủy Bộ SLF Alpha Marine đổ bộ từ hạm đội. Lực lượng nầy đổ bộ vào khu DMZ tại bờ Nam Sông Bến Hải (cửa Tùng) rồi càn quét về hướng Nam dọc bờ biển đến Cửa Việt. Lực lượng hành quân đã chạm địch dữ dội trong khu phi chiến và 83 quân CSBV bị hạ tại trận. 3) Cuộc hành quân Belt Tight ở hướng Đông-Bắc Căn cứ Côn Thiên, do các TĐ2nd, 3 rd SLF Bravo Marine đổ bộ từ hạm đội vào ngày 20/5/1967. Cuộc hành quân đã chạm địch mạnh và có cả thảy 73 bộ đội BV bị giết trong vòng 48 giờ đầu tiên. 4) Và cuộc hành quân Lam Sơn 54 bắt đầu từ lúc 5.00 giờ sáng ngày N (18/5/1967) do Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH đảm trách từ Căn cứ Côn Thiên đến ranh giới của Beau Charger. Cuộc hành quân bao gồm 2 Tiểu đoàn của Trung Đoàn 1BB càn quét từ Quốc lộ 1 về phía Đông tiếp cận với lực lượng hành quân Beau Charger của lực lượng đồng minh, và 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù trách nhiệm càn quét dọc theo QL 1 về hướng Tây Lực Lượng Bạn : - Trung Đoàn 1/SĐ1BB với 2TĐBB - Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 2 ND do Trung Tá Đào Văn Hùng chỉ huy với 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù và các đơn vị tăng phái như CBND, TTND, QYND và PBND : TĐ3ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Trần Quốc Lịch TĐ5ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Vỹ TĐ9ND, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Văn Huệ. Lực Lượng địch :

- 1 Trung Đoàn / SĐ341 CSBV - 1 Trung Đoàn / SĐ325B CSBV SĐ1BB tổ chức cuộc hành quân Lam Sơn 54. được tăng cường Chiến đoàn 2 Nhảy Dù, Chiến Đoàn Trưởng là Trung Tá Đào Văn Hùng, gồm 3 Tiểu Đoàn 3ND do Thiếu Tá Trần Quốc Lịch làm Tiểu Đoàn Trưởng, TĐ5ND do Thiếu Tá Nguyễn Vỹ làm Tiểu Đoàn Trưởng và TĐ9ND do Thiếu Tá Lê Văn Huệ làm Tiểu Đoàn Trưởng. 5.00 giờ sáng ngày N ( 18/5/1967 ) các đơn vị Nhảy Dù cùng xuất phát từ Gio-Linh chia thành hai mủi dùi tấn công vào khu phi chiến, nơi mà các trung đoàn CSBV đã lén lúc xâm nhập và bám trụ làm cứ điểm xuất phát tấn công các đơn vị đồng minh và VNCH trong thời gian qua. TĐ9ND làm nổ lực chính đi dọc đường rầy xe lửa và QL1, TĐ5ND đi cánh trái tiếp giáp với căn cứ Côn Thiên và hơi chếch về phía sau nhằm ngăn chận cộng quân đánh bọc hậu và Tiểu Đoàn 3ND đi cánh phải QL 1. Địa thế khu phi quân sự từ QL1 về phía Đông thì bằng phẳng và trống trải, toàn là những động cát thẳng tấp do Trung Đoàn 1/SĐ1BB trách nhiệm; nhưng về phía Tây là khu rừng rậm, đồi núi chập chùng, chính nơi đây quân CS thường xâm nhập ẩn núp. Một Trung Đoàn CSBV đã lén lúc xây dựng căn cứ tại đây vì họ cho là khu phi quân sự, an toàn không bị oanh tạc hay pháo dập. Mục đích cuộc hành quân nầy ngoài việc truy lùng, đánh đuổi các đơn vị CSBV xâm nhập, giải tỏa áp lực cộng quân quanh căn cứ Cồn Tiên do một đơn vị của Hoa Kỳ trấn giữ, còn thêm một nhiệm vụ quan trọng nửa là yểm trơ cho các chuyên viên thuộc Tiểu Đoàn 11 Công Binh thuộc SĐ3TQLC Hoa Kỳ thiết bị các trang cụ điện tử trong hệ thống hàng rào điện tử để có thể phát hiện sự hiện diện của cộng quân bằng các tín hiệu địa chấn, âm thanh, từ trường Hàng rào điện tử nầy có chiều dài khoảng 10 km từ căn cứ Cồn Tiên đến Căn cứ Gio Linh.

Chiến Đoàn II Nhảy Dù đựợc chỉ định càn quét khu vực Phi Quân Sự phía Nam sông Bến Hải từ Quốc lộ 1 chạy dài đến căn cứ Côn Thiện. Thông thường, gặp những mục tiêu quan trọng, Nhảy Dù thường dùng hỏa lực Pháo Binh hay Phi Cơ dập nát rồi mới xung phong để tiết kiệm xương máu binh sỉ. Nhưng đây là khu phi quân sự chúng ta phải tránh ồn ào có thể làm cái nguyên nhân cho bọn phản chiến quậy phá và CSBV có cơ hội tuyên truyền. Ngày 18/5 khi các mủi dùi Nhảy Dù vừa vào đến bìa rừng của ngọn Đồi 117 (gọi là Đèo Ba Dốc) cách Cồn Tiên 5 km đường chim bay, Cộng quân đồng loạt nổ súng. Lực lượng Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù đã sẳn sàng ứng chiến, dàn hàng ngang, đồng loạt hô xung phong tiến vào mục tiêu với hỏa lực hùng hậu, đủ loại súng lớn súng nhỏ. Địch quân như đã chuẩn bị với những công sự phòng thủ kiên cố chống trả dữ dội. Chiến đoàn Nhảy Dù đã gọi Pháo Binh, Hải Pháo rồi tới khu trục tham chiến, trận chiến mỗi lúc một khốc liệt. Các đơn vị Nhảy Dù cố gắng tấn chiếm mục tiêu trước khi trời tối. Nhưng một loạt đạn AK đã làm cho Trung Úy Đức Đại Đội Trưởng 92 bị thương nặng. Thiếu Úy Trần Hữu Bảo cùng Trung đội xông lên tiếp ứng nhưng Anh cũng bị bắn bể xương vai. Trận chiến giằng co đến xế trưa khoảng 13:00 giờ mà chưa chiếm được mục tiêu. Thiếu Tá Lê Văn Huệ, TĐT nóng lòng hò hét đốc thúc các Đại Đội nhiều phen nhưng không kết quả. Ông vội móc khẩu súng colt và đứng thẳng lên bờ cao của đường rầy tại Đèo Ba Dốc, vừa bắn vừa hô xung phong. Ngay lập tức ông bị ba viên đạn ghim trúng ngực, bụng và chân, chết không kịp một lời trăn trối. Thiếu Tá Lê Văn Huệ xuất thân sĩ quan từ khóa 1 Nam Định vào đầu tháng 6 năm 1952. Khi ra trương với cấp bậc Chuẩn Úy tình nguyện về TĐ1ND với chức vụ Trung Đội Trưởng. Thăng cấp Trung Úy ngày 4/1/1954, Đại Úy ngày 7/2/1956, và thăng cấp Thiếu Tá ngày 12/10/1964. Tháng 8 năm 1956, Ông được đơn vị đề cử đi học khoá Bộ Binh Cao Cấp tại Hoa Kỳ. Đến đầu tháng 7 năm 1957, hồi hương và giữ các nhiệm vụ Đại Đội Trưởng rồi Tiểu Đoàn Phó TĐ1ND. Tháng 1/1961 Ông thuyên chuyển về BTL/LĐND giữ chức vụ Trưởng phòng 1 /LĐND và đến tháng 2/1965 được bổ nhiệm XLTV chức vụ Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù. Ngày 1/10/1965, vì nhu cầu chiến trường đòi hỏi ngày càng cao, do đó Tiểu Ðoàn 9 Nhẩy Dù được thành lập tại Sàigòn, Thiếu Tá Lê Văn Huệ được Tướng Dư Quốc Đống bổ nhiệm làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ9ND đầu tiên. Khi làm TĐT/TĐ9ND ông đã chỉ huy và đem lại nhiều lần chiến thắng cho đơn vị như trận Đại Bàng 800 tại Bình Định Ông đã nhiều lần bị chiến thương cho đến khi ông bị tử trận vào ngày 18/5/1967 tại Gio Linh Quảng Trị. Sau khi ThiếuTá Lê Văn Huệ, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ9ND bị tử thương, trời bổng nổi cơn giông tố, mây đen kéo đến đầy trời, rồi cơn mưa ầm ầm trúc xuống. Và nhờ cơn mưa bất chợt xối xả đó làm tầm quan sát của địch quân bị giới hạn. Các khinh binh của Trung đôi tiền phong nhào lên dùng lựu đạn ném vào tiêu diệt ổ thượng liên của địch. Trung đội vừa hô xung phong vừa bắn tràn ngập mục tiêu làm địch quân hoảng sợ rối loạn hàng ngủ và tháo chay. Các đơn vị Nhảy Dù thừa thế xông lên truy sát địch, vừa đuổi vừa bắn cộng quân chạy về bên kia bờ sông Bến Hải. Trận chiến kéo dài đến 17:00 giờ, Chiến đoàn II ND đại thắng, sau khi thu dọn chiến trường, tịch thu rất nhiều vũ khí có cả súng cối 82ly mà cộng quân dùng để pháo vào căn cứ Mỹ, bắt sống tù binh và giải tỏa hoàn toàn khu vực quanh căn cứ Côn Thiện. Tổng kết chiến trận 342 xác cộng quân bỏ tại trận, 30 tù binh và tịch thu gần 100 súng đủ loại, phía Nhảy Dù có 22 chiến sỉ hy sinh kể cả Thiếu Tá Huệ TĐT/TĐ9ND và Trung Úy Đức ĐĐT ĐĐ92ND và 116 binh sỉ bị thương. Chiến trận chấm dứt vào ngày 27/5/1967. Chiến đoàn 2 ND được di chuyển về Huế để bắt đầu một cuộc hành quân mới Lam-Sơn 60. Sau trận này, Thiếu Tá Lịch và Thiếu Tá Vỷ được ân

thưởng Đệ 4 Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và Tiểu Đoàn 3 Dù được thêm một nhành Dương Liễu trên quân kỳ. Tài liệu tham khảo : 1. Trận Chiến Cồn Tiên trong Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập của Nguyễn Đức Phương nxb Làng Văn Canada 2001. 2. Trận Chiến Cồn Tiên 1967 của Vương Hồng Anh trên trang Vantuyen.net 3. Operation Hickory-Belt Tight-Beau Charger-Lam Son 54 by Hugh Connelly 4. 1st. Amphibian Tractor Battalion, "A" Company trên trang web : Amtrac.org 5. Mặt trận vùng Phi Quân Sự trong Một Cánh Hoa Dù của Trương Dưỡng. 6. Bản tướng mạo quân vụ của Cô Trung Tá Lê Văn Huệ donguyễn Phước Lê cung cấp. 7. Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND Trích và cập nhật từ quyển 20 Năm Chiến Sự - Binh chủng Nhảy Dù Tác giả: Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND 714-856-9202 Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù 714-897-1435 email: Pvotin@gmail.com or 20namchiensu@gmail.com TĐ9ND tại mặt trận Xuân Lộc 1975