Tài liệu nghiên cứu dệt may và da giày Châu Á - Thái Bình Dương Số 5 Tháng Ngành dệt may Châu Á có mức độ tuân thủ tiền lương tối thiểu thấp Tá

Tài liệu tương tự
Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

Chương trình Đào tạo Hỗ trợ Doanh nghiệp phát triển bền vững

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

ĐỐI TÁC KINH DOANH CỦA MSD QUY TĂ C Ư NG XƯ "Các Giá Trị và Tiêu Chuẩn Của Chúng Tôi" dành cho Các Đối Tác Kinh Doanh Quy tắc Ứng Xử Dành Cho Đối Tác

Luận văn tốt nghiệp

Microsoft Word - vietnam_vn.doc

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

Microsoft Word - TIA-E-Participatory Monitoring-VN_1.doc

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Bao cao Quy Huu Tri 03 July 2018

Trang 1 trong số 20 trang TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN (DRD) Địa chỉ: 91/8E Hòa Hưng, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện t

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE Phiên bản 1.0 Tháng 12 năm TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE CHÍNH SÁCH MUA SẮM BỀN VỮNG TOÀN CẦU

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

Microsoft Word - Done_reformatted_4C_Code_of_Conduct_v2.3_VIE.docx

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THU MUA CỦA MICHELIN

Chiến Lược 2030: Hướng tới một Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững (ADB Strategy 2030: Achieving a Prosperous, Incl

PRIVACY POLICY - VI (Final)

Điều khoản Sản phẩm Phát Nghiệp Hưng Vượng Bảo hiểm liên kết chung đóng phí ngắn hạn 1

BAN TIN Ver 2

DANH MỤC TÊN BÁO CÁO THỰC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ K915 TT TÊN ĐỀ TÀI Lớp K915QT 1 Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại côn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

Microsoft Word - VN-De xuat (002) - FINAL version 1 1

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Riding the Wave

Report-NganhSanXuat-Vie

Trường hợp đăng xin ký trợ cấp đi học, hãy đọc kỹ thông báo này và giữ gìn cẩn thận. Kính gửi quý phụ huynh Thông báo Chế độ trợ cấp đi học năm 2019 H

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

PowerPoint Presentation

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2013 ISO :2013 Xuất bản lần 1 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART Control char

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Báo cáo hoạt động Quỹ Hưu trí tự nguyện 2018 | Sun Life Việt Nam

Sự Cám Dỗ Tác giả: David Batty Sổ tay giáo viên Tái bản lần thứ năm

Code of Conduct

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục Nguy cơ Bom mìn - Hướng dẫn thực hành tốt nhất 1 - GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC NGUY CƠ BOM MÌN

Đánh Giá và Lập Kế Hoạch Hành Vi Tích Cực Tại Trường Học: Tờ Thông Tin

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Successful Christian Living

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

hướng dẫn sử dụng phần mềm tính toán cỡ mẫu

Hành động liêm chính Quy trình Quản lý Quy tắc Hành xử tại Celestica

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tiền lương không đủ sống và hệ lụy nghiên cứu một số doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam

tomtatluanvan.doc

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Microsoft Word Bia va muc luc.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

Việt nam Kiểm tra DecentWorkCheck Việt nam là một sản phẩm của WageIndicator.org và Nghĩa là quy định Quốc gia là OK Nghĩa là quy địn

Microsoft Word - HEV_BCTC nam 2009 da kiem toan.doc

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

EuroCham Letter & Fax

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Lời khuyên của thầy thuốc KÊ ĐƠN STATIN LÀM GIẢM NGUY CƠ TIM MẠCH Người dịch: Lê Thị Quỳnh Giang, Lương Anh Tùng Điều chỉnh rối loạn lipid máu được xe

D I S ẢN TỪ SỰ DẠY DỖ CỦA DEREK PRINCE Bông Trái Đức Tin Trong thư lần trước của tôi, chúng ta đã cùng nhau xem xét chín bông trái Thánh Linh được Pha

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG KHU VỰC TƯ NHÂN Mr. Phạm Hoàng Hải Trưởng ban Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Phòng Thương mại

FPTS

TÓM TẮT về Kế hoạch Hợp Nhất Luật ESSA của Washington

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Tieng Viet.indd

Microsoft Word - Luan an.doc

Phụ lục số II

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO QUAN HỆ LAO ĐỘNG 2017 Hà Nội - năm 2018

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

FAUNA & FLORA INTERNATIONAL CHÍNH SÁCH REDD+ #003 Tháng một 2015 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM REDD+ CẤP VÙNG VÀ THỰC HIỆN LỒNG GHÉP N

Kế hoạch hoạt động quan hệ đối tác công–tư (PPP) 2012–2020

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Triển khai M&A tại Việt Nam Những thách thức và giải pháp Góc nhìn Người trong cuộc kpmg.com.vn

Xã hội học số 2(54) 1996

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI ĐÁNG CHÚ Ý CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 119/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018 N

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

LUẬT XÂY DỰNG

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

MỤC LỤC TIÊU CHUẨN LÃNH ĐẠO TRONG QUY TẮC CỦA NIKE MU C TRANG TRIỂN KHAI 3 LAO ĐỘNG LÀ TỰ NGUYỆN 6 TUỔI TỐI THIỂU CỦA NHÂN VIÊN LÀ NHÀ THẦU KHÔN

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook

B312 M?U BCKT

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Bản ghi:

Tài liệu nghiên cứu dệt may và da giày Châu Á - Thái Bình Dương Số 5 Tháng 8-2016 Ngành dệt may Châu Á có mức độ tuân thủ tiền lương tối thiểu thấp Tác giả Matt Cowgill và Phu Huynh Văn phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cowgill@ilo.org Tiền lương tối thiểu có thể là một công cụ chính sách quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động và gia đình họ. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu chưa thể hiện được đầy đủ chức năng của mình khi còn nhiều vi phạm trong việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu. Tài liệu nghiên cứu này cho thấy một tỷ lệ lớn người lao động trong ngành may mặc, dệt may, da giày và dệt may 1 ở bảy quốc gia xuất khẩu dệt may châu Á đang hưởng lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Tỷ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành này nằm trong khoảng 6,6% trên tổng số lao động của Việt Nam đến 53,3% của. Ở các quốc gia này, lao động nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam. Lao động có trình độ văn hóa thấp hơn cũng dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu. Ở một số quốc gia, vấn đề tuân thủ quy định về lương tối thiểu bị vi phạm nghiêm trọng, với tỷ lệ lớn lao động trong ngành dệt may bị trả thấp hơn 80% mức lương tối thiểu quy định. 1. Tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu là một công cụ chính sách quan trọng. Hơn 90% các quốc gia thành viên của ILO đã áp dụng một số phương pháp xác định tiền lương tối thiểu. 2 Tiền lương tối thiểu đặc biệt quan trọng đối với ngành dệt may, một ngành công nghiệp toàn cầu có sự cạnh tranh cao và sử dụng nhiều nhân lực nhưng thương lượng tập thể về tiền lương thường hiếm khi xảy ra. 20 quốc gia thu nhập trung bình và thấp xuất khẩu may mặc lớn nhất trên thế giới đều có quy định về tiền lương tối thiểu áp dụng cho lao động trong ngành dệt may. 3 Tiền lương tối thiểu được định nghĩa là mức tiền công thấp nhất mà người sử dụng lao động có thể trả cho người lao động theo quy định của pháp luật. Mục đích cơ bản của tiền lương tối thiểu là nhằm bảo vệ người làm công ăn lương không bị trả lương quá thấp. 4 Những vi phạm phổ biến trong vấn đề này cho thấy bản thân chính sách có thể chưa thể hiện được đầy đủ chức năng hay việc thực hiện chính sách chưa đầy đủ. Nếu một số người sử dụng lao động không tuân thủ về tiền lương tối thiểu, điều đó không những tạo ra hệ quả tiêu cực đến mức sống của người lao động và gia đình họ mà còn ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định. Việc không tuân thủ tạo ra một sân chơi không công bằng, bất lợi đối với những doanh nghiệp chấp hành đúng quy định của pháp luật. Nghiên cứu này đưa ra số liệu ước tính về tỷ lệ không tuân thủ quy định tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may ở,,,, và. 5 Số liệu điều tra lao động việc làm mới nhất của mỗi quốc gia được sử dụng để xác định mức lương thực nhận của lao động ngành dệt may. Mức lương thực nhận được so sánh với mức lương tối thiểu tại thời điểm tiến hành điều tra 6. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận cổ điển theo đó tại những nơi có thể áp dụng nhiều mức lương tối thiểu, mức phù hợp thấp nhất được sử dụng để phân tích. Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu cả các phương pháp tiếp cận thay thế khác. 2. Hiện trạng không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu Hình 1 thể hiện tỷ lệ phần trăm lao động trong ngành dệt may bị trả lương dưới mức tối thiểu ở bảy quốc gia nghiên cứu. Hình 1: Tỷ lệ không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may (%) Cam-pu-chia 6.6% 25.6% 39.1% 37.5% 37.4% 53.3% 50.7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Tỷ lệ lao động làm công ăn lương bị trả thấp hơn lương tối thiểu Ghi chú: Đây là cách tính toán cận dưới. Xem thêm Phụ lục B về nguồn số liệu và phương pháp. 1 Ngành may mặc, da giày và dệt may trong nghiên cứu này được gọi chung là ngành dệt may. 2 ILO: Hướng dẫn chính sách về tiền lương tối thiểu, phần 1.2 (Geneva, 2016). 3 Xem M. Cowgill, M. Luebker và C. Xia: Tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may toàn cầu, Thông tin cập nhật 2015, Tài liệu nghiên cứu (Bangkok, ILO, 2015). 4 Xem Khuyến nghị về xác định tiền lương tối thiểu, 1970 (Số. 135). 5 Bangladesh và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng đã được xem xét. Tuy nhiên, quy mô chọn mẫu ở cả hai quốc gia không đủ lớn để đưa ra số liệu đáng tin cậy về tỷ lệ không tuân thủ trong ngành dệt may. Do vậy, kết quả của hai quốc gia này không được thể hiện trong phân tích ở tài liệu nghiên cứu này. 6 Xem phụ lục B về các ghi chú bổ sung.

Theo số liệu ở Hình 1, có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ không tuân thủ quy định tiền lương tối thiểu giữa các quốc Ấn Độ và là hai quốc gia có tỷ lệ không tuân thủ cao nhất, với hơn một nửa số lao động trong ngành dệt may nhận lương thấp hơn mức tối thiểu. Tỷ lệ đó của, và là hơn một phần ba tổng số lao động trong ngành dệt may và của Cam-pu-chia là một phần tư. là quốc gia có tỷ lệ không tuân thủ thấp nhất, chỉ ở mức một con số. Cần lưu ý rằng ở các nhà máy thuộc Chương trình Better Work (Chương trình Việc làm tốt hơn) của ILO IFC được thanh tra, tỷ lệ tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu cao hơn đáng kể so với số liệu đưa ra trong tài liệu nghiên cứu này. Ví dụ như, báo cáo tổng hợp mới nhất của Better Factories Cam-pu-chia (Chương trình Nhà máy tốt hơn tên gọi của Better Work tại Cam-pu-chia) ghi nhận chỉ có 1,1% số nhà máy không trả lương cho lao động thường xuyên ít nhất bằng mức tiền lương tối thiểu đối với giờ làm việc bình thường. 7 Mặc dù không trực tiếp so sánh được tỷ lệ này với ước tính về tỷ lệ không tuân thủ của tài liệu nghiên cứu này (xét đến phương diện người lao động hơn là nhà máy), điều đó cũng cho thấy cách tiếp cận như vậy tạo ra tỷ lệ không tuân thủ thấp hơn nhiều so với việc sử dụng số liệu điều tra lao động việc làm. Có thể lý giải cho sự khác biệt này là do phạm vi điều tra của số liệu điều tra lao động việc làm là toàn bộ lao động trong ngành, trong khi đó, hoạt động kiểm tra giám sát của Chương trình Better Factories Cam-pu-chia tập trung chủ yếu vào các nhà máy xuất khẩu. 3. Tương quan giữa vấn đề không tuân thủ và giới Ở tất cả các quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu của tài liệu này, lao động nữ trong ngành dệt may có nhiều khả năng bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam (xem Hình 2 và 3). Nhưng độ chênh lệch giữa hai giới dao động khá nhiều giữa các quốc Khoảng cách này tại là khoảng cách lớn nhất được ghi nhận. 86,9% lao động nữ trong ngành dệt may bị trả lương dưới mức tối thiểu ở, trong khi con số đó đối với lao động nam là 26,5%, cho thấy có khoảng cách về giới là 60,4 điểm phần trăm., và cũng có mức độ chênh lệch giữa hai giới trong vấn đề tuân thủ ở mức hai con số, nhưng khoảng cách này còn thấp hơn nhiều so với sự phân biệt ở. Ngược lại, ở Cam-pu-chia, và, sự khác biệt này tương đối nhỏ. Ở Cam-pu-chia, tỷ lệ không tuân thủ đối với lao động nữ cao hơn lao động nam là 4 điểm phần trăm, trong khi tỷ lệ đó của và tương ứng là 5 và 6 điểm phần trăm. Hình 2: Tỷ lệ không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may theo giới, ước tính cận dưới (%) 7.9% 2.2% 23.2% 26.5% 26.4% 22.0% 43.4% 45.3% 41.1% 36.5% 42.5% 57.7% 74.0% 86.9% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hình 3: Sự khác biệt nam nữ trong tỷ lệ không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may (điểm phần trăm) Tỷ lệ lao động làm công ăn lương bị trả thấp hơn lương tối thiểu 5.7 4.6 4.4 14.3 19.2 28.8 0 20 40 60 Sự khác biệt (điểm phần trăm) 4. Tương quan giữa vấn đề không tuân thủ và trình độ học vấn Những lao động dệt may có trình độ học vấn thấp hơn thường cũng nhiều khả năng bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với những nhóm khác. Mối liên hệ này thể hiện rõ nhất ở và. Hình 4 thể hiện kết quả so sánh giữa ba nhóm lao động có khả năng bị trả lương dưới mức tối thiểu, đối chứng với các đặc điểm khác về nhân khẩu học và công việc như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, địa bàn làm việc, nghề nghiệp và ngành kinh tế. Nữ 60.4 Nam 7 Xem Chương trình Better Factories Cam-pu-chia, "Báo cáo tổng kết công tác tuân thủ lần thứ 33 của ngành dệt may", BFC (Phnom Penh, 2016)

Hình 4: Xác suất tương đối bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu theo giới và trình độ học vấn Dưới bậc tiểu học so với bậc trung học phổ thông Dưới bậc tiểu học so với bậc trung học cơ sở Nữ so với nam 1.1 1.6 2.2 2.0 1.6 1.5 1.2 2.2 2.4 1.9 1.7 4.9 3.5 3.7 3.3 4.8 Ghi chú: Hình 4 thể hiện xác suất tương đối bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu đối với (a) người lao động chưa tốt nghiệp tiểu học so với người lao động có trình độ trung học phổ thông, (b) người lao động chưa tốt nghiệp tiểu học so với người lao động có trình độ trung học cơ sở, (c) lao động nữ so với lao động nam, trong khi đối chứng sự khác biệt về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm, khu vực địa lý, tình trạng công việc, nghề nghiệp và ngành kinh tế. 1 thể hiện xác suất nhận lương thấp hơn mức tối thiểu bằng nhau. Số liệu ở Hình 4 cho thấy, ví dụ, ở, một công nhân dệt may có trình độ chưa tốt nghiệp tiểu học có xác suất bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu cao gấp 11,3 lần so với lao động có trình độ trung học phổ thông, trong khi các đặc điểm khác có thể quan sát được đã được đối chứng. 5. Mức độ không tuân thủ 5.3 Tài liệu nghiên cứu này định nghĩa những trường hợp người lao động nhận lương dưới mức tối thiểu là không tuân thủ quy định. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp không tuân thủ đều giống nhau. Có sự khác biệt lớn giữa một người lao động hưởng lương tương đương 99% mức lương tối thiểu và một người chỉ được trả 50% mức tối thiểu. Mức độ không tuân thủ là một khía cạnh quan trọng. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi phân chia người lao động thành bốn nhóm khác nhau dựa trên mức lương mà họ thực nhận: thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu, gần bằng mức lương tối thiểu, bằng hoặc nhỉnh hơn lương tối thiểu, cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu. Nhóm nghiên cứu phân loại một người lao động được trả thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu khi người đó được trả ít hơn 80% của mức lương tối thiểu; gần bằng mức lương tối thiểu áp dụng với các trường hợp người lao động được trả thấp hơn nhưng ít nhất bằng 80% mức lương tối thiểu. Một lao động được trả cao hơn nhiều so 8.0 7.8 11.3 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Xác suất tương đối bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu (1 thể hiện xác suất bằng nhau) 14.9 với mức lương tối thiểu khi người đó đó được trả hơn 120% so với mức lương tối thiểu. Mức độ không tuân thủ khá khác nhau giữa các quốc gia (xem Hình 5). Ví dụ như, ở Cam-pu-chia, 25,6% người lao động hưởng lương thấp hơn mức lương tối thiểu. Con số này bao gồm 16,7% người lao động nhận mức lương gần bằng mức tối thiểu và 8,9% nhận mức lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu. Ngược lại,,,, và đều có một tỷ lệ lớn lao động dệt may nhận lương thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu. Hình 5: Mức độ tuân thủ và không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu (%) Cam-pu-chia 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tỷ lệ phần trăm lao động dệt may Thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu (<80% lương tối thiểu) Gần bằng lương tối thiểu (trong khoảng 80%-100% lương tối thiểu) Bằng hoặc nhỉnh hơn lương tối thiểu (trong khoảng 100%-120% lương tối thiểu) Cao hơn nhiều so với lương tối thiểu (trên 120% lương tối thiểu) 6. Cách tính toán tỷ lệ không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu khác dựa trên mức lương tối thiểu theo tháng hay theo ngày và Cam-pu-chia, hai quốc gia được nghiên cứu trong báo cáo này, chỉ ấn định một mức lương tối thiểu duy nhất trong ngành dệt may mà không có các mức khác nhau theo kỹ năng hay khu vực địa lý. 8 Đối với các quốc gia này, việc tính toán tỷ lệ không tuân thủ (thể hiện tại Hình 1) khá đơn giản. Tiền công của người lao động theo số liệu điều tra lao động việc làm được so sánh với mức lương tối thiểu áp dụng tại thời điểm tiến hành điều tra. Đối với các quốc gia khác, có nhiều mức tiền lương tối thiểu khác nhau áp dụng cho các nhóm người lao động khác nhau 8 Đây là thực tế khi thực hiện điều tra lao động việc làm mà báo cáo này sử dụng, và thực tế này vẫn không thay đổi tính đến tháng 8/2016.

dựa trên các yếu tố về khu vực địa lý hay trình độ kỹ năng. Ở các quốc gia này, việc tính toán tỷ lệ không tuân thủ được thực hiện dựa trên các giả định khác nhau về mức lương tối thiểu nhất định áp dụng cho từng đối tượng người lao động (phương pháp tính toán thay thế). Trong phạm vi của báo cáo, cách tính toán tỷ lệ không tuân thủ theo phương pháp này được áp dụng cho 4 quốc gia, thể hiện tại Hình 6. Hình 6: Tỷ lệ không tuân thủ tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may, ước tính theo cận trên và cận dưới (%) Tỷ lệ lao động làm công ăn lương nhận lương thấp hơn mức tối thiểu Ghi chú: Xem thêm Phụ lục B về nguồn số liệu và phương pháp tính toán. Hình 6 so sánh ước tính về tỷ lệ không tuân thủ ở cận dưới với ước tính theo cận trên. Con số thu được cho thấy việc áp dụng cách tính toán mức lương tối thiểu thay thế chỉ tạo ra sự khác biệt nhỏ trong tỷ lệ không tuân thủ ước tính của Việt Nam (chênh lệch 1 điểm phần trăm) và (chênh lêch 1,6 điểm phần trăm). Tuy nhiên, ở và Philipines, bức tranh lại hoàn toàn khác. Khi áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn để tính toán mức độ tuân thủ của, tỷ lệ không tuân thủ ước tính tăng 20,4 điểm phần trăm, từ 53,5% lên 73,8%. Ở, sử dụng mức lương 9.000 PKR để tính toán đưa ra kết quả tỷ lệ không tuân thủ là 52,1 % thay vì 37,4% khi sử dụng mức lương tối thiểu 8.000 PKR chênh lệch 14,7 điểm phần trăm về tỷ lệ không tuân thủ. Số liệu cận trên được tính toán như sau: Cận dưới Cận trên 0% 20% 40% 60% 80% Ở, các khu vực được phân định để áp dụng tiền lương tối thiểu lại không hoàn toàn tương thích với các khu vực theo phân vùng của điều tra lao động việc làm. Hầu hết các phân tích trong khuôn khổ báo cáo này sử dụng mức lương tối thiểu thấp nhất có thể áp dụng cho một vùng nhất định để tính toán tỷ lệ không tuân thủ. Cách tính toán cận trên thể hiện tại Hình 6 sử dụng mức cao nhất có thể áp dụng. Ở, dữ liệu điều tra lao động việc làm năm 2012 2013 mà ILO có thể tiếp cận được không bao gồm biến số theo tỉnh. Tỷ lệ tuân thủ cận dưới sử dụng để tính toán trong báo cáo này dựa trên mức lương tối thiểu 8.000 PKR mỗi tháng đối với lao động không có kỹ năng áp dụng cho khu vực Sindh và Khyber Pakhtunkhwa. Tính toán theo cận trên tại Hình 6 dựa trên mức lương tối thiểu 9.000 PKR áp dụng cho Balochistan và Punjab. Ở, ba bang (Gujarat, Maharashtra và West Bengal) áp dụng các mức lương tối thiểu khác nhau phân theo các vùng trong bang cho công nhân dệt may không có kỹ năng. Mức lương tối thiểu vùng thấp nhất trong các bang được sử dụng để phân tích. Mức cao nhất cũng được sử dụng để tính toán theo cận trên tại Hình 6. Ở, các doanh nghiệp phi nông nghiệp nhỏ và lớn áp dụng các mức lương tối thiểu khác nhau. Phần lớn báo cáo này sử dụng các mức ấn định cho doanh nghiệp nhỏ, trong đó Hình 6 sử dụng các mức cao hơn để tính toán cận trên". cũng có các mức lương tối thiểu khác nhau phân theo tỉnh, huyện và ngành. Báo cáo này sử dụng mức lương tối thiểu áp dụng chung cho cấp tỉnh để tính toán tỷ lệ không tuân thủ. Do số liệu không sẵn có nên tỷ lệ không tuân thủ tính toán được có thể cao hơn nếu áp dụng mức lương ấn định cho cấp ngành hay cấp huyện. Ở các quốc gia áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn cho lao động có tay nghề (như ), việc tính toán cận trên cũng không xem xét được khía cạnh nếu lương được trả thấp hơn so với cấp bậc kỹ năng tương ứng. Những quốc gia này thậm chí có tỷ trọng lao động hưởng lương thấp hơn mức tối thiểu pháp luật quy định nhiều khả năng còn cao hơn mức cận trên thể hiện trong tính toán này nếu xét đến cấp bậc kỹ năng. 7. Tính toán tỷ lệ không tuân thủ dựa trên lương theo giờ Tỷ lệ không tuân thủ trong báo cáo này được tính toán dựa trên so sánh tiền công hàng tháng của người lao động với tiền lương tối thiểu hàng tháng (không như ở hay sử dụng tiền lương theo giờ). Cách tính toán này chưa phải là tối ưu. Tiền công của người lao động, theo ghi nhận trong điều tra lao động việc làm, có thể bao gồm cả tiền công làm thêm giờ. Nếu một người lao động làm việc nhiều hơn số giờ yêu cầu cơ bản nhưng chỉ được trả mức lương tối thiểu hàng tháng thì vẫn được tính là tuân thủ theo như cách phân tích nêu tại phần trên, mặc dù tiền lương tối thiểu chỉ áp dụng với giờ làm việc bình thường. Điều này có thể làm cho tỷ lệ không tuân thủ thấp hơn so với thực tế. Một cách tính khác, có lẽ chính xác hơn, là tính toán tỷ lệ không tuân thủ bằng cách so sánh mức lương theo giờ người lao động được nhận với tiền lương tối thiểu theo giờ ước tính. Tiền lương tối thiểu theo giờ được tính bằng cách chia tiền

lương tối thiểu theo tháng cho số giờ làm việc giới hạn bình thường đối với lao động dệt may của mỗi quốc 9 Hình 7: Tỷ lệ không tuân thủ tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may, trên cơ sở tiền lương theo tháng/ngày và theo giờ (%) Cam-pu-chia Tiền lương theo giờ Tiền lương theo tháng/ngày 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Ghi chú: áp dụng tiền lương theo giờ, trong khi tất cả các nước khác áp dụng tiền lương theo tháng. Không có số liệu của do số liệu về giờ làm việc không sẵn có trong số liệu điều tra. Ở và, tỷ lệ không tuân thủ dựa trên tiền lương theo giờ gần bằng với mức ở giữa ( cận dưới ) trong các cách tính toán của báo cáo này. Đối với Cam-pu-chia, chỉ có sự khác biệt tương đối nhỏ giữa hai cách tính toán, với tỷ lệ không tuân thủ ước tính là 27,6 % dựa trên tiền lương theo giờ và 25,5% dựa trên tiền lương theo tháng. Kết quả phân tích ghi nhận sự chênh lệch rõ ràng hơn ở, và. Điều này cho thấy một tỷ trọng đáng kể người lao động dệt may ở các quốc gia này chỉ được trả mức lương bằng với tiền lương tối thiểu theo tháng dù họ có làm thêm giờ. Trường hợp người lao động được trả lương bằng (hoặc cao hơn) tiền lương tối thiểu do làm việc thêm giờ cũng được tính là tuân thủ theo mục đích của báo cáo này, nhưng thực tế phải xác định đây là trường hợp không tuân thủ vì tiền lương tối thiểu chỉ áp dụng cho giờ làm việc bình thường. Đây là lý do những con số tính toán báo cáo này đưa ra mang tính cổ điển và thường đem lại tỷ lệ không tuân thủ thấp hơn. 8. Chiến lược đẩy mạnh công tác tuân thủ Vấn đề vi phạm quy định về tiền lương tối thiểu trong ngành dệt may có xu hướng cao hơn ở các quốc gia có mức tiền lương tối thiểu cao hơn. Điều này được thể hiện ở Hình 8. Điều này cũng tương đồng với những bằng chứng có được từ 9 Xem chi tiết về giới hạn số giờ làm việc được sử dụng tại L. Hult: Thời giờ làm việc trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu, Tài liệu Nghiên cứu về ngành may mặc và da giày Châu Á - Thái Bình Dương số 3 (Bangkok, ILO, 2016). các nghiên cứu trước đó nhưng không cụ thể cho ngành dệt may. 10 Hình 8: Tỷ lệ tiền lương tối thiểu/tiền lương trung vị và tỷ lệ không tuân thủ trong ngành dệt may Tỷ lệ không tuân thủ 60% 50% 40% 30% 20% Cam-pu-chia 10% y = 0.88x - 0.43 R² = 0.89 0% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 110% Tỷ lệ tiền lương tối thiểu/tiền lương trung vị Ghi chú: Tiền lương tối thiểu được dùng để tính toán tỷ lệ tiền lương tối thiểu/tiền lương trung vị của mỗi quốc gia là số bình quân giữa các khu vực của quốc gia đó, tính trên tỷ lệ việc làm của khu vực trong ngành dệt may, trừ (được tính bằng trung bình của mức lương tối thiểu của bốn vùng). Mức lương trung vị là mức trung vị của ngành dệt may. Sự tương quan giữa tỷ lệ không tuân thủ và mức tiền lương tối thiểu như mô tả trên đây không có hàm ý là cần xác định một tỷ lệ tiền lương tối thiểu/tiền lương trung vị thấp hơn để cải thiện công tác tuân thủ. Các nghiên cứu khác đã nêu rằng giảm tiền lương tối thiểu đến một mức vô nghĩa nào đó hay không điều chỉnh lương tối thiểu thường xuyên rõ ràng không phải là cách thức hợp lý để giải quyết những thách thức về vấn đề tuân thủ. 11 Tăng tiền lương tối thiểu không nhất thiết sẽ làm giảm tỷ lệ tuân thủ, đặc biệt là khi có những hệ thống giám sát tuân thủ mạnh, nhằm thông tin cho các doanh nghiệp về nghĩa vụ của họ cũng như hỗ trợ họ trong việc tuân thủ các quy định. Số liệu từ chương trình Better Factories của Campu-chia cho thấy việc tuân thủ về tiền lương tối thiểu trong các nhà máy mà chương trình giám sát (381 nhà máy trong giai đoạn từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016) duy trì ổn định ở mức tuân thủ rất cao trong những năm gần đây, mặc dù tiền lương tối thiểu đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ chỉ là một yếu tố được các đối tác xã hội cân nhắc khi điều chỉnh tiền lương. Một yếu tố quan trọng khác là sự phức tạp của hệ thống tiền lương tối thiểu. Ở các quốc gia có hệ thống đơn giản hơn, người lao động thường biết mức lương mà họ được nhận và người sử dụng lao động nhận thức tốt hơn về trách nhiệm của 10 Xem U.Rani, P.Belser, M.Oelz và S.Ranjbar: Phạm vi bao phủ của tiền lương tối thiểu và vấn đề tuân thủ ở các nước đang phát triển trong Tạp chí đánh giá Lao động Quốc tế, số 152, trang 3-4 (Geneva, ILO, 2013). 11 U.Rani và cộng sự, op.cit., trang 395.

họ. Nghiên cứu cho thấy các quốc gia có hệ thống tiền lương tối thiểu đơn giản hơn thường có mức độ tuân thủ cao hơn những quốc gia có hệ thống phức tạp theo đó tiền lương được xác định cho các ngành và/hoặc các công việc khác nhau. 12 Kết quả thu được từ tài liệu nghiên cứu này cũng củng cố luận điểm này. và Cam-pu-chia là hai quốc gia có tỷ lệ không tuân thủ thấp nhất và đều có cơ chế điều chỉnh tiền lương tối thiểu khá đơn giản, không phân theo kỹ năng hay ngành nghề. 13 xác định tiền lương tối thiểu theo vùng song chỉ có số lượng vùng tương đối ít (bốn) và chỉ có một quy trình duy nhất điều chỉnh tiền lương cho tất cả các vùng. Những quốc gia có tỷ lệ không tuân thủ cao hơn thường có các hệ thống phức tạp hơn với các mức chênh lệch về tiền lương tối thiểu lớn hơn giữa các vùng, nghề nghiệp, và/hoặc ngành nghề. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cũng có một hệ thống đơn giản với một mức tiền lương tối thiểu quốc gia nhưng vẫn ghi nhận được tỷ lệ không tuân thủ cao trong ngành dệt may. 14 Hình 9: Thiết kế hệ thống tiền lương tối thiểu và tỷ lệ không tuân thủ Tỷ lệ lương tối thiểu/lương trung vị trong ngành dệt may (%) Tiền lương tối thiểu theo vùng Tiền lương tối thiểu cao hơn cho lao động có tay nghề Tỷ lệ không tuân thủ trong ngành dệt may (%) Cam-pu-chia 81.2 Không Không 25.6 101.3 Có Có 50.7 89.3 Có Không 39.1 96.4 Có Có 37.4 101.5 Có Không 53.3 100.0 Không Không 37.5 54.9 Có Không 6.6 Khuyến khích người lao động yêu cầu quyền lợi của họ thông qua các kiến nghị cá nhân hay các hành động tập thể; Tập trung cho các biện pháp nhằm chính thức hóa nền kinh tế phi chính thức; Đẩy mạnh hệ thống thanh tra lao động nhằm tăng cường phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy định về tiền lương tối thiểu; Thiết kế và áp dụng các hình thức xử phạt thích hợp có thể ngăn chặn các sai phạm; Giám sát chuỗi cung ứng toàn cầu và đảm bảo thực hành mua có trách nhiệm; Xây dựng các chương trình việc làm công áp dụng tiền lương tối thiểu. 15 Các biện pháp khích lệ thương lượng tập thể cũng có thể đóng vai trò thúc đẩy sự tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu. 9. Kết luận Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng trong ngành dệt may và da giày, nơi mà vấn đề tiền lương hiếm khi được đưa ra thương thảo tập thể. Tiền lương tối thiểu chỉ có thể đạt được mục đích cơ bản của nó là đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động làm công ăn lương, không để họ bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu pháp luật quy định. Phát hiện của tài liệu nghiên cứu này cho thấy một tỷ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may ở một số quốc gia Châu Á nhận lương thấp hơn mức tối thiểu. Đây là vấn đề những người làm chính sách và các đối tác xã hội cần cân nhắc, cả về khâu thiết kế và thực hiện hệ thống xác định tiền lương tối thiểu,cũng như các biện pháp đảm bảo tuân thủ có trọng điểm phù hợp. Việc thiết kế hệ thống tiền lương tối thiểu, bao gồm mức lương tối thiểu và sự phức tạp của cơ chế tiền lương, là những vấn đề quan trọng cần cân nhắc nhằm đẩy mạnh công tác tuân thủ. Vai trò của các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình điều chỉnh tiền lương, cũng như thể chế quản trị thị trường lao động và sự vững mạnh của hệ thống thanh tra lao động, cũng có ảnh hưởng tới vấn đề tuân thủ. Các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sự tuân thủ bao gồm: Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền và nâng cao nhận thức; Các hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động; 12 U.Rani và cộng sự, op.cit., trang 397. 13 Mức lương tối thiểu của Cam-pu-chia chỉ áp dụng cho ngành may mặc, dệt và da giày song không có mức lương tối thiểu cho các ngành khác. 14 chuyển đổi sang cơ chế tiền lương tối thiểu vùng từ năm 2016, nhưng tại thời điểm thu thập số liệu của báo cáo này chỉ có một mức lương tối thiểu duy nhất áp dụng trên toàn quốc. 15 ILO: Nguyên tắc hướng dẫn về tiền lương tối thiểu, Chương 6 (Geneva, 2016).

Phụ lục A: Tóm tắt các phát hiện Thời gian điều tra lao động và việc làm Tiền lương trong ngành dệt may Tháng 2-4/2012 Tháng 7/ 2011 - Tháng 6/ 2012 Tháng 8/ 2014 Tháng 7/ 2011 - tháng 6/2012 Tháng 10/ 2013 Tháng 7 8/2013 2013 Tiền lương tối thiểu sử dụng trong báo cáo cận dưới (đơn vị tiền tệ quốc gia) Tiền lương tối thiểu sử dụng trong báo cáo cận dưới (đô la Mỹ) Tiền lương trung bình trong ngành dệt may (đơn vị tiền tệ quốc gia) Tiền lương trung vị trong ngành dệt may (đơn vị tiền tệ quốc gia) 292 219 2 405 to 6 737 910 000 to 2 441 301 8 000 to 9 000 5 330 to 11 154 7 800 1 650 000 to 2 350 000 73 48 to 136 79 to 211 83 to 93 123 to 257 248 79 to 112 388 173 5 283 1 447 394 10 052 7 585 8 528 3 834 531 360 000 4 334 1 250 000 8 300 7 800 7 800 3 600 000 Lao động hưởng lương thấp hơn mức tối thiểu (% lao động làm công ăn lương) Cận dưới Tổng 25.6 50.7 39.1 37.4 53.3 37.5 6.6 Nam 22.0 45.3 36.5 26.5 43.4 23.2 2.2 Nữ 26.4 74.0 41.1 86.9 57.7 42.5 7.9 Lao động hưởng lương thấp hơn mức tối thiểu (% lao động làm công ăn lương) Cận trên Tổng - 47.2-43.1 64.5-2.6 Nam - 74.0-92.9 77.9-9.2 Nữ - 52.2-52.1 73.8-7.6 Mức độ không tuân thủ (% lao động làm công ăn lương theo mức thực trả) Vi phạm nghiêm trọng (trả lương thấp hơn 80% tiền lương tối thiểu) Vi phạm mức độ vừa phải (trả 80% - 100% tiền lương tối thiểu) Tuân thủ mức độ vừa phải (trả 100% - 120% tiền lương tối thiểu) Tuyệt đối tuân thủ (trả trên 120% tiền lương tối thiểu) 8.9 34.9 26.8 27.9 38.8 27.0 3.8 16.7 15.8 12.3 9.5 14.5 10.5 2.8 17.8 14.1 10.0 23.2 22.1 41.0 3.7 56.7 35.2 50.9 39.3 24.6 21.5 89.8

Phụ lục B: Ghi chú về nguồn số liệu và phương pháp tính toán Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chung để phân tích số liệu của từng quốc Tiền lương thực tế của mẫu đại diện cho người lao động làm công ăn lương trong ngành dệt may được lấy từ dữ liệu của cuộc điều tra lao động và việc làm gần nhất của mỗi của Tiền lương thực tế này sau đó được so sánh với tiền lương tối thiểu áp dụng tại thời điểm thực hiện điều tra lao động việc làm. Ở hầu hết các quốc gia, tiền lương tối thiểu đã thay đổi tính từ khi thực hiện điều tra lao động và việc làm. 16 Ngành may mặc, da giày và dệt may được xác định theo Danh mục phân ngành kinh tế chuẩn quốc tế (International Standard Industrial Classification, viết tắt là ISIC). Danh mục phân ngành tương ứng trong ISIC là danh mục 13 15 (ISIC bản sửa đổi lần thứ 4) và danh mục 17 19 (theo bản sửa đổi lần thứ 3). Bangladesh: Quy mô chọn mẫu điều tra của Bangladesh không đủ lớn để đưa ra số liệu thống kê đáng tin cậy vể tỷ lệ không tuân thủ trong ngành dệt may, do đó nhóm nghiên cứu không phân tích số liệu của quốc gia này trong báo cáo. Cam-pu-chia: Tại thời điểm thực hiện điều tra lao động và việc làm năm 2012, tiền lương tối thiểu là 61 USD một tháng. Ngoài ra, theo quy định, người lao động được hưởng thêm 12 USD phụ cấp bắt buộc, bao gồm 5 USD phụ cấp chăm sóc sức khỏe và 7 USD thưởng chuyên cần. Các khoản phụ cấp này cũng được tính vào tiền lương tối thiểu trong báo cáo này (73 USD). Cần lưu ý rằng số liệu về tuân thủ theo báo cáo của Better Factories khá khác biệt so với số liệu thu được trong báo cáo này (xem phần ghi chú số 7). : Tiền lương tối thiểu cấp tỉnh áp dụng cho lao động không có tay nghề được sử dụng để phân tích. Đối với các tỉnh có quy định tiền lương tối thiểu riêng cho các ngành nghề, số liệu ngành phù hợp nhất sẽ được sử dụng. Phụ cấp đắt đỏ (điều chỉnh theo lạm phát) cũng được tính vào tiền lương tối thiểu trong báo cáo khi phù hợp. Báo cáo không sử dụng mức tiền lương tối thiểu cao hơn cho lao động có tay nghề (nếu có). Tiền lương tối thiểu được trích xuất từ số liệu của Bộ Lao động và Việc làm, Báo cáo về tình hình thực hiện Đạo luật về Tiền lương Tối thiểu 1948, năm 2011, Chính phủ. : Báo cáo sử dụng tiền lương tối thiểu cấp vùng để phân tích và không sử dụng mức tiền lương tối thiểu cấp huyện hay cấp ngành. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp có thể hoãn triển khai áp dụng tiền lương tối thiểu khi lương tăng. Việc trì hoãn này cho phép người sử dụng lao động được trả lương thấp hơn tiền lương tối thiểu (mới được tăng) trong một khoảng thời gian nhất định. Số liệu điều tra lao động và việc làm không thể phân biệt và loại trừ những trường hợp như vậy nên những trường hợp này vẫn tính là không tuân thủ". Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: Quy mô chọn mẫu điều tra của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào không đủ lớn để đưa ra số liệu thống kê đáng tin cậy vể tỷ lệ không tuân thủ trong ngành dệt may, do đó nhóm nghiên cứu không phân tích số liệu của quốc gia này trong báo cáo. : Tại thời điểm điều tra lao động và việc làm 2012-13, có hai mức lương tối thiểu cấp tỉnh khác nhau áp dụng cho lao động không có tay nghề: mức 8.000 PKR một tháng áp dụng cho Sindh và Khyber Pakhtunkhwa và 9.000 PKR áp dụng cho Punjab và Balochistan. Nhóm nghiên cứu không thể sử dụng dữ liệu điều tra lao động và việc làm để phân tích do không xác định được người lao động thuộc địa bàn nào và áp dụng mức lương tối thiểu nào. Do vậy, mức lương 8.000 PKR được áp dụng cho tất cả người lao động thay vì dùng mức tính toán cận trên là 9.000 PKR. Mức tiền lương tối thiểu cao hơn áp dụng cho lao động có tay nghề không được sử dụng. : Cách tính toán cận dưới sử dụng mức tiền lương tối thiểu cho hoạt động phi nông nghiệp theo ngày thấp nhất nhân với 26. Cách tính toán cận trên sử dụng mức tiền lương tối thiểu cho hoạt động phi nông nghiệp theo ngày cao hơn nhân với 26. Tiền lương tối thiểu sử dụng trong báo cáo bao gồm cả phụ cấp bắt buộc khi phù hợp. Tiền lương tối thiểu được trích xuất từ trang web của Hội đồng Tiền lương và Năng suất Quốc gia, Cục Lao động và Việc làm. Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động có thể được miễn trừ áp dụng tiền lương tối thiểu theo quy định của pháp luật. Số liệu điều tra lao động và việc làm không thể phân biệt và loại trừ những trường hợp như vậy nên những trường hợp này vẫn tính là không tuân thủ". : Mức lương tối thiểu theo ngày, 300 THB được nhân với 26 để đưa ra mức tiền lương mỗi tháng. : Tiền lương tối thiểu được phân theo bốn vùng. Những vùng này không hoàn toàn tương thích với các khu vực của điều tra lao động và việc làm. Do không xác định được người được phỏng vấn trong cuộc điều tra lao động việc làm thuộc vùng nào và áp dụng mức lương tối thiểu nào, nên mức lương thấp nhất phù hợp được sử dụng. Cách tính toán cận trên sử dụng mức lương cao nhất phù hợp. Ấn phẩm này được xuất bản trong khuôn khổ chương trình Tiêu chuẩn Lao động trong Chuỗi giá trị toàn cầu do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ. Chương trình này là một cấu phần trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Hợp tác phát triển Đức (BMZ) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Trách nhiệm về các quan điểm trình bày trong ấn phẩm này hoàn toàn thuộc về các tác giả và ấn phẩm không nhất thiết thể hiện quan điểm của ILO hoặc Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Thông tin liên hệ Văn phòng ILO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Tòa nhà Liên Hợp Quốc Rajdamnern Nok Avenue, Bangkok 10200, Tel.: +66 2 288 1234 Fax: +66 2 288 3062 Internet: www.ilo.org/asia Email: BANGKOK@ilo.org Bản quyền Tổ chức Lao động Quốc tế 2016 16 Ví dụ như mức lương tối thiểu của Cam-pu-chia là 140 USD tại thời điểm 1/1/2016.