Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Document1

Hãy thuyết minh về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Cúc cu

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Code: Kinh Văn số 1650

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

HỒI I:

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Thuyết minh về Nguyễn Du

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Microsoft Word - doc-unicode.doc

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nghĩ về người thân

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Con Đường Khoan Dung

Mộng ngọc

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Document

Công Chúa Hoa Hồng

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Document

Mở đầu

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập của “Bình Ngô đại cáo”

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Niệm Phật Tông Yếu

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Nhan dinh ve TALT

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Bản ghi:

BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi) - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình. - Nghệ thuật mang đậm tính sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. 2. Kĩ năng Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo. 3. Thái độ Cảm phục, tự hào trước chiến thắng chống ngoại xâm của cha ông; nhận thức được trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. CUỘC ĐỜI TÁC GIẢ - Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi (Hà Tây). - Cha là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), mẹ là là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Gia đình có truyền thống yêu nước, văn hóa, văn học. - Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội: + Nhà Trần suy vi, Hồ Quí Ly lên thay, lập ra nhà Hồ. Quân Minh sang cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quí Ly cùng các triều thần đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi nghe lời cha tìm cách rửa nhục cho nước. + Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, cùng Lê Lợi giải phóng đất nước. + Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi không còn được Lê Lợi tin dùng. Năm 1439, ông xin cáo quan về ở Côn Sơn nhưng chỉ mấy tháng sau Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Năm 1442, oan án Lệ Chi Viên đã khiến ông và tam tộc phải chết. - Năm 1980, ông được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm 600 năm năm sinh của ông. II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

1. Những tác phẩm chính - Về quân sự và chính trị: Quân trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo; Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục... - Về lịch sử: Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng. - Về địa lí: Dư địa chí. - Về văn học: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất - Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất văn học trung đại. - Tác phẩm: + Khối lượng lớn (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, chiếu biểu viết dưới triều Lê...). Quân trung từ mệnh tập: gồm những thư từ cho tướng giặc và những giấy thờ giao thiệp với triều đình nhà Minh. Được đánh giá là Có sức mạnh hơn mười vạn quân (Phan Huy Chú). Bình Ngô đại cáo: áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bài ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén. 3. Nguyễn Trãi - nhà thơ trữ tình sâu sắc - Tác phẩm: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. + Bậc anh hùng với lí tưởng cao cả: Yêu nước thương dân tha thiết, mãnh liệt (Thuật hứng, bài 2; Tùng). Ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm (Tự thán, bài 40). + Con người trần thế: Đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người (Tự thuật, bài 9). Khao khát sự hoàn thiện của con người và mơ ước xã hội thái bình, thịnh trị. Tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước, yêu con người, cuộc sống (Bạch Đằng hải khẩu, Bảo kính cảnh giới). III. KẾT LUẬN - Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. - Văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp. Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thể loại cáo và lối văn biền ngẫu TÁC PHẨM - Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. - Cáo thường được viết nhiều bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. 2. Văn bản 2.1. Hoàn cảnh ra đời Đầu năm 1428, sau khi dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho dân nước. 2.2. Bố cục - Đoạn 1: Nêu cao luận đề chính nghĩa (từ đầu đến cũng có) - Đoạn 2: Bản cáo trạng hùng hồn đẫm máu và nước mắt (tiếp đến chịu được) - Đoạn 3: Quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (tiếp đến xưa nay) - Đoạn 4: Tuyên bố thắng trận, hoàn thành sự nghiệp chính nghĩa và nêu lên bài học lịch sử (còn lại) II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Luận đề chính nghĩa - Nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính: tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân, khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hoá, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán; sự tự ý thức về sức mạnh dân tộc. - Tư tưởng nhân nghĩa: + Là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa là yên dân trừ bạo, tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình của người dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực nhất trong tư tưởng nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo. + Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược. (Nội dung này trong quan niệm Khổng - Mạnh và Nho gia Trung Quốc hầu như ít thấy.) Bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch, phân định rạch ròi ta là chính nghĩa, giặc xâm lược là phi nghĩa. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam cũng là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. - Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử. Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

+ Tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt tồn tại độc lập được thể hiện qua các từ ngữ: duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác). + Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có. So với bài Nam quốc sơn hà (tương truyền của Lí Thường Kiệt) thì ý thức độc lập trong Đại cáo bình Ngô toàn diện và sâu sắc hơn. (Ý thức độc lập dân tộc trong Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền còn đến Đại cáo bình Ngô, một số yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến *, phong tục, tập quán, lịch sử...). Căn cứ xác đáng để Nguyễn Trãi triển khai toàn bộ nội dung Đại cáo bình Ngô. 2. Bản cáo trạng tội ác giặc Minh - Trước tiên, tác giả chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của giặc Minh, vạch trần luận điệu bịp bợm phù Trần diệt Hồ của chúng. Việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên cớ để giặc Minh thừa cơ gây hoạ. Những từ nhân, thừa cơ trong bản dịch đã góp phần lột trần luận điệu giả nhân giả nghĩa của giặc. Phù Trần diệt Hồ chỉ là một cách mượn gió bẻ măng. Âm mưu thôn tính nước ta vốn sẵn có, có từ lâu trong đầu óc của thiên triều. - Khi vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh, Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc, nhưng khi tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác của giặc thì Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản: + Nguyễn Trãi không tố cáo chủ trương đồng hoá của kẻ thù mà đi sâu tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh: huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người dân vô tội: nướng dân đen, vùi con đỏ, bằng sự huỷ hoại môi trường sống: Nặng thuế khoá sạch không đầm núi, Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ... Người dân vô tội trong tình cảnh bi đát đến cùng cực, không còn đường sống. Cái chết đợi họ trên rừng, cái chết đợi họ dưới biển, đúng như lời bài cáo: chốn chốn lưới chăng, nơi nơi cạm đặt. - Nghệ thuật: + Dùng nhiều hình tượng để diễn tả tội ác kẻ thù Hai hình tượng nướng dân đen, vùi con đỏ vừa diễn tả một cách rất tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc Minh, vừa mang tính khái quát có ý nghĩa khắc vào bia căm thù để muôn đời nguyền rủa quân xâm lược. Đối lập với tình cảnh người dân vô tội là hình ảnh kẻ thù xâm lược: Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Câu văn đã khắc hoạ bộ mặt quỉ sứ khát máu người của quân xâm lược. Để diễn tả tội ác chồng chất của giặc, để nói lên khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta, Nguyễn Trãi kết thúc bản cáo trạng bằng câu đầy hình tượng: Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để nói cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vô cùng (nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự nhơ bẩn của kẻ thù), câu văn đầy hình tượng và đanh thép đó đã Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

cho ta cảm nhận sâu sắc tội ác: Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được? của giặc Minh xâm lược. + Lời văn trong bản cáo trạng đanh thép, thống thiết: khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn thét thật to, lúc nghẹn ngào, tấm tức... cùng một lúc diễn tả được những biểu hiện khác nhau nhưng luôn gắn bó với nhau trong tâm trạng, tình cảm con người. Đứng trên lập trường nhân bản, hơn nữa đứng về quyền sống của người dân vô tội để tố cáo, lên án giặc Minh, Đại cáo bình Ngô chứa đựng những yếu tố của bản tuyên ngôn nhân quyền. 3. Quá trình kháng chiến và chiến thắng - Đoạn 1: Hình tượng Lê Lợi (chủ yếu là hình tượng tâm lí) + Trong hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa: bình thường từ nguồn gốc xuất thân (chốn hoang dã nương mình) đến cách xưng hô khiêm nhường (đại từ dư với nghĩa là tôi, ta, chưa phải là trẫm như sau này). Nhưng Lê Lợi là người có lòng căm thù giặc sâu sắc (há đội trời chung, thề không cùng sống), có lí tưởng hoài bão lớn (Tấm lòng cứu nước, vẫn đăm đăm muốn tiến về đông), có quyết tâm cao thực hiện lí tưởng (đau lòng nhức óc, quên ăn vì giận; Những trằn trọc trong cơn mộng mị - Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi). Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân. + Qua hình tượng Lê Lợi, Nguyễn Trãi nói lên được tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua gian khổ, khó khăn và sức mạnh chiến thắng. Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đương mạnh, Lê Lợi cùng nghĩa quân phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ: thiếu nhân tài, thiếu quân, thiếu lương, nhưng nhờ tấm lòng cứu nước, nhờ gắng trí khắc phục gian nan và nhất là nhờ nhân dân bốn cõi một nhà, nhờ tướng sĩ một lòng phụ tử, cuộc khởi nghĩa đã vượt qua khó khăn buổi đầu để đi đến tổng phản công giành thắng lợi. + Trong bản tuyên ngôn độc lập lịch sử này, Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của người dân - những người manh lệ: Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm. Đó là một tư tưởng lớn. Mãi sau này phải đến Nguyễn Đình Chiểu mới lại thấy xuất hiện những người dân ấp, dân lân ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong một bản tuyên ngôn trọng đại như Đại cáo bình Ngô, những người manh lệ được nói đến một cách công khai, trang trọng như vậy cũng là chưa thấy xưa nay. - Đoạn 2: Bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. + Nghệ thuật: Từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca. Những hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên: chiến thắng của ta: sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, trút sạch lá khô, phá toang đê vỡ, sức mạnh của ta: đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn. Thất bại của địch: máu chảy thành sông, máu trôi đỏ nước, thây chất đầy nội, thây chất đầy đường. Khung cảnh chiến trường: sắc phong vân phải đổi, ánh nhật nguyệt phải mờ. Về mặt ngôn ngữ, trong nguyên văn cũng như bản dịch, các động từ mạnh liên kết với nhau thành những rung chuyển dồn dập, dữ dội. Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98

Các tính từ chỉ mức độ ở điểm tối đa tạo thành hai mảng trắng, đen đối lập, thể hiện khí thế chiến thắng của ta và sự thất bại của địch. Câu văn khi dài, khi ngắn, biến hoá linh hoạt trên nền chung là nhạc điệu dồn dập, sảng khoái. Âm thanh giòn giã, hào hùng, như sóng trào, bão cuốn. Đó là nhịp điệu của triều dâng, sóng dậy, hết lớp này đến lớp khác: Ngày mười tám... Ngày hai mươi... Ngày hăm lăm... Ngày hăm tám... Đó là nhịp của gió lay, bão giật, hết trận này đến trận khác: Gươm mài đá, / đá núi cũng mòn, Voi uống nước, / nước sông phải cạn. Đánh một trận, / sạch không kình ngạc, Đánh hai trận, / tan tác chim muông. Xen giữa bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hình ảnh kẻ thù xâm lược. Mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh nhưng đều giống nhau ở một điểm: ham sống sợ chết đến hèn nhát. Nguyễn Trãi đã sử dụng từ ngữ một cách sinh động để biểu hiện từng thái độ, tâm trạng khác nhau của chúng. Hình tượng kẻ thù thảm hại, nhục nhã càng tôn thêm khí thế hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời qua hình tượng kẻ thù hèn nhát và được tha tội chết, được tạo điều kiện để sống, Nguyễn Trãi càng làm nổi bật tính chất chính nghĩa, nhân đạo sáng ngời của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 4. Lời tuyên ngôn độc lập và hoà bình - Lời tuyên bố trang trọng, hùng hồn trong không gian, thời gian mang chiều kích vũ trụ vĩnh hằng về nền độc lập của dân tộc đã được lập lại: Xã tắc từ đây vững bền... Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu. - Tác giả đã rút ra bài học lịch sử: sự thay đổi nhưng thực chất là sự phục hưng (bĩ rồi lại thái, hối rồi lại minh) là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền. Trong sáu câu, có hai câu nói tới sự vững bền (Xã tắc từ đây vững bền, Muôn thuở nền thái bình vững chắc) và bốn câu nói tới sự thay đổi. Sự vững bền xây dựng trên cơ sở đã phục hưng dân tộc, cho nên viễn cảnh của đất nước hiện ra thật tươi sáng, huy hoàng; Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn. Ý nghĩa bài học lịch sử: Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại. Có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai là bởi nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ, nhờ có chiến công trong quá khứ: Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm. Cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hoà quyện với niềm tin về qui luật vận động của thế giới từ bĩ sang thái hướng tới sự sáng tươi, phát triển, khắc hoạ quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng nền thái bình vững chắc. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật Moon.vn - Học để khẳng định mình 6 Hotline: 0432 99 98 98

- Viết Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã sử dụng thành công bút pháp anh hùng ca đậm tính chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê; - Giọng văn biến hoá linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng. 2. Nội dung Bài cáo là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Viêt; là Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hoà bình. Giáo viên Vũ Dung Nguồn: Moon.vn Moon.vn - Học để khẳng định mình 7 Hotline: 0432 99 98 98