Microsoft Word - Pigneau de Behaine.doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Bạn Tý của Tôi

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Truyện Người Lính Nhỏ mà Chính Khí lớn: VŨ TIẾN QUANG Tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sĩ là giáo sư Y Khoa Paris Pháp Quốc. Trung Sĩ VŨ TIẾN QUANG Cái B

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Động Đình Thi Tập Đức Thái Bạch Giáng Cơ Đề Bút năm 1927

Tả Quân Lê văn Duyệt Trong hồi ký của John White và John Crawfurd Patrick. J. Honey Trương Ngọc Phú chú giải Năm 1822, toàn quyền Anh tại Ấn Độ, nhân

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

doc-unicode

Niệm Phật Tông Yếu

... anh đã nă m yên trong lòng đất nơi quê hương thứ hai của anh, nghĩa trang Arlington, trong vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn Hoa Kỳ... CTSQ Nguyễn Hữu Vịn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(34) 2016 DI SẢN HÁN NÔM TRONG CÁC ĐÌNH LÀNG Ở HỘI AN Tống Quốc Hưng Như bao đình làng khác của người Việt, đ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Con Gà bay chẳng qua mương Sống để coi nếu ai nói đúng, Mùi Dậu Thân rơi rụng đầy đường. Con Gà bay chẳng qua mương, * Tí te tiếng gáy vấn vương não s

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Tộc Kinh Ở Paris và Hoa Kiều Vận Ở Úc: Hai Trường Hợp - Một Chánh Sách Từ mùa xuân năm rồi tới nay, Paris hãy còn sôi nổi vụ Tộc kinh ở Bussy Saint Ge

BẢNG PHÂN CHIA KHU VỰC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG NĂM 2019 Mã Tỉnh Tên tỉnh Khu vực Đơn vị hành chính (Huyện, Xã thuộc huyện) 01 Hà Nội KV1 Gồm: 7

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Code: Kinh Văn số 1650

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Trong bầu không khí khói hương thiêng liêng, các Ông Lớn Mỹ kính cẩn sám hối về chiến lược phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc trong ch

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Quo^'c Trie^`u Cha'nh Bie^n Toa't Ye^'u

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN 43 Lò Đúc Hà Nội * Số điện thoại:

NHỮNG YẾU TỐ VƯƠN LÊN CỦA NHẬT BẢN PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I. Nguồn hình : Shinto Savitri Devi Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Bắc Á Châu. Như người Trun

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

HỒI I:

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

1

Thuyết minh về Nguyễn Du

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

N.T.H.Le 118

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Cúc cu

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

No tile

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài Alexandre de Rhodes Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1 Những con số 3 lịch sử Trong năm 2018 có hai sự kiện quan trọng liên quan đến con số 3 lịch sử: Đó là 3 nhân 10 tức kỳ thứ 30 Khóa Tu học Phật Pháp

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

GIẢI TỎA HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG Về mặt chiến lược cuộc đấu tranh giải thể Cộng Sản sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Không

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Microsoft Word - hbthao-taygiaotayhoc.doc

Trên nói duới không nghe* Điển hình cho tình trạng nầy là vụ án của Trịnh Vinh Bình. Ông Trịnh Vinh Bình, một công dân Hoà Lan gốc Việt, theo mời gọi

NGƯỜI THÁI XÂY DỰNG MIỀN TÂY BẮC TRONG THỜI GIAN CUỐI THẾ KỶ XIII QUA XIV SANG ĐẦU THẾ KỶ XV Cầm Trọng Trải qua những bước thăng trầm của duyên cách,

Thư số 94a gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. ****** Phạm Bá Hoa. Nội dung thư này, tôi tổng hợp tin tức và tài liệu từ trong nước và hải ngoạ

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Biên niên sử Việt Nam Biên niên sử Việt Nam Bởi: Wiki Pedia 1945 năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Thương nhớ Hà-Tiên miền duyên hải mến yêu tận cùng trên nẻo đường quê hương đất nước Hòn Phụ-Tử khi xưa LTG - Đất phương Nam xưa nay vốn thường được n

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

I

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Bản ghi:

Pigneau de Behaine (Giám Mục Bá Đa Lộc) Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc). Giám mục Bá Đa Lộc còn gọi là Cha Cả. Ông tên là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine (2 tháng 2 năm 1741-9 tháng 10 năm 1799), là một vị giáo sĩ người Pháp được Vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) trọng dụng trong việc lấy lại đất nước từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18. Ông đã được phong làm Giám mục hiệu tòa Adrian nên cũng thường được các sách sử gọi là Giám mục Adrian. Người Việt biết đến ông dưới tên "Bá Đa Lộc" (chữ Hán: 百多祿 ) vì tên tiếng Pháp của ông là Pierre, tương đương với Petrus trong tiếng Latin, Pedro trong tiếng Bồ Đào Nha, và từ đó xuất hiện cái tên "Bá Đa Lộc" phiên âm từ "Pedro".

Nguồn gốc thân thế Ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1741, tại quê mẹ là vùng Origny-en- Thiérache (Pháp). Hậu tố "de Béhaine" không có hàm ý chỉ ông thuộc dòng dõi quý tộc mà chỉ là tên của một điền trang nhỏ Béhaine, gần vùng Marle, nơi cha ông là chủ điền trang. Và trên có lẽ, hậu tố này cũng chỉ xuất hiện kể từ sau Hiệp ước Versaille1787. Thời thanh niên, ông theo học trong trường dòng và được đào tạo để trở thành một nhà truyền giáo ở hải ngoại của Hội Thừa sai Paris (Séminaire des Missions Étrangères). Ông rời Pháp từ cảng Lorient vào tháng 12 năm 1765 với sứ mạng truyền giáo tại Đàng Trong. Ngày 21 tháng 6 năm 1766, ông cập cảng tại Pondicherry. Sau đó, ông có vài tháng lưu trú tại Ma Cao và có vài lần đến Hà Tiên bắt liên lạc với những người truyền giáo đi trước tại đây. Tháng 3 năm 1767, ông đặt chân đến Hà Tiên với chức vụ giáo sư trong chủng viện của Hội Thừa Sai tạm đặt cơ sở tại Hòn Đất (gần Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay). Bắt đầu cuộc đời truyền giáo Ảnh chụp bút tích của Pigneau de Behaine biên soạn từ điển Annamite-Latin năm 1773.

Năm 1768 Bá Đa Lộc bị Mạc Thiên Tứ, Đô đốc Hà Tiên, giam cầm khoảng hai tháng vì bị buộc tội đã che chở cho một người thuộc hoàng tộc Xiêm La, kẻ thù của họ Mạc. "Khoảng gần cuối năm 1769 nước Xiêm lại bị nội biến lây sang Cao Miên. Một người Xiêm lai Trung Hoa là PhaJa-Tak, tên Tàu là Trịnh Quốc Anh, cướp ngôi vua. Một hoàng thân Xiêm là Chang-Si-Sang trốn sang Hà Tiên nhờ các thừa sai Pháp giúp ông ta mua vũ khí và chiếm lại ngai vàng. Bị từ chối, ông hoàng chạy sang Cao Miên trên một chiếc thuyền đang chở lương thực cho chủng viện. Đây là việc tình cờ gây tai hại cho chủng viện: PhaJa- Tak (Trịnh Quốc Anh) mua được sự ủng hộ của Đô đốc Hà Tiên Mạc Thiên Tứ (còn gọi là Mạc Thiên Tích, 1706-1780, con của Mạc Cửu) ngày 19/1/1768 họ Mạc bắt giam các thừa sai mấy tháng, dẫn đến sự bùng nổ dân Miên đốt phá nhà thờ, sát hại người Việt ở Cảng Khẩu và Hòn Đất. Sau nhờ sự can thiệp của một người con Đô đốc họ Mạc, cơn chém giết bắt bớ đốt phá lắng dịu..." Một trang trong từ điển của Pigneau de Behaine được Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838

Ngày 11 tháng 12 năm 1769, dù đã trở thành Linh mục Giám Đốc chủng viện tại Hòn Đất, khi chủng viện Hòn Đất bị quân Cao Miên tấn công đốt cháy, Bá Đa Lộc phải rời khỏi Việt Nam cùng với Linh mục Morvan và 13 nhân viên chủng viện để đi đến Malacca (nằm ở phía tây của Mã Lai, cách Singapore khoảng 200 cây số) rồi từ đó xuôi về hướng nam đến Pondichéry (nằm ở vùng đông nam Ấn Độ trong vịnh Bengale, nơi đã có nhiều cơ sở thương mại và hành chánh của Pháp từ năm 1673 ), sau đó năm 1770 ông thành lập một chủng viện ở làng Virampatnam cách Pondichéry một dặm về hướng bắc. "Năm 1771, chủng viện có 39 học viên gồm 12 người Trung Quốc, 16 người Đàng Trong, 5 người Đàng Ngoài, 4 người Thái Lan, 1 người Cao Miên và 1 người Mã Lai. Các học viên được chia thành 4 ban: ban thứ nhất là ban thần học và 3 ban còn lại học tiếng Latinh, học văn chương và tôn giáo". Trong thời gian ở Pondicherry, ông tiếp tục trau dồi và trở nên thông thạo cả tiếng Hoa và tiếng Việt. Năm 1773, ông đã bắt tay biên soạn một bộ từ điển Việt-Latinh "Dictionarium Anamitico- Latinum", được Jean-Louis Taberd xuất bản năm 1838. Năm 1771 ông được Giáo hoàng Clément XIV tấn phong Giám mục hiệu tòa Adran và đồng thời được bổ nhiệm làm Giám mục Tông tòa, phụ tá Giám Mục Guillaume Piguel. Nhưng cũng trong năm ấy Giám mục Piguel qua đời ngày 21 tháng 6, Pigneau de Behaine thay thế Piguel rồi được tấn phong Giám mục chính toà tại Madras ngày 24 tháng 2 năm 1774 (Madras được đổi tên là Chennai năm 1996, là một hải cảng nằm trên bờ biển đông nam Ấn Độ tại vịnh Bengal), và ông lên đường trở lại Đông Dương ngày 12 tháng 3 1775 với chức vị Giám mục Đại diện Tông tòa Đàng Trong. Thời ấy các linh mục giả trang làm đủ thứ nghề: thợ mộc, thợ nề, thợ đóng cối xay, thầy lang, bán thuốc thậm chí gánh nước thuê, người đi câu, lái buôn... để truyền đạo, và được sự trợ giúp tích cực

của các thương nhân, thậm chí có lúc các giáo sĩ đào tạo chủng sinh trên các thương thuyền. Các chủng viện thời đó là nhà tranh vách đất thiếu thốn mọi thứ, thường bị di chuyển nơi này qua nơi khác, chủng sinh học đạo bằng tiếng Latinh, luân lý hay giáo sử, địa lý, toán pháp căn bản thiên văn học,nhưng việc học tập khó khăn vì thiếu sách vở và tự điển, họ sống trong lo sợ bị cấm đạo. Việc truyền đạo thường gặp khó khăn vì lý do ngôn ngữ bất đồng, nhưng cản trở chính là sự đòi hỏi người muốn tin theo đạo Chúa phải từ bỏ tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên, không lấy năm thê bảy thiếp mà chỉ một chồng một vợ, ngoài những khó khăn hình thức khác như xây nhà thờ, đúc tượng, đúc chuông, tổ chức hệ thống họ đạo trên dưới quy củ, mang tên thánh bằng tiếng Pháp... Về đến chủng viện Prambey Chhom trên một hòn đảo của sông Mékong ở tỉnh Kong-Pong-Soai, do Giám mục Piguel ra lệnh xây dựng từ đầu năm 1770, Giám mục Pigneau de Behaine ra lệnh di chuyển chủng viện Prambey Chhom từ Cao Miên về Việt Nam. Cơ duyên với Nguyễn Vương (Bài điếu văn Bá Đa Lộc của vua Gia Long) Năm 1777, Vương Tôn Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi và thoát ra được đảo Thổ Chu và gặp Pigneau de Behaine tại đây. Nhận định đây là một cơ hộ tốt để thúc đẩy quá trình truyền

giáo, Bá Đa Lộc đã tìm cách tiếp cận Nguyễn Ánh, vận động Nguyễn Ánh tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước Pháp. Đây chính là nước cờ chính trị mạo hiểm của Bá Đa Lộc, và ông dần thiên nhiều hơn vào vấn đề chính trị hơn là vấn đề truyền giáo. Sau khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn, tháng 11 năm 1777, Nguyễn Ánh trở về Long Xuyên, chiêu mộ binh tướng, lần lượt chiếm lại Sa Đéc, Long Hồ, Gia Định... đẩy quân Tây Sơn đến Bình Thuận. Năm 1778, Nguyễn Ánh được các tướng tôn làm Đại nguyên súy Nhiếp quốc chính. Ông nhanh chóng tổ chức cai trị, xây dựng chiến lũy phòng thủ và củng cố lực lượng thủy bộ, đặt quan hệ ngoại giao với Xiêm La và chiếm Chân Lạp, biến quốc gia này thành chư hầu năm 1779. Nhiều biện pháp chính trị của ông được thực hiện dưới sự cố vấn của Bá Đa Lộc. Tháng 1 năm 1780, Nguyễn Ánh xưng vương. Cùng năm, Bá Đa Lộc, với sự giúp đỡ của một nhà phiêu lưu người Pháp là Manuel (phiên âm là Mạn Hòe), đã vận động trang bị cho một số đội quân của chúa Nguyễn bằng các loại vũ khí mới của Bồ Đào Nha, trong đó có cả 3 chiếc tàu chiến kiểu Tây phương. Manuel được Nguyễn Vương phong chức Cai cơ, chỉ huy đội binh thuyền này. Năm 1781, quân chúa Nguyễn lên đến khoảng 3 vạn người với 80 chiến thuyền đi biển, 3 thuyền lớn và thêm 2 tàu của các lính đánh thuê Bồ Đào Nha do Bá Đa Lộc mời được. Chúa Nguyễn dùng đội quân này tấn công quân Tây Sơn đến tận Phú Yên nhưng sau cùng phải rút chạy vì gặp bộ binh rất mạnh của Tây Sơn. Tháng 3 năm 1782, quân Tây Sơn Nam tiến. Tại sông Ngã Bảy, cửa Cần Giờ, thủy quân Tây Sơn đụng trận với thủy quân Nguyễn do chính Nguyễn Ánh chỉ huy. Dù lực lượng thuyền Tây Sơn yếu hơn, nhưng họ vẫn giành được phần thắng. Đội tàu Tây phương bị đánh chìm, Manuel tử trận. Nguyễn Vương và Bá Đa Lộc phải bỏ chạy ra Phú Quốc. Thấy Nguyễn Ánh đã hết sức phản kháng, anh em Tây Sơn rút quân về Quy Nhơn. Tuy vậy, quân chúa Nguyễn lại tiếp tục trỗi dậy. Tháng 10 năm 1782, Nguyễn Ánh và Bá Đa

Lộc trở lại Sài Gòn. Nguyễn Vương một mặt tiếp tục tổ chức quân đội, mặt khác ủy thác cho Bá Đa Lộc chuẩn bị trước thuyền bè để khi Tây Sơn đến có đường mà đi. Tháng 2 năm 1783, quân Tây Sơn lần nữa Nam tiến và dễ dàng phá tan các tuyến phòng thủ của quân chúa Nguyễn. Một lần nữa, chúa Nguyễn và Bá Đa Lộc phải đào thoát ra Phú Quốc. Bá Đa Lộc và giáo sĩ Liot nhường cho tàu và lương thực. Nguyễn Ánh nhờ giám mục Bá Đa Lộc mang thư cầu viện nước Pháp [5]. Nhưng vì trái mùa gió nên Bá Đa Lộc chưa khởi hành được. Tháng 11 năm 1783, Bá Đa Lộc sang Xiêm La vận động vua Chất Tri giúp quân cho chúa Nguyễn. Tháng 2 năm 1784, Nguyễn Ánh cũng sang Xiêm và được vua Xiêm cho một đội quân hộ tống trở về. Tuy vậy, đội quân viện binh này bị quân Tây Sơn đánh cho tan tát trong trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút. Cả Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc phải đào thoát sang Xiêm. Tuy nhiên, sau thất bại này, Xiêm lần khân, tìm cách trì hoãn, không chịu giúp chúa Nguyễn nữa. Bá Đa Lộc lần nữa tác động đến Nguyễn Ánh thay vì trông cậy sự viện trợ vào người Xiêm, tìm cách vận động nước Pháp viện binh giúp sức.. Nguyễn Vương đồng ý, giao Hoàng tử Cảnh đi cùng Bá Đa Lộc đi tìm kiếm sự viện trợ từ phương Tây. Bá Đa Lộc tìm cách sang Pondicherry, và từ đó ông gửi đến Macao lời yêu cầu giúp đỡ từ triều đình Bồ Đào Nha, dẫn đến Hiệp ước Liên minh giữa Nguyễn Vương và Bồ Đào Nha ngày 18 tháng 12 năm 1786 ở Bangkok. Hiệp ướcversailles

Chữ ký của Bá tước Montmorin và Bá Đa Lộc trên văn bản Hiệp ước Versailles. Tượng đài Bá Đa Lộc nắm tay Vương Tôn Nguyễn Phúc Cảnh tại Sài Gòn, vào khoảng năm 1900 gần Nhà thờ Đức Bà

Sau khi Giám mục Bá Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh yết kiến Pháp hoàng Louis XVI và thương nghị với Bộ Ngoại giao Pháp, ngày 21 tháng 11 năm 1787, Hiệp ước Versailles được ký bởi Armand Marc, bá tước Montmorin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hải quân, và Bá Đa Lộc, Đặc sứ Nguyễn vương Ánh. Theo 2 điều khoản chính của hiệp ước, thì Louis XVI hứa sẽ giúp đỡ Nguyễn Ánh để lấy lại ngôi vị, bằng cách cung cấp 1.650 quân (1.200 lính bộ binh, 200 lính pháo thủ và 250 lính da đen Cafres) và 4 chiến hạm. Đổi lại, Nguyễn vương sẽ nhường hẳn đảo Côn Lôn (người Pháp ghi là Pulo-Condore), đồng thời cho Pháp thuê cảng Đà Nẵng (người Pháp ghi là Tourane) với giá ưu đãi, kèm theo độc quyền kinh doanh. Hiệp ước Versailles 1787 là hiệp ước quốc tế đánh dấu sự bắt đầu ảnh hưởng của Pháp ở Đông Dương, tuy nhiên, khi còn chưa ráo mực, nó đã nhanh chóng thành tờ giấy lộn. Chính phủ Pháp đang phải bận rộn đối phó với các cuộc nổi dậy trong cả nước. Bên cạnh đó, Bá tước Thomas de Conway, Toàn quyền Pondicherry, người được chính phủ Pháp trao thẩm quyền quyết định việc thực hiện Hiệp ước, lại tìm cách từ chối thực hiện nó. Chờ mãi không nhận được sự chi viện từ Bá tước De Conway, giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có ý định đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 7 năm 1789, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia Định. Trớ trêu thay, cũng trong tháng đó, giai cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis.

Trở về phò giúp Nguyễn Vương Nhà nguyện Bá Đa Lộc Các hoạt động quyên góp của Bá Đa Lộc về tài chính và nhân lực, đã giúp phần không nhỏ cho Nguyễn Ánh trong việc xây dựng, củng cố thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa. Ngoài ra, việc huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, làm trung gian mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi. Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ của người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn. Vì vậy nhà chúa rất quý trọng ông, coi ông là ân nhân. Như để thưởng công, vua Gia Long sai cất một ngôi nhà cho Giám mục; sang thời Pháp thuộc ngôi nhà có địa chỉ ở số 180 đường Richaud, nay nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn, đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3. Trong cuộc vây thành Quy Nhơn đánh quân Tây Sơn năm 1799, giám mục Bá Đa Lộc mất. Nguyễn Vương phong ông là "Thái tử Thái phó Bi-nhu Quận công" ( 太子太傅悲柔郡公 ) thụy là "Trung Ý" ( 忠懿 ) và cho xây mộ phần ở Tân Sơn Nhứt, tỉnh Gia Định.

"Bi-nhu" là phiên âm tên "Pigneau" của ông. Mộ phần bề thế của ông được dân chúng gọi là "Lăng Cha Cả". Tuy nhiên, cũng có người cho rằng mộ thật của ông nằm ở Lăng Ngọc Hội, cách thành phố Nha Trang 8 km. Lăng Cha Cả khoảng đầu thế kỷ 20 Hài cốt của Giám mục Bá Đa Lộc được thờ ở Lăng Cha Cả cho đến hết thời nhà Nguyễn sang chính thể Việt Nam Cộng hòa. Năm 1983 chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải táng mộ phần, san bằng khu lăng cổ và trao di cốt lại cho lãnh sự Pháp đem hồi hương. Di cốt khi về lại Pháp được đem chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac tại quận XV Paris. Giám mục Bá Đa Lộc đã có công soạn cuốn tự điển tiếng Việt mang tên Dictionarium Anamitico Latinum vào năm 1773, Bằng chữ Latin, chữ Quốc Ngữ, chữ Nôm và chữ Nho. Cuốn tự điển này nguyên bản nay còn giữ ở Thư khố Hội Truyền giáo Ngoại quốc tại Paris. NewEditor: Giòng Bách Việt