(Microsoft Word - Cham S\363c T\342m Linh_R.Ruthe_T\355n Nh\342n.doc)

Tài liệu tương tự
Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

ptdn1101

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ptdn1159

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - 45-RÔ-MA.docx

Phần 1

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phần 1

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

CHƯƠNG 1

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Document

Gian

Layout 1

ptdn1059

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tam Quy, Ngũ Giới

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

SỰ SỐNG THẬT

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

Microsoft Word - V doc

Document

Công Chúa Hoa Hồng

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Mộng ngọc

Cái Chết

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Code: Kinh Văn số 1650

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Kinh Từ Bi

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Phần 1

No tile

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

TRUYỀN THỌ QUY Y

No tile

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Microsoft Word - ptdn1257.docx

CHƯƠNG 2

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

SỰ SỐNG THẬT

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Document

Great Disciples of the Buddha

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

AN SĨ TOÀN THƯ AN SĨ TOÀN THƯ ÂM CHẤT VĂN QUẢNG NGHĨA KHUYÊN NGƯỜI TIN SÂU NHÂN QUẢ QUYỂN THƯỢNG Tác giả: Chu An Sĩ Việt dịch: Nguyễn Minh Tiến LỜI TỰ

Thuyết minh về Nguyễn Du

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

No tile

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

Cúc cu

Bản ghi:

Chăm Sóc Tâm Linh Tác giả: Reinhold Ruthe Chuyển ngữ: Nguyễn Tín Nhân Nội Dung Dẫn Nhập Chương 1 Căn Bản Kinh Thánh Cho Việc Chăm Sóc Thuộc Linh Chương 2 Mục Tiêu của Tư Vấn và Chăm Sóc Thuộc Linh 1. Linh hồn có ý nghĩa thế nào ñối với người làm công tác chăm sóc? 2. Nguồn gốc của chăm sóc thuộc linh 3. Vấn ñề thân-hồn-linh 4. Chăm sóc thuộc linh và chữa lành 5. Chăm sóc là giúp cho có ñược sự sống và niềm tin 6. Ích lợi của tâm lý học trong việc chăm sóc 7. Cứu rỗi linh hồn và chữa lành linh hồn 8. Sự mất phương hướng trong xã hội hiện ñại 9. Lời khuyên và tư vấn 10. Ý nghĩa của việc tư vấn 11. ðiều người tìm kiếm tư vấn mong ñợi 12. Chăm sóc bằng lời tư vấn và xưng tội 13. Thanh tẩy và tinh lọc 14. Khi xưng tội trở thành tự ñánh lừa Chương 3 Xem Xét Căn Nguyên Trong Trị Liệu Chăm Sóc Tâm Linh Gợi ý 1 Con người hay cho những gì mình làm là ñúng và trong sạch Gợi ý 2 Muốn hiểu thái ñộ cư xử mình chúng ta phải nhìn thấu các ñộng cơ Gợi ý 3 Có nhìn thấu ñược ñộng cơ của mình, chúng ta mới có thể ñối xử cách yêu thương với mọi người Gợi ý 4 Chúa chúng ta là ðấng dò xét ñộng cơ chúng ta làm Chương 4 Người Làm Công Tác Chăm Sóc ðiều Trị Tâm Linh 1. ðộng cơ

2. Thiện ý của người làm công tác chăm sóc 3. Mong ước ñược khẳng ñịnh 4. Dùng uy quyền phản ứng 5. Ý thức giới hạn của mình 6. Giới hạn của công việc chăm sóc tâm linh 7. Không lấy mình ra làm tiêu biểu 8. Phải biết lắng nghe 9. Không ñược cấu kết ñể chống lại người thứ ba 10. Không lên án. Chương 5 Lối Sống Trong Chăm Sóc Tâm Linh 1. Mô tả về lối sống 2. Năm cái nhìn khác nhau trong lối sống a. Tôi có quan niệm gì về chính bản thân mình b. Tôi có quan niệm gì về những người khác? Họ nghĩ gì về tôi? c. Tôi có quan niệm gì về thế giới, về cuộc ñời, và về Chúa? d. Tôi có quan niệm gì về những mục tiêu của mình? e. Phương tiện và cách thức nào tôi lấy ñể ñạt những mục tiêu của mình? Chương 6 Tóm Tắt Về Lối Sống 1. Tóm tắt lối sống: Tôi là vầng dương 2. Quan niệm cơ bản về lối sống nào ẩn phía sau típ người Tôi là Vầng Dương Chương 7 Triệu Chứng Là Gì? Triệu Chứng Có Ý Nghĩa Gì? Chỉ dẫn cho người làm công tác chăm sóc Chương 8 Chăm Sóc Trị Liệu ðối Với Nan ðề Cuộc Sống Vợ Chồng 1. Vì sao người ta ñế xin ñược tâm vấn? 2. Người chồng trong phòng tâm vấn 3. Bà vợ trong phòng tâm vấn 4. Các bước khác nhau trong chăm sóc trị liệu tâm vấn cho vợ chồng 5. Chỉ dẫn thực hành cho người chăm sóc. Chương 9 Nan ðề Lệ Thuộc Quá Nhiều Vào Nhau Trong Cuộc Sống Vợ Chồng Chương 10 Tâm Vấn Hôn Nhân: Chẩn ðoán Bằng Cách Hỏi Những ðiều Bị Tránh Né Chương 11 Mặn Nồng Trong ðời Sống Vợ Chồng

1. Sự Mặn Nồng Nơi Phụ Nữ Và Nơi Nam Giới 2. Bảng Trắc Nghiệm Về Dấu Hiệu ðặc Trưng Của Tình Cảm Mặn Nồng Thật Sự Chương 12 Chín Chắn Trong Hôn Nhân Hôn Nhân Chín Chắn Bao Gồm Những Gì? Mười Gợi Ý Chương 13 Người Bạn ðời Bất Toàn 1. Trắc Nghiệm ðể Tìm Hiểu Mình 2. Các bằng chứng dành cho người chăm sóc tâm vấn Chương 14 Cuộc Sống Gia ðình Tôi Hình Ảnh Tiêu Cực Của Chính Tôi Bảng Câu Hỏi Tự Tìm Hiểu Về Mình Chương 15 Tha Thứ Trong Cuộc Sống Hôn Nhân Và Lứa ðôi 1. Tha thứ là một tiến trình 2. Tha thứ bao gồm việc từ bỏ những hậu ý và lo sợ 3. Cay ñắng và giận hờn phải từng bước ñược cởi bỏ 4. Tha thứ bao gồm việc chỉnh sửa cách sống 5. Tại sao xảy ra việc chúng ta tự dối mình trong sự tha thứ? 6. Những mục tiêu tội lỗi, vô thức và chưa ñược hiểu ra ñó là những gì? Chương 16 Bốn Trách Nhiệm Trong ðời 1. Tôi ñặt nặng 4 trách nhiệm trong ñời như thế nào? 2. Chỉ dẫn dành cho nhà chăm sóc tâm vấn Chương 17 Gán Truyền Và Gán Truyền Cho Nhau 1. Gán truyền là gì? 2. Hiện tượng gán truyền biểu hiện như thế nào? 3. Những hình thức khác nhau của hiện tượng gán truyền cảm xúc 4. Gán truyền cho nhau 5. Phương tiện trở thành mục tiêu 6. Gán truyền nhau cảm xúc và thái quá trong sự nhận dạng 7. Nguyên nhân gây ra gán truyền xúc cảm và hiện tượng chống ñối 8. Chống ñối trong tâm vấn chăm sóc trị liệu 9. Giúp nhà chăm sóc tâm vấn ñương ñầu với chống ñối Chương 18 Chăm Sóc Tâm Vấn Và Phân Tích Bốn Mục Tiêu Sai

1. Tiêu ñiểm sai thứ nhất: Cáo lui vì thiếu sót riêng 2. Tiêu ñiểm sai thứ hai: Dành cho bằng ñược sự quan tâm cao 3. Tiêu ñiểm sai thứ ba: Theo ñuổi ñịa vị cao, muốn ñược quyền hành và tôn trọng 4. Tiêu ñiểm sai thứ tư: Theo ñuổi việc trả thù và trả ñũa 5. Một số ñề nghị dành cho việc ñối phó với các mục tiêu sai Chương 19 Tội lỗi và mặc cảm tội lỗi trong chăm sóc ñiều trị tâm linh 1. Tội lỗi trước Chúa 2. Khác biệt giữa tội và lỗi 3. Mặc cảm có tội và lương tâm 4. Lương tâm của tín nhân 5. Một lương tâm quá nhạy cảm Mặc cảm tội lỗi nơi người bị tâm thần 6. Sợ cuộc ñời và mặc cảm tội lỗi 7. Chứng u uất và mặc cảm tội lỗi 8. Mặc cảm tội lỗi là những ý ñịnh tốt mà chúng ta không có 9. Ai là người phản ứng mạnh bằng mặc cảm có tội? 10. Mặc cảm tội lỗi bệnh hoạn và thái quá 11. Bảng câu hỏi trắc nghiệm Tự kiểm về tội lỗi 12. Những giúp ñỡ cụ thể dành cho việc chăm sóc ñiều trị tâm linh Chương 20 Chăm Sóc Tâm Linh Khi Có Nguy Cơ Tự Sát 1. Kẻ chán ñời có lối sống ñặc trưng nào? 2. Lấy việc tự tử ñể chống lại người khác 3. Có thể giúp ñỡ họ như thế nào? Tổng Quan Dẫn Nhập Việc càng lúc càng có nhiều người già trẻ trong Hội thánh, trong các cộng ñồng và xã hội của chúng ta là một ñiều không thể bỏ qua. Có nhiều Cơ-ñốc nhân tìm ñến với tư vấn thuộc linh, vì: -có những rối loạn tâm thần, -cảm thấy ñau khổ, bệnh hoạn trong tâm hồn, -có những cách cư xử thất bại do giáo dục và hội nhập xã hội, -phản ứng lại bằng những ñau ñớn có dạng tâm lý, -mắc phải những xung ñột không có lối thoát hay -mang nặng những vấn ñề về tâm linh, ảnh hưởng trên tâm hồn và thân thể. Chăm sóc thuộc linh ñể ñiều trị còn có nghĩa là chăm sóc thuộc linh phục vụ (vì chữ therepeuo, hay ñiều trị, tiếng Hy Lạp có nghĩa là phục vụ ). Người chăm sóc thuộc linh là những người phục vụ, là công cụ và là những người ñồng công với Chúa chúng ta. Chúa Cứu

Thế cũng chính là ðấng chăm sóc tâm linh. Nơi Chúa, chúng ta ñã học Hãy trao mọi lo lắng mình cho Ngài. (1 Phi-e-rơ 5:7) Chăm sóc ñiều trị tâm linh là một quá trình sống ñộng. Chăm sóc thuộc linh nằm trên kỷ thuật tư vấn. ðây là vấn ñề chuẩn mực của Kinh Thánh và trước hết không phải là vấn ñề kỷ thuật và phương pháp liên quan ñến tâm lý. Lời dạy của Chúa Cứu Thế chỉ có một việc cần mà thôi ) (Lu-ca 10:42) sẽ là nền tảng cho mọi cuộc chuyện trò tư vấn. Sự giúp ñỡ ñến từ khoa học về nhân quần và xã hội mà sứ ñiệp trong Kinh Thánh không phản ñối cũng ñược dùng nhưng không phải là trọng ñiểm. Chăm sóc ñiều trị tâm linh là các cuộc chuyện trò tư vấn ñể giúp ñỡ và chữa lành, thực hành trong sự tuyên xưng ñức tin và lưu tâm ñến con người một cách toàn diện. Trọng ñiểm của việc chăm sóc ñiều trị tâm linh ñã ñược một người thầy hàng chục năm trước dạy tôi, ñặc trưng hết sức chính xác về mặt thuộc linh lẫn về mặt ngôn từ như sau: Vấn ñề ở ñây là phải: -tư vấn, -xác chứng, -giải thoát. Cả ba mặt nầy phải ñược nói ñến một cách cụ thể và ñược dẫn chứng rõ ràng bằng các thí dụ trong sách nầy. Trước ñây nhiều năm, sách ñã ñược ấn hành dưới cùng một tên. Có nhiều ñoạn quan trọng trong sách mà lần xuất bản trước không có. Phần hoàn toàn mới ñó là phần Tư vấn vợ chồng. Nhiều danh sách câu hỏi và các trang tự nghiên cứu cũng ñược bổ túc thêm vào. Quyển Chăm Sóc ðiều Trị Tâm Linh hướng ñến những Cơ-ñốc nhân ñang bỏ công sức ra ñể trang bị sâu xa cho công tác chăm sóc tâm linh với tư cách những cộng tác viên chính thức hay cộng tác viên danh dự. Các mục sư và truyền ñạo, những anh chị em trưởng các nhóm học Kinh Thánh tư gia và các giáo phái khác nhau cũng như các sinh viên ñang ñược ñào tạo môn Thần Học sẽ tìm gặp ñược những ñiều gợi ý cho sự trò chuyện tư vấn với một cá nhân và với cả cặp vợ chồng. Một số câu hỏi và kết quả của các nghiên cứu riêng cũng có thể ñược người ñến xin tư vấn dùng làm bài tập ở nhà và người làm công tác chăm sóc dùng làm nền tảng cho các buổi nói chuyện tư vấn. Nhiều ví dụ minh họa cho những ñiều ñược nói ñã ñược làm cho khác ñi ñể cho người ñọc dễ cảm thông. Chương 1 Chỉ Dẫn Của Kinh Thánh Về Vấn ðề Chăm Sóc-Trị Liệu Tâm Linh Việc chăm sóc-trị liệu tâm linh không có ý ñưa ra một chương trình tự tạo, nhưng ñịnh hướng theo những chỉ dẫn của Kinh Thánh. Chăm sóc tâm linh là lo cho linh hồn, là lo cho con người một cách toàn diện, gồm cả thần, hồn, linh. Chăm sóc tâm linh ñược thực hành trong danh của chính Chúa Giê-xu chứ không phải danh riêng của một ai. ðấng chăm sóc tâm linh là chính ðức Chúa Giê-xu. Thư tín 1 Phi-e-rơ mời gọi chúng ta: Vậy, hãy trao mọi ñiều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em. (1 Phi. 5:7). Cũng trong thư nầy, có một ñoạn xác ñịnh rõ ràng trách nhiệm chăm sóc tâm linh cho chúng ta: Mỗi người trong anh em hãy lấy ơn mình ñã ñược mà giúp lẫn nhau, khác nào người quản lý trung tín giữ các thứ ơn của ðức Chúa Trời. Ví bằng có người giảng luận, thì hãy giảng như rao lời sấm truyền của ðức Chúa Trời; nếu có kẻ làm chức gì, thì hãy làm như nhờ sức ðức Chúa Trời ban, hầu cho ðức Chúa Trời ñược sáng danh trong mọi sự bởi ðức Chúa Giê-xu Cứu Thế; là ðấng ñược sự vinh hiển quyền phép ñời ñời vô cùng. Amen. (1 Phi-e-rơ 4:10-11).

ðây chính là tư tưởng chỉ ñạo cho việc chăm sóc-ñiều trị tâm linh của chúng ta. ðây chính là chỉ dẫn về phục vụ của Kinh Thánh, nhờ ở Kinh Thánh mà các lĩnh vực phục vụ ñược giới hạn. Dựa trên bối cảnh Kinh Thánh, một số ñiểm chính ñược nêu ra ở ñây: 1. Người chăm sóc ñiều trị tâm linh là những người phục vụ người lân cận: -Họ không phải là những nhà ñiều trị hay tự cho mình là người ñiều trị. -Họ không xem mình như là những kẻ có thể làm ñược việc. -Nhiệm vụ họ học ñược trong Kinh Thánh là:... giúp lẫn nhau..., nói cách khác còn là khuyến khích nhau! 2. Chữ chăm sóc- trị liệu tâm linh nhắc nhớ ñến ý nghĩa của chữ therapeuo trong tiếng Hylạp, là giúp ñỡ, phục vụ. -Việc nầy còn hàm ý rằng các phương tiện trợ giúp và các kỷ thuật khoa học từ phía con người cũng cần ñược sử dụng ñể thực hiện các chuẩn mực Kinh Thánh chỉ dạy. -Các kiến thức và kinh nghiệm của con người không bao giờ có thể thay thế ñược quyền năng Thánh Linh, ðấng thay ñổi và làm con người nên mới. 3. Chăm sóc trị liệu tâm linh là ơn ban cho, một khả năng ñược ðức Chúa Trời ban. -Cũng như một người rao giảng, truyền ñạo nhận ñược ơn nói về ðức Chúa Trời và phát triển, làm ơn ñó trở nên sâu nhiệm qua việc nghiên cứu Thần Học hay ñào tạo thích ứng, thì chăm sóc ñiều trị tâm linh cũng sẽ nhờ các khóa học hay các khóa hội thảo chuyên ñề mà ñược mở rộng và bồi ñắp cho gần với việc thực hành hơn. -Cầu nguyện liên tục xin Chúa tẩy sạch, thánh hóa và ñổi mới các ân tứ, kết hợp với việc siêng năng, thực hành công việc ñể rèn luyện các ân tứ ñó. 4. Người làm công tác chăm sóc-trị liệu tâm linh là những người quản lý ơn của ðức Chúa Trời. -Ơn ðức Chúa Trời ban cho không phải là của riêng do ta tự gắng sức mà có ñược. ðó là những gì ñược ðức Chúa Trời ban cho trong sự quản lý của chúng ta. -Người quản lý các ơn ñó không sử dụng ân tứ theo ý riêng của mình; mà hành ñộng như là một người làm mọi sự cho ðức Chúa Trời. 5. Phục vụ người lân cận không cần phải có giấy phép hành nghề - Mỗi người hãy lấy ơn mình ñã ñược mà giúp lẫn nhau (c.10) -Việc chăm sóc-trị liệu tâm linh là một dịp dùng các phương pháp riêng ñể cho người ñến tư vấn ý thức ñược những mối liên quan của các rối loạn sâu xa, các xung ñột không nhận thấy ra, những ñiều lừa dối cuộc sống và các thứ tật bệnh ñang gặp. 6. Người chăm sóc-ñiều trị tâm linh phải hiểu, rằng mình nói, là nói như lời truyền của ðức Chúa Trời (c.11) -Không phải quan ñiểm và tiêu chuẩn của chúng ta ñịnh ñoạt các buổi trò chuyện tư vấn, mà chính là lời của ðức Chúa Trời, là lời ñã chứa ñựng những ñiều răn dạy cách hành ñộng trong tâm con người và giữa con người với nhau. -Bởi thế, mọi công việc chăm sóc-ñiều trị tâm linh ñều khởi ñầu bằng việc lắng nghe lời của ðức Chúa Trời, là ðấng mà chúng ta ñem phó trao mọi lo lắng, nan ñề và cả người ñến tư vấn mình. 7. Chăm sóc-ñiều trị tâm linh ñặt vinh hiển của ðức Chúa Trời làm trọng tâm (c.11) -Người làm công việc chăm sóc-ñiều trị tâm linh là những công cụ của ðức Chúa Trời, làm việc và quản lý cho ðức Chúa Trời.

-Càng ñể mình thành trọng tâm, thì càng ñòi hỏi vinh danh mình. -Chữa lành và ñược cứu trong ðấng Cứu Thế không phải do sức chúng ta mà ñược, bèn là do hồng ân. 8. Người làm công việc chăm sóc-ñiều trị tâm linh tin cậy nơi năng lực và năng quyền của ðức Chúa Trời -ðiều người chăm sóc nhận ñược là do ðức Chúa Trời ban cho. ðiều người chăm sóc ñược quyền chính là do sự ủy quyền của ðức Chúa Trời. -Bởi thế, trong mỗi một cuộc chuyện trò tư vấn, người chăm sóc tâm linh phải nghĩ ñến năng lực và quyền phép của ðức Chúa Trời và không cậy vào tài sức riêng của mình. Ma-thi-ơ 10:19-20 có nói rằng: Chớ lo về cách nói làm sao; vì những lời ñáng nói sẽ chỉ cho các ngươi chính trong giờ ñó. Ấy chẳng phải tự các ngươi nói ñâu song là Thánh Linh của Cha các ngươi sẽ từ trong lòng các ngươi nói ra. Chương 2 Trọng Tâm của Chăm Sóc và Tư Vấn? Khái niệm chăm sóc tâm linh có ẩn chứa nhiều ngộ nhận. Người ta thường gặp quan niệm rằng trong chăm sóc tâm linh chỉ có việc thiêng liêng mà thôi. Trong quan niệm ñó, ñã có sự chen lẫn tinh thần văn hóa Hy-lạp thời hậu cổ vào sự rao giảng sứ ñiệp Kinh Thánh. Hậu quả ñó là, trong sự rao giảng lời Chúa và công tác chăm sóc thuộc linh những gì Kinh Thánh nói về con người bị thu gọn lại. Người ta còn thấy linh hồn, với tư cách trung tâm của con người, mà trong nguồn gốc cho rằng ñược dự phần vào thế giới bên trên của Thần Linh, chỉ là tia sáng của thần linh chập chờn trên họ. Còn thân thể thuộc về thế giới phía dưới, một thế giới tối tăm vật chất và yêu ma. Do ñó, rao giảng lời Chúa và chăm sóc tâm linh chỉ chú trọng tới những cái quan trọng, cái nhất thiết là linh hồn, và chỉ nhìn vào một phần trong con người. Vì vậy, tội lỗi với tư cách nan ñề tâm linh ñã trở thành trung tâm, còn tất cả những ñau khổ về thể chất và tâm thần ñã trở thành những thứ bên lề. 1. Linh hồn có ý nghĩa như thế nào ñối với người làm công tác chăm sóc? Chúng ta phải cảm ơn người da ñen vì họ ñã ñưa chữ linh hồn vào ngôn ngữ thường ngày. Họ ñã ghi tạc các khái niệm như nhạc Soul (nhạc cho linh hồn), họ nói về thức ăn cho linh hồn (soul-food) và về anh em trong linh hồn (soulbrothers). Kinh Thánh nói về linh hồn như sau: Người nào nếu ñược cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Vậy thì người lấy chi mà ñổi linh hồn mình lại? (Ma-thi-ơ 16:26) Một bản dịch khác viết như thế nầy:... và ñánh mất linh hồn mình. Vấn ñề là ở ñây. Linh hồn, như vậy, chính là sự sống thật. Là nơi lưu trữ cảm xúc và ước muốn, là một phần trong chúng ta, cũng yêu, ghét, suy nghĩ, mong ước, ñau khổ và quyết ñịnh. Và linh hồn là nhân tố tiếp thu, trên ñó Thánh Linh của ðức Chúa Trời có thể hướng dẫn, dìu dắt chúng ta. Sự rối loạn xảy ñến cho linh hồn do ñó ñược ñặc trưng qua sự kiện con người vì một tội lỗi mà mình chất chứa trong lòng một cách có ý thức, ñã không còn hiệp một với ðức Chúa Trời ñược nữa, mà ñã phân cách khỏi Ngài. Con người vi phạm một cách ý thức lời răn dạy của Thiên Chúa. Tội nhân ý thức ñược tội lỗi của mình. Có ích gì chăng, nếu chúng ta ñược cả thiên hạ mà ñánh mất sự sống thật trong ðức Chúa Trời? Chúng ta sẽ ñược gì khi có một sự nghiệp tuyệt vời, một nghề nghiệp hái ra tiền, làm ra những kỷ lục, ñấu tranh ñể có tiếng tăm và thâu góp của cải? Ai ñặt cái Tôi của mình

lên trên hết thảy mọi sự, ai ñưa những ước muốn, tham vọng, ñam mê, thú vui và hạnh phúc của mình lên hàng ñầu và ñể ðức Chúa Trời ra hàng thứ yếu, người ñó ñang ñánh mất linh hồn mình, ñang mất ñi sự sống thật của mình. 2. Nguồn gốc của chăm sóc tâm linh Trong một số các sách học cổ ñiển, việc chăm sóc tâm linh ñược mô tả trước hết là việc rao giảng lời Chúa và tuyên ra sự tha tội. Chăm sóc tâm linh bắt nguồn từ một hình thức ñặc thù của sự rao truyền lời của ðức Chúa Trời. Chăm sóc diễn ra dưới dạng của một cuộc trò chuyện tâm vấn. Trong buổi chuyện trò ñó, phải làm sao cho người ta từ bỏ ñược ñời sống cũ, là cuộc ñời không có ðấng Cứu Thế. Trong cuộc ñối thoại giữa người và người ñó người trong cuộc phải tiếp nhận sứ ñiệp, theo cách nói của H. Asmussen. Vậy ở ñây, chăm sóc không là việc riêng của con người, mà là chăm sóc tâm linh trong danh Chúa Giê-xu, chăm sóc tâm linh theo ý muốn của ðức Chúa Trời. Là vấn ñề cứu rỗi, là ñiều tối cần. Là cứu chuộc con người, là vấn ñề ñổi chủ rõ ràng. Bởi thế, mục tiêu của việc chăm sóc tự nguyên thủy cũng không phải là làm công tác cải thiện cuộc sống con người, ñem lại trật tự cho cuộc sống bên trong, phá bỏ những ñiều làm tắc trách, ngăn trở ñể cho khả năng hưởng thụ của con người thêm phong phú. Sự việc những tắc trách, mặc cảm, sai sót trong cách hành vi và các rối loạn tâm hồn hoàn toàn không phải là ñiều quan trọng trong sự chăm sóc tâm linh nhưng cũng không nên bỏ qua. ðiểm ta cần phải nhấn mạnh trong sự chăm sóc thuộc linh nầy không thuộc lĩnh vực tâm lý học, mà thuộc về lĩnh vực thần học. Chăm sóc thuộc linh nguyên thủy hướng ñến sự từ bỏ, thay ñổi hoàn toàn, sự ăn năn, quay về với ðấng Cứu Thế. Do ñó, cách ta dùng ñể phát biểu trong các cuộc trao ñổi chăm sóc ñó cũng phải tương ứng với người ñến ñể ñược chăm sóc. ðây chính là sự tha thứ, mà ý nghĩa cao hơn cả sự tiếp nhận, bao dung và tương trợ. Người làm công việc chăm sóc tiếp nhận người tìm tư vấn cũng giống như Chúa Giê-xu tiếp nhận tội nhân, ðấng dứt khoát nói Không với tội lỗi, nhưng ñã nói ðược một cách vô ñiều kiện với tội nhân. Với người nào xưng nhận tội mình, người làm công việc chăm sóc có thể tuyên ra lời hứa tha thứ của ðức Chúa Trời. ðiều ñó còn có nghĩa là: Người làm công tác chăm sóc phải là người biết mình ñược Chúa Giê-xu Cứu Thế kêu gọi và sai phái, người muốn lấy quyền năng Chúa ñể thuyết phục và cứu giúp phải có mối tương giao với Ngài và qua Ngài. Vậy, nếu chăm sóc thuộc linh ñược hiểu như thế, thì vấn ñề tìm tư vấn của con người, vấn ñề giúp ñỡ về mặt tâm lý, giúp người ta quyết ñịnh ñể ổn ñịnh cuộc sống chỉ là thứ yếu. Cũng như lúc giọng nam cao trong ban hát ñược làm giọng chính thì các giọng khác không ñược phép lấn áp, ta cũng không ñược phép bỏ qua mục tiêu của sự chăm sóc tâm linh như ñã nói ở trên. Việc chăm sóc tâm linh sẽ trở thành phiến diện nếu ta chỉ nhấn mạnh ñến vấn ñề cứu rỗi trong lúc bỏ qua những nan ñề khác của con người. Sự phiến diện trong kiểu chăm sóc ñó có thể ñặc trưng qua cách nói của người làm công tác chăm sóc: Anh/Chị mà có Chúa thì hết nan ñề ngay! Trong cái cách nói ñơn giản hóa vấn ñề như vậy câu nói nầy không ñúng! Người ñã tìm gặp ñược Chúa Giê-xu Cứu Thế cũng chưa hết những nan ñề, vẫn còn có những hành vi sai lầm, các triệu chứng tâm thần, xung ñột và rối loạn tâm thần. Kể cả một người có ñức tin và cầu nguyện cũng có nan ñề, khó khăn và xung ñột. Ai cho ñiều nầy không ñúng, người ñó sẽ gây hiểu lầm và ngộ nhận cho con dân Chúa và dùng ñức tin mình như phép thần thông. Vì ðức Chúa Trời hứa sẽ ñi bên cạnh chúng ta chứ không hứa sẽ dẹp hết mọi nan ñề cho chúng ta. R. Affemann ñã nói: Tiếc thay là rõ ràng có khá nhiều tín nhân trong tiềm thức ñã sống một cách thiếu yêu thương, hung ác, vô ñạo ñức như những người ngoại thời hiện ñại. Những triệu chứng tâm thần và các chứng bệnh trên thân thể họ là bằng chứng cho thấy ở ñây, ñức tin (sai của họ) ñã bẻ lái, ñiều ñộng những ñiều họ ñang bị ức chế.

3. Nan ñề thân-hồn-linh Thực thể của linh hồn là một ñiều không chứng minh ñược. Người ta cũng không thể ñịnh chỗ của linh hồn trong thân thể. Chúng ta nhạo cười triết gia Descartes vì ông muốn ñể linh hồn vào trong tuyến tùng. Chúng ta cười nhạo nhận ñịnh của nhà giải phẫu cơ thể Virchow, sau nhiều cuộc giải phẫu mà vẫn không tìm ra dấu vết của linh hồn trong thân thể con người. Linh hồn không phải là một bộ phận trong thân thể con người, mà là một chiều trong con người. Thân thể và linh hồn lệ thuộc chặt chẽ với nhau. Ta có thể bảo linh hồn là phía bên trong của thân thể và thân thể là mặt ngoài của linh hồn. Người ta không thể cắt con người bên trong và con người bên ngoài ra làm hai. ðúng hơn, có một sự nối kết sâu xa bên trong giữa thân thể và linh hồn. Linh hồn ñược thể hiện trong gương mặt và ñôi tay, dáng ñiệu và cử chỉ của con người. Toàn bộ nhân dạng của chúng ta, cử chỉ, và qua âm vang của giọng nói ñã lộ ra linh hồn của chúng ta. Nói: Con người có một linh hồn là nói sai, bởi vì con người chính là linh hồn, linh hồn ñó cần phải có thân thể thì mới có thể tạo hiệu ứng trên trần thế. Việc thân thể và linh hồn lệ thuộc vào nhau làm cho những ví dụ sau ñây ñược rõ: khi linh hồn tôi có ñiều sợ hãi, thì hậu quả ñó là: thân thể thình lình lạnh toát mồ hôi cho ñến lòng bàn tay. Linh hồn tôi cảm thấy kinh hoàng. Hậu quả là: thân thể bị nổi da gà. Linh hồn vui mừng. Hậu quả là: nhịp tim ñập nhanh hơn, dồn dập hơn. Nhiều ñau khổ của linh hồn có thể gây ra những chứng bệnh trên thân thể. Nó có thể dẫn ñến bại liệt, loét dạ dày, khó thở, táo bón, nhồi máu cơ tim và rối loạn tuần hoàn máu. ðầu thế kỷ 20 người ta cho rằng bệnh tâm thần hay các hành vi sai chỉ xuất phát từ tim và do các chứng bệnh tim mà ra. Ngày nay, người ta biết rằng mọi bộ phận trong thân thể ñều có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tâm thần. Nào là bệnh gan tâm thần, bệnh túi mật tâm thần, bệnh bọng ñái tâm thần. Tâm thể học là tên của một ngành trong Y Học có nhiệm vụ tìm hiểu mối liên hệ giữa các chức năng của linh hồn và các chứng bệnh trên thân thể. Các chứng bệnh tâm thể học là các rối loạn thăng bằng tâm thần, lan tỏa ñến trên cơ thể. Chứng căng thẳng thần kinh, một căn bệnh phổ biến thời hiện ñại, là một tình trạng bệnh hoạn của linh hồn, mà người ta dùng những gói thuốc ñể ñiều trị theo nguyên tắc. Lẽ ra tình trạng ngoại lệ ñó phải ñược sự sống của linh hồn tác ñộng lên và chữa lành. Nhưng từ ñầu nhiều người ñương thời ñã làm công việc dùng khoa thẩm mỹ ñể chữa lành triệu chứng: Họ chỉ chữa vòng vòng phía bên ngoài! Vậy thì những nguyên nhân gây ra chứng căng thẳng thần kinh phổ biến ñó là gì? Có người cho rằng ñó là do tiếng ñộng gây ra. Còn người khác thì ñổ cho ñó là do làm việc quá sức, cô ñộc, sự hãi, bị cô lập. Người dân bình thường tin rằng, chính hệ thần kinh không chạy ñúng chức năng của mình có thể ñã bị suy yếu hoặc bị hỏng. Cái ñúng ñó là, bộ máy thần kinh tự ý ñó về nguyên tắc vẫn nguyên vẹn và, hệ thần kinh thực vật, là thần kinh tự chủ (không tùy thuộc ý muốn con người) ở trong tình trạng tốt nhất, có thể bị ñổ cho là ñã gây ra mất hài hòa linh hồn. Trong giờ khám bệnh kết quả xét nghiệm ñưa ra là rối loạn hệ thần kinh thực vật. Nhưng trên thực tế, hệ thần kinh tự chủ có là nguyên nhân gây ra những ñau ñớn căng thẳng ñó hay không cần phải ñặt thành nghi vấn. Ngành dược tâm thần ñã có hiệu quả ñáng kể, nhưng trong nhiều trường hợp các loại thuốc ñều tỏ ra không có tác dụng. Kể cả việc cho những thuốc giả, những chất không có tác dụng cho thấy rõ rằng chứng ám thị và ảnh hưởng của linh hồn có thể ñem lại một kết quả rất lớn. Trí tưởng tượng và sự ám thị là những hiện tượng của linh hồn. Vậy, các bộ phận trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, suy nghĩ và tưởng tượng. Và do ñó người ta phỏng ñoán ra rằng hệ thần kinh thực vật ñã bị ảnh hưởng và tổn hại vì linh hồn ñang gặp vấn ñề, ñang có các căng thẳng và xung ñột. Linh hồn bệnh hoạn sẽ khiến cho hệ thần kinh tự chủ bị mất thăng bằng. Một kinh nghiệm sống bị rối loạn ñã gây ra cơn ñau, tình trạng vô vọng, trầm cảm, thất vọng, thất bại nghề nghiệp, tư tưởng tự

vẫn, tình trạng mất tình thân, ngờ vực, xa lạ với chính mình, thái ñộ chịu thua, và các căn bệnh nội tạng có dạng nhiễm sắc thể (gene) tâm thần. Các dây thần kinh vẫn lành mạnh, nhưng linh hồn ñang mắc bệnh. Trong những năm vừa qua, người ta ñã hoàn toàn nhất trí rằng, có từ 30 ñến 50% người bệnh ñòi bác sĩ giúp ñỡ ñiều trị cái gọi là rối loạn về chức năng. Tình trạng nầy xảy ñến trước hết không từ những lý do vật chất, mà là do căng thẳng, sợ hãi, thiếu sức ñề kháng trong linh hồn. Như vậy ở ñây vấn ñề chính là tình trạng của linh hồn, là do duy trì trong tâm trí một từng trải nào ñó ñã ñóng vai trò chủ yếu ở ñây. Trong những chứng bệnh ñược gọi là bệnh tâm thần, như loạn thần kinh và trầm uất, cho ñến nay ñược xem là những bệnh thần kinh nội sinh, mà trước hết người ta cho là do những thay ñổi xảy ra trong cơ thể, tức ở não bộ hay các cơ quan có ảnh hưởng vật chất trên những bề mặt nhất ñịnh nào ñó của bộ não mà cho ñến giờ vẫn chưa ai biết. Nhưng dầu có tìm ñược những biến ñổi trong não bộ của người bị loạn thần kinh, bằng chứng chắc chắn rằng sự thay ñổi ñó có thể là tác nhân gây ra cái ñược gọi là bệnh thần kinh hay không, hoặc những thay ñổi ñó ñã xảy ñến trong quá trình bị bệnh vẫn chưa có ñược. Giáo sư A. Mitscherlich có lý khi ñặt nghi vấn: Việc tìm tòi nguyên nhân ban ñầu gây ra các bệnh trên não bộ mà không ñem lại kết quả gì ñã kéo dài cả trăm năm nay. Cho dù nhiệt thành tìm kiếm có ñáng khen ñến ñâu chăng nữa, người ta cũng có lý khi hỏi tại sao ta không thay ñổi hướng nghiên cứu? Vấn ñề có thể giải thích ñược trong lĩnh vực tâm lý xã hội học, trong ñó, thời gian qua sự thỏa thuận ngấm ngầm hầu như liên tục công nhận rằng mỗi một căn bệnh ñều có một nguyên nhân phát sinh từ cơ thể, kể cả những thứ bệnh nặng như bệnh tâm thần. Vậy, chính sự nghiên cứu về con người ñã dẫn ñầu việc tìm tòi bệnh lý tâm thần từ bấy lâu nay. Thế còn tâm linh con người thì sao? Tâm linh là cái vĩ ñại nhất trong sự sống con người. ðịnh nghĩa và xếp chỗ cho tâm linh là một việc khó. Chúng ta phân biệt ra hồn và linh. Con người có một cái linh. Tâm linh ñược ñặc trưng bởi ý thức bản thân, quyết ñịnh bản thân, tinh thần trách nhiệm có ý thức và tự do, qua sự phân biệt giữa ñiều ta ñang có và ñiều ta nên làm. Vị trí ñặc biệt của tâm linh ñứng trước thân và hồn phù hợp hoàn toàn theo những gì có trong Kinh Thánh Tân Ước. Phao-lô viết: Nguyền xin chính ðức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể anh em ñều ñược giữ vẹn, không chỗ trách ñược, khi ðức Chúa Giê-xu Cứu Thế chúng ta ñến! (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23) Ngày nay, bên cạnh việc chữa trị và tư vấn về tâm thần, việc chăm sóc tâm linh cho người ñến tư vấn giữ một vai trò quan trọng là ñiều không cần phải ñặt nghi vấn. Tâm thần của con người tự bản thân không phải là thần thánh, cũng không có gì siêu nhiên, nhưng cùng với thân thể và linh hồn, tâm linh ñược liên kết với Thánh Linh của ðức Chúa Trời. Ba lĩnh vực nầy có mối liên hệ trao ñổi sống ñộng. Chính ðức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái ðức Chúa Trời (Rô-ma 8:16). Với tư cách một sinh vật có ba chiều, con người trong mối tương quan ba mặt của mình, là một khối thống nhất. Cả ba chiều ñó ñược liên kết chặt chẽ với nhau, bởi thế chúng ta nên nói ñến thân, hồn, linh như nói về ba mặt khác nhau của cùng một vật thể. Vì mỗi một căn bệnh ñánh vào một trong ba mặt ñó là ñánh vào toàn thể con người. Có một ñiều ñặc trưng ñó là trong ngành tâm lý học, người ta hay nói ñến bản năng, rằng con người là một sinh vật bị thôi thúc bởi bản năng. Tâm linh, sắc thái và ñịnh hướng của con người bị coi thường. Chính nhà sinh học A. Portmann ñã ñề cập ñến vấn ñề con người gồm cả thân và hồn, khi viết: Tâm linh là ñiểm ñặc thù của con người không những về mặt sinh học mà còn về mặt giải phẫu học nữa, và không có gì xấu hổ khi tâm lý học trước hết phải chờ cho ngành sinh học lên tiếng rằng trong tiến trình phát triển của con người có một giai ñoạn mà sau nầy có những ñặc ñiểm chúng ta kết luận là thuộc về tâm linh sẽ ñược lộ ra.

Cũng không phải vô ích mà Viktor E. Frankl, cha ñẻ của ngành bản thân trị liệu (Logotherapie) ñề cập ñến bệnh tâm thần noogenen là một bệnh do sự vô nghĩa của cuộc ñời, hay sự trống vắng trong cuộc sống gây ra. Nguyên nhân của bệnh nầy một phần, theo Frankl cũng bắt nguồn từ tâm thần con người. Thân thể, linh hồn và tâm linh là một thể thống nhất ñược tạo dựng không thể tách rời. Và lo lắng chăm sóc thân thể như thế nào, con người cũng phải chăm sóc linh hồn mình thể ấy. Chăm sóc thân thể và linh hồn lệ thuộc vào nhau và nối kết với nhau. 4. Chăm sóc và chữa lành tâm linh Chăm sóc tâm linh là giúp cho người ta sống, giúp con người một cách toàn diện ñặt nền tảng trên sự bước theo ðấng Cứu Thế. Việc cứu sống có ý nghĩa ñặc biệt hơn so với việc giúp người ta ñược sự sống ñời ñời, việc nầy bao trùm những khó khăn về thể xác và linh hồn, bao trùm toàn bộ con người trong cuộc sống ñức tin thường nhật, trong yếu ñuối, nghi ngờ, ñau khổ, sợ hãi, trong những lo lắng và tuyệt vọng, trong căng thẳng và gánh nặng, trong tranh chiến và trở ngại. Trong Kinh Thánh Cựu Ước tật bệnh ñược xem là có liên quan ñến tội lỗi. Sự bất tuân ðức Chúa Trời có những hậu quả khác nhau. Kể cả Gióp, người quả quyết rằng mình vô tội trước mặt ðức Chúa Trời, cũng bị kể là có tội trong diễn biến của số phận mình và ăn năn trong tro bụi, vì là một tạo vật mà ñã dấy lên chống nghịch cùng ðấng Tạo Hóa và sự xét ñoán không thể hiểu ñược của Ngài. Kể cả trong Tân Ước chúng ta cũng thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa cái chết, bệnh tật và tội lỗi. Bệnh tật ñược xem như là lìa xa ðức Chúa Trời và Chúa Giê-xu cho ñó là do tội lỗi. Trước hết, chúng ta hãy giữ ñừng hiểu bệnh tật như là hậu quả của một tội lỗi cụ thể. Chúa Giê-xu thậm chí cũng ñã ngăn các môn ñồ không ñược xem những ñiều ñau khổ do số phận ñem ñến cho người ñồng loại như là một sự trừng phạt, hậu quả trực tiếp ñến từ những tội ñặc biệt nào. Nhưng Ngài không bao giờ phủ nhận việc có mối liên quan giữa tật bệnh và tội lỗi. Kể cả sự chữa lành trong Kinh Thánh cũng giữ một vai trò quyết ñịnh. Nếu tội lỗi ñược xem như sự trừng phạt và dạy dỗ của ðức Chúa Trời, thì chỉ có ðức Chúa Trời chính là ðấng có quyền chữa lành con người khỏi mọi yếu ñuối, tật bệnh. Ta là ðấng Gia-vê, ðấng chữa bệnh cho ngươi. (Xuất. 15:26). Khái niệm chữa lành rất rộng lớn. Nó liên hệ chẳng những ñến tật bệnh trên thân thể mà thôi, nhưng còn cả những ñau khổ về tâm thần và linh hồn, ñến toàn thể trạng của một con người chưa ñược cứu. Câu chuyện chữa lành cho người bại liệt trong Mác 2:1-12 cho ta thấy rõ bệnh tật và tội lỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau như thế nào. Adolf Allwohn viết như thế này: Sự chữa lành nầy không phải chỉ là một bằng cớ cho thấy Chúa Giê-xu có quyền tha tội, vì tội lỗi và bệnh tật nghĩ cho cùng ñược xem như tương ñồng với nhau, cho nên việc tiêu trừ triệu chứng cũng chính là tiêu trừ nguyên nhân gây bệnh. Sự tha tội không phải là ñiều kiện ñi trước sự chữa lành; mà tự thân chính là một hành ñộng chữa lành, ngược lại, tương tự như thế, sự lành bệnh cũng chính là sự tha thứ tội. Do ñó, trong những câu chuyện kể lại về phép lạ chữa lành của Chúa Giê-xu, sự tha tội không cần phải ñược nhấn mạnh, vì nếu ơn lành bệnh ñã ñược ban cho, thì ñồng thời sự xa cách Chúa của con người cũng không còn nữa. Kể cả những trường hợp, khi có những sự cố hay tai nạn xảy ñến với con người, ðức Chúa Giê-xu cũng xác nhận có tính chất sửa phạt trong bệnh tật và chết chóc. Cho dù có là người tin Chúa hay ngoại ñạo, có bệnh hay không có bệnh ñi chăng nữa, tất cả mọi người ñều ở dưới quyền của tội lỗi và phải ñền trả bằng tật bệnh và cái chết. Trong Kinh Thánh Tân Ước có nhiều chỗ cho bệnh tật là việc làm của quỉ sa-tăng. Các bệnh như câm, ñiếc, quỉ ám, cái dằm xóc vào da thịt của Phao-lô luôn nói ñi nói lại rằng có bàn tay của quỉ sa-tăng ñang ñánh vào con người, cột trói và hành hại con người: Vả, tại ñó,

có người ñàn bà mắc quỉ ám, phải ñau liệt ñã 18 năm; cong lưng chẳng ñứng thẳng ñược. Con gái của Áp-ra-ham nầy, quỉ sa-tăng ñã cầm buộc mười tám năm. (Lu-ca 13:11,16) Tại một chỗ khác Phao-lô nói về chính mình: Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì ñã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tăng, ñể vả tôi, và làm cho tôi ñừng kiêu ngạo. (1 Cô-rinh-tô 12:7) Bởi sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế mà sự chữa lành ñến với con người. Trong quyền năng cứu rỗi của Chúa Giê-xu sự rao giảng tin mừng và sự chữa lành luôn ñồng thời kết hợp nhau. Sự chữa lành của Chúa Giê-xu là sợi chỉ ñiều xuyên suốt Kinh Thánh Tân Ước. Khi Giăng Báp-tít hỏi Ngài có phải là ðấng Hứa Ngôn chăng, Chúa Giê-xu ñã trả lời: Kẻ mù ñược thấy, kẻ què ñược ñi, kẻ phung ñược sạch, kẻ ñiếc ñược nghe, kẻ chết ñược sống lại, kẻ khó khăn ñược nghe giảng tin lành (Ma-thi-ơ 11:5). Sự thực thi quyền tể trị của Chúa kết hợp chặt chẽ với sự chữa lành tật bệnh một cách rõ ràng. Sự chữa lành của Ngài là sự chiến thắng trên quỉ sa-tăng và là dấu hiệu ðức Chúa Trời ñang tể trị. Qua những ñiều trình bày ở trên thật sự chăm sóc thuộc linh trong danh Chúa Giê-xu là một sự cứu giúp lớn ñem ñến cho người ta ñức tin và sự sống. Bởi theo Tân Ước mọi con người trong tổng thể của mình là cả thân, hồn, linh ñều ñã mắc bệnh vì ở dưới quyền lực của tội lỗi và sự chết. Và người chăm sóc thuộc linh có nhiệm vụ ñem lại sự cứu giúp gồm cả chữa lành và sự sống cho con người toàn diện. Nói một các chính xác: với sự kết hợp của người chăm sóc thuộc linh, các bác sĩ, chuyên gia bệnh tâm thần, các nhà tư vấn, ñẹp lòng Chúa con người phải ñược chữa lành cả thân, hồn, linh. Chăm sóc thuộc linh là việc cá nhân nhưng không phải là việc tin cậy riêng giữa người ñến tư vấn và người chăm sóc, mà là việc hướng ñến sự tương giao với nhau trong vòng Hội thánh, nơi mà người ñến xin ñược giúp thấy mình ñược tiếp nhận và ñỡ nâng. 5. Chăm sóc thuộc linh trợ giúp ñức tin và cuộc sống Trong những thập niên vừa qua, có sự ñổi thay trong việc phê bình chăm sóc tâm linh. Người ta ñề cập nhiều ñến sự hiện hữu của con người toàn diện trước ðức Chúa Trời hơn là lúc trước. Ở ðức, tờ báo về chăm sóc thuộc linh ñã thay tên, từ cái tên Các nẻo ñường dẫn ñến tâm linh (Wege zur Seele), ngày nay người ta gọi nó là Các nẻo ñường dẫn ñến con người (Wege zum Menschen). Sự thay ñổi nầy cho thấy một chuyển biến rõ rệt. Chăm sóc thuộc linh ñã biến thành những phương tiện cứu giúp ñưa người ta ñến với ñức tin và ñem lại sự sống. Chăm sóc thuộc linh lấy Thiên Chúa làm trọng ñiểm và Chúa Giêxu ðấng Cứu Thế là ðấng giao thác trách nhiệm. Chăm sóc thuộc linh ñã hướng ñến con người toàn diện với tư cách là: -con người ñược tạo dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, -ñã sa ngã, -nhưng có thể ñược chữa lành, -và khát khao ñược chữa lành. Mục tiêu của chăm sóc thuộc linh hướng ñến người tìm ñến tư vấn ñó là: -góp phần làm cho người ñó ñược khỏe mạnh hoàn toàn, -ñem lại ñức tin và sự sống, -giúp người ñó thấy mình ñược sự sống sung mãn, -tạo khả năng ñể hội nhập và thân thể Chúa Cứu Thế, -ñòi hỏi việc thử áp dụng giải quyết vấn ñề theo những phương tiện thực tiễn, -mở cho họ con ñường dẫn ñến sự cứu rỗi thật. Ở ñâu chỉ quan tâm ñến cứu rỗi linh hồn, ở ñó người ta sẽ bỏ qua sự an lành vật chất, tâm hồn và linh hồn. Kẻ tìm ñến với người chăm sóc tâm linh không phải chỉ có những vấn ñề về ñức tin trong lòng; cũng không chỉ muốn ñược giải thích những vấn ñề thần học. Họ ñến với ñủ mọi nan ñề có thể xảy ñến trong cuộc sống, mọi thứ khó khăn mà ñời thường có thể ñem lại. Thế nhưng, chúng ta nhất thiết phải ñem những vấn ñề về sức khỏe, may mắn, bệnh

tật, thất bại, trống vắng ý nghĩa cuộc ñời, cuộc sống sung mãn, cuộc sống không an toàn và cảnh vô hy vọng ra ñối chất với sứ ñiệp của Kinh Thánh. Bởi vì tất cả những biểu lộ trong cuộc sống cho dù tích cực hay tiêu cực, vui hay không vui ñều có liên quan ñến Thiên Chúa. 6. Tâm lý học ñóng vai trò gì trong chăm sóc thuộc linh? Có nhiều Cơ-ñốc nhân cho rằng nếu bị tâm lý học ñịnh hướng trách nhiệm chăm sóc sẽ bị pha loãng. Họ sợ rằng việc chăm sóc sẽ không ñược ñặt lên hàng ñầu và sẽ bị tắt ñường. ðiều nầy có thể xảy ra và thật ñã xảy ra. Chủ yếu ñó là quan ñiểm của người làm công tác chăm sóc và người ñến ñể ñược chăm sóc. Chắc chắn trong quá khứ và hiện tại, ñã có những hướng ñi mà người ta cho là chăm sóc kiểu thế gian, là lối chăm sóc chỉ tìm cách giải quyết các rối loạn, các nan ñề, xung ñột và nhu cầu của tâm linh trong lĩnh vực giữa người với người và bên trong tâm hồn người. Quyển sách nầy không nói những ñiều như vậy. Vấn ñề ở ñây là sự phối hợp giữa tâm lý học và chăm sóc thuộc linh. a) Cái gì không phải là trọng tâm của khoa tâm lý học? Với tư cách là một khoa học về tâm hồn hay về cách hành xử của con người, tâm lý học không ñặt trọng tâm vào -thông giao của linh hồn với ðức Chúa Trời, -nguồn gốc và căn nguyên của linh hồn, -và sự bất tử của linh hồn. Sự hình thành khái niệm về linh hồn xuất phát từ sự quan sát thấy rằng ở người chết không có sự sống, không có linh hồn cũng như không có cử ñộng. Trong ngôn ngữ Hy-lạp, latinh và Hy-bá, chữ linh hồn luôn là chữ hơi thở và là một chuyển ñộng có thể cảm nhận ñược. Những vấn ñề thuộc lĩnh vực thần học và triết học xuất phát từ ñó không thuộc lĩnh vực nghiên cứu và xử dụng của khoa tâm lý. Ngành tâm lý không có ñủ khả năng phát biểu ñiều gì về thể chất của linh hồn và linh hồn sẽ trở thành như thế nào trong cõi tương lai. b) Tâm lý học có thể giúp ñược gì ở ñây? Với tính cách một môn nghiên cứu, tâm lý học dùng ñể nghiên cứu bản chất bên trong của con người. Thể hiện mục tiêu nghiên cứu của mình qua sự tìm tòi ñúng cách, ñúng phương pháp trật tự của tâm thần con người. Các kiến thức tâm lý học rút ra ñược từ trong: -kinh nghiệm, -hiểu biết riêng, -ñánh giá bối cảnh cuộc sống, -quan sát một cách có hệ thống, -nghiên cứu sự biểu lộ của linh hồn, -các thử nghiệm tâm lý thực nghiệm, -việc chẩn ñoán thử nghiệm, vv... c) Sự phối hợp giữa tâm lý học và chăm sóc tâm linh Chăm sóc tâm linh cần ñến khoa tâm lý. Người chăm sóc cần có kiến thức về tâm lý nếu muốn làm cho người ta tiếp nhận lời của Chúa. Không có chẩn ñoán rõ ràng, việc chăm sóc sẽ trở nên mù mờ và không ñem lại kết quả. Người chăm sóc cần ñến kiến thức con người nếu muốn thực thi một cách quyền năng sứ ñiệp của Phúc Âm. Mỗi người nghe ñều khác. Ai cũng có óc phán ñoán, giải thích và cảm nhận sứ ñiệp một cách khác nhau. Vấn ñề mà người

chăm sóc cần phải làm có liên quan ñến chỗ ñứng của sự sống!. Mà sống còn chính là sự vận hành chung của thể xác và linh hồn. Bởi thế, trong việc chăm sóc tâm linh, khoa tâm lý dùng ñể: -cùng với sự giúp ñỡ của người chăm sóc, nhận ra và vượt qua những khó khăn mà người cần tư vấn không thể giải quyết ñược bằng chính sức mình, -làm cho lộ ra những nỗi lo sợ mà người ta không biết nguyên nhân, -phân biệt những mặc cảm ñúng và sai về tội lỗi, -ñánh giá ñúng những mặc cảm tội lỗi từ thuở ấu thơ, -ñặt nghi vấn về trạng thái chán ñời mà không hiểu tại sao, -tình trạng vô hy vọng mà nguyên nhân vẫn còn lẫn khuất, -tình trạng cuồng tín mà người ta không thể dứt bỏ, -thái ñộ ngoan cố mà người ta không nhìn thấy, -tính cách tuân hành luật lệ rất xác thịt mà người ta cho là thực thi lời Chúa, -sự nóng giận mà người ta không thể kềm chế ñược, -và ñưa ra ánh sáng những thâm ý và mục ñích nằm phía sau tâm tưởng và nếu ñược sẽ dẹp bỏ chúng. Rồi sau ñó người ta mới có thể lắng nghe sứ ñiệp của Chúa, có thể tiếp nhận sứ ñiệp của Chúa Cứu Thế mà không bị ngăn trở và cởi mở hơn. Người mắc bệnh tâm lý và tâm thần không thể lắng nghe. Nếu người ñến xin tư vấn nhiều lần liên tiếp, trong những khoảng thời gian ngắn, ñến tìm người chăm sóc vì vấn ñề tha thứ một tội nhất ñịnh nào ñó, mà người nầy ñã một lần ñược tuyên bố buông tha trong danh Chúa Giê-xu, thì có thể có chứng tâm thần lo sợ ở ñây. Người ñến tư vấn phải trở lại với người chăm sóc vì cần ñược chữa trị. Như vậy, khoa trị liệu và sự chăm sóc sẽ bổ sung cho nhau. Việc huấn luyện về tâm lý cho người chăm sóc có thể gây ra rắc rối là ñiều không thể loại trừ. Những kiến thức về tâm lý học có thể khiến cho cái nhìn của mình bị lệch lạc, dẫn ñến nguy cơ: -chỗ nào cũng muốn làm lộ ra hậu ý, -luôn luôn muốn chẩn bệnh, -giải thích tình huống mà mình tưởng là mình biết cho người xin tư vấn, -qua ñó, chứng tỏ cho người ta thấy sự siêu ñẳng của mình và hiểu biết chuyên môn vượt quá trách nhiệm chăm sóc tâm linh, Dẫu sao thì ñối với mỗi một người chăm sóc tâm linh, việc học hỏi về khoa tâm lý là ñiều cần phải có. Tâm lý học là một phương tiện giúp ñỡ cần thiết. Nhưng tâm lý học không ñược trở thành mục tiêu chính và sự chăm sóc tâm linh không ñược phép bị hạ xuống như là một kỷ thuật trong khoa tâm lý. 7. Cứu rỗi và chữa lành cho linh hồn Tâm lý trị liệu và chăm sóc thuộc linh là hai việc khác nhau. Là hai hướng ñi cùng những mục tiêu khác nhau về căn bản. ðối với người làm công tác chăm sóc ñây là vấn ñề sự sống tâm linh, còn với nhà tâm lý trị liệu thì trước tiên ñây là vấn ñề cuộc sống nội tâm hay tâm hồn. Nói một cách khác: Nhiệm vụ của tâm lý trị liệu hoặc của việc tư vấn tâm lý là ñể mang sự chữa lành cho tâm hồn, như vậy tâm lý học có liên quan ñến y học về tâm hồn. Còn nhiệm vụ của chăm sóc tâm linh là cứu rỗi linh hồn, và có liên quan ñến nghệ thuật cứu rỗi linh hồn con người. Với tâm lý trị liệu, vấn ñề nằm ở chỗ giải thoát bệnh nhân hay người tìm ñến tâm vấn khỏi những căng thẳng bệnh lý, những trở ngại ñến từ các mặc cảm và hành vi sai. Người bệnh cần ñược quân bình trở lại trong tâm hồn, có thể tìm lại sự sống và niềm vui sống, hội nhập vào xã hội con người (nghề nghiệp, hôn nhân, gia ñình). Người ta ñến với nhà tâm lý trị liệu ñể trình bày những xung ñột nghiêm trọng trong cuộc sống, và mong ñợi sự giải quyết có

tính cách chuyên môn. Ngoài ra, người ñến tâm vấn còn mong ñợi người trị liệu có thể dành nhiều thời gian chuyện trò với mình. Nhà tâm lý trị liệu có công việc chính là lo sao cho người ta ñược lành mạnh trong cuộc sống thực tại. Còn người chăm sóc tâm linh rao truyền sự cứu rỗi linh hồn trong quyền năng của Phúc Âm. Chăm sóc tâm linh trong Tân Ước chuyển giao hiểu biết tâm linh với mục ñích giải thoát con người khỏi tội và mặc cảm tội lỗi. Tâm lý trị liệu giải thoát người ta khỏi những vướng mắc và các mặc cảm sai lầm. Trong giờ ñiều trị tâm lý, thông thường có 2 người tham gia trong việc phát biểu. Trong khi trong giờ chăm sóc tâm linh có ñến 3 người. Thiên Chúa, ðấng Hằng Sống là Người Thứ Ba ñang hiện diện ở ñó. Người làm công tác chăm sóc tâm linh cũng quan tâm ñến sự lành mạnh của tâm hồn con người, và nhà tâm lý trị liệu có thể tiếp cận với những ñiều kiện hiện tại ñã gây ra sợ hãi, cảm giác mất ý nghĩa và gánh nặng tội lỗi. Nếu là một tín nhân nhà tâm lý trị liệu sẽ không bị phân tán trong công việc làm của mình nhưng có thể phân biệt ñược, và ngoài việc ñem lại tâm trạng lành mạnh cần có, nhà tâm lý trị liệu có thể tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống, thái ñộ của người tìm tư vấn ñối với Thiên Chúa. Bệnh này xảy ra có ích gì cho họ? ðược lành mạnh trong tâm hồn và thân thể sẽ ñem lại cho họ ñiều gì? Cảm giác tự tôn ñem lại gì cho họ? Cảm giác tự ti sau khi ñược cất bỏ sẽ giúp họ ñiều gì? Chỉ khi là Cơ-ñốc nhân, nhà tâm lý trị liệu mới có thể cho phép mình hỏi những câu hỏi ñó với bệnh nhân của mình. Thông thường việc ñề cập với bệnh nhân về những nguyên nhân gây ra sợ hãi, chán ñời và mặc cảm phạm tội mà người nào cũng có, là việc ñi ra ngoài khả năng của nhà tâm lý trị liệu. Ta không nên trộn lẫn hai lĩnh vực nầy, nhưng cũng không làm sao lấy dao kiểm duyệt mà tách chúng ra ñược. Kỹ thuật của khoa tâm lý trị liệu trước tiên là một phương pháp của người không biết Chúa. Phương pháp nầy cũng nên ñược duy trì như thế. Tâm lý trị liệu có chức năng chữa bệnh nhưng không ñem lại sự cứu rỗi. Tâm lý trị liệu lo sao cho con người ñược mạnh khỏe trước mắt chứ không ñem lại cho họ ñược sự cứu rỗi. Maielies Hirsch, một nhà tâm lý trị liệu ở Hamburg, mô tả việc nhà tâm lý trị liệu có thể ý thức trách nhiệm của mình như một Cơ-ñốc nhân và hai lĩnh vực có liên quan với nhau như thế nào như sau: Theo tôi, sự gắn bó mật thiết giữa tâm lý trị liệu và ñức tin ñương nhiên trước hết là từ ñời sống của riêng tôi, trong cách suy nghĩ của một bác sĩ và ñộng cơ công việc ñiều trị của tôi. Sự nhượng bộ luôn luôn là một mối ñe dọa trong công việc giúp người mà chúng tôi ñang làm. Trong tình trạng như thế, ñức tin nơi Chúa với tôi là ñiều hết sức quan trọng: ðộng lực của tình yêu thương và sức mạnh ñi tới của hy vọng, cả hai ñã cùng nhau tạo ñộng lực cho cái nghề tâm lý trị liệu của tôi. Vấn ñề của tâm lý trị liệu nằm ở con người, tâm lý trị liệu hướng tới con người. Còn chăm sóc thuộc linh thì hướng tới Thiên Chúa, sao cho con người ñược sự hòa bình với Chúa và biết mình thuộc về Ngài. Phải cứu giúp con người từ thể chất lẫn tâm linh. Bởi thế chúng tôi tóm tắt toàn bộ lại, như ñiều Faber và E. Van der Schoot ñã nói: Tóm lại, các nhà tâm lý trị liệu và những người chăm sóc tâm linh có quan ñiểm khác nhau: Một bên hướng ñến sự cứu rỗi linh hồn, một bên hướng ñến sự lành mạnh thể xác. Cả hai ñều biết biên giới ngăn ñôi không bao giờ ñồng nghĩa với tách rời. Kể cả mục sư cũng có thể dùng những buổi chuyện trò chăm sóc ñiều trị thuộc linh trong mục vụ ñể giúp người khác có ñược một tâm linh và một thân thể lành mạnh. Tương tự như vậy, một bác sĩ cũng có thể qua các cuộc khám bệnh ñiều trị góp phần một cách gián tiếp vào sự cứu rỗi linh hồn của bệnh nhân mình, vì qua sự ñiều trị ñó bệnh nhân ñược thoải mái hơn trong lòng nói theo tâm lý học và có ñủ khả năng ñể quyết ñịnh tin cậy Chúa thật sự 8. Tình trạng bế tắc của xã hội hiện ñại

Từ khi có con người là có việc ñi tìm lời khuyên. Và ngay từ thời nguyên thủy ñã có những kẻ tư vấn/cho lời khuyên. Trẻ con tìm lời khuyên nơi bố mẹ, các bậc cha mẹ tìm lời khuyên nơi những người ñáng tin cậy. Mục sư và thầy tế lễ bao ñời nay ñã là những người cho lời khuyên ñược ưu tiên. Những người ñang cai trị có các nhà cố vấn vây quanh. Ở ñâu có nhu cầu, có xung ñột và nan ñề, ở ñó con người tìm ñể ñược giúp ñỡ. Khi phải quyết ñịnh một việc, người ta nói việc ñó ra cho những người ñang hỗ trợ mình. Trong xã hội ña dạng của chúng ta, các vấn ñề về tư vấn tỏ ra càng lúc càng nhiều. Cuộc sống càng lúc càng phức tạp hơn. Nhu cầu cần phải có người biết chuyên môn càng lớn hơn ở khắp nơi. Chữ tư vấn ñược viết thật to trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tình trạng không có lời khuyên hiện ra trong những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong công nghệ, trường học, Hội thánh và tất cả những tổ chức ñều mọc lên những vấn ñề về việc tìm lời khuyên hay tư vấn. Thế giới kỹ thuật của con người càng lúc càng trở nên khó nhận diện và ñáng lo sợ hơn cho cá thể con người. Cảm giác sợ hãi và thấy không an toàn càng lúc càng gia tăng. Tình trạng vô phương thế càng lớn dần. Con người thấy mình như bị treo trong khoảng không, cần ñược giúp sức và hỗ trợ. Các nhà tư vấn mọc lên như nấm, nào là tư vấn về thuế má, tư vấn kinh doanh, tư vấn luật, tư vấn nghề nghiệp, -tâm lý, -giáo dục, -nghỉ mát, -lưu thông, -dinh dưỡng. Nhu cầu ñược lời khuyên và ñược hỗ trợ của con người ñược nêu rõ trong lời từ giã của Chúa Giê-xu. Ngài biết tình trạng thấy mình bị bỏ rơi, cô ñơn và tuyệt vọng của con người. Chúa Giê-xu biết con người cần ñược cứu giúp, và ñã phán với những người ở lại rằng: Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một ðấng Cứu Giúp (bản Kinh Thánh tiếng Việt dịch là ðấng Yên Ủi) khác, ñể ở với các ngươi ñời ñời, tức là Thần Lẽ Thật. (Giăng 14:16) 9. Lời khuyên và tư vấn Trong chữ tư vấn của tiếng ðức (beraten) có gốc từ raten. Raten có nghĩa là suy ñoán, suy nghĩ, nghĩ ra một cái gì ñó, lo trước một ñiều gì ñó và lo cho một ñiều gì ñó. Raten còn có nghĩa là ñề nghị, khuyên, nói ra và giải nghĩa. Một lời khuyên có ý nghĩa nhiều hơn và có tính cách bắt buộc hơn là một cuộc tư vấn. Lời khuyên gồm có một lời ñề nghị, một sự mời gọi, một lời dặn dò ít nhiều có tính bắt buộc. Lời khuyên còn có một sự cảnh cáo hay khuyến khích, một sự từ chối hay xác nhận. Lời khuyên có chứa những ñiều gợi ý. ðó là ñiều mà người chăm sóc thuộc linh và cho lời khuyên nên tránh. Vì như vậy, khả năng quyết ñịnh của người ñến tư vấn sẽ bị giới hạn. ðưa ra lời khuyên chỉ ích lợi khi người muốn ñược giúp không có sự tự tin ñủ mạnh, không thể quyết ñịnh bằng ý chí của mình ñược, khi bản thân có những quan niệm và suy nghĩ dường như quá lệch lạc và lâm vào nguy cơ sẽ làm một việc ngu xuẩn, một lầm lẫn có tính cách quyết ñịnh hay gây ra những ñiều tai hại qua thái ñộ không quyết ñịnh gì cả. Chỉ khi ñó lời khuyên rõ ràng có thể cho ra ñó là phải nhanh chóng tìm ñến gặp một bác sĩ. Trong một buổi tư vấn, có một chị em ñộ tuổi trung niên ñã ñến và than phiền mình bị tình trạng khích ñộng quá mức, một con ruồi bay trên tường cũng làm khó chịu và hay bị mất bình tĩnh vì những chuyện nhỏ nhặt không ñâu và bị khích ñộng một cách bất thường. Chồng tôi ñã nghĩ ñến chuyện ly dị. Ngày nào cũng có chuyện cãi nhau. Ban ñêm tôi không ngủ ñược nữa và ban ngày tôi mệt mỏi, căng thẳng. Nhưng phải thưa với ông một ñiều, từ nửa năm nay tôi gầy ñi rất nhiều và các dây thần kinh không còn tẩm trong mỡ nữa! (nói xong, chị ta cười phá lên). Khi nói chuyện, mới biết ra là chị bị chứng ñổ mồ hôi bất thường, mồ hôi xuất ra nhiều ñến nỗi mỗi ngày chị phải thay quần áo nhiều lần và chị cũng than phiền vì tóc rụng nhiều.

Những triệu chứng nầy cho thấy chị bị chứng cường tuyến giáp trạng. Sụt ký, mất ngủ và tính dễ bị khích ñộng ñã có thể khẳng ñịnh giả thiết bệnh lý của chị. Trong trường hợp nầy, chúng ta cần phải thận trong việc cho lời khuyên, rằng chị phải tìm ñến bác sĩ khám bệnh thật kỹ lưỡng, và ñồng thời ñể cho những kết quả của bác sĩ giải tỏ cho xung ñột của chị. Dù thế nào, cũng phải theo dõi nguồn gốc gây ra chứng khích ñộng thần kinh thái quá. Vì không phải là những người trong ngành y có thể lắm chúng ta lầm lẫn. ðứng trước những triệu chứng như ñã nói ở trên không nên trông ñợi gì vào việc tư vấn chăm sóc tâm linh. Và nhất là, hãy giữ ñừng ñể người tìm tư vấn nuôi dưỡng giả ñịnh rằng qua việc ñiều trị nghi ngờ ñây là cường tuyến giáp trạng nan ñề thật sẽ ñược giải quyết. ðối với người chăm sóc tâm linh, bây giờ chỉ có việc ñể ý sao cho việc mình ra lời khuyên nhưng không phải là lời bắt buộc. Có âm thanh rồi mới có nhạc. Chúng ta không thể nhấn mạnh lời khuyên mình bằng những sự ñòi hỏi nhất ñịnh. Chẳng hạn như: ðó không phải là chuyện của tôi, nhưng chị ñừng giận nếu tôi có lời khuyên cấp thiết dành cho chị, là.. Trong cách nói như vậy có một lời nhắn nhủ rất mạnh, gần như một mạng lệnh. Rằng nếu lần tới bà nầy có muốn tìm ñến tư vấn nơi người chăm sóc tâm linh và người cho lời khuyên thì hãy ñến bác sĩ khám bệnh trước cái ñã. Cho dù co ý thức hay không ý thức, ở ñây cũng là một sự ép buộc. Tư vấn khác với việc cho lời khuyên. Tư vấn là một tiến trình, là không trả lời trực tiếp cho một câu hỏi. Tư vấn hướng người ñến tư vấn ñi ñến một khả năng quyết ñịnh một cách rõ ràng. Tại sao tư vấn mà lại không cho lời khuyên? Như vậy tư vấn có ñúng với tên gọi của nó không! Kể cả trên cơ sở năng lực chuyên môn lẫn trên cơ sở thẩm quyền người chăm sóc tâm vấn không phải là người kê ñơn thuốc. Người chăm sóc tâm linh phải chống lại cái cám dỗ: -áp dụng chuẩn mực của mình cho kẻ khác, -gán hiểu biết của mình thành hiểu biết của ñối tượng, -sử dụng ảnh hưởng của mình ñể tạo ảnh hưởng trên người khác và -lấy quan ñiểm của mình chồng lên cho người khác. Người làm công việc tư vấn không ñược quyết ñịnh thay cho thân chủ của mình, mà chỉ giúp họ giải tỏ ñược nan ñề của họ. Người tìm ñến với tư vấn thố lộ tâm tình với người tư vấn mình bao nhiêu thì người làm công việc tư vấn cũng cởi mở bấy nhiêu với họ. Cả hai ñều gắng sức và tìm cách cùng nhau giải tỏ các vấn ñề trong sự tin cậy lẫn nhau. Các cuộc tư vấn không phải là làm công việc thuyết phục người bị bí lối và tạo áp lực khéo léo khiến họ ngoan ngoãn tiếp thu những bài thuốc ñược khuyên ra. Công việc tư vấn không phải là thuyết phục, dùng quyền hành ñể cho người khác thấy mình ñúng, hay giới hạn và cắt bớt khả năng quyết ñịnh của thân chủ. Qua các cuộc chuyện trò tâm vấn, người tìm ñến tâm vấn sẽ hiểu ra ñược chính mình, biết mình phải chọn lựa ra sao ñứng trước nhiều khả năng quyết ñịnh, và quyết ñịnh ñó sẽ cởi bỏ những gánh nặng của mình ra sao. Nếu công việc tư vấn diễn ra như một hình thức giúp ñể người ta quyết ñịnh, thì tư vấn ñồng thời cũng là dạy cho người ta biết sống một cách trách nhiệm. Trong nghĩa ñó tư vấn cũng có tính cách giáo dục. Khi người tư vấn thành công trong việc khích lệ thân chủ của mình quyết ñịnh trong tinh thần trách nhiệm chẳng những trong những vấn ñề cụ thể của họ, mà còn hành ñộng một cách tự chủ hơn, có ý thức trách nhiệm hơn và vui vẻ hơn trong sự quyết ñịnh những ngày tới, thì về mặt giáo dục, hay việc tư vấn ñã diễn biến thành công. 10. Tư vấn có ý nghĩa gì?