ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ THỊ NGỌC GIÀU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE LUẬN

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ THỊ NGỌC GIÀU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE LUẬN"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ THỊ NGỌC GIÀU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội 2015

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÕ THỊ NGỌC GIÀU PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Ánh Hà Nội 2015

3 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và hoàn thành luận văn này, trƣớc hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Văn Ánh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Du lịch và quý thầy cô thỉnh giảng tại khoa Du lịch, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh cùng quí thầy cô trong khoa Sau đại học đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa học. Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Võ Thị Ngọc Giàu

4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chƣa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Võ Thị Ngọc Giàu

5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Cấu trúc luận văn CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ Cơ sở lý luận về du lịch Khái niệm du lịch Các loại hình du lịch Khách du lịch Cơ sở lý luận về làng nghề Các khái niệm Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam Vai trò của làng nghề Du lịch làng nghề Khái niệm du lịch làng nghề Những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch Sơ lược du lịch làng nghề ở Việt Nam TIỂU KẾT CHƢƠNG CHƢƠNG 2 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh Bến Tre và các làng nghề nơi đây Sơ lược đất và người Bến Tre Tổng quan về các làng nghề trong tỉnh Các làng nghề tiêu biểu Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm

6 Làng nghề hoa kiểng Sơn Châu, Chợ Lách Thực trạng phát triển du lịch ở các làng nghề Thực trạng về sản phẩm của làng nghề Thực trạng về cơ sở hạ tầng Thực trạng về môi trường Thực trạng về nguồn nhân lực Thực trạng về chính sách phát triển Hoạt động quảng bá Tình hình khách du lịch đến với các làng nghề TIỂU KẾT CHƢƠNG CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề ở Bến Tre Định hướng phát triển du lịch Định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch Một số giải pháp Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Giải pháp về môi trường Giải pháp về đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm Giải pháp về chính sách phát triển Giải pháp về thông tin thị trường, quảng bá làng nghề gắn với du lịch Giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với các làng nghề Giải pháp về khai thác dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề Kiến nghị TIỂU KẾT CHƢƠNG KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LN NXB TLTK UBND VNĐ : Làng nghề : Nhà xuất bản : Tài liệu tham khảo : Ủy ban nhân dân : Việt Nam đồng 3

8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của khách du lịch về sản phẩm làng nghề tại Bến Tre Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp/cơ sở về mức độ đáp ứng cơ sở Bảng 2.3. Đánh giá của du khách về mức độ ảnh hƣởng của làng nghề tới môi trƣờng Bảng 2.4. Đánh giá của cơ sở/doanh nghiệp về lao động tại các làng nghề Bảng 2.5. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề Bảng 2.6. Thị trƣờng khách du lịch đến Bến Tre Bảng 2.7. Độ tuổi của khách du lịch đến Bến Tre Bảng 2.8. Sản phẩm khách du lịch mua khi đến Bến Tre Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề Bến Tre Danh mục biểu Biểu đề 2.1. Biểu đồ thị trƣờng khách du lịch đến Bến Tre Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề tại Bến Tre

9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề là loại hình sản xuất có mặt ở hầu hết mọi miền đất nƣớc. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời dân. Làng nghề đƣợc xem nhƣ một môi trƣờng kinh tế, văn hóa, xã hội và là công nghệ thủ công truyền thống lâu đời, mang đậm nét dân gian, cũng nhƣ chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Chính môi trƣờng làng nghề đã bảo lƣu những tinh hoa nghệ thuật, những kỹ thuật của cha ông đƣợc truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều làng nghề không những đã giải quyết đƣợc tình trạng lao động nông nhàn một cách hiệu quả mà còn giúp ngƣời dân tại địa phƣơng và các vùng lân cận tăng thêm thu nhập. Nhƣ vậy, làng nghề phát triển không chỉ giải quyết việc làm cho ngƣời dân, phát triển kinh tế, mà còn góp phần giữ gìn cũng nhƣ phát triển phong phú thêm văn hóa truyền thống. Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có hàng trăm làng nghề truyền thống. Hầu hết các làng nghề ở đây ra đời và gắn liền với phong tục, đời sống văn hóa của ngƣời dân sở tại. Các sản phẩm của làng nghề là sự thể hiện đầy đủ bản sắc đa dạng của thiên nhiên, sự tài hoa của bàn tay con ngƣời, sự sáng tạo của khối óc các nghệ nhân. Chính vì vậy mà các làng nghề nơi đây mang đậm những dấu ấn rất riêng của đất và ngƣời miền Tây Nam bộ. Bến Tre là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến với xứ dừa Bến Tre, chúng ta sẽ cảm thấy rất thú vị khi khám phá một số làng nghề nông nghiệp, nông thôn. Nói đến Bến Tre du khách lại nghĩ ngay đến dừa, những hàng dừa xanh ngắt, những con đƣờng rợp bóng dừa. Có lẽ vì thế mà ở xứ dừa này có nhiều làng nghề tồn tại và phát triển gắn bó với cây dừa: sản xuất kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, sản xuất chỉ xơ dừa, làng nghề sản xuất bánh tráng. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có nhiều làng nghề nổi tiếng nhƣ làng đan đát, dệt chiếu, kết thảm, sản xuất rƣợu nếp đặc sản nhƣ rƣợu Phú Lễ,... Hoạt động của các làng nghề này chủ yếu hƣớng vào việc sử dụng lao động và phù hợp với sự khéo léo của ngƣời dân nơi đây. Các làng nghề góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn lao động tại địa 5

10 phƣơng, là bƣớc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, để hoạt động du lịch ở các làng nghề tại Bến Tre phát triển thật sự có hiệu quả thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn nữa, đầu tƣ, quy hoạch phát triển du lịch làng nghề một cách cụ thể và hiệu quả. Có nhƣ thế, các làng nghề ngày càng có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch, kinh tế, xã hội của đất nƣớc; đồng thời lƣu giữ đƣợc những giá trị truyền thống và giới thiệu đƣợc những nét văn hóa đặc sắc nhất tới bạn bè quốc tế. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch của mình nhằm góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và văn hóa của tỉnh nhà nói riêng, của cả nƣớc nói chung. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu phần cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp, đề tài giúp loại hình du lịch làng nghề phát triển và đạt hiệu quả cao hơn Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về làng nghề, phát triển du lịch làng nghề. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động 2 làng nghề tiêu biểu ở Bến Tre: làng nghề bánh phồng Sơn Đốc và làng nghề sản xuất hoa kiểng Sơn Châu. - Đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề này gắn với hoạt động phát triển du lịch. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Làng nghề ở Việt Nam đã xuất hiện, tồn tại và phát triển lâu đời. Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch khá mới ở Việt Nam. Tính đến nay, nƣớc ta đã có nhiều công trình và đề tài có liên quan. Sau đây là một vài công trình tiêu biểu: Tác phẩm Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam của tác giả Bùi Văn Vƣợng do NXB Văn hóa xuất bản năm Tác phẩm đề cập đến nhiều làng 6

11 làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Mỗi làng nghề đều đƣợc tác giả miêu tả khá chi tiết từ lịch sử hình thành đến quá trình phát triển và các công đoạn trong khâu sản xuất tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, tác giả Bùi Văn Vƣợng còn có tác phẩm Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam do NXB Thanh niên xuất bản năm Công trình nêu lên một cách có hệ thống từ sự ra đời của các làng nghề, phố nghề cho tới các nghệ nhân và sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu, quy trình sản xuất, thủ pháp kỹ thuật và nghệ thuật, truyền dạy nghề, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của các nhóm nghề thủ công nổi tiếng. Công trình Nhập môn khoa học du lịch của tác giả Trần Đức Thanh do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm Qua công trình, tác giả trình bày khái niệm về du lịch và du khách, các loại hình du lịch, lịch sử hình thành và phát triển du lịch. Tác giả còn phân tích động cơ và các điều kiện phát triển du lịch, tính thời vụ trong du lịch, mối tƣơng tác giữa du lịch và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về tổ chức và bộ máy quản lý về du lịch, Tác phẩm Làng nghề du lịch Việt Nam của nhóm tác giả Hoàng Văn Châu, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Yến do NXB Thống kê xuất bản năm Công trình đã nghiên cứu về mạng lƣới làng nghề ở Việt Nam, xu hƣớng phát triển du lịch làng nghề trên thế giới. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đƣa ra những biện pháp phát triển bền vững làng nghề và phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam. Tác phẩm Văn hóa du lịch của tác giả Trần Diễm Thúy do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm Công trình đã làm rõ đƣơc những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động du lịch, du lịch với môi trƣờng sinh thái, du lịch với văn hóa tâm linh, du lịch với các văn hóa nghệ thuật, với nghệ thuật ẩm thực, Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu khá cụ thể về văn hóa làng cũng nhƣ làng nghề trong du lịch. Tác phẩm Định hƣớng đào tạo nghề cho lực lƣợng lao động trong các làng nghề truyền thống của tác giả Nguyễn Quang Việt do NXB Lao động Xã hội xuất bản năm Tác giả đã đánh giá tổng quan về tình hình phát triển nghề của các làng nghề thủ công trong cả nƣớc, các mô hình cũng nhƣ giải pháp thực hiện đào tạo nghề truyền thống nhằm phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nƣớc. 7

12 Tác phẩm Văn hóa ngƣời Việt vùng Tây Nam Bộ của tác giả Trần Ngọc Thêm do NXB Văn hóa Nghệ thuật vừa xuất bản vào tháng 1 năm Qua tác phẩm, tác giả đã nêu rõ các thành tố của văn hóa ngƣời Việt vùng Tây Nam Bộ và hệ thống các đặc trƣng tính cách văn hóa của ngƣời Việt vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, tác giả giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự giao lƣu, hòa nhập giữa văn hóa Việt - Khmer - Hoa - Chăm trong các lĩnh vƣc địa lý, kinh tế, tín ngƣỡng, tôn giáo, phong tục - tập quán, văn hóa giao tiếp và nghệ thuật, Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về làng nghề trên chỉ tập trung đến các làng nghề đã có chiều dài lịch sử lâu đời và khá nổi tiếng. Bến Tre là vùng đất mới nên các làng nghề ở đây cũng còn khá non trẻ so với các làng nghề truyền thống khác. Một số ít công trình nghiên cứu có đề cập đến làng nghề Bến Tre nhƣ Làng nghề truyền thống Việt Nam của Phạm Côn Sơn do NXB văn hóa dân tộc xuất bản năm Trong công trình này, tác giả có đề cập đến một số sản phẩm đƣợc tạo ra từ cây dừa Bến Tre nhƣng công trình này chỉ mang tính gợi ý, giới thiệu để đọc giả tìm hiểu về sản phẩm của làng nghề địa phƣơng chứ chƣa đi sâu về văn hóa làng nghề. Bên cạnh đó còn có nhiều luận án, luận văn liên quan đến đề tài. Sau đây là một số luận án và luận văn tiêu biểu: + Luận án của tác giả Trần Minh Yến (2003): Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Luận văn Thạc sĩ của Mã Lan Xuân (2008): Một số làng nghề thủ công truyền thống tỉnh An Giang Tiếp cận văn hóa học. Luận văn trình bày cơ sở lý luận về làng nghề và nghề thủ công truyền thống; trình bày cơ sở thực tiễn, tập trung tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và môi trƣờng sinh thái tác động đến sự hình thành và phát triển làng nghề thủ công truyền thống. Từ đó, tác giả nghiên cứu chuyên sâu một số làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở An Giang và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, kinh tế, xã hội của làng nghề, quy hoạch phát triển bền vững làng nghề. 8

13 + Luận văn Thạc sĩ của Dƣơng Hoàng Lộc (2008): Văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Bến Tre. Luận văn đã giới thiệu khái quát về vùng đất Bến Tre và diện mạo cộng đồng ngƣ dân ven biển, tìm hiểu khái niệm tín ngƣỡng và văn hóa tín ngƣỡng. Tác giả cũng đi sâu tìm hiểu các hình thức tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣ dân, bao gồm: các hình thức tín ngƣỡng thờ Mẫu, tín ngƣỡng thờ Quan Công và cá Ông. Ngoài ra, tác giả luận văn còn giới thiệu toàn bộ các hoạt động thờ cúng của ngƣ dân nhƣ cơ sở thờ tự, lễ hội, sinh hoạt nghệ thuật. + Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Viết Thắng (2008): Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang. Luận văn đã hệ thống hoá có bổ sung một số lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền thống trong nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang, từ đó nêu lên quan điểm và đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang. + Luận án của tác giả Bạch Thị Lan Anh (2011): Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay ở nƣớc ta. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những định hƣớng, giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. + Luận văn Thạc sĩ của Trần Thị Thạy (2011) về: Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Đề tài đã trình bày cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch, phân tích đƣợc tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre. Từ đó tác giả đã đƣa ra những định hƣớng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch tốt hơn trong tƣơng lai. + Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Kim Ly (2012): Văn hóa làng nghề dừa ở Châu Thành, Bến Tre. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đi sâu vào diện mạo, đặc điểm văn hóa làng nghề dừa trên Cồn Phụng. Tác giả đã chỉ rõ vai trò của làng nghề Cồn Phụng trong đời sống vật 9

14 chất và tinh thần của cƣ dân trong làng nghề. Từ đó thấy đƣợc ý nghĩa to lớn của làng nghề trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của Cồn Phụng nói riêng, của huyện Châu Thành và tỉnh Bến Tre nói chung. + Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Lê Thu Hiền (2014): Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó, tác giả đã xác định phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm Những tác phẩm trên là cơ sở giúp cho tác giả có thêm tƣ liệu để thực hiện luận văn của mình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại một số làng nghề tiêu biểu ở Bến Tre trong giai đoạn hiện nay Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc tiến hành vào năm 2013, ở hai làng nghề tiêu biểu của tỉnh, đó là: - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - Làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Sơn Châu huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, tác giả tiến hành các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu tài liệu để thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí, internet và tài liệu từ các sở, ban, ngành có liên quan. - Sử dụng phƣơng pháp liên ngành: phƣơng pháp sử học, văn hóa học. - Sử dụng một số dữ liệu liệu thứ cấp bao gồm số liệu và những thông tin đƣợc tác giả thu thập từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và phát 10

15 triển Nông thôn tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng số liệu từ các website có liên quan đến hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh. - Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để xử lý. Tác giả tiến hành điều tra trên hai đối tƣợng: + Thứ nhất, đối tƣợng là khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến với các làng nghề tại Bến Tre. Bảng hỏi này đƣợc dịch sang ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh để điều tra du khách quốc tế. Tác giả phát ra 200 phiếu cho khách và thu về 199 phiếu. Sau khi sàng lọc thì có 1 phiếu không đạt yêu cầu vì để trống quá nhiều. Cuối cùng, số phiếu đƣợc chấp nhận để đƣa vào xử lý là 198 phiếu. + Đối tƣợng thứ hai là các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh các sản phẩm làng nghề. Tác giả tiến hành phát 100 phiếu, thu về đủ 100 phiếu, nhƣng có 1 phiếu để trống nhiều. Do đó, số phiếu chấp nhận đƣa vào xử lý là 99 phiếu. - Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp hỏi ý kiến và đánh giá của các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu, qua đó tìm ra giải pháp tối ƣu cho đề tài. Đối tƣợng phỏng vấn gồm: 1 chuyên gia làm việc tại Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bến Tre, 1 chuyên gia là chủ cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm làng nghề, 1 chuyên gia là giám đốc công ty lữ hành tại Bến Tre, 1 chuyên gia là giảng viên du lịch, 1 hƣớng dẫn viên. Các câu hỏi phỏng vấn chính đƣợc trình bày tại phần phụ lục Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu - Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp điền dã. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Đề tài này góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về du lịch, làng nghề và du lịch làng nghề. - Ý nghĩa thực tiễn: Dựa vào tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre, tác giả đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre. 11

16 7. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và du lịch làng nghề Chương 2: Các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre 12

17 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch Khái niệm du lịch Từ xa xƣa, du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong trong đời sống văn hóa xã hội của các nƣớc. Hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chƣa thống nhất, có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Theo quan điểm của Tổ chức du lịch thế giới (WTO 1999) thì Du lịch là một tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, và nhìn chung là nhiều lý do không phải kiếm sống. Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization - IUOTO) thì: Du lịch đƣợc hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc để kiếm tiền sinh sống. [30, tr. 16] Còn theo Luật Du lịch của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006, tại chƣơng 1, điều 10 định nghĩa: "Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong thời gian nhất định". [23, tr. 2] Nhƣ vậy, hầu hết các khái niệm này đều cho thấy du lịch là hoạt động ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của con ngƣời, nhằm mục đích không phải để kiếm sống Các loại hình du lịch Theo cách phân loại tổng quát, du lịch đƣợc chia thành du lịch văn hóa và du lịch sinh thái. 13

18 - Luật du lịch Việt Nam định nghĩa về du lịch văn hoá nhƣ sau: Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. [23,tr. 4] Nhƣ vậy, Du lịch văn hoá là loại hình du lịch đƣa du khách tới tham quan và thẩm nhận các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể ở các địa phƣơng trên mọi miền đất nƣớc. Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn hóa, nét đặc trƣng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ nhƣ lễ hội truyền thống, phong tục tín ngƣỡng, tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật, hình thành nên nền văn hóa của ngƣời dân nơi mà khách du lịch đến tham quan. Các loại hình du lịch văn hoá gồm: Du lịch tham quan, nghiên cứu; Du lịch lễ hội; Du lịch làng nghề; Du lịch làng bản; Du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng; Du lịch phong tục, tập quán. - Theo Luật du lịch Việt Nam: Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [23,tr. 4] Từ khái niệm trên ta có thể hiểu du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên, bao gồm cả tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên; tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa bản địa của cộng đồng. Tài nguyên du lịch sinh thái chính là các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Du lịch sinh thái bao hàm nhiều loại hình khác nhau, nhƣ: Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism), Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism), Du lịch môi trƣờng (Environmental Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh (Green Tourism), Du lịch mạo hiểm (Adventure Tourism), Du lịch bản xứ (Indigenous Tourism), Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism), Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism), Du lịch bền vững (Sustainable Tourism), Ở nƣớc ta hiện nay, loại hình Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism) hay Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism) đang đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Theo cách phân loại cụ thể, ngƣời ta căn cứ vào những yếu tố sau đây để phân chia thành các loại hình du lịch: 14

19 - Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: du lịch nội địa và du lịch quốc tế - Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách: du lịch chữa bệnh; du lịch nghỉ ngơi giải trí; du lịch thể thao; du lịch tôn giáo; du lịch khám phá, du lịch công vụ - Căn cứ vào phƣơng tiện giao thông: du lịch bằng xe đạp; du lịch tàu hỏa; du lịch tàu biển; du lịch ô tô; du lịch hàng không. - Căn cứ theo phƣơng tiện lƣu trú: du lịch ở khách sạn; Motel; nhà trọ; camping. - Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến: du lịch miền biển; du lịch miền núi; du lịch đô thị; du lịch đồng quê. - Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: du lịch theo đoàn; du lịch cá nhân. - Căn cứ vào thành phần của du khách: du khách thƣợng lƣu; du khách bình dân. - Căn cứ vào phƣơng thức ký kết hợp đồng đi lại: du lịch trọn gói, mua từng phần dịch vụ của tour du lịch Khách du lịch Có nhiều khái niệm về khách du lịch. Tuy nhiên do hoàn cảnh thực tế mỗi nƣớc, theo quan điểm khác nhau của các tác giả nên các khái niệm đƣa ra không hoàn toàn giống nhƣ nhau. Nhƣng hầu nhƣ tất cả các khái niệm, khách du lịch đều là những ngƣời rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình. Theo Luật Du lịch Việt Nam: "Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến".[23, tr. 2] Khách du lịch ở đây đƣợc chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch. 15

20 1.2. Cơ sở lý luận về làng nghề Các khái niệm Làng Theo tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn Làng nghề truyền thống Việt Nam thì: Làng là một đơn vị hành chính cổ xƣa mà cũng có nghĩa là nơi quần cƣ đông ngƣời sinh hoạt, có tổ chức, có kỷ cƣơng, tập quán riêng theo nghĩa rộng. [25,tr. 9] Làng là một đơn vị cộng cƣ có một vùng đất chung của cƣ dân nông nghiệp, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp, tự túc. Mặt khác, làng là mẫu hình xã hội phức hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nông, với gia đình tông tộc, gia trƣởng, đảm bảo sự cân bằng bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng còn nơi lƣu trữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của ngƣời Việt. Làng Việt ở Bắc Bộ đƣợc bao bọc bởi lũy tre xanh, đây cũng là biểu tƣợng cho tính chất nửa kín (từ dùng của GS. Trần Quốc Vƣợng) hay tính tự trị (từ dùng của GS. Trần Ngọc Thêm) của làng Việt. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không đƣợc, đào đƣờng hầm thì vƣớng rễ không qua. Lũy tre là đặc điểm quan trọng của xóm làng Việt Nam, khác với ấp lí Trung Hoa có thành quách bằng đất bao bọc. Bởi vậy lũy tre có thể đƣợc coi là bức tƣờng rào kiên cố để ngăn cách làng với thế giới bên ngoài. Để vào đƣợc trong làng thì phải đi qua cổng làng, cổng làng là cầu nối giữa làng với bên ngoài. Một số làng để ra đƣợc bên ngoài làng không chỉ qua cổng làng mà còn vƣợt thuyền qua sông với những làng Việt giáp sông. Nhƣng cổng làng vẫn là con đƣờng chính, có những làng có nhiều cổng nhƣ cổng tiền cổng hậu hay cổng chính, cổng phụ để thuận tiện cho việc đi làm đồng. Cổng làng có thể coi là biểu tƣợng cho tính chất nửa hở (từ dùng của GS. Trần Quốc Vƣợng) hay tính cộng đồng (từ dùng của GS.Trần Ngọc Thêm). Thƣờng thì mỗi làng, bên cạnh cổng làng là một, hai cây đa hoặc cây gạo, là nơi nghỉ mát, gặp gỡ của những ngƣời đi làm đồng sau những giờ lao động nặng nhọc vất vả hay của những khách qua đƣờng. Cổng làng cũng đƣợc coi là một nét văn hóa đặc sắc của làng quê Bắc Bộ. 16

21 Chúng ta thƣờng nghe nói cây đa, bến nƣớc (giếng nƣớc), sân đình, làng nào không có dòng sông chảy qua thì thƣờng có một giếng nƣớc ở giữa làng. Đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của dân làng, là trung tâm chính trị, văn hóa của làng, là nơi diễn ra hội làng, tế lễ, thờ cúng Thành Hoàng làng. Đây là những biểu tƣợng đặc trƣng của làng quê truyền thống đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Trong quá trình phát triển của lịch sử hay trong thời đại hiện nay, ngƣời Việt Nam vẫn không phủ nhận vai trò của làng xã. Làng xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất, cũng nhƣ trong đời sống của mỗi ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân ở những vùng nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những lệ làng phép nƣớc và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn đƣợc duy trì, phát triển Nghề Nghề đồng nghĩa với nghề nghiệp, nghề làm để mƣu sống. Ở hầu hết các địa phƣơng trên cả nƣớc, làng quê nào ngoài sản xuất nông nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trƣớc đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu đƣợc cƣ dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính. Bởi lẽ trƣớc đây kinh tế của ngƣời Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nƣớc, mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc. Thông thƣờng chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì ngƣời nông dân mới có việc làm nhiều, vất vả nhƣ: cày bừa, cấy, làm cỏ vào đầu vụ cho đến gặt lúa, phơi lúa... Những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc để làm. Từ đó nhiều ngƣời đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làm nhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằng ngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho cƣ dân. Nhƣ việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế 17

22 to lớn cho ngƣời dân vốn trƣớc đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngƣợc lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Song vấn đề quan tâm ở đây là những hoạt động ngành nghề nào đƣợc gọi là nghề. Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phƣơng nào đó đƣợc gọi là nghề khi nào phải tạo ra đƣợc một khối lƣợng sản phẩm chiếm lĩnh thị trƣờng thƣờng xuyên và những ngƣời sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang làm là nguồn thu chủ yếu thì mới đƣợc xem là có nghề Làng nghề Làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa văn hóa của dân tộc. Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau đó lan ra cả làng. Trải qua một thời gian dài lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề đƣợc lƣu giữ, có những nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Vì vậy, quan niệm về làng nghề có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Nguyễn Viết Thắng, tác giả luận văn Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang của tác giả, có ba quan niệm về làng nghề Quan niệm thứ nhất: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi ngƣời trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu. Hiện nay, quan niệm này không phổ biến bởi vì theo quan niệm này thì làng nghề hiện nay không còn nhiều. Quan niệm thứ hai: làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Ngƣời thợ thủ công nhiều khi cũng là ngƣời làm nghề nông. Nhƣng do yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những ngƣời thợ chuyên sản xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng 18

23 nghề hay phố nghề ở nơi khác. Quan niệm này chƣa đƣa ra đƣợc những khía cạnh đầy đủ về làng nghề. Ðể xác định đó có phải là làng nghề hay không, cần xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn bộ lao động và hộ ở làng hay tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng thu nhập của làng. Quan niệm thứ ba: làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phƣờng hội, theo kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề. Song ở đây chƣa phản ánh đầy đủ tính chất của làng nghề; nó là một thực thể sản xuất kinh doanh tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử là một đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp có tác dụng to lớn đối với đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội một cách tích cực. Theo quan niệm của tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn Làng nghề truyền thống Việt Nam thì Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những ngƣời cùng nghề sống hợp quần để phát triển cùng ăn, làm việc. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và tính cá biệt của địa phƣơng. [25, tr. 9] Xem xét định nghĩa làng nghề ở góc độ kinh tế, theo Dƣơng Bá Phƣợng trong cuốn Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập, thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của toàn làng. [20, tr. 13] Từ các quan niệm trên đây, ta có thể khái quát về làng nghề nhƣ sau: làng nghề là một cộng đồng dân cƣ sinh sống trong một làng (thôn) có một hay một số nghề đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng Phân loại làng nghề Có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Sau đây là một số tiêu chí phân loại làng nghề tiêu biểu: Tiêu chí phân loại thứ nhất là theo thời gian hình thành. Theo tiêu chí này, 19

24 làng nghề đƣợc phân thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống. Ở đây không nhất thiết dân làng đều sản xuất thủ công. Ngƣời thợ thủ công nhiều trƣờng hợp cũng là nông dân, nhƣng yêu cầu chuyên môn hóa cao. Quan niệm về làng nghề truyền thống còn có nhiều cách hiểu khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau: Quan niệm thứ nhất: làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cƣ, đƣợc cƣ trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trƣờng để thu lợi. Quan niệm này mới thể hiện đƣợc yếu tố truyền thống lâu đời của làng nghề, còn những làng nghề mới, nhƣng tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng hay của khu vực chƣa đƣợc đề cập đến. Quan niệm thứ hai: làng nghề truyền thống là những làng nghề làm thủ công có truyền thống lâu năm, thƣờng là qua nhiều thế hệ. Quan niệm này cũng chƣa đầy đủ. Bởi vì khi nói đến làng nghề truyền thống ta không thể chú ý tới các mặt đơn lẻ, mà chú trọng đến nhiều mặt trong cả không gian và thời gian, nghĩa là quan tâm đến tính hệ thống, toàn diện của làng nghề đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhân, sản phẩm, kỹ thuật sản xuất và thủ pháp nghệ thuật. Quan niệm thứ ba: làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại dân số làm nghề cổ truyền. Nó đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, đƣợc nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu cha truyền con nối, hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài ba và một nhóm ngƣời có tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Ðồng thời, sản phẩm làm ra mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hoá dân tộc. Thu nhập từ nghề chiếm tỷ trọng 60% trở lên trong tổng thu nhập của gia đình và giá trị sản lƣợng của nghề chiếm trên 50% giá trị của địa phƣơng. Theo tác giả Nguyễn Lê Thu Hiền trong luận án tiến sĩ kinh tế Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để làm rõ về làng nghề truyền thống cần có những tiêu chí sau: - Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống ở làng nghề đạt từ 50% trở lên 20

25 so với tổng số hộ và lao động của làng. - Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong một năm. - Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam. - Quá trình sản xuất đƣợc tuân theo bí quyết và công nghệ sản xuất truyền thống nhất định, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ cách tiếp cận và nghiên cứu trên có thể định nghĩa: làng nghề truyền thống là những thôn, làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống đƣợc tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu chiếm phần chủ yếu trong năm. Cùng với thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hoá trên thị trƣờng. Làng nghề mới đƣợc hiểu là các làng nghề không phải là làng nghề truyền thống, đƣợc hình thành trong thời gian gần đây. Các làng nghề này chủ yếu xuất phát từ: việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu; việc học tập kinh nghiệm của vài hộ gia đình nhạy bén thị trƣờng và có điều kiện đầu tƣ sản xuất hoặc của các làng nghề lân cận; tự hình thành do nhu cầu mới của thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thị trƣờng nguyên liệu sẵn có. Tiêu chí phân loại thứ hai là theo số lượng ngành nghề có trong làng Làng nghề ở đây đƣợc chia thành làng một nghề và làng nhiều nghề, tuỳ theo số lƣợng ngành nghề thủ công và dịch vụ có ƣu thế trong làng. Làng một nghề là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ƣu thế tuyệt đối. Các nghề khác chỉ có ở một vài hộ, số lƣợng không đáng kể. Trong nông thôn Việt Nam trƣớc đây loại làng một nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu. Làng nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề 21

26 chiếm ƣu thế gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau. Loại làng nhiều nghề gần đây mới xuất hiện và có xu hƣớng phát triển mạnh ở nƣớc ta. Bên cạnh đó, ngƣời ta có thể phân loại làng nghề dựa vào những tiêu chí khác nhƣ: theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm; theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; theo thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển; theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu. Mỗi cách phân loại nhƣ trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Tiêu chí công nhận làng nghề Căn cứ theo Thông tƣ 116/2006/TT BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18 tháng 12 năm 2006 về hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 66/2006/NĐ CP của Chính phủ ngày 07 tháng 7 năm 2006 về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống: Đối với nghề truyền thống, gồm 03 tiêu chí: - Nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; - Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; - Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề. Đối với làng nghề, gồm 03 tiêu chí: - Có tối thiểu 30 tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; - Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; - Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nƣớc. Đối với làng nghề truyền thống gồm 02 tiêu chuẩn: - Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định trên; - Đối với những làng nghề chƣa đạt chuẩn làng nghề truyền thống, làng nghề nhƣng có ít nhất một nghề truyền thống đƣợc công nhận thì cũng đƣợc công nhận là làng nghề truyền thống. 22

27 Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam Làng nghề truyền thống Việt Nam có những đặc điểm chính sau đây: - Thứ nhất, hoạt động làng nghề truyền thống gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động phụ, lao động dƣ thừa lúc nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của từng làng xã. Thời gian ngƣời lao động ở làng quê dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (do ruộng đất bình quân thấp, đặc điểm mùa vụ của cây trồng), năng suất lao động nông nghiệp thấp đã không đảm bảo thu nhập đủ sống cho ngƣời nông dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp trở thành cấp thiết. Ðồng thời, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một sự dƣ thừa lao động trong một thời gian nhất định; trong khi đó, ngay trên thị trƣờng địa phƣơng có nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nghề thủ công lại tƣơng đối dồi dào. Tất cả những điều đó đã thúc đẩy các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, ban đầu phục vụ nhu cầu của gia đình mang tính tự sản tự tiêu, sau phát triển thành hoạt động có quy mô nhiều gia đình cùng tham gia và nhƣ vậy làng nghề truyền thống hình thành và phát triển. - Đặc điểm thứ hai của làng nghề truyền thống Việt Nam là có truyền thống lâu đời Theo các tƣ liệu lịch sử, thời Phùng Nguyên khoảng năm 3000 trƣớc công nguyên, ngƣời Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác một số công cụ nhƣ đồ đá, đồ gốm, Thời Ðông Sơn từ năm 3000 đến năm 258 trƣớc công nguyên, ngƣời Việt đã phát minh ra công thức luyện đồng thau, đồng thanh và đúc đƣợc trống đồng Ðông Sơn, sản phẩm chứng minh cho nghề truyền thống thời bấy giờ. Sau đó đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ Pháp thuộc các làng nghề truyền 23

28 thống dần dần định hình và cũng có nhiều biến động. Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc năm 1975 tới nay, làng nghề truyền thống nƣớc ta chịu nhiều biến động về công nghệ, thị trƣờng, chiến tranh, cơ chế chính sách và có nhiều bƣớc thăng trầm nhất định, có lúc phát triển mạnh mẽ về sản lƣợng, quy mô, đa dạng hoá các ngành nghề, nhƣng có thời kỳ bị tác động mạnh mẽ và bị mai một. Vào thập niên 80, đầu thập niên 90, do nhiều nguyên nhân khác nhau sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung, sản xuất ở các làng nghề truyền thống nói riêng giảm sút nghiêm trọng, thậm chí một số làng nghề truyền thống bị tan rã. Tới những năm gần đây, làng nghề truyền thống cả nƣớc đang đƣợc khôi phục và từng bƣớc phát triển. Nhƣ vậy, ở những làng nghề đƣợc hình thành càng lâu đời thì tính truyền thống đƣợc thể hiện càng rõ. - Thứ ba, làng nghề truyền thống có bản sắc văn hoá của Việt Nam Một đặc điểm khác hết sức quan trọng của làng nghề truyền thống là hàng hoá của làng, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc truyền thống, có tính khác biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét văn hoá đặc trƣng địa phƣơng. Mỗi làng nghề truyền thống đều có bản sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có những nét riêng. Những nét riêng đó đƣợc thử thách qua thời gian, qua giao lƣu trao đổi đƣợc chọn lọc, đƣợc thừa nhận để tồn tại và phát triển. Cùng với sự bổ sung lẫn nhau, nó trở thành những kiểu mẫu hoàn thiện, đặc sắc, góp phần làm cho những sản phẩm đƣợc tạo ra mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính tính khác biệt mang dấu ấn văn hoá này đã mang lại khả năng cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển thị trƣờng ra thế giới. - Thứ tư, lao động chủ yếu là thủ công Trƣớc đây, khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận. Ðặc trƣng cơ bản của ngƣời thợ thủ công là tự định đoạt lấy mọi công việc kể cả cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số ngƣời trong gia đình, dòng họ hoặc một số ngƣời học việc. Công việc này đã thể hiện một tay nghề nhất định, một tài khéo léo riêng biệt, độc đáo, kết hợp với đầu óc 24

29 sáng tạo và nghệ thuật thông qua lao động bằng tay hoặc bằng máy móc công cụ cơ khí, nửa cơ khí. Ngày nay, nhiều làng nghề truyền thống đã biết sử dụng máy móc cơ khí và động lực trong sản xuất. Tuy nhiên, dấu ấn lao động thủ công vẫn đƣợc giữ gìn và chính tính chất thủ công mang lại đặc thù cho các sản phẩm làng nghề truyền thống của Việt Nam. - Làng nghề truyền thống luôn gắn với tên làng (thương hiệu) và có khả năng tồn tại, phát triển lâu dài Mỗi làng nghề truyền thống thƣờng gắn liền với địa danh của làng đó để đặt tên cho làng nghề truyền thống của mình nhƣ làng tranh Ðông Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, tơ lụa Tân Châu, Đây chính là đặc điểm tiêu biểu để phân biệt đƣợc sản phẩm riêng của mỗi làng nghề. Sản phẩm của làng nghề truyền thống không chỉ đòi hỏi lao động khéo léo của ngƣời thợ mà còn đòi hỏi sự tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ. Những kinh nghiệm này trải qua thời gian đã trở thành bí quyết nghề nghiệp và uy tín thƣơng hiệu. Những làng nghề đã tồn tại lâu dài từ đời này sang đời khác là nhờ vào đặc tính này. Trong thời đại hiện nay, đây chính là thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý của làng nghề truyền thống. Việc bảo vệ thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa rất lớn để giữ gìn danh tiếng, thị phần cho mỗi làng nghề, từ đó tạo điều kiện phát triển làng nghề truyền thống bền vững. Do đó, sản phẩm của nhiều làng nghề truyền thống luôn gắn chặt với tên đất, tên làng nơi những nghệ nhân đã sinh ra, lớn lên Vai trò của làng nghề Phát triển nghề và làng nghề truyền thống có vai trò chủ yếu sau: - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đa dạng hoá kinh tế nông thôn Quá trình phát triển các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất có thu nhập còn rất thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Nhƣ vậy, khi ngành nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành 25

30 nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Nếu xem xét trên góc độ của sự phân công lao động thì các làng nghề truyền thống đã có tác động tích cực tới sản xuất nông nghiệp. Chúng không chỉ cung cấp tƣ liệu sản xuất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn có tác động chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Khi các ngành nghề chế biến phát triển, yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp nhiều hơn, đa dạng hơn và chất lƣợng cao hơn. Do đó, trong nông nghiệp hình thành những bộ phận nông nghiệp chuyên canh hoá, tạo ra năng suất lao động cao và nhiều sản phẩm hàng hoá. Ðồng thời, ngƣời nông dân trƣớc yêu cầu tăng lên của sản xuất sẽ tự thấy nên đầu tƣ vào lĩnh vực nào là có lợi nhất. Nhƣ vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã đƣợc thực hiện dƣới tác động của sản xuất và nhu cầu thị trƣờng. - Giải quyết việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, giúp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống cho dân cƣ ở nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nƣớc ta. Hiện nay, diện tích đất bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên hết sức cấp bách, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt và đồng bộ của các ban ngành. Theo kết quả điều tra, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thƣờng xuyên và 8-10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề tạo việc làm cho 4-6 lao động thƣờng xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Ðặc biệt, nghề dệt may, thêu ren mỗi cơ sở có thể thu hút khoảng lao động, cá biệt có những cơ sở hàng trăm lao động; nhiều làng nghề truyền thống thu hút trên 60 lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất. Đây là những con số khả quan góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân ở các vùng nông thôn. 26

31 - Cung cấp một khối lượng hàng hóa cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tạo điều kiện cho việc huy động một cách tối đa mọi nguồn lực sẵn có ở khu vực nông thôn nhƣ nguồn lực tự nhiên, nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng vốn, các nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng phục vụ vào sản xuất. Do đó, sản xuất đƣợc đẩy mạnh và tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá có chất lƣợng cao, đa dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Mặt khác, sản xuất trong các làng nghề thƣờng tƣơng đối năng động và gắn chặt chẽ với nhu cầu thị trƣờng, vì vậy mà sản xuất của làng nghề mang tính chuyên môn hoá và đa dạng hoá cao hơn so với sản xuất nông nghiệp. Ðiều này dẫn đến tỷ trọng sản phẩm hàng hoá ở các làng nghề truyền thống thƣờng cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông và khối lƣợng sản xuất hàng hoá sản xuất ra cũng lớn hơn nhiều. Sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế và xuất khẩu, nên việc phát triển làng nghề truyền thống góp phần cùng sản xuất nông nghiệp làm tăng trƣởng kinh tế ở nông thôn. Ngƣời có trí tuệ, có vốn thì làm chủ hoặc thợ cả, ngƣời không có vốn, trình độ thì làm những công việc giản đơn, phục vụ hoặc dịch vụ. Cho nên phát triển làng nghề là thực hiện chủ trƣơng xoá đói giảm nghèo trong nông thôn, góp phần tăng trƣởng kinh tế. - Tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh nội lực của địa phương Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của sự phát triển. Nguồn lực của làng nghề bao gồm những nghệ nhân, những ngƣời thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh. Khả năng cạnh tranh, sức sống của không ít sản phẩm làng nghề truyền thống nhƣ: tơ lụa, dệt thổ cẩm, rèn, mộc dân dụng, đóng xuồng ghe chủ yếu dựa vào tài hoa, kinh nghiệm, tay nghề của ngƣời lao động. Mỗi làng nghề truyền thống thƣờng có những thợ cả, nghệ nhân bậc thầy, họ giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nghề, truyền nghề. Tuy nhiên, số lƣợng những ngƣời giỏi nghề ngày một ít đi. Trong khi đó kinh nghiệm nghề nghiệp đƣợc coi là bí mật, chỉ đƣợc truyền cho con cháu trong gia đình, dòng họ. Ðiều này cản trở không nhỏ đến chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, các 27

32 nghề thủ công cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực của địa phƣơng, cụ thể là nguồn lao động, tiền vốn. Làng nghề truyền thống có thể làm đƣợc điều này vì nó có quy mô nhỏ và vừa dễ dàng thay đổi, chuyển hƣớng kinh doanh phù hợp hơn. Một khi làng nghề truyền thống ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Thông qua lực lƣợng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng lớn. Nhƣ vậy, các nghề thủ công phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng và hiện đại, chính là tạo điều kiện cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Ðồng thời, trình độ văn hoá của ngƣời lao động ngày một nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề truyền thống. Bởi vậy, phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tuỳ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi và việc truyền nghề cho những lao động trẻ tuổi. - Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn giá trị văn hoá dân tộc của địa phương Làng nghề - một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nƣớc ta, là vốn quý giá của dân tộc, có những giá trị to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày nay, giá trị to lớn và quý báu của làng nghề truyền thống không chỉ thể hiện ở chỗ giải quyết việc làm ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn, mà còn lƣu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới. Giá trị văn hóa trong các sản phẩm làng nghề gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của các nghệ nhân, nó đƣợc lƣu truyền từ hàng trăm năm nay. Đó là những hoa văn, những họa tiết đƣợc lƣu giữ từ nhiều đời trong những sản phẩm mỹ nghệ, những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm mang những nét tinh hoa của mỗi ngƣời thợ thủ công và sắc thái riêng của mỗi làng nghề 28

33 truyền thống. Mỗi sản phẩm làng nghề không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thƣờng mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinh thần lao động của nghệ nhân. Đó là những sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao. Giá trị văn hóa của làng nghề nƣớc ta còn hiện hữu trong con ngƣời những nghệ nhân - nơi lƣu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện rõ trong từng sản phẩm của các làng nghề, sự không ngừng sáng tạo của các nghệ nhân, đồng thời phát huy đƣợc truyền thống văn hóa dân tộc Du lịch làng nghề Khái niệm du lịch làng nghề Theo PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch nhận định: Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đƣa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trƣng của làng nghề trên khắp mọi miền đất nƣớc. Nhƣ vậy, du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm của các làng nghề đƣợc tạo ra nhƣ một đối tƣợng tài nguyên du lịch có giá trị, đƣợc khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trƣng của làng nghề đó. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phƣơng và đất nƣớc mà còn góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Du lịch làng nghề đƣợc khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ là phƣơng tiện giao lƣu, quảng bá văn hóa, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam một cách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề. Du lịch làng nghề đƣợc quảng bá và thị trƣờng các sản phẩm của làng nghề đƣợc mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cƣ dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phƣơng có làng nghề. Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hoá mà qua đó khách du lịch đƣợc thẩm nhận các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể có liên quan mật 29

34 thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó. Làng nghề truyền thống đƣợc xem nhƣ một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Loại hình du lịch này diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngƣỡng, thƣởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống. Đây là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội. Từ đó chúng ta thấy rằng, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc điểm cơ bản nhƣ sau: - Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống. - Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch đƣợc tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng nhƣ tìm hiểu về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề. - Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề cũng nhƣ sự phát triển kinh tế của địa phƣơng. - Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ công truyền thống. - Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao tình yêu đối với quê hƣơng đất nƣớc Những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch Nƣớc ta có rất nhiều làng nghề nhƣng không phải làng nghề nào cũng có thể phát triển du lịch. Để trở thành một làng nghề du lịch thì bản thân làng nghề cần có những điều kiện sau: Thứ nhất là các giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền thống của công nghệ và kỹ thuật sản xuất, đó là kết quả của một quá trình kết tinh, 30

35 truyền tải và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc thù sản phẩm của làng nghề phụ không thuộc vào dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết tài hoa ngƣời thợ chế tác đồ thủ công. Sản phẩm sản xuất từng chiếc, từng chiếc, do đó huy động dấu ấn tình cảm và cá nhân ngƣời thợ. Trong xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống giá trị văn hóa truyền thống có sức hút đặc biệt đối với cá giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Việt Nam. Thứ hai là các giá trị lịch sử các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản phẩm thƣờng gắn với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng, lƣu giữ cả những yếu tố tín ngƣỡng, phong tục tập quán của các làng nghề. Bởi vậy các làng nghề du lịch thƣờng phải gắn với lễ hội truyền thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên truyền thống của làng quê Việt Nam nhƣ: bến nƣớc, dòng sông, đình làng, Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng. Động cơ của khách du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là đƣợc tận mắt quan sát quá trình sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công. Ngoài ra họ còn muốn tham gia vào đời sống sinh hoạt thƣờng nhật của làng quê. Quá trình này đòi hỏi mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hƣớng dẫn sản xuất cho thuê cơ sở lƣu trữ tại nhà mời khách các món ăn truyền thống, thuyết minh cho khách về phong tục tập quán của làng. Bởi vậy, du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa khách du lịch, ngƣời dân địa phƣơng, đơn vị kinh doanh du lịch. Các tiêu chí để xây dựng và phát triển làng nghề du lịch: Theo nhóm tác giả quyển sách Làng nghề du lịch Việt Nam do NXB Thống kê Hà Nội năm 2008 thì một làng nghề đƣợc coi là làng nghề du lịch hoàn chỉnh cần đạt đƣợc các tiêu chuẩn sau: + Có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội ngũ nghệ nhân. + Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn quy trình sản xuất để cho khách du lịch xem. + Có gian hàng trƣng bày và bán sản phẩm làng nghề. + Có công trình văn hóa lịch sử (cây đa, giếng nƣớc, sân đình) 31

36 + Có nhân viên thuyết minh, hƣớng dẫn khách du lịch có các dịch vụ phục vụ khách du lịch. + Có không gian phục vụ ăn uống, đỗ xe tách biệt. + Có cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, bảng chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan. + Môi trƣờng trong sạch, sản xuất không làm ô nhiễm môi trƣờng. + Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25 thu nhập của làng Sơ lược du lịch làng nghề ở Việt Nam Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này nhƣ một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Đó là những hình ảnh giới thiệu sinh động về đất, nƣớc và con ngƣời của mỗi vùng, miền, địa phƣơng. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hƣớng đi đúng đắn và phù hợp, đƣợc nhiều quốc gia ƣu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trƣởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phƣơng mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trƣng ở mỗi vùng. Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa phƣơng. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế: giải quyết một số lƣợng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của đất nƣớc. Tuy nhiên, lịch sử các làng nghề truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, các ngành nghề thủ công truyền thống có những lúc có nguy cơ bị mai một, thất truyền đặc biệt là giai đoạn những năm cuối của thế kỷ XX. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự tồn tại các làng nghề truyền thống đối với sự 32

37 phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng nói riêng và của cả nƣớc nói chung, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề. Trong đó, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt khuyến khích sự phát triển của loại hình du lịch làng nghề. Sự ra đời của các chƣơng trình du lịch làng nghề một mặt đã thoả mãn phần nào nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hoá, đời sống ngƣời dân Việt Nam nói chung và các làng nghề nói riêng của các du khách. Mặt khác, hoạt động du lịch làng nghề cũng có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề đó. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tính đến năm 2012, cả nƣớc có hơn làng nghề; trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau. Trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Tiềm năng là vậy nhƣng ít khách đến làng nghề dù có khá nhiều chƣơng trình du lịch giới thiệu, bởi các làng nghề này chƣa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chƣa cao, bởi họ chƣa nhận thức đƣợc giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề đƣợc coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25 thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hƣớng phát triển du lịch nhƣng hạ tầng giao thông và môi trƣờng còn nhiều bất cập. Du lịch làng nghề Việt Nam nói chung trên thực tế đã thu hút một lƣợng du khách đáng kể nhƣng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chƣa hình thành đƣợc cách làm chuyên nghiệp. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn bền vững hơn cho mục tiêu phát triển du lịch cũng nhƣ phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa đƣợc coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Làng nghề đƣợc coi là một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nƣớc ta. Làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân dân vùng nông thôn. Phát 33

38 triển làng nghề giúp nâng cao đời sống của ngƣời dân nói riêng và giúp thay đổi bộ mặt của đất nƣớc nói chung. Làng nghề không chỉ có giá trị to lớn về kinh tế mà còn mang đậm giá trị văn hóa lâu đời. Sản phẩm của làng nghề có giá trị thẫm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do đó, mỗi sản phẩm đều có tiếng nói riêng, đấy không chỉ là những vật phẩm hàng hóa thuần túy cho sinh hoạt đời thƣờng mà nó còn là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc kết tinh bởi đôi bàn tay khéo léo của con ngƣời, là biểu trƣng của một nền văn hóa thể hiện trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Với những giá trị văn hóa của sản phẩm làng nghề mang lại, hiện nay, du lịch làng nghề đƣợc coi là một loại hình du lịch đặc sắc, thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Nƣớc ta có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề rất lớn bởi từ Bắc tới Nam có rất nhiều làng nghề tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Song, cho đến nay việc khai thác du lịch làng nghề vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề ra những giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở một số làng nghề là điều rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch cả nƣớc nói chung. 34

39 CHƢƠNG 2 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh Bến Tre và các làng nghề nơi đây Sơ lược đất và người Bến Tre - Về điều kiện địa lý tự nhiên Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đƣợc hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành; bao gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9 o 48 Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10 o 20 Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106 o 48 Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105 o 57 Đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây giáp Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km. Trung tâm của tỉnh là thành phố Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía Bắc. Ngoài thành phố Bến Tre, tỉnh còn có 8 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Chợ Lách, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam; với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là ha. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vƣờn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thƣợng nguồn, các nhánh sông lớn nhƣ hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn định trung bình năm là C; chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 với hƣớng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hƣớng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc. Lƣợng mƣa trung bình năm từ mm. Nhìn chung, hàng năm Bến Tre ít chịu ảnh hƣởng của bão và lũ lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây có tình trạng nhiễm mặn 35

40 vào sâu trong đất liền. Năm 2013, nƣớc mặn xăm nhập vào nhiều huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Bình Đại, là cho đời sống ngƣời dân trong tỉnh gặp nhiều khó khăn. Bến Tre có hệ sinh vật rất phong phú, đa dạng. Theo đặc điểm địa hình tự nhiên, lãnh thổ Bến Tre đƣợc chia thành 3 vùng sinh thái: nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn. Tài nguyên thực vật rừng có 25 loại, chủ yếu là bần, đƣớc, dừa nƣớc có giá trị kinh tế và cải thiện môi trƣờng. Tài nguyên về cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn trái: dừa, mía, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, Tài nguyên động vật của Bến Tre cũng khá phong phú, đặc biệt tài nguyên thủy sản là một thế mạnh của tỉnh. Đây là nguồn xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ và là nguồn thực phẩm đặc sản của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch. - Về kinh tế Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã khẩn trƣơng triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm; các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu phục hồi sản xuất góp phần làm tăng tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ƣớc vƣợt kế hoạch và tăng so năm 2012; trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 58,7, khu vực kinh tế trong nƣớc tăng 2,4. So với năm 2012, phần lớn sản phẩm chủ yếu đều giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá cao nhƣ: thủy sản đông lạnh, thức ăn gia súc, sữa dừa, than hoạt tính, bộ dây điện ô tô, hàng may mặc, Bên cạnh đó, một số sản phẩm bị sụt giảm nhƣ cơm dừa nạo sấy, thuốc lá điếu, thức ăn thủy sản, thuốc trị bệnh,... do gặp khó khăn trong tiêu thụ. Các làng nghề tiếp tục duy trì hoạt động góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động ở nông thôn. Hoạt động thƣơng mại nội địa tƣơng đối ổn định, lƣợng hàng hoá đa dạng và phong phú, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; nhiều chƣơng trình khuyến mãi đã đƣợc các doanh nghiệp tổ chức nhằm tăng sức mua 36

41 của ngƣời tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa; giá cả không có biến động lớn, không xảy ra hiện tƣợng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến. Trong năm 2013, tỉnh đã tổ chức 8 phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bến Tre lần thứ I năm 2013, với hơn 300 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, thu hút trên lƣợt khách đến tham quan mua sắm, góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và tiềm năng du lịch của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đƣợc duy trì mức tƣơng đối cao, đạt 24 tỷ đồng, đạt 117 so với kế hoạch, tăng 13,7 so cùng kỳ. Hạ tầng thƣơng mại nội địa tiếp tục đƣợc đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn, trong năm toàn tỉnh đã triển khai xây dựng mới 12 chợ và nâng cấp 01 chợ. Mặc dù còn ảnh hƣởng chung của suy thoái kinh tế thế giới, nhƣng hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh đã có những tín hiệu lạc quan. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 505 triệu USD, đạt 118,8 kế hoạch, tăng 15,6 so cùng kỳ; thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng, thị trƣờng truyền thống đƣợc củng cố và phát triển; trong đó thị trƣờng Châu Á tăng 25,3 ; EU tăng 32,7 ; Châu Mỹ tăng 27,2. Kim ngạch nhập khẩu đạt 224 triệu USD, đạt kế hoạch và tăng 26,6 so với cùng kỳ. Công tác bình ổn thị trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đã tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng nhằm duy trì trật tự kinh doanh trên địa bàn. Các trƣờng hợp vi phạm trong kinh doanh đƣợc xử lý theo quy định của pháp luật, với tổng số tiền xử phạt hành chính hơn 3,8 tỉ đồng. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển khá, các chỉ tiêu về lƣợng khách và doanh thu đều tăng so kế hoạch và năm Doanh thu trong năm 2013 đạt 448 tỷ đồng, đạt 122,7 kế hoạch, tăng 21,8 so cùng kỳ. Các cơ sở kinh doanh du lịch tích cực quan hệ với các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh để đƣa khách về Bến Tre; các điểm, khu du lịch, hệ thống nhà hàng - khách sạn và dịch vụ không ngừng đƣợc cải thiện đáp ứng nhu cầu của du khách. - Về văn hóa xã hội Cho đến cuối thế kỷ XVII, vùng đất Bến Tre ngày nay về cơ bản vẫn còn là vùng đất hoang vu chƣa đƣợc khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Vùng đất 37

42 này đƣợc sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam vào thế kỷ XVIII, mặc dù ngƣời Việt đã đến đây ở từ trƣớc đó khá lâu. Những ngƣời Việt đến Bến Tre vào thời gian này hầu hết là những ngƣời ở các tỉnh miền Trung, những ngƣời đến bằng đƣờng biển theo các cửa sông; định cƣ trƣớc tiên ở các vùng đất cao. Những con ngƣời với tinh thần tự lực, tự cƣờng, thông minh, bất khuất vƣợt mọi khó khăn chinh phục miền đất hoang vu từ những buổi đầu khai thiên lập địa. Dân số của tỉnh hiện nay có khoảng 1,387 triệu ngƣời, đa số là dân tộc Kinh. Lực lƣợng lao động dồi dào, số dân trong độ tuổi lao động chiềm 70,2% tổng số dân. Trong đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 44,6%. Về tôn giáo, tỉnh Bến Tre nói riêng cũng nhƣ Nam Bộ nói chung, từ lâu là địa bàn cƣ trú của nhiều tộc ngƣời, đông nhất là ngƣời Việt, rồi đến ngƣời Khmer, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm. Trong quá trình cộng cƣ đã diễn ra mối quan hệ giao lƣu văn hóa giữa các cộng đồng cƣ dân nói trên khá đậm nét, mà rõ nhất là trên lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo. Đạo Nho đã ảnh hƣởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân vùng ba cù lao này từ nửa đầu thế kỷ XX về trƣớc, nhƣng xét về mặt hành đạo cũng nhƣ hệ thống giáo quyền, đạo Nho hoàn toàn không giống nhƣ đạo Phật hay đạo Thiên Chúa. Đây là đạo thờ ông bà, một thứ tín ngƣỡng đã có gốc rễ sâu sắc trong quảng đại quần chúng từ xa xƣa, vừa mang ý nghĩa luân lý, vừa là sự biểu rõ tình cảm về huyết thống đƣợc thể hiện trong môi trƣờng gia đình, gia tộc, không mang tính chất thần thánh hóa, không có giáo điều, giáo lý, cũng không có giáo chủ, không cần ngƣời thuyết giảng để làm cái gạch nối giữa đạo và đời. Từ đạo ở đây theo cách hiểu của dân gian là một tập tục hàm chứa lòng biết ơn, nghĩa sinh thành, lòng hiếu thảo với ông bà, tổ tiên, sự ý thức về nguồn gốc của mình. Ngoài những tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống mang theo từ mảnh đất cội nguồn, những lƣu dân ngƣời Việt trên bƣớc đƣờng di chuyển và định cƣ ở vùng đất mới, đã tiếp nhận có chọn lọc các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo của các cƣ dân bản địa. Hầu nhƣ các tôn giáo phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt ở Bến Tre từ đạo Nho, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Dừa... xét về mặt ảnh hƣởng cũng nhƣ số lƣợng tín đồ, thì đáng chú ý nhất là 3 tôn giáo lớn: đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Cao Đài. 38

43 Về lễ hội, Bến Tre không có nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn nhƣ các nơi khác. Lễ hội lớn nhất và tƣng bừng nhất là lễ hội Nghinh Ông của cƣ dân ven biển ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và các huyện Ba Tri và Thạnh Phú. Hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá của huyện, của tỉnh và các tỉnh bạn nhƣ Tiền Giang, Trà Vinh thậm chí các tỉnh xa hơn nữa, trong khi hành nghề thuận tiện vẫn tập trung về nơi cửa Đại cùng ngƣ dân Bến Tre tham gia lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội thứ hai mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử là lễ hội Nguyễn Đình Chiểu, tổ chức vào ngày 1 tháng 7 hàng năm tại cụm đền thờ, mộ nhà thơ tại xã An Đức, huyện Ba Tri với hàng ngàn ngƣời tham dự. Ngoài ra ở Bến Tre còn có những lễ hội hƣớng về truyền thống cách mạng nhƣ: lễ hội Đồng Khởi, đƣợc tổ chức ngày 17 tháng 1 hằng năm, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng thời cũng thu hút một số lƣợng khách đáng kể của các tỉnh thành bạn cùng tham dự. Bến Tre - xứ sở của những đảo dừa, quê hƣơng của những ngƣời con trung dũng kiên cƣờng không chỉ làm nên chiến công oai hùng trong chiến tranh mà còn đạt đƣợc nhiều thành tựu trong thời kỳ đất nƣớc đổi mới. Bến Tre là quê hƣơng Đồng khởi, nổi tiếng với tên tuổi của nữ tƣớng Nguyễn Thị Định và sự ra đời của đội quân tóc dài; của liệt sĩ Trần Văn Ơn, đã góp phần làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của quê hƣơng. Vùng đất địa linh nhân kiệt này còn sinh ra nhiều danh nhân nhƣ: nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhà giáo Võ Trƣờng Toản, học giả Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ đã để lại cho quê hƣơng một gia tài đồ sộ hơn 500 bài thơ, bài văn. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, Bến Tre cũng đã sinh ra những ngƣời con mà tên tuổi của họ đã góp phần làm rạng danh nền văn hóa nƣớc nhà. Lịch sử báo chí Việt Nam đã đƣợc khởi đầu bởi những con ngƣời có trình độ uyên thâm nhƣ: Nhà văn hóa Trƣơng Vĩnh Ký - ngƣời làm báo đầu tiên ở Việt Nam, ngƣời thông thạo 27 thứ tiếng nƣớc ngoài; Sƣơng Nguyệt Anh, ngƣời con gái tài ba của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - chủ bút tờ "Nữ Giới Chung" và Lê Hoằng Mƣu - chủ bút tờ Lục Tỉnh Tân Văn. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đất và ngƣời Bến Tre đƣợc minh chứng rõ nét qua tập quán sinh hoạt của con ngƣời và từng công trình di tích 39

44 văn hóa lịch sử. Đây chính là tài nguyên nhân văn rất có ý nghĩa tạo nên giá trị du lịch, gắn kết hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn trong tỉnh Bến Tre phát triển hài hòa toàn diện hơn. Nó góp phần nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời dân nông thôn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của quê hƣơng xứ dừa. Cuộc sống của ngƣời dân Bến Tre đang khởi sắc, hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Nhiều sản phẩm của xứ dừa đã bƣớc ra thế giới, làm giàu cho quê hƣơng trên con đƣờng hội nhập kinh tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới Tổng quan về các làng nghề trong tỉnh Do đƣợc hình thành trên ba dãy đất cù lao lớn, Bến Tre đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về cảnh quan sông nƣớc hữu tình, về cây xanh trái ngọt bốn mùa, về không khí trong lành, êm ả, về những món đặc sản của sông, của biển, của miệt vƣờn Đặc biệt, vùng đất này rất phù hợp với phát triển cây dừa, vì thế mà xứ sở này có rừng dừa xanh bạt ngàn, bát ngát, mênh mông. Với đặc điểm trên, làng nghề ở đây cũng phát triển đa dạng và phong phú: làng nghề bánh tráng, bánh phồng, đan đát, dệt chiếu, sản xuất kẹo dừa, sản xuất rƣợu, Đặc biệt, nhiều làng nghề gắn liền với cây dừa, nhƣ: sản xuất chỉ xơ dừa, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp khác. Hoạt động làng nghề ở đây tuy không nhiều nhƣ những địa phƣơng khác, song nó phù hợp với sự khéo léo của ngƣời dân sở tại. Bến Tre có nhiều làng nghề truyền thống đã hình thành từ lâu đời và đang tồn tại, tiếp tục phát triển; đồng thời xuất hiện thêm khá nhiều nghề, làng nghề mới với quy mô, hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới, nhất là giải quyết việc làm. Tăng thêm thu nhập cho nông hộ, giảm nghèo bền vững, ổn định trật tự trong nông thôn. Tính đến đầu năm 2014, Bến Tre có 50 làng nghề đã đƣợc UBND cấp tỉnh ra quyết định công nhận, bao gồm 32 làng nghề nông nghiệp và 18 làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó có 20 làng nghề truyền thống. Tỉnh Bến Tre hiện có 7 nhóm nghề với 63 ngành nghề nông thôn, tổng số cơ sở. Nhóm gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh và sản xuất cây giống có số lƣợng nhiều nhất với cơ sở, chiếm 22,4, xếp thứ 2 là nhóm ngành chế biến bảo quản nông lâm thủy 40

45 sản với cơ sở, chiếm 18,6, và nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có tỷ lệ thấp nhất với 305 cơ sở chiếm 0,9. (Xem phụ lục 1) Qua bảng danh sách các làng nghề nông nghiệp trên, ta thấy trong 32 làng nghề nông nghiệp thì có đến 29 làng nghề sản xuất hoa kiểng, cây giống. Trong đó, Chợ Lách tập trung đến 24 làng nghề, 5 làng nghề còn lại ở huyện Mỏ Cày Bắc. Đối với ngƣời dân nơi đây, Chợ Lách đƣợc biết đến nhƣ một vƣơng quốc của các loại hoa kiểng và cây ăn trái. Đã từ lâu, ngƣời dân Chợ Lách đã biết sáng tạo ra nghề chiết cây, ghép cành, lai tạo và nhân giống cây ăn quả. Nghề này đòi hỏi ngoài sự tỉ mỉ, kinh nghiệm trồng cây, canh thời vụ, còn phải có kiến thức khoa học nhất định để cho ra đời những giống cây mới, cho năng suất và chất lƣợng cây ăn quả cao hơn. Mảnh đất màu mở này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân nơi đây phát triển nên nhiều làng nghề cây giống và hoa kiểng. Hiện nay, Chợ Lách đã trở thành địa chỉ quen thuộc và trở thành nơi cung cấp cây giống do ngƣời dân tự chiết cành, lai tạo lớn nhất Việt Nam và là xứ sở vƣờn cây trái ngon nổi tiếng nhƣ: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon và các loại cây trái khác. Đặc biệt, Chợ Lách còn là trung tâm sản xuất các loại cây cảnh, hoa kiểng, từ những loại cây ngắn ngày đến các loại cây cổ thụ lâu năm, rất đƣợc ƣa chuộng tại thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản,. Các làng nghề hoa kiểng này có quy mô tƣơng đối lớn, số lƣợng cơ sở nhiều, thu hút đông đảo lực lƣợng lao động của ngƣời dân địa phƣơng nơi đây. Bến Tre có 65 km bờ biển, nằm ở 3 huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Vì thế mà làng nghề nông nghiệp, nông thôn ở đây cũng phát triển khá phong phú đặc biệt là nghề đánh bắt thủy sản và sản xuất muối. Làng nghề truyền thống đánh bắt hải sản Bình Thắng huyện Bình Đại đã giải quyết việc làm cho ngƣ dân nơi đây, làng cá này có từ trƣớc năm Hiện nay, làng cá Bình Thắng không ngừng phát triển và tiến đến thiết lập nên thƣơng hiệu. Nghề đánh bắt cá, chế biến thành cá khô ở đây ngày nay trở thành nghề truyền thống, sản lƣợng tiêu thụ rộng trên thị trƣờng ngoài tỉnh rất nhiều. (Xem phụ lục 2) 41

46 Trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại Bến Tre, có nhiều làng nghề nổi tiếng không chỉ trong nƣớc mà còn trên thế giới, nhƣ làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề rƣợu Phú Lễ, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, Những làng nghề này sống cùng với thời gian và gắn bó với cuộc sống của những ngƣời dân nơi đây. Làng nghề nơi đây không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần vào sự ổn định xã hội bởi tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng nơi đây. Trong đó, ta phải kể đến những làng nghề có quy mô khá lớn nhƣ: Làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ ở huyện Ba Tri làng nghề có lực lƣợng lao động đông nhất trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh, 1950 lao động; làng nghề đan giỏ cọng dừa Hƣng Phong, làng nghề truyền thống công nghiệp Phƣớc Long ở huyện Giồng Trôm, làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh huyện Mỏ Cày Nam là những làng nghề có quy mô lớn của tỉnh. Hoạt động của làng nghề chủ yếu hƣớng vào việc sử dụng lao động và phù hợp với sự khéo léo của ngƣời dân sở tại. Các làng nghề góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn lao động tại địa phƣơng, là bƣớc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Là tỉnh chiếm 1/4 diện tích dừa của cả nƣớc với khoảng ha, gần 30 loại dừa khác nhau nhƣ: Dừa xiêm xanh, dừa dứa, dừa tam quan, dừa dâu, dừa bung, Hàng năm, dừa cho sản lƣợng gần 500 triệu trái, cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, Bến Tre cũng có hơn 50% những làng nghề tiểu thủ công nghiệp này đều gắn liền với cây dừa, đây cũng là đặc điểm độc đáo của làng nghề Bến Tre trong vùng Tây Nam Bộ. Trƣớc tiên, làng nghề đƣợc nhắc đến nhiều nhất là làng nghề làm kẹo dừa. Kẹo dừa Bến Tre là một đặc sản nổi tiếng của cả nƣớc. Nó là một nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa của xứ sở dừa. Không đơn thuần mà khi nhắc đến Bến Tre du khách không thể nào quên đƣợc kẹo dừa vừa ngon, vừa béo, vừa thơm, mà đi đâu ai cũng nhắc đến và cũng không nơi nào làm giống đƣợc. Ngoài ra, Bến Tre còn rất nhiều làng nghề khác: làng nghề tiểu thủ công nghiệp từ dừa, làng nghề đan giỏ cọng dừa, làng nghề bó chổi, làng nghề chỉ xơ dừa,. do biết vận dụng sáng tạo và sử dụng hợp lý giá trị mà cây dừa đem 42

47 lại, nên các làng nghề đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm phong phú từ dừa nhƣ: sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, giỏ cọng dừa, chỉ xơ dừa. Những sản phẩm này không chỉ nổi tiếng trong nƣớc mà còn xuất khẩu đến nhiều nƣớc trên thế giới Các làng nghề tiêu biểu Trong kinh doanh, sự khác biệt là chìa khóa tạo nên sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Trong văn hóa, sự khác biệt thể hiện bản sắc đặc trƣng cho mỗi dân tộc, vùng miền. Trong mỗi làng nghề, những nét văn hóa đặc trƣng, sự khác biệt đó chính là sức hút, là động lực cho mỗi du khách khi quyết định đi du lịch làng nghề. Mỗi sản phẩm làng nghề đều mang những giá trị độc đáo mà qua tài năng của con ngƣời đã sáng tạo nên. Bến Tre có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có những làng nghề truyền thống đã hình thành hơn trăm năm nay. Bánh phồng Sơn Đốc là làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nƣớc, có nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Hiện nay làng nghề này đang chú trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng phục vụ du khách. Các hộ sản xuất đang học cách làm du lịch, du khách đến đây không chỉ đƣợc ngắm nhìn, đựoc mua, đƣợc thƣởng thức sản phẩm mà còn đƣợc tham gia vào quá trình sản xuất, tự tay tạo ra sản phẩm. Hiện nay, làng nghề này thu hút đựơc nhiều khách thập phƣơng đến tham quan. Bên cạnh đó, Bến Tre nổi tiếng với các làng nghề sản xuất hoa kiểng. Chợ Lách, Bến Tre nổi tiếng là vƣơng quốc hoa kiểng không chỉ trong nứơc mà cả quốc tế. Trong số nhiều làng nghề hoa kiểng ở đây, làng nghề hoa kiểng Sơn Châu xã Sơn Định đang thực hiện đề án Phát triển du lịch xã Sơn Định giai đoạn nhằm định hƣớng ngành nghề ngày càng phát triển tạo thu nhập bền vững cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện giao lƣu văn hóa cho địa phƣơng với các vùng lân cận, góp phần giải quyết an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Với đề án này, trong tƣơng lai làng nghề hoa kiểng Sơn Châu sẽ là điểm đến hấp dẫn với khách thập phƣơng. Với những lý do trên, tác giả quyết định chọn hai làng nghề bánh phồng Sơn Đốc và làng nghề hoa kiểng Sơn Châu để đi sâu nghiên cứu. 43

48 Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm Lịch sử hình thành Sơn Đốc là tên một địa danh thuộc xã Hƣng Nhƣợng huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Sơn Đốc nằm cặp tuyến lộ 885, cách thành phố Bến Tre khoảng 24 km về hƣớng Đông Nam, là xã giáp với huyện Giồng Trôm và Ba Tri. Theo các bậc cao niên, nghề làm bánh phồng ở Sơn Đốc tồn tại đến nay hơn 100 năm. Bánh phồng Sơn Đốc nổi tiếng nhờ khi nƣớng, bánh nở gấp 3-4 lần so với bánh trƣớc khi đem nƣớng, bánh vừa thơm, xốp, ngon miệng. Trƣớc đây, năng suất lúa nếp so với lúa gạo tẻ bao giờ cũng thấp và khó sản xuất, nhƣng đắc giá hơn. Chỉ những nông dân khá giả, có kinh nghiệm sản xuất mới có khả năng đầu tƣ sản xuất lúa nếp. Do đó, trƣớc đây không phải hộ nông dân nào cũng có khả năng làm bánh phồng để ăn tết hoặc làm quà biếu bà con thân tộc, bạn bè. Ở Bến Tre mỗi khi tết Nguyên Đán về, nhà nhà, ngƣời ngƣời đều sử dụng bánh tráng, bánh phồng. Trƣớc kia mỗi nhà tự làm bánh. Ngày nay, do công việc quá bề bộn, nhiều loại bánh khác đƣợc chen vào trong ngày tết. Hơn nữa để làm ra từng cái bánh phồng, tốn nhiều công sức nên dần dần ngƣời dân chỉ mua sử dụng vào những ngày tết. Thế là làng nghề sản xuất bánh phồng Sơn Đốc tồn tại đến ngày nay Quá trình phát triển Khởi thủy, bánh phồng Sơn Đốc sản xuất để tiêu dùng trong gia đình hoặc làm quà biếu cho thân tộc, bạn bè trong những ngày giỗ, tết hoặc lễ hội. Do đó, làng nghề sản xuất bánh phồng chậm phát triển. Trƣớc năm 1990, khi chƣa có lúa nếp ngắn ngày cho năng suất cao, việc sản xuất bánh phồng chỉ mang tính thời vụ, sản xuất riêng lẻ. Từ sau năm 1990, nhất là từ năm 1997 đến nay, nghề làm bánh phồng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, nghề làm bánh phồng phát triển mạnh với chất lƣợng và kiểu dáng hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc. Ngày nay, nhiều cơ sở đã đăng ký mở thƣơng hiệu cho riêng mình. Sản phẩm chủ yếu là bánh phồng nếp và bánh phồng mì, sản lƣợng cái/năm, giá trị sản xuất thực tế đạt 24,192 tỷ đồng, doanh thu đạt 25 tỷ đồng, có 34 hộ tham gia sản xuất và giải quyết 210 lao động tại địa phƣơng. Thu nhập bình quân khoảng VNĐ/lao động/tháng. 44

49 Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc nay đã có bƣớc tiến đáng kể với công việc sản xuất nhuốm rõ hình ảnh công nghiệp. Lâu nay tại Hƣng Nhƣợng có hàng trăm hộ lớn nhỏ làm bánh phồng. Để giúp làng nghề đi lên, đủ thực lực cạnh tranh trên thƣơng trƣờng, hợp tác xã bánh phồng Sơn Đốc đã đƣợc thành lập từ năm Hiện tại, hợp tác xã có hơn 20 hộ ở xã Hƣng Nhƣợng là xã viên. Một hộ xã viên có trung bình lao động. Bánh phồng Sơn Đốc cũng đã đăng ký thƣơng hiệu từ năm Hiện nay, tuy chất lƣợng và quy trình làm bánh phồng có nhiều yếu tố khác xƣa nhƣng bánh không chỉ giữ đƣợc tiếng thơm của làng nghề mà còn góp phần rạng danh làng nghề truyền thống ở Bến Tre Sản phẩm Làng nghề truyền thống bánh phồng Sơn Đốc sản xuất nhiều loại bánh khác nhau nhƣ là bánh phồng nếp truyền thống, bánh phồng mì, bánh phồng sữa, bánh phồng sầu riêng, bánh mặn, bánh hành Việc sản xuất bánh phồng Sơn Đốc ngày nay có nhiều yếu tố khác xƣa cả về chất lƣợng sản phẩm và kỹ thuật sản xuất. Về chất lƣợng sản phẩm: bánh phồng mặn thay thế bánh phồng chuồi - bánh phồng ngọt với nhiều loại chất lƣợng phù hợp. Về kỹ thuật sản xuất: một số công đoạn sản xuất máy móc thay cho qui trình sản xuất thủ công nhƣ quết nếp, bao bì,... Quy mô sản suất lớn vƣợt qui mô sản xuất gia đình. * Chuẩn bị quy trình sản suất: Để bánh phồng chuồi đạt chất lƣợng cao, ngƣời thợ thực hiện theo quy trình sản suất, chế biến cơ bản sau đây: - Xây lò xôi nếp (xôi nếp là cách nấu cơm nếp bằng hơi nƣớc): xây lò xôi nếp về nguyên tắc nhƣ xây lò tráng bánh tráng. Xây lò hình tròn, dƣới rộng, trên hẹp, có miệng lò và ống khói lò. Trên miệng lò đặt một cái trả lớn dùng để chứa nƣớc đun sôi xôi nếp cho chín. Trả chứa nƣớc trƣớc đây thƣờng sử dụng nồi đất lớn, hiện nay đƣợc thay thế bằng nồi nhôm. Một cái trả thứ hai nhỏ hơn trả chứa hơi nuớc, dƣới đáy trả đục thủng một đƣờng tròn tƣơng ứng với miệng trả. Mục đích là cho hơi nƣớc bốc lên làm chín nếp khi xôi nếp. Nồi này đựơc gọi là chõ xôi. 45

50 - Cối, chày quết nếp: sử dụng chung với cối và chày giã gạo. Nếu quết nếp bằng tay có thể có từ 2-4 chày. Quết hai ngƣời gọi là quết chày đôi, quết 3 ngƣời, 4 ngƣời gọi là quết chày ba, chày tƣ,.. Nếu quết bằng chày đạp có thể sử dụng sức đạp của 2, 3, 4 ngƣời cùng đạp. Hiện nay sử dụng chày máy để quết nếp thay sức ngƣời. - Chiếu phơi bánh: trƣớc đây, sử dụng chiếu mới, qua vụ đƣa vào sử dụng sinh họat gia đình, nay sử dụng chiếu mới chuyên dùng để phơi bánh. - Ống cán bánh: sử dụng ống tre nứa tròn đều dài khoảng 0,20cm x 0,40cm làm ống cán bánh. Trƣớc khi cán bánh, dùng lá chuối khô, bôi dầu cán lên lá chuối và ống cán, mục đích là không cho nếp dính vào lá và ống cán. Hiện nay sử dụng ống nhựa thay ống tre để cán bánh. - Lá cán bánh: trƣớc đây sử dụng lá chuối xiêm khô, phơi sƣơng cho dẻo để làm vải cán bánh. Nay sử dụng vải nhựa nilong thay lá chuôi khô để cán bánh. - Dầu bắt bánh và cán bánh: gồm hỗn hợp giữa vôi dùng để ăn trầu nấu với dầu dừa và sáp. Cách thứ hai là luộc hột vịt lấy tròng đỏ cà nát cho vào nấu với dầu dừa vừa sệt (một trứng ứng với 3 muỗng canh dầu dừa). - Nếp nguyên chất, không lẫn gạo tẻ: Lâu nay, bà con ở Hƣng Nhƣợng làm bánh phồng từ giống nếp trồng tại quê nhà nhƣ giống nếp sáp, nếp Bà Bóng hay giống bốn tháng rƣỡi. Cứ 10 lít nếp thì cần 2,2kg đƣờng. Một trong những yếu tố xốp và ngon của bánh là nguyên liệu nếp nguyên chất. Do tính chất tặng, biếu, cho nên nguời làm bánh rất chú trọng yếu tố này. Cho nên, trƣớc khi làm bánh, sau khi xay nếp hoặc mua nếp về nhà trút ra nia, thúng, thau, để mọi ngƣời cùng lựa bỏ gạo tẻ lẫn trong nếp. Nếp càng nguyên chất, bánh càng ngon, càng xốp. Nếp chuẩn bị xong, trƣớc khi đem xôi, mang nếp ngâm với vỏ và củ khóm 3 ngày đêm, sau đó lọai bỏ khớm và gút xả nhiều lần cho nƣớc không còn đục. Tiếp theo, cho nƣớc sạch vào nồi nƣớc đặt chõ xôi lên trên, dùng cám nếp trộn với nƣớc hom kín mối nối. Trong chõ xôi đặt vĩ tre vào bên trên đƣờng tròn đáy nồi đƣợc tạo từ trƣớc. Kế tiếp, cho 10 lít nếp vào chõ xôi, đun sôi nƣớc đến khi nếp chín. * Bƣớc tiếp theo là quết nếp: Nếp chín cho vào cối quết ngay khi nếp còn nóng. Sử dụng nƣớc sạch nhúng vào tay để vùa nếp vào trong cối. Sau khi quết đƣợc từ chày, cho phân nửa đƣờng vào quết trộn đều đƣờng và nếp. Từ

51 - 200 chày, ngƣời ta trộn đƣờng lần thứ hai và tiếp tục quết đến khoảng 300 chày, bột dẻo là đƣợc. * Sau khi quết nếp, ngƣời ta tiến hành cán bánh: Sau khi quết xong, đem bột ra thau, tiến hành bắt bột và cán bánh. Bình quân 10 lít nếp cán đƣợc khoảng từ bánh. Vừa bắt bột, vừa cán bánh, sử dụng dầu bắt bánh nhúng vào tay, bôi trên lá và ống cán để bóc bột và cán bánh. Ngƣời cán bánh, một tay sử dụng ống cán vừa hơi đè ép bột, vừa sử dụng lòng bàn tay đẩy ống cán từ trong ra ngoài cho thật đều đặn, tay còn lại xoay đều lá cán bánh, sao cho bánh tròn đều, mỏng đều. Đƣờng tròn của bánh khoảng 25cm - 30cm là vừa. * Phơi bánh: Cán bánh xong, mang bánh trải trên chiếu gọi là phơi bánh. Cách phơi: úp bánh xuống chiếu, dùng tay vuốt nhẹ, đều nhiều lƣợt trên lá, trên mặt lƣng của bánh sao cho bánh dính vào chiếu, nắm mí lá gỡ từ từ, vừa gỡ, vừa tiếp tục vuốt mí lá giáp với bánh. Trải bánh đầy chiếu, mang phơi ngoài nắng. Nếu nắng tốt khỏang 4 giờ bánh khô. Bánh khô mang vào mát chờ bánh dịu gỡ xếp chồng mí từng chục bánh. * Nƣớng bánh: Gắp nƣớng bánh phồng nhƣ gắp nƣớng bánh tráng, lửa nƣớng bánh phồng bằng lửa ngọn của lửa rơm hoặc lửa của vỏ dừa. Bánh phồng khi nƣớng nở rất to, nhƣng nếu không biết nƣớng, bánh sẽ không nở mà co lại - gọi là bánh bị chai, ăn không ngon. Do đó, muốn bánh ngon (bánh chuồi) thực hiện các bƣớc sau: - Xé từ ngoài rìa bánh vào trong khoảng 3cm. Xé vòng đều từ 3-4 đƣờng xé. sử dụng lửa rơm hoặc lửa ngọn của vỏ dừa để nƣớng bánh. Đặt bánh trên gắp nƣớng bánh, gắp còn lại kềm mặt trên của bánh, hơ đều bánh trên lửa, vừa hơ vừa trở, vừa xoay bánh cho bánh nở đều. Khi bánh đã nở đúng độ, bánh phồng lên nhiều nơi, tiếp tục vừa hơ vừa trở bánh trên ngọn lửa đến khi bánh vàng đều là đạt yêu cầu. Bánh phồng thƣờng đãi khách và đãi trẻ con trong những ngày xuân, ngày giỗ. Cách làm bánh phồng mặn, bánh phồng ngọt ngày nay về qui trình sản xuất giống nhƣ trƣớc đây, chỉ khác về công thức pha chế bột. Đối với bánh béo: cách pha chế theo tỷ lệ 10 lít nếp, 6 trái dừa khô vắt lấy cốt, từ 1,4-1,6 kg đƣờng. Nƣớc cốt 47

52 dừa trộn đều với đƣờng, phân cho hai lần quết bột. Còn đối với bánh mặn: giảm bớt đƣờng, cho một ít muối ăn vừa khẩu vị về cách nƣớng và cách bảo quản sau khi nƣớng của hai loại bánh trên, cơ bản vẫn không thay đổi. Sau khi nƣớng xong, chờ bánh nguội cho vào bao nilông cột chặt miệng để dành ăn vài ngày vẫn thơm ngon, giòn, béo. Song, ngày nay, xu hƣớng chung của nhu cầu xã hội trong nền sản xuất hàng hóa, cách nƣớng bánh đã có những thay đổi nhất định bằng cách kẹp bánh vào giữa hai gắp cố định để nƣớng nhanh, bánh thẳng đều sau khi nƣớng chín, hoặc nƣớng trên vĩ trong lò bánh mì, số lƣợng nhiều, chất lƣợng cao. Hiện nay, thời gian quết và tráng bánh đã đƣợc rút ngắn do có máy xay bột, cối quết với công suất ngày càng cao, lò tráng bánh tiết kiệm đƣợc nguyên liệu hơn. Điều này đã làm cho ngƣời làm bánh nâng cao đƣợc năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Các loại bánh phồng sản xuất ở ấp Sơn Đốc làm ra chủ yếu để bỏ mối cho các cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu và đƣợc đóng gói cũng nhƣ đƣợc mang tên cơ sở sản xuất đó. Bánh phồng Sơn Đốc không chỉ là sản phẩm ƣa chuộng của ngƣời dân trong tỉnh, trong nƣớc mà còn đƣợc xuất khẩu sang một số nƣớc ở châu Á, Âu, và châu Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận một điều: nguyên liệu và dụng cụ sản xuất ít khi đƣợc kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngƣời làm bánh thƣờng tận dụng khoảng sân nhà phơi bánh, do đó dễ bám bụi; khung phơi đƣợc làm từ tre, trúc khả năng phát sinh sinh vật, nấm mốc, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Vì thế cần thiết kế khung phơi đúng quy chuẩn và khuyến cáo ngƣời làm bánh nên đảm bảo không gian phơi bánh. Bên cạnh đó, các hộ tráng bánh cần chú ý thực hiện tốt việc bảo trì và vệ sinh máy móc trong qúa trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lƣợng vệ sinh cho sản phẩm Tiềm năng phát triển du lịch Cứ tƣởng hình ảnh chiếc bánh tráng, bánh phồng dân dã sẽ biến mất dần giữa làn sóng bánh kẹo hiện đại, nhƣng không, loại bánh mộc mạc này vẫn tồn tại, phát triển và không thể thiếu đƣợc trong những ngày xuân về, tết đến. Không chỉ 48

53 ngƣời dân Bến Tre, khách du lịch trong nƣớc mà còn cả du khách quốc tế rất ƣa chuộng sản phẩm dân dã, mộc mạc nhƣng không kém phần hấp dẫn này. Đến làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng thuộc xã Mỹ Thạnh hay làng nghề bánh phồng Sơn Đốc xã Hƣng Nhƣợng huyện Giồng Trôm, du khách sẽ đƣợc trải nghiệm cùng ngƣời dân làm bánh tráng và bánh phồng, nghe những giai điệu quen thuộc của tiếng giã bột, nạo dừa, hƣơng vị nồng nàn của nƣớc cốt dừa béo ngậy; đƣợc cùng ngƣời dân làm bánh, chứng kiến nhiều công đoạn làm bánh để tạo nên những chiếc bánh thơm ngon nổi tiếng là cả một sự kỳ công mà đòi hỏi sự khéo léo của ngƣời làm. Thƣởng thức bánh ngay tại làng nghề du khách mới cảm nhận đƣợc hết cái hƣơng vị ngọt ngào của những chiếc bánh tráng và bánh phồng, hình ảnh những phên bánh nối liền nhau trãi dài dƣới cái nắng ánh vàng trên quê hƣơng làng nghề xứ dừa thật sự là một dấu ấn khó phai trong lòng mỗi du khách. Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc đã tạo ra những sản phẩm độc đáo gắn liền với quê hƣơng, con ngƣời Bến Tre. Vì thế, làng nghề có khả năng gắn kết với du lịch, và trong tƣơng lai sẽ thu hút đƣợc đông đảo du khách, góp phần quảng bá đƣa tên tuổi của sản phẩm bay cao, bay xa và giúp tăng thu nhập cho hộ gia đình. Tóm lại, những nhu cầu đa dạng và ngày càng cao về chất lƣợng, phong phú về chủng lọai của đời sống xã hội, sự tác động bởi nhiều yếu tố: giá cả, thị trƣờng, cải tiến kỹ thuật, cải tiến mẫu mã,... là các vấn đề rất bức xúc của các làng nghề truyền thống nói chung, của làng nghề bánh phồng Sơn Đốc nói riêng. Để tồn tại và phát triển, một mặt, làng nghề không chỉ đƣợc bảo tồn trong đời sống xã hội mà phải tự vƣơn lên. Nhiều năm qua nhờ có sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc từng bƣớc vƣơn lên đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc Làng nghề hoa kiểng Sơn Châu, Chợ Lách Lịch sử hình thành Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nơi đây bắt đầu du nhập giống cây trồng mới. Sơ khởi do linh mục Phan Văn Minh và ông Trƣơng Vĩnh Ký qua những chuyến công du các nƣớc Đông Nam Á đã mang về và hƣớng dẫn nông dân lập vƣờn để trồng. Đến những năm 1930 tại ấp Ty Lộc, xã Vĩnh Thành, hai ông 49

54 Phạm Văn Trí (1904) và Phạm Văn Trị (1909) tiếp thu kiến thức kỹ thuật trồng trọt của Pháp tại trƣờng Nha Ray Phan Thiết. Khi về sống tại ấp Vĩnh Hƣng II, hai ông đã lai tạo thành công giống chôm chôm java với chôm chôm nội địa. Ông Trị đã truyền lại cho con là Phạm Văn Thanh kế thừa và tiếp tục phát triển với nhiều hình thức lai tạo trên nhiều loại cây trồng khác, đồng thời ông cũng chú trọng cả lĩnh vực hoa kiểng, cây cảnh. Nghề trồng cây giống, hoa kiểng phổ biến ở Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách và dần dần nhân rộng các xã lân cận và trở nên nổi tiếng. Ấp Sơn Châu cách trung tâm xã 2km hƣớng về phía Nam nằm dọc theo dòng sông Chợ Lách và Sông Cổ Chiên: phía Đông giáp sông Chợ Lách, phía Tây giáp sông Cổ Chiên và Sông Sụp; phía Nam giáp ấp Sơn Phụng; phía Bắc giáp ấp Phụng Châu. Ấp Sơn Châu có diện tích tự nhiên 138,6 ha, đây là một vùng đất cồn hàng năm đƣợc phù sa bồi đắp nên đất đai nơi đây rất màu mỡ thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái lâu năm và ngành nghề sản xuất cây giống hoa kiểng. Trong đó, diện tích sản xuất cây giống hoa kiểng là 40,4 ha chiếm 29,1%/ tổng diện tích đất của ấp còn lại là phần diện tích cây ăn trái lâu năm và diện tích đất khác. Từ những năm 1990 khi nông dân của xã muốn trồng một loại cây gì thì phải đi tới xã Vĩnh Thành để mua về trồng hoặc mua cây trôi nổi của thƣơng lái chở tới bán. Từ đó nông dân của xã thấy khó khăn cho việc chọn giống để trồng và do vậy họ tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của anh chị làm nghề sản xuất cây giống hoa kiểng từ xã Vĩnh Thành để từ đó về tự mình chọn giống và sản xuất ra để trồng và phục vụ cho nhu cầu của địa phƣơng Quá trình phát triển Ngành nghề sản xuất cây giống hoa kiểng của xã nói chung và ấp Sơn Châu nói riêng lúc đầu chỉ vài hộ sản xuất nhỏ lẻ và chủ yếu là sản xuất để trồng và dần dần tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm nhân dân bắt đầu sản xuất để cung cấp cho nhu cầu tại địa phƣơng. Cho đến năm kinh nghiệm của nghề sản xuất cây giống hoa kiểng đã đƣợc nhiều nhân dân trong xã cũng nhƣ ấp tận dụng, phát huy và đã có rất nhiều hộ làm giàu từ nghề này, chẳng hạn nhƣ: Ông Võ Ngọc 50

55 Sáng; Ông Nguyễn Thanh Nhã, Ông Mai Văn Hoa ở ấp Tân Phú; Ông Dƣơng Văn Lợi; Ông Tƣ Thành; Ông Nguyễn Văn Tốt; Ông Hai Đê ở ấp Sơn Châu.Và từ đây ngành nghề cây giống hoa kiểng của ấp bắt đầu phát triển mạnh. Xã Sơn Định nói chung, ấp Sơn Châu nói riêng đa số sống bằng ngành nghề nông nghiệp là chủ yếu, thế mạnh của ấp là nghề sản xuất cây giống hoa kiểng, hiện nay ấp có 319 hộ, tổng nhân khẩu ngƣời. Trong đó có 945 lao động, có 101 hộ/ 319 hộ sản xuất cây giống hoa kiểng chiếm 31,7%, do có thuận lợi về tự nhiên, đƣờng thuỷ làng nghề nằm dọc theo dòng sông Chợ Lách, đƣờng bộ nằm trên trục lộ chính của ấp dài khoảng 2km và hệ thống đƣờng bêtông của ấp đã hoàn thành 100% các tuyến đƣờng chính, thuận lợi cho việc trƣng bày và vận chuyển cây giống hoa kiểng cho khách hàng trên thị trƣờng. Tận dụng những thuận lợi đó, từ năm 2007 đến nay, các hộ sản xuất cây giống hoa kiểng trong ấp đã mạnh dạn đầu tƣ, tìm những giống cây và hoa kiểng mới lạ đem về nhân giống sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Việc phát triển sản xuất cây giống và hoa kiểng ấp Sơn Châu hiện nay thu nhập của các hộ này rất ổn định, đồng/lao động/tháng. Với mức thu nhập này, ngƣời dân ấp Sơn Châu bảo đảm đƣợc cuộc sống hiện nay. Ngoài ra, hàng năm làng nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng ấp Sơn Châu còn giải quyết việc làm cho gần 200 lao động là hộ nghèo trong ấp. Với sự quan tâm hỗ trợ của các ngành, các cấp đối với hoạt động của nghề sản xuất cây giống hoa kiểng nhƣ: đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, các chính sách về vốn vay, chƣơng trình khuyến nông, hội thảo tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp đào tạo nghề sản xuất cây giống hoa kiểng, cải tiến sản phẩm, thị trƣờng ổn định. Nhìn chung, làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng ấp Sơn Châu đã góp phần giải quyết lao động cho ngƣời dân trong ấp, xoá đói giảm nghèo, cuộc sống của ngƣời dân trong ấp từng bƣớc đƣợc nâng lên, ổn định đƣợc lĩnh vực an ninh trật tự, làm thay đổi bộ mặt trong ấp theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa. 51

56 Làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Sơn Châu sản xuất ổn định và phát triển nhiều năm gần đây, số lƣợng sản phẩm và số hộ sản xuất đều không ngừng tăng lên. Ngƣời dân nơi đây luôn tìm những giống cây mới lạ, cải tiến mẫu mã, cung cấp thị trƣờng trong nƣớc và phục vụ chợ hoa xuân các tỉnh thành. Nguồn thu nhập từ sản xuất cây giống hoa kiểng chiếm trên 80% so với tổng nguồn thu nhập của hộ trong xã Sản phẩm Cùng với nghề chiết cây, ghép cành, lai tạo giống cây ăn quả, Chợ Lách còn là nơi có nghề truyền thống trồng cây kiểng đặc sắc. Sản phẩm hoa - cây kiểng nơi đây không những đƣợc thị trƣờng trong nƣớc ƣa chuộng mà còn đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc nhƣ: Singapore, Malaysia, Đài Loan, Hôngkông. Một số loại sản phẩm hiện có tiềm năng rất lớn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nhƣ: ca cao bán cho các thị trƣờng trong và ngoài tỉnh hàng cây mỗi năm; măng cụt, dừa, xoài, mít, chôm chôm, sầu riêng hạt lép, vú sữa lò rèn mỗi loại hàng 100 ngàn cây. Đến với làng nghề hoa kiểng Sơn Châu nói riêng, đến Chợ Lách nói chung, du khách sẽ tìm thấy ở đây các loại cây kiểng quý hiếm, có tuổi thọ hàng trăm năm, chiêm ngƣỡng một bộ sƣu tập đa dạng các loại cây kiểng nhƣ: sung, si, khế, bùm sụm, mai chiếu thủy, nguyệt quế, sứ, Tất cả, là những sản phẩm mang nhiều giá trị tinh thần đƣợc những bàn tay khéo léo, cần mẫn với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân đã thổi hồn vào sản phẩm để tăng giá trị thẩm mỹ cho những cây kiểng quý. Ở đây, ngoài kiểng cổ, bon sai, nghệ nhân còn tập trung trồng các loại kiểng lá nhƣ: hồng lộc, kim phát tài, dạ lan thanh, trúc bách hợp, kiểng tắc, các loại mai vàng và đặc biệt là kiểng thú. Nghề sản xuất cây giống thì hầu nhƣ sản xuất quanh năm nhƣng rộ nhất vào đầu mùa mƣa thì mới có nhiều thị trƣờng tiêu thụ; đối với nghề sản xuất kiểng bonsai, kiểng cảnh thì nhu cầu tƣơng đối đều trong năm; riêng hoa kiểng và cây cảnh phục vụ cho dịp tết thì có tính mùa vụ rõ rệt. Hằng năm, cứ sau dịp tết trung thu là các nhà vƣờn sản xuất hoa tết bắt đầu nhộn nhịp với các công việc gieo hạt, tỉa cành tạo tán, kích thích cây ra hoa tạo trái đúng vào dịp tết. Đến Chợ Lách vào 52

57 những ngày giáp tết, dọc hai bên quốc lộ 57 toàn những sắc màu của hoa và cây kiểng bonsai; tất cả đều trong tƣ thế sẵn sàng để đƣa đi tiêu thụ ra các tỉnh thành trong khu vực và cả nƣớc Tiềm năng phát triển du lịch Khai thác tiềm năng từ nghề sản xuất cây giống hoa kiểng và vƣờn cây ăn trái, Sơn Định đã đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái làng nghề. Mục đích của đề án Phát triển du lịch xã Sơn Định giai đoạn nhằm định hƣớng ngành nghề ngày càng phát triển tạo thu nhập bền vững cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện giao lƣu văn hóa cho địa phƣơng với các vùng lân cận, góp phần giải quyết an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Ấp Sơn Châu - Sơn Phụng xã Sơn Định đƣợc chọn thực hiện đề án này. Tour đƣợc xây dựng điểm từ nhà ông Tƣ Thành ấp Sơn Châu đến đuôi cồn nhà Ông Thầy Ngon ấp Phụng Châu. Trong đó gồm có 3 điểm du lịch phục vụ du khách tham quan nhƣ: Điểm du lịch tại nhà ông Tƣ Thành khu du lịch sinh thái dã ngoại Đại Lộc. Tham quan vƣờn ƣơm cây giống hoa kiểng lớn tiêu biểu, phục vụ cho du khách tự uốn sửa kiểng, chiết ghép cây giống tại điểm du lịch nhà ông Hai Đê và du lịch tắm cồn - giao lƣu đờn ca tài tử - thƣởng thức món ăn dân dã miệt vƣờn tại điểm du lịch nhà Thầy Ngon. Giai đoạn I đã hoàn tất, các điểm du lịch đã phát huy hiệu quả, từ đó tiến hành giai đoạn II ( ), mở rộng mô hình họat động ra toàn xã. Riêng điểm du lịch ấp Sơn Châu, Phụng Châu hiện đƣợc tiếp tục đầu tƣ theo hƣớng chất lƣợng hoàn hảo, hoàn thành hệ thống giao thông đƣờng bộ. Với mục tiêu đề ra đến năm 2015 tổng doanh thu về du lịch tại Sơn Định đạt 10 tỷ đồng và tốc độ tăng tƣởng 10 /năm. Lƣợng khách tham quan đạt 50 ngàn lƣợt khách, trong đó khách quốc tế 5 ngàn lƣợt và có hơn 500 lao động trực tiếp, gián tiếp trên lĩnh vực du lịch đƣợc giải quyết việc làm. Để thực hiện tốt đề án này, ngoài nổ lực của địa phƣơng cần có sự chung tay của các ngành các cấp và nhân dân Sơn Định trong việc quảng bá tiềm năng du lịch của địa phƣơng đến với mọi miền đất nƣớc. Đối với điểm du lịch cần có sự đổi mới, tạo môi trƣờng thông thoáng, trong lành, hấp dẫn du khách tham quan. Riêng các hộ 53

58 sản xuất cây giống - hoa kiểng, không ngừng nâng cao tay nghề, tìm tòi học hỏi tạo ra những sản phẩm chất lƣợng đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến tham quan. Có thể thấy rằng, du lịch sinh thái làng nghề cây giống, hoa kiểng ấp Sơn Châu ra đời là điều kiện cho Sơn Định chuyển mình, đời sống ngƣời dân nơi đây từng bƣớc phát triển. Trong tƣơng lai, làng nghề cây giống hoa kiểng và trái cây Sơn Châu càng đƣợc nhiều du khách trong và ngoài nƣớc biết đến. Không chỉ riêng làng nghề Sơn Châu, các làng nghề cây giống và hoa kiểng ở Chợ Lách có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Nhằm giới thiệu hình ảnh trái ngon và những sản phẩm nông nghiệp địa phƣơng, thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch, lễ hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bến Tre đƣợc tổ chức hàng năm tại Chợ Lách vào dịp Tết Đoan ngọ. Với mục đích trƣng bày giới thiệu các loại trái cây ngon, giống mới là điều kiện tốt để doanh nghiệp tiếp cận, liên kết, hợp tác đầu tƣ về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đây sẽ là cơ hội tốt để du khách trong và ngoài nƣớc biết đến đất và ngƣời Bến Tre. Ngày hội tiếp đón hàng chục ngàn lƣợt khách đến tham quan, mua sắm, để lại nhiều ấn tƣợng đẹp trong lòng du khách trong và ngoài nƣớc. Diễn ra cùng với các hoạt động của ngày hội là Hội chợ thƣơng mại - du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn nghệ thuật và tham quan các điểm du lịch sinh thái miệt vƣờn, các vƣờn cây ăn trái đặc sản, tham quan làng nghề cây giống hoa kiểng, tham quan nhà thờ Cái Mơn, Đến đây, du khách đƣợc trải nghiệm cùng nhân dân địa phƣơng với các chƣơng trình du lịch, các làng nghề truyền thống tại huyện Chợ Lách. Du khách sẽ có dịp tham quan những vƣờn cây ăn trái chuyên canh trĩu quả nhƣ sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, du khách sẽ đƣợc hòa mình vào thiên nhiên hữu tình với nhiều vƣờn cây ăn trái, thƣởng thức những món ăn dân dã Nam bộ và đặc sản ốc gạo cồn Phú Đa, nghe những bài hát ngọt ngào sâu lắng của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ giữa một không gian thoáng mát, ấm áp đầy ắp tiếng cƣời, nhƣ tình của đất và lòng ngƣời của xứ sở bốn mùa cây trái này. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia một số chƣơng trình tour du lịch trên sông, len lỏi trong những con rạch nhỏ tham quan các vƣờn trái cây và cơ 54

59 sở nuôi ong mật, thƣởng thức mật ong. Đó sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong lòng mỗi du khách thập phƣơng. Các làng nghề cây giống hoa kiểng ở Chợ Lách nói chung ngày càng có nhiều thị trƣờng tiêu thụ và thu hút càng nhiều du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan. Khả năng gắn kết với du lịch là tiềm năng rất lớn của những làng nghề này. Chính quyền các cấp, các ngành có liên quan và các nhà vƣờn cần khai thác triệt để tiềm năng này. Đƣợc nhƣ vậy, tên tuổi của các làng nghề hoa kiểng ở Chợ Lách Bến Tre sẽ càng bay xa hơn không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn cả trong du lịch Thực trạng phát triển du lịch ở các làng nghề Trong những năm gần đây, hoạt động ngành nghề nông thôn luôn đƣợc chú trọng phát triển. Từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở đó, Bến Tre đã xây dựng kế hoạch, chính sách thực hiện theo Nghị định, trong đó chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện qui hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng chƣơng trình bảo tồn và phát triển ngành nghề; tập trung vào 3 lĩnh vực: bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới. Theo Thông tƣ số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu chí công nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí đã nhắc đến ở chƣơng một. Xét theo 3 tiêu chí trên, từ năm 2008 đến nay, Bến Tre đã công nhận 50 làng nghề, bao gồm cả làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Thực trạng các làng nghề hiện nay còn nhiều vấn đề đáng quan tâm Thực trạng về sản phẩm của làng nghề Sản phẩm làng nghề của Việt Nam nói chung, của Bến Tre nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Các ngành nghề nông thôn luôn giữ vai trò không thể thiếu trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, tạo sản phẩm 55

60 hàng hóa, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, các sản phẩm hàng hóa của làng nghề truyền thống còn thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của ngƣời dân địa phƣơng. Mức độ hài lòng của du khách về các sản phẩm làng nghề tỉnh Bến Tre đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Mức độ hài lòng của khách du lịch về sản phẩm làng nghề tại Bến Tre 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5.Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá Nguyên liệu 4.04% 10.60% 39.40% 28.79% 17.17% - Mẫu mã, kiểu dáng 9.60% 24.24% 42.42% 17.68% 6.06% - Giá cả 5.55% 18.69% 37.88% 24.75% 13,13% - Chất lƣợng, VSATTP 7.07% 21.72% 39.90% 23.23% 8.08% Phần lớn các sản phẩm làng nghề tại Bến Tre đều chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng tốt đối với du khách. Hầu hết, du khách chỉ tạm hài lòng với các tiêu chí đánh giá về chất lƣợng sản phẩm. Trong đó, tiêu chí đánh giá về nguyên liệu đƣợc du khách hài lòng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 28,79%, trái lại, du khách ít hài lòng nhất về chỉ tiêu về mẫu mã, kiểu dáng chỉ chiếm 17,68% Nguyên liệu là yếu tố rất quan trọng của các làng nghề. Sản phẩm làng nghề tạo ra có đạt chất lƣợng tốt hay không, phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Để nâng cao hiệu quả và chủ động nguồn nguyên liệu với chi phí thấp nhất, đa số các cơ sở ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre sử dụng nguyên liệu tại chỗ rất phổ biến, đó là dừa. Cây dừa có giá trị to lớn đối với các ngành nghề nông thôn, ngƣời dân nơi đây đã phát huy tối đa lợi ích mà cây dừa mang lại. Ngoài ra, những nguyên liệu khác nhƣ các loại dây chuối, lục bình, tre cũng đƣợc ngƣời dân tận dụng từ các địa phƣơng trong tỉnh, họ còn phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung phục vụ cho ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm. Có thể nói, việc phát huy lợi thế nguyên liệu tại chỗ đã hỗ trợ đắc lực cho các làng nghề bởi chi phí vận chuyển và tỉ lệ tổn thất thấp và chất lƣợng lại cao. Đây là một lợi thế quan trọng mà các ngành nghề nông thôn ở Bến Tre cần khai thác triệt để. Song, thời gian gần đây, một số nguyên liệu ngày càng ít dần nên các làng nghề phải nhập nguyên liệu từ các tỉnh lân cận nhƣng chất lƣợng nguyên liệu vẫn đảm bảo. 56

61 Về mẫu mã, kiểu dáng: thực trạng chung của các làng nghề hiện nay là sản phẩm tại các làng nghề còn sơ sài, nghèo nàn về chủng loại và mẫu mã. Theo kết quả mà tác giả luận văn phỏng vấn ngƣời dân tham gia sản xuất và kinh doanh tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bến Tre thì hầu hết sản phẩm ở các làng nghề trong nhiều năm qua vẫn chƣa tạo đƣợc bƣớc đột phá đáng kể, kiểu dáng, chất lƣợng nhiều sản phẩm còn hạn chế, mẫu mã bao bì thiếu sức hấp dẫn và không đáp ứng thị hiếu thị trƣờng. Nguyên nhân chính lý giải cho thực trạng này là do đa số những ngƣời tham gia sản xuất tại các làng nghề nơi đây đều chƣa đƣợc đào tạo nên trình độ tay nghề chƣa cao, cuộc sống ngƣời dân ở đây còn thấp nên không thu hút đƣợc các nghệ nhân giỏi. Phần lớn, các làng nghề tại đây làm việc theo nguyên tắc nghề dạy nghề, cầm tay chỉ việc nên ngƣời dân ít có sáng tạo để làm đẹp, làm phong phú hơn những sản phẩm do mình làm ra. Đa phần các làng nghề làm ăn theo kiểu tự phát, chƣa nắm bắt đƣợc thị trƣờng, chƣa có thị trƣờng ổn định, còn hạn chế về dự báo cung cầu. Vì vậy, có rất ít ngành nghề, hộ sản xuất có phƣơng pháp cải tiến mẫu mã, số lƣợng sản phẩm. Nhiều làng nghề chƣa có những sản phẩm tinh xảo để bán cho khách du lịch. Tuy nhiên, một số ít làng nghề cũng chú trọng đến việc đầu tƣ thay đổi mẫu mã, kiểu dáng. Tiêu biểu là các cơ sở sản xuất kẹo dừa đã không ngần ngại đầu tƣ bạc tỷ để đổi mới công nghệ sản xuất kẹo truyền thống, tạo nên nhiều mẫu mã, kiểu dáng ngày càng hấp dẫn khách hàng. Về giá cả, các làng nghề Bến Tre sản xuất các sản phẩm với mức giá đƣợc du khách dễ chấp nhận, đối với nhiều du khách còn nhận xét giá rẻ. Những sản phẩm đƣợc coi là đặc sản, gắn liền với đất và ngƣời Bến Tre nhƣng đƣợc bán với mức giá tƣơng đối thấp. Giá một hộp kẹo dừa Thanh Long, Tuyết Phụng nổi tiếng trong và ngoài nƣớc bán với giá dao động trong khoảng từ VNĐ VNĐ. Thực trạng hiện nay tại các làng nghề là hầu hết các sản phẩm của làng nghề chƣa xây dựng thƣơng hiệu nên còn nhiều khó khăn trong kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, hầu hết làng nghề truyền thống đều mang tính hộ gia đình, vì thế luôn tồn tại tình trạng thiếu ngƣời có kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh giỏi. Sản phẩm làm ra không đƣợc quảng bá rộng rãi nên luôn chịu mức giá 57

62 thiệt thòi. Đối với các làng nghề sản xuất hoa kiểng, các hộ sản xuất còn bị thụ động trong khâu tiêu thụ sản phẩm, do sản xuất nhỏ lẻ và phân tán nên khâu tiêu thụ phải qua nhiều nấc trung gian, làm cho chi phí lƣu thông tăng cao, giá bán đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng bị đẩy lên gấp nhiều lần. Việc thống nhất giá cả để mua bán cuối cùng đa phần dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Tuy nhiên, do ngƣời bán thiếu chủ động trong các khâu tìm kiếm ngƣời mua nên giá cả luôn ở thế của ngƣời mua. Về chất lƣợng, an toàn vệ sinh thực phẩm: nhìn chung, các sản phẩm làng nghề ở đây đảm bảo cơ bản về chất lƣợng cũng nhƣ an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, do nhiều ngƣời dân lao động tại các làng nghề chƣa qua trƣờng lớp đào tạo nên trình độ tay nghề chƣa cao, chất lƣợng sản phẩm làm ra còn hạn chế. Điều này thể hiện rất rõ ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa, những hoa văn, họa tiết trang trí chƣa thật sự tinh xảo. Các làng nghề cây giống hoa kiểng cũng trong tình trạng tƣơng tự - còn thiếu nhiều nghệ nhân tên tuổi. Còn đối với các làng nghề chế biến cá khô, bánh phồng, bánh tráng, thì nguyên liệu và dụng cụ sản xuất ít khi đƣợc kiểm định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hộ sản xuất thƣờng tận dụng những khoảng trống ở sân nhà để phơi, do đó những hộ ở gần đƣờng giao thông thì sản phẩm khi phơi dễ bám bụi. Khung phơi làm bằng tre, trúc, lại ít đƣợc vệ sinh nên khả năng phát sinh vi sinh vật, nấm mốc ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Do đó, các làng nghề này ngoài việc chú ý vệ sinh trong quá trình sản xuất còn phải thiết kế khung phơi đúng quy chuẩn, đảm bảo không gian phơi bánh Thực trạng về cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế làng nghề và thu hút khách du lịch đến với làng nghề. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở các làng nghề tỉnh Bến Tre cơ bản đƣợc đảm bảo và dần phát triển hoàn thiện. 58

63 Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp/cơ sở về mức độ đáp ứng cơ sở hạ tầng cho sản xuất 1.Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá Điện 4.04% 10.10% 31.31% 42.42% 12.12% - Nƣớc 6.06% 14.14% 32.32% 40.40% 7.07% - Nguyên liệu 9.09% 24.24% 41.41% 21.21% 4.04% - Giao thông 8.08% 20.20% 38.38% 27.27% 6.06% - Viễn thông,tivi, internet 11.11% 21.21% 33.33% 24.24% 10.10% Trong các tiêu chí đánh giá về cơ sở hạ tầng thì điện đƣợc các doanh nghiệp, các cơ sở hài lòng nhiều nhất với 42,42%. Điện đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt của các hộ dân ở các làng nghề. Nhìn chung, lúc đầu đa số các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất bằng thủ công là chủ yếu nên nhu cầu sử dụng điện không cao; hiện nay các ngành nghề này phát triển mạnh, bắt đầu có sự đầu tƣ máy móc nên nhu cầu cần thiết phát triển thêm mạng lƣới điện ba pha đến các sơ sở sản xuất. Ở các làng nghề nông nghiệp các hộ sản xuất cây giống hoa kiểng có điện phục vụ tốt cho nhu cầu tƣới tiêu trong sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng cúp điện giảm tải vào mùa nắng cũng gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất ở các làng nghề. Về nƣớc, khoảng 90 hộ dân tại các làng nghề này có nƣớc hợp vệ sinh để sinh hoạt. Công tác kiểm tra quản lý vận hành các nhà máy nƣớc đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân trong mùa khô. Hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số địa phƣơng thiếu nƣớc sạch để sinh hoạt, đặc biệt những hộ dân ở xa các trạm cấp thoát nƣớc tại các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Tuy nhiên, nƣớc cho việc tƣới tiêu tại các làng nghề nông nghiệp rất phong phú, bởi địa hình nơi đây có nhiều sông ngòi kênh rạch. Các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm nhƣ bánh phồng, bánh tráng, kẹo dừa, rƣợu, thì nƣớc sạch có vai trò 59

64 rất quan trọng quyết định chất lƣợng sản phẩm. Vì thế mà phần lớn các hộ sản xuất ở các làng nghề này đƣợc cấp nƣớc hợp vệ sinh phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Về nguyên liệu: Theo điều tra thì nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn ở Bến Tre có 02 dạng: - Nguyên liệu nhân tạo: các loại dây nhựa nhân tạo, khung sắt phục vụ ngành nghề đan đát, tết bện; vải, cƣờm, ren, chỉ phục vụ may mặc và nghề thủ công mỹ nghệ; sắt, nhôm phục vụ cơ khí sửa chữa và các loại nguyên liệu công nghiệp khác,... Các loại nguyên liệu này đƣợc tạo ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp và đƣợc cung cấp từ thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và nội tỉnh khá phong phú, ổn định. - Nguyên liệu truyền thống: Đây là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, một phần từ nguồn tài nguyên khoáng sản và phần lớn còn lại đƣợc tạo ra từ hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn của tỉnh và đƣợc thu mua từ các tỉnh khác. Với cách khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên không theo hƣớng bền vững (đối với nhóm gỗ, mây tre lá...) nên nguồn nguyên liệu đang ngày càng suy giảm về lƣợng và không đủ tiêu chuẩn về chất lƣợng thậm chí có loại đã bị khai thác theo hƣớng cạn kiệt. Làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh thành phố Bến Tre, làng nghề đan đát Phƣớc Tuy huyện Ba Tri đã có một số hộ chuyển sang ngành nghề khác do thiếu nguyên liệu sản xuất. Không chỉ vậy, mức sống của các hộ lao động tại các làng nghề không cao, nên họ thiếu vốn đầu tƣ sản xuất. Khó khăn mà các làng nghề truyền thống hiện nay đang phải đƣơng đầu là giá nguyên liệu. Điều này dẫn tới giá thành phẩm cũng dao động theo khiến chủ cơ sở không dám ký những hợp đồng dài hạn với giá trị lớn. Nhiều chủ cơ sở muốn mua trữ nguyên liệu nhƣng lại thiếu vốn. Vòng tròn luẩn quẩn ấy khiến cho các cơ sở không thể đảm bảo cho ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên và liên tục, công việc tại làng nghề dần trở thành một công việc thời vụ thay vì việc mang tính chuyên môn hóa tay nghề cao. Về giao thông: đã khánh thành đƣa vào sử dụng cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cái Sơn, Cầu sông Thơm, phà Hƣng Phong, phà Cổ Chiên và nâng cấp 60

65 phà Tân Phú, đã tạo động lực phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho ngƣời dân Bến Tre. Hiện nay, tỉnh đã tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đến các làng nghề ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đƣờng liên tỉnh, liên huyện, xã và ấp đã đƣợc bê tông hóa tạo nhiều điều kiện thuận lợi để vận chuyển sản phẩm làng nghề tiếp cận thị trƣờng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn chậm. Một số tuyến đƣờng giao thông chƣa đƣợc bê tông hóa hoàn chỉnh nên trong quá trình vận chuyển nguyên liệu cũng nhƣ sản phẩm đều gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào những tháng mƣa bão. Tuy hệ thống giao thông có nhiều cải thiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu. Ở nhiều điểm đến du lịch làng nghề, tuy đƣờng vào đã đƣợc đổ bê tông, nhƣng còn quá nhỏ hẹp, xe 25, 45 chỗ ra vào rất khó khăn. Về viễn thông, internet: Trong những năm gần đây ngành bƣu chính viễn thông phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận nhanh với thị trƣờng, để chủ động sản xuất tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng. Tỉnh có trên 90% hộ có điện thoại phục vụ cho thông tin liên lạc và tivi, radio để theo dõi thông tin về giá cả, thị trƣờng, các thông tin về khoa học kỹ thuật. Trong đó, đầu số di động cao hơn nhiều so với thuê bao cố định. Một số hộ sản xuất tại các làng nghề cũng bắt đầu sử dụng internet để phục vụ cho nhu cầu theo dõi thông tin thị trƣờng và tiếp cận khoa học công nghệ. Tuy nhiên số thuê bao internet ở các làng nghề còn khá hạn chế Thực trạng về môi trường Một yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề đó là vấn đề môi trƣờng. Thực trạng môi trƣờng tại các làng nghề ở Bến Tre hiện nay đang đƣợc quan tâm. Bài toán đặt ra trong công tác quản lý làng nghề đã từ lâu nhƣng chƣa tìm đƣợc lời giải đáp thỏa đáng. Phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ đƣợc bản sắc, những nét tinh hoa của làng nghề cũng nhƣ môi trƣờng sống của ngƣời dân còn khó hơn nhiều. Hầu hết các làng nghề Việt Nam nói chung các làng nghề Bến Tre nói riêng hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm rác thải và khí thải. Một trong những nguyên nhân của 61

66 tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chƣa thật sự hiệu quả, đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng nhƣ thông tin thị trƣờng. Tuy các cở sở đã làm bản cam kết bảo vệ môi trƣờng nhƣng hầu nhƣ chƣa thống kê đƣợc lƣợng chất thải phát sinh hằng ngày, chƣa có biện pháp xử lý đối với các loại hóa chất nguy hại và cũng nhƣ chƣa thu gom và xử lý nƣớc thải. Kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trƣờng đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3. Đánh giá của du khách về mức độ ảnh hưởng của làng nghề tới môi trường 1. Hoàn toàn không xấu 2. Không xấu 3. Tương đối xấu 4. Xấu 5. Rất xấu Các tiêu chí đánh giá Nƣớc 2.52% 6.57% 34.85% 40.91% 15.15% - Không khí 9.09% 19.70% 40.40% 27.78% 3.03% - Tiếng ồn 11.11% 31.31% 36.87% 15.66% 5.05% - Cảnh quan 8.59% 23.74% 35.35% 25.25% 7.07% Trong các tiêu chí đánh giá về mức độ ô nhiễm đối với môi trƣờng thì nƣớc là tiêu chí đánh giá bị ô nhiễm nhiều nhất với 40,91 số ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng hoạt động của làng nghề ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng nƣớc. Hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng nƣớc, vì đa số các chất thải ra ngoài đều không qua xử lý. Làng nghề kẹo dừa, thạch dừa ở phƣờng 7 thành phố Bến Tre, một số cơ sở phải di dời để đảm bảo vệ sinh, môi trƣờng trong khu dân cƣ. Bên cạnh đó, các làng nghề nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, ảnh hƣởng khá lớn đến nguồn nƣớc và không khí. Đa số các làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa, nƣớc thải của các cơ sở hầu hết chƣa xử lý và đƣợc cho chứa trong ao tù hoặc thải thẳng trực tiếp ra kênh mƣơng, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Bến Tre một mặt đem lại lợi nhuận về kinh tế cho đất nƣớc, tạo việc làm cho ngƣời dân nhƣng mặt khác lại tác động xấu đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Nhiều làng nghề trong quá trình sản xuất đã làm ô nhiễm không khí. Ảnh hƣởng bụi và rác thải trong quá trình sản xuất những mặt hàng từ chỉ xơ dừa, sản xuất thủ công mỹ nghệ từ dừa. 62

67 Đa số các làng nghề ở Bến Tre là các làng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là sản xuất thủ công, việc sử dụng máy móc trong sản xuất còn rất hạn chế. Vì vậy, các làng nghề nhìn chung ít gây tiếng ồn làm ảnh hƣởng môi trƣờng xung quanh. Ý thức về bảo vệ môi trƣờng ở đây rất đƣợc bà con chú trọng, phần lớn các hộ tham gia sản xuất đều có hố rác hợp vệ sinh. Các hộ sản xuất cây giống hoa kiểng đều đã qua các lớp tập huấn về kiến thức bảo vệ môi trƣờng, việc vứt bỏ lung tung các bao bì thuốc bảo vệ thực vật nay không còn, mà đƣợc thu gom đem thiêu hủy đúng cách, đúng nơi, đảm bảo môi trƣờng chung quanh. Tuy nhiên, qua quan sát đánh giá môi trƣờng xung quanh các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa thì hầu hết các phế phẩm, gỗ dừa dƣ thừa bị quăng bừa bãi xung quanh cơ sở; bụi gỗ bám đầy trên tƣờng cũng nhƣ trên trần nhà xƣởng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi; cả ngƣời kinh doanh và một số du khách chƣa ý thức đƣợc việc bảo vệ môi trƣờng cảnh quan Thực trạng về nguồn nhân lực Thực trạng đáng đƣợc quan tâm hiện nay là nguồn nhân lực tại các làng nghề. Tình trạng thiếu thầy, thiếu thợ hiện nay rất phổ biến và đang là nỗi lo ngại không chỉ của các làng nghề mà của cả chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh làng nghề về thực trạng lao động tại các làng nghề tại Bến Tre đƣợc thể hiện nhƣ sau: Bảng 2.4. Đánh giá của cơ sở/doanh nghiệp về lao động tại các làng nghề 1. không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá Trình độ tay nghề 6,06% 17,17% 45,45% 23,23% 8,08% - Kinh nghiệm 5,05% 15,15% 49,49% 20,20% 10,10% - Mức sống 13,13% 26,26% 42,42% 14,14% 4,04% - Giao tiếp 8,08% 12,12% 53,53% 19,19% 7,07% 63

68 - Về trình độ tay nghề: Tại nhiều làng nghề trong tỉnh vẫn còn đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm huyết và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ, tuy nhiên con số này không nhiều. Một số ít lao động chịu khó học tập, có tay nghề ngày càng tinh tế và sản xuất đƣợc nhiều mặt hàng khác nhau, có tính sáng tạo, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật. Riêng bà con ở các làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Chợ Lách đã qua lớp đào tạo về kỹ thuật nhân giống và đƣợc tập huấn về pháp lệnh giống cây trồng. Tuy nhiên, số lao động đƣợc đào tạo chiếm con số khá khiêm tốn. Năm 2000 tỷ lệ lao động quan đào tạo chỉ là 7,36, đến năm 2009 (Theo báo cáo 279/BC/UBND ngày 15/12/2009) đã tăng lên 38. Điều này cho thấy, phần lớn các ngành nghề nông thôn ở Bến Tre ít phức tạp, dễ làm và có thể truyền nghề bằng cách cầm tay chỉ việc, tận dụng số lƣợng lớn lao động nông nhàn. Vì đội ngũ lao động có nhiều ngƣời chƣa qua đào tạo nên ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt các làng nghề thủ công truyền thống. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở đào tạo. Trong đó có 11 cơ sở công lập: 01 Trƣờng Cao đẳng nghề Đồng Khởi; 01 Trƣờng Trung cấp nghề Bến Tre; 01 Trung tâm dạy nghề Hội Phụ nữ; 01 Trung tâm dạy nghề cho ngƣời khuyết tật; và 07 trung tâm dạy nghề tại 07 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và 05 cơ sở dạy nghề tƣ thục. Với số lƣợng cơ sở đào tạo nghề hiện nay, hy vọng trong tƣơng lai số ngƣời đƣợc đào tạo sẽ nâng lên cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. - Về kinh nghiệm: hiện nay, lao động tại các làng nghề đang có xu hƣớng già hóa. Do đó, những nghệ nhân, những lao động lớn tuổi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Mặc dù ít qua đào tạo nhƣng với sự cần cù, ham học hỏi, nghề dạy nghề vẫn đảm bảo cho ra những sản phẩm tốt. Lao động trẻ thì lại ít gắn bó với nghề, sẵn sàng tìm công việc khác có thu nhập cao hơn. Một số lớp trẻ khác lao động trong làng nghề nhƣng lại không thiết tha với nghề, việc học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ trƣớc cũng hạn chế. Vì vậy, nguy cơ mai một làng nghề hiện nay đang là vấn đề đáng báo động. 64

69 - Về mức sống: những ngƣời lao động trong các làng nghề có xu hƣớng không hài lòng với mức thu nhập hiện tại, cuộc sống của họ còn khá vất vả, thu nhập hàng tháng chỉ trên dƣới 2 triệu đồng, rất ít làng nghề có thu nhập trên 3 triệu đồng. Đa số các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, manh múm nên mang lại hiệu quả kinh tế chƣa cao. Song song đó, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, tạo ra nhiều việc làm với mức thu nhập hấp dẫn cùng chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ. Những ngƣời lao động tại các làng nghề truyền thống vì muốn cải thiện cuộc sống của mình nên không còn mặn mà với nghề đang làm và sẵn sàng thoát ly khỏi nghề để đi làm ở các khu công nghiệp khi có cơ hội. Trong khi đó những nghệ nhân làng nghề truyền thống thì ngày càng già đi, dẫn đến tình trạng các làng nghề thiếu lao động và đứng trƣớc nguy cơ phải bỏ nghề. Do đó, khó khăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay là vấn đề đào tạo lao động có tay nghề, yêu nghề, sống với nghề. - Về giao tiếp: hầu hết, ngƣời dân nơi đây thật thà, chất phác, làm việc với nhau rất vui vẻ. Tuy nhiên, họ còn ngại tiếp xúc với ngƣời lạ, với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Điều này cản trở việc phát triển du lịch làng nghề. Đa phần họ chƣa ý thức đƣợc vai trò của khách du lịch trong việc phát triển làng nghề. Các cơ sở sản xuất sản xuất và cơ sơ kinh doanh sản phẩm làng nghề ở các làng nghề Bến Tre làm du lịch chƣa thực sự chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng hƣớng dẫn làm du lịch, cách tiếp khách du lịch, cách tiếp thị sản phẩm. Do đó, rào cản về giao tiếp làm khách du lịch chƣa thật sự thoải mái khi đến tham quan các làng nghề tại Bến Tre Thực trạng về chính sách phát triển Với chƣơng trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn , mục tiêu chung là khôi phục, phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Bến Tre, có lợi thế cạnh tranh, ngành nghề ƣu tiên của tỉnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo đảm làng nghề 65

70 phát triển một cách bền vững, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, nguồn nguyên vật liệu trong nƣớc và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đƣa giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề tăng bình quân 15 /năm, phát triển thêm khoảng 2-3 làng nghề mới, tạo việc làm ổn định cho khoảng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn từ 2 đến 3 triệu đồng/ngƣời/tháng lên 3-4 triệu đồng/ngƣời/tháng; mỗi huyện có khoảng 2-3 loại sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng nhãn hiệu và có ít nhất 50 số làng nghề đƣợc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả; hỗ trợ và hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành. Bảng 2.5. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề Kinh phí STT Chính sách (triệu Nguồn kinh phí đồng) Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng Vốn khuyến công và 1 nghề giới thiệu sản phẩm trong các hội 560 xúc tiến thƣơng mại chợ triển lãm Hỗ trợ các làng nghề tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh 350 Vốn khuyến công Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến Vốn khuyến công thiết bị Hỗ trợ các doanh nghiệp trong làng nghề đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và Nguồn vốn khoa học chất lƣợng, tăng khả năng cạnh tranh của công nghệ sản phẩm Hỗ trợ chi phí cho làng nghề xây dựng, Vốn khoa học công 5 xác lập quyền và phát triển chỉ dẫn địa lý, 400 nghệ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận 66

71 6 7 8 Hỗ trợ một phần vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông nông 2,000 thôn Hỗ trợ vốn để đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải Hỗ trợ vốn để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng TỔNG Vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia Vốn sự nghiệp môi trƣờng Vốn sự nghiệp môi trƣờng Bên cạnh đó, trong năm 2013, khuyến công tỉnh hỗ trợ đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị sản xuất kìm cho làng nghề kìm kéo xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm; hỗ trợ đầu tƣ máy tề ngọn chổi và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Làng nghề bó chổi xã Mỹ An huyện Thạnh Phú. Ngoài ra, nguồn vốn khuyến công quốc gia đã hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất kẹo dừa tại làng nghề kẹo dừa phƣờng 7, thành phố Bến Tre, kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng thúc đẩy phát triển sản xuất tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng bằng nguồn vốn hỗ trợ từ dự án phát triển kinh doanh với ngƣời nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. Nguồn vốn sự nghiệp môi trƣờng hỗ trợ 150 triệu đồng để hỗ trợ thực hiện dự án tăng cƣờng năng lực quản lý bảo vệ môi trƣờng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng giai đoạn 2. Ngoài ra, Tỉnh đã tổ chức các lớp tọa đàm về việc thành lập, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động cho ban quản lý 27 làng nghề và triển khai chính sách dành cho các làng nghề đƣợc công nhận trong năm Hỗ trợ xây dựng 02 cổng làng nghề cây giống hoa kiểng. Các hoạt động hỗ trợ bƣớc đầu đã tạo đƣợc sự gắn kết giữa đẩy mạnh sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong làng nghề. Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển các làng nghề. Song, nguồn vốn đầu tƣ vẫn còn ít, các hộ sản xuất vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đó là cách làm ăn theo kiểu tự phát, chƣa nắm bắt đƣợc thị trƣờng. Vì vậy có rất ít làng 67

72 nghề nói chung và hộ sản xuất nói riêng có phƣơng pháp điều tiết mẫu mã, số lƣợng sản phẩm theo yêu cầu và thị hiếu của thị trƣờng. Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất hàng năm của các sản phẩm của làng nghề tạo ra chiếm tỷ trọng rất nhỏ ở địa bàn nông thôn. Vốn, công nghệ, thiết bị sản xuất, trình độ kỹ thuật và quản lý còn non yếu, tay nghề thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các quan hệ cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm, hệ thống các cơ quan cung ứng, dịch vụ, chƣa thuận lợi cho việc đầu tƣ kinh doanh. Các làng nghề chƣa hình thành đƣợc tổ chức sản xuất đa thành phần kinh tế nhƣ tổ hợp tác, hợp tác xã. Vì vậy chƣa có một đơn vị đầu mối đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chung cho ngành nghề Hoạt động quảng bá Một số làng nghề trong tỉnh đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, chế tác để nâng cao chất lƣợng sản phẩm nghề, liên kết hợp tác giữa các làng nghề trong tỉnh và ngoài tỉnh, liên kết giữa làng nghề với các doanh nghiệp du lịch trong khu vực, trong vùng và ngoài nƣớc để phát triển. Các làng nghề đã chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu đến thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet, brochure và thông qua các công ty lữ hành trong chƣơng trình du lịch tham quan làng nghề. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch làng nghề hiện vẫn còn dựa vào tài nguyên có sẵn, ít tạo ra sự khác biệt giữa các làng nghề. Việc đầu tƣ khai thác các sản phẩm du lịch còn ở dạng thô, đơn giản, làm cho các sản phẩm đơn điệu, các chƣơng trình du lịch kém hấp dẫn. Việc giới thiệu làng nghề chƣa gắn với giới thiệu các danh lam thắng cảnh của địa phƣơng, gắn với các lễ hội, thiếu các dịch vụ đi kèm. Về phía du khách, khi đƣợc hỏi Ông/bà biết đến du lịch làng nghề qua kênh thông tin nào? thì có 43,94 biết đến du lịch làng nghề qua các công ty du lịch. Hiện nay, ở Bến Tre đã có khá nhiều công ty du lịch đƣa các làng nghề vào danh mục các điểm tham quan. Nhiều du khách còn biết đến làng nghề qua báo chí, internet, chiếm 34,85. Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, du khách lại có nhiều điều kiện tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thú vị. Tuy nhiên, các làng nghề ở đây chƣa biết tận dụng và khai thác triệt để từ các kênh thông tin 68

73 này, hầu hết các làng nghề chƣa có những thông tin cụ thể, những hình ảnh và hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách. Về phía các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh làng nghề, khi đƣợc tác giả luận văn phỏng vấn cơ sở cần làm gì để du khách biết đến làng nghề và sản phẩm của làng nghề thì đa số họ cho rằng cần phát triển thƣơng hiệu và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các cơ quan ban ngành có liên quan phối hợp với ngƣời dân cùng làm du lịch. Hầu hết các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ còn mặc cảm, tự ti, lo ngại thủ tục nên chƣa đăng ký thƣơng hiệu. Việc đăng ký thƣơng hiệu cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, các hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết cùng đăng ký thƣơng hiệu theo nhóm sản phẩm, tự kiểm soát chất lƣợng. Để khuếch trƣơng thƣơng hiệu cần xây dựng các kênh thông tin nhƣ các cataloge, sách in, băng đĩa. Nhắc đến thƣơng hiệu sản phẩm chắc ai cũng còn nhớ một mốc son chói lọi trên thƣơng trƣờng là vụ thắng kiện đầu tiên khi giành lại thƣơng hiệu Kẹo dừa Bến Tre của bà Phạm Thị Tỏ - giám đốc công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á với Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những thị trƣờng chính tiêu thụ kẹo dừa lớn của công ty bà Hai Tỏ, với chất lƣợng cao, ngƣời tiêu dùng nơi đây đã rất ƣa chuộng sản phẩm này từ Bến Tre, Việt Nam xuất sang. Sóng gió bắt đầu nổi lên khi vào đầu năm 1998, sản lƣợng Kẹo dừa Bến Tre giảm sút trầm trọng ở Trung Quốc. Qua dò hỏi, bà biết đƣợc trên thị trƣờng đang có sản phẩm nhái kẹo dừa Bến Tre. Bà quyết định bắt đầu hành trình đòi lại công lý cho thƣơng hiệu Việt nói chung và Kẹo dừa Bến Tre nói riêng, bà đã đi Trung Quốc kiện doanh nghiệp Rừng Dừa Doanh nghiệp làm nhái sản phẩm kẹo dừa Bến Tre. Tháng 8 năm 2008, bà đƣợc biết công ty Trách nhiệm hữu hạn Rừng Dừa đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc. Cùng ngƣời phiên dịch, bà đến trình bày sự việc tại Cục Quản lý hành chánh công thƣơng nhãn hiệu hàng hóa quốc gia nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bà phải vất vả ngƣợc xuôi rất nhiều lần đi về giữa Trung Quốc và Việt Nam để đem ra những giấy tờ, bằng chứng, chứng minh bà là chủ của Kẹo dừa Bến Tre và thƣơng hiệu của bà là thật với chất lƣợng cao. Sau 8 tháng dài mòn mỏi, chính quyền Hải Nam - Trung Quốc đã thừa nhận những bằng 69

74 chứng của bà là đúng. Khi đã có tiếng nói của công lý, bà mạnh dạn đấu tranh trực tiếp với xƣởng sản xuất kẹo dừa mang thƣơng hiệu Kẹo dừa Bến Tre giả bằng phƣơng tiện truyền thông đại chúng báo đài của Trung Quốc, khẳng định một lần nữa với ngƣời tiêu dùng nơi đây, chỉ có duy nhất Kẹo dừa Bến Tre là của bà, đƣợc xuất khẩu từ Bến Tre, Việt Nam, ngoài ra không có thƣơng hiệu nào giống nhƣ vậy nữa. Cuối cùng, xƣởng sản xuất kia đã chịu đóng cửa, và đây cũng là lần đầu tiên, thƣơng hiệu Việt đã giành lại đƣợc thành công ở ngay đất khách. Câu chuyện Kẹo dừa Bến Tre thắng kiện tại trung Quốc năm 1999 luôn là bài học thú vị về bảo vệ thƣơng hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các trang web của bộ, ngành, địa phƣơng cần mở chuyên mục giới thiệu sản phẩm thƣơng hiệu, nhu cầu đầu tƣ thƣơng mại, các cơ sở sản xuất chủ động cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin giới thiệu trên các website. Việc xúc tiến thƣơng mại cần áp dụng nhiều kênh, không nhất thiết các hợp tác xã phải có gian hàng riêng nhƣng hợp tác xã cần đƣợc hỗ trợ chi phí gửi sản phẩm, gửi các tài liệu nhƣ bản in, băng đĩa hình giới thiệu ở các hội chợ quốc tế. Xây dựng thƣơng hiệu là một quá trình bền bỉ, liên tục cùng với việc duy trì chất lƣợng sản phẩm, bổ sung mẫu mã sản phẩm, thông qua nhiều kênh thông tin. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thƣơng mại cần nắm bắt và phổ biến nhu cầu thị trƣờng nƣớc ngoài Tình hình khách du lịch đến với các làng nghề Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch lớn nhất phía Nam. Khách nội địa đến Bến Tre chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam với mục đích tham quan, ngắm cảnh, nghỉ cuối tuần, tham quan di tích, làng nghề, công vụ, Từ thành phố Hồ Chí Minh, khách quốc tế đến khắp các tỉnh trong vùng và trog cả nƣớc. Bến Tre là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ, có những nét đặc thù riêng về tài nguyên tự nhiên, có những nét đặc thù riêng về bản sắc văn hóa của ngƣời dân đã và đang thu hút một số lƣợng lớn khách du lịch quốc tế đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, từ khi khánh thành cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ Chiên thì 70

75 du lịch Bến Tre càng có điều kiện phát triển bởi việc di chuyển tham quan càng dễ dàng. Các thị trƣờng khách quốc tế đến đây không thể tách rời các thị trƣờng chính của thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả khảo sát, kết quả về thị trƣờng khách du lịch đến Bến Tre đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6. Thị trường khách du lịch đến Bến Tre Thị trường Kết quả khảo sát Việt Nam 49.49% Châu Á 30.81% Châu Âu, Mỹ 13.64% Châu khác 6.06% Việt Nam Châu Á Châu Âu, Mỹ Châu khác Biểu đề 2.1. Biểu đồ thị trường khách du lịch đến Bến Tre Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết khách du lịch đến Bến Tre là khách nội địa, chiếm 49.49%, chủ yếu khách từ các đô thị, thành phố lớn, công nhân các khu công nghiệp trong cả nƣớc. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Đồng Nai. Đứng thứ 2 là thị trƣờng khách quốc tế đến từ châu Á với tỉ lệ Các nƣớc Đông Nam Á, Đông Bắc Á, tiêu biểu là Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là các thị trƣờng tiềm năng của nƣớc ta. Kế đến là thị trƣờng Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu nhƣ các nƣớc Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ, Canada, Nga,... Ngoài ra, các nƣớc ở châu Đại Dƣơng nhƣ Úc, Niu Zi Lân chiếm tỉ lệ nhỏ. Xét về độ tuổi, khách du lịch đến Bến Tre nằm trong độ tuổi nhƣ sau: 71

76 Bảng 2.7. Độ tuổi của khách du lịch đến Bến Tre Độ tuổi Kết quả khảo sát Dƣới 18 tuổi 6.06% Từ 18 đến 25 tuổi 16.67% Từ 26 đến 60 tuổi 57.58% Trên 60 tuổi 19.69% Hiện nay, với điều kiện cơ sở vật chất ngành du lịch còn hạn chế, khách du lịch đến Bến Tre chủ yếu rơi vào nhóm tuổi từ 26 đến 60 - độ tuổi đang đi làm và chủ động về tài chính và bị động về thời gian. Họ thƣờng đến Bến Tre vào dịp lễ, tết, Festival Dừa cũng là ngày hội của du lịch Bến Tre. Ngoài ra, đối tƣợng khách trên 60 tuổi chiếm 19,69. Đây là một con số đáng lƣu ý, bởi đối tƣợng này đã qua độ tuổi làm việc nên thƣờng chủ động về mặt thời gian, nguồn tài chính của họ cũng tƣơng đối dồi dào. Đây là đối tƣợng thích hợp với các tour sông nƣớc miệt vƣờn, sinh thái, tham quan nghiên cứu văn hóa làng nghề. Đây chính là thế mạnh của đất và ngƣời Bến Tre. Theo kết quả khảo sát của tác giả thì ở Bến Tre có khá nhiều món quà để du khách mua về tặng ngƣời thân, gia đình, bạn bè: Bảng 2.8. Sản phẩm khách du lịch mua khi đến Bến Tre Thị trường Kết quả khảo sát Đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa 19.19% Bánh phồng, bánh tráng 15.66% Kẹo dừa, rƣợu 47.47% Hoa kiểng, trái cây 16.16% Sẩn phẩm khác 1.52% Bến Tre có khá nhiều sản phẩm hấp dẫn đối với khách du lịch. Trong đó, kẹo dừa và rƣợu Phú Lễ đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng nhất với tỉ lệ 47,47. Đây đƣợc coi là đặc sản của đất và ngƣời Bến Tre, không chỉ nổi tiếng trong nƣớc mà còn trên thế giới. Bên cạnh đó, hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, hoa 72

77 kiểng, trái cây, bánh phồng, bánh tráng, cũng là các mặt hàng thân quen đối với khách du lịch khi đến đây. Du khách đến Bến Tre, tham quan các làng nghề, chứng kiến các công đoạn tạo ra sản phẩm và cuối cùng là mua những sản phẩm này về làm quà, làm đồ lƣu niệm. Kỷ niệm chuyến du lịch Bến Tre sẽ mãi đong đầy trong từng sản phẩm làng nghề. Một điểm đến du lịch dù hấp dẫn nhƣng nếu không gây đƣợc sự chú ý, sự hài lòng ở du khách thì cũng khó hoạt động hiệu quả. Do vậy, để biết đƣợc mức độ hài lòng của du khách khi đến với xứ dừa, tác giả đã tìm hiểu những yếu tố khách quan từ phía du khách thông qua các phiếu khảo sát mức độ hài lòng, không hài lòng của du khách khi du lịch ở Bến Tre. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.9. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề Bến Tre Tiêu chí Kết quả khảo sát Rất hài long 4.04% Hài long 35.86% Tạm hài long 51.01% Không hài long 9.09% Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề tại Bến Tre Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng, Bến Tre chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh trong lòng khách du lịch, phần lớn khách chỉ tạm hài lòng khi du lịch ở Bến Tre. Đa số những khách tạm hài lòng hay không hài lòng đều cho rằng Bến Tre chƣa có nhiều sản phẩm du lịch đặc trƣng để thu hút, giữ chân hoặc thôi thúc họ 73

78 quay trở lại vào những lần sau. Đa số những khách đƣợc khảo sát chỉ tạm hài lòng về du lịch Bến Tre chứ chƣa thật sự đƣợc ấn tƣợng bởi những dịch vụ, hoạt động cũng nhƣ sản phẩm ở đây. Do vậy, cơ quan quản lý, các đơn vị lữ hành, các làng nghề cần tìm ra đƣợc những sản phẩm độc đáo, những hƣớng đi khác biệt so với các tỉnh lân cận ở đồng bằng sông Cửu Long để tạo đƣợc ấn tƣợng thật sự trong lòng mỗi du khách, góp phần thu hút du khách trở lại vào những lần sau. Từ việc nghiên cứu thực trạng trên, tác giả rút ra một số hạn chế của du lịch làng nghề tại Bến Tre: - Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong xây dựng, quy hoạch làng nghề còn rời rạc, thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc. Một số địa phƣơng có quy hoạch làng nghề với du lịch nhƣng quy hoạch thiếu thực tiễn và không đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh. - Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có ngƣời chịu trách nhiệm cụ thể. - Sự biến động về thị trƣờng, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa, nguồn vốn sản xuất khó khăn khiến nhiều làng nghề không chỉ ở Bến Tre nói riêng mà còn trên cả nƣớc nói chung đang ngày càng mai một và hoạt động cầm chừng, không tạo đƣợc môi trƣờng du lịch có sức hút. - Khó khăn về cơ sở hạ tầng nghèo nàn, chƣa đạt chất lƣợng, giao thông yếu kém gây khó khăn trong việc đi lại. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, nơi lƣu trú, các dịch vụ vui chơi, giải trí ở một số làng nghề còn đơn điệu, chƣa phát triển. - Việc ô nhiễm môi trƣờng ở một số làng nghề cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển du lịch tại các làng nghề. - Thiếu đội ngũ có tay nghề, yêu nghề và tâm huyết với nghề. - Phong cách phục vụ du lịch của ngƣời dân làng nghề không chu đáo, thiếu sự chuyên nghiệp. Phát triển du lịch tại các làng nghề là một hình thức mới mẻ đối với ngƣời dân. Hơn nữa trong thời gian qua, các cấp, các ngành cũng chƣa quan tâm đến việc đào tạo, hƣớng dẫn các kỹ năng làm du lịch cho ngƣời dân. Từ đó xuất hiện các tệ nạn chặt chém trong khi chất lƣợng phục vụ thấp, chèo kéo khách du lịch tới cửa hàng gây ức chế cho du khách khi đến tham quan làng nghề. Ngoài ra, đội ngũ thuyết trình viên tại các làng nghề vừa thiếu lại yếu. 74

79 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Bến Tre không chỉ nổi tiếng về cảnh quan sông nƣớc hữu tình, cây xanh trái ngọt bốn mùa mà còn nổi tiếng bởi trang sử vẻ vang của những con ngƣời làm nên Đồng Khởi. Tỉnh Bến Tre có khá nhiều làng nghề bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Sự phát triển của các làng nghề trong thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động ở nông thôn. Làng nghề nơi đây khá phong phú với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ kẹo dừa Bến Tre, rƣợu Phú Lễ, bành tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, hoa kiểng Chợ Lách,... Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề là rất lớn nhƣng số khách du lịch đến làng nghề vẫn chƣa cao. Tác giả chọn hai làng nghề tiêu biểu để đi sâu nghiên cứu là làng nghề truyền thống bánh phồng Sơn Đốc nổi tiếng hàng trăm năm nay; làng nghề thứ hai làng nghề hoa kiểng Sơn Châu xã Sơn Định với dự án Phát triển du lịch xã Sơn Định giai đoạn Thực trạng phát triển du lịch làng nghề của tỉnh còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù đƣợc sự quan tâm hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh về cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, song vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, sản phẩm của làng nghề chƣa đƣợc đánh giá cao, chƣa có nhiều hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch, ô nhiễm môi trƣờng từ các làng nghề đang là những vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Nghiên cứu tình hình, đặc điểm của khách du lịch đến với các làng nghề Bến Tre có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch làng nghề. Nghiên cứu về thị trƣờng khách, độ tuổi để nắm bắt rõ hơn nhu cầu, thị hiếu của khách đối với các sản phẩm của làng nghề. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm làng nghề nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của du khách. Từ việc nghiên cứu các điều kiện và thực trạng phát triển các làng nghề ở Bến Tre, tác giả đã chỉ ra những hạn chế của hoạt động du lịch làng nghề. Đây là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp phát triển loại hình du lịch làng nghề ở Bến Tre. 75

80 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề ở Bến Tre Định hướng phát triển du lịch - Về thị trường khách: Định hƣớng thị trƣờng khách quốc tế từ các nƣớc Đông Nam Á, Đông Bắc Á,tiếp đến là thị trƣờng các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ. Về thị trƣờng khách nội địa: duy trì thị trƣờng trong khu vực, phát triển thị trƣờng khách các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh đón lƣợt khách quốc tế, lƣợt khách nội địa. - Phát triển doanh thu du lịch: Để thực hiện chỉ tiêu doanh thu, ngoài việc tăng lƣợng khách du lịch, ngành du lịch cần phát triển về số lƣợng khu du lịch, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch; cải tiến nâng cao chất lƣợng mẫu mã, bao bì hàng hóa lƣu niệm; nâng cao chất lƣợng dịch vụ; kích thích nhu cầu chi tiêu và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu du lịch đạt 676 tỉ đồng, trong đó lữ hành chiếm 18-20, lƣu trú Phát triển doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch: Định hƣớng chính thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp có qui mô lớn, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch trong và ngoài nƣớc, tham gia đầu tƣ kinh doanh du lịch tại tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy phát triển cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa phƣơng. Định hƣớng phát triển không gian du lịch Bến Tre lấy Châu Thành làm điểm đột phá phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch sinh thái sông nƣớc miệt vƣờn, khu nghỉ dƣỡng. Khu vực Ba Tri tập trung các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử kết hợp với tham quan, nghiên cứu vƣờn chim Vàm Hồ. Khu vực Chợ Lách tập trung các vƣờn cây ăn trái, làng nghề hoa kiểng kết hợp tham quan di tích văn hóa lịch sử. Thành phố Bến Tre là trung tâm dịch vụ, cung ứng, đầu mối giao thông, là điểm dừng chân quan trọng trong tuyến du lịch quốc gia trên quốc lộ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã hội: giao thông, điện, nƣớc, viễn thông, đến các vùng quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt hệ thống giao thông. Tập trung đầu tƣ 76

81 cầu đƣờng, đảm bảo xe 50 chỗ vận chuyển khách du lịch đến đƣợc. Tập trung các công trình giao thông phục vụ du lịch Đầu tƣ các cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch. Các dự án vừa hoàn thành và đƣa vào hoạt động: dự án Resort Forever Green, dự án du lịch biển Thừa Đức Bình Đại, khu du lịch Lan Vƣơng, - Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Du lịch sinh thái sông nƣớc, du lịch miệt vƣờn làng quê: tham quan sông nƣớc, vƣờn cây trái, vƣờn hoa kiểng, cây giống, dịch vụ đò chèo chở khách, xe ngựa, Du lịch tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hóa lịch sử, lễ hội, làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở xây dựng chƣơng trình tham quan nghiên cứu, phục vụ khách. Ngoài ra, tỉnh cón định hƣớng phát triển loại hình vui chơi giải trí,du lịch nghỉ dƣỡng, thƣơng mại, công vụ Phát triển sản phẩm: ngoài những sản phẩm du lịch chung của vùng, tỉnh tập trung xây dựng các sản phẩm đặc trƣng Bến Tre với các chủ đề chính: Xứ Dừa, Hoa kiểng Vƣờn cây trái, Đồng Khởi, Định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch - Đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với nguyên liệu và vùng nguyên liệu tại địa phƣơng. Đặc biệt khuyến khích các làng nghề, làng nghề truyền thống khai thác hiệu quả nguyên liệu tại địa phƣơng, các phụ phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tại địa phƣơng nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng diện tích, sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trƣờng nhằm giảm thiểu các rủi ro về sản xuất, nguyên liệu, thị trƣờng và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách. - Qui hoạch xây dựng các làng nghề gắn với các trục giao thông, các cơ sở hạ tầng khác hiện có nhằm giảm chi phí hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Khuyến khích phát triển các làng nghề theo các cụm công nghiệp gắn với các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã. 77

82 - Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống: ƣu tiên phát triển các làng nghề truyền thống mà thị trƣờng có nhu cầu và tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ để duy trì và bảo tồn các làng nghề truyền thống lâu đời, mang bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các làng nghề này phục hồi và phát triển. - Phát triển ngành nghề mới: đẩy mạnh phát triển các loại hình ngành nghề nông thôn, ƣu tiên cho các làng nghề, ngành nghề chiếm ƣu thế trên thị trƣờng thông qua chƣơng trình hỗ trợ quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, không ảnh hƣởng đến cuộc sống, sức khỏe của các khu vực dân cƣ khác. Khuyến khích đầu tƣ và phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề có sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. - Phát triển làng nghề gắn với du lich nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng du lịch sinh thái miệt vƣờn, sông nƣớc, kết hợp tham quan làng nghề ngành nghề truyền thống, liên doanh, liên kết với các tỉnh trong khu vực để xây dựng những tour du lịch liên tỉnh phục vụ cả khách trong nƣớc và khách nƣớc ngoài trên cơ sở bảo vệ phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. - Đẩy mạnh kinh doanh du lịch, thu hút khách du lịch nƣớc ngoài và khách du lịch trong nƣớc trên cơ sở mở rộng, phát triển nhiều hình thức, nhiều mô hình du lịch ở cả hai loại hình du lịch tham quan và du lịch nghỉ dƣỡng. - Khôi phục, phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Bến Tre, có lợi thế cạnh tranh, ngành nghề ƣu tiên của tỉnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa. Nhằm phấn đấu đƣa giá trị sản xuất công nghệ của làng nghề tăng bình quân 15 /năm; phát triển thêm 2-3 làng nghề mới, tạo việc làm ổn định cho khoảng đến lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn từ 2-3 triệu đồng/ngƣời/tháng lên 3-4 triệu đồng/ngƣời/tháng; mỗi huyện sẽ có 2-3 loại sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng nhãn hiệu và có ít nhất 50% số làng nghề đƣợc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả, Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ và hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành. Để đạt 78

83 đƣợc các mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra các định hƣớng, giải pháp cụ thể đối với những ngành nghề truyền thống đã hình thành lâu đời và các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa, trong đó, tập trung vào các chính sách hỗ trợ về đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong làng nghề; xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Đối với những làng nghề truyền thống đã hình thành lâu đời: Tập trung hỗ trợ vốn để duy trì, phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ làng nghề, đầu tƣ máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Cụ thể: + Làng nghề dệt chiếu - thảm (An Hiệp - Châu Thành; Nhơn Thạnh - thành phố Bến Tre, Thành Thới B - Mỏ Cày Nam): Tập trung phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mở các lớp đào tạo nghề để phát triển thêm mẫu mã, kiểu dáng mới, tạo các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề; mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trƣờng đồng thời nghiên cứu hỗ trợ phát triển nghề mới. + Làng nghề sản xuất mây tre đan Phƣớc Tuy, Phú Lễ - Ba Tri: Đầu tƣ khôi phục vùng nguyên liệu, cải tiến công cụ lao động, mẫu mã, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất; khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, hàng trang trí nội thất, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại giới thiệu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ làng nghề cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo tay nghề, truyền nghề, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, gắn với du lịch văn hoá và có kế hoạch thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối quản lý. + Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ - Ba Tri: Nghiên cứu quy trình sản xuất chuẩn, giữ vững hồ men gia truyền nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cải tiến bao bì, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu; hình thành tổ hợp tác và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội Rƣợu Phú Lễ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ đầu tƣ cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề. 79

84 + Làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng - Bình Đại và An Thuỷ - Ba Tri: Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhà xƣởng, hệ thống sấy, hút chân không, đăng ký nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức truyền nghề và mời gọi đầu tƣ phát triển doanh nghiệp đầu mối để cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xử lý ô nhiễm môi trƣờng, cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề; tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô lớn trong làng nghề để làm nòng cốt, vận động các hộ sản xuất liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối hỗ trợ làng nghề cũng nhƣ tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc. + Làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc - Giồng Trôm và bánh phồng Phú Ngãi - Ba Tri: Nghiên cứu thiết kế xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở đầu tƣ thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý môi trƣờng đạt tiêu chuẩn, có giải pháp để hỗ trợ làng nghề phát triển vùng trồng nếp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất; thực hiện an toàn vệ sinh và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, cải tiến bao bì mẫu mã, phát triển mạnh thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã hiện có và vận động thành lập hợp tác xã mới trong các làng nghề; nhân rộng mô hình tăng cƣờng năng lực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng sang các làng nghề sản xuất khác. Đối với các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa: Tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh của tỉnh; đồng thời, quan tâm bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể: - Làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh - Mỏ Cày Nam và Khánh Thạnh Tân - Mỏ Cày Bắc: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ dây chuyền công nghệ chế biến chỉ xơ dừa; tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, đổi mới quy trình, thiết bị công nghệ sản xuất chỉ xơ dừa, phát triển thêm một số sản phẩm để cạnh tranh với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; tăng cƣờng củng cố, nâng cao hiệu 80

85 quả hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong làng nghề để làm đầu mối hỗ trợ thúc đẩy các hộ sản xuất trong làng nghề phát triển. - Làng nghề đan giỏ cọng dừa Phƣớc Long, Hƣng Phong - Giồng Trôm: Mở rộng quy mô sản xuất; đầu tƣ đổi mới công cụ, thiết bị chuyên dùng, nghiên cứu chuyển giao phần mềm thiết kế và khuyến khích các nghệ nhân thiết kế, sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới, chất lƣợng cao đáp ứng thị trƣờng thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu; tổ chức truyền nghề và đào tạo thợ giỏi, nâng cao trình độ quản lý và kiến thức hội nhập của các doanh nghiệp và cơ sở; củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động hợp tác xã hiện có và tuyên truyền vận động thành lập thêm hợp tác xã mới để làm đầu mối hỗ trợ làng nghề. Phát triển làng nghề gắn với du lịch, với hoạt động bảo tồn tránh bị mai một Một số giải pháp Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Một điểm du lịch nào đó thu hút du khách không chỉ ở cảnh quan, giá trị văn hóa lịch sử mà còn ở cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Do đó, để du lịch làng nghề Bến Tre phát triển thì trƣớc hết cần quan tâm đến việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cũng nhƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch. - Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đã đƣợc thể hiện trong quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch chuyên ngành của địa phƣơng. Cần lồng ghép với các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề. Với các mục tiêu cụ thể nhƣ: xây dựng kế hoạch nhựa hóa đƣờng giao thông nối liền từ khu sản xuất nghề tập trung, các làng nghề tới các trục đƣờng chính đã nhựa hóa, tạo sự giao lƣu thông suốt trong việc vận chuyển, trao đổi hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. - Xây dựng hệ thống điện, cấp thoát nƣớc, các hệ thống dịch vụ nhƣ tài chính, tín dụng, bƣu chính, viễn thông,... nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. - Kêu gọi đầu tƣ, hỗ trợ địa phƣơng nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, thuận lợi cho việc tiếp đón khách du lịch, đặc biệt là xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp ở các làng nghề. 81

86 Giải pháp về môi trường Đảm bảo giải pháp về môi trƣờng góp phần đảm bảo du lịch làng nghề phát triển bền vững. Các làng nghề ở tỉnh Bến Tre nhìn chung ít gây ô nhiễm môi trƣờng, tuy nhiên cũng cần phải có giải pháp bảo vệ nhằm hạn chế đến mức thấp ô nhiễm môi trƣờng: - Có chính sách và các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trƣờng sinh thái khi đẩy mạnh phát triển làng nghề, cần có quy định chung về xử lý môi trƣờng cho các hộ, cơ sở ngành nghề và các cơ sở phải làm cam kết bảo vệ môi trƣờng. - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực thi Luật bảo vệ môi trƣờng, các quy định về môi trƣờng của nhà nƣớc, cơ quan quản lý, giới thiệu những công nghệ xử lý chất thải có hiệu quả xử lý cao, đạt tiêu chuẩn môi trƣờng theo quy định với kinh phí đầu tƣ mà các cơ sở chấp nhận đƣợc. - Sở Khoa học và Công nghệ hƣớng dẫn các doanh nghiệp thủ tục để đƣợc hỗ trợ kinh phí từ Bộ Khoa học và Công nghệ trong nghiên cứu đổi mới công nghệ: ƣu tiên các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng theo Nghị định số 119/1999/NĐ- CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ hoạt động khoa học và công nghệ. - Sử dụng ngân sách hỗ trợ nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, nghề sản xuất các sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh, xây dụng các chƣơng trình xử lý môi trƣờng. - Đối với các loại ngành nghề có thể gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ: sản xuất cơm dừa, sản xuất thạch dừa, sản xuất kẹo dừa, sản xuất chỉ xơ dừa, sản xuất than gáo dừa, sản xuất các sản phẩm từ mụn dừa - chỉ xơ dừa, sản xuất gạch, chế biến các sản phẩm từ thịt, chế biến thủy sản, cơ khí từng bƣớc di dời vào các tuyến - cụm công nghiệp - tiểu thủ công công nghiệp tập trung, cách xa khu dân cƣ, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trƣờng. Cần có những biện pháp xử lý đối với những làng nghề đang gây ô nhiễm môi trƣờng: điển hình nhƣ làng nghề sản xuất cá khô Bình Thắng huyện Bình Đại, làng nghề sản xuất kẹo dừa ở phƣờng 7. 82

87 Giải pháp về đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm Con ngƣời là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất; là nguồn lực của mọi nguồn lực do đó cần phải chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng nghề nghiệp tốt. Giải pháp đào tạo cho nguồn nhân lực cho các làng nghề nhƣ sau: - Các cơ sở ngành nghề nông thôn đƣợc hỗ trợ kinh phí gửi lao động đi đào tạo tại các trƣờng quản lý, trƣờng công nhân kỹ thuật của nhà nƣớc. Đƣa lao động đến một số trƣờng kỹ thuật có ngành nghề địa phƣơng đang phát triển để đào tạo theo phƣơng thức nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, nhà nƣớc hỗ trợ một phần chi phí. - Có biện pháp khuyến khích mời các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh kèm cặp, bồi dƣỡng truyền nghề cho lực lƣợng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm. Mời gọi các nghệ nhân, các chuyên gia trong nghề huấn luyện và đào tạo tại chỗ cho các lao động địa phƣơng cùng với việc tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất thực tế với các làng nghề ở các địa phƣơng khác và kể cả nƣớc ngoài. - Lao động nông thôn khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; đƣợc vay vốn từ chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm. - Mở các lớp bồi dƣỡng nghệ nhân và thợ giỏi nhằm bổ sung lực lƣợng dạy nghề và truyền nghề. Khoản 3 điều 11 chƣơng II của Nghị định số 66/2006/NĐ CP quy định: Các nghệ nhân ngành nghề nông thôn tổ chức truyền nghề đƣợc thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thoả thuận; đƣợc thù lao theo quy định của cơ sở đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định hiện hành. Do vậy, sau khi phong nghệ nhân, các ngành các cấp cần căn cứ vào điều này để khuyến khích các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề, nhất là với các nghề truyền thống. 83

88 - Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ theo hai hƣớng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cƣ tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Do đó, bên cạnh việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, các cơ quan quản lý cần chú trọng đến việc bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời dân làng nghề làm du lịch. Thƣờng xuyên làm công tác giáo dục, đào tạo cho ngƣời dân tại làng nghề về văn hóa giao tiếp, đạo đức kinh doanh; mở các khóa bồi dƣỡng, học tập nâng cao tay nghề cho nghệ nhân, giáo dục cách ứng xử, tiếp xúc giữa ngƣời dân địa phƣơng với du khách, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, ăn xin, hàng hóa kém chất lƣợng, chặt chém du khách. - Chủ động đa dạng hóa sản phẩm và luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tƣợng tiêu dùng tùy theo giới tính, theo lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, văn hóa, nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ở từng khu vực thị trƣờng, nhất là ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, các cơ sở ngành nghề ứng dụng kịp thời công nghệ và kỹ thuật tiên tiến với thiết bị phù hợp để vừa tăng năng suất lao động, vừa sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc Giải pháp về chính sách phát triển Trước hết về chính sách tài chính và tín dụng: hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề trong tỉnh đều gặp khó khăn về vốn; để tiếp tục phát triển, các chính sách về tài chính, tín dụng cần giải quyết tốt các vấn đề sau: - Tăng vốn tín dụng ƣu đãi, vốn chƣơng trình kích cầu của nhà nƣớc cho các cơ sở ngành nghề nông thôn đƣợc vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ƣu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cƣờng xuất khẩu. - Tăng cƣờng các nguồn vốn, các nguồn tài trợ khác của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cho phát triển ngành nghề nông thôn. Có chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài và từ khu vực thành thị vào nông thôn. - Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tƣ dƣới nhiều hình thức nhƣ: quỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm, quỹ khuyến công. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho 84

89 các cơ sở sản xuất ngành nghề vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết một phần những khó khăn khi thế chấp vay vốn. Đây là công cụ chính sách quan trọng để đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn của tỉnh. - Đặc biệt, đối với các làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng: Đa phần các hộ sản xuất trong làng nghề đều thiếu vốn sản xuất, chu kỳ sản xuất kéo dài và luân phiên, rũi ro hàng sản xuất bán không đƣợc, nên nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tƣ, mở rộng sản xuất là rất lớn nhƣng hiện tại các ngân hàng thƣơng mại chỉ cung cấp tín dụng ngắn hạn và trả lãi hàng tháng. Đây cũng là áp lực đối với các hộ sản xuất gặp khó khăn về vốn. Do đó, các chính sách tín dụng cần xét đến các đặc thù của từng đối tƣợng sản xuất mà có các quy định hợp lý, tránh tình trạng các ngân hàng thƣơng mại buộc hộ sản xuất trả lãi trƣớc qua hình thức mở tài khoản tiền gởi từ tiền vay đƣợc tại ngân hàng để trả lãi hàng tháng. Về chính sách thuế: - Những cơ sở ngành nghề nông thôn mới thành lập, còn gặp nhiều khó khăn cần đƣợc miễn thuế 3-5 năm; sau thời gian miễn thuế, nếu thấy còn nhiều khó khăn, có thể tiếp tục xét giảm thuế trong 2-3 năm tiếp theo. Đối với các làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng, do các cơ sở làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng đa phần có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, năng lực hoạt động còn hạn chế. Do đó, các chính sách thuế của nhà nƣớc địa phƣơng cần có chế độ miễn giảm để khuyến khích các cơ sở này tái đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất, tăng chất lƣợng và tăng tính cạnh tranh; và một phần thuế phải đƣợc trích để lại cho địa phƣơng trong việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và phúc lợi cộng đồng. - Không nên đánh thuế giá trị gia tăng do đổi mới công nghệ, thiết bị trong thời gian từ 2-3 năm đầu để khuyến khích đổi mới công nghệ, thiết bị. Chi phí nghiên cứu triển khai sản xuất thử sản phẩm mới, chi phí đào tạo nghiệp vụ, dạy nghề đƣợc tính vào chi phí trƣớc khi tính thuế. Đối với sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu phế thải hoặc những nguyên liệu không thể có hóa đơn đầu vào, cần có cách tính thuế giá trị gia tăng cho phù hợp. - Thực hiện đúng chính sách thƣởng xuất khẩu của nhà nƣớc nhằm khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia xuất khẩu. 85

90 Về chính sách đất đai: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề đƣợc thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh. Miễn thuế thuê đất 3-5 năm đầu cho các cơ sở mới thành lập nằm ngoài điều kiện hƣởng các ƣu đãi về miễn giảm tiền thuê đất và sử dụng đất áp dụng trong luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhất là cho các dự án tốt và có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển ngành nghề và làng nghề. Trong điều kiện cần thiết doanh nghiệp có thể ứng kinh phí giải phóng mặt bằng sau đó đƣợc khấu trừ vào thuế. - Trên cơ sở quy hoạch các làng nghề, các cụm điểm nghề, các nghề truyền thống bố trí một diện tích đất nhất định cho việc di dời các cơ sở sản xuất đòi hỏi mặt bằng lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu dân cƣ, khuyến khích xây dựng ở các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp theo chủ trƣơng của tỉnh. - Hỗ trợ kinh phí cho một số ngành nghề phải di dời ra khỏi khu dân cƣ; Thông tƣ số 113/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ghi rõ: Khi di dời ra khỏi khu dân cƣ đến địa điểm quy hoạch, cơ sở ngành nghề nông thôn đƣợc ƣu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời. - Quy hoạch các vùng nguyên liệu cung cấp cho làng nghề, cơ sở ngành nghề đƣợc ƣu tiên thuê đất để phát triển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất Giải pháp về thông tin thị trường, quảng bá làng nghề gắn với du lịch Về hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Hiện nay, khâu tiếp thị và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ngành nghề ở Việt Nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng còn nhiều hạn chế, thời gian gần đây hàng loạt các làng nghề trong cả nƣớc gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhƣ hiện nay. Vì vậy, các cấp chính quyền cần phải thật nỗ lực để giúp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng bƣớc chiếm lĩnh và phát triển thị trƣờng: - Giúp cho tiểu thủ công nghiệp nông thôn tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài bằng cách ƣu tiên về quảng cáo, triển lãm. Xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cung cấp các thông tin về thị 86

91 trƣờng, tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, cho quyền đƣợc đăng ký để kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nếu có nhu cầu. - Tổ chức mạng lƣới tiêu thụ, nhất là phối họp với các điểm du lịch, mạnh dạn mở các đại lý và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn, với phƣơng thức tiếp thị đa dạng và kết hợp với các ngành kinh tế khác để quảng bá sản phẩm ngành nghề, nhất là các sản phẩm đặc trƣng của Bến Tre. - Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng và tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua các chƣơng trình kinh tế - xã hội và các trung tâm tƣ vấn, chuyển giao công nghệ,... để sản phẩm đƣợc thị trƣờng chấp nhận. - Chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác trong cả nƣớc để tiêu thụ sản phẩm, bằng các hình thức nhận làm gia công, ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm làng nghề. Phát triển các doanh nghiệp ngành nghề nông thôn hiện có trên địa bàn tỉnh, thành các đầu mối tìm kiếm thị trƣờng và thu mua sản phẩm ngành nghề nông thôn ở các cơ sở nhỏ để tiêu thụ. Có chính sách ƣu đãi về thuế, tín dụng, sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển sản xuất trên địa bàn nông thôn. - Khuyến khích các cơ sở ngành nghề hợp tác với kiều bào ở nƣớc ngoài để thâm nhập thị trƣờng hàng xuất khẩu, xây dựng mạng lƣới các đại lý, chuổi các cửa hàng ở nƣớc ngoài và phát triển các mặt hàng mới theo yêu cầu của thị trƣờng. Về kết nối thông tin đến với người sản xuất, kinh doanh: Trong thời đại thông tin, có rất nhiều hình thức để đƣa thông tin đến với ngƣời sản xuất; trong đó, cần tập trung vào các hình thức nhƣ sau: - Thành lập mạng lƣới thƣ viện đến các xã, tăng thời lƣợng và chất lƣợng đối với các chƣơng trình phát thanh, truyền hình, báo chí địa phƣơng về các nội dung liên quan đến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, kinh tế thị trƣờng và hội nhập, - Phát triển hệ thống mạng thông tin từ các cơ sở ngành nghề - ấp - xã - huyện - tỉnh, phấn đấu đƣa Internet đến tất cả các cơ sở, làng nghề. Thƣờng xuyên cập nhật nội dung về phát triển ngành nghề nông thôn, về thị trƣờng tiêu thụ trên website của Tỉnh. 87

92 - Phải có trung tâm thông tin và điều tiết sản xuất cho các làng nghề có cùng sản phẩm để các hộ thành viên có kế hoạch sản xuất phù hợp, và các hộ sản xuất cần phải có các thông tin về thị trƣờng và đơn đặt hàng để giảm thiểu rũi ro sản phẩm làm ra không có thị trƣờng tiêu thụ. Về các hoạt động liên doanh liên kết để phát triển ngành nghề nông thôn: Tăng cƣờng các hoạt động liên doanh, liên kết trong phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh lân cận nhƣ: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,... để vừa tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và để thu hút đầu tƣ. Những lĩnh vực cần tăng cƣờng hợp tác và liên doanh liên kết: - Hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trƣờng, nguồn nguyên liệu - Trao đổi tham quan học tập kinh nghiệm - kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh, sản xuất cây giống, mô hình du lịch sinh thái,... - Liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp để hợp tác gia công các mặt hàng phục vụ công nghiệp hoặc khai thác nguyên liệu cho phát triển làng nghề. - Tổ chức các đợt tham quan để học hỏi các cơ sở ngành nghề khác và đa dạng hóa sản phẩm làng nghề. Về hoạt động tiếp thị, khuyến thị: - Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, số lƣợng các buổi hội chợ cũng có xu thế tăng nhanh; quy mô hội chợ rất đa dạng, từ cấp huyện, cấp tỉnh, cấp vùng, cả nƣớc đến hội chợ quốc tế; những hội chợ lớn thƣờng có các buổi hội thảo chuyên đề. Đây là cơ hội lớn để các tổ chức làng nghề, cá nhân tham gia quảng bá về sản phẩm, cũng nhƣ tìm kiếm đối tác hợp tác và mở rộng thị trƣờng. Với vai trò quan trọng của hội chợ trong xúc tiến thƣơng mại nhƣ trên, kiến nghị các ngành, các cấp có liên quan theo dõi chặt chẽ chƣơng trình kế hoạch của các hội chợ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia đầy đủ các buổi hội chợ và có chính sách hỗ trợ khi tham gia. 88

93 - Xây dựng quan hệ hợp tác với mạng lƣới tiêu thụ cả trong và ngoài nƣớc để giới thiệu các sản phẩm mới. - Xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề, đƣa sản phẩm làng nghề đến với khách du lịch, kết hợp du lịch với mua sắm. Về quảng bá làng nghề gắn với du lịch - Các cơ quan chức năng có liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút du khách. Khi tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch cần lồng ghép các hoạt động, sự kiện văn hóa dân gian tại các làng nghề truyền thống. - Chủ động tổ chức các điểm trƣng bày và giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề tại các trung tâm thƣơng mại, các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn nhằm đƣa sản phẩm làng nghề đến với khách du lịch, kết hợp du lịch với mua sắm. - Tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nông dân tiếp cận thông tin thị trƣờng, khoa học kỹ thuật. Chú ý bảo tồn và phát triển những nét văn hóa đặc sắc để nâng cao giá trị truyền thống làng nghề phục vụ khách du lịch. - Chú trọng công tác quảng bá rộng rãi bằng nhiều kênh thông tin, trong các tour du lịch để tiếp cận thị trƣờng. Tham gia các hội chợ, các ngày hội làng nghề, từ đó tập hợp các nghệ nhân trong nghề với các sản phẩm đặc trƣng của họ để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao giá trị sản phẩm nhằm thúc đẩy công tác quảng bá hiệu quả hơn. - Xây dựng bộ tài liệu sản phẩm (catalogue) và thiết kế, in ấn đẹp hoặc đóng gói vào CDROM. Hồ sơ làng nghề, cơ sở sản xuất, sản phẩm cần chú trọng các yếu tố cần thiết nhƣ giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, cơ sở sản xuất; các đặc trƣng làng nghề; giới thiệu về tổ chức, nhân lực, thiết bị, nhà xƣởng; chủng loại sản phẩm, mẫu sản phẩm, xuất xứ, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, Có nhƣ thế thì giá trị sản phẩm làng nghề sẽ đƣợc nâng cao và tạo đƣợc ấn tƣợng tốt trong lòng mỗi du khách Giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết và xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với các làng nghề - Quy hoạch làng nghề dựa trên đối tƣợng sản xuất hiện có, phải có nhiều nông hộ tham gia và phải thích ứng với nhiều đối tƣợng sản xuất, và mỗi làng nghề 89

94 phải có một vài sản phẩm chủ lực và phải có địa điểm giới thiệu sản phẩm và giao dịch ổn định. Những làng nghề đƣợc quy hoạch gắn với du lịch thƣờng là những làng nghề truyền thống, có sản phẩm du lịch đặc trƣng cho văn hóa địa phƣơng, có nhiều điều kiện để thu hút du khách trong và ngoài nƣớc. - Tổ chức khảo sát các làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề có tiềm năng phục vụ du lịch để xây dựng tuyến du lịch gắn với các làng nghề đó. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển làng nghề, gắn với những điểm du lịch văn hóa, di tích lịch sử, du lịch tự nhiên của tỉnh và những địa phƣơng trong vùng để đa dạng hóa lịch trình, tạo ra những tour hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao. - Thành lập ban quản lý tại từng địa phƣơng, các hợp tác xã và phân bố các cụm làng nghề hợp lý để quản lý hệ thống các làng nghề phát triển trên cả hai phƣơng diện: kinh tế và du lịch, góp phần phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững, thu hút khách du lịch. - Cần có sự liên kết giữa làng nghề và các công ty du lịch. Các công ty lữ hành liên kết với các làng nghề nhằm xây dựng nhiều chƣơng trình du lịch làng nghề hấp dẫn, độc đáo. Mời gọi các đơn vị hoạt động du lịch trong nƣớc thiết kế tuyến du lịch gắn với các làng nghề truyền thống của tỉnh, hợp tác để hình thành các tuyến du lịch mới, thu hút khách du lịch, hỗ trợ cho làng nghề phát triển. Các công ty du lịch xây dựng các chƣơng trình du lịch làng nghề hấp dẫn độc đáo bằng cách gắn hoạt động làng nghề với lễ hội truyền thống của địa phƣơng. Các lễ hội gắn với làng nghề nhƣ lễ hội cây trái ngon đƣợc tổ chức ở Chợ Lách hàng năm vào dịp Tết Đoan ngọ, hay Festival Dừa cũng là dịp đƣa du khách đến với các làng nghề ở BếnTre. Bản thân các làng nghề liên kết với các công ty du lịch góp phần quảng bá nét đẹp truyền thống của địa phƣơng với du khách, thu hút nhiều du khách đến với làng nghề góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống của ngƣời lao động Giải pháp về khai thác dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề Để phát triển du lịch làng nghề thì làng nghề không chỉ là nơi sản xuất mà còn là một tập hợp các dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch. Do đó, 90

95 tận dụng khai thác các dịch vụ ở các làng nghề, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề là giải pháp vô cùng quan trọng để phát triển du lịch làng nghề ở Bến Tre hiện nay. - Địa phƣơng cần có sự chủ động trong việc gắn kết chặt chẽ với các đơn vị lữ hành từ khâu hƣớng dẫn du khách tìm hiểu về sản xuất, sản phẩm của làng nghề; cho thuê cơ sở lƣu trú tại nhà dân; giới thiệu, mời khách những món ăn truyền thống, đặc sản địa phƣơng; dịch vụ mua sắm hàng lƣu niệm với các đặc sản địa phƣơng hay chính những sản phẩm làng nghề chứa đựng những giá trị văn hóa và thẩm mỹ cao. - Các Ban Quản lý làng nghề, các cơ sở sản xuất phối hợp với các công ty lữ hành tuyển chọn, đào tạo hƣớng dẫn viên tại chỗ am hiểu về lịch sử, văn hóa, sản phẩm làng nghề, từ đó thuyết minh cho khách về lịch sử hình thành, phong tục, tập quán của làng nghề. Thỏa thuận thu phí dịch vụ điểm đến nhằm hỗ trợ cho công tác phát triển làng nghề. - Xây dựng phòng trƣng bày, bảo tàng làng nghề (showroom) vừa là nơi trƣng bày, vừa là nơi bán hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, là điểm tham quan du lịch. Những làng nghề đƣợc quy hoạch phát triển du lịch cần có phòng trƣng bày bày hiện vật lịch sử phát triển nghề và làng nghề, nên có hai khu vực, một khu trƣng bày sản xuất các mặt hàng, một khu showroom để khách trải nghiệm kỹ thuật nghề, xem các nghệ nhân trình diễn. Ngày nay, du khách đến làng nghề không đơn thuần chỉ để ngắm nhìn, mua sản phẩm mà còn muốn đƣợc tham gia, học kỹ năng làm nghề và muốn tự tay tạo ra sản phẩm. - Mỗi làng nghề phải xây dựng phong cách phục vụ riêng để tạo nhiều sản phẩm - dịch vụ nhằm thu hút du khách đến tham quan, nghĩ dƣỡng nhiều hơn. - Tổ chức các buổi giao lƣu, gặp gỡ nghệ nhân: ƣu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hƣớng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hƣớng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách, cần đào tạo những kiến thức, những kỹ năng làm du lịch cho các nghệ nhân Kiến nghị - Đối với Trung ương: 91

96 Kiến nghị Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xác định vị trí quan trọng của Bến Tre trong chiến lƣợc phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và của cả nƣớc; từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ƣu tiên thuật lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực, chiến lƣợc phát triển sản phẩm, hỗ trợ về công tác tyên truyền, quảng bá, xúc tiến, phát triển du lịch làng nghề nói riêng và du lịch nói chung. Ngoài ra kiến nghị Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) tạo điều kiện hỗ trợ Bến Tre trong việc phối hợp với các tỉnh lân cận trong khu vực: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh trong mục tiêu phát triển du lịch. Kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công mở rộng quốc lộ 57 và tăng cƣờng kết nối với Vĩnh Long và Trà Vinh nhằm tạo điều kiện đi lại thuận lợi trong những tuyến du lịch liên tỉnh cũng nhƣ vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cho các làng nghề. Kiến nghị với Bộ tài chính có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất, các cơ sở kinh doanh làng nghề. Đối với địa phương: Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bến Tre, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bến Tre - Tiến hành khảo sát, quy hoạch, đầu tƣ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các làng nghề có khả năng phát triển du lịch. - Tạo điều kiện hỗ trợ về chính sách cho các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh sản phẩm làng nghề, đặc biệt là các cơ sở, các doanh nghiệp mới thành lập, còn gặp nhiều khó khăn. - Hỗ trợ vốn, mở các lớp đào tạo nhân sự cho việc phát triển du lịch làng nghề. Cần đào tạo từ các cấp quản lý làng nghề, đào tạo trình độ nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động, các thợ tại các làng nghề. Đồng thời, mở những khóa học dạy cho ngƣời dân cách làm du lịch: giao tiếp với du khách, nắm bắt tâm lý, thị hiếu của khách, - Triển khai các chính sách ƣu đãi của chính phủ đối với làng nghề về vốn và đạo tạo nhân lực, tạo nguồn nhân sự cho các chức vụ quản lý làng nghề. 92

97 - Phải triển khai các quy hoạch làng nghề đến các ban quản lý làng nghề và hộ sản xuất trong làng nghề biết để thông hiểu và thực hiện. - Định kỳ tổ chức hội chợ làng nghề truyền thống nhằm giới thiệu sản phẩm làng nghề, giúp các gia đình, doanh nghiệp các địa phƣơng có điều kiện giao lƣu, học hỏi, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống với nhau Đối với tổ chức làng nghề + Sớm hoàn chỉnh khâu tổ chức và nhân sự để hoạt động làng nghề đi vào nề nếp và góp phần nâng cao hiệu quả thu hút du khách. + Kết nối sâu rộng giữa các tổ chức làng nghề, hiệp hội làng nghề trung ƣơng tỉnh - huyện - xã và hộ sản xuất. + Tổ chức không gian làng nghề, bày trí các nhà trƣng bày sản phẩm, chú trọng đến những hộ hoặc những cơ sở thƣờng xuyên đón khách du lịch + Mỗi làng nghề cần có ít nhất một ngƣời am hiểu sâu sắc về làng nghề và có khả năng giới thiệu, giao tiếp với khách. Đối với các hộ sản xuất + Cần phải liên kết lại trong mối quan hệ với tổ chức làng nghề để hợp lực sản xuất, cùng xây dựng thƣơng hiệu cho làng nghề nhằm tăng cƣờng năng lực, thƣơng thuyết giá cả và điều tiết thị trƣờng. + Tuân thủ các nguyên tắc sản xuất an toàn, vệ sinh, thân thiện với môi trƣờng. + Học tập nâng cao trình độ tay nghề và chia sẽ kỹ thuật trong sản xuất. + Cần học tập, trao đổi kinh nghiệm cách làm du lịch: trau dồi kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, nghiên cứu tâm lý của du khách, mở thêm một số dịch vụ phục vụ du khách khi có điều kiện. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 Có thể nói làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng. Lợi thế của việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch không chỉ thể hiện ở lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phƣơng, mà còn bảo tồn đƣợc những giá trị truyền thống ngàn đời của dân tộc, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nƣớc, quê hƣơng và con ngƣời Việt Nam. Muốn phát triển du 93

98 lịch làng nghề cần có những định hƣớng và đề ra những giải pháp nhằm giúp hoạt động du lịch làng nghề đạt hiêu quả. Định hƣớng của tỉnh Bến Tre về phát triển du lịch nói chung, về phát triển du lịch làng nghề nói riêng đã góp phần vạch ra hƣớng đi cho các làng nghề. Trong đó đặc biệt chú trọng đến những làng nghề có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhƣ làng nghề đan giỏ cọng dừa Phƣớc Long, Hƣng Phong - Giồng Trôm, làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc - Giồng Trôm, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ - Ba Tri, làng nghề sản xuất mây tre đan Phƣớc Tuy, Phú Lễ - Ba Tri, các làng nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng ở Chợ Lách Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre cần có sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và cả bản thân các làng nghề. Để loại hình du lịch làng nghề ở Bến Tre hoạt động tốt hơn và phát triển bền vững thì cần thực hiện nhiều giải pháp. Bên cạnh những giải pháp chung phát triển làng nghề, ta cần quan tâm đến nhóm giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch nhƣ giải pháp về công tác thông tin thị trƣờng, quảng bá làng nghề, giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề, giải pháp về khai thác, đa dạng hóa dịch vụ làng nghề. 94

99 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế mà nó còn có giá trị về văn hóa, về du lịch. Hiện nay, du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Phát triển du lịch làng nghề mang lại nhiều hiệu quả kinh tế: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động; phát triển du lịch làng nghề kéo theo nhiều ngành nghề khác phát triển. Ngoài ra, phát triển du lịch làng nghề còn giúp nâng cao hiểu biết của ngƣời dân, tăng thêm tình yêu đối với quê hƣơng, đất nƣớc; đây còn là công cụ hữu hiệu quảng bá văn hóa dân tộc. 2. Bến Tre là tỉnh có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc tổ chức và phát triển nhiều loại hình du lịch. Bến Tre mang đặc điểm của vùng sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long với các vƣờn hoa trái, cây cảnh, nên thuận lợi phát triển loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, đất và ngƣời Bến Tre nổi tiếng với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, với những nét văn hóa đặc trƣng nên rất thuận lợi phát triển loại hình du lịch văn hóa. Du lịch làng nghề ở Bến Tre có nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Bến Tre có 50 làng nghề với 20 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở đây còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, cụ thể: chất lƣợng sản phẩm làng nghề chƣa đƣợc đánh giá cao; cơ sở hạ tầng ở một số làng nghề đang cần đƣợc đầu tƣ; một số làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trƣờng; thiếu các hoạt động xúc tiến, quảng bá, 3. Từ những thực trạng trên, tác giả đã đƣa ra bảy giải pháp giúp du lịch làng nghề Bến Tre phát triển. Bên cạnh những giải pháp chung về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, giải pháp về môi trƣờng, giải pháp về chính sách và đào tạo nhân lực, nâng cao chất lƣợng sản phẩm; tác giả đề ra những giải pháp gắn phát triển làng nghề với hoạt động du lịch nhƣ giải pháp về thông tin thị trƣờng, quảng bá làng 95

100 nghề gắn với du lịch, giải pháp về quy hoạch du lịch, liên kết và xây dựng các tuyến điểm du lịch gắn với các làng nghề, Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh giải pháp khai thác các dịch vụ làng nghề, đa dạng hóa dịch vụ du lịch làng nghề. Hiện nay, khách du lịch đến với các làng nghề không chỉ để ngắm nhìn, để mua sắm mà còn để tham gia, trải nghiệm, tự tay tạo ra sản phẩm và để thƣởng thức các dịch vụ kèm theo. Do đó, muốn thu hút nhiều khách du lịch đến các làng nghề Bến Tre thì bản thân các làng nghề cần mở rộng thêm nhiều dịch vụ, cần có sự nhạy bén để nắm bắt tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Bên cạnh đó, ngoài việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, các cơ quan quản lý cần chú trọng đến công tác bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời dân làng nghề làm du lịch: kiến thức về văn hóa giao tiếp, tâm lý, đạo đức kinh doanh, ngoại ngữ. Có nhƣ vậy thì phát triển du lịch làng nghề mới phát triển bền vững. 4. Tác giả luận văn cũng đã đƣa ra những kiến nghị đối với Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để Bến Tre phát triển loại hình du lịch làng nghề. Bên cạnh đó, chính quyền địa phƣơng và bản thân các làng nghề có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện các giải pháp trên. 96

101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Thông tƣ số 116/2006/TT- BNN về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn 2. Bộ Tài chính (2006), Thông tƣ số 113/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2011), Thông tƣ số 46/2011/ TT-BTNMT về Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. 4. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nxb khoa học kỹ thuật. 5. Hoàng Văn Châu, Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Hồng Yến (2008), Làng nghề du lịch Việt Nam, Nxb Thống Kê. 6. Nguyễn Văn Đại Trần Văn Luận (1998), Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đỗ Đức Định (2010), Kinh tế Ấn Độ, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 9. Vũ Thị Hà (2002), Khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh 10. Lê Hải (2006), Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr Trƣơng Minh Hằng chủ biên (2012), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Tập 1: Tổng quan về nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 12. Trƣơng Minh Hằng chủ biên (2011), Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, Tập 5: Nghề đan lát; nghề thêu, dệt; nghề làm giấy; đồ mã và nghề làm tranh dân gian, Nxb Khoa học Xã hội. 97

102 13. Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính Trị Quốc gia TPHCM 14. Nguyễn Đình Hòe Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Lƣ Hội (2005), Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng - bánh phồng Sơn Đốc, Sở Văn hóa Thông tin Bến Tre. 16. Mai Thế Hởn (1998), "Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn", Tạp chí Nghiên cứu lý luận 17. Nguyễn Hữu Khải, Đào Ngọc Tiến (2006), Thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, Nxb Lao động xã hội 18. Nguyễn Xuân Khoát (1998), "Phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn Việt Nam hiện nay", Tạp chí Công nghiệp, 19. Thạch Phƣơng Đoàn Tứ (chủ biên) (2001), Địa chí Bến Tre, NXB Khoa học - Xã hội. 20. Dƣơng Bá Phƣợng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 21. Chu Tiến Quang chủ biên (2001), Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Lê Minh Quốc (1998), Kể chuyện danh nhân Việt Nam, Tập 1: Các vị tổ ngành nghề Việt Nam, Nxb Trẻ 23. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội. 24. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre, Báo cáo tình hình hoạt động ngành nghề nông thôn năm 2012, 2013, Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 26. Nguyễn Viết Sự (2006), Tuổi trẻ với nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Thanh Niên. 98

103 27. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 28. Nguyễn Viết Thắng (2008): Giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 29. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục 30. Trần Văn Thông (2007), Tổng quan du lịch, Trƣờng đại học dân lập Văn Lang (tài liệu lƣu hành nội bộ). 31. Trần Diễm Thúy (2009), Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin. 32. Thủ tƣớng Chính phủ (1999), Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Thủ tƣớng chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ. 33. Thủ tƣớng chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tƣớng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. 34. Thủ tƣớng chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-TTg ngày 07/07/2006 của Thủ tƣớng chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. 35. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2009), Báo cáo 279/BC/UBND ngày 15/12/2009 về tình hình thực hiện nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế xã hội năm 2009 và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Quyết định số 2993/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh đến năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012), Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn

104 40. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2013), Quyết định số 1832/QĐ-UBND về việc phê duyệt chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2014), Kế hoạch số 843/KH-UBND về việc triển khai đề án tổng thể bảo vệ mội trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 42. Lê Thanh Vân (2004), Con người và môi trường, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội. 43. Nguyễn Quang Việt chủ biên (2010), Định hướng đào tạo nghề cho lực lượng lao động trong các làng nghề truyền thống, Nxb Lao động Xã hội. 44. Trần Quốc Vƣợng chủ biên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 45. Bùi Văn Vƣợng (2010), Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: nghề mây tre đan, dệt chiếu, dệt thảm, làm quạt giấy cổ truyền, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 46. Bùi Văn Vƣợng (2000), Di sản thủ công mỹ nghệ Việt Nam,Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 47. Bùi Văn Vƣợng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 48. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản giáo dục. 49. Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Websites 50. Lê Văn Đơn, Hoa kiểng Cái Mơn thực trạng và giải pháp. Link truy cập ngày 10/2/ Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Thái Lan và một số địa phương tại Việt Nam, Link: 100

105 te/533-kinh-nghiem-phat-trien-du-lich-lang-nghe-o-thai-lan-va-mot-so-diaphuong-tai-viet-nam.html; truy cập ngày 10/12/ Đỗ Minh Triết, Làng nghề truyền thống Bến Tre, Đăng tải ngày 27/8/2012, Link truy cập ngày 17/11/ Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre, Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc hương vị ngọt ngào, Link: truy cập: thứ 5, 13/7/ Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre, Về xứ dừa khám phá các đặc sản nổi tiếng, Link: truy cập: thứ 2, 11/8/ Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bến Tre, Hành trình khám phá làng nghề tiểu thủ công nghiệp xứ dừa, Link: 23/cm-119/nd/508?page=6; truy cập: thứ 5, 13/8/

106 PHỤ LỤC Phụ lục 1: 32 làng nghề nông nghiệp ở Bến Tre năm 2013 Quyết định TT Tên làng nghề c ng nhận năm 1 LN truyền thống sản xuất muối xã 92/QĐ-UBND, Bảo Thạnh Ba Tri LN truyền thống sản xuất muối 2064/QĐ- Thạnh Phƣớc - Bình Đại UBND, LNTT đánh bắt hải sản Bình Thắng 3092/QĐ- - Bình Đại UBND, LN truyền thống cây giống và hoa 481/QĐkiểng Vĩnh Hƣng I - Cái Mơn UBND, 2008 Chợ Lách 5 LN truyền thống cây giống và hoa 480/QĐkiểng Vĩnh Bắc - Cái Mơn UBND, 2008 Chợ Lách 6 LN truyền thống cây giống và hoa 474/QĐkiểng Tây Lộc - Cái Mơn UBND, 2008 Chợ Lách 7 LN truyền thống cây giống và hoa 482/QĐkiểng Bình Tây - Cái Mơn UBND, 2008 Chợ Lách 8 LNTT cây giống và hoa kiểng Đông 475/QĐ- Nam - Cái Mơn UBND, 2008 Chợ Lách 9 LN hoa kiểng Vĩnh Hiệp 476/QĐ- - Cái Mơn Chợ Lách UBND, 2008 Số lao động (ngƣời) Thu nhập bình quân (trđ/lđ/tháng) 1, , ,

107 10 LN cây giống và hoa kiểng Vĩnh Phú - Cái Mơn Chợ Lách 477/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Vĩnh Chính - Cái Mơn Chợ Lách 478/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Vĩnh Hƣng II - Cái Mơn Chợ Lách 479/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Trƣờng Thịnh chợ Mới Mỏ Cày Bắc 1102/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Song Lân - Phú Sơn Chợ Lách 948/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Hòa Khánh - Cái Mơn Chợ Lách 949/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Tân Thông 4 - Thanh Tân- Mỏ Cày Bắc 1260/QĐ- UBND, LN hoa kiểng - cây giống Thanh Xuân 3 - Thanh Tân - Mỏ Cày Bắc 1259/QĐ- UBND, LN hoa kiểng - cây giống Đông Kinh - Vĩnh Hòa Chợ Lách 1254/QĐ- UBND, LN hoa kiểng - cây giống Phú Qƣới - Vĩnh Hòa Chợ Lách 1253/QĐ- UBND, LN hoa kiểng - cây giống Vĩnh Chính - Vĩnh Hòa Chợ Lách 1255/QĐ- UBND, LN hoa kiểng Hòa Lộc - Vĩnh Hòa Chợ Lách 1256/QĐ- UBND, LN Bon Sai - Hoa kiểng Hòa Phƣớc Vĩnh Hòa Chợ Lách 1257/QĐ- UBND, LN hoa kiểng Hòa Thọ - Vĩnh Hòa Chợ Lách 1258/QĐ- UBND,

108 24 LN cây giống và hoa kiểng Sơn Châu - Phú Sơn Chợ Lách 3006/QĐ- UBND, LN cây giống và hoa kiểng Tân Phú - Phú Sơn Chợ Lách 3005/QĐ- UBND, LN hoa kiểng cây giống Phú Long - Hƣng Khánh Trung B Chợ Lách 2474/QĐ- UBND, LN hoa kiểng cây giống Phú Hội - Vĩnh Thành Chợ Lách 2473/QĐ- UBND, LN hoa kiểng cây giống Vĩnh Nam - Vĩnh Thành Chợ Lách 2459/QĐ- BND, LN hoa kiểng - cây giống Phú Thuận - Phú Mỹ - Mỏ Cày Bắc 2065/QĐ- UBND, LN hoa kiểng - cây giống Cái Tắc - Hƣng Khánh Trung A Mỏ Cày Bắc 2063/QĐ- UBND, LN hoa kiểng cây giống Tân Trung - Hƣng Khánh Trung B - Chợ Lách 2066/QĐ- UBND, LN hoa kiểng cây giống Phú Hƣng - Hƣng Khánh Trung B - Chợ Lách 2067/QĐ- UBND,

109 Phụ lục 2: 18 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại Bến Tre năm 2013 Quyết định Số lao Thu nhập TT Tên làng nghề c ng động bình quân nhận năm (ngƣời) (trđ/lđ/tháng) 1 LN truyền thống dệt chiếu Nhơn Thạnh - Thành phố Bến Tre 1769/QĐ- UBND, LN sản xuất kẹo dừa Phƣờng 7 Thành phố Bến Tre 876/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất dệt chiếu An Hiệp - Châu Thành 1767/QĐ- UBND, LN sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh Mỏ Cày Nam 1671/QĐ- UBND, LN truyền thống dệt chiếu Thành Thới B Mỏ Cày Nam 29/QĐ- UBND, LN sản xuất chỉ xơ dừa Khánh Thạnh Tân Mỏ Cày Bắc 1768/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ - Ba Tri 1670/QĐ- UBND, LN truyền thống Đan đát Phƣớc Tuy - Ba Tri 132/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất bánh phồng Phú Ngãi - Ba Tri 1765/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất cá khô Tiệm Tôm - Ba Tri 1547/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất Bánh tráng Mỹ Lồng - Giồng Trôm 131/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất Bánh phồng Sơn Đốc - Giồng Trôm 1766/QĐ- UBND,

110 13 LN đan giỏ cọng dừa Hƣng Phong - Giồng Trôm 647/QĐ- UBND, LN tiểu thủ công nghiệp Phƣớc Long - Giồng Trôm 930/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất Kìm Mỹ Thạnh - Giồng Trôm 602/QĐ- UBND, LN truyền thống sản xuất cá khô Bình Thắng - Bình Đại 881/QĐ- UBND, LN truyền thống Đúc lu Hòa Lợi - Thạnh Phú 422/QĐ- UBND, LN bó chổi cọng dừa, Mỹ An - Thạnh Phú 80/QĐ- UBND,

111 Phụ lục 3 107

112 Phụ lục 4. Bảng hỏi tiếng Việt cho khách nội địa ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH DU LỊCH THAM QUAN TẠI BẾN TRE Kính thƣa quý khách! Đây là bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của du khách nhằm giúp tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre. Những ý kiến đóng góp của ông/bà khi trả lời bảng hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre. Ông/bà vui lòng dành chút thời gian khoanh tròn vào câu trả lời mà ông/bà chọn. A. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Ông/bà đến từ: A. Việt Nam C. Châu Âu, Mỹ B. Châu Á D. Châu khác 2. Giới tính của ông/bà A. Nam B. Nữ 3. Độ tuổi của ông/bà A. Dƣới 18 tuổi C. Từ 26 đến 60 tuổi B. Từ 18 đến 25 tuổi D. Trên 60 tuổi B. CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN Câu 1: Đây là lần thứ mấy ông/bà đi du lịch ở Bến Tre? 108

113 A. Lần thứ 1 C. Lần thứ 4-5 B. Lần thứ 2-3 D. Trên 5 lần Câu 2: Khi đến Bến Tre, ông/bà thường mua gì để làm quà cho gia đình, bạn bè? A. Đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa B. Bánh phồng, bánh tráng C. Kẹo dừa, rƣợu D. Hoa kiểng, trái cây E. Sản phẩm khác: Câu 3: Mục đích cụ thể của ông/bà khi tham quan các làng nghề là gì? A. Mua sắm những sản phẩm ở các làng nghề B. Tìm hiểu thêm về các nghề thủ công truyền thống C. Đƣợc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất D. Kết hợp tham quan các địa danh nổi tiếng gần đó E. Mục đích khác: Câu 4: Mức độ hài lòng của ông/bà về sản phẩm của các làng nghề tại Bến Tre 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá - Nguyên liệu x x x x x - Mẫu mã, kiểu dáng x x x x x - Giá cả x x x x x Chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm x x x x x Câu 5: Nhận xét của ông/bà về mức độ ảnh hưởng của làng nghề tới môi trường 1. Rất xấu 2. Xấu 3. Tương đối xấu 4. Không xấu 5. Hoàn toàn không xấu Các tiêu chí đánh giá Nƣớc x x x x x - Không khí x x x x x - Tiếng ồn x x x x x - Cảnh quan x x x x x 109

114 Câu 6: Ông/bà biết đến du lịch làng nghề qua kênh thông tin nào? A. Báo, internet C. Bạn bè, ngƣời thân B. Các công ty du lịch D. Kênh thông tin khác Câu 7: Mức độ hài lòng của ông/bà khi đi du lịch ở Bến Tre A. Không hài lòng C. Hài lòng B. Tạm hài lòng D. Rất hài lòng Câu 8: Đề xuất của ông/bà để loại hình du lịch làng nghề ở Bến Tre phát triển tốt hơn Xin trân trọng cảm ơn, kính chúc ông/bà có một chuyến du lịch thú vị tại Bến Tre! 110

115 Phụ lục 5. Bảng hỏi tiếng Anh cho khách quốc tế HA NOI NATIONAL UNIVERSITY UNIVERSITY OF SOCIAL SCIENCES & HUMANITIES THE FACULTY OF TOURISM QUESTIONNAIRE TO SURVEY OPINIONS OF THE SIGHTSEEING TOURISTS IN BEN TRE Dear customers This is a detailed questionnaire about your opinions to help me with my thesis Developing Ben tre trade village tourism. Your opinions would be tremendous help for the development of Ben Tre craft village tourism. Please spare some of your time to mark the answers of your choice A. PERSONAL INFORMATION 1. Sirs/Madams come from A. Vietnam C. Europe, American B. Asian D. Others continent 2. Gender A. Male B. Female 3. Rage of age A. Younger than 18 C. From 16 to 60 B. From 18 to 25 D. Above 60 QUESTIONNAIRE TO SURVEY THE OPINIONS Question 1: How many time have you come to Ben tre? A. First time C. 4 or 5 th B. 2 nd or 3 rd D. More than five 111

116 Question 2: When you come to Ben Tre, what things do you usually buy for souvenir to family, friends? A. Coconut handicrafts B. Prawn cracker C. Coconut candy, wine D. Flowers, fruits E. Other products: Question 3: What is your purpose for coming to craft villages? A. To learn more about traditional craft jobs B. To buy more products from craft villages C. To participate directly to the making process D. As a convenience way to visit adjacent famous tourist destination E. Other purposes Question 4: Your satisfaction about Bentre craft village products 1. Not at all satisfied 2. Slightly satisfied 3. Somewhat satisfied 4. Very satisfied 5.Extremely satisfied Evaluation criteria Materials x x x x x Model, style x x x x x Price x x x x x Quality, hygiene and food safety x x x x x Question 5: Your opinions about the effect of craft villages to the environment 1. Very bad 2. Bad 3. Farily bad 4. Not bad 5. Totally not bad Evaluation criteria Water x x x x x Air x x x x x Noisy x x x x x Landscape x x x x x Question 6: Which channel do you know about craft village? 112

117 How do you know about craft village? A. News, Internet C. Friends, relatives B. Tourist companies D. Other Channel of information Question 7: Your satisfaction about Ben Tre tourism A. Unpleasure C. Pleasure B. Rather pleasure D. Very pleasure Question 8: Your comments for a better Ben Tre craft village tourism Thank you very much, Wishing you have a good time in Ben Tre! 113

118 Phụ lục 6. Bảng hỏi dành cho các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh làng nghề ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐH KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ BẾN TRE Kính thƣa anh/chị! Đây là bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của các nghệ nhân, các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh làng nghề nhằm giúp tôi thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ Phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre. Những ý kiến đóng góp của ông/bà khi trả lời bảng hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch làng nghề tại Bến Tre. Ông/bà vui lòng dành chút thời gian khoanh tròn vào câu trả lời mà ông/bà chọn. A. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Họ & tên (có thể không ghi): - Chức danh: - Tên doanh nghiệp/ cơ sở:. - Địa chỉ doanh nghiệp/ cơ sở: B. CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN Câu 1: Cơ sở của ông/bà đã thành lập được bao lâu? A. 1 3 năm C năm B. 3 5 năm D. Trên 10 năm Câu 2: Mục tiêu hàng đầu mà cơ sở của ông/bà quan tâm là A. Lợi nhuận C. Số lƣợng, mẫu mã, kiểu dáng B. Chất lƣợng D. Khách hàng Câu 3: Cơ sở của ông/bà sản xuất sản phẩm cho thị trường nào là chủ yếu? 114

119 A. Nội tỉnh B. Trong nƣớc C. Xuất khẩu Câu 4: Nhận xét của ông/bà về người lao động tại cơ sở 1. Hoàn toàn không tốt 2. Không tốt 3. Tương đối tốt 4. Tốt 5. Rất tốt Tiêu chí của ngƣời lao động Trình độ tay nghề x x x x x - Kinh nghiệm x x x x x - Mức sống x x x x x - Giao tiếp x x x x x Câu 6: Nhận xét của ông/bà về mức độ đáp ứng cơ sở hạ tầng cho sản xuất 1. Hoàn toàn không tốt 2. Không tốt 3. Tương đối tốt 4. Tốt 5. Rất tốt Loại cơ sở hạ tầng Điện x x x x x - Nƣớc x x x x x - Nguyên liệu x x x x x - Giao thông x x x x x - Viễn thông, tivi, internet x x x x x Câu 7: Những vấn đề chính mà doanh nghiệp/cơ sở đang phải đối phó hiện nay A. Thiếu lao động có trình độ chuyên môn C. Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ B. Thiếu thị trƣờng tiêu thụ D. Mất giá trị truyền thống E. Vấn đề khác: Câu 8: Ông/bà cần làm gì để du khách biết đến làng nghề và sản phẩm của làng nghề? 115

120 Câu 9: Theo ông/bà, nhà nước cần làm gì để hổ trợ cho các đơn vị sản suất và các cơ sở kinh doanh sản phẩm làng nghề?.. Câu 10: Đề xuất của ông/bà để loại hình du lịch làng nghề ở Bến Tre phát triển tốt hơn Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của ông/bà! 116

121 Phụ lục 7. Thống kê mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm của các làng nghề tại Bến Tre 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Tiêu chí đánh giá 1 % 2 % 3 % 4 % 5 % - Nguyên liệu Mẫu mã, kiểu dáng Giá cả Chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm Phụ lục 8. Thống kê mức độ hài lòng của du khách về mức độ ảnh hưởng của làng nghề tại Bến Tre tới môi trường 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá 1 % 2 % 3 % 4 % 5 % - Nƣớc , ,15 - Không khí Tiếng ồn Cảnh quan

122 Phụ lục 9. Thống kê mức độ hài lòng của doanh nghiệp cơ sở sản xuất và kinh doanh về mức độ đáp ứng cơ sở hạ tầng cho sản xuất 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá 1 % 2 % 3 % 4 % 5 % - Điện Nƣớc Nguyên liệu Giao thông Viễn thông, tivi, internet Phụ lục 10. Thống kê mức độ hài lòng của cơ sở/doanh nghiệp về lao động tại các làng nghề ở Bến Tre 1. Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng Các tiêu chí đánh giá 1 % 2 % 3 % 4 % 5 % - Trình độ tay nghề Kinh nghiệm Mức sống Giao tiếp

123 Phụ lục 11. Câu hỏi phỏng vấn sâu 1. Theo ông (bà), những nguyên nhân nào làm cho làng nghề Bến Tre chƣa thu hút nhiều khách du lịch? 2. Ông (bà) đánh giá nhƣ thế nào về chất lƣợng sản phẩm của làng nghề ở Bến Tre? 3. Những nguyên nhân khiến sản phẩm làng nghề ở Bến Tre chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, thị hiếu của du khách? 4. Theo ông/bà, bản thân các làng nghề cần làm gì để thu hút nhiều khách du lịch hơn trong tƣơng lai? 119

124 HÌNH ẢNH Ảnh 1.1. Cán bánh phồng Sơn Đốc, Nguồn TLTK 55 Hình 1.2. Bánh tráng Mỹ Lồng, Nguồn TLTK

125 Hình 1.3. Du khách trải nghiệm nƣớng bành phồng Sơn Đốc, Nguồn TLTK 54 Hình 1.4. Hoa kiểng Chợ Lách vào xuân, Nguồn TLTK

126 Hình 1.5. Khu sinh thái Đại Lộc, làng nghề hoa kiểng Sơn Châu, Nguồn Ảnh tác giả luận văn chụp tại làng nghề hoa kiểng Sơn Châu năm Hình 1.6. Bộ kiểng tắc hình thú, Nguồn: Ảnh tác giả luận văn chụp tại làng nghề hoa kiểng Sơn Châu năm

127 Hình 1.7. Làng nghề sản xuất cá khô Bình Thắng, Nguồn TLTK 54 Hình 1.8. Làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa, Nguồn TLTK 55 Hình 1.9. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa, Nguồn: TLTK

128 Hình Công đoạn sản xuất kẹo dừa Bến Tre, Nguồn TLTK 52 Hình Đan giỏ cọng dừa Hƣng Phong, Giồng Trôm, Nguồn TLTK

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ TÀI CHÍNH -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 45/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2013 THÔNG TƯ HƢỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TRÍCH

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI --------- Luật số: 17/2012/QH13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------- LUẬT TÀI NGUYÊN NƢỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và

Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và Các điều lệ và chính sách Quy Tắc Đạo Đức & Ứng Xử Trong Kinh Doanh Tập đoàn đa quốc gia TMS International Corporation và các công ty con trực tiếp và gián tiếp của tập đoàn (gọi chung là Công ty ) cùng

Chi tiết hơn

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC Đào tạo ng UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC ĐẠO ĐỨC TRI THỨC KỸ NĂNG SỔ TAY HỌC SINH SINH VIÊN HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020 Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức và năng lực; yêu nghề, sáng

Chi tiết hơn

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN

ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website:   Hotline: THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘN ĐƠN VỊ TƢ VẤN CÔNG TY CP TƢ VẤN ĐẦU TƢ THẢO NGUYÊN XANH Website: http://lapduan.com.vn Hotline: 08.39118552-0918755356 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƢ MỞ RỘNG QUY MÔ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ABC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Chi tiết hơn

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu đề tài Đối tƣợng nghiên cứu P 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 5 LỜI CẢM ƠN... 6 MỞ ĐẦU... 7 1. Lý do chọn đề tài... 7 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài... 8 3. Đối tƣợng nghiên cứu... 10 4. Phạm vi nghiên cứu... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu...

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016

CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 134/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2016 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP

Chi tiết hơn

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

Gia sư Thành Được   ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian: ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 180 phút Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DÒNG THIỀN PHỔ ĐỘ TĨNH TÂM THIỀN NIỆM BẠCH VÂN QUÁN 2008 LỜI NÓI ĐẦU Tập sách này gồm có hai phần: Phần thứ nhứt: Thiền niệm Tam Giáo. Vì Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy trân trọng Lục

Chi tiết hơn

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L

CHƢƠNG TRÌNH LUYỆN THI THPT QG 2017 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và L CHÍ PHÈO (NAM CAO) Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QG MÔN NGỮ VĂN 2017 VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN [Truy cập tab: Ngữ Văn Khoá học: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN] I. ĐỌC HIỂU

Chi tiết hơn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT Mã số............ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 2 RÈN KỸ NĂNG ĐỊNH HƢỚNG DI CHUYỂN TRONG TRƢỜNG HỌC

Chi tiết hơn

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ và nội dung của PPDH vật lý. Mối quan hệ giữa môn PPDH

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHO CÁN BỘ CỦA PHÒNG/ TRUNG TÂM Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam 1 TÁC GIẢ 1. Vƣơng Xuân Tình (Chủ biên) 2. Lê Minh Anh 3. Phạm Thu Hà 4. Trần Hồng Hạnh 5. Nguyễn Văn Toàn 6. Đoàn Việt VÀ CỘNG TÁC VIÊN 2 Lời

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT V ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------- --------- NGUYỄN THU TRANG HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƢƠNG LAI THEO PHÁP LUẬT VIỆTNAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬTHỌC HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 CẤP BÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGƯT. TS. Nguyễn Tùng Lâm Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội Cấp bách nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo Để nâng cao chất lượng

Chi tiết hơn

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH

ĐỐI THOẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỈNH BẮC NINH Đối thoại về Các Vấn đề Chính sách trong Quản lý Môi trƣờng Làng Nghề Tỉnh Bắc Ninh ĐỐI THOẠI NƯỚC MÊ KÔNG Việc xác định các thực thể địa lý trong ấn phẩm này và cách trình bày các số liệu không phản ánh

Chi tiết hơn

1

1 1 2 CỨ LÀM THEO SỐNG TIN MỪNG VỚI MẸ MARIA SỐ THÁNG 5.2017 MẸ MARIA CỰC THANH CỰC TỊNH LƯU HÀNH NỘI BỘ 3 Ý CẦU NGUYỆN Xin ơn cho Kitô hữu ở Phi Châu. Để các Kitô hữu ở Phi Châu, theo gƣơng của Chúa Giêsu

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- MAI VIỆT DŨNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC NINH BÌNH THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014

Chi tiết hơn

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc

Tröôûng Laõo :Thích Thoâng laïc Trƣởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Tập 4 (Chánh Pháp Của Đức Thế Tôn) (Đức Trƣởng Lão tiếp khách ở BĐDTHPG Tây Ninh) KINH SÁCH ĐẠO ĐỨC CỦA MỌI NGƢỜI (Các Nhóm Nguyên Thủy Sài Gòn Sƣu Tập) - 1 - Thành Kính Tri

Chi tiết hơn

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG

Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG Phần vận dụngtt HCM HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015- xem trong các tài liệu giáo trình TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HOẶC WEB CỦA CÔ VÕ THỊ HỒNG vthong@hcmuaf.edu.vn. 1/ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ TÀI SẢN TINH THẦN VÔ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ

Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luậ Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam Content MỞ ĐẦU Cấn Thị Thanh Hương Trường Đại học Giáo dục Luận án Tiến sĩ ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 62 14

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC VỀ VIỆC THOÁI VỐN CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY LƢƠNG THỰC MIỀN BẮC ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƢƠNG THỰC VÀ THƢƠNG MẠI VĨNH PHÖC THÔNG QUA ĐẤU GIÁ (Theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN Kính gửi: Công ty: Kính gửi: Nguyễn Diệu Thịnh Công ty: Go Travel Việt Nam Tel: Di động: Tel: 08 38 38 38 78 Di động: 0934 096 788 Email: Email: thinh.nguyen@gotravelvienam.vn CHƢƠNG TRÌNH THAM QUAN NHA

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- ISO 9001-2008 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KIẾN TRÚC Sinh viên : Bùi Thị Hạnh Msv : 121458 Ngƣời hƣớng dẫn: KTS. Nguyễn

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG MINH P DôNG PH P LUËT TRONG GI I QUYÕT TRANH CHÊP ÊT AI T¹I TßA N NH N D N QUA THùC TIÔN CñA TßA N NH N D N TèI CAO Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà

Chi tiết hơn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA ( ) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY K ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÁNH HÕA LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÕA (1975 2005) BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KHÁNH HÕA - 2007 - 2 LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển TÓM TẮT LUẬN VĂN Sự cần thiết và mục đích nghiên cứu của đề tài Nền kinh tế đất nƣớc mở cửa ngày càng sâu rộng, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang đứng trƣớc nhiều cơ hội nhƣng

Chi tiết hơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐIỀU CHỈNH Ổ SUNG ĐỀ ÁN QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2022 Cơ quan Chủ trì: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Chi tiết hơn

SỔ TAY SINH VIÊN

SỔ TAY SINH VIÊN 1 SỔ TAY SINH VIÊN LỜI NÓI ĐẦU Các bạn sinh viên thân mến! Để hoàn thành tốt việc học tập tại Trƣờng Đại học Y Dƣợc Hải Phòng, ngoài việc nhận đƣợc sự hƣớng dẫn từ giảng viên, các phòng ban chức năng và

Chi tiết hơn

Phô lôc sè 7

Phô lôc sè 7 BỘ Y TẾ CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM vinamed PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV TỔNG CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NAM Hà Nội, tháng 10 năm 2015 MỤC LỤC PHẦN I: THỰC TRẠNG DOANH

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII

CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ BAN THƯ KÝ TRUNG ƯƠNG HỘI LẦN THỨ 2 KHÓA VIII HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG *** Số: 164 BC/TWHSV Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2013 BÁO CÁO Tổng kết công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2012-2013 --------------------- Thực

Chi tiết hơn

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010

Phụ lục I: GIÁ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2010 Phụ lục 1 GIÁ ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) Đơn vị tính: đồng/m 2 1 23 tháng 8 Lê Huân

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU –

TỔNG CÔNG TY CP BIA – RƯỢU – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ NHÃN HIỆU VIỆT I. Thông tin chung Năm 2018 1. Thông tin khái

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên

Chi tiết hơn

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ "NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY" THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN Ngô Thị Phụng

DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN Ngô Thị Phụng DANH SÁCH SINH VIÊN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ "NÓI KHÔNG VỚI MA TÚY" THỜI GIAN: 8g30 NGÀY 29/10/2017 TẠI HỘI TRƯỜNG I STT MSSV HỌ TÊN 1 1314046 Ngô Thị Phụng Chi 2 1314512 Nguyễn Thụy Kiều Vân 3 1411268 Nguyễn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƢƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế Thẩm định giá ĐỀ CƢƠNG

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI ĐHSG/NCKHSV_01 CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, n TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA:SƢ PHẠM KHOA HỌC XÃ HỘI CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 06 năm 2016 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH

Chi tiết hơn

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chi tiết hơn

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ BỘ Y TẾ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/VBHN-BYT Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Nghị định số 36/2016/NĐ-CP

Chi tiết hơn

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch LỜI CẢM Ơ

Tìm hiểu nghi lễ vòng đời ngƣời của tộc ngƣời Tày tại thôn Tân Lập xã Tân Trào huyện Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch LỜI CẢM Ơ LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học tập và tu dƣỡng tại mái trƣờng Đại Học Dân Lập Hải Phòng, ngoài sự cố gắng nỗ lực học tập của bản thân, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VĂN PHÒNG * Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013 Số 29-QĐ/VPTW QUY ĐỊNH về công tác văn thƣ trong các tỉnh uỷ, thành uỷ, tổ chức đảng trực thuộc Trung ƣơng

Chi tiết hơn

Học Tiếng Anh theo phương pháp của người ngu nhất hành tinh

Học Tiếng Anh theo phương pháp của người ngu nhất hành tinh Hán Quang Dự - Tel: 0989 673 990 Facebook.com/han.quangdu Page 1 MỤC LỤC LỜI TỰA VÀ 1 SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRƢỚC KHI ĐỌC EBOOK. 03 GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH 08 PHƢƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH CỦA

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

HỘI ĐỒNG THI THPT CHUYÊN LONG AN BAN COI THI KỲ THI TS VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN Khóa ngày 4/6/2019 DANH SÁCH THÍ SINH TRONG PHÒNG THI Phò

HỘI ĐỒNG THI THPT CHUYÊN LONG AN BAN COI THI KỲ THI TS VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LONG AN Khóa ngày 4/6/2019 DANH SÁCH THÍ SINH TRONG PHÒNG THI Phò Phòng thi số: 014 1 T001 NGUYỄN TƢỜNG AN 03/11/2004 THCS Lý Tự Trọng 2 T002 PHẠM MINH ANH 5/11/2004 THCS Nhựt Tảo 3 T003 LÊ HÙNG TUẤN ANH 26/01/2004 THCS An Thạnh 4 T004 NGUYỄN ĐÌNH THIÊN ÂN 16/7/2004

Chi tiết hơn

CHƢƠNG TRÌNH VIẾT TIỂU SỬ CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC LÊ HỒNG PHONG TIỂU SỬ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI BAN CHỈ ĐẠO C

CHƢƠNG TRÌNH VIẾT TIỂU SỬ CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC LÊ HỒNG PHONG TIỂU SỬ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI BAN CHỈ ĐẠO C CHƢƠNG TRÌNH VIẾT TIỂU SỬ CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC LÊ HỒNG PHONG TIỂU SỬ NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HÀ NỘI - 2007 BAN CHỈ ĐẠO CHƢƠNG TRÌNH TRƢƠNG TẤN SANG Trƣởng ban PHAN DIỄN Uỷ

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG MÔ ĐUN KỸ THUẬT MAY 1

ĐỀ  CƯƠNG MÔ ĐUN KỸ THUẬT MAY 1 LỜI GIỚI THIỆU Dân số nƣớc ta hiện nay có hơn 80 triệu dân với trên một nửa là số ngƣời trong độ tuổi lao động, nhƣng số thất nghiệp mà đặc biệt ở nông thôn lên đến 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh

Chi tiết hơn

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1

C«ng ty CP x©y dùng vµ C khÝ sè 1 BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ CMC THÁNG 4 NĂM 2019 1 MỤC LỤC I. THÔNG TIN CHUNG... 3 1. Thông tin khái quát:... 3 2. Quá trình hình thành và phát triển:... 3 3. Ngành nghề và địa

Chi tiết hơn

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.6-B09-10 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHÂN LOẠI THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG CÔNG TÁC THỐNG KÊ VIỆT NAM Cấp đề tài Tổng cục Thời gian nghiên cứu 2009-2010 Đơn vị thực hiện Tổng cục Thống kê Chủ

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 N CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 78/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2015 NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Căn cứ Luật Tổ chức

Chi tiết hơn

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016 ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THÁNG 6/2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU... 4 I. ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ TRONG ĐIỀU LỆ... 4 Điều 1. Định nghĩa... 4 II. TÊN, HÌNH THỨC, TRỤ SỞ, CHI

Chi tiết hơn

LÀNG BÈ CỘNG SINH 1 LÀNG BÈ CỘNG SINH Vị trí đƣợc chọn thực hiện dự án là cù lao Mỹ Hòa Hƣng, An Giang, Việt Nam, khu vực này có sông hậu chảy qua. Ng

LÀNG BÈ CỘNG SINH 1 LÀNG BÈ CỘNG SINH Vị trí đƣợc chọn thực hiện dự án là cù lao Mỹ Hòa Hƣng, An Giang, Việt Nam, khu vực này có sông hậu chảy qua. Ng 1 Vị trí đƣợc chọn thực hiện dự án là cù lao Mỹ Hòa Hƣng, An Giang, Việt Nam, khu vực này có sông hậu chảy qua. Ngƣời dân nơi đây sống trên các bè cá nổi trên sông. Đa phần các bè cá là tự phát chƣa đƣợc

Chi tiết hơn

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI *********** NguyÔn H u toµn TỰ Ý THỨC VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI VÀ HÀNH VI CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ CỦA PHẠM NHÂN Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên

Chi tiết hơn

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH HỌ VÀ TÊN: Lớp: ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HK2 MÔN GDCD KHỐI 9 NĂM 2017-2018 Câu 1: Hùng 14 tuổi, là học sinh lớp 9 lấy xe máy của bố để đi chơi. Qua ngõ cua, Hùng không chạy chậm lại, không

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ o0o ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- ĐÀO TRỌNG LƢU ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN SEN VÀNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH

Chi tiết hơn

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES

ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU DYNAMICS OF STRUCTURES CÔNG TÁC KỸ SƢ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG T S. T R Ầ N T U Ấ N N A M ( t t. n a m @ h u t e c h. e d u. v n ) 2 GIỚI THIỆU MÔN HỌC o Ý NGHĨA & MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC o PHƢƠNG PHÁP HỌC & ĐIỂM ĐÁNH GIÁ o CẤU

Chi tiết hơn

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc

Điều lệ Công ty CP Cấp thoát nước Ninh Bình UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc UBND TỈNH NINH BÌNH CÔNG TY CP CẤP, THOÁT NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC NINH BÌNH Ninh Bình, tháng 12 năm

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HÀ QU N Lý µo T¹O CñA TR êng ¹I HäC KINH TÕ - Kü THUËT C NG NGHIÖP P øng NHU CÇU NH N LùC VïNG ång B»NG S NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA

Chi tiết hơn

§Ò tµi

§Ò tµi Sáng kiến kinh nghiệm: TĂNG CƢỜNG HỨNG THÖ HỌC MÔN LỊCH SỬ THPT(GDTX) THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍCH CỰC I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay trong toàn ngành giáo dục đang diễn ra phong trào " Đổi mới phương

Chi tiết hơn

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free

Ebook miễn phí tại : Webtietkiem.com/free NHÂN TƢỚNG HỌC LỜI MỞ ĐẦU QUYỂN I PHẦN I. CÁC NÉT TƢỚNG TRONG NHÂN TƢỚNG HỌC CHƢƠNG I. TỔNG QUÁT VỀ KHUÔN MẶT I. TAM ĐÌNH Vị trí của Tam Đình Ý nghĩa của Tam Đình II. NGŨ NHẠC Vị trí của Ngũ Nhạc Điều

Chi tiết hơn

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Thờ cúng cây cối là một trong những hình thức tín ngưỡng đã có từ lâu đời trên đất nước Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một

Chi tiết hơn

Nhôù hoài naøo Giacob ñuøm ñeà daãn heát caû vôï con, gia nhaân, suùc vaät vaø lænh kænh chôû theo nhöõng chuyeán xe ñaày aép muøng meàn, chieáu goái

Nhôù hoài naøo Giacob ñuøm ñeà daãn heát caû vôï con, gia nhaân, suùc vaät vaø lænh kænh chôû theo nhöõng chuyeán xe ñaày aép muøng meàn, chieáu goái ĐÔI NÉT VỀ HỘI THẢO Kỷ Niệm 50 năm áp dụng huấn thị Plane compertum est về tôn kính ông bà tổ tiên Cuộc xung đột Những nghi thức Trung Hoa và những nghi thức về lòng tôn kính ông bà tổ tiên tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày

CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC TRUNG ƢƠNG 3 ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 47/BC-HĐQT Đà Nẵng, ngày 25 tháng 01 năm 2017 BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHUYẾN CÁO CÁC

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG KHUYẾN CÁO CÁC BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA CỦA VÀ KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ. TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CÔNG TY TNHH MTV VẬN TẢI BIỂN

Chi tiết hơn

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày 30-4-2017) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa về phần mình, gọi Quốc Gia Việt Nam (QGVN) rồi Việt

Chi tiết hơn

Bé Y tÕ

Bé Y tÕ BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 02/2017/TT-BYT Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2017 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH MỨC TỐI ĐA KHUNG GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH,

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Author : elisa Thuyết minh về Phố Cổ Hội An - Bài số 1 Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn

Chi tiết hơn

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ

BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA VÀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THĂNG LONG GTC KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ NÊN ĐỌC KỸ CÁC THÔNG TIN TRONG TÀI LIỆU NÀY VÀ QUY CHẾ ĐẤU GIÁ TRƢỚC KHI ĐĂNG KÝ THAM DỰ ĐẤU GIÁ. BẢN CÔNG

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LU ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 58) Thôi, dẹp quách ba cái chuyện nhức đầu ấy! Đọc vài bài thơ của anh Ma Xuân Đạo để tìm thú vị. Chữ nghĩa ngƣời thiên cổ nói lên giùm tấm lòng của vô số ngƣời hiện đại.

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN VINACOMIN PHẦN MỞ ĐẦU

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

CHƢƠNG TRÌNH TOUR 2019: ĐẢO NGỌC PHÖ QUỐC BAO TRỌN GÓI VÉ MÁY BAY Tặng Vé Cáp Treo Hòn Thơm KHÁM PHÁ ĐÔNG ĐẢO - NAM ĐẢO TẮM BIỂN BÃI SAO VIP TOUR: CHE

CHƢƠNG TRÌNH TOUR 2019: ĐẢO NGỌC PHÖ QUỐC BAO TRỌN GÓI VÉ MÁY BAY Tặng Vé Cáp Treo Hòn Thơm KHÁM PHÁ ĐÔNG ĐẢO - NAM ĐẢO TẮM BIỂN BÃI SAO VIP TOUR: CHE CHƢƠNG TRÌNH TOUR 2019: ĐẢO NGỌC PHÖ QUỐC BAO TRỌN GÓI VÉ MÁY BAY Tặng Vé Cáp Treo Hòn Thơm KHÁM PHÁ ĐÔNG ĐẢO - NAM ĐẢO TẮM BIỂN BÃI SAO VIP TOUR: CHECK IN QUÁN BAR SANG TRỌNG TRÊN BIỂN ROCK SUNSET ISLAND

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

BLACKCURSE

BLACKCURSE CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG NGHIỆP CÀ MAU CAMAU TRADING JOINT STOCK COMPANY CAMEX Trụ sở chính : 7072 Đề Thám P2 TPCà Mau Điện thoại : (0290) 3839220 3822678 3822847 Fax : (0290) 3834358 Email : info@tncmcomvn

Chi tiết hơn

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội) NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt Là một xã

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG MẠNG ĐIỆN TH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG MẠNG ĐIỆN TH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG MẠNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG MOBIFONE - KHU VỰC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC

Chi tiết hơn