Dù n RENEW - Së Ngo¹i vô - Së Y tõ tønh Qu ng TrÞ AN OVERVIEW AND ANALYSIS OF THE IMPACT OF UNEXPLODED ORDNANCE AND LANDMINES IN QUANG TRI PROVINCE FR

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Dù n RENEW - Së Ngo¹i vô - Së Y tõ tønh Qu ng TrÞ AN OVERVIEW AND ANALYSIS OF THE IMPACT OF UNEXPLODED ORDNANCE AND LANDMINES IN QUANG TRI PROVINCE FR"

Bản ghi

1 Dù n RENEW - Së Ngo¹i vô - Së Y tõ tønh Qu ng TrÞ AN OVERVIEW AND ANALYSIS OF THE IMPACT OF UNEXPLODED ORDNANCE AND LANDMINES IN QUANG TRI PROVINCE FROM Nghiªn cøu t nh h nh n¹n nh n bom m n vµ nhën thøc vò hióm ho¹ bom m n sau chiõn tranh t¹i tønh qu ng Presiding Board trþ, of the Study: viöt nam Dr. Tran Kim Phung Medical Dr. Tran Van Thanh Qu ng TrÞ, th ng 9/2006

2 DỰ ÁN RENEW - SỞ NGOẠI VỤ - SỞ Y TẾ TỈNH QUẢNG TRỊ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NẠN NHÂN BOM MÌN VÀ NHẬN THỨC VỀ HIỂM HOẠ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ, VIỆT NAM Quảng Trị, tháng 9/

3 Nghiên cứu Tình hình nạn nhân bom mìn và Nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam Chủ trì nghiên cứu: Hoàng Đăng Mai Trần Kim Phụng Hoàng Nam Phân tích, viết báo cáo: Dương Trọng Huế Lê Việt Xử lý dữ liệu: Phan Văn Hùng Trương Hữu Vỹ Tổ chức khảo sát thực địa: Thái Hữu Liêu Mai Năm Dự án RENEW là Chương trình hợp tác giữa Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVMF) và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Trị nhằm Phục hồi môi trường và Khắc phục hậu quả chiến tranh

4 MỤC LỤC Các từ viết tắt 1 Lời nói đầu 3 Tóm tắt báo cáo nghiên cứu 5 PHẦN I: TÌNH HÌNH BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 7 1. Giới thiệu tóm tắt về tỉnh Quảng Trị 7 2. Khái quát về hậu quả bom mìn tại Quảng Trị 8 PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9 1. Lý do thực hiện nghiên cứu 9 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu nạn nhân bom mìn Phương pháp nghiên cứu thận thức, thái độ và hành vi Hạn chế có thể có của nghiên cứu 14 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15 I. TÌNH HÌNH NẠN NHÂN BOM MÌN GIAI ĐOẠN Tổng quan Các phát hiện chính 16 II. TÌNH HÌNH NẠN NHÂN BOM MÌN GIAI ĐOẠN Tổng quan Các phát hiện chính 19 III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TAI NẠN BOM MÌN TRONG 30 NĂM QUA Hoạt động khi xảy ra tai nạn Khu vực xảy ra tai nạn bom mìn Sự nhận biết khu vực nguy hiểm của nạn nhân trước khi xảy ra tai nạn Lý do dẫn đến hành động nguy hiểm của nạn nhân bom mìn Đánh dấu khu vực có bom mìn Nhìn thấy bom mìn trước khi xảy ra tai nạn Tiếp cận thông tin GDPTBM của nạn nhân Loại bom mìn gây tai nạn 29 IV. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HIỂM HOẠ CỦA BOM MÌN Sự hiện diện của bom mìn Các tiếp xúc với bom mìn Tần suất gặp phải bom mìn của người dân Hoạt động của người dân khi gặp phải bom mìn 34

5 2. Nhận thức của người dân về hiểm hoạ bom mìn Tác động của bom mìn tới con người nói chung Ảnh hưởng của bom mìn đến đời sống thường ngày của người dân Những nơi được người dân cho là có bom mìn Nhận biết khu vực nhiễm bom mìn Nguyên nhân khiến bom mìn phát nổ Phòng tránh tai nạn bom mìn Nhận thức về hành vi dẫn đến tai nạn bom mìn Lý do người dân phải đi vào khu vực nhiễm bom mìn Những đối tượng được cho là có khả năng bị tai nạn bom mìn Hành vi của người dân đối với hiểm hoạ bom mìn Hành vi khi phát hiện bom mìn và tai nạn bom mìn Hành vi đối với những vấn đề về mìn sát thương Sự tiếp cận thông tin về hoạt động phòng chống bom mìn của người dân Các nguồn thông tin GDPTBM Các nguồn thông tin GDPTBM được chú ý nhất Tác động của việc tiếp nhận thông tin GDPTBM Thông tin về các hoạt động bom mìn nhân đạo tại địa phương 53 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 I. Kết luận 55 II. Kiến nghị 56 PHỤ LỤC 59 Phụ lục 1. Biểu đồ liên quan đến tai nạn bom mìn ở Quảng Trị (30 năm sau chiến tranh) 60 Phụ lục 2. Biểu đồ nghiên cứu Nhận thức - Thái độ - Hành vi đối với hiểm hoạ bom mìn của người dân Quảng Trị 77 Phụ lục 3: Bản câu hỏi khảo sát 95 Phụ lục 4: Danh sách các xã được chọn tham gia mẫu nghiên cứu Nhận thức - Thái độ - Hành vi 103 Phụ lục 5: Số liệu các quốc gia nhận viện trợ giải quyết vấn đề bom mìn năm Lời cảm ơn 109 Tài liệu tham khảo 110

6 Các từ viết tắt 1 Các từ viết tắt Bom mìn Dự án RENEW GDPTBM KABP TCF Tổ chức CPI PCP PTTH UBND UBDSGĐ&TE UNICEF USD VND VVMF Được hiểu là bao gồm bom, mìn và các vật nổ khác Dự án Phục hồi Môi trường và Khắc phục hậu quả chiến tranh Giáo dục phòng tránh bom mìn Nhận thức-thái độ-hành vi (Knowledge Awareness - Behaviour - Practices) Tổ chức Cấp cứu Chấn thương Na Uy Tổ chức Clear Path International Phi chính phủ Phát thanh truyền hình Uỷ Ban Nhân Dân Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Đôla Mỹ Đồng Việt Nam Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam

7 Lời nói đầu 3 Lời nói đầu Hơn 30 năm sau cuộc chiến tranh Việt Nam, người dân Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng vẫn đang còn phải chịu đựng những hậu quả nặng nề do bom mìn để lại. Bom mìn không những ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân mà còn cản trở những nỗ lực phát triển của địa phương. Đã có 1,12 % dân số toàn tỉnh Quảng Trị là nạn nhân của tai nạn bom mìn và khoảng một nửa diện tích đất đai tự nhiên ở đây vẫn đang bị nhiễm bom mìn. Trong những năm qua, mặc dù đã có những nỗ lực giải quyết hậu quả bom mìn của các cấp chính quyền, quân đội và sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế nhưng tình trạng ô nhiễm bom mìn ở Quảng Trị vẫn còn nặng nề, đòi hỏi những can thiệp mang tính chiến lược và lâu dài. Để giúp cho việc xây dựng và triển khai các chương trình hành động phòng chống hiểm hoạ bom mìn trong tỉnh ngày càng hiệu quả hơn, và Nhận thức của người dân đối với hiểm hoạ bom mìn tại tỉnh Quảng Trị lần thứ 2 đã được Dự án RENEW phối hợp với Sở Ngoại vụ và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tiến hành thực hiện. Nghiên cứu này, ngoài việc cung cấp những phát hiện mới nhất về tình hình nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị trong 30 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh ( ) và nhận thức của người dân về hiểm hoạ của bom mìn, còn là một hoạt động đối chiếu và cập nhật những dữ liệu và thông tin thực tế cho kết quả cuộc nghiên cứu tương tự lần đầu tiên được Dự án RENEW và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị tiến hành năm Văn phòng Điều phối Dự án RENEW trân trọng cảm ơn các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh Quảng Trị, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, các Sở, Ban ngành, địa phương có liên quan và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã phối hợp và giúp đỡ cho thành công của nghiên cứu này. Chúng tôi cảm ơn sự giúp đỡ thiết thực của Quỹ Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVMF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Cấp cứu Chấn thương Na Uy (TCF) đã dành cho cuộc nghiên cứu này. Chúng tôi mong muốn và hy vọng những kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các tổ chức, cá nhân đang thực hiện các hoạt động nhân đạo nhằm giải quyết vấn đề bom mìn tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam./.

8 Tóm tắt báo cáo 5 Tóm tắt báo cáo nghiên cứu Nghiên cứu Tình hình nạn nhân bom mìn và Nhận thức của người dân về hiểm hoạ bom mìn tại tỉnh Quảng Trị do Dự án RENEW phối hợp với Sở Ngoại vụ và Sở Y tế Quảng Trị thực hiện vào tháng 5/2006. Nghiên cứu này là một sự kế thừa và phát triển Nghiên cứu Nhận thức-thái độ-hành vi về hiểm hoạ bom mìn và Tai nạn bom mìn sau chiến tranh do Dự án RENEW và Sở Y tế Quảng Trị tiến hành năm Nghiên cứu được chia làm hai phần: Phần nghiên cứu tình hình nạn nhân bom mìn được tiến hành bằng phương pháp điều tra cắt ngang, điều tra toàn thể các nạn nhân bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào thời điểm tháng 12/2002 kết hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu liên tục được cập nhật tại Dự án RENEW tính đến thời điểm 31/12/2005. Phần nghiên cứu nhận thức của người dân về hiểm hoạ của bom mìn được tiến hành theo phương pháp chọn cụm ngẫu nhiên. Bộ câu hỏi khảo sát được Dự án RENEW thiết kế với sự giúp đỡ của UNICEF và được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Epi Info. Những phát hiện từ cuộc nghiên cứu này phản ảnh rõ ràng và khoa học về hậu quả của bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị và những ảnh hưởng dai dẳng khác do bom mìn đã và đang gây ra đối với người dân địa phương. Số nạn nhân bom mìn sau chiến tranh ở Quảng Trị lớn hơn nhiều nước trên thế giới. Kể từ khi kết thúc chiến tranh đến nay ( ), tỉnh Quảng Trị đã có nạn nhân bom mìn (chiếm 1,12% dân số của tỉnh), trong đó có người chết, người bị thương. Mặc dù số nạn nhân bom mìn của giai đoạn 5 năm gần đây ( ) đã giảm xuống còn 267 nạn nhân, tức là trung bình có 45 nạn nhân/năm, giảm 180 nạn nhân so với trung bình năm của giai đoạn và giảm hơn một nửa so với 5 năm trước đó, nhưng vẫn ở mức cao so với nhiều quốc gia, lãnh thổ bị nhiễm bom mìn trên thế giới. Riêng trong năm 2003, số thương vong do tai nạn bom mìn gây ra tại Quảng Trị là 49 người, nhiều hơn Bosnia, Hezgovia, Chad, Azerbaijan, Eritrea, Mozambique, gấp đôi số nạn nhân ở Albania, Thailand, Croatia và gấp ba lần số nạn nhân ở Kosovo, Lebanon và Tajikistan. (1) Phần lớn nạn nhân bom mìn là nông dân (52%), và học sinh (31%). Tai nạn bom mìn xảy ra nhiều nhất trong khi người dân đang làm ruộng, canh tác (38,6%). Phần lớn gia đình các nạn nhân là hộ nghèo có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng/hộ gia đình. Các hộ gia đình đều có nhu cầu được vay vốn (40,36%), kế đến là mong nhận được các hỗ trợ trực tiếp (39,26%). Sự tồn tại của bom mìn rất phổ biến tại địa phương, chủ yếu chưa được đánh dấu báo hiệu nguy hiểm và tỷ lệ tai nạn bom mìn gần nhà dân tiếp tục tăng lên. 38,3 % người dân được hỏi đã nhìn thấy bom mìn ở vùng đồi núi và 31,7% đã nhìn thấy ở đồng ruộng. Hơn một nửa số người được hỏi (50,4%) cho biết mình đã gặp phải bom mìn ít nhất một lần trong năm. Cứ 7 người thì có 1 người nhìn thấy bom mìn hàng tháng, cứ 13 người thì có 1 người thấy bom mìn hàng tuần và hàng ngày cứ 16 người thì có 1 người cho biết đã gặp phải bom mìn. 92% địa điểm xảy ra các vụ nổ bom mìn đã không được đánh dấu báo hiệu nguy hiểm. Trong 5 năm qua ( ), đã có 27,7% tổng số vụ tai nạn xảy ra gần nhà của nạn nhân, cao nhất trong các khu vực xảy ra tai nạn được báo cáo. Trong lúc con số này của cả giai đoạn là 15,7%. Thương vong do vật liệu nổ gây ra chiếm tỉ lệ lớn hơn rất nhiều so với mìn sát thương và có (1). Phong trào quốc tế vận động cấm mìn sát thương, Báo cáo tình hình bom mìn 2005, trang 49

9 6 Tóm tắt báo cáo xu hướng ngày càng tăng. Trong 30 năm qua, số vụ tai nạn xảy ra với mìn sát thương là 10% trong khi với vật liệu nổ là 89,9%. Trong 5 năm qua, con số này theo thứ tự trên là 4,24% so với 95,76%. Chủng loại vũ khí gây thương vong nhiều nhất cho nạn nhân là bom bi (44,4% giai đoạn 30 năm và 30,3% trong 5 năm qua). Sau đó là đạn M79 với tỉ lệ theo thứ tự tương ứng (13,82% - 7,27%) và mìn (10% - 4,24%). Những người được tiếp cận với thông tin giáo dục phòng tránh bom mìn ít bị tai nạn hơn những người không được tiếp cận. Đa số nạn nhân (90,12%) không được tiếp cận thông tin giáo dục phòng tránh bom mìn cho đến ngày xảy ra tai nạn. Tuy vậy, mặc dù nhận thức của người dân về hành vi rà tìm phế liệu chiến tranh là nguy hiểm được nâng cao song tai nạn gây ra do hoạt động này vẫn tăng lên đáng kể (tăng 7,2% trong 5 năm qua so với giai đoạn ). Đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ, hành vi của người dân đối với hiểm hoạ bom mìn. Số liệu so sánh giữa hai cuộc nghiên cứu ( ) cho thấy cùng với sự tăng cường các hoạt động truyền thông phòng tránh bom mìn trong thời gian qua, đã có sự tăng lên tích cực trong nhận thức, thái độ của người dân về hiểm hoạ bom mìn. Số lượng người không biết về tác động của bom mìn đã giảm xuống từ 1,27% xuống 0,9%. Số người không nhận biết được khu vực có thể nhiễm bom mìn đã giảm mạnh từ 22% xuống còn 7,6%. Đáng chú ý là nhận thức của người dân đối với việc tháo gỡ bom mìn là nguy hiểm đã tăng 23%. Số người không biết cách phòng tránh tai nạn bom mìn giảm mạnh từ 5% xuống còn 1,9%. Hầu hết người dân đã từng tiếp cận với các thông tin GDPTBM, có 93% người được hỏi đã trả lời như vậy. Và truyền thông đại chúng vẫn là phương tiện chiếm ưu thế nhất để phổ biến các thông tin GDPTBM (93,8% tiếp nhận thông tin từ truyền hình), tiếp đến trường học (26,6%). Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy thực trạng hiểm hoạ bom mìn tại tỉnh Quảng Trị đang là vấn đề trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của người dân địa phương. Sự tác động và hậu quả của bom mìn đến những đối tượng với mức độ khác nhau nhưng nhìn chung đã góp phần cản trở những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đời sống người dân. Do đó, giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh là một yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với tỉnh Quảng Trị. Một số kiến nghị đã được đưa ra dựa trên kết luận của báo cáo bao gồm: Thúc đẩy hoạt động phá hủy bom mìn theo yêu cầu, ưu tiên các khu vực dân cư, tiếp tục tăng cường các hoạt động GDPTBM với trọng tâm là các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em dưới 16 tuổi, nông dân, dân tộc ít người, nam giới, người nghèo... Các chương trình hành động bom mìn cần có sự điều chỉnh phù hợp về phương pháp tiếp cận, phương tiện kỹ thuật để phù hợp với thực tế là vật nổ đang là hiểm hoạ chính đe doạ sự an toàn của người dân ở Quảng Trị. Nghiên cứu cũng đề xuất việc cần tiếp tục nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong đó chú trọng đến năng lực sơ cứu chấn thương ở tuyến cơ sở, cải thiện khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế nhằm hạn chế tối đa thương vong và những thương tật đáng lẽ có thể cứu chữa được. Bên cạnh đó, cần có sự điều phối hợp lý các dự án bom mìn về địa bàn, đối tượng tiếp cận, phương pháp tiếp cận cũng như sự phối hợp giữa các dự án để đáp ứng với những yêu cầu của địa phương. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế xã hội không những mang lại hiệu quả cho đối tượng hưởng lợi từ các chương trình này mà còn giúp giảm bớt được số lượng nạn nhân bom mìn. Tỉnh Quảng Trị cần có biện pháp và cách thức tiếp cận phù hợp đối với các nguồn lực quốc tế và trong nước mang tính lâu dài và quy mô lớn để sớm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm bom mìn đang được xem là rất nghiêm trọng ở nơi đây.

10 Tình hình bom mìn sau chiến tranh ở Quảng Trị 7 PHẦN I TÌNH HÌNH BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Giới thiệu tóm tắt về tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị nằm ở miền Trung Việt Nam, nơi vĩ tuyến 17 đi qua - từ năm là giới tuyến tạm thời ngăn chia hai miền Nam Bắc. Quảng Trị phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước CHDCND Lào và phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính bao gồm huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá, Đakrông, huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Đông Hà, Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị có diện tích 4744,15km 2 trong đó khoảng 80% diện tích có địa hình đồi núi. Dân số của tỉnh Quảng Trị năm 2005 là 632,840 trong đó người Kinh chiếm 92% tổng dân số, người Vân Kiều chiếm 6,4% và người Pacô chiếm 1,52%. Có 24,53% người dân sống ở vùng đô thị và 75,47% sống tại các vùng nông thôn. Mật độ dân số là 133 người/km 2 và tập trung chủ yếu tại hai thị xã, vùng duyên hải và vùng đồng bằng trong khi vùng miền núi phía Tây có số lượng dân cư sinh sống rải rác. (2) Bên cạnh những hậu quả hết sức nặng nề do chiến tranh để lại, Quảng Trị cũng thường xuyên chịu những khó khăn về mặt thiên nhiên do khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kể từ khi tỉnh được lập lại từ tỉnh Bình Trị Thiên vào năm 1989, chính quyền và người dân tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các chính sách phát kinh tế, xã hội và các chương trình xoá đói giảm nghèo. Mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng tình trạng đói nghèo và chậm phát triển vẫn còn là một thách thức lớn đối với chính quyền và người dân nơi đây. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về tình trạng nghèo đói tại Việt Nam năm 2003, tỉnh Quảng Trị nằm vào một trong 3 khu vực nghèo nhất Việt Nam, cùng với khu vực Tây Bắc và vùng cao nguyên Trung Bộ. (3) Tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh từ năm xấp xỉ tỷ VND (trung bình khoảng 114 triệu USD/1 năm). Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 xấp xỉ 322 USD (tỷ giá VND/USD năm 2005) trong khi mức thu nhập bình quân trên đầu người toàn quốc là 450 USD. Theo chuẩn nghèo của Việt Nam năm 2005 là 2,4 triệu đồng/người/năm, thì có khoảng 10% hộ gia đình ở Quảng Trị nằm trong diện đói nghèo. (4) (2). Cục thống kê Quảng Trị, Niên giám thống kê Quảng Trị, 2005 (3). IFPRI, IDS, Labor & Social Publishing, Nghèo đói và bất bình đẳng tại Việt Nam, 2003, Hà Nội, trang 23 (4). và Báo cáo tình hình KT-XH 2005, UBND tỉnh Quảng Trị và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

11 8 Tình hình bom mìn sau chiến tranh ở Quảng Trị 2. Khái quát về hậu quả bom mìn tại Quảng Trị Cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với mảnh đất và người dân Việt Nam. Trong đó, ô nhiễm bom mìn đã và đang là một vấn đề nghiêm trọng cản trở sự phát triển kinh tế-xã hội và đe doạ tính mạng người dân cũng như gây ra nhiều hậu quả xã hội và môi trường khác. Theo số liệu từ Báo cáo giám sát tình hình bom mìn quốc tế năm 2002, quân đội Mỹ đã sử dụng hơn 15 triệu tấn bom mìn, đạn pháo và các loại vũ khí khác trong cuộc chiến tranh Việt Nam, gấp 3 lần lượng vũ khí đã sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. (5) Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính có đến 10% số bom đạn đã sử dụng không nổ như thiết kế ban đầu, điều đó có nghĩa là vẫn còn hàng ngàn tấn bom mìn, vũ khí chết người rải rác ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Quảng Trị là chiến địa của những trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử chiến tranh ( ), với những địa danh nổi tiếng như Khe Sanh, Làng Vây, Trại Carroll, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Rockpile, La Vang, Ái Tử, Thành cổ Quảng Trị... Trong đó có các trận đánh nổi tiếng như Khe Sanh vào năm 1968 khi quân đội Mỹ thực hiện hơn chuyến bay ném bom và thả hơn 20,000 tấn bom đạn các loại (6) ; trận chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị năm 1972 với số lượng bom đạn bắn ra và thả xuống tương đương với 7 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ II. (7) Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, chính quyền địa phương đã mở chiến dịch tháo gỡ bom mìn trên địa bàn toàn tỉnh huy động người rà phá trên một diện tích m 2, tháo gỡ và phá huỷ quả bom mìn các loại. Đây là cuộc chiến đấu hy sinh và gian khổ, có ngày phải hy sinh đến người. (8) Các hoạt động rà phá bom mìn có quy mô nhỏ hơn tiếp tục được quân đội và người dân địa phương thực hiện cho đến nay. Từ năm 1996 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã nhận được một số hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện công tác rà phá bom mìn nhân đạo. Các hoạt động chủ yếu triển khai giai đoạn này là rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân bom mìn, giáo dục phòng tránh bom mìn, hỗ trợ cộng đồng sau rà phá, khảo sát và đánh giá bom mìn. Những hoạt động này đem lại kết quả là đã rà tìm và phá huỷ loại bom mìn các loại, giải phóng hơn ha đất đai bị ô nhiễm nặng, xây dựng 5 làng tái định cư, nhận thức của người dân, đặc biệt là trẻ em về hiểm hoạ bom mìn được nâng cao, điều kiện sống một bộ phận nạn nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bom mìn được cải thiện, năng lực của địa phương trong giải quyết hậu quả bom mìn bước đầu được xây dựng, một số dữ liệu về tình hình bom mìn bước đầu được thu thập và tổ chức quản lý, sử dụng. (9) Mặc dù đã có những nỗ lực giải quyết vấn đề bom mìn đáng kể như trên nhưng hiện nay, bom mìn sau chiến tranh và hậu quả bom mìn vẫn là một vấn đề nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Trị. Kể từ 30/4/1975 cho đến 31/12/2005, toàn tỉnh có nạn nhân bom mìn, chiếm 1,12% dân số toàn tỉnh, trong đó người chết và người bị thương. Riêng trong năm 2005, đã có 47 tai nạn bom mìn làm 17 người bị chết. (10) Nguy cơ tai nạn bom mìn vẫn đang tồn tại dai dẳng tại Quảng Trị cho dù chiến tranh đã chấm dứt hơn 30 năm. (5). Phong trào quốc tế vận động cấm mìn sát thương (ICBL), Báo cáo giám sát tình hình bom mìn quốc tế, 2002, ( (6) Ronald B. Frankum & Stephen F. Maxner, Tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam, Wiley Publishing, Inc, 2002, trang 114 (7) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 3, Hà Nội 2005, trang 369 (8) Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 3, Hà Nội 2005, trang 21 (9) Báo cáo hoạt động Phi Chính phủ của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, 2005 (10). Số liệu dự án RENEW, 2005 và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

12 Phương pháp nghiên cứu 9 PHẦN II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Lý do thực hiện nghiên cứu Hậu quả bom mìn ở Quảng Trị hết sức nặng nề và mặc dù đã có nhiều nỗ lực của chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương, các tổ chức quốc tế, cho đến nay vẫn có rất ít thông tin, số liệu chính xác, đầy đủ và khoa học về thực trạng bom mìn và hoạt động bom mìn nhân đạo tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung. Nghiên cứu này là một sự kế thừa và phát triển Nghiên cứu Nhận thức - Thái độ - Hành vi về hiểm hoạ của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam do Dự án RENEW và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên tiến hành tháng 12/2002. Kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ các nỗ lực nhân đạo khắc phục hậu quả bom mìn tại tỉnh Quảng Trị nói riêng, và các địa phương bị ảnh hưởng bởi vấn đề bom mìn tương tự ở Việt Nam, nói chung. Những phát hiện từ nghiên cứu này cố gắng phản ánh một cách đầy đủ và khoa học nhất về hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, đồng thời nói lên nỗi khổ đau của hàng ngàn nạn nhân bom mìn sau chiến tranh và những ảnh hưởng dai dẳng khác do bom mìn gây ra ở một vùng đất từng là khu phi quân sự trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào những nội dung sau: Tình hình thực tế về nạn nhân bom mìn tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian 30 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc ( ). Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân ở Quảng Trị đối với vấn đề bom mìn tại thời điểm thực hiện nghiên cứu và tác động của các chương trình truyền thông phòng tránh bom mìn trong thời gian vừa qua ( ). 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp nghiên cứu nạn nhân bom mìn Nghiên cứu về nạn nhân bom mìn năm 2002 do Dự án RENEW và Sở Y tế Quảng Trị thực hiện đã đặt nền móng cho việc xây dựng và quản lý cơ sở thông tin dữ liệu nạn nhân bom mìn tại tỉnh Quảng Trị sau chiến tranh (1975). Đối tượng của cuộc điều tra về nạn nhân bom mìn là tất cả các nạn nhân bom mìn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị kể từ năm 1975 cho đến ngày điều tra. Việc xác định nạn nhân bom mìn được thực hiện theo từng thôn bản, nơi những vị lãnh đạo thôn bản theo dõi hộ khẩu toàn bộ dân cư trên địa bàn. Danh sách sơ bộ những người bị tai nạn, thương tật và tử vong từ trước đến nay của các loại hình tai nạn thương tích, bao gồm cả các tai nạn bom mìn được các vị trưởng thôn lưu giữ. Bên cạnh đó, các trạm y tế xã cũng là nơi lưu giữ những hồ sơ bệnh án của các nạn nhân bom mìn đã từng được chuyển đến để cấp cứu hoặc chữa trị. Nhóm khảo sát đã làm việc với từng và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

13 10 Phương pháp nghiên cứu trưởng thôn và từng trạm y tế xã để lấy bản danh sách và đối chiếu với hồ sơ nạn nhân bom mìn tại các trạm y tế để xác minh tính chính xác của các thông tin đã nhận được. Sau đó, một bản danh sách nạn nhân tổng hợp từ hai nguồn trên được lập ra và được phát cho các khảo sát viên đến tận từng hộ gia đình nạn nhân phỏng vấn với sự hỗ trợ dẫn đường của hướng dẫn viên địa phương, sử dụng mẫu câu hỏi phỏng vấn đã thiết kế. Bên cạnh đó, thông qua các gia đình nạn nhân và các dân làng khác, các khảo sát viên kiểm tra thêm các gia đình có nạn nhân khác mà không nằm trong danh sách. Bằng cách này, khảo sát viên vừa có công cụ để xác định thêm các nạn nhân bom mìn chưa có trong danh sách cũng như kiểm tra chéo tính xác thực trong nội dung trả lời của các nạn nhân và gia đình nạn nhân. Khi phỏng vấn nạn nhân, các khảo sát viên gặp gỡ trực tiếp từng nạn nhân bom mìn còn sống sót để đánh giá tình trạng thương tật cụ thể. Đối với nạn nhân đã chết, khảo sát viên tiến hành điều tra thêm những người có liên quan đến vụ tai nạn hoặc các thành viên trong gia đình. Sau khi số liệu về nạn nhân bom mìn ở cấp thôn được hoàn thành, các khảo sát viên sắp xếp theo từng đơn vị hành chính cấp xã và cuối cùng tổng hợp thành cấp huyện. Tất cả các hồ sơ nạn nhân khi được bàn giao lại cho Sở Y tế và Dự án RENEW xử lý đều được xếp theo thứ tự đơn vị từ huyện, thị xuống xã và thôn. Dữ liệu về nạn nhân bom mìn được cập nhật thường xuyên thông qua hệ thống cộng tác viên chương trình GDPTBM tại các địa phương có hoạt động của dự án (huyện Triệu Phong và Hải Lăng). Tại các địa bàn khác trong tỉnh, các thông tin liên quan đến nạn nhân bom mìn được cập nhật thông qua các cộng tác viên truyền thông đại chúng, qua đường dây nóng của Dự án RENEW và qua sự chia sẻ dữ liệu với tổ chức CPI một tổ chức PCP chuyên về hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn. Các thông tin về nạn nhân bom mìn được thực hiện theo mẫu thu thập dữ liệu nạn nhân trong nghiên cứu năm Phần mềm Epi Info được sử dụng để quản lý cơ sở dữ liệu này. Mặc dù tỉnh Quảng Trị chưa có hệ thống theo dõi nạn nhân bom mìn toàn tỉnh hoàn chỉnh, nhưng tất cả các thông tin được trình bày về nạn nhân bom mìn trong nghiên cứu này được đảm bảo độ tin cậy cao nhất có thể trong bối cảnh hiện nay. Ngoài những thông tin chung về nạn nhân bom mìn giai đoạn trong tài liệu này, những số liệu cụ thể hơn có thể được cung cấp tại bộ phận xử lý dữ liệu của Dự án RENEW. 2.2 Phương pháp nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chọn cụm ngẫu nhiên được tiến hành trong tất cả 9 huyện và thị xã đồng bằng và miền núi ở tỉnh Quảng trị. Quần thể nghiên cứu được chọn theo phương pháp luỹ tích dân số, cộng dồn, chia 30 cụm ngẫu nhiên. Đối tượng nghiên cứu là tất cả những thành viên trong gia đình có khả năng trả lời các nội dung trong bảng câu hỏi đã thiết kế sẵn, có độ tuổi từ 7 tuổi trở lên. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu: Cỡ mẫu tính theo công thức: n = Z 2 (1- α/2) P(1- P)/d 2 và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

14 Phương pháp nghiên cứu 11 Trong đó: n : cỡ mẫu α: mức ý nghĩa thống kê, độ tin cậy 95%, α = 0,05, Z = 1,96 d: độ chính xác mong muốn (d = 0,014) P = 0,5 (ứng với cỡ mẫu lớn nhất) Suy ra cỡ mẫu nghiên cứu ít nhất là đối tượng Với phương án dự phòng thêm 5% cỡ mẫu, nâng tổng số cỡ mẫu là đối tượng. Chọn mẫu Tại mỗi huyện, sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất tỷ lệ với quần thể PPS ngẫu nhiên (Probability Proportion to Size: xác suất tỷ lệ với cỡ của cộng đồng), theo phương pháp luỹ tích dân số, cộng dồn, từ đó 30 cụm nghiên cứu được chọn ra trong toàn tỉnh, mỗi cụm là một xã/phường (có phụ lục kèm theo). Như vậy mỗi cụm có ít nhất 170 đối tượng được nghiên cứu. Phương pháp tiến hành khảo sát thực địa Mỗi huyện 3-4 cán bộ khảo sát Mỗi xã phỏng vấn 170 người x 30 xã = người Lập danh sách các thôn trong xã Tiến hành bốc thăm 01 thôn để khảo sát Vị trí đầu thôn được chọn để lấy mẫu với gia đình đầu tiên, sau đó tiếp tục đến các hộ liền kề cho đến cuối thôn. Nếu trong 1 thôn không đủ số mẫu thiết kế thì tiếp tục đến thôn liền kề để phỏng vấn theo cách tương tự cho đến khi đủ số lượng 170 mẫu cho 1 xã (khu vực miền núi mỗi thôn có số dân ít, do vậy được chọn nhiều thôn và liền kề, không tự lựa chọn các thôn có địa bàn dễ đến để thực hiện khảo sát). Cách chọn đối tượng phỏng vấn: phỏng vấn tất cả các thành viên của hộ gia đình từ 7 tuổi trở lên gặp trong lúc đến, đối tượng không bị tâm thần, không mất trí và tự nguyện tham gia phỏng vấn. Nếu có thành viên đi vắng thì bỏ qua, không trở lại phỏng vấn. Nếu đến hộ gia đình mà không gặp người ở nhà thì chuyển sang hộ kế tiếp. Phỏng vấn từng người riêng biệt, tránh thông tin qua lại giữa các cá nhân. Cán bộ khảo sát các xã liên lạc bằng điện thoại thường xuyên cho nhau và cho Ban tổ chức cũng như cán bộ giám sát của tỉnh để giải quyết những vướng mắc khi cần thiết. Mỗi huyện cử 1 trưởng nhóm điều hành chung. Sau khi hoàn thành công việc, tập hợp phiếu phỏng vấn theo xã, huyện và cử trưởng nhóm đến nộp tại Sở Y tế. Đơn vị nghiên cứu : Hộ gia đình Hộ gia đình: Hộ gia đình là một nhóm người sống chung nhà trong một thời gian ít nhất 3 tháng trong 12 tháng vừa qua. Thành viên gia đình: Là người sống trong hộ gia đình ít nhất 3 tháng trong 12 tháng qua. và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

15 12 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp các thành viên hộ gia đình theo bộ câu hỏi đã xây dựng sẵn. Để đảm bảo tính chính xác và thống nhất của số liệu, các nghiên cứu viên được tập huấn đầy đủ trước khi tiến hành phỏng vấn tại các hộ gia đình. Nhân sự tham gia Khảo sát viên: Các cán bộ y tế thuộc các đơn vị y tế tỉnh và huyện, xã của tỉnh Quảng Trị có năng lực, trình độ, kinh nghiệm đã được chọn tham gia vào nghiên cứu dữ liệu trên thực địa. Phần lớn các khảo sát viên đã tham gia cuộc khảo sát KAP năm Các khảo sát viên được tập huấn và thực hành các nội dung bao gồm: Nội dung, mục đích, ý nghĩa và phương pháp của cuộc nghiên cứu Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng bản câu hỏi nghiên cứu Kỹ năng phỏng vấn, ghi chép, thu thập dữ liệu Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm tại cộng đồng Trách nhiệm của trưởng nhóm và các thành viên Các lưu ý an toàn liên quan đến bom mìn Một buổi tập huấn cho các khảo sát viên tại Sở Y tế tỉnh Quảng Trị Ảnh: Thái Hữu Liêu và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

16 Phương pháp nghiên cứu 13 Giám sát viên: Trong quá trình khảo sát thực địa, có sự hỗ trợ và giám sát của 9 giám sát viên tuyến tỉnh. Giám sát viên có nhiệm vụ: Tổ chức điều tra hộ gia đình: Hỗ trợ việc thu thập thông tin từ các xã của 30 xã được chọn ngẫu nhiên để chọn mẫu nghiên cứu. Triển khai công tác nghiên cứu tại các hộ gia đình: Hướng dẫn điều tra viên và giám sát việc thu thập thông tin tại các hộ gia đình bằng phỏng vấn trực tiếp các thành viên hộ gia đình Hướng dẫn điều tra viên khi họ gặp khó khăn về chuyên môn: Cách giao tiếp với các thành viên, cách hỏi, cách điền thông tin vào bộ câu hỏi, cách kiểm tra chất lượng thông tin của người cung cấp thông tin trong hộ gia đình. Kiểm tra ngẫu nhiên 5% số mẫu để kiểm tra xem điều tra viên có phỏng vấn và ghi đúng thông tin như trong bộ câu hỏi đã điền để có cơ sở đánh giá chất lượng cuộc khảo sát. Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích số liệu nghiên cứu Số liệu sau nghiên cứu được nhập vào máy vi tính, sử dụng phần mềm Epi Info Các thông số cần phân tích được lược trích qua các thuật toán thống kê trên cơ sở dữ liệu đã được nhập. Các số liệu so sánh được trích lược từ cơ sở dữ liệu của cuộc nghiên cứu năm 2002 và năm 2006 với mức ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Thời gian thực hiện nghiên cứu Các hoạt động cụ thể được thực hiện theo thời gian biểu như sau: STT Hoạt động Thời gian 1 Thảo luận xây dựng kế hoạch 3 ngày Từ ngày 11 đến 14/4/ Hội thảo và Tập huấn cơ bản 1 ngày Ngày 20/4/ Khảo sát thực địa 7 ngày Từ ngày 21-27/4/ Nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu 8 ngày Từ ngày 8-15/5/ Phân tích, viết báo cáo 14 ngày Từ ngày 16-30/6/2006 và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

17 14 Phương pháp nghiên cứu 3. Hạn chế có thể có của nghiên cứu Tất cả các cuộc nghiên cứu đều có thể thấy những điểm mạnh và hạn chế. Trong nghiên cứu này, những hạn chế có thể xảy ra là một số người tham gia phỏng vấn có thể có những trả lời chưa đúng thực tế, trầm trọng hoá hoặc đơn giản hoá các vấn đề liên quan. Vấn đề so sánh nhận thức, thái độ hành vi giữa hai giai đoạn nghiên cứu có thể được cải thiện để cung cấp những thông tin chính xác hơn nữa nếu toàn bộ các địa bàn khảo sát được giữ nguyên như cuộc khảo sát ban đầu. Điều này xảy ra do những lý do khách quan nên có một số thay đổi nhỏ trong vấn đề thực địa. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu không bị ảnh hưởng nhiều bởi lý do đã được những người thực hiện tính đến. Bên cạnh đó, do tỉnh chưa có hệ thống giám sát nạn nhân bom mìn hoàn chỉnh nên các dữ liệu nạn nhân bom mìn có thể chưa đầy đủ tuyệt đối, đặc biệt là dữ liệu về nạn nhân bom mìn trong những năm trước đây. Phỏng vấn người dân ở huyện Đakrông, Quảng Trị Ảnh: Thái Hữu Liêu và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, Việt Nam

18 Kết quả nghiên cứu 15 PHẦN III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. TÌNH HÌNH NẠN NHÂN BOM MÌN GIAI ĐOẠN Tổng quan Ba mươi năm kể từ khi kết thúc chiến tranh, tính đến thời điểm 31/12/2005, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nạn nhân bom mìn, chiếm 1,12% dân số của tỉnh. Trong đó có người chết, người bị thương. Nạn nhân bom mìn 5 năm đầu ( ) chiếm tỷ lệ rất cao (46,10% trên tổng số cả giai đoạn) với trường hợp. Con số thương vong giảm mạnh trong 5 năm tiếp theo ( ) với 983 trường hợp chiếm 14,20% trên tổng số. Sau đó, số nạn nhân lại tăng lên đáng kể trong giai đoạn với trường hợp, chiếm 15,70% tổng số. Kể từ năm 1990, con số thương vong do bom mìn giảm đi và có xu hướng giảm mạnh kể từ năm Kể từ năm 1996, Quảng Trị bắt đầu hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực giải quyết hậu quả bom mìn sau chiến tranh, số nạn nhân bom mìn trung bình hàng năm là 53 người, giảm 76% so với con số trung bình hàng năm của giai đoạn và giảm 67% so với giai đoạn 5 năm trước đó ( ). Từ năm 2002, khi các hoạt động GDPTBM được thực hiện tại nhiều nơi trong tỉnh, con số nạn nhân bom mìn hàng năm là 45, giảm 80% so với con số trung bình của cả giai đoạn ( ) và giảm 34% so với 5 năm trước đó ( ). Xem biểu đồ 2-6, phụ lục 1 (trang 60-62) Bản đồ nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị theo huyện thị giai đoạn

19 16 Kết quả nghiên cứu 2. Các phát hiện chính 2.1 Vùng dân cư Ba huyện có tổng số nạn nhân bom mìn cao nhất theo thứ tự là Triệu Phong (1.284), Hải Lăng (1.104) và Hướng Hoá (1.074). Trong đó huyện Triệu Phong và Hải Lăng lần lượt là 2 huyện có dân số cao nhất trong toàn tỉnh. Điều đáng chú ý là dân số Hướng Hoá chỉ xếp thứ 6 (chiếm 10,62% tổng dân số) nhưng số nạn nhân bom mìn từ năm 1975 đến nay lại xếp thứ 3 (chiếm 15,50% trong tổng số nạn nhân). Người dân sống ở vùng nông thôn bị tai nạn bom mìn nhiều hơn là ở vùng thành thị. Thị xã Đông Hà và thị xã Quảng Trị là 2 địa phương có số lượng nạn nhân bom mìn ít nhất (lần lượt là 274 và 166 nạn nhân). Dân số Đông Hà chiếm 12,96% tổng dân số (xếp thứ tư) trong khi số nạn nhân chỉ chiếm 3,95% trong tổng số nạn nhân toàn tỉnh (xếp thứ 8 trong tổng số 9 huyện thị được thống kê). Người dân sống ở vùng núi bị tai nạn bom mìn nhiều hơn ở vùng đồng bằng. Huyện Cam Lộ và Hướng Hoá (như đã nói ở trên) có tỷ lệ nạn nhân trên dân số cao xấp xỉ nhau và cao nhất tỉnh (lần lượt là 1,61% và 1,60%). Dân số huyện Đakrông xếp thứ 8 trong toàn tỉnh (5,40% tổng dân số) trong khi tỷ lệ nạn nhân trên dân số lại xếp thứ 5 (1,13%). (Tỷ lệ nạn nhân trên dân số: lấy tỷ lệ phần trăm của tổng số nạn nhân 30 năm trên dân số cuối kỳ năm 2005). Xem biểu đồ 1, phụ lục 1 (trang 60) 2.2 Dân tộc Số liệu khảo sát cho thấy dân tộc ít người có nguy cơ bị tai nạn bom mìn cao hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh. Trong khi dân tộc ít người (Vân Kiều, Pa-cô) chỉ chiếm 7.92% tổng dân số Quảng Trị thì số nạn nhân dân tộc ít người chiếm tới 16,30% tổng số nạn nhân toàn tỉnh từ 1975 đến nay. Các dân tộc ít người trên địa bàn Quảng Trị chủ yếu sống ở vùng rừng núi, nhiều nhất là hai huyện Hướng Hoá và Đakrông, nơi trong thời gian chiến tranh, có rất nhiều đồn bốt quân sự và các trận đánh dữ dội, đặc biệt nơi đây cũng có hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh đi qua. Xem biểu đồ 11, phụ lục 1 (trang 65) 2.3 Giới tính Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới trong tổng số nạn nhân bom mìn 30 năm qua (chiếm 82,90%) trong khi cơ cấu dân số khá cân bằng (nữ: 50,44%; nam: 49,56%). Tỷ lệ tử vong của nạn nhân nam giới cũng cao hơn nữ giới (89,30% nam so với 10,70% nữ). Xem biểu đồ 8, phụ lục 1 (trang 63)

20 Kết quả nghiên cứu Tuổi Tai nạn bom mìn xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, trong đó tập trung chủ yếu ở trẻ em, thanh thiếu niên và độ tuổi trung niên. Nạn nhân dưới 36 tuổi chiếm 80,50% trong tổng số, dưới 26 tuổi chiếm 64,20% và dưới 20 tuổi chiếm 46,50%. (Có 120 trường hợp không xác định tuổi do không rõ năm sinh trong đó chủ yếu là dân tộc ít người). Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi và người già trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (lần lượt là 4,50% và 3,50%). Tuy nhiên, trẻ em nói chung (dưới 16 tuổi) vẫn chiếm tỷ lệ rất cao (31,50% trong tổng số nạn nhân). Đáng lưu tâm là số trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 15 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi (27,00%). 2.5 Hoàn cảnh kinh tế xã hội Bom mìn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người dân nghèo, 72% gia đình nạn nhân có mức thu nhập bình quân hàng năm dưới 2 triệu đồng/năm (~130 USD), 27,8% có mức thu nhập từ 2 - <5 triệu đồng/năm (~312 USD) và 3,4% có mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng (~752 USD). Chỉ có 0,4% trong số gia đình các nạn nhân có mức thu nhập hàng năm trên 10 triệu đồng. 2.6 Trình độ học vấn Số liệu khảo sát cho thấy người có trình độ học vấn càng thấp thì khả năng liên quan đến tai nạn bom mìn càng nhiều hơn. Số người mù chữ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số nạn nhân bom mìn (11,3%) xếp thứ 3 trong thang học vấn của các nạn nhân. Những người có trình độ thấp khác (cấp 1 và cấp 2) chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nạn nhân bom mìn của cả giai đoạn (47,73% đối với cấp 1 và 33,04% đối với cấp 2). Số nạn nhân có trình độ trung học chuyên nghiệp và đại học chiếm tỷ lệ không đáng kể (lần lượt là 0,04% và 0,13%). Xem biểu đồ 24, phụ lục 1 (trang 74)

21 18 Kết quả nghiên cứu II. TÌNH HÌNH NẠN NHÂN BOM MÌN GIAI ĐOẠN Tổng quan Từ năm 2000 đến hết năm 2005 có 267 nạn nhân bom mìn trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó 89 người tử vong và 178 bị thương. Số nạn nhân dưới 16 tuổi là 81 em, chiếm 30,30% trong tổng số nạn nhân 5 năm qua. Trung bình hằng năm có 45 nạn nhân, giảm 180 nạn nhân so với con số trung bình năm của toàn bộ giai đoạn sau chiến tranh ( ) và giảm 53 nạn nhân (hơn 1 nửa) so với con số trung bình năm của 5 năm trước đó. Bản đồ nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị theo huyện thị giai đoạn

22 Kết quả nghiên cứu Các phát hiện chính 2.1 Vùng dân cư Trong 5 năm qua, ba địa phương có số nạn nhân bom mìn cao nhất theo thứ tự là Gio Linh (44 nạn nhân), Hướng Hoá (39) và Triệu Phong (39). Nếu lấy tỷ lệ dân số so sánh với tỷ lệ nạn nhân bom mìn, hai huyện vùng núi Hướng Hoá và Đakrông là nơi bị tai nạn nhiều nhất so với bất cứ địa phương nào khác trong tỉnh. Tỷ lệ dân số của Hướng Hoá trong tổng dân số toàn tỉnh là 10,62% trong khi tỷ lệ nạn nhân bom mìn của Hướng Hoá trong tổng số nạn nhân bom mìn toàn tỉnh là 14,60%, Tương tự, đối với huyện Đakrông khi có các tỷ lệ tương ứng về dân số (5,40%) và nạn nhân (11,60%). Xét về khía cạnh số liệu này thì Gio Linh cũng có mức độ ảnh hưởng xấp xỉ Hướng Hoá với tỷ lệ dân số là 12,31% và tỷ lệ nạn nhân là 16,50%. Tỷ lệ nạn nhân ở thành thị giảm so với con số của toàn bộ giai đoạn ( ). Tỷ lệ nạn nhân Đông Hà trên tổng số là 3,4% (con số 30 năm là 3,95%). Đặc biệt thị xã Quảng Trị trong 5 năm chỉ có 3 nạn nhân (1,10% trong tổng số toàn tỉnh) giảm 1 nửa so với con số của 30 năm. 2.2 Dân tộc Số liệu khảo sát cho thấy dân tộc ít người vẫn có nguy cơ bị tai nạn bom mìn cao hơn rất nhiều so với dân tộc Kinh trong 5 năm qua. Mặc dù dân tộc ít người chỉ chiếm 7,92% tổng dân số Quảng Trị, số nạn nhân người dân tộc ít người chiếm đến 20,2% tổng số nạn nhân toàn tỉnh trong 5 năm qua, tăng lên đáng kể so với con số cả giai đoạn (16,3%). Đối chiếu với mức ảnh hưởng theo vùng dân cư, cũng như con số của 30 năm, có thể thấy sự liên quan mật thiết với mức ảnh hưởng theo dân tộc. Dân tộc ít người Quảng Trị chủ yếu sống ở vùng rừng núi, đại đa số sinh sống ở hai huyện Đakrông và Hướng Hoá. 2.3 Giới tính Tỷ lệ nam nữ của nạn nhân bom mìn trên địa tỉnh Quảng Trị 5 năm qua có sự thay đổi đáng kể so với con số của 30 năm. Trong 5 năm qua, tỷ lệ nạn nhân nam giới có xu hướng tăng lên (88%), tỷ lệ nữ giới giảm đi (12%). Tỷ lệ nam giới tử vong cũng tăng lên (93,3%) so với con số 30 năm. 2.4 Tuổi Trong 5 năm qua, nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao (30,3% tổng số nạn nhân), tuy nhiên số tai nạn xảy ra với trẻ em có khuynh hướng giảm so với con số của 30 năm (31,5%). Tỷ lệ nạn nhân dưới 7 tuổi (chiếm 3%) cũng giảm đi so với giai đoạn (4,5%). Tỷ lệ nạn nhân từ tuổi giảm đi từ 15% ( ) xuống còn 8,6% ( ). Tỷ lệ tai nạn bom mìn ở những người trẻ tuổi nói chung (dưới 36 tuổi) có giảm đi tương đối (30 năm: 80,5%; : 75,3%).

23 20 Kết quả nghiên cứu Có sự gia tăng rõ rệt của nạn nhân bom mìn độ tuổi 26 đến 35 (30 năm: 16,3%; : 22,1%) và độ tuổi 36 đến 45 (30 năm: 10,2%; : 16,5%). Như vậy, những người dân trong độ tuổi lao động sung mãn nhất có nguy cơ đối mặt với bom mìn ngày càng cao. Hai huyện có số nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi cao nhất trong 5 năm lần lượt là Gio Linh (26 trường hợp) và Cam Lộ (12 trường hợp), xếp thứ 3 là huyện Triệu Phong với 11 trường hợp. Số nạn nhân trẻ em ở Gio Linh cao vượt lên so với các huyện thị còn lại. Từ đầu năm 2003 (1 năm sau khi triển khai Dự án RENEW ) đến nay, số nạn nhân trẻ em dưới 16 tuổi ở hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng bằng nhau với 5 trường hợp, trung bình mỗi năm có chưa đến 2 nạn nhân trẻ em, giảm rất nhiều so với con số trung bình năm của 5 năm trước đó ( ). Giai đoạn , trung bình hằng năm có 9 nạn nhân là trẻ em ở Triệu Phong và 10 nạn nhân trẻ em ở Hải Lăng. Các nhóm tuổi khác hầu như không có sự khác biệt nhiều giữa số lượng của giai đoạn 5 năm gần đây và giai đoạn Hoàn cảnh kinh tế xã hội Xu thế ảnh hưởng của bom mìn đến người dân 5 năm qua hầu như không có gì khác biệt so với cả giai đoạn xét về khía cạnh hoàn cảnh kinh tế xã hội và một lần nữa cho thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa tai nạn bom mìn và nghèo đói. Số gia đình nạn nhân có mức thu nhập bình quân hàng năm dưới 5 triệu đồng (~322 USD) chiếm đến 88,8% tổng số gia đình nạn nhân, trong đó mức dưới 3 triệu đồng (~196 USD) chiếm 59,8% và mức dưới 2 triệu đồng (~ 130 USD) chiếm 37,8%. Số gia đình nạn nhân có thu nhập bình quân hàng năm trên 5 triệu đồng chỉ chiếm 11,2%. Xem biểu đồ 23, phụ lục 1 (trang 73) 2.6 Trình độ học vấn So với cả giai đoạn 30 năm, trong 5 năm sự liên quan giữa trình độ học vấn và tai nạn bom mìn có phần thay đổi nhưng vẫn cho thấy rõ bom mìn ảnh hưởng chủ yếu đến những người dân có trình độ học vấn thấp. Số nạn nhân có trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (39,10%), tiếp theo là số nạn nhân có trình độ cấp 1 (32,71%) và số nạn nhân mù chữ (23,31%). Số nạn nhân có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 4,89%. Không có trường hợp nạn nhân có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên được ghi nhận. Xem biểu đồ 25, phụ lục 1 (trang 75) 2.7 Ảnh hưởng của tai nạn bom mìn đến vấn đề học của trẻ em Trong 5 năm qua, có 85,2% nạn nhân trẻ em sống sót sau tai nạn bom mìn đã quay trở lại trường học trong khi có 14,8% em nạn nhân bỏ học hẳn.

24 Kết quả nghiên cứu 21 Xét về tỷ lệ thì số nạn nhân dân tộc ít người có nguy cơ bỏ học nhiều hơn so với người Kinh (1/3 số nạn nhân trẻ em là dân tộc ít người sống sót đã bỏ học, con số này ở người Kinh là chưa đến 1/8). Số trẻ em là nạn nhân ở những gia đình có mức thu nhập bình quân hàng năm dưới 3 triệu đồng cao gấp 3,5 lần so với số trẻ em ở gia đình có mức thu nhập trên 3 triệu đồng. Có 96,3% nạn nhân trẻ em là học sinh tiểu học (dưới 12 tuổi) trở lại trường sau tai nạn. Con số này ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên là 76,5%. 2.8 Nhu cầu của gia đình nạn nhân Sự nghèo khó của các gia đình nạn nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn những loại hình cần giúp đỡ. Đại đa số gia đình nạn nhân lựa chọn những hỗ trợ về mặt tài chính là vay vốn (40,36%) và hỗ trợ trực tiếp (39%). Trong tổng số nhu cầu được các gia đình nạn nhân giai đoạn ưu tiên lựa chọn, nhu cầu hỗ trợ trực tiếp và nhu cầu cho vay vốn chiếm tỷ lệ cao nhất (lần lượt là 35,96% và 35,47%). Nhu cầu cấp học bổng cho con cái chiếm hơn 1/5 tổng lựa chọn (20,20%). Nhu cầu phục hồi chức năng (xe lăn, chân tay giả...) chỉ chiểm 1,48%, còn lại 6,90% là những nhu cầu khác. Xem biểu đồ 26, phụ lục 1 (trang 76) Một nạn nhân bom mìn là trẻ em tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Thái Hữu Liêu

25 III. 22 Kết quả nghiên cứu NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TAI NẠN BOM MÌN TRONG 30 NĂM QUA 1. Hoạt động khi xảy ra tai nạn Có 4 hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn sau chiến tranh ( ) xếp thứ tự như sau: làm ruộng (38,6%); nhặt phế liệu (11,2%); chăn gia súc (8,3%) và chơi đùa với bom mìn (6,3%). Trong 5 năm trở lại đây ( ), hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn vẫn hầu như không đổi so với giai đoạn 30 năm, tuy nhiên thứ tự sắp xếp có thay đổi chút ít, lần lượt như sau: làm ruộng (23,2%); nhặt phế liệu (18%); chơi đùa với bom mìn (15,7%) và chăn gia súc (7%). Như vậy, đối chiếu hai giai đoạn trên có thể thấy mặc dù hoạt động làm ruộng khi tai nạn bom mìn xảy ra có khuynh hướng giảm đi trong những năm gần đây nhưng vẫn đứng đầu trong số các nguyên nhân gây ra tai nạn. Trong khi đó, hoạt động nhặt phế liệu chiến tranh và chơi đùa với bom mìn dẫn đến tai nạn lại tăng lên trong những năm gần đây. Xem biểu đồ 19, phụ lục 1 (trang 69) 1.1 Vùng dân cư Các hoạt động dẫn đến tai nạn bom mìn rất khác nhau trong 5 năm qua ở các địa phương của Quảng Trị và không theo thứ tự như con số chung của toàn tỉnh. Trong khi hoạt động làm ruộng gây tai nạn nhiều nhất ở các huyện Hướng Hoá (51,3% trong tổng số), Đakrông (38,7%) và Triệu Phong (26,6%) như xu thế chung của toàn tỉnh, hoạt động nhặt phế liệu chiến tranh dẫn đến số thương vong nhiều nhất tại Vĩnh Linh (37%), Hải Lăng (35%), thị xã Quảng Trị (66,7%) và thị xã Đông Hà (33,3%). Ở Gio Linh, chơi đùa với bom mìn dẫn đến số thương vong nhiều nhất (38,6% tổng số nạn nhân) và ở huyện Cam Lộ là chăn gia súc (20%). 1.2 Dân tộc Cũng như con số của 30 năm, trong 5 năm qua ( ), làm ruộng vẫn là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tai nạn bom mìn ở dân tộc Kinh (19,2% tổng số nạn nhân). Tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với cả giai đoạn (34,3%) nhưng cần lưu ý là gom nhặt phế liệu chiến tranh (18,8%) cũng gây thương vong ở dân tộc Kinh xấp xỉ hoạt động làm ruộng trong 5 năm qua và tăng đáng kể so với tỷ lệ của cả giai đoạn (12%). Tỷ lệ tai nạn do chơi đùa với bom mìn (16,9%) tăng rất mạnh ở dân tộc Kinh trong 5 năm qua so với tỷ lệ chung của giai đoạn 30 năm sau chiến tranh (6,9%). Cũng như dân tộc Kinh, làm nương rẫy dẫn đến tai nạn bom mìn nhiều nhất trong 5 năm qua ở dân tộc ít người (38,9%). Tỷ lệ tai nạn do nhặt phế liệu chiến tranh tăng hơn 2 lần trong 5 năm qua ở dân tộc ít người (14,8%) so với cả giai đoạn (6,4%). Tỷ lệ tai nạn do chơi đùa với bom mìn gây con số thương vong xếp hàng thứ 3 ở dân tộc ít người (11%) tăng gần 3 lần so với tỷ lệ của cả 30 năm (3,4%).

26 Kết quả nghiên cứu 23 Như vậy trong giai đoạn , hoạt động làm nương rẫy của người dân tộc ít người có nguy cơ đối mặt với tai nạn bom mìn cao gấp đôi ở người Kinh. Ngược lại người Kinh có nguy cơ bị tai nạn bom mìn do tìm phế liệu chiến tranh và chơi đùa với bom mìn cao hơn người dân tộc ít người. 1.3 Giới tính Từ năm 2000 đến nay, làm ruộng dẫn đến con số thương vong cao nhất ở nam giới (25,5%), xếp thứ 2 là nhặt phế liệu chiến tranh (18,3%), xếp thứ 3 với tỷ lệ thấp hơn chút ít là chơi đùa với bom mìn (17%). So với tỷ lệ hoạt động dẫn đến tai nạn của cả 30 năm thì tai nạn do làm ruộng ở nam giới giảm rõ rệt, trong khi tai nạn do nhặt phế liệu và nhất là do chơi đùa với bom mìn lại tăng cao (con số của giai đoạn lần lượt là: Làm ruộng (35,2%) nhặt phế liệu (12,9%) và chơi đùa với bom mìn (7,4%). Có 3 hoạt động chính dẫn đến tai nạn ở nữ giới 5 năm qua lần lượt là nhặt củi/lấy nước (15,6%), nhặt phế liệu chiến tranh (15,6%) và chăn thả gia súc (12,5%). So với tỷ lệ hoạt động dẫn đến tai nạn bom mìn ở nữ giới cả giai đoạn , tai nạn do làm ruộng giảm hẳn, từ 54,8% (30 năm) xếp thứ nhất giảm xuống còn 6,3% ( ) xếp thứ 8. Trong khi đó tỷ lệ thương vong do nhặt phế liệu chiến tranh và chăn thả gia súc lại tăng lên hơn 3 lần (con số này của giai đoạn 30 năm lần lượt là nhặt phế liệu chiến tranh (2,6%) và chăn thả gia súc (4,2%). Do tỷ lệ nạn nhân là nam giới ngày càng cao vượt trội so với nữ giới nên việc so sánh giữa các hoạt động dẫn đến tai nạn bom mìn giữa hai giới không có ý nghĩa nhiều. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên cho thấy nam giới có nguy cơ bị tai nạn do tìm phế liệu chiến tranh và chơi đùa với bom mìn ngày càng cao hơn so với nữ giới. 1.4 Tuổi Tương tự như con số của cả giai đoạn , trong vòng 5 năm qua hoạt động dẫn đến tai nạn bom mìn cao nhất ở độ tuổi dưới 7 tuổi theo thứ tự giảm dần là đùa nghịch với bom mìn (50%), chơi đùa giải trí (25%). Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ chung các hoạt động thì trong 5 năm qua, nguy cơ trẻ em dưới 7 tuổi bị tai nạn bom mìn do đùa nghịch với bom mìn và chơi đùa giải trí tăng lên rất cao (cả giai đoạn 30 năm, đùa nghịch với bom mìn chiếm 19% và chơi đùa giải trí chiếm 17,4%). Ở nhóm tuổi từ 7 đến 15, hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn cả giai đoạn theo thứ tự giảm dần là đùa nghịch với bom mìn (13.4%), chăn thả gia súc (20,5%) và làm ruộng (21,2%). Trong khi đó, con số của 5 năm gần đây xếp thứ tự giảm dần là đùa nghịch với bom mìn (38,4%), chăn gia súc (20,5%) và nhặt phế liệu chiến tranh (12,3%). Như vậy, nhìn chung trẻ em dưới 16 tuổi có nguy cơ bị tai nạn do đùa nghịch với bom mìn rất cao và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Với trẻ em độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở, nguy cơ bị tai nạn bom mìn khi chăn gia súc cao hơn so với những nhóm tuổi khác. Ở nhóm tuổi từ 16 đến 19 tuổi, hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn cả giai đoạn xếp thứ tự giảm dần là làm ruộng (38,4%), nhặt phế liệu (13,2%) và chăn gia súc (8,6%). Con số

27 24 Kết quả nghiên cứu của 5 năm gần đây là nhặt phế liệu (21,7%), đùa nghịch với bom mìn (17,4%) và làm ruộng (13%). Những con số trên cho thấy trẻ em và vị thành niên nói chung có nguy cơ bị tai nạn do thực hiện các hoạt động như đùa nghịch với bom mìn, nhặt phế liệu chiến tranh và chăn thả gia súc vẫn còn rất cao. Ở nhóm tuổi từ tuổi hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn cả giai đoạn chủ yếu là làm ruộng (41,4%) và nhặt phế liệu chiến tranh (16,9%) xu hướng vẫn không đổi trong giai đoạn 5 năm qua, làm ruộng là hoạt động gây ra nhiều tai nạn cho nhóm tuổi này nhất (23,7%) theo sau là nhặt phế liệu chiến tranh (18,4%). Tỷ lệ tai nạn do nhặt phế liệu chiến tranh tăng lên đáng kể so với những giai đoạn trước. Hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn ở nhóm tuổi từ tuổi 5 năm qua lần lượt là nhặt phế liệu (27%) và làm ruộng (25,4%). Trong khi đó, con số này của cả giai đoạn 30 năm lần lượt là 17,6% và 41%. Đối với các nhóm tuổi từ 36 trở lên, hoạt động gây tai nạn chủ yếu trong năm qua vẫn là làm ruộng, xu hướng vẫn không đổi so với cả giai đoạn 30 năm. 1.5 Hoàn cảnh kinh tế xã hội Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn ở những gia đình có thu nhập hàng năm dưới 5 triệu đồng lần lượt là làm ruộng (25,2% trong tổng số nạn nhân), nhặt phế liệu chiến tranh (20%) và đùa nghịch với bom mìn (17,3%). Thứ tự con số này của cả giai đoạn 30 năm lần lượt là làm ruộng (37,5%), nhặt phế liệu (11,8%) và chăn thả gia súc (9,1%). Đối với những gia đình nạn nhân có thu nhập trên 5 triệu đồng, hoạt động chính dẫn đến tai nạn bom mìn trong 5 năm qua là chăn gia súc (15%) và làm ruộng (15%), thứ tự con số này của 30 năm là làm ruộng (42,3%) và nhặt phế liệu (8,7%). Có thể thấy là những gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ bị tai nạn do chơi đùa với bom mìn và nhặt phế liệu chiến tranh cao hơn nhiều so với những gia đình có thu nhập cao hơn. Đặc biệt, số thương vong do 2 hoạt động nguy hiểm trên gây ra có xu hướng tăng mạnh ở hộ gia đình có thu nhập thấp trong những năm gần đây. 2. Khu vực xảy ra tai nạn bom mìn Một điều đáng báo động là khu vực tai nạn có mức độ thường xuyên xếp thứ nhất trong 5 năm qua là gần nhà nạn nhân (27,7% tổng số vụ tai nạn). Những khu vực tai nạn khác xếp thứ tự là đồi núi (22,50%), đồng ruộng (19,9%), rừng (8,2%) Gần nhà là an toàn? Hơn 1/5 tai nạn bom mìn trong 5 năm gần đây xảy ra gần nhà nạn nhân Khu vực xảy ra tai nạn chính của cả giai đoạn xếp thứ tự như sau: đồng ruộng (26,8%), đồi núi (24,7%), gần nhà (15,7%), khu căn cứ cũ (6,2%).

28 Kết quả nghiên cứu 25 Những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn bom mìn xảy ra trên đồng ruộng, đồi núi và khu căn cứ cũ có khuynh hướng giảm, trong khi đó tỷ lệ tai nạn xảy ra gần nhà dân lại tăng lên gần gấp đôi so với con số của cả giai đoạn 30 năm. Xem biểu đồ 20, phụ lục 1 (trang 70) Bom đạn nằm gần khu dân cư ở huyện Hải Lăng, Quảng Trị Ảnh: Phan Văn Hùng 3. Sự nhận biết khu vực nguy hiểm của nạn nhân trước khi xảy ra tai nạn Từ sau năm 2000, chỉ có 10,4% tổng số nạn nhân biết trước khu vực xảy ra tai nạn là nguy hiểm, chủ yếu rơi vào các hoạt động nhặt phế liệu và tháo gỡ bom mìn, số còn lại không biết hoặc không có câu trả lời. Chỉ có 8,8% trong tổng số nạn nhân từ sau năm 1975 được ghi nhận có biết khu vực xảy ra tai nạn là nguy hiểm, chủ yếu rơi vào các trường hợp nhặt phế liệu, làm ruộng và tháo gỡ bom mìn. Xem biểu đồ 13, phụ lục 1 (trang 66)

29 26 Kết quả nghiên cứu 3.1 Dân tộc Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ nạn nhân bom mìn dân tộc Kinh biết trước khu vực tai nạn là nguy hiểm (12,3%) cao hơn gần 4 lần so với dân tộc ít người (3,7%). Con số này của cả giai đoạn 30 năm cũng có tỷ lệ tương tự giữa dân tộc Kinh (10,3%) và dân tộc ít người (2,8%). 3.2 Giới tính Trong 5 năm qua, tỷ lệ biết trước khu vực nguy hiểm ở nam giới (11,2%) cao hơn rất nhiều so với nữ giới (3,8%). Con số này của cả giai đoạn 30 năm lần lượt là 9,5% và 5,3%. 3.3 Tuổi Số nạn nhân trưởng thành biết trước khu vực nguy hiểm hơn là tuổi vị thành niên và trẻ nhỏ. Trong 5 năm trở lại đây, không có trường hợp nạn nhân trẻ em dưới 7 tuổi nào được ghi nhận là có biết trước khu vực nguy hiểm, con số này ở độ tuổi từ 7 đến 17 là 5,1% và độ tuổi từ 18 trở lên là 13,5%. Trong cả giai đoạn 30 năm, tỷ lệ biết trước khu vực tai nạn là nguy hiểm chiếm 3,2% trong tổng số nạn nhân trẻ em dưới 7 tuổi, ở độ tuổi từ 7 đến 17 là 6,5% và độ tuổi từ 18 trở lên là 10,5%. 3.4 Hoàn cảnh kinh tế xã hội Mặc dù không có sự liên quan rõ ràng giữa mức thu nhập gia đình nạn nhân và sự biết trước khu vực xảy ra tai nạn là nguy hiểm nhưng số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ biết trước khu vực nguy hiểm ở những nạn nhân có thu nhập gia đình cao vượt trội so với những nạn nhân có mức thu nhập gia đình thấp. Trong 5 năm qua, tỷ lệ biết trước khu vực nguy hiểm ở những nạn nhân có mức thu nhập gia đình hàng năm dưới 5 triệu đồng là 8,9%, con số này ở những nạn nhân có mức thu nhập trên 5 triệu đồng là 20%. Đối với cả giai đoạn , tỷ lệ trên lần lượt là 8% và 16,9%. 4. Lý do dẫn đến hành động nguy hiểm của nạn nhân bom mìn Từ 5 năm trở lại đây, lý do chính để nạn nhân đi vào khu vực nguy hiểm là mục đích rà tìm phế liệu chiến tranh, chiếm đến 80% trong tổng số nạn nhân được ghi nhận đã biết trước khu vực nguy hiểm. Trong khi đó, lý do chính để mạo hiểm đi vào khu vực nguy hiểm của nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị từ năm 1975 cho đến nay xếp thứ tự giảm dần như sau: nhặt phế liệu (33,4%), làm ruộng (15,7%), nhiệm vụ chuyên môn (8,5%) và chăn gia súc (6%). Xem biểu đồ 21, phụ lục 1 (trang 71)

30 Kết quả nghiên cứu Đánh dấu khu vực có bom mìn Số liệu khảo sát cho thấy có 92,8% trường hợp tai nạn bom mìn xảy ra trên khu vực không hề có biển báo sự đánh dấu nguy hiểm nào. Xem biểu đồ 16, phụ lục 1 (trang 67) 6. Nhìn thấy bom mìn trước khi xảy ra tai nạn Trong vòng 5 năm trở lại đây, có 33,5% nạn nhân bom mìn được ghi nhận là có nhìn thấy bom mìn trước khi tai nạn xảy ra. Trong số đó, đáng báo động là có tới 88% đã đụng chạm đến bom mìn và dẫn đến tai nạn. Con số của cả giai đoạn 30 năm lần lượt là 26,5% và 84%. Xem biểu đồ 14, phụ lục 1 (trang 66) 6.1 Dân tộc Kể từ năm 2000, tỷ lệ nạn nhân dân tộc Kinh nhìn thấy bom mìn trước khi xảy ra tai nạn (39,7%) cao hơn rất nhiều so với dân tộc ít người (11%). Con số của cả giai đoạn lần lượt là 28,8% và 16,6%. Tỷ lệ nạn nhân cố tình đụng chạm vào bom mìn ở dân tộc Kinh trong 5 năm gần đây là 88,31%, ở dân tộc ít người là 83,33%. Con số này của cả giai đoạn lần lượt là: dân tộc Kinh 82,57%, dân tộc ít người 90,43%. Như vậy tai nạn bom mìn do cố ý đụng chạm vào bom mìn có xu hướng tăng lên ở dân tộc Kinh và giảm đi ở dân tộc ít người trong những năm gần đây. 6.2 Giới tính Trong năm năm qua, tỷ lệ tai nạn bom mìn do cố tình đụng vào bom mìn ở nam giới cao hơn nữ giới tuy không đáng kể (88% nam so với 83% nữ). Tỷ lệ này ở giai đoạn lần lượt là: nam 84% và nữ 68%. Như vậy, nhìn chung mặc dù nữ giới có xu hướng ít mạo hiểm đụng chạm với bom mìn hơn nam giới nhưng con số trên cho thấy vấn đề nữ giới tiếp xúc với bom mìn là cần lưu ý.

31 28 Kết quả nghiên cứu 7. Tiếp cận thông tin GDPTBM của nạn nhân Trong 5 năm qua có 39,8% trong tổng số nạn nhân bom mìn trên toàn tỉnh được ghi nhận là có tiếp cận thông tin giáo dục phòng tránh bom mìn trước khi xảy ra tai nạn. Phần lớn nạn nhân còn lại chưa tiếp nhận thông tin GDPTBM. Con số này của cả giai đoạn là 4%. Sự khác biệt này chứng tỏ thông tin GDPTBM đã được phổ biến khá rộng rãi trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, GDPTBM không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả như mong đợi. Có những người dân tuy đã được tiếp cận với giáo dục phòng tránh bom mìn nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra với họ. Con số nạn nhân trong 5 năm qua có tiếp cận với thông tin GDPTBM chủ yếu rơi vào các trường hợp bị tai nạn trong lúc làm ruộng (21,20%) và nhặt phế liệu chiến tranh (15,20%). Chơi đùa với bom mìn cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong những nạn nhân đã tiếp cận thông tin GDPTBM trong 5 năm qua (11%), chủ yếu là trẻ em từ 9 đến 11 tuổi (63,6%). Xem biểu đồ 15, phụ lục 1 (trang 67) 7.1 Dân tộc Trong vòng 5 năm qua, tỷ lệ tiếp cận thông tin GDPTBM ở nạn nhân người Kinh (47,20%) cao gấp hơn 3 lần so với nạn nhân người dân tộc ít người (13,00%). Một quả bom còn nguyên đầu nổ ở Linh Thượng, Gio Linh, Quảng Trị, do người rà tìm phế liệu phát hiện và vận chuyển đi tiêu thụ (tháng 08/2005). Ảnh: Hoàng Nam

32 Kết quả nghiên cứu Tuổi Trong 5 năm qua, nạn nhân có tuổi lớn hơn thì có tỷ lệ tiếp cận thông tin GDPTBM càng nhiều hơn. Tỷ lệ có tiếp cận GDPTBM ở nạn nhân dưới 7 tuổi là 12,5%, ở lứa tuổi từ 7 đến 17 là 39,7% và từ 18 tuổi trở lên là 41%. 7.3 Hoàn cảnh kinh tế xã hội Trong giai đoạn , dường như thu nhập của gia đình nạn nhân càng cao thì tỷ lệ tiếp nhận thông tin GDPTBM trước tai nạn càng cao. Tỷ lệ này ở những nạn nhân có mức thu nhập bình quân hộ gia đình dưới 5 triệu đồng là 35%, ở mức thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên là 68,6%. 8. Loại bom mìn gây tai nạn Trong 5 năm qua, tỷ lệ thương vong do mìn sát thương chiếm 4,24% những trường hợp xác định, thương vong do vật liệu nổ chiếm 95,76%. Con số này của cả giai đoạn 30 năm lần lượt là 10% và 89,9%. Qua đó có thể thấy thương vong do mìn ở Quảng Trị chiếm một tỷ lệ ít hơn so với thương vong do vật liệu nổ và có xu hướng ngày càng giảm đi. Chủng loại vũ khí gây thương vong trong 5 năm qua ở tỉnh Quảng Trị xếp thứ tự như sau: Các loại vật liệu nổ mà nạn nhân không phân biệt được (55,76%), bom bi (30,30%), đạn M79 (7,27%), mìn (4,24%) và đạn cối (2,42%). Con số này của cả giai đoạn 30 năm là Bom bi 44,39%, Vật liệu nổ khác 26,47%, M79 (13,82%), Mìn (10,60%), Đạn cối (3%) và Lựu đạn (2,25%). Số liệu nghiên cứu trên cho thấy bom bi và đạn M79 gây ra con số thương vong rất lớn cho người dân Quảng Trị kể từ khi kết thúc chiến tranh đến nay. Xem biểu đồ 18, phụ lục 1 (trang 68) Bom bi, loại vật nổ gây tai nạn phổ biến tại Quảng Trị Ảnh: Phan Văn Hùng

33 30 Kết quả nghiên cứu 8.1 Dân tộc Trong 5 năm qua, tỷ lệ thương vong do mìn sát thương ở nạn nhân là người dân tộc ít người (5,13%) cao hơn đôi chút so với dân tộc Kinh (3,97%). Ngược lại tỷ lệ thương vong do bom bi (30,95%) và đạn M79 (7,94%) của dân tộc Kinh lại cao hơn một ít so với dân tộc ít người (28,21% so với 5,13%). Giai đoạn , tỷ lệ thương vong do mìn gần ngang nhau giữa dân tộc Kinh và dân tộc ít người (lần lượt là 9,1% và 9,7%). Tuy nhiên tỷ lệ thương vong do bom bi ở dân tộc Kinh (38,86%) lại thấp hơn dân tộc ít người (49,24%) và thương vong do M79 ở dân tộc Kinh (13,29%) cao hơn đôi chút so với dân tộc ít người (9,70%). 8.2 Tuổi Dù thống kê theo suốt giai đoạn hay theo 5 năm gần đây, bom bi và đạn M79 luôn là loại vũ khí gây ra tai nạn nhiều nhất đối với tất cả các lứa tuổi. Số liệu khảo sát cho thấy lứa tuổi dưới 7 tuổi có nguy cơ thương vong do đạn M79 cao hơn so với tất cả các nhóm tuổi khác với 16,2%, cao nhất trong các nhóm tuổi. Một gia đình nạn nhân bom mìn được hỗ trợ dạy nghề nâng cao thu nhập thông qua tiểu dự án trồng nấm tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị Ảnh: Thái Hữu Liêu

34 Kết quả nghiên cứu 31 IV. NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HIỂM HOẠ BOM MÌN 1. Sự hiện diện của bom mìn 1.1 Các tiếp xúc với bom mìn Kết quả cuộc nghiên cứu này khẳng định vấn đề bom mìn vẫn đang rất phổ biến tại tỉnh Quảng Trị khi hầu hết người dân được hỏi đã từng nghe nói về bom mìn (94,2%) và rất nhiều đã trực tiếp nhìn thấy bom mìn sau chiến tranh (63,3%). Trong số những người được hỏi đã trực tiếp nhìn thấy bom mìn, đồi núi là khu vực được nhìn thấy nhiều bom mìn nhất (38,3%), tiếp theo là khu vực đồng ruộng (31,7%), bụi cây cỏ (14%), trong rừng (13%), căn cứ quân sự cũ (10,2%). Tỷ lệ người đã từng nhìn thấy bom mìn ở gần nhà và ở đường mòn là tương đương nhau (4,4% so với 4,9%) Ngoài ra, bãi biển, bờ sông, đường cái và trường học cũng là những nơi người dân đã từng nhìn thấy bom mìn. Xem biểu đồ 1, phụ lục 2 (trang 77) Khu vực đồi núi Những người gặp phải bom mìn ở khu vực đồi núi chủ yếu đến từ các huyện Vĩnh Linh (19%), Gio Linh (14%), Hướng Hoá (13,5%). Những người ở độ tuổi thanh niên từ thường gặp bom mìn ở khu vực đồi núi nhiều nhất (19,3%). Nhóm nghề nghiệp thường gặp bom mìn ở khu vực đồi núi bao gồm nông dân (48,4%), lao động phổ thông (17,8%) và học sinh (16,2%). Khu vực đồng ruộng Tại khu vực đồng ruộng, những người dân ở Triệu Phong được ghi nhận là gặp phải bom mìn nhiều nhất (21%), tiếp theo là người dân ở Hướng Hoá (18%), Vĩnh Linh (16,8%), Gio Linh (13%), Hải Lăng (8,6%), và Cam Lộ (6,5%). Chỉ có huyện miền núi Đakrông và các khu vực đang có xu hướng đô thị hoá bao gồm thị xã Đông Hà và Quảng Trị có tỷ lệ người gặp phải bom mìn trên đồng ruộng ít hơn với thứ tự 1,7%, 11,5% và 2,7%. Hầu hết người Kinh gặp phải bom mìn trên đồng ruộng (90%) so với rất ít người Pacô (3%) và người Vân Kiều (6%). Những người ở nhóm tuổi trung niên chiếm đa số tỷ lệ gặp bom mìn ở khu vực đồng ruộng, cao nhất trong số các nhóm tuổi (21%). Nhóm nghề nghiệp chủ yếu thường gặp phải bom mìn trên đồng ruộng là nông dân (58,3%), nhóm lao động phổ thông (12,2%) và học sinh (12,7%). Thực tế này là dễ hiểu với nhóm thứ nhất và thứ hai khi nghề nghiệp của họ chủ yếu là ở đồng ruộng, trong khi nhóm học sinh ở khu vực nông thôn thường là phải giúp việc đồng áng gia đình nên khả năng gặp bom mìn ở đồng ruộng cũng khá cao như đã thấy từ số liệu trên.

35 32 Kết quả nghiên cứu Khu vực bụi cây Người dân ở các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Thị xã Đông Hà và huyện Gio Linh có tỷ lệ người nhìn thấy bom mìn tại các bụi cây nhiều hơn cả (lần lượt 40,8%, 17%, 14% và 10%). Những người lớn tuổi và người già (trên 45 tuổi) có khả năng gặp bom mìn ở địa điểm này cao nhất. Khu vực ở gần nhà và trường học Một số địa điểm người dân gặp phải bom mìn đáng lưu ý là ở gần nhà và trường học. Như đã nói trên, có 4,4% người được hỏi đã nhìn thấy bom mìn ở gần nhà, phần lớn là những người dân ở Triệu Phong (26,5%), Vĩnh Linh (25%) và Hải Lăng (22,3%), đa số những người này ở độ tuổi thanh niên và trung niên (từ 26 tuổi trở lên) và chủ yếu làm nghề nông. Trong khi đó, tại trường học mặc dầu có số người gặp bom mìn rất ít nhưng cũng đáng quan tâm do độ rủi ro tai nạn cao. Nghiên cứu cho thấy học sinh ở lứa tuổi phổ thông (dưới 15 tuổi) ở các huyện Hướng Hoá (25,7%), Triệu Phong (23%) và Gio Linh (17,6%) trả lời là gặp bom mìn trong hoặc gần trường học. Những khu vực đáng chú ý khác Trong khi người dân ở Vĩnh Linh, Đông Hà và Cam Lộ có tỷ lệ gặp bom mìn ở trong rừng cao thì người dân ở Hướng Hoá, Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh có tỷ lệ gặp bom mìn tại các căn cứ quân sự cũ là cao nhất. Vụ nổ đạn xảy ra ngay trong nhà dân tại xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, Quảng Trị (Tháng 1/2006) Ảnh: Phan Văn Hùng

36 Kết quả nghiên cứu 33 Chưa từng nhìn thấy bom mìn Có rất ít người Kinh được phỏng vấn chưa từng thấy bom mìn (5%) so với số luợng nhiều hơn ở người Vân Kiều (11,7%) và người Pacô (12%). Đa số họ ở độ tuổi thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (56,5%). Tỷ lệ người chưa nhìn thấy bom mìn cao nhất là ở hai huyện Hải Lăng và Đakrông (lần lượt là 37,5% và 23,6%), theo sau là khu vực thành thị Đông Hà và Quảng Trị (9% và 7%). Nữ giới có tỷ lệ chưa nhìn thấy bom mìn cao hơn nam giới khá nhiều (67,2% nữ so với 32,8% nam). Một số ít người không nhớ được nơi mình đã gặp bom mìn (0,7%). 1.2 Tần suất gặp phải bom mìn của người dân Tần suất người dân gặp phải bom mìn một lần nữa tái khẳng định sự tồn tại của bom mìn ở nơi đây. Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng mình đã gặp phải bom mìn ít nhất một lần trong năm, nghĩa là cứ khoảng gần 2 người được hỏi thì có 1 người đã gặp phải bom mìn hàng năm (50,4%). Trong khi đó, cứ 7 người thì có 1 người nhìn thấy bom mìn hàng tháng (14,8%), 13 người thì có 1 người thấy bom mìn hàng tuần (7,8%) và hàng ngày cứ 16 người thì có 1 người gặp phải bom mìn (6,1%). Xem biểu đồ 2, phụ lục 2 (trang 77) Gặp bom mìn hàng ngày Những người dân ở Gio Linh, Đakrông, Triệu Phong, Cam Lộ và Hải Lăng hay gặp bom mìn hàng ngày nhiều nhất (lần lượt 37,4%, 21,4%, 14,4% và 14% cho cả hai huyện sau cùng). Nhóm tuổi trung niên và lớn tuổi thường hay gặp bom mìn hàng ngày nhiều nhất (trên 46 tuổi). Nông dân, học sinh và lao động phổ thông là đối tượng hay gặp bom mìn hàng ngày cao (lần lượt 57,2%, 18,2% và 7,5%). Người có thu nhập càng thấp thì nguy cơ gặp phải bom mìn hàng ngày càng cao. Có khá nhiều người người có thu nhập dưới 2,5 triệu đồng/năm gặp phải bom mìn hàng ngày (56%), so với một số lượng tương đối người có thu nhập từ 2,5-5 triệu đồng/năm (26,7%), và có ít người có thu nhập từ 5 10 triệu đồng/năm (6%) và rất ít đối với người có thu nhập trên 10 triệu đồng/năm (2,7%). Nam giới có tỷ lệ gặp bom mìn hàng ngày cao hơn nữ giới (59,4% nam so với 40,6% nữ). Gặp bom mìn hàng tuần Những người dân ở Gio Linh, Triệu Phong, Đakrông và Hướng Hoá hay gặp bom mìn hàng tuần nhiều nhất (lần lượt 39%, 20,2%, 15% và 14,3%). Nhóm tuổi trung niên và lớn tuổi thường hay gặp bom mìn hàng tuần nhiều nhất (trên 46 tuổi). Nông dân, học sinh và lao động phổ thông là đối tượng hay gặp bom mìn hàng tuần (thứ tự là 57,2%, 18,2% và 7,5%). Người có thu nhập càng thấp thì nguy cơ gặp phải bom mìn hàng ngày càng cao. Có rất nhiều người được hỏi có thu nhập dưới 2,5 triệu đồng/năm gặp phải bom mìn hàng tuần (56%) so với số lượng ít hơn người được hỏi có thu nhập từ 2,5-5 triệu đồng/năm

37 34 Kết quả nghiên cứu (26,7%), và giảm đi đáng kể ở những người có thu nhập từ 5 10 triệu đồng/năm (6%) và những người có thu nhập trên 10 triệu đồng/năm (2,7%). Nam giới có tỷ lệ gặp bom mìn hàng tuần cao hơn nữ giới (59,4% nam so với 40,6% nữ). Gặp bom mìn hàng tháng Những người dân ở Triệu Phong, Cam Lộ và Gio Linh có tỷ lệ người gặp bom mìn hàng tháng cao nhất (lần lượt 26,4%, 21,8% và 16,5%). Hai huyện Đakrông và Hướng Hoá có tỷ lệ người nhìn thấy bom mìn xấp xỉ nhau (12,8% và 12,1%). Các chỉ số về nhóm tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và giới không có khác biệt đáng kể so với các đối tượng gặp phải bom mìn hàng tuần. So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Đã có sự tăng lên trong số lượng người được hỏi gặp phải bom mìn hàng ngày qua hai cuộc khảo sát với 6,1% người gặp bom mìn hàng ngày năm 2006 so với 4,5% năm Trong khi đó, số lượng người gặp phải bom mìn hàng tuần, hàng tháng và hàng năm đều có sự giảm đi rõ rệt. Như vậy, mặc dù có một số lượng nhỏ những người gặp phải bom mìn hàng ngày tăng lên nhưng nhìn chung đã có sự giảm đều trong tỷ lệ người gặp phải bom mìn trong các cấp độ từ hàng tuần đến hàng năm. Tuy nhiên, xét về tổng thể, số lượng hơn một nửa người tham gia có nguy cơ gặp phải bom mìn vẫn là một vấn đề cần chú ý tại địa phương. Một số lưu ý khác là số liệu điều tra cho thấy không có sự thay đổi nhiều trong nhóm tuổi, nghề nghiệp và nhóm thu nhập có nhiều khả năng gặp phải bom mìn. Nhóm tuổi trung niên, nhưng người làm nghề nông, lao động phổ thông và học sinh có thu nhập thấp vẫn có nguy cơ gặp phải bom mìn nhiều nhất. Bên cạnh đó, các huyện Gio Linh, Đakrông và Hướng Hoá vẫn là những nơi có số lượng người gặp phải bom mìn vượt trội. Yếu tố này không thay đổi qua hai cuộc khảo sát. Có sự khác biệt trong tỷ lệ giới gặp phải bom mìn. Cuộc điều tra này cho thấy sự tăng lên của tỷ lệ nam giới gặp phải bom mìn so với giai đoạn Hoạt động của người dân khi gặp phải bom mìn Đa số những người được phỏng vấn trả lời họ đã gặp phải bom mìn trong khi đang làm ruộng (47.4%). Các hoạt động khác có tỷ lệ đáng lưu ý theo thứ tự giảm dần bao gồm các hoạt động chăn thả gia súc (26.7%), nhặt củi, lấy nước (22.3%), đi bộ (17.4%), cắt cỏ chặt cây (14.6%), rà tìm phế liệu chiến tranh (14.4%), và đốt rẫy (~10%). Hoạt động chăn thả gia súc khi gặp phải bom mìn phổ biến ở độ tuổi từ với tỷ lệ cao nhất (18,2%). Theo sau là các nhóm tuổi trung niên từ (17,8%) và từ tuổi (14,5%). Trẻ em dưới 15 tuổi cũng chiếm một tỷ lệ đáng lưu ý (13%).

38 Kết quả nghiên cứu 35 Hoạt động đốt rẫy và gặp phải bom mìn xảy ra phổ biến ở cả ba nhóm dân tộc chứ không chỉ riêng ở các nhóm dân tộc thiểu số như thường nghĩ. Đa phần những người Kinh được hỏi gặp phải bom mìn trong khi đang đốt ruộng nương (60%) so với số lượng ít hơn người Vân Kiều (20,7%) và người Pacô (19,3%). Xem biểu đồ 3, phụ lục 2 (trang 78) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Khác biệt đáng kể nhất của hai cuộc nghiên cứu là tỷ lệ người được hỏi gặp phải bom mìn khi đang làm ruộng tăng khá cao, dẫn đầu trong các hoạt động của người dân khi gặp phải bom mìn như được đề cập trong cuộc nghiên cứu này với 47,4% năm 2006 so với 21% năm Kết quả điều tra cho thấy ngoài làm ruộng đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến khả năng người dân gặp phải bom mìn thì nguyên nhân do rà tìm phế liệu chiến tranh có xu hướng gia tăng nghiêm trọng (từ 9,2% lên 14,4%). Trong khi đó, các hoạt động dẫn đầu trong nguy cơ gặp phải bom mìn có những thay đổi không đáng kể. Số liệu về tai nạn bom mìn trong 5 năm gần đây cho thấy làm ruộng và rà tìm phế liệu chiến tranh là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các tai nạn bom mìn tại tỉnh Quảng Trị. Xem biểu đồ 4, phụ lục 2 (trang 78) Bom đạn tìm thấy trong nhà người dân huyện Triệu Phong, Quảng Trị Ảnh: Phan Văn Hùng

39 36 Kết quả nghiên cứu 2. Nhận thức của người dân về hiểm hoạ bom mìn 2.1 Tác động của bom mìn tới con người nói chung Hơn 30 năm sau chiến tranh, người dân Quảng Trị có những nhận thức về vấn đề bom mìn như thế nào? Nghiên cứu cho thấy có dấu hiệu tích cực trong nhận thức của những người được hỏi về ảnh hưởng của bom mìn đối với con người với hầu hết người được phỏng vấn cho rằng bom mìn có thể giết người (89%), và có thể gây ra thương tật (75.8%). Có rất nhiều người được hỏi lựa chọn cả hai hậu quả của bom mìn là giết người và gây ra tai nạn thương tích (66,3%). Một số người cũng cho rằng bom mìn gây độc hại cho môi trường sống (6%), gây đói nghèo và ảnh hưởng đến kinh tế, gia đình, gia súc (đều 3%). Một số lượng ít những người được hỏi là không biết về ảnh hưởng của bom mìn cũng như cho rằng bom mìn không có ảnh hưởng gì (0.9%). Trong số những người này, đa số là ở huyện Đakrông (44,2%), theo sau là người dân ở huyện Vĩnh Linh và Hướng Hoá (đều 11,5%). Người dân ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Đông Hà và Cam Lộ có số người hiểu biết về ảnh hưởng của bom mìn thấp hơn (lần lượt 9,6%, 7,7%, 7,6%, và 3,8% cho cả Đông Hà và Cam Lộ). Trong vấn đề này, đáng lưu ý là tỷ lệ người Pacô không có hiểu biết hay hiểu biết sai về tác động của bom mìn là rất cao (44,2%) so với tỷ lệ dân số, chỉ đứng sau người Kinh (48%) trong khi người Kinh chiếm đa số dân số tỉnh Quảng Trị. Có một số ít những người Vân Kiều nằm trong nhóm đối tượng này (7%). Thanh thiếu niên dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người không có kiến thức hoặc có kiến thức chưa đúng về ảnh hưởng của bom mìn (46,2%). Nhóm tuổi từ 36 trở lên có tỷ lệ ít nhất trong số này (3,8%). Đa số những người được hỏi không có hiểu biết hoặc hiểu sai về ảnh hưởng của bom mìn là học sinh, chiếm một nửa trong tổng số nhóm đối tượng này (50%). Những người làm nghề nông cũng có tỷ lệ đáng kể (42,3%), theo sau là nhóm lao động phổ thông (5,8%) và những người thất nghiệp (1,9%). Cũng trong nhóm đối tượng này, tỷ lệ nữ giới không có kiến thức về ảnh hưởng của bom mìn cao hơn nam giới (57,7% nữ so với 42,3% nam). So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Nhận thức về hậu quả của tai nạn bom mìn tiếp tục có sự tăng lên, tuy không cao nhưng đã chứng tỏ người dân có quan tâm nhiều hơn đến các thông tin GDPTBM. Số lượng người không hiểu biết về hậu quả tai nạn bom mìn có giảm xuống từ 1,27% năm 2002 xuống còn 0,9% năm Nhóm đối tượng thiếu hụt kiến thức này chủ yếu đến từ các địa bàn huyện Đakrông và Hướng Hoá.

40 Kết quả nghiên cứu 37 Trẻ em tiếp tục là đối tượng cần lưu ý khi vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong số những người được hỏi về tác hại của bom mìn qua hai cuộc nghiên cứu (42,6% trong tổng số những người không rõ về tác động của bom mìn). 2.2 Ảnh hưởng của bom mìn đến đời sống thường ngày của người dân Người dân có cho là đời sống hàng ngày của họ bị ảnh hưởng bởi bom mìn không? Cứ 12 người được hỏi thì có 10 người cho rằng đời sống của họ có bị ảnh hưởng (83,4%). Trong số những người cho rằng bom mìn có ảnh hưởng đến bản thân và cộng đồng của mình thì phần lớn cho rằng bom mìn có thể gây ra chết người/thương tích (66,76%), sau đó là ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp (36,2%), lo sợ người thân, bạn bè bị tai nạn bom mìn (36%), hạn chế nhu cầu đi lại (14,3%), phải chăm sóc người thân bị thương tật (~10%), hạn chế việc kiếm củi/nguồn nước/thực phẩm (6,7%) và hạn chế đất đai xây dựng (6,2%). Phần lớn những người cho rằng ảnh hưởng của bom mìn có thể gây chết người/thương tích là ở huyện Triệu Phong (~20%) và Hải Lăng (16,3%). Trong khi đó, Đakrông và Hướng Hoá có tỷ lệ thấp nhất (lần lượt 7% và 5%). Chủ yếu những người thuộc nhóm này làm nghề nông (38,5%) và lao động phổ thông (13,6%). Quá nửa những người cho rằng bom mìn hạn chế đất đai nông nghiệp là nông dân (54,2%) trong độ tuổi từ với thu nhập thấp dưới 5 triệu đồng/năm (40%). Trong khi đó, những người cho rằng ảnh hưởng của bom mìn là hạn chế việc kiếm củi/nguồn nước/thực phẩm cũng có tính chất tương tự với những người trả lời chủ yếu là nông dân (46,1%) trong độ tuổi với thu nhập dưới 5 triệu đồng/năm (55,8%). Những người cho rằng đời sống của họ không bị ảnh hưởng của bom mìn đa số là công chức (45%) và những người làm nghề buôn bán (32%) có thu nhập trên 5 triệu đồng/năm và chủ yếu đến từ thị xã Đông Hà (30%). So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Không có sự khác biệt đáng kể trong suy nghĩ của đối tượng nghiên cứu về ảnh hưởng của bom mìn. Chi tiết đáng chú ý là số người trả lời bom mìn hạn chế đất đai sản xuất nông nghiệp của người dân có xu hướng tăng lên. Với sự gia tăng dân số và mở rộng các hoạt động nông nghiệp, khai hoang phục vụ sản xuất, đây có thể là yếu tố dẫn đến sự nhận thức của người dân về những cản trở từ các vùng đất vẫn còn nhiễm bom mìn. Xem biểu đồ 21, phụ lục 2 (trang 87)

41 38 Kết quả nghiên cứu 2.3 Những nơi được người dân cho là có bom mìn Người dân ở tỉnh Quảng Trị có khả năng gặp phải bom mìn ở những địa điểm như sau: đồi núi (60.9%), đồng ruộng (36.4%), căn cứ quân sự cũ (24.7%), trong rừng (23.4%), và bụi cây cối (18.2%). Một số nơi vẫn được xem là an toàn như nhà ở và trường học cũng được người được phỏng vấn ghi nhận là họ vẫn có khả năng gặp bom mìn. Dựa trên kết quả trên, có thể thấy được vùng đồi núi vẫn là nơi được người dân cho là có bom mìn nhiều nhất. Sự thay đổi đáng kể nhất là có sự tăng lên khá cao trong số những người được hỏi cho rằng đồng ruộng là nơi thường tồn tại bom mìn (từ 11,6% năm 2002 lên 36,4% năm 2006). Bên cạnh đó, cũng có sự gia tăng số người cho rằng bom mìn còn tồn tại ở căn cứ quân sự, trong rừng hay bụi cây. Các khu vực khác như trường học, cạnh nhà mặc dù có số lượng người tham gia lựa chọn ít nhưng vẫn tồn tại như đã thấy qua hai cuộc nghiên cứu. Xem biểu đồ 6 & 7, phụ lục 2 (trang 80) 2.4 Nhận biết khu vực nhiễm bom mìn Những người được hỏi phần lớn đều cho rằng có những dấu hiệu để có thể nhận biết được một khu vực có khả năng tồn tại bom mìn. Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng nếu như họ nhìn thấy có bom đạn nằm trên mặt đất thì khu vực đó bị nhiễm bom mìn (53,2%). Một số lượng tương đối lớn người được hỏi tin vào lời đồn đại hay truyền miệng của người dân trong vùng về khả năng có bom mìn tại một nơi nào đó (34%). Một số người khác tin vào những nơi có biển báo bom mìn chuẩn (23,9%). Một số rất ít nhận biết nhờ vào các biển báo tạm thời do người dân địa phương tự chế tạo. Số lượng người không nhận biết được khu vực nhiễm bom mìn tuy không nhiều với 7,6% (cứ 13 người thì có 1 người không biết) nhưng cũng đáng chú ý khi phần lớn số người này rơi vào nhóm thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (47,3%), và giảm dần ở các nhóm tuổi từ (15%), từ tuổi (11%), từ tuổi (8,2%), từ (7%). Những người trên 45 tuổi có tỷ lệ thấp nhất (6,5%). Những người không thể nhận biết khu vực có bom mìn tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn. Những người có trình độ học vấn thấp không nhận biết được khu vực nhiễm bom mìn là đáng lưu ý (với 46,5% học vấn cấp 1 và 40% học vấn cấp 2). Những người có học vấn cấp 3 giảm đi (12%) và con số này giảm đi nhiều nhất ở nhóm có trình độ trung cấp trở lên (0,3%). Học sinh là nhóm đối tượng đáng lưu ý nhất trong số những người không có kiến thức về nhận biết khu vực có bom mìn khi hơn một nửa những người trả lời không thể nhận biết khu vực có bom mìn là thuộc nhóm này (54%), sau đó là nông dân (32,3%), trong khi những người làm nghề lao động phổ thông, thất nghiệp và công chức chiếm tỷ lệ rất nhỏ (lần lượt 4,1%, 1,6% và 0,3%). Những người làm nghề buôn bán và các nhóm nghề khác chiếm tỷ lệ không cao và ngang nhau

42 Kết quả nghiên cứu 39 (3,5%). Nam giới có kiến thức nhận biết khu vực có bom mìn thấp hơn nữ giới (40,8% nam so với 59,2% nữ). Các khu vực có tỷ lệ người không nhận biết được khu vực có bom mìn cao bao gồm Hải Lăng (25%), Gio Linh (21,7%), Đakrông (13,9%) và Triệu Phong (13,3%). Các huyện thị Vĩnh Linh, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị, huyện Hướng Hoá và thị xã Đông Hà có số người trả lời không biết giảm dần (lần lượt 9%, 6%, 5,2%, và 3%) đối với hai đơn vị hành chính cuối nói trên. Một số rất ít người được hỏi nói rằng họ nhận biết được khu vực nguy hiểm nhờ những dấu hiệu khác (1,1%), như do nghe nói về khu vực có bom mìn trên truyền thông đại chúng, chủ yếu là từ tin tức trên truyền hình (7,7%). Xem biểu đồ 8, phụ lục 2 (trang 81) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Có sự tăng lên đáng kể trong nhận thức của người dân về những dấu hiệu cảnh báo một khu vực có thể nhiễm bom mìn. Chi tiết ấn tượng nhất là số người trả lời không nhận biết được khu vực nhiễm bom mìn đã giảm mạnh từ 22% năm 2002 xuống còn 7,6% năm Ngoài chi tiết trên, những chỉ số về sự tăng lên trong kiến thức nhận biết khu vực nhiễm bom mìn cũng diễn ra đều đối với các dấu hiệu nhận biết khác. Xem biểu đồ 9, phụ lục 2 (trang 81) 2.5 Nguyên nhân khiến bom mìn phát nổ Những nguyên nhân tác động chính có thể dẫn đến kích nổ bom mìn, theo những người được phỏng vấn, là do tháo gỡ (50,3%), do cố ý gõ vào (47,5%), do vô ý đụng vào (46,4%), do dẫm đạp lên bom mìn (40,9%), do ném vật khác vào bom mìn (33,9%), do vấp phải dây chăng mìn (10,5%). Theo số liệu về nạn nhân bom mìn trong 5 năm vừa qua, đây cũng là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn bom mìn tại tỉnh Quảng Trị. Có một số lượng nhỏ những người được hỏi không biết nguyên nhân nào khiến cho bom mìn phát nổ (3.3%), nghĩa là cứ 30 người thì có 1 người không biết. Đa số những người trả lời không biết là ở huyện Đakrông (42,8%), tiếp theo là các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Gio Linh với tỷ lệ xấp xỉ nhau (11,3%, 10,7% và 10%). Các huyện, thị còn lại có số lượng người được hỏi trả lời không biết là ít hơn (8%). Đa số những người trả lời không biết là người Kinh (50,3%), tiếp đến là người Pacô (40,3%). Một tỷ lệ tương đối người Vân Kiều cũng trả lời không biết (9,4%). Sự thiếu hụt kiến thức về lĩnh vực này chủ yếu rơi vào nhóm tuổi thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (35,8%). Độ tuổi người được hỏi càng tăng lên thì số người trả lời không biết càng ít đi. Số liệu điều tra về nhóm học vấn cũng cho thấy phần lớn những người không có kiến thức về nguyên nhân bom mìn phát nổ nằm ở nhóm học vấn cấp 1 (47,8%) và cấp 2 (32%) và những người mù chữ (33,8%).

43 40 Kết quả nghiên cứu Phần lớn những người trả lời không biết nằm vào những người làm nghề nông (44%), tiếp theo là nhóm học sinh (38,4%), và lao động phổ thông (8,8%). Những người làm nghề buôn bán và những nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (~3%). Những người trả lời không biết chủ yếu là ở nhóm có thu nhập thấp, dưới 2,5 triệu đồng/năm (55,3%), từ 2,5-5 triệu đồng/năm (27,7%) và từ 5-10 triệu đồng/năm (9,4%) trong khi có rất ít người có thu nhập cao nằm trong nhóm này (chỉ 0,6%). Nữ giới có tỷ lệ người trả lời không biết cao hơn nam giới (58,5% nữ so với 41,5% nam). Chỉ có rất ít những người được hỏi đưa ra tất cả những lựa chọn đúng (~2%). Xem biểu đồ 10, phụ lục 2 (trang 82) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Đa phần người được hỏi trong hai cuộc nghiên cứu đều có những lựa chọn cho các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc bom mìn phát nổ giống nhau. Tuy nhiên, có sự tăng lên và giảm đi của một số nguyên nhân và sự khác biệt đáng kể nhất là tháo gỡ bom mìn vì mục đích bán kiếm tiền hiện được cho là nguyên nhân hàng đầu khiến bom mìn phát nổ (50,3% - tăng 23% so với năm 2002). Trong khi đó, số người trả lời không biết đã giảm đi từ 5% năm 2002 xuống còn 3,3% năm Những thiếu hụt về kiến thức này vẫn tiếp tục rơi vào nhóm tuổi dưới 15 tuổi và nhóm có thu nhập thấp. Xem biểu đồ 11, phụ lục 2 (trang 82) Một buổi tuyên truyền nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho thanh thiếu niên tại huyện Triệu Phong, Quảng Trị do Đoàn Thanh.niên địa phương tổ chức. Ảnh: Phan Văn Hùng

44 Kết quả nghiên cứu Phòng tránh tai nạn bom mìn Số liệu thu thập được về nội dung này khá ấn tượng với đa số người dân có kiến thức đúng đắn về những hành vi cần thiết để phòng tránh tai nạn bom mìn. Các lựa chọn bao gồm tránh xa những khu vực nguy hiểm, không chơi đùa hay đụng vào bom mìn được người dân hưởng ứng nhiều nhất với tỷ lệ (74,7%) và (56%). Các hành vi khác được người dân chọn theo thứ tự giảm dần là tránh xa khi có người khác chơi đùa với bom mìn (15,8%), không chơi đùa với vật thể lạ (13,3%), cẩn thận khi chặt cây cối (9,3%), đi trong khu vực an toàn (4,5%) Tuy nhiên, vẫn có những người không biết làm thế nào để tránh tai nạn bom mìn mặc dù số lượng này là không nhiều lắm (1,9%). Cứ 51 người dân được hỏi thì mới có 1 người không biết cách phòng tránh tai nạn bom mìn. Một nửa trong số này là những người ở huyện Đakrông (50%), sau đó là Hướng Hoá (12,8%), hai huyện Gio Linh và Hải Lăng có tỷ lệ ngang nhau (9,6%) trong khi các huyện thị khác có tỷ lệ thấp hơn với Đông Hà và Vĩnh Linh (cùng 6,4%), Cam Lộ (4,3%) và Triệu Phong có số người trả lời không biết thấp nhất (~ 1%). Phát hiện cần lưu ý là những người được hỏi thuộc cộng đồng Pacô tỏ ra có ít kiến thức nhất về việc làm thế nào để phòng tránh tai nạn bom mìn (52%), theo sau là người Kinh (35%) và người Vân Kiều (12,8%). Thanh thiếu niên dưới 15 tuổi là đối tượng có tỷ lệ người trả lời không biết cao nhất (40,4%). Độ tuổi người được hỏi càng tăng lên thì số người trả lời không biết càng ít đi. Số liệu điều tra về nhóm học vấn cũng cho thấy phần lớn những người không có kiến thức về nguyên nhân bom mìn phát nổ nằm ở nhóm học vấn cấp 1 (50%), cấp 2 (25,5%). Phần lớn những người trả lời không biết là những người làm nghề nông (53,2%), học sinh (41,5%), và lao động phổ thông (4,3%). Những người làm nghề buôn bán và những nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (~ 1%). Về nhóm thu nhập, những người trả lời không biết chủ yếu có thu nhập thấp, dưới 2,5 triệu đồng/năm (72,3%). Những người có thu nhập cao hơn thì có sự giảm đi rõ rệt trong nhận thức về nguyên nhân khiến bom mìn phát nổ: nhóm có thu nhập 2,5-5 triệu đồng/năm (9,6%), nhóm thu nhập từ 5-10 triệu đồng/năm (6,4%) trong khi có rất ít người có thu nhập cao hơn 10 triệu đồng/năm nằm trong nhóm này (~ 2%). Nữ giới có tỷ lệ người trả lời không biết cao hơn nam giới (52% nữ so với 48% nam). Chỉ có một số lượng rất ít (0,1%) người được hỏi có chọn lựa toàn bộ những hoạt động nói trên. Xem biểu đồ 12, phụ lục 2 (trang 83)

45 42 Kết quả nghiên cứu So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Kiến thức của những người tham gia cuộc điều tra đã thay đổi tích cực hơn về kiến thức phòng tránh tai nạn bom mìn tại địa phương. Tất cả các lựa chọn có khả năng tránh được các tai nạn bom mìn đều có số lượng người trả lời tăng lên trong khi số người không biết làm thế nào để phòng tránh tai nạn bom mìn lại giảm đi triệt để, từ 5% năm 2002 xuống còn 1,9% năm Khuynh hướng chung qua hai cuộc nghiên cứu là độ tuổi càng nhỏ thì kiến thức về lĩnh vực này càng thấp. Huyện Hướng Hoá và Đakrông tiếp tục là những nơi có người trả lời không biết nhiều nhất. Người Pacô tiếp tục tỏ ra có ít kiến thức nhất về phòng tránh tai nạn bom mìn. Xem biểu đồ 13, phụ lục 2 (trang 83) 2.7 Nhận thức về hành vi dẫn đến tai nạn bom mìn Nghiên cứu đã cho thấy những hoạt động có khả năng tiếp xúc trực tiếp với bom mìn cao và có tính chất nguy hiểm bao gồm rà tìm phế liệu chiến tranh, tháo gỡ bom mìn, chơi đùa với bom mìn, xem người khác tháo gỡ bom mìn được nhiều người lựa chọn nhất (tỷ lệ tương ứng là 68,5%, 40,7%, 40.6%, 19.2% và 14.7%). Hoạt động làm ruộng rất phổ biến tại Quảng Trị khi đa số dân số hiện vẫn đang sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, hoạt động này đứng thứ ba trong số những hoạt động có khả năng dẫn tới tai nạn bom mìn, chỉ thấp hơn một ít so với hoạt động tháo gỡ bom mìn (40,6%). Nếu so sánh với số liệu nạn nhân bom mìn, có thể thấy các nạn nhân bom mìn từ năm chủ yếu là nông dân (38,6%), trong giai đoạn từ , nông dân vẫn chiếm phần lớn số người bị tai nạn bom mìn (23,4%). Điều này cho thấy nông dân vẫn là một trong những đối tượng cần lưu tâm nhất khi mà hoạt động làm ruộng mang tính cơ bản của cuộc sống do vậy có ít những lựa chọn công việc khác với đa số họ. Một số lượng ít những người được hỏi cũng tin rằng một số hoạt động khác cũng có thể dẫn đến tai nạn bom mìn như chăn thả gia súc, đốt rẫy, đào hố, nhặt củi, lấy nước, chơi đùa, cắt cây cối, tìm kiếm thức phẩm, đi bộ, xem phá huỷ bom mìn, đánh cá và săn bắn (tỷ lệ giảm dần từ 13% đến 0.2%). Đa số những hành vi này đều là những hoạt động sinh nhai và tăng thu nhập cơ bản của người dân ở vùng nông thôn. Theo số liệu của Dự án RENEW, các hoạt động chủ yếu đã dẫn tới tai nạn bom mìn đối với người dân ở tỉnh Quảng Trị từ năm 1975 đến nay là làm ruộng (38,6%), nhặt phế liệu (11%), chăn gia súc (8,3%) và chơi đùa với bom mìn (6,3%). Số liệu tai nạn bom mìn trong 5 năm gần đây ( ) cho thấy mặc dù tai nạn bom mìn trong khi làm ruộng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng đã có sự giảm đi đáng kể (23,4%) trong khi hoạt động nhặt phế liệu và chơi đùa với bom mìn lại gia tăng đáng kể (lần lượt 18% và 15,8%). Xem biểu đồ 14, phụ lục 2 (trang 84)

46 Kết quả nghiên cứu 43 So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Có sự tăng lên rõ nét trong số lượng những người trả lời về các hành vi có khả năng dẫn tới tai nạn bom mìn. Đáng kể nhất là hoạt động rà tìm phế liệu chiến tranh, chơi đùa với bom mìn hay tháo gỡ bom mìn bán lấy tiền đều tăng từ 20% trở lên so với năm Trong khi đó, hoạt động làm ruộng trước đây được người dân cho là ít có nguy cơ tai nạn bom mìn thì giờ đây được nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu, tăng 33,6%, mặc dù trong thực tế tỷ lệ người dân bị tai nạn trong khi làm ruộng luôn cao nhất qua các giai đoạn. Chi tiết đáng lưu ý nhất là sự chuyển biến tích cực về kiến thức của những người tham gia về lĩnh vực này, từ 11,66% người trả lời không biết các hành vi có khả năng dẫn tới tai nạn bom mìn năm 2002 giảm xuống không có ai trả lời không biết nữa. Đây có lẽ là một trong những sự chuyển biến tích cực và ấn tượng nhất trong nhận thức của những người tham gia. Xem biểu đồ 15, phụ lục 2 (trang 84) Kể từ khi kết thúc chiến tranh đến nay (1975), tại Quảng Trị đã có 787 người bị tai nạn bom mìn do tham gia vào hoạt động rà tìm, cưa đục bom mìn và các loại phế liệu chiến tranh. Anh T.L. là nạn nhân mới nhất do tham gia vào hoạt động này tính vào thời điểm tiến hành nghiên cứu này. Ngày 19/6/2006, anh dùng máy rà và dụng cụ tự tạo đi rà tìm phế liệu chiến tranh tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Trong lúc tìm kiếm phế liệu, anh L. đã cuốc phải một vật thể kim loại. Hậu quả là anh L. đã bị cụt mất hai bàn tay. (Ảnh: Thái Hữu Liêu)

47 44 Kết quả nghiên cứu 2.8 Lý do người dân phải đi vào khu vực nhiễm bom mìn Do mức sống của nhiều người dân trong tỉnh, đặc biệt là các vùng nông thôn còn thấp, những phản hồi của những người tham gia cuộc điều tra này về lý do vì sao người dân phải đi vào khu vực nhiễm bom mìn có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kiếm sống hoặc nâng cao thu nhập của người dân. Đa số người được hỏi đều đồng ý rằng lý do tìm kiếm phế liệu chiến tranh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc người ta phải đi vào những khu vực nguy hiểm (75.5%). Trong khi đó, làm ruộng cũng được coi là nguyên nhân chủ yếu khác (31,8%). Điều này chứng tỏ một bộ phận người dân vẫn xem những thửa ruộng mà gia đình mình canh tác hay vỡ hoang vẫn tiềm ẩn nguy cơ bom mìn. Các hoạt động kiếm sống và nâng cao thu nhập khác như chăn thả gia súc (23,5%), nhu cầu đi lại (14,5%), nhặt củi lấy nước (7,4%), tìm kiếm thực phẩm (~7%), đánh cá/săn bắt (0,8%) cũng là những nguyên nhân khác dẫn đến việc phải đi vào khu vực bị nhiễm bom mìn theo ý kiến của người dân. Công việc của những người làm công tác rà phá bom mìn chuyên nghiệp cũng được một số người tham gia cuộc điều tra cho là một trong những lý do chính (17,6%). Có một số người được hỏi cho rằng tò mò là nguyên nhân khiến người dân phải đi vào khu vực có bom mìn (7%) và một vài người khác cũng xác định một trong số những nguyên nhân là do áp lực nhóm, chủ yếu là do bị thách đố (0,3%). Nhóm đối tượng này phần lớn rơi vào độ tuổi dưới 15 (35,7%). Đáng lưu ý là có 7,6% người được hỏi không biết vì sao người ta phải đi vào khu vực nhiễm bom mìn, nghĩa là cứ 13 người được hỏi thì có 1 người là không biết. Đối với những trường hợp này, những người trả lời chủ yếu là ở các huyện Gio Linh (25%), Hải Lăng (17%), Đakrông (15%) và Hướng Hoá (13,6%). Những người được phỏng vấn ở những đơn vị hành chính khác có tỷ lệ không biết là ít hơn, đều dưới 9%. Chủ yếu họ là người Kinh (71,2%), người Pacô và người Vân Kiều chiếm tỷ lệ ít hơn (lần lượt 20% và 8,7%). Cũng trong nhóm đối tượng này, lứa tuổi thanh thiếu niên dưới 15 là có số người trả lời không biết cao nhất (43,8%), theo sau là nhóm tuổi thanh niên từ (~ 15%). Số liệu cho thấy những người thuộc nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ người trả lời không biết càng ít hơn. Tương tự, học vấn càng thấp thì tỷ lệ người trả lời không biết càng cao (46,7% học vấn cấp 1, 31,3% học vấn cấp 2 và 12,2% học vấn cấp 3). Những người trong nhóm mù chữ có tỷ lệ không biết khá cao (18,4%). Học sinh, nông dân và những người lao động phổ thông có khả năng không biết về lý do người ta phải đi vào khu vực có bom mìn (tỷ lệ thứ tự là 51%, 36,4% và 5,4%). Những người có thu nhập càng thấp thì càng có khả năng không có kiến thức về vấn đề này: rất nhiều người được hỏi có thu nhập dưới 2,5 triệu đồng/năm trả lời không biết (53,5%) so với số lượng ít hơn người được hỏi có thu nhập từ 2,5-5 triệu đồng (28%) và giảm đi nhiều ở những người được hỏi có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/năm (10%). Số lượng nữ giới trả lời không biết cao hơn nam giới (54,3% nữ so với 45,7% nam). Xem biểu đồ 16, phụ lục 2 (trang 85)

48 Kết quả nghiên cứu 45 So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Không có sự khác biệt đáng kể trong những lý do hàng đầu khiến người dân phải đi vào khu vực nhiễm bom mìn. Tuy vậy, đã có sự tăng lên tương đối về số lượng người nhận thức được những lý do này. Rà tìm phế liệu chiến tranh vẫn là nguyên nhân hàng đầu theo sau là các hoạt động liên quan đến đời sống thiết yếu của người dân. Đakrông, Gio Linh và Hướng Hoá vẫn là những địa bàn có số lượng người trả lời không biết tương đối cao hơn các khu vực khác. Số lượng người trả lời không biết cũng có chuyển biến khá tích cực, giảm 12,8% (7,6% năm 2006 so với 22,4% năm 2002). Xem biểu đồ 17, phụ lục 2 (trang85) 2.9 Những đối tượng được cho là có khả năng bị tai nạn bom mìn Những người rà tìm phế liệu chiến tranh được xem là đối tượng dễ bị tai nạn bom mìn nhất với đa số các ý kiến lựa chọn (55,2%), sau đó là trẻ em dưới 15 tuổi (41%), và nông dân (25,8%). Nam giới được cho là có khả năng bị tai nạn bom mìn cao hơn nữ giới (18,2% nam so với 2,7% nữ). Trong khi đó, người già, nhân viên rà phá bom mìn, quân nhân được cho là có ít khả năng bị tai nạn bom mìn hơn. Có một nửa những trẻ em được hỏi đã từng nghe nói đến bom mìn cho rằng mình là đối tượng dễ bị tai nạn bom mìn với 51%. Trong khi đó, không nhiều nam giới tự cho mình là có khả năng bị tai nạn bom mìn với 19%. Xem biểu đồ 18, phụ lục 2 (trang 86) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Những chỉ số từ suy nghĩ của những người được phỏng vấn về những người có khả năng trở thành đối tượng của tai nạn bom mìn cao nhất không có nhiều biến chuyển qua cả hai cuộc khảo sát. Những người làm nghề rà tìm phế liệu chiến tranh vẫn được cho là đối tượng chính có khả năng bị tai nạn bom mìn và thậm chí có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tăng 18% so với năm Trong khi đó, nhóm đối tượng là trẻ em, nông dân tiếp tục được liệt vào nhóm có nguy cơ cao và cũng có xu hướng tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Xem biểu đồ 19, phụ lục 2 (trang 86)

49 46 Kết quả nghiên cứu 3. HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI HIỂM HOẠ BOM MÌN 3.1 Hành vi khi phát hiện bom mìn và tai nạn bom mìn Đa số hành vi của những người được hỏi khi gặp phải bom mìn là tích cực với đa số chọn cách báo cho chính quyền địa phương (57,8%), báo cho người thân để phòng tránh (43%) và báo cho bạn bè, hàng xóm (21,7%). Tất cả những lựa chọn này đều nhằm mục đích phòng tránh tai nạn bom mìn. Một số lượng tương đối người tham gia chọn cánh giữ an toàn cho bản thân bằng cách đi ra khỏi khu vực có bom mìn (21%) trong khi một số lượng ít hơn người được hỏi chọn cách giải quyết vấn đề triệt để hơn bằng cách báo cho các đội rà phá bom mìn đang hoạt động trong tỉnh (14,4%). Một phản ứng tích cực khác của người được hỏi khi gặp bom mìn là báo cho các đoàn thể, trường học, chủ yếu là đoàn thanh niên địa phương (7%). Một số người được hỏi là chọn giải pháp tích cực bao gồm đi ra khỏi khu vực có bom mìn và báo cáo với chính quyền/đoàn thể/đội rà phá bom mìn và/hoặc gia đình, hàng xóm (10,6%). Trong đó, huyện Triệu Phong có số người tham gia chọn những giải pháp này là ấn tượng nhất (44,8%). Theo sau là huyện Vĩnh Linh (21,4%), thị xã Đông Hà (8,3%) và Gio Linh (7,1%). Các huyện Hải Lăng và Hướng Hoá có tỷ lệ người trả lời chọn giải pháp này tương đương nhau. (~6%). Thấp nhất là những người tham gia phỏng vấn ở huyện Cam Lộ (4,4%), thị xã Quảng Trị (1%) và đặc biệt là ở huyện Đakrông (0,8%). Đa số những người này là người Kinh (96,7%) trong khi có rất ít người Vân Kiều và Pacô (1,2%). Nhóm tuổi thực hiện hành vi mong đợi này rơi vào nhóm trung niên từ (19,3%) trong khi thanh thiếu niên có tỷ lệ thấp nhất (8,3%). Những người chọn giải pháp báo cho đội rà phá bom mìn tập trung chủ yếu ở những nơi đang hoặc đã có các chương trình GDPTBM và hoạt động rà phá bom mìn, bao gồm Hải Lăng (20,7%), Gio Linh (18%), và Cam Lộ (15,4%). Trong khi đó, không có ai ở huyện Đakrông chọn giải pháp này. Hầu hết người Vân Kiều và Pacô không biết đến giải pháp này khi số lượng người trả lời rất ít (0,3%) so với số lượng rất lớn người Kinh (99,7%). Nhóm tuổi thực hiện hoạt động tích cực này chủ yếu rơi vào nhóm trung niên trong độ tuổi từ tuổi. Các loại bom đạn hoá học có thể bị kích nổ do điều kiện thời tiết. Ảnh Phan Văn Hùng

50 Kết quả nghiên cứu 47 Đối với giải pháp báo cho đoàn thể/trường học khi phát hiện thấy bom mìn, tỷ lệ người tham gia chọn hành vi này cao nhất ở các huyện Triệu Phong (21%) và Hải Lăng (19,2%), nơi có hàng loạt các hoạt động GDPTBM của Đoàn Thanh niên và một số tại các trường học. Trong khi đó, huyện Vĩnh Linh và Đakrông có tỷ lệ người chọn hành vi này thấp nhất (4,4% và 0,6%). Hầu hết những trường hợp này rơi vào người Kinh (99%) và nhóm tuổi thanh thiếu niên (61%). Bên cạnh những hành vi tích cực trên, vẫn có những người lựa chọn những hành vi mang tính không an toàn bao gồm đem bom mìn đi bán phế liệu (1%), đến gần hơn để xem bom mìn (0,7%), tháo gỡ, mang bom mìn về nhà hay mang đến cho chính quyền (0,1%) và một số lượng rất ít chọn hành động gõ, ném vào bom mìn. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đây là những hành vi mang tính không an toàn cao, vì vậy cần có những hiểu biết sâu hơn về nhóm đối tượng này. Trong số những người trả lời chọn giải pháp đem bán phế liệu, chủ yếu là những người đến từ huyện Vĩnh Linh (25,5%), Đakrông (23,4%), Gio Linh và Hướng Hoá có tỷ lệ ngang nhau (15%). Các huyện thị khác có tỷ lệ người có hành vi nguy hiểm trên thấp hơn rất nhiều (đều ở mức dưới 8%). Hành vi này đều xảy ra trong cộng đồng người Kinh, Vân Kiều và Pacô (lần lượt 61,7%, 17% và 21,3%). Đa số những người chọn hành vi này ở độ tuổi trung niên từ tuổi (42,6%). Họ thuộc nhóm nghề nghiệp nông dân (72,3%), lao động phổ thông (8,5%) và học sinh (15%). Đa số người chọn giải pháp này là những người có thu nhập thấp dưới 2,5 triệu đồng/năm (68%). Nam giới có khuynh hướng thực hiện hành vi này cao hơn đáng kể so với nữ giới (78,7% nam so với 21,3% nữ). Tương tự như vậy, số người lựa chọn hành vi tìm cách tháo gỡ bom mìn khi phát hiện thấy hầu hết nằm vào nhóm tuổi trung niên và có thu nhấp thấp (dưới 2,5 triệu đồng/năm). Đối với hoạt động khác được xem là nguy hiểm là lại gần hơn để xem khi phát hiện thấy bom mìn, đa số các trường hợp này lại rơi vào nhóm thanh thiếu niên với tỷ lệ cao nhất (28,6%). Nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ người chọn hành vi này càng giảm đi đáng kể. Những đối tượng có hành vi này chủ yếu đến từ huyện Vĩnh Linh (60%). Nam giới chọn hành vi này cao hơn nữ giới đáng kể (65,7% nam so với 24,3% nữ). Tuy số lượng không nhiều nhưng vẫn còn những người chọn giải pháp mang về nhà, tự tháo gỡ và đặc biệt là mang đến báo chính quyền với ý nghĩ là hành vi như vậy sẽ giải quyết được vấn đề. Một số giải pháp khác được số rất ít người trả lời chọn lựa (2,8%) trong đó đáng chú ý là tìm cách đánh dấu bom mìn bằng cây cối (9%) trong tổng số người chọn lựa hoạt động khác, đem ném xuống hố bom (3,7%), đào hố bỏ vào và vứt xuống ao, hồ, sông suối hoặc lờ đi (đều 2,2%). Trong trường hợp gặp phải tai nạn bom mìn, một nửa những người được hỏi lựa chọn phương án đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất (~50%), những người còn lại chọn giải pháp gọi hàng xóm đến giúp đỡ (42,2%), báo cho chính quyền (30,8%), đến hiện trường giúp đỡ (25,4%) và đưa người đó về nhà (2%).

51 48 Kết quả nghiên cứu Bên cạnh đa số người được hỏi có phản ứng tích cực như trên thì vẫn còn có một số người có những phản ứng chưa thích hợp như tránh xa chỗ bị tai nạn (2,5%) và không biết phải làm gì (2,4%). Những người chọn cách tránh xa địa điểm bị tai nạn chủ yếu là học sinh (52%) và lao động phổ thông (23,3%) ở độ tuổi dưới 15 (45%) và cư trú tại Đông Hà (61,7%), Đakrông (12,5%) và Gio Linh (11%). Không có sự khác biệt đáng kể trong khoảng cách chọn lựa hành vi giữa nam giới và nữ giới. Trong khi đó, những người trả lời không biết nên làm gì trong tình huống gặp người bị tai nạn bom mìn đa số là học sinh (56,5%), nông dân (33%) ở độ tuổi dưới 15 (52%) và cư trú chủ yếu ở Gio Linh (21%) và Đakrông (15,7%). Trong số này có cả người Kinh (58,3%), Vân Kiều (24,3%) và Pacô (17,4%). Không có sự khác biệt đáng kể trong khoảng cách chọn lựa hành vi giữa nam giới và nữ giới. Xem biểu đồ 22, phụ lục 2 (trang 88) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 So với năm 2002, những người được hỏi nhìn chung đã có lựa chọn hành vi an toàn và mang tính cộng đồng hơn khi có sự tăng lên đáng kể trong những lựa chọn về cảnh báo vị trí nhiễm bom mìn và đặc biệt là thông báo cho chính quyền, đội rà phá bom mìn chuyên nghiệp và các tổ chức xã hội, chủ yếu là Đoàn Thanh niên. Các địa phương có những phản ứng tích cực nhất phải kể đến là Triệu Phong với con số ấn tượng là 44,8% trong khi các đơn vị có lựa chọn hành vi an toàn thấp nhất vẫn tiếp tục là ở huyện Vĩnh Linh (25,5%) và Đakrông (23,5%). Tỷ lệ người chọn hành vi báo cho các đoàn thể, trường học tiếp tục được duy trì cao ở huyện Triệu Phong và Hải Lăng, nơi có các hoạt động GDPTBM đang diễn ra khá sôi động. Nhóm đối tượng lựa chọn hành vi nguy hiểm tiếp tục rơi chủ yếu vào nhóm thu nhập thấp (dưới 2,5 triệu đồng/năm) với đa phần là thanh niên, không khác nhiều so với những kết luận từ cuộc nghiên cứu trước đó. Biểu đồ 23, phụ lục 2 (trang 88) 3.2 Hành vi đối với những vấn đề về mìn sát thương Sự khác biệt giữa bãi mìn và khu vực nhiễm bom đạn là khá rõ ràng khi bãi mìn có những tính chất tương đối khác biệt. Một bãi mìn là một khu vực hay mặt bằng có chứa mìn được cài đặt theo hoặc không theo hàng lối trong khi mìn là vũ khí được thiết kế để cài dưới, trên hoặc gần mặt đất hoặc các bề mặt khác và phát nổ khi có sự hiện diện, tiếp cận hay tác động của con người hoặc xe cộ. (10) (10). Trung tâm quốc tế hành động bom mìn nhân đạo Geneva, Hướng dẫn xây dựng quy tắc hành động bom mìn, 2005

52 Kết quả nghiên cứu 49 Do đó, nhận thức và hành vi của người dân trong bãi mìn ngoài những kiến thức và hành vi phòng tránh thông thường còn đòi hỏi có những phản ứng khác biệt so với trong khu vực nhiễm bom đạn. Thông thường, theo các nhà làm truyền thông về GDPTBM, các biện pháp an toàn khi phát hiện thấy mình đang tình cờ đứng trong một bãi mìn là dừng lại, đứng yên và kêu gọi sự giúp đỡ. (11) Kết quả điều tra cho thấy trong khi phần lớn người được hỏi có những hành vi tích cực dừng lại, đứng yên và gọi sự trợ giúp (20,8%), thì một số lớn bao gồm cẩn thận trở lại nơi xuất phát theo dấu chân cũ (33,5%), hoặc nếu bắt buộc phải đi tiếp thì họ sẽ vừa đi vừa thuốn dò đường (0,8%). Bên cạnh đó, vẫn có những trả lời thể hiện sự nguy hiểm của hành vi như cứ tiếp tục đi (6,9%). Trong khi đó, có một số lượng đáng kể người được hỏi không biết nên làm gì khi lâm vào tình huống như vậy (9,4%). Một số lượng ít những người được hỏi cũng chọn các hành vi khác bao gồm chạy nhanh khỏi bãi mìn (chiếm 7% của tổng số những người lựa chọn hành vi khác), cứ đi tiếp trong khi cố tránh mìn (7%) và quay lại báo chính quyền, tìm kiếm đem bán phế liệu, nhặt vứt sang một bên (cùng 3,6%). Một câu hỏi khác có liên quan đến vấn đề mìn sát thương là người ta sẽ làm gì trong trường hợp họ thấy người khác bị tai nạn trong bãi mìn. Như đã nói trên, có những quy trình nhất định trong việc cứu người bị nạn trong bãi mìn. Theo tài liệu GDPTBM quốc tế, thì quy trình đó bao gồm không đi vào bãi mìn và kêu gọi cấp cứu. (12) Như vậy, những câu trả lời phản ánh kiến thức và hành vi đúng đắn được mong đợi sẽ là gọi chuyên gia hay chính quyền đến giúp đỡ hoặc trong trường hợp khẩn cấp là thuốn đường an toàn đến chỗ nạn nhân và đưa nạn nhân về theo con đường đó. Phần lớn người được hỏi chọn cách báo cho chuyên gia/chính quyền đến xử lý (54%), trong khi một tỷ lệ rất nhỏ chọn cách thuốn đường an toàn đến cứu nạn nhân (1,3%). Bên cạnh đó, vẫn có những người được hỏi chọn những phương án có thể đem lại kết cục tai nạn cho chính bản thân họ như vào khu vực bãi mìn để tìm cách đưa nạn nhân đi chữa trị tại cơ sở y tế (25,7%), đi vào hiện trường tìm cách giúp đỡ (10,4%), đi vào bãi mìn để đưa nạn nhân về nhà (0,7%). Đáng chú ý là có một số người được hỏi không biết làm gì (7%) trong khi một số khác lại có phản ứng thờ ơ bằng cách tránh xa chỗ có người bị tai nạn (5%). Những người trả lời đi vào bãi mìn để tìm cách cứu nạn nhân chủ yếu là nông dân (48,5%), học sinh (20%) và lao động phổ thông (12,8%) ở độ tuổi từ và đa số sinh sống tại các huyện Vĩnh Linh (31%), Hải Lăng (19%) và Triệu Phong, Hướng Hoá (cùng 13,6%). Đối với hành vi này, nam giới có tỷ lệ nhiều hơn nữ giới (53% so với 47%). Kết quả điều tra cũng cho thấy một tỷ lệ tương tự với trường hợp chọn giải pháp đi vào hiện trường tìm cách giúp đỡ nạn nhân. Một điều đáng lưu ý là dù tỷ lệ trả lời không cao nhưng hầu hết những người chọn cách đưa nạn nhân về nhà đến từ các huyện ngoại trừ hai thị xã Đông Hà và Quảng Trị, nơi hệ thống y tế có điều kiện tốt hơn. Đặc biệt là ở Đakrông nơi đa số người được phỏng vấn trả lời là họ sẽ mang nạn nhân về nhà (57%). (11). Liên Hiệp Quốc, Hướng dẫn thực hiện chương trình GDPTBM, quyển 5 Giáo dục và tập huấn, trang 33 (12). Handicap International, Hướng dẫn quốc tế thực hiện chương trình GDPTBM, trang 40

53 50 Kết quả nghiên cứu Như đã đề cập trên, có một số lượng người tham gia nhất định đã trả lời là họ không biết làm gì khi gặp tai nạn xảy ra trong bãi mìn. Đây chủ yếu là các đối tượng học sinh (53%) ở độ tuổi dưới 15 (44,5%) và nông dân (32%) ở độ tuổi (12,5%) và sinh sống tại các huyện Hướng Hoá (33,8%), Triệu Phong (15,8%) và Hải Lăng (13,4%). Những người trả lời này đến từ cả ba dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pacô với tỷ lệ khá cao (lần lượt 67,7%, 18% và 13,6%). Đối với nhóm người có phản ứng bằng cách tránh xa chỗ có tai nạn mà không làm gì cả, đa phần là học sinh (36,4%) ở độ tuổi dưới 15 (31%), nông dân (25,5%) ở độ tuổi từ (22,6%) và chủ yếu là ở Đông Hà (53%) và Vĩnh Linh (17,6%). Xem biểu đồ 24 & 26, phụ lục 2 (trang 89 & 90) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Nghiên cứu về hành vi của người dân khi họ vô tình phát hiện thấy mình đang bị kẹt trong một bãi mìn cho một số kết quả thú vị. Trong khi tỷ lệ những người chọn giải pháp được cho là an toàn nhất là dừng lại, đứng yên và kêu gọi hỗ trợ có sự tăng lên có ý nghĩa thì những lựa chọn an toàn khác như quay trở lại nơi xuất phát lại giảm đi. Mặc dù số người được phỏng vấn lựa chọn hành vi nguy hiểm là tìm cách bán phế liệu có giảm đi nhưng số lượng người trả lời không biết phải làm gì vẫn không có nhiều chuyển biến trong thời gian qua. Liên quan đến hành vi trong bãi mìn là hành vi xử lý tình huống gặp nạn nhân bị tai nạn trong bãi mìn, đã có sự tăng lên đáng kể trong số người chọn giải pháp báo với chính quyền địa phương thay vì gọi bàn bè/hàng xóm giúp đỡ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những thiếu hụt kiến thức về lĩnh vực này nên dẫn đến sự tăng lên trong một số hành vi không an toàn như đi vào bãi mìn để cứu nạn nhân, tránh xa và lờ đi hay không biết phải làm gì. Các nhóm nghề nghiệp liên quan đến các hành vi không an toàn tập trung vào nhóm nông dân và học sinh chủ yếu là ở huyện Vĩnh Linh và Hải Lăng. Nghiên cứu hành vi này cũng cho thấy tỷ lệ người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pacô có các hành vi không an toàn là khá cao. Xem biểu đồ 25, 26, 27, 28, phụ lục 2 (trang 89-91) 4. Sự tiếp cận thông tin về hoạt động phòng chống bom mìn của người dân 4.1 Các nguồn thông tin GDPTBM Quảng Trị có một số lượng người dân tiếp cận được với các thông tin GDPTBM khá ấn tượng với hầu hết những người được hỏi trả lời rằng họ đã từng tiếp cận với các thông tin này (93%). Những nguồn thông tin về GDPTBM chủ yếu đến từ các chương trình truyền hình (93,8%), trường học (26,6%), đại diện địa phương (14%), các chương trình phát thanh (13,2%), hàng xóm,

54 Kết quả nghiên cứu 51 bạn bè (12,8%), các đội rà phá bom mìn (10,5%), Đoàn Thanh niên (8,7%), panô, áp phích (6,6), báo chí và hội phụ nữ (cùng 4,7%). Xem biểu đồ 29, phụ lục 2 (trang 92) Đối với chương trình truyền hình, sự tiếp cận đến nhiều nhất từ các huyện Triệu Phong (17,6%), Hải Lăng (16%), Vĩnh Linh và Đông Hà (cùng 15%) trong khi các huyện Cam Lộ và Đakrông chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,3% và 4%). Hầu hết những người trả lời ở các độ tuổi khác nhau đều bày tỏ sự quan tâm đến những nguồn thông tin đến từ truyền hình trong khi không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp và giới tiếp cận thông tin GDPTBM từ nguồn này. Trong khi đó, cũng là nguồn thông tin đại chúng nhưng đài phát thanh có tỷ lệ thấp hơn truyền hình đáng kể và chỉ tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Linh (30,8), thị xã Đông Hà (18,4) và ở Đakrông (16,3%). Những người làm nghề nông tiếp cận thông tin từ đài phát thanh nhiều hơn cả (47,3%) trong khi những người thất nghiệp hầu như không nghe đài (0,7%). Đối với cả hai nguồn thông tin trên, người Kinh chiếm tỷ lệ vượt trội hoàn toàn so với hai nhóm dân tộc còn lại (trên 90% so với ~7% của cả hai cộng đồng Vân Kiều và Pacô). Không có gì khó hiểu khi nguồn thông tin GDPTBM đến từ trường học tập trung đa phần tại các huyện Triệu Phong (26%) và Hải Lăng (17,3%), nơi có hàng loạt các hoạt động GDPTBM được thực hiện tại trường học. Hoạt động này tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi dưới 15 (56,4%) và là học sinh (78,4%). Một buổi tuyên truyền nhận thức phòng tránh bom mìn lưu động đồng đẳng của trẻ em thu hút sự tham gia của đông đảo cộng đồng, đặc biệt là thanh thiếu niên. Ảnh: Dương Trọng Huế

55 52 Kết quả nghiên cứu Trong khi đó, người dân ở các huyện Vĩnh Linh và thi xã Đông Hà có sự tiếp cận các thông tin đến từ đại diện địa phương nhiều nhất (lần lượt 37% và 19%). Đa phần những người này nằm trong nhóm tuổi trung niên từ tuổi. Thông tin về GDPTBM đến từ các đội rà phá bom mìn tập trung tại các địa phương Hải Lăng (40%), Triệu Phong (23%) và Cam Lộ (13,4%) nhưng hầu như chỉ có người Kinh là tiếp cận được. Trong khi đó, nguồn thông tin GDPTBM đến từ Đoàn Thanh niên chủ yếu rơi vào địa bàn hai huyện Hải Lăng (32,9%) và Triệu Phong (21%) và đa số đối tượng tiếp cận là thanh thiếu niên dưới 25 tuổi. Các lưu ý khác trong nghiên cứu này là thành phần công chức có tỷ lệ tiếp cận với thông tin GDPTBM qua báo chí cao hơn cả (31,3%) và nguồn thông tin đến với phụ nữ từ Hội Phụ nữ có tỷ lệ rất cao (91,9%). Truyền hình là kênh thông tin có nhiều người dân nhận được các thông tin về các vấn đề mà họ cho là quan trọng (86,7%), sau đó là từ đại diện địa phương (19,6%) trong khi nguồn thông tin từ hàng xóm và bạn bè có tỷ lệ ngang nhau (10,8%). 4.2 Các nguồn thông tin GDPTBM được chú ý nhất Trong các nguồn thông tin có nội dung GDPTBM tại tỉnh Quảng Trị thì người dân chú ý đến những thông tin trên các chương trình truyền hình nhiều nhất (81%), sau đó là trường học (8,5%), từ các đội rà phá bom mìn (2,8%) và từ các đại diện địa phương (1,5%). Số người lựa chọn chương trình truyền hình trải đều trên các huyện thị với tỷ lệ khác biệt không đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra ở nhóm tuổi, nghề và giới, nhưng tỷ lệ người Kinh tiếp cận thông tin GDPTBM từ nguồn này vẫn vượt trội so với cộng đồng hai dân tộc còn lại trong tỉnh. Những người lựa chọn trường học tập trung nhiều ở các huyện Triệu Phong (40%) và Gio Linh 16,3%), đối tượng tiếp cận hầu hết là học sinh (93%) ở lứa tuổi dưới 15 (74,5%). Trong khi đó, những nguồn thông tin đến từ các đội rà phá bom mìn chủ yếu có đối tượng tiếp cận đến từ các huyện đã hoặc đang có các hoạt động rà phá bom mìn chính quy (Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh). 4.3 Tác động của việc tiếp nhận thông tin GDPTBM Hầu hết những người được hỏi cho rằng việc tiếp cận thông tin như trên đã làm họ có sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của mình đối với vấn đề bom mìn (92,2%) trong khi số người trả lời là không có ảnh hưởng là rất ít (1%) hay tác động khác (tiêu cực) cũng không đáng kể (1,1%). Có 5,7% những người được hỏi không có ý kiến gì về vấn đề này. Xem biểu đồ 31, phụ lục 2 (trang 93)

56 Kết quả nghiên cứu Thông tin về các hoạt động bom mìn nhân đạo tại địa phương Tại Quảng Trị, hiện đang có một số dự án thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Có hơn một nửa những người được hỏi trả lời rằng họ có biết một hay nhiều hơn những dự án này. Cụ thể là có 55,5% trả lời có biết Dự án RENEW, 51,2% trả lời có biết Dự án MAG, và có 8,4% biết về Dự án SODI. Các dự án Cây Hoà Bình và CRS có tỷ lệ người biết đến ngang nhau (2%). Tuy nhiên, có tới 12% người được hỏi cho rằng họ có biết đến những dự án hành động bom mìn khác. Kết quả một số đối chiếu và thảo luận nhóm cho thấy ngoại trừ dự án RENEW và MAG, người dân thường không hiểu rõ cũng như không phân biệt được các dự án hành động bom mìn tại địa phương. Đa số họ biết được các chương trình dự án này qua kênh truyền hình (61,7%) và qua các hoạt động cụ thể của dự án tại cộng đồng (rà phá bom mìn 42%, GDPTBM 22,7%, hỗ trợ nạn nhân 13%). So sánh với kết quả nghiên cứu năm 2002 Kết quả nghiên cứu năm 2006 cho thấy số lượng người được hỏi nói rằng họ đã tiếp cận được thông tin về nguy cơ bom mìn tăng lên đáng kể (13%). Trong số 93% người được hỏi đã tiếp cận thông tin về bom mìn, nguồn thông tin phổ cập nhất là từ truyền hình với tỷ lệ tăng 7%, từ trường học với tỷ lệ tăng lên là 9,6%, từ đại diện địa phương tăng 12,3%, từ đài phát thanh tăng 8,2%, từ hàng xóm/bạn bè tăng 4,8% và từ Đoàn Thanh niên tăng 8%. Nhìn chung, các thông tin về bom mìn từ các nguồn xã hội có sự tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Truyền hình nói riêng và thông tin đại chúng nói chung vẫn là kênh cung cấp thông tin bom mìn chính mà người dân tiếp cận được với tỷ lệ tương đối đồng đều giữa các địa phương. Các nguồn tin đến từ trường học và Đoàn Thanh niên vẫn tập trung tại hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Trong khi đó, người dân ở các huyện miền núi (Đakrông, Hướng Hoá) là những người tiếp cận với thông tin bom mìn chủ yếu qua sóng phát thanh. Như đã phát hiện từ cuộc điều tra trước, sự khác biệt về thu nhập vẫn không phải là yếu tố hạn chế việc tiếp cận thông tin đại chúng. Truyền hình là phương tiện phổ biến thông tin rộng rãi về nguy cơ bom mìn cho cả những hộ nghèo. Xem biểu đồ 30, phụ lục 2 (trang 92)

57 54 Kết quả nghiên cứu

58 Kết luận và kiến nghị 55 PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Những phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy bom mìn sau chiến tranh vẫn đang là một vấn đề rất nghiêm trọng ở tỉnh Quảng Trị. Bom mìn đã có những tác động tiêu cực đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản và tinh thần của người dân, đến môi trường sống và ảnh hưởng đến những nỗ lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị - hiện đang được xem là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Ở Quảng Trị, số nạn nhân bom mìn kể từ sau chiến tranh cao nhiều lần so với một số quốc gia, vùng, lãnh thổ cùng chịu ảnh hưởng vấn đề bom mìn. Trong năm 2003, số thương vong do tai nạn bom mìn ở Quảng Trị nhiều hơn ở Bosnia, Hazgovina, Chad, Azerbaizan, Eritrea, Mazambique, gấp đôi số nạn nhân ở Albania, Thailand, Croatia và gấp ba lần số nạn nhân ở Kosovo, Lebanon và Tajikistant. Trẻ em dưới 16 tuổi, nông dân, dân tộc thiểu số, nam giới, người nghèo chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nạn nhân bom mìn. Bom mìn hiện diện phổ biến và hầu như khắp nơi tại Quảng Trị: 63% dân số đã từng nhìn thấy bom mìn, 50,4% dân số đã từng nhìn thấy bom mìn ít nhất là 1 lần hàng năm, 14,9% dân số nhìn thấy bom mìn hàng tháng và 6,1% dân số nhìn thấy bom mìn hàng ngày. Khu vực xảy ra tai nạn bom mìn nhiều nhất là đồng ruộng, đồi núi, khu vực dân cư, khu căn cứ quân sự cũ. Đáng báo động là trong 5 năm gần đây, tai nạn bom mìn xảy ra gần khu vực dân cư chiếm tỉ lệ cao nhất trong các vụ tai nạn. Tai nạn bom mìn xảy ra nhiều nhất khi người dân đang làm ruộng, canh tác, tiếp đến là chăn thả gia súc, rà tìm phế liệu và chơi đùa với bom mìn. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, đại đa số trường hợp tai nạn bom mìn là do cố tình đi vào khu vực nguy hiểm, với lý do là rà tìm phế liệu. Ba huyện có số nạn nhân cao nhất là Triệu Phong, Hải Lăng và Hướng Hóa. Tuy nhiên các huyện có tỉ lệ nạn nhân so với dân số cao nhất theo thứ tự là Hướng Hoá, Cam Lộ và Gio Linh. Tỉ lệ nạn nhân là dân tộc ít người so với dân số cao gấp hai lần so với người Kinh. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên hệ tỉ lệ nghịch giữa trình độ học vấn và tai nạn bom mìn cũng như giữa mức thu nhập của nạn nhân và tai nạn bom mìn. Số lượng tai nạn bom mìn xảy ra nhiều hơn đối với những người có trình độ học vấn thấp cũng như các gia đình có thu nhập thấp. Tai nạn bom mìn gây ra chủ yếu do các loại vật nổ, trong đó chủ yếu là các loại bom đạn thông thường (M79, bombi). Trong khi đó, tai nạn do mìn sát thương gây ra chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và tỉ lệ này có xu hướng giảm đi theo thời gian. Các báo cáo liên quan từ các chương trình rà phá bom mìn nhân đạo ở Quảng Trị cũng cho thấy số lượng vật nổ tìm được cao gấp nhiều lần mìn sát thương.

59 56 Kết luận và kiến nghị Việc tiếp cận của người dân đối với các chương trình truyền thông giáo dục phòng tránh bom mìn có mối liên hệ mật thiết đến hạn chế nguy cơ xảy ra các tai nạn bom mìn. Hầu hết những người bị tai nạn bom mìn chưa tiếp cận được với các thông tin về giáo dục phòng tránh bom mìn cho đến khi xảy ra tai nạn. Truyền hình được xem là một trong những kênh truyền thông chiếm ưu thế trong việc truyền tải các thông tin giáo dục phòng tránh bom mìn song song với các hoạt động mang tính cộng đồng khác đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về nguy hiểm của bom mìn. Trong những năm gần đây, số lượng nạn nhân bom mìn giảm mạnh ở các địa phương tập trung nhiều hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn. Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ đáng kể người dân có nhận thức về nguy hiểm bom mìn rất thấp và chưa biết cách phòng tránh tai nạn bom mìn phù hợp. Phần lớn nạn nhân bom mìn tử vong tại nơi xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, các nạn nhân chết tại các cơ sở y tế hoặc chết trước khi được tiếp cận với các cơ sở y tế chiếm một tỷ lệ đáng kể. Tuy không phải là trọng tâm của chương trình nghiên cứu này nhưng so sánh giữa mức độ nghiêm trọng của vấn đề bom mìn với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các nguồn hỗ trợ tài chính của các chương trình hành động bom mìn ở Quảng Trị hầu hết cho đến nay đều mang tính ngắn hạn và rất khiêm tốn so với các chương trình triển khai ở những vùng, quốc gia và lãnh thổ khác có cùng hoàn cảnh tương tự, thậm chí ít bị ảnh hưởng hơn. II. KIẾN NGHỊ Những phát hiện của cuộc nghiên cứu này một lần nữa khẳng định mức độ ô nhiễm và những hậu quả do bom mìn còn sót lại tại Quảng Trị là rất nặng nề. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã cho thấy thực trạng vấn đề bom mìn ở Quảng Trị đang có sự thay đổi theo thời gian. Trong thời gian qua, ở Quảng Trị đã có những can thiệp mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, những can thiệp nói trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, cần phải có sự quan tâm hơn nữa từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và toàn xã hội để vấn đề bom mìn sau chiến tranh ở Quảng Trị sớm được giải quyết. Cần thúc đẩy nhanh hơn nữa hoạt động gom nhặt phá hủy bom mìn theo yêu cầu, ưu tiên các khu vực dân cư. Hoạt động trên cần được tiến hành song song với rà phá bom mìn theo tiêu chuẩn (rà phá tập trung) và các chương trình truyền thông GDPTBM. Cần tiếp tục và tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục phòng tránh bom mìn trong bối cảnh các chương trình rà phá bom mìn đòi hỏi nhiều thời gian và kinh phí. Hướng trọng tâm vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em dưới 16 tuổi, nông dân, dân tộc thiểu số, nam giới, người nghèo... Các chương trình hành động bom mìn cần có sự điều chỉnh phù hợp về phương pháp tiếp cận, phương tiện kỹ thuật để phù hợp với thực tế vấn đề vật nổ và mìn sát thương ở Quảng Trị. Cần tiếp tục nâng cao năng lực của các cơ sở y tế trong đó chú trọng đến năng lực sơ cứu chấn thương ở tuyến cơ sở, cải thiện khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế nhằm hạn chế tối đa thương vong và những thương tật đáng lẽ có thể cứu chữa được đối với các chấn thương do tai nạn bom mìn gây ra.

60 Kết luận và kiến nghị 57 Cần có sự điều phối hợp lý đối với các dự án bom mìn về địa bàn, đối tượng tiếp cận, phương pháp tiếp cận cũng như sự phối hợp giữa các dự án để đáp ứng với những yêu cầu của địa phương đồng thời nâng cao hiệu quả của các dự án. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế xã hội không những sẽ mang lại hiệu quả cho chính các chương trình này mà còn giúp giảm bớt các tai nạn bom mìn và số lượng nạn nhân bom mìn. Địa phương cần có những biện pháp hữu hiệu trong việc cho nhân dân ở vùng ô nhiễm bom mìn nặng nề, những người làm các công việc rà tìm phế liệu chiến tranh vay vốn sản xuất, học nghề, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống để hạn chế việc người dân tiếp xúc với bom mìn. Tỉnh Quảng Trị cần có chiến lược và cách thức tiếp cận phù hợp đối với các nguồn lực quốc tế và trong nước mang tính lâu dài và quy mô lớn để sớm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm bom mìn đang được xem là rất nghiêm trọng ở đây.

61 58 Kết luận và kiến nghị

62 Phụ lục 59 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Biểu đồ liên quan đến tai nạn bom mìn ở Quảng Trị 30 năm sau chiến tranh Phụ lục 2: Biểu đồ nghiên cứu Nhận thức-thái độ-hành vi đối với bom mìn của người dân Quảng Trị Phụ lục 3: Bản câu hỏi khảo sát Phụ lục 4: Danh sách các xã đối tượng khảo sát Nhận thức-thái độ-hành vi Phụ lục 5: Danh sách các quốc gia nhận viện trợ giải quyết vấn đề bom mìn

63 60 Phụ lục Phụ lục 1. Biểu đồ liên quan đến tai nạn bom mìn ở Quảng Trị (30 năm sau chiến tranh) 1. Tổng số nạn nhân chia theo huyện thị ( ) TriÖu Phong H i L ng H íng Ho Gio Linh VÜnh Linh Cam Lé akr«ng «ng Hµ Qu ng TrÞ 2. Tổng số nạn nhân toàn tỉnh theo năm ( )

64 Phụ lục Số nạn nhân toàn tỉnh và xu hướng diễn tiến theo giai đoạn ( ) Tỷ lệ bị thương - tử vong của nạn nhân bom mìn toàn tỉnh ( ) 0.07% 37.34% 62.59% BÞ th ng Tö vong Kh«ng biõt

65 62 Phụ lục 5. Số nạn nhân tử vong theo huyện thị ( ) H i L ng TriÖu Phong Gio Linh H íng Ho VÜnh Linh Cam Lé akr«ng «ng Hµ Qu ng TrÞ 6. Số nạn nhân tử vong theo năm ( )

66 Phụ lục Địa điểm tử vong ( ) 90.00% 80.00% 78.52% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 13.03% 5.62% 2.83% T¹i n i bþ tai n¹n T¹i c së Y tõ Trªn êng Õn CSYT Þa ióm kh c 8. Tỷ lệ nạn nhân theo giới ( ) 17.07% Nam N 82.93%

67 64 Phụ lục 9. Tình trạng hôn nhân khi xảy ra tai nạn ( ) 41.30% 58.70% Ch a lëp gia nh lëp gia nh 10. Nghề nghiệp nạn nhân khi xảy ra tai nạn ( ) 60% 50% 52.00% 40% 30% 31.10% 20% 10% 0% 7.70% 4.40% Lµm ruéng Häc sinh NghÒ kh c Lao éng phæ th«ng 2.10% 1.40% 0.90% 0.50% ThÊt nghiöp C«ng chøc Qu n nh n Bu«n b n

68 Phụ lục Nạn nhân toàn tỉnh chia theo dân tộc ( ) 16.35% D n téc Kinh D n téc thióu sè 83.65% 12. Mức độ thường xuyên đến khu vực tai nạn của nạn nhân ( ) 60.00% 50.00% 51.42% 40.00% 30.00% 20.00% 17.14% 14.95% 10.00% 9.89% 3.69% 2.90% 0.00% Hµng ngµy Hµng tuçn Ch a bao giê Hµng th ng NhiÒu lçn trong ngµy Kh«ng biõt

69 66 Phụ lục 13. Sự hiểu biết của nạn nhân vê khu vực nguy hiểm ( ) 6.87% 8.82% Cã Kh«ng Kh«ng râ 84.31% 14. Phát hiện, phản ứng của nạn nhân về bom mìn vật liệu nổ gây tai nạn ( ) 10.05% 4.36% 22.10% Cã nh ng kh«ng ông Cã vµ ông vµo Kh«ng Kh«ng biõt 63.49%

70 Phụ lục Sự tiếp cận thông tin phòng tránh bom mìn của nạn nhân ( ) 5.84% 4.03% Cã Kh«ng Kh«ng râ 90.12% 16. Sự đánh dấu bom mìn vật liệu nổ tại khu vực tai nạn ( ) 6.22% 0.34% 0.62% Cã - bión b o chýnh thøc Cã - bión b o Þa ph ng Kh«ng Kh«ng biõt 92.82%

71 68 Phụ lục 17. Người liên quan trong cùng vụ tai nạn ( ) 53.98% 46.02% Cã ng êi liªn quan Kh«ng cã ng êi liªn quan 18. Vật liệu nổ gây tai nạn ( ) 50% 45% 44.39% 40% 35% 30% 25% 26.47% 20% 15% 10% 13.82% 10.06% 5% 0% 3.01% 2.25% Bom bi VËt liöu næ kh c M79 M n ¹n cèi Lùu ¹n

72 69 Phụ lục 19. Hoạt động của nạn nhân tại thời điểm xảy ra tai nạn ( ) 45% 40% 38.60% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 13.80% 11.10% 8.30% 6.30% 5% 0% 3.40% 3.00% 2.80% 2.80% 2.60% 1.80% 1.60% 1.60% 0.80% 0.70% 0.30% 0.30% 0.00% Lµm ruéng Ho¹t éng kh c NhÆt phõ liöu Ch n gia sóc Ch i ïa víi bom m n C¾t cá i bé NhÆt cñi Ch i ïa gi i trý Th o gì bom m n èt löa Rµ ph bom m n Xem ng êi kh c th o gì Kh«ng biõt nh c T m kiõm thùc phèm Vµo khu c n cø i xe m y

73 Khu vực xảy ra tai nạn ( ) Phụ lục 30% 26.80% 25% 24.70% 20% 15.70% 15% 10% 9.80% 6.20% 5% 4.80% 3.40% 0% ång ruéng åi nói GÇn nhµ Khu vùc kh c Khu c n cø Trong rõng Bªn êng lín 2.30% 2.20% 1.80% C y cá Bê s«ng GÇn tr êng 1.20% Bªn êng mßn 0.90% Bê bión 0.20% Kh«ng biõt

74 Lý do vào khu vực nguy hiểm của nạn nhân ( ) Phụ lục 40% 35% 33.40% 30% 25% 20% 16.70% 15.70% 15% 10% 8.50% 6.00% 5% 0% NhÆt phõ liöu Kh c Lµm ruéng Yªu cçu c«ng viöc Ch n gia sóc 4.30% 4.10% Kh«ng nhën biõt Do tß mß 2.70% 2.30% 2.30% Kh«ng cã c u tr lêi NhÆt cñi T m kiõm thùc phèm 1.70% 1.60% p lùc cña nhãm Nhu cçu i l¹i 0.60% S n b¾n

75 Tình trạng thương tật ( ) Phụ lục 25% 22.24% 20% 17.99% 15% 10% 9.64% 7.51% 6.67% 5% 0% 5.64% 4.99% 3.31% 2.97%2.97% 2.52% 2.37% 2.17% 1.78% % 1.53% 1.33% 0.79% 0.74% 0.35%0.30% 0.25% 0.15% 0.10% 0.05% a võt th ng PhÇn mòm M¾t Bµn tay C¼ng ch n Kh c Thñng ruét MÆt C nh tay C¼ng tay ïi G y x ng Tay Bµn ch n Mï Sä n o Báng Tim, phæi ThÇn kinh Gan iõc Di chøng t m thçn L ch ThËn Bµng quang

76 Thu nhập bình quân hộ gia đình nạn nhân ( ) Phụ lục 40% 37.80% 35% 30% 29.00% 25% 22.00% 20% 15% 10% 8.30% 5% 2.10% 0.80% 0% D íi 2 triöu ång Tõ 2 Õn 3 triöu ång Tõ 3 Õn 5 triöu ång Tõ 5 Õn 10 triöu ång Tõ 10 Õn 15 triöu ång Trªn 15 triöu ång

77 Trình độ học vấn của nạn nhân ( ) Phụ lục 60% 50% 47.73% 40% 30% 33.04% 20% 10% 11.31% 7.75% 0% 1. Mï ch 2. CÊp 1 3. CÊp 2 4. CÊp 3 5. Trung häc chuyªn nghiöp 0.04% 0.13% 6. ¹i häc, trªn ¹i häc

78 Trình độ học vấn của nạn nhân ( ) Phụ lục 45% 40% 35% 32.71% 39.10% 30% 25% 23.31% 20% 15% 10% 5% 0% 4.89% 1. Mï ch 2. CÊp 1 3. CÊp 2 4. CÊp 3 5. Trung häc chuyªn nghiöp 0.00% 0.00% 6. ¹i häc, trªn ¹i häc

79 Nhu cầu của gia đình nạn nhân ( ) Phụ lục 45% 40% 40.36% 39.26% 35% 30% 25% 20% 15% 12.53% 10% 6.53% 5% 1.32% 0% Cho vay vèn Hç trî trùc tiõp CÊp häc bæng cho con c i Hç trî kh c Xe l n/ch n tay gi

80 Phụ lục 77 Phụ lục 2. Biểu đồ nghiên cứu Nhận thức Thái độ - Hành vi đối với hiểm hoạ bom mìn của người dân Quảng Trị 1. Biểu đồ % TØ lö phçn tr m trong tæng sè 3067 ng êi 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 38.30% åi nói 31.70% ång ruéng 14.30% 13.00% Bôi c y Trong rõng 10.20% C n cø qu n sù cò 4.90% 4.40% 2.70% 2.60% 2.30% 1.50% 1.30% êng mßn GÇn nhµ ë B i bión Bê s«ng êng lín GÇn tr êng häc N i kh c 0.40% Kh«ng nhí Khu vùc nh n thêy bom m n 2. Biểu đồ % TØ lö phçn tr m trong tæng sè 3067 ng êi 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 50.40% 20.90% 14.80% 7.80% 6.10% 0.00% Hµng n m Tr lêi kh c Hµng th ng Hµng tuçn Hµng ngµy Møc é th êng xuyªn

81 78 Phụ lục 3. Biểu đồ 3 TØ lö phçn tr m trong tæng sè 3067 ng êi 50.00% 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% Lµm ruéng 47.40% Ch n th gia sóc 26.70% 22.30% NhÆt cñi/lêy n íc i bé 17.40% C¾t cá ph t quang 14.60% 14.40% 9.80% Ch i ïa gi i trý T m phõ liöu chiõn tranh èt réy 8.10% µo hè 5.60% T m kiõm thùc phèm 5.10% Vµo khu c n cø cò 4.60% Ho¹t éng kh c 2.60% Kh«ng nhí ho¹t éng lóc gæp 1.60% 0.80% Rµ ph bom m n (nhiöm vô) S n b¾n 0.60% 0.60% nh c Xem ph huû bom m n 0.40% Ho¹t éng lóc gæp bom m n 4. Biểu đồ 4. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, hoạt động lúc gặp bom mìn 50.00% 47.40% 45.00% 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 18.00% 26.70% 23.00% 22.30% 22.00% 17.40% 16.00% 14.60% 13.00% 14.40% 9.20% iòu tra 2002 iòu tra % Lµm ruéng Ch n gia sóc NhÆt cñi lêy n íc i bé C¾t cá ph t quang Rµ t m phõ liöu

82 Phụ lục Biểu đồ 5 NhËn thøc t c éng cña bom m n 0.46% 0.52% 0.12% 45.51% 53.39% GiÕt ng êi G y th ng tých Kh«ng biõt T c éng kh c Kh«ng nh h ëng

83 80 Phụ lục 6. Biểu đồ % 60.00% 60.90% TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 36.40% 24.70% 23.40% 18.20% 5.00% 4.50% 4.20% 3.40% 3.10% 1.90% 1.70% 1.60% 0.00% åi nói ång ruéng C n cø qu n sù cò Trong rõng Bôi c y Kh«ng nhí Bªn êng mßn B i bión Bê s«ng GÇn nhµ ë GÇn tr êng häc N i kh c Bªn êng lín Khu vùc dô gæp bom m n 7. Biểu đồ 7. So sánh nghiên cứu 2002 và nghiên cứu 2006, khu vực dễ gặp bom mìn 70.00% 60.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 39.60% 24.70% 36.40% 23.40% iòu tra 2002 iòu tra % 21.50% 18.20% 10.00% 11.60% 12.15% 15.97% 0.00% åi nói C n cø qu n sù cò ång ruéng Trong rõng Bôi c y

84 Phụ lục Biểu đồ % 53.20% 50.00% TØ lö phçn tr m trong tæng sã 4846 ng êi 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Do bom ¹n nh n thêy trªn mæt Êt 34.10% Do lêi ån ¹i 23.90% Do cã bión b o tiªu chuèn 13.30% Do cã bión b o Þa ph ng 7.60% Kh«ng biõt 6.80% Do nh dêu b»ng cµnh c y, que cñi 1.10% Do cã nh ng dêu hiöu kh c DÊu hiöu nhën biõt khu vùc cã bom m n 9. Biểu đồ 9. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, dấu hiệu nhận biết khu vực có bom mìn 60.00% 53.20% 50.00% 40.00% 42.86% 34.00% 30.00% 20.00% 28.60% 23.90% 13.30% 22.00% iòu tra 2002 iòu tra % 11.00% 7.60% 0.00% 4.00% Bom ¹n nh n thêy trªn mæt Êt Qua lêi ån ¹i BiÓn b o bom m n chýnh thøc BiÓn b o bom m n tù t¹o Kh«ng biõt

85 82 Phụ lục 10. Biểu đồ % TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 50.30% 47.50% 46.40% 40.90% 33.90% 10.50% 3.30% 3.00% 0.00% Do th o gì Do gâ vµo Do ông vµo Do giém ¹p Do nðm c c vët kh c vµo Do vêp ph i d y v íng (m n) Kh«ng biõt Nguyªn nh n kh c Nguyªn nh n lµm cho bom m n ph t næ 11. Biểu đồ 11. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, nguyên nhân làm cho bom mìn phát nổ 60.00% 50.00% 50.80% 46.40% 50.30% 40.00% 47.50% 45.90% 40.90% 33.90% 30.00% 34.00% iòu tra 2002 iòu tra % 27.90% 21.00% 10.00% 5.00% 0.00% Gâ vµo (cè ý) ông vµo (v«ý) GiÉm ¹p lªn bom m n Th o gì NÐm vët kh c vµo 3.30% Kh«ng biõt

86 Phụ lục Biểu đồ % 74.70% 70.00% TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 56.10% 15.80% 13.30% 9.30% 4.50% 2.40% 1.90% 0.60% Tr nh xa nh ng khu vùc nguy hióm Kh«ng ch i ïa hay ông vµo bom m n Tr nh xa khi ng êi kh c ch i ïa víi bom m n Kh«ng ch i ïa víi c c vët thó l¹ ThËn träng khi c¾t cá ph t quang i trªn nh ng con êng an toµn Hái th m ng êi kh c vò khu vùc cã bom m n Kh«ng biõt Hµnh vi kh c C ch phßng tr nh tai n¹n bom m n 13. Biểu đồ 13. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, cách phòng tránh tai nạn bom mìn 80.00% 70.00% 74.70% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 63.20% 56.00% 40.20% iòu tra 2002 iòu tra % 10.00% 0.00% 15.80% 13.40% 13.30% 10.00% 10.80% 9.30% 5.00% 1.90% Tr nh xa khu vùc nguy hióm Kh«ng ch i ïa hay ông vµo bom m n Tr nh xa khi ng êi kh c ch i ïa víi BM Kh«ng ch i ïa víi vët thó l¹ ThËn träng khi c¾t cá ph t quang Kh«ng biõt

87 84 Phụ lục 14. Biểu đồ 14 TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 68.50% 40.70% 40.60% 19.20% 14.70% 13.10% 10.80% 9.00% 6.50% 6.00% 5.80% 4.90% 3.10% 2.40% 2.10% 0.90% 0.80% 0.70% 0.20% T m phõ liöu chiõn tranh Th o gì bom m n Lµm ruéng Ch i ïa víi bom m n Xem th o gì bom m n Ch n th gia sóc èt réy µo hè NhÆt cñi/lêy n íc Rµ ph bom m n (nhiöm vô) Ch i ïa gi i trý C¾t cá ph t quang T m kiõm thùc phèm i bé Vµo khu c n cø cò Xem ph huû bom m n Tr êng hîp kh c nh c S n b¾n Tr êng hîp bþ tai n¹n bom m n 15. Biểu đồ 15. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, trường hợp bị tai nạn bom mìn 80.00% 70.00% 68.50% 60.00% 50.00% 40.00% 48.54% 40.60% 40.70% 40.60% iòu tra 2002 iòu tra % 20.00% 10.00% 19.77% 17.90% 17.00% 11.66% 0.00% Rµ t m phõ liöu Ch i ïa víi bom m n 0.00% Th o gì bom m n Lµm ruéng Kh«ng biõt

88 Phụ lục Biểu đồ 16 TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 80.00% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 75.50% Do t m kiõm phõ liöu 31.80% Do ph i lµm ruéng 23.50% Do ph i ch n th gia sóc 17.60% NhiÖm vô chuyªn m«n (rµ ph m n) 14.50% Do nhu cçu i l¹i 7.60% Kh«ng biõt 7.40% Do nhu cçu nhæt cñi lêy n íc 7.00% Do tß mß 6.90% Do ph i t m kiõm thùc phèm 3.20% Nguyªn nh n kh c 0.80% Do nhu cçu nh c /s n b¾n 0.30% Do bþ th ch è Nguyªn nh n vµo khu vùc nguy hióm 17. Biểu đồ 17. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, nguyên nhân vào khu vực nguy hiểm 80.00% 75.50% 70.00% 60.00% 57.35% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 31.80% 23.50% 22.40% 9.50% 13.60% 11.00% 7.40% 7.60% Rµ t m phõ liöu Ch n th gia sóc Lµm ruéng NhÆt cñi lêy n íc Kh«ng biõt iòu tra 2002 iòu tra 2006

89 86 Phụ lục 18. Biểu đồ % 55.20% 50.00% TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Ng êi rµ t m phõ liöu 41.00% TrÎ em 37.70% 25.80% Thanh N«ng d n thiõu niªn 18.20% 9.00% Nam giíi Ng êi lín tuæi 5.20% Nh n viªn rµ ph bom m n 2.70% Phô n 1.20% 1.10% èi t îng kh c Qu n nh n èi t îng cña tai n¹n bom m n 19. Biểu đồ 19. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, đối tượng của tai nạn bom mìn 60.00% 55.20% 50.00% 40.00% 41.00% 30.00% 37.15% 30.34% 25.80% iòu tra 2002 iòu tra % 19.70% 10.00% 0.00% Ng êi rµ t m phõ liöu TrÎ em N«ng d n Phô n 2.70% 2.30%

90 Phụ lục Biểu đồ % 1. Cã nh h ëng 2. Kh«ng nh h ëng 83.43% 21. Biểu đồ % TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4043 ng êi 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 66.80% Lo ng¹i th ng tët chõt chãc 36.20% 36.00% H¹n chõ sö dông Êt n«ng nghiöp MÊt ng êi th n 16.40% MÊt b¹n bì 14.30% H¹n chõ viöc i l¹i an toµn 9.60% Ph i ch m sãc ng êi th n bþ th ng tët 6.20% 5.40% H¹n chõ sö dông Êt x y dùng H¹n chõ tiõp cën nguån n íc cñi thùc phèm 1.10% nh h ëng kh c Lo¹i h nh nh h ëng

91 88 Phụ lục 22. Biểu đồ 22. Hành vi lựa chọn khi gặp phải bom mìn TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 57.80% 42.90% 21.70% 21.70% 14.40% 7.00% 2.80% 1.00% 0.70% 0.10% B o chýnh quyòn Þa ph ng B o cho ng êi th n B o b¹n bì hµng xãm i ra khái khu vùc cã bom m n B o cho c c éi rµ ph B o oµn thó, tr êng häc Hµnh éng kh c em b n phõ liöu Õn gçn h n Ó xem Th o gì chóng Mang vò nhµ Mang Õn chýnh quyòn Þa ph ng 0.10% 0.10% 0.04% Thö gâ, nðm c c vët kh c vµo Hµnh vi lùa chän 23. Biểu đồ 23. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, Hành vi lựa chọn khi gặp phải bom mìn 60.00% 57.00% 50.00% 41.38% 43.00% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 21.00% i ra khái khu vùc nguy hióm B o cho chýnh quyòn Þa ph ng 35.30% 14.60% B o cho ng êi th n 10.30% 21.70% B o cho b¹n bì hµng xãm 3.80% 7.00% B o cho oµn thanh niªn 14.40% 0.00% B o cho c c éi rµ ph 1.00% 0.60% em b n phõ liöu iòu tra 2002 iòu tra 2006

92 Phụ lục Biểu đồ 24. Hành vi lựa chọn khi ở trong bãi mìn TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 40.00% 35.00% 30.00% 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 3. CÈn thën trë l¹i theo dêu ch n % 27.90% 4. Quay trë l¹i n i xuêt ph t 1. Dõng l¹i, øng yªn vµ kªu gäi s % 9.40% 6. Kh«ng biõt nªn lµm g 5. Cø i tiõp cho Õn khi ra khái k % 2. Võa i chëm r i võa thuèn dß % 0.60% 7. Hµnh vi kh c Hµnh vi lùa chän 25. Biểu đồ 25. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, Hành vi lựa chọn khi ở trong bãi mìn 60.00% 50.00% 48.90% 40.00% 30.00% 33.50% iòu tra 2002 iòu tra % 20.80% 10.00% 0.00% Quay trë l¹i n i xuêt ph t 7.25% Dõng l¹i vµ kªu gäi trî gióp 0.20% 0.80% Võa i tiõp võa thuèn 6.90% 6.10% 9.80% 9.40% i tiõp Kh«ng biõt ph i lµm g 5.00% 3.60% T m c ch b n phõ liöu

93 90 Phụ lục 26. Biểu đồ 26. Gặp người bị thương do tai nạn bom mìn TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 60.00% 49.30% 50.00% 42.20% 40.00% 30.80% 30.00% 25.40% 20.00% 10.00% 2.50% 2.40% 2.10% 1.30% 0.00% Gäi hµng xãm b¹n bì Õn gióp ì a ng êi ã Õn trung t m y tõ x huyön Gäi chýnh quyòn chuyªn gia Õn gióp ì Õn hiön tr êng gióp ì ng êi ã Tr nh xa Kh«ng biõt ph i lµm g a ng êi ã vò nhµ Hµnh éng kh c Hµnh vi lùa chän

94 Phụ lục Biểu đồ 27. Gặp người bị thương trong một bãi mìn TØ lö phçn tr m trong tæng sè 4846 ng êi 60.00% 54.00% 50.00% 40.00% 35.50% 30.00% 25.70% 20.00% 10.40% 7.00% 10.00% 4.90% 1.30% 0.70% 0.50% 0.00% Gäi hµng xãm b¹n bì Õn gióp ì Gäi chýnh quyòn chuyªn gia Õn gióp ì Õn hiön tr êng gióp ì ng êi ã a ng êi ã Õn trung t m y tõ x h... Kh«ng biõt ph i lµm g Tr nh xa Dïng thuèn thën träng dß êng Õn c.. a ng êi ã vò nhµ Hµnh éng kh c Hµnh vi lùa chän 28. Biểu đồ 28. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, Gặp người bị thương trong một bãi mìn 60.00% 50.00% 54.00% 40.00% 40.30% 30.00% 33.50% 28.60% 25.70% iòu tra 2002 iòu tra % 20.90% 10.00% 0.00% Gäi hµng xãm b¹n bì gióp ì Gäi chýnh quyòn Þa ph ng 0.45% 1.30% Thuèn dß i vµo b i m n êng Õn Ó cøu n¹n cøu n¹n nh n nh n 5.40% 7.00% Kh«ng biõt ph i lµm g 5.00% 0.45% Tr nh xa

95 92 Phụ lục 29. Biểu đồ 29. Sự tiếp cận các nguồn thông tin GDPTBM Ch ng tr nh truyòn h nh Tr êng häc L nh ¹o Þa ph ng Ch ng tr nh ph t thanh Hµng xãm b¹n bì C c éi rµ ph bom m n Tranh nh tê r i Gia nh Pa-n«p phých Qu ng c o c«ng céng oµn thanh niªn B o chý Internet Héi phô n VP Gi o dôc PTBM Trung t m y tõ bönh viön Nguån kh c Uû ban DS-G -TE 30. Biểu đồ 30. So sánh nghiên cứu 2002 và 2006, tiếp cận các nguồn thông tin GDPTBM % 90.00% 80.00% 85.00% 93.80% 70.00% 60.00% 50.00% 40.00% iòu tra 2002 iòu tra % 20.00% 10.00% 0.00% 17.00% 26.60% 14.00% 2.30% TruyÒn h nh Tr êng häc L nh ¹o Þa ph ng 13.20% 5.50% 12.80% 8.00% 8.70% 0.73% Ph t thanh Hµng xãm oµn thanh niªn

96 Phụ lục Biểu đồ 31. Tác động của việc tiếp nhận thông tin GDPTBM 5.72% 1.08% 0.99% 0.00% 1. Thay æi hµnh vi an toµn h n 2. LiÒu lünh h n 92.22% 3. Kh«ng nh h ëng 4. Kh«ng cã c u tr lêi 5. T c éng kh c

97 94 Phụ lục

98 Bản câu hỏi khảo sát 95 Phụ lục 3: Bản câu hỏi khảo sát 1. Th«ng tin chung Hä tªn ng êi kh o s t: MÉu c u hái pháng vên n¹n nh n Ngµy: Ò nghþ kh o s t viªn giíi thiöu b n th n vµ c quan c«ng t c, môc Ých cña cuéc pháng vên nµy víi ng êi îc pháng vên. Theo chø dén in nghiªng ë d íi y. Ghi l¹i c u tr lêi b»ng c ch nh dêu vµ/hoæc IÒn vµo «trèng. Kh«ng îc äc c c c u tr lêi cho ng êi îc pháng vên!. H y chê vµ nghe c c c u tr lêi tõ ng êi îc pháng vên vµ d nh dêu vµo «thých hîp. 2. Ngµy x y ra tai n¹n Ngµy: Th ng: N m: 3. VÞ trý x y ra tai n¹n Th«n lµng (hoæc sè km/ h íng Õn khu lµng gçn nhêt): X : HuyÖn: 4. Th«ng tin vò n¹n nh n Hä tªn: Þa chø: N m sinh: Giíi týnh: Nam N Lóc x y ra tai n¹n th lëp gia nh Ch a Cã bao nhiªu con: D n téc: Kinh Pa c«v n KiÒu Kh c: Häc vên: NghÒ nghiöp t¹i thêi ióm x y ra tai n¹n: íc týnh thu nhëp trong n m cña hé gia nh ( ång): Lµm ruéng Lao éng phæ th«ng Bu«n b n 0-2 triöu 2-3 triöu Qu n nh n C«ng chøc ThÊt nghiöp 3-5 triöu 5-10 triöu Häc sinh NghÒ nghiöp kh c (ghi chó): triöu Trªn 15 triöu 5. HËu qu N¹n nh n bþ th ng hay tö vong lóc gæp tai n¹n? Th ng tých Tö vong Kh«ng biõt N¹n nh n cã cßn sèng cho tíi hiön t¹i kh«ng? Cã Kh«ng Kh«ng biõt 6. Þa ióm x y ra tö vong T¹i n i bþ tai n¹n Trªn êng chuyón Õn tr¹m y tõ T¹i c së y tõ Þa ióm kh c (ghi chó): 7. M«t th ng tët

99 96 Bản câu hỏi khảo sát 8. Ho¹t éng cña n¹n nh n t¹i thêi ióm x y ra tai n¹n i bé NhÆt cñi lêy n íc Lµm ruéng/réy i vµo khu vùc c n cø qu n sù cò Ch i ïa /gi i trý nh c / s¾n b¾n Ch i ïa víi bom m n Thu nhæt phõ liöu Th o gì bom m n C¾t cá ph t quang bôi rëm Ch n th gia sóc èt löa Xem ng êi kh c th o gì bom m n i b»ng xe m y Rµ t m bom m n Ho¹t éng kh c (ghi chó): T m kiõm thùc phèm Kh«ng biõt 9. Khu vùc x y ra tai n¹n ång ruéng Khu vùc c n cø qu n sù cò Bê s«ng Bê bión êng mßn Rõng Bªn êng åi nói GÇn nhµ C y cá/ bôi rëm Kh«ng biõt GÇn tr êng häc Khu vùc kh c (ghi chó): 10. Tr íc y, n¹n nh n cã th êng Õn khu vùc x y ra tai n¹n kh«ng? NhiÒu lçn trong ngµy Hµng ngµy Hµng tuçn Hµng th ng Ch a bao giê Kh«ng biõt 11. N¹n nh n cã biõt khu vùc tr íc khi x y ra tai n¹n lµ nguy hióm kh«ng? Cã Kh«ng Kh«ng râ 12. Tr íc khi vô næ x y ra, n¹n nh n cã ph t hiön thêy vët liöu næ kh«ng? Cã, nh ng kh«ng ông vµo nã Cã vµ ông vµo nã Kh«ng Kh«ng biõt 13. Tr íc y, n¹n nh n cã tiõp cën th«ng tin gi o dôc phßng tr nh bom m n kh«ng? Cã Kh«ng Kh«ng râ 14. Cã vët liöu nh Êu nguy hióm nµo kh«ng? Cã - bión b o chýnh thøc Cã - bión b o cña Þa ph ng (cäc,,vv...) Kh«ng Kh«ng biõt 15. NÕu n¹n nh n biõt lµ khu vùc nguy hióm, t¹i sao hä vén vµo? Thu nhæt phõ liöu (gia t ng thu nhëp) Nhu cçu i l¹i Lµm ruéng Ch n th gia sóc NhÆt cñi/ lêy n íc C«ng viöc (ph huû) Kh«ng nhën biõt vò sù nguy hióm T m kiõm thùc phèm p lùc cña nhãm Do tß mß S n b¾n/ nh c Kh«ng biõt éng c kh c (ghi chó):

100 97 Bản câu hỏi khảo sát 16. Cã ai kh c liªn quan Õn vô tai n¹n kh«ng? Cã Kh«ng 17. Danh s ch c c n¹n nh n kh c Hä tªn Tö vong Tö vong Tö vong T nh tr¹ng Th ng tët Th ng tët Th ng tët 18. VËt liöu næ g y ra tai n¹n Bom bi Lùu ¹n Sóng cèi M-79 VËt liöu næ kh c M n Kh«ng biõt VËt liöu kh c: 19. Th«ng tin hiön t¹i vò n¹n nh n NghÒ nghiöp hiön t¹i: íc týnh thu nhëp cña hé trong n m ( ång) Lµm ruéng Lao éng phæ th«ng Bu«n b n 0-2 triöu 2-3 triöu Qu n nh n C«ng chøc ThÊt nghiöp 3-5 triöu 5-10 triöu Häc sinh NghÒ kh c (ghi chó): triöu 15 triöu trë lªn 20. Nhu cçu hiön t¹i cña n¹n nh n lµ g? Hç trî trùc tiõp Cho vay vèn CÊp häc bæng cho con c i Cung cêp xe l n, ch n tay gi Kh c (nªu râ): 21. N¹n nh n cã tiõp tôc i häc kh«ng (nõu lµ trî em)? Cã Kh«ng NÕu kh«ng, v sao? B ng c u hái pháng vên hoµn thµnh. C m n ng êi tr lêi pháng vên tr íc khi pháng vên ng êi kh c.

101 98 Bản câu hỏi khảo sát KHẢO SÁT NHẬN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI ĐỐI VỚI HIỂM HOẠ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH CỦA NGƯỜI DÂN QUẢNG TRỊ A. THÔNG TIN SƠ BỘ 1. Mã của mẫu câu hỏi: 2. Họ tên khảo sát viên: 5. Xã/phường/thị trấn: 3. Ngày khảo sát: ngày tháng năm Huyện/thị xã: 4. Thôn/bản/khu phố: 7. Tỉnh: Quảng Trị (Trước khi phỏng vấn, khảo sát viên giới thiệu bản thân, mục đích cuộc phỏng vấn; không hỏi tên người được phỏng vấn và đảm bảo thông tin cá nhân của họ được giữ bí mật.) B. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 8. Năm sinh: Người được phỏng vấn phải ở trong độ tuổi từ 7 đến 70 tuổi 9. Giới tính: Nam Nữ Từ chối trả lời 10. Tình trạng hôn nhân: Đã lập gia đình Độc thân Độc thân bỏ qua câu Số con: 12. Gia đình có bao nhiêu nhân khẩu: 13. Dân tộc: Kinh Pa-cô Vân Kiều Dân tộc khác 14. Học vấn: Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung học chuyên nghiệp Đại học - trên Đại học 15. Nghề nghiệp: Làm ruộng Lao động phổ thông Buôn bán Quân nhân Công chức Sinh viên Học sinh Thất nghiệp Nghề khác Ghi vào: Thu nhập ước tính hàng năm của cá nhân (tính bình quân từ thu nhập gia đình): Dưới 2,5 triệu đồng Từ 2,5 đến 5 triệu đồng Từ 5 đến 10 triệu đồng Trên 10 triệu đồng Không có câu trả lời C. THÔNG TIN CHÍNH VỀ THÁI ĐỘ - NHẬN THỨC - HÀNH VI 17. Anh/chị đã từng nghe nói đến bom mìn chưa? Đã từng nghe Chưa từng nghe Nếu Chưa từng nghe thì bỏ qua những câu còn lại 18. (Sau chiến tranh), anh chị có trực tiếp nhìn thấy bom mìn không? Đã nhìn thấy Chưa nhìn thấy Nếu Chưa nhìn thấy thì bỏ qua câu 18a, 18b, 18c

102 Bản câu hỏi khảo sát 99 18a. Anh chị nhìn thấy bom mìn ở những khu vực nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Đồng ruộng Đồi núi Bãi biển Bờ sông Bên đường lớn Bên đường mòn Bụi cây Căn cứ quân sự cũ Gần nhà ở Gần trường học Trong rừng Không nhớ Nơi khác Ghi vào:.. 18b. Anh chị có thường gặp bom mìn vật liệu nổ không? Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Hàng năm Trả lời khác Ghi vào:.. 18c. Lúc gặp bom mìn, anh chị đang làm gì? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Đi bộ Làm ruộng Chơi đùa giải trí Không nhớ Đốt rẫy Nhặt củi/lấy nước Tìm phế liệu chiến tranh Hoạt động khác Đào hố Tìm kiếm thực phẩm Rà phá bom mìn (nhiệm vụ) Săn bắn Cắt cỏ/phát quang Vào khu căn cứ cũ Đánh cá Chăn thả gia súc Xem phá huỷ bom mìn Ghi vào: Theo anh chị, bom mìn ảnh hưởng đến con người như thế nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Giết người Gây thương tích Không ảnh hưởng Không biết Tác động khác Ghi vào: Theo anh chị, khu vực nào dễ gặp bom mìn nhất? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Đồng ruộng Đồi núi Bãi biển Bờ sông Bên đường lớn Bên đường mòn Bụi cây Căn cứ quân sự cũ Gần nhà ở Gần trường học Trong rừng Không nhớ Nơi khác Ghi vào: Do đâu mà anh chị có thể nhận biết được một khu vực có thể có bom mìn? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Biển báo nguy hiểm (tiêu chuẩn) Bom đạn nhìn thấy trên mặt đất Biển báo địa phương (do người dân tự tạo) Lời đồn đại Không biết Đánh dấu bằng cành cây, que củi Dấu hiệu khác Ghi vào: 22. Anh chị sẽ làm gì nếu phát hiện thấy bom mìn? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Báo cho người thân Báo cho bạn bè/hàng xóm Báo cho đoàn thể, trường học Báo chính quyền địa phương Đem bán phế liệu Tháo gỡ chúng Báo cho các đội rà phá Đi khỏi khu vực có bom mìn Hành động khác Mang về nhà Đến gần hơn để xem Ghi vào:.. Mang đến chính quyền Thử gõ, ném vật khác vào.

103 100 Bản câu hỏi khảo sát 23. Anh chị sẽ làm gì nếu phát hiện thấy mình đã bước vào một bãi mìn? Dừng lại, đứng yên và kêu gọi sự giúp đỡ Vừa đi chậm rãi vừa thuốn dò đường Cẩn thận trở lại theo dấu chân đã đi qua Quay trở lại nơi xuất phát Cứ đi tiếp cho đến khi ra khỏi khu vực đó Không biết nên làm gì Hành vi khác Ghi vào: Theo anh chị, nguyên nhân nào sẽ làm cho bom mìn phát nổ? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Do giẫm đạp lên Do ném các vật khác vào Do gõ vào Do đụng vào Do vấp phải dây vướng (mìn) Do tháo gỡ Không biết Nguyên nhân khác Ghi vào:. 25. Theo anh chị, làm thế nào để tránh tai nạn bom mìn, vật liệu nổ? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Tránh xa những khu vực nguy hiểm Thận trọng khi cắt cỏ/phát quang Không chơi đùa hay đụng vào bom mìn Không chơi đùa với các vật thể lạ Tránh xa khi người khác chơi đùa với bom mìn Đi trên những con đường an toàn Hỏi thăm người khác về khu vực có bom mìn Không biết Hành vi khác Ghi vào: Theo anh chị, người ta thường bị tai nạn bom mìn trong trường hợp nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Đi bộ Làm ruộng Chơi đùa giải trí Tháo gỡ bom mìn Đốt rẫy Nhặt củi/lấy nước Tìm phế liệu chiến tranh Xem tháo gỡ bom mìn Đào hố Tìm kiếm thực phẩm Rà phá bom mìn (nhiệm vụ) Chơi đùa với bom mìn Săn bắn Cắt cỏ/phát quang Vào khu căn cứ cũ Trường hợp khác Đánh cá Chăn thả gia súc Xem phá huỷ bom mìn Ghi vào: Theo anh chị, vì sao người ta phải vào những khu vực nguy hiểm? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Do nhu cầu đi lại Do tìm kiếm phế liệu Nhiệm vụ chuyên môn (rà phá mìn) Do phải làm ruộng Do phải chăn thả gia súc Nguyên nhân khác Do tò mò Do phải tìm kiếm thực phẩm Ghi vào:.. Do bị thách đố Do nhu cầu nhặt củi/lấy nước. Không biết Do nhu cầu đánh cá/săn bắn. 28. Anh chị sẽ làm gì nếu thấy người khác bị thương do tai nạn bom mìn? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Đến hiện trường giúp đỡ người đó Đưa người đó về nhà Tránh xa Gọi chính quyền/chuyên gia giúp đỡ Đưa người đó đến trung tâm y tế xã/huyện Gọi hàng xóm/bạn bè đến giúp đỡ Không biết phải làm gì Hành động khác Ghi vào:..

104 Bản câu hỏi khảo sát Anh chị sẽ làm gì nếu thấy người khác bị thương do tai nạn bom mìn trong một khu vực là bãi mìn? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Đến hiện trường giúp đỡ người đó Đưa người đó đến trung tâm y tế xã/huyện Gọi chính quyền/chuyên gia giúp đỡ Dùng thuốn thận trọng dò đường đến chỗ nạn nhân Gọi hàng xóm/bạn bè đến giúp đỡ Đưa người đó về nhà Tránh xa Không biết phải làm gì Hành động khác Ghi vào:. 30. Anh chị đã từng tiếp nhận thông tin nào về hiểm hoạ do bom mìn gây ra chưa? Đã tiếp nhận Chưa tiếp nhận Nếu Chưa tiếp nhận thì bỏ qua thông tin 30a, 30b, 30c 30a. Anh chị tiếp nhận thông tin trên từ nguồn nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Chương trình truyền hình Chương trình phát thanh Báo chí, Internet Trung tâm y tế/bệnh viện Trường học VP Giáo dục PTBM Các đội rà phá bom mìn Lãnh đạo địa phương Gia đình Hàng xóm/bạn bè Uỷ ban DS-GĐ-TE Đoàn Thanh niên Hội Phụ nữ Quảng cáo công cộng Pa-nô/Áp-phích Tranh ảnh/tờ rơi Nguồn khác Ghi vào:... 30b. Trong những nguồn thông tin đó, anh chị lưu ý nguồn thông tin nào nhất? Chương trình truyền hình Chương trình phát thanh Báo chí, Internet Trung tâm y tế/bệnh viện Trường học VP Giáo dục PTBM Các đội rà phá bom mìn Lãnh đạo địa phương Gia đình Hàng xóm/bạn bè Uỷ ban DS-GĐ-TE Đoàn Thanh niên Hội Phụ nữ Quảng cáo công cộng Pa-nô/Áp-phích Tranh ảnh/tờ rơi Nguồn khác Ghi vào:... 30c. Việc tiếp nhận thông tin về hiểm hoạ do bom mìn gây ra đã ảnh hưởng như thế nào đến anh chị? Thay đổi hành vi an toàn hơn Liều lĩnh hơn Không ảnh hưởng Không có câu trả lời Tác động khác Ghi vào:. 31. Anh chị thường tiếp nhận thông tin về những vấn đề quan trọng qua những nguồn nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Chương trình truyền hình Chương trình phát thanh Báo chí, Internet Trung tâm y tế/bệnh viện Trường học VP Giáo dục PTBM Các đội rà phá bom mìn Lãnh đạo địa phương Gia đình Hàng xóm/bạn bè Uỷ ban DS-GĐ-TE Đoàn Thanh niên Hội Phụ nữ Quảng cáo công cộng Pa-nô/Áp-phích Tranh ảnh/tờ rơi Nguồn khác Ghi vào: Anh chị có biết nạn nhân bom mìn nào không? Có biết Không biết Nếu Không biết thì bỏ qua thông tin 32a

105 102 Bản câu hỏi khảo sát 32a. Anh chị biết bao nhiêu nạn nhân bom mìn? 1 nạn nhân Từ 2-3 nạn nhân Từ 4-5 nạn nhân Trên 5 nạn nhân 33. Theo anh chị, những đối tượng nào thường là nạn nhân của bom mìn? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Trẻ em Thanh thiếu niên Người lớn tuổi Nhân viên rà phá bom mìn Nam giới Phụ nữ Nông dân Người rà tìm phế liệu Quân nhân Đối tượng khác Ghi vào: Bom mìn có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của anh chị không? Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Nếu Không ảnh hưởng thì bỏ qua thông tin 34a 34a. Bom mìn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của anh chị như thế nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp Mất người thân Mất bạn bè Hạn chế sử dụng đất xây dựng Hạn chế sự tiếp cận nguồn nước/củi/thực phẩm Hạn chế việc đi lại an toàn Phải chăm sóc người thân bị thương tật Lo ngại thương tật chết chóc Ảnh hưởng khác Ghi vào:. 35. Anh chị có biết dự án/chương trình nào về lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở tỉnh Quảng Trị không? Có biết Không biết Nếu Không biết thì bỏ qua thông tin 34a, 35b 35a. Anh chị biết những dự án/chương trình nào? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Dự án RENEW Dự án Peace Trees Viet Nam (Cây Hoà Bình) Dự án MAG Dự án CPI (Clear Path International) Dự án SODI/Gerbera Dự án CRS (Catholic Relief Service) Dự án/chương trình khác Ghi vào:... 35b. Do đâu mà anh chị biết những dự án/chương trình đó? Có thể chọn nhiều hơn một câu trả lời trong các câu trả lời sau: Qua chương trình truyền hình Qua hoạt động Giáo dục phòng tránh bom mìn Qua chương trình phát thanh Qua hoạt động Hỗ trợ nạn nhân bom mìn Qua báo chí, Internet Qua hoạt động Rà phá bom mìn Qua Pa-nô/Áp-phích Qua hệ thống quảng cáo công cộng Qua tranh ảnh/tờ rơi Qua thành viên gia đình Qua hàng xóm/bạn bè Qua lãnh đạo địa phương Nguồn thông tin khác Ghi vào: ****************************************** Bảng câu hỏi phỏng vấn đã hoàn thành. Cảm ơn người trả lời phỏng vấn trước khi phỏng vấn người khác. *****************************************

106 Phụ lục 103 Phụ lục 4 Danh sách các xã được chọn tham gia mẫu nghiên cứu Nhận thức, Thái độ, Hành vi Đơn vị hành chính Dân số cuối kỳ Số hộ cuối kỳ Dân số Khoảng cách mẫu cộng Tổng số Tổng số dồn Toàn tỉnh Xã được chọn (STT) 1. Phường 1 QT Phường 2 QT Phường 1 ĐH Phường Phường Phường Phường Phường Đông Giang Phường Đông Thanh Phường Đông Lương Phường Đông Lễ Thị trấn Hồ Xá VL Thị trấn Bến Quan Xã Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Lâm Xã Vĩnh Thủy Xã Vĩnh Long Xã Vĩnh Chấp Xã Vĩnh Tú Xã Vĩnh Trung Xã Vĩnh Nam Xã Vĩnh Hòa Xã Vĩnh Hiền Xã Vĩnh Thành Xã Vĩnh Tân Xã Vĩnh Giang Xã Vĩnh Quang Xã Vĩnh Kim Xã Vĩnh Thạch Xã Vĩnh Thái Xã Vĩnh Khê Xã Vĩnh Hà và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị. Việt Nam

107 104 Phụ lục 33. Xã Vĩnh Ô TT Gio Linh GL Xã Trung Giang Xã Trung Hải Xã Trung Sơn Xã Gio Phong Xã Gio Châu Xã Gio Quang Xã Gio Mỹ Xã Gio Thành Xã Gio Mai Xã Gio Việt Xã Gio Hải Xã Gio Sơn Xã Gio Hòa Xã Gio An Xã Gio Bình Xã Linh Hải Xã Hải Thái Xã Linh Thượng Xã Vĩnh Trường TT Cam Lộ CL Xã Cam An Xã Cam Thanh Xã Cam Thủy Xã Cam Hiếu Xã Cam Tuyền Xã Cam Thành Xã Cam Chính Xã Cam Nghĩa TT ái Tử TP Xã Triệu Phước Xã Triệu Trạch Xã Triệu Sơn Xã Triệu Trung Xã Triệu Tài Xã Triệu Đại Xã Triệu Độ Xã Triệu Thuận Xã Triệu Hòa và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị. Việt Nam

108 Phụ lục Xã Triệu Đông Xã Triệu Long Xã Triệu Thành Xã Triệu Giang Xã Triệu Ái Xã Triệu Thượng Xã Triệu Vân Xã Triệu An Xã Triệu Lăng TT Hải Lăng HL Xã Hải Lệ Xã Hải Phú Xã Hải Thượng Xã Hải Quy Xã Hải Xuân Xã Hải Vĩnh Xã Hải Ba Xã Hải Quế Xã Hải Dương Xã Hải Thành Xã Hải Thiện Xã Hải Thọ Xã Hải Lâm Xã Hải Trường Xã Hải Sơn Xã Hải Chánh Xã Hải Tân Xã Hải Hòa Xã Hải An Xã Hải Khê TT Khe Sanh HH TT Lao Bảo Xã Tân Thành Xã Tân Long Xã Tân Lập Xã Tân Liên Xã Tân Hợp Xã Hướng Lập Xã Hướng Phùng Xã Hướng Sơn và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị. Việt Nam

109 106 Phụ lục 113. Xã Hướng Linh Xã Hướng Tân Xã Húc Xã Ba Tầng Xã Thuận Xã Thanh Xã Hướng Lộc Xã A Xing Xã A Túc Xã A Dơi Xã Xy Hướng Việt Xã Đakrông ĐK Xã Ba Nang Xã A Vao Xã A Bung Xã A Ngo Xã Tà Rụt Xã Húc Nghì Xã Tà Long Xã Mò Ó Xã Hướng Hiệp Xã Triệu Nguyên Xã Ba Lòng Xã Hải Phúc TT Krông Klang và nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị. Việt Nam

110 Phụ lục 107 Phụ lục 5 Các quốc gia nhận được viện trợ từ 1 triệu đôla Mỹ trở lên để giải quyết vấn đề bom mìn trong năm 2004 Trích từ Báo cáo giám sát hoạt động bom mìn năm 2005, trang 81 (Ấn phẩm của Phong trào quốc tế vận động cấm mìn sát thương Bản quyền của tổ chức Hành động bom mìn Canada, 2005) Quốc gia/lãnh thổ Afghanistan Iraq Cam pu chia Angola Sri Lanka Bosnia and Herzegovina Sudan Mozambique Croatia Lào Li-băng Eritrea Việt Nam Congo Somali Nicaragua Colombia Azerbaijan Đảo Sip Albania Yemen Ethiopia Tajikistan Jordany Abkhazia Chad Serbia và Montenegro Kosovo Số kinh phí viện trợ 91,8 triệu 58,7 triệu 41,6 triệu 28,0 triệu 23,6 triệu 18,8 triệu 15,0 triệu 12,0 triệu 9,3 triệu 8,1 triệu 5,2 triệu 4,9 triệu 4,9 triệu 4,5 triệu 4,1 triệu 4,0 triệu 3,5 triệu 3,2 triệu 3,1 triệu 3,0 triệu 2,6 triệu 2,3 triệu 2,3 triệu 2,2 triệu 2,0 triệu 1,9 triệu 1,7 triệu 1,6 triệu

111 108 Phụ lục

112 Lời cảm ơn 109 LỜI CẢM ƠN Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn các cá nhân sau đây về những ý kiến đóng góp quan trọng vào dự thảo báo cáo, giúp đỡ chúng tôi trong việc hoàn thiện Nghiên cứu Tình hình nạn nhân bom mìn và Nhận thức về hiểm họa bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Ông Chuck Searcy, Trưởng Đại diện Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam Ông Hans Husum, Giám đốc Tổ chức Cấp cứu Chấn thương Na Uy Ông Hanoch Balervie, chuyên gia Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc Ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Ông Nguyễn Chí Dũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị Ông Nguyễn Xuân Đức, Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Quảng Trị Ông Nguyễn Phúc Vượng, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị Ông Trần Đức Hữu, Phó Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Quảng Trị Ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng Ban Công binh Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị Ông Trần Khánh Phôi, Phụ trách phòng Biên giới-lãnh sự Sở Ngoại vụ, Điều phối viên Dự án MAG Ông Đặng Quang Linh, Trưởng phòng, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị Ông Nguyễn Đức Tân, Phó trưởng phòng, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị Ông Trần Vân Thanh, Ban Quản lý các dự án khu vực huyện Triệu Phong Ông Nguyễn Văn Biên, chuyên viên Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị và các cán bộ, nhân viên Văn phòng Điều phối Dự án RENEW

113 110 Phụ lục TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 1,2 và 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, Cục Thống kê Quảng Trị, Báo cáo giám sát tình hình bom mìn quốc tế, Phòng trào quốc tế vận động cấm mìn sát thương, Tiêu chuẩn quốc tế đối với hoạt động Giáo dục phòng tránh bom mìn, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, Hướng dẫn cải thiện truyền thông trong các chương trình giáo dục phòng tránh bom mìn, Trung tâm phòng chống bom mìn nhân đạo quốc tế tại Geneva, Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn, Tổ chức Handicap International, Tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam, Ronal B. Frankum, Jr. và Stephen F. Maxner, Nhà xuất bản Wiley, Nghiên cứu các phương pháp tiếp cận về mặt kinh tế xã hội trong hoạt động phòng chống bom mìn, UNDP, Nghèo đói và bất bình đẳng tại Việt Nam, IFPI, IDS và Nhà xuất bản Lao Động và Xã Hội, Hà Nội, Báo cáo phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Trị 2005, UBND tỉnh Quảng Trị, Các báo cáo liên quan về tình hình hoạt động phòng chống bom mìn của Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị, 2005

114 Nghiên cứu Tình hình nạn nhân bom mìn và Nhận thức về hiểm hoạ bom mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam Xuất bản năm 2006 Chịu trách nhiệm xuất bản: Hoàng Nam Chịu trách nhiệm bản thảo, trình bày và sửa bản in: Phan Văn Hùng Dương Trọng Huế Ảnh sử dụng trong báo cáo Hoàng Nam Phan Văn Hùng Dương Trọng Huế Thái Hữu Liêu In cuốn, khổ 21cm x 29,7cm tại Công ty In Mỹ Thuật Đà Năng, Đà Nẵng Giấy phép xuất bản số.... do Sở VHTT Quảng Trị cấp ngày../2006. In xong và nộp lưu chiểu tháng./2006

115

116

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục Nguy cơ Bom mìn - Hướng dẫn thực hành tốt nhất 1 - GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC NGUY CƠ BOM MÌN

Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) - Giáo dục Nguy cơ Bom mìn - Hướng dẫn thực hành tốt nhất 1 - GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC NGUY CƠ BOM MÌN Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế (IMAS) Giáo dục Nguy cơ Bom mìn Hướng dẫn thực hành tốt nhất 1 GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC NGUY CƠ BOM MÌN Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc tế IMAS Liên Hiệp Quốc IMAS

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018 Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018 SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) TRƯỜNG THPT DUY TÂN KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2018-2019 Bài thi: Ngữ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Bảo tồn văn hóa

Bảo  tồn  văn  hóa 1 Bảo tồn văn hóa. Dương Đình Khuê Một trong số những bận tâm của kiều bào là e rằng chẳng bao lâu nữa người Việt ở hải ngoại sẽ vong bản. Thực ra cũng có một số người chủ trương rằng nhập gia phải tùy

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ ÁN THÍ ĐIỂM REDD+ TẠI ĐIỆN BIÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT Bản

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. 2 MỤC LỤC Quy định dạy và học đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ... 8 Phụ lục... 45 Quy

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/2017 http://phapluatplus.vn HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CHND TRUNG HOA: DỰ THẢO LUẬT QUY HOẠCH: Tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát

Chi tiết hơn

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân

Chi tiết hơn

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Nam bộ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc. Trong những

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN CỤC CHÍNH TRỊ 60 NĂM HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG (7/5/1955-7/5/2015) (Đề cương tuyên truyền) Tháng 3 năm 2015 Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời,

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Đại Sư Ấn Quang

Đại Sư Ấn Quang Ấn Quang Đại Sư Liên Tông Thập Tam Tổ Ấn Quang Đại Sư, húy Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm, người khoảng cuối đời nhà Thanh sang kỷ nguyên Dân Quốc, con nhà họ Triệu ở Hiệp Tây. Thuở bé ngài học Nho,

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha

SÓNG THẦN MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Ha MX Giang Văn Nhân Xe vượt qua ngã tư Nasa Road 1 hướng lên dốc cầu bắc qua Clear Lake, cầu nối liền hai thành phố Seabrook thuộc quân hạt Harris và Kemah của quận hạt Galveston. Buổi sáng lưu lượng xe

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP MỘT Chư vị đồng tu. Hôm nay chúng

Chi tiết hơn

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Author : vanmau Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Bài làm 1 Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử:   Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT Thứ Sáu 9-6-2017 (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: www.baoquangninh.com.vn Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NINH - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG MƯƠN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH DO MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG M

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG MƯƠN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH DO MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG M ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG MƯƠN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH DO MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG GIAI ĐOẠN 2013 2020 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG MƯƠN Điện Biên, tháng 02 năm 2014 Danh mục chữ viết

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bodedatma.doc

Microsoft Word - Bodedatma.doc OSHO OSHO Bồ đề đạt ma Thiền sư vĩ đại nhất BODHIDHARMA The Greatest Zen Master Bình luận về giáo huấn của sứ giả Thiền từ Ấn Độ sang Trung Quốc Commentaries on the Teachings of the Messenger of Zen from

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique với khu vực Đông Nam Á S áng 1/8, ngay sau Lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn

Chi tiết hơn

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CAO BẰNG: Kỷ luật một vài

Chi tiết hơn

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Microsoft Word - kinhthangman.doc THÍCH THANH TỪ CHƯƠNG 1 Ý NGHĨA CHƠN THẬT VỀ CÔNG ĐỨC CỦA NHƯ LAI Pháp Sư TAM TẠNG đời nhà TỐNG (người Trung Ấn Độ) dịch Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại nước Xá Vệ vườn Kỳ thụ Cấp Cô Độc. Khi ấy vua

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC (TẬP 4) Dịch Việt ngữ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa 1 Dịch theo bản in lần

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc) Hướng về nguồn cội Quê hương đất tổ 1 I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ Khi nói tới vùng đất Thổ Hoàng phương bắc, trong tiềm thức của mọi người dân địa phậnvinh đều nghĩ tới đó là quê hương của hai vị Giám Mục tiên

Chi tiết hơn

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG CHÙA LIÊN SƠN

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn nghiêng ngã của ngoại xâm. Chuyện rút từ Đông Châu

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Chú (Lần thứ tư) tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu Người

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 2 Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho MỞ QUYÊ N Chương 1 DẪN NHÂ P Trong cảnh vô cùng nguy nan của nước nòi Việt, Trong khi tất cả

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Kỳ Quan Ân Điển, Phần 3 Dr. David Platt 17/12/06 Xin kính chào quý vị. Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Author : vanmau Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Bài làm 1 Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA TRỊNH XUÂN THANH: Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức Tại cuộc họp báo thường

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị Từ Cách Mạng Truyền Thông - Sang Cách Mạng Xã Hội. Nguyễn Quang Duy Trong một xã hội, mỗi người có nhu cầu thông tin khác nhau, từ đó mỗi người thường chọn lựa nguồn thông tin cả về nội dung, hình thức

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

Đàm Loan và Đạo Xước

Đàm Loan và Đạo Xước Từ đệ nhất Tổ Liên tông là đại sư Huệ Viễn đến cận đại có đại sư Ấn Quang, Liên tông cộng tất cả 13 vị Tổ, điều này hầu như mọi hành giả Tịnh độ đều biết. Ngoài ra còn có hai vị đại sư là, hai ngài không

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích bài thơ Chiều tối Phân tích bài thơ Chiều tối Author : hanoi Phân tích bài thơ chiều tối Hướng dẫn Ban biên tâ p hy voṇg nhưñg baì văn đaṭ điê m cao dươí đây se la nguôǹ thông tin tham khaỏ quy gia đê cać baṇ co thê la

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Tòa nhà E3, Khu ngoại giao

Chi tiết hơn

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm tắt Dựa trên những khái niệm về thành ngữ của các nhà khoa học, bài viết

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

thacmacveTL_2019MAY06_mon

thacmacveTL_2019MAY06_mon Trang Tôn giáo Chủ đề: Thánh Lễ Công giáo Tác giả: LM Giu-se Vũ Thái Hòa 40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ Lời tựa: Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của Thánh lễ. Quy chế tổng quát của Sách Lễ

Chi tiết hơn

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Save the Children, Plan International tại Việt Nam, Care

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thường niên năm 2018 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi tiết hơn

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị trí địa lý Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung

Chi tiết hơn

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ PHẨM MỘT PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG Tôi nghe như vầy: Một thời

Chi tiết hơn

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra giữa thế kỷ 16 để dùng vào việc giảng đạo Công Giáo

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Số 186 (7.169) Thứ Năm, ngày 5/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Chính

Số 186 (7.169) Thứ Năm, ngày 5/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Chính Số 186 (7.169) Thứ Năm, ngày 5/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Chính quyền phải lắng nghe nhiều hơn P hát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện quy

Chi tiết hơn