Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

Tài liệu tương tự
TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Mở đầu

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

SỰ SỐNG THẬT

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Layout 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

I

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

SỰ SỐNG THẬT

Code: Kinh Văn số 1650

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

J

1

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Niệm Phật Tông Yếu

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Công Chúa Hoa Hồng

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - kinhthangman.doc

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

No tile

Đau Khổ

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Tiên Tri Về Thời Cuộc của Việt Nam và Thế Giới Phạm Công Tắc

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình Lời chúa: Mt 16, Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các

Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Thuyết minh về Nguyễn Du

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Table of Contents Lời nói đầu Chương 1 - Cha mẹ trở về với tuổi thơ Phân công công việc của cha mẹ Cha mẹ cũng từng là trẻ con Lời kết Chương 2 - Thế

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Mẹ Teresa - Con người của tình yêu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cái Chết

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

GIA ĐÌNH, XÃ HกI VÀ TÂM LINH กNG DกNG KINH THIกN SINH TRONG CUกC SกNG กNG DกNG KINH ĐกA TกNG TRONG CUกC SกNG

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Bản ghi:

ĐỀ NGHỊ MỘT NỀN GIÁO DỤC KIẾN THIẾT TOÀN DIỆN CON NGƯỜI (Viết theo cuốn thiết giáo của nhà cách mạng Lý Đông A) Trước khi trình bày một nến giáo dục kiến thiết toàn diện con người, xin nói sơ lược về nền giáo dục tại các nước Cộng Sản và Tư Bản. Tại các nước Cộng Sản, đảng cầm quyền đã lợi dụng giáo dục để đào tạo những con người chỉ biết tuân theo lệnh của đảng Cộng Sản, với mục đích củng cố quyền hành của cấp lãng đạo, chứ không chú trọng đến việc XÂY DỰNG CON NGƯỜI. Dân chúng vô cùng thống khổ, xã hội Cộng Sản đang ở trên bờ vực thẳm. Nền giáo dục tại các nước trong thế giới Tư Bản chú trọng nhiều đến việc đào tạo nhân viên ngành kỹ nghệ, các chuyên viên kỹ thuật xuất sắc, và không lưu tâm đến việc ĐÀO TẠO CON NGƯƠI. Do đó, trí tuệ con người tuy được mở mang, khoa học phát triển đến cao độ; thế giới tự do đã có những nhà chuyên môn rất xuất sắc, nhưng tự do đã bị lạm dụng. Đa số dân chúng trong các nước Tư Bản có cuộc sống phóng túng, xã hội bị băng hoại, khó có đường cứu chữa. Rút ưu khuyết điểm ở nền giáo dục khắp mọi nơi, nền giáo dục tại Việt Nam trong tương lai nên xây dựng như thế nào để đáp ứng lòng mong ước của toàn dân. Trước hết, ta nên biết người dân muốn gì? Theo thiển ý người dân Việt chỉ mong có tự do dân chủ, cơm no áo ấm và được sống trong một xã hội thanh bình. Như vậy, trong tương lai, nền giáo dục phải đào tạo những nhà chính trị có đủ khả năng cũng như đức độ để thiết lập những kế hoạch đem ra thi hành để ổn định đời sống của dân chúng. Do đó, giáo dục là khởi điểm của chính trị. Các kế hoạch đã đặt định được nhà cầm quyền chấp hành nghiêm chỉnh thì dân chúng sẽ có tự do dân chủ và được hưởng một đời sống ấm no hạnh phúc. Kết quả của chính trị cũng là kết qủa của giáo dục, cho nên ta có thể kết luận: Giáo dục là khởi điểm và chung điểm của chính trị, còn chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh. Giáo dục được coi quan trọng như vậy thì một nền giáo dục phải được xây dựng như thế nào? Ta cũng nên biết: mục đích của giáo dục là xây dựng con người, kiến thiết toàn diện con người trong xã hội. Kiến thiết con người là kiến thiết toàn bộ sinh mệnh con người chứ không phải riêng biệt chú trọng đến phát triển thể xác (Vật) hoặc chỉ lưu tâm đến việc xây dựng tâm linh (Tâm), hoặc chỉ có mục đích duy trì sự sống của con người (Sinh mệnh). Như vậy phải kiến thiết tất cả 3 mặt VẬT, TÂM, SINH là 3 yếu tố cấu tạo nên con người. Do đó, phải lấy con người làm Gốc (NHÂN BẢN), lấy tính người (NHÂN TÍNH) làm y cứ cho các tổ chức, và con người phải làm chủ chính mình (NHÂN CHỦ). Một nền giáo dục phù hợp với con người, với nhân loại, phải có đầy đủ ba yếu tố: Nhân Bản, Nhân tính, Nhân chủ. 1.Nhân bản Nhân bản là lấy loài người làm gốc, lấy toàn thể nhân loại làm gốc cho mọi hành động liên quan đến con người. Chủ trương Lấy người làm gốc thì mọi hiện tượng sống được tạo ra bởi người, vì người và cho người, còn các sự vật khác không phải cho con người chỉ là thứ yếu. Do đó, sứ mệnh của con Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 1

người trong xã hội là Phục vụ người, vì người, cho người chứ không vì sự, vì vật (như tiền tài danh vọng). Con người tuy mầu da có khác biệt nhưng rút lại cũng chỉ là một bản vị giống nhau: Người là nhất nguyên tính nên con người phải được tự do, bình đẳng. Do đó không thể chấp nhận cảnh người bóc lột người, dân tộc này bóc lột dân tộc kia, dân tộc mạnh thống trị dân tộc yếu. 2. Nhân tính. Để cho con người thực sự có hạnh phúc, nền chính trị nhân loại phải lấy Nhân tính làm xuất phát điểm và nền tảng cho việc thành lập xã hội, để tiến hành một đời sống thực tế người trong xã hội loài người. Nhân tính phải là yếu tố nền tảng cho mọi kiến thiết nhân sinh. Nhân tính nguyên thủy để hình thành xã hội là: nhu yếu tính, sắc tính, tự vệ tính và xã hội tính. Đó là bốn đặc tính căn bản của con người khi thành lập xã hội nhân tính nguyên thủy (hay xã hội tự tính). a) Nhu yếu tính của Người phải lấy bình làm chuẩn, nghĩa là không có người nào bị chèn ép trong sự thỏa mãn mọi nhu yếu tinh thần cũng như vật chất. b) Sắc tính của người phải lấy trinh làm chuẩn nghĩa là lòng chung thủy song phương giữa Nam va Nữ. Vợ chồng là của riêng nhau, không bị chung chạ với ai và cũng không bị ai hiếp đáp; được như thế thì con cái mới khỏe khoắn và giống nòi mới lành mạnh. c) Tự vệ tính và xã hội tính của người phải lấy hòa làm chuẩn, nghĩa là không ai bị áp bức, bóc lột mà cũng được bảo vệ, được sống yên lành, tương trợ giúp đỡ nhau. Liên hệ giữa Người và Người là liên hệ hài hòa, sống trong một xã hội hòa bình nhân ái. Tóm lại trinh, bình, hòa là ba cứu cánh và mục đích của xã hội nhân sinh, để nhân tính cơ bản được thỏa mãn. Loài người hiện nay xa lìa nhân tính, bị Vật tính chế ngự, chèn ép Nhân tính, nên con người hãy còn sống trong đam mê với các dục vọng, tham vọng, chưa làm chủ được chính mình; do đó mà nhân loại chưa có được hoà bình. 3. Nhân chủ Nhân chủ là lấy loài người làm chủ đạo sinh hoạt cho loài người, lấy loài người làm chủ đạo sinh hoạt cho vũ trụ. Người là chủ động đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình. Số phận Người, lịch sử Người, xã hội Người, đời sống Người do chính con Người xây dựng, định đoạt. Người làm chủ chính con Người, chế ngự các tổ chức, các phong trào, các lực lượng phản nhân tính để xây dựng đường sống của con người. Người không để bị chi phối, phụ thuộc vào ngoại vật khiến Người làm nô lệ cho tiền tài, danh vọng. I. MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC Mục đích của giáo dục là XÂY DỰNG CON NGƯỜI về cả 3 mặt sinh lý, tâm lý, và lý trí để con người có cuộc sống XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI. Một nền kiện khang giáo dục đào tạo con người từ thủy tạo, kế tạo đến thành tạo. THỦY TẠO là những tính thiên nhiên tạo ra lúc ban đầu(tính bẩm sinh; tự nhiên tính). KẾ TẠO (hay CẢI TẠO) là công phu tu dưỡng để sửa đổi tính tình sao cho có tiến bộ về cả 3 mặt VẬT, TÂM, SINH, tình cảm, trí tuệ và cuộc sống; bồi dưỡng những nhược điểm của thiên tính và phát Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 2

triển những ưu điểm của con người (đó là THÀNH TỰU TÍNH) trong cuộc sống xã hội. THÀNH TẠO là công cuộc tu dưỡng đã đào luyện đến thành thục về 3 mặt thể chất, tâm linh và sự sống trong xã hội. Chúng ta có thể nói: Phải làm sao cho thân ta hoàn toàn hữu ích cho chính ta, gia đình ta và dân tộc ta. Ý nghĩa trọng yếu của giáo dục có thể nói là biến hóa khí chất, bồi dưỡng khí chất và phát huy khí chất, nghĩa là thay đổi được khí chất sao cho thuần túy không vết, bồi dưỡng khí chất càng trong sáng rực rỡ, và phát huy khí chất càng sáng lạn. Khí chất là chủ thể con người, sao cho: 1. Có một thể cách: THẬN VỮNG, TIM TRONG, ÓC SÁNG, MÌNH NHẸ, TAY MẠNH. 1.1. THẬN VỮNG (nội tạng bên trong cơ thể) thì khí huyết điều hoà, người luôn luôn khỏe mạnh. 1.2. TIM TRONG, ÓC SÁNG (phần tinh thần) thì tâm trong sang, nhiều tình cảm tốt đẹp, óc minh mẫn, luôn luôn hướng về điều thiện, trên căn bản tình thương và trí tuệ. 1.3. MÌNH NHẸ, TAY MẠNH (phần vật chất thể hiện ra bên ngoài) thì thân thể nhẹ nhàng, nhanh nhẹn; người khỏe mạnh thì đi đứng thoải mái, vững chắc; tháo vát về công việc, tay chân cứng cáp nên gánh vác được công việc nặng nhọc mà không quản ngại. 2. Có một NHÂN CÁCH trọn vẹn: Kinh sinh (sinh khí mạnh mẽ), khí vũ (chí khí và vũ lực), đạo đức, tri thức và văn mỹ. 3. Có một TINH THẦn cao thượng: tổ quốc, chính nghĩa, lý tưởng, nhân cách và danh dự. 4. Có một hiệu xuất thích đáng để thăng hoa cuộc sống của bản thân mình và của xã hội: cứu quốc, tồn chủng, độc lập, thống nhất. Tóm lại, giáo dục có mục đích XÂY DỰNG MỘT CON NGƯỜI HOÀN TOÀN. Do đó giáo dục phải được coi là quan trọng bậc nhất, phải được tổ chức và phổ biến đến toàn dân, toàn quân. Nói cách khác, nguyên tắc TOÀN DÂN QUÂN QUỐC DÂN GIÁO DỤC phải được thực hiện. II. ĐÔI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC Giáo dục phải lấy dân chúng và dân tộc làm đối tượng. Giáo dục đào tạo những người khỏe mạnh, có tài, có đức, khi cầm quyền phải biết thiết lập các kế hoạch để ổn định đời sống của dân chúng. Giáo dục phải theo 4 nguyên tắc: Toàn thể tính, bình đẳng tính, trách vụ tính, và tổ chức tính. 1. TOÀN THỂ TÍNH: không phân biệt nam nữ, lão ấu, cô qủa, phế tật, bần phú; không phân biệt địa phương (thôn quê, thành thị); toàn thể mọi người, mọi nơi đều là đối tượng. Nói cách khác, tất cả mọi người trong quốc gia đều là đối tượng của giáo dục, không phân biệt trai gái, già trẻ, mồ côi hay goá bụa, tàn phế hay bệnh tật, nghèo hay giàu, và cũng không phân chia nơi này nơi khác, địa điểm này hoặc địa điểm kia. 2. BÌNH ĐẲNG TÍNH: Mọi người đều được coi là đối tượng của giáo dục, ngang nhau, không phân biệt giai tầng xã hội, để tiến từ thủy tạo đến kế tạo, rồi thành tạo. 3. TRÁCH VỤ TÍNH: Sự thực thi giáo dục và chính trị cho đạt tới triết học và lý tưởng đại đồng, trách nhiệm lớn lao và nghĩa vụ thiêng liêng của nhân viên hành chánh không thể chối bỏ được: Xã hội sẽ không còn cảnh người thống trị gười và người bóc lột người; chính trị không bị phế bỏ; tư tưởng không đổ nát; do đó, dân chúng không còn ngu dốt, đói rét, bệnh tật, nghèo khổ. Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 3

4. TỔ CHỨC TÍNH: Giáo dục được tổ chức khắp mọi nơi để toàn dân, toàn quân sinh hoạt có kỷ luật, đối xử với nhau theo lễ nghĩa. Dùng khen thưởng để khuyến khích, khiển trách răn đe để sửa đổi lỗi lầm; vỗ về an ủi khi cần thiết để giữ vững tinh thần trách nhiệm, có huấn luyện, có công tác để phục vụ, có lễ nhạc để điều tiết. *** Giáo dục phải thực hiện cho toàn thể QUỐC DÂN QUÂN, có 4 đề mục căn bản là: Đạo lý, chính trị, quân sự và kinh tế. 1. ĐẠO LÝ: Để tu dưỡng tính tâm thân mệnh ngõ hầu có nhân cách, thể cách và phong cách. 2. CHÍNH TRỊ: Quốc dân, quân được huấn luyện cơ bản về pháp trị, dân trị và nhân trị, tư cách sống còn, quyền lợi của dân tộc. Dân chúng cần hiểu biết diễn tiến của thời cuộc, hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. 3. QUÂN SỰ: Dân chúng được huấn luyện đầy đủ những điều thường thức về chiến tranh, căn bản chiến thuật, chiến lược, chiến sử, sao cho toàn dân có tinh thần hy sinh cứu nước giữ nòi. Mổi người dân phải là dân tộc chiến sĩ. 4. KINH TẾ: Quốc dân thuộc các nghành nông, công, thương đều được thường xuyên thực tập. *** Kiến thiết quốc gia và cải tạo xã hội có mục đích đạt đến quốc nội ổn định về phương diện đối nội và quốc tế hài hoà về phương diện đối ngoại. Điều kiện trọng yếu là kiến quốc phải có kế hoạch, có phương châm tức là kế hoạch chính trị và kế hoạch giáo dục. Có hai nguyên tắc: 1. Học tập ở người cao thâm, tài giỏi vào bậc thầy (rồi dựa đã học được mà sáng tạo ra những cái mới để tiến hóa). 2. Tự ngã sang tạo tức là tự mình tìm cách học tập (tự học) để tiến bộ. Tóm lại, giáo dục phải thực thi cho toàn thể dân chúng sao cho dân chúng có dân tộc tính, dân tộc có độc lập, chính trị có tự do, kinh tế có kiện toàn, văn hóa có phồn thịnh, ngoại giao có tự chủ, cách mạng có hướng tâm. Kiến quốc và kiến quốc giáo dục phải tập trung và đồng kết vào TINH THẦN GIÁO DỤC. Tinh thần giáo dục phải phổ cập và thâm nhập từ hiệu giáo đến xã giáo, từ gia đình đến cơ quan, đoàn thể và quân đội. Tinh thần giáo dục lấy trọng tâm làm trung tâm giáo dục, tức là bồi dưỡng, đào luyện và kiến tạo hai nguyên động lực NHIỆT (nôn nóng làm việc) và THÀNH (làm việc cho thành công); bồi dưỡng, đào luyện và kiến tạo TÍNH, TÂM, THÂN, MỆNH thống nhất và đồng nhất. Tác dụng của trung tâm giáo dục phải dẫn đến dân tộc phục hưng tức là đạt tới toàn quốc dân, quân có một QUỐC HỒN và QUÂN HỒN. Mỗi quốc gia dân tộc y chiếu cái lý tưởng, mục đích của dân tộc, cố gắng đào tạo những người tài giỏi, có đạo đức cao thâm. THẮNG NGHĨA quốc gia VIỆT với những lý tưởng, mục tiêu, tinh thần giáo dục, kiến thiết nhất định sẽ đạt tới cái lý tưởng tinh thần thống nhất, xã hội hài hoà. Công cuộc giáo dục sẽ được tổ chức tùy theo tuổi của mỗi người. 1. DỤC ANH (từ 1 đến 4 tuổi): bú, ăn, săn sóc, nâng đỡ. 2. ẤU HỌC (từ 4 đến 7 tuổi): vỗ về, nắn nót (vỗ về tấm thân, nắn nót động tác), khai thác tính tình, mở đường biết thực tế xã hội sinh hoạt. Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 4

3. THIẾU HỌC (từ 7 đến 10 tuổi): mở mang, vun đắp (mở mang tính tình, điều dưỡng sinh hoạt, vun đắp thân thể, huấn luyện ứng đối). 4. TIỂU HỌC (từ 10 đến 13 tuổi): đào tạo tính tình, lý tưởng(đào luyện tính tình, hàm dưỡng lý tưởng, khai phát dạo đức). 5. TRUNG HỌC (từ 13 đến 16 tuổi): đào luyện tính tình, trí năng (bồi dưỡng nhân cách, nâng cao lý tưởng, mở rộng nhãn quan, vun đắp trí năng thực dụng). 6. ĐẠI HỌC (từ 16, 17 trở lên): rèn luyện tính tâm thân mệnh (hoàn thành lý tính; kiện toàn tâm lý; tu dưỡng tinh, khí, thần; xúc tiến sự nghiệp, học hỏi chuyên môn khoa học, kỹ thuật, nhân văn... 7. DƯỠNG LÃO (từ 50 tuổi trở lên): học tu đạo, nghỉ ngơi, biết việc đời, dạy con trẻ, lập đức, lập ngôn, lập nghiệp. Thời kỳ ĐẠI HỌC ứng dụng vào thanh niên thời kỳ (16-40 tuổi), dù là học hiệu giáo dục, đoàn thể giáo dục, gia đình giáo dục, cơ quan giáo dục, xã hội giáo dục, chính trị giáo dục, đều lấy TÍNH TÂM THÂN MỆNH làm trung tâm căn bản: đó là lúc lập nghiệp, làm người, làm việc, cầu học, vào đời đang gặp khó khăn và vừa khi tới cửa. Công cuộc giáo dục lại phải thích đáng cho mọi tư chất và cá tính được dễ dàng phát huy và phát triển; nói cách khác, phải có một nền giáo dục phù hợp với các hạng người bẩm sinh đã có điểm đặc biệt: đó là ĐẶC BẨM GIÁO DỤC. Đặc bẩm giáo dục không cứ riêng biệt làm lợi ích hạng thiên tài và cao tài (thần đồng), mà phải làm sao không một người nào bị bỏ phí phạm (hạng ngu đần, hạng thấp kém và hạng vất vưởng rất đáng thương là hạng bất thành nhân: dựa vào các thiết bị chuyên môn, kỹ thuật chuyên môn rất tiến bộ của ngày nay mà hoạch định chương trình giáo dục đặc biệt để giúp đỡ họ). *** Nhân viên phụ trách có thể chia ra 4 ban: 1. Ban thực nghiệp trông nom những vấn đề lao động công tác; kỹ nghệ sản xuất; huấn luyện quân sự; sinh hoạt đoàn thể; quản lý chính trị; coi xét kỷ cương; công tác lãnh đạo; liên lạc, đốc thúc các ban ngành việc thi hành và điều chỉnh các kế hoạch. 2. Ban khoa học phụ trách các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, toán học. 3. Ban nhân văn phụ trách các vấn đề xã hội, văn ngữ học, nghệ thuật, quốc nghĩa, luân lý và công dân giáo dục, vệ sinh, sử ký, địa lý. 4. Ban thể dục phụ trách các vấn đề thể dục, thể thao, võ nghệ, quân sự. Các nhân viên phụ trách thể dục có nhiệm vụ: 1. Luyện tập các thanh niên thiếu nhi về thể dục, thể thao,võ thuật để họ đủ sức chịu đựng, chống đỡ sự phá hoại của trời đất (thời tiết, thiên tai), của người, vật và tự mình; đồng thời họ cũng hiểu rõ cái kết cấu của cơ thể và sự bảo toàn bản thân. 2. Họ có đủ nghị lực và sức mạnh phục vụ xã hội và tổ quốc. 3. Huấn luyện thanh thiếu niên để họ biết giữ gìn phẩm hạnh, bảo trọng đạo đức và danh dự. 4. Họ giữ toàn vẹn được đạo nghĩa và biết hy sinh, tự mình đủ sức ra gánh vác công việc. 5. Chuẩn bị cho họ có khả năng về quân sự để sẵn sang chiến đấu. Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 5

Mục đích của thể dục, thể thao và võ thuật là phá bỏ những tư tưởng qúy văn khinh nghệ, sợ võ, lạ để cho thanh thiếu niên tự thể nghiệm lấy tính cao đẹp của lao động; do đó, nhà trường phải đề xướng ra các việc công nông ngay trong gia đình và để phục vụ ngoài xã hội. Người phụ trách thể dục có nhiệm vụ chủ yếu là đem thực hành những điều thanh thiếu niên đã học được, vì BIẾT không hẳn đã LÀM ĐƯỢC. Thực hành làm sang tỏ lý thuyết: năng lực bổ cứu cho trí dục mới trọn vẹn. Từ xưa tới nay, giáo dục không bao giờ hướng dẫn thanh thiếu niên tới sự HIỂU và BIẾT để chúng tự quyết định lấy hướng đi trong tương lai. Sinh hoạt giáo dục bổ khuyết vào chỗ thiếu xót đó. Học sinh độ 20 tuổi chọn nghề mà tập và đổi nghề cho tới lúc có quyết định hẳn, còn vị lãnh đạo phần giảng dạy, biểu diễn và luyện tập nghề. Học sinh tập nghề trước mặt mọi người, vui thích trong việc học tập nên họ biết yêu thích xã hội. Riêng thiếu nhi từ ấu học đến thiếu học chỉ chuyên học tập còn thanh thiếu niên từ tiểu học đến trung học chuyên thực tập. Sự học hỏi và thực tậpcó tính cách nghiêm trang và vui thú. Vị lãnh đạo phải thực tế ghi chép các việc đã được điều tra đúng đắn và quan sát khoa học về các khuynh hướng, năng lực của từng học sinh, để hiểu ý nguyện của họ và chỉ đạo cho họ những điều sở cầu về hiện tại hay tương lai. Tổ chức giáo dục phải thật linh động, theo giáo trình biên chế sư phạm, phải bảo tồn quốc gia thống nhất tính mà không làm mất địa phương, hương thổ tính. Thành phố cần có chương trình và giáo chức chuyên về công thương nghiệp, còn tại thôn quê phải chú trọng đến đời sống nông lâm nghiệp, cho nên từ trung tiểu học trở xuống, nhà trường nên đặt ngay ở chỗ địa điểm thích hợp. Giáo dục đi đôi với tổ chức và kiến thiết nên nhà trường là trung tâm văn hóa của xã hội. Giáo dục phải đưa đến sự thống nhất của nhà trường và xã hội, để cải tạo xã hội sao cho dân chúng có thể gánh vác được mọi công việc. Công tác văn hóa phải quét sạch nạn mù chữ, chữa bệnh lỏng chữ, thực tập lao động hóa, xã hội hóa. III. BẢN THỂ CỦA GIÁO DỤC Bản thể của giáo dục là đúc kết các kinh nghiệm của QÚA KHỨ và HIỆN TẠI để trông thực dài về TƯƠNG LAI, dung hợp THỜI GIAN và KHÔNG GIAN để mưu cầu cải tiến và sang hóa cho tương lai. Một nền giáo dục đứng đắn sẽ đưa đến thành công trên văn hóa. Để đạt được tiêu chuẩn đó cần có ba điều: CẦU HỌC, LÀM NGUỜI, XỬ VIỆC. Sự cầu học phải phát động từ ý muốn hiểu rõ nhân sinh và sự lý, lấy vũ trụ từ vật rất nhỏ đến vật rất lớn, lấy thờigian từ vô thủy đến vô chung, lấy xã hội từ rất tĩnh đến rất động làm đối tượng. Cầu học nghĩa là cầu SỐNG, BIẾT và cầu LÀM VIỆC; cầu học là thành tích của sự sống và làm việc thống nhất; cho nên mỗi động tác, mỗi kiến văn, mỗi ý tưởng đều là tài liệu cầu học làm người gồm ở tính tâm, thân, mệnh, tu sửa và nuôi trồng từ kế tạo đến thành tạo hay từ cải tạo đến thành tạo; sự tu dưỡng đó dung hợp DẠY, HỌC, LÀM thành MỘT TINH THẦN với VẬT CHẤT là MỘT; phát động tự lực hun đúc một nhân sinh quan đối xã hội; tự mình và dân tộc, sự thể chứng nhân sinh đến cao độ nhất, và sự hiểu biết rõ rệt về quân sự, chính trị và kinh tế. Đạo lý làm người là trung tâm cho giáo dục, là cội gốc cho sinh hoạt và tiến hóa. LÀM VIỆC gồm ở sự nhận xét sự lý, phát dương lý luận và kinh nghiệm, thái độ và hành động. CẦU HỌC rút lại là tìm, cầu và trau dồi một phương pháp thâu thái, bồi dưỡng và sang tạo tri thức (trí,tình, ý): trí hoà nghề, quan sát, thí nghiệm, phán đoán vận dụng vào sự đào luyện tính, tâm, thân, mệnh, chí khí, nhiệt thành và tình lý, vào lẽ ra việc và tri hành hợp nhất tiến lên tri hành viên mãn. Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 6

GIÁO DỤC là sự truyền thụ và vun trồng cho người cầu học một phương pháp và tinh thần để thâu thái và bồi dưỡng, sang tạo tri thức (GIÁO), cho người cầu học một năng lực và ý chí(dục). Giáo dục (HỌC) phải đi đôi với thực hành (LÀM). HỌC và LÀM thống nhất mới đạt được mục đích đào tạo con người (từ kế tạo đến thành tạo). Người dạy và người học cũng vậy nên gọi là DẠY, HỌC, LÀM THỐNG NHẤT. Giáo dục phải lấy thực tiễn hoạt động làm trung tâm giảng dạy và thực hành. Sinh hoạt giáo dục phải lấy đại chúng làm đối tượng và phải cò tính hướng thượng, toàn vẹn và triệt để. IV. KIỆN KHANG GIÁO DỤC Giáo dục lại còn phải có mục đích đào tạo cá nhân khỏe khoắn và xây dựng xã hội lành mạnh: đó là công việc của kiện khang giáo dục. Sức khỏe có ba bậc (sức khỏe, sức mạnh và sức bền) và hai thể (sinh lý và tâm lý). Sức khỏe sinh lý cần phải có sự bình hành phát triển các bộ phận trong cơ thể, sao cho điều hoà linh hoạt để tránh bệnh tật. Sức khỏe tâm lý biểu lộ bằng ý chí, quyết tâm làm việc. Sức mạnh sinh lý được phát huy ra ngoài bằng những tác động tranh đấu trong các công việc nặng nhọc. Sức mạnh tâm lý được biểu hiện bằng lòng can đảm, sự cố gắng quyết tâm quyết chí gánh vác các công việc khó khăn. Sức bền là tác dụng duy trì sức mạnh trên đường trường: sức bền sinh lý biểu hiện trên giai sức; sức bền tâm lý biểu lộ trên nghị lực, chí kiên trì, long nhẫn nại. Đào tạo một con người khỏe mạnh, tiến lên đào tạo một xã hội khỏe mạnh đến một quốc gia khỏe mạnh, phải lấy kiện khang giáo dục làm chủ lực cho toàn dân toànquân giáo dục. Các nước theo chủ nghĩa cộng sản đã trông thấy tầm quan trọng của nền giáo dục nên đã đem ngay lý thuyết MácLênin áp dụng vào chương trình giáo dục để đào tạo con người thành những kẻ nô lệ cho chủ nghĩa cộng sản, với mục đích củng cố quyền hành của cấp lãng đạo, bất chấp sự thống khổ của dân chúng, đất nước ở trên bờ vực thẳm. Các nước trong thế giới tư bản lại tôn trọng tự do cá nhân quá mức nên chỉ chú trọng đến trí dục và sao nhãng đức dục trong học đường. Con người được đào tạo thành những chuyên viên, kỹ thuật gia thật xuất sắc, nhưng đời sống lại quá phóng túng; tự do dễ bị lạm dụng nên xã hội dễ dàng bị băng hoại. Do đó, nền giáo dục còn cần phải có phần tu dưỡng để xây dựng con người một cách trọn vẹn, triệt để và hướng thượng về cả hai mặt thể xác và tâm linh sao cho con người sống có lý tưởng, có mục đích để cải tiến toàn bộ cuợc sống. Con người phải sống trong một thể sống trọn vẹn sao cho xứng đáng là Người, có những nhu cầu thể chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, di chuyển, v.v...) cần được thỏa mãn; có một đời sống tâm linh sao cho được thoải mái nhờ công phu tu dưỡng để có khả năng phát triển thiện tính; chế ngự ác tính, cố gắng đạt được mục đích hoặc lý tưởng của mình. Con người lại có nhu cầu xã họi, nên có xu hướng tranh đấu để tự vệvà để sống, còn sau đó là khả năng nối, tiến hóa. Do đó, con người có đầy đủ ba xu hướng Hướng tâm, hướng về chính mình, Hướng tha, hướng về người khác và Hướng thượng (tiến bộ). Khi các nhu cầu bản thân không đưọc thỏa mãn hoặc không được điều hòa cho đúng mức, hướng tâm vận động dễ dàng bị suy yếu, thoái hóa và thành vị kỷ; ác tính phát triển mạnh hơn thiện tính nên con người dễ trở thành tàn ác, tìm cách bóc lột tha nhân, dần dần đi đến chỗ chém giết lẫn nhau. Các xu hướng Hướng tha và Hướng thượng khó mà phát triển được. Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 7

Cho nên, muốn diệt trừ ác tính, muốn xóa bỏ tính vị kỷ, con người cần phải có một công phu tu dưỡng sao cho ba xu hướng Hướng tâm, Hướng tha và Hướng thượng được bình hành phát triển. Xã hội phải được tổ chức sao cho chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh, vì xã hội là nơi điều lý nhân tính, và giáodục phải là khởi điểm và chung điểm của chính trị. Ta có câu: thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa, cho nên tu ở tại mình là điều chính yếu của công phu tu dưỡng, để chế ngự ác tính, không để vật tính chèn ép nhân tính, sao cho con người tự thắng được các dục vọng xô đẩy mình xuống vực thẳm. Sự tu dưỡng trước hết cần ở tự mình và chỉ có thể tự mình. Một tu dưỡng đầy đủ cho ta một sinh mệnh điều hòa, khỏe mạnh, một sinh lực mới mẻ rạt rào. Bản thân con người gồm ba thành phần chính yếu là sinh lý, tâm lý và lý trí phải được triệt để điều hoà, tiến cùng một nhịp vì đó là ba cơ năng của sinh mệnh, ảnh hưởng hổ tương rất mật thiết với nhau. 1. Muốn cho sinh lý được khỏe khoắn, cần phải giữ gìn thân thể, ăn ngủ có điều độ, hoà nhịp với thiên nhiên, phải lập luyện đều để tăng lực của thân thể (nên chú ý đến sức chịu đựng và bền dai hơn là sức mạnh nhất thời) nên tránh những tình cảm yêu giận buồn vui thái quá có hại cho sức khỏe; lại cần thận trọng trong việc kết bạn với người cùng phái hoặc khác phái, sự giao du sao cho hợp tình hợp lý để không rơi vào vòng trác tang trụy lạc. 2. Về tâm lý, phải tu dưỡng trên tính,tình,chí. Tu dưỡng trên tính thì phải phát triển ngay tại bản thân các dân tộc tính, cố gắng loại bỏ những cá tính xấu xa mà giữ gìn những tính tốt như tinh thần dân tộc, tính khảng khái, bất khuất, tính độ lượng bao dung, v.v. Tu dưỡng trên tình thì cần phải phát triển tình tương thân tương ái với người khác, giữ gìn lòng được trong sạch, thanh tao,bình dị; điều hoà được tình cảm, tránh những cơn hăng hái sốc nổi hoặc chán nản ủ rũ; tránh những thường tình nhỏ nhen, ghen ghét vặt vãnh, quá giận mất khôn; cố gắng chỉ huy được mọi tình cảm của mình, và bổ xung vào đó bằng sự gần gũi thiên nhiên, trau dồi them các nghành văn nghệ (văn chương, thi ca, âm nhạc, v.v...) có ích lợi cho tim óc. Tu dưỡng trên chí thì phải cố gắng theo đuổi một ý chí, một lý tưởng hợp với cốt cách con người, hợp với quốc gia dân tộc, theo chí hướng không thành công thì cũng thành nhân. Tu dưỡng trên lý trí là trau dồi, nghiên cứu các môn học để thâu lượm các kiến thức xưa và nay, để quảng bác kiến văn, thiệp liệp nhân tình thế thái, sao cho lý trí được mở mang, tinh thần được minh mẫn. Như vậy, ta mới dễ dàng phân biệt được điều tốt, điều xấu trong các biến chuyển của mọi việc, ta mới thu thập them được nhiều kinh nghiệm qúy báu để có những hành động hợp tình hợp lý cho chính bản thân ta. Sự tu dưỡng cần có một quyết tâm vững chắc, một ý chí cương quyết, một tinh thần hướng thượng. Tu dưỡng lại cần phải kinh thường và suốt mặt từ sinh lý, tâm lý đến lý trí đều phải triệt để điều hoà, tiến cùng một nhịp, mỗi ngày mỗi tiến không ngừng, mỗi ngày mỗi hơn lên, như vậy mới đạt được ý nghĩa của tu dưỡng. V. KẾT LUẬN Phân trên cho ta thấy rõ tầm quan trọng của nền giáo dục và công phu tu dưỡng, cho nên giáo dục phải là khởi điểm và chung điểm của chính trị, còn chính trị là thiết kế và chấp hành nhân sinh, xã hội là nơi điều lý nhân tính. Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 8

Trong tương lai, giáo dục, chính trị và kinh tế phải được bình hành phát triển để cải tạo toàn diện xã hội hiện thời. Ngườ dân sẽ dung lá phiếu để chọn những người có tài đức, có tâm huyết, có nhiệt tình, ra lèo lái quốc gia, phụng sự dân tộc. Nhà cầm quyền phải thiết lập và thi hành các kế hoạch để ổn định nhân sinh: tự do dân chủ, cơm no áo ấm tất nhiên sẽ đến với toàn thể dân chúng trong nước. Muốn đạt được mục đích trên, một nền giáo dục phải có nhân loại tính, nghĩa là phải dựa trên ba yếu tố căn bản của xã hội là Nhân bản, Nhân tính và Nhân chủ. Một nền giáo dục dựa trên nhân bản phải lấy con người làm gốc. Mọi sinh hoạt trong xã hội chỉ có mục đích phục vụ con Người, bởi Người, vì Người và cho Người, chứ không phải vì mục đích đem lại tiền tài hay danh vọng cho một thiểu số. Trong một nước, toàn thể dân chúng phải được tự do, bình đẳng, không có cảnh người chèn ép người, người bóc lột người. Một nền giáo dục dưạ trên nhân tính phải lấy bản tính con người làm y cứ cho các tổ chức xã hội để các nhân tính căn bản của Con Người (nhu yếu tính, sắc tính, tự vệ tính và xã hội tính) được thỏa mãn. Trong một nước, mọi người đều được bình đẳng về cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi; không có ai bị chèn ép trong việc thỏa mãn các nhu yếu vật chất cũng như tinh thần; không có ai bị áp bức bóc lột. Mọi người đều được hưởng một cuộc sống yên lành trong tình tương thân tương ái. Một nền giáo dục dựa trên nhân chủ phải làm cho con người tự nắm giữ đục đời sống của chính mình, không bị ngoại vật như tiền tài, danh vọng chi phối khiến cho con người đắm đuối trong đam mê, dục vọng. Con người phải làm chủ đời sống của chính mình. Loài người hiện nay còn xa lìa nhân tính, bị vật tính chế ngự cho nên xã hội thực tiễn đã vô cùng rối ren, vì con người chưa làm chủ được chính mình. Cuộc đấu tranh để tiến lên Nhân chủ là một cuộc đấu tranh hết sức gay go. Con đường tiến đến Nhân chủ còn dài; con người còn gặp nhiều gian nan khổ ải. Tuy nhiên, đường đi khó không vì ngăn sông cách núi, mà khó vì long người ngại núi e song, như nhà văn tiền bối Nguyễn Bá Học đã viết. Chỉ cần có quyết tâm thực hiện thì mục đích sẽ đạt được. Đào Văn Dương Tủ Sách Việt Thường Trích trong sách Nền Văn Minh Nhân Bản Trang 9