ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HOA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HOA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Cường Hà Nội

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Anh Cường. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Lê Thị Hoa i

4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tình hình nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Kết cấu của luận văn... Chƣơng 1: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI; CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Khái niệm, bản chất và đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Khái niệm Bản chất, đặc điểm Vai trò và thách thức của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò Thách thức Các yếu tố và môi trƣờng ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Các yếu tố Môi trường Chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay Loại bỏ dần những hạn chế về việc thành lập, sở hữu và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Sử dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Bảo hộ tài sản hợp pháp và đối xử công bằng với nhà đầu tư FDI Tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương Quản lý nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật minh bạch và cơ quan chuyên trách ii

5 Chƣơng 2: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Tác động đến môi trƣờng đầu tƣ Tác động tích cực Hạn chế Tác động đối với việc thu hút nguồn vốn Tác động tích cực Hạn chế Tác động đối với hiệu quả nguồn vốn Tác động tích cực Hạn chế Tác động đối với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Tác động tích cực Hạn chế... Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Nhóm giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Mục đích, định hướng Nội dung của giải pháp... KẾT LUẬN... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... PHỤ LỤC iii

6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN APEC ASEM EU GDP IMF FDI WB WTO Association of South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nan Á Asia Pacific Economi Coperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Asean Europcan Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu European Union Liên minh châu Âu Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội International Monetary Fun Quĩ tiền tệ quốc tế Foreign Direct Invesment Đầu tư trực tiếp nước ngoài World Bank Ngân hàng thế giới World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới iv

7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tác giả chọn vấn đề: Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp làm đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất: Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính sách thu hút và quản lý vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng đó là: + Là một bước để nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của của nền kinh tế thông qua việc cung cấp vốn, công nghệ sản xuất tiên tiến, kỹ năng và trình độ quản lý của các doanh nhiệp đầu tư nước ngoài. + Là một bước để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế tạo điều kiện để hợp tác trên các lĩnh vực khác (chính trị, văn hóa, quân sự, giáo dục...) Sau gần 30 năm thực hiện chính sách thu hút và quản lý vốn FDI thì bên cạnh những tác động tích cực được ghi nhận thì chính sách còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì thế việc nghiên cứu thực trạng của chính sách, tìm ra những tác dụng hữu ích để tiếp tục phát huy, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó để tìm ra một giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Đã có những cuộc hội thảo khoa học diễn ra, những công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau như luật học, kinh tế học,...nhưng dưới góc độ chính trị học thì chưa nhiều. Vì thế tác giả muốn tiếp cận và nghiên cứu vấn đề nêu trên dưới góc độ chính trị học để góp phần làm giàu hơn nữa kho tàng kiến thức của nghành. 1

8 Thứ hai: Đây là một vấn đề mạng tính thời sự, kiến thức về nó luôn luôn phải cập nhập. Tác giả muốn dựa trên những cơ sở lý luận đã học để nghiên cứu một vấn đề thực tiễn đang được quan tâm để hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình. Thứ ba: Đây là một đề tài tác giả rất yêu thích vì thế lựa chọn đề tài để nghiên cứu cũng là một cách nhằm thỏa mãn mong muốn của tác giả. Đó là những lý do mà tác giả chọn đề tài Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp để nghiên cứu. 2. Tình hình hình nghiên cứu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay vốn FDI được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây ở Việt Nam. Nó được đề cập nhiều trong công trình nghiên cứu khoa học, trong các văn bản pháp luật, trong các văn bản hội nghị của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Báo cáo của các cơ quan chưc năng, các trang thông tin điện tử của Bộ ngoại giao, Bộ công thương, Bộ kế hoạch và đầu tư, các tạp chí kinh tế, các bài viết của chuyên gia kinh tế,... Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về vốn FDI ở một số góc độ: kinh tế, xã hội học, luật học...nhưng ở góc độ chính trị học thì chưa nhiều. Liên quan đến đề tài tác giả lựa chọn có các công trình nghiên cứu và nhóm tài liệu sau: - Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề chung của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: + Trong cuốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Tuấn xuất bản năm 2005 (NXB Tư pháp). Dưới góc độ Luật học tác giả đã đề cập đến những kiến thức khoa học chung liên quan đến vốn FDI trên thế giới; tình hình hoạt động của đầu tư trực tiếp 2

9 nước ngoài trên thế giới và Việt Nam trước năm 2004: tính chất, đặc điểm, tác động của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xung quanh hoạt động đầu tư nước ngoài như chuyển giao khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường, lao động việc làm,.. + Trong cuốn Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO của tác giả Nguyễn Vũ Hoàng, xuất bản năm 2007 (NXB Thanh Niên) được nghiên cứu dưới góc độ Luật học với những nội dung: môi trường đầu tư quốc tế, chính sách pháp luật về đầu tư quốc tế, thủ tục, hình thức chuyển giao công nghệ trong đầu tư quốc tế,..trên thế giới và Việt Nam trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được đề cập đến như một phần của đầu tư quốc tế. + Trong Luận án tiến sỹ kinh tế năm 2000 của tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa - Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã nghiên cứu về các nội dung: các vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; thực trạng của hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; các giải pháp nâng cao sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. + Trong cuốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Xuân - NXB Khoa học xã hội năm 2002 đã nghiên cứu về: Lịch sử, cơ sở lý luận, sự hình thành đầu tư nước ngoài trên qui mô toàn thế giới; đánh giá hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua; Vai trò, ý nghĩa của đầu tư nước ngoài đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; xu hướng của sự phát trển về đầu tư trên thế giới và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam. - Nhóm các công trình nghiên cứu và tài liệu về các khía cạnh của hoạt động FDI ở Việt Nam: 3

10 + Tác giả Bùi Anh Tuấn đã có công trình nghiên cứu Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam NXB Thống kê, năm 2000 đã nghiên cứu về: tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với vấn đề lao động và việc làm; đánh giá tác động của FDI đối với vấn đề việc làm và chất lượng lao động ở Việt Nam; tạo việc làm và nâng cao chất lượng lao động thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Trong Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Trần Quang Thắng Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam đã hệ thống hóa 9 vấn đề nảy sinh trong hoạt động FDI: gây áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, gây mất cân đối cơ cấu kinh tế theo nghành vùng, tình trạng chuyển giá, tình trạng chuyển giao công nghệ lạc hậu, vấn đề lao động việc làm, ô nhiễm môi trường, thâm hụt thương mại, tranh chấp lao động và một số vấn đề khác. Tác giả kết luận tình trạng này cũng xảy ra ở Việt Nam, đưa ra nguyên nhân và đè xuất một số giải pháp khắc phục. + Các bài viết của các tác giả Vũ Đình Ánh với Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - Tạp chí Kinh tế và dự báo số năm 2012, tác giả Phạm Ngọc Dũng với Tài chính quốc gia trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 300 tháng 5/2003 đã đề cập đến vấn đề chuyển giá, chuyển giao khoa học công nghệ trong hoạt động FDI và tác động xấu của nó đối với nền kinh tế đất nước. - Nhóm công trình nghiên cứu và tài liệu liên quan đến chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam: + Tác giả Hoàng Văn Huấn đã nghiên cứu về Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Luận án tiến sỹ kinh tế năm 1995 với nội dung sau: khái quát chung về hoạt động đầu 4

11 tư trực tiếp nước ngoài; chính sách thu hút vốn và tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. + Trong cuốn Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam do PGS.TS Mai Ngọc Cường (chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia năm 2000 đã phân tích những chính sách của Việt Nam có tác động mạnh đến quá trình thu hút vốn FDI cũng như các giải pháp tổ chức thu hút vốn FDI ở Việt Nam, Tuy nhiên các vấn đề mà công trình nghiên cứu đã đề cập đến chỉ giới hạn trong phạm vi từ năm 1999 trở lại trước và đã được giải quyết trong các luật đầu tư 2005, Luật đất đai 2003,... + Luật đầu tư 2005 là văn bản luật pháp qui định các chính sách liên quan đến đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay, ngoài ra luật khác như: Luật đất đai 2003, Luật thuế (2008), Luật doanh nghiệp (2005),...là những văn bản luật do Quốc hội ban hành qui định các vấn đề cụ thể liên quan đến đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Trên trang thông tin điện tử của Bộ ngoại giao ( Bộ kế hoạch và đầu tư ( các bài viết đánh giá, thông tin về chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. - Ngoài ra còn có một số bài viết, báo cáo của các cơ quan chức năng như: Lâm Quỳnh Anh - Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - Cổng thông tin điện tử Bộ ngoại giao ( Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ của Chính phủ, Tổng cục thống kê - Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn Trang điện tử Trung tâm tư liệu và dịch vụ thống kê 5

12 ( có nội dung báo cáo, tổng kết các thành tựu của hoạt động FDI ở Việt Nam. Tác giả kế thừa, sử dụng số liệu của các bài viết, báo cáo này để đánh giá tác động của chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam. Nói tóm lại đã có những công trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến đề tài luận văn mà tác giả đã chọn, song không giống hoàn toàn với cách tiếp cận vấn đề của tác giả. Hơn nữa đề tài mà tác giả lựa chọn gắn với giai đoạn hiện nay, tức là gắn với mốc thời gian mà tác giả nghiên cứu (2013), đây là giai đoạn mà vốn FDI có nhiều vấn đề mới được đặt ra. Vì vậy việc nghiên cứu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp cần phải đặt ra. Tác giả sẽ thừa kế những thành tựu của các công trình đã nghiên cứu như lý luận chung về vốn FDI, tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề liên quan đến chính sách thu hút vốn FDI đã được nghiên cứu, những tư liệu, thông tin liên quan đến chính sách thu hút vốn của Việt Nam đồng thới sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên nghành để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả mong muốn làm giàu hơn nữa kho tàng kiến thức của chính trị học về Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Bằng lý luận chính trị học luận văn chỉ ra những vấn đề cơ bản, thực trạng, sự tác động và ảnh hưởng của chính sách này với kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay từ đó luận văn đưa ra một số khuyến nghị giải pháp về chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. 6

13 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của đề tài bao gồm: - Làm rõ những khái niệm và những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mối quan hệ của chúng với xã hội Việt Nam hiện nay. - Khái quát được nội dung cơ bản chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Chỉ ra được thực trạng (tác động tích cực và hạn chế) của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam - Đưa ra kiến nghị giải pháp khắc phục những hạn chế trong chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp là: + Các nhân tố tác động tới việc hoạch định và hoàn thiện chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. + Nội dung của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. + Những tác động tích cực, hạn chế của chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. + Những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Phạm vi: + Về cách tiếp cận: luận văn nghiên cứu vấn đề từ giác độ của khoa học chính trị, chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước 7

14 ngoài của Việt Nam hiện nay là một vấn đề có rất nhiều khía cạnh để khai thác. Trong phạm luận văn này tác giả giới hạn trong phạm vi những vấn đề cơ bản của chính sách mang tính tiêu biểu, khái quát, chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng, những tác động của chính sách đó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam và giải pháp khắc phục. + Về mặt thời gian: Luận văn nghiên giới hạn trong giai đoạn hiện nay (từ năm ), đây là giai đoạn chính sách thu hút và quản lý vốn FDI thực hiện theo Luật đầu tư mới thống nhất thay cho luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm Tuy nhiên để làm rõ vấn đề tác giả có đề cập đến các mốc thời gian trước đó và những mốc thời gian sau hiện tại (sau 2013). + Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu về chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nên không gian được đề cập đến trong luận văn là các địa điểm trên đất nước Vệt Nam có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các quốc gia, tổ chức, các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp trên đất nước Việt Nam. Tuy nhiên trong khuôn khổ hạn chế của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến những địa điểm, những đối tác đầu tư kinh tế tiêu biểu. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên phương pháp luận Mác - xít (chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), những quan điểm có giá trị phương pháp luận cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như phương pháp lịch sử, logic, thống kê, so sánh...xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu chính trị mang tính kinh tế tác giả chú trọng kết hợp phương pháp lịch sư, phương pháp logic, thống kê trong luận văn này. 8

15 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ các nội dung cơ bản của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Tổng hợp và phân tích được ý nghĩa của các thành tựu, nguyên nhân của các hạn chế trong chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Bước đầu khuyến nghị một số giải pháp trong chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. - Công trình nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và học tập đối với những vấn đề liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương 10 tiết 9

16 Chƣơng 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI; CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Khái niệm Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhiều tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới đưa ra nhằm mục đích hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế. Sau đây là một số định nghĩa, quan điểm tiêu biểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài: + Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF): Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách hiệu quả doanh nghiệp [26, tr.27] + Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cho rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một nhà đầu tư hoặc một công ty mẹ đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác. [26, tr.28] + Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới đã đưa ra định nghĩa sau: FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài.[26, tr.29] + Theo quan điểm của Việt Nam hiện nay: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. [20, điều 3] 10

17 Qua các định nghĩa về FDI trên có thể rút ra định nghĩa khái quát về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ, hơặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập và kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi Bản chất, đặc điểm Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự tìm kiểm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thông qua di chuyển vốn (tiền, tài sản, công nghệ và trình độ quản lý) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi họ cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm sau: - FDI là dự án mang tính lâu dài. - FDI là dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. - Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: Hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ, di cư lao động quốc tế. - FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất, chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật và nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật. Trong nền kinh tế hiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như một điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình. Ngoài ra đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất. [26, tr.33] - FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và một bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. [32, tr.108] 11

18 - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan niệm hội nhập kinh tế về đầu tư Vai trò và thách thức của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ hai nguồn trong nước và nước ngoài. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI). So với vốn hình thành do đầu tư gián tiếp và vay thương mại thì vốn từ FDI có các lợi thế: Không tạo ra khoản nợ giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư; Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dự án đầu tư tạo ra lợi nhuận và một phần lợi nhuận được nhà đầu tư sử dụng để tái đầu tư; Vốn FDI thường ổn định và lâu dài hơn. Đối với một nước đang phát triển thì cả vốn và kỹ thuật đều nghèo nên vốn FDI càng có một vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy kinh tế. + Góp phần vào quá trình phát triển công nghệ: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư thông qua hiệu ứng tích cực. Công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến sẽ kích thích tiêu dùng, dẫn đến kích thích sản xuất và tăng thu nhập của nền 12

19 kinh tế quốc dân. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước công nghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước đi sau kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại. FDI có tác động đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ và phát minh công nghệ. + Góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực: Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động tác động không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến cả chất lượng và số lượng lao động. Giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao năng lực, kỹ thuật lao động và quản trị doanh nghiệp cho các nước tiếp nhận đầu tư. - Góp phần giải quyết các vấn đề Kinh tế - Xã hội: + Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư: ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia đó là: cơ cấu nghành; cơ cầu thành phần và cơ cấu vùng. Trong đó cơ cấu nghành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế khác. Do vậy việc thay đổi cơ cấu nghành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã có tác động mạnh đến cơ cấu nghành kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư ở 3 phương diện: thay đổi cơ cấu nghành; thay đổi cơ cấu bên trong nghành; thay đổi cơ cấu bên trong của một lĩnh vực sản xuất.[26, tr.77] + Thúc đẩy xuất khẩu: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu. 13

20 + Góp phần cải thiện cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của những nước đang phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định so với đầu tư gián tiếp sẽ góp phần quan trọng để duy trì, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể trong nền kinh tế. Hoạt động FDI còn giúp ổn định cán cân thanh toán thông qua hoạt động xuất khẩu thay thế nhập khẩu.[26, tr.81] + Góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động: Khi trực tiếp đầu tư vốn vào các nước tiếp nhận đầu tư thì các doanh nghiệp nước ngoài thường tuyển dụng lao động ở các địa phương giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này. Thông thường những doanh nghiệp nước ngoài cũng trả lương cao hơn các doanh nghiệp trong nước vì thế thu nhập của người lao động cũng được cải thiện hơn nhưng họ cũng yêu cầu cao hơn về trình độ và tính kỷ luật của người lao động. + Góp phần bảo vệ môi trường: Theo nhận định của các chuyên gia bảo vệ môi trường thì nguyên nhân của tình trạng phá hủy môi trường chủ yếu là do trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, trình độ nhận thức của người quản lý và người lao động còn yếu, nhất là chưa có hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp. Những tồn tại này chủ yếu ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch, tiên tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư tại nước mình thì các nước tiếp nhận đầu tư thường yêu cầu chặt chẽ về vấn đề xử lý môi trường. + Góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài đống vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đi đầu tư và các quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động diễn ra theo chiều sâu. Những cam kết về tự do hóa đầu tư nước ngoài được coi như là những quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia. 14

21 Thách thức Bên cạnh những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì cũng cần xem xét, đánh giá những mặt hạn chế hay những ngoại vi tiêu cực mà hoạt động FDI có thể mang lại đối với nước tiếp nhận đầu tư. Dựa vào đó mà mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể đưa ra những chính sách nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hoạt động FDI. Sau đây là một số hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư: Vấn đề về vốn: Vốn do hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các nguồn vốn khác từ nước ngoài. Tỷ lệ lợi tức của doanh nghiệp FDI đem lại cao hơn các khoản vay thương mại hoặc vay giữa các chính phủ.[26, tr.89] Vốn do hoạt động FDI có thể đổ vào không lớn vì doanh nghiệp đầu tư trực tiếp có thể huy động vốn từ các nguồn vay trong nước tiếp nhận đầu tư hoặc chỉ góp vốn bằng máy móc, công nghệ đặc biệt là với hình thức liên doanh. Vốn do hoạt động FDI trong một số trường hợp được cung cấp với một số lượng lớn sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia. Cụ thể nếu vốn FDI được cung cấp vào một quốc gia với số lượng lớn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát có thể lên tăng và ảnh hưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ của một quốc gia. Vấn đề về chuyển giá: Chuyển giá là một trong những vấn đề mà tất cả các nước tiếp nhận đầu tư lo ngại vì hậu quả của nó sẽ gây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế phát triển kinh tế. Đây là giao dịch ẩn giữa công ty mẹ và công ty con có sự tính toán không phản ánh đúng giá thị trường. Đây là một biện pháp để tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm soát tỷ giá.[26, tr.92] 15

22 Về vấn đề môi trường: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ từ những nhà máy do nhà đầu tư nước ngoài thành lập sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Vì thế nếu nước tiếp nhận đầu tư không đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ về môi trường thì sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm. Bên cạnh những tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt động sản xuất trực tiếp, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường. Chuyển giao công nghệ lạc hậu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nước đi đầu tư và đem lại những hậu quả về môi trường cho các nước tiếp nhận đầu tư. Về vấn đề chuyển giao khoa học công nghệ: Một số nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển giao công nghệ đã chuyển giao công nghệ lạc hậu hoặc chuyển giao không đồng bộ sẽ làm kìm hãm phát triển kinh tế. Đối với một số nước kém phat triển thì việc chuyển giao công nghệ quá tiên tiến không phù hợp với năng lực tiếp nhận thì cũng không làm tăng hiệu quả sản xuất. Những mặt hạn chế khác: Ngoài ra hoạt động FDI còn có thể tạo ra một số mặt tiêu cực như: sa thải lao động do không đáp ứng yêu cầu; các doanh nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp nước ngoài; thâm hụt cán cân thanh toán của một quốc gia; do thành công trong hoạt động kinh doanh và ngày càng có vai trò trong hoạt động chính trị xã hội vì thế các công ty này có thể can thiệp vào chính sách, quyết định phát triển kinh tế của một quốc gia và hoạt động chính trị của nước tiếp nhân đầu tư. 16

23 1.3. Các yếu tố và môi trƣờng ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Các yếu tố Điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư tại các nước tiếp nhận đầu tư đó là: Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế cạnh tranh (sở hữu vốn, công nghệ, trình độ quản lý) cao hơn so với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư. Với lợi thế này họ có thể bù đắp được chi phí bổ sung cho việc thành lập doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư và có thể vượt qua được những mặt bất lợi so với doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư. Thứ hai, doanh nghiệp nước ngoài có được những ưu đãi và điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư như: chính sách ưu đãi đối với FDI về thuế, thủ tục thành lập, thị trường lớn, chi phí sản xuất thấp, có tài nguyên thiên nhiên, có cơ sở hạ tầng thuận lợi... Thứ ba, doanh nghiệp nước ngoài có lợi ích đầu tư cao hơn so với doanh nghiêp nước tiếp nhận đầu tư Trong 3 nhân tố nêu trên thì nhân tố thứ nhất và thứ ba hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI còn nhân tố thứ hai thì phụ thuộc vào môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư Môi trường Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư nước ngoài có thể thay đổi và chịu sự chi phối của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư; thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư ký kết hoặc gia nhập Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương. [26, tr.98]. Môi trường đầu tư thường được xác định theo 2 cách: Thứ nhất: Dựa vào các nhóm nhân tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư theo cách này bao gồm: 17

24 + Khung chính sách FDI: Tình hình kinh tế xã hội ổn định, qui định liên quan đến thành lập và hoạt động, chính sách thương mại, chính sách thuế... + Nhóm nhân tố kinh tế: thị trường, tài nguyên, hiệu quả + Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh: xúc tiến đầu tư, biện pháp khuyến khích đầu tư, dịch vụ sau đầu tư,... Thứ hai: Dựa vào giai đoạn hình thành và hoạt động của nhà đầu tư: + Giai đoạn thành lập (giai đoạn tiếp cận thị trường): An ninh chính trị, thủ tục thành lập, xuất nhập cảnh, sự minh bạch công khai chính sách... + Giai đoạn hoạt động - kinh doanh: Thuế, tình hình xuất nhập khẩu, đất đai, bảo hộ tài sản, giải quyết tranh chấp,... + Giai đoạn kết thúc hoạt động đầu tư: giải thể, phá sản, khiếu kiện và giải quyết tranh chấp... Trước khi quyết định xem có nên đầu tư ở một nước nào đó hay không thì doanh nghiệp nước ngoài sẽ xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng và môi trường đàu tư để đi đến quyết định cuối cùng. Vì thế để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều chính phủ đã có những khung chính sách nới rộng đối với doanh nghiệp nước ngoài và tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch Chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam hiện nay Đứng trên quan điểm của một nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận thấy Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài của Việt Nam bao gồm toàn bộ tư tưởng, quan điểm và biện pháp thu hút, kiểm soát hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI; hạn chế những tác động tiêu cực; phát huy những mặt tích cực của FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội 18

25 Chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được manh nha hình thành sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Tuy nhiên chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ được coi là hình thành khi luật đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm Từ đó cho đến nay các chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu từ không ngừng được cụ thể hóa, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới. Các chính sách về đầu tư của Việt Nam, trong đó có các chính sách về thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện dựa trên qui định của Luật pháp. Cụ thể ở Việt Nam đã từng tồn tại các văn bản luật về đầu tư nước ngoài như sau: + Ngày 18/4/1977 ban hành Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Ngày 29/12/1987 ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Ngày 30/6/1990 ban hành Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi + Ngày 23/12/1992 ban hành Luật đầu tư sửa đổi lần thứ 2. + Ngày 12/11/1996 ban hành Luật đầu tư nước ngoài mới. + Ngày 9/6/2000 thông qua Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi. + Ngày 29/11/2005 thông qua Luật đầu tư thay thế cho Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm Với sự ra đời của Luật đầu tư năm 2005, hoạt động đầu tư trong nước, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài đã được điều chỉnh thống nhất bằng một văn bản pháp luật. Các hình thức đầu tư trong luật đầu tư bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Cho đến nay mọi chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo Luật đầu tư 2005 với khung chính sách như sau: 19

26 1. Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. 3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. 4. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư. [20, điều 4] Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác trên thế giới Việt Nam đang dần thực hiện chính sách tự do hóa đầu tư nước ngoài để chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế. Những chính sách liên quan đến thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng vận động theo xu hướng này về cơ bản có những điểm chính sau: Loại bỏ dần những hạn chế về việc thành lập, sở hữu và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các nhà kinh tế cho rằng chính những qui định hạn chế của nước tiếp nhận đầu tư đưa ra đối các nhà đầu tư nước ngoài là rào cản lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang dần xóa bỏ những hạn chế đối với việc thành lập, sở hữu, hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài: Về việc thành lập: Việc thành lập doanh nghiệp FDI được qui định trong Luật đầu tư 2005 và theo qui định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết cụ thể như sau: 20

27 - Bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây: Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết; không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu như: Ưu tiên hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước; xuất khẩu hàng hóa đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất trong nước; nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu; đạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất; đạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể. [20, điều 8] - Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ đầu tư cũng như kinh doanh. Được lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án. Nhà đầu tư được đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng ký. Khác với trước đây Nhà nước chỉ cho phép doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào một số lĩnh vực cụ thể thì hiện nay nhà đầu tư được tự do hơn trong các nội dung về đầu tư. - Thủ tục đăng ký đầu tư được phân cấp quản lý tùy theo qui mô và mức độ. Các dự án đầu tư nước ngoài có qui mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì các nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đối với dự án trên 300 tỷ đồng Việt Nam hoặc thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì phải trải qua bước thẩm tra dự án và trình lên cấp Trung ương để được cấp phép đầu tư. Đối với những dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và qui định 21

28 tiêu chuẩn dự án, Chính phủ qui định trình tự, thủ tục thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời hạn thẩm tra hồ sơ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp cần thiết thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 45 ngày. Đối với dự án quan trọng được xác định trong quy hoạch ngành có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.[20, điều 46] Về vấn đề sở hữu: Chính sách về vấn đề sở hữu được qui định trong các văn bản Luật và có những nội dung cụ thể như sau: - Các nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn các hình thức đầu tư: 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; liên doanh với các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài; đầu tư theo hợp đồng; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia hoạt động đầu tư; đầu tư bằng việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp và các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Với các hình thức sở hữu đa dạng như vậy đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với năng lực quản lý cũng như tài chính và họ cũng dễ dàng trong việc tìm đối tác để hợp tác đầu tư. - Các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam được pháp luật bảo hộ về vốn và tài sản, được sở hữu các quyền cơ bản của nhà đầu tư theo qui định của pháp luật như: quyền sở hữu đất hoặc chuyển giao bất động sản hoặc chuyển giao các quyền này; quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ; quyền mua và chuyển giao cổ phiếu; quyền tổ chức bộ máy doanh nghiệp và tuyển dụng lao động; quyền vay vốn và sử dụng các khoản vay; quyền quảng cáo và tiếp thị sản phẩm; quyền sử dụng các dịch vụ xã hội... Sự quản lý của Chính phủ Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các cơ quan quản lý liên quan đến đầu tư và hệ thống pháp luật công khai, minh bạch. 22

29 Về vấn đề hoạt động: Sau khi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động được Việt Nam tạo điều kiện về mọi mặt giống như các nhà đầu tư trong nước, nhiều hạn chế trước đây đã bị xóa bỏ: - Về đất đai: Luật đất đai mới nhất và được áp dụng hiện nay là luật đất đai So với Luật đất đai 2003 thì luật đất đai mới không còn sự phân biệt quá lớn giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: + Nhà đầu tư nước có thể thuê đất trong vòng 50 năm, đối với các dự án chậm thu hồi vốn, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì được kéo dài thời hạn thuê đất nhưng không được quá 70 năm. Hết thời hạn trên thì nhà đầu tư nước ngoài nếu có nhu cầu thuê tiếp thì sẽ được chính phủ xem xét gia hạn thêm thời gian thuê đất. + Nhà đầu tư nước ngoài còn được thuê lại quyền thuê đất của các cá nhân, tổ chức kinh tế ngoài khu vực nhà nước hoặc cho thuê lại quyền thuê đất theo qui định của pháp luật. Ngoài ra nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và thuế. + Về vấn đề máy móc, công nghệ: Nhà đầu tư được phép thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư. Trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu và hàng hóa cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo. Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về thương mại. Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về giám định giá trị và chất lượng của máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định thực hiện dự án đầu tư. 23

30 + Về vấn đề tài chính: Nhà đầu tư nước ngoài được bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư theo qui định của pháp luật. Nhà đầu tư nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. [20, điều 61] - Về tuyển dụng và sử dụng lao động: Nhà đầu tư được quyền chủ động thuê lao động trong nước và nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. - Về việc sử dụng các dịch vụ kinh tế - xã hội: Khung chính sách về vấn đề này được cụ thể như sau: + Nhà đầu tư được trực tiếp hoặc thông qua đại lý để tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam mà không bị giới hạn về địa bàn tiêu thụ; được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Nhà đầu tư tự quyết định giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung ứng; trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá thì giá bán được thực hiện theo khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. + Nhà đầu tư được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản tiền đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài theo qui định của pháp luật. 24

31 + Nhà đầu tư được thực hiện việc bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. + Nhà đầu tư được thuê tổ chức quản lý để quản lý đầu tư và hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư đối với các lĩnh vực cần có kỹ năng quản lý chuyên sâu, trình độ cao. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức quản lý trước pháp luật Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý ghi trong hợp đồng. + Ngoài ra nhà đầu tư cũng được quyền sử dụng các dịch vụ kinh tế - xã hội khác như: điện, nước, cơ sở hạ tầng...theo qui định của pháp luật. Những chính sách liên quan đến việc thành lập, sở hữu và hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện nay cho thấy nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được mở rộng các quyến tự chủ, được đảm bảo các quyền lợi hợp pháp trong hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam Sử dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể, Việt Nam đã có những biện pháp khuyến khích như sau: Thứ nhất, sử dụng các biện pháp tài khóa: Chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài đã có những biện pháp về tài khóa như sau: Ưu đãi về thuế: Các doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn thuộc diện ưu đãi đầu tư được hưởng thuế suất ưu đãi bao gồm các loại thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, thuế xuất nhập khẩu,...thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Chẳng hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án thuộc 25

32 diện ưu đãi đầu được áp dụng mức thuế suất 10% trong thời gian 15 năm liên tục kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu. Mức thuế suất ưu đãi và thời gian hưởng ưu đãi nêu trên sẽ được ghi rõ trong Giấy phép đầu tư lúc doanh nghiệp được cấp phép. Ưu đãi đất đai: Thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư không quá 50 năm nhưng đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời hạn giao đất, thuê đất có thể kéo dài đên 70 năm. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Nhà đầu tư đầu tư trong lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế. Thứ hai, sử dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư: Hiện nay Việt Nam hỗ trợ đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài ở một số lĩnh vực sau: - Tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư FDI trong việc chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. - Khuyến khích lập quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ nguồn vốn góp và tài trợ các doanh nghiệp. Chi phí đào tạo của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh 26

33 nghiệp. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các doanh nghiệp thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo. - Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các dịch vụ hỗ trợ đầu tư như: Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý; Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội khác mà nhà đầu tư yêu cầu; Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại; Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuộc phạm vi mình quản lý. Đối với một số địa phương có địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho địa phương để cùng với nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Chính phủ. Nhà nước dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng ưu đãi và áp dụng một số phương thức huy động vốn để hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên trong dự án đầu tư tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn của thị thực tối đa là năm năm cho mỗi lần cấp. 27

34 Như vậy Việt Nam đang thực hiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án mà Việt Nam đang thiếu và yếu như: lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, lĩnh vực yêu cầu có trình độ khoa học công nghệ cao, lĩnh vực cần nhiều nguồn vốn, lĩnh vực đào tạo nhân lực, các dự án ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Bảo hộ tài sản hợp pháp và đối xử công bằng với nhà đầu tư FDI Trong chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài được bảo hộ về vốn và tài sản hợp pháp cũng như được đối xử công bằng không phân biệt với các nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư đều được pháp luật bảo vệ đều phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và được hưởng những quyền lợi hợp pháp ngang nhau. Cụ thể: - Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều được quản lý bằng các văn bản pháp luật thống nhất như: Luật đầu tư, luật đất đai, luật thuế, luật sở hữu trí tuệ,...với các điều khoản qui định chung. - Theo luật pháp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được đảm bảo về vốn và tài sản. Những tài sản của các nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều được pháp luật bảo vệ như nhau. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thương theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.[20, điều 6] - Theo thông lệ quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối 28

35 với Nhà nước. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Nhà nước áp dụng một mức giá, lệ phí thống nhất đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam. - Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi ưu đãi cao hơn quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi ưu đãi theo qui định mới kể từ ngày thực thi pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. Trường hợp chính sách mới làm ảnh hưởng bất lợi đến nhà đầu tư thì nhà đầu tư vẫn được hưởng các quyền lợi được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc được bồi thường để giảm trừ thiệt hại theo qui định cảu pháp luật. Như vậy chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài được bảo hộ về mặt vốn, tài sản hợp pháp, được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ giống nhau bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư Tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương Để hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa cũng như bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trong những năm gần đây đã tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định đầu tư song phương; tham gia ký kết các hiệp định đầu tư khu vực và đa phương. Việc tham gia ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Việt Nam đã tạo ra niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. 29

36 Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật đầu tư Việt Nam thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. [20, điều 5]. Như vậy với việc tham gia ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Việt Nam đã đưa luật pháp đầu tư của Việt Nam gần hơn với luật pháp về đầu tư quốc tế. - Đối với Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương: Đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết gần 60 hiệp định khuyến khích đầu tư song phương, trong đó có những đối tác đầu tư lớn và quan trọng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Malaixia...Nội dung cụ thể do hai bên thỏa thuận chủ yếu là các nội dung sau: đối tượng và phạm vi điều chỉnh; qui định về việc thành lập doanh nghiệp FDI; Qui định về đối xử quốc gia sau khi thành lập; Qui định về đối xử tối huệ quốc; Bảo đảm thanh toán và chuyển tiền; Bảo lãnh và đền bù trong trường hợp quốc hữu hóa; Bảo lãnh về chuyển đổi ngoại tệ và chuyển đổi vốn và lợi nhuận về nước; giải quyết tranh chấp, bao gồm cả giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và giải quyết tranh chấp giữa quốc gia với nhà đầu tư. - Đối với hiệp định khu vực và đa phương về khuyến khích bảo hộ đầu tư: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa Việt Nam cũng đã nỗ lực đàm phán và ký kết các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mang tính khu vực và đa phương như: Hiệp định đầu tư ASEAN, APEC, WTO,... 30

37 Việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương của Việt Nam giống như một chiếc cầu nối đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến gần hơn với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam đồng thời tạo ra một thông điệp là Việt Nam sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận các nhà đầu tư trên thế giới Quản lý nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật minh bạch và cơ quan chuyên trách. Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam cũng đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý hoạt động của nguồn vốn này. Mục tiêu của việc quản lý nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút các dự án cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế - xã hội của đất nước; Phát hiện xử lý những sai phạm, khúc mắc trong hoạt động động FDI ở Việt Nam, tạo ra một môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam vừa hấp dẫn, minh bạch lại đem lại hiệu quả cao cho đất nước. - Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam do Nhà nước Việt Nam quan lý thông qua việc: + Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư. + Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. + Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư. Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư và xúc tiến đầu tư. 31

38 - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. - Việc tham gia quản lý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chính phủ Việt Nam được qui định cụ thể như sau: + Chính phủ quản lý đầu tư theo qui hoạch: Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định trong Luật đầu tư là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư. + Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước. Chính phủ thành lập Cục đầu tư nước ngoài để quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư trong cả nước, thành lập các trung tâm xúc tiến miền Bắc, Trung, Nam và ở các tỉnh, thành để tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài. 32

39 + Đối với việc theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư: Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Nội dung của theo dõi, đánh giá đầu tư bao gồm: Việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư; Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư; Kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp; Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư. + Đối với việc thanh tra về hoạt động đầu tư: Thanh tra đầu tư các hoạt động của vốn FDI bao gồm: Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư; Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đầu tư. Việc tổ chức và hoạt động của thanh tra đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. + Đối với việc khiếu nại, tố cáo khởi kiện và xử lý vi phạm của các nhà đầu tư FDI: Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện nếu thấy có sự vi phạm pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết các vấn đề trên trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật.. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết. Tất cả những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. 33

40 Cùng với chính sách thu hút việc quản lý hoạt động FDI là hết sức cần thiết và ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới. Trong đó cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân cần phải được nhấn mạnh để tránh những sai sót, vi phạm từ chính cơ quan quản lý đẻ nâng cao hơn nữa hiệu quả tích cực của nguồn vốn FDI Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò hết sức quan trọng đối việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì thế các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam luôn mong muốn thu hút ngày càng nhiều hơn nữa và tận dụng thật hiệu quả nguồn vốn FDI. Từ khi thực hiện chính sách thu hút vốn FDI cho đến nay, Việt Nam đã nhiều lần ban hành, sửa đổi, các luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên đặc điểm, bản chất của nguồn vốn FDI và thị hiếu, nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như lợi ích kinh tế - xã hội của Việt Nam. Sau nhiều năm nỗ lực đến nay Việt Nam đã xây dựng được một chính sách thu hút và quản lý vốn FDI khá hoàn chỉnh trong đó nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được nhiều quyền tự chủ, được pháp luật công nhận nhiều quyền lợi ngang bằng so với nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt chính sách đã nhấn mạnh đến việc thu hút vốn FDI bằng các giải pháp khuyến khích đầu tư thông qua chế độ ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thông qua hoạt động đàm phán ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương. Vậy chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam hiện nay đã có tác động tích cực và có những hạn chế nào đối với việc thu hút vốn FDI ở Việt Nam và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả xin được trình bày trong nội dung Tác động tích cực, hạn chế của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ở chương 2. 34

41 Chƣơng 2 TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như tạo ra một môi trường đầu tư quốc tế hấp dẫn, minh bạch ở Việt Nam, định hướng nguồn vốn FDI theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đến sự luân chuyển nguồn vốn FDI ở Việt Nam cũng như tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả mặt tích cực và hạn chế, cụ thể như sau: 2.1. Tác động đến môi trƣờng đầu tƣ Tác động tích cực So với thời kỳ đầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi trường đầu tư nước ngoài tai Việt Nam đã dần được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là thông thoáng, hấp dẫn, minh bạch, rõ ràng hơn trước đây rất nhiều. Vì thế trong những năm gần đây lượng vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam luôn ở mức cao, Việt Nam là một trong những điểm thu hút vốn nước ngoài hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á. Môi trường đầu tư được cải thiện dưới chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được biểu hiện ở các mặt sau: - Hệ thống chính sách luật pháp: Với nhận định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã rất tích cực trong việc thu hút nguồn vốn này trong những năm gần đây. Đặc biệt 35

42 chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các văn bản luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thuế,...đã được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Trong các văn bản luật nêu trên thì Luật đầu tư là cơ bản qui định các hoạt động liên quan đến đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn các văn bản luật còn lại cụ thể hóa các điều khoản mà luật đầu tư đã nêu ra. Nhin chung hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có những điểm tích cực sau: Thứ nhất: Chính sách, luật pháp ghi nhận sự bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Minh chứng cụ thể nhất đó là việc ban hành Luật đầu tư 2005 thay thế cho luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khich đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều được quản lý bằng một văn bản thống nhất. Quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài được qui định trong luật đầu tư không hề thua kém các nhà đầu tư trong nước. Cũng nhà đầu tư trong nước họ được pháp luật bảo hộ về vốn và tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyến sử dụng đất đai, quyền tự chủ hoạt động kinh doanh, được hưởng quyền ưu đãi và được hỗ trợ đầu tư theo qui định của pháp luật, được hưởng chế độ một giá về các dịch vụ xã hội,... Ngoài ra quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài còn được ghi nhận và đảm bảo trong các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam đã tham gia và ký kết... Thứ hai: Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được mở rộng thêm các quyền tự chủ hơn. Bên cạnh những nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư như: tuân thủ qui định pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện nghĩa vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, môi trường,...thì nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều quyền lợi giống như nhà đầu tư trong nước: quyền tự 36

43 chủ đầu tư kinh doanh (lĩnh vực, hình thức đầu tư, địa bàn, qui mô, đối tác dự án, thời hạn hoạt động...); quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư (nguồn vốn tín dụng, quĩ hỗ trợ đầu tư, sử dụng đất đai và tài nguyên theo qui định của pháp luât, quyền thuê mua và sử dụng máy móc trong và ngoài nước, quyền thuê và sử dụng lao động...); quyền xuất nhập khẩu, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, nguyên liệu, hàng hóa; quyền mua ngoại tệ; quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất...các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng những quyền lợi cơ bản không khác gì những nhà đầu tư trong nước, họ có thể chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả nguồn vốn cao nhất. Thứ ba: Hệ thống chính sách pháp luật đã qui định đầy đủ công khai, minh bạch rõ ràng các hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật đầu tư là văn bản pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư ở Việt Nam trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Chính sách pháp luật được công khai trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan chức năng và tuyên truyền trong công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. - Thủ tục hành chính: Trước đây thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam rất rườm rà và phức tạp nên đã hạn chế đáng kể việc thu hút nguồn vốn này. Hiện nay các thủ tục hành chính về đầu tư được đơn giản hóa hơn nhiều, phần nào đã tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Có thể nhận thấy thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài hiện nay có các ưu điểm nổi bật sau: Thứ nhất: Thủ tục được tiến hành ở các cấp cơ quan thẩm quyền khác nhau tùy thuộc vào mức độ, qui mô dự án nên đã tránh được sự chồng chéo trách nhiệm hay sự quá tải của một cấp thẩm quyền như trước đây. Việc phân cấp quản lý sẽ rút bớt thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư đồng thời tạo tính 37

44 chủ động cho địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh sẽ chủ động lựa chọn những dự án phù hợp với địa phương (sử dụng nguyên liệu do địa phương sản xuất, sử dụng nhiều lao động địa phương, dự án không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường dân sinh...). Thứ hai: Thời gian chờ đợi cấp Giấy chứng nhận đầu tư của các dự án vốn đầu tư nước ngoài được qui định trong Luật đầu tư là không quá 15 ngày đối với dự án dưới 300 tỷ đồng Việt Nam; những dự án không thuộc Danh mục có điều kiện và không quá 30 ngày với những dự án trên 300 tỷ đồng Việt Nam; những dự án thuộc Danh mục đầu tư có điều kiện kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như vậy vẫn là các thủ tục liên quan đến đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, cấp phép đầu tư nhưng được qui định cụ thể về mặt thời gian và thời gian chờ đơi là không quá lâu kể cả dự án đặc biệt quan trọng thì cũng không được quá 45 ngày. Việc qui định cụ thể thời gian trả kết quả xét duyệt hồ sơ là cơ sở để các nhà đầu tư tiếp tục hướng đầu tư của mình không bị chậm trễ về mặt thời gian, tạo tính chủ động, tích cực của các cơ quan chức năng. Thứ ba: Đối với những dự án mà có từ 2 nhà đầu tư trở lên quan tâm có hồ sơ hợp lệ thì cơ quan cấp thẩm quyền sẽ tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn. Việc đấu thầu sẽ giúp Việt Nam lựa chọn một nhà đầu tư có năng lực tốt nhất để tiếp tục dự án. - An ninh chính trị: Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng giữ vững môi trường an ninh chính trị để bảo vệ nền hòa bình, cuộc sống ấm no của người dân bên cạnh đó còn là một tiêu chí để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam trong những năm gần đây so với các nước khác trong khu vực là tương đối ổn định. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, 38

45 Chính phủ luôn có những chính sách để đảm bảo an ninh, đảm bảo tài sản, tính mạng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ tài sản hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài. Những hành vi xâm hại, phá hoại tài sản của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều bị pháp luật trừng trị. Các luật dân sự, hình sự đều coi những người nhập cư hợp pháp vào Việt Nam là đối tượng được pháp luật bảo vệ trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp chính sách, pháp luật về đầu tư có thay đổi thì nhà đầu tư vẫn được hưởng quyền lợi cao nhất mà chính sách, pháp luật đã qui định hoặc được bồi thường những thiệt hại cho các nhà đầu tư do chính sách, pháp luật thay đổi. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư. Có thể nói tình hình an ninh chính trị ổn định ở Việt Nam đã và đang là điểm cộng trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư FDI khi đánh giá về môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam. - Cơ sở hạ tầng: Với những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cùng với việc nhà nước bỏ tiền xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, truyền tải mạng lưới điện, viễn thông,...trên khắp mọi miền đất nước nên những năm gần đây cơ sở vật chất ở Việt Nam đã được cải thiện hơn rất nhiều, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam cũng dễ dàng hơn. Hiện nay ở Việt Nam đã có trên 250 khu công nghiệp khắp cả nước trong đó có nhiều khu chế xuất công nghệ cao đã, đang và sắp đi vào hoạt động. Hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông được bao phủ khắp các tỉnh thành kể cả những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn. Vì thế 39

46 những năm gần đây các dự án FDI không chỉ được đầu tư ở các tỉnh, thành lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...mà còn được đầu tư ở các tỉnh nghèo và các tỉnh vùng sâu, vùng xa như Lạng Sơn, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...Ngoài việc nhà nước bỏ tiền ra xây dựng cơ sỏ hạ tầng để thu hút vốn FDI thì trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn bằng các chính sách ưu đãi (thuế, đất, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định,...) và các chính sách hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ thuế, hỗ trợ một phần chi phí xây dựng,..). Vì vậy những năm gần đây Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án FDI đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Chính sách thu hút vốn FDI và các dự án FDI đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng mới và cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng của Việt Nam vốn nghèo nàn và lạc hậu. Dưới tác động của chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam thì cơ sở, hạ tầng của rất nhiều vùng miền trong những năm qua đã có nhiều thay đổi và nó còn thay đổi trong những năm tới, đặc biệt là những vùng có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn. - Thị trường lao động: Thị trường lao động là một yếu tố các nhà đầu tư quan tâm tới khi tiến hành một dự án đầu tư, nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật, có tay nghề và giá nhân công rẻ luôn được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Để thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây Việt Nam đã có những chính sách để đào tạo nguồn lao động phục vụ trong lĩnh vực FDI, cụ thể như sau: 40

47 Để tận dụng nguồn lao động trẻ dồi dào thì Chính phủ và Bộ giáo dục định hướng cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động trong lĩnh vực FDI. Ngoài ra Việt Nam còn có các ưu đãi về thuế và hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với các doanh nghiệp FDI có sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Chính sách này đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Người lao động Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ở bộ phận lao động thủ công, lắp ráp điện tử, may mặc, dày da, chế biến thực phẩm...nhiều doanh nghiệp FDI đóng ở các địa phương thường phối hợp địa phương để đào tạo nghề và tuyển dụng lao động là con em địa phương đó. Việt Nam đã đổi mới chương trình giáo dục để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đó là kết hợp gữa việc đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên. Nhiều trường đại học đã liên kết với các doanh nghiệp FDI trong đào tạo nhân lực để tăng khả năng thực hành cho sinh viên. Vì thế chất lượng lao động Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh lao động công nhân thì các kỹ sư, các kỹ thuật viên, các chuyên viên Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp FDI. Với những nỗ lực không ngừng trong việc đào tạo nguồn lao động phục vụ trong lĩnh vực FDI trong những năm gần đây thị trường lao động Việt Nam ngày càng được cải thiện phần nào đã đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài Hạn chế Có thể nói chính sách thu hút và quản lý vốn FDI đã có tác động tích cực đến môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì môi trường đầu tư, 41

48 kinh doanh của Việt Nam chỉ ở mức trung bình và còn tồn tại những hạn chế, cụ thể như sau: Thứ nhất về hệ thống chính sách luật pháp: Hệ thống chính sách luật pháp về đầu tư FDI tại Việt Nam đang ngày được hoàn thiện tuy nhiên nó vẫn còn tồn tại rất nhiều điều khiến các nhà đầu tư lo ngại, đó là: - Nhiều chính sách về pháp luật liên quan đến đầu tư FDI tại Việt Nam liên tục thay đổi: Luật lao động, luật thuế, luật đất đai...các chính sách về tiền lương, bảo hiểm, tiền điện, nước...không nhất quán trong một thời gian dài mà liên tục thay đổi. Điều này khiến cho các doanh nghiệp FDI khó thích nghi để lên kế hoạch trong sản xuất và kinh doanh. - Việt Nam chưa thực hiện mạnh mẽ các cam kết WTO về đầu tư và dịch vụ, luật pháp Việt Nam còn nhiều điểm khác biệt với luật pháp quốc tế về dầu tư, thiếu đồng bộ giữa Trung ương và địa phương.. - Tình trạng thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn hạn chế, hiện tượng hàng nhái, hàng giả và sao chép tác phẩm vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Việc thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ sẽ đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đem lại lòng tin vào môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. - Tình trạng vi phạm pháp luật của một số cán bộ, cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nạn tham nhũng đang diễn ra làm cho các hoạt động FDI ngày càng thiếu minh bạch. Những hạn chế trên cần được khắc phục để môi trường luật pháp về đầu tư quốc tế tại Việt Nam nói chung và môi trường hoạt động FDI nói riêng ngày càng trở nên minh bạch, hấp dẫn, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư mới và đem lại niềm tin cho các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam 42

49 Thứ hai về thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều, những vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: - Mặc dù luật pháp đã qui định cụ thể về mặt thời gian cấp phép thành lập doanh nghiệp FDI nhưng rất nhiều các cơ quản lý đầu tư ở địa phương vẫn chậm trễ, kéo dài so với qui định gây phiền hà cho các doanh nghiệp FDI. - Thái độ hời hợt, thiếu chuyên nghiệp của cán bộ của các cơ quan quản lý đầu tư, tình trạng tham nhũng, tình trạng xin - cho trong quá trình xét duyệt hồ sơ gây mất công bằng giữa các doanh nghiệp vẫn tồn tại. - Các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được phân cấp quản lý và nộp hồ sơ tại cơ quản lý có thẩm quyền theo cơ chế một cửa nhưng các nhà đầu tư FDI vẫn phải trải qua rất nhiều thủ tục ở các cơ quan khác nhau theo qui định của Luật doanh nghiệp để được cấp phép đầu tư. Đây là những hạn chế mang tính chủ quan mà Việt Nam có thể xem xét và sửa đổi góp phần làm cho môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam trở nên thông thoáng giống như một thông điệp để chào đón các nhà đầu tư. Thứ ba về việc xây dựng cơ sở hạ tầng: Những năm gần đây chính sách thu hút vồn FDI của Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà nước cũng đã đầu tư chi phí để xây dựng một số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu trung tâm thương mại và dịch vụ...để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như sau: - Nhìn một cách tổng thể thì cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nghèo nàn và thiếu thốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về năng lượng và giao thông. So với 43

50 các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, Singapo...cơ sở vật chất của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, nghèo nàn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại. - Chính sách thu hút vốn của Việt Nam đang cố gắng khuyến khích các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đầu tư vào cơ sở hạ tầng bằng các chính sách ưu đãi đầu tư (miễn giảm các loại thuế, miễn giảm tiền thuê đất...) và hỗ trợ chi phí xây dựng. Nhưng chính sách này của Việt Nam về cơ bản chưa thực sự thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vì trên thực tế việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì doanh nghiệp phải bỏ ra một chi phí rất lớn, lớn hơn nhiều so với mức ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước. - Trong những năm gần đây rất nhiều địa phương đã đầu tư xây dựng các khu công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng nhưng lại không thu hút được các nhà đầu tư gây lãng phí rất nhiều ngân sách của Nhà nước. Nguyên nhân là việc xây dựng các khu công nghiệp này chưa được qui hoạch kỹ lưỡng về các yếu tố như vị trí địa lý, vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ,... Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với khả năng kinh tế của mình mà vẫn đảm bảo yêu cầu về kết cấu hạ tầng trong thu hút vốn FDI đang là một vấn đề được đặt ra đối với Việt Nam hiện nay. Thứ tư về thị trường lao động: Đối với thị trường lao động, chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã có tác động không nhỏ trong việc sử dụng và đào tạo nguồn lao động Việt Nam trong lĩnh vực FDI nhưng nhìn một cách tổng thể thì chính sách còn có những hạn chế sau: - Chính sách chưa đưa ra được giải pháp tối ưu để tạo ra được một thị trường lao động chất lượng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong khi Việt Nam lại là một đất nước có tiềm năng về thị trường lao động. Theo các 44

51 chuyên gia về nhân lực thì nguồn lao động Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu trầm trọng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng thiếu tính chuyên nghiệp. Sở dĩ nguồn lao động Việt Nam có những đặc điểm như vậy là vì phần lớn chưa được qua đào tạo nghề chuyên nghiệp hoặc đào tạo mang tính lý thuyết, ít thực hành nên người lao động có phần lúng túng trong việc sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại. - Chính sách chưa định hướng đúng nhu cầu lao động trong lĩnh vực FDI, chưa chú trọng đến việc đào tạo các nghành nghề phổ biến như: lắp ráp điện tử, may mặc, dày da, dịch vụ...hoặc đào tạo những nghành nghề ít có nhu cầu trong xã hội. Vì thế các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành dự án ở Việt Nam phải tuyển dụng lực lượng chưa qua đào tạo hoặc phải đào tạo lại nên chi phí nhân công cao lên mà không tăng được giá trị sản phẩm. - Chính sách chỉ mới nhấn mạnh tới việc giải quyết việc làm nhưng chưa chú trọng tới chất lượng cuộc sống của người lao động, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vi phạm đến quyền lợi của người lao động nhưng không được xử lý như: nợ lương, làm việc quá giờ qui định mà không tăng lương, làm việc trong môi trường không đảm bảo chất lượng,...đây là một điểm hạn chế của doanh nghiệp FDI khiến cho người lao động không thể vận động tích cực trong quá trình sản xuất để nâng cao tay nghề. Có thể nói nguồn lao động là một bộ phận tạo nên sự thành công trong chuỗi hoạt động, kinh doanh và đầu tư, vì người lao động có kỹ thuật và tay nghề sẽ tạo nên sản phẩm có chất lượng và giảm chi phí nhân công cho các doanh nghiệp. Vì thế Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút ngày càng nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài. 45

52 2.2. Tác động đối với việc thu hút nguồn vốn Tác động tích cực Từ năm 2005 cho đến nay cùng với việc ban hành Luật đầu tư mới và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc thu hút vốn FDI của Việt Nam trở nên rất khả quan, nguồn vốn FDI trở thành nguồn vốn lớn trong nền kinh tế Việt Nam, cụ thể có những biểu hiện tích cực sau: Thứ nhất, lượng vốn FDI đăng ký và giải ngân luôn ở mức cao Vốn đăng ký và giải ngân cao là con số cho thấy Việt Nam đang là một thị trường đầu tư hấp dẫn trong đó chính sách thu hút vốn đã thực sự thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như từ 1997 đến 2005 mức vốn giải ngân duy trì ổn định từ 2-3 tỷ USD mỗi năm thì từ năm 2005 cho đến nay lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng mạnh mẽ. Nhìn vào Biểu đồ tổng quan FDI Việt Nam ta thấy năm 2005 Việt Nam mới chỉ thu hút được 6,8 tỷ USD thì sang năm 2006 tăng gấp đôi lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm Đặc biệt năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Từ 2012 cho đến nay cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới vốn FDI có xu hướng tăng trở lại, trong năm 2013 vốn đăng ký đạt 21,6 tỷ USD. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam lớn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây trên tất cả các lĩnh vực bao gồm công nghiệp, nông - lâm - thủy sản và dịch vụ. Thứ hai, Việt Nam ngày càng thu hút thêm nhiều đối tác mới trên khắp thế giới, đặc biệt là những đối tác ở các nền kinh tế lớn 46

53 Việc Việt Nam thu hút thêm nhiều đối tác cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá khá cao trên thế giới. Nhiều đối tác đầu tư mới trong đó có những đối tác ở những nền kinh tế lớn với những công nghệ hiện đại sẽ góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam đón nhận những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của thế giới. Đây là một bước quan trọng để Việt Nam tạo ra những tiềm lực để hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như năm 2004 Việt Nam chỉ mới thu hút được 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam thì cho đến nay đã có 101 nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu tích cực, vì từ 2005 cho đến nay nền kinh tế thế giới liên tục gặp khó khăn nhưng số lượng các nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam không những giảm mà còn tăng lên trông thấy. Bên cạnh những đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo... nhiều nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là châu Âu cũng đang thể hiện sự quan tâm tới môi trường đầu tư tại Việt Nam, một số nước lớn ở châu Mỹ (Mỹ, Canada...) cũng tăng thêm số lượng và qui mô vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học đã và đang được triển khai sẽ tạo điều kiện để Việt Nam theo kịp những thành tựu của nền kinh tế thế giới. Số lượng đối tác đăng ký đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn là cơ hội để Việt Nam lựa chọn, tiếp nhận những dự án có qui mô, lượng vốn, lĩnh vực, địa bàn đầu đầu phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thứ ba, nhiều đối tác lớn luôn duy trì, mở rộng số lượng và qui mô vốn FDI tại Việt Nam trong nhiều năm Những đối tác lớn luôn duy trì số lượng và qui mô đầu tư vốn FDI tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp này đã sản xuất và kinh doanh tốt ở Việt Nam trong nhiều năm. Điều này cũng phản ánh rằng môi trường đầu tư, kinh 47

54 doanh của Việt Nam khá phù hợp với các doanh nghiệp FDI lớn đặc biệt là những công ty xuyên quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như: Samsung, Cocacola, Nokia, Arixton... Các nhà đầu tư lớn cho rằng Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn vì có an ninh - chính trị khá ổn định, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, chính phủ lại có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, ngoài ra Việt Nam còn là một thị trường tiêu thụ rất tiềm năng. Đó là những lý do cơ bản khiến nhà đầu tư lớn gắn bó với Việt Nam trong nhiều năm. Việc Việt Nam thu hút được các nhà đầu tư lớn đã đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia đó là: tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, người Việt Nam cũng được dùng những sản phẩm hàng hóa chất lượng giá rẻ, tăng khả năng cạnh trạnh của nền kinh tế đất nước trong lĩnh vực xuất khẩu,..những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam trong nhiều năm nay là những nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ...Không chỉ luôn duy trì lượng vốn khổng lồ tại Việt Nam mỗi năm mà các nhà đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong những năm tiếp theo, điều này cho thấy chính sách thu hút vốn FDI Việt Nam đã lấy được niềm tin của các nhà đầu tư lớn trên thế giới Hạn chế Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam trong những năm gần đây đã còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: - Chính sách chưa thực sự thu hút được nguồn vốn để phát triển được thế mạnh của đất nước đó là có nhiều thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp. Đây là lĩnh vực gắn bó với người dân lao động Việt Nam, việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong các lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào sản 48

55 xuất kinh doanh nghành nông - lâm - thủy sản trong những năm gần đây rât rất thấp và có xu hướng giảm dần, nếu như năm 2000 chiếm 0,6% tổng số vốn FDI thì đến năm 2013 giảm xuống còn 0,3%. [25, tr.1] - Kỳ vọng của Việt Nam là sẽ tận dụng nguồn vốn FDI để góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kỹ năng cho các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời kỳ vọng phát triển nhanh những nghành có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên các kỳ vọng trên khó đạt được mục tiêu vì đến cuối năm 2013 tỷ lệ doanh nghiệp vốn đầu tư 100% nước ngoài chiếm 83% (còn lại 17% là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) trong khi tỷ lệ này vào năm 2000 chỉ chiếm 56% cho thấy mô hình liên doanh không hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. [25, tr.1] Chính sách thu hút vốn chưa nhấn mạnh được thế mạnh của các doanh nghiệp FDI khi liên doanh với các doanh nghiệp trong nước như là có lợi thế về đất, miễn giảm thuế, có sẵn các cơ sở hạ tầng và những ưu đãi khác. - Chính sách chưa thu hút được nhiều dự án khả thi, điều này thể hiện ở vốn đăng ký và mức giải ngân chênh nhau khá nhiều. Các dự án chậm giải ngân hoặc nhiều dự án chỉ mới khởi động ở việc gải phóng mặt bằng đã ngừng lại trong nhiều năm gây lãng phí tài nguyên đất và cản trở kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương có dự án nằm trên địa bàn mình quản lý. - Chính sách chưa thu hút nhiều các nhà đầu tư lớn có trình độ khoa học công nghệ cao có thể tự sản xuất vật liệu từ trong nước mà chủ yếu là nhập khẩu rồi thuê nhân công Việt Nam lắp ráp để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam. Mặc dù đã gần 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đến nay Việt Nam mới chỉ thu hút được các dự án tập trung vào nghành chế biến, chế tạo, khai thác dầu khí, gia công, lắp ráp với các thiết bị, dây chuyền trung bình hoặc đã lạc hậu. 49

56 Để tăng cường việc thu hút vốn thì trong thời gian tới chính phủ cần tiếp tục rà soát môi trường đầu tư, tạo yếu tố minh bạch và ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài để Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư Tác động đối với hiệu quả nguồn vốn Tác động tích cực Chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc tăng cường bổ sung nguồn vốn cho việc phát triển kinh tế thì còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, chia sẻ khó khăn cùng với doanh nghiệp như hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn, giảm thuế, miễn thuế...cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, các doanh ngiệp đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn khồng lồ mỗi năm cùng với các công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất hiện đại, cách quản lý điều hành doanh nghiệp mới không những đem đến cho kết quả sản xuất, kinh doanh tốt cho các doanh nghệp FDI mà còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, phát triển con người,...việt Nam, biểu hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, đối với việc chuyển giao khoa học công nghệ: Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp FDI nói chung và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam nói riêng, đồng thời nó cũng tạo ra một hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc chuyển giao công nghệ từ hoạt động FDI được biểu hiện trong nhiều ngành kinh tế cụ thể hiện nay như sau: Trong nghành công nghiệp và xây dựng: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì những công nghệ trong lĩnh vực này hiện đang được sử dụng tại các dự án có vốn FDI đều là những công nghệ hiện đại hơn trước đây rất 50

57 nhiều. Cụ thể các nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển giao và phát triển tại Việt Nam công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi, lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, robot, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, công nghệ chế tạo máy biến thế, cáp thông tin, cáp điện,..đi kèm với với những công nghệ hiện đại này là những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại trên thế giới. Trong lĩnh vực dầu khí, các nhà đầu tư chủ yếu là các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới có tiềm lực về mọi mặt đến từ Bắc Mỹ, châu Âu, Châu Á, châu Úc, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải sử dụng công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến vì thế khi đầu tư vào Việt Nam các nhà đầu tư này đã chuyển giao những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực khai thác và thăm dò dầu khí trên thế giới. Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia và các hãng điện tử trên thế giới như Sony, Sasung, Panasonic, LG... Ngoài ra các lĩnh vực công nghiệp ôtô và xe máy cũng như lĩnh vực viễn thông ngày càng được các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới đầu tư với lượng vốn khổng lồ và công nghệ tiên tiên hiện đại bậc nhất thế giới. Việc chuyển giao những công nghệ hiện đại này đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong nghành nông, lâm, ngư nghiệp: các dự án FDI đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào trồng trọt chăn nuôi, chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến gỗ...phần lớn các dự án này đầu tư vào vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên...Việc thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực này góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhiều loại vật nuôi, giống cây trồng mới cùng với dây chuyền chế biến hàng nông sản - thực phẩm tiên tiến đã được nhập khẩu và chuyển giao vào Việt Nam. 51

58 Trong nghành dịch vụ, được các nhà đầu tư quan tâm mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng vụ giải trí, dịch vụ kinh doanh bán lẻ... Nhiều dự án đầu tư với những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như Singapo, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp...đã đầu tư vào Việt Nam. Những dự án này đã góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý, bí quyết kinh doanh nghành dịch vụ cho phía đối tác Việt Nam và tạo nên hiệu ứng tích cực cho các thành phần kinh tế khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực này. Thứ hai, đối với việc nâng cao trình độ quản lý và chất lượng lao động: Trong quá trình hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các doanh FDI phải tuyển dụng lao động tại chỗ để giảm chi phí nhân công. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê thì đến cuối 2013 có 3,2 triệu lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp FDI. [25, tr.1] Chất lượng lao động trong khu vực FDI được đánh giá là cao hơn so với khu vực thuộc thành phần kinh tế khác trong nước. Cùng với việc tuyển dụng, các doanh nghiệp FDI còn đào tạo nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ để đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài. Người lao động cũng được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp,...vì thế trình độ quản lý và chất lượng lao động của người Việt Nam cũng được nâng cao lên rõ rệt. Ngoài ra hoạt động FDI còn là nguyên nhân gián tiếp buộc Việt Nam phải tự nâng cao trình độ người lao động vì khi tuyển dụng các doanh nghiệp FDI thường yêu cầu người lao động phải có một trình độ nhất định để đáp ứng cho vị trí cần tuyển dụng. Chính phủ và nghành giáo dục phải có kế hoạch đào tạo nguồn lao động để cung ứng cho lĩnh vực FDI, bản thân người lao động cũng phải tự rèn luyện nâng cao trình độ lao động để được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp FDI [27, tr.90]. 52

59 Thứ ba, đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên hai phương diện là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nghành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Đối với kinh tế nghành: Vốn đầu tư FDI hiện nay chủ yếu được tập trung vào hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng vốn đăng ký và vốn thực hiện đều tăng, điều này đã có tác động đối với sự chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế của Việt Nam hiện nay. Cơ câu nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp với chỉ tiêu đặt ra là tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Từ 2005 đến nay tỷ trọng GDP của nông nghiệp giảm đi rõ rệt còn tỷ trọng GDP của công nghiệp và dịch vụ thì tăng lên. Cụ thể năm 2004: công nghiệp chiếm 39%, dịch vụ chiếm 38%, nông nghiệp chiếm 23% còn đến năm 2013: công nghiệp chiếm 40.32%, dịch vụ chiếm 46,8%, nông nghiệp chiếm 12,88% [25, tr.1]. Như vậy trong vòng 10 năm tỷ trọng nghành nông ngiệp đã giảm hơn 10% thay vào đó là sự tăng lên tỷ trọng của nghành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là nghành dịch vụ tăng tỷ trọng lên hơn 8%. Mặc dù con số này có giảm hơn so với giai đoạn trước nhưng suốt từ năm 2005 đến nay khi mà nền kinh tế thế giới liên tiếp rơi vào khủng hoảng và gặp nhiều khó khăn thì sự chuyển dịch của nền kinh tế như vậy được đánh giá là khá tốt. Đối với kinh tế vùng: Trước đây hoạt động FDI chủ yếu tập trung vào những tỉnh và thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh,..nhưng những năm gần đây nguồn vốn này đã có sự chuyển dịch lớn, thay vì ồ ạt đầu tư vào các tỉnh và thành phố lớn thì các dự án đã quan tâm đến các địa bàn có nền kinh tế khó khăn, thậm chí là đặc biệt khó khăn. Ở các tỉnh miền Bắc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như Hà Giang, Bắc 53

60 Kạn, Sơn La, Lai Châu,.. đã thu hút được hàng trăm dự án lớn. Các tỉnh nghèo miền Trung như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hòa, Phú Yên... và một số địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long cũng đã thu hút được nhiều dự án lớn. Việc đầu tư vào các địa bàn này đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành phố lớn và các địa phương, giữa nông thôn và thành thị, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Việt Nam hiện nay. Thứ tư, đối với hoạt động xuất khẩu: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam càng lớn và trở thành nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động FDI trên bình diện tổng thể nền kinh tế đã góp phần quan trọng đối với vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế Việt Nam từ đó giải quyết các vấn đề xã hội. Cũng như các nước đang phát triển khác cán cân thanh toán của Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt. Do vậy hoạt động FDI đã góp phần vào việc hạn chế tình trạng thâm hụt của cán cân thanh toán thông qua xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư vào Viêt Nam. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ngày càng chiểm ưu thế trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Điều này được phản ánh rõ nhất khi mà hoạt động xuất khẩu của lĩnh vực FDI cùng chiều tăng giảm với hoạt động xuất khẩu của cả nước. Từ 2005 cho đến nay thì hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp FDI nói riêng và Việt Nam nói chung liên tục tăng chỉ hơi chững lại vào năm 2009 do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới. Nếu như 2002, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chỉ chiếm khoảng 1/4 (4,6 tỷ USD) trong xuất khẩu của cả nước (16,7 tỷ USD) thì đến nay đã chiếm gần 2/3 trong hoạt động xuất khẩu của cả nước. Năm 2013 xuất khẩu của cả nước đã đạt 120,57 tỷ USD. 54

61 Qua số liệu xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp FDI nói riêng và cả nước nói chung từ 2002 cho đến nay doanh nghiệp FDI nói riêng và cả nước nói chung đều nhập siêu là chủ yếu nhưng tỷ lệ nhập siêu của doanh nghiệp FDI rất thấp và khá ổn định. Từ 2002 đến 2011, nhập siêu của doanh nghiệp FDI luôn dưới 5 tỷ USD trong khi nhập siêu của cả nước thì lớn hơn và có năm tăng đột biến như giai đoạn Và đặc biệt từ năm 2012 đến nay, Việt Nam đã bắt đầu xuất siêu và việc xuất siêu này chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp FDI, vì trong khi khu vực này xuất siêu lớn thì các khu vực doanh nghiệp trong nước tiếp tục nhập siêu lớn. Với qui mô xuất khẩu hiện nay cùng với việc Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập các tổ chức thương mại lớn trong và ngoài khu vực sắp tới thì dòng vốn FDI cũng như doanh nghiệp FDI còn là một trong những trụ cột lớn của nền kinh tế đất nước. Thứ năm, đối với việc đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước: Mặc dù khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng không cao trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam về các chỉ tiêu như số doanh nghiệp, lao động, vốn, doanh thu nhưng khu vực này lại chiếm tỷ trọng cao về lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước. Do tăng trưởng nhanh hơn các khu vực kinh tế khác nên khu vực FDI đóng góp tỷ trọng ngày càng cao vào GDP. Năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nhà nước của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực này năm 2013 là 214,3 nghìn tỷ đồng tăng gấp 9 lần so với năm 2000, bình quân giai đoạn mỗi năm tăng lên 18,1%.[25, tr.1] Thứ sáu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện đang được xã hội quan tâm và coi đây là một trong những nhân tố góp phần làm cho xã hội phát 55

62 triển công bằng và bền vững. Kể từ khi có hoạt động FDI tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động trong nước mà còn tạo ra hiệu ứng tích cực đối với vấn đề giải quyết việc làm gián tiếp. Ngoài ra hoạt động FDI cũng đem lại một bộ phận thu nhập đáng kể cho người lao động Việt Nam. Đối với vấn đề giải quyết việc làm trực tiếp: Có thể nhận thấy lực lượng lao động làm trong khu vực FDI ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống kê thì số lượng người lao động làm việc trong khu vực FDI năm 2004 là người đến năm 2013 con số này đã lên tới 3,2 triệu người, khu vực công nghiệp và xây dựng của các doanh ngiệp FDI hiện đang thu hút lao động với tỷ lệ cao nhất là 91%. [25, tr.1]. Lương bình quân lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với các lương bình quân của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh việc yêu cầu cao hơn năng lực làm việc của người lao động thì các doanh nghiệp FDI cũng góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Năm 2011 theo số liệu thống kê thì luơng bình quân trong các doanh nghiệp FDI là đồng trong khi lương bình quân của các doanh nghiệp tư nhân trong nước là đồng. Đối với việc tạo việc làm gián tiếp: Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất và cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khu vực này thuộc các thành phần kinh tế khác cũng phát triển theo. Các thành phần kinh tế khác phát triển sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động. Hiện nay với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, dày da, may mặc, phân phối tiêu thụ sản phẩm,,,đã hình thành một số doanh nghiệp vệ tinh chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. Việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh sẽ nảy sinh nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam. 56

63 Hạn chế Hiệu quả tích cực của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây là không thể phủ nhận tuy nhiên bên cạnh đó nó vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế này chủ yếu là do chính sách liên quan đến thu hút và quản lý đầu tư FDI của Việt Nam còn nhiều điểm thiếu sót hoặc chưa định hướng chưa phù hợp với yêu cầu về đầu tư quốc tế, thực trạng của nền kinh tế đất nước...cụ thể như sau: - Chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng của Việt Nam Việt Nam thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu là huy động một nguồn vốn lớn từ bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước và coi đây là một quá trình tiếp thu những công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao năng lực của nền kinh tế đất nước, từng bước hội nhập nền kinh tế thế giơi. Tuy nhiên sau gần 30 năm thu hút nguồn vốn này thì kỳ vọng trên của Việt Nam chưa đạt được nhiều. Thực tế cho thấy việc chuyển giao công nghệ vào Việt Nam còn rất nhiều hạn chế: + Những công nghệ tiên tiến được chuyển vào Việt Nam chưa nhiều và chỉ ở một số lĩnh vực công nghệ cao như: sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô xe máy, khai thác dầu khí,...các công nghệ khác được chuyển giao vào Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là hầu hết chỉ ở mức trung bình hoặc đã lạc hậu. Việc tiếp thu các công nghệ trung bình hoặc đã lạc hậu chỉ có thể làm thay đổi năng lực nền sản xuất Việt Nam so với trước đây chứ không đủ để cạnh tranh với nền sản xuất ngày càng hiện đại của các nước trên thế giới. + Khả năng chuyển giao cho Việt Nam những công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp có vốn FDI còn rất hạn chế vì phần lớn các công ty này là những công ty xuyên quốc gia với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Họ có thể di chuyển hệ thống máy móc và dây chuyền công nghệ sang bất kỳ một nước nào khác khi hết thời hạn đầu tư hoặc khi tìm được môi trường đầu tư mới 57

64 trong khi Việt Nam không có đại diện để nhận công nghệ này. Chỉ một bộ phận lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp này là tiếp nhận được trình độ khoa học công nghệ đó nhưng không thể sản xuất ra được công nghệ này nên khi doanh nghiệp nước ngoài này ngừng đầu tư tại Việt Nam thì quá trình chuyển giao sẽ kết thúc mà Việt Nam vẫn chưa tiếp nhận được gì nhiều. Hình thức liên doanh có tồn tại ở Việt Nam lại chủ yếu là những doanh nghiệp có nền sản xuất công nghệ ở mức trung bình hoặc lạc hậu. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn bằng máy móc, công nghệ đã lạc hậu ở nước họ nên khi họ rút vốn về thì Việt Nam chỉ tiếp nhận được một hệ thống máy móc cũ kỹ và lạc hậu trở thành một nơi tiêu thụ rác công nghiệp cho các nước tiên tiến. Như vậy so với mong đợi của Việt Nam thì việc chuyển giao công nghệ từ hoạt động FDI là chưa cao, nó chỉ làm thay đổi năng lực sản xuất của Việt Nam so với trước đây chứ không đủ sức để cạnh tranh với các nền sản xuất của các nước trên thế giới. - Tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp FDI gây ra ngày càng phổ biến. Ô nhiễm môi trường là vấn đề lớn đang được đạt ra đối với việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện nay. Mặc dù khi tiến hành đầu tư ở Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải cam kết sẽ thực hiện hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường tuy nhiên trong quá trình sản xuất, họ đã vi phạm những cam kết về đầu tư gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam. Nguồn nước, không khí và đất đai ở gần các nhà máy các khu công nghiệp ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là những địa phương có nhiều khu công nghiệp dày đặc như: Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh,...Sự ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng rất nhiều đến cảnh quan đất nước mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân. 58

65 Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường là do các doanh nghiệp FDI chuyển giao vào Việt Nam công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ hoặc đã hết khấu hao vì vậy khi vận hành sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất. Ngoài ra việc kiểm soát môi trường của Việt Nam còn rất lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp giữa các nghành, các cấp, giữa cơ quan nhà nước và người dân trong việc phát hiện và xử lý tình trường hợp vi phạm. Điều này đã tạo cơ hội đã tạo cơ hội cho rất nhiều các nhà đầu tư khi xây dựng các nhà máy sản xuất tại Việt Nam không có bộ phận xử lý nước thải, hoặc chỉ đưa ra các biện pháp đối phó, hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước thải không đạt tiêu chuẩn. Để khắc phục tình trạng trên thì cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp về vấn đề bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng để sự phát triển kinh tế của Việt Nam thực sự bền vững và gắn liền với sự phát triển con người và xã hội. - Tình trạng nợ thuê, trốn thuế, chuyển giá ngày càng phổ biến đã gây thất thoát cho ngân sách nhà nước Nguồn thu ngân sách của nhà nước chủ yếu là nguồn thu từ thuế của các doanh nghiệp và người dân để phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng. Các doanh nghiệp FDI trong những năm gần đây đã đóng góp rất nhiều cho ngân sách nhà nước, tuy nhiên cũng không ít các doanh nghiệp FDI luôn tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước bằng các hình thức như: nợ thuế, trốn thuế, chuyển giá. Đối với việc nợ thuế: Trong những năm gần đây tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp FDI trở nên phổ biến. Lợi dụng chính sách gia hạn nộp thuế của chính phủ Việt Nam nhiều doanh nghiệp FDI đã chậm nộp thuế. Tình trạng chậm nộp thuế kéo dài dẫn đến nợ thuế lớn không có khả năng chi trả, việc cưỡng đối với các doanh nghiệp nợ thuế cũng gặp khó khăn khi nhiều 59

66 doanh nghiệp tuyên bố phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Mỗi năm ở Việt Nam có hàng ngàn doanh nghiệp FDI tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước do không thể thu hồi được hết số nợ này. Đối với việc trốn thuế: Trốn thuế là một cách để các doanh nghiệp FDI tăng thu nhập và hạn chế nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Phương thức trốn thuế phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp FDI đó là kê khai lỗ giả, lãi thật và chuyển giá. Lợi dụng chính sách miễn giảm thuế đối với những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách báo lỗ với cơ quan thuế để trốn tránh nghĩa vụ trong khi kết quả kinh doanh thực chất không lỗ như báo cáo. Một phương thức khác để trốn thuế của các doanh nghiệp FDI đó là chuyển giá bằng cách kê khai giá trị máy móc cao hơn nhiều lần so với giá trị thực; Bán hàng hóa, nguyên vật liệu cho các bên có quan hệ liên kết (công ty mẹ - con) thấp hơn nhiều so với giá trị thực để báo lỗ từ nơi có thuế suất cao (thường là công ty con đặt ở Việt Nam) và báo lãi nơi có thuế suất thấp (thường là công ty mẹ đặt ở nước ngoài); tăng giá trị bản quyền cao hơn so với giá trị thực,...hình thức trốn thuế được các doanh nghiệp FDI hợp thức hóa bằng những hóa đơn, chứng từ hợp lệ khiến các cơ quan thanh tra thuế gặp rất nhiều khió khăn trong việc xử lý sai phạm. Bằng thủ đoạn này doanh nghiệp FDI đã gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách nhà nước. Việc nợ thuế, trốn thuế, chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI không phải là vấn đề mới nhưng ngày càng được thực hiện một cách tinh vi hơn, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải tìm ra giải pháp mới để hạn chế tình hình. - Tình trạng thất nghiệp, chất lượng cuộc sống của người lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa đảm bảo. 60

67 Hoạt động FDI Việt Nam đã tạo ra hàng triệu việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động Việt Nam nhưng đây cũng là một thị trường việc làm khá khắc nhiệt dẫn đến tình trạng thất nghiệp và vi phạm quyền lợi chính đáng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của ngươi lao động. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã nhấn mạnh đến việc ưu tiên cho các dự án cần nhiều lao động tại chỗ để góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên chính sách chưa nhấn mạnh đến việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, vì thế rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vì mục tiêu muốn tăng lợi nhuận đã chưa thực hiện đúng và đầy đủ các qui định của pháp luật về lao động như: Không ký hợp đồng lao động, không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động, trả lương thấp hơn so với qui định, phải làm việc trong môi trường không đảm bảo cho sức khỏe,... Theo kết quả điều tra của Viện công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn lao đông Việt Nam tại một số địa phương có nhiều địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI như thanh phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương nhằm tìm hiểu thực trạng việc làm và thu nhập, đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp FDI thì chỉ có 74% lao động là có việc làm ổn định, 22% là không có việc làm ổn định, 4% là thiếu việc làm. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp FDI trả lương thấp hơn so với sức lao động bỏ ra, không thực hiện các chế độ của người lao động,... Nguyên nhân của tình trạng này là do yêu cầu hà khắc của các doanh nghiệp nước ngoài so với khả năng đáp ứng của lao động Việt Nam, chính sách đào tạo nghề của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chính sách quản lý lao động trong các doanh nghiệp FDI lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Vì thế bên cạnh việc đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động thì vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động cũng cần được đặt ra. 61

68 2.4. Tác động đối với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Tác động tích cực Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Chính sách thu hút và quản lý vốn FDI vừa là chính sách để phát triển kinh tế vừa là một phần trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có thể nói chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần rất lớn vào quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại cũng như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đối với việc mở rộng quan hệ đối ngoại: Các quốc gia trên thế giới hiện nay có quan hệ ngoại giao với nhau vì ba mục tiêu cơ bản đó là hợp tác vì chính trị, an ninh và kinh tế trong đó hợp tác để phát triển kinh tế là mục tiêu phổ biến nhất. Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam cho thấy Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài, các quốc gia trên thế giới và tạo điều kiện để họ tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động FDI đã giúp Việt Nam từng bước phá thế bao vây, cấm vận; bình thường hóa với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,...; bình thường hóa và ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong đó có vấn đề về đầu tư; gia nhập ASEAN trong đó có tham gia khu vực đầu tư ASEAN; ký Hiệp định khung với EU; gia nhập WTO...Bên cạnh việc củng cố những mối quan hệ ngoại giao vốn có thì hoạt động FDI ở Việt Nam còn tạo điều kiện để mở rộng thêm quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Đến nay đã có 101 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư tại Việt Nam bao gồm các nước đến từ châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc, Châu Á. Hiện nay Việt Nam cũng đang đàm phán để gia nhập các tổ chức kinh tế lớn khác trên thế giới. 62

69 Đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là một khái niệm dùng để chỉ khả năng hội nhập nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia, nó phản ánh năng lực nhận thức và hành động của mỗi quốc gia trước yêu cầu và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường mà là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Trong những năm qua chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể như sau: - Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước: Trong những năm gần đây nguồn vốn FDI trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động FDI tại Việt Nam đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI tại việt Nam đã tạo nên những mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại buộc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác của Việt Nam phải đổi mới tư duy, thay đổi cách thức quản lý, đổi mới công nghệ, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. - Góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế phù hợp hơn với luật pháp quốc tế: Để tăng cường thu hút vốn FDI thì Việt Nam đã có những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật như: tích cực xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xóa bỏ dần cơ chế độc quyền, không phân biệt các thành phần kinh tế, thay đổi các chính sách liên quan đến thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo hiệp định song phương và đa phương, công khai thời gian và mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp thuộc các thành 63

70 phần kinh tế chủ động trong hội nhập và cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế...những chính sách này không những tạo điều kiện để Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế mà còn tạo nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. - Quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương cũng như quá trình xúc tiến thương mại đầu tư đã tạo điều kiện để Việt Nam tham gia các Tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực, các diễn đàn kinh tế,...hiện nay Việt Nam là thành viên ASEAN, WTO, APEC, IMF, WB,...và đang nỗ lực tham gia đàm phán và ký kết với một số tổ chức kinh tế lớn khác trên thế giới Hạn chế Trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế thì chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam còn có một số hạn chế sau: - Hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam mặc dù đã có nhiều điều chỉnh tích cực nhưng vẫn còn nhiều điểm khác xa với luật pháp quóc tế và còn thiếu tính ổn định và đồng bộ vì thế không tránh khỏi lúng túng cho các doanh nghiệp FDI khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam. - Với những điều kiện cụ thể trong nước Việt Nam chưa thể thực hiện mạnh mẽ các cam kết về đầu tư của WTO. - Chính sách chưa hướng được nguồn vốn FDI đầu tư vào những nghành nghề là thế mạnh của Việt Nam để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. - Chưa có những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm để tăng cường xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân nền kinh tế Việt Nam còn quá nhỏ bé và yếu, lại mới vừa tập tễnh bước vào nền kinh tế thị 64

71 trường bên cạnh những nền kinh tế lớn. Tuy nhiên Việt Nam có thể từng bước khắc phục những hạn chế bằng các chính sách định hướng đầu tư để các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế hội nhập mang tính toàn cầu như hiện nay. Tóm lại trong những năm gần đây, chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã có những tác động tích cực đối với sự kinh tế - xã hội của đất nước trên mọi phương diện. Với những chính sách thông thoáng, cởi mở và ngày càng minh bạch hơn, Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn FDI khổng lồ đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Hoạt động của FDI ở Việt Nam đã góp phần lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế,...tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực nêu trên thì hoạt động FDI ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được điều chỉnh thông qua những giải pháp cụ thể. Phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư quốc tế, tăng khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ra. Qua quá trình nghiên cứu về chính sách thu hút và quản lý vốn FDI cũng như tác động tích cực và hạn chế của nó tác giả xin được đề xuất Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ở chương 3. 65

72 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Có thể thấy trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể mặc cho nền kinh tế thế giới có trải qua nhiều cuộc khủng hoảng và gặp không ít khó khăn. Một điều không thể phủ nhận là sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp to lớn của các liên kết kinh tế quốc tế, trong đó chủ yếu là hoạt động FDI tại Việt Nam. Ý thức được vai trò của nguồn vốn FDI trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện chính sách thu hút và quản lý vốn FDI để tăng cường và nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Những chính sách của Việt Nam đã phần nào cải thiện được môi trường đầu tư, kinh doanh quốc tế ở Việt Nam; Nguồn vốn FDI ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong nền kinh tế đất nước; Những thành tựu đạt được trong hoạt động FDI tạo ra những tiềm lực để Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên trong chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam trong những năm qua còn tồn tại không ít hạn chế làm giảm mức thu hút và hiệu quả nguồn vốn FDI vì thế Việt Nam cần phải có những giải pháp để cải thiện tình hình. Đây là một vấn đề đang được Đảng, Chính phủ Việt Nam quan tâm và đang cố gắng để tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Trong quá trình nghiên cứu về chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay, tôi xin được kiến nghị một số nhóm giải pháp sau đây: 66

73 3.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Một trong những biện pháp tăng cường thu hút vốn và đầu tư nước ngoài đó là tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công về thu hút nguồn vốn FDI của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì quá trình xúc tiến đầu tư lại cực kỳ quan trọng và có tác động rất lớn đến việc thu hút vốn của mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam đang có nhiều lợi thế cơ bản về môi trường đầu tư cụ thể như sau: Thứ nhất, Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính trị - xã hội. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt kết quả khả quan, bình quân mỗi năm tăng gần 6%. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan trong những năm tới. Thứ hai, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 60% người dân trong độ tuổi lao động; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên của WTO, đã và đang tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực. Thứ ba, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, 67

74 cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. Đó là những lợi thế mà Việt Nam đang có để hấp dẫn các nhà đầu tư, vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tư tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Mục đích, định hƣớng Mục đích của giải pháp là nâng cao hiệu quả của hoạt động, công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Định hướng của giải pháp là nâng cao tính chuyên nghiệp, tính thống nhất, tính liên kết của hoạt động xúc tiến đầu tư, việc xúc tiến đầu tư phải hướng vào các mục tiêu cụ thể như là thu hút nguồn vốn từ các nước phát triển, những dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Cần hạn chế tình trạng thiếu chiến lược dài hạn về xúc tiến đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để thực hiện đúng mục tiêu, năng lực cán bộ trong công tác xúc tiến đầu tư còn yếu. Các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu được tiến hành trong nước chưa được mở rộng quảng bá về môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam ra các nước bên ngoài. Nhiều địa phương khi tiến hành xúc tiến đầu tư ra nước ngoài còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, trùng lặp về nội dung, phương thức, địa điểm nên có tình trạng hàng chục đoàn cùng đi xúc tiến đầu tư tại một nước gây lãng phí và nhàm chán. Hoạt động xúc tiến đầu tư của các văn phòng đại diện ngoại giao ở một số nước còn kém hiệu quả Nội dung giải pháp Để đạt được mục đích, định hướng trên cần tiến hành các giải pháp sau: Thứ nhất, Chính phủ phải vạch ra một chiến lược đầu tư quốc gia không nên để các địa phương tự xúc tiến đầu tư một cách đơn lẻ, tự phát mà 68

75 cần phải xem xét chỉ đạo cụ thể các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương. Cần phải có sự phân công, kết hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư: Cục đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư của 3 miền và Trung tâm xúc tiến đầu tư của các địa phương để tránh sự chồng chéo trùng lặp về mặt nội dung, địa điểm. Có thể kết giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, đối ngoại, văn hóa để tránh lãng phí nguồn lực và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư. Thứ hai, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo cao cấp. Đây là một hoạt động mang tính chất chính trị, vừa có vai trò khẳng định với các quốc gia trên thế giới là Việt Nam sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi với các nhà đầu tư nước ngoài vừa là hình ảnh mang tính quảng bá rộng rãi dễ thu hút các nhà đầu tư nhất. Việt Nam càn phải kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài với các chuyên thăm của các nhà lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ; kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư tại các diễn đàn kinh tế quan trọng như: ASEAN, APEC, WTO, ASEM... Thứ ba, tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua tổ chức hội thảo và quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam. Cần phải thường xuyên tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nước ngoài đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức,...Tại các hội nghị này cần phải quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Nam; giới thiệu về những chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của những chính sách này trong thời gian gần đây. Thứ tư, khi tiến hành xúc tiến đầu tư tại nước ngoài phải xác định mục tiêu cụ thể, lựa chọn chính xác đối tượng để xúc tiến chẳng hạn muốn xúc tiến đầu tư về lĩnh vực viễn thông cần phải kêu gọi đầu tư từ các nước như: Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Hà Lan,...Lĩnh vực dầu khí cần chú ý đến các nước Nga, Mỹ,...lĩnh vực công nghiệp nặng cần kêu gọi vốn đầu tư từ Nhật Bản, Anh, 69

76 Mỹ,...Và trước khi tiến hành xúc tiến đầu tư cần phải chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung, lựa chọn địa điểm và cách thức xúc tiến phù hợp với văn hóa của từng nước để đem lại hiệu quả xúc tiến cao nhất. Thứ năm, đổi mới quan điểm xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các nghành, các cấp và các địa phương. Tăng cường đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư. Thứ sáu, tiến hành đồng bộ các hoạt động xúc tiến đầu tư trong cả nước để tránh sự chồng chéo, mất cân đối giữa các ngành, vùng và miền. Thứ bảy, tuyên truyền xúc tiến đầu tư nước ngoài thông qua phát hành các ấn phẩm dưới các hình thức như: tạp chí, đĩa CD, trang Web về đầu tư nước ngoài bằng các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Tây Ban Nha,... Thứ tám, ở các cơ quan đại diện ngoại giao cần phải thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài và phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước để tiến hành các hoạt động. Thứ chín, để hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành mạnh mẽ hơn thì cần phải tăng thêm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Trên đây là những giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài mà Việt Nam có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay để thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam Nếu như xúc tiến đầu tư là một biện pháp trải thảm đỏ để đón các nhà đầu tư nước ngoài thì hoàn thiện môi trường đầu tư là biện pháp mang tính giữ và duy trì các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư ở quốc gia đó. Quốc gia nào có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng thì sẽ thu hút được nhiều các nhà đầu tư đến và có ý định đầu tư lâu dài hơn. Việt Nam được đánh giá là một nước có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế có thể từng bước khắc phục. Việc hoàn 70

77 thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện nay không chỉ có vai trò thu hút vốn FDI mà còn là yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư Mục đích, định hƣớng Mục đích của giải pháp là hoàn thiện môi trường đầu tư cả về mặt chính sách pháp luật về đầu tư và cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao, đào tạo đội ngũ lao động trong nước có trình độ tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút vốn FDI trong giai đoạn hiện nay. Định hướng của giải pháp là hạn chế những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam minh bạch, hấp dẫn thông thoáng hơn, cụ thể: + Xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, ổn định, thống nhất trên cơ sở thực hiện các cam kết WTO về đầu tư và dịch vụ. + Hạn chế thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết. + Tăng tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật về các vấn đề liên quan đến đầu tư như: sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái,... + Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. + Nâng cao chất lượng lao động. + Bình ổn giá cả thị trường Nội dung giải pháp Thứ nhất, hoàn thiện về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để hoàn thiện thì cần phải có kế hoạch rà soát thường xuyên chính sách đầu tư nước ngoài nhằm phát hiện ra những vấn đề gây cản trở đến hoạt động đầu tư bao gồm từ quá trình thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đến khi giải thể doanh nghiệp, để từ đó có những thay đổi cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn có một số hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện như sau: 71

78 - Về thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp: + Cần bỏ những thủ tục được cho là rườm rà và không cần thiết tiến tới cho phép doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cùng chung một thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Theo qui định hiện nay thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện các thủ tục riêng để có giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận kinh doanh. Để thực hiện các thủ tục riêng, các nhà đầu tư nước ngoài đã phải trải qua nhiều bước, nhiều cửa rất phức tạp vì thế cần tiến tới bỏ thủ tục này và chỉ cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh như các doanh nghiệp trong nước. + Cần phải thực hiện cơ chế một cửa theo đúng nghĩa vì cơ chế một cửa như hiện nay mới chỉ thiết lập được qui trình một đầu mối trong tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính. Trên thực tế, nhà đầu tư vẫn phải nộp hồ sơ cho nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau của cấp tỉnh để được giải quyết lần lượt thủ tục hành chính của các luật khác nhau như đất đai, xây dựng, môi trường,...đây là một nút thắt gây khó khăn cho doanh nghiệp cần phải tháo gỡ nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. + Về thủ tục xuất - nhập cảnh đối với các nhà đầu tư, cần có các biện pháp tạo điều kiện tự do đi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, tiến tới xóa bỏ thị thực (Visa) lưu trú ngắn hạn cho một số nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước công nghiệp phát triển mà Việt Nam có kế hoạch thu hút vốn, công nghệ nguồn như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ Nhật Bản,...Miễn thị thực cho nhà đầu tư nước ngoài được coi như là thông điệp chào đón các nhà đầu tư. - Về hoạt động kinh doanh; + Giảm chi phí cho các doanh nghiệp: So vơi các nước trong khu vực thì giá đất, giá thuê văn phòng, giá diện, giá nước, cước viễn thông... của Việt 72

79 Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực, vì thế Nhà nước cần phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI. + Chính sách về thuế, tiếp tục rà soát chính sách thuế để đảm bảo những ưa đãi nhất định đối với các nhà đầu tư. Mở rộng diện ưa đãi thuế và điều chỉnh mức độ miễn giảm, ưu đãi thuế, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư,...ngoài ra cũng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. + Thực thi tốt các qui định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục thực thi tốt các quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Bởi vì hiện nay các qui định của pháp luật việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ là phù hợp các tiêu chuẩn và cam kêt quôc tế, nhưng quá trình thi quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập cần phải khắc phục. Cần phải có những biện pháp nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tượng hàng nhái, hàng giả và sao chép tác phẩm. Việc thực thi tốt quyền sỏ hữu trí tuệ sẽ đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài và đem lại lòng tin vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. + Cần mở rộng lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài ngoại trừ những lĩnh vực do yêu cầu của an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,...chẳng hạn như cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực như điện, nước, xăng dầu,... - Về chính sách kết thúc hoạt động kinh doanh: + Tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo về thủ tục giải thể và phá sản nhanh chóng đối với các doanh nghiệp FDI, không gây cản trở về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề giải thể và phá sản. + Tiếp tục nghiên cứu các qui định về pháp luật, để nhà đầu tư nước ngoài có thể khiếu kiện ra tòa án hoặc một cơ quan tài phán khác những quyết 73

80 định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phụ thuộc vào cấp khiếu nại của cơ quan đó. Thứ hai, minh bạch hóa chính sách đầu tư và đảm bảo tính dự đoán của các nhà đầu tu nước ngoài, cụ thể như sau: - Tiếp tục nghiên cứu để qui định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính; công khai các qui trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý; giảm đầu mối, giảm thủ tục không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản vầ cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. - Duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời tại các cuộc gặp gỡ này thông báo và cập nhập thường xuyên những thay đổi về mặt chính sách đầu tư nước ngoài. - Cần đưa ra các biện pháp để công bố tất cả các văn bản qui phạm pháp luật ra công chúng, kể cả các công văn hành chính có tính chất áp dụng chung để nhà đầu tư được biết và thực hiện. - Tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể tham gia góp ý kiến đối với các dự thảo luật hoặc dưới luật nhằm đảm bảo tính dễ dự báo trong tương lai về môi trường đầu tư cũng như những hạn chế được những tác động tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài, cần phải đưa hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thành một mặt bằng chung trong mọi loại văn bản luật pháp liên quan đến đầu tư, tránh sự phân biệt đối xử cụ thể như sau: - Việt Nam đang có xu thế tiến tới sự đãi ngộ bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, do đó ngoài một số nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh cần hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì những lĩnh vực còn lại cần mở rộng hơn. 74

81 - Với hướng tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thân thiện hơn, nên cần hủy bỏ qui định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giúp nhà đầu tư nước ngoài thấy được đối xử công bằng như các doanh nghiệp trong nước và quan trọng hơn nữa là họ có thể thấy được sự tôn trọng, bảo vệ của nước sở tại trong quá trình đầu tư. Đây sẽ là một qui định về luật pháp làm giảm khó khăn trong thủ tục hành chính, tăng khả năng thu hút vốn và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Đối với danh mục cấm đầu tư và hạn chế đầu tư, cần phải rà soát lại những qui định của luật đầu tư và Luật doanh nghiệp xem những gì doanh nghiệp FDI được phép làm, những gì không được phép làm, những gì được phép làm nhưng có điều kiện. Trong quá trình rà soát phải thống nhất với xu thế mở cửa, đặc biệt phải phù hợp với qui định trong Hiến pháp là công dân được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Theo đó, cần công bố công khai ngành nghề kinh doanh mà Luật cấm, ngành nghề có điều kiện, những lĩnh vực còn lại thì người dân được quyền tham gia thị trường. Thứ tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, nhất là các cảng biển, nhà máy điện, hệ thống đường bộ cao tốc, chất lượng dịch vụ đường sắt, cơ sở y tế trường học,...nhà nước cần tạo điều kiện và có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với các doanh nghiệp FDI tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Sớm mở cửa một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu như bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không,...để nhà đầu tư có thể sử dụng kết cấu hạ tầng tốt và đồng bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thứ năm, nâng cao chất lượng đào tạo và chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực, từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước. Muốn vậy cần tránh việc đào tạo tràn lan nhưng 75

82 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thực tế như hiện nay. Cần có kế hoạch đào tạo lâu dài, bài bản, tiên lượng được trước nhu cầu cần đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt được chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế; đáp ứng và thay thế lao động nước ngoài cũng như đảm bảo giá nhân công thấp hơn các nước trong khu vực. Ngoài ra, cần có những chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ hơn nữa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo nhằm trang bị những kiến thức, trình độ khoa học cho người lao động. Thứ sáu, tiếp tục gìn giữ môi trường kinh tế - xã hội ổn định, nhằm tạo môi trường an ninh an toàn cho mọi hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua việc tăng cường công tác quốc phòng và an ninh. Đây là việc làm cần thiết nhằm tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng như một số nước trong khu vực làm mất lòng tin vào các nhà đầu tư nước ngoài Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam Mục đích, định hướng Khi thực hiện phải đạt được hai nhóm mục tiêu sau: - Tăng cường sự đóng góp của của vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực kinh tế này; tăng sự đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Việt Nam; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đưa Việt nam thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. - Tăng cường tác động của nguồn vốn FDI trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người lao động, thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường,... Để thực hiện giải pháp phải thường xuyên rà soát những ngành, lĩnh vực cụ thể đối với thị trường thế giới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao 76

83 công nghệ và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nay theo các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết thì không được phép sử dụng các biện pháp hành chính để ép buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu theo tỷ lệ nhất định, nâng tỷ lệ nội địa hóa, sử dụng các dịch vụ trong nước, chuyển dao công nghệ, sử dụng lao động trong nước,...do vậy để nâng cao hiệu quả tác động của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như góp phần vào việc giải quyêt các vấn đề kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể có thế sử dụng một số nhóm chính sách khuyến khích chủ yếu sau: - Nhóm chính sách khuyến khích tài khóa, bao gồm: miễn hoặc giảm các loại thuế đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; cho phép bù lỗ đối với lợi nhuận trong tương lai. - Nhóm chính sách khuyến khích tài chính, bao gồm: hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như trợ cấp, cho vay ưu đãi, tín dụng xuất khẩu...và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp. - Nhóm chính sách hỗ trợ khác, bao gồm cung cấp dịch vụ miễn phí, ưu đài về thị trường,.. Tuy nhiên biện pháp thực hiện cần có sự kết hợp hài hòa giữa hai nhóm khuyến khách đầu tư và hạn chế đầu tư. Trong trường hợp những ngành nghề có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh quốc gia; gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường; ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục và đạo đức con người;...thì cần phải có các biện pháp hạn chế nhằm giảm những tác động xấu. Còn đối với lĩnh vực hoặc ngành sản xuất không thuộc những trường hợp nêu trên, có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thì chúng ta phải sử dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư. 77

84 Nội dung của giải pháp Nâng cao hiệu quả tác động của vốn FDI đối với tăng trƣởng kinh tế Nguồn vốn FDI được coi là nguồn vốn an toàn hơn so với vốn đầu tư gián tiếp bởi cùng với những đảm bảo pháp luật có tính quốc tế thì nước tiếp nhận đầu tư có thể sử dụng những chiếc van như thuế, tài chính,.. để hướng những nguồn vốn này vào những nơi, những lĩnh vực theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước một cách đúng lúc, đúng chỗ lại tránh được những khó khăn ban đầu về thị trường, kinh nghiệm nghiệm quản lý, kinh doanh quốc tế,...để nâng cao tác động của nguồn vốn FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế cần phải sử dụng các biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, phải chọn lọc dự án phù hợp với từng địa phương cũng như có khả năng phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế đất nước. Dự án đó phải đảm bảo tính khả thi đó là: đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công trong nước, dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường,..để có thể chọn lọc được các dự án FDI phù hợp với lợi ích dài hạn của quốc gia cần phải có bộ máy thẩm định, đánh giá có năng lực. Việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành, địa phương hiện nay là rất cần thiết nhưng lại đang tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế hiệu quả của dòng vốn FDI vì không phải địa phương nào cũng có đủ năng lực đánh giá dự án, hơn nữa trách nhiệm về việc ra quyết định phê duyệt dự án sai cũng ít bị truy cứu và có biện pháp xử lý thích đáng. Giải pháp cụ thể để lựa chọn dự án phù hợp với địa phương cũng như lợi ích quốc gia hiện nay là cần có sự định hướng của Chính phủ và phải tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư có đủ trình độ, khả năng đánh giá các dự án và đồng thời phải gắn trách nhiệm về việc ra quyết định phê duyệt dự án. Thứ hai, phải sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu: Xuất khẩu là một biện pháp tăng trưởng kinh tế hiệu quả nhất, tuy nhiên để xuất khẩu thì 78

85 hàng hóa phải cạnh tranh được trên thị trường về giá cả, chất lượng, mẫu mã,.. Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, thì Chính phủ cũng cần thực hiện một số biện pháp sau để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa lĩnh vực FDI trên thị trường quốc tế: + Sử dụng các biện pháp để kéo nguồn vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực ngành nghề mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó là những nghành nghề có thể tận dụng được từ lợi thế về sản xuất (nguồn nguyên liệu trong nước, nguồn nhân công giá rẻ,...) hay nhu cầu của thị trường. Hiện nay Việt Nam nên tập trung và phát huy hiệu quả vốn FDI vào các ngành như dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất linh kiện điện tử, nguyên liệu sơ chế,...để kéo vốn FDI vào các lĩnh vực trên Chính phủ cần thực hiện các biện pháp: tư vấn đầu tư, miễn giảm thuế, ưu đãi về đất đai, hỗ trợ tín dụng,...đối với các dự án này. + Sử dụng các biện pháp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao vào Việt Nam những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, điện tử, tự động hóa và sản xuất vât liệu mới,... Đối với các dự án điện tử, điện gia dụng chú trọng vào chú trọng sản xuất linh kiện điện, điện tử, màn hình máy tính, thiết bị phần mền tin học, điện tử công nghiệp, điện tử y tế phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Chú trọng phát triển nguyên liệu hóa chất cơ bản, vật liệu mới như chất dẻo, sợi tổng hợp, polyme,...bên cạnh đó cần có biện pháp hạn chế tối đa những dự án đầu tư FDI sử dụng công nghệ thấp, có khả năng gây ô nhiễm môi trường, sinh thái. Để làm được điều này thì có sự hoạt động tích cực của cơ quan chức năng trong quá trình xét duyệt hồ sơ để cấp phép đầu tư cũng như chính sách về thuế quan của Chính phủ. Có thể sử dụng chính sách miễn giảm các loại thuế đối với các dự án có sử dụng công nghệ cao và đặc biệt là miện giảm thuế nhập khẩu đối với các loại sản phẩm công nghệ này. 79

86 + Tập trung các biện pháp để phát triển công nghiệp phụ trợ, đây là một ngành công nghiệp khá mới mẻ ở Việt Nam bao gồm các ngành như sản xuất linh kiện, sản phẩm bao bì, phụ tùng lắp ráp,...nói chung là nghành sản xuất những chi tiết nhỏ để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đây là một bước để tận dụng nguồn nguyên liệu, lao động trong nước, giảm chi phí sản phẩm so với nhập khẩu. Để phát triển ngành công nghiệp phù trợ, cần phải xây dựng qui hoach tổng thể; xây dựng trung tâm đào tạo kinh doanh và công nghệ; xây dựng khu công nghiệp riêng cho nghành công nghiệp phù trợ. Thứ ba, khuyến khích các dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển nhưng chưa được khai thác triệt để. Biện pháp cụ thể là kêu gọi đầu tư, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư,... Thứ tư, tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật - kinh tế, cơ sở hạ tầng nghành du lịch, dịch vụ tin học,..cụ thể như: dịch vụ viễn thông, cầu đường, cảng biển, khu vui chơi giải trí,...đây là những nghành phục vụ cho sản xuất cũng như phân phối sản phẩm của doanh nghiệp FDI mà Việt Nam còn đang thiếu và yếu. Biện pháp cụ thể là kêu gọi đầu tư, khuyến khích bằng tài khóa, tài chính, hỗ trợ đầu tư. Thứ năm, sử dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp FDI tăng cường đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Ngoài những biện pháp đã thực hiện trước đây như kêu gọi, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thì cần phải tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đầu tư, phát huy thế mạnh về nguyên liêu, lao động và các nguồn lực khác ở các địa phương này Nâng cao tác động của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng Như đã trình bày ở chương 2, hoạt động FDI ở Việt Nam còn nhiều hạn chế gây cản trợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Sau đây là một số giải pháp để giải quyết các vấn đề được đặt ra: 80

87 - Giải quyết các vấn đề thất nghiệp: Mục tiêu của giải pháp là giảm thiểu số lượng người thất nghiệp, tạo việc làm ổn định cho người lao động. + Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực có sử dụng nhiều lao động như chế biến thực phẩm, công nghiệp may mặc, dày da,...bằng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. + Phải có kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ lao động trong nước có đủ năng lực và tay nghề phục vụ trong lĩnh vực FDI. - Giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động: Mục tiêu của giải pháp là nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, tránh tình trạng vi phạm pháp luật về lao động của các doanh nghiệp FDI. + Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về vi phạm pháp luật lao động tại các doanh nghiệp FDI. + Có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về lao động, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ lao động giữa nhà đầu tư nước ngoài và người lao động, giảm đến mức thấp nhất số vụ đình công, tránh gây mất trật tự an toàn xã hội. + Giáo dục, trang bị cho người lao động các kiến thức pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. - Vấn đề bảo vệ môi trường: Mục tiêu của giải pháp là hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI, bảo vệ môi trường sinh thái của Việt Nam. + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp FDI trong quá trình xử lý chất thải. Cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng địa phương với người dân để phát hiện các vi phạm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp FDI. 81

88 + Yêu cầu các doanh nghiệp FDI trước khi thành lập phải nêu các phương án, biện pháp khắc phục các chất thải và phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Cần hạn chế những dự án gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều tài nguyên thiên nhiên. + Tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền, công nghệ nhằm tránh việc nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền, công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường. + Cần phải đưa ra những chế tài xử phạt nghiêm khác hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. + Tăng cường và khuyến khích các dự án FDI đối với hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng rùng, xử lý rác thải và chất thải công nghiệp,... - Đối với vấn đề về chuyển giá, trốn thuế: Mục tiêu của giải pháp là chống lại tình trạng lách luật của các doanh nghiệp FDI bằng các hình thức kê khai giá sai với thực tế để trốn thuế, hạn chế tình trạng lỗ giả, lãi thật ở các doanh nghiệp FDI. + Cần phải ban hành Luật chống chuyển giá vì ở Việt Nam chưa có luật này mà chỉ có các văn bản dưới luật. Việc xây dựng luật phải dựa trên chuẩn mực của pháp lý quốc tế để đảm bảo tính lâu dài. + Cần phải điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm phải xem xét lại các mức thuế suất áp dụng cho các đối tượng liên quan, điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo tương quan với các nước là đối thủ cạnh tranh mình. + Cần phải tăng cường công tác thanh tra về thuế đối với các doanh nghiệp FDI. Trong đó cần phải chuyển bớt quyền thanh tra từ Tổng cục thuế sang các cơ quan cấp tỉnh, thành phố để công tác thanh tra được tiến hành thường xuyên và sát sao hơn. Đồng thời cần có chính sách giám sát cán bộ 82

89 thanh tra để tránh tình trạng cán bộ thanh tra bao che cho doanh nghiệp có tình trạng chuyển giá, trốn thuế. + Hoàn thiện thông tin, dữ liệu về các doanh nghiệp FDI để từ đó theo dõi về doanh thu lợi nhuận doanh nghiệp. Xác lập những thông tin độc lập có giá trị pháp lý quốc tế để điều chỉnh giá khi phát hiện giá đó không đúng. + Cần gấp rút xây dựng một hệ thống theo dõi giá cả các mặt hàng trên thị trường thế giới và nghành thuế phải kiểm tra những báo cáo tài chính, kiểm toán chặt chẽ hơn để tránh tình trạng lách luật của các doanh nghiệp FDI. Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ cao để phòng ngừa, phát hiện các thủ đoạn chuyển giá, trốn thuế.. 83

90 KẾT LUẬN 1. Có rất nhiều khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng có thể hiểu chung là sự di chuyển vốn, tài sản công nghệ hoặc bất kỳ một tài sản nào đó từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi. Bản chất của vốn FDI là tìm kiếm lợi nhuận tối đa ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua hoạt động đầu tư với 6 đặc điểm cơ bản: là dự án mang tính lâu dài; có sự tham gia quản lý của nhà đầu tư nước ngoài; đi kèm với dự án là 3 yếu tố: hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế; là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ của sản xuất và kỹ thuật; là sự gặp nhau về nhu cầu đầu tư và tiếp nhận đầu tư; hoạt động vốn FDI gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan niệm hội nhập kinh tế. 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đồng thời cũng đặt ra cho nước tiếp nhận đầu tư nhiều thách thức. Bên cạnh đó hoạt động FDI chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường đầu tư ở các nước tiếp nhận đầu tư trong đó khung chính sách về FDI là quan trọng nhất và có thể được điều chỉnh bởi Chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư. Thay đổi chính sách thu hút và quản lý vốn FDI theo hướng cải tạo môi trường đầu tư trở nên minh bạch và hấp dẫn hơn đang được tất cả các nước trên thế giới quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ khi hình thành (1987) cho đến nay chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã trải qua nhiều lần sửa đổi theo hướng tăng cường khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chính sách thu hút và quản lý vốn FDI theo hướng tự do hóa về đầu tư được qui định trong Luật đầu tư 2005 và những luật liên quan khác cũng như một số một số biện pháp thực hiện với những nội dung cơ bản: 84

91 - Loại bỏ những hạn chế về việc thành lập, sở hữu và hoạt động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Sử dụng các biện pháp khuyến khích về tài khóa (ưu đãi thuế, ưu đãi đất đai); hỗ trợ đầu tư với một số lĩnh vực cụ thể như: chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đạc biệt khó khăn,... - Bảo hộ tài sản hợp pháp, đối xử công bằng với nhà đầu tư nước ngoài so với nhà đầu tư trong nước. - Tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương. - Quản lý nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật minh bạch và cơ quan chuyên trách từ Trung ương đến địa phương. Sau gần 10 năm thực hiện chính sách trên đã tác động mạnh mẽ đến môi trường đầu tư cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên hai phương diện tích cực và hạn chế. - Về mặt tích cực, chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đã góp phần làm cho môi trường đầu tư quốc tế của Việt Nam thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn hơn trước đây rất nhiều. Trong đó khung chính sách pháp luật về đầu tư đã có nhiều cải biến theo hướng tích cực như: nhà đầu tư ngày càng được nhiều quyền tự do trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, được đối xử công bằng so với nhà đầu tư trong nước, thủ tục hành chính được đơn giản hơn, hệ thống pháp luật minh bạch và thống nhất hơn, cơ sở vật chất, thị trường lao động cũng được cải thiện hơn phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Việc cải thiện môi trường đầu tư đã giúp Việt Nam thu hút được một nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước 85

92 ngoài khổng lồ đến từ khắp nơi trên thế giới, đến nay đã có 101 vùng lãnh thổ và quốc gia có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Hoạt động FDI ở Việt Nam đã góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng lao động, tạo nên sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hướng hợp lý hơn đó là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng ngân sách nhà nước,...đặc biệt nó đã góp phần rất lớn trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. - Về mặt hạn chế: Chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam chưa đưa ra được những giải pháp để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển so với những tiềm năng mà Việt Nam có được cũng như chưa đưa ra những giải pháp khắc phục hoặc hạn chế những tác động tiêu cực do hoạt động FDI đem lại, cụ thể: + Trong việc thu hút vốn, môi trường đầu tư còn tồn tại nhiều nút thắt hạn chế các hoạt động của nhà đầu tư như: khung chính sách pháp luật chưa thực sự thống nhất, hay thay đổi, có nhiều điểm khác biệt so với luật pháp quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm rà, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn lạc hậu, hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mang tính chuyên nghiệp, thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư,... + Trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển còn tồn tại một số hạn chế: Chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng mà Việt Nam đặt ra, số lượng công nghệ hiện đại và tiên tiến được chuyển giao rất ít chủ yếu là những công nghệ trung bình hoặc đã lạc hậu; Tình trạng ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp có vốn FDI gây ra ngày càng phổ biến; Tình trạng trốn thuế, chuyển giá ngày càng nhiều gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước; Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, chất lượng cuộc sống của người lao động chưa được đảm bảo;... 86

93 + Ngoài ra chính sách còn chưa đưa ra được các giải pháp để điều chỉnh nguồn vốn FDI đầu tư vào những nghành nghề, lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam, nâng cao sức cạnh trạnh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. 3. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cũng như thực trạng hoạt động của FDI ở Việt Nam, tác giả kiến nghị một số giải pháp sau: - Nhóm giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm các giải pháp sau: + Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cả trong và ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến của các cơ quan xúc tiến đầu tư ở Trung ương và địa phương, các lãnh đạo cao cấp; Tăng cường tính chuyên nghiệp và hiệu quả và xúc tiến đầu tư bằng các biện pháp cụ thể như: phối hợp tổ chức giữa các cơ quan chức năng, chuẩn bị tốt về mặt nội dung, nhân lực, xác định đúng các đối tượng cần thiết để xúc tiến,...đồng thời tăng nguồn kinh phí để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến. + Hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam: hoàn thiện chính sách về đầu tư; minh bạch hóa chính sách đầu tư để đảm bảo tính dự đoán của nhà đầu tư; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư; hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng lao động thông qua nâng cao chất lượng đào tạo và đổi mới giáo dục; tiếp tục gìn giữ môi trường kinh tế - xã hội, an ninh ổn định. - Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm: + Nâng cao hiệu quả tác động của nguồn vốn FDI đối với sự tăng trưởng kinh tế: Chọn lọc những dự án phù hợp với từng địa phương và có khả năng phát huy hiệu quả đối với nền kinh tế đất nước; sử dụng các biện pháp 87

94 đẩy mạnh xuất khẩu; khuyến khích các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp; tập trung thu hút và sử dụng có hiệu quả các dự án phát triển hạ tầng; sử dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. + Nâng cao tác động của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường: Giải quyết các vấn đề thất nghiệp, tranh chấp lao động; đưa ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI; hạn chế tình trạng trốn thuế, chuyển giá gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải có những giải pháp có thể thay đổi căn bản những tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 88

95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lâm Quỳnh Anh, Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ ngoại giao ( 2. Vũ Đình Ánh, Chống chuyển giá và một số vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài Tạp chí Kinh tế và dự báo số Bộ Tài chính, Chính sách tài chính nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí tài chính ( 4. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005), Tài liệu tham khảo về luật đầu tư và luật doanh nghiệp, Bộ kế hoach và đầu tư, Hà Nội. 5. Mai Ngọc Cường (chủ biên), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nwóc ngoài tại Việt Nam, NXB Chính tri quốc gia, Hà Nội. 6. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư, Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư, Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài ( 7. Chính phủ CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ , Chính phủ CHXHCN Việt Nam. 8. Phạm Ngọc Dũng, Tài chính quốc gia trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 300 tháng 5/ Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Thúy Hằng, Thu hút vốn đầu tư FDI Hướng về chiều sâu và hiệu quả, Cổng thông tin điện tử Bộ ngoại giao ( 11. Ngô Văn Hiền (2008), Quản lý doanh nghiệp đầu tư có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhìn từ giác độ quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 89

96 12. Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, LATS Kinh tế. 13. Nguyễn Vũ Hoàng (2007), Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam khi gia nhập WTO, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 14. Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Các liên kết kinh tế - thương mại quốc tế, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 15. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Kinh tế chính trị, NXB Chính trị quôc gia, Hà Nội. 16. Hoàng Văn Huấn (1995), Hoàn thiện chính sách và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Luận án tiến sỹ kinh tế. 17. Nguyễn Thường Lạng (2005), Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đỗ Hoàng Long (2008), Tác động toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, LATS Kinh tế. 19. Hà Nguyễn, 25 năm thu hút FDI: Vai trò không thể thay thế, Báo đầu tư ( 20. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật đầu tư 21. Quốc hội Việt Nam (2005), Luật doanh nghiêp 22. Quốc hội Việt Nam (2013), Luật doanh nghiệp sửa đổi 23. Quốc hội Việt Nam (2003), Luật đất đai 24. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Thu hút các tập đoàn đa quốc gia: Cần chính sách mang tính đặc thù, Trang điện tử Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia ( 25. Tổng cục thống kê (2013), Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn , Trang điện tử Trung tâm tư liệu và dịch vụ thống kê, ( 26. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển kinh ở Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 90

97 27. Bùi Anh Tuấn (2000), Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Thống kê. Hà Nội. 28. Hoàng Thị Kim Thanh (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, LATS Kinh tế. 29. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 30. Trần Quang Thắng (2012), Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam LATS Kinh tế. 31. Võ Thanh Thu (2010), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Trọng Xuân(2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 91

98 PHỤ LỤC 92

99 Phụ lục 1 Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư 93

100 Phụ lục 2 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư 94

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 74/2014/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 LUẬT Giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ 2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được

Chi tiết hơn

Luật kinh doanh bất động sản

Luật kinh doanh bất động sản Luật kinh doanh bất động sản Cập nhật: 14-06-2011 17:13:25 QUỐC HỘI Số: 63/2006/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 LUẬT KINH DOANH BẤT

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ----- ----- PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ 1+2 - Tháng 01/2018 (672+673) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017 Bộ trưởng

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi 7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho người dân đã được

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI

Chi tiết hơn

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHƢƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC DỰ ÁN HỖ TRỢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2007-2011" (SPAR HCMC, 2007-2011) Tóm tắt Dự án Những

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chi tiết hơn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

Chi tiết hơn

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website:   Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: http://lapduan.com.vn Hotline: 08.39118552-0918755356 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘNG QUY MÔ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LV _ _.doc

Microsoft Word - LV _ _.doc 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN TĂNG HUY THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HÀ QU N Lý µo T¹O CñA TR êng ¹I HäC KINH TÕ - Kü THUËT C NG NGHIÖP P øng NHU CÇU NH N LùC VïNG ång B»NG S NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA

Chi tiết hơn

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT Khái quát Các chỉ số tài chính chủ yếu giai đoạn 2003 2007 Bài phát biểu của Chủ tịch HĐQT NHCTVN 04

Chi tiết hơn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ----------------------------- Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Hiến pháp nước

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÂU ÂU VIỆT NAM (EUROVN) VỚI SẢN PHẨM BOURJOIS

Chi tiết hơn

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng CÔNG BÁO/Số 215 + 216/Ngày 24-04-2013 69 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đinh Thị Thu Thủy NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHI NH SA CH BÔ I THƢƠ NG, HÔ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Đinh Thị Thu Thủy NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHI NH SA CH BÔ I THƢƠ NG, HÔ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------- --------- Đinh Thị Thu Thủy NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHI NH SA CH BÔ I THƢƠ NG, HÔ TRƠ VA TA I ĐIṆH CƢ KHI NHA NƢƠ C THU HÔ I ĐÂ T TAỊ

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG KHUYẾN CÁO CÁC

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG KHUYẾN CÁO CÁC BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN NÀY VÀ QUY CHẾ

Chi tiết hơn

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20 CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2010 đã đƣợc kiểm toán Lô B1 DN 14/3 Nguyễn Khánh Toàn - Cầu Giấy - Hà Nội NỘI DUNG Trang Báo cáo của

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese) Thông Cáo Thông Tin Chung (PINs) số. 03/140 PHÁT HÀNH NGAY Ngày 1 tháng 12 năm 2003 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Số 700 phố 19, NW Washington, D. C. 20431 USA IMF Kết Thúc Tham Vấn Theo Điều IV Năm 2003 với Việt

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013 GIỚI THIỆU Bước vào thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi ấn tượng trong môi trường kinh doanh: các công nghệ cao, công nghệ mới đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN

Chi tiết hơn

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 94 tr. + Nguyễn Thị Huyền Khoa Luật Luận văn

Chi tiết hơn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Số 05 -CTr/TU CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do- Hạnh phúc quy chế quản lý, sử dụng tài sản của bệnh viện từ dũ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3678/QĐ-BVTD

Chi tiết hơn

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC,

Chi tiết hơn

PHẦN I – VẤN ĐỀ QUAN TÂM

PHẦN I – VẤN ĐỀ QUAN TÂM Where your success determines ours Thành phố Hồ Chí Minh Trụ sở chính Phòng 1602, Tầng 16, Tòa nhà Centec Tower, 72-74 Đường Nguyễn Thị Minh Khai Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 (8) 3823

Chi tiết hơn

BỘ XÂY DỰNG

BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 09/2009/TT-BXD Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU HÀ KHẢO SÁT THÀNH NGỮ TRÊN BÁO AN NINH THẾ GIỚI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƢỞNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG I CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Quy định này quy định

Chi tiết hơn

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

10.1. Lu?n Van anh Bình doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI BÙI VĂN BÌNH TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN COMA18 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC HÀ NỘI - 2018

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** PHẠM THỊ THU HƢƠNG XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG MINH P DôNG PH P LUËT TRONG GI I QUYÕT TRANH CHÊP ÊT AI T¹I TßA N NH N D N QUA THùC TIÔN CñA TßA N NH N D N TèI CAO Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- --------- NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT VIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng ------------------ Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOANH NGHIỆP PHẦN MỘT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục

Chi tiết hơn

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại

Chi tiết hơn

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Áo Chiều 16/10 (giờ địa phương), Thủ tướng

Chi tiết hơn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình Niên khoá 2011 2013 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân, 2012 KINH TẾ HỌC KHU VỰC CÔNG CẢI CÁCH THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM I. Giới thiệu Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số : 40/2007/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2007 NGHỊ ĐỊNH Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số

Chi tiết hơn

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------- TRƢƠNG HỒNG QUANG QUYỀN CỦA NGƢỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH, CHUYỂN GIỚI VÀ LIÊN GIỚI TÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN

Chi tiết hơn

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd

So tay luat su_Tap 3_ _file in.indd SỔ TAY LUẬT SƯ TẬP 3 KỸ NĂNG HÀ NH NGHỀ LUẬ T SƯ TƯ VẤN TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM JICA PHÁP LUẬT 2020 SỔ TAY LUẬT SƯ TẬP 3 KỸ NĂNG HÀ NH NGHỀ LUẬ T SƯ TƯ

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 Bộ, ngành 1. Bỏ thủ tục rườm rà, xử nghiêm trang tin điện tử đội lốt báo chí 2. Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng

Chi tiết hơn

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng... 3 Điều 2. Giải thích từ ngữ... 3 CHƯƠNG II. CAM KẾT CỦA CÔNG TY... 3 Điều 3. Cam kết đối với Cán bộ CBNV...

Chi tiết hơn

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Simplot Code of Conduct 0419R_VI Công ty J.R. Simplot Bộ Quy Tắc Ứng Xử 2019 J.R. Simplot Company. Bảo lưu Mọi Quyền. Nội dung Thông điệp từ Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành... 2 Bộ Quy tắc Ứng xử của Công ty J.R. Simplot: Liên tục kế thừa

Chi tiết hơn

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Quốc hội lựa chọn 4 vấn đề để chất vấn N gày 27/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn

Chi tiết hơn

TPP Round 15 Goods Market Access Text

TPP Round 15 Goods Market Access Text CHƯƠNG 2 ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA Bản dịch không chính thức của Bộ Công Thương (Vụ Chính sách thương mại đa biên), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Hợp tác quốc tế)

Chi tiết hơn

VID_09 Nghi quyet DHCD-2018 (Draft)

VID_09 Nghi quyet DHCD-2018 (Draft) CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VIỄN ĐÔNG 806 Âu Cơ, Phƣờng 14, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: 028.38428633 - Fax: 028.38425880 - https//:dautuviendong.vn TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƢỜNG

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ CÔNG BÁO/Số 281 + 282/Ngày 10-4-2016 7 BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2016 THÔNG TƯ Hướng dẫn hợp

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT NGUYỄN MINH PHƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH MỸ PHẨM Ngành, chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 42-CT/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2015 CHỈ THỊ CỦA BAN BÍ THƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2018 Nội Luật

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội NGUYỄN THỊ HỒNG BÍCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Năng BẢO HỘ NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG THEO PHÁP

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Crucialtec Vina đã

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn