gày 30 Tết Bính Thân năm nay nhằm vào tối chủ nhật, nên Phật tử khắp nơi về chùa tham dự lễ Sám Hối tất niên, xem văn nghệ và đón giao thừa, nghinh Xu

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "gày 30 Tết Bính Thân năm nay nhằm vào tối chủ nhật, nên Phật tử khắp nơi về chùa tham dự lễ Sám Hối tất niên, xem văn nghệ và đón giao thừa, nghinh Xu"

Bản ghi

1

2 gày 30 Tết Bính Thân năm nay nhằm vào tối chủ nhật, nên Phật tử khắp nơi về chùa tham dự lễ Sám Hối tất niên, xem văn nghệ và đón giao thừa, nghinh Xuân Di Lặc vào nửa đêm; nhưng số người cũng không dưới người và suốt cả ngày mồng một Tết, mặc dầu là ngày thứ hai đi làm; nhưng số người về chùa cũng không dưới người nữa. Quả là một cái Tết Bính Thân có ý nghĩa vô cùng. Rồi những ngày trong tuần cho đến Rằm Tháng Giêng có thêm độ người đi lễ chùa Viên Giác nữa. Như vậy tổng số Phật tử về chùa Viên Giác tham dự lễ Tết và Rằm Tháng Giêng năm nay không dưới người. Sở dĩ chùa biết rõ được số người tham dự như vậy, vì lẽ chùa phát lộc lì xì cho từng vị một, nên có được con số thống kê như vậy và điều đặc biệt là thế hệ của những người giữa 30 đến 50 tuổi chiếm đa số. Như vậy, nếu chúng ta giữ vững được niềm tin vào Đạo thì con số nầy chỉ có tăng chứ không có giảm. Sang năm 2017, ngày 30 Tết nhằm thứ sáu, mồng một nhằm ngày thứ bảy và mồng hai ngày chủ nhật. Kế đó vào 2 tuần sau Rằm Tháng Giêng cũng nằm vào những ngày cuối tuần, nên số Phật tử về chùa có lẽ sẽ đông hơn. Lâu lắm mới có được một năm âm lịch mà cái Tết rơi vào ngay ở cuối tuần như thế. Ngày Tết vẫn là ngày văn hóa cổ truyền của bất cứ dân tộc nào trên thế giới nầy, nên ai ai cũng mong Tết đến Xuân về để gửi tặng cho nhau những gì đáng tặng đến hay trao về cho người thân và bạn bè của mình. Riêng người Bắc có tục đi lễ ngày Rằm Tháng Giêng rất đông, vì theo phong tục Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc cho rằng: Đi lễ cả năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng. Do vậy mà đi chùa nào vào ngày Rằm Tháng Giêng cũng thấy có rất nhiều người đến lễ bái nguyện cầu. Nhìn cách bầu cử của những ứng cử viên Tổng Thống của Hoa Kỳ trong hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đang xảy ra khắp nơi trên đất nước Hoa Kỳ ngày hôm nay, chúng ta là người Việt Nam cảm thấy rất hổ thẹn khi nhìn thấy cảnh đảng cử, đảng bầu, quốc hội ngồi nhìn (chứ không phải dân bầu trực tiếp Tổng Thống hay Thủ Tướng như tại các nước Dân Chủ Tự Do). Điều ấy cho mọi người thấy rõ hơn sự khác biệt một trời một vực về các thể chế chính trị khác nhau trên thế giới ngày hôm nay. Trách nhiệm quốc gia không phải là trách nhiệm của một người hay một đảng phái chính trị. Kỳ bầu cử vừa rồi ở Việt Nam chỉ là của riêng đảng cộng sản Việt Nam với trên dưới bốn triệu đảng viên, chứ nó không liên quan gì tới hơn 85 triệu người dân ở trong nước. Vì việc đó là việc của đảng cộng sản Việt Nam, chứ không phải là của người Việt Nam yêu chuộng tự do, hòa bình và độc lập, nhất là độc lập tư tưởng của mỗi người dân, họ tự lấy lá phiếu của mình để chọn ra người tài giỏi để lo cho dân và cho nước. Giới trẻ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam ngày nay chắc chắn rằng sẽ có cơ hội để nhận định được một cách rõ ràng về điều nầy và hy vọng rằng những người trẻ tuổi sẽ làm nên lịch Viên Giác 212 tháng 4 năm

3 sử của Việt Nam trong tương lai khi không còn bóng mây của những người cộng sản che khuất nữa. Mới đây có một cuộc thăm dò trên thế giới về quyền lực của Passport nào đứng đầu thế giới, thì được biết năm 2015 vừa qua nước Mỹ dẫn đầu và sau đó là các nước Bắc Âu; nhưng năm 2016 nầy nước Đức đã dẫn đầu với 177 nước không cần xin Visa nhập cảnh, sau đó là Thụy Điển 176 nước và Mỹ xếp hàng thứ 3 với 175 nước không cần thị thực bởi Tòa Đại Sứ của các nước sở tại. Lý do nào có được điều nầy? Dĩ nhiên là có nhiều câu trả lời khác nhau; nhưng tựu trung vì kinh tế, chính trị, ngoại giao của nước đó mạnh và còn nhiều lý do khác nữa; nhưng lý do chính có thể là do người lãnh đạo của nước đó tài giỏi. Năm rồi Bà Thủ Tướng Merkel của xứ Đức đã thể hiện một hành động cứu người tỵ nạn Syrien hơn một triệu người cho vào lãnh thổ Đức nầy. Phải nói rằng đây là một hành động gan dạ vì tình thương nhân loại cũng như quyền lợi của nước Đức. Dĩ nhiên ở phía sau bức tường chính trị ấy còn nhiều lời giải đáp nữa; nhưng nếu chỉ nhìn về một phương diện nhân đạo, thì đây là một hành động tuyệt vời trên mọi sự tuyệt vời khác. Việc chống đối của những đảng phái đối lập hay một phần dân chúng cũng là một chuyện bình thường, vì ai cũng mong sống được yên ổn trong một đất nước không có chiến tranh, chứ mấy ai lại muốn cưu mang thêm gánh nặng kinh tế và chính trị lên hai vai của mình nữa? Nhưng với nước Đức thì không và chưa nói chữ Nein với những nghĩa cử nhân đạo như vậy; nên thế giới ưu đãi những người công dân Đức cũng là một chuyện hữu lý thôi. Thế giới ngày hôm nay nhìn bất cứ nơi nào, con người cũng cảm thấy bất an. Ví dụ như chiến tranh, thiên tai, sóng thần, động đất, bạo lực, đói nghèo, thất học v.v cả hằng trăm hằng ngàn vấn nạn, khiến cho những nhà chính trị, những nhà tôn giáo, xã hội học, nhân chủng học v.v phải đau đầu, không biết phải tìm đáp số như thế nào để giải quyết những vấn nạn của con người đang sống trên hành tình nầy đây? Có lẽ chúng ta hãy trở về lại những nguyên ủy xa xưa để thẩm định, trong đó có lời huấn thị của Thánh Ghandhi là: Thực phẩm trên thế gian nầy không bao giờ thiếu cả, chỉ có lòng tham của con người không đủ mà thôi. Nếu muốn giải quyết vấn nạn của thế giới ngày nay thì hãy bắt đầu bằng sự kiềm hãm hay chấm dứt lòng tham của mỗi người thì mới mong cứu được quả địa cầu nầy. Vì tham, sân, si là 3 loại độc mà Đức Phật đã hằng dạy cho đệ tử của Ngài. Nếu chúng ta biết dừng lại đúng lúc, thì chúng ta sẽ sống trọn vẹn là một con người. Nếu không, chúng ta cũng chỉ là đầy tớ của những sự tham vọng cuồng nhiệt mà thôi! Mỗi người hãy tự sắp xếp ngay ngắn đôi giày, đôi dép của mình trước khi đi vào bàn Phật. Hãy tự để ngay ngắn lại. Một người làm như vậy, người thứ hai, thứ ba và thứ tư cũng tự làm như vậy thì tất cả đều ngay hàng thẳng lối. Nếu chúng ta không tự mình làm, mà có người khác đi dọn dẹp cho những đôi dép, đôi giày ấy ngay hàng thẳng lối, thì thế giới nầy vẫn luôn mất trật tự như thường. Kinh Phật cũng như Đạo Lão cũng có dạy rằng ta ngã xuống mặt đất và ta hãy tự chống tay lên mặt đất để đứng dậy. Đó chính là nguyên tắc tịnh hóa thân tâm và làm đẹp cuộc đời của chính mình và nếu thế giới nầy cả 7 tỷ người đều có ý thức trách nhiệm như vậy, không sớm thì muộn quả đất nầy sẽ trở thành Nhân Gian Tịnh Độ như cố Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm muốn chủ trương. Tất cả đều lệ thuộc bởi chính mình, chứ đừng bao giờ trông đợi vào một người nào khác nữa. Trong chúng ta, chẳng ai muốn chết sớm và bao giờ cũng muốn có hạnh phúc. Nếu nghĩ rằng người khác cũng giống như mình vậy, thì xin đừng gây khổ cho nhau nữa, vì quả địa cầu nầy có quá nhiều tang thương đổ vỡ rồi. 2 Ban Biên Tập Báo Viên Giác Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

4 T/S Lâm Như Tạng Pháp Giới cũng là một từ ngữ khác có liên hệ đến Bản Giác. Tiếng Scancrist là Dharmadhatu có nghĩa là cảnh giới các pháp, cõi pháp giới v.v A- KHẢO SÁT MỘT I- GIẢI THÍCH VỀ SỰ Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Quỉ, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới. II- GIẢI THÍCH VỀ LÝ Pháp Giới là cảnh giới chung của chúng sinh. Dù người hay vật đều cùng có tánh lành như nhau, đều có Pháp Tánh, Phật Tánh, Bản Giác, Chân Như như nhau cả. Tất cả đều có thể sẽ thành Phật. Pháp Giới lại có nghĩa: Pháp tức là Thánh Đạo, Phật Đạo. Giới là Cảnh Giới mà nhà tu hành phải nương theo. Nương theo Cảnh Giới ấy mà tiến tới đến lúc thành Thánh, thành Phật. Pháp Giới còn có nghĩa: Pháp tức là Pháp Lý, Pháp Môn. Giới tức là Tánh. Các Pháp đều đồng một tánh. Nhà tu học nếu nương theo đó thì được tấn hóa, mau chóng đến cõi an lạc, cõi giải thoát. Ngoài ra trong 18 cảnh giới có một cảnh gọi là Pháp Giới: (1): 6 căn là 6 cảnh giới Trong: nhãn giới, nhĩ giới, tỹ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới. (2): Sáu trần là 6 cảnh giới ở Ngoài: sắc giới, thinh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, Pháp Giới (cảnh giới của những điều mà do Ý suy xét). (3) Sáu Thức là 6 cảnh giới ở khoảng giữa: nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỹ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới. III- DUY TÂM PHÁP GIỚI Pháp Giới là tiếng gọi chung cho tất cả mọi sự vật. Duy Tâm là chỉ do nơi tâm tạo mà thôi. Các pháp hữu vi trong vũ trụ do sáu căn nhận biết, dầu thiện, dù bất thiện, tất cả đều do tâm thức tạo ra. Kinh Hoa Nghiêm quyển 19 (Đại 10, 102 thượng) viết: Nếu người muốn biết rõ, hết thảy Phật ba đời, nên xét tính Pháp Giới, tất cả do Tâm tạo. IV- GIA TRÌ PHÁP GIỚI Cõi pháp phụ sức và giữ gìn. Pháp Giới là tiếng gọi chung tất cả chư Phật, tất cả thiện pháp, tất cả chơn ngôn, tất cả các tư tưởng lành, tất cả chư Thánh, chư Thần. Gia trì là phụ sức và giữ gìn. Pháp Giới có sức phụ giúp những tín đồ còn yếu đuối và có sức gìn giữ họ trong đường đạo lý. Những người thành tâm tu học và trọn tin Tam Bảo đều từng được Pháp Giới gia trì. V- HẢI TUỆ PHÁP GIỚI Biển trí tuệ của Pháp Giới. Nhà đạo đức nhìn thấy rằng đại tuệ của cõi Pháp là mênh mông vô tận, ví như biển cả nên gọi là Pháp Giới Hải Tuệ. VI- PHÁP GIỚI QUÁN Quán tưởng cõi Pháp. Kinh Hoa Nghiêm có dạy cách quán tưởng để chứng nhập Pháp Giới bằng 3 cách: Chơn không quán (quán tưởng lý chơn không, lẽ thật tướng), Lý sự vô ngại quán (quán tưởng đến khi đạt được tự tại, vô ngại về lý và sự), Châu biến hàm dung quán (quán tưởng bao quát, gồm thâu tất cả sự vật). VII- PHÁP GIỚI TÁNH Tánh tự nhiên của của các Pháp. Tức là Thể Tánh của tất cả Pháp vẫn tự nhiên, chẳng dời đổi, không sanh không diệt, không có không không gọi là Pháp Giới Tánh. VIII- PHÁP GIỚI THÂN Tức là Pháp Thân, một trong 3 thân của Phật. Pháp Giới Thân của Phật vốn trường tồn, không sanh không diệt, chơn thật không biến đổi; nó trải khắp trong cõi Pháp mà cảm ứng các chúng sanh; từ nơi một thân mà hiện ra tất cả các thân. Vì các lẽ ấy nên gọi là Pháp Giới Thân. Pháp Giới là tâm pháp của chúng sanh. Tâm ấy có thể sinh ra các Pháp, gọi là Pháp Giới. Tánh Pháp Giới ấy sinh ra Thân Phật muôn pháp, cho nên gọi Thân Phật là Pháp Giới Thân, tức là Thân từ trong cõi Pháp mà sinh ra. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật (Đại 12, 334 thượng) viết: Chư Phật Như Lai là Pháp Giới Thân, nhập vào tâm tưởng của hết thảy chúng sanh (X. phần Định Thiện Nghĩa trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ q.3). Trường hợp nầy còn gọi là Nhất Thân, tức là Hiện Nhất Thiết Thân. Trong Thám Huyền Ký q.2 viết: Hiện Nhất Thân tức là Nhất Thiết Thân, gọi là Pháp Giới Thân. Trong Quán Kinh Định Thiện Nghĩa viết: Pháp Giới tức là nói cảnh sở hóa, tức là chúng sinh giới. Thân, tức là nói thân có khả năng biến hóa, tức là thân của chư Phật. Viên Giác 212 tháng 4 năm

5 Pháp Giới gọi là Tâm Pháp của chúng sanh. Cái tâm ấy có khả năng sinh ra các Pháp, cho nên gọi là Pháp Giới. Vãng Sanh Luận Chú q. thượng viết: Pháp Giới là tâm pháp của chúng sanh, cái tâm ấy có khả năng sinh tạo ra hết thảy các Pháp ở thế gian và xuất thế gian, cho nên gọi tâm là Pháp Giới. Pháp Giới có khả năng sinh ra thân tướng hảo của chư Như Lai, cũng như sắc giới v.v có khả năng sinh ra nhận thức, cho nên Phật thân gọi là Pháp Giới Thân. IX- PHÁP GIỚI THẬT TƯỚNG Cũng có thể gọi là Pháp Tánh và Chân Như. Đó là thật tướng của các Pháp. Vì các pháp vốn không sanh không diệt, không dời không đổi. Bởi các Pháp có tính tướng chơn thật như vậy nên gọi là Pháp Giới Thật Tướng. X- PHÁP GIỚI VÔ BIÊN TRÍ Trí rộng lớn bao quát cõi pháp vô cùng tận. Đó là một trong 10 trí của Phật: 1/-Tam thế trí, 2/-Phật pháp trí, 3/-Pháp giới vô ngại trí, 4/-Pháp giới vô biên trí, 5/-Sung mãn nhất thiết trí, 6/-Phổ chiếu nhất thiết thế gian trí, 7/-Trụ trì nhất thiết thế gian trí, 8/-Tri nhất thiết chúng sanh trí, 9/-Tri nhứt thiết pháp trí, 10/-Tri vô biên chư Phật trí. Các pháp về Sắc và Tâm của chúng sanh gọi là Pháp Giới. Pháp Giới rộng lớn không bờ bến, nên gọi là Pháp Giới Vô Biên. Trí bao quát khắp cả Pháp Giới ấy gọi là Pháp Giới Vô Biên Trí. XI- PHÁP GIỚI VÔ NGẠI TRÍ Trí chứng được lý vô ngại của các pháp. Đó là một trong 10 trí của Phật. Trí tuệ sáng suốt thông rõ mọi lý, mọi sự, tự tại thần thông và có tài biện thuyết lưu loát, hùng hồn. Trí tuệ siêu việt dứt tuyệt các sự thiên lệch, chấp trước. Trong kinh Địa Tạng, Văn Thù Bồ Tát bạch Phật rằng: Đã trải qua bao nhiêu kiếp, con tu thiện căn, chứng Vô Ngại Trí, nên mỗi khi nghe lời Phật dạy, thì con tin theo ngay. Không như những vị tiểu quả Thinh Văn (La Hán) và chư thiên long bát bộ và các chúng sanh trong đời vị lai, dầu nghe được những lời pháp mầu của đức Như Lai, vẫn còn mang lòng ngờ vực. Dẫu cho họ có khấu đầu vâng thọ, cũng không khỏi chê bai. Trong kinh Niết Bàn có giảng giải về Vô Ngại Trí như sau: Tỷ như người bực hạ chỉ biết những pháp bực hạ mà thôi, chẳng hiểu nổi những pháp bậc trung và bậc thượng. Người bậc trung chỉ biết những pháp bậc trung mà chẳng biết tới pháp bậc thượng. Còn người bậc thượng thì biết cả những pháp bậc thượng, bậc trung và bậc hạ. Cũng như thế, hạng Thinh Văn (người bậc hạ) và hạng Duyên Giác (người bậc trung) chỉ biết địa vị của mình mà thôi. Còn đức Như Lai (người bậc thượng) chẳng phải như vậy, ngài biết tất cả từ địa vị mình cho đến địa vị của người khác, cho nên Như Lai là bậc Vô Ngại Trí. 4 B- KHẢO SÁT HAI Trong tự điển tiếng Anh có hai từ là Pháp Giới (Dharmadhãtu, Dharma-element) và Pháp Giới Phật (The Dharmadhãtu Buddha, the universal Buddha). I- PHÁP GIỚI (DHARMADHÃTU, DHARMA- ELEMENT) Dharmadhãtu, Dharma-element, có nghĩa là Pháp Giới, Pháp Tánh, Thực Tướng. Dharma-element, Dharma-factor or Dharmarealm. (1) A name for thing in general, noumenal or phenomenal; for the physical universe, or any portion or phase of it. (2) The unifying underlying spiritual reality regarded as the ground or cause of all things, the absolute from which all proceeds. It is one of the eighteen dhãtus. There are categories of three, four, five, and ten dharmadhãtus. The first three are combinations of SỰ and LÝ or active and passive, dynamic and static. The teen are: Buddha-realm, Bodhisattva-realm, Pratyekabuddha-realm, Srãvaka, Deva, Human, Asura, Demon, Animal, and Dades realms a Hua-yen category. Tien-t ai has ten for meditation, i.e. the realms of the eighteen media of perception (the six organs, six objects, and six sensedata or sensations), illusion, sickness, karma, mãra, samãdhi, (false) views, pride, the two lower Vehicles, and the Bodhisattva Vehicle. NHẤT TƯỚNG The essential unit of the phenomenal realm. II- PHÁP GIỚI PHẬT The Dharmadhãtu Buddha, i.e. the Dharmakãya; the universal Buddha; the Buddha of a Buddha-realm. Gia Trì Mutual dependence and aid of all beings in a universe. Duy Tâm the universe is mind only; cf. Huayen sutra, Lankã-vatãra sutra, etc. Viên Dung the perfect inter-communion or blending of all things in the Dharmadhãtu. The Vô Ngại of Hua-yen and the Pháp Giới Định in Dharmadhãtu meditation, a term for Vairocana in both mandalas. Pháp Giới Cung the dharmadhãtu-palace, i.e. the shrine of Vairocana in the garbhadhãtu. Pháp Giới Thật Tướng dharmadhãtu-reality, or dharmadhãtu is realality, different names but one idea, i.e. Thật Tướng is used for Lý or noumenon by the Biệt Giáo and Pháp Giới by the Viên Giáo. Pháp Giới Tánh Idem Pháp Giới and Pháp Tánh. Pháp Giới Vô Ngại Trí; Pháp Giới Vô Biên Trí the unimpeded or unlimited knowledge or omniscience of a Buddha in regard to all beings and things in his realm. Pháp Giới Đẳng Lưu the universal outflow of the spiritual body of the Buddha, i.e. his teaching Pháp Giới Duyên Khởi the dharmadhãtu as the environmental cause of all phenomena, everything being dependent on everything else, therefore one is in all and all in one. Pháp Giới Tạng the treasury or storehouse or source of all phenomena, or truth. Pháp Giới Thân the dharmakãya (manifesting itself in all beings); the dharmadhãtu as the Buddhakãya, all things being Buddha. Pháp Giới Thể Tánh Trí intelligence as the fundamental nature of the universe; Vairocana as Viên Giác 212 Tháng 4 năm 2016

6 cosmic energy and wisdom interpenetrating all elements of the universe, a term used by the esoteric sects. C- KHẢO SÁT BA Pháp Giới như trên đã giải thích rõ. Từ nầy còn có nhiều ngữ nghĩa như Pháp Tính, Thực Tướng Pháp tức là các Pháp, Giới là sự phận giới. Các pháp đều có tự thể, nhưng phận giới (giới hạn riêng của nó) thì không giống nhau, cho nên gọi là Pháp Giới. Thế nhưng nơi Pháp Giới thì mỗi Pháp đều gọi là Pháp Giới, mà nói chung cả vạn Pháp thì cũng chỉ một từ Pháp Giới. Đó là sự Pháp Giới, một trong 4 Pháp Giới do tông Hoa Nghiêm đã nêu lên. Thập Pháp Giới của Tục Đế cũng dựa theo nghĩa vừa nói trên. Thập Pháp Giới ở đây có nhiều thuyết: (1)-Hiển Giáo căn cứ vào kinh Pháp Hoa gọi lục phàm, gồm có: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh, A-tu-la, Nhân, Thiên và tứ thánh: Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật tổng cộng thành Thập Pháp Giới. (2)-Mật Giáo căn cứ vào Lý Thú Thích Kinh gọi ngũ phàm là Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh, Nhân, Thiên, và ngũ Thánh là Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Quyền Phật, Thực Phật tổng cộng thành Thập Pháp Giới. Giới cũng có nghĩa là Cõi. Pháp cũng có nghĩa là cõi cùng cực của Pháp, dù rộng lớn sâu xa đến đâu cũng không vượt qua cõi đó. Tứ Giáo Nghi Tập Chú viết: Cùng tận giới hạn, gọi là Pháp Giới. Tông Hoa Nghiêm chủ trương lý tính chân như gọi là Pháp Giới, cũng gọi là Chân Như, Pháp Tính, Thực Tướng, Thực Tế. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng lý thể của nó chỉ là một. Giới có nghĩa là Nhân (nhân duyên), nương dựa vào nó mà các thánh đạo sinh ra, cho nên gọi là Pháp Giới. Giới cũng có nghĩa là Tính. Vì đó là tính mà các pháp nương dựa vào, lại cũng vì các pháp cùng một tính cho nên gọi là Pháp Giới. Duy Thức Thuật Ký, q. 9, viết: Vì là thực tướng mà diệu pháp Tam Thừa nương dựa vào cho nên gọi là Pháp Giới. Thám Huyền Ký, q. 18, viết: Giới có 3 nghĩa: (1)- Một là Nhân (nhân duyên) vì thánh đạo dựa vào đó mà sinh ra. Nhiếp Luận viết: Pháp Giới là hết thảy mọi nhân pháp. Trung Biên Luận viết: Vì là nghĩa của nhân thánh pháp cho nên gọi là Pháp Giới. (2)- Hai là Tính, có nghĩa nầy là vì các Pháp phải dựa vào tính. Đoạn trên đã nói Pháp Giới tức là Pháp Tính. (3)- Vạn Pháp đều có tướng bình đẳng như nhau, các duyên khởi không xen tạp. Đó là Lý Pháp Giới, một trong 4 pháp giới. Tông Hoa Nghiêm và Tông Thiên Thai cũng chỉ ra ý nghĩa tổng hợp đầy đủ hết thảy các pháp gọi là Pháp Giới. Đại Thừa Chỉ Quán viết: Pháp có nghĩa là tự nhiên, giới có nghĩa là sự phân biệt về tính, do cái tâm thể tự nhiên ấy có đầy đủ hết thảy các pháp cho nên gọi là Pháp Giới. Đó là sự sự vô ngại Pháp Giới. Cũng có nghĩa là phạm vi tướng chi phối lý nhân quả. Phật là bậc siêu thoát ra ngoài phạm vi đó, cho nên chỉ một mình Phật đứng sừng sững ở ngoài Pháp Giới. Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nguyện Kinh q. thượng viết: Pháp Giới cũng có nghĩa là một trong 18 giới; cảnh giới mà ý thức nương dựa vào gọi là Pháp Giới, tức là Pháp Trần, một trong lục Trần. Trong Pháp Giới bao gồm hết thảy các pháp hữu vi, vô vi, tất cả các pháp đó là chỗ sở duyên của ý thức. Hạnh Tông Ký q.2, viết: Pháp trần một giới kiêm thông cả sắc tâm. I- NĂM LOẠI PHÁP GIỚI 1-HỮU VI PHÁP GIỚI. Tức là Sự Pháp Giới nói trên. 2-VÔ VI PHÁP GIỚI. Tức là Lý Pháp Giới nói trên. 3-DIỆT HỮU VI DIỆT VÔ VI PHÁP GIỚI. Tức là Lý Sự vô ngại Pháp Giới. 4-PHI HỮU VI PHI VÔ VI PHÁP GIỚI. Cũng tức là sự lý vô ngại Pháp Giới. Vì sự tức lý thì chẳng phải hữu vi, lý tức sự thì chẳng phải vô vi. 5-VÔ CHƯỚNG NGẠI PHÁP GIỚI. Tức là Sự vô ngại Pháp Giới nói trên. Năm Pháp Giới trên đây là tứ cú phân biệt hữu vi, vô vi, lại thêm một môn tứ cú nữa mà thành năm môn. (x. Thám Huyền Ký, q.18; Đại Sớ sao, q. 60). II- MƯỜI PHÁP GIỚI Vì phân biệt nghĩa tướng viên dung vô ngại mà Tông Hoa Nghiêm lập ra 4 Pháp Giới. Trái lại Tông Thiên Thai vì diễn tả các sự tướng muôn vàng sai biệt mà lập ra 10 Pháp Giới. Nếu đối nhau mà phối trí thì đó là hai môn Hoành và Thụ gồm có 4 Hoành, 10 Thụ. Mười Pháp Giới đó là: 1-PHẬT PHÁP GIỚI. Tức là cảnh giới tự giác, giác tha, giác hạnh đầy đủ. 2-BỒ TÁT PHÁP GIỚI. Tức là cảnh giới vô thượng Bồ Đề, tu lục độ, vạn hạnh. 3-DUYÊN GIÁC PHÁP GIỚI. Tức là cảnh giới nhập Niết Bàn, tu 12 nhân duyên quán. 4-THANH VĂN PHÁP GIỚI. Tức cảnh giới nhập Niết Bàn, y vào thanh giáo của Phật mà tu phép quán Tứ Đế. 5-THIỆN PHÁP GIỚI. Tức cảnh giới tu thượng phẩm thập thiện, kiêm tu thiền định, được sinh lên cõi trời, thụ hưởng thú vui thanh tịnh vi diệu. 6-NHÂN PHÁP GIỚI. Tức là cảnh giới tu 5 giới và trung phẩm thập thiện, hưởng thụ niềm vui, nỗi khổ ở cõi người. 7-A-TU-LA PHÁP GIỚI. Tức là cảnh giới thịnh hành lục phẩm thập thiện, làm loài phi nhân, có thông lực tự tại. 8-QUỈ PHÁP GIỚI Tức là cảnh giới phạm vào hạ phẩm, ngũ nghịch, thập ác, làm loài ác quỉ thần, chịu nỗi khổ đói khát. 9-SÚC SINH PHÁP GIỚI. Tức là cảnh giới phạm trung phẩm ngũ nghịch thập ác, làm loài súc sinh chịu nỗi khổ bị giết và ăn thịt. 10-ĐỊA NGỤC PHÁP GIỚI. Viên Giác 212 tháng 4 năm

7 Tức là cảnh giới thấp nhất vì phạm thượng, thượng phẩm ngũ nghịch thập ác, phải chịu nỗi khổ, lạnh, nóng kêu khóc. Về những việc trong 10 Pháp Giới, nhiều Kinh Luận đã nói rõ, bởi vậy Thiên Thai Đại Sư mới dựa theo ý trong các Kinh Luận mà lập nên thành một loại Pháp môn thâu tóm hết thảy cõi hữu tình. III- BỐN LOẠI PHÁP GIỚI Pháp Giới là bản thể của thân tâm của hết thảy chúng sinh. Pháp là phép tắc, giới có 2 nghĩa: Tính và Phận. Nếu đứng về mặt Sự mà nói Giới tức là Nghĩa phận, tức là tùy theo Sự mà phân biệt. Còn nếu đứng về phương diện Lý mà nói thì Giới là nghĩa Tính, tức là Tính của các Pháp không biến đổi. Lấy hai nghĩa Tính và Phận mà nối kết lại với nhau thì thành Pháp Giới Lý Sự vô ngại. Lấy Lý dung Sự, mỗi mỗi dung thông, thì thành Sự Sự vô ngại Pháp Giới. 1-SỰ PHÁP GIỚI Tức là các pháp sắc và tâm của chúng sinh, mỗi mỗi đều sai khác, mỗi mỗi đều có giới hạn phân tề, cho nên gọi là Sự Pháp Giới. 2-LÝ PHÁP GIỚI Tức là các pháp sắc và tâm của chúng sinh tuy có sai khác, nhưng cùng chung một thể tính, nên gọi là Lý Pháp Giới. 3-LÝ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI Tức là Lý do Sự mà hiển bày, Sự nhờ Lý mà thành tựu, Lý Sự dung thông nhau, nên gọi là Lý Sự vô ngại Pháp Giới. 4-SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI Tức là hết thảy các sự kiện có giới hạn phân tề, đều dung thông nhau một cách xứng tính. Một tức nhiều, lớn dung nhỏ, hết lớp nầy đến lớp khác, trùng trùng vô tận, cho nên gọi là Sư Sự vô ngại Pháp Giới. (x. Đại Minh Pháp Số, q.13) IV- PHÁP GIỚI ĐỊNH Hai bộ Đại Nhật cùng lấy Lục đại pháp giới (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức) là Tam Muội tự chứng, cho nên gọi là Pháp Giới Định. Đại Nhật ấn Kim Cương giới và Kim cương đỉnh gọi là Trí quyền ấn. Đó là pháp môn sai biệt của hai bộ Đại Nhật. Nếu dựa vào Thông môn thì Đại Nhật kim cương giới cũng gọi là Pháp Giới định ấn. Vô Úy Tôn Thắng Quỹ gọi đó là Trí Quyền Ấn, cũng tức là Pháp Giới Ấn. Do đó Pháp Giới định thông cho cả hai bộ Đại Nhật (x. Bí Tạng Ký Sao, q.3). Nhập định ấn của đức Đại Nhật Như Lai ở Thai Tạng Giới và Trí Quyền Ấn của Đức Đại Nhật Như Lai ở Kim Cương Giới, đều gọi chung là Pháp Giới Định Ấn. V- PHÁP GIỚI GIA TRÌ Thực tướng của chư Phật, chân ngôn, chúng sinh gia trì lẫn nhau, gọi là Pháp Giới gia trì. Diễn Mật Sao, q. 2, viết: Sớ văn giải thích rằng: Tì-phú-la (vipula) có nghĩa là rộng lớn (quảng đại), chỉ sự sâu rộng không có giới hạn, không thể suy lường. Tự thể của chư pháp như vậy gọi là Tì-phú-la Pháp 6 Giới. Chư Phật thực tướng, chân ngôn thực tướng, và chúng sinh thực tướng đều là Tì-phú-la Pháp Giới. Ba thực tướng ấy gia trì lẫn cho nhau gọi là Pháp Giới gia trì. VI- PHÁP GIỚI NHẤT TƯỚNG Chỉ cho Sự vô ngại Pháp Giới, một trong tứ Pháp Giới. Tức là nhất tướng nhất vị thuộc nhất chân Pháp Giới. Kinh Văn Thù Bát Nhã viết: Pháp Giới Nhất Tướng hệ duyên Pháp Giới, gọi là Nhất hạnh tam muội (tâm định ở một hạnh mà tu Tam Muội). Ngoài ra còn có từ Pháp Giới Tam Muội là Tam Muội quán xét thấy được cái huyền lý Nhất chân pháp giới đã được nói rõ trong kinh Hoa Nghiêm, phối hợp với Tam Thánh của Hoa Nghiêm thì sẽ đạt được sở đắc của Phổ Hiền Bồ Tát. Lại một nghĩa khác: Mật Giáo quán 5 chữ như chữ (ÂM) thì gọi là Pháp giới thể tính quán, cũng gọi là Pháp giới tam muội. VII- PHÁP GIỚI QUÁN MÔN Trong Pháp Giới Quán, phép quán tưởng để chứng nhập Pháp Giới như đã nói trong kinh Hoa Nghiêm. Vị sơ tổ của tông Hoa Nghiêm là đại sư Đỗ Thuận tu tập mà lập thành ba tầng: (1)-Chân Không Quán; (2)-Lý Sự vô ngại quán; (3)-Chu Biến hàm dung quán. (x. Pháp Giới quán môn). Trong sách Pháp Giới Quán Môn, q.1, ngài Đỗ Thuận ở núi Chung Nam soạn, trình bày 3 tầng Pháp Giới Quán, sáng lập ra Quán Môn Pháp Giới của tông Hoa Nghiêm. Ngài Đỗ Thuận viết: Tu tập Đại phương quản Phật Hoa Nghiêm pháp giới quán môn, đại lược có 3 tầng: Một là chân không, Hai là Lý Sự vô ngại, Ba là chu biến hàm dung. Toàn văn tác phẩm của Đỗ Thuận nay có thể tìm đọc trong Chú Pháp Giới Quán Môn của đại sư Khuê Phong. VIII- PHÁP GIỚI THÂN Pháp Giới Thân tức là Pháp Thân, là một trong Tam Thân của Phật. Pháp Thân của Phật là Phật Thân cảm ứng với hết thảy chúng sanh ở khắp Pháp Giới, cho nên gọi là Pháp Giới Thân. Nhất Thân, tức là hiện nhất thiết thân. Trong sách Thám Huyền Ký q.2, viết: Hiện nhất thân, tức là Nhất thiết thân, gọi là Pháp Giới Thân. Sách Quán Kinh Định Thiện Nghĩa, viết: Pháp Giới tức là nói cảnh sở hóa, tức là chúng sanh giới. Thân, tức là nói thân có khả năng biến hóa, tức là thân của chư Phật. Pháp Giới gọi là Tâm Pháp của chúng sanh. Tâm ấy có khả năng sinh ra các Pháp, cho nên gọi là Pháp Giới. Sách Vãng Sinh Luận Chú, q. thượng, viết: Pháp Giới là tâm Pháp của chúng sanh. Tâm ấy có khả năng sinh tạo ra hết thảy các Pháp ở thế gian và xuất thế gian, cho nên gọi Tâm là Pháp Giới. Pháp Giới có khả năng sinh ra thân tướng hảo của chư Như Lai, cũng như sắc giới v.v có khả năng sinh ra nhận thức cho nên Phật Thân gọi là Pháp Giới Thân. (còn tiếp) Viên Giác 212 Tháng 4 năm 2016

8 (Phần Hai) Tác giả: Thiền Sư Henepola Gunaratana Chuyển ngữ: Liễu Pháp (Tiếp theo VG 211) bạn đang phải làm. Chánh Niệm đưa tâm bạn trở lại với đối tượng của thiền. Tất cả mọi điều này xảy ra tức thời và không có sự đối thoại nào bên trong. Chánh Niệm không phải là suy nghĩ. Hành thiền nhiều lần sẽ thiết lập chức năng này như một thói quen của tâm và nó sẽ theo bạn suốt chuỗi đời còn lại của mình. Một hành giả đứng đắn thì luôn luôn có sự chú tâm đơn thuần vào những gì xảy ra, ngày này qua ngày khác cho dù khi đang ngồi thiền hay không. Đây là một lý tưởng cao cả mà hành giả có lẽ vun bồi qua nhiều năm hay hằng cả chục năm. Cái thói quen bị kẹt vào sự suy nghĩ chúng ta đã có hằng bao nhiêu năm và cái thói quen đó đeo đẳng chúng ta một cách bền bĩ. Chỉ có một cách thoát ra khỏi thói quen này là phải kiên trì vun bồi Chánh Niệm liên tục. Khi Chánh Niệm có mặt, bạn sẽ hay biết khi bạn kẹt vào cái khuôn mẫu suy nghĩ. Chính ngay sự hay biết này giúp bạn thoát ra khỏi sự suy nghĩ. Rồi thì Chánh Niệm đưa tâm bạn trở lại đề mục đang được theo dõi. Nếu lúc đó bạn đang ngồi thiền thì chú tâm vào đề mục thiền. Nếu lúc đó bạn không ngồi thiền thì chú tâm đơn thuần, chỉ hay biết bất cứ cái gì đang xảy ra mà không tham dự vào Ồ, cái này xảy đến... rồi bây giờ cái này, và cái này.... Chánh Niệm là chính sự chú tâm đơn thuần và cùng lúc là cái chức năng nhắc nhở ta chú tâm đơn thuần nếu ta ngưng chú tâm như thế. Chú tâm đơn thuần là sự chú ý, nó tự ổn định trở lại rất đơn giản bằng cách hay biết rằng mình không còn ở trong hiện tại. Một khi mà bạn hay biết rằng mình không còn chú tâm thì theo định nghĩa là bạn đang chú tâm và như thế bạn trở lại chú tâm đơn thuần. Ba hoạt động căn bản của Chánh Niệm Chánh Niệm có ba hoạt động căn bản. Chúng ta có thể dùng các hoạt động này như là các định nghĩa về chức năng của Chánh Niệm: (1) Chánh Niệm nhắc nhở chúng ta đang phải làm gì; (2) Chánh Niệm thấy sự vật đúng y như chúng là; (3) Chánh Niệm thấy được bản chất sâu xa của mọi hiện tượng. Chúng ta hãy xem xét những định nghĩa này với nhiều chi tiết hơn. (1) Chánh Niệm và sự nhắc nhở: Chánh Niệm nhắc nhở bạn điều mà bạn đang phải làm. Trong thiền tập, bạn chú ý đến một đề mục. Khi tâm bạn phóng đi khỏi đề mục này, chính Chánh Niệm nhắc nhở là bạn đang phóng tâm và điều mà Chánh Niệm tạo nên cảm tưởng riêng biệt trong sự nhận thức, một hương vị riêng, một hương vị nhẹ nhàng, trong sáng, đầy năng lực. Tư tưởng trong nhận thức thì lại nặng nề, chậm chạp, cầu kỳ. Nhưng đây cũng chỉ là ngôn từ. Chỉ có sự thực tập của riêng bạn mới chỉ rõ cho bạn sự khác biệt. Rồi thì có thể bạn sẽ dùng ngôn từ khác và ngôn từ dùng ở đây cũng bằng thừa. Nên nhớ rằng chỉ có sự thực tập mới là điều chính yếu. (2) Chánh Niệm và thực tại: Chánh Niệm thấy sự vật như chúng là, không thêm, không bớt, không bóp méo gì cả, chỉ chú tâm đơn thuần và nhìn bất cứ cái gì xảy đến. Ngược lại, tư tưởng dán lên nhiều thứ trên kinh nghiệm của chúng ta, đè nặng chúng ta với khái niệm và quan điểm, tràn ngập chúng ta trong cơn lốc rối loạn của kế hoạch, lo lắng, sợ hãi và tưởng tượng. Khi đang chánh niệm, bạn không chơi cái trò đó. Bạn chỉ hay biết cái gì khởi sinh trong tâm, rồi chú ý tới sự vật kế tiếp. Ồ, cái này... và cái này... và bây giờ cái này. Thực sự rất là đơn giản. (3) Chánh Niệm và bản chất của các hiện tượng: Viên Giác 212 tháng 4 năm

9 Chánh Niệm thấy được bản chất thực sự của mọi hiện tượng. Chánh Niệm và chỉ có Chánh Niệm mới có thể nhận biết ba đặc tính căn bản mà Phật giáo giảng dạy về những sự thực thâm sâu của sự hiện hữu. Trong ngôn ngữ Pali, ba đặc tính này được gọi là Anicca (vô thường), Dukkha (khổ) và Anatta (vô ngã vắng bóng cái thực thể thường còn, bất biến, được gọi là linh hồn hay bản ngã). Những sự thực này không được giảng dạy trong Phật pháp như là giáo điều đòi hỏi sự tin tưởng mù quáng. Những người theo Phật cảm thấy những đặc tính này là đương nhiên và phổ quát, đối với những ai tìm hiểu đúng cách. Chánh Niệm là phương pháp để tìm hiểu đúng cách đó. Một mình Chánh Niệm có năng lực vén mở mức thực tại sâu xa nhất cho sự quan sát của nhân loại. Ở mức tìm hiểu sâu xa này, ta có thể thấy những điều sau đây: (a) tất cả các pháp hữu vi vốn không bền vững; (b) mọi sự trong thế gian cuối cùng đều bất toại nguyện; và (c) thực sự chẳng có thực thể nào là thường còn, chỉ là những quy trình biến đổi. Chánh Niệm vận hành như là cái kính hiển vi để xem các hạt điện tử. Có nghĩa là nó được xử dụng ở mức vi tế và vi tế đến độ ta thực sự có thể thấy những thực tại tạo nên tiến trình của tâm. Chánh Niệm thực sự thấy tính chất vô thường của mỗi nhận thức. Nó thấy cái bản chất tạm bợ và hoại diệt của mỗi sự vật được nhận thức. Nó cũng thấy cái bản chất bất toại nguyện của mọi pháp có điều kiện. Nó thấy được rằng chẳng có nghĩa lý gì mà bám víu vào những tấn tuồng diễn ra rồi qua đi. An bình và hạnh phúc không thể được tìm thấy qua cách đó. Và cuối cùng, Chánh Niệm thấy cái tính chất vô ngã vốn có trong mọi hiện tượng. Nó thấy rằng chúng ta đã tùy hứng chọn một số nhận thức nào đó, chia năm xẻ bảy từ cái dòng kinh nghiệm rồi suy ra thành những khái niệm như là những thực thể riêng rẽ và trường tồn. Chánh Niệm thì thực sự thấy những sự vật. Nó không suy nghĩ về sự vật, nó trực tiếp thấy chúng. Khi được phát triển toàn diện, Chánh Niệm thấy được ba đặc tính căn bản của hiện hữu một cách trực tiếp, tức thời và không qua sự can thiệp của môi trường tư duy. Thật thế, ngay chính các đặc tính căn bản vốn cũng không nhất định. Các đặc tính này không thực sự là riêng rẽ. Chúng chỉ là kết quả của sự tranh chấp, đem một tiến trình đơn giản là Chánh Niệm và biểu lộ nó trong những biểu tượng suy tư vốn không thích hợp. Chánh Niệm là một tiến trình, tuy nhiên nó không xảy ra từng bước một. Nó là một tiến trình toàn diện, xảy ra như một đơn vị: bạn hay biết bạn mất Chánh Niệm, và sự hay biết đó chính nó là một kết quả của Chánh Niệm; và Chánh Niệm là sự chú tâm đơn thuần; và chú tâm đơn thuần là thấy sự vật y như chúng là, không có sự bóp méo; và cái cách chúng thể hiện là là Anicca, Dukkha và Anatta (vô 8 thường, bất toại nguyện và vô ngã). Tất cả chỉ xảy ra trong khoảng vài chập tư tưởng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn tức thì được giải thoát ngay (giải thoát khỏi mọi yếu đuối của con người) do kết quả của lần đầu Chánh Niệm. Thực tập đưa chất liệu này vào đời sống thường nhật là một tiến trình toàn diện khác. Và tập kéo dài trạng thái Chánh Niệm còn là một tiến trình khác. Tuy nhiên chúng đều là những tiến trình hoan hỷ và rất đáng bỏ công tinh tấn thực tập. Chánh Niệm (Sati) và Thiền Minh Sát (Vipassana) Chánh Niệm là trọng tâm của Thiền Minh Sát và là chìa khóa của toàn thể tiến trình. Nó là mục đích của thiền quán và cũng là phương tiện dẫn đến cứu cánh. Bạn đạt tới Chánh Niệm là do bạn đã từng chú tâm nhiều hơn. Một chữ Pali khác được dịch ra Anh ngữ bằng chữ Mindfulness là Appamada, có nghĩa là không cẩu thả hay vắng bóng của điên rồ. Người liên tục theo rõi những gì xảy ra trong tâm mình đạt được trạng thái minh mẫn tối hậu. Chữ Pali Sati bao hàm ý nghĩa nhớ (niệm), không có nghĩa là trí nhớ, ký ức, như những ý tưởng hoặc hình ảnh trong quá khứ mà thực ra là sự hay biết rõ rệt, trực tiếp, không có ngôn từ của cái gì đang là, không phải là, của cái gì đúng, cái gì không đúng, của cái gì chúng ta đang làm và làm như thế nào. Chánh Niệm nhắc nhở hành giả chú tâm tới đúng đối tượng, đúng lúc và áp dụng vừa đủ năng lực để làm việc đó. Khi năng lực được dùng đúng cách, hành giả luôn luôn ở trong trạng thái yên lặng và tỉnh thức. Khi mà trạng thái này được giữ như thế, những trạng thái tâm gọi là chướng ngại hay phiền não không thể sinh khởi không có tham, không có sân, không nhục dục, không lười biếng. Tuy nhiên chúng ta là con người, tất cả chúng ta đều có sai lầm. Hầu hết chúng ta rất là người và chúng ta lầm lẫn nhiều lần. Mặc dù thật lòng cố gắng, hành giả vẫn thỉnh thoảng để mất Chánh Niệm và rồi hành giả thấy mình thất bại. Chính Chánh Niệm hay biết sự thay đổi đó. Cũng chính Chánh Niệm nhắc nhở hành giả dùng năng lực cần thiết để ra khỏi tình trạng đó. Sự mất chánh niệm trở đi trở lại nhiều lần, nhưng sẽ ít đi với sự thực tập. Một khi mà Chánh Niệm đẩy những phiền não qua một bên, những trạng thái tâm thiện sẽ thế chỗ. Sân hận được thay thế bằng từ bi, tham ái được thay thế bằng buông xả. Chính Chánh Niệm cũng hay biết sự thay đổi này nữa và nhắc nhở hành giả Minh Sát duy trì thêm sự sắc bén cần thiết để giữ vững thêm những trạng thái tâm thiện. Chánh Niệm giúp phát triển trí tuệ và từ bi. Không có Chánh Niệm thì trí tuệ và từ bi không thể phát triển hoàn toàn được. Trong tâm có một cơ chế để chấp nhận những gì tâm nhận thức như là những kinh nghiệm đẹp đẽ, dễ chịu và xua đuổi những kinh nghiệm được nhận thức Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

10 là xấu xa và khó chịu. Cơ chế này chôn sâu trong tâm làm sinh khởi những trạng thái tâm mà chúng ta tự huấn luyện cho mình để tránh những thứ như là tham ái, sân hận, chống đối, và ganh tị. Chúng ta chọn tránh những chướng ngại này, không phải vì chúng là xấu xa theo nghĩa thông thường, mà bởi vì chúng tạo đam mê, vì chúng chế ngự tâm và chiếm hết thảy sự chú tâm; vì chúng cứ đi vòng vòng trong những vòng tròn ý tưởng nhỏ mà thật chặt chẽ; và bởi vì chúng ngăn cách không cho ta sống với thực tại. Nguyên tác: Ajahn Chah Chuyển ngữ: Lưu Ly Những chướng ngại đó không thể phát sinh nếu Chánh Niệm có mặt. Chánh Niệm là chú ý đến thực tại trong thời khắc hiện tại, và do đó trực tiếp đối ngược lại với trạng thái tâm rối loạn tiêu biểu cho chướng ngại. Đối với hành giả hành thiền, chỉ có khi chúng ta mất Chánh Niệm thì những cơ chế chôn sâu trong tâm nói trên mới thay thế vào, như là sự bám víu và xua đuổi. Rồi thì sự chống đối nổi lên và làm lu mờ sự hay biết của chúng ta. Chúng ta không hay biết sự thay đổi đang xảy ra chúng ta đang bận bịu với ý tưởng trả thù, hoặc tham ái hay gì khác. Trong khi một người không thiền tập tiếp tục để cho trạng thái tâm này kéo dài vô hạn định, một hành giả hành thiền sớm nhận biết cái gì đang xảy ra. Chính Chánh Niệm hay biết sự thay đổi. Chính Chánh Niệm nhớ lại sự thực tập và điều này hướng về sự chú tâm để trạng thái rối loạn phai nhạt dần đi. Và rồi thì cũng chính Chánh Niệm cố duy trì chính nó để sự chống đối nói trên không thể phát sinh trở lại. Như thế, Chánh Niệm là thuốc giải độc đặc biệt dành cho những chướng ngại. Nó chính là phương pháp ngăn ngừa và cũng là thuốc chữa. Chánh Niệm được phát triển hoàn toàn là trạng thái không dính mắc hoàn toàn và vắng bóng sự bám víu với bất cứ thứ gì trên thế gian. Nếu chúng ta có thể duy trì trạng thái này, thì chẳng cần phương tiện gì khác để thoát khỏi chướng ngại, để thoát khỏi những sự yếu đuối của con người. Chánh Niệm là sự chú tâm không hời hợt bên ngoài. Nó thấy sự vật một cách thâm sâu, dưới hẳn tầng mức của khái niệm và quan điểm. Loại quan sát thâm sâu này dẫn đến một sự vững chắc hoàn toàn, không còn lầm lẫn gì cả. Nó tự biểu lộ như là một sự chú tâm liên tục, không suy chuyển. Sự hay biết trong sáng, không tì vết này không những tránh được những chướng ngại mà còn lột trần cơ chế của chúng và tiêu diệt chúng. Chánh Niệm làm hóa giải những phiền não trong tâm. Kết quả là tâm được trong sạch, khó bị làm hại, hoàn toàn không bị ảnh hưởng vì sự lên xuống của đời sống. Liễu Pháp Trong bài này đại sư Ajahn Chah, một vị sư Thái Lan có lối giảng dạy thật giản dị, chân thực đã thu hút được nhiều đệ tử Tây phương, nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đang sắp chết. Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ- trước tiên là niệm chú, rồi tập trung tư tưởng vào hơi thở. Niệm chú ở đây không có ý nghĩa thần bí gì, mà chỉ là dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh. Khi tâm dần dần lìa khỏi những khởi niệm tự phát nơi thân và bắt đầu cảm nhận được những năng lực tốt lành, sự lo sợ sẽ tan đi và thay vào đó là một trạng thái an tĩnh đủ để cho tâm tập trung được vào nhịp lên xuống của hơi thở. Chú ý vào hơi thở để đạt được sự tỉnh thức là một phương pháp căn bản nhất trong các cách thiền của đạo Phật, và được áp dụng trong tất cả mọi truyền thống tu. Sự vận chuyển tự nhiên, tự phát của hơi thở là một biểu lộ thật tự nhiên và liên tục về sự giản dị của giây phút này, tại nơi đây. Có hai từ ngữ tiếng Phạn được dùng đến, dharma và samskara. Chữ Dharma (Pháp) thường được dùng nhiều nhất như một phần của chữ Phật Pháp. Nó có nghĩa gần như là "con đường" (đạo) hay "sự bình thường". Nhưng trong những kinh điển Phật giáo từ ngữ này thường được dùng đến để chỉ mọi hiện tượng hay sự vật. Tất cả những gì có thể là đối tượng cho sự chú ý của tâm đều gọi là pháp (dharma). Samskara trong nghĩa hẹp hơn, chỉ cho một tác động tinh thần, trong nghĩa rộng là bất kỳ một sự hình thành nào do nhân duyên hợp. Điều đó bao gồm tất cả những gì khởi lên. Và Đức Phật đã thường xuyên nhắc nhở các đệ tử rằng: "tất cả những gì theo duyên khởi cũng đều theo duyên diệt". Con hãy kính cẩn nghe những lời Pháp sau. Trong khi thầy nói, hãy chú tâm nghe như con đang nghe chính Đức Phật nói trước mặt con vậy. Hãy nhắm mắt Viên Giác 212 tháng 4 năm

11 lại và thư giãn tâm thân, tập trung tư tưởng. Cung kính hướng về Tam Bảo cầu cho tâm con được chân, trí, tịnh để tỏ lòng thành kính đến Bậc Toàn giác. Hôm nay thầy không đem đến những gì vật chất cho con, mà chỉ đem đến những lời Pháp, những lời dạy của Đức Phật. Hãy nghe kỹ đây. Con phải hiểu rằng ngay Đức Phật với phước huệ vô biên cũng không thể tránh được cái chết. Khi Phật đến tuổi già ngài đã buông bỏ cái xác thân già yếu và những gánh nặng của nó. Bây giờ con cũng phải tập bằng lòng với những tháng năm con đã ở trong thân xác này. Con phải cảm thấy rằng như vậy là cũng đủ rồi. Con có thể so sánh thân như những vật gia dụng đã dùng đến lâu năm- những ly tách, đĩa bàn v.v... Khi con mới có chúng, trông chúng thật là sạch sẽ và bóng láng, nhưng bây giờ, sau một thời gian dài đã dùng lâu, chúng bắt đầu mờ xấu đi. Có cái đã vỡ rồi, có cái thì mất đi, và những cái còn lại cũng tàn tạ dần, chúng không giữ mãi được hình dạng cũ, và đó là bản chất của chúng. Thân của con cũng như vậynó thường xuyên thay đổi ngay từ ngày con chào đời, trải qua tuổi thơ ấu và thiếu niên, cho đến tuổi già hiện nay. Con phải chấp nhận điều đó. Phật đã nói rằng những duyên hợp (samskaras), dù là duyên hợp trong tâm, thân hay ở ngoài, đều là vô ngã, bản chất của nó là luôn luôn thay đổi. Hãy quán chiếu trên chân lý này cho đến khi con thấy được điều đó rõ ràng. Khối thịt đang nằm đây suy hoại chính là satyadharma, là sự thật. Sự thật của thân xác này là satyadharma, là cái lý bất biến Phật đã hằng dạy. Đức Phật dạy chúng ta nhìn vào thân xác này, quán tưởng về nó và nhìn nhận bản chất của nó. Chúng ta phải chấp nhận thân xác mình, dù nó có ở tình trạng nào đi nữa. Phật dạy rằng chỉ có thân xác là bị giam hãm thôi và chúng ta đừng để cho tâm mình bị giam hãm chung với nó. Bây giờ thân xác con bắt đầu suy hoại với thời gian, đừng chống lại sự kiện đó, nhưng đừng để tâm trí mình bị suy hoại theo, hãy giữ tâm mình riêng biệt. Cho tâm thêm năng lực bằng cách nhận thức được sự thật của mọi pháp. Phật dạy rằng bản chất của thân là như vậy, sanh ra, già yếu đi, mang bệnh rồi chết, không thể nào khác hơn được. Đó là một sự thật lớn mà con đang gặp phải đây. Hãy nhìn thân xác mình với trí tuệ và nhận thức được sự thật đó. Ngay cả khi nhà con đang bị đe dọa bởi bão lụt hay lửa cháy, dù hiểm nguy ấy có đến cỡ nào, cũng chỉ cho nó ảnh hưởng đến cái nhà thôi. Nếu có bão lụt, đừng để nó ngập lụt tâm mình. Nếu có lửa cháy, đừng để cho lửa cháy tâm mình, mà chỉ cháy nhà thôi, chỉ những gì bên ngoài mình mới bị ngập lụt và cháy thôi. Hãy để tâm buông xả khỏi những ràng buộc. Thời điểm đã đến rồi. Con đã sống một thời gian lâu dài. Mắt con đã thấy được nhiều hình sắc, tai con đã nghe bao nhiêu là thanh âm, con đã có bao nhiêu là kinh nghiệm trong đời. Và chúng chỉ là thế thôi- chỉ là những kinh nghiệm. Con đã ăn biết bao nhiêu của ngon vật lạ, và tất cả những vị ngon đó chỉ là vị ngon, thế thôi. 10 Những vị dở cũng chỉ là những vị dở, thế thôi. Nếu mắt có thấy một bóng hình đẹp, thì đó cũng chỉ là một bóng hình đẹp, thế thôi. Một hình dạng xấu cũng chỉ là một hình dạng xấu. Tai có nghe những âm thanh hấp dẫn, du dương thì cũng chỉ là như thế, không có gì hơn. Một âm thanh khúc mắc, chói tai thì cũng chỉ là một âm thanh thế thôi. Đức Phật dạy rằng mọi chúng sinh dù là người hay là thú, dù giàu hay nghèo, già hay trẻ, không ai là có thể tồn tại lâu dài mãi mãi trong một tình trạng, mọi thứ đều sẽ phải thay đổi và xa rời đi. Đó là một sự thật của đời sống mà chúng ta chẳng thể nào sửa đổi được. Nhưng Phật nói điều chúng ta có thể làm được là quán tưởng về tâm và thân này để thấy sự vô ngã của nó, để thấy rằng chúng không phải là "ta" hay "của ta". Chúng chỉ là những thực tại tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó là chỉ của con trên danh nghĩa, con không thể đem nó theo đi đâu được. Cũng như những tài sản, những của cải này và gia đình thân quyến- tất cả cũng chỉ là của con trên danh nghĩa, họ không thực sự thuộc về con, họ thuộc về thiên nhiên. Chân lý này không phải chỉ áp dụng cho riêng con, tất cả mọi người đều phải chịu như vậy, kể cả Phật và những vị đệ tử đã giác ngộ của ngài. Nhưng họ khác biệt chúng ta ở một điểm, đó là họ nhìn mọi việc theo đúng sự thực của chúng, họ thấy rằng nó là như vậy, và không thể nào khác hơn được. Như vậy Đức Phật đã dạy chúng ta phải quán chiếu trên thân này, từ gót chân lên đến đỉnh đầu và rồi lại trở xuống chân. Hãy nhìn lại thân mình xem, ta thấy những gì? Có cái gì tự nó là thanh tịnh không? Có thấy có chất gì thường tồn không? Thân xác này thường xuyên suy hoại dần và Phật dạy rằng nó không thuộc về chúng ta. Nhưng đó là cái lẽ tự nhiên, vì tất cả mọi hiện tượng do duyên hợp đều phải thay đổi. Ta còn muốn nó như thế nào bây giờ? Thật ra thân xác phải như vậy cũng không có gì là sai lầm. Điều làm ta đau khổ không phải là thân này, mà chính là sự suy nghĩ sai lầm. Khi ta nhìn điều phải một cách sai trái, thế nào cũng có sự lầm lạc. Xem như nước trên dòng sông. Nước chảy xuôi xuống từ nguồn, nó không bao giờ chảy ngược, bản chất nó là như vậy. Nếu có một người nào đó đứng trên bờ sông nhìn dòng nước chảy mà lại điên rồ muốn nó chảy ngược lại, thì hắn sẽ phải chịu đau khổ. Có làm gì đi nữa, tâm hắn cũng phải khó chịu vì sự suy nghĩ sai lạc này. Hắn sẽ cảm thấy không vui vì quan niệm muốn nước chảy ngược lại của hắn là sai lầm. Nếu có chánh kiến, hắn sẽ thấy là nước tất yếu sẽ phải chảy xuôi từ nguồn và cho tới khi hắn nhận thức và chấp nhận được điều đó, hắn sẽ còn phải chịu những bực bội và bất an. Dòng nước sông chảy xuôi từ nguồn cũng ví như thân xác. Thân xác con đã có thời trẻ trung, bây giờ nó già đi và đang tiến dần đến cái chết. Đừng mơ ước điều gì khác hơn. Đó không phải là điều chúng ta có khả năng sửa đổi được. Đức Phật dạy chúng ta phải thấy rõ mọi sự là như vậy và xả bỏ đi những ràng buộc. Hãy an trú nơi tâm niệm buông xả này. Tiếp tục thiền định dù cho con có cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

12 Thở một hơi dài và tập trung tư tưởng nơi câu niệm Phật. Hãy tập làm điều này cho thành thói quen. Càng mệt mỏi lại càng phải chuyên chú tập trung tư tưởng để có thể đương đầu với những cảm giác đau đớn dâng lên. Khi bắt đầu thấy mệt, hãy ngừng ngay những vọng tưởng, để tâm trí tập trung vào hơi thở. Hãy chuyên chú niệm Phật trong tâm. Xả bỏ đi những vấn đề bên ngoài. Đừng vướng mắc vào những suy tư về con cái, bà con thân thuộc, đừng bám víu vào bất cứ một cái gì. Hãy buông xả, nhiếp tâm theo dõi vào hơi thở. Tập trung hoàn toàn vào hơi thở cho đến khi tâm càng lúc càng trở nên tinh tế hơn, những cảm thọ mờ dần và chỉ còn lại một trạng thái tỉnh thức và sáng suốt. Khi đó những cảm giác đau đớn dâng lên sẽ tự lắng xuống dần. Cuối cùng, con sẽ xem hơi thở như một người thân đến thăm viếng con. Khi tiễn biệt một người thân, chúng ta đi ra nhìn theo cho đến khi khuất bóng rồi mới trở vào trong nhà. Chúng ta cũng theo dõi hơi thở như vậy, Nếu hơi thở thô phù, ta biết đó là thô phù, hơi thở vi tế, ta biết đó là vi tế. Cho đến lúc hơi thở càng ngày càng nhẹ đi, chúng ta vẫn tiếp tục theo dõi trong khi giữ cho tâm mình được tỉnh táo. Dần dần tâm sẽ không nhận thức về hơi thở nữa mà ở trong một trạng thái tỉnh thức hoàn toàn. Cái đó gọi là "tri kiến Phật". Sự tỉnh thức và sáng suốt trong tâm ta ấy gọi là "Phật", chỉ cho tính giác ngộ, linh mẫn, trí huệ. Đây là sự ngộ nhập tánh Phật, trong sự hiểu biết và sáng suốt. Vì tuy Đức Phật lịch sử bằng xương thịt đã nhập Niết Bàn rồi, Đức Phật thật sự tức Phật tánh với trí tuệ quang minh vẫn có ở trong ta và ta vẫn có thể kinh nghiệm và ngộ nhập được, và khi chúng ta đạt tới đó, ta sẽ thấy rằng tâm và Phật cũng là một. Vậy con hãy buông xả, quên đi hết mọi sự để chỉ còn sự hiểu biết sáng suốt trong tâm. Đừng bị mê hoặc nếu có những ảo giác hay âm thanh khởi lên trong tâm trí con lúc thiền định. Hãy xả bỏ chúng đi, đừng ôm ấp bất cứ điều gì. Chỉ an định tâm nơi trạng thái không đối đãi này. Đừng lo lắng về quá khứ hay tương lai, hãy để tâm tĩnh lặng và con sẽ đạt được trạng thái của tính "không" trong đó không có tiến hay thoái, không có sự ngừng lại, không có gì để bám víu hay ràng buộc vào. Tại sao? Vì không còn có bản ngã, không còn cái "tôi" hay "của tôi". Tất cả đều đã tan biến đi rồi. Đức Phật dạy chúng ta phải buông xả hết mọi sự như vậy, không còn vương mang một điều gì hết. Buông bỏ mọi sự đi, sau khi ta đã hiểu biết chúng rồi. Thực hiện được Pháp, con đường đưa đến sự giải thoát khỏi vòng sanh tử, là một việc chúng ta phải tự mình làm. Vậy hãy tiếp tục buông xả và tìm hiểu được lý Đạo. Hãy dồn hết năng lực vào việc quán tưởng của mình. Đừng lo lắng gì về gia đình của con nữa. Bây giờ họ đang như thế, nhưng tương lai rồi họ cũng như con thôi. Không ai trên thế giới này là có thể trốn thoát được số phận đó. Đức Phật đã dạy chúng ta là phải buông bỏ hết mọi sự giả hợp không thật trên thế gian này. Nếu con buông bỏ được, con sẽ thấy được chân lý, bằng không con sẽ không thể nhận ra được. Mọi sự đều phải xảy ra như vậy, và tất cả mọi người ai cũng phải chịu như vậy. Vậy con đừng lo lắng và đừng bám víu vào một cái gì cả. Ngay cả khi con đang thấy mình suy nghĩ cũng không sao cả, miễn sao con biết suy nghĩ với trí tuệ. Đừng có những ý tưởng si mê. Nếu nghĩ về con cái hãy nghĩ đến chúng trong sự hiểu biết, không phải trong sự mù quáng ngu si. Tâm con hướng về đâu, hãy nghĩ đến điều đó và hiểu rõ nó, biết rõ thực chất của nó như thế nào. Nếu con có trí tuệ hiểu biết về một điều gì con có thể buông bỏ một cách dễ dàng và không còn đau khổ. Tâm của con sẽ trong sáng, an lạc, và vững chắc vì không bị phân tán. Còn ngay bây giờ thì con phải nương về hơi thở để làm phương tiện trợ giúp cho con. Đây là việc con phải làm, không ai khác làm thế được. Để người khác làm những việc của họ. Con có những việc và trách nhiệm của riêng con và con không cần ôm lấy những trách nhiệm của người khác. Đừng gánh lấy những gì khác, hãy buông bỏ chúng hết đi. Buông bỏ được, tâm trí con sẽ được yên ổn. Trách nhiệm duy nhất mà con phải làm bây giờ là chuyên chú vào tâm mình và tìm cách làm cho nó được an bình. Hãy để những việc khác cho người khác lo. Sắc, thanh, hương, vị - để lại cho người khác lo. Hãy để lại tất cả đàng sau và chỉ làm công việc con cần làm bây giờ thôi, hoàn thành trách nhiệm đối với chính con bây giờ thôi. Nếu có bất cứ cái gì khởi lên, lo sợ hay đau đớn, sự sợ hãi cái chết, hay sự lo lắng về một điều gì đó, hãy nói với nó rằng: "Đừng có làm rộn tôi. Tôi không còn can dự gì nữa". Hãy tự nhủ như vậy cho đến khi con thấy được Pháp. Pháp có nghĩa là gì? Tất cả mọi sự đều có thể gọi là pháp. Không có cái gì mà không có pháp trong đó cả. Như vậy cái gì là "thế gian"? Thế gian chính là trạng thái tinh thần đang bị khích động của con bây giờ đây. "Người này sẽ làm gì? Người kia sẽ làm gì? Khi tôi chết rồi ai sẽ săn sóc cho họ đây? Họ sẽ xoay sở như thế nào đây?". Tất cả những điều đó là "thế gian". Ngay cả một khởi niệm lo sợ về cái chết hay sự đau đớn cũng là thế gian. Hãy buông bỏ thế gian đi! Thế gian chỉ là thế gian vậy thôi. Nếu để nó xâm chiếm vào trong ý thức, tâm trí con sẽ trở nên tối tăm và không còn nhận thấy được chính nó nữa. Vì vậy mỗi khi có khởi niệm trong tâm hãy nói rằng: "Đây không phải là việc để tôi phải bận tâm. Nó là vô thường, không đem lại sự thỏa mãn và trống rỗng". Nghĩ rằng mình muốn được sống lâu dài sẽ làm cho ta đau khổ. Nhưng nghĩ rằng mình muốn chết ngay hay chết thật mau chóng cũng không phải là điều đúng, đó cũng là sự đau khổ. Những nhân duyên không thuộc về chúng ta, chúng đi theo những luật lệ tự nhiên của chúng. Ta không thể làm được gì với tình trạng thân thể của mình. Ta có thể làm đẹp nó một chút, làm cho nó sạch sẽ và trông hấp dẫn trong một thời gian, như những cô gái môi son má phấn và chải chuốt móng tay, nhưng khi tuổi già đến, tất cả mọi người đều ở trong một tình trạng như nhau. Đó là điều ta phải chấp nhận với thân vô thường này, ta không thể làm gì khác được. Nhưng đối với tâm trí, ta có thể cải thiện và đưa nó đến chân mỹ được. Viên Giác 212 tháng 4 năm

13 Ai cũng có thể xây được một căn nhà bằng gạch đá và gỗ, nhưng Đức Phật dạy rằng ngôi nhà như vậy không phải là nhà đích thực của ta, nó chỉ là của ta trên danh nghĩa. Nó là căn nhà thế gian và nó sẽ đi theo con đường của thế gian. Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm. Một ngôi nhà bằng vật liệu vật chất ở ngoài có thể đẹp đẽ đấy nhưng không đem lại sự an bình. Ta phải lo âu nhiều thứ về nó, hết việc này đến việc kia phải nghĩ đến. Vì thế ta nói rằng đó không phải là mái nhà đích thực của ta, nó ở ngoài ta, sớm muộn gì ta cũng sẽ phải bỏ nó lại. Đó không phải là một nơi ta có thể ở mãi được vì nó không thực sự thuộc về ta, nó là một phần của thế gian này. Thân của ta cũng như vậy, ta tưởng rằng nó là ta, là "tôi" và "của tôi", nhưng thực sự nó không phải như vậy, nó cũng chỉ là một ngôi nhà thế gian khác mà thôi. Thân của con đã trải qua diễn tiến tự nhiên của nó từ lúc mới sanh ra cho đến bây giờ, nay nó đã già và bệnh hoạn, con không thể ngăn cấm điều đó được, đó là cái lẽ tự nhiên phải như vậy. Muốn mọi sự khác hơn sẽ ngu dại chẳng khác gì muốn một con vịt trở thành một con gà. Khi con nhận thấy điều đó không thể xảy ra, rằng con vịt phải là một con vịt, con gà phải là một con gà, và thân con người phải già đi và chết, con sẽ tìm được sức mạnh và nghị lực. Dù con có muốn thân này tiếp tục sống và kéo dài tuổi thọ đến đâu, nó cũng không làm như vậy được. Đức Phật nói: Anicca vata sankhara Uppadavayadhammino Upajjjhitva nirujjhanti Tesam vupasamo sukho. Chữ sankhara (samskara) tiếng Phạn nói đến cái thân ngũ uẩn này. Thân ngũ uẩn là vô thường và bất định, vừa được hình thành xong chúng lại biến đi, vừa khởi lên chúng đã qua mất, nhưng mọi người lại cứ muốn nó trường tồn mãi mãi. Thật là điên rồ. Xem như hơi thở, chúng vừa vào, lại phải ra ngay, đó là cái lẽ tự nhiên phải như vậy. Hít vào và thở ra là phải luân phiên với nhau, phải có sự thay đổi như vậy. Thân ngũ uẩn tồn tại qua sự thay đổi, ta không thể ngăn tránh được điều đó. Thử nghĩ xem, ta có thể thở ra mà không thở vào được không? Nếu như vậy ta có thấy tốt hơn gì không? Hay ta có thể nào chỉ có hít vào được không? Chúng ta muốn mọi vật đều thường tồn nhưng không thể nào như thế được. Một khi hơi thở đã vào trong, nó lại phải ra ngay, và khi nó ra rồi nó lại phải trở vào và đó là điều tự nhiên thôi, có phải không? Một khi đã sinh ra chúng ta sẽ phải già đi, phải mang bệnh tật và rồi chết đi, đó cũng là điều hoàn toàn tự nhiên bình thường. Đó là bởi vì thân ngũ uẩn đã làm xong việc của nó, bởi vì hơi thở ra thở vào phải luân phiên như vậy, nên nhân loại mới còn tồn tại đến ngày nay. Ngay khi chúng ta vừa sinh ra, chúng ta đã bắt đầu chết. Sự sinh và tử của chúng ta chỉ là một. Cũng giống như cái cây: khi có rễ, tức phải có cành. Khi có cành lá, tức phải có rễ. Không thể nào có cái này mà không có cái kia. Thật là khôi hài khi con người ta mỗi khi đối diện với cái chết là đau đớn khổ sở đến mất 12 hồn và sợ hãi, buồn rầu, trong khi lại sung sướng vui mừng khi có người được sinh ra. Đó chính là si mê: không ai đã rõ thấu được điều này cả. Tôi nghĩ là nếu chúng ta muốn khóc, hãy khóc khi có người sinh ra. Vì thực sự ra sinh tức là tử, mà tử tức là sinh, rễ là cành, mà cành cũng là rễ. Nếu ta cần phải khóc, hãy khóc ngay cái rễ, khóc ở nơi sự sinh ra. Hãy nhìn kỹ xem: nếu không có sinh, làm sao có tử. Con có hiểu được điều này không? Đừng nghĩ ngợi gì nhiều. Chỉ biết là, "Mọi sự đều phải như vậy". Đó là việc của con, bổn phận của con trong lúc này. Hiện tại không ai có thể giúp được con, không gì gia đình con hay của cải của con có thể làm cho con được. Chỉ có chánh niệm, sự tỉnh thức mới có thể giúp con được lúc này. Vậy đừng có ngần ngại gì nữa. Hãy buông bỏ hết cả đi. Dù cho con có không buông bỏ, mọi sự cũng bỏ con mà đi. Con không thấy sao, trên thân thể con những bộ phận khác nhau đang dần dần suy thoái đi. Tóc con ngày nào còn đen nhánh và dầy, nay đã rụng đi. Nó đang bỏ con đi đó. Mắt con khi xưa sáng và mạnh mẽ, bây giờ mờ yếu đi. Khi những bộ phận đã kiệt lực rồi, chúng sẽ rời bỏ đi; đây không phải là nhà của chúng. Khi con còn là một đứa trẻ, răng con chắc và khỏe; giờ đây chúng lung lay; có thể con còn có răng giả nữa. Mắt, tai, mũi, lưỡi- tất cả mọi thứ đều sẵn sàng ra đi bởi vì đây không phải là nhà của chúng. Con không thể xem thân ngũ uẩn này như nhà của con mãi mãi được, con chỉ có thể ở trong đó một thời gian ngắn và rồi lại ra đi. Cũng giống như một người ở thuê đang cố canh giữ ngôi nhà bé nhỏ của mình với con mắt đang mờ yếu dần. Răng hắn không còn tốt nữa, tai hắn cũng lãng đi, thân hắn không còn mạnh khỏe, và mọi thứ đang xa rời đi dần. Vậy con không cần phải lo lắng gì hết bởi vì đây không phải là nhà thật của con, đây chỉ là chỗ trú ẩn tạm thời. Đã nhập vào thế giới này con phải quán tưởng đến bản chất của nó. Tất cả những gì đang hiện hữu đây rồi sẽ không còn nữa. Nhìn thân thể của con xem. Có cái gì là còn được hình dạng xa xưa của nó không? Da con có mịn như ngày nào, tóc con có xanh như thời ấy không? Không có gì còn nguyên như cũ cả. Nhưng bản chất của mọi sự là phải như vậy. Khi đã đến lúc chung cuộc, những duyên hợp phải tan rã đi. Ta không thể nào tin cậy vào thế giới này đượcđó chỉ là một vòng xoay vô tận của những xao động và phiền não, của lạc thú và niềm đau. An lạc không có ở nơi đây. Khi chúng ta không có ngôi nhà đích thực, chúng ta là những lữ khách lang thang không mục đích, nay đây mai đó, dừng chân một nơi được ít lâu rồi lại ra đi. Khi ta còn chưa trở về nhà thực sự của mình, chúng ta sẽ còn cảm thấy bất an dù ta có đang làm gì chăng nữa, cũng như một người rời bỏ quê hương làng xóm để tha phương cầu thực. Chỉ khi nào hắn ta trở về lại nhà rồi mới có thể thảnh thơi và yên tâm được. (Xem tiếp trang 16) Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

14 Même le Bouddha fut confronté à des épreuves Nguyên tác: Ajahn Sundara Chuyển ngữ : Hoang Phong Ni sư Ajahn Sundara (Ảnh chụp ngày trong một buổi phỏng vấn do chương trình Phật giáo của đài truyền hình Pháp thực hiện) Lời giới thiệu của người dịch Ajahn Sundara là một Ni Sư người Pháp, sinh năm Khi còn trẻ bà học vũ cổ điển và hiện đại, và đã trở thành một vũ công nổi tiếng, đồng thời cũng là giáo sư vũ hiện đại. Thế nhưng bà luôn suy tư và khắc khoải về những gì khác sâu xa hơn. Năm 1978 sau khi tham dự một buổi nói chuyện của nhà sư Ajahn Sumedho về cuộc sống của một nhà sư dưới chiếc áo cà sa, bà đã xúc động mạnh, và cảm thấy dường như một con đường mới vừa mở ra cho mình. Không lâu sau đó bà xin xuất gia trong ngôi chùa Cittaviveka do chính nhà sư Ajahn Sumedho thiết lập ở miền nam nước Anh. Bà là một trong số bốn Ni Sư đầu tiên xuất gia trong ngôi chùa này. Năm 1990 bà sang Thái Lan học thêm về thiền định hai năm liền tại một ngôi chùa thuộc truyền thống "Tu trong rừng" của Phật giáo Theravada. Trong vòng hai mươi năm sau khi trở về lại Anh Quốc bà đã thường xuyên thuyết giảng và chủ trì các khóa ẩn cư và thiền định khắp Âu Châu và Bắc Mỹ. Bài chuyển ngữ dưới đây được dựa vào bản tiếng Pháp của Romain Robert và Valérie Melsion dịch từ một bài giảng bằng tiếng Anh của bà. Người đọc có thể xem bản tiếng Pháp trên trang mạng Buddhaline: Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng? Có phải vì vậy mà tất cả chúng ta cũng đều hy vọng đạt được một chút "giác ngộ nho nhỏ" nào đó, hầu mang lại cho mình một cuộc sống thoải mái hơn hay chăng? Thiết nghĩ tôi cũng phải nói lên một sự thật hầu giúp cho quý vị khỏi phải thất vọng về những gì mà mình hằng mong đợi. Trong suốt 45 năm thuyết giảng và hướng dẫn Tăng Đoàn, Đức Phật đã từng gặp phải không biết bao nhiêu khó khăn. Dù đã hoàn toàn giác ngộ, thế nhưng Ngài vẫn phải gánh chịu hậu quả từ những nghiệp quá khứ của mình (theo quan điểm của Phật giáo Theravada thì Đức Phật gồm có ba thể dạng thân xác (trikaya/tam thân) như sau: thứ nhất là thân xác mang hình tướng con người (caturmahabhutikaya) - gồm bốn thành phần là đất, nước, lửa, khí - tức là phần thân xác sẽ bị hủy hoại; thứ hai là thân xác tâm thần (manomayakaya) trong lúc Ngài còn tại thế, với thân xác này Ngài có thể du hành trong khắp các cõi thiêng liêng; thứ ba là thân xác Đạo Pháp (Dhammakaya), có nghĩa là "thân xác" giáo lý, thân xác này không phải là một thể loại "thân xác" nào cả mà chỉ là "Đạo Pháp" mà Ngài đã lưu lại cho chúng ta ngày nay. Tóm lại duy nhất chỉ có "thân xác hình tướng gồm bốn thành phần" (tứ đại) của kiếp nhân sinh cuối cùng của Ngài là hậu quả phát sinh từ nghiệp trong quá khứ của Ngài mà thôi, và Đức Phật cũng chỉ phải gánh chịu những sự khó khăn xuyên qua thân xác ấy khi thân xác này tiếp xúc với các cơ duyên và điều kiện phát sinh từ bối cảnh chung quanh trong cuộc sống nhân sinh cuối cùng của Ngài. "Thân xác tâm thần" và "Thân xác Đạo Pháp" của Ngài đã vượt thoát khỏi mọi hình thức của nghiệp và trở thành một thể dạng trí tuệ đơn thuần hoàn toàn tinh khiết). Những người tu hành khổ hạnh đã tìm đến Đức Phật để chất vấn và kết tội Ngài đã nêu lên các quan điểm lệch lạc và đã đưa ra một giáo lý sai lầm; các môn đệ của Ngài thì gây ra đủ mọi thứ khó khăn trong suốt cuộc sống của Ngài. Một vài đệ tử lại còn thách thức với Ngài khi họ chủ trương thả lỏng tối đa giác cảm, và ngược lại thì một số khác lại cho rằng cần phải siết chặt các giới luật hơn nữa, chẳng hạn như phải tuyệt đối ăn chay. Người em họ của Ngài là Đề-bà Đạt-đa (Devadatta) đã nhiều lần tìm cách ám hại Ngài, cho voi điên giày xéo lên Ngài và đồng thời tìm cách chia rẽ Tăng Đoàn. Ngoài ra một số những người tu khổ hạnh vì ganh tỵ với Đức Phật đã xúi giục một phụ nữ hô hoán lên rằng Ngài là cha của đứa bé mà mình đang mang thai (giữa đám đông trong lúc Ngài đang thuyết giảng, và đã bị lật tẩy tức thời sau đó vì những vật độn trong bụng bà ta bất thần bị rơi xuống đất). Tóm lại chúng ta ngày nay còn may mắn hơn cả Đức Phật! Chỉ cần suy tư vài hôm cũng đủ để hiểu rằng mục đích của việc tu tập không phải là giúp mình tránh khỏi tình trạng bấp bênh của sự hiện hữu dưới thể dạng con người, hoặc là để loại bỏ các trở ngại trong cuộc sống, mà đúng hơn là để tìm hiểu tâm thức mình hầu giải thoát nó ra khỏi tình trạng vô minh chi phối nó. Vô minh hàm chứa một sức mạnh đáng nể, Viên Giác 212 tháng 4 năm

15 do đó nếu khinh thường nó thì nó sẽ xô mình xuống địa ngục một cách dễ dàng. Có khi nào quý vị ý thức được sức tác động của lòng quyết tâm, sự giận dữ, cứng đầu và tính hay bài bác của mình mãnh liệt đến dường nào hay không? Nếu không chủ động được sự bất an (mal-être/malaise, unhappiness, discomfort) của mình, thì chúng ta sẽ tìm mọi cách lấp đầy tâm thức mình với đủ mọi thứ nhằm đánh lạc hướng nó (nghe nhạc, xem phim, đọc chuyện nhảm nhí, tô điểm thân xác, nghiện ngập, chạy theo những thúc giục bản năng sơ đẳng nhất... là cách giúp mình tạo ra một tình trạng xao lãng tâm thần, che lấp những sự lo sợ, hoang mang và bất an của mình); thế nhưng nào có phải vì thế mà những sự cảm nhận bất an ấy sẽ biến mất đâu? Chúng ta không thể nào chủ động được tâm thức mình bằng các phương cách đó. Một trong những khía cạnh tích cực nhất trong giáo huấn của Đức Phật là giúp chúng ta thấu triệt được sự vận hành của tâm thức mình: đấy là những lời chỉ dạy của Ngài đã nêu lên nguyên nhân mang lại khổ đau cho mình. Hầu hết trong chúng ta chỉ biết nhìn vào các nguyên nhân của khổ đau thuộc bối cảnh bên ngoài. Thật thế, tuy rằng có rất nhiều yếu tố bên ngoài mang đến cho mình sự bất an, các cảnh huống bất toại nguyên, v.v thế nhưng Đức Phật thì lại cho biết nguyên nhân đích thật của khổ đau chính là tanha: tức là sự thèm khát (tanha là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, là một thuật ngữ vô cùng quan trọng trong giáo lý Phật giáo. Nguyên nghĩa của chữ này là sự thèm khát/thirst, có thể hiểu như là một sự bám víu/craving hay tham lam, khát khao, dục vọng/desire. Rộng hơn nữa thì chữ này có nghĩa là mong muốn thực hiện được những cảm nhận thích thú, sự hài lòng/pleasurable experiences, nhằm tránh khỏi những thứ đớn đau, không thích thú/painful, unpleasant. Tanha/sự thèm khát, bám víu không những là nguyên nhân mang lại tất cả mọi thứ khổ đau mà còn là động lực trói buộc con người trong cõi luân hồi. Trong khi đó kinh sách gốc Hán ngữ thì lại dịch chữ tanha là "ái", quả thật là một cách dịch không thích nghi, không nói lên được ý nghĩa của chữ tanha/thèm khát. Quyển Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh chẳng hạn giải thích chữ "Ái" - 爱 - là: "Thương, yêu, tiếc", và đưa ra nhiều từ ghép, trong số này có: "Ái hà": là ái tình lai láng như nước sông; "Ái hoa": yêu hoa, v.v, không có từ nào nói lên ý nghĩa của chữ thèm khát/tanha trong tiếng Pa-li và tiếng Phạn). Một tâm thức thiếu sự cảnh giác sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng bám víu, kể cả đối với những thứ thật nhỏ nhặt, chẳng hạn như chiếc tọa cụ (cái gối dùng để ngồi thiền) của mình, hoặc khi bị lọt ra sau lúc xếp hàng vào phòng ăn. Những chuyện lặt vặt như thế cũng có thể là nguyên nhân mang lại cho mình những khổ đau to lớn hơn. Sáng sớm chỉ cần một người nào đó gây ra cho mình một chút khó chịu thì cũng đủ khiến mình bực bội suốt ngày hôm ấy (một sự bực bội hay bám víu dù thật nhỏ nhoi cũng đủ để trói buộc mình trong thế giới luân hồi này). Thông thường chúng ta không ý thức được các thói quen liên quan 14 đến các sự cảm nhận của mình. Quý vị có khi nào nhận thấy những người dễ nổi nóng nhưng họ lại không hề ý thức được tính khí ấy của mình hay không? Trước đây chính tôi cũng đã từng mất rất nhiều thì giờ suy tư mới nhận ra được một cách thành thật là trong nhiều cảnh huống xảy ra hoặc trong khi giao tiếp với một vài người nào đó, thì tôi luôn cảm thấy bực dọc (có nghĩa là gặp các trường hợp nghịch ý hoặc phải giao tiếp với những người mà mình không thích). Thế nhưng sau khi đã ý thức được điều ấy thật minh bạch và sâu xa thì tôi cũng cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm. Hầu hết chúng ta đều mong cầu tìm được hạnh phúc cho mình nhưng lại không hề ý thức được là mình đang hạnh phúc. Dầu sao trước khi có thể cảm biết được hạnh phúc thì mình cũng phải trải qua giai đoạn dukkha tức là khổ đau. Đối với một số người, dù có vượt qua được giai đoạn đó thì cũng khó tránh khỏi ít nhiều kinh sợ. Họ nghĩ rằng: "Nếu tôi cảm thấy mình không sao tìm được hạnh phúc thì tôi sẽ phải tìm cách giải quyết ngay tình trạng đó, tôi sẽ từ bỏ người bạn đời của tôi, gian nhà của tôi, công ăn việc làm của tôi". Họ nghĩ rằng rút ra khỏi một cảnh huống đớn đau là cách giúp mình giải quyết các khó khăn. Thế nhưng đấy không hề là con đường mang lại sự chấm dứt khổ đau. Đức Phật có nói dù mình có chạy trốn ở một nơi tận cùng của thế giới, thì mình vẫn cứ mang theo cái tâm thức của chính mình (khổ đau ở bên trong tâm thức mình, không phải là ở bên ngoài để mà mình có thể chạy trốn nó)! Cuộc sống nơi chùa chiền sẽ tạo cơ hội cho người tu hành hiểu được nhanh chóng thế nào là khổ đau, bởi vì trong môi trường đó quý vị sẽ có thể cảm nhận được khổ đau trong từng ngày một mà không bị xao lãng. Khi phải sống chung với Tăng đoàn, tức là với những người mà mình không có quyền chọn lựa, thì tất quý vị sẽ khó tránh khỏi rơi vào những cảnh huống mà mình không sao kiểm soát được. Một môi trường như thế thường dồn quý vị vào thế phải tự che chở lấy mình. Và cũng chỉ có một phương cách duy nhất có thể cứu giúp mình là hướng sự chú tâm vào khoảnh khắc của hiện tại. Khi đã phát huy được sự chú tâm đó thì chúng ta sẽ có thể chủ động được các xung năng của mình, giúp mình phát huy sự nhẫn nhục. Nói một cách khác là không mạt sát kẻ khác với những gì sinh sôi nẩy nở bên trong tâm thức mình! Tôi còn nhớ trước đây trong thời gian còn tu học ở ngôi chùa Chithurst, tôi phải nấu ăn cho một vị Sư cả đau yếu đã từ nhiều năm. Tôi tự nguyện chăm lo việc ăn uống cho vị sư này bởi vì trước khi xuất gia tôi cũng đã có dịp học hỏi về các thực phẩm dưỡng sinh. Thế nhưng một hôm mọi sự đều khiến tôi bực dọc. Tôi vừa nấu ăn cho vị ấy vừa nghĩ rằng: "Những sự rúng động phát sinh từ sự giận dữ của tôi chẳng phải là một điều tốt đẹp gì, vậy nào nó có giúp ích được gì cho kẻ khác đâu?". Vì thế tôi bèn tìm vị Thầy của tôi và thổ lộ: "Có lẽ tôi phải ngưng mọi việc bếp núc. Lắm khi tôi cảm thấy quá bực tức, cứ như là mình sắp cho thuốc độc vào thức ăn của ông ta vậy". Thầy tôi trả lời như sau: "Vậy thì hãy cứ hướng sự Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

16 chú tâm vào sự nóng giận của mình, đấy là cách giúp mình không đầu độc ông ta. Sự nóng giận của mình sẽ không thể nào làm cho thức ăn bị nhiễm độc được, bởi vì mình đã kềm giữ nó ở bên trong con người mình". Trong một dịp khác khi tôi đang thuyết giảng cho một nhóm khoảng 45 người, thì tôi chợt mất hết bình tĩnh, việc duy nhất mà tôi có thể làm được trong lúc ấy là bước ngay ra khỏi giảng đường hầu hóa giải chất adrenalin trong người tôi (adrenalin là một chất hormon do cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng). Thế nhưng nhờ tôi yên lặng giữ sự nhẫn nhục và ý thức rằng nếu mình cứ tiếp tục giảng thì tất tình trạng này rồi cũng sẽ phải biến đổi. Thật hết sức kỳ diệu! Trong lúc tôi đang bị chấn động mãnh liệt thì có một Ni Cô ngồi bên cạnh tôi và vị Ni Cô này sau đó đã hỏi tôi rằng tại sao lúc ấy tôi lại có thể tỏ ra bình tĩnh và an nhiên đến mức độ ấy được! (Ni sư Sundara không nêu lên lý do tại sao mình không còn thích nấu ăn cho vị Sư cả trong chùa, cũng không nói lên nguyên nhân nào đã khiến mình bực dọc trong khi đang thuyết giảng cho 45 người ngồi nghe, mà chỉ cho biết các cảm nhận bất toại nguyện phát sinh trong tâm thức mình và các cách hóa giải chúng. Đó là cách mà người tu hành không tìm nguyên nhân của sự bất an từ bên ngoài - vì đấy chỉ là cơ duyên - mà chỉ nhìn vào bên trong nội tâm mình để nhận thấy nguồn gốc sâu kín của nó, tức là nghiệp của chính mình). Vậy thì nếu sáng mai quý vị phải đến văn phòng làm việc, nhưng lại không thể nào chịu đựng được người xếp của mình, hoặc không còn một chút kiên nhẫn nào nữa, thì quý vị cũng chỉ cần đơn giản chú tâm vào chính sự cảm nhận ấy của mình, thì nhất định người xếp của quý vị cũng sẽ không hề hay biết gì cả (người xếp chỉ là cơ duyên, sự khổ đau, bực dọc, cũng như những sự bất toại nguyên trong lòng mình là do nghiệp của mình mang lại cho mình, kể cả hoàn cảnh và công ăn việc làm của mình cũng là do nghiệp của mình đưa đẩy mình). Sự chú tâm sẽ bảo vệ chúng ta một cách hữu hiệu, và quý vị có biết không, khi nào phát huy được sự chú tâm thì quý vị sẽ không còn cần đến sự đè nén hay chờ đợi một sự bùng nổ nào cả để mà biểu lộ tâm trạng mình. Đấy là cách mà quý vị phải làm, dù là đối với người bạn đời của mình, bạn hữu mình hay là con chó của mình. Thật hết sức đơn giản, mỗi sáng khi thức dậy thì mình cũng nên tự nhắc nhở mình về những gì thật sự quan trọng trong cuộc sống của mình. Trong thế giới Tây Phương, chúng ta thừa hưởng quá nhiều điều kiện thuận lợi, được ưu đãi quá mức. Ngay cả trong các trung tâm ẩn cư chu toàn nhất người ta cũng cứ chê bai thức ăn không ngon, hoặc than phiền hết chuyện này đến chuyện nọ. Hãy nhìn lại xem, chẳng phải trước mặt mình là cả một thiên đường hay sao? Thật hết sức dễ cho chúng ta rơi vào những ý nghĩ tiêu cực. Thế nhưng đôi khi đấy cũng là cách mang lại cho mình thêm nhiều nghị lực. Thay vì cứ để mình rơi vào tình trạng tiêu cực ấy, thì phải chăng chúng ta cũng nên phát huy một thứ gì đó phong phú hơn, thay vì chỉ biết nhìn vào những sự bất mãn và không hài lòng? Các khoa học gia cho biết là chúng ta chỉ sử dụng 10% khả năng tâm thần của mình, thế nhưng ngay cả đối với cái phần khiêm tốn đó chúng ta cũng không khai thác hết, bởi vì chúng ta cũng chỉ biết hướng nó vào những gì vô ích, chẳng hạn như những sự ngờ vực, lo âu, sợ hãi, tham lam, thèm muốn, v.v Trong thế giới Tây Phương những tấm gương nêu cao các phẩm tính trí tuệ và lòng từ bi quả thật nghèo nàn (một người Tây Phương đánh giá các xã hội của họ như thế, vậy với tư cách một người Đông Phương thì chúng ta có nên nhân đó để mà kiêu hãnh về các xã hội tràn đầy trí tuệ và từ bi của mình hay chăng?). Các vị anh hùng của thế giới tân tiến ngày nay không nhất thiết là những vị yêu chuộng hòa bình, cũng không thấm nhuần trí tuệ. Trong các xã hội vật chất đó, chúng ta thường cảm thấy mình là những kẻ mồ côi trên phương diện tâm linh, thiếu hẳn những lời chỉ dạy của các bậc hiền nhân thấm đậm từ bi. May mắn thay những lời giáo huấn của Đức Phật đã giúp chúng ta luôn biết tìm về với vị thầy bên trong nội tâm mình. Tại nơi này và trong giây phút này, chúng ta nên lắng nghe và nuôi dưỡng trí tuệ bên trong tâm thức mình, thay vì chỉ biết đày đọa mình và làm hạ phẩm giá mình. Thật hết sức quan trọng là phải xem các khó khăn xảy ra trong cuộc sống cũng có thể là những dịp thuận lợi giúp mang lại sự biến cải và giác ngộ cho chính mình. Ngay cả trường hợp bám víu vào điều tốt như là một thứ cứu cánh đi nữa, thì đấy cũng chỉ là một cách mang lại khổ đau cho mình mà thôi. Cố gắng "không muốn mình nổi giận" hay cố gắng "muốn mình trở nên hoàn hảo hơn" cũng là những hình thức dukkha/khổ đau. Đức Phật cho biết chỉ có duy nhất một thứ bám víu lành mạnh: ấy là sự mong muốn đạt được sự giải thoát cho mình. Vì thế, hãy phát huy trong thâm tâm mình bằng cách an trú trong sự chú tâm của mình, lòng quyết tâm giải thoát cho con tim mình khỏi mọi thứ khổ đau và tất cả những gì cản trở nó, không cho phép nó xóa bỏ tấm màn vô minh che khuất nó. Khi nào chúng ta đã nếm thấy được hương vị của cuộc sống và trút bỏ được gánh nặng của sự thèm khát và bám víu, thì tất cả mọi sự cũng sẽ trở nên thật dễ dàng. Sức mạnh đó trong con tim mình sẽ che chở cho mình: đấy là sức mạnh của sự nhẫn nhục, sự chú tâm, của tình thương yêu, lòng nhân từ và sự bình an. Vài lời ghi chú của người dịch Điểm đáng lưu ý thứ nhất trong bài thuyết giảng này là Ni Sư Ajahn Sundara đã thuật lại một vài khó khăn mà mình đã gặp phải ngay bên trong sự sinh hoạt của Tăng đoàn, và cả các phương cách đã giúp mình vượt lên trên các khó khăn ấy. Thật vậy, một tâm thức lành mạnh, nhẫn nhục và thương yêu của người xuất gia không những là một yếu tố mang lại sự đoàn kết và sức mạnh cho Tăng đoàn mà xa hơn nữa còn là sự tồn vong của Đạo Pháp. Viên Giác 212 tháng 4 năm

17 Điểm đáng lưu ý thứ hai là cách thức phải đối đầu như thế nào với các sự giận dữ và bất an trong tâm thức mình. Các ngành Tâm lý học và Phân tâm học hiện đại của Tây Phương chủ trương là phải giải tỏa sự giận dữ và bất an bằng cách làm cho chúng phải thoát ra bên ngoài, mà không được ức chế hay đè nén chúng. Thế nhưng đối với Phật giáo thì phải làm ngược lại, tức là phải chủ động những sự giận dữ và bất an của mình, chận đứng và hóa giải chúng ngay từ bên trong nội tâm mình và bên trong con tim mình, không được phép để cho chúng bùng lên để tàn phá mình và cả những người chung quanh, bởi vì đấy là những gì phát sinh từ nghiệp của chính mình. Và đó cũng là những gì mà Ni Sư Ajahn Sundara đã khuyên chúng ta qua một vài kinh nghiệm cụ thể của chính bà dưới chiếc áo cà sa của một tu sĩ, và nếu nói một cách bao quát hơn thì đấy cũng là những gì mà chúng ta cần mang ra để áp dụng trong cuộc sống thường nhật của mình. 16 Bures-Sur-Yvette, Hoang Phong chuyển ngữ (Tiếp theo trang 12) Trên thế giới này không đâu là có sự an bình thực sự. Người nghèo không được yên ổn, kẻ giàu sang cũng vậy. Người lớn không thấy an lạc, trẻ con cũng không an tâm, người ít học không thấy sung sướng, người học nhiều cũng vậy. Không có sự an lạc ở đâu cả. Và đó là bản chất của thế giới này. Người không có tiền của đau khổ, nhưng người nhiều tiền cũng vậy. Trẻ con, người lớn, người già, tất cả đều đau khổ. Cái khổ của tuổi già, cái khổ của tuổi trẻ, cái khổ của sự giàu sang, và cái khổ của sự nghèo khó- nơi đâu cũng chỉ có sự đau khổ. Khi con quán sát mọi vật như vậy, con sẽ thấy được sự vô thường (anitya) và phiền não (duhkha). Và trong sự vô thường và phiền não, không có một thực thể nào trong mọi vật (vô ngã, anatman). Cái thân của con đang nằm đây đau yếu và cái tâm đang biết đến sự đau yếu đó của con đều gọi là pháp (dharma). Những gì không hình tướng như tư tưởng, cảm thọ, được gọi là namadharma. Cái thân đang đau yếu bệnh hoạn được gọi là rupadharma. Cái vật chất là pháp và cái không vật chất cũng là pháp. Như vậy chúng ta sống với pháp, sống trong pháp, và chính chúng ta là pháp. Thật sự ra không có một bản thể nào ở đâu cả, mà chỉ có những pháp liên tục khởi lên rồi diệt đi, vì bản chất chúng là như vậy. Trong mỗi giây mỗi phút chúng ta đều đang trải qua sự sanh và tử của mình. Mọi sự đều phải là như vậy. Lưu Ly Dịch từ "Introduction to The Buddha and his Teachings" Êm Ả Suối Từ Dung Tôi tìm tôi trên những dòng thơ ấy Những dòng thơ mát rượi... suối ngọt ngào Những sớm bình minh trên đỉnh trời cao Những trưa hè thoảng gió về rất nhẹ Tôi tìm tôi giữa chiều thu lặng lẽ Bước chân nào hoài vọng bến hư vô Tôi tìm tôi xao xác những vần thơ Thấy chữ nghĩa âm thầm mùa bão nổi Tôi tìm tôi, ngẩn ngơ chiều buông tối Có tiếng buồn từ cuống phổi, buồng tim Tôi tìm tôi, ơi, những cánh sao đêm Sao lấp lánh, mà nghe hồn ái ngại Tôi tìm tôi, bài ca hồng Nhân Ái Bốn mùa thơ là cả bốn mùa trăng Thơ dâng lời kính nguyện xóa bất bằng Nhân gian đẹp tình yêu thương vời vợi... Thơ như Hoa nở tươi Trời Đao Lợi Hai ngàn năm Linh Thoại lại tưng bừng * Tôi và Thơ êm ả Suối Từ Dung Lạy Phật Mẫu, con đã về bên Mẹ Đời ngát hương... không gian vang tiếng kệ Đạo vào Đời huyền nhiệm Đạo Từ Bi... Tuệ Nga * Trong Kinh Phật hoa Linh Thoại hai ngàn năm mới nở một lần Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

18 Thiện Nhựt phỏng dịch bài SELF TRANSFORMATION của Tỳ Kheo BODHI Có lẽ triệu chứng báo hiệu bản thể sa ngã của thân phận người thường dân đã điều giải phần nào với bản ngã tự nhiên, nên khiến cho một số ít chúng ta mới trải qua được phần lớn cuộc đời trong êm ấm. Ngay cả giữa cảnh phồn thịnh và thành công, tiếng than xiết bất mãn vẫn còn khuấy rầy hằng ngày, và các cơn ác mộng vẫn luôn ám ảnh giấc ngủ của chúng ta. Bao lâu mà đôi mắt chúng ta còn bị bụi đóng che mờ, chúng ta vẫn đổ thừa nguyên nhân của sự bất mãn đến từ bên ngoài - từ nơi người hôn phối, người hàng xóm, hay là từ nơi sở làm, hoặc do định mạng khắc nghiệt, hay thời vận xui xẻo. Nhưng khi bụi bặm đã tan, và chúng ta mở được mắt ra, chúng ta sớm nhận ra nguyên nhân thực sự lại nằm từ bên trong chúng ta. Khi chúng ta khám phá ra được nguyên nhân của sự bất hạnh đang nằm sâu trong tâm trí ta, thì sự hiện thực chiếu rõ ra rằng các sự thay đổi phiến diện có tánh chất trang sức chỉ ở gần bên ngoài, mà một cuộc cải biến căn bản về nội tại thật rất khẩn thiết. Ý muốn cải biến nhân cách, sự khởi tạo một con người mới từ đống tro tàn của con người cũ, là điều ước mơ từ vạn cổ trong lòng con người. Từ thuở xa xưa, ước mơ đó vẫn được theo đuổi mãi cho đến ngay cả ngày nay trong cuộc sống hiện đại còn chưa biến mất. Trong khi các ý niệm như sự đền tội (redemption), sự cứu rỗi (salvation), và sự giải thoát (deliverance), chẳng còn đáp ứng được sự đòi hỏi cải biến, thì sự thúc đẩy tìm kiếm thay hình đổi dạng cho nhân cách vẫn còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nên đã chọn ra các đường lối mới xem ra như có thể phù hợp với quan niệm thế giới trần tục. Khi trước, sự thúc giục ấy dựa trên các đền, miếu, tu viện, thì nay lại quay ra nhờ đến các phương tiện mới như văn phòng các nhà phân-tâm-học, như các khóa tu luyện cuối tuần, cả một hệ thống mới về các phương pháp trị liệu và cúng tế. Tuy nhiên, mặc dầu có sự thay đổi trong khung cảnh về môi trường và ý niệm, nhưng tình trạng vẫn còn như cũ. Bất mãn với các rỉ sét của những tập quán cố hủ, chúng ta hằng mong muốn thay đổi những gì dầy đặc và chật hẹp trong nhân cách bằng phong thái mới mẻ, nhẹ nhàng, tự do hơn cho hiện hữu của chúng ta. Sự tự cải biến cũng là mục tiêu căn bản của giáo lý của Đức Phật, một phần cốt yếu của chương trình giải thoát khỏi khổ đau. Chánh pháp chẳng hề nhắm vào các người đã hoàn toàn thành bậc thánh. Chánh pháp hướng đến các thường nhơn còn lầm lỗi, đang bị bao vây bởi các thiếu sót trầm trọng từ nơi bản thể còn chưa được trau giồi: hạnh kiểm bất thường, nông nổi, tâm hồn bị ô nhiễm bởi tham lam, sân hận và ích kỷ, kiến thức bị bẻ vẹo, thói quen hướng đến gây tổn hại cho chính mình và cho kẻ khác. Mục đích của Chánh pháp là để cái biến các người đó, tức là chính chúng ta đây, để trở thành những người thành tựu ( accomplished ones ), thành những người mà hành động thật trong sáng, mà tâm hồn thật bình thản và thơ thới, mà trí huệ chiếu soi tận các chơn lý thật thâm sâu, mà hạnh kiểm luôn luôn được ghi đậm với lòng từ bi đối với lo âu của kẻ khác và đối với an lạc của thế gian. Nằm giữa hai cực của giáo lý - một mặt, nhân cách hư hỏng và gút mắc mà chúng ta mang theo như để làm vật liệu cho sự tu tập, và mặt kia, nhân cách hoàn toàn được tự do, rốt ráo sẽ khởi lên sau sự tu tập là một tiến trình tuần tự tự cải biến được các đường lối hết sức đặc biệt tuyệt mỹ hướng dẫn. Sự cải biến đó được thực hiện bởi hai phương diện song song của Chánh pháp: (1) buông bỏ (pahana), tức là, sự dẹp bỏ ra khỏi tâm trí tất cả những gì bất thiện và gây tổn hại; và (2) phát triển (bhavana), tức là, sự vun trồng các đức tánh thiện, trong sáng và thanh lọc. Điều làm cho chương trình tu tập của Đức Phật nhằm tự-cải-biến khác hẳn với vô số các chủ trương khác cùng có chung một mục đích, đó là chương trình của Đức Phật được một nguyên lý thứ hai đóng góp vào. Nguyên lý đó chính là nguyên lý tự hướng thượng (principle of self transcendence), nỗ lực buông bỏ mọi cố gắng thiết lập một cảm niệm về căn cước bản thân vững chắc (the endeavour to relinquish all attempts to establish a sense of solid personal identity). Trong sự huấn luyện của Đức Phật, mục tiêu cải biến nhân cách phải được bổ túc bằng một cố gắng song hành là phải chiến thắng mọi sự tự đồng hóa với các yếu tố thành viên đã lập nên hiện hữu có tánh cách hiện tượng của chúng ta. Giáo lý vô ngã (anatta), chẳng phải chỉ giản dị là một luận đề triết lý kêu gọi sự chấp thuận của trí thức, nó còn là toa thuốc (a prescription) của sự tự hướng thượng. Nguyên lý vô ngã duy trì chủ trương rằng các cố gắng liên tục của con người nhằm thiết lập căn cước bản thân bằng cách lấy nhân cách chúng ta ra coi như là Ta và của Ta, thật ra, cách ấy thục sự là một sự phóng ảnh phát xuất từ sự bám níu, từ sự chấp thủ, một sự phóng ảnh lại đồng thời nằm bên trong gốc rễ Viên Giác 212 tháng 4 năm

19 của đau khổ, chúng ta chẳng thể nào ngừng lại việc cải biến nhân cách trở nên cao cả, tuyệt vời lấy đó làm mục đích tối hậu. Vậy thì, những gì cần thiết phải làm, chính là sự cải biến đem lại sự dẹp bỏ việc chấp thủ, dẹp bỏ sự bám níu, và cùng với việc đó, là sự dẹp bỏ mọi khuynh hướng đòi tự khẳng định (and with it, the removal of all tendencies to selfaffirmation). Thật rất quan trọng khi phải nhấn mạnh đến khía cạnh hướng thượng của Chánh pháp, bởi vì trong thời đại của chúng ta, các giá trị thế tục đương thời càng đang lên cao, khiến cho các cám dỗ buông bỏ khía cạnh hướng thượng ấy. Nếu chúng ta nghĩ rằng giá trị của việc tu tập theo Chánh pháp chỉ cần đem lại các hiệu quả cho đời sống thế tục, chúng ta rất có thể nghiêng về việc xem Chánh pháp như một phương tiện để thanh lọc và hàn gắn nhân cách bị phân tán của chúng ta, cuối cùng dẫn đến sự tái khẳng định những ngã sở thế tục của chúng ta, và vị trí của chúng ta trên thế gian này. Với quan niệm như thế, tuy nhiên, có lẽ chúng ta đang quên đi mất sự ân cần nhắc nhở của Thế Tôn rằng tất cả những yếu tố lập thành hiện hữu của chúng ta trên thế gian này đều vô thường, vô ngã và bất toại nguyện, và lời khuyên của Ngài là chúng ta phải học kỹ cách đứng xa hẳn chúng và rốt ráo là phải buông bỏ chúng. Trong sự tu tập đúng mức theo Chánh pháp, cả hai nguyên lý, nguyên lý tự cải biến và nguyên lý tự hướng thượng, đều quan trọng như nhau. Nguyên lý tự cải biến đứng riêng một mình thì mù lòa, hướng dẫn giỏi lắm chỉ đến mức khiến cho nhân cách trở nên thánh thiện, nhưng vẫn còn chưa được giải thoát. Nguyên lý tựhướng-thượng đứng riêng một mình thì cằn cỗi chẳng sanh sản được gì, hướng dẫn đến tình trạng ẩn sĩ lạnh lùng mất cả tiềm năng giác ngộ. Chỉ khi nào cả hai nguyên lý hỗ tương bổ túc nhau, hoạt động đồng điệu nhau, hòa hợp lại với nhau trong thế quân bình trên con đường tu tập, thì cả hai mới có thể tiếp nối khoảng cách giữa thực tại và lý tưởng, và đem lại kết qua cuối cùng là chấm dứt mọi khổ đau. Trong hai nguyên lý, nguyên lý tự hướng thượng chiếm ưu thế ở cả hai thời điểm: lúc khởi đầu và lúc kết thúc, bởi vì chính nguyên lý này chỉ đạo cho tiến trình tự cải biến, phát hiện mục đích mà sự cải biến nhân cách phải theo đúng và nêu rõ bản thể các sự thay đổi cần phải đạt được để đem mục đích đến gần chúng ta. Tuy nhiên, con đường Phật đạo chẳng phải là một con đường đứng thẳng mà ta có thể dùng móc sắt, dây thừng, giày ủng mà leo lên tới đỉnh được; trái lại, phải tu tập từng bước, từng bước, tuần tự mà tiến hành. Như thế, sự thách thức cheo leo của tự-hướngthượng - tức là, sự lìa bỏ tất cả mọi điểm tựa để bám níu - được đối đầu và khuất phục nhờ tiến trình tuần tự của sự tự cải biến. Bằng kỷ luật đạo đức, thanh lọc tâm ý và phát triển huệ kiến (insight), chúng ta từng bước một, từ khởi điểm còn bị ràng buộc tiến đến lãnh vực của nền tự do chẳng gì ngăn trở nổi nữa. 18 Thiện Nhựt phỏng dịch Mont Royal Thô Ñöôøng HT. Thích Như Điển dịch 回鄉偶書賀知章少小離家老大回鄉音無改鬢毛衰 ( 催 ) 兒童相見不相識笑問客從何處來 HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ Thiếu thiểu ly gia lão đại hồi Hương âm vô cải mấn mao thôi Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu vấn khách tùng hà xứ lai. Hạ Tri Chương Dịch ra thơ lục bát Xa nhà tự thuở còn thơ Đến khi tóc bạc chần chờ lại quê Giọng xưa vẫn thế não nề Tóc mai đã điểm chẳng hề chờ lâu Trẻ con nhìn kẻ bạc đầu Biết rằng có biết chẳng câu nệ gì Cười người từ thuở hàn vi Ở đâu trở lại cần gì nơi đây? Thích Như Điển dịch Viên Giác 212 tháng 2 năm 2016

20 Bản dịch Việt ngữ của Thượng Tọa Thích Chân Tính dịch từ Hán Văn ra Việt ngữ Thích Như Điển Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp tục được khơi dậy trong tâm thức nữa. Ai biếu tôi cái gì, cũng quý cả. Tất cả tôi đều nhận, nhưng có lẽ quý nhất là Kinh sách. Đi đâu và đến đâu, dầu sách có nặng cho mấy đi nữa, tôi cũng cố gắng mang theo về, không bỏ sót một quyển nào. Tôi quan niệm rằng, người ta tốn công viết và in thành Kinh sách, mình chỉ có công đọc thôi mà không dùng thì giờ để nghiên tầm thì quả là điều đáng tiếc vô cùng. Kỳ nầy tôi được một Phật tử về thăm quê, sau khi trở lại Đức, mang cho tôi 3 quyển sách của Thượng Tọa Thích Chân Tính, Trụ Trì chùa Hoằng Pháp tại Việt Nam gửi tặng và đề ngày 10 tháng 11 năm Quyển thứ nhất nhan đề như đã nêu trên; quyển thứ hai tên là: Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) và quyển Lời Hoa bằng hai ngôn ngữ Việt Anh. Quyển sau cùng tôi xem nhanh, vì chỉ là thư họa; quyển thứ hai sau khi đọc lời tựa của sách, tôi biết rằng Thầy Chân Tính sao lục gom góp những câu chuyện về Vua Ba Tư Nặc khắp đó đây trong Đại Tạng Nam và Bắc Truyền mà tôi đã có dịp đọc qua như: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm rải rác đâu đó, tôi đã đọc qua rồi, nên không phải nhọc công đọc lại nữa. Chỉ riêng quyển Tôn Giáo Học so sánh của Cố Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm là tôi quan tâm nhiều, nên liền đọc ngay. Sách dày 624 trang, in bìa cứng, trình bày rất trí thức, rành mạch, ngay cả những lời chú thích và đặc biệt là hầu như không sai một lỗi chính tả Việt ngữ nào. Đây là một quyển sách dịch biết tôn trọng độc giả. Vì người đọc, không phải chỉ tìm những văn phong hay ho, ý tưởng trung thực của tác giả lẫn dịch giả, mà nơi ấy người đọc phải thấy an lạc, hoan hỷ khi đọc được một tác phẩm giá trị. Ở đây, tác giả, dịch giả và tác phẩm nầy đã đáp ứng được tất cả những nhu cầu đó. Đọc lời tựa của Cố Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm thì thấy sách nầy được biên soạn xong vào tháng 4 năm 1968 tại Đài Bắc, Đài Loan. Đây là kết quả của những bản văn nghiên cứu của Hòa Thượng dùng làm sách giáo khoa để dạy cho Tăng Ni tại Học Viện Phật Giáo Thọ Sơn ở Cao Hùng trong những năm Ngài làm Giáo Thọ tại đó, và theo Thầy Chân Tính thì bản dịch từ Hán Văn ra Việt ngữ nầy hoàn thành vào tháng 10 năm 1995, xuất bản lần đầu tiên năm 1996, tái bản có bổ khuyết cho lần nầy vào năm 2015 và được in tại Đài Loan nên cả hình thức lẫn nội dung đều tuyệt hảo. Đầu năm 1972 khi tôi sang Nhật Bản du học, lúc bấy giờ Thầy Lâm Như Tạng (hiện ở Úc) sắp xếp cho tôi ở nhờ chung phòng cùng với Hòa Thượng Thích Chơn Thành (hiện Ngài đang Trụ Trì chùa Liên Hoa tại Santa Ana, Hoa Kỳ) trong thời gian 3 tháng đầu, cốt để đi tìm thuê phòng trọ khác và chính trong thời gian nầy Hòa Thượng Chơn Thành có dẫn tôi đến thăm căn phòng trọ của Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm tại Gotanda (Ngũ Phản Điền) nằm gần Đại Học Risso (Lập Chánh), Tokyo. Thuở ấy tiếng Anh của tôi cũng chỉ mới bập bẹ, còn tiếng Pháp thì Ngài Thánh Nghiêm không hiểu, nên Hòa Thượng Thích Chơn Thành nói tiếng Nhật với Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm, còn tôi chỉ cười trừ, chứ chưa dùng được ngôn ngữ nào để diễn tả được ý của mình cả. Nhìn lên các kệ sách, tôi thật ngưỡng mộ vị Thầy nầy và được biết thuở ấy (1972) Ngài Thánh Nghiêm đang dọn luận án Tiến Sĩ tại Đại Học Risso. Sau nầy có cơ hội đọc Thánh Nghiêm tự truyện tôi mới vỡ lẽ ra là Hòa Thượng Thánh Nghiêm cũng không có bằng cấp đặc biệt nào tại Trung Hoa Lục Địa hay sau nầy tại Đài Loan, sau khi Ngài tỵ nạn tại đó từ năm 1949 (năm toàn cõi Trung Hoa trở thành cộng sản). Theo tôi, có lẽ nhờ công trình nghiên cứu về Tôn Giáo Học so sánh nầy mà Ngài đã được các học giả Phật Giáo Viên Giác 212 tháng 4 năm

21 Nhật Bản đương thời quan tâm và mời Ngài sang Nhật để tiếp tục công trình nghiên cứu nầy chăng? Và cũng chính năm 1975 Ngài đã tốt nghiệp Tiến sĩ Văn Học tại Đại Học Phật Giáo Risso nầy. Đầu tiên khi thoáng nhìn chữ Risso, tôi nghĩ rằng chữ Jean- Jacques-Rousseau (người Pháp) họ viết trại đi chăng? Nhưng không phải. Đó là hai chữ trong Lập Chánh An Quốc Luận (Risso Ankokuron), là một bản điều trần của Ngài Nhật Liên, Giáo Tổ của Nhật Liên Tông (chuyên trì tụng Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 2- Phương Tiện Phẩm và phẩm thứ 16- Như Lai Thọ Lượng Phẩm). Thuở ấy quân Mông Cổ (giữa thế kỷ thứ 13) sang xâm chiếm Nhật Bản và Ngài Nhật Liên đã dâng biểu tấu với triều đình Nhật Bản về tác hại của việc xâm lược; nhưng kết cuộc là Ngài và các đệ tử bị đày lên đảo Sato. Cuối cùng đúng như sự thật, nên triều đình Mạc Phủ mới cho mời Ngài về và kể từ đó Ngài đứng ra tuyên bày giáo nghĩa của Kinh Pháp Hoa và ngày nay Tông Nhựt Liên nầy phong Ngài làm Sơ Tổ, họ có chừng 30 trường Đại Học dài hạn và ngắn hạn, trong đó có Đại Học Risso nầy. Sau khi tốt nghiệp tại Nhật Bản, Ngài Thánh Nghiêm về lại Đài Loan, nhưng Ngài không trụ tại đó, mà Ngài sang Hoa Kỳ để hành đạo (xem thêm quyển Thánh Nghiêm tự truyện), Ngài lập chùa Đông Sơ Thiền Tự tại New York và ngôi chùa nhỏ nầy chính là nơi xuất phát Phật Giáo Đài Loan tại Hoa Kỳ. Chùa có cho xuất bản định kỳ mỗi năm 4 số Chan Magazine ở địa chỉ Institute of Chung-Hwa Buddhist Culture Corona Avenue Elmhurst, NY 11373, USA. Tạp chí nầy viết bằng tiếng Anh và có tuổi thọ hơn 40 năm rồi. Cho đến hôm nay (2016) tôi vẫn còn nhận đều đặn tạp chí nầy để đọc. Sau nầy tôi nghe nói Ngài về lại Đài Bắc thành lập Pháp Cổ Sơn và kể từ đó, tôi lại được liên lạc với Ngài. Nhờ vậy mà tôi đã gửi Thầy Hạnh Giới (hiện đang Trụ Trì chùa Viên Giác, Hannover) sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ tại Đại Học Hannover (2003) sang Đài Loan học tiếng Hoa và cư trú tại Pháp Cổ Sơn lúc Ngài còn sanh tiền, để học Thiền Tào Động tại Phật Học Viện nầy. Vì Ngài đã tốt nghiệp Tiến sĩ Văn Học tại Nhật Bản cũng như có hoạt động dạy Thiền cho người Mỹ tại Hoa Kỳ, nên cách tổ chức của Pháp Cổ Sơn tại Đài Loan là một trung tâm văn hóa, học thuật, tôn giáo có tính cách Bác Học cũng như Phật Học. Do vậy nếu những Tăng Ni Việt Nam nào muốn tham cứu thâm sâu về Phật Học ở trình độ Đại Học và Hậu Đại Học tại Đài Loan thì nên đến đây để tu và để học. Thật là lợi ích vô cùng. Ai đến Đài Bắc rồi, không thể không trầm trồ ngợi khen công trình thế kỷ mà Ngài đã để lại cho Đạo, cho Đời. Nhưng khi Ngài ra đi, Ngài chỉ di chúc lại là nên đem tro cốt của Ngài rải vào vườn hoa trong Pháp Cổ Sơn để bón cho cây cỏ xanh tươi, thân cát bụi của Ngài, xin trả về lại cho cát bụi. Quả thật là một việc làm bất khả tư nghì, mà không phải vị Đại Sư nào cũng có thể làm được như vậy trong đời nầy. Tư tưởng của Ngài ảnh hưởng bởi Ngài Thái Hư Đại Sư và Ngài Ấn Thuận. Ngài dung thông cả Thiền và Tịnh Độ. Riêng Tịnh Độ thì Ngài chia ra làm bốn quốc độ như sau. Đó là: Nhân gian Tịnh Độ, Thiên Quốc 20 Tịnh Độ, Phật Quốc Tịnh Độ và Tự Tánh Di Đà Tịnh Độ. Quý Vị nào nếu có đến Taipei Đài Loan thì cũng nên viếng thăm đảnh lễ Pháp Cổ Sơn để học hỏi được nhiều điều hay lạ tại ngôi Già lam nầy. Bây giờ chúng ta chính thức đi vào khảo sát nội dung của tác phẩm nầy. Sách gồm tất cả 10 chương, lần lượt trình bày về 1) Tôn Giáo Nguyên Thủy, 2) Tôn Giáo của những dân tộc chưa khai hóa, 3) Tôn Giáo các dân tộc cổ đại, 4) Tôn Giáo của Ấn Độ, 5) Tôn Giáo của Trung Quốc, 6) Tôn Giáo thiểu số, 7) Do Thái Giáo, 8) Cơ Đốc Giáo, 9) Hồi Giáo, 10) Đạo Phật. Cứ mỗi một chương như vậy có nhiều tiết mục khác nhau. Tác giả đã khéo léo phân tích kỹ lưỡng từng tôn giáo một, đứng trên quan điểm của người nghiên cứu khảo sát, chứ không phải đứng trên lập trường của người theo Phật Giáo. Đây có thể nói là một tác phẩm tuyệt vời đã viết về so sánh giữa các tôn giáo với nhau mà tôi chưa hề được đọc đến. Về lịch sử, Ngài Thánh Nghiêm cũng đã chứng minh rất rõ ràng qua những văn kiện cũng như ngôn ngữ, văn hóa v.v Ví dụ như chữ Hán thì gọi nước Trung Hoa là Trung Quốc, nhưng tại sao tiếng Anh gọi là China? Ngài giải thích trong tác phẩm nầy như sau: Thuở nhà Tần đã có sự giao dịch với nước ngoài. Chữ Tần đọc âm là Chin, mà Chin chỉ riêng một đơn âm khó dùng, nên người Tây phương thêm chữ na vào cho dễ đọc và cuối cùng người ngoại quốc khi nói hay gọi đến nước Trung Hoa thì gọi là Chi(na) là vậy. Ngài đã phân tích rất rõ ràng trong Kinh 10 điều của Đạo Lão, đã lấy điều nào của Phật Giáo đem làm Kinh Văn của mình và vì sao Đạo Lão cũng như Đạo Khổng chỉ tồn tại ở Trung Hoa mà không vượt ra khỏi được biên giới của Trung Quốc như Đạo Phật đã từ Ấn Độ sang Trung Hoa và từ Trung Hoa được truyền đi các nơi khác trên thế giới? Ngài cũng đã cho biết rõ (trang 579) Vào năm Xích Ô thứ 10 đời Ngô Đại Đế (247), Khương Tăng Hội, một Thiền sinh ở Giao Chỉ (nay là Việt Nam), đến Kiến Nghiệp, kinh đô của nước Ngô, cầu được Xá lợi Phật xuất hiện, khiến Ngô Tôn Quyền phát tâm xây chùa thờ Phật, lấy tên là Chùa Kiến Sơ. Đây là ngôi chùa thờ Phật đầu tiên tại nước Ngô. Khương Tăng Hội đã biên tập Lục Độ Tập Kinh và viết chú thích cho những Kinh điển được dịch trước đó. Nhờ vậy Phật Giáo vùng Giang Nam dần trở nên hưng thịnh. Đọc đoạn văn trên, chúng ta là người Việt Nam cảm thấy hãnh diện vô cùng, vì Sơ Tổ Phật Giáo Việt Nam của chúng ta là Ngài Khương Tăng Hội, người sinh ra và lớn lên tại Giao Châu; sau đó qua Giang Nam, Trung Quốc dịch kinh, truyền đạo khiến cho vua quan Trung Quốc ngưỡng mộ, nên cho xây chùa và học Phật v.v Như vậy từ tác phẩm nầy chúng ta có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu của Ngài Thánh Nghiêm rất nghiêm túc. Việc nầy cũng tương ưng với sách Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam tập I của Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát cũng đã có đề cập về vấn đề nầy. Với lịch sử dịch Kinh điển từ tiếng Phạn sang chữ Hán thì có rất nhiều các đại dịch giả người Ấn Độ và các nước khác cũng như người Trung Hoa, nhưng trong lịch sử dịch kinh, không ai qua bốn Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

22 vị Tam Tạng Pháp Sư, đó là Ngài Cưu Ma La Thập, Ngài Bất Không, Ngài Chân Đế và Ngài Huyền Trang. Về Ấn Độ Giáo, Ngài phân tích cũng rất là tỉ mỉ chi tiết. Ngài cho biết Phật Giáo đã dùng Thiền Học và việc ăn chay từ Ấn Độ Giáo như thế nào? Sự cải cách về quan điểm vũ trụ quan cũng như nhân sinh quan về việc hình thành vũ trụ theo quan điểm của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo giống ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào? Chữ Sa Môn Thích Tử, Sa Môn Phạm Chí, Sa Môn ngoại đạo... Từ nầy do đâu mà có và cuối cùng thì Ngài khuyên rằng nên dùng chữ Tỳ Kheo, là một giới danh khác biệt hoàn toàn với Ấn Độ giáo và chỉ có Phật Giáo mới có cách gọi nầy do Đức Phật đặt ra mà thôi. Ngài đã viết về những Tôn Giáo Cổ của Arab và Giáo Chủ Hồi Giáo Mohamed đã dùng những điểm nào của cả Do Thái Giáo để tạo nên giáo lý của tôn giáo mình. Thiên đường của Hồi Giáo khác nhau với Thiên Đường của Cơ Đốc Giáo hay Do Thái Giáo như thế nào? Tại sao Mohamed chủ trương có nhiều vợ? (Ông ta có tất cả 7 bà, sau khi bà vợ chính thức đã qua đời lúc bà ta ở tuổi 65 và Ông ta ở tuổi 50). Tất cả những điều nầy nếu quý vị muốn tìm hiểu, xin đọc tác phẩm nầy, sẽ được giải đáp tường tận rõ ràng và nên nhớ rằng tác phẩm nầy đã được biên soạn rất công phu và đã được xuất bản tại Đài Loan từ năm 1968 chứ không phải mới đây, nghĩa là cách nay cũng đã gần nửa thế kỷ rồi. Gần đây thì vấn đề chiến tranh tôn giáo, nhất là các xứ Hồi Giáo đã liên tục gây hấn, giết chóc, tàn sát dã man, khiến cho nhiều người phải quan tâm tìm đọc những kinh sách cũng như chủ trương của Đạo nầy, thì quyển sách nầy có thể giải đáp hầu như tất cả những nghi vấn của quý vị. Với Đạo Phật cũng như vậy, Ngài không vì mình là một Tăng nhân để phải bênh vực cho Phật Giáo, mà Ngài đã đứng trên quan điểm và lập luận của lịch sử cũng như tính triết học của Tôn Giáo nầy để luận bàn. Ngài nói về thuyết Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên rồi 37 phẩm trợ đạo như: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo phần để rồi Ngài nhấn mạnh về Tam Pháp Ấn. Đây chính là giáo lý căn bản mà Đức Thích Tôn đã dạy về: Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết Bàn tịch tịnh v.v Ngài đã giải thích cặn kẽ về tu như thế nào để chứng Thanh Văn, tu theo phép gì để chứng Duyên Giác, Bồ Tát, Phật v.v Ngài dùng những kỳ kết tập (4 lần) tại Ấn Độ để chỉ rõ về việc phân chia bộ phái cũng như Phật Giáo Thượng Tọa bộ đã áp đảo Đại Chúng bộ trong kỳ kết tập Kinh điển lần thứ 2 sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn 100 năm tại Thành Phố Hoa Thị như thế nào? Tại sao thời kỳ kết tập Kinh điển lần thứ nhất sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn 100 ngày tại động Thất Diệp gần thành Vương Xá chỉ có 500 vị A La Hán mà trên thực tế thuở ấy còn nhiều vị A Lan Hán khác nữa không được cung thỉnh? Vì lẽ Ngài Ma Ha Ca Diếp thiên về hạnh tu Đầu Đà cũng như Thiền Định, nên chỉ muốn những vị chuyên hành trì các pháp môn nầy tham dự mà thôi. Đó là câu trả lời của Ngài Thánh Nghiêm. Trong khi đó những vị A La Hán chuyên về trí tuệ và sự lợi lạc cho chúng sanh có tinh thần Đại Thừa thì bị bỏ rơi ra ngoài. Đây là cách lập luận có thể tin tưởng được. Rồi Phật Giáo cất cánh ra ngoài Ấn Độ, nếu không nhờ lần kết tập thứ ba thời vua A Dục (sau Đức Phật nhập diệt 300 năm) và nếu không là Ông Vua Hộ Pháp nầy thì tinh thần bộ phái Bắc Tông vẫn chưa vươn xa ra khỏi Ấn Độ và nếu không có Ngài Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân tiếp nối là những vị Đại Sư thuộc Trung Quán, Tánh Không và chủ trương xiển dương học phái Đại Thừa, thì Đại Thừa vẫn nằm trong lãnh thổ Ấn Độ chứ không ra ngoài lãnh thổ nầy được, nhất là 5 vấn đề của Đại Thiên được bàn đến trong kỳ kết tập lần thứ ba nầy. Nhìn toàn bộ thì đây là một tác phẩm tuyệt vời khi bàn đến vấn đề tôn giáo trên thế giới. Những ai là Giáo Sư tại các trường Tôn Giáo Học trên thế giới nên chia sẻ với sinh viên của mình qua tác phẩm nầy, thật là hữu ích vô cùng và tôi tin rằng tác phẩm nầy đã được dịch ra Anh Văn rồi. Hy vọng những người của các tôn giáo khác cũng có thể đọc được. Nếu bạn là người thích nghiên cứu về nguồn gốc của các tôn giáo thì không thể thiếu tác phẩm giá trị nầy trong tủ sách của mình. Một lần nữa cũng xin tán thán Thầy Thích Chân Tính, một ngòi bút điêu luyện đã chuyển tải được những tư tưởng về Tôn Giáo của Ngài Thánh Nghiêm qua lời dịch của Thầy. Công đức nầy thật là không nhỏ. Xin vô vàn niệm ân Thầy. Riêng quý độc giả, những ai thích nghiên cứu thì xin quý vị bắt đầu mở những trang sách nầy ra để đọc và chiêm nghiệm từng chữ, từng lời, từng trang một để rồi có thể nói lên quan điểm của mình sau khi đã đọc xong 624 trang này và lúc gấp sách lại, quý vị sẽ thấy phảng phất đâu đây một Thánh Nghiêm Pháp Sư, con người nhỏ thó, nhưng trí tuệ thật là tuyệt vời. Cuối cùng, điều mong mỏi của chính tôi là mong quý vị có thể thẩm thấu tác phẩm nầy qua nhiều cách nhìn khác nhau để được lợi mình và lợi người, mà tôn giáo mãi cho đến ngày hôm nay vẫn đóng một vai trò tâm linh quan trọng trong đời sống tôn giáo của mọi người trên hành tinh nầy. Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý. Thiên Chúa Giáo tượng trưng cho Hoa Hồng; Tin Lành biểu hiện cho Hoa Cẩm Chướng; Đạo Phật là Hoa Sen. Lâu nay chúng ta trồng riêng lẻ những loài hoa nầy mỗi nơi mỗi cụm, bây giờ chúng ta nên trồng chung vào trong một vườn hoa tâm linh, khi hoa nở sẽ mang vẻ đẹp muôn màu, đem hương thơm dâng hiến cho thế nhân. Xin được là như vậy. Viết xong vào một sáng mùa Xuân tại thư phòng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc nhằm ngày 03 tháng 3 năm Thích Như Điển Viên Giác 212 tháng 4 năm

23 22 Kịch Thơ Trần Thế Thi Hai màn, hai cảnh. Nhân vật: - Bà Man Thiên (mẹ của Trưng Trắc và Trưng Nhị) - Trưng Trắc - Trưng Nhị - Thanh Thiên (nữ tướng) - Bát Nàn (nữ tướng) - Lê Chân (nữ tướng) - Quân lính 8 người (1 người dâng kiếm, 2 người cầm cờ đứng cạnh đầu Voi, 5-6 quân lính đứng hai bên). Hoạt cảnh: * Màn một: Cảnh vườn hoa * Màn hai: Cảnh trước giờ khởi nghĩa. Hai con voi đứng giữa sân khấu vẽ bằng carton hoặc bằng Styropor và thiết kế cho hai lỗ tai được chuyển động, dưới chân có bánh xe để di chuyển ra sát sân khấu khi cuộc khởi nghĩa bắt đầu. * Một thanh bảo kiếm bọc bằng giấy chì bóng, khi chiếu đèn sẽ tỏa ra ánh sáng trong hoạt cảnh dâng bảo kiếm. LỜI GIỚI THIỆU Nước ta trước thời Bắc thuộc lần thứ nhất, có một lãnh thổ rộng từ phía Nam núi Ngũ Lĩnh bao gồm cả Động Đình Hồ và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây bên Tàu ngày nay. Dưới thời Bắc thuộc do Hán tộc thống trị, người dân sống dưới ách cai trị hà khắc của tên quan thái thú Tô Định. Chúng bắt dân lên rừng lấy lông chim trĩ, tìm ngà voi, sừng tê giác; xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi. Trăm họ lầm than khổ cực muôn bề, tiếng kêu than và lòng uất hận trào dâng khắp mọi nơi. Lúc bấy giờ ở đất Châu Phong (nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên) có Lạc Tướng họ Trưng, ngài có hai người con gái, chị tên Trưng Trắc, em là Trưng Nhị. Bà Trưng Trắc có chồng là Đặng Thi Sách làm huyện lệnh Châu Diên. Thấy cảnh áp bức, Lạc Tướng họ Trưng muốn mưu đồ dấy binh khởi nghĩa, công việc còn đang chuẩn bị thì chẳng may ông bị bệnh qua đời, binh quyền để lại cho vợ là bà Man Thiên và các con nắm giữ. Trong khi Đặng Thi Sách tiếp tục công việc của Trưng Lạc Tướng thì bị Tô Định bắt giết đi. Quá ức lòng trước cảnh thù nhà nợ nước, nên năm 40 sau Tây lịch, Trưng Trắc được mẹ giao binh quyền. Bà cùng em là Trưng Nhị liền dấy binh khởi nghĩa, các Lạc Hầu, Lạc Tướng khắp nơi đều nổi lên hưởng ứng, đánh đuổi Tô Định lấy lại đất Lĩnh Nam, xây dựng triều đình và đóng đô ở Mê Linh (Nay là làng Hạ Lôi, phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên). Bà lên ngôi tự xưng Trưng Nữ Vương, làm vua trên ba năm liên tiếp. Dựa theo truyền tích và sử liệu, chúng tôi trích soạn một đoạn ngắn về cuộc khởi nghĩa của hai Bà, diễn vở kịch thơ này để nói lên tinh thần can đảm, oanh liệt cũng như nêu tấm gương nữ lưu anh kiệt của hai Bà. Vở kịch gồm có hai màn, hai cảnh : * Màn 1: Cảnh vườn hoa trong dinh dưới một đêm trăng, bà Trưng Trắc được mẹ giao nắm binh quyền và cùng các nữ tướng bàn mưu để làm cuộc khởi nghĩa. * Màn 2: Trước giờ khởi nghĩa, truyền hịch và lúc xuất quân. Kính mời quí vị theo dõi Màn 1: Một hồi trống canh nổi lên, dứt hồi trống, tiếng ngâm thơ từ hậu trường: Đêm Mê Linh ánh trăng sầu vời vợi Tiếng côn trùng não nuột gợi lòng ai Hồi trống canh văng vẳng vọng bên tai Theo nhịp trống đâu đây lời thúc giục Hãy đứng lên đuổi quân thù xâm lược! Phải ra tay để cứu vớt muôn loài Nghìn năm sau để lại tấm gương soi Dòng lịch sử vẻ vang nòi giống Việt. Màn từ từ kéo ra Trưng Trắc: (ngâm) Nhìn mảnh trăng lòng ta đau xót Kể từ chàng đã trót mệnh chung Biết ai tâm sự cho cùng Để ta tiếp nối chí hùng Thi Quân Đất Lĩnh Nam biên cương một cõi Ta vốn là dòng dõi Lạc Long Cho dù thân phận má hồng Quyết tâm rửa hận thù chồng mới nguôi Hỡi Thi Sách! chàng ơi xin chứng Tấc lòng này gởi đấng oai linh Thiếp nguyền mở cuộc dấy binh Đuổi quân tham bạo, triều đình dựng xây. Bà Man Thiên và tùy tướng Lê Chân ra, Trưng Trắc giật mình: Ô kìa mẹ! cúi quỳ xuống, bà Man Thiên đỡ dậy nói: Hay, hay lắm chí hùng nhi nữ Khá khen con có ý giữ giống nòi Từ nãy giờ ta nghe rõ đầu đuôi Khiến mẹ cũng thấy trào sôi máu hận Như con đã biết, Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

24 Khắp cõi Giao Châu lòng người đều oán giận Lũ bạo tàn Tô Định nhóm tham quân Chúng bắt dân ta xuống biển lên rừng Mò châu ngọc, tìm ngà voi tê giác Đất Lĩnh Nam này chúng gây nhiều tội ác Lửa căm hờn sẽ bộc phát nay mai Hiện binh quyền ta đang nắm trong tay Sẽ trao lại để tùy con định liệu! Trưng Trắc: Thưa thân mẫu, con e rằng phận liễu Việc quân binh khó định liệu tinh tường Nếu lỡ lầm dân tộc chết đau thương Sẽ dẫn tới con đường nô lệ mới. Man Thiên: Ta biết lắm, nhưng không thể ngồi chờ đợi Phải tính ngay sự việc mới mong thành Lấy chí hung ta viết lại sử xanh Dù thất bại cũng lưu danh hậu thế Mẹ vẫn hiểu, việc binh là trọng hệ Nhưng binh quyền này, mẹ không thể giao ai Ta thấy con, thao lược có thừa tài Phải nắm lấy để điều quân dụng tướng! Trưng Trắc: Tâu thân mẫu, nếu binh quyền con nắm Các Lạc Hầu, Lạc Tướng sẽ nghĩ sao? Xin mẫu thân tính liệu có cách nào Con xin nhận lấy ngay ấn tướng. Man Thiên: (lấy bức thư trong áo ra). Đây bức thư Trước khi lâm chung, cha con người cố gượng Thảo thư này, mẹ giữ đến hôm nay Người dặn rằng, phải trao đến tận tay Và công bố trước ngày ta khởi nghĩa Có như thế mới yên lòng tướng sĩ Con hãy nhận để vui lòng người an nghỉ. Trưng Trắc: (ngâm) Cúi đầu xin nhận chúc thư Theo lời căn dặn của người cha thương Quyết làm rạng rỡ họ Trưng Quyết làm rõ mặt má hường nước Nam Ra tay diệt hết quân tham Thu về một cõi Lĩnh Nam nước nhà. Man Thiên: (ngâm) Thấy con làm trọn ý cha Ta đây sung sướng thật là biết bao Dù cho tuôn đổ máu đào Mẹ đây quyết góp công lao diệt thù Trưng Trắc: Lê Chân! Hãy đưa mẹ ta vào trong an nghỉ Rạng ngày mai mời tướng sĩ đến họp bàn. Em Trưng Nhị, Thanh Thiên cùng với công chúa Bát Nàn Để quyết định và chọn ngày khởi nghĩa Man Thiên và Lê Chân vào. Màn từ từ kéo (một nửa) một phút sau kéo ra lại. Trưng Trắc: (ngâm) Dân Nam cũng có đất trời Vì sao nô lệ suốt đời phải mang Giận quân Tô Định ác gian Phen này ta quyết phá tan gông xiềng Kính xin sông núi hồn thiêng Chứng cho con một lời nguyền này đây. Trưng Nhị: ra Thưa chị Em vừa được Lê Chân trao lệnh Bảo vào đây hoạch định quân cơ Em hình dung như đã đến giờ Trời Nam sẽ nổi cơn giông tố. Trưng Trắc: Chị chào em Em nói đúng, Kể từ khi Thi Quân bạc số Chị đêm ngày chưa biết thổ lộ cùng ai Nếu hở ra thì mọi chuyện không may Sẽ xảy tới khi ta chưa chuẩn bị Mới hôm qua mẹ đã vào gặp chị Trao binh quyền, Người bảo phải quyết định nhanh lên Nếu để trễ việc quân binh thất lợi Nên mới cho Lê Chân mời em tới Để luận bàn cuộc khởi nghĩa nay mai Chị nghĩ em cũng bậc nữ tài Hãy cùng chị so vai gánh vác! Trung Nhị: Thưa chị Em đâu phải là hạng người hèn nhát Máu trong thân cũng giống Lạc, nòi Hồng Dù bước đường có lắm gai chông Đâu có ngại cuồng phong bão táp Trước cảnh quốc phá gia vong Em sẽ nguyền đem thân đền đáp. Trưng Trắc: Nghe em nói, chị thấy lòng thêm ấm áp Phận nữ lưu như em ai dễ sánh bằng Nguy hiểm xem thường chẳng kể đến tấm thân Tài cung kiếm cũng ngang hàng trang anh tuấn Rất xứng đáng cầm quân làm nữ tướng. Trưng Nhị: Nếu như chị đã có lòng tin tưởng Thì lẽ nào em lại dám chối từ (ngâm) Đã mang cái kiếp con người Có đâu để thẹn đất trời được sao Muốn cho rõ mặt anh hào Nữ nhi phải cất yếm đào vung gươm. Trưng Trắc: (ngâm) Nhược bằng chỉ biết áo cơm Làm sao để lại tiếng thơm cho đời. Viên Giác 212 tháng 4 năm

25 24 Trưng Nhị: Em xin cúi nghe lời chị dạy Vậy bây giờ ta chọn lấy tinh binh Mở cuộc tấn công lúc bất thình lình Để bọn chúng trở tay không kịp Trong khi đó các Lạc Hầu đều tiếp Cùng nổi lên đồng loạt khắp mọi nơi Dù cho chúng có sức mạnh bằng trời Cũng không thể đương đầu với ta nổi. Lê Chân: vào Thưa Trưng Nương, Có Thanh Thiên và Bát Nàn vừa đến Đang đứng ngoài đợi lệnh của Trưng Nương. Trưng Trắc: Ta cho mời các Công Chúa vào đây Để bàn việc làm ngay khỏi trễ. Lê Chân ra, sau đó cùng các Nữ tướng vào, Bát Nàn và Thanh Thiên cúi đầu chào Trưng Trắc: Các người cứ tự nhiên! Thanh Thiên: Thưa Trưng Nương, Chúng em vừa nhận được mật lệnh Bảo phải vào ra mắt Trưng Nương Bọn em biết là có chuyện bất thường Nên vội vã vào đây tức khắc. Trưng Nhị: Mẹ ta hôm qua, Đã trao quyền binh cho chị Trưng Trắc Để đứng lên làm cuộc khởi nghĩa nay mai Nên chúng ta được lệnh vào đây Cùng tính kế bàn mưu diệt giặc. Bát Nàn: Đây là chuyện từ lâu em thắc mắc Tại vì sao quân Hán tặc tung hoành Chúng giở đủ trò ác độc hôi tanh Mà dân ta cứ mãi đành cam chịu! Thanh Thiên: Phải đánh chứ! dù chúng ta phận liễu Nhưng chí hùng đâu dễ kém thua ai Chuyện nước non chẳng phân biệt gái trai Cùng quyết chí ắt có ngày chiến thắng. Bát Nàn: Khắp Lĩnh Nam quân binh đều đợi sẵn Chỉ chờ ngày khởi nghĩa sẽ đứng lên Nay Trưng Nương không quản ngại cung tên Là chắc chắn mọi nơi đều hưởng ứng. Trưng Trắc: Đây mật thư của Đô Dương tùy tướng Đang nắm quyền thay thế Đặng Thi Quân Đưa bức thư qua cho Lê Chân xem, Lê Chân cầm bức thư đọc tiếp; Đang đợi chờ hiệu lệnh của Trưng Nương sẽ hướng dẫn quân Châu Diên nổi dậy. Thanh Thiên: Quan Đô tướng đã chịu làm nội ứng Thì phen này bọn chúng khó toàn thây! Bát Nàn: Mặc cho đạn lạc tên bay Em đây cũng quyết ra tay thư hùng Thà rằng chết với non sông Còn hơn nhỏ lệ đứng trông quân thù! Trưng Trắc: (ngâm) Rõ là khí phách trượng phu Lời em nói đó nghìn thu vẫn còn! Thanh Thiên: Sá gì lũ giặc cỏn con Vung gươm một phát nước non thu về. Tất cả đồng đưa tay lên và cùng nói: Hôm nay chung một lời thề Ngày sau rạng tiếng đất Mê Linh này! Hết màn 1. màn kéo lại Lời giới thiệu cho màn 2 Gần hai ngàn năm trước cho đến ngày nay. Nhìn qua lịch sử thế giới, chưa có một người đàn bà nào đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân ngoại xâm và xưng đế đã thành công một cách oanh liệt, vẻ vang như Hai Bà Trưng. Mặc dù công cuộc giành quyền tự chủ tuy có ngắn ngủi nhưng đã là tấm gương sáng chói và cũng là một điểm son trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt. Cũng chính nhờ tấm gương sáng chói ấy mà dân tộc Việt đã giữ vững được tinh thần duy trì nòi giống, không bao giờ chịu khuất phục trước âm mưu Hán hóa hay sức mạnh dù gần ngàn năm lệ thuộc từ kẻ thù hung hãn phương Bắc. Sau đây là bắt đầu màn hai: Một hồi trống nổi lên. (Tiếng ngâm thơ từ hậu trường) Mê Linh tiếng trống oai hùng Mê Linh đứng dậy phá tung gông xiềng Tưởng chừng đất lở trời nghiêng Quân reo ngựa hí, trên yên má hồng Mê Linh hào khí núi sông Mê Linh nổi trận cuồng phong quét thù. Tiếng trống nổi lên tiếng quân reo hò. Màn từ từ kéo ra, cảnh trước giờ xuất quân, hai con Voi đứng giữa sân khấu, hai lính hầu (nữ) cầm cờ đứng hai bên Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

26 đầu Voi. Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng và binh lính đều có mặt. (một màn song đôi Nam và Nữ múa kiếm có đệm nhạc khúc CHIẾN SĨ VÔ DANH ) Bà Man Thiên ra: Thấy tướng sĩ nức lòng vì đại nghĩa Tuy sức già, ta không thể ngồi yên Chí quật cường tới lúc phải vùng lên Dù gian khổ quyết không lùi bước Theo ước nguyện Trưng phu quân lúc trước Binh quyền này phải trao lại Trưng Nương Dưới ngọn cờ, trước tất cả ba quân Ta truyền lệnh đem dâng bảo kiếm. Kẻ ngoại cuộc, nhìn thấy còn đau lòng, Người cùng giống, hỏi sao không đứt ruột. Nghĩ quốc nhục, lòng ta đau buốt Nghe dân than, ruột tím gan bầm Lửa hận thù âm ỉ khắp Lĩnh Nam Chờ cơn gió là bùng lên thiêu đốt. Vì vậy Thuận lòng trời, ta quyết vung gươm Theo sông núi, giương cao cờ phất Nay: Tế cáo đất trời, dựng cờ khởi nghĩa, Lấy Mê Linh làm điểm khởi đầu Lệnh truyền xuống các Lạc Hầu Ba quân tướng sĩ trước sau một lòng. Trống đánh từng tiếng một, lính cầm kiếm đi theo nhịp trống, khi ra giữa sân khấu, tiếng trống đánh càng dồn, lính quỳ xuống dâng kiếm. Trưng Trắc đỡ lấy kiếm và từ từ rút kiếm ra khỏi vỏ đưa lên. Ánh đèn chiếu sáng từ chuôi đến mũi thanh kiếm. Trưng Trắc: Hỡi ba quân tướng sĩ! Dân tộc ta qua bao năm lệ thuộc Tủi nhục, lầm than, khốn khổ mọi bề Với núi sông ta đã nguyện lời thề Không thể để kéo dài thêm quốc nhục Sóng căm hờn nay dâng cao quá mức Và dân tộc này phải thể hiện chí hùng anh Giương ngọn cờ ta viết lại sử xanh Vung bảo kiếm thu hồi nền tự chủ Hỡi Tô Định! quân sài lang ác thú, Đã đến ngày tận số lũ hung tàn, Lưỡi kiếm này ta quyết đánh tan Đuổi Hán tặc trở về nơi phương Bắc Nắm binh quyền, ta nhân danh Trưng Trắc Trước ba quân nay công bố hịch truyền. Trưng Trắc rút cuốn Hịch đưa cho Lê Chân đọc. Hịch khởi nghĩa Đất nước mở mang, do công lao tiền nhân tạo dựng. Nòi giống duy trì, bởi ý chí tất cả toàn dân. Như nước ta, Từ thời Hùng Vương lập quốc Phía Nam núi Ngũ Lĩnh, dân Bách Việt hùng cứ một phương. Hướng Bắc Động Đình Hồ, dòng Hán Tộc biệt phân hai xứ. Ta chủ hòa, muốn đôi bên giao hiếu. Họ hung tàn, ưa cậy thế binh hùng. Dùng cường binh, lấn chiếm lân bang, Mưu Hán hóa, luôn dòng tộc Việt. Thống trị ách, quá ngang tàn bạo ngược. Đô hộ vòng, càng độc ác hiểm hung. Bắt người dân xuống biển lên rừng Mò châu ngọc, ngà voi, tê giác. Tủi nhục nào hơn, người dân lệ thuộc, Đau đớn chi bằng, đất nước suy vong Trưng Trắc: Các nữ tướng hãy nghe quân lệnh! Đêm nay, Khi Châu Diên nổi lửa đốt kho lương Ba đạo quân hãy chận đánh các ngã đường Gặp kháng cự phải quyết tâm tiêu diệt giặc Hé sinh lộ chạy về hướng Bắc Chừa con đường cho chúng thoát thân Vì một khi quân giặc mất tinh thần Chúng lo thoát, quân ta không hao tốn. Thanh Thiên, Bát Nàn và Lê Chân cùng cúi đầu nói: Xin tuân lệnh. Hai bà Trưng cầm kiếm lên lưng voi. Trưng Trắc (nói): Hỡi ba quân tướng sĩ! Giờ khởi nghĩa bắt đầu, Ta truyền lệnh, nhắm Long Biên thẳng tiến! Voi và quân lính từ từ tiến lên trước sân khấu, tất cả đồng ca bài Quyết Tiến (của nhạc sĩ Hùng Lân) và ra dấu cho tất cả khán giả đều đứng dậy vỗ tay bắt nhịp). Quyết tiến, ta giống dân Lạc Hồng, Liều thân sống, tranh đấu giữ gìn non sông. Quyết tiến, khi nước non nguy biến, Máu anh hùng ngàn đời tô thắm núi sông. Quyết tiến theo tiếng quân reo hò Liều thân sống tranh đấu cho ngày tự do Quyết tiến khi nước non nguy biến Máu anh hùng rạng danh nòi giống tiên rồng. Vết oai hùng ngàn xưa nay còn lưu dấu Gương sử xanh nước Việt ngàn đời hùng anh Chí quật cường toàn dân hy sinh tranh đấu Giống Lạc Hồng rạng danh nòi giống tiên rồng. Tây Đức, Trần Thế Thi Viên Giác 212 tháng 4 năm

27 26 Phạm Thị Phú Thịnh Phạm Tân Lập Phú Dù chỉ cách Sài Gòn hơn một trăm cây số, mà Bình Long ngày đó đối với mẹ tôi xa xôi lắm. Người ta gọi Bình Long là chốn rừng thiêng nước độc. Ngày ấy Ban Quân Y của Bố tôi nằm ở cửa ngõ từ Xa Cam vào An Lộc, bên cạnh chùa Miên, một ngôi chùa đầy huyền thoại. Phải cố thuyết phục lắm mẹ tôi mới đưa 2 anh em tôi từ Sài Gòn lên sống ở chốn khỉ ho cò gáy này. Đời quân ngũ xa nhà, Bố tôi đã phải lòng một cô gái đẹp, con một của ông bà bán hàng cơm tháng ở Chợ Cũ. Để được lòng người đẹp, ông không ngần ngại nói dối là mình di cư từ Bắc vào Nam, đã phải để người vợ và 2 con nhỏ kẹt lại ở tận một miền Bắc xa xăm. Đến khi cha mẹ cô gái ấy cứ bắt làm đám cưới, sợ quá, ông mới tìm đủ mọi cách đưa vợ con lên, và thú tội. Lúc đó dù chỉ mới vài tuổi đầu tôi cũng được nghe và hiểu chuyện. Tội nghiệp và với lòng thương cảm cô ấy đã viết một là thư thật dài cho Bố, và mong Bố quên mình đi và trở về với gia đình. Bây giờ ngẫm lại, không biết tôi có được một chút đỉnh gì đó trong cái tính của Bố không? Đất Bình Long đỏ thắm, rừng thì xanh thẫm ngút ngàn. Ở đâu cũng thấy những người dân chân thật, hiền hòa và hiếu khách, từ người phu cạo mủ trong đồn điền. Tuổi thơ của anh em chúng tôi là những ngày an lành. Có trốn học, có đánh nhau, có biết thầm thương trộm nhớ, có hẹn hò và mơ mộng vẩn vơ. Biết nhìn mây trời, phố núi để thả hồn vào chốn đâu đâu. Tôi cũng biết theo bố mẹ đi Chùa nghe kinh lễ Phật và mặc chiếc áo lam. Ngôi chùa Từ Quang có cái giếng thật gần và mát lạnh mà chỉ thò tay đã với tới nước. Sự bạo tàn của chiến tranh năm 1972 bom đạn đã xóa mất hoàn toàn đi ngôi Chùa của tuổi thơ ngày ấy, giờ chỉ còn trong tâm tưởng và trí nhớ. Bình Long vào những ngày yên bình đã có những phát triển kinh tế đáng kể, nhất là từ khi người Mỹ vào tham chiến ở Việt Nam. Nhà máy của Công Ty Điện Lực Việt Nam xây ở bến xe chợ mới phát điện ngày đêm, bù lại với những ngày của những năm 1966 dòng điện yếu ớt chỉ phát đến 9 giờ đêm. Sau 9 giờ tối là tôi phải thắp ngọn đèn dầu ngồi bên cửa hầm để học luyện thi vào Đệ Thất. Hầu như tất cả mọi nhà đêm đến đều ngủ trong trong hầm, vì cứ về đêm lại bị Việt Cộng từ những cánh rừng pháo kích vào thành phố. Những năm ấy cái Tivi công cộng đầu tiên được đặt ở công viên Chợ Cũ, mở cho dân xem mỗi đêm, đã lôi cuốn lũ trẻ chúng tôi có chỗ tụ tập để vui đùa, để thay vào những đêm chiếu bóng công cộng ngoài trời với những phim như: Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, Binh Mập Binh Ốm đã một thời làm lũ con nít chúng tôi say mê đến bỏ ăn bỏ ngủ. Người Mỹ đến Việt Nam ngày lúc càng đông. Khu vực Đồn Điền Quản Lợi được chọn làm nơi đóng quân của Sư Đoàn 1 Không Quân Hoa Kỳ. Học sinh Trung Học Bình Long chúng tôi được quân đội Mỹ ưu ái cho thành lập đoàn Hướng Đạo Mỹ. Đợt ban đầu, qua Ty Thanh Niên họ chọn cứ mỗi lớp các học sinh từ hạng nhất đến hạng 5 để gia nhập. Mỗi cuối tuần họ ra Bình Long đón chúng tôi bằng xe GMC vào căn cứ quân sự trong Quản Lợi, sinh hoạt ca hát, ăn cơm với lính và xem phim Cao Bồi, uống Cola. Có lẽ từ đó tôi ghiền Cola cho đến bây giờ. Cứ vài tuần, khi không cần dùng phi cơ cho chiến sự, chúng tôi lại được đưa ra Long Hải hoặc Vũng Tầu vào những căn cứ quân sự của họ và sống chung với những người lính. Đứng xếp hàng lấy phần ăn với một cái khay có lẽ còn to hơn tôi lúc ấy, mà món nào cũng lạ, béo ngậy và rất khó mà ăn, nhìn vào đã thấy chóng cả mặt rồi, đối với những người thật kén ăn như tôi. Tháng 4 năm 1972 tôi đang học lớp 10. Lớp học vắng dần theo nhịp độ pháo kích mỗi ngày mỗi gia tăng của giặc. Chúng tôi biết chiến tranh đã đến thật gần, khi Lộc Ninh, một quận cực bắc Bình Long, giáp với biên giới Campuchia, đã thất thủ và con đường quốc lộ 13 đã bị cắt, không còn những chuyến xe xuôi bắc dọc nam. Nhớ trường nhớ lớp, nhớ cô bạn học có mái tóc mây mềm và đôi mắt đen, buồn diệu vợi. Mà chỉ một ngày không thấy nhau đã thấy dài như vô tận. Những người lính cuối cùng được trực thăng vận đưa vào An Lộc trong cái ngột ngạt khó tả của những ngày khốn khó của tháng Tư Thành phố của tôi như thu hẹp dần, và tê cứng lại. Cái tình của dân An Lộc đối với những người Lính đến để giải vây thật nồng hậu, đầy chân tình và nước mắt. Chưa bao giờ tôi được sống với cái tình quân dân như lúc này. Chiến tranh đã kéo dài quá lâu đã làm chai cứng đi cái cảm nhận và hiện hữu của nó. Từng đoàn trực thăng bay kín bầu trời tiếp nối nhau vào Phi trường L19 để thả quân trong tiếng đạn pháo long trời của giặc. Có chiếc Chinook đang cố lết dần về hướng phi trường vì bị trúng đạn ở thân tàu, khói lửa bốc cháy. Tội nghiệp những người lính đã không được đặt chân vào An Lộc nơi đồng đội và Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

28 đồng bào đang chờ đón các anh. Theo quốc lộ 13 các anh đi thành từng đoàn vào thành phố. Hai bên đường dân chúng hoan hô reo hò, mang nước và thức ăn để tặng các anh. Ai cũng không giấu được nỗi vui mừng trên khóe mắt, và nụ cười trên vành môi khô héo mỏi mòn trong những ngày bị giặc vây hãm, và sống trong lo âu. Ở hướng Quản Lợi, các phi cơ oanh kích đua nhau lao đầu xuống bắn và dội bom. Từ An Lộc chúng tôi thấy rõ cả lửa đạn bắn trả từ dưới đất lên. Có những chiếc xuống rồi không bay lên được nữa. Tôi biết ở nơi đó có những người phi công hào hùng đã nằm lại với An Lộc. Con phố Hùng Vương nằm dài theo cây xăng Esso của cô Bảy Hiệp Thành và gia đình chúng tôi cũng được đón nhận những toán chiến binh vừa trở về sau những ngày dài bị vây hãm ở Lộc Ninh. Nét mệt mỏi và lo âu còn hằn rõ trên từng khuôn mặt của những người lính bại trận. Họ đóng quân trong sân nhà tôi, độ chừng hơn hai chục người. Với nhiệm vụ bảo vệ an ninh thành phố và làm nhũng nút chận Đặc Công Cộng Sản như lời anh lính chỉ huy tâm sự. Đây là vòng đai an toàn thứ năm tính từ ngoài, từ những tiền đồn chung quanh An Lộc. Nơi đó đang được bảo vệ bởi những đoàn quân tinh nhuệ như Biệt Động Quân, Sư Đoàn 5, mới vừa được đưa vào An Lộc. Những người lính này cho chúng tôi được cái cảm giác yên lành. Bố Mẹ tôi cũng đãi họ được những bữa cơm ngon bù vào những ngày đói khát. Những ngày này tất cả quân cán chính tỉnh Bình Long đều bị cấm trại 100%. Bố tôi chỉ được phép về thăm nhà vào mỗi buổi sáng với chiếc xe Jeep Hồng Thập Tự của Ban Quân Y, thuộc Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận Tiểu Khu Bình Long, trong bộ quân phục với áo giáp và nón sắt. Bố tôi an ủi mẹ và nói, có ông Tướng Hưng mới được đưa vào An Lộc, và đoàn quân tiếp viện của các Sư Đoàn 18, 21 tăng phái đang trên đường từ Chơn Thành đến để giải vây cho An Lộc. Nên quyết định đưa gia đình rời An Lộc bằng trực thăng đã bị hủy bỏ. Ngày đêm những máy bay vận tải cơ C130 hay C 114 thì phải, cứ bay đều chung quanh An Lộc và phát ra đều những tiếng bùm bùm. Lính đổ vào An lộc ngày một đông. Tối đến lại có lệnh giới nghiêm, chẳng ai được phép ra đường nữa. Dân tỵ nạn từ các buôn làng, thôn ấp chung quanh An Lộc đã tràn về đầy thị trấn nhỏ bé. Trên các ngã đường vừa lính vừa dân, tay bồng tay gánh. Nước mắt buồn tủi tràn trên thân phận những người dân khốn khó trong cơn ly loạn. Đêm 12 tháng 4 năm 1972 thật yên lặng đến khác thường. Độ 1 giờ sáng ngày 13 tháng 4 giặc bắt đầu nã đạn vào thành phố với những tiếng nổ gào xé kinh hồn, những lóe chớp sáng làm tan đi bóng đêm dài, đạn nổ hầu như không dứt. Nằm trong hầm nghe Radio, được biết Việt Cộng đã bắn hơn quả đạn pháo vào thành phố nhỏ bé chỉ độ mười mấy cây số vuông này. Đến hơn 7 giờ sáng ngày 13 tháng 4 thì tiếng đạn pháo của giặc thưa hẳn. Chỉ còn nghe những tràng đạn tiểu liên bắn liên hồi, chát chúa. Có một linh tính gì đó, từ trong hầm tôi chui ra và đi lên nhà trên, nghe thấy những tiếng gào khóc và la hét trong sân. Nhìn qua khe lỗ khóa, thấy một tên Việt Cộng đang chỉa súng B40 về phía tôi và la hét bằng những giọng nói thật khó hiểu. Tay chân run rẩy tôi cố gắng lắm mới mở nổi đến 4 lớp khóa cửa. Cửa vừa mở ra thì một tên Việt cộng khác tóm lấy cổ áo tôi và chỉa khẩu súng ngắn vào đầu tôi rồi nói: - Trong nhà chúng mày có ngụy trốn phải không? Tại sao không mở tất cả các cửa ra để chào đón Quân Giải Phóng?. Tôi run quá chỉ biết trả lời: - Thưa ông không có, nhà chỉ có mẹ cháu và các em nhỏ ngủ trong hầm thôi. Vì hầm nằm xa cửa quá nên không nghe thấy. Hắn hét to: - Mày dẫn tao đi xem!, rồi hắn nắm lấy cổ tôi và tay chỉa khẩu súng rồi lôi đi. Đến cửa hầm tôi khóc gọi mẹ. Mẹ tôi bồng đứa em trai mới sinh, và các em nhỏ chui ra. Hắn lôi tôi đi kiểm soát tất cả các nơi trong nhà. Sau khi không thấy gì hết, nạt to: - Mở tất cả các cửa ra để chào mừng giải phóng. Không được trốn trong hầm. Đứng trước nhà những tên Việt Cộng đua nhau chỉa súng lên trời bắn những chiếc trực thăng đang vần vũ trên không. Đạn từ trên lại thi nhau tuôn xuống. Trong sân nhà tôi bây giờ không còn thấy những người lính VNCH đêm qua đâu nữa. Toàn là dân tỵ nạn ở đâu đến, chắc có đến hơn 50 người. Một người đàn bà lớn tuổi khẽ bảo tôi: - Họ đòi bắn súng để phá cửa vào, số gia đình cậu may mắn lắm đó. Chúng tôi phải quỳ lạy van xin họ, nên họ còn chần chừ chưa bắn. Nếu họ bắn chắc nhiều người chết lắm. Hàng xóm chúng tôi cũng chỉ biết nghẹn ngào nhìn nhau bằng những cặp mắt thất thần. Đây là lần đầu trong đời tôi thấy những người lính Cộng Sản Bắc Việt bằng xương thịt. Họ gầy ốm xanh sao và đầy vẻ hận thù. Những khuôn mặt xương xẩu, thiếu ngủ lẫn với bụi đất đỏ càng làm tăng thêm cái vẻ bạo tàn của họ. Đạn nổ khắp nơi. Chợt chúng tôi nhìn thấy một toán lính VNCH độ hơn 10 người thất thểu, không vũ khí, đi xuống con dốc. Sau lưng họ, những người lính Cộng Sản Bắc Việt đã bắn những loạt đạn. Xác người gục xuống thật kinh hoàng. Vẫn biết chiến tranh là ác độc, nhưng quá tàn nhẫn ở nơi này. Không biết trong số họ, có người lính nào đêm qua còn ngồi tâm sự với tôi không! Biết không thể ở lại nhà, gia đình chúng tôi bỏ chạy với một sồ giấy tờ quan trọng trong tay. Chỉ còn con đường độc đạo đi về cuối dốc, hướng ngã tư chợ chiều đi Quản Lợi. Trên đường chạy, một đứa em gái nhỏ nghe đạn bắn sợ quá, chạy lạc vào nhà dân. Không thấy em đâu, tôi vùng chạy thật nhanh về hướng có nhiều người chạy vào, may quá thấy em mình đang mếu máo khóc trong đoàn người chạy loạn. Trời đã ngã trưa, khói súng đan dày che khuất cả những tia nắng mặt trời gay gắt, không khí như đặc Viên Giác 212 tháng 4 năm

29 nghẽn lại với toàn mùi thuốc súng. Từng nhóm người xuôi ngược, cứ hễ bị bắn chỗ này thì lại trôi giạt qua nơi khác, trên những con đường bất định. Nơi nào còn được quân đội VNCH kiểm soát thì họ lại không cho đi qua, vì sợ Việt Cộng trà trộn vào phòng tuyến. Đến xế chiều thì gia đình chúng tôi trôi giạt vào nhà một người bạn học tên Thu ở xóm ga. Ở đó họ nấu cho ăn một bữa cơm. Rồi cùng nhập bọn, chúng tôi bàn với nhau đi về phía Chùa hoặc nhà Thờ với hy vọng sẽ được bình an. Cả hai dãy phố Chợ Cũ giờ đã là những đống tro tàn. Đầu đường Đại Lộ Hoàng Hôn, lối xuống công viên Tao Phùng có những chiếc chiến xa T54 của Việt Cộng còn đang bốc khói cháy, nằm ngổn ngang, những thi thể cháy nám đen của người lính Bắc Việt chân còn bị còng dính vào thành xe. Từng góc phố có những người lính Quốc Gia, vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi chạy thật nhanh, vòng vèo qua những vòng kẽm gai và nút chận của họ. Ở Công Viên Tao Phùng có những khẩu đại bác của pháo binh VNCH, đặt ở đây tự bao giờ, đang nã đạn liên hồi. Chúng tôi vào đến Thánh đường Nhà thờ Vinh Sơn thì trời đã tối. Chỉ thấy người là người. Đêm về chỉ có chỗ dựa lưng vào nhau để ngủ qua đêm, kinh hoàng trong tiếng lửa đạn. Khoảng gần sáng thì Cha Xứ đánh thức dạy cùng đọc kinh và làm thánh lễ. Sau đó Cha nói sẽ cầm cờ Trắng để đi về Sài Gòn lánh nạn. Đến hơn 10 giờ, sau nhiều lần tìm cách ra khỏi nhà thờ, đoàn người tỵ nạn dưới sự dẫn đầu của Linh Mục và nhiều quý Thầy Tu Sĩ Phật Giáo mặc áo Cà Sa vàng, cầm trên tay những mảnh vải mầu trắng làm cờ hiệu rời được nhà thờ. Đoàn người chúng tôi cứ bị xua đuổi từ con phố nầy qua góc đường nọ, đâu đâu cũng thấy những chướng ngại vật và xe cộ bị bắn cháy nằm chắn lối ngổn ngang. Dây kẽm gai giăng đầy khắp mọi ngã đường. Đạn pháo và tiếng đạn đủ loại nổ long trời, đạn đến từ tứ phía, từ trên trời, dưới lòng đất. Có người gục gã, lớp đi sau chạy tràn tới đè lên. Tang thương ngút trời. Đi loanh quanh, bị xô dạt từ khu phố nầy đến góc đường nọ, cuối cùng chúng tôi cũng đến được khu vực Cư Xá Công Chức nằm cạnh Tiểu Khu Bình Long, lúc này trời đã ngã về chiều. Nơi đây chúng tôi không được phép đi tiếp. Phải tìm chỗ trú ngụ và tránh đạn qua đêm. Gia đình chúng tôi vào được một ngôi nhà mà chủ đã bỏ đi. Nhà đầy kín người. Gia đình tôi được phân chia sẽ ngủ trên tấm Divan bằng gỗ dầy qua 28 đêm. Những người đến trước đã giành chiếm ngủ trong hầm, và những chỗ núp khả dĩ gọi là yên tâm có thể tránh đạn. Quá mệt mỏi sau những ngày dài căng thẳng. Chúng tôi chấp nhận chỗ này để có chỗ ngã lưng. Trước cửa nhà lính đủ mọi sắc phục. Tôi đi tìm mua một chút đồ ăn vì cả ngày rồi cả nhà chẳng ai có gì vào bụng cả, bấy giờ mới thấy cái cồn cào của cơn đói hành hạ. Ở một góc đầu ngõ có một người thanh niên còn trẻ cứ lui cui đốt rác, khi lửa cháy anh ta lại cứ cố tình dập tắt, khói đen bay lên cao. Vài phút sau tiếng đạn pháo lại vang trời bụi tung mù mịt. Sau này khi nghĩ lại, tôi mới hiểu ra đó là Đặc Công Việt Cộng đã làm ám hiệu chỉ điểm cho pháo binh của họ bắn chính xác vào những khu vực họ muốn. Trời nhá nhem tối, bất chợt Vũ Tuyết Minh, cô bạn học cùng tuổi khác lớp chạy qua và nói gia đình tôi qua nhà cô. Ở đấy có đủ hầm ở cho cả gia đình. Trước đây gia đình cô cứ mỗi tối là xuống khu vực phố để ngủ đêm ở nhà ông bà Thầu Khoán xây cất tên Hiển, cách nhà tôi một căn. Vì ở đây không phải là khu vực quân sự nên ít bị pháo kích về đêm hơn. Đêm đó anh em trai tôi và hai chị em gái con ông Đốc, tên gọi của cha cô, vì ông là Đốc Sự Hành Chánh và làm ở sở Công Chánh, cùng anh em chúng tôi ngủ chung một hầm. Ngủ thiếp đi vì quá căng thẳng trong tiếng đạn vang đều trong đêm. Quá nửa đêm chúng tôi bị đánh thức bởi những tiếng nổ long trời, tiếng xè xè và tiếng hú của những trái đạn pháo bay ngang đầu. Đạn bay thật thấp, thật gần. Bụi cát, ánh chớp lóe sáng liên hồi, miểng đạn rơi không dứt trên mái nhà. Sợ quá chúng tôi cứ ngồi sát và ôm chặt lấy nhau suốt đêm. Chúng tôi vừa cầu kinh, vừa nhắm mắt trong nỗi sợ hãi vô cùng tận. Không có một tý hy vọng gì sống sót đêm nay. Trời sáng dần, tiếng đạn pháo cũng giảm đi. Hai mợ của Tuyết Minh mới bàn nhau, cho tôi bắt ghế leo tường qua nhà hàng xóm kế bên, họ đã bỏ đi, bắt mấy con gà của họ để nấu cháo cho cả nhà cùng ăn. Đạn vẫn nổ đều, lúc xa lúc gần, lúc chát chúa, kèm theo những tiếng la hét, chạy săn đuổi nhau. Xế trưa, chúng tôi lại tìm cách rời bỏ nơi đây. Lúc nầy nhóm chúng tôi đông hơn, toàn những người quen thân; có gia đình Tuyết Mai, gia đình bà Thầu Khóan Hiển, ông bà cụ bán thuốc lào và cô bé con nuôi tên Nhung, mà tôi đặt tên là Cà Cuống, vì cô bé chậm lớn. Khi đi qua ngôi nhà mà đêm trước chúng tôi định dừng chân trú qua đêm, thì nhà bị pháo sập chỉ còn trơ vài góc tường cháy xám, xác người chết ngổn ngang. Những người nhập bọn đến sau đã kể lại, cũng đêm qua ngôi giáo đường đã không còn nguyên vẹn, xác người chết không biết đâu mà kể. Ở đây là khu vực quân sự, nên lính có ở mọi nơi mọi ngã. Đi len lõi từng đoàn qua những ngõ đường, bị xô đuổi từ nơi này đến góc khác. Đoàn chúng tôi khi đi qua Tiểu Khu, và ngang qua Trung Tâm Yểm Trợ Tiếp Vận thì thấy Bố tôi đứng ở cổng, thấy vợ con mừng quá, ôm chầm lấy chúng tôi. Bố cởi bộ quân Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

30 phục và nón sắt, áo giáp, tay xách hai túi đồ hộp rồi nói với đồng đội đưa chúng tôi ra khỏi An Lộc rồi sẽ quay lại. Bố kể hôm 13 tháng 4 có đi xe Jeep Hồng Thập Tự từ trại trở về nhà thì ông hàng xóm ra đứng nói chuyện và nói cả gia đình tôi và hàng xóm kế bên đã bỏ chạy. Không biết đi đâu. Bốn người đang đứng nói chuyện thì một loạt AK nổ, nhìn lại ông hàng xóm và một người lính đi cùng bị trúng đạn gục chết, một bạn đồng ngũ cùng xóm bị trúng đạn máu tuôn lênh láng. Bố tôi phóng vội vào nhà, mở tủ tìm lấy một bộ đồ dân sự. Lúc nầy trong nhà tôi dân tản cư đầy kín. Một vài người phản đối nói tại sao bố tôi lại đi lấy đồ của người khác trong lúc đang chết chóc như thế này. Bố tôi mới giải thích cho họ biết mình là chủ nhà. Theo xe Quân Y cùng với người lính bị thương bố tôi trở về đơn vị. Cứ hằng ngày ra trước cổng đứng đón với niềm hy vọng sẽ thấy vợ con chạy ngang qua. Bố đã cho những đoàn người đi qua không biết bao nhiêu những bao cát chứa đầy đồ hộp. Trời nắng gay gắt, trong lúc chạy, tôi đã bị mất đôi dép. Đôi chân sưng phồng lên. Khi loạt đạn pháo vừa ngưng, thì chúng tôi được cho chạy qua Chi Khu An Lộc để theo Quốc Lộ 13 hướng về Sài Gòn. Những chiếc xe be, xe vận tải đủ cỡ bị bắn thủng bánh xe, nằm ngang dọc để chận lối vào của xe Tăng giặc. Ở cổng vào Tòa Hành Chánh Tỉnh một chiếc tăng T54 bị cháy nằm đấy. Đang đi thì hàng loạt đạn pháo lại nã vào đoàn người tỵ nạn. Người chết la liệt, khắp nơi, chúng tôi phải đạp lên xác chết và cả những người đang bị thương nằm rên xiết mà chạy. Máu lênh láng nhuộm thẫm mặt đường. Nhìn lên, trời thật cao chói sáng, tôi khấn nguyện Phật Bà Quan Âm cứu khổ cứu nạn Đại Bồ Tát. Do niềm tin và linh cảm tôi thấy như có phép mầu dẫn dắt chúng tôi. Ra khỏi trạm kiểm soát, ranh giới tỉnh, gặp gia đình chú Viên, một đồng ngũ của Bố. Lúc còn ở quân ngũ chú là người chịu ơn của Bố tôi nhiều lắm, như mỗi lần gặp anh em chúng tôi Chú đều nói thế. Chú đã rời quân ngũ và đắc cử vào Hội Đồng Nhân Dân Xã. Chú chạy cùng gia đình, có một chiếc xe Daihatsu nhỏ 4 bánh chở họ hàng và vợ con chú. Chú đề nghị mẹ tôi có con nhỏ lên xe Daihatsu đi cho khỏe. Nhưng không biêt nghĩ sao, lại đổi ý và nói để em chở chị bằng xe Honda. Nơi đây đã hết là vùng kiểm soát của quân đội Quốc Gia. Xe chạy độ vài trăm mét, thì những tiếng nổ kinh hồn bắn vào đoàn xe và nhóm người đi đầu. Chiếc xe chở gia đình vợ con Chú bị bắn và cháy đỏ. Tiếng người la khóc vang vọng bi thương khắp một góc trời. Đoàn người tỵ nạn chúng tôi lại giạt ra, chạy trốn nhanh vào những đám rừng cao su hai bên đường quốc lộ 13, qua một hố trũng ven đường. Nơi đây tôi mới nhìn thấy những người cán binh Cộng Sản đông đến mực nào. Cứ mỗi gốc cao su có đến 4-5 người. Trong rừng cao su họ đông vô kể. Họ la hét và bắn xả lên trời khi thấy bất kỳ một chiếc máy bay nào bay ngang qua. Họ chỉ cách với vùng của Quân Đội Quốc Gia nằm bên kia chỉ vài trăm mét. Những cây cao su bị đốn ngã vì bom đạn, những vỏ bom đạn to lớn nằm rải rác khắp trong rừng. Trong cơn đói khát, tôi và Tuyết Minh, hỏi xin họ nước uống, và cũng để làm bộ cho họ thương cảm mà không bắt và bắn mình. Họ chỉ vào những chén mủ đựng cao su treo trên cây cao su, có một lớp nước mưa đọng trên đó và nói, lấy ở đó mà uống. Cầm lên, do bị lay động những con lăng quăng sống trong đó vẫy bơi, làm đục đỏ ngầu chén nước, bên dưới là lớp mủ cao su đã đông cứng tự bao giờ. Chén cao su nào cũng vậy cả. Cơn khát làm cho người ta quên cả nỗi sợ hãi và quên sợ cả cái dơ khi phải uống nước bẩn. Đi luồn lách trong rừng sâu độ hơn 1 giờ chúng tôi lại bị lùa ra đường Quốc Lộ 13. Xa xa có những đoàn trực thăng lao nhanh xuống nã đạn bắn vào những đám rừng, lửa khói ngút trời. Trời về chiều, chúng tôi đã đi qua Ấp Chà Là. Hai bên đường từng toán du kích Việt Cộng đứng chận bắt tất cả đàn ông và trai trẻ. Vì nhỏ con, lại khi chạy khỏi nhà tôi chỉ mặc được duy nhất một cái quần đùi, nên không bị họ bắt. Bố tôi bị họ lôi ra khỏi đoàn người và chỉ ra một mô đất cao bắt ra đứng riêng ở đó. Nơi đó đã có rất đông người bị bắt giữ. Bố rơm rớm nước mắt chân tay run và trao đưa em còn nhỏ đang ẵm trên tay và nói: Mẹ ráng đưa các con về Sài Gòn rồi nói lời vĩnh biệt! Các người hàng xóm tốt bụng chia nhau đứng chung quanh che tầm mắt của những người du kích Việt Cộng đang tiếp tục đứng bắt người trong đoàn người di tản. Mẹ tôi nói nhanh, hãy len vào đi ở giữa nhóm, thế là Bố thoát nạn, không bị bắt. Gần đến làng Tân Khai nơi đây yên tĩnh hơn không còn bom nổ đạn rơi. Chúng tôi bị họ bắt ở lại nơi nầy sinh sống và nói đây là Vùng Giải Phóng. Nơi đây từ trường học cho đến các nơi công cộng như trụ sở Ấp, trạm Y Tế, dân tản cư đã đến từ bao giờ, đông vô số kể và chiếm ngụ khắp nơi. Nhóm chúng tôi đi tìm nơi trú ngụ, đi khắp nơi chẳng còn nhà dân nào có thể chứa được. Cuối cùng rồi cũng tìm được một ngôi nhà và họ đồng ý cho tá túc. Tân Khai là một ấp nằm ven Quốc Lộ 13 cách An Lộc độ 13 cây số đi về hướng Sài Gòn. Đây là một ấp tân lập, được hình thành nhằm giúp đưa các gia đình sống trong các vùng thường bị Việt Cộng quấy nhiễu tập trung về đây. Đa số dân được chính phủ cấp nhà và cấp đất nằm sâu trong rừng để canh tác và trồng trọt. Vì đây là vùng đất tương đối cao, do sự phá hủy rừng bừa bãi để làm than đốt, nên đất đai bị mất dần mầu mỡ. Khi chúng tôi đến nơi đây, chỉ thấy độc nhất một loại khoai mì do dân địa phương trồng vào mùa này. Tất cả các giếng nước đều sâu đến hơn 15 m, phải đào qua lớp đá ong cứng chắc. Vì dân tỵ nạn đến đông quá, nên các giếng này đều cạn nước. Chúng tôi phải canh vào lúc 2-3 giờ sáng sớm, lúc này mạch nước mới rò rỉ ra, để lấy được vài chậu nước nấu ăn. Cái gì ở đây cũng khan hiếm, gạo thì không có bán. Chợ thì không họp. Đa số dân địa phương ở đây đều theo Việt Cộng. Họ không thích xử dụng tiền Quốc Gia VNCH. Chúng Viên Giác 212 tháng 4 năm

31 tôi phải dùng vàng y để đổi lấy lúa, thịt heo và khoai mì, hay những trái dưa leo chỉ lớn hơn ngón chân cái và thật đắng. Một chỉ vàng 24 Karat đổi được 1 muỗng muối hột! Thỉnh thoảng dân địa phương cũng làm thịt heo để bán cho người tỵ nạn. Tôi cùng Tuyết Minh cầm chày thay nhau giã lúa thành gạo để nấu cơm. Hôm cơm, hôm khoai mì để sống qua ngày. Có khi chúng tôi phải đi xa hơn vài cây số trong ánh nắng gay gắt, mới lấy về được một thùng nước từ con suối gần đó. Về đến nơi còn bị vơi đi đến hơn nửa, dù đã bắt chước họ để những chùm lá rừng vào trong thùng cho nước đỡ sóng sánh. Buồn quá tôi nghĩ, nếu không thoát được nơi này chắc suốt đời tôi sẽ không còn được cầm chai Cola ướp đá lạnh tu thật nhanh để cho hơi ga xì qua lỗ mũi mới thấy đã, như tôi vẫn thường có thói quen uống kiểu này. Biết bao giờ mới được ăn lại những trái nho chín mọng, hay những trái cam Sun Kit vàng rực ngọt lịm được đưa từ Mỹ qua. Bà chủ nhà nơi chúng tôi được phép tá túc, có 2 người con đều là du kích cao cấp. Cứ độ 1 đến 2 ngày họ lại về nhà. Đồng phục của họ chỉ là bộ đồ nông dân, được trùm kín bằng mảnh vải dù Mỹ, cũng dùng làm chăn đắp. Đôi dép râu làm từ vỏ cao su của bánh xe hơi phế thải. Vai họ quàng một chiếc Radio. Hai người này hiền lành, chứ không như những người mà chúng tôi gặp sáng ngày ở Bình Long, lúc vào nhà chúng tôi. Họ ăn uống xong còn dư chén canh hay trái bắp đều chia cho các em nhỏ của tôi. Ông chủ nhà đã luống tuổi và là một người đức độ. Cứ sáng sớm ra ngồi trước sân, thấy dân chạy loạn cứ ùn ùn từng đàn kéo đến, lại lắc đầu thở dài. Có lần ông hỏi gia đình tôi tính đi đâu vậy. Tôi trả lời là đi tản cư về Sài Gòn. Ông nói: đi đâu chi cho cực, sao không trở về nhà đi. Trước sau rồi, họ cũng về đến Sài Gòn thôi. Tôi chỉ gật đầu dạ lấy lệ. Bây giờ ngẫm lại thấy ông ta tiên đoán thật hay. Thỉnh thoảng chúng tôi thấy từng đoàn trực thăng bay về hướng An Lộc sà thấp xuống bắn những loạt đạn long trời rồi cất cánh bay vút đi xa. Gặp lại những thằng bạn cùng lớp, áo trắng quần dài xanh đi thong dong trên đường. Chúng nó đều bị bắt ở Tân Khai đưa về vùng Giải Phóng, có đứa sau 1975 làm đến chức Đại úy Công An. Ngày ngày có những toán du kích đưa những người lính cao cấp làm việc cho Quân đội VNCH mà lại nằm vùng cho Cộng Sản. Như ông Đại Úy Hiệp lấy một cô gái xinh đẹp con nuôi của một bà bán vải giàu có tiếng ở chợ Mới Bình Long. Ông Đại Úy nầy đã đi từng ngày để lùng bắt các đồng ngũ của ông. Thật là kinh hoàng. Cái may của gia đình tôi, là Bố tôi cứ núp và ẩn mình trong nhà của bà mẹ du kích. Có lần bà hỏi bà cụ bán thuốc lào: Bố mẹ tôi làm gì mà tướng tá bảnh bao vậy? Bà cụ thuốc Lào thương tình bịa ra chuyện: Bố mẹ tôi nghèo lắm, chỉ có mua mấy trái mít bầy ra chợ bán để kiếm tiền nuôi con và sinh sống. Ở đây chỉ nghe tiếng bom đạn vang vọng từ nơi thật xa. Ngày qua ngày, các du kích Việt Cộng cùng 30 với những người làm nội tuyến cho họ đi săn lùng. Họ trói tay từng nhóm thanh niên đàn ông, chỉa súng dẫn đi mất dạng về hướng rừng sâu. Ngày qua ngày các Cha và các Sư dẫn từng đoàn người cầm cờ trắng đi ra Quốc lộ 13 đi về hướng Sài Gòn. Đi độ vài trăm thước thì lại bị Việt Cộng bắn và đuổi quay trở lại làng Tân Khai. Hơn một tuần, ngày ngày cứ đi đi về về như thế, không biết bao lần. Chẳng ai còn hy vọng thoát khỏi nơi này nữa. Ngày lẫn đêm họ họ đi từng nhà lùng bắt các quân cán chính VNCH, tuyên truyền để giữ dân ở lại với họ. Đêm cuối cùng ở Tân Khai mẹ tôi đã nín lặng, run sợ như lên cơn sốt, cố bậm môi nhưng không ngăn được những dòng nước mắt lăn dài trên má, khi 3 người du kích cầm đèn Pile đứng rọi thật lâu vào mặt Bố tôi lúc ông đang ngủ. Những ngày ở đây không khi nào ông dám bước ra khỏi nhà. Chỉ quanh quẩn bên chiếc cói đựng thóc to lớn nằm ở góc nhà. Do quá căng thẳng đêm ấy ông nằm dưới đất ngủ thật say, bên cói thóc, nên không bị phản ứng run sợ, khi bị chiếu đèn vào mặt. Ngẫm nghĩ một lúc, bàn với nhau. Họ không lôi ông dậy, rồi bỏ đi. Đến nửa đêm, chúng tôi thông tin cho nhau, lại tìm cách ra đi. Trời tối đen như mực, thỉnh thoảng ở tận xa xôi lấp lánh một vài vì sao lẻ loi. Đoàn người âm thầm nối gót nhau trên Quốc Lộ 13 đầy ai oán bi thương. Hai bên rừng sâu, ánh đom đóm lập lòe, thỉnh thoảng có những vệt đèn Pile lóe sáng chiếu dài trong rừng rậm. Đi độ đến 4 giờ sáng, đạn lại nổ long trời ở phía trước, tiếng khóc gào vang vọng giữa đêm khuya. Lúc nầy chúng tôi mới biết mình là những người ở cuối đoàn người di tản. Ai nấy đều nằm sấp xuống sát mặt đường để tránh đạn. Khoảng chừng hơn 10 phút, một đoàn trực thăng từ xa bay đến, dùng đèn pha chiếu sáng dài theo Quốc Lộ, dẫn đường cho chúng tôi đi về hướng Chơn Thành. Lính Thám Báo VNCH ở tiền đồn thấy có những bóng đen di chuyển trong đêm, tưởng lầm là Việt Cộng, nên những người Đề Lô gọi truyền tin về Chơn Thành dùng đại bác bắn chận đường. Ôi oan khiên cho những nhóm người đi đầu, họ đã đi mà không về được đến chốn bình yên! Trời sáng dần, chúng tôi vẫn đi đều bước. Trên đoạn đường nầy, đủ loại xe nhà binh của VNCH, chở súng ống đạn dược, bị cháy ngổn ngang ở đây. Có đến hằng trăm chiếc, đạn đại bác, quân dụng còn nằm đầy trên xe. Đoàn xe bị phục kích và bị tiêu diệt hoàn toàn. Hai bên đường là những hầm hố cá nhân, chắc có lẽ là những chốt chặn của Việt Cộng. Những thây người trong quân phục nằm thối rữa ở mọi nơi, dưới gầm xe, bên lòng đường, trên đường. Chúng tôi phải đạp lên trên những con giòi, kêu tanh tách, mà tiếp tục đi. Đến cổng Chơn Thành, đã có xe GMC của Quân Đội chờ đón đưa chúng tôi vào. Liên lạc được với các đồng đội, gia đình chúng tôi được đưa về ngủ đêm ở nhà một người chiến hữu của Bố tôi. Chiều hôm đó chúng tôi được ăn một bữa cơm Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

32 thật ngon, có lẽ ngon nhất trong đời tôi. Sau những ngày dài đói khát trong Vùng Giải Phóng. Đêm đến đạn pháo của địch lại vang vọng từ bốn phía, người lại chết không toàn thây. Trưa hôm sau, chúng tôi được những đoàn xe đò đưa về Bình Dương lánh nạn. Gần tới Lai Khê đoàn xe lại bị chận lại. Những toán phóng viên của những Đài Truyền Hình Quốc Tế, thay nhau quay phim và phỏng vấn chúng tôi. Những người vừa trở về từ cõi chết. Xe đến Trại Tạm cư Phú Văn, Phú Giáo thì rẽ vào. Chúng tôi được làm hồ sơ để ghi danh. Mừng quá gia đình chúng tôi bỏ cả trại, thuê xe về Sài Gòn sống nhờ ở nhà thân nhân. Bắt đầu cuộc đời lưu lạc trên đất Tự Do. Mơ một ngày về An Lộc khi ngưng tiếng súng. Một giấc mơ một đời không trọn. Cho đến tháng tư 1975 Bình Long cũng chưa hề rơi hoàn toàn vào tay giặc. Dù vẫn bị vây hãm tứ bề, mọi tiếp tế và đi lại chỉ bằng phương tiện không vận. Ở bến xe Chợ Mới, trong hoang tàn trước khu vực nhà máy điện mới xây, có một nghĩa trang lấp vội trong những ngày lửa đạn dành cho các anh hùng Biệt Kích Dù đã ở lại vĩnh viễn với miền đất đỏ sầu bi. Cảm đề một cô gái An lộc đã thương tặng các anh 2 câu thơ thật nghĩa tình: An Lộc Địa sử ghi chiến tích Biệt Kích Dù vị quốc vong thân Với vốn liếng Hán Văn học được với thầy Nguyễn Quang Lưu, một học sinh Bình Long cũng viết 2 câu thơ: Thập tam nguyệt tứ phỉ nô nhập Bình Long huyết thổ môn khởi địa 13 tháng 4 cộng nô vào Bình Long đất máu chốn địa đầu Trong tháng ngày lưu vong, nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy đã viết về thân phận gia đình ông trong ca khúc bất tử: 1954 cha bỏ quê, 1975 con bỏ nước. Qua sự diễn tả tuyệt vời của Elvis Phương đã làm hàng triệu con tim người Việt ly hương thổn thức trong nỗi đau mất nước. Tôi cũng tìm thấy mình ở đâu đó, trong khúc Tủi Nhục Ca này Hơn 3 năm sau đó, Sài Gòn thất thủ. Không kịp di tản, chúng tôi phải ở lại tiếp nối những ngày dài khốn khó của một kiếp người bại trận. Nay Tháng Tư lại về. Người An Lộc ai còn ai mất, hay những ai đã vĩnh viễn ra đi, hoặc trôi giạt đến tận nơi nao. Xin cùng nhau thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ đến những người lính VNCH của Bình Long Anh Dũng năm xưa và vị Tướng tài Lê Văn Hưng, với đầy nghĩa khí của người chiến binh cầm súng bảo vệ quê hương. Nắng chiều tháng Tư đến nhẹ, nỗi đau tháng Tư vẫn còn đó, có lẽ muôn đời! (Viết xong tháng tại Bình Long, để nhớ về những người dân An Lộc) Vô cùng xúc động khi được tin: Ông Trần Văn Sơn Pháp danh Tâm Đạt Bút hiệu Trần Bình Nam Cộng tác viên báo Viên Giác, Đức Quốc Sinh ngày tại Huế, Việt Nam Đã thuận thế vô thường đi về cõi Phật A Di Đà ngày tại San Diego, Hoa Kỳ Thượng thọ 83 tuổi. Chúng tôi chân thành phân ưu cùng đại gia đình tang quyến, đồng thời cầu nguyện cho hương linh đạo hữu Tâm Đạt Trần Văn Sơn (bút hiệu Trần Bình Nam) sớm được vãng sanh miền Cực Lạc Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật - Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác, Hannover, Đức Quốc - Phù Vân, Chủ Bút và toàn thể Ban Ban Biên Tập - Kỹ Thuật Báo Viên Giác, Đức Quốc - Nhóm Những Cây Bút Nữ Báo Viên Giác: Nguyên Hạnh HTD, Phương Quỳnh, Hoa Lan, Trần Thị Hương Cau, Thi Thi Hồng Ngọc (Đức), Huỳnh Ngọc Nga (Ý), Trần Thị Nhật Hưng, Song Thư LTH (Thụy Sĩ). Bằng Cả Tấm Lòng Chưa thành công sao anh đành giã biệt Mộng Phục Hưng còn canh cánh bên lòng Anh nằm xuống bao nhiêu người thương tiếc Một đời trai chưa thỏa chí tang bồng. Quê hương cũ vẫn non xanh nước biếc Sao khổ đau và đày ải bất công? Tôi hiểu anh, luôn xót thương dân Việt Thương quê hương, thương phố thị, ruộng đồng. Anh yên chí còn nhiều người tâm huyết Sẽ một lần quyết giải cứu non sông! Xin ngủ yên giữa khung trời văn nghiệp Sạch nợ trần thanh thản cõi hư không Tùy Anh (Cảm niệm về anh Trần Bình Nam, ) Viên Giác 212 tháng 4 năm

33 Á. Con sẽ gởi ủng hộ một chút gì như là để cám ơn họ đã cứu Ba. Nghe con nói tới đây tôi không cầm được nước mắt nhưng trong lòng cảm thấy có một điều gì đó vui vui. Nguyễn Sĩ Long Vào tuần cuối cùng của tháng 11 năm 2014 con gái tôi gởi mấy dòng tin nhắn viết rằng: Con thật xúc động khi vừa đọc bài viết của Ba trên báo, giờ con mới biết là chuyến đi này quá nguy hiểm và nghĩ dại là nếu không nhờ tàu cứu thì chẳng biết Ba sẽ ra sao?. Ngày đó... lâu lắm rồi tôi về Cần Thơ, xuống thuyền ở bến Ninh Kiều trong chuyến vượt biển cuối cùng sau khi gởi lại Sài Gòn người bạn đời và hai cô con gái. Cháu đầu lòng 8 tuổi và cháu thứ hai 4 tuổi. Chuyến đi thật may mắn chỉ sau ba đêm bốn ngày dù bị hải tặc cướp nhưng đã được tàu Cap Anamur vớt trên Biển Đông. Tôi hơi ngạc nhiên vì báo đã ra mắt được sáu tháng rồi vậy mà đến giờ này con tôi mới đọc xong. Đây là tờ kỷ yếu của nhóm bạn học cũ mà tôi là một thành viên. Sau tháng bạn bè cũng tan hàng, có kẻ ra đi và cũng có người ở lại nhưng mãi cho đến năm 2013 mới tìm được nhau qua . Dù chưa được trọn vẹn nhưng niềm vui hội ngộ qua thư từ và hình ảnh cũng là dịp để ôn lại những kỷ niệm buồn vui cùng những thăng trầm nghiệt ngã, trong đó có bài viết về chuyến vượt biển mà nội dung câu chuyện đã gần ba mươi năm tôi chưa từng kể chi tiết cho ai nghe, và cũng chính sự bất ngờ đó đã gây ấn tượng cho con gái tôi về sự nguy hiểm đến tính mạng của biết bao nhiêu người trên chiếc thuyền nhỏ bé và sau nữa là sự xuất hiện của chiếc tàu Cap Anamur đã cứu thoát hàng ngàn sinh mệnh trên con đường vượt biển. Nghe con bày tỏ cảm xúc và có sự lưu tâm nên tôi cũng có phần cảm động xen lẫn với niềm vui, bởi vì sau gần bốn năm cha con xa cách, đến năm tám tuổi cháu mới được đoàn tụ trên đất khách quê người. Tuy lớn lên và được giáo dục trong nền văn hóa mới nhưng tình cảm gia đình cũng đã bộc lộ rõ nét để chuyên chở niềm rung động trước những hiểm nguy hoặc khó khăn cùng sự tương trợ của tha nhân đã khiến cho cô bé không dừng ở đó khi gọi cho tôi và nói rằng: Mấy hôm nay con đã tìm hiểu thêm về tổ chức Cap Anamur và Hội Mũ Xanh, nay tuy họ không còn cho tàu ra biển nữa nhưng vẫn còn hoạt động cứu trợ nhân đạo đến các quốc gia nghèo đói hay chiến tranh như tại Châu Phi, Trung Đông hay Châu Cũng nên nhắc lại buổi chiều hoàng hôn trên Biển Đông trước khi được tàu vớt vào sáng hôm sau. Lúc đó tuy trời vừa tối nhưng nhờ ánh đèn pin nên tôi vẫn còn nhìn được những khuôn mặt tái xanh khi thấy ba tên hải tặc to con bước xuống lòng thuyền. Tôi nghĩ là trong giây phút ấy ai cũng biết là mình khó mà sống sót nhưng đâu có ngờ rằng rạng sáng hôm sau cả hơn một trăm con người nhỏ bé trên đại dương mênh mông vẫn còn đang run sợ trong chiếc thuyền bé nhỏ thì bỗng nhiên như được tái sinh khi một chiếc tàu "vĩ đại" sừng sững trước mũi thuyền đã mang họ trở về lại trần gian. Hôm đó là ngày Buổi sáng mát rượi, biển lặng và không lạnh lùng như hôm qua, đường chân trời hiền hòa và thân thiện như những chàng thủy thủ và thuyền nhân gởi gắm những nụ cười hay ánh mắt biết ơn thật đẹp để rồi khoảng 9 giờ sáng, họ cùng đứng bên nhau nhìn chiếc thuyền vượt biển đang được các thủy thủ đốt cháy trước khi tiếp tục cuộc hành trình mang theo 103 thuyền nhân mà sau khi nhập trại tỵ nạn Palawan, Philippines được gọi là Group 103/642 Cap Anamur 3. Sau khi chờ những đốm lửa cuối cùng đưa xác con thuyền chìm dưới đại dương cũng là lúc chiếc La Moqueuse lại lên đường. Tôi không nhớ rõ là đến ngày thứ mấy trên chuyến hải hành đó, đã có một buổi chiều cho đến tối nhiều chiếc tàu đã diễn ra một cuộc tập trận chung trên biển để chuyển giao nhiều nhóm thuyền nhân từ các con tàu khác sang tàu mẹ. Nếu nhớ không lầm thì đó là chiếc Rose Schiaffino cập bến cảng Palawan vào ngày 08 tháng Hôm từ cảng được xe đưa về Barrack nhập trại, nếu lòng ai không vướng bận những chuyện buồn lo hay nhớ nhà thì có thể nhận ra ngay: đây là một điểm hẹn chờ xe buýt đến đón khách đi hành hương chứ không phải là một trại tỵ nạn. Những tiếng cười nói gọi nhau ơi ới. Thuốc, nước mời nhau thân tình. Những nhóm người tấp đảo hoặc được tàu Cap vớt trong những chuyến trước thì nay ra cổng tìm thân nhân hoặc bè bạn trong chuyến sau nên không khí rất 32 Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

34 nhộn nhịp làm những người mới đến cũng thấy an tâm và vui lây. Riêng tôi niềm vui ấy sẽ được nhân lên gấp bội vì trong chốc lát nữa đây sau khi những thủ tục nhập trại hoàn tất tôi sẽ đi gởi điện về nhà. Tôi không thể tưởng tượng được vợ con và gia đình tôi sẽ vui sướng đến mức nào? Bức điện tín về đến Sài Gòn đúng hai tuần kể từ khi tôi ra đi. Nhận được tin tôi, người khóc nhiều nhất là cô bé 4 tuổi sau khi nghe mẹ nói là ba còn đi lâu lắm chưa biết ngày nào về. Có lẽ cô bé vẫn còn ký ức tiềm ẩn đâu đó về lần ra đi của người cha thuở nào cho nên vào cuối năm 2014 khi đọc bài Trước Mũi Thuyền là lúc cô đã ba mươi rồi mà cũng khóc như thuở còn thơ dại. Và không lâu sau cuộc gọi lần trước, tôi nhận được một ngắn gọn: Dạ, Ba nè, con gởi cho Ba thấy để Ba đừng nghĩ là con quên! và kèm theo một phiếu chuyển 100 Euro vào tài khoản: Cap Anamur/Deutsche Not Ärzte e.v. ngày Trong khoảng thời gian nhà tôi ở Sài Gòn nhận được điện tín từ Philippines thì ở trại Palawan cũng sôi nổi với những bức điện được đánh đi từ thân nhân bên Pháp chỉ với một lời khuyên ngắn ngủi: đừng đi Pháp! Có bao nhiêu người ghi tên đi Pháp thì tôi không rõ nhưng đã có khoảng trên 200 thuyền nhân được tàu đưa về Âu Châu, ghé Pháp trước khi cập cảng Hamburg, Đức. Thời gian sau này nếu có ai đó nhắc đến thành phố Hannover thì người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Viên Giác Hannover. Thành phố Hamburg cũng vậy, đã trở nên nổi tiếng với người Việt tỵ nạn nhờ con tàu Cap Anamur do Tiến sĩ Rupert Neudeck sáng lập để cứu người vượt biển từ chuyến đầu tiên vào tháng cho đến chuyến cuối cùng tháng đã vớt được thuyền nhân trên Biển Đông. Rất tiếc là trong ngày Lễ kỷ niệm 35 năm Cap Anamur được tổ chức vào ngày tại cảng Hamburg tôi không có mặt nên đã lỡ một cơ hội được tai nghe mắt thấy những yếu nhân và đồng bào tỵ nạn khắp nơi về tham dự, đặc biệt trong đó có anh Nguyễn Hữu Huấn vừa là một thành viên và cũng là đồng Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội mà chúng tôi, những người vừa nhập trại, đã có dịp trò chuyện cùng anh một lần trước sân trại tỵ nạn Palawan vào tháng Nhân nhắc lại chuyến đi gần ba mươi năm trước, tôi xin góp thêm một lời tri ân đến Ông Bà Tiến sĩ Rupert Neudeck, đến tất cả thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, đến chính quyền và người dân Đức, cùng nhiều cá nhân và đoàn thể trên thế giới đã hưởng ứng nồng nhiệt lời kêu gọi Một Con Tàu Cho Việt Nam, nhờ vậy mà Ủy Ban Cap Anamur mới có đủ sức mạnh về tài lực để đẩy con tàu Cap Anamur ra khơi làm vang dội thế giới với tấm lòng bao la như Thái Bình Dương, nơi mà nhiều thế hệ thuyền nhân Việt Nam sẽ còn nhớ mãi với tất cả tấm lòng kính mến và biết ơn. Nguyễn Sĩ Long Trần Thị Hương Cau 5 giờ sáng. Mùa đông 5 giờ trời vẫn tối đen thăm thẳm. Thành phố im ắng hãy còn cuộn mình trong chăn ấm, chỉ một vài khung cửa sổ hắt ra ánh đèn vàng ngái ngủ, cô đơn. Hầu như chỉ có xe Tường Liên lướt nhẹ trên đường, hết ngã tư này sang ngã tư khác dẫn ra xa lộ. Theo thói quen, mỗi lần có việc đi xa, vợ chồng Tường Liên thường khởi hành rất sớm để không phải khó chịu vì kẹt xe trong giờ cao điểm. Giờ thì lẻ bóng. Sáu tháng rồi mà cứ ngỡ như hôm qua, sáu tháng sống một mình, sáu tháng đi đông đi tây một mình, không còn dựa dẫm như ngày xưa đã có chồng lo toan cho mọi đường đi nước bước. Hôm cuối tuần con gái phôn báo tin nó đã tìm ra được nhà và xin mẹ mang cho một số đồ gia dụng dài dằng dặc như sớ Táo quân. Nào là nồi niêu chén bát, chăn mền, khăn gối màn cửa... thậm chí cúp điện thoại hai, ba lần rồi nó vẫn gọi lại, mẹ ơi, đôi dép đi tắm con bỏ lại cho con bạn cùng phòng trong cư xá sinh viên rồi, mẹ ơi, cái áo khoác mặc sau khi tắm của con cũng cũ quá, con vứt rồi, mẹ còn dư cái nào không?. Đúng là cứ ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà. Mà Tường Liên lại có cái tính ham dự trữ, dưới hầm nhà đồ đạc xếp đầy ngăn nắp trên mấy cái kệ cao ngất, như một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ, không thiếu một thứ gì. Mỗi khi tình cờ đi phố thấy người ta bán đại hạ giá hay dẹp tiệm là cô cứ sà vào sờ mó mân mê. Hồi trước, chồng Tường Liên cứ hay rầy rà vợ, nhà nhỏ như lỗ mũi mà cô cái gì cũng trữ, cứ như kho hàng... Nghe nhằn nhiều quá sợ đến nỗi sau đó mua rẻ cách mấy về cũng không dám khoe bô bô lên mà khuân ngay xuống hầm cất đi cho yên nhà. Đó, nhờ vậy mà bây giờ con gái cần cái gì là Tường Liên có liền cái ấy, tiết kiệm ngân quỹ gia đình biết bao nhiêu. Có chuyện đàn ông rành rõi hơn, có chuyện đàn bà chu đáo hơn như chuyện mua sắm trong nhà, nên xin các ông đừng giẫm chân phụ nữ trong lãnh vực này, chỉ tổ rước thêm tiếng là nhỏ mọn vào thân mà thôi. Tự dưng thấy tim mình đau nhói, bây giờ cô có mua hàng lố đồ thì cũng chẳng còn ai cằn nhằn vì anh ấy có còn ở nhà nữa đâu. Con người gia trưởng, sắc sảo, khó tính ngày xưa bây giờ đã lui về yên tịnh với thế giới của riêng mình, mặc phó cho mọi sự đời nhộn nhạo. Hồi đầu hè tự dưng chồng Tường Liên quyết định sẽ dành kỳ nghỉ này để về Việt Nam. Trước đó Viện Sinh học Nhiệt đới Sài Gòn có gợi ý mời anh làm chủ Viên Giác 212 tháng 4 năm

35 nhiệm một công trình nghiên cứu chung, nhưng công việc bên này ngập đầu nên anh đã từ chối, chỉ giúp đỡ tư vấn hay cung cấp một vài tài liệu khoa học từ những công trình của anh mà thôi. Thế mà nay anh lại đột ngột thay đổi ý định vào giờ chót khi Tường Liên sắp sửa đặt vé đi Nhật như hai vợ chồng đã bàn bạc từ bấy lâu. Gia đình anh còn ở Việt Nam nên anh về thăm nhà đều đặn, thậm chí hơn 40 năm sống ở xứ người, anh về lần này là lần thứ bao nhiêu, đếm không xuể. Tường Liên không về nhiều, một lần cha mất, một lần mẹ chồng mất cô cùng chồng về chịu tang, hai lần trong 32 năm như thế là quá đủ. Mẹ nó không đi thì tôi đi một mình. Tường Liên nhớ lúc ấy mình đã bất động mấy giây đồng hồ vì sửng sốt không biết chồng nói thật hay nói giỗi. Nhưng nhớ ngay tới lời các Sư Thầy, Sư Cô khuyên ngăn ngày đêm qua các băng giảng, muốn tu cho tới thì phải rốt ráo tiêu trừ tam độc tham sân si. Học mà không đi đôi với hành thì người ta lại bảo là mình tu mù nên nỗi khó chịu đang mon men trào lên tới cổ, suýt nữa là thành lời qua tiếng lại đã bị Tường Liên vội vã nuốt xuống. Cô vào bếp uống một ly sữa cối thật lạnh rồi trở ra, bố hết muốn đi Nhật rồi hả, thế em đi với con nhé. Ai bảo lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi chứ gia cảnh Tường Liên thì ngày càng nhợt nhạt, thờ ơ, sống đúng bài bản hồn ai nấy giữ. Hồi con gái dọn vô ký túc xá sinh viên, bỏ lại cái phòng màu hồng của nó, chồng Tường Liên mua sơn trắng về quét vội quét vàng, tôi dọn sang bên đó cho mẹ nó dễ ngủ chứ bên này tôi thức khuya dậy sớm làm động giấc ngủ của mẹ nó. Đúng là đêm đầu tiên thiếu giọng ngáy Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa của chồng, Tường Liên có trăn trở, nhưng qua đêm thứ hai mệt đứ đừ, nằm xuống là li bì như trẻ sơ sinh. Thậm chí sáng hôm sau chồng phải vào lay vợ, cô này đoảng quá, quên cả dậy làm ăn sáng cho chồng đi làm nữa này. Công nhận mình đoảng thiệt, cả đời không kiếm ra một đồng một cắc nào phụ chồng, mà có cái chuyện làm điểm tâm cũng quên. Vài tháng sau gặp dịp lễ, con gái về nhà thăm bố mẹ, chồng phải ôm chăn gối mang về lại phòng cũ và đêm đó tiếng sột soạt trở mình của anh lại làm Tường Liên thao thức. Kể cho các chị nghe chuyện vợ chồng ngủ riêng như Ngưu Lang Chúc Nữ nhà mình, mấy chị nhảy lên đong đỏng, dở quá, vợ chồng mà ngủ riêng là đại dở, mi có thần kinh không? Việc gì các chị ấy cũng suy diễn thành ra đại sự. Các anh rể được quản thúc chặt chẽ như các cô bảo mẫu trông trẻ. Mỗi ngày không gọi điện thoại từ sở về là bước chân vô nhà được mời vào ghế lấy cung liền. Hằng ngày bảy giờ ngồi ăn cơm tối với vợ vậy mà bảy giờ ba mươi vẫn chưa ló mặt vô là tối đó coi như nhịn. Chồng Tường Liên dạo sau này trở chứng tự dưng sợ... nước mắm, cứ chun mũi chê tanh. Đất không chịu trời thì trời phải chịu đất, chả giò, thịt nướng, cơm tấm gì cũng phải nêm trước cho vừa miệng, không cần chan thêm nước mắm, dù là nước mắm chua ngọt. Trong khi con gái Tường Liên sanh bên này thì húp nước mắm xì xụp như húp canh, ngon 34 quá ngon quá, Việt Nam mình có món nước mắm ngon tuyệt. Các bà chị lại gầm gừ, tại mi chiều chồng quá nên hắn mới làm bộ làm tịch. Việt Nam đặc sệt mà bày đặt chê nước mắm. Nghe kể kỳ này cha thì về Việt Nam một mình còn mẹ thì ôm con đi Nhật, các chị lại cho nghe chuyện cảnh tỉnh đầy cả lỗ tai. Tường Liên chống chế, giữ người ở chứ ai giữ người đi hả mấy chị. Đồ ngu, phải phòng cháy hơn chữa cháy con ơi. Nhất là bây giờ ma nữ bu đen bu đỏ Việt kiều. Chẳng cần phải về tới bên đó mới nguy hiểm, mà ở bên này bật máy vi tính lên chát, mấy em cũng bu lại như ruồi. Có ai bu anh không? Còn khoảng ba ngày trước khi qua lại tự dưng anh viết điện thư cho Tường Liên, công việc nghiên cứu xong rồi nhưng chị Cả bảo, nhân tiện có mặt anh là con trai trưởng, anh phải đứng ra lo chuyện bốc mộ, nên anh đã đổi vé, dời chuyến về thêm 2 tuần nữa. Lý do bốc mộ hình như không thuyết phục được cho lắm. Mẹ anh thì hỏa táng, còn cha anh thì gia đình đã cho bốc lên rồi đem thiêu, mang cốt vào chùa từ ba năm trước rồi mà. Chính tay Tường Liên chuyển tiền qua dịch vụ để thanh toán mọi phí tổn nên cô nhớ như in. Thôi, cứ giả điên coi như bốc mộ ông sơ ông sở ông sờ nào trong dòng họ cũng là bốc cả. Vậy mà nhẹ đầu. Nhưng chưa đầy 24 tiếng sau, chị Cả lại hốt hoảng phôn qua báo hung tin, chồng Tường Liên mượn của tay cán bộ nào đó cái xe thể thao hai chỗ ngồi tự lái đi Đà Lạt lúc 4 giờ sáng. Chưa ra khỏi nhà bao xa, mới tới ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa -Võ thị Sáu thì bị một xe hàng tông mạnh từ bên phải vì xe anh vượt đèn đỏ trái phép. Xe bị tung lên trời, rớt xuống móp méo thê thảm, hết khả năng khôi phục. Hai cái phao cứu sinh (Airbag) trước mặt, hai cái bên hông hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, bảo vệ không ai mất mạng cả. Ơn trời là cả hai người không gãy một đốt xương, người lái xe chỉ bị chấn động nhẹ nhưng người ngồi bên cạnh, bên xe bị tông, lại rơi vào trạng thái hôn mê. Và người đó chính là chồng Tường Liên. Cô gái ngồi sau tay lái cùng chồng Tường Liên vào bịnh viện hôm trước, hôm sau cô ta lẳng lặng trốn biệt. Nghe chị Cả kể lại là cô xưng tên Băng Băng, chị nghi là nghệ danh lấy theo tên nữ minh tinh Phạm Băng Băng nổi tiếng hàng đầu của Trung Quốc, chứ không phải tên thật của nó đâu em. Chị Cả còn tế nhị miêu tả ngoại hình của cô gái với chỉ vài nét chấm phá thủy mạc, đẹp lồ lộ, trên dưới 20, chân dài. Nhưng sau đó chị lại có kết luận đanh sắc, gái như vậy chỉ là hạng ca-ve. Nếu con nhà lành thì không lý do gì lại chịu đi nghỉ mát với một người đàn ông già hơn nó đến bốn chục tuổi. Tường Liên ngẩn ngơ như trời trồng, không phải vì anh đi với gái mà tại sao người lái xe không phải là anh? Dù Tường Liên cũng có bằng lái từ 20 năm nay và chưa bị mất một điểm nào trong 18 điểm cho phép, nhưng cứ hai vợ chồng đi chung là anh nhất quyết không giao tay lái cho vợ, dù đôi khi anh mệt mỏi hay buồn ngủ cách mấy đi nữa. Thế sao hôm đó Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

36 anh lại khinh suất đến độ giao cả mạng sống vào tay cô gái trẻ măng trẻ mướt ấy? Hay cô ta là một tay lái cừ khôi như anh em nhà Schumacher? Xác suất đúng chỉ là một phần tỷ vì hơn 6 tỷ người trên thế giới mới tìm ra mấy tay đua xe cừ khôi như thế. Vậy thì chỉ còn một đáp án là vì bé nhõng nhẽo quá, đã lên xe Porsche thì phải tự cầm bánh mới chiến, mới oai, mới làm thiên hạ lé mắt. Mà lái xe thể thao thì không thể rề rề với cái tốc độ chậm như rùa ba, bốn chục cây số giờ, cứ tống hết ga mới đúng là người biết sống với cảm giác vi vu bạt mạng. Bất chấp luật lệ, bất chấp đèn đỏ, bất chấp cả những xe cùng giao thông. Xe nào cũng phải tránh đường cho xe ta, vì xe ta là số dzách (!) Muốn lay anh dậy để hỏi cho tận tường nguồn cơn nhưng anh vẫn bằn bặt hôn mê thì lấy ai trả lời. Hôm nghe hung tin Tường Liên lồng lên như bị trúng thương. Ai đã lấy dao cùn mà cứa vào tim tôi? 15 tiếng ngồi trên máy bay không khóc mà nước mắt cứ đằm đìa, quyết định sẽ làm một trận sống mái với chồng kỳ này muốn ra sao thì ra. Mặc những lời giảng của Sư Thầy, Sư Cô, mặc cho Kinh kệ thâm sâu giúp người diệt khổ như Kinh Pháp Cú có dạy Tham ái sinh ưu sầu/ Tham ái sinh sợ hãi/ Ai giải thoát tham ái/ Không sầu không sợ hãi, lúc bình tâm sao thấy quá vi diệu nhưng đụng chuyện rồi thì như bị quỷ nhập vô mình. Từ lý thuyết đến thực hành cần nhiều ngày tháng chứ không phải nghe xong là thấm nhuần liền. Gẫm ra, tôi ơi, sao còn quá trần tục. Ở phi trường ra là lao nhanh vào bịnh viện. Nhưng đứng bên giường bịnh rồi mới thấy mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Ghen tuông, giận hờn, căm phẫn hay gì gì rồi cũng bốc hơi vì tình trạng hôn mê bằn bặt của anh có còn được gọi là sự sống? May mà chưa rơi vào hôn mê thực vật vì một vài chức năng quan trọng vẫn được duy trì, trong đó có chức năng hô hấp và tim mạch. Các bác sĩ đều không trả lời được, có thể vài tuần, vài tháng hoặc vài năm anh sẽ tỉnh lại. Ở bịnh viện ra là lao vào các cơ quan hành chính để làm thủ tục đưa anh về. Đúng quá, hành là chính, cửa nào cũng phải bôi trơn mới xin được con dấu, rồi còn phải thương lượng bồi thường mấy tỷ đồng cho chủ xe... tất cả đã khiến Tường Liên gầy xọp như vừa qua một cơn bạo bệnh. Con gái đón mẹ ở phi trường nhìn mẹ tiều tụy phải mếu máo, mẹ ơi, bố thì như vậy rồi, con chỉ còn mẹ mà thôi. Về lại nhà, chỉ kịp thay bộ áo quần đi đường, chui ngay vào chăn ấm, Tường Liên ngủ luôn một mạch 12 tiếng mê man không mộng mị. Ngủ dậy, cứ nằm nhìn lên trần nhà trân trân mà không biết mình đang nghĩ gì. May mà còn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của anh, mỗi người một tay vực cho Tường Liên hoàn hồn, bình tĩnh sắp đặt lại cuộc sống. Đời đã sang một ngã rẽ, nhìn lui để trách cứ chẳng ích gì, vì không có phép lạ nào thay đổi được quá khứ. Hồi bình an vô sự cứ hay giễu, chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ. Giờ gần như sờ mó được cái chết mới thấy chỉ có sự sống mới là vô giá. Nếu anh chỉ gãy tay gãy chân chắc gia đình Tường Liên cũng gãy, nhưng anh bây giờ thập tử nhất sinh thì làm sao mà đành đoạn cắt đứt cho được, bất nhẫn lắm. Thậm chí Tường Liên cũng không kể cho cả gia đình mình biết gì về chuyện cô gái gây tai nạn đó. Ích gì. Nhìn tới đi, tìm quên trong công việc mới là phương thuốc hiệu quả nhất. Có những đêm bù đầu vào đống giấy tờ bảo hiểm, thuế má, nhà băng rối nùi, tự dưng Tường Liên mủi lòng đến rưng rưng, trước đây toàn một tay anh lo liệu. Giá mà anh nằm ở nhà chứ không ở trong nhà thương thì cô đã vào ngồi bên giường, ấp bàn tay chồng vào má như một lời cám ơn anh bấy lâu đùm bọc chăm lo cho vợ con một cuộc sống vật chất ổn định, thư thả. Qua bao nắng gió cuộc đời mới thắm thía đá vàng, tình nghĩa, mới có đủ bao dung tha thứ để đi trọn với nhau đến cuối đời. Tường Liên xin được vào làm bán thời gian trong một tiệm bán áo quần vì cô muốn có nhiều thời gian săn sóc chồng dù chỉ là ngồi với anh một lúc, lau mặt trở mình cạo râu, móng tay của bố dài nhanh ghê, hôm nay vào nhà sách thấy quảng cáo đĩa mới của Adele rầm rộ, bố nghe thử nhé. Chứ nghe hoài Rod Stewart, Beegees, Simon & Garfunkel, Led Zeppelin cũng ngán. Có khi đọc cho chồng một chương sách nào đó vì người ta bảo, có thể trong tiềm thức sương mù đó, anh vẫn nghe được, tư duy và cảm giác được mọi diễn biến chung quanh. Sáu tháng rồi mà con gái cứ hỏi đi hỏi lại, mẹ có nghĩ cô gái gây tai nạn ấy là tình nhân của bố không? Có cũng vậy mà không cũng vậy con ơi. Lúc đầu Tường Liên giận điên lên nhưng dần dần cô ngộ ra, cái gì mắt không thấy thì lòng không ham, nhìn đời tách bạch, tỉnh táo quá nhiều khi chỉ thấy đầy những lỗ chỗ, nứt nẻ. Cứ cho cô gái ấy là người mới quen, là nhân viên hay sinh viên thực tập trong viện cùng chồng đi công tác... Đừng đào sâu vết thương thêm nữa. Mọi phỏng đoán bây giờ đều chỉ là tự mình làm khổ mình mà thôi. Nhìn sinh mạng chồng chênh vênh bên bờ vực thẳm, so ra nỗi đau của mình chỉ là một vết sướt ngoài da. Người ta có thể chịu đựng tất cả đắng cay phản bội, miễn là cái chết đừng đến chia lìa kẻ mất người còn. Tai nạn đã đánh thức lại những tình cảm tưởng đã phôi phai giữa hai vợ chồng. Tường Liên bám víu vào hy vọng, dù mong manh như chỉ mành treo chuông. Ý nghĩ đầu ngày của cô khi thức giấc bao giờ cũng là, hôm nay anh ấy sẽ tỉnh, nếu không thì ngày mai, ngày mốt, ngày kia... Cái tích tắc như một lần chớp mắt ấy, nhưng đã suýt lấy đi một mạng người, suýt làm tan tác một mái nhà đầm ấm. Chỉ là phản xạ của ý thức, cho dù ngã tư vẫn vắng lặng không một bóng xe cộ, nhưng khi gặp đèn đỏ, người lái vẫn phải biết ngừng lại. Đây là cái đèn đỏ cuối cùng trước khi rời thành phố ra xa lộ, Tường Liên chợt nghe tiếng mình thở dài phiền muộn. Trần Thị Hương Cau (Tân nguyên 2016) Viên Giác 212 tháng 4 năm

37 36 Nguyên Đạo Như vậy, mới đó mà tôi đã cắm rễ ở xứ sở này đã ngoài ba mươi năm. Tôi mang ơn vùng đất mới đất lành chim đậu này đã ấp ủ tôi suốt thời gian dài, dài hơn cả thời gian tôi ở trên quê hương xứ sở mình. Rễ cắm coi bộ đã chặt, nhổ lên cũng khó. Thêm vào hai cây gốc cũ còn có ba gốc cây con cũng đã nhảy ra, thành một lùm cây nhỏ rồi còn gì. Sáng nay tôi thức dậy muộn trong cái ngày kỷ niệm ấy (nghỉ lễ mà) lười biếng ngồi một mình chậm rãi với ly cà phê nóng, vừa mở nhạc nhẹ lên. Tôi nghe một người ca sĩ trẻ có giọng hát trầm buồn và truyền cảm. Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già. Câu nhạc đậu lại trong tôi. Trăng già, nghĩa là không còn trẻ, và cả con sông kia cũng phải thế chứ. Ngờ gì nữa? Em đi qua chuyến đò, thấy con trăng đang nằm ngủ. Con sông là quán trọ, và trăng - tên lãng du. Em đi qua chuyến đò (ối a), con trăng còn trẻ. Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già. Em đi qua chuyến đò (ối a), trăng nay đã già. Trăng muôn đời thiếu nợ, mà sông không nhớ ra. Em đi qua chuyến đò lắng nghe con sông nằm kể. Trăng ơi trăng rất tệ, mày đi nhớ chóng về (Trịnh Công Sơn Biết Đâu Nguồn Cội) Tắt máy nhạc tôi ngồi yên lặng thật lâu. Đầu óc miên man nghĩ về mình, về những ngày ba mươi mấy năm trước. Người ta thường nói, khi mình nghĩ về ngày xưa thì đó là một biểu hiệu của già? Nói văn hoa, là một sự trải nghiệm. Tuổi trẻ của tôi (và rất nhiều người cùng lứa tuổi tôi), sinh ra và lớn lên trong những ngày mịt mù bom đạn, suy tư, ước mơ gắn với những nét nhạc Trịnh Công Sơn. Chiến tranh, thân phận, tình yêu, kiếp người, niềm tin tất cả gói gọn trong mấy trăm bài nhạc của người nhạc sĩ tài hoa ấy. Trong ngày này hôm nay, tôi lại nhớ nhiều về một kỷ niệm một chuyến vượt biên. * Tôi biết rất rõ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người không muốn ở ngoại quốc dù anh đã đi thăm nhiều người ở nước ngoài nhiều lần. Có lần anh Sơn viết: Việt Nam là nơi duy nhất tôi có thể sống và sáng tác. Ở nước ngoài, tôi không nghe ra tiếng nhạc trong đầu mình, tôi không nghe được câu thơ tôi viết ra. Tôi thích đi nước ngoài, nhưng nếu ở lâu, tôi sẽ khô cạn và chết mất. Hơi ấm của dân tộc Việt Nam giống như nước cần thiết cho hoa vậy. Anh có lý. Tôi từng nghe nhiều văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ đã nổi tiếng lúc còn ở trong nước nói rằng khi sống hải ngoại cái cảm hứng sáng tác không còn như ở quê nhà thời xưa. Khung cảnh ấm cúng bên bạn bè tri kỷ tri âm, những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu rất cần thiết cho nguồn sáng tác. Mới hiểu tại sao Bá Nha đập đàn khi vắng bóng Tử Kỳ. Nhưng đó là chuyện của anh. Tôi đâu phải là văn nghệ sĩ. Thú thật những ngày đầu tôi cũng có những phân vân tính toán là đi hay ở. Hành trang cho các chuyến đi vượt biên xa và nguy hiểm ấy cũng không phải dễ, không phải ai cũng có. Nhưng sau đó thì thấy quá nhiều cảnh chướng tai gai mắt nên quyết định dứt khoát ra đi. Phần để thỏa mơ ước tang bồng, phần tôi cần phải bắt đầu lại cho một giai đoạn mới của đời tôi. Thời đó tôi còn trẻ lắm. Lúc ấy, ở miền nam Việt Nam ai muốn đi nước ngoài thì chỉ có cách vượt biên bằng thuyền, không còn cách nào khác. Nghe người ta giới thiệu tôi cũng xin gia đình gom góp đủ số vàng đóng cho chủ tàu, rồi ngóng chờ ngày hẹn. Rốt cuộc giờ t ấy cũng đến. Tôi từ giã Sài Gòn, từ giã bạn bè, từ giã người yêu xách chiếc túi xách cỏ lát có một bộ đồ và ít lương khô, giấu kỹ một ít tiền đô la lẻ để phòng thân, tôi khăn gói lên đường. Đoạn di chuyển từ Sài Gòn xuống Cà Mau đã thật là gay go, cứ như là đi đánh trận, cũng dàn quân lập trận, bày mưu đánh lạc hướng đối phương, phải nằm nhiều giờ dọc đường nhựa v.v... Tới Cà Mau hẹn gặp người của nhóm tổ chức, lại phải sống trong những giờ phút căng thẳng điếng hồn. Chờ mãi đến gần tối thì có một anh chàng đến đón nhóm năm, sáu người chúng tôi đi tới bến Taxi (tiếng lóng chỉ loại ghe nhỏ). Thuyền chở chạy gần cả đêm, phải dừng lại nhiều lần và núp tránh ở lùm cây nào đó rất hồi hộp. Cuối cùng thì đậu lại ở gần cửa biển. Lại mở mắt banh con ngươi trong đêm tối, hồi hộp chờ những tín hiệu đèn để được chuyển qua tàu lớn, chữ chuyên môn gọi là cá lớn. Chẳng may lần ấy gặp phải đám tổ chức không chuyên môn lắm (hay lường gạt?) nên không thấy cá lớn mà chưa kịp chuyển tàu đã gặp ngay tàu cá mập giương súng bắn ì xèo. Tôi bỏ chạy, nhảy đại xuống sông lội bì bõm và sau đó lạc vào ẩn tạm tại một nhà dân. Để tránh bị phát hiện tôi phải nhắn người nhà đến cho tiền chủ nhà và chờ lúc chạng vạng gần tối nhờ họ dùng vỏ lãi chở đến một xã gần đấy ở vùng sông Ông Đốc. Vỏ lãi là loại ghe hình thoi, có gắn máy đuôi tôm ở miền Tây, nhỏ gọn nên có thể cập sát cầu nước sau hè nhà. May mắn gia đình tôi có quen dì Bảy Tạt ở Sông Ông Đốc ở Cà Mau. Dì Bảy là người quen tự mấy mươi đời của ba má tôi lúc sinh tiền nhưng tôi chưa bao giờ gặp mặt. Hình như hồi trước ở quê, má tôi có giúp đỡ gia đình Dì nhiều lúc còn nghèo khó nên Dì đón tiếp tôi rất tử tế, mặc dù khách vượt biên bị bể thì ít có ai dám chứa. Dân vùng xã Sông Ông Đốc lại ít ai đi vượt biên, vì nếu muốn đi họ đi rất dễ dàng. Địa điểm này đã gần sát với hải phận quốc tế, vói tay là đã gặp tàu buôn Quốc tế đi ngang. Xã thuộc vùng đảo ở tận cùng đất nước này chỉ có chừng vài chục nóc nhà, ở quá xa nên khói lửa chiến tranh nhiều năm vẫn không đến đây. Nhà dì Bảy là một quán cà phê có nhạc do chính Dì trông nom, sát vách kế bên là quán Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

38 tạp hóa của vợ chồng người con trai của Dì. Khách lui tới quán đủ mọi thành phần, có cả những cán bộ, công an của xã. Quán cà phê có dàn máy nhạc băng nhựa khá tốt vì người con trai độc nhất của Dì rất mê nhạc. Ở xứ này nhạc mở lên là cả xóm cùng nghe. Đặc biệt quán dì Bảy suốt ngày không mở cải lương vọng cổ hay nhạc đỏ mà chỉ mở nhạc Trịnh Công Sơn, ít nhất là trong những ngày tôi lánh nạn ở đó. Còn tôi, suốt ngày nằm bó gối lặng yên trên căn gác xếp, thở cũng không dám thở mạnh vì sợ người ta biết. Tôi nằm chờ tình hình lắng dịu thì sẽ đón tàu đò vô Cà Mau để sau đó trở về lại Sài Gòn. Tôi nằm trên căn gác hẹp ấy, ước chừng 10 mét vuông, còn ở tầng dưới rất nhiều công an địa phương đến quán ngồi uống cà phê, nghe nhạc và nói cười lung tung. Chưa bao giờ tôi được nghe nhạc Trịnh Công Sơn nhiều như thế, nhưng lại phải nghe trong một nỗi bất an. Thật ra, lúc này tôi chẳng lòng dạ nào thưởng thức hết những nét nhạc của anh, lòng chỉ đầy ắp buồn rầu và lo lắng. Ác hại, anh Sơn có quá nhiều những câu nhạc đốt cháy lòng người, nhất là tâm trạng của kẻ sa cơ chim lồng cá chậu như tôi lúc này. Sau một hồi chợp mắt vì quá mỏi mệt, vẫn còn nằm yên không dám cựa quậy để giảm thiểu những tiếng cọt kẹt của căn gác cũ, tai tôi nghe máy phát bài Tình Xa với giọng hát khắc khoải của ca sĩ Khánh Ly, lời ca trải dài trên mặt sông Ông Đốc. Những ánh trăng non sơ tuần vừa lên chiếu mờ nhạt phía ngoài dòng sông kia sau khung cửa sổ nhỏ: Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại; Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây Tôi hình dung nét mỉm cười trên khuôn mặt im lặng bí ẩn của anh Sơn. Nhưng anh Sơn ơi, xin lỗi anh, quên sao được! Tiêu mất sáu cây vàng đóng cho chủ tàu rồi, đó là khoảng tiền không nhỏ, phải gom góp nhiều góc nhà lại mới có đủ. Nghĩ giận lắm, nhưng không biết giận ai. Giận anh thì không dám giận rồi. Những ý nghĩ quá mông lung, không đầu không đuôi, không tương lai chẳng quá khứ cứ quấn mãi trong đầu tôi. Nằm yên trên gác vắng lại chợp mắt ngủ một lúc. Một lát sau thức giấc máy vẫn còn hát nhạc của anh, lần này nghe lời anh vỗ về: Thôi về đi, đường trần đâu có gì (Phôi Pha) Dạ, sẽ về Sài Gòn. Muốn về lắm đấy, đâu cần anh nhắc. Cám ơn. Nhưng phải chờ vài hôm nữa ngoài bến tàu mấy ông bạn dân bớt xét thì mới có thể lên tàu đò đi Cà Mau rồi từ đó mới lấy xe đò về lại Sài Gòn. Chốn này như một hải đảo, chỉ có dùng thuyền mới đi khỏi được. Mãi ba, bốn ngày sau tôi mới có thể chào Sông Đốc với những cuốn băng nhựa nhạc Trịnh Công Sơn ở quán cà phê dì Bảy. Tại bến xe Cà Mau, lúc đó mua được vé một xe đò đã là một việc thiên nan vạn nan, còn phải luôn lấm lét nhìn chung quanh xem có ai để ý dò xét gì mình. Khi xe đò vừa lăn bánh tôi nghe vẵng lại tiếng đàn ghi-ta và lời hát của vợ chồng người hát dạo ăn xin ở bến xe: Mây che trên đầu và nắng trên vai, Đôi chân ta đi sông còn ở lại. Cuộc tình ra khơi - có thể - và sao tôi còn mãi quấn gối với ta còn mãi nơi đây. Giọng của ca sĩ Khánh Ly êm đềm chảy xuôi, nhưng sao cõi lòng tôi đang lội lòng vòng con nước ngược. Tôi nghe mà rầu thúi ruột. Nghĩ giận anh Sơn, viết chi những lời thê lương ra như thế. Tôi vớ vội một tờ báo cầm trên tay, dưới ánh sáng lờ mờ đèn nhà ai chiếu vào, tay lật lật mấy trang báo nhưng không tài nào đọc được, chỉ thấy chữ nhảy trên mặt giấy mà chẳng hiểu ý văn. Rồi máy nhạc chuyển ra bài khác, dĩ nhiên cũng Trịnh Công Sơn: Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy. Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây (Tình nhớ) Trời đất ạ, người vẫn quanh đây, đúng là anh nói đến tôi. Sao anh chơi ác quá! Tôi tưởng đã cất cánh bay xa nhưng bây giờ thua trận, bó gối ngồi trong xó gác chật hẹp này, lòng tràn đầy ưu tư, thêm nỗi lo lắng vì tiền mất tật mang. Cuối cùng anh còn giáng cho tôi một đòn chí tử: Làm sao em nhớ những vết chim di Để người phiêu lãng quên mình lãng du (Diễm Xưa) Đúng thế! Chào Sông Đốc, tôi đi và sông ở lại. * Khổ nhất cho tôi, cả chục năm sau, dù đã ngồi bình yên giữa trời Âu nhưng mỗi khi có dịp nghe lại những bài hát ấy, nhất là những hôm mưa bay và lành lạnh, trong đầu tôi vẫn cứ phải nghĩ đến những cảnh tượng hãi hùng vượt biên năm nào và quán cà phê hát nhạc Trịnh Công Sơn cùng căn gác hẹp của dì Bảy Tạt ở Sông Đốc tỉnh Cà Mau. Rồi phải cần thời gian lâu lắm, phải thêm một ít tuổi trời và tuổi đời, phải có nhiều lần trầm ngâm khắc khoải với những giờ phút đôi khi ta lắng nghe ta, tôi mới thấy thấm được ít nhiều ý của lời nhạc Trịnh Công Sơn. Ta lắng nghe ta, hay ta nhủ thầm cùng ta. Đôi khi, chỉ vì cuộc sống còn có bao nhiêu điều bận lòng khác. Vì cũng như ai, khi lọt lòng mẹ là ta đưa chân vào cuộc lữ. Rồi từng bước ta ra đi. Bước chập chững, bước vững chắc, bước lòm khòm. Ai cũng phải hướng tới trước mà bước, không muốn bước đời cũng thúc ta bước. Đời vô tình không có chỗ trú chân cho kẻ đứng lại. Đường khoảng dài khoảng ngắn là tùy sức máy kéo. Đi được bao xa là tùy khả năng xăng dầu. Đường rộng lộ hẹp tùy cổ xe lớn bé. Cuối cùng rồi ai trong chúng ta cũng sẽ phải có một chuyến đi xa, đi đơn độc một mình, đi thật xa (Xem tiếp trang 43) Viên Giác 212 tháng 4 năm

39 38 Tùy bút Lưu An Viết cho những người bạn một thời bi thương trong đời tôi Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay vui, hoan lạc hay bi đát đau thương xảy ra trong cuộc đời của họ. Việt Nam với một dãy dài lịch sử toàn là chiến tranh và loạn lạc, có lẽ không một ai trong chúng ta không ít hay nhiều cũng phải chịu những khổ ải do bom đạn đem đến dù ở thị thành hay nông thôn. Cá nhân tôi cũng không ngoại lệ. Sinh ra và trưởng thành trong khói lửa của hai cuộc chiến tranh, vì vậy tôi có khá nhiều ký ức buồn đau trong cuộc đời ngay từ lúc sinh ra. Những cảnh chết chóc, đau đớn vì bom đạn đã được tôi chứng kiến từ khi mới 3, 4 tuổi cho đến gần hết tuổi thanh niên. Nhưng cuối cùng số phận đã mỉm cười với tôi, mang may mắn cho tôi để tôi đến Thụy Sĩ, một đất nước thanh bình, hơn 600 năm chưa biết gì về chiến tranh. Sống trong cái không khí thanh bình, thịnh vượng đó, đôi khi ngoái nhìn lại những khoảng thời gian đi qua trong đời mình. Nhớ đến những người bạn thuở ấu thơ cũng như những người bạn vì hoàn cảnh mà tôi và họ quen biết nhau. Những người đã có số phận hẩm hiu vì những bấp bênh của thời cuộc, họ đã trở về với lòng đất khi tuổi còn xanh. Lòng tôi chợt trĩu nặng vì cảm thương họ, muốn dành một chút thời gian để viết về những kỷ niệm vui buồn giữa tôi và họ như thắp một nén hương lòng tưởng nhớ và tôn vinh tình bạn của chúng tôi. Nhập cuộc, vẫn cái lặng lẽ trong đời Cuối năm 1971 khi đang dạy học tại Cần Thơ, tôi nhận được lệnh từ Bộ Quốc Phòng phải cắt ngang công việc dạy học để tham dự khoá 1/72 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Cầm tờ giấy nhập ngũ trên tay, dù không ngạc nhiên vì biết chắc chắn nó phải đến với mình sau khi hoàn tất việc học. Nhưng tôi cũng không thể che giấu được cảm giác thờ thẫn, lo buồn khi nghĩ đến tương lai, khi sắp phải bước vào một giai đoạn mới của đời mình. Nhất là lúc đó cường độ của cuộc chiến đang ở mức kinh hoàng của thời kỳ hậu Mậu Thân, Mùa Hè Đỏ Lửa... khi thu xếp xong tất cả những thủ tục hành chánh ở Cần Thơ. Từ giã bạn bè quen biết, lên Sàigon với cái túi nhỏ đựng vài vật dụng cá nhân. Tôi hòa mình vào đám đông cùng với những người như tôi, đang sửa soạn đem số phận của mình vào một giai đoạn mới. Chúng tôi tụ họp ở khuôn viên Quân Vụ Thị Trấn Sài Gòn để làm vài thủ tục cần thiết trước khi được chở đến quân trường Thủ Đức. Tôi nhớ rất rõ ngày hôm đó, ngày mà thêm một lần nữa cái cảm giác buồn tủi vì cô đơn lạc lõng lại đến trong đời tôi. Chung quanh tôi những vòng tay thương ái, ánh mắt ân cần, níu kéo lo buồn của mẹ cha, anh em, vợ con, người yêu... dành cho họ lúc lên đường, xa rời cuộc sống dân sự. Còn tôi, thì vẫn dáng vẻ im lặng, lủi thủi một mình giữa đám đông bởi vì tôi chẳng có ai đến tiễn đưa, từ giã. Tôi không báo tin việc nhập ngũ của mình cho bất cứ ai trong gia đình cũng như bạn bè quen biết, chỉ vì nghĩ cuộc thay đổi của đời mình nhỏ bé quá chẳng cần thiết cho người khác phải quan tâm. Tôi trầm mặc ra vẻ vô ưu (dù có chút buồn tủi) trong cái ồn ào chia tay của người khác. Nhưng tôi cũng không thể giấu được cái cảm giác cô đơn, lạc lõng rất nhẹ nhàng trỗi dậy trong lòng mình khi nhìn thấy niềm vui (hay chia buồn) của tha nhân. Cuối cùng mọi thủ tục cần thiết đã xong. Tôi tìm một góc thoáng khuất trong khuôn viên của trang trại. Ngồi đưa mắt kín đáo dõi theo những ánh mắt ân cần, những bàn tay vướng víu của đám đông dành cho nhau nhưng cũng để cho lòng mình bay theo những ước mơ mà mình không có! Rồi khi những chiếc quân xa chở chúng tôi lăn bánh qua chiếc cổng của trường Sĩ quan, đỗ chúng tôi xuống vườn Tao Ngộ của quân trường. Những tiếng hét la ồn ào có chút bạo lực pha sự đe dọa nhiếc mắng từ các huynh trưởng khóa đàn anh. Họ dàn chào chúng tôi, khởi đầu cho một ngày gia nhập đời lính. Họ là những người khóa trước. Được phái đến dẫn dắt nhưng cũng để gột rửa, xóa đi dáng dấp hào hoa phong nhã còn vương lại trong đời sống của những kẻ thư sinh. Họ dạy cho chúng tôi từ cách đi đứng chào kính bình đẳng trong quân đội. Họ biến đổi những mái tóc bềnh bồng được uốn ép tỉ mỉ của chúng tôi (vài người trên tóc họ vẫn còn vương chút mùi thơm của mỹ phẩm) thành những mái tóc gần như hớt trọc luôn luôn thấm đẫm mồ hôi chẳng bao giờ biết đến lược gương. Với khoảng hơn một tuần lễ được các huynh trưởng tẩy rửa và dạy cách làm quen với đời sống quân đội. Chúng tôi được phân chia vào những đại đội có trang trại riêng biệt trong khuôn viên rộng lớn của quân trường. Tôi được xếp vào Đại đội 17, một Đại đội phần lớn là những người đã tốt nghiệp đại học, đã đi làm, có chức vị trong xã hội. Có người đã từng là Giám đốc, Giảng viên Đại học, Trưởng ty, Nghệ sĩ v.v của các cơ quan, trường sở từ khắp nơi gửi đến. Sau thời gian huấn nhục, kéo dài khoảng 4 tuần lễ, chúng tôi đã có phần dễ thở hơn như được về phép cuối tuần, tự tổ chức lấy những sinh hoạt hàng ngày cũng như lúc học tập. Đại đội 17 của chúng tôi mang tiếng là một đơn vị lè phè, có lẽ vì Đại đội có nhiều người lớn tuổi, đã có chức vị trước khi nhập ngũ nên việc tập luyện không được nghiêm chỉnh lắm. Nhưng cũng có thể vì sự thiên vị của các Sĩ quan cán bộ hướng dẫn nên sinh ra ỷ lại trong học tập chăng? Cuối cùng chúng tôi bị chia nhỏ, chuyển đổi với các Đại đội khác cùng khóa. Tôi được đổi đến Đại đội 16, một Đại đội toàn là những Hạ Sĩ Quan từ khắp các chiến trường có thành tích tốt nên được đề bạt theo học khóa Sĩ quan. Phần lớn họ là những người ở Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

40 khoảng tuổi trên dưới 20, đã có kinh nghiệm vài ba năm trên chiến trường, vì vậy thể lực của họ rất tốt cũng như rất nghiêm túc trong việc tập luyện. Ngay tuần lễ đầu tiên tôi đã mệt nhoài để theo kịp họ ở mức tối thiểu, nhưng rồi mọi khó khăn cũng qua. Môi trường quân đội không dễ gì bị gục ngã khi người ta bắt buộc phải hòa nhập vào tập thể. Có lẽ khi chuyển sang Đại đội 16, bên cạnh sự cực nhọc nhưng cũng là khoảng thời gian ghi dấu rất nhiều kỷ niệm buồn vui trong cuộc đời của tôi nhất. Tôi được gần gũi nhưng người lính từ chiến trường trở về. Họ kể cho tôi nghe rất nhiều về những nỗi hiểm nguy cũng như sợ hãi trong chiến tranh mà họ đã trải qua. Cũng từ họ tôi cảm thông những ước mơ đôi khi rất đơn giản và nhỏ bé của họ trong những ngày lăn lộn trên chiến trường, đùa giỡn với sống chết. Đến nay dù thời gian đã lùi vào dĩ vãng quá xa, với hơn 40 năm đằng đẵng, nhưng tôi luôn luôn nhớ đến họ. Những người bạn chỉ thoáng qua trong đời tôi nhưng không kém phần thân thương, khi rời xa nhau. Rồi vì ngẫu nhiên nào đó tôi gặp lại họ hay những người khác nói về họ lại làm tôi thẫn thờ vì toàn là những câu truyện nhuốm màu bi thương. Người bạn ngủ mê trong nghệ thuật Vào khoảng thời gian gần cuối khóa, một lần tôi có dịp lên thư viện của trường, ngẫu nhiên gặp anh Thuần, giảng viên trường mỹ thuật Sàigòn. Anh cũng từ Đại đội 17 chuyển sang Đại đội 16 như tôi. Trong một căn phòng nhỏ rất bề bộn không khác gì một nhà rác, toàn những mảnh giấy báo được xé cắt cùng với đủ các vật dụng khác lăn lóc khắp nền nhà. Giữa phòng một khung vẽ rất lớn hình chữ nhật dính các miếng giấy báo to nhỏ, hình dáng, đủ màu sắc khác nhau do anh xé hay cắt dưới cái nhìn nghệ thuật của riêng anh. Cạnh bên khung vẽ, một cái chậu nylong đựng keo dán và hàng chục lọ sơn đủ màu sắc với những chiếc cọ vẽ to nhỏ khác nhau vương vãi khắp nơi. Anh quàng chiếc áo khoác bằng vải thô trắng dính đầy sơn, mặt mũi, râu, tóc lem luốc, trông như một tên hề. Đứng trước khung vẽ, đôi mắt anh nhíu lại, thỉnh thoảng đưa tay lên chà xát vào trán ra chiều suy nghĩ, rồi anh lựa chọn lấy một miếng giấy báo, quết tí keo dán dính trên khung. Anh hiện ra trong mắt tôi không có tí gì giống người lính thông thường mà là một người hoạ sĩ (có chút mát thần kinh) đang đắm mình vào nghệ thuật. Thấy tôi bước vào phòng, giơ tay chào anh, anh chỉ hất nhẹ đầu rồi lại đắm mình vào nghệ thuật. Tôi im lặng ngắm nhìn tác phẩm chưa hoàn chỉnh của anh với thái độ thích thú. Có lúc tôi dí sát mặt vào bức tranh để đọc, để xem rất kỹ những ý nghĩa lời viết hay hình ảnh trên những mảnh giấy báo hay tạp chí mà anh dùng như những vật thể tạo ra bức tranh. Có lẽ sự thích thú và cách xem tranh của tôi đã làm cho anh vừa lòng nên anh quay sang nói chuyện với tôi tí chút. Anh giải thích cho tôi hiểu về chủ đề Giã biệt mà anh gửi gấm vào tác phẩm. Nội dung lời viết, hình ảnh của những miếng giấy đủ hình dạng được anh đính trên khung ngoài việc tạo hình tượng của bức họa nó còn mang theo ý nghĩa làm thâm thúy hơn cho chủ đề của tác phẩm. Đứa con trai trong tác phẩm, chân bước về phía trước nhưng quay đầu lại nhìn bà mẹ già nua, nghèo khổ, miệng nở nụ cười vui khác hẳn vẻ lo buồn của bà mẹ. Trên vai người con, chiếc ba lô màu xám tro nổi bật lên tấm ảnh một cô gái xinh tươi, kèm theo một mảnh báo in hình trái tim đỏ chói biểu tượng trong hành trang của kẻ ra đi vẫn có một bóng hình. Cứ như vậy anh đã chỉ từng góc cạnh bức tranh. Đọc cho tôi nghe những câu viết trên những miếng giấy báo hay tạp chí bằng tiếng Anh, tiếng Việt. Anh giải thích cho tôi hiểu cái chủ đề mà anh muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Cuối cùng anh cho biết đang cố gắng hoàn tất tác phẩm này trước ngày mãn khóa như một dấu vết nghệ thuật mà anh muốn gửi lại nơi đây. Nhà trường đồng ý cho anh tham dự các buổi huấn luyện ở mức tối thiểu, công việc chính của anh là tạo ra một bức tranh nghệ thuật dành cho hội trường chính của quân trường. Trong buổi lễ mãn khóa, một người bạn cho tôi biết anh cũng được tốt nghiệp như mọi người bình thường khác và được gửi lên Sư Đoàn 1 Bộ Binh đồn trú tại Quảng Trị. Còn tác phẩm Giã biệt của anh có được hoàn tất đúng thời hạn hay không, không ai biết và nếu hoàn tất nó đã được bày biện nơi đâu. Sau ngày tốt nghiệp vài tháng mặt trận Quảng Trị trở nên sôi động với những trận đánh kinh hoàng, vỡ núi tan bia ở Cổ thành Quảng Trị, sông Thạch Hãn... Dù luôn luôn cầu mong cho anh an toàn, nhưng tôi nghĩ dạng người mơ mộng luôn luôn bay bổng, sống hết mình cho nghệ thuật của màu sắc như anh có lẽ không dễ dàng thoát khỏi khói mù bi đát của chiến cuộc. Nhưng biết đâu (một sự biết đâu rất bé!) trong cái không khí tanh hôi máu xương và thuốc súng đó anh gặp một kỳ tích nào đó mà được yên bình, giúp anh tìm ra nguồn sáng tạo mới mẻ cho một chủ đề độc đáo nào đó trong hội họa. Đó không phải là một khám phá tuyệt vời của anh trong nghệ thuật sao?! Tôi cầu mong điều này là sự thật và ao ước được chiêm ngưỡng tác phẩm mới tiềm ẩn sắc màu bi tráng của anh. Người bạn với hình xăm và những bản nhạc buồn Có lẽ người bạn khắc vào trí nhớ và tình cảm của tôi sâu đậm nhất, đó là Mừng Văn Thông, người dân tộc thiểu số Pleiku. Thông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu rồi theo học khóa Hạ Sĩ Quan Đồng Đế (Nha Trang). Ra trường, được điều lên Sư đoàn Bộ Binh 22, tại Kontum. Sau khoảng 2 năm chiến đấu với nhiều thành tích Thông được đề bạt theo học khóa Sĩ quan Thủ Đức. Nhờ vậy chúng tôi có dịp quen biết nhau. Thông kém tôi 5 tuổi, nên coi tôi như một người anh để học hỏi trong nhiều lãnh vực. Đặc biệt, sự đồng cảm về văn chương và âm nhạc đã kết nối tình thân của chúng tôi rất nhanh. Thông chơi đàn guitar và hát khá chuẩn, nhiều lần với giọng hát rất truyền Viên Giác 212 tháng 4 năm

41 cảm và dáng vẻ dìm trọn cảm xúc mình vào ý nghĩa của bản nhạc, Thông đã làm cho tôi và các bạn khác cảm động muốn chảy nước mắt. Trong những buổi học tại bãi tập ban ngày cũng như ban đêm, tôi và Thông luôn luôn tìm dịp để tâm sự hay giải trí bằng văn chương, âm nhạc. Chính những dịp gần gũi này mà Thông đã bị tôi kéo vào mê say những bài thơ tình yêu lãng mạn nổi danh thời tiền chiến cũng như những bài thơ đương thời. Tôi còn nhớ một ngày học chiến thuật trong một khu rừng, gặp hôm trời mưa như xối nước. Những chiếc lều cá nhân của chúng tôi gần như hoàn toàn vô dụng, ai ai cũng ướt như chuột lột. Trong khi chờ đợi giờ cơm trưa, Thông cởi bỏ chiếc áo để vắt cho ráo nước. Ngẫu nhiên tôi nhìn thấy trên phía trái vòm ngực của Thông có xăm hình một con dao cắm vào một trái tim đang chảy máu. Dưới hình xăm một dòng chữ màu đen: Hận kẻ bạc tình! Nhìn hình xăm, ký ức kéo tôi lại thời còn là sinh viên, nhiều lần trên đường phố hay trong con hẻm nghèo nàn nơi gia đình tôi sinh sống, tôi cũng đã nhìn thấy những hình xăm với những câu văn, hình vẽ rất ngớ ngẩn, lạ kỳ trên cánh tay, bả vai hay lồng ngực của những người lính hay những tên du đãng. Tôi và lũ bạn sinh viên vẫn coi đó là một trò cười, một màn trình diễn cải lương, cường điệu, tình cảm thấp kém về văn hóa! Chẳng hạn, xăm một bà già lụm khụm bên dòng chữ Xa quê hương nhớ mẹ hiền. Hay một trái tim rướm máu kèm theo lời than trách: Này em yêu! Xin đừng làm tim anh tan nát!. Hay một ngôi mộ với dòng chữ bi thương Em chết tôi xây mộ, tôi chết ai là người an táng cho tôi? v.v và v.v... Nhưng khi có dịp gần gũi họ, nghe họ tâm sự về những vết thương, nỗi buồn ẩn chứa trong các hình xăm, câu viết rất sến đó, hay chứng kiến sự mong manh của cuộc đời họ trong chiến tranh... Tôi không bao giờ mang cái cải lương đó ra làm trò vui đùa nữa mà ngược lại trong lòng tôi chứa đầy cảm giác thân thương, mong được nghe họ kể lể về niềm đau giấu kín trong các tác phẩm trên thân thể họ. Tối hôm đó, trong căn lều cá nhân trên bãi tập. Thông kể cho tôi nghe về cuộc tình đứt đoạn ẩn chứa trong hình xăm trên ngực của mình. Sau khi ra khỏi trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, Thông về nhà bố mẹ tại Pleiku nghỉ phép 2 tuần lễ trước khi theo học khóa Hạ Sĩ Quan tại Đồng Đế, Nha Trang. Qua mai mối, Thông quen và yêu thương một cô gái trong buôn làng. Mối tình không có gì trắc trở, những lá thư thắm thiết yêu đương qua đường bưu điện là sợi dây cột chặt họ với nhau. Những lần viếng thăm, chăm nuôi của cô gái vẫn dành cho Thông đều đặn cho đến hết khóa học. Ra trường Thông được chuyển lên Sư đoàn 22 Bộ Binh ở Kontum, cũng là lúc tình yêu mờ nhạt, Thông hoàn toàn không biết lý do. Rồi mối tình thực sự chấm hết khi người yêu im lặng bỏ buôn làng đi lấy chồng. Mang cái cảm giác xót đau bị tình phụ, Thông muốn để lại một dấu tích trên thân thể như nhắc nhở mình đừng quên nỗi đau vì phản bội. Có lẽ tài năng đàn hát của Thông mới là cái độc đáo đã ghi sâu vào ký ức bạn bè sâu đậm nhất. Tôi 40 nhớ, hôm đó là đêm giao thừa duy nhất và đáng nhớ nhất trong thời gian quân ngũ ngắn ngủi của tôi. Lệnh cắm trại 100%, chúng tôi không phải đi học bãi nhưng vẫn phải chia nhau ra làm tạp dịch và canh gác doanh trại. Ban đêm, Tiểu đội của tôi được phân chia canh gác cho một đoạn tuyến của quân trường. Không biết có phải vì bản chất yêu văn nghệ hay có chủ đích mừng xuân, Thông mang theo cây đàn guitar và xấp nhạc ra tuyến. Thế là chúng tôi đã có một đêm giao thừa đơn sơ nhưng đáng nhớ đầy thi tứ lãng mạn. Với khoảng 4, 5 người chúng tôi quây quần nhau trong ụ gác. Thông vẫn là người chủ quản, đem niềm vui và cả nỗi nhớ của ngày Tết cho mọi người. Thông say sưa hát từ bài này đến bài khác. Hình ảnh khuôn mặt sạm đen pha chút khắc khổ của người thanh niên sơn cước trong bộ đồ xanh tác chiến. Ôm chiếc guitar, ánh mắt nhìn mông lung ra khoảng trống bên ngoài, tối đen của ụ chiến đấu, Thông như dìm mình vào chính tiếng hát của mình. Tôi ngẩn ngơ ngắm nhìn cái đẹp vững chãi, đầy nét phong trần hòa trộn trong vẻ nghệ sĩ của Thông một cách say sưa. Thông hát rất nhiều, có những bài hát đã làm chúng tôi cảm động chỉ biết im lặng ngồi nghe. Như bài Phiên gác đêm xuân : Khơi dậy nỗi cô đơn, nhớ nhà của người lính chiến nơi chiến trường trong đêm giao thừa. Tiếng súng xa xa vọng lại như tiếng pháo mừng xuân: Đón giao thừa một phiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rền. Xác hoa tàn rơi trên báng súng, ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi.... Chốn biên thùy này xuân tới chi? Tình lính chiến khác chi bao người. Nếu xuân về tang thương khắp lối, thương này khó cho vơi thì đừng đến xuân ơi! Rồi hình ảnh, người lính cô đơn đứng ngẩn ngơ dưới trời mưa, buổi chiều nơi biên giới, không biết đi về đâu. Cái lạnh lùng, ngơ ngác khi nhớ đến người thương mà buông tiếng thở dài, chán ngán với mộng khanh tướng, công hầu trong bài Chiều mưa biên giới : Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu? Kìa rừng chiều âm u rét mướt, chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ!... Về đâu anh hỡi mưa rơi chiều nay? Lưng trời nhớ sắc mây pha hồng. Đường rừng chiều cô đơn chiếc bóng, người tìm về trong hơi áo ấm, gợi niềm xa xăm... Lòng người còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi! Sau ngày mãn khóa Thông trở lại đơn vị cũ, Sư đoàn 22 Bộ Binh, tôi không còn liên lạc hay biết tin tức gì về Thông nữa cho đến cuối năm Trong lần về Sàigòn lo hồ sơ đi Nhật, bất chợt tôi gặp một người bạn cũng trong Đại đội 16 với tôi và Thông. Anh ta và Thông được chuyển lên SĐ 22, cùng đóng ở một đồn sát biên giới Lào Việt. Trong một đêm vào khoảng giữa tháng đồn bị tấn công và Thông tử trận. Di vật của Thông để lại trong chiếc ba lô là một xấp thư cũ của cô bạn gái viết cho Thông nhiều Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

42 năm trước, vài tập nhạc, chiếc đàn guitar và một cuốn thơ Nguyên Sa mà tôi viết tặng khi còn học tại Thủ Đức. Món quà không bao giờ được nhận, người bạn không dấu tích. Trần Văn Chiến một thành viên rất trầm lặng và kín đáo trong Tiểu đội. Có lẽ chúng tôi chưa bao giờ thấy anh cười vang hay to tiếng trong tất cả sinh hoạt. Một dạng người chỉ biết im lặng mỉm cười đứng ngoài nhìn người khác ồn ào, kích động hơn là nhập cuộc. Điều mà tôi ngạc nhiên nhất là không biết lý do nào đưa đẩy anh bước vào binh chủng Nhảy Dù, một binh chủng không thích hợp cho dạng người nhu mì, nhỏ nhẹ như anh. Chiến thua tôi hai tuổi nhưng đã có gia đình và hai con nhỏ. Ba của Chiến và hai cô em gái và cả vợ của Chiến đều học hành đến nơi đến chốn và làm nghề giáo trong Sàigon. Chiến học hành lết bết, chỉ xong bằng Trung học và bị động viên và xung phong vào Sư Đoàn Dù. Trong những lần về Saigon ứng chiến, tôi có đến nhà Chiến vài lần ở khu Tân Định. Ngay khi bước vào căn nhà, tiếp xúc với đại gia đình của Chiến, tôi không thể tin được sự khác biệt hướng đi của Chiến với tất cả mọi người trong gia đình. Trong một lần ngồi với nhau bên ly cà phê, Chiến tâm sự: - Cái sai lầm của bố mẹ tôi là đã định hướng cho tôi quá kỹ lưỡng, ngay từ khi tôi còn là một đứa bé tiểu học. Dù bố tôi là một nhà giáo nhưng ông quên một điều, tôi là đứa con có cá tính, khác hoàn toàn với các cô em gái của tôi. Tôi không muốn bị ai xếp đặt dù người đó là ông bố mà tôi kính sợ. Cuối cùng tôi đã theo bạn bè để rời xa cha mẹ tìm những cái kích động cho riêng tôi. Mãn khóa Sĩ quan, Chiến cũng như các người khác, anh trở về binh chủng Nhảy Dù nơi mà anh đã phục vụ trước kia. Thỉnh thoảng anh và một vài người bạn cùng đơn vị tạt vào Cần Thơ thăm tôi. Chúng tôi lại có dịp ngồi quanh bàn nhậu hay quán cà phê trên bến Ninh Kiều để nghe chuyện chiến trường. Một lần vào khoảng cuối năm 1973, sau mấy ngày cuối tuần rong chơi ở Sàigòn, tôi trở lại Cần Thơ, cô thư ký cho biết có hai người nhảy dù đến thăm tôi nhưng không gặp. Tôi chỉ nghe thoáng qua, vì chuyện bạn bè đến kiếm tôi gần như rất thường xảy ra, họ đến không gặp rồi họ ra đi. Nhưng sau đó vài tuần tôi lại có dịp lên Saigòn, ngẫu nhiên tôi gặp Chiến trên phố. Kéo nhau vào cà phê, lúc đó tôi mới biết người đến Cần Thơ tìm tôi là Chiến và người lính phục dịch (anh gọi là thằng Robert!). Tôi còn nhớ nụ cười mỉm kèm theo câu nói có chút dí dỏm của anh: - Đúng là xui xẻo! Hôm đó mình rỗng túi, bụng đói meo, lết bết đến tìm cậu mong ăn chực và xin tiền cậu mua vé xe đò về Sàigòn, nhưng không gặp! Ngỡ ngàng, có chút ân hận, tôi nói vài lời xin lỗi và hỏi Chiến về cái túi rỗng thì làm sao Chiến no bụng mà về Sàigòn được. Vẫn nụ cười mỉm đùa giỡn, trên khuôn mặt khá điển trai, bình thản anh trả lời, không có tí gì cay đắng: - Thì lại nhờ thằng Robert trây mặt ra xin xỏ tụi lơ xe đi ké về Sàigòn chứ sao?! Còn cái đói thì có chết đâu mà lo! Nghe bạn nói, như một chuyện đùa giỡn đã qua, nhưng tôi vẫn có cảm giác chỉ vì mình mà bạn phải làm cái trò không vui đó. Đưa tay vỗ nhẹ vai Chiến tôi nói rất chậm: - Xin lỗi cậu, lần này về lại Cần Thơ tôi sẽ đưa cho cô thư ký vài trăm, bất cứ lúc nào cậu đến thăm mà không có tôi. Khỏi cần cậu nói gì, cô ta sẽ tự động đưa cho cậu. Ít nhất món tiền đó đủ chi cho bữa cơm bình dân và tiền vé xe về Sàigòn...! Chiến cười (vẫn kiểu cười mỉm, têu tếu cố hữu), hứa chắc chắn sẽ đến để nhận món quà đó! Nhưng cho đến đầu năm 1974 tôi chuẩn bị xa Việt Nam. Món quà vẫn y nguyên, Chiến không đến nhận như đã hẹn. Rồi bận rộn với giấy tờ tu nghiệp, tôi chẳng còn bụng dạ nào nghĩ đến món quà đó nữa! Mãi sau này, năm 1988 trong lần về Việt Nam rong chơi, chợt nhớ đến Chiến, với khá nhiều công sức dò hỏi tôi tìm được căn nhà của gia đình Chiến ở Đa Kao. Căn nhà gạch 3 tầng khang trang vẫn còn đó, nhưng chủ nhân hoàn toàn xa lạ. Qua vài người hàng xóm họ cho biết đầu năm 1975 Chiến bị mất tích trên chiến trường miền Trung. Vợ con và bố mẹ Chiến đã vượt biên, hiện đang định cư tại Mỹ. Rồi cũng lần về Việt Nam năm 1988 đó, tôi tạt xuống Cần Thơ gặp lại một số người quen, trong đó có cô thư ký. Cô ta cho tôi biết món quà vẫn không có ai nhận! Tôi cười, có chút buồn bã trả lời cô ta: - Nó là món quà sẽ không bao giờ có người nhận! Một đám cưới với một tuần trăng mật không chân dung Với nhiều năm làm việc và sinh sống ở Cần Thơ, tôi đi gần như hầu hết các tỉnh thành và thị xã của đồng bằng sông Cửu Long, nhưng có lẽ Mỹ Tho là một trong vài thành phố tôi yêu thích nhất. Một thành phố cất giữ khá nhiều dấu tích và kỷ niệm của tôi trong những năm còn sống ở Việt Nam. Ngày đó, mỗi khi có dịp từ Cần Thơ về Sàigòn rong chơi hay công việc, tôi thường dành thời gian tạt vào Mỹ Tho, nhiều khi chỉ để ăn một bữa cơm trưa hay tô hủ tíu trong nhà hàng nổi hay đi dạo dọc công viên Lạc Hồng gần trung tâm thành phố. Mỹ Tho càng gần gũi, yêu kiều với tôi hơn khi tôi quen biết Thanh, một người bạn cùng Tiểu đội và cũng là dân chính hiệu của thành phố Mỹ Tho. Thanh kém tôi 2,3 tuổi, trước khi theo học Thủ Đức khóa 1/72 Thanh là một Trung Sĩ nhất Địa Phương Quân thuộc tiểu khu Sa Đéc, vì vậy sau khi ra trường anh cũng như mọi người khác phải trở lại đơn vị cũ. Dù Sa Đéc gần với Cần Thơ hơn Mỹ Tho nhưng tôi chưa một lần nào được tiếp đón anh tại Cần Thơ. Ngược lại tôi đã nhiều lần đến Mỹ Tho gặp anh và thăm gia đình, ba mẹ của anh. Tình thân của tôi và gia đình anh khá tốt, nhờ họ mà tôi biết khá nhiều về các di tích văn hóa lịch sử của tỉnh Tiền Giang, tôi thường cho họ hạt giống và cá giống do tôi có được từ Cần Thơ. Cũng Viên Giác 212 tháng 4 năm

43 chính vì vậy đám cưới của Thanh (hình như vào khoảng tháng 10 năm 1973?) tôi đã đến tham dự. Một đám cưới khá huy hoàng, ăn uống, hát hò kéo dài suốt hai ngày liền, bạn bè cũng như cấp trên cấp dưới trong Tiểu khu Sa Đéc đều đến tham dự. Có lẽ vì lý do quân vụ nên anh chỉ được phép nghỉ khoảng một tuần lễ để lo việc lễ hỏi và lễ cưới. Tôi còn nhớ vị Đại Úy cấp trên của anh đã hứa trước khách mời và gia đình hai họ là sau đám cưới, anh chỉ phải trở về Tiểu Khu khoảng một tuần lễ, rồi anh sẽ lại có phép trở lại Mỹ Tho làm một cuộc tuần trăng mật với vợ. Khoảng hơn một tuần lễ sau đám cưới, trên đường về Sàigòn, tôi lại ghé vào Mỹ Tho định mang cho bố mẹ Thanh một số hạt giống hoa và rau cải như đã hứa với họ hôm đám cưới. Từ xa tôi nhìn thấy những dải phướn đám ma treo dọc theo hàng hiên căn nhà khá uy nghi của gia đình Thanh. Cảm giác ngỡ ngàng đã làm đôi chân tôi chậm lại, tôi nghĩ ngay đến dáng dấp già nua của ba mẹ Thanh vì một căn bệnh nào đó mà ra đi. Trong đầu tôi hiện ra những câu chia buồn cho đúng phép. Nhưng khi vừa bước qua ngưỡng cổng căn nhà, nhìn vào căn phòng khách, tôi như muốn quỵ xuống vì không thể tin nổi. Tấm hình chụp Thanh trong bộ quân phục xanh với cặp lon Chuẩn Úy trên cổ áo vẫn còn sáng chói, được để trên bàn thờ khói hương nghi ngút! Ba mẹ Thanh cho biết, anh trở lại Sa Đéc chỉ được vài ngày, đã lo xong việc mướn nhà gần chỗ đóng quân. Dự định vài ngày sau sẽ về Mỹ Tho để dẫn vợ đi hưởng tuần trăng mật như tính toán rồi sẽ dẫn vợ mới cưới về thẳng căn nhà mới thuê ở Sa Đéc. Nhưng trước một ngày về phép, nơi đóng quân của anh bị pháo kích, không may anh đã tử trận. Một đám cưới đông vui bè bạn, họ hàng thân nhân. Những ly rượu nồng ấm kèm theo những món quà cưới, lời chúc tụng tốt đẹp cho lứa đôi hòa cùng những câu vọng cổ, những bản nhạc mừng vui trong ngày cưới. Tất cả đã trở thành vô nghĩa trớ trêu trong khoảng thời gian quá ngắn ngủi, chưa trọn một tuần lễ sau đám cưới. Lời ước hẹn tuần trăng mật để có vài tấm ảnh kỷ niệm ghi dấu niềm vui quan trọng và đẹp đẽ nhất của một đời người. Cuối cùng cũng chỉ là hư ảo, một tuần trăng mật không chân dung! Từ đó tôi không bao giờ liên hệ với gia đình của Thanh nữa. Tôi chẳng còn lý do nào để đến thăm gia đình, bố mẹ Thanh hay mang cho họ những hạt giống hoa, cây cỏ... như lời hứa hẹn nữa. Tôi không muốn việc thăm viếng của mình đào sâu nỗi đau khổ của gia đình Thanh. Hãy để cho những u buồn trở về với lặng im, quên lãng! Có những bất hạnh mà chết đi lại là một giải thoát Có lẽ Hùng là người bạn có số phận bi đát nhất trong khoá SQ Thủ Đức 1/72 mà tôi được biết. Hùng kém tôi 3 tuổi, sinh viên năm thứ 2 Đại học Luật Sàigòn, vì không qua được kỳ thi cuối năm nên anh bị gọi nhập ngũ. Hùng cũng có sở thích thơ văn nên chúng tôi khá hòa hợp khi tâm sự về những vấn đề liên quan đến báo chí, văn chương. Gia đình ba mẹ 42 Hùng thuộc loại khá giả ở khu Bàn Cờ, mỗi khi tình hình chiến sự bất an, chúng tôi không được về phép vì cắm trại 100%. Hùng luôn luôn được cô bạn gái, bà mẹ và các cô em gái chăm nuôi rất chu đáo. Nhờ vậy đứa con bà sơ như tôi lại được dịp ăn ké! Ra trường Hùng được chuyển lên Sư Đoàn 18 Bộ Binh ở Long Khánh, từ đó chúng tôi không còn dịp nào gặp nhau nữa. Thỉnh thoảng khi có việc về Sàigòn tôi cũng tạt vào hỏi thăm Hùng qua bố mẹ và các cô em gái. Họ cho tôi biết Hùng có vài lần tạt về thăm gia đình và dẫn bạn gái bát Bonard (LTS: đi dạo phố Bonard) nhưng rất vội vàng rồi đi ngay! Khoảng một tháng trước ngày đi Nhật, hồ sơ đi tu nghiệp của tôi có chút khó khăn về tờ giấy an ninh quân đội. Đang lúc túng quẩn không biết nhờ vả ai, tôi chợt nhớ có lần Hùng cho tôi biết ba của Hùng là Đại Úy trong nghành An Ninh Quân Đội. Chẳng còn cách nào hơn, tôi đánh bạo đến nhà Hùng coi như một cuộc tìm may! Nhưng ngay khi bước vào nhà Hùng. Chưa kịp chào hỏi gì, mẹ của Hùng đã khóc và nói với tôi Hùng bị mìn rất nặng, đang nằm ở Quân Y Viện Cộng Hòa đã gần một tháng rồi. Ngay hôm đó tôi và gia đình Hùng lên thăm Hùng. Lúc nhìn thấy bệnh tình cũng như những kích động về tâm lý của Hùng tôi không thể nói được một lời mà chỉ biết nhìn người bạn mà ứa nước mắt. Trong một cuộc hành quân, đơn vị của Hùng vướng phải mìn giết chết 4 người và bị thương nhiều người khác. Hùng bị đứt hết hai chân đến háng, bộ phận sinh dục cũng bị phá nát! Khi được chở đến Quân Y Viện Cộng Hòa, không biết lý do tâm lý ra sao mà Hùng nhất định đòi gia đình bắt cô bạn gái túc trực săn sóc Hùng và còn bắt gia đình lo chuyện cưới hỏi. Khi tôi đến thăm, Hùng tỏ vẻ nóng giận, nói những lời rất khó nghe và xua đuổi tôi về. Chẳng biết làm sao hơn, bà mẹ và các cô em gái nhẹ nhàng xin lỗi để tôi ra về mang theo dòng nước mắt và cảm giác kinh hoàng còn đọng trong trí nhớ. Với tình trạng bi thương như vậy, tôi chẳng còn can đảm đến thăm Hùng hay nhờ vả ba của Hùng như dự tính nữa. Nhất là thời gian đó tôi muốn khùng lên, vì phải lo biết bao giấy tờ cần thiết trong khoảng một tháng trời còn lại cho một cuộc ra đi. Sang Nhật được vài tháng, từ một người bạn cho tôi biết sau khi xuất viện, Hùng trở về nhà. Anh như người bất bình thường, chửi bới tất cả mọi người vì mặc cảm tàn phế, nhất là đau khổ vì cô bạn gái không bao giờ đến thăm anh nữa. Rồi một hôm, không có ai ở nhà, Hùng đã treo cổ tự vận! Tôi đã lịm người khi biết được tin buồn đó, viết liền 2 lá thư về chia buồn với gia đình Hùng nhưng không bao giờ nhận được hồi âm! Tôi hoàn toàn cảm thông cho im lặng đó. Với nỗi đau mất mát quá to lớn như vậy, chẳng ai rảnh để nghĩ đến chữ lịch sự mà hồi âm cho tôi nữa. Đôi khi tôi tự đặt vào hoàn cảnh bi đát của Hùng, có lẽ nếu đủ can đảm tôi cũng sẽ tìm một giải thoát giống như Hùng mà thôi. Giải thoát cho chính mình và cho cả những người thân thương của mình là điều thực tế nhất. Kéo dài sự Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

44 sống trong bất hạnh khổ đau chỉ là sự đày đọa chính mình, mẹ cha, người thân của mình mà thôi. Những đoản khúc mới tiếp theo Cuối tháng 3 năm 1974 hồ sơ tu nghiệp của tôi đã hoàn tất. Cầm chiếc vé máy bay trong tay, nói vài lời từ giã bố mẹ và mấy đứa em, tôi im lặng xách cái túi nhỏ bước qua khu kiểm soát của phi trường để lên máy bay. Ngồi trên máy bay nhìn xuống phía dưới xuyên qua những đám mây trắng lững lờ bay bên ngoài. Từ độ cao khoảng mét tôi thấy quê hương mình yên bình quá, những làn sóng biển lăn tăn tiếp nối nhau di chuyển vào bờ biển miền Trung, chẳng có dấu hiệu gì của Việt Nam đang bao trùm bom đạn, chết chóc cả. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được rất rõ, hình ảnh thanh bình đó chỉ là ảo giác do khoảng cách không gian, với mét trên cao đã tạo ra trong thị giác của tôi mà thôi. Thật sự thì Việt Nam vẫn đang ngập trùm trong chiến tranh đã đến đỉnh điểm của chết chóc. Chính vì nhận chân được sự thật như vậy nên tôi vẫn chưa có cảm giác là mình đang trên đường rời xa đất nước. Nhưng một lúc sau, khi nghe cô tiếp viên của Air Việt Nam cho biết máy bay chuẩn bị đi vào không phận Quốc Tế, chúng ta đang bay trên quần đảo Hoàng Sa nơi mà Trung Cộng đã dùng vũ lực chiếm đóng! Lúc đó tôi mới thực sự có cảm giác là mình đang trên lộ trình rời xa đất nước. Ít ra, tôi cũng xa Việt Nam đang sôi sục đạn bom được 3 năm, khoảng thời gian không dài nhưng cũng chẳng thể gọi là ngắn với một nơi mà người thanh niên vẫn phải dùng đơn vị từng ngày để đo đếm cuộc sống của họ. Tôi chợt nói nhỏ một câu chào giã biệt Việt Nam (Good bye Vietnam)! Và cũng chính lúc đó tôi chợt nghe thấy bản trường ca của đời tôi vừa chuyển sang một đoản khúc mới. Dù tôi không còn nghe thấy tiếng trống, tiếng phèng la (cymbal), tiếng kèn trompete chối tai trong tấu khúc thúc quân ngoài trận địa. Nhưng tôi vẫn nghe được những tiếng réo rắc của vài loại kèn, sáo mô tả một dạng cực nhọc mới trong đời tôi. Chuyện đèn sách, thi cử lại trở về với tôi kèm thêm việc phải dành dụm tiêu pha để cưu mang cho cha mẹ, lũ em đang réo gọi từ quê nhà. Nhưng tất cả đã ra ngoài tính toán, gần 6 năm sau ngày rời bỏ quê hương tu học tại Nhật, thời thế đã đổi khác và tôi thực sự đã phải nói câu chào từ biệt Việt Nam và Nhật Bản (Good bye Vietnam & Japan) để sang Thụy Sĩ. Bản trường ca của đời tôi lại chuyển sang một đoản khúc mới. Đoản khúc của yên bình và nhàn nhã. Âm vang của những nốt nhạc khi thì cao chót vót, khi xuống thấp tận cùng, đang xen kẽ vào nhau mô tả sự đổi thay dồn dập trong đoản khúc vừa qua trong đời tôi không còn nữa. Nó đã được thay bằng những âm vang trầm êm của cây đại vĩ cầm hòa hợp với tiếng sáo du dương êm nhẹ diễn tả sự bình thản vui ca trong không gian trong sạch hiền hòa của Thụy Sĩ. Trong đoản khúc yên bình đó hình như tôi chợt nghe được tiếng dương cầm phù họa của vợ tôi cùng với vài tiếng vui cười của lũ con tôi trong một ngày Thụy Sĩ tuyết rơi tuyệt đẹp. (Tháng 8 năm 2014) Tưởng niệm Nữ sĩ Vân Nương Trước sau trong sáng vẹn toàn Luôn luôn tươi mát như làn gió đưa Nổi trôi theo vận nước xưa Lời tuy đã cạn chưa vừa tình quê Vẫn mong có được ngày về Thiết tha quê mẹ chưa hề lãng quên Tâm tư ấp ủ vững bền Vầng trăng cố lý bạn hiền đó chăng? Quỳnh Dao trọn vẹn bao năm Hẳn còn lưu dấu kiếp tằm nhả tơ Đã tròn danh phận nhà thơ. Pháp Nguyên - Vầng trăn cố lý tựa một bài thơ của nữ sĩ Vân Nương. - Quỳnh Dao là tên của Thi đoàn được thành lập tại Sàigòn năm 1962 với cụ Cao Ngọc Anh qua tụ nhiều nhà thơ như Đào Vân Khanh, Tôn Nữ Hỷ Khương, Cao Mỵ Nhân, Vân Nương, Tuệ Nga, Mộng Tuyết. (Tiếp theo trang 37) Phải cần thời gian lâu như thế, lúc sông đã già mà tôi cũng không còn trẻ nữa như hôm nay tôi mới dám ngửng mặt nhìn trời xanh cao mà nói. Nói sao? Nói rằng. Sinh ta ra là cha mẹ ta, chơi chung với ta là anh chị và bạn bè ta, nuôi ta là đồng lương nhọc nhằn của ta, lo cho ta ăn ngon mặc đẹp là vợ ta, nhưng muốn đời hiểu ta hơn thì phải mượn nét nhạc tài tình ấy của Trịnh Công Sơn lên tiếng giúp ta. Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt Rọi suốt trăm năm một cõi đi về. (Một cõi đi về) Nguyên Đạo Văn Công Tuấn (Đức Quốc) Viên Giác 212 tháng 4 năm

45 44 Trần Ngân Tiêu Đã lâu không đến nhà hàng Thiên Thanh nơi có cô bé xí xọn Liên làm hầu bàn nên bữa nay tôi ghé lại một chuyến coi có gì thay đổi không. Chị Mân quản lý vẫn còn đây nhưng không thấy cô bé Liên đâu nên tôi hỏi: - Nhỏ Liên không làm ở đây nữa à? - Nó nghỉ rồi ông ạ. Linh bảo nó phải phụ sổ sách với ba nó. Gặp nó tôi sẽ chuyển lời hỏi thăm của ông. Lần đầu tiên khoảng nửa năm về trước tôi đến nhà hàng này và từ đó tôi thỉnh thoảng đến để ăn trưa hay cơm tối. Khi phải làm ca hai thì tôi luôn đến ăn cơm tối ở đây. Một bữa tôi để ý thấy cô hầu bàn Linh đứng tựa vào quầy quản lý bồn chồn nhìn khắp nhà hàng rồi từ bước lại từng bàn châm thêm cà phê cho hay nước trà xong lại trở về đứng tựa quầy quản lý. Người ngồi ở quầy được gọi là chị Mân, vừa thu ngân viên vừa điều hành, nói với Linh: - Người khách đặc biệt của cô hôm nay sao không thấy đến... Chị Mân khẽ liếc nhìn coi phản ứng của Linh ra sao rồi ướm hỏi: - Cô đoán xem hôm nay ông ta đi đâu? - Sao chị lại hỏi em như vậy. Em biết ông ta đi đâu. Chắc lâu lâu muốn thay khẩu vị chứ gì nữa. Tuy nói vậy nhưng Linh lại nói tiếp: - Nhưng kể cũng lạ đấy, ông Minh này đến đây hàng ngày mà tại sao bữa nay chưa thấy. Ông ta luôn ngồi ở cái bàn tận góc đó, kêu một phần ăn đặc biệt nhưng ăn một cách uể oải. Mỗi khi hỏi Ông cần gì nữa không ông ta chỉ gật hay lắc đầu. Ăn xong ông lặng lẽ bỏ ba đồng "típ rồi đứng dậy đi. Chị Mân mỉm cười nói: - Cô đang nghĩ về ông ta đấy hả? Linh liếc xéo chị Mân không trả lời thì chị Mân tiếp: - Cái ông này có vẻ lập dị. Râu ria bừa bãi không cạo, quần áo nhàu nát, nhưng cặp mắt thì như chứa cả một trời u uẩn buồn thảm gì đó. Tôi đặt cho ông ta là người khách đặc biệt thật không sai chút nào. Thôi ông ta không đến thì thôi nghĩ vẩn vơ làm gì. Lúc đó con nhỏ xí xọn Liên từ nhà bếp đi lên đến cạnh thì Linh dợm đứng dậy nhưng Liên cản lại: - Khoan đã. Hôm qua ông Minh có nói gì với chị không? Linh uể oải: - Ông ấy có nói gì bao giờ đâu. Liên hớp một hớp nước rồi nói: - Tôi học cùng trường với con ông ta tôi biết. Vợ ông ta qua đời hình như năm rồi thì phải. Ông chỉ có mỗi một đứa con gái. Nghe vậy mặt Linh bớt uể oải và có vẻ chú ý: - Hèn gì trông ông lúc nào cũng trầm buồn u uẩn. Thật tôi nghiệp. Sao ông không Go on with your life. Hy vọng một ngày nào đó ông ta tìm lại được sự yêu đời. Con bé Liên mỉm cười tinh nghịch: - Phải. Có lẽ khi ông gặp được người làm ấm lại trái tim ông, chị có... Chị Mân cướp lời: - Có lẽ ông ta đã tìm được một nhà hàng nào khác hợp khẩu vị hơn rồi... Con bé Liên ngắt ngang: - Đừng tin lời chị Mân. Có lẽ muốn người khách đặc biệt là của mình không được nên chị phá bĩnh đấy... Chị Mân mắng yêu: - Cái con ranh. Tao ham gì cái ông già lúc nào cũng mang bộ mặt đưa đám đó. Con Liên cãi: - Ông ta đâu có già. Tại vợ ông ta chết nên trông ta thảm não vậy thôi chứ. - Làm sao mày biết vợ ông ta chết. Đừng vội tin nhưng gì mấy cha đàn ông nói... Nhưng con Liên vẫn cả quyết: - Vợ ông ta chết, em biết rõ. Em có đọc tin bạn bè chia buồn trên báo đó nữa... Bỗng chị Mân nói: - Khấn mãi rồi cũng đến. Ông ấy đến kia kìa. Linh vội đứng dậy vuốt thẳng lại đồng phục đi lại tiếp ông khách đặc biệt, còn Liên đi nhanh lại bàn tôi châm thêm nước nước trà. Tôi tò mò hỏi: - Các cô đương bàn tán về ông khách đó hả? Cô bé Liên cúi xuống nói nhỏ: - Tại vì ông ấy trầm mặc quá nên mọi người lưu ý... cháu biết sơ sơ về ông ấy tội nghiệp lắm... Vì tôi là khách quen nên nó tâm sự rằng từ khi bà vợ ông ta qua đời nên ông ấy u uẩn buồn thảm mà con ông ta không biết làm thế nào cho ba nó yêu đời trở lại. Con gái ông vừa đi làm vừa đi học nên không có thì giờ chăm sóc ba nó và có muốn chăm sóc cũng không được vì ông không muốn làm nó bận rộn. Vì vậy ông ta thường đến ăn tối ở đây nhưng ông không bao giờ nói chuyện với ai cả. Nó muốn giúp con bạn nó làm điều gì cho ba nó vui nhưng không biết làm thế nào. Tôi đưa ý kiến với cô bé Liên rằng nếu kiếm được người nào mở cửa trái tim ông ta thì sẽ giải quyết được vấn đề. Con Liên hóm hỉnh nói: - Cháu đế ý cô Linh ở đây có thể hợp đôi vì cô cũng có vẻ trầm mặc lắm. Cháu thường cố ý nhường cô hầu tiếp ông ấy, Bác quan sát tình hình và cho cháu ý kiến nhá. Thấy cũng là một chuyện lý thú tôi nhận lời và chăm chú theo dõi sự đối đáp giữa Linh và ông khách đặc biệt của cô ta. Linh cầm tập giấy ghi món gọi và cây viết đứng trước vị khách lạnh lùng của cô ta lễ độ hỏi: - Hôm nay ông muốn kêu món gì thưa ông? Người khách như hà tiện cả lời nói: - Thì cũng đĩa đặc biệt như mọi ngày. - Cũng vẫn cải ngọt xào thịt bò và cơm âm phủ? - Phải. Tách cà phê nữa. Linh chần chừ hình như muốn nói điều gì với ông khách nhưng ông ta ngẩng lên với ánh mắt như hỏi: Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

46 Cô còn đứng đây làm gì? khiến Linh vội vã quay bước. Tôi ngẫm nghĩ cái cô Linh này cũng hơi khô khan nên coi bộ khó mà mở cửa trái tim ông ta quá. Linh mang đồ ăn đến bàn ông Minh, rót cà phê rồi lặng lẽ đi săn sóc bàn khác xong rồi trở lại quầy đứng nhìn ông khách trầm mặc hằng ngày. Khi ăn xong ông lặng lẽ để lại tiền típ rồi đứng dậy đi, nhưng bữa nay ông ngoái lại ngó Linh một cái rồi mới đi tiếp. Con Liên ở đâu chạy nhanh lại phía Linh nói nhỏ: - Hôm nay chị hên rồi đấy, trước khi đi ông ta còn nhìn chị một cái, mọi khi có vậy đâu hì, hì... Linh nguýt con Liên với đôi mắt thật sắc rồi đến thu dọn bàn ông khách đặc biệt. Xong Linh trở lại đứng tại chỗ thường lệ để coi chừng các bàn khác. Con Liên mon men lại gần gợi chuyện: - Sau giờ làm hay những ngày off chị làm gì? Có đi chơi đâu không? Linh thở dài: - Làm gì bây giờ. Mỗi tối được vài chục đồng tiền típ thì cũng rã rời bàn chân còn làm được gì. Cố lết về tới nhà leo lên lầu vào phòng vặn TV, bật ngửa ra ghế ôi chỉ có lúc đó mới cảm thấy sung sướng. Nó đã cái bàn chân gì đâu! Rồi thiếp đi luôn tại đó lúc nào không hay. Có đêm thao thức không ngủ được thì chị ngồi nhìn bức ảnh của mẹ chị treo trên tường. Bức ảnh được chụp khi mẹ chị còn trẻ với nụ cười thật quyến rũ như đang nhìn lại chị. Mẹ chị bị bệnh nằm liệt giường nên chị đã săn sóc mẹ gần hai mươi năm tới khi bà bị chấn tim qua đời chị cảm thấy một gánh nặng đã được nhấc ra khỏi vai. Mẹ chỉ đã nuôi chị với tất cả tình thương nên chị thật xấu hổ cho cảm giác đó nhưng đó là sự thực. Từ khi chồng chị bỏ đi, chị không còn có cơ hội để có tình yêu mới. Có ai muốn phiêu lưu ghé vai vào cùng gánh cái vạ phải săn sóc một mẹ già bệnh hoạn. Làm ở đây sống qua ngày nhiều năm qua đôi khi chị cũng tự hỏi tại sao không làm một sự thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào đây... Liên vỗ nhẹ vai cô Linh như tỏ ý thông cảm rồi bước qua bàn tôi lau chùi lọ muối lọ tiêu rồi nói nhỏ: - Bác thấy thế nào? Có ý kiến gì không? Tôi mỉm cười như tán tỉnh cô bồi bàn nói nhỏ: - Coi bộ ông ta có chút thay đổi rồi đó. Hồi nãy nghe cô Linh tâm sự cháu phải hiểu cô ta cũng cô đơn như ông ta vậy. Nhưng phải có ai thuyết phục ông cạo râu sạch sẽ và giặt giũ ủi quần áo chứ đừng để trông bệ rạc quá. Cùng lắm cứ nói có người ta hiểu lầm ông là người bệnh hoạn hay khật khùng gì đó Con nhỏ Vâng một tiếng rồi nói nhanh trước khi đi: Tối mai Bác đến có lẽ Bác sẽ thấy.... Chiều ý con bé Liên, tối sau tôi lại đến và cũng như mọi khi tôi chọn ngồi ở bàn vừa ở gần chỗ Linh hay đứng để nghe ngóng vừa có thể quan sát mọi cử chỉ của người khách đặc biệt của cô ta. Chưa thấy ông ta xuất hiện thì lạ thật có một ông khách khác đến ngồi vào cái bàn của ông khách đặc biệt. Ông này có dáng dấp giống ông khách thường lệ của Linh nhưng mặt mũi nhẵn nhụi và quần áo tươm tất chứ không như ông kia. Có lẽ Linh sẽ băn khoăn về chỗ ngồi này lắm nhưng bắt buộc phải đến hầu tiếp. Linh đặt ly nước đá lạnh và bảng thực đơn trước mặt ông khách rồi nói: - Chào ông. Hôm nay có đĩa đặc biệt mới là thịt bò xào lá cách và hủ tíu xào khô với giá đặc biệt. Ông khách đang cúi đọc bảng thực đơn ngẩng mặt lên mỉm cười: - Cho tôi món đó đi. Tôi thấy Linh đánh rơi cây viết đưa tay lên bịt miệng có lẽ để tránh kêu lên thảng thốt rồi ấp úng: - Ông Minh! Nếu không nhờ đôi mắt ông, tôi không nhận ra ông nữa. - Phải tôi đây. Thú thật với cô. Tôi có chuyện buồn riêng tư mấy năm qua, nhưng hôm nay tôi quyết định phải... tôi không biết nói sao bây giờ... à là Go on with my life. Không thể cứ ủ rủ ôm ấp kỷ niệm cũ mãi được. Khi vợ tôi còn sống, bà ta săn sóc tôi từ bữa ăn tới giấc ngủ, giặt giũ quần áo và cắt tóc cho tôi nữa. Không có bà tôi cảm thấy mất tất cả. Dứt bỏ kỷ niệm quả là một điều khó khăn cô hiểu không. Linh lộ vẻ xúc động: - Thật tình tôi không ngờ ông là một người nặng tình đến thế. Hôm nay ông để lộ vầng trán rộng, bộ lông mày đậm tạo cho ông một dáng rất quắc thước chứ không như mọi khi... Ông khách đặc biệt ngắt lời: - Tôi suy nghĩ nhiều ngày và hôm nay tôi sửa soạn để... hỏi cô một cái hẹn đó cô biết không. Mấy bữa trước tôi không dám vì biết rằng không ai date với một người trông thật bệ rạc phải không cô? Linh đánh rơi tập giấy ghi thực đơn cho khách trong tay, cô vội vàng cúi xuống lượm lên rồi nói nhanh: - Tôi sẽ mang thức ăn lại cho ông ngay... Nói rồi cô bước nhanh trở lại quầy xé tấm phiếu ghi thực đơn của khách để trên quầy cho chị Mân và hình như tay cô run run thì phải. Con bé Liên không bỏ xót cử chỉ nào của Linh, nó hớn hở chạy lại hỏi: - Ông khách ấy nói gì mà chị cuống lên như vậy? Linh ấp úng: - Tôi không biết. Ông ấy đòi một cái hẹn go out với ông ấy. Con Liên lộ vẻ hứng khởi: - Vậy thì nhận lời đi cô còn ngần ngừ gì nữa. Chẳng lẽ cô cứ sống cô đơn buồn nản mãi à. Đi chơi một bữa thì đã mất mát gì mà lo. Đừng bỏ lỡ dịp tốt nghe. Chị Mân nửa đùa nửa thật: - Cô ấy còn gìn vàng giữ ngọc... Linh làm như không để ý đến lời chị Mân, bưng khay thực đơn đến bàn ông Minh. Cô vừa đặt đĩa thực đơn xuống vừa nói nhỏ: - Tôi không biết trả lời ông thế nào. Tôi chưa từng hẹn hò với ai cả. Mà đi đâu mới được chứ? Mặt ông Minh rạng rỡ mỉm cười. Có lẽ lần đầu tiên Linh thấy ông cười và mắt ông sáng hẳn lên: - Thì mình có thể đi coi xi-nê, hoặc ngồi uống trà để tâm sự với nhau. Đâu có đi thâu đêm đâu mà cô lo. - Vậy tối nay sau khi tôi off thì có thể được. Ông chờ tôi ở ngoài nhà hàng... Viên Giác 212 tháng 4 năm

47 Nói xong Linh tất tả bỏ đi. Con Liên chạy lại quầy chờ Linh nhưng lại xí xọn với chị Mân: - Bà chủ à, hình như có biến cố rồi đấy, bà có vui cho cô Linh không. Linh lườm con Liên mắng: - Con ranh này lại sắp sửa nói bậy bạ tùm lum phải không. Nhưng con Liên nhí nhảnh bỏ đi tạt ngang qua bàn tôi nó nháy mắt: - Hình như đã có kết quả rồi Bác ạ. Tối mai Bác lại đến ăn cháu báo cáo chi tiết chắc là vui lắm. Vì tò mò tối sau tôi lại đến ăn tối để nghe chuyện ra sao. Vì chưa đông khách nên mọi người quây quần ở quầy để nghe chuyện Linh. Linh bữa nay mặt tươi hẳn lên chứ không nặng nề ỉu xìu đến khó chịu như mọi khi. Con Liên láu táu: Cô Linh kể cho mọi người nghe để chia vui với cô đi. Linh ngập ngừng vài giây rồi như không kìm hãm được sự biến chuyển của tình cảm nên thổ lộ: - Mới đầu thì hai người ngượng ngập lọng cọng lắm. Đi xem xi-nê nhưng tôi cũng chẳng biết phim hay hay dở vì đầu óc lung tung có coi được gì đâu. Rồi ông ta nói chuyện thời cuộc Đông Tây thì lại càng chẳng ăn nhập gì đến tôi. Lúc ra khỏi rạp ông ta hỏi: - Cô có thưởng thức cuốn phim không? Tôi đáp bừa: - Có chứ. Phim hay lắm. Sau đó hai người đi tản bộ theo hè phố và sau vài phút trầm ngâm ông ấy nói: - Tôi muốn đề nghị cô nghỉ làm nhà hàng để phụ giúp công việc làm ăn của tôi không biết cô nghĩ sao. Tôi sẽ trả thù lao gấp đôi cô làm ở nhà hàng. Tôi không trả lời thẳng mà nói lãng đi: - Tôi cảm thấy sung sướng mỗi khi ở nhà hàng về tôi quăng được đôi giày ra khỏi chân. Ôi dễ chịu hết sức. Ông ta vẫn điềm đạm: - Nếu cô chịu giúp tôi thì đôi chân ngà ngọc của cô không bị hành hạ như thế nữa. Thế rồi ông Minh nắm lấy tay tôi khi băng qua con phố, tôi cảm thấy bàn tay ông ấm áp nhưng tôi vẫn băn khoăn: Làm việc như thế nào.... Như đoán được tôi đang nghĩ gì, ông Minh nhẹ nhàng nói: - Cô đừng lo ngại gì cả. Tôi sẽ trả lương xứng đáng cho cô. Cô có thể đến mỗi buổi sáng đến chiều về. Công việc chỉ đòi hỏi hảo ý giúp đỡ của cô cho những công việc mà tôi không làm được như: Gói hàng, bỏ thư, lấy thư nếu có thể giúp tôi mua đồ ăn để làm cơm tụi mình cũng ăn. Tôi nôn nao hỏi: - Thế còn ông làm gì ở đâu? Ông lại nắm lấy tay tôi nói: - Tôi cũng làm ở nhà với cô. Tôi có công việc mua bán trên Internet ; trước kia tôi có cửa tiệm nhưng vợ tôi bị bệnh nặng rồi qua đời tôi phải làm tại nhà nên cũng không có gì vất vả mà chỉ bắt buộc tôi luôn luôn ngồi trước máy nên không làm được chuyện gì khác. Tôi định để suy nghĩ đã nhưng lại nghĩ có lẽ tôi nên thay đổi cuộc sống xem sao nên tôi trả lời: 46 - Tôi nhận lời, nhưng phải cho tôi hai tuần để báo cho chị Mân ở nhà hàng. Nhưng... mấy người có biết ông ấy nói gì nữa không?... Mọi người im lặng chờ đợi thì Linh nheo mắt nói tiếp: - Ông ấy nói rằng: Thật tuyệt. Cô nhận lời tôi chẳng khác gì cô nhận lời một sự cầu hôn. Xin lỗi tôi nói giống thôi nhưng tôi cũng sẽ mua một chiếc nhẫn để tặng cô. Con bé Liên rú lên: - Ôi giời ơi! Thích quá cô Linh ơi. Tôi mừng cho cô. Cô Linh hứng thú: - Chưa hết. Khi dẫn tôi về đến chung cư ông ấy hôn vào má tôi rồi mới nói goodnight hí hí... Linh thở dài: Không biết quyết định của tôi có đúng cho đời tôi không Mọi người đều tranh nhau nói: Đúng rồi, Đừng ngại ngùng gì nữa; rồi chị Mân hỏi: - Hôm nay ông ấy có đến ăn không? Linh cười bẽn lẽn: - Chắc không đâu. Lát nữa ông ấy mời tôi đi ăn rồi đi dạo. Con Liên nhảy cẫng lên tạt nhanh qua bàn tôi nói nhỏ: - Cắn rồi Bác ơi. Chẳng bỏ công Bác cháu mình. Bữa nào có tin vui chính thức cháu sẽ nói Bác biết liền. Một tối khoảng hơn tháng sau đó khi tôi vừa đến ngồi vào bàn thì con Liên chạy lại cho biết ông Minh đã chính thức cầu hôn với cô Linh, nhưng giờ để tiện việc cô Linh đã dọn đến ở chung với ông luôn. Giọng con Liên tự nhiên có vẻ xúc động: - Cám ơn Bác đã giúp cháu ý kiến để con gái ông ta có món quà đặc biệt tặng cho cha để khỏi phải đau lòng nhìn cha mình ngày ngày buồn thảm nhớ vợ. Hai tuần nữa ông bà sẽ đến thăm nhà hàng, Bác nhớ đến coi cho vui nhá. Tôi vẫn đóng vai người khách bình thường đến nhà hàng như mọi khi và bữa kia khi Minh và Linh bất ngờ xuất hiện. Chị Mân và mấy người bạn làm ở đây đều vỗ tay đón chào rất thân thiện. Chị quản lý Mân đứng chống nạnh hai tay hỏi ông Minh: - Ông Minh. Ông có săn sóc cô Linh tử tế không? Nếu ông hành hạ cô ấy thì ông biết tay tôi. Ông Minh chưa biết trả lời sao thì con Liên nheo mắt cười nói: - Cô Mân đừng lo. Còn có cháu đây dì Linh đâu có sợ bị ăn hiếp. Cô Mân biết không, xin giới thiệu với mọi người ông ấy là Ba cháu đấy... Mọi người há hốc miệng ngạc nhiên, riêng chị Mân thì trợn mắt chỉ mặt Liên mắng: - A! Con ranh này giỏi thực. Mày không làm mối cho tao mà lại... Tao phải cho mày biết tay mới được. Chị Mân toan túm lấy con Liên thì nó ré lên bỏ chạy nhanh đứng sau lưng tôi hai tay bám vào vai tôi nói: - Không phải cháu đâu cô Mân. Tại cái ông này này. Mọi người lại trố mắt nhìn không hiểu con Liên nói cái gì. Chỉ có Minh khi quay lại nhận ra tôi thì chỉ nháy một mắt rồi lặng yên. Con Liên ghé sát tai tôi thì thầm Cám ơn Bác Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

48 Trần Văn Sơn (bút hiệu Trần Bình Nam) LTS: Ông Trần Bình Nam, sinh ngày tại Huế, nhưng gốc của dòng họ Trần phát xuất từ tỉnh Sơn Nam (nay là Nam Định), sau được chúa Nguyễn cấp ruộng đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên; là con út trong một gia đình có 2 anh và 1 bà chị. Năm 1948 học trường Trung Học Khải Định, năm 1954 đậu Tú Tài I tại Huế, rồi vào Sàigòn học Trường Cao Đẳng Vô Tuyến, đồng thời tự luyện thi Tú Tài II. Thi đậu vào khóa đào tạo Kỹ Sư Hải Quân của trường Sĩ Quan Hải Quân Brest, tỉnh Finestère, Pháp chương trình 3 năm do Pháp viện trợ. Vào cuối năm 1957, lúc quan hệ căng thẳng giữa Pháp và VNCH, Hải Quân Pháp trả ông về Việt Nam. Tháng ông được bổ nhiệm đến Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Sau 16 năm phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ông giải ngũ khi đắc cử Dân Biểu đơn vị Nha Trang/Quốc Hội VNCH khóa 2. Tại Quốc Hội, ông gia nhập khối đối lập Dân Tộc Xã Hội. Ông lập gia đình và có 5 người con. Sau khi cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam, ông bị bắt giam tại trại Đồng Găng vùng rừng núi tỉnh Khánh Hòa. Tháng cùng với cựu dân biểu Nguyễn Công Hoan vượt biển và được tàu Nhật vớt. Vì Nhật không nhận người tỵ nạn nên tháng ông được chuyển đến định cư tại Boston, Hoa Kỳ. Tháng làm việc tại CETA (Comprehensive Employment and Training Act), một chương trình của chính phủ Liên bang tạo công ăn việc làm và đào tào chuyên viên. Cộng tác với báo chí thế giới với tư cách là một nhà bình luận thời sự và phân tích chính trị thế giới. Tháng , cùng với 10 người bạn thành lập Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam làm khí cụ đấu tranh chống chính sách độc tài đảng trị CSVN, cũng như quan tâm đến vấn đề Biển Đông và Trung Quốc lấn chiếm dần đất đai và biển đảo Việt Nam Nhưng than ôi, chí nguyện chưa thành thì ông bị quật ngã vì chứng bệnh ung thư quái ác vào ngày tại San Diego, Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết cuối cùng- như là lời giã biệt của anh gởi đến gia đình, chiến hữu, văn hữu Chúng tôi trân trọng đăng tải bài viết này như là những dòng tưởng niệm thương tiếc một cộng tác viên tài hoa, đồng thời thành kính cầu nguyện hương linh anh Trần Bình Nam sớm được vãng sanh miền Cực Lạc. (Phù Vân, Chủ Bút Báo Viên Giác) * Tháng 8/2015 bác sĩ về đường tiểu (urologist) của tôi Jason Lai ở Whittier, Los Angeles bắt đầu đưa tôi vào bệnh viện để thử nghiệm (test) xem tôi có bị ung thư trong bladder (bọc chứa nước tiểu) không. Thỉnh thoảng có máu trong nước tiểu. Cas mổ tương đối đơn giản. Đánh thuốc mê, rồi bác sĩ dùng dụng cụ xuyên qua pennis của bệnh nhân để xem trong bladder có bướu không, và lấy một mẫu tissue gởi đến phòng thí nghiệm (Lab) để chuyên viên xem xét (gọi là biopsy) có tế bào ung thư không. Quá trình này bác sĩ Jason Lai đã làm một lần với tôi vào tháng 6/2014 và không thấy gì. Qua năm 2015, từ đầu năm thấy nước tiểu có máu, ông ta cho rằng vì tôi uống thuốc Coumadin để phòng ngừa stroke (tôi bị chứng tim đập không đều, gọi là Atril Fibrillation) từ nhiều năm trước nên ông chần chừ không làm biopsy để tìm tế bào ung thư. Thật ra các urologists ở San Diego (nơi tôi ở từ năm 2006 đến 2009) đã thấy cái bladder của tôi không bình thường. Nó có một cái bọc nhỏ (gọi là cái diverticulum) trồi ra từ bladder. Cái bọc nhỏ giam nước tiểu lại không cho thải ra bình thường, do đó dễ bị nhiễm trùng và là cơ hội để tế bào ung thư xuất hiện. Để đề phòng ung thư các bác sĩ đều khuyên cách tốt nhất là mổ cắt bỏ cái diverticulum đi. Cas mổ này quan trọng như mổ tim nên tôi ngại chần chờ không làm. Trở lại sống ở Los Angeles County, thời gian ở Redondo Beach với con gái, cái bladder chỉ thỉnh thoảng ra máu nhưng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Thời gian từ tháng 3/2011 tôi về ở Norwalk, bác sĩ urologist Jason Lai săn sóc tôi, và giữa năm 2014 Cas biopsy không tìm thấy gì ông càng yên tâm cho rằng thỉnh thoảng nước tiểu tôi có máu là chuyện local do uống Coumadin thôi. Tôi có kinh nghiệm uống thuốc Coumadin hơn 7 năm. Tôi theo dõi liều lượng kỹ lưỡng và kiểm tra độ loãng của máu nên tôi biết trường hợp máu trong nước tiểu của tôi không thể do Coumadin mà ra. Bác sĩ Jason Lai thì cứ yên chí như vậy nên từ đầu năm 2015 ông cứ tìm cách trì hoãn mỗi lần tôi xin làm biopsy tế bào trong bladder và diverticulum. Một trong những lý do khác để ông trì hoãn là mới làm biopsy tháng 6 năm Cuối cùng đến tháng 8/2015 bác sĩ Jason Lai quyết định làm biopsy, và ngày 01/9/2015 ông cho biết có tế bào ung thư trong diverticulum. Sau đó ông đưa tôi đi làm CT SCAN abdomen và ViênGiác 212 tháng 4 năm

49 pelvis (bụng dưới và xương chậu) và thấy các bướu ung thư của tôi từ diverticulum đã di căn qua Abdomen và Pelvis: một ở Abdomen và 2 ở Pelvis. Tôi đặt tên các bướu đó là D (trong Diverticulum), A (Abdomen), và PR, PL (Pelvis Right, Pelvis Left) là hai bướu Pelvis. Mức độ của căn bệnh được các bác sĩ trong team chữa trị đánh giá: ung thư độc giai đoạn 4. Một chương trình chữa trị được hoạch định do bác sĩ ung thư (oncologist) Jack Freimann cầm đầu và chữa trị tại Viện Ung thư The Oncology Institute of Hope & Innovation ở thành phố Whittier, Los Angeles. Để tránh cho bạn bè, thân hữu khỏi quan tâm khi chưa có gì phải quan tâm tôi không thông báo tin bệnh cho bất cứ ai kể cả bạn thân, thân nhân, ngoại trừ các con tôi. Tôi cố gắng duy trì các sinh hoạt bình thường. Chương trình chữa trị bắt đầu bằng hóa trị, các phương pháp khác như xạ trị (radiation) và mổ cắt bỏ bộ phận ung thư (surgery) dùng hay không tùy theo kết quả của hóa trị. Hóa trị (chemotherapy) là cách chữa trị dùng hóa chất bơm vào mạch máu. Tùy theo lượng thuốc thời gian mỗi lầm bơm từ 1 đến 1:30 phút. Khi bơm thuốc bệnh nhân nằm hay ngồi tùy ý và cách vào thuốc giống như khi bạn được vào nước biển quen thuộc. Tác hại phụ (side effects) thông thường nhất và đến nhanh nhất là nôn mửa, nên trước khi vào thuốc chính bác sĩ cho thuốc chống nôn mửa vào trước. Đây là cách chữa dĩ độc trị độc dùng hóa chất để giết các tế bào ung thư không cho nó nảy nở. Nhưng tác hại (side effects) là cùng lúc giết các tế bào ung thư nó cũng đánh phá các tế bào tốt khác làm cho bệnh nhân yếu đi mà dấu hiệu quen thuộc là rụng tóc, ăn uống không ngon và xuống cân. Lịch trình chữa trị là mỗi kỳ gồm 2 đợt (cycles) hóa trị, mỗi đợt 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Sau 3 tuần tiếp tục đợt thứ hai. Như vậy, sau mỗi đợt, bệnh nhân được nghỉ ngơi 3 tuần để chịu đựng những side effects thông thường như đau bụng, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón và sốt. Sau mỗi kỳ, bác sĩ đưa đến Viện Quang Tuyến (Radiology) để làm CT SCAN, một kỹ thuật giúp khám phá xem hai đợt hóa trị có kết quả gì không? Mỗi kỳ chữa trị từ khi bắt đầu đến khi làm SCAN kéo dài 6 tuần lễ. Sau đó tôi gặp bác sĩ chữa trị, nghe ông ta duyệt kết quả và cho biết tiếp tục chữa trị hay không, có thay đổi thuốc hay không. Quá trình hoá trị của tôi khởi đầu tại Los Angeles ngày tiến triển thuận lợi. SCAN ngày thấy các bướu cancer được co lại. Theo lời khuyên của bác sĩ Freimann các đợt hóa trị tới tôi sẽ cần sự săn sóc của gia đình chớ không thể vừa chữa trị vừa sống một mình như tôi đang sống ở Norwalk, Los Angeles County. Các con tôi sắp xếp đưa tôi về San Diego ngày 1 tháng 11 năm Sự chuyển đổi này rất nhiêu khê vì phải chuyển bảo hiểm sức khỏe sao cho rập khuôn, không làm trì hoãn việc chữa trị của tôi. Tôi về thành phố San Diego, chọn Scripps làm trung tâm y khoa chính với tất cả các bác sĩ trong 48 team săn sóc tôi đều ở trong Scripps. Vị bác sĩ chữa ung thư là bác sĩ Michael Kosty. Hai đoàn bác sĩ chữa trị Los Angeles và San Diego trao đổi chi tiết y khoa với nhau và bác sĩ Kosty quyết định tiếp tục liều lượng chữa trị như ở Los Angeles. Kỳ chữa trị này khởi đầu ngày và SCAN ngày cho thấy bướu A và bướu PL đã bị diệt, chỉ còn bướu PR chưa nhúc nhích. Ngoài ra bướu D thay vì co lại thì lớn ra đôi chút. Bác sĩ Kosty không có ý kiến gì, nhưng bác sĩ Ramdev Konijeti, urologist kiêm oncologist, thì không lạc quan lắm. Tôi bước vào kỳ chữa trị thứ 3 ngày sau hơn một tuần lễ trì hoãn vì lễ cuối năm, và làm SCAN ngày cũng trễ vì lý do sức khỏe. Ngày (leap day) tôi và con gái Phương Tâm và con rể Paul Shaper gặp bác sĩ Kosty để bác sĩ duyệt SCAN cuối cùng và thảo luận về đối sách. Kết quả là các bướu cancer của tôi vùng lên chống lại thuốc. Bướu D lớn lên rất nhanh, bướu PL bị diệt nay lớn trở lại, và bướu PR thì lớn như thổi. Ngày hôm sau (01 tháng 3) tôi và Phương Tâm gặp thảo luận thêm với bác sĩ Ramdev Konijeti. Cả hai buổi thảo luận đều đi quanh hai giải pháp: (1) tiếp tục chữa trị với thuốc mới Opdivo đang được FDA thí nghiệm, hoặc (2) không chữa trị gì cả. Bác sĩ Kosty cho tôi một tuần để suy nghĩ, cân nhắc và chọn giải pháp. Với căn bệnh cancer dữ này, tôi nghĩ tiếp tục chữa trị với thuốc mới Opdivo cũng chỉ kéo dài thời gian cơ thể phải chịu đựng side effects của sự chữa trị và sẽ không thay đổi gì kết quả cuối cùng, ngoại trừ kéo dài những ngày sống trong bệnh hoạn. Do vậy tôi quyết định không tiếp tục chữa trị và chính thức thông báo bác sĩ Bác sĩ Kosty hôm 2 tháng 3. Bác sĩ Kosty ước lượng tôi có 6 tháng nếu không chữa trị gì nữa và vào chương trình hospice tại gia để được săn sóc khi đau đớn (pain). Tôi vào chương trình hospice tại gia do Scripps Hospice phụ trách tại địa chỉ Stoney Gate Pl. San Diego, CA Tel: (858) từ đầu tháng 3/2016. Bài viết này được Post vào Home Page của tôi có hai mục đích: 1. Thông báo bà con, bạn bè, thân hữu về tình trạng sức khỏe của tôi. 2. Trao đổi một ít kinh nghiệm với các đối tượng ung thư, nhất là ung thư bladder. Bài viết này chỉ còn một dòng cuối thông báo ngày kết thúc chương trình hospice của tôi. Trần Văn Sơn (8 March, 2016) Bút hiệu Trần Bình Nam binhnam@sbcglobal.net - (Mục không chính trị - Tài liệu số 90) Dưới đây là dòng cuối do các con của ông Trần Bình Nam ghi: Ba của chúng con đã kết thúc chương trình hospice trong một giấc ngủ nhẹ nhàng sáng ngày 11 tháng 3 năm Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

50 đoạn xa nhau vì danh nghĩa của các đấng tối cao vô hình được gọi là tôn giáo. Huỳnh Ngọc Nga Hai đứa tôi hợp lại thật là đẹp đôi, ai cũng bảo thế. Tôi hăm tám, nàng hăm hai. Tôi cao thước bảy tám, nàng thước sáu, nếu thêm giày dép phụ trợ nàng cũng chẳng thể qua được vành tai tôi. Tôi lưng thẳng, vai rộng, mặt chữ điền, mày rậm, mũi cao, nếu không như Từ Hải cũng là một đấng nam nhi không đến nỗi bị các bà, các cô nhăn mày hỉnh mũi khi phải đối mặt, đối mày. Nàng thanh tao, cân đối với đầy đủ kích thước của một hoa khôi phối hợp với một gương mặt trong sáng như một vầng trăng, vầng trăng có nhưng nét chấm phá tuyệt vời của đôi mày thanh tú không tỉa gọt, đôi mắt to dài sáng long lanh dưới hàng mi cong đen tuyền, chiếc mũi thẳng, và đôi môi, ôi đôi môi xinh đẹp ngọt ngào luôn mọng đỏ như trái chín đầu mùa, y như mấy ông văn sĩ vẫn thường hay diễn tả các giai nhân. Tôi phải dài dòng tỉ mỉ như thế về dung nhan hai đứa để mọi người hiểu rằng trời đã sinh ra nàng và tôi để phối hợp thành một đôi tài tử giai nhân xứng đào xứng kép không chê vào đâu được. Trời lại còn thương cho chúng tôi có rất nhiều tính tình, sở thích giống nhau. Chả thế mà ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên tại tiệc mừng tân gia của một người bạn chung giữa tôi và nàng, chúng tôi đã hợp nhau ngay bởi những điễm tương đồng đó. Cùng trốn khói thuốc mịt mờ trong phòng khách, chiếc balcon hạn hẹp của nhà người bạn đã trở thành tụ điểm đầu tiên cho tôi và nàng khởi đầu một chuyện tình mà đoạn kết là một khoảng hư vô với lời chào hẹn gặp lại trong kiếp lai sinh. Các bạn đừng vội ngừng đọc khi được biết kết quả thiên tình sử của chúng tôi. Chuyện tình nào rồi cũng có lúc hạ màn khép cánh, tan vỡ hay thành tựu là do bàn tay của số mệnh. Nơi đây, tôi chỉ muốn các bạn cùng tôi suy gẫm để xem đúng hay sai khi hai kẻ yêu nhau thắm thiết bằng máu của con tim phải đành Sau buổi chuyện vãn tại nhà Phương bạn chung của tôi và nàng tôi đã đưa nàng về khi tan tiệc đúng với bài bản phải làm của một gã si tình. Rồi những ngày kế tiếp, cứ đợi đúng giờ tan sở là tôi phóng xe chạy bất kể đèn xanh, đèn đỏ cũng may là chưa bị phạt vì phá lệ lưu thông chỉ để kịp đến đón nàng sau giờ dạy tại trường. Tiếp đó là những chiều dạo phố, những buổi hẹn quán kem, rạp hát. Tình yêu của chúng tôi tăng trưởng theo tỷ lệ thời gian, cho đến một ngày kia chúng tôi cùng quyết định phải làm một việc gì đó trọng đại hơn. Và vì chúng tôi là những con người biết chữ thánh hiền, biết câu lễ nghĩa nên thay vì đưa nhau vô khách sạn tìm hiểu cá nhân nhau một cách cặn kẽ, chúng tôi đồng ý dẫn nhau về trình diện mẹ cha đôi bên cho đúng luật con nhà gia giáo. Sau khi thỏa thuận, tôi đưa nàng về ra mắt cha mẹ tôi trước. Phải thành thật mà nói, kể từ khi mấy thằng bạn thân thường hay đến nhà tôi chơi lần lượt rủ nhau đeo gông vào cổ thì mẹ tôi cũng bắt đầu dòm chỗ nầy, ngó chỗ kia để chọn vợ cho tôi. Mấy cô hàng xóm được mẹ tôi ngắm nghía đầu tiên, rồi đến con gái các bạn của mẹ tôi, các cô bạn của em gái tôi cũng nằm trong mục tiêu đó. Sự náo nức của mẹ tôi là mong có được cháu nội để ẵm bồng với người ta cho vui cửa vui nhà. Tôi cứ để mẹ tôi tha hồ chọn lựa cho thỏa ý và tôi tìm đủ mọi cách để thoát những buổi trình diện vô tình hoặc cố ý trong sự sắp xếp của mẹ tôi. Vì vậy khi được tôi báo tin đã chọn đươc người trong mộng đem về ra mắt, mẹ tôi hớn hở đợi chờ, cả cha tôi và các em tôi cũng nôn nao trông ngóng được biết cô dâu tương lai của gia đình. Chiếc áo dài trắng làm nàng thêm rạng rỡ nét hiền dịu đoan trang, tôi hài lòng ngắm nghía nàng trước khi nắm tay nàng bước qua ngưỡng cửa vào nhà. Buổi gặp gỡ diễn ra hoàn toàn tốt đẹp như mong ước của chúng tôi và tất cả mọi người trong gia đình tôi. Nàng vui vẻ, lưu loát chừng mực trước những câu hỏi điều tra của lũ em tôi; ý tứ, lễ phép những truy vấn khéo léo của cha mẹ tôi. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy vẻ hài lòng của cả nhà khi nàng đứng lên từ giã. Nhưng khi đưa nàng về, tôi thoáng thấy một chút ưu tư trong đôi mắt nàng. Hơi ngạc nhiên, tôi hỏi nàng: - Có gì không ổn hả em? Nàng cười khỏa lấp: - Chẳng việc gì đâu anh. Tại em xúc động trước sự đón tiếp quá thân tình của gia đình anh đó thôi. A, bàn thờ Phật nhà anh chạm trổ đẹp quá. - Trời, tưởng chuyện gì quan trọng chứ. Em yên tâm đi, ba má cưng anh lắm, và dĩ nhiên em được thương mến là chuyện thường. Em đậu rồi đó, giờ tới lượt anh đây. Hy vọng ba má em sẽ không đánh rớt anh. Nàng ngập ngừng nhìn tôi dò xét: - Lỡ như vì một lý do nào đó ba má em không chấm anh thì sao? Viên Giác 212 tháng 4 năm

51 Tôi cười hăng hắc đầy vẻ tự tin: - Anh như vầy mà rớt sao? Mà rủi bị rớt kỳ đầu thì thi lại kỳ sau, lo gì em. Miễn em nhớ gò bài cho anh thiệt kỹ trước khi gặp giám khảo là được rồi. - Nhưng cũng có những bài thi ngoài chương trình, anh liệu có qua được không? - Em cưng ơi, thương em năm bảy núi anh cũng qua, chín mười sông anh cũng lội thì hà huống gì một đề thi ngoài chương trình hả em? - Anh nói thì nhớ giữ lời đó nghen. Thấy vẻ mặt nghiêm nghị của nàng, tôi bỗng chột dạ, dự phòng: - Núi sông gì anh cũng chấp hết, nhưng nếu gặp biển cả, đại dương thì để anh suy nghĩ lại chứ. Em làm anh hoảng vía rồi đó, mà chuyện gì vậy em? Nàng không trả lời câu hỏi của tôi, nói bâng quơ: - Hy vọng tình yêu chân thật sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả mọi khó khăn. Em chỉ lo ngại xa xôi thôi, không có gì đâu anh, tính phụ nữ mà Và cái ngày ứng thí đó cũng đến. Tôi được nàng dặn dò đầy đủ các chi tiết những môn thi đặc biệt trước đó cả tuần. Chẳng hạn như với nhạc mẫu tôi phải biết là bà rất thích bàn chuyện văn chương nghệ thuật, người tình lý tưởng một thời của bà là chàng tài tử đẹp trai kiêm ca sĩ nhạc Rock lừng danh Elvis Presley, gịong ca ngọt lịm của nghệ sĩ Út Bạch Lan được bà nâng niu giữ kỹ trong các cuốn băng video cải lương chất đầy các ngăn kệ, bà mê Chinh Phụ Ngâm hơn mê Kim Vân Kiều, bà không ưa những gã đàn ông ba hoa chích chòe, nói cho nhiều mà làm chẳng được bao nhiêu. Còn nhạc phụ thì dễ dàng hơn, chỉ cần đứng về phía ông ủng hộ cả tay lẫn chân đội bóng Sở Công Nghiệp của ông là đủ ăn điểm rồi. Nàng đón tôi trước cổng nhà, trước khi dẫn tôi vào phòng thi nàng ngắm nghía tôi rồi bỗng phì cười: - Anh giống mấy anh học trò trung học thường làm đuôi theo em hồi xưa quá, chỉ thiếu cái cặp da thôi. Tôi ưỡn ngực, cười theo: - Anh đang đi thi mà. Nhưng nụ cười tôi bỗng chợt ngừng lại khi bước chân qua ngưởng cửa vào phòng khách. Không phải tôi khớp trước sự hiện diện của nhị vị giám khảo mà vì những hình tượng vô tri trên đầu tủ buffet ở góc phòng. Trong một tích tắc đồng hồ tôi đã hiểu nguyên nhân nét ưu tư trên mặt nàng hôm nào. Cả tôi và nàng khi gặp gỡ nhau, bị tiếng sét ái tình phang trúng nên choáng váng để chẳng đứa nào bận tâm đến vấn đề quan trọng nầy. Giờ thì lỡ rồi, đành chờ xem con tạo xoay vần tới đâu mà thôi. - Chào cháu, nghe Thúy nó nói về cháu hoài mãi đến hôm nay mới gặp. Tiếng nói của cha nàng vang lên đưa tôi về thực tại, như còn chưa định tĩnh, tôi ngập ngừng: - Dạ, chào hai bác. Cháu đã định đến thăm hai bác từ lâu, nhưng đến nay mới có dịp. Chắc chắn là Thúy đã kê khai lý lịch của tôi đầy đủ cả rồi, nhưng hai ông bà vẫn dượt lại lần nữa màn hỏi cung tôi về gia thế, công ăn việc làm, tình 50 trạng gia cảnh cá nhân. Tôi đã dần dần lấy lại phong độ lưu loát cố hữu, vượt qua màn khảo thí thật dễ dàng. Cho đến lúc tôi không còn nhớ đến điều làm tôi lo ngại thì đột ngột mẹ nàng làm như vô tình, cất tiếng hỏi tôi: - Cháu đi lễ thứ bảy hay chủ nhật? Nếu đi chủ nhật thì đến đi chung với Thúy. Tôi than thầm trong bụng ôi thôi, giờ đã điểm. Thực sự giờ đã điểm khi tôi bước qua ngưởng cửa vào nhà nàng và nhìn thấy chiếc thánh giá có hình Chúa Jesus đóng đinh được treo trên tường cạnh bức hình Đức Mẹ bồng Chúa hài đồng để trên đầu tủ buffet. Gia đình tôi theo đạo Phật, đạo thờ Tổ Tiên, ngoại tôi ăn chay trường suốt cả cuộc đời, ông chú tôi xuất gia từ khi còn trai trẻ, không biết ba má tôi sẽ phản ứng thế nào khi biết người tôi yêu theo đạo Tây. Và gia đình nàng sẽ cư xử với tôi ra sao nếu tôi là một gã người Lương. Trong một tích tắc đồng hồ tôi bỗng nghe bực bội với những đấng thiêng liêng vô hình. Thôi thì cứ tình thật mà thưa, rồi chuyện gì tới hãy hay, tôi tự nhủ và thẳng thắn trả lời câu hỏi ngoài đề thi của mẹ nàng: - Dạ, cháu đạo Phật nên không đi lễ cuối tuần, nhưng nếu được hai bác cho phép, cháu sẽ đến để đưa Thúy đi. Mẹ nàng A lên một tiếng trong lúc cha nàng nhướng đôi mày rậm tỏ vẻ ngạc nhiên sau câu nói của tôi. Như vậy có nghĩa là nàng đã không đá động gì đến vấn đề nầy trước với ông bà. Sự im lặng không biết từ đâu chợt ghé ngang cắt đứt bầu không khí vui vẻ lúc đầu. Nhưng chỉ trong một giây sau đó cha nàng trở lại điềm tỉnh, tự nhiên: - Nếu cháu không bận việc gì thì sáng chủ nhật đến đây đi với em nó. Nhìn tình hình chung và đọc trong mắt nàng tôi biết tôi đã qua được hơn nửa chặng đường, nhưng vào chung kết thì chắc phải còn gian nan lắm. Thế là từ hôm đó, trong thời gian đợi chờ phán quyết của cha mẹ hai bên, mỗi tuần cứ sáng chủ nhật là tôi quần áo chỉnh tề đến đưa nàng đi viếng Chúa, tôi không nói điều nầy cho cha mẹ tôi biết dù tôi hiểu rồi sẽ phải có một ngày mọi việc phải được tỏ tường. Cũng cần để các bạn rõ quan niệm tôn giáo của tôi thế nào trước khi tôi tỉ tê tiếp con đường tình lận đận mà tôi phải đi qua. Dù không là một Phật tử thuần hành, má tôi vẫn cho cả nhà ăn chay một tháng hai lần, ngày rằm và mồng một; lúc nhỏ tôi vẫn thường theo ngoại tôi đi chùa vào những ngày Vía lớn, tôi vì thế cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của đạo cà sa. Tôi có một bà Dì và một người Cô khi lập gia đình phải theo đạo Thiên Chúa của gia đình chồng, tôi chưa từng tò mò hay thắc mắc để hỏi Cô và Dì tôi nguyên nhân sự cải giáo đó: vì lòng tin với đạo hay vì tình yêu với chồng? Bạn bè tôi cũng rất nhiều đứa là con chiên ngoan của Chúa, tôi thân thiết với chúng bằng cái tâm bình đẳng không chút biệt phân. Tôn giáo được gọi là đạo, đạo theo tôi hiểu còn có nghĩa là con đường, con đường trải ra cho ta theo đó mà bước tới, mà hành xử trong đời. Tôi không phân Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

52 biệt người theo đạo nầy hay kẻ theo đạo kia vì tôi nghĩ phần lớn chúng ta mang mỗi người một tôn giáo tùy theo nơi ta sinh trưởng, phân biệt làm gì khi đa số chúng ta lúc mới sinh ra, chưa kịp hiểu biết thế nào là cuộc đời chúng ta đã bị người lớn đặt để một con đường phải theo. Chúa hay Phật gì cũng dạy ta làm lành lánh dữ, khác biệt chăng là những phân định chiết giải trong cách hành xử nơi đời sống hiện tại và lúc ta về với cát bụi mai sau. Điều quan trọng là khi ta khoác vào người danh xưng một tôn giáo hãy chứng tỏ ta đến với tôn giáo đó bằng đức tin chân thật chứ không bằng một sự trao đổi, ép buộc nào. Bao nhiêu lần đưa Thúy đi lễ ngày Chủ nhật, tôi chỉ đứng bên ngoài chờ nàng khi tan lễ chứ không cùng nàng vào trong Thánh đường. Tự trong thâm tâm tôi vẫn chưa nghe tiếng gọi thiêng liêng nào bắt tôi phải quỳ trước tượng Chúa, không biết vì tự ái của một gã đàn ông hay vì truyền thống đạo giáo gia đình đã ăn sâu gốc rễ vào tận tâm hồn tôi nên tôi thấy ông Phật vẫn chưa có điều gì để làm tôi phải quay lưng với con đường Người đã tìm ra. Những ngày như vậy tôi thường gặp đôi mắt thiết tha của Thúy, nàng nhìn tôi đằm thắm quan sát, không tỏ một vẻ gì. Thường sau buổi lễ, chúng tôi dạo phố, ciné rồi cùng về nhà nàng, những buổi cơm thân mật được trao đổi thường xuyên giữa tôi và nàng qua gia đình của hai đứa. Ba má tôi đã bàn soạn chuyện hôn nhân cho tôi với nàng và hối thúc tôi định ngày dẫn ông bà qua nói chuyện cùng cha mẹ Thúy. Đến bước nầy tôi đành phải thưa thật chuyện khác biệt tôn giáo giữa đôi bên. Vừa nghe qua, tôi thấy ngay phản ứng của má tôi trong lúc ba tôi im lặng không nói gì: - Vậy đâu có được, con là trai duy nhất trong nhà, phải lo chuyện thừa tự khói hương, lấy vợ đạo Chúa ai thờ phượng Tổ tiên? Má coi bộ không được rồi đó. Cả nhà cùng nhau xúm lại bàn tán, các em tôi đứa xui thế nầy, đứa định thế kia, chúng nó bảo Anh cứ cưới đại đi, tụi em thích chị ấy, vừa đẹp lại vừa hiền, xuất giá phải tòng phu, rồi chị cũng theo đạo mình chứ có sao đâu. Tôi không thích lập luận đó vì không muốn thành một ông chồng chuyên chế trong gia đình, tôi yêu Thúy thật lòng, không muốn nàng bị bó buộc bởi một khuôn khổ truyền thống xưa cũ nào, vả lại chắc gì cha mẹ nàng bằng lòng cho nàng cải giáo để lấy chồng. Tôi vẫn thấy những gia đình theo đạo Chúa khi cho con dù trai hay gái - lập gia đình với người ngoại đạo thường bắt ai muốn gia nhập gia đình họ phải vô đạo mới được chấp nhận chứ ít thấy trường hợp ngược lại, ngay cả trong gia đình tôi, Cô và Dì tôi đã trở thành công dân nước Chúa khi lấy chồng. Tôi chạy đến Hà, thằng bạn học cũ khá thân của những ngày còn ngồi ghế Trung học, để hy vọng tìm một tia sáng khác lạ nào vì nó cũng từng ở trường hợp tương tự tôi bây giờ. Nó vốn con nhà tương chao gặp gỡ và đụng phải tiếng sét ái tình với Nguyệt, thuộc giòng dõi ba ngôi. Để cưới được vợ, nó phải chịu phép rửa tội, mang tên Thánh, làm lễ cưới tại nhà thờ. Gia đình nó trước đó cũng phản đối dữ dội, nhưng chiều con nên cuối cùng phải nhượng bộ, vả lại nó không là con trai duy nhất như tôi nên không có những rắc rối trong chuyện khói hương thừa tự. Khi nghe tôi cầu cứu, nó cười hì hì và hỏi tôi: - Tao đố mầy, sau ngày cưới đến nay, tao đi lễ nhà thờ bao nhiêu lần? - Làm sao tao biết được chứ? Mà ăn thua gì chuyện đó. - Sao lại không ăn thua, mậy. Nếu chịu đi lễ tức là chịu vào vòng thực sự. Còn trái lại thì phải hiểu rằng cúi đầu lạy chúa ba ngôi, con cưới được vợ con thôi nhà thờ. Nói thiệt với mầy, từ ngày đưa nàng về dinh đến giờ, tao chưa giáp mặt Cha, Chúa gì hết, tao thương bả chứ có thương Chúa đâu. Tôi chưng hửng: - Vậy kể như mầy gạt bả rồi. Nguyệt có phản ứng gì không? - Phản ứng gì? Tao vẫn để bả tự do với đạo của bả chứ có bắt bả theo đạo mình đâu. Ái tình là ái tình, tôn giáo là tôn giáo, tao vì yêu nên bị lợi dụng nhưng không muốn bắt buộc bả như gia đình bả đã bắt buộc tao. - Nhưng đức tin không phải là chuyện để đùa. - Tao có đùa đâu. Trước khi nhận lễ rửa tội, tao có nói với nàng, tao làm là vì nàng chứ không phải vì Chúa mà. Tôi lắc đầu: - Tao không thể làm như mầy được. Vậy là tráo trở, hạnh phúc gia đình khó giữ dài lâu. Hà cáu kỉnh: - Thôi mầy, đừng có quân tử dõm. Nếu không thì mất vợ, lựa chọn đi. Thì đành lựa chọn vậy, tôi đã dự liệu tất cả để đối phó với những gì sẽ đến. Qua buổi hẹn gặp gỡ giữa cha mẹ tôi và nàng, đúng như tôi lo ngại, điều kiện ắt có và đủ để chúng tôi ký hợp đồng dài hạn với nhau là tôi trước khi thành con rể nhà nàng phải cải giáo theo đạo Chúa. Má tôi giãy nảy, ba tôi trầm ngâm, các em tôi phản đối, tôi đành đưa giải pháp thứ nhất để dò ý đôi bên và cả ý nàng. Tôi đề nghị, cưới nhau xong rồi đạo ai nấy giữ, hôn lễ sẽ cử hành theo thể thức gia đình chứ không theo nghi thức tôn giáo. Ba má tôi thương tôi và cũng thương tính hạnh, nết na của nàng nên chìu ý tôi với điều kiện con cái chúng tôi sau nầy không được theo đạo mẹ. Ba má nàng lịch sự, khéo léo bảo chỉ muốn thấy trong nhà đồng tôn giáo để đảm bảo hạnh phúc gia đình cô con gái cưng, tránh bất đồng tư tưởng, và quan trọng hơn nữa, đạo Thiên Chúa không chấp nhận ly thân, ly dị. Ông bà đã quên những cuộc ly dị rùm beng tốn đầy giấy mực của các cặp vợ chồng danh tiếng ở châu Âu, châu Mỹ cũng như ở khắp nơi trên thế giới, đa số những vị danh nhân đó đa số là giáo dân nhà thờ. Buổi gặp mặt chấm dứt trong sự ngượng ngập của cả đôi bên, ba má tôi ra về với câu nói lững lơ khi từ giã: Chúng tôi sẽ bàn định lại rõ ràng hơn. Nhưng hơn ai hết, tôi đã biết quyết định của ba má tôi dù không cần phải bàn định gì như lời đã nói, vì nếu cha mẹ Thúy khăng khăng giữ đạo cho con thì ba má tôi cũng không muốn mất đi người khói hương thừa tự. Ngày sau đó, tôi và Thúy gặp nhau tại quán Viên Giác 212 tháng 4 năm

53 kem quen thuộc nơi hai đứa vẫn thường hay đến. Tôi nao lòng nhìn người tôi yêu ủ rũ, quen thấy Thúy vui cười xinh xắn, tôi nghe tim mình như thắt lại khi trong màn mưa nước mắt nàng nghẹn ngào: - Nếu anh không yêu em đến mức có thể hy sinh tất cả để làm vừa ý cha mẹ em thì chắc tình chúng ta khó mong tiếp tục mãi. Em khổ lắm, anh biết không? Đưa khăn tay cho nàng chậm nước mắt, tôi suýt ngã lòng buông xuôi, nhưng cũng trong tích tắc tôi ngạc nhiên khi nghe chính tôi hỏi ngược lại nàng: - Cả hai chúng ta cùng yêu nhau, nhưng tại sao chỉ có anh phải vì em; còn em, em không thể vì anh sao? Vả lại anh đâu muốn em phải hy sinh bỏ đạo của em bao giờ. Bỗng dưng Thúy nhìn sâu vào mắt tôi và hỏi: - Nói thật cho em nghe đi, anh tin có Chúa không? Tôi trân trọng, chân thành: - Có, anh tin có Chúa cũng như anh tin có Phật, có đấng Mahomet hay đấng Jehova gì gì đó. Tất cả những vị ấy đã đến với thế gian nầy bằng hiện hữu, bằng sự toàn vẹn thiêng liêng, vì nếu không, tên tuổi của các vị sẽ không tồn tại mãi đến ngày hôm nay để được người đời tôn kính thờ phượng. Tùy nhân duyên và tùy tâm linh, ý thức cùng những ràng buộc chung quanh mà chúng ta chọn một trong các vị để đặt để cho mình một tôn giáo. Thúy tươi lên trong mắt: - Như vậy Chúa và Phật có khác nhau đâu, anh theo đạo em hay giữ đạo anh vẫn thế, tại sao anh không chọn con đường chung cho hai đứa cùng đi? Tôi buồn rầu nhìn người tôi yêu, lắc đầu: - Vì nhiều lý do lắm: vì cha mẹ anh, vì truyền thống gia đình, vì tự ái của một thằng đàn ông và nhất là vì anh không thích mua bán trong chuyện tình cảm, trong đức tin tôn giáo. Anh không thích bán đức tin của mình để đổi lấy tình yêu, vì cả hai thứ đều thiêng liêng, đều đáng trân trọng chứ không thể khi cần đem đổi chác, bán mua. Nếu anh vì chiêm nghiệm trong cuộc sống mà thấy đạo anh đang theo có gì sai khuyết và đạo em có nhiều điểm hay hơn thì anh sẽ tự ý chuyển đạo, nhưng anh không thể đánh đổi tôn giáo để có một người vợ, cho dù đó là người anh thật sự yêu thương. Anh bỏ đạo anh được thì ngày nào đó anh cũng có thể bỏ được em, em biết không? Ngừng giây phút, tôi bất chợt hỏi nàng: - Còn em, em tin có Phật chứ? - Người của Chúa chỉ biết có Thiên Chúa mà thôi, và em, em là con của Chúa. Bên ngoài quán kem, nắng chiều tháng ba vẫn còn rực rỡ, nhưng tôi thấy trời đất như tối sầm lại. Vậy là đã rõ, nếu nàng tin vào số mệnh, nàng sẽ hiểu kiếp trước chúng tôi chỉ hò hẹn nhau chung một quãng đường tình trong kiếp nầy mà thôi, và đây là giờ phút chia tay. Nếu còn chút luyến lưu, chúng tôi đành chờ đợi một kiếp mai sau nhiều may mắn hơn, khi đó cả hai đứa không bị hàng rào kẽm gai của Chúa và Phật giăng ra để chận đường bít lối như bây giờ. 52 Từ hôm đó chúng tôi không còn gặp nhau nữa, thà cắt đứt một lần để không làm khổ nhau dài lâu sau nầy. Một năm sau Phương báo tin cho tôi hay là nàng sắp thành hôn cùng con một người bạn của cha nàng, chồng tương lai nàng là chủ một tiệm may danh tiếng ở đường Phan Đình Phùng lúc bấy giờ. Tôi đón nhận tin và vô tình buột miệng khe khẽ hát Lòng thật bình yên mà sao buồn thế. Việt Nam lúc đó đã thống nhất sau ngày , những làn sóng di dân từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra hải ngoại thi nhau luân chuyển theo lý tính phân chia để ổn định màn bi kịch nội chiến sau ngày chung cuộc. Khoảng năm 79-80, ở miền Nam phong trào đào thoát lên đến cao độ. Ba má tôi lo cho tôi ra đi trên một chuyến tàu vượt biên vào thời gian đó. Thật tình mà nói, tôi không muốn ra đi trong lúc tất cả bao người thân còn ở lại, nhưng Má tôi từ năn nỉ đến ép buộc tôi phải xuống tàu với lý do thật giản dị rằng tôi là trai duy nhất của gia đình phải tìm một tương lai tốt đẹp hơn, nếu ở lại tôi sẽ không ngóc đầu lên nổi khi diện lý lịch nằm trong thành phần Ngụy quá nặng nề vì Ba tôi là công chức khá cao cấp của chế độ cũ. Sau bao ngày lênh đênh trên biển cả, lắm lúc tưởng không qua khỏi bởi đói khát, hải tặc, phong ba thì không biết do số mệnh an bài hay do sự linh ứng bởi những lời cầu nguyện của những thuyền nhân khốn khổ, một tàu lớn của Ý dưới sự bảo trợ của Tòa Thánh Vatican đã cứu vớt và đưa chúng tôi về định cư trên đất nước của Cesar. Chúng tôi với sự giúp đỡ tận tình của Giáo Hội Thiên Chúa, được chu cấp nơi ăn chốn ở vào giai đoạn đầu và một số người đã tìm được vài việc làm khiêm nhượng chờ ngày thay đổi tốt đẹp hơn. Một số người để tỏ lòng biết ơn nhà thờ, đã tình nguyện trở thành giáo dân của Chúa. Trước khi Cha Sở địa phương làm lễ rữa tội cho những người đó, họ phải qua một tiến trình học tập giáo lý, cha Sở có đến tìm tôi để biết tôi có muốn gia nhập danh sách những người đó hay không. Nhìn vào mắt Cha Sở khi hỏi tôi điều nầy, tôi bỗng như thấy lại ngày nào đôi mắt Thúy thăm thẳm đợi chờ tôi trả lời cũng câu hỏi tương tự như vậy. Không đắn đo suy nghĩ, tôi từ tốn đáp lời Cha Sở: - Thưa Cha, con cám ơn Giáo Hội, cám ơn Cha đã cho con có được sự an bình hôm nay, nhưng hình như chưa đến giờ Chúa kêu gọi tên con, xin Cha để cho con cơ hội khác. Cha Sở hiền lành không nói gì, Cha đâu biết rằng trong thâm tâm tôi muốn nói với Cha sự cảm kích của tôi đối với người, với Giáo Hội thật vô vàn to lớn, và chính vì vậy tôi không muốn đến với đạo của người bằng sự hoán đổi nghĩa ơn. Tôi có thể trả ơn cho đời bằng tiền của, bằng công sức, nhưng tôi không thể trả ơn cho đạo bằng một đức tin trống rỗng với một buổi lễ rữa tội và một tên Thánh vô tri khoác lên người. Tôi là tôi, nguời muôn thuở vẫn tin vòng vận chuyển của bao kiếp luân hồi, tin đời sống vui, buồn, sướng, khổ hôm nay tôi có là do căn duyên những tiền kiếp của tôi tạo thành như vậy làm sao tôi có thể đến với Chúa được khi giáo lý của Ngài cho rằng mọi việc trên đời đều do Ngài phán quyết. Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

54 Tôi may mắn được một gia đình người Ý thu nhận cho một chân làm vườn, thương tình người long đong, họ cho tôi làm việc nửa ngày còn nửa ngày còn lại tôi ghi danh đi học tiếng Ý rồi dần dà theo thời gian tôi học lại chương trình Đại Học nơi đây. Cuộc sống tương đối khá cam go, nhưng chính vì vậy tôi thấy mình trưởng thành hơn lúc còn ở với gia đình. Nỗi nhớ nhà, nhớ người thân và nhớ Thúy quay quắt tôi lúc đầu, nhưng sau đó tôi không còn thì giờ để buồn nhớ nữa, vừa học vừa làm, hết giờ tôi chỉ biết lăn ra ngủ để hôm sau còn sức tiếp tục chuỗi ngày sắp tới. Cuối cùng thì tôi cũng tốt nghiệp, tìm đựoc công ăn việc làm thoải mái, vững chắc hơn. Lúc nầy những đòi hỏi của một gã đàn ông đẩy đưa tôi quen với Pierra, một cô gái Ý khá xinh, đồng nghiệp với tôi. Ý là nơi mà dân số theo đạo Chúa hơn chín mươi phần trăm, dĩ nhiên Pierra nằm trong số đó. Nhưng thật lạ, ngay trên quê hương xứ đạo, Pierra lại tỏ ra khoáng đạt hơn Thúy ở Việt Nam, nơi mà giáo dân không phải là đa số. Chúng tôi thành hôn sau một năm quen biết với sự thỏa thuận đạo ai nấy giữ, con cái sẽ tự chúng định liệu sau nầy khi chúng lớn khôn. Pierra rất đảm đang, thứ đảm đang của những phụ nhữ miền Nam Ý. Hai đứa con tôi lần lượt ra đời, Marco Quang và Annalisa Ngọc. Vợ chồng tôi thương yêu nhau bằng tấm lòng chân thật, không tính toán, chẳng tị hiềm những khác biệt về chủng tộc, tôn giáo. Hai đứa con tôi chẳng có đứa nào rửa tội, mang tên Thánh, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn chở Pierra và chúng đi lễ nhà thờ theo ý muốn của vợ tôi. Ngược lại, trong gia đình, mỗi khi có dịp tôi luôn kể những phong tục tập quán của quê hương Việt Nam cho cả nhà cùng nghe. Còn đôi ba năm nữa hai con tôi sẽ vào tuổi thành niên, khi cần chúng sẽ chọn một tôn giáo nào chúng thấy thích hợp với chúng, và tôi, tôi chắc tôi cũng chẳng buồn phiền gì nếu chúng chọn con đường của mẹ chúng để đi vì ít ra chúng đã chọn lựa bằng cái tâm chân thật của chúng chứ không bằng một sự đổi chác, bán buôn nào. Trong thế giới tâm linh, sự thật chỉ có duy nhất một con đường. Chúng ta, những đứa con của Phật, của Chúa chưa ai có thể chứng minh được con đưòng đó có ánh hào quang của Chúa hay mây ngũ sắc của Phật thì tại sao ta phải làm khổ nhau vì những cái Tôi mông lung đó? Chúng ta có thể tin tưởng, yêu thương con đường ta chọn, nhưng cũng đừng tìm đủ cách để bắt người khác phải theo ta. Cả Phật lẫn Chúa đều dạy rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, dĩ nhiên trong đó có cả sự bình đẳng tín ngưởng của tâm linh. Trong những cuộc tình khác biệt tôn giáo hãy còn rất nhiều nước mắt của bao kẻ yêu nhau thì nhân loại giải quyết sao được các cuộc chiến khốc liệt dai dẳng hận thù bằng danh nghĩa của Thích Ca, Jésus, Mohamet Chùa chiền, đền thờ bị phá hủy, tượng Phật ngàn năm trong vùng núi vắng cũng chẳng được tha. Các đấng thiêng liêng khi ban khải tín điều dạy con người làm lành lánh dữ, các Ngài chắc hẳn không muốn các tôn giáo đó là nguyên nhân để chúng ta tự hủy diệt lẫn nhau, hoặc những kẻ yêu nhau vì các Ngài mà chia tay đôi ngã. Biệt Hữu Nhân (chặng sau cùng II) Đập vỡ ly quên đi thời xấc bất Chia tay thường nhức nhối thuở đắng cay Chốn phàm tục vai còn đeo tất bật Sa mù vây lây lất nợ qua ngày Nếp sống cũ quen hơi như tình cũ Chiều ly hôn nghe lạnh chiếu hoang giường Đêm về chậm buồn dâng cơn nước lũ Nhìn cố nhân khuất ngõ vẫn còn thương Chừ trở lại từ đầu khi măng nhú Cầm tháng năm một nắng những hai sương Ngồi nhắm mắt đợi về cùng tinh tú Dầu vấn vương bịn rịn cõi vô thường Ở trên cao đêm đêm sao máy mắt Tìm hành tinh thuở chua ngọt tình đời Vết thương cũ một thời vùng đau thắt Lìa Ngân Hà bật gọi: Cố nhân ơi! Phương Hà (Vương Quốc Bỉ, ) Hơn hai mươi năm đã trôi qua, dù gia đình hạnh phúc nhưng tôi vẫn chưa quên người năm cũ, thư từ người thân bên nhà gởi đến cho biết Thúy hiện đang sống bình an bên cạnh chồng và bốn đứa con giờ đã trưởng thành. Tôi đã bao lần về thăm Việt Nam nhưng chưa lần nào tôi đến tìm nàng, hôm nay chợt dưng tôi muốn gặp lại Thúy, chắc cũng chẳng tạo được gì mới lạ, nhưng ít ra một lần trong tuổi cuối đời chúng tôi còn có cơ hội mĩm cười thông hiểu cho nhau và cùng cám ơn cả Phật lẫn Chúa đã cho hai đứa những bình an thanh thản sau ngày chia tay. Tết năm nay tôi sẽ đưa vợ con tôi về thăm quê hương. Ngoài kia nắng đã lên cao, và muôn thuở chỉ xuất phát từ duy nhất một vầng dương chói lọi. Huỳnh Ngọc Nga Torino, ITALIA Viên Giác 212 tháng 4 năm

55 mình, không nghĩ đến sự an nguy của vợ con đang còn ở nhà, là một sự tự nguyện hy sinh cao cả của người lính!). Nhưng than ôi đến giây phút cuối cùng thì phải ngẩng cổ lên trời mà than như người hùng Từ Hải ngày xưa: Bó thân về với triều đình. Quần thần lơ láo, phận mình ra đâu? (Kiều) 54 Trần Văn Huyền Ông được sinh ra nơi vùng Thảo nguyên Cao Lãnh, Đồng Tháp, còn có tên gọi là Vựa Lúa Miền Nam. Nơi có những cánh đồng bát ngát, đất ruộng cò bay thẳng cánh trong một gia đình danh giá, một dòng tộc đông đảo nhất xưa nay: dòng họ Nguyễn. Nhưng ông không dừng lại với gốc trời quê hương nhỏ bé ấy, mà ôm mộng hải hồ để tung hoành cho thỏa chí người trai, nên ông đã lên Sàigòn để thực hiện ước mơ của mình. Đi giữa sống gió của cuộc đời, và chấp nhận đem thân làm người lính chiến, đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, vinh nhục của vận nước nổi trôi, với cuộc đời nghiệt ngã. Những mong đóng góp công sức mình để bảo vệ quê hương và đồng bào Nhưng than ôi Tháng Tư Đen lại đến! Đã đem đến cho toàn dân miền Nam phải chịu cảnh tang thương biến đổi, lửa hận ngút trời rồi bàng hoàng khi nghe đài phát thanh đọc lệnh đầu hàng! Không còn cảnh nào đớn đau đối với người Lính trong khi khí thế còn vững mạnh mà phải quy hàng! Tháng Tư ngửa mặt than trời Nỗi đau rã ngũ, nỗi đời ly tan Hận tay buông súng, quy hàng Tủi cho vận nước, người dân cúi đầu! Không còn giấy mực nào diễn tả mối hận nầy của người lính. Chỉ trong phút giây mà bỗng chốc phải đánh mất lý tưởng một đời đã cưu mang! Sau nầy được nghe Ông kể: Nhớ lại những ngày cuối tháng , chúng tôi được lệnh của thượng cấp cùng ở lại tử thủ. Ông bạn tôi, Đại tá V., gọi điện thoại kêu tôi nên chuẩn bị sẵn sàng để khi xe ông tới thì cùng nhau tìm cách thoát ra khỏi Việt Nam. Tôi trả lời, vì có lệnh tử thủ tôi bỏ đi sao đành? Bỏ nước ra đi sao đành! là một tấm lòng đối với quê hương, đồng bào và đối với đồng đội của mình đang trông chờ đến vận may có thể chuyển được thời thế. Không đành bỏ ngũ để ra đi tìm lẽ sống riêng cho Ngày , tôi đành khăn gói vào tù. Con trai út của tôi mới sanh 2 tháng, nên khi tôi ra tù cháu đâu có nhận ra cha... Trải qua các trại tù từ Nam chí Bắc biết bao nhiêu gian khổ đắng cay dành cho người thua cuộc, khi trở về nhà mình mẩy tôi sưng vù và đã mất đi 24 kí lô. Sau nhiều lần vượt biên thất bại, vào tháng 4 năm 1981, tôi và hai con trai (đứa 8, đứa 14 tuổi) liều vượt biên lần nữa. Trong chuyến đi nầy chúng tôi bị hải tặc tấn công nhiều lần suýt chết, sau cùng nhờ tàu Cap Anamur với thuyền trưởng R. Wangnick cứu thoát đưa về Đức sinh sống cho đến ngày hôm nay!. Giờ đây, người Lính Già đã thực sự nghỉ ngơi (vì họ không bao giờ chết, họ chỉ cần nghỉ ngơi bên cạnh đồng đội của mình!) tại Nghĩa trang Friedhof Biebrich. Bernhard-May-Str Wiesbaden. Với hơn một trăm người hiện diện trong buổi tiễn đưa, có Đại diện của các Hội đoàn và Tôn giáo như: Đại diện Chùa Phật Huệ, Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Frankfurt, Hội Cao Niên Frankfurt, Hội Phụ Nữ Frankfurt, Liên Hội Võ Bị Âu Châu, Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Đức Quốc. Buổi lễ được tổ chức theo Nghi lễ Phật giáo và Nghi thức Phủ Quốc kỳ VNCH. Nghi Thức Phủ Quốc Kỳ, và lời tuyên dương công trạng của Chiến hữu Nguyễn Thành Nam, cựu Trung Tá Công Binh Chiến Đấu Q.L.V.N.C.H. Nhân kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH , và đứng trước làn sống xâm lăng của Cộng quân Bắc Việt, Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thành lập Nội Các Chiến Tranh và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được giao phó trọng trách Bảo Quốc An Dân. Trong suốt cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Tự Do đã có biết bao nhiêu chiến sĩ vị quốc vong thân. Nghi Lễ Phủ Quốc Kỳ được thực hiện từ đó và bao hàm một ý nghĩa cao quý Tổ Quốc Ghi Ơn. Sau nước Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tan hàng, nhưng Sứ mệnh Bảo vệ lý tưởng Tự do Dân chủ của Cựu Chiến Sĩ Quân Dân Cán Chính vẫn được tiếp tục. Đặc biệt, dù Việt Nam Cộng Hòa không còn chính Quyền, không còn Lãnh Thổ, nhưng toàn Dân và toàn Quân quyết bảo vệ biểu tượng của lý tưởng ấy, nên lá cờ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tiếp tục ngạo nghễ tung bay trên khắp thế giới Sở dĩ Cờ Vàng thiêng liêng được tôn vinh, trân trọng như vậy cũng nhờ Việt Nam Cộng Hòa có Chính Nghĩa, đã phải trả bằng xương máu của bao nhiêu Chiến Sĩ Anh Hùng Quân Cán Chính VNCH trong suốt 20 năm để đấu tranh và bảo vệ cho lý tưởng Tự Do Dân Chủ. Nên những Cựu Quân Nhân QLVNCH trung Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

56 thành với Quốc gia Dân tộc, yêu Dân chủ, Tự Do đều được nhận Nghi Lễ Phủ Quốc Kỳ VNCH, như một Ân thưởng của Tổ Quốc và Quân Đội dành cho những người con yêu dấu. khí phách của một Sĩ quan, tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, yêu Tự do Dân chủ. Ông là Sáng lập viên và làm Cố vấn cho Hội Cứu Trợ TPB. QLVNCH để giúp đỡ cho đồng đội tại quê nhà. Quá trình hoạt động của Niên trưởng Cựu Trung Tá Công Binh Chiến Đấu Nguyễn Thành Nam. Ông Nguyễn Thành Nam, sinh ngày 05 tháng 09 năm 1930 tại Cao Lãnh Việt Nam. Ngày học Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt khóa Vương Xuân Sỹ, chỉ huy trưởng Trung Tá Cheviotte, Trung Tá Nguyễn Văn Thiệu. Tháng ra trường thuyên chuyển về Tiểu Đoàn 22 Công Binh thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh tại Pleiku. Du học ở Mỹ trong những năm 1957, 1960, 1970 tại Fort Belvoir, Virginia (United States Army Engineer School). Tháng , Tiểu đoàn Trưởng Đại Úy Nguyễn Thành Nam nhận lệnh của Trung Tá Nguyễn Văn Chức, Liên Đoàn Trưởng 30 Công Binh Chiến Đấu thực hiện công trình xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Là một đơn vị Công binh Chiến đấu, có nhiệm vụ làm đường, bắc cầu không vận, làm bãi đáp cho trực thăng vận đổ quân ở tiền tuyến, nên chiến hữu Nam nhận rất nhiều Huy chương tưởng thưởng, và được thăng chức đặc cách mặt trận. Đặc biệt trong lần thực hiện bắc cầu không vận cho đơn vị Hoa Kỳ yểm trợ chiến dịch hành quân, chiến hữu Nam đã hoàn thành trước dự định và đem lại chiến thắng vẻ vang; nên Chiến hữu được đón nhận Huy chương cao quý của Hoa Kỳ, đồng thời được Tướng Toàn gắn cấp bậc Trung Tá Đặc Cách Mặt Trận và cử giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 22 Công binh Chiến đấu tại chỗ. Ngày bị tù trong các trại khổ sai mà Cộng sản dùng danh từ hoa mỹ là Trại học tập cải tạo từ Nam ra Bắc, trại cuối cùng là Sơn La. Được trở về năm 1981, đến tháng vượt biển và được tàu Cap Anamur cứu vớt đưa đến đảo Palawan- Phillippine. Nơi đây chiến hữu Nguyễn Thành Nam đã tham gia với sinh hoạt cộng đồng, khoảng hơn thuyền nhân trong thời điểm ấy. Được bầu làm Trại trưởng và sau đó thành lập các ban ngành và tổ chức tập thể Hội Cựu Quân Nhân làm sống dậy tinh thần Việt Nam Cộng Hòa. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần làm lễ chào Quốc kỳ, là một hình thức bảo vệ màu cờ chính nghĩa. Qua Đức năm 1982, từ trại chuyển tiếp Göttingen, đến trại tỵ nạn Nazareth ở Norddeich/Norden; năm 1983 định cư tại Löningen sau dời về Stuttgart. Ông may mắn gặp được người Cố Vấn Mỹ ngày xưa ở Việt Nam đã giới thiệu cho Ông làm việc Department of the army Ludwigsburg 1989/Khu quân dụng. Trong suốt thời gian thụ huấn và giữ các chức vụ mà Quân đội và Tổ Quốc giao phó, Chiến hữu Nguyễn Thành Nam luôn là một Sĩ quan gương mẫu, có trách nhiệm, đã hoàn thành mọi công tác được giao phó. Trong thời gian tỵ nạn, sinh sống tại Đức, ông Nam là người sống với tha nhân đầy tình nhân ái, luôn giữ Chúng tôi, những Cựu Quân Nhân QLVNCH và Hậu duệ đời thứ 2 sinh sống tại Cộng Hòa Liên Bang Đức rất khâm phục và ngợi ca tinh thần trách nhiệm trong Sứ Mệnh Bảo Quốc An Dân của Niên trưởng; nên chúng tôi trân trọng làm Lễ Phủ Quốc Kỳ cho Chiến hữu Nguyễn Thành Nam, như một Ân thưởng cao quí mà Tổ Quốc và Quân Đội ưu ái tiễn đưa Người Con Thân Yêu đến nơi an nghỉ cuối cùng. Tiếp theo là lời chia buồn của các Hội đoàn Tôn giáo. Trước tiên Thầy Từ Trí đến từ chùa Phật Huệ địa phương có vài lời chia buồn cùng an ủi gia đình tang quyến. Thầy cũng có lời khen ngợi Cộng đồng và các Hội đoàn đã tích cực giúp đỡ tang gia trong việc tổ chức nghi lễ thật chu đáo và trang nghiêm. Trong hoàn cảnh tha hương mà được như vậy là một niềm an ủi, hầu xoa dịu phần nào trước nỗi mất mát lớn lao của gia đình vậy. Kế đến vị Đại diện Cộng đồng Người Việt TNCS tại Frankfurt/amM đã kể lại kỷ niệm trong những ngày còn sinh thời, ông Nam đã tham gia tích cực vào sinh hoạt cộng đồng nơi đây. Ông đã góp sức vào công việc xây dựng cộng đồng ngày càng vững mạnh Chúng tôi xin thay mặt cho cộng đồng địa phương xin thành kính chia buồn cùng toàn thể tang quyến. Xin cầu nguyện cho hương linh ông Nguyễn Thành Nam sớm sinh về cảnh giới an lạc. Lời Phân Ưu của Liên hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Âu Châu. Thay mặt cho Liên Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Âu Châu, xin thành kính gởi lời chia buồn sâu xa đến với Chị và tang quyến. Sự ra đi nào của người thân trong gia đình là một sự mất mát to lớn và hôm nay chúng tôi xin chia sẻ sự mất mát đó cùng gia đình. Và cũng xin cho vài lời đến người quá cố đó là Niên trưởng Nguyễn Thành Nam của chúng tôi: Thưa Niên trưởng Nam, ngày hôm nay Niên trưởng đã từ giã trần thế và xa rời vĩnh viễn với chúng tôi những người đồng môn xuất thân cùng một mái trường. Tiễn đưa Niên trưởng với một nghi lễ thật đơn giản nơi xứ lạ quê người, nhưng với tấm lòng của chúng tôi cùng các chiến hữu khi xưa, mong rằng Niên trưởng hãy yên nghỉ vì cuộc đời của Niên trưởng đã cống hiến cho đất nước và quê hương đến khi sức đã tàn nhưng ước nguyện vẫn Viên Giác 212 tháng 4 năm

57 chưa đạt, thôi thì Niên trưởng hãy yên nghỉ để thế hệ sau tiếp nối. Sau cùng xin cầu nguyện cho hương linh của Niên trưởng sớm Siêu Thăng Phật Quốc. T/M Liên hội TVBQGVN tại Âu Châu CSVSQ Hoàng Tôn Long K31 Lời Tiễn Đưa Của Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Kính thưa quý vị quan khách. Kính thưa toàn gia tang quyến. Kính thưa Niên trưởng Nguyễn Thành Nam, cựu Trung Tá Công Binh Chiến Đấu Q.L.V.N.C.H. Hôm nay chúng tôi họp mặt nơi đây để tưởng niệm và tiễn đưa một Chiến hữu, một Thân hữu, một Ân nhân của những nạn nhân chiến cuộc. Người có tấm lòng Từ bi đã tận tụy phụng sự tha nhân, hết lòng thương yêu đồng đội, đến nơi an nghỉ cuối cùng. Từ cổ chí kim và trong suốt cuộc đời của con người, không có nỗi đau nào lớn bằng sự ra đi vĩnh viễn, để lại cho người thân và bằng hữu nỗi xót xa đau buồn. Vẫn biết luật của Tạo hóa là vô thường, có đến thì ắt phải có đi, có sanh thì phải có diệt đó là lẽ thường tình. Nhưng khi hay tin Niên trưởng vừa giã từ anh em, đã để lại biết bao nỗi ngậm ngùi thương tiếc; khiến trời đất hôm nay cũng mưa gió sụt sùi, ngùi thương cho nhân thế đang chìm đắm trong cảnh tử biệt sinh ly. Nhớ khi xưa, đối với Quốc gia Xã hội, Niên trưởng cũng đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của người trai trong thời loạn. Đã mang trên vai Tổ quốc. Danh dự. Trách nhiệm đã đóng góp máu xương để bảo vệ quê hương và đồng bào, giữ gìn Quốc tổ thân yêu. Trải bao phen dầm mưa giải nắng, gối cỏ nằm sương, khi lên thác, lúc xuống ghềnh vẫn không nài gian khổ. Thân lính chiến không quản ngại khó nhọc, chí làm trai xem tựa non bồng. Thương đồng đội như anh em ruột thịt, luôn sát cánh chung vai để làm tròn trách nhiệm đã giao. Ngày mất nước, Niên trưởng cũng đã tự nguyện ở lại với anh em đồng đội, để phải chịu cảnh tù tội nhọc nhằn. Đến ngày được trở về, Niên trưởng cũng đã cố gắng làm việc để giúp đỡ gia đình, xây dựng xã hội. Giờ đây, dầu trên bước đường tha hương lưu lạc, nhưng Niên trưởng cũng đã đóng góp công sức của mình để phụng sự tha nhân, giúp đỡ những nạn nhân chiến tranh, chia xẻ nỗi đau đối với những người khốn cùng. Từ những ngày đầu thành lập Hội cứu trợ để giúp đỡ cho anh em Thương Phế Binh tại quê nhà, Niên trưởng đã tích cực tham gia, với tư cách là sáng lập viên và làm Cố vấn cho Hội, đã cùng chung hội họp, bàn bạc việc tổ chức lạc quyên để cứu trợ. Niên trưởng đã không quản khó khăn, chung lòng chung sức với anh em. Nghĩa cử ấy đã chứng tỏ thiện chí của Niên trưởng trong những ngày cuối đời, tuy sức khỏe không khả quan mà vẫn nhớ nghĩ đến đồng đội của mình, đang còn khốn khổ tại quê nhà, với tấm lòng ấy làm sao chúng tôi không nhớ đến? Công sức đóng góp của Niên trưởng đã thể hiện tinh thần sâu 56 xa về tình đồng hương, nghĩa đồng bào rất chân thành và thắm thiết. Làm sao chúng tôi quên cho được những ngày tháng đồng lao cộng khổ, chung lo. Với nếp sống hài hòa, nói năng nhã nhặn, tiếng cười hồn nhiên tươi trẻ, đã đối đãi và chung sống với nhau bằng tình huynh đệ chi binh, tình đồng hương thân thiện. Đã chia sẻ cho nhau những buồn vui cuộc đời, đã để lại cho chúng tôi niềm cảm mến sâu đậm nhất nơi cảnh sống tha hương, trong cuộc đời tỵ nạn. Biết nói gì đây trước nỗi đau vô bờ, trước mất mát lớn lao như thế: Niên trưởng mất đi, gia đình mất đi một người chồng gương mẫu, một người cha tình thâm, một người ông từ hòa. Tổ quốc mất đi một trang hào kiệt anh hùng. Xã hội mất đi một tác nhân ưu tú, và giờ đây, Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh mất đi một người Anh đầu đàn đắc lực, tận tụy hy sinh vì tha nhân. Anh em Thương Phế Binh mất đi một ân nhân giàu lòng bác ái. Trước niềm đau ấy, chúng tôi xin thay mặt Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh, xin thành kính chia buồn cùng Niên Trưởng Phu Nhân, và toàn thể đại gia đình tang quyến. Niên trưởng rất xứng đáng được tuyên dương công trạng trước tập thể cựu Quân nhân, và toàn thể đồng bào trong nước cũng như hải ngoại, với màu cờ sắc áo của Việt Nam Cộng Hòa. Đứng trước công hạnh ấy, chúng tôi nguyện noi theo tấm gương của Niên trưởng, nhắc nhau đoàn kết, hòa hợp anh em, tận tụy giúp đỡ nhau nhiều hơn nữa, tùy theo tâm sức, nương theo điều kiện của từng người, để chung lòng tiếp tục làm tròn nguyện ước của Niên trưởng đang còn dở dang. Nguyện cầu Anh Linh của Niên trưởng sớm hòa nhập vào Hồn Thiêng Sông Núi, để chở che cho Dân tộc, đã bao năm qua sống khốn khổ dưới chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam. Tất cả chúng tôi, toàn thể Hội Viên Hội CT.TPB QLVNCH Đức Quốc, có mặt bên Niên trưởng trong giây phút cuối cùng nầy; cũng như thay mặt cho toàn thể anh chị em Thương Phế Binh tại quê nhà, xin có đôi lời tiễn biệt Niên trưởng trong niềm thương tiếc vô biên. Xin nguyện cầu Hương Linh Thiện Thành Nguyễn Thành Nam sớm vãng sanh miền Lạc Cảnh. Tiếp theo bà quả phụ Nguyễn Thành Nam có vài lời cảm ơn tất cả các Hội đoàn Tôn giáo, và hơn một trăm đồng hương hiện diện, đã cố gắng chung lo tổ chức buổi lễ tiễn đưa thật trang nghiêm. Gia đình cũng đã làm theo tâm nguyện của ông là nhận tiền phúng điếu, và tất cả được giúp đỡ cho Anh Chị Em Thương Phế Binh tại quê nhà. (Số tiền phúng điếu gia đình tang quyến đã chuyển đến cho Hội Cứu trợ Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Đức Quốc). Sau cùng mọi người lên thắp một nén hương bùi ngùi đưa tiễn./. Trần Văn Huyền Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

58 Phù Vân Vài cảm nghĩ bọt biển trong ngày Hội Xuân Hamburg, Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, vâng không những chỉ có nhạc sĩ Phạm Duy mới yêu tiếng nước tôi mà tự ngàn xưa - từ ngày lập quốc mở mang bờ cõi, ông cha ta cũng đã từng yêu tiếng nước tôi. Chỉ vì yêu tiếng nước tôi mà dù hơn một ngàn năm bị Tàu đô hộ dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa, vì ông cha ta biết rằng khi tiếng nói còn - tiếng nước tôi còn thì dân tộc, tổ quốc còn! Chính vì lòng yêu đất nước mãnh liệt tối thượng như thế, nên Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán năm 938 trên sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo đã 3 lần dẹp yên các đạo quân dũng mãnh của Nguyên-Mông trong những năm 1258, 1285, 1288 với các chiến tích oai hùng lừng lẫy ở Tây Kết, Vân Đồn, Vạn Kiếp, Hàm Tử, Chương Dương. Và những kiện tướng lừng danh của Tàu như Toa Đô bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về Tàu. Rồi vào mùa Xuân năm Mậu Tuất 1418, người anh hùng áo vải Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, chém đầu tướng Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng, phá tan hơn 20 vạn quân Minh. Đầu mùa Xuân Năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung Nguyễn Huệ đem quân từ Nam ra Bắc giải cứu thành Thăng Long, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị hồn tiêu phách tán phải bỏ cả ấn tín chạy trốn về Tàu Bởi cái mộng Đại Hán mưu đồ xâm lăng các nước nhược tiểu là một loại vi-khuẩn tàn độc tiềm ẩn trong não bộ của những tầng lớp lãnh đạo Trung Hoa, nên dù trong quá khứ đã bao phen nếm mùi thất bại cay đắng người anh em láng giềng, môi hở răng lạnh ; người đồng chí 16 chữ vàng : Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai (Sơn thủy tương lân, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan) đã không ngừng dùng mọi thủ đoạn ma giáo, mọi âm mưu bất chính đem danh lợi mua chuộc, cưỡng buộc các đồng chí anh em lãnh đạo Việt Nam phải cắt đất, dâng biển ; rồi buộc phải ký kết những loại Hiệp định Thành Đô âm thầm êm ả dâng trọn tổ quốc cho giặc. Đau đớn thay! Tiếng nước tôi của ông cha ta ngày trước thiết tha uy dũng thề quyết không để mất một tấc đất của quê hương về tay giặc!. Thế mà nhục thay, tiếng nước tôi của những người cộng sản lãnh đạo đất nước bây giờ lại hèn đến thế, lại tán tận lương tâm đến thế!!! Cả hội trường lặng yên lắng nghe tiếng hát đầm ấm của anh Lê Văn Hồng với dòng nhạc ngọt ngào, từng lời kể lể trong bản Tình Ca của Phạm Duy. Chúng tôi thật ít có dịp lịm người với cảm xúc rờn rợn khi hướng lòng mình nương theo tiếng ca, mường tượng như đang mãi mê trên những phố phường Hà Nội-Huế-Sàigòn; hay đang lang thang trên những nẻo đường phố thị quê nghèo Việt Nam; đang phiêu hút trên núi rừng Trường Sơn; hoặc đang lênh đênh theo dòng Hồng Hà, Hương Giang, Cửu Long; rồi trôi giạt theo dòng nước ba miền để cùng đổ ra biển khơi Cùng đổ ra biển khơi! Ôi tiếng nước tôi Vì không chấp nhận chế độ độc tài của cộng sản, nên từ hơn 40 năm chúng tôi đã phải rời bỏ quê hương yêu dấu đổ ra biển khơi đi tìm tự do. Ôi tự do, khi sống trong tự do ta không biết trân quý giá trị của tự do, đến khi bị Việt Cộng tước đoạt ta mới bôn ba liều mạng vượt biển đi tìm! Từ triệu người di tản ngay từ ngày ; đến hàng trăm ngàn người vượt biển, vượt biên trong thập niên 80; rồi ngay cả những anh chị em sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ cộng sản cũng dần dần tìm cách ra đi Tiếng nước tôi bây giờ chính là lời uẩn khúc xót xa thương cảm cho thân phận mình, thương xót cho bà con ở quê hương còn cam chịu sự nhiều sự áp bức bất công của chế độ Tiếng nước tôi đã trở thành tiếng kêu uất nghẹn bi thương trước sự nghiệt ngã của cuộc đời, trước độc tài đảng trị của cộng sản Cảm ơn Ban Tổ Chức đã chọn chủ đề Ra Đi - Hội Nhập - Phục Hưng cho chương trình Văn Nghệ Mừng Xuân Bính Thân do Hội Người Việt TNCS Hamburg tổ chức ngày tại Friedrich-Ebert-Halle Hamburg-Harburg. Trong dịp này chúng ta cùng vui mừng đón Xuân năm mới, nhưng cũng là dịp để chúng ta hướng lòng mình về Quê Hương, Dân Tộc; để chúng ta luôn tự hào trong tinh thần biết giữ truyền thống của dân tộc, biết gìn giữ danh dự tổ quốc, biết giữ chính nghĩa của người Việt tỵ nạn. Chúng ta cũng rất hãnh diện được chính quyền sở tại đánh giá cao về những thành quả đóng góp cho xã hội Đức về phương diện văn hóa, chính trị, kinh tế, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội. Đồng thời cũng nhắc nhở các thế hệ kế thừa nên học hỏi kinh nghiệm của cha ông, phát huy kiến thức sở học để làm tốt cho hiện tại chuẩn bị kiện toàn cho dự tính phát triển trong tương lai Tôi nghĩ, đó là quan điểm của ông Hội Trưởng Lê Ngọc Tùng trong bài diễn văn chào mừng quan khách và chúc Tết đồng hương. Viên Giác 212 tháng 4 năm

59 Cái chủ đề của Hội nêu ra trong Ngày Hội Xuân Bính Thân năm nay quá rộng lớn, theo tôi, chúng ta nên coi đó là một tôn chỉ hay là mục tiêu chúng ta cần có trong mọi sinh hoạt vì chỉ trong vài tiếng đồng hồ, Ban Tổ Chức cũng khó nói lên hết được mục tiêu trong chương trình buổi lễ. Dù sao, chào mừng năm mới thì không thể thiếu màn múa lân cầu an vui may mắn trong những ngày lễ hội. Đội lân White Lotus đảm trách tiết mục này và có đầu óc sáng tạo dù kỹ thuật chưa điêu luyện mấy, nhưng biết xen vào vài điệu hip hop, Thái Box làm cho không khí sinh động hơn. Ca Đoàn Công Giáo Hamburg, như thường lệ, với lực lượng hùng hậu đảm trách phần chào cờ và quốc ca Việt-Đức đúng cung cách lễ nghi ở xứ người. Màn lễ Tổ Tiên do Ban Cao Niên Hamburg đảm trách. Phần nghi lễ truyền thống này hàm chứa cả linh hồn dân tộc, truyền thống nhớ ơn Tổ Tiên, những vị anh hùng đã đem xương máu để mở mang và gìn giữ đất nước. Các vị chánh tế, phó tế trong lễ phục trang nghiêm là những người đại diện của thần dân, dòng họ cáo bạch với trời đất Tổ Tiên về những vận mệnh thịnh suy, hên xui may rủi trong năm qua bài Văn Tế. Vì vậy chúng ta nên quan tâm nghiên cứu và chuẩn bị tiết mục này thật trang nghiêm để khi hành lễ chúng ta có thể diễn tả được cái hồn của dân tộc, cái thiêng liêng của sông núi, cái uy linh của tiền nhân Văn nghệ luôn là nét quyến rũ tao nhân mặc khách, trai thanh gái lịch. Hội Xuân là điểm hội tụ 58 những giọng ca vàng Hamburg và sự trở lại của Ban Nhạc Cát Bụi đã tạo cho buổi lễ thật tưng bừng sinh động. Quả thật là khó khăn cho anh Bùi Văn Thành, người đảm trách Văn Nghệ, khi phải chọn lọc những bài ca, vũ điệu sao cho xứng hợp phần nào với chủ đề của Hội. Tựu trung có thể thu gọn vào các thể tài: - Về Xuân: Ngoài Liên Khúc Xuân (Ca Đoàn Công Giáo), còn có Điệp Khúc Mùa Xuân (Tứ Ca Khánh, Loan, Mỹ Lệ, Minh Mẫn), Tình Khúc Mùa Xuân (Minh Châu, đến từ Áo) và Vũ khúc Quê Hương Mùa Xuân (Ban Văn Vũ Điểm Sáng). - Ra đi nhớ về quê hương: Đàn Con Nhớ Mẹ (Ban Văn Vũ Điểm Sáng), Xuân Đất Khách (cổ nhạc, Lý Thuận), Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu? (Michael Chung), Anh Là Ai?, Việt Nam Tôi Đâu? (Liên Khúc: Minh Mẫn, Sơn Lâm), Đêm Giao Thừa Nghe Một Khúc Dân Ca (Ngọc Hương), Hoa Soan Bên Thềm Cũ (Mỹ Duyên), Thương Về Miền Trung (Michael Chung), Xin Còn Gọi Tên Nhau (Đào Thúy). - Hoài vọng về Phục Hưng: Xây dựng một cộng đồng hải ngoại lớn mạnh và trang bị một tinh thần để cải tổ xã hội Việt Nam mà văn hóa vốn đã suy đồi, đạo đức đã băng hoại dưới 40 năm độc tài cai trị của Đảng CSVN Tinh thần đó một phần được thể hiện qua mục hằng năm Khen thưởng học sinh giỏi, lần này 15 em có kết quả cuối năm với số điểm từ 1.3 đến 1,7; hoặc qua hợp ca Đáp Lời Sông Núi và Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây (Ban Văn Vũ Điểm Sáng), Triệu Con Tim (Ngọc Ân), Bước Chân Việt Nam (LĐ Hướng Đạo Hoa Lư). Ngoài ra, dưới sự dìu dắt của anh chị Hải Yến, một Ban Nhạc Trẻ Hamburg với những tay đàn và ca sĩ nhí cũng được trình làng qua mấy bản nhạc ngoại quốc nhằm tranh tài với ban nhạc đàn anh- Ban Nhạc Cát Bụi đã có nhiều kinh nghiệm chiến trường với thành phần ca sĩ lão luyện * Tôi trở về giữa khuya khi chương trình Dạ Vũ bắt đầu. Ngoài trời lạnh lất phất mưa tuyết, nhưng trong lòng tôi vẫn còn vang vọng âm hưởng ấm áp của Tiếng nước tôi Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Nước ơi! Tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi, thoát ngàn năm thành tiếng lòng tôi. Nước ơi. Hình như tôi nghe vang dội lời thề Sát Thát, quyết chiến, quyết chiến, chiến đến cùng của Hội Nghị Diên Hồng dưới thời nhà Trần; tiếng reo hò Hội Thề Lũng Nhai dưới thời Bình Định Vương Lê Lợi. Và hình như tôi còn nghe tiếng nước tôi - tiếng của tôi, tiếng của hàng triệu người Việt Nam sau cơn binh biến tan hàng rã ngũ tản mạn khắp năm châu, bốn biển cùng ước mong một lần hợp nhất thành cơn trốc xoáy cuốn phăng chế độ độc tài đảng trị cộng sản Việt Nam, tống khứ lũ giặc phương Bắc ra khỏi đất nước để xây dựng lại một quê hương Việt Nam thật sự độc lập, tự do, dân chủ, thanh bình, thịnh trị, phú cường Hamburg, Phù Vân Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

60 Nguyễn Hữu Huấn Năm nay người Việt tỵ nạn tại Bielefeld tổ chức đón Xuân Bính Thân vào ngày thứ bảy 30 tháng 1 năm 2016, trước giao thừa của Việt Nam đúng một tuần. Khoảng 500 khách Việt và Đức đến tham dự trong phòng hội lớn của Trung Tâm Văn Hóa và Truyền Thông (Kultur und Kommunikationszentrum) của thành phố Bielefeld. Khách danh dự là Tiến sĩ Rupert Neudeck, sáng lập ủy ban CAP ANAMUR e,v. và GRÜNHELME e.v., người đã cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào thập niên Ngoài ra còn có sự hiện diện của một số chính khách Đức như: - Ông Hans-Jürgen Franz (Bezirksbürgermeister Bielefeld-Mitte). - Dr. Faraj Remmo (Lehrbeauftragter der UNO und Ausländerbeauftragter der Stadt Bielefeld), Dr. Johannes Kramer (Vorstand der Bielefelder Nahost Initiative e.v.). - Ông Ali Ölmez (Vorstandvorsitzender des Integrationsrates der Stadt Bielefeld). - Ông Bà Dr. Michael Pätzold (Leiter der Fakultät für Linguistik und Literaturwissenschaft der University Bielefeld). - Ông Bà Dr. Med. Philippus Schöttes (Oberarzt des Uniklinikum Dortmund). - Bà Gesa Neuert (Präsidentin der deutschjapanischen Gesellschaft e.v.). Phía quan khách Việt Nam được mời và đến tham dự gồm: - Linh Mục Jos. Huỳnh Công Hạnh SVD (Tuyên Úy Giáo Phận Münster và Osnabrück). - Đại Đức Thích Hạnh Giới (Trụ trì Chùa Viên Giác), Đại Đức Thích Hạnh Bổn (Tăng Sự Chùa Viên Giác), - Ông Nguyễn Văn Rị (BCH/Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn CS tại CHLB Đức), - Ông Bà Phùng Khải Tuấn (Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại CHLB Đức), - Ông Bà Đinh Kim Tân (Giám đốc đài phát thanh VN hải ngoại), - Ông Bà Nguyễn Hữu Huấn (Cap Anamur và Hội Xây Dựng Tượng Đài Hamburg). Anh Ngô Hoàng Phong, người đứng ra tổ chức ngày Hội Xuân này cho biết: Vì tại Bielefeld không có Hội Người Việt TNCS, nên gia đình em và một số bạn bè thân hữu đã mạnh dạn và cố gắng đứng ra tổ chức ngày Hội Xuân này trước tiên để bảo tồn văn hóa, nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ đến cội nguồn, và đây cũng là dịp, một lần nữa nói lên lời tri ân vị ân nhân cứu tử Dr. Rupert Neudeck, tri ân nước Đức đã cưu mang chúng ta, đồng thời kêu gọi sự đóng góp tài chánh cho các công tác nhân đạo của Dr. Rupert Neudeck hiện nay. Hơn nữa, hội Xuân hôm nay còn mang một màu sắc đa văn hóa tổng hợp nhiều tôn giáo và sắc tộc, nhưng vẫn có thể cùng nhau sinh sống hòa bình và hội nhập trên một quốc gia văn minh tân tiến. Đúng 17:00 giờ là nghi thức khai mạc. Một bàn thờ Tổ Tiên được đặt giữa sân khấu, hai bên là hai hàng cờ Đức và Việt Nam Cộng Hòa do anh Nguyễn Văn Rị (Mönchengadbach) trang trí. Toàn hội trường đứng nghiêm chỉnh đồng ca hai bản Quốc Ca Đức/Việt, sau đó là một phút mặc niệm và phần nghi lễ truyền thống trước bàn thờ Tổ Tiên theo sự hướng dẫn nhịp nhàng của anh Nguyễn Bá Tiên. Trong diễn văn chào mừng quan khách, anh Ngô Hoàng Phong - đại diện ban tổ chức đã nhắc lại Viên Giác 212 tháng 4 năm

61 công lao cứu tử của tiến sĩ Rupert Neudeck cùng với Ủy Ban Cap Anamur Ngay sau đó, đội múa lân Shaoling Kulturzentrum Bielefeld đã mở đầu chương trình văn nghệ mừng Xuân. Chương trình trình văn nghệ đa văn hóa từ nhiều quốc gia do chị Phạm Nguyễn Duyên điều khiển, với sự đóng góp của Việt Võ Đạo, đội trống Nhật Bản, đội múa Phi Luật Tân, đội múa Thái Lan, đội múa Ả Rập, đội múa Ba Tây, Nhóm Taiko, Karaoke và Disco. Anh cũng thông báo, tất cả tài chánh thu được trong đêm nay (vé vào cửa, bán thực phẩm và đóng góp thiện nguyện) sẽ được gởi đến Hội Mũ Xanh (Grünhelme e.v.) của Dr. Rupert Neudeck như một lời tri ân, cũng như biểu lộ sự đồng hành của người Việt tỵ nạn luôn sát cách bên ông trong mọi công tác nhân đạo cứu người trên toàn thế giới. Một bất ngờ hôm nay khi ông Dr. Faraj Remmo (Đặc Ủy Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc, đương kim đặc Ủy Ngoại Kiều của thành phố Bielefeld) đã đại diện chính quyền thành phố Bielefeld trao tặng anh Ngô Hoàng Phong Giải thưởng Hội Nhập của thành phố Bielefeld (Integrationspreis der Stadt Bielefeld). Chúc mừng anh chị Ngô Hoàng Phong. Đây là giải thưởng hàng năm của thành phố Bielefeld được trao đến cá nhân hay một tổ chức có công trong các nỗ lực giúp đỡ người tỵ nạn trong thành phố trên con đường hội nhập vào xã hội Đức. Được biết mỗi năm thành phố Bielefeld tiếp nhận khoảng người tỵ nạn. Chương trình mừng Xuân Bính Thân tại Bielefeld chấm dứt vào lúc 01:00 giờ sáng sau chương trình Karaoke và Disco. Nguyễn Hữu Huấn * Trong một lá thư của Dr.Rupert Neudeck được đăng trong Website của Hội Mũ Xanh đề ngày , ông khen ngợi và cám ơn ban tổ chức về sự thành công trong ngày hội Xuân của người Việt tỵ nạn tại Bielefeld. Ông cũng hân hoan nhận được một số đóng góp lớn lao của người Việt tỵ nạn tại đây, đặc biệt là gia đình anh chị Ngô Hoàng Phong, đã giúp ông có thể tiếp tục các công tác nhân đạo của mình như sau: ,00 EUR (2.380,00 EUR = đóng góp thiện nguyện ,67 EUR = vé vào cửa, quầy hàng, sau khi trừ tổng chi phí tổ chức ,33 EUR (đại gia đình anh chị Ngô Hoàng Phong) Trong bài diễn văn của Dr. Neudeck, ông cho biết là năm nay ông đã nhận được rất nhiều lời mời tham dự các hội Xuân từ nhiều tổ chức, đoàn thể của người Việt tỵ nạn và rất tiếc vì không thể cùng một thời gian tham dự tất cả được. Dr. Neudeck, năm nay 76 tuổi, vẫn từ tốn với dáng người gầy yếu nhưng giọng nói vẫn hùng hồn đã vinh danh và cám ơn sự ủng hộ và đóng góp nhiệt tình của toàn dân Đức và đặc biệt của người tỵ nạn Việt Nam, để từ đó ông và tổ chức nhân đạo của ông mới có thể thành công trong các công tác nhân đạo trên hơn 30 quốc gia nghèo đói, bệnh tật và nạn nhân chiến tranh. Ông cũng hồi tưởng lại thời niên thiếu khi mới 7 tuổi đã cùng mẹ và anh chị em mình dắt dìu nhau trốn chạy lánh nạn chiến tranh năm 1946 từ Danzig vượt biên qua Đức trong một mùa đông giá rét. Nước Đức sau chiến tranh đã tiếp nhận 12 triệu người tỵ nạn. Ông đã cảm nhận và thấu hiểu được những hiểm nguy, những thiếu thốn đói khát và cơ cực của một người tỵ nạn, để từ đó ông bà Dr. Neudeck và cả 3 người con đã cùng dấn thân cứu giúp những người tỵ nạn trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội và xu hướng chính trị. Sau cùng, ông cho biết công tác nhân đạo cấp bách hiện nay của ông là cứu giúp săn sóc y tế và thực phẩm cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ các quốc gia Cận Đông và Phi Châu. Nhận được hồng thiệp của vợ chồng Lê Quang Thông và Lê Thị Mỹ tại Frankfurt báo tin đám cưới của con trai là: Con gái của ông bà Valentina và Juri Heinz Hôn lễ cử hành ngày tại Hohen Darsberg/Neckarsteinach Anh chị thành thật chúc mừng vợ chồng Thông- Mỹ và Valentina-Juri có dâu hiền rể thảo, đồng thời chúc hai cháu Julia và Quan Trăm Năm Hạnh Phúc. Gđ. Phù Vân Nguyễn Hòa/Hamburg 60 Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

62 Tích Cốc Ngô Văn Phát 41 năm ( ) cưỡng chiếm được miền Nam, đảng Việt cộng bắt toàn dân phải triệt để thi hành sách lược Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN). Nhưng ông Bùi Quang Vinh, Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư nói: Cái gọi là CNXH và cái Định Hướng XHCN làm gì có trong thực tế mà đi tìm cho mất công. Ông chẳng thèm úp mở mà nói thẳng thừng ra là không một ai nhìn thấy một tia ánh sáng nào leo lét ở cuối đường hầm!!. Thế mà đảng vẫn muốn tiến nhanh, tiến mạnh nên đảng mới đẻ ra cái quái thai với đầu xanh, đuôi đỏ, mang tên là Kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Rồi cũng theo tiêu chuẩn của đảng đưa ra là đảng viên nào muốn điều hành, quản lý cái quái thai này phải có bằng cấp Kỹ sư, Phó Tiến sĩ hay Tiến sĩ v.v. Dựa vào tiêu chuẩn trên, một vài tổ chức bắt lấy thời cơ lập ra dịch vụ cấp bằng Kỹ sư, Phó Tiến sĩ hay Tiến sĩ chui, gọi nôm na là bằng giả không cần học vấn, mà căn cứ vào nấc thang tiền bạc do họ qui định. Người ít tiền thì được cấp bằng Kỹ sư, người nhiều tiền thì được bằng Phó Tiến sĩ, nhiều hơn nữa thì bằng Tiến sĩ!!. Cầm được bằng cấp giả trong tay rồi, mấy ông trí thức dỏm này một lần nữa lại dùng phương tiện đầu tiên bôi trơn ngõ ngách len lỏi chui vào được trong bộ máy cầm quyền của đảng nắm giữ những chức vụ thật!!. Để xác nhận điều trên đây là đúng, người viết xin quý vị xem lời phát biểu của một nhân vật quan trọng trong bộ máy cầm quyền: Ô. Phạm Vũ Luân, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo nói: Người học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể chui vào hệ thống công chức nhà nước, không vào được doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Những người học giả có bằng cấp giả, những người học thật nhưng chất lượng giả, đảng viên không học nhưng tuổi đảng cao trở nên lão làng được nắm giữ những chức vụ thật, lúc đụng chuyện họ không có trình độ và khả năng giải quyết vấn đề cho hợp tình hợp lý theo nguyện vọng của người dân, trái lại họ phát biểu những câu chói lỗ tai, nghịch lý, vô trách nhiệm như dưới đây: Ô. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội: Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp. Lời Người Viết (LNV): Ô. Hùng ơi, xin ông đọc mấy câu thơ lục bát châm biếm của người đời dưới đây để biết cái bộ máy cầm quyền của ông nó sai và sửa như thế nào: Sửa thì cứ sửa, sửa rồi cứ sai Đảng ta có lắm anh tài Sửa hoài sai mãi, sửa hoài cứ sai! Đúng như ông nói, nếu ai làm sai dù một hay nhiều lần mà bị cách chức thì bầu không kịp nên cứ để cho họ ngồi tại chỗ, lại vặn thêm một con vít nhãn hiệu CS dưới đít cho vững chắc để họ tiếp tục làm sai. Chỉ tội cho người dân phải gánh chịu những cái sai có sách lược làm nguy hại cho dân cho nước của các ông đầy tớ của dân!!. Người ta thường nói: Một ông Tướng ngoài chiến trường khi đụng trận mà quyết định sai lầm, chỉ làm chết oan một vài trăm binh sĩ; còn một ông quan trong bộ máy cầm quyền mà quyết định chỉ sai một lần thôi mà toàn dân đã phải sống điêu linh thống khổ rồi! Đằng này đảng viên của ông cứ sai rồi sửa, sửa rồi sai thì ai mà sống cho nổi hỡi ông Chủ Tịch QH ngồi mát ăn bát vàng ơi!!!. Bà Lê Thị Thu, Phó Ban Chỉ Đạo Cải Cách Tư Pháp Trung Ương nói: Có những trường hợp lỡ bắt rồi, vẫn phải xử một tội nào đó, tuyên một hình phạt nào đó cho tương xứng. LNV: Trời đất quỷ thần ơi, quý Ngài hãy ngó xuống mà xem, đảng Đầy tớ dân đã ra lệnh bắt giam dân, những người làm Chủ đất nước cầm đơn đi khiếu nại vì bị đảng cướp nhà cướp đất, những anh chị Luật sư bênh vực dân oan không đứng về phía đảng, những người yêu nước xuống đường chống đảng viên tham nhũng, chống Tàu cộng xâm lăng v.v Những người này không có tội, nhưng đảng đã lỡ bắt rồi thì đảng phải đẻ ra một cái tội nào đó như Tội phản động; Diễn biến hòa bình, âm mưu lật đổ đảng, hay phá rối trị an v.v để tòa án nhân dân xử và tuyên một hình phạt theo mật lệnh của đảng!!. Viên Giác 212 tháng 4 năm

63 Vậy thì dựa theo lời phát biểu của bà Thu, những Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Mẹ Nấm, Huỳnh Thục Vy, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Việt Khang và hằng trăm người khác còn chờ đợi gì nữa mà không yêu cầu đảng xin lỗi, phục hồi danh dự và bồi thường thiệt hại v.v Ô. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ Nhiệm VPQH: Việc từ chức ở nước ta khó hơn ở các nước phát triển. Chức quyền nhiều khi còn được coi là nhiệm vụ chánh trị được đảng giao. Từ chức nghĩa là từ chối nhiệm vụ được giao. LNV: Những chức vụ trong bộ máy cầm quyền đều do thành viên của đảng nắm giữ, đều được đảng ân sủng chỉ định. Đo đó khi họ có tham nhũng hay làm sai bị đưa ra kiểm thảo họ chỉ nói: Em không nằm trong lĩnh vực chuyên môn đó, nhưng được đảng bổ nhiệm vì đó là nhiệm vụ chánh trị nên em phải thi hành, do đó em mới cầm nhầm, vi phạm những sai lầm, xin đảng thông cảm bỏ qua cho. Thế là mọi việc đều được xếp qua một bên, huề cả làng, người trên kẻ dưới vẫn tiếp tục đục khoét công quỹ, buôn dân bán nước v.v. Ô. Hoàng Hữu Phước, Dân Biểu QH: Biểu tình là ô danh. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể chi tiền đài thọ cho một sự ô danh. LNV: Ô. Dân biểu đảng cử dân bầu này phát biểu một câu tôi tưởng ông ta từ dưới lỗ nẻ mới chui lên nên óc còn nhiều đậu hủ. Từ trước đến nay không có khi nào đảng ông chi tiền đài thọ cho người dân thực hiện một cuộc biểu tình đòi Tự Do Dân Chủ, đòi quyền sống và quyền làm người, đòi đảng trả lại đất đai bị đảng cướp, (nếu có là đảng ông đã chi tiền cho đám xã hội đen xuống đường đánh đập những người biểu tình). Dưới sự thống trị độc tài của đảng ông, biểu tình là ô danh nên bị cấm triệt để. Nhưng với các nước Tự Do Dân Chủ, biểu tình được luật pháp công nhận, người dân biểu tình là để bày tỏ nguyện vọng chính đáng của họ, hoặc tố cáo những tên tham nhũng hoặc hiếp đáp dân lành v.v. Ô. Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng: Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc. LNV: Ô. Bộ Trưởng Quốc Phòng ơi, ông là ai vậy? Người Việt hay người Tàu mà khi ông thấy người Việt 62 từ trẻ con đến người già ghét Trung Quốc xâm lăng, cướp đất, cướp biển, bắn chết ngư dân v.v ông không đứng về phía nhân dân, dùng quân đội nhân dân của ông để dạy cho Tàu cộng một bài học, mà trái lại ông coi đó là nguy hiểm cho dân tộc. Nhìn thấy hình tướng và cái mặt mập tròn của ông thì tự nó nói lên ông được Tàu cộng nuôi béo ông như thế nào rồi, nên ông luôn đứng về phía họ. Có phải vậy không ông Bộ Trưởng? Ô. Nguyễn Hữu Tiệp, Cục Trưởng Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản & Thủy Sản: Một số mặt hàng thủy sản như tôm, nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được. LNV: Ông Cục Trưởng ơi, những thứ như tôm, cua, cá v.v khi xuất cảng bị trả về vì thiếu tiêu chuẩn vệ sinh, hay nói úp mở như ông nói là do vấn đề chỉ tiêu vi sinh. Nhưng cơ quan kiểm tra thực phẩm của nước nhập cảng cho biết mặc dù có nấu chính, nấu nhừ ăn vào vẫn bị nguy hại cho sức khỏe của dân. Khi những thứ đó bị trả về nước, ông kêu gọi người dân trong nước chỉ cần luộc lên là ăn được, ông coi sanh mạng của người dân không ra gì cả, rẻ như bèo! Không biết trước khi ông phát biểu câu nói vô trách nhiệm này, ông đã có luộc tôm đó cho ông và gia đình ông ăn trước chưa? Ô. Phạm Gia Yên, Chánh thanh tra Bộ Xây Dựng: Dự án chục tỷ, sai phạm 1 tỷ là tốt rồi. LNV: Điều 4 Hiến Pháp xác định đảng Việt cộng là đảng duy nhứt lãnh đạo đất nước. Do đó từ Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Nhà Nước), Tư Pháp (Tòa Án) cho đến Truyền Thông và Ngôn Luận đều do đảng quản lý điều hành. Đây là chánh sách Tập Quyền, hay nói trắng ra là Độc Tài, Đảng Trị! Vì một mình một chợ, nên những đảng viên nắm giữ những chức vụ cao thì buôn dân bán nước, còn thấp thì cướp ruộng đất nhà cửa của dân. Từ ông Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng cho đến Chủ Tịch Quốc Hội đều tuyên bố tham nhũng là quốc nạn. Lúc vì nhiệm vụ chánh trị, Nguyễn Tấn Dũng được để cử làm Thủ Tướng, ông tuyên bố là nếu không diệt được tham nhũng ông sẽ từ chức. Ông còn lập ra một Ủy ban chống tham những, chính ông làm Chủ Tịch. Từ ngày đó tham những lại càng tiến nhanh tiến mạnh cho đến những bà mẹ liệt sĩ mang huy chương do đảng cấp đeo đầy ngực phải xuống đường cầm đơn đi khiếu nại kêu oan vì đảng viên của ông Dũng cướp nhà đất của họ. Tại sao? Tại vì chính ông Thủ Tướng Chủ Tịch Ủy Ban chống tham những cũng nằm trong những đảng viên tham nhũng thì chống ai bây giờ? Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

64 Ông Thủ Tướng Dũng làm không xong, nên ông Tổng Bí Thư Trọng mới lôi cái Ủy ban đó về đặt dưới quyền điều khiển của ông. Cho đến nay, cái Ủy ban đó cũng chẳng làm ra trò trống gì. Dân oan còn cầm đơn đi khiếu kiện càng ngày lại càng đông hơn thời ông Dũng! Tại sao? Tại vì tham nhũng được đảng chánh thức hợp thức hóa qua lời tuyên bố của ông Thanh Tra Bộ Xây Dựng là Dự án chục tỷ, sai phạm 1 tỷ là tốt rồi. Hai chữ sai phạm phải hiểu ngầm là tham nhũng! được không? Ô. Nguyễn Phú Trọng biệt danh Trọng lú, Tổng Bí Thử đảng: Nếu xảy ra đụng độ gì thì tình hình thế nào? Giờ ta có ngồi đây mà bàn tổ chức Đại hội Đảng LNV: Ô. Trọng đứng đầu về phe thân Tàu, giáo điều, nói thẳng ra những điều ông nghĩ. Vậy ông nói điều gì? Ông nói phải kiên trì chủ nghĩa Mác-Lenin và kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, rằng Hiến Pháp có mục đích thể chế hóa cương lĩnh của đảng, rằng chống lại Điều 4 Hiến Pháp, đòi phi chánh trị hóa các lực lượng võ trang, nghĩa là không chấp nhận quân đội và công an phải trước hết tuyệt đối trung thành với đảng là thiếu đạo đức, rằng nếu dám chống lại Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông thì đâu còn có thể bình yên để họp đại hội đảng v.v và v.v. Chẳng những ô. Trọng thân Tàu, mà trước ông có Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) đã nói một câu để đời trong lịch sử Việt Nam: Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất đảng. Ô. Linh và các lãnh tụ đảng Việt cộng từ Hồ Chí Minh trở xuống đều coi trọng đảng hơn là Nước Việt Nam, Tổ Quốc của các ông, nơi sanh các ông ra và nuôi dưỡng các ông nên người. Do đó ngày , ô. Linh bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang ( ), Đặng Tiểu Bình ( ) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn một chương trình sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc qua chiến lược Hòa bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là 20 năm: GIAI ĐOẠN 1 : Ngày : Quốc Gia Tự Trị GIAI ĐOẠN 2 : Ngày : Quốc Gia Thuộc Trị GIAI ĐOẠN 3: Ngày : Tỉnh lỵ Âu Lạc, Tỉnh Trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng đốc Quảng Châu. Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng Tàu là ngôn ngữ chính. Có nghĩa là Tàu đã hoàn toàn đồng hóa người Việt thành người Tàu!!!. Tàu cộng ra lệnh cho Việt cộng phải theo đường lối Diễn biến hòa bình với sách lược Tằm ăn dâu để cho người dân Việt và dư luận quốc tế nhìn thấy rằng Tàu không cướp nước Việt mà chính đảng Việt cộng tự dâng nước Việt và tự ý đồng hóa vào dân tộc Tàu. Diễn tiến như sau: Người Tàu được tự do vào ra Việt Nam không cần thị thực nhập, xuất cảnh (visa). Viên Giác 212 tháng 4 năm Những công trình xây dựng có tầm vóc quốc gia hầu hết đều giao cho nhà thầu Tàu thực hiện trọn gói, kể cả đưa lính Tàu trá hình sang làm công nhân. Đám này là đạo quân thứ 5, cánh tay dài của Tàu cộng. Khi Tàu cộng xâm lăng Việt Nam thì ngoài đánh vô, trong làm nội ứng!!. Cho Tàu khai thác bauxite ở trung nguyên Lâm Đồng, cho Tàu thuê dài hạn những địa danh có tánh cách chiến lược quốc phòng trên toàn cõi Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Nhìn trên bản đồ Việt Nam qua sự hiện diện của Tàu cộng trên toàn lãnh thổ chứng minh rằng chỉ còn 4 năm nữa nước Việt Nam sẽ là một Quốc gia tự trị dưới quyền giám sát của Tàu cộng theo đúng lịch trình mà đảng Việt cộng gồm có TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ Tướng Đỗ Mười, Cố Vấn BCH/TƯĐ Phạm Văn Đồng; phía Tàu cộng có TBT Giang Trạch Dân, Thủ Tướng Lý Bằng, đã họp từ ngày 3 và tại Thành Đô và đã cùng ký tên công nhận giao nước Việt Nam cho Tàu theo 3 giai đoạn nêu trên nên mới có cái tên gọi là Hiệp Ước Thành Đô, nói trắng ra là Hiệp Ước bán nước Thành Đô!!!. Đại hội đảng Việt cộng lần thứ XII (từ 20 đến tại Hà Nội) Đại hội lần này đã diễn ra rất sôi động giữa 4 tứ trụ tranh giành dữ dội quyền lực nhau. Một bên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng; một bên gồm có TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Sinh Hùng rơi đài, còn lại một mình Nguyễn Phú Trọng, cộng thêm 3 nhân vật mới là Đại Tướng

65 Bộ Trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang làm Chủ Tịch Nước, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ Tướng và bà Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên làm Chủ Tịch. Đảng Cử, Dân Bầu Bốn ông vua quan đỏ mới, hàng đứng từ trái: Trần Đại Quang - Nguyễn Phú Trọng - Nguyễn Xuân Phúc - Nguyễn Thị Kim Ngân Đừng bao giờ hy vọng về đường lối cai trị của những người mới lên sẽ cởi mở, tốt đẹp hơn. Vì lớp Khỉ ngồi bàn độc này xuống, thay lớp Khỉ ngồi bàn độc khác lên thì cũng bổn cũ lặp lại là độc tài, đảng trị, tham nhũng, buôn dân bán nước v.v và v.v Vì sao?. Vì họ được tôi luyện cùng chung trong một lò mang nhãn hiệu CS nên hành động của họ giống nhau như khuôn. Chỉ còn 4 năm nữa, Việt Nam sẽ là một Quốc Gia Tự Trị dưới sự giám sát của Tàu. Trong khoảng thời gian từ nay đến ngày đó, chắc chắn các ông vua quan đỏ mới lên ngôi này sẽ biểu diễn nhiều, và rất nhiều trò Khỉ làm cho người dân dở khóc, dở mếu, nghẹn ngào uất hận!. LỜI CUỐI Khẩn cấp chí nguy Chí nguy khẩn cấp!!.., thời gian không chờ đợi. Mỗi một ngày trôi qua là một phần đất của Tổ Tiên ta bị đảng Việt cộng cắt dâng cho Tàu đến ngày là hoàn tất. Vì sự mất còn của đất nước, Tích Cốc, người lính già vẫn còn nặng nợ với nước non thành tâm kêu gọi quý vị Trí thức, Sinh viên, Đảng phái, Hội đoàn, Tổ chức, Hiệp hội v.v ở hải ngoại nếu còn nghĩ mình là người Việt Nam, được sanh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S hay được sinh ra ở hải ngoại, hãy dẹp bỏ mọi sự tranh chấp bất đồng về đường lối đấu tranh, ngồi lại cùng bắt tay nhau tìm ra một sách lược khả thi để giải thể cái chế độ cộng sản phi nhân, độc tài đảng trị, tống cổ Tàu cộng ra khỏi lãnh thổ, giành lại chủ quyền đất nước, thực hiện Tự Do Dân Chủ, đa nguyên đa đảng, tức là quý vị sẽ đem ánh sáng bình minh chiếu rạng lại trên quê hương như trước đây 41 năm dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Mong lắm thay! Tích Cốc Ngô Văn Phát Chưa có bầu mà sao đảng đẻ Bốn đứa con có lẽ ngoại tình Phải chăng khi trước Cận Bình Hắn qua đến tận Ba Đình làm cha? *** Năm Thân đại hội Khỉ về đây Từ Bắc Nam Trung tựu cả bầy Bọn chúng đua nhau làm trò Khỉ Tự bầu, tự cử, tự vỗ tay *** Xúm lại mà xem chúng nó bầu Thằng thì mất dóp đứa lo âu Quốc hội cộng hòa bầu chưa có Mà đã đẻ ra bốn cái đầu *** Xúm lại mà xem họ cử nhau Cử toàn mặt ngựa với đầu trâu Nhân cử, cử nhân toàn thứ dỏm Cử đám chuyên nghề chạy ngõ sau *** Đảng cử, đảng bầu, đảng vỗ tay Những anh có chức mới vào đây Dân cứ đứng nhìn màn độc diễn Xem rồi giụi mắt thấy còn cay *** Đảng khoe liềm búa giống dân chơi Anh nào lộn xộn ắt bỏ đời Kim Ngân, họa Phúc đều do đảng Quan(g) Trọng vẫn là đám dở hơi *** Cứ tưởng đang xem chuyện Phong Thần Cuối thời triều đại của Thương Ân Vưu Hồn, Bí Trọng cùng nịnh Trụ Con chồn Đắc Kỷ xuống hóa thân Trần Thế Thi 64 Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

66 Thơ Xướng Phù Vân phụ trách Sách: Cộng sản và Tôi do Blog Dân Làm Báo tổ chức và nhà văn Uyên Thao thực hiện. Tuyển tập của 70 cây bút được tuyển chọn để in thành sách do Blog Dân Làm Báo tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Cộng Sản và Tôi ngày cho đến ngày và kết quả được tuyên bố ngày Kết quả: Không có giải Khôi Nguyên, thay vào đó có 3 giải Nhì đồng hạng, 1 giải Ba, 1 giải 4, 1 giải 5, 1 giải Khuyến Khích đặc biệt và 21 giải Khuyến Khích. Ban Giám Khảo cuộc thi gồm 5 vị: LS Lê Công Định, LS Nguyễn Văn Đài, nhà văn Trần Trung Đạo, nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình và nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Đây là tập hợp những bài viết dưới đủ các thể loại như văn, thơ, hồi ký, nghị luận của những tác giả đủ các tầng lớp tuổi tác, thuộc nhiều thành phần đã từng sống, từng đứng trong hàng ngũ Cộng sản Việt Nam, đặc biệt cũng có người còn đang là thành viên của các đảng, đoàn cộng sản tại Việt Nam. Hầu hết các bài viết đều mang nội dung diễn tả thảm họa bi thương mà chế độ cộng sản đã gieo vào cuộc sống Việt Nam trên mọi lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức Đó là tiếng nói, tầm nhìn, sự nhận định và tâm tư tình cảm của những nạn nhân của cường quyền cộng sản. Đó là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy rẩy áp bức bất công, thanh trừng thủ tiêu để tranh giành quyền lực. Đó cũng là những bức tranh trung thực diễn tả hết những hình ảnh ngụy tạo, lột trần tấm mặt nạ bất lương của chế độ CSVN. Tuy nhiên, những tác giả trong Cộng Sản và Tôi đều mang một tâm hồn hướng thượng, một niềm hy vọng hướng thiện xây dựng lại một xã hội đạo đức Việt Nam đã suy đồi hơn 40 năm qua. Sách in đẹp, dày 620 trang với Lời giới thiệu viết về cuộc thi của nhà văn Uyên Thao và Lời Bạt của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Bình, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Virginia Hoa Kỳ xuất bản năm Giá bán: 20 EUR kể cả lệ phí bưu điện. Tất cả tiền bán sách sẽ ủng hộ cho Thương Phế Binh VNCH. Liên lạc: Phí Vân Loan Vorwerker Plazt 4 E 2929 Celle, Germany tthuongcau@yahoo.de Xuân ly hương cảm tác Giao thừa nhớ mẹ chốn quê nhà, Khắc khoải lòng con ở phương xa. Tết về không pháo buồn ray rứt, Xuân đến có hoa, vui... xót xa. Muốn gửi cùng mây sầu lữ thứ, Ước tin cho gió hận ly gia. Ngày về cố quốc còn xa thẳm... Nguyện gửi lòng son với quốc gia. Thơ Họa Vận Chờ đợi ngày vui Thanh Bình Năm tháng chưa nguôi nỗi nhớ nhà Thương mình lạc bước chốn trời xa Quê người đếm tháng, đầu thêm bạc, Đất khách tính ngày, lệ vẫn sa! Sầu in dưới gót chân lưu lạc Nợ chĩu trên vai gánh quốc gia Chờ đợi ngày vui về họp mặt Gột sầu, rửa hết hận ly gia. Cao Văn Thái tự Thanh Nguyên TRÀ THƠM Có người thức sớm Pha bình trà thơm Chờ người dậy muộn Uống cạn ngày ngon Uống trăm năm cũ Uống ngàn năm sau Uống trăng chưa rụng Uống bạc mái đầu Hỏi người năm ấy Có nhớ gì không Mà trong trà sớm Còn đượm tấc lòng Thảo thơm người gởi Theo gió ban mai Tình như khói đụn Bay đến cuối ngày. NGỌC BÚT Viên Giác 212 tháng 4 năm

67 66 Nguyễn Thựơng Chánh, DVM Tất cả các cuộc thăm dò dư luận đều cho biết là người tiêu thụ rất đổi quan tâm đến sự hiện diện của các loại hóa chất độc trong thực phẩm. Không ai có thể biết được những gì sẽ xảy ra cho sức khỏe chúng ta trong hai ba chục năm sau. Mọi người đều sợ bị ung thư Giới kỹ nghệ đã cảm nhận điều này và để trấn an người tiêu thụ nên thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một vài loại sản phẩm có đề thêm câu: Không có thêm chất bảo quản, không có hóa chất, không có hàn the (sans agent de conservation, pas d additifs, no preservatives added), v.v Không biết chúng ta có thể tin họ được hay không? Riêng người viết thì nghĩ rằng đây chỉ là một vấn đề quảng cáo và khuyến mãi mà thôi! Còn bao nhiêu thứ nhập cảng từ khắp nơi trên thế giới, từ Á Châu và từ Nam Mỹ, liệu họ có những luật chặt chẽ để bảo vệ tính chất trong lành của sản phẩm hay không? Các quốc gia Âu Mỹ, tuy là được tiếng có nền kiểm soát thực phẩm rất quy củ và chu đáo, nhưng cũng không thể nào bảo đảm một cách tuyệt đối là 100% sản phẩm ngoại nhập bán ra đều trong lành hết đâu! Tại các chợ Á Đông ở Montreal và có lẽ ở những nơi khác nữa một số không ít sản phẩm chẳng hạn như nem, chả đầu, giò thủ, v.v đều là những mặt hàng ngoài luồng nghĩa là không được sản xuất từ một nhà máy có đăng ký và kiểm soát bởi Cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm. Đó là chưa nói đến các loại cơm chỉ, chỉ món nào là mua món đó (food to go) rất phổ biến đối với bà con tại hải ngoại. Còn vấn đề ô nhiễm môi sinh do các chất phế thải nghệ (déchets industriels) và nông dược (pesticides) cũng rất đáng ngại và có thể ảnh hưởng vào tính trong lành của các sản phẩm bán ra. Các nhà khoa học đều nhìn nhận là có một số ít chất phụ gia có tiềm năng gây cancer cho người. Tuy nhiên, các nhận định nầy đều dựa vào kết quả thử nghiệm trên loài chuột mà thôi. Trong những thí nghiệm nầy, người ta đã sử dụng những liều lượng thật lớn để gây nhiễm cho chuột, bởi vậy trên thực tế chúng ta hy vọng là cancer cũng khó có thể xảy ra cho con người được. Nồng độ của các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm đều được ấn định ở mức rất thấp và rất an toàn. Nhà sản xuất không được vượt quá giới hạn nầy... (đây là nói theo luật và luận điệu của nhà nước vậy mà!). Cách nấu nướng cũng có thể là nguyên nhân tạo ra những chất gây cancer. Đó là trường hợp chất heterocyclic aromatic amine khi nướng thịt ở nhiệt độ quá cao, hoặc chất benzopyrène do khói tạo ra khi chúng ta nướng barbecue trực tiếp trên lửa. Nhiệt độ cao cũng có thể chuyển nitrite trong bacon, hot dog hoặc trong thịt ướp ra thành nitrosamine, là một chất gây ra cancer. Thường xuyên ăn thịt nướng trên lửa dễ có nguy cơ bị cancer lắm đó! Theo cơ quan Food and Nutrition Board của National Research Council Hoa Kỳ, thì 35% cancer bắt nguồn từ thói quen và cách ăn uống mà ra, như ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều thịt đỏ (heo-bò-dê-cừu), ít chịu ăn rau cải và trái cây tươi và hơn nữa trong tổng số trường hợp cancer vừa kể thì chỉ có 1% hay 2% gây nên bởi chất phụ gia mà thôi. Thực phẩm bị nhiễm hóa chất từ đâu? Hóa chất có thể gây nhiễm vào bất cứ giai đoạn nào trong tiến trình phát triển và tăng trưởng của các loài động vật và thực vật. Người ta gọi đây là hiện tượng tích lũy sinh học (bioaccumulation). Ngoài ra, trong lúc sản xuất, biến chế, bảo quản và tồn trữ, hóa chất cũng đôi khi dễ dàng lây nhiễm vào thực phẩm. Nguồn gây nhiễm có thể là do: - Ô nhiễm kỹ nghệ (BPC, Dioxine) - Canh nông (thí dụ, các loại nông dược) - Biến chế thực phẩm (các chất phụ gia) - Các chất độc thiên nhiên (độc tố Aflatoxine từ nấm mốc) Ảnh hưởng trên sức khỏe cũng rất thay đổi tùy theo loại hóa chất, nồng độ và số lượng ăn vào, có ăn thường xuyên hay không và đôi khi cũng tùy theo cá nhân mỗi người nữa. Các nông dược nhóm organochlorés Điển hình là các chất DDT, MIREX, ALDRIN v.v MIREX thường thấy tích tụ trong cá và lươn. Phần lớn các chất nhóm organochlorés đã bị cấm sử dụng tại các quốc gia Tây Phương và lần lần được thay thế bởi những hóa chất nhóm organophosphorés. Ngược lai, các quốc gia đang phát triển vẫn còn tiếp tục xài các hóa chất nhóm organochlorés. Chất tồn dư nhóm Viên Giác 212 THÁNG 4 NĂM 2016

68 organochlorés thường tích tụ trong mỡ của các loài động vật và cả trong sữa bò nữa. Triệu chứng ngộ độc thường thấy là nôn mửa, cơ thể bải hoải, thần kinh rối loạn và co giật, nhưng điều mà mọi người lo sợ nhất là... ung thư. Nông dược nhóm organophosphorés Thí dụ như DIAZINON, MALATHION, PARATHION vv... Hóa chất nhóm nầy thường tích tụ nhiều trên các loài thực vật có lá. Nhiễm độc nhẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy và chóng mặt. Nói chung, hóa chất nhóm organophosphorés rất độc cho hệ thần kinh và có thể làm suy hô hấp. Các chất phụ gia Canada có vào khoảng 400 chất phụ gia đang được cho phép sử dụng. Chất phụ gia được thêm trong thức ăn và thức uống để cải thiện chất lượng, để thay đổi màu sắc, cũng như để kéo dài thời gian bảo quản và tồn trữ. Không phải chất phụ gia nào cũng đều có hại cho sức khỏe hết. Chỉ có một số ít chất như vài loại màu hóa học nhân tạo là có thể gây hại đến sức khỏe thôi... Phản ứng thông thường thuộc loại phản ứng dị ứng, như ngứa ngáy, da nổi đỏ, nổi mề đay, khó thở, nhức đầu, đau bụng và bị tiêu chảy vv... Một số chất phụ gia cũng bị nghi ngờ là nguyên nhân của vài loại cancer. Bột ngọt (MSG) là thủ phạm của hội chứng nhà hàng Tàu (syndrome du restaurant chinois). Có người khi ăn bột ngọt sẽ bị nôn mửa, ngứa ngáy, mặt đỏ, ngộp thở, chóng mặt, nóng ran sau ót, ở hai cánh tay, và ở vùng ngực Chất Sulfite được dùng để bảo quản thực phẩm và giúp giữ màu sắc được tươi thắm hơn, Sulfite có nhiều trong nước nho, trong rượu chát, sauce tomate, trong một số rau quả đóng hộp và trong các loại bánh mứt Chất Nitrite và Nitrate (sodium et potassium) dùng để ướp muối thịt, khi nướng sẽ cho ra chất Nitrosamine, là một chất gây cancer. Tại một số quốc gia vùng Á Đông, trong đó có Việt Nam, rất nhiều hóa chất độc hại cho sức khỏe có thể được nhà sản xuất tự tiện thêm vào sản phẩm một cách bất hợp pháp nhằm mục đích bảo quản và kinh doanh Hàn the (borax) ướp thịt cho tươi thắm Formaldehyde giúp cho hủ tiếu khô được dai Hóa chất lạ (giúp trái cây được tươi, lâu hư) Phân urê và thuốc kháng sinh Streptomycin dùng ướp cá là những thí dụ được nhiều người thường nói đến. Các chất kim loại - Chì (Pb): Có thể thấy nhiều trong kỹ nghệ chế biến bình điện, trong các loại thực phẩm đóng hộp, và trong các hệ thống ống dẫn nước bằng chì. Ngộ độc chì sẽ làm đau bụng, mất máu, đi đứng khó khăn và các triệu chứng thần kinh khác. - Cadmium (Cd): Tìm thấy trong kỹ nghệ khai thác các quặn đồng, chì và kẽm, trong kỹ nghệ mạ kền, kỹ nghệ làm plastique, sản xuất nước sơn vv... Nhiễm cadmium lâu ngày, hệ miễn dịch sẽ bị tổn hại, ngoài ra cadmium cũng có thể gây cancer. Cadmium tích tụ trong tôm, cua, sò, ốc và trong gan thận thú rừng, hươu, nai và caribou. - Thủy ngân (Hg): Dưới dạng methyl mercury (MeHg), là chất phế thải từ các nhà máy làm bột giấy và từ kỹ nghệ khai thác hầm mỏ. Thủy ngân thường tích tụ trong thịt và trong gan cá. Trong thiên nhiên, do hiện tượng cá lớn nuốt cá bé cho nên những loại cá nào ở tận cùng dây chuyền thực phẩm là loại cá chứa nhiều thủy ngân nhất. Cá mập hay cá nhám (shark), cá tuna, cá lưỡi kiếm swordfish, brochet, cá doré, cá king mackerel, cá tile fish là những cá có độ nhiễm thủy ngân nhiều hơn cá hareng. Thủy ngân tích lũy theo thời gian và quyện một cách chặt chẽ vào protéine của cá Khác với cá biển, cá sông hồ nội địa lại thường chứa một tỷ lệ chất ô nhiễm khá cao. Ở người, triệu chứng nhiễm thủy ngân thay đổi khác nhau tùy theo nồng độ và tùy theo thời gian nhiễm. Thủy ngân có thể gây độc cho bào thai, cho trẻ em và người lớn. Triệu chứng chính thuộc hệ thần kinh trung ương như cảm giác tê quanh môi, ở các ngón chân và ngón tay rồi lần lần ăn nói khó khăn, mắt và tai kém, mỏi mệt, nhức đầu, bồn chồn, không tập trung tư tưởng được, cơ thể càng ngày càng yếu đi, đi đứng rất ư là khó khăn, và cuối cùng thì hôn mê và chết Santé Canada cho phép mức độ nhiễm thủy ngân ở cảc loài thủy sản là 0.5 ppm. Tại Hoa kỳ cơ quan FDA ấn định mức cho phép là 1ppm. - Dioxine Nguồn ô nhiễm chính là các nhà máy đốt rác và các chất phế thải. Kỹ nghệ sản xuất các thuốc diệt cỏ nhóm organochlorés cũng làm phát sinh ra dioxine. Trong thiên nhiên, cháy rừng và hoạt động của núi lửa cũng là nguyên nhân của sự ô nhiễm dioxine. Thuốc khai quang màu da cam 2,4-D được sử dụng tại Việt Nam ngày trước là một trong nhiều nguyên nhân ô nhiễm dioxine tại miền Nam. Dioxine ít hòa tan trong nước, nhưng lại dễ hòa tan trong mỡ và chất béo Ở người, phần lớn ô nhiễm dioxine có nguồn gốc từ việc ăn uống. Dioxine đuợc tìm thấy trong cá, tôm, cua, sò, ốc, trong sữa bò và cả trong trứng gà nữa. Nhiễm dioxine lâu ngày có thể làm xuất hiện một loại bịnh ngoài da rất độc hại, gọi là chloracné. Các hệ miễn dịch, nội tiết, sinh dục và thần kinh đều bị tổn hại. Sinh ra quái thai và ung thư là hiểm họa đáng sợ nhất của dioxine. - BPC (Biphényles Polychlorés) Mặc dù đã bị cấm sử dụng tại Canada từ những năm 80, nhưng BPC vẫn còn là hóa chất thường hay được báo chí nói đến luôn. BPC đã được dùng trong các vật liệu chống lửa, trong nước sơn, trong mực in và trong những máy biến thế điện (transformateur) BPC làm tổn hại hệ miễn dịch và cũng có thể gây ra cancer. BPC được tiết qua sữa mẹ. Trong dây chuyền thực phẩm, cá là loại nhiễm BPC nhiều nhất và từ đó lây nhiễm cho loài người Tập chí Protégez vous ở Quebec, số tháng có báo động là cá Saumon de l'atlantique đã bị nhiễm độc BPC ở mức độ rất cao. Viên Giác 212 tháng 4 năm

69 Cá được nuôi dưỡng theo lối công nghiệp trong những bè vĩ đại ven bờ biển Canada vùng Vancouver và Halifax, và được cho ăn toàn thức ăn hỗn hợp làm từ bột cá tạp, bột lông gà, bột bắp, dầu thực vật, và trụ sinh vv... Nhưng không biết vì lẽ gì loại dầu sử dụng đã bị nhiễm BPC nên đã lây nhiễm cho cá nói trên. Tình hình Việt Nam theo báo chí bên nhà Văn Quang: Viết từ Saigon: Ăn gì để không chết? Đi tìm nguyên nhân, Người dân Việt đang bị bao vây tứ phía từ chính chúng ta đến anh Ba Tàu đểu cáng, còn một nguyên nhân thứ ba nguy khốn hơn. Ngoài sự bất lực của cơ quan chức năng còn có một số ông cán bộ thú y tiếp tay cho việc sử dụng chất cấm. Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là vấn đề nóng, ngày càng trở nên trầm trọng. Tại Hà Nam, đoàn kiểm tra của Bộ NN-PTNT còn phát hiện người dân đã trộn vào thức ăn chăn nuôi chất gọi là mì chính không rõ nguồn gốc. Tại Hội nghị kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc sáng 10/11 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn Nuôi (Bộ NN- PTNT) cho hay, ngay hôm trước đó có tới hơn 500 lô hàng xuất khẩu bị trả về, trong đó có 10% (50 lô hàng) tồn dư kháng sinh, chất cấm (Ngưng trích- Văn Quang Ăn gì để không chết) Tại chợ Bình Tây, hầu hết mặt hàng thực phẩm khô và gia vị đều là hàng Trung Quốc. Vừa Nhập Siêu Vừa Nhập Lậu, Hàng Tàu Giết Hàng Ta (Vietbao.com) Thực phẩm bẩn - Nên để ý các điểm sau đây Nói chung, cũng may là đa số hóa chất gây nhiễm trong thực phẩm thường nằm dưới giới hạn quy định của Santé Canada. Sống trong một đất nước quá ư tiên tiến và kỹ nghệ thì vấn đề ô nhiễm môi sinh ắt khó tránh khỏi được. Đây là vấn đề làm nhiều người trong chúng ta thường hay lo nghĩ đến. Tuy nhiên, để hạn chế bớt tác dụng độc hại của một số hóa chất trên sức khỏe, chúng ta cần nên lưu ý đến các điểm sau đây: - Độ nhiễm cũng thay đổi tùy theo từng vùng, có gần các khu kỹ nghệ hay không? Sông, rạch, ao hồ nội địa nhiễm nhiều hơn vùng đại dương. - Đồ lòng, gan, thận thú rừng, hươu, nai chứa nhiều chất kim loại như Cadmium. - Mỡ và da cá là nơi tích tụ nhiều BPC và Dioxine - Để tránh hiện tượng tích lũy độc chất, nên thường xuyên thay đổi loại cá ăn. - Tại Bắc Mỹ, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần nên hết sức thận trọng, tốt hơn hết là tránh dùng các loại cá như cá nhám (cá mập), cá lưỡi kiếm (swordfish), cá tuna, king mackerel, và cá tile fish. - Tất cả thực phẩm sản xuất theo lối công nghiệp đều có chứa hóa chất. - Ăn, rau, cải, trái cây phải rửa kỹ, và phải gọt bỏ vỏ. - Cách nấu nướng, như nướng chiên ở nhiệt độ cao, hoặc trực tiếp trên lửa ngọn, thường làm phát sinh ra chất HAAs (heterocyclic aromatic amines), là chất có thể gây ra ung thư. Sợ nhưng vẫn ăn như thường Dù muốn dù không chúng ta vẫn phải ăn, vẫn phải uống để sống! Trong một xã hội quá ư là văn minh và quá ư là kỹ nghệ như Bắc Mỹ ngày nay, chúng ta không thể nào thoát ra khỏi quỹ đạo của hóa chất được. Thôi thì tốt hơn hết là nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống, nên điều độ và chừng mực thì tốt hơn! Hãy cảnh giác và thận trọng đối với các loại thực phẩm (khô, tươi và biến chế) nhập từ Á Đông. Đừng quên là hầu hết các loại thực phẩm tươi và khô trong các chợ Á Đông đều được made in China. Hạn chế việc dùng những loại thực phẩm công nghiệp như các loại nước ngọt, các loại đồ hộp, đồ conserve, các loại thịt nguội và thịt hong khói smoked meat, v.v Tránh bớt chừng nào tốt chừng đó! Vào thế kỷ thứ XVI, Paracelse, một nhà hóa học nổi tiếng và đồng thời cũng là một y sĩ lỗi lạc của Thụy Sĩ đã từng nói một câu để đời như sau: «C est la dose qui fait le poison», có nghĩa là chính liều lượng làm nên chất độc. Ngẫm nghĩ lại câu này vẫn còn đúng cho đến ngày hôm nay./. Nguyễn Thuợng Chánh, DVM Montreal Đọc thêm: - Nên Chuộng Thịt Đỏ Hay Thịt Trắng VIDEO phim rùng rợn tại Vietnam- - Rau muống Saigon - Chế biến mứt đầy ruồi và dòi (Saigon) - Chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam - Văn Quang-Ăn gì để không chết 68 Viên Giác 212 THÁNG 4 NĂM 2016

70 Thầy. Nét hoan hỷ hiện rõ trên nét mặt mọi người, hy vọng năm mới được nhiều an vui, sức khỏe, may mắn, hạnh phúc hơn. (Pt. Diệu Thiện Phương Quỳnh) * Chùa Bảo Quang Hamburg tràn ngập trong chiều đón Giao Thừa Bính Thân: * Chùa Viên Giác Hannover tưng bừng đón Giao Thừa Bính Thân: Theo thông lệ hằng năm, đông đảo bà con Phật tử từ khắp các tiểu bang đều lần lượt về chùa Viên Giác tại Hannover để lễ Phật và đón Giao Thừa. Gia Đình Phật Tử Tâm Minh đã cống hiến cho bà con một đêm văn nghệ mừng Xuân thật linh động vào lúc 22 giờ đêm 30 chủ nhật tại hội trường. Mở đầu chương trình, Đại Đức Thích Hạnh Giới, trụ trì Chùa Viên Giác, đã trình bày ý nghĩa truyền thống Tết Việt Nam. Nhiều màn vũ của các em Oanh Vũ thật dễ thương, nhiều bài ca về Phật giáo và màn kịch Táo Quân thật vui nhộn. Đội Lân của GĐPT cũng đã phô diễn tài năng tuyệt vời không những trong chương trình văn nghệ mà còn trổ những tuyệt chiêu mừng xuân và đón năm mới Bính Thân trong đêm Giao Thừa tại chánh điện. Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm, trụ trì chùa Bảo Quang cho biết, năm nay, bà con Hamburg và vùng phụ cận đã đến hái lộc đầu Xuân thật quá đông đảo. Chánh điện của chùa trở nên quá nhỏ, hành lang, phòng ăn không đủ chỗ chen chân nên bà con phải mang áo ấm đứng bên ngoài chùa chịu rét để hướng tâm về Đức Từ Phụ trong buổi lễ Phật đầu năm Bính Thân, lúc 18 giờ ngày Số lượng 700 phong bì lì xì đã được phát hết, chưa kể một số bà con Phật tử không đến nhận lộc được trong đêm Giao Thừa. Theo truyền thống, đông đảo bà con Phật tử lần lượt đến chùa lễ Phật đầu năm, nên 300 phong bì cũng được phát hết trong ngày Mồng Một Tết. Đúng nửa đêm, nghi lễ đón Giao Thừa, nghênh Xuân Di Lặc với lời chúc Tết đầu năm của Hòa Thượng Phương Trượng. Nhận lì xì đầu năm là phần mong đợi của mọi người, mang biểu tượng may mắn khi đi hái lộc đầu năm theo phong tục tập quán cổ truyền. Mặc dù bà con đứng đầy trong chánh điện, nhưng vẫn giữ được thứ tự trang nghiêm khi đến nhận lộc lì xì từ quý Suốt ngày rất đông Phật tử đến chùa cùng với Sư Bà và chư Ni tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và phát tâm mong cầu nhân duyên với Pháp Hoa sẽ dần dần phát triển theo từng bước chân tu học của mình. (Pt. Diệu Thiện Phương Quỳnh) * Mang đạo Phật vào nhà tù: Phnong Penh, Campuchia Một nhóm quan chức chính phủ cùng các nhà lãnh đạo tinh thần đã đến thăm tù nhân trong tỉnh Pailin thuộc huyện Sala Krao nhằm truyền bá Phật pháp đến những người tù để giúp họ có một tư trang tốt hơn cho cuộc sống sau khi được ra ngoài. Trong chuyến viếng thăm gồm có Phó Thống Đốc Thou Phia và phu nhân Chea Leap Viên Giác 212 tháng 4 năm

71 tỉnh Pailin, Sư Trưởng Sann Lee, Noun Savuth và Cố vấn Hòa Thượng Non Gnetand. Phó Thống Đốc có một buổi nói chuyện về năm giới cấm của người Phật tử. Ông giải thích năm giới cấm là giúp cho tất cả mọi người trong xã hội Campuchia để họ có một cuộc sống hạnh phúc và ông khuyên các tù nhân nên suy nghiệm về giáo lý đạo Phật và thực tập giáo lý trong cuộc sống hàng ngày của họ, đặc biệt là sau khi họ được thả ra. Ông còn nói thêm rằng Lý do tại sao các vị bị bắt vào tù là vì các vị không tuân thủ theo năm điều răn, các vị đã ăn cắp, trộm cướp, giết người, bán ma túy, phá hủy hạnh phúc của nhiều gia đình và đã gây ra sự hỗn loạn trong xã hội. Hòa Thượng Sokha Vohathe, Trụ Trì chùa Ampor Rainsey thuộc huyện Kandal Steung, tỉnh Kandal đã chia sẻ với tờ báo Khmer Times rằng rất khó để thay đổi tâm trí của tù nhân cho tốt vì thực tế họ không giống nhau. Họ có trình độ kiến thức khác nhau và sự thông minh khác nhau. Cho nên một số có thể thấu hiểu lời Phật dạy và một số thì không hiểu được, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giúp họ thì may ra mới có kết quả. * Hình Chữ Vạn biểu tượng các ngôi chùa tại Nhật sẽ được thay đổi: Tokyo, Nhật Bản Bản đồ Nhật Bản từ lâu đã sử dụng chữ Vạn để đánh dấu vị trí các ngôi chùa Phật giáo nhưng vấn đề này sẽ sớm được bãi bỏ sau khi một cuộc điều tra cho thấy hầu hết khách du lịch đều nghĩ đây là biểu tượng của chủ nghĩa Phát xít. Theo chữ Phạn mà người Nhật gọi là Manji đã được sử dụng như một dấu hiệu cho các tòa nhà tôn giáo từ hàng ngàn năm qua, trước khi Hitler đã quyết 70 định áp dụng nó như là chữ riêng sau khi họ đổi ngược lại. Do sự nhầm lẫn nên Bộ Du Lịch đã bắt đầu thay đổi các biểu tượng chữ Vạn bằng hình các ngôi chùa để tránh sự nhầm lẫn cho du khách. Đồng thời người Nhật cũng đang tìm kiếm ký hiệu mới để thay đổi biểu tượng H (Hotel) mà họ dùng định vị cho các khách sạn trên các bản đồ vì ở nhiều nước khác trên thế giới đây là biểu tượng dùng để chỉ bệnh viện (Hospital). Makoto Watanabe, một chuyên gia về truyền thông tại Đại học Hokkaido Bunkyo đã nói với tờ The Telegraph rằng: Chúng tôi đã sử dụng các biểu tượng này hơn năm trước khi nó được đưa vào cờ Đức Quốc Xã. Tôi tin rằng nó sẽ tốt hơn cho chúng ta nên giữ nguyên ký hiệu trên bản đồ và yêu cầu người khác nên hiểu được ý nghĩa thật sự của nó. Tôi cũng nghĩ rằng nó sẽ phục vụ một mục đích tốt nếu người ngoại quốc nhìn thấy dấu hiệu này nhưng không hiểu thì nên hỏi về ý nghĩa và nguồn gốc của nó. * Bảy hang động Phật Giáo cổ mới tìm thấy tại Mumbai: Mumbai, Ấn Độ - Bảy hang động Phật giáo mới được phát hiện trong khu rừng thuộc công viên quốc gia Gandhi tại Borivli về phía Bắc của thành phố Mumbai. Các hang động được sử dụng như là một tịnh xá, một bảo tháp Harmika đã được xây dựng trước các hang Kanheri và có thể được sử dụng cho việc tránh gió mùa của các nhà sư. Người đứng đầu của Bộ Khảo Cổ thuộc Đại học Mumbai là Suraj Pandit nói: Các hang động mới được phát hiện có độ tuổi lớn hơn các hang động Kanheri nhưng chúng có lối kiến trúc đơn giản hơn và không có các bể chứa nước. Ngoài ra, các dụng cụ bằng đá cũng được tìm thấy. Đây là những vật thường được tìm thấy vào thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Bảy hang động mới phát hiện không phải là ngẫu nhiên mà nó là kết quả của một cuộc khảo sát có hệ thống trong khu vực. Hầu hết các hang động được xây dựng gần nguồn nước. Các hang động Kanheri đã được xây dựng khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ mười. Những hang động này được nổi tiếng với hệ thống quản lý và dự trữ nước mưa. Nhóm khai quật đã dựa vào các văn bản tiếng Pali, trong đó mô tả các hang động xung quanh Rajgir thuộc Bihar như là các tịnh xá của các nhà sư thời đó và họ hy vọng sẽ tìm thấy nhiều tịnh xá tương tự dù là tự nhiên hay nhân tạo xung quanh Kanheri Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

72 Đại Nguyên phụ trách * Hội Xuân Dân Tộc tại Mönchengladbach: Mönchengladbach, từ 18 giờ ngày hàng trăm bà con và quan khách từ các quốc gia Bỉ, Hòa Lan và từ các Tiểu bang khác của Đức đến tham dự Hội Xuân Bính Thân do Hội Người Việt TNCS Mönchengladbach tổ chức. Mở đầu chương trình là lễ rước kỳ lên lễ đài do gia đình VoViNam và Ban Văn Vũ Điểm Sáng. Tiếp theo là nghi lễ chào Quốc Kỳ và phút mặc niện như thường lệ, và lễ dâng hương trước bàn thờ Quốc Tổ tưởng nhớ tiền nhân đã dày công mở mang bờ cõi và anh linh các vị anh hùng dân tộc đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc. Ông Nguyễn Văn Rị, Chủ tịch Hội Người Việt TNCS tại Mönchengladbach, đại diện Ban Tổ Chức, chào mừng và chúc Tết đồng hương; đồng thời giới thiệu thành phần quan khách đến tham dự. Về phía người Đức có: Bà Sylvia Löhrmann Phó Thủ Hiến Tiểu Bang Nordrhein Westfalen; Ông Michael Schören, Thị trưởng Thành phố Mönchengladbach; Bà Gülissan Yüksel Nghị sĩ Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Đức; Ông Dr. Werner Strahl, Chủ tịch hiệp hội y sĩ Cap Anamur tại Đức; Ông bà Ts. Rupert Neudeck, Cap Anamur Grünhelme, vị ân nhân đã cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam và nhiều vị đại diện khác Về phía người Việt có: LM. Phaolô Nguyễn Đình Ngát cựu Liên Tu Sĩ tại Bỉ Quốc; LM Gioan Vũ Chí Thiện, Dòng Phanxicô tại Aachen; Cư sĩ Lê Công Tắc Phật Giáo Hòa Hảo tại Düsseldorf; Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh Phó CT NV Liên Hội NVTNCS tại Đức; Ông Nguyễn Hữu Phước, Chủ tịch CĐ NVTNCS tại Hòa Lan; Ông Lê Hữu Đào, Chủ tịch CĐ Việt Nam tại Lièger Bỉ Quốc; Ông Nguyễn Thanh Văn, Chủ tịch Ủy ban Điều Hợp Đấu Tranh tại Đức; Ông Trần Quốc Hiền, Ông Nguyễn Thanh Lương Đại diện Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ Quốc RADIO Đáp Lời Sông Núi tại Hoa Kỳ; Ông Hồ Đông, Cộng đoàn Trưởng Công giáo M gladbach; Gia đình Phật tử M gladbach vùng phụ cận Niederrhein và nhiều tổ chức khác. Tiếp đến là phần phát biểu ý kiến của Bà Sylvia Löhrmann Phó Thủ Hiến Tiểu Bang Nordrhein Westfalen; Ông Michael Schrönen CDU Thị Trưởng TP Mönchengladbach; Bà Gülistan Yükel SPD Nghị sĩ Quốc hội Liên bang Đức đều khen ngợi sự hài nhập của CĐVNTN nhất là về sự thành công của thế hệ thứ 2. Riêng Dr. Werner Stahl Chủ tịch Cap Annamur Đức Quốc rất vui mừng và trân trọng cám ơn các CĐVN đã tham gia đóng góp để cứu người trong cơn nguy khốn, nhất là làn sóng tỵ nạn hiện tại Sau đó một em bé lên kính chúc Tết mọi người một bài thơ bằng tiếng Việt Nam. Ban TC cũng đã chuẩn bị mấy trăm bao có in cờ vàng để lì xì cho các cháu. Để mở đầu chương trình văn nghệ là bài hợp ca Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương. 50 võ sinh của võ đường Vovinam Bỉ Quốc do võ sư Tân Tiến hướng dẫn, đảm nhận màn múa lân rất sinh động, và sau đó còn đóng góp những màn biểu diễn võ thuật rất ngoạn mục. Ban Văn Vũ Điểm Sáng Darmstadt và Ban Vũ Mönchengladbach đã trình diễn những tiết mục vũ dân tộc đẹp mắt và đầy tính sáng tạo. Nhóm Zumba Fitness Michael Lê Mönchengladbach với nhiều tiết mục rất hào hứng. Lễ Hội Mùa Xuân của cộng đồng NVTN M gladbach mang chở đầy đủ ý nghĩa truyền thống Tết Việt Nam, nhưng niềm vui vẫn không trọn vẹn vì quê hương đang bị tập đoàn đảng viên CS lãnh đạo bán dần cho Trung Quốc; và nhân dân vẫn còn bị khủng bố đàn áp bởi bộ máy công an cai trị * Văn Nghệ Mừng Xuân Bính Thân tại Frankfurt: Hơn người Việt và quan khách đến tham dự buổi Văn Nghệ Mừng Xuân do Hội Người Việt TNCS Frankfurt tổ chức ngày Về phía người Đức có Bà Verena David (đại diện Ủy ban Văn hóa & Du lịch thuộc đảng CDU; Bà Jessica Purkhard đại diện cho cơ quan hội nhập thuộc đảng Grünen; và hai vị đại diện của ông Thị Trưởng thành phố Frankfurt và của ông Trưởng Ty Đa Văn Hóa của thành phố Frankfurt. Về phía người Việt có đại diện Hội NVTN tại Köln, Hội VHPNVNTD tại Đức, Hội NVTD tại Odenwald, Ca Đoàn Thánh Tâm, Hội Cao Niên NVTN tại Frankfurt, Phong trào Vovinam Việt Võ Đạo Đức Quốc. Và đồng hương các nơi như Stuttgart, Darmstadt, Bad Kreuznach, Aschaffenburg, Hanau, Nürnberg, Giessen, Koblenz, Mannheim, Kassel về tham dự Bắt đầu chương trình là nghi thức chào quốc kỳ Đức-Việt, Quốc ca VNCH và phút mặc niệm tri ân công đức tiền nhân, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hy sinh bảo vệ Tổ Quốc. Sau đó là lễ dâng hương trước bàn thờ Tổ Quốc. Đại diện BTC đọc diễn văn chào mừng quan khách và tri ân chính quyền, các cơ quan, các tổ chức từ thiện và nhân dân Đức đã thu nhận cưu mang và giúp đỡ cho hai đợt người Việt tỵ nạn đến Frankfurt vào những năm 1979/1989; đồng thời chúc Tết đồng Viên Giác 212 tháng 4 năm

73 hương tham dự và cảm ơn những cá nhân & đoàn thể đã đóng góp công sức cho việc tổ chức mừng xuân Bính Thân. Đại diện đảng CDU và đảng Grüne đọc hai lá thư chúc Xuân thân tình của ông Peter Feldmann, Thị Trưởng thành phố Frankfurt và của ông Trưởng Ty Đa Văn Hóa thành phố Frankfurt. Cả hai vị đại diện đảng đã khen ngợi sự thành công hội nhập tốt đẹp của cộng đồng NVTN tại Frankfurt. Chương trình văn nghệ Tết bắt đầu với màn múa lân, những bản hợp ca chúc Xuân, và những màn vũ mừng Xuân do các anh chị em trong ban văn nghệ trình diễn. Đặc biệt năm nay có phần đóng góp của các em học sinh thuộc trường Việt Ngữ Tiên Long đem lại thêm không khí hào hứng và vui nhộn trong hội trường. Các em thanh thiếu niên đã tự tập những bài ca, vũ khúc truyền thống theo chủ đề Xuân: múa quạt của nhóm thanh thiếu niên thuộc gia đình Phật tử đến từ Düsseldorf, nhóm thiếu nhi trong Liên Đoàn Hướng Đạo Hùng Vương, ban vũ Bình Minh của Đoàn Thanh Niên Việt Nam Tự Do tại Frankfurt, ban vũ dân tộc của Hội NVTD tại Erbach/Odenwald, phần biểu diễn võ thuật do Vovinam-Việt Võ Đạo tại Đức đảm trách, phần Táo Quân do Liên Đoàn Hướng Đạo Hùng Vương trình diễn đã tạo nên bầu không khí vui nhộn. Ngoài ra còn có màn trình diễn khuyến học và dưỡng sinh cổ truyền do các em học sinh nhỏ thuộc trường Việt Ngữ Tiên Long Tất cả đã tạo cho chương trình Tết cổ truyền thêm phần đa dạng. Xen vào những màn múa vũ nêu trên, anh chị em ca sĩ được mến chuộng trong vùng Frankfurt. Odenwald, Wiesbaden, Ludwigshafen Ban nhạc cũng như ca sĩ trình bày những ca khúc mừng xuân sống động và hấp dẫn. Phần xổ số Tombola với những phần thưởng giá trị, có thêm phần sinh hoạt các trò chơi bầu cua cá cọp rất hào hứng. Đêm văn nghệ kết quả tốt đẹp, cho đến nửa đêm mọi người chia tay không quên chúc nhau được dồi dào sức khoẻ, để mùa xuân năm tới cùng tiếp tục vui xuân và hy vọng./- 72 * Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời lúc 12 giờ sáng ngày 03 tháng 3 năm 2016 (giờ miền đông Hoa Kỳ) khi đang trên chuyến bay tới thủ đô Manila/Philippines tham dự một hội nghị cổ xúy cho chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một học giả uy tín và cũng là một nhà hoạt động vì dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam. Anh trai giáo sư Bích là Giáo sư Nguyễn Ngọc Linh từ bang Virginia, cho VOA Việt ngữ biết ông nhận được hung tin từ vợ giáo sư Bích, Tiến sĩ Đào Thị Hợi gọi từ máy bay về trong khi máy bay còn chưa tới Manila, báo tin ông Bích mới bị cơn đau tim và đã qua đời. Ông tới Manila lần này để tham dự hội nghị Biển Đông mà các thành viên trong tổ chức Họp mặt Dân chủ phối hợp với một số đoàn thể người Philipines đồng tổ chức, thảo luận về tranh chấp Biển Đông, chủ quyền Việt Nam, và cách ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Cùng có mặt trên chuyến bay với ông có giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà tranh đấu dân chủ lâu năm của Việt Nam. Giáo sư Bích được nhiều người biết tiếng vì các hoạt động không ngừng nghỉ của ông ở hải ngoại nhằm cổ võ một nền dân chủ, nhân quyền cho người dân tại Việt Nam. Ông góp mặt trong rất nhiều các sinh hoạt chính trị-văn hóa-xã hội của người Việt tại Mỹ và thường xuyên là khách mời danh dự, diễn giả của rất nhiều sự kiện quan trọng liên quan tới nhân quyền Việt Nam. Giáo sư Linh cho biết tình trạng sức khỏe của giáo sư Bích trước chuyến đi ổn định và cơn đau tim đột tử có thể là kết quả của những năm tháng miệt mài tận lực làm việc của giáo sư Bích vì cộng đồng người Việt, vì những đồng bào trong nước khát khao một nền dân chủ đích thực: "Ông ấy trước đó vẫn làm việc bình thường, vẫn hăng say. Buổi tối vẫn làm việc tới 2 giờ sáng. Tôi vẫn nhắc ông ấy phải đi bác sĩ coi sức khỏe, phải kiêng cữ, nhưng ông ấy bận quá. Ai nhờ việc gì cũng làm, ông ấy làm việc nhiều quá" Giáo sư Linh nói. Giáo sư Bích là một nhà sư phạm am tường văn chương-ngôn ngữ, một chuyên gia dịch thuật, một nhà biên khảo kỳ cựu, và nguyên là Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA). Ông cũng từng được bổ nhiệm làm Giám đốc Song ngữ của Bộ Giáo dục Liên bang Hoa Kỳ thời Tổng thống George W.H Bush. Trước khi mất, ông giữ chức Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của Người Việt tại Hoa Kỳ và vừa hoàn thành bộ Việt Sử cùng với Giáo sư Lê Mạnh Hùng xuất bản cách đây không lâu. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích sinh năm 1937 tại Hà Nội. Năm 1954, ông du học Mỹ theo chương trình học-bổng Fulbright và tốt nghiệp ngành Chính trị học năm Về Việt Nam năm 1972, ông cùng vợ là Tiến sĩ Đào Thị Hợi lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn và kiêm chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ Dân Vận Chiêu Hồi. Từ sau , Giáo sư Bích rời Việt Nam sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị và định cư tại bang Virginia. (Theo Trà Mi - VOA, ) Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

74 * Tin Hội Cứu Trợ TPB/QLVNCH Đức Quốc: Sinh hoạt của Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào quý đầu năm 2016 vẫn được quý đồng hương ủng hộ, nên Hội đã tiếp tục chương trình cứu trợ được đều đặn. Trong dịp Tết Nguyên đán năm Bính Thân vừa qua, Hội đã gởi quà về cho 50 TPB (trong đó Cô Thủy nhận gởi 40 hồ sơ gồm các tỉnh: Tỉnh Tiền Giang 10 người. Tỉnh Hậu Giang 10 người. Tỉnh An Giang 10 người. Tỉnh Quảng Nam 10 người. Anh Hiếu nhận gởi cho Tỉnh Quảng Ngãi 10 người). Danh sách Quý Ân Nhân ủng hộ tiền Cứu trợ TPB/QLVNCH. Tính đến cuối tháng 02/2016 như sau: Nhận từ anh Phát: Hoàng Thị Ngọc Bích (Dillingen): 60, Huỳnh Hoàng Huân (Italy): 10, Nguyễn Thu Thủy (Wittlich): 55, Nguyễn Công Cường (Wilhelmshaven): 150, Huỳnh Quốc Tuấn (Dortmund): 100, Phan Văn Tấn (Limburgerhof): 15, Đàm Quang Ánh (Mosbach): 100, Lê Hoàng Để (Katharinnen): 30, Hà Phước Nhuận (Hannover): 20, Nguyễn Thị Quỳnh (Barntrup): 60, Ô Thị Hai (Meppen): 55, Lê+Cai Thanh Thảo (Schweiz) 50. Tổng cộng: 705. Danh sách nhận tiền từ anh Long: Phạm Xuân Thiếp (Krefeld): 50, Ẩn danh (Frankfurt): 20, Sư Cô Hạnh Bình (Chùa Viên Giác) 100, Thị Bích Quyên Nguyễn (Tháng , 01, 02, ): 120. Tổng cộng: 290. Dịp lễ mãn phần của Niên trưởng Nguyễn Thành Nam, nguyên Cố vấn của Hội. Gia đình tang chủ thể theo tâm nguyện của người quá cố, đã gởi số tiền phúng điếu vào quỹ Hội để giúp đỡ cho TP. Binh tại quê nhà. Như vậy tiền tồn quỹ tính đến tháng là: Tiền quỹ cuối tháng = 3757, = 7.352,47. Đã chuyển về trong dịp Tết vừa qua: còn lại tồn quỹ đến cuối tháng 02 năm 2016 = 4.802,47. Tuy chỉ hoạt động hạn hẹp với một số Ân nhân hảo tâm thường xuyên ủng hộ. Hội cũng sẽ cố gắng duy trì công việc nầy, vì hiện tại tình trạng TPB tại quê nhà vô cùng bi đát. Đối với những người Chiến sĩ đã hy sinh để Bảo quốc An dân. Đã bỏ lại chiến trường xưa môt phần thân thể. Nỗi buồn ấy, nỗi đau ấy đã trải dài, đã gặm nhấm trong hơn 40 năm qua, nhưng khí thế của người chiến sĩ vẫn hiên ngang kiêu dũng như : Tâm Sự Người Thương Binh của TPB Trần Chiến Thắng ở Thừa Thiên gởi tặng cho Hội Cứu Trợ TPB/VNCH Đức: Tôi vẫn sống với tháng ngày cùng khổ Không thể bước đi vì tay cụt chân què Nhớ ngày xưa đang chống giặc giữ quê Nay bất hạnh trở thành người tàn phế Tôi đã có những tháng ngày tuổi trẻ Đẹp như trang sử Việt giống hùng anh Đã hiên ngang theo nhịp bước quân hành Cùng đồng đội giữ thanh bình quê mẹ Tôi cũng con người đủ đầy thân thể Với chân tay cùng khối óc, lương tâm Nên đau buồn khi vận nước ngoại xâm Đang chìm ngập trong biển trời binh biến Tôi cũng có ơn sanh thành như biển Và tình em đẹp tựa bóng trăng sao Hẹn ngày về tròn ước nguyện trầu cau Nhưng nửa cuộc bỗng thành người tàn tạ Tôi không trách ông Trời tàn nhẫn quá Song chỉ buồn thân phận hẩm hiu thôi Nếu mai đây ai thương nghĩ đến tôi Xin tranh đấu cho nước nhà độc lập! Thay mặt cho Hội, xin chân thành cám ơn những đồng hương Ân nhân đã tiếp tục ủng hộ việc làm của Hội. Đồng thời xin nguyện cầu cho tất cả anh em Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, trong những ngày cuối đời vẫn còn nở nụ cười mãn nguyện như lời một bản nhạc của Trịnh Công Sơn: Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang! Trần Văn Huyền (Hội Cứu Trợ TPB.VNCH) Tìm cha Tôi tên là Nguyễn Văn Chánh, sinh năm 1970 tại Ban Mê Thuột muốn tìm cha là NGUYỄN VĂN CHÂU có mã số KBC 3686; trước 1975 là Tùy viên cho Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh SĐ 23 BB thuộc QĐ 2 Vùng 2 Chiến thuật. Ông Nguyễn Văn Châu đã bị rớt máy bay chung với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường trong lúc thị sát chiến trận ở Ban Mê Thuột. Chuẩn Tướng Tường, ông Châu cùng với phi đoàn bay đã được Biệt Động Quân kịp thời cứu giúp. Chuẩn Tướng Tường được chuyển về Quân Y Viện Nha Trang còn ông Châu được chuyển về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Rồi gia đình thất lạc từ đó cho đến ngày nay. Bây giờ tôi nghe phong phanh là Cha tôi- ông Nguyễn Văn Châu, đang còn sống nên tôi kính nhờ mọi người truyền tải rộng rãi thông tin này mong gia đình sớm tìm được lại cha. Tôi tha thiết kính nhờ bà con ở hải ngoại cũng như trong nước hãy vì tình chiến hữu QL/VNCH mà ra tay giúp đỡ cho gia đình cha con chúng tôi là Nguyễn Văn Châu và con là Nguyễn Văn Chánh sớm được đoàn tụ. Thông tin liên lạc: Nguyễn Văn Chánh, điện thoại số: Xin chân thành cảm tạ và chúc mọi người một mùa Xuân đoàn tụ! (Nguyễn Văn Châu) Viên Giác 212 tháng 4 năm

75 Lê Ngọc Châu phụ trách * Đức, Nahles dự tính trong thời gian ngắn thất nghiệp gia tăng vì người tỵ nạn: Berlin (AFX) - Bộ Trưởng Bộ Lao động Liên bang Đức, Andrea Nahles (SPD) dự kiến trong thời gian ngắn là thất nghiệp gia tăng do sự nhập cư mạnh mẽ. Trong trung hạn bà ta thấy cơ hội tốt cho sự hội nhập của người tỵ nạn vào thị trường lao động. Hiện nay là người tỵ nạn ghi danh tuyển dụng, Nahles nói với "Passauer Neue Presse". Năm nay khả năng sẽ được bổ sung thêm người có khả năng. "Đồng thời chúng tôi hiện chỉ có dưới một triệu chỗ làm trống Có nghĩa là: Chúng tôi có thể đạt được điều đó, trong trung hạn với sự sử dụng những người tỵ nạn để làm giảm đi lỗ hổng thiếu chuyên viên trong thương mại". Nahles lập luận chống lại ngoại lệ đối với mức lương tối thiểu như CDU đòi hỏi. "Tôi muốn rằng những người tỵ nạn sẽ trở thành chuyên gia của ngày mai và không phải lao động theo giá rẻ hiện nay. Vì vậy, tôi đang phản đối mạnh mẽ về sự đình chỉ việc lương tối thiểu cho người tỵ nạn". Sự hội nhập không là tự động, nhưng phải được kiểm soát, lèo lái. "Với luật hội nhập, chúng tôi muốn tạo ra cơ hội việc làm cho những người tỵ nạn, mở rộng các khóa học ngôn ngữ ào ạt, tăng cường giáo dục và tăng cường xây cất nhà ở". Người ta cũng phải nói rõ với người nhập cư về quyền và trách nhiệm nào của họ ở Đức. "Ai muốn ở lại đây vĩnh viễn, phải cố gắng và nỗ lực để tự đứng với đôi chân riêng của mình". * Thị trường xe hơi Đức có xu hướng tăng, bán hơn 12% xe mới: AFX , Flensburg (AFX): Những người lái xe ở Đức mua xe mới tăng thường xuyên hơn vào đầu năm Số lượng đăng bộ xe mới tăng trong tháng Hai 2016 so với cùng tháng năm ngoái là 12,1% lên đến chiếc, theo Sở Vận Tải Liên Bang (KBA) công bố vào hôm tại Flensburg. Điều này củng cố thêm xu hướng tốt trong tháng (cộng 3,3%). Những chiếc xe của Volkswagen-Konzerns bị xâu xé bởi các vụ Scandal xả khí thải cũng được mua thường xuyên hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng tỷ lệ phần trăm với thương hiệu VW không mạnh mẽ như các nhà sản xuất Đức lớn khác. Tại Mỹ, doanh số bán hàng sa sút, khoảng 13% sau khi VW ngưng bán loại xe động cơ Diesel vào tháng Hai. Tại Đức thì thị trường VW chiếm 20,9%, theo thống kê của KBA có xe mới đăng bộ, tăng 4.3%. Tốt hơn là công ty con Audi, với xe mới tăng lên đến 14,5%. Ở vị trí thứ ba Mercedes theo sau với một tỷ lệ 23,3% là xe mới đăng bộ. Thậm chí tốt hơn, doanh số bán xe Opel phát triển - cộng 28,1% lên đến chiếc xe. Các công ty con của hãng sản xuất Mỹ General Motors ở Đức đạt kết quả gần như BMW. BMW có bản doanh ở Munich ghi nhận so với tháng hai năm 2015 tăng 8,0% lên đến xe hơi. * Đức, Gabriel quở trách Merkel lừa dối về chi phí tỵ nạn: Berlin, : Phó Thủ Tướng Đức, Sigmar Gabriel (SPD) buộc tội nữ Thủ Tướng Angela Merkel (CDU) lừa dối người dân về chi phí thực sự hỗ trợ cho người tỵ nạn. "Đó là một chút giống như trong vụ thống nhất Đức. Khi đó, ban đầu chi phí cũng đã được che giấu, và cuối cùng là những núi nợ và tăng thuế," ông nói với báo "Wirtschaftswoche". "Tôi khuyên tất cả chúng ta phải trung thực. Chi phí hội nhập tốn tiền bạc và mối liên hệ xã hội chặt chẽ ở Đức cũng thế ". Ngay trước khi cuộc bầu cử Tiểu Bang Sachsen- Anhalt, Rheinland-Pfalz và Baden-Württemberg xảy ra vào ngày tới, SPD đã tuyên bố đòi hỏi một chương trình xã hội cho người dân địa phương để chống lại ấn tượng rằng chính phủ chỉ cho người tỵ nạn tiền!. Bộ Trưởng Tài Chính Wolfgang Schaeuble (CDU) đã gọi đây là "đáng thương". Những cuộc bầu cử nghị viện tuần sau cũng được coi là "sự biểu quyết về chính sách tỵ nạn" của chính phủ. Qua cuộc thăm dò ý kiến, đặc biệt CDU mất sự ủng hộ đáng kể từ cử tri, nhưng SPD cũng đang chịu sức ép!. * Lindner: Merkel phải đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm: dpa, 15 tháng hai năm 2016: Thủ Tướng Đức Angela Merkel (CDU) phải đối mặt với một sự tín nhiệm, theo lời của lãnh đạo FDP Christian Lindner, trong trường hợp hội nghị thượng đỉnh EU bất thành, trống rỗng với lập trường của bà ta về vấn đề người tỵ nạn. Thẩm quyền của Thủ Tướng đã "bị trầy xước nhiều," Lindner nói với thông tấn xã DPA (Deutsche Presse-Agentur). Nếu hội nghị thượng đỉnh EU không có giải pháp cho Châu Âu với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, bà Merkel phải hỏi Quốc hội Đức, rằng Quốc hội (QH) có tiếp tục ủng hộ bà, chủ tịch đảng FDP không được đại diện trong QH nói. Những nhận xét của Đảng trưởng CSU Horst Seehofer không thể chỉ đơn giản là "xếp xó", Lindner nói thêm. "Các cuộc tranh cãi lớn và sự ngờ vực sâu làm tê liệt toàn bộ chính phủ cho đến nay trong một thử thách lớn nhất của đất nước chúng ta!". Hoặc là Thủ Tướng làm Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

76 được điều đó để tìm thấy sự điều chỉnh chính sách của mình một giải pháp Châu Âu với cuộc khủng hoảng người tị nạn, hoặc bà ta phải tập hợp các khối nghị sĩ trong chính phủ sau lưng. "Chúng ta cần sự rõ ràng cuối cùng", lãnh đạo FDP cho biết. "Hoặc là bà Thủ Tướng có sự tín nhiệm của liên minh cầm quyền và có thể tiếp tục chính sách của mình hoặc không". Những vấn đề quan trọng như đoàn tụ gia đình của trẻ em vị thành niên tỵ nạn "không được giải quyết sạch sẽ", mặc dù thông qua trong ủy ban liên minh cho thấy toàn bộ sự tin tưởng vào chính phủ bị xáo trộn". Đó là một "sự đoàn tụ gia đình hạn chế, nhưng không phải loại trừ hoàn toàn". Lindner nói: đoàn tụ thành viên gia đình là một giới luật. Những gì chúng ta phải xem xét là không có phạm pháp buôn lậu người". Một hệ thống ghi danh duy nhất của Châu Âu cho những người tỵ nạn và gia đình của họ có thể chặn đứng nạn buôn lậu người!. * Bayern với lực lượng đặc biệt chống lại các công ty ma của những kẻ khủng bố: Munich, (AFX): Những kẻ khủng bố Hồi giáo lừa công quỹ nhà nước ở Đức bởi công ty ma hàng triệu đô la theo một báo cáo của đài Bayerischer Rundfunk. Bộ Trưởng Tài Chính Bavaria Markus Soeder (CSU) cho đài biết, các thủ phạm đã bị các nhà điều tra nhắm mục tiêu vì các cơ chế liên quan đến việc tài trợ khủng bố với tổ chức tội phạm khá giống nhau. Trong đó cũng liên quan đến rửa tiền, Soeder nói: "Đó là lý do tại sao bây giờ chúng tôi đã thành lập đơn vị riêng biệt để đối phó với những vấn đề khủng bố, và đặc biệt các hoạt động kinh doanh cụ thể, cũng như các hoạt động trong khu vực từ khủng bố gây ra". Đôi khi lên đến đơn cá nhân đã được theo đuổi để xác định một mô hình đặc biệt. Theo báo cáo hoạt động trong nhóm tội phạm Đức đã phát triển khái niệm lừa đảo quốc tế trong một mạng lưới phức tạp với các công ty ma tạo ra, qua đó đã thực hiện với ba con số bạc triệu (ý nói hàng trăm triệu). Từ quỹ tài chính đã có thể đòi lại hai con số triệu tiền thuế - cho các giao dịch không bao giờ được thực hiện. Qua sự theo dõi điện thoại các thủ phạm thậm chí còn nói về "kinh tế Jihad", tức là một thánh chiến trên cơ sở kinh tế. * Người xin tỵ nạn bị giết chết trong trại tỵ nạn: dpa Wolfsburg, : Lần thứ hai tại một trại tỵ nạn ở Wolfsburg, ứng cử viên tỵ nạn đã bị chết vì bạo lực!. Người đàn ông, 33 tuổi đến từ Cameroon chết trong những giờ đầu tiên của ngày thứ Sáu tuần qua, cảnh sát cho biết. Hai người bạn cùng trại, 37 và 40 tuổi từ Zimbabwe và Ghana đã bị bắt tạm thời. Lý do của bạo lực không được rõ. Công tố viên yêu cầu khám nghiệm tử thi người chết. Sau những tiếng kêu cứu, các lực lượng an ninh về nơi ăn nghỉ tỵ nạn ở Fallersleben đã tìm thấy nạn nhân 33 tuổi bị thương nặng vào những giờ sáng sớm trong một hành lang. * Báo cáo mức lương 2016: Ai thu nhập nhiều nhất ở Đức? Ai thu nhập được thực sự nhiều tiền nhất vào năm 2016 ở Đức? Câu hỏi này nay đã được StepStone điều tra và năm thứ năm liên tiếp đưa trình báo cáo tiền lương của họ. Dưới đây là toàn danh sách Top Ten: Hạng 10: Với khoa học chính trị và xã hội mở đầu danh sách thu nhập trung bình Brutto (chưa trừ thuế) mỗi năm được chuyển vào tài khoản của họ. Hạng 9: Tâm lý gia không có công việc dễ dàng. Họ phải đối phó hàng ngày với những đau khổ và vấn đề của người khác. Một nhiệm vụ nặng nề, tuy nhiên về mặt tài chính cũng được trả lương phù hợp. Trung bình họ kiếm được Brutto mỗi năm. Hạng 8: quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc dân (VWL) hoặc Kinh tế học vẫn có lợi nhuận cao. Tính trung bình, Brutto tiền lương hàng năm chạy vào trương mục. Hạng 7: với Brutto thu về một năm cho các khoa học gia. Hạng 6: Toán học là một môn khoa học với chính nó và trong ý nghĩa xác thực nhất của từ này. Không phải ai cũng thích lĩnh vực toán, nhưng người nào "kiểm soát" nổi những con số, trung bình có mức lương Brutto mỗi năm. Hạng 5 trong danh sách top mười là kỹ thuật công nghiệp, với số tiền công trung bình Brutto mỗi năm. Hậng 4 với mức thu nhập Brutto mỗi năm, dành cho những ai tốt nghiệp ngành kinh tế điện toán. Hạng 3 là các kỹ sư chuyên gia của ngành này kiếm được trung bình là Brutto/năm. Hạng 2: Những người thực sự muốn kiếm được nhiều tiền, nên học luật. Luật sư nhận được trung bình Brutto mỗi năm, mang lại cho họ vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng. Hạng 1: Ai có thể nghĩ đến nó? Các bác sĩ là những người có thu nhập hàng đầu tại Đức. Cho mức thu nhập cao bác sĩ cũng phải cung cấp rất nhiều. Bác sĩ và nha sĩ thu nhập được lương trung bình hàng năm là brutto (chưa trừ thuế). * Khủng hoảng người tỵ nạn: Đức tốn 50 tỉ Euro cho người tỵ nạn: Viện nghiên cứu kinh tế Đức dự đoán chi phí cao vì cuộc khủng hoảng người tị nạn cho năm 2016 và Đặc biệt, ăn ở rất tốn kém. (Ngày , Nguồn: Times Online, AFP, DPA stk). Nhà ở, ăn uống cũng như hội nhập và các khóa học ngôn ngữ cho những người tỵ nạn đối với nhà nước theo dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Viên Giác 212 tháng 4 năm

77 Cologne (IW) vào năm 2016 và năm 2017 sẽ có giá gần 50 (năm chục) tỷ Euro. Trong năm nay tốn kém cho chỗ ở và thức ăn cho khoảng 1,5 triệu người tỵ nạn là 17 tỷ Euro, tờ báo Rheinische Post báo cáo, trích dẫn một nghiên cứu của IW. Thêm vào đó tốn kém bổ sung 5 tỷ Euro cho các khóa học ngôn ngữ và hội nhập. Năm tới, chi phí ăn nghỉ tăng thêm theo báo cáo, đến 22,6 tỷ Euro, nếu số lượng người di cư tăng lên 2,2 triệu. Tính chung cùng với chi phí hội nhập là 27,6 tỷ Euro trong năm 2017, trích dẫn từ dự báo của các viện tuyển dụng gần gũi với giới "chủ nhân (Arbeitgeber)". * Kết quả chính thức bầu cử nghị viện hôm tại 3 tiểu bang Baden-Wuerttemberg, Rheinland-Pfalz và Sachsen-Anhalt : Cuộc bầu cử nghị viện diễn ra vào ngày Chủ Nhật và đây cũng là những cuộc bầu cử nghị viện Tiểu bang đầu tiên ở Đức trong năm Theo kết quả thăm dò cử tri "Politbarometers" trước bầu cử thì CDU của bà Merkel bị đe dọa thất bại nặng nề vào ngày Chủ Nhật siêu bầu cử ở Baden- Württemberg và Rheinland-Pfalz. Chỉ có Thống đốc Haseloff (CDU, Sachsen-Anhalt) không bị khó khăn theo nghiên cứu khảo sát các cuộc bầu cử mới được công bố. Đề tài chính trong tất cả các cuộc bầu cử kể trên là sự khủng hoảng người tỵ nạn xảy ra tại Đức từ mùa Thu Điểm đáng lưu ý là cả hai, Ông Kretschmann (Baden-Wuerttemberg) và Bà Dreyer (Rheinland-Pfalz) hỗ trợ chính sách tỵ nạn của bà Merkel. Ngược lại, ứng cử viên CDU Wolf và Kloeckner không ủng hộ Merkel. Haseloff cũng là một trong những người chỉ trích Thủ tướng Đức qua chính sách tị nạn của Merkel. Các đảng chính trị lớn đang chuẩn bị cho các tổn thất nặng, bất ngờ - nhưng không phải là lý do duy nhất tại sao CDU và SPD lo lắng. Ba cuộc bầu cử Tiểu bang trong Quý I năm 2016 là một kiểm tra về sự tín nhiệm chính phủ trong cuộc khủng hoảng người tỵ nạn ở Đức. Tại tất cả các Tiểu Bang, phải đạt 5 phần trăm là mức tối thiểu mới được vào quốc hội. Sức mạnh hiện có của AFD, dù không đảng phái nào khác muốn liên minh làm việc chung, nhưng có thể làm khó khăn cho việc thành lập chính phủ trong ba Tiểu bang kể trên. Thống Đốc Tiểu bang không được bầu trực tiếp tại Đức, phải do nghị viện trong khu vực bầu lên. CDU của bà Merkel chỉ còn nắm quyền 4 trong số 16 nhà lãnh đạo Tiểu bang ở Đức, SPD 9, đảng Xanh, Tả Khuynh và CSU/Bavaria mỗi đảng 1 Thống Đốc lãnh đạo. Trước cuộc bầu cử Quốc hội Đức vào năm 2017 còn có hai cuộc bầu cử tiểu bang ở Đức sẽ diễn ra vào mùa thu 2016: ngày 04 tháng 9 ở Mecklenburg- Vorpommern và vào ngày 18 tháng 9 tại Berlin. Stuttgart / Mainz / Magdeburg: Tất cả ba chính quyền có thể mất đa số của họ. Tại Baden- Württemberg là liên minh Xanh+Đỏ, Tiểu bang Rheinland-Pfalz: SPD+Xanh, ở Sachsen-Anhalt là liên 76 minh Đen+Đỏ. Vào ngày Chủ Nhật, các công dân quyết định trong ba Tiểu bang về tân nghị viện và đồng thời gián tiếp đánh giá chính sách tỵ nạn của Thủ tướng Angela Merkel. Tổng cộng có khoảng 12,7 triệu người được kêu gọi đi bỏ phiếu: Baden- Württemberg khoảng 7,7 triệu người; Rheinland-Pfalz khoảng 3,1 triệu và Sachsen-Anhalt 1,9 triệu cử tri. Việc gì đến phải đến. Dân chúng thuộc ba Tiểu bang nói trên rủ nhau đi bầu, bắt đầu từ 08 giờ 00 sáng cho đến 18 giờ 00 để quyết định đảng phái nào tham chính, đại diện cho họ!. Và dưới đây là kết quả bán chính thức bầu cử lại ba nghị viện hôm Chủ Nhật cuối tuần được công bố chiều tối ngày như sau: 1) Baden-Württemberg SPD: 12,7% (-10,4%, trong ngoặc +/- là kết quả của năm 2011 để độc giả tiện so sánh); Xanh: 30,3 % (+6,1%). Trong khi đó thì đảng CDU được 27% (- 12%): FDP: 8,3% (+3%). Đảng AfD lần đầu ra tranh cử tại Baden-Württemberg 13,1%, trở thành đảng mạnh thứ ba, hơn cả SPD, sau Xanh và CDU, được tham chính tại nghị viện Baden-Württemberg. Tả Khuynh: 2,9%. Đây là kết quả lịch sử cho đảng Xanh vì ông Kretschmann hai lần thắng cử liên tiếp ở Baden- Württemberg. Ngay trong đêm , Thống Đốc Baden-Württemberg, Kretschmann nói sau khi kết quả được công bố lần đầu vào tối ngày chủ nhật là cử tri đã ủy nhiệm ông tiếp tục lãnh đạo chính phủ tiểu bang, nhưng Xanh phải tìm một đối tác liên minh khác vì SPD thất nặng nề. SPD mất gần 50 phần trăm so với ) Rheinland-Pfalz Bà Malu Dreyer (SPD) bảo vệ được chức Thống Đốc ở Rheinland-Pfalz. SPD chiếm 36,2% (+0,5%); Xanh là đảng bị sút giảm nhiều nhất chỉ còn 5,3% (- 10,1%). Trong khi đó thì đảng CDU với ứng cử viên Julia Kloeckner được 31,8% (-3,4%), FDP: 6,2% (+2%). Đảng AfD lần đầu ra tranh cử tại Rheinland- Pfalz chiếm 12,6% (+12,6%) và được tham chính tại nghị viện Rheinland-Pfalz. Tả Khuynh: 2,8%, không được tham chính. Dù bị thua nhưng ứng cử viên hàng đầu của đảng CDU ở Rheinland-Pfalz, bà Kloeckner tuyên bố đánh giá liên minh đang cầm quyền Đỏ+Xanh thất bại. Riêng đảng FDP lần này đã thắng cử, tái nhập vào nghị viện Tiểu bang. 3) Sachsen-Anhalt SPD: 10,6% (trong ngoặc +/- là kết quả của năm 2011 để độc giả tiện so sánh, -10,9%); Xanh bị sút Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

78 giảm còn: 5,2 % (-1,9%) nhưng được tham chính và FDP với 4,9% thì bị loại. Trong khi đó thì đảng CDU được 29,8% (-2,7%). Tả Khuynh: 16,3% (-7,4%). Đảng AfD lần đầu ra tranh cử tại Sachsen-Anhalt 24,2% và được tham chính tại nghị viện, đồng thời cũng là đảng mạnh thứ hai ở Sachsen-Anhalt, trên cả hai đảng từng tham chính là Tả Khuynh và SPD. Haseloff cũng phải tìm liên minh để thành lập chính phủ. Thay lời kết: Dựa vào kết quả bầu cử kể trên, người viết đưa ra vài nhận định riêng sau đây: * Một điều đáng lưu ý, đảng Tả Khuynh (hậu thân của cộng sản Đông Đức) ngoại trừ tại Tiểu bang Sachsen-Anhalt ở phía Đông (DDR cũ, nhưng sự ủng hộ sút giảm) hầu như mất hẳn sự tin tưởng và ủng hộ của dân Đức tại 2 Tiểu bang ở phía Tây, rõ ràng và cũng dễ hiểu vì dân phía Tây Đức đầy kinh nghiệm trải qua bài học cộng sản DDR vì chính họ đã phải thắt lưng buộc bụng để giúp cho đồng hương phía Đông từ hơn 25 năm qua kể từ khi nước Đức thống nhất nên đã bị thất bại ở Baden-Württemberg, không được tham chính tại đây. * Liên minh màu Đỏ-Xanh không còn tiếp tục cầm quyền tại Baden-Württemberg vì SPD thất bại thê thảm. Đảng mạnh thứ ba tại đây là AfD mặc dầu ngay trước bầu cử SPD cũng như CDU kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho AfD. * Một điểm cũng cần lưu ý tại sao FDP sau liên tiếp thắng cử hai lần tại Hamburg và Bremen nay cũng được vào tham chính tại Tiểu bang Baden- Württemberg và Rheinland-Pfalz. FDP với đảng trưởng rất trẻ tuổi Lindner thay đổi đường lối chính trị, cách thức sinh hoạt, vận động tranh cử. FDP chống lại mô hình cũ có tính cách bảo thủ trước đây!. Bây giờ FDP với mô hình mới thực tế, trẻ trung hóa trên chính trường Đức, không đi theo kiểu "đường xưa lối cũ" và do đó thành công một cách ngạc nhiên. * Tại Baden-Württemberg sự hình thành một chính phủ trở nên khó khăn. Xanh của Thống Đốc Winfried Kretschmann là lực lượng mạnh nhất. Tuy nhiên đối tác liên minh trước đây của họ SPD, bị mất phiếu đáng kể do đó không đủ cho việc tiếp tục cầm quyến với một liên minh Xanh-Đỏ. Như vậy sẽ có một liên minh giữa đảng Xanh và CDU hay liên minh tay ba giữa đảng Xanh, SPD và FDP với chức Thống Đốc thuộc về Xanh hoặc CDU, SPD và FDP với chức Thống Đốc thuộc về CDU trong trường hợp này. "Tôi khuyên bạn nên tiếp tục mở những cuộc đàm phán với các đảng dân chủ. Điều quan trọng là đất nước được một chính phủ ổn định và hợp lý", lãnh đạo Tiểu bang kiêm đại diện Chủ tịch liên bang CDU Strobl nói. "Lợi ích cá nhân" cần phải được bỏ qua ở đây. * Trong cuộc bầu cử Tiểu bang Rheinland-Pfalz, SPD đã trở thành lực lượng mạnh nhất với kết quả chính thức. Ở vị trí thứ hai là CDU và AfD là lực lượng mạnh thứ ba ở nghị viện Rheinland-Pfalz. Xanh tuy mất phiếu rõ ràng nhưng cũng chiếm một vị trí trong Quốc hội. FDP lần nữa đại diện trong nghị viện Mainz. Dựa vào kết quả bầu cử thì sự liên minh cầm quyền giữa SPD và đảng Xanh không còn có thể. SPD tại Rheinland-Pfalz nhắm mục tiêu thành lập liên minh đèn giao thông với FDP và Xanh. Một liên minh lớn chỉ dành cho "tình huống khẩn cấp", vì vậy, bây giờ SPD sẽ tìm cuộc đối thoại với FDP và Xanh, Thống Đốc Malu Dreyer (SPD) cho biết như vậy tại Berlin sau bầu cử vào ngày thứ Hai FDP bày tỏ sự miễn cưỡng ban đầu. "Chúng tôi không chờ đợi một đề nghị từ SPD. Mục tiêu của FDP chúng tôi là được vào quốc hội", Hartmut Hoeppner, giám đốc điều hành của đảng Tự Do tại Rheinland- Pfalz cho thông tấn xã AFP biết như trên. * Liên minh Đen+Đỏ không thể tiếp tục cầm quyền tại Sachsen-Anhalt nữa vì sự yếu kém của SPD. Một liên minh có khả năng thành hình được là CDU và SPD cộng thêm đối tác thứ ba là đảng Xanh. * Vì biết không có đảng nào muốn liên minh với AfD để cầm quyền nên họ tuyên bố sẽ làm đối lập ở các nghị viện Tiểu bang để rút tỉa kinh nghiệm. Nhưng khách quan mà nói thì đảng AfD là đảng giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử vừa qua. * Tóm lại, bầu cử ở Đức rất tự do và đa đảng. Chuyện trên 50% cho một đảng đã khan hiếm rồi chứ đừng nói chi đắc cử gần 100% như ở các nước cộng sản hay độc tài đảng trị. Với sự thắng cử cao của AfD làm cho việc thành lập liên minh chính phủ ở các tiểu bang kể trên trở nên khó khăn vô cùng. Không đơn giản chỉ với một đối tác liên minh như nhiệm kỳ trước mà đôi khi phải cần tới giải pháp tay ba (gồm ba đảng). Dù muốn dù không cuối cùng thế nào cũng phải có một chính quyền Tiểu bang vì (có thể nói) lá phiếu dân chủ của cử tri Đức đã gián tiếp muốn như vậy: "một chính phủ phân quyền trong một thể chế dân chủ và quan trọng cần là chính quyền ổn định để làm việc!". * Sự bảo thủ cố hữu không phải là đường lối chính trị đem lại thành công, đó cũng là hậu quả mà các tỉnh bộ CDU nhận lãnh qua đường lối tỵ nạn cứng nhắt của bà Merkel, bất kể sự chỉ trích và kêu gọi cần phải thay đổi của chính trị gia nội đảng từ nhiều tháng qua. Đúng như dự đoán, CDU thất bại nặng nề ở Baden-Württemberg và Rheinland-Pfalz mặc dù vài tháng trước đây được sự ủng hộ nhiều hơn Xanh và SPD. Tuy vẫn còn là đảng mạnh nhất ở Sachsen- Anhalt nhưng sự ủng hộ cử tri tại Tiểu bang này dành cho CDU cũng sút giảm thấy rõ. Tất cả các đảng tranh cử đều kết luận theo kết quả bầu cử ngay tối rõ ràng là dân chúng Đức KHÔNG đồng ý với chính sách tỵ nạn của bà Merkel!. Lê-Ngọc Châu (Munich Tháng ) Sưu tầm và phiên dịch từ các báo der Spiegel, SZ, FAZ, die Welt, Handelsblatt, Focus, N -TV, AFP, dap... Viên Giác 212 tháng 4 năm

79 78 Quảng Trực phụ trách * Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không và radar ở Hoàng Sa: Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không và hệ thống radar trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, hòn đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng cách đây đã hơn 40 năm (từ năm 1974) và cũng là hòn đảo cả Đài Loan lẫn Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền. Phú Lâm cũng là hòn đảo lớn nhất ở Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự. Tin này được đài Fox News của Hoa Kỳ loan tải, sau đó được xác nhận bởi Bộ Quốc Phòng Đài Loan và Hoa Kỳ. Khi loan tin này, đài truyền hình Fox News còn phổ biến hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đặt 2 hệ thống hỏa tiễn phòng không và một dàn radar trên đảo. Đài Fox News cũng trích dẫn lời một viên chức quân sự Mỹ nói rằng hệ thống hỏa tiễn phòng không Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm là hệ thống HQ-9, có tầm hoạt động khoảng 200 cây số. Một số nhà phân tích nói rằng họ không ngạc nhiên khi được biết Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không ở Hoàng Sa. Ông Rory Medcalf, Viện Trưởng Viện An Ninh Quốc Gia Úc còn nói rằng điều này chứng tỏ chủ trương của Bắc Kinh là muốn kiểm soát tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Hoàng Sa, để sau đó thiết lập Vùng Nhận Diện Hàng Không. Cho đến tối 17/2, vẫn chưa thấy chính phủ CSVN lên tiếng nói gì về vụ này, nhưng Tổng Thống Tân Cử Đài Loan là Bà Thái Anh Văn có đưa ra phát biểu nói rằng việc Trung Quốc làm đã tạo thêm căng thẳng cho khu vực. Bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi tất cả các quốc gia phải tự kiềm chế, đừng tạo thêm khó khăn, và tìm cách giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình. Lên tiếng tại Tokyo, Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Lực Lượng Quân Sự Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, nói rằng chuyện Trung Quốc đặt hỏa tiễn phòng không tại Hoàng Sa là điều không ngạc nhiên, nhưng ông gọi đó là hành động đáng quan ngại, xem đó là dấu hiệu chứng tỏ Bắc Kinh muốn thực hiện mục tiêu quân sự hóa Biển Đông. Đô Đốc Harris cũng nói với báo chí rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch tự do hàng hải ở Biển Đông, tương tự như điều Washington đã làm hôm 30/1 năm nay, khi đưa khu trục hạm có tên lửa dẫn đường đến sát đảo Tri Tôn, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tại Bắc Kinh, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Quốc không xác nhận tin này, nhưng nói rằng báo chí Tây Phương cố ý làm lớn chuyện. Nguồn: * Tàu hải cảnh Trung Quốc lại cướp phá tàu ngư dân Việt: Trước đó, trưa ngày 6/3, tàu cá do ông Võ Quang Thái (xã Tam Quang, huyện Núi Thành), làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân đang khai thác tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu cùng 2 tàu không rõ số hiệu cập mạn, khống chế. Sau khi mở bạt che súng trên tàu chĩa về phía ngư dân để uy hiếp, 11 người Trung Quốc xông lên tàu ngư dân cướp lương thực, nước uống, gần một tấn hải sản và cắt phá ngư lưới cụ. Trong nhóm này có 2 người nói được tiếng Việt, đe dọa tàu ông Thái phải quay trở lại đất liền, nếu gặp lại một lần nữa sẽ đâm vỡ tàu. Thượng tá Nguyễn Văn Búp, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Kỳ Hà (đóng quân tại xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam), cho hay nhà chức trách đã hoàn tất việc kiểm tra thiệt hại, lấy lời khai của các ngư dân. Thiệt hại của vụ cướp phá khoảng 300 triệu đồng. Lời khai của ngư dân về thủ phạm của vụ cướp là Hải cảnh Trung Quốc là có cơ sở, thượng tá Búp nói. Về phía chủ tàu Võ Quang Thái, dù vụ cướp phá gây tổn thất lớn về kinh tế và còn bị đe dọa "sẽ đâm vỡ tàu nếu gặp lại" nhưng ngư dân này khẳng định sẽ tiếp tục bám biển Hoàng Sa, sau khi tu sửa các thiết bị trên tàu. Chuyến biển đầu năm anh em ai nấy cũng tràn trề hy vọng, niềm vui càng nhân đôi khi ra đến nơi, gặp luồng cá lớn. Vậy mà không ngờ tàu Hải cảnh Trung Quốc cướp phá hết. Tàn nhẫn quá, ông Thái nói. Ngày 11/3, Nghiệp đoàn Nghề Cá Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hành động cướp, phá tàu cá ngư dân Quảng Nam do Hải cảnh Trung Quốc gây ra. Đây là một trong những hành động nguy hiểm, có dụng ý của phía Trung Quốc nhằm đe dọa tinh thần, an toàn tính mạng và gây thiệt hại về kinh tế đối với ngư dân Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục thể hiện tinh thần thiếu thiện chí, lời nói không đi đôi với việc làm của phía Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông, ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân, tuyên bố nêu. Trong khi Nghiệp đoàn Nghề Cá Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía TQ và đề nghị các cơ quan chức năng của VN cần có các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân trong các hoạt động trên biển, thì từ nhiều năm nay đảng CSVN, chính quyền và quân đội tự xưng nhân dân vẫn im tiếng không có một hành động nào để bảo vệ ngư dân và lãnh hải tổ quốc. Nguồn: Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

80 * Miền Tây hạn, mặn nghiêm trọng nhất 100 năm: Hạn hán và xâm nhập mặn được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, nặng nhất 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề các tỉnh miền Tây. Theo Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Cao Đức Phát, trước mắt phải bảo vệ vụ lúa đông xuân 1,55 triệu ha trên đồng, sau đó tính chuyện an toàn cho vụ hè thu cũng như đời sống sản xuất của người dân. Đồng thời, địa phương phải có giải pháp tầm nhìn tương lai để ứng phó với tình trạng hạn và xâm nhập mặn khốc liệt, gay gắt hơn. Báo cáo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp cho thấy, năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa mưa đến trễ và kết thúc sớm. Tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu hụt 20-50% trung bình nhiều năm. Mực nước thượng nguồn sông Cửu Long tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua. Mùa khô năm nay do thiếu nước ngọt, mặn xuất hiện sớm 2 tháng và nhiều khả năng kết thúc muộn. Hiện, trên các hệ thống sông chính ở miền Tây, mặn xâm nhập sâu km, tăng km so với các năm trước. Gần ha (chiếm hơn 20%) trong tổng số 1,55 triệu ha lúa đông xuân đang sản xuất tại miền Tây có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn. Trong đó, ha lúa bị thiệt hại nặng nề, hàng chục nghìn ha bị chết. Tỉnh Vĩnh Long nằm rất xa biển nhưng lần đầu bị nước mặn tấn công. Tỉnh Kiên Giang công bố tình trạng thiên tai hơn ha lúa bị chết, đời sống sản xuất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng Nhiều khả năng, các địa phương Bến Tre, Trà Vinh, Vị Thanh, Rạch Giá thiếu nước ngọt sinh hoạt từ 2 tháng trở lên. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lương thực, chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây, 69% thủy sản của cả nước. Do vậy việc phòng chống hạn, mặn cho vùng này là vấn đề sống còn. "Trước mắt nên làm đê bao khép kín giữ ngọt, ngăn mặn tại những vùng sản suất trọng điểm như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười... Tin thêm, do nước mặn xâm nhập sâu, nhiều nhà máy nước ngọt bị ngưng trệ có thể khiến hàng triệu người dân Sài Gòn thiếu nước ngọt. Ngày 8/3, hồ Dầu Tiếng Phước Hòa xả nước xuống sông Sài Gòn, kéo dài trong 3 hôm với lưu lượng 30m 3 một giây để đẩy mặn, giúp nhà máy nước Tân Hiệp lấy nước thô xử lý, cung cấp cho người dân tp HCM sinh hoạt. Các số liệu quan trắc cho thấy, nước lấy từ sông Sài Gòn - Đồng Nai nhiều thời điểm không còn đáp ứng được theo quy chuẩn một số chỉ tiêu (độ mặn vượt quá 25 mg một lít), không xử lý được khiến hoạt động cấp nước đôi lúc phải ngưng trệ. Theo tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), nhiều nhà máy nước như Tân Hiệp, Bình An, Thủ Đức đã nhiều lần ngưng lấy nước thô hoặc khó khăn trong xử lý nước. Dự báo tình trạng xâm nhập mặn còn tiếp tục gây ra những tác động xấu trực tiếp đến hệ thống cấp nước của tp HCM ít nhất đến tháng 4/2016. Công ty thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa cho biết, từ đầu năm đã xả nước 5 lần xuống sông Sài Gòn để cứu các nhà máy nước sạch ở hạ nguồn trước diễn biến xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt. Số liệu từ Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão cũng chỉ ra độ mặn tại huyện Nhà Bè tăng 30-40% so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng 80% so với nhiều năm gần đây. Sawaco cho biết đang xây dựng kế hoạch xây hồ chứa nước ngọt tại huyện Củ Chi để làm nguồn nước thay thế trong trường hợp nước sông Sài Gòn - Đồng Nai nhiễm mặn quá cao. Về nguyên nhân xâm nhập mặn, ông Phạm Thế Vinh - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - cho rằng, hạn mặn diễn ra mạnh vì El Nino kéo dài khiến khu vực Nam bộ rất ít mưa. Ngoài ra, việc triều cường kéo dài đến tháng 2, 3 khiến nước mặn đi sâu vào các cửa sông. Cuối cùng, một nguyên nhân chính khiến đồng bằng sông Cửu Long bị xâm ngập mặn từ nhiều năm nay là do việc xây đập thủy điện tràn lan trên thượng nguồn sông Mekong của TQ, điều mà chính quyền CSVN không bao giờ dám lên tiếng phản đối, mà còn che giấu trong các báo cáo và thông tin về môi trường. Nguồn: * Chỉ thị 15-CT/TW bao che cho đảng viên tham nhũng: Phát biểu trong hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó công an tp HCM (CATP) giải thích vì sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít như sau: "Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, vì hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên, mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên. Chỉ thị 15- CT/TW (viết tắt CT15) do Bộ Chính trị ban hành ngày 7/7/2007 thể hiện quyền lãnh đạo của đảng CS đối với các cơ quan bảo vệ luật pháp trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ đảng. CT15 có quy định: Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt... thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng. Công an không được trinh sát đảng viên vì vướng CT15, đây là sự thừa nhận của Phan Anh Minh. CT15 thể hiện quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đảng là ai? Là Bộ Chính trị, là đảng ủy các cấp, dưới lá chắn quản lý do CT15 có thể đứng trên tòa án để quản lý chặt chẽ từ đầu tới cuối toàn bộ quá trình tố tụng của một vụ án có liên quan đến đảng viên: Từ trinh sát, phát hiện dấu hiệu, củng cố chứng cứ, khởi tố, bắt và truy tố đảng viên vi phạm. Với CT15, bất cứ một lãnh đạo đảng nào cũng có thể can thiệp vào một vụ án, mà có đảng viên vi phạm để thay đổi bản chất vụ việc, kéo dài thời gian điều tra, khởi tố, thậm chí biến sai phạm hình sự thành xử lý hành chính với các đảng viên... CT15 tạo điều kiện cho các đảng viên vi phạm có cơ hội cứu nhau. Bởi khi nhận được báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật đối với các cá nhân đảng viên sai phạm, nếu tổ chức đảng hay cấp ủy đó không trong sáng, không thực lòng chống tiêu cực, thì chắc chắn vụ án sẽ bị chìm Viên Giác 212 tháng 4 năm

81 xuồng. Quá trình tố tụng tiếp theo sẽ không thể tiến hành. Đứng đầu một đơn vị chống tham nhũng, Cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng, ông Phạm Trọng Đạt thừa nhận trên báo Vietnamnet ngày 5/3/2016 "Tham nhũng là những người có chức vụ và quyền hạn, chống lại cơ chế xin cho. Chúng tôi chống lại có khi bị "chết trước". Như vậy đã rõ, khó có thể chống tham nhũng, khi người thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên CS. Bởi xưa nay chủ trương nhất quán xuyên suốt của hơn ba triệu đảng viên là phải bám lấy đảng, bảo vệ đảng là bảo vệ tính mạng quyền lợi của chính mình. Kêu gọi chống tham nhũng chỉ là hành động mị dân của đảng CSVN. Bởi trên thực tế khi các cơ quan tiến hành tố tụng không phải là những cơ quan độc lập, toàn quyền. Chỉ thị 15-CT/TW đã chính thức chỉ ra rằng khái niệm "mọi công dân đều phải bình đẳng trước pháp luật" của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chỉ là trò hề khi có sự phân biệt giữa đảng viên và người dân thường. Nguồn: * Không để lọt vào Quốc hội những phần tử thế này thế khác: TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vừa lên tiếng răn dạy các cử tri chớ nên bỏ phiếu cho những phần tử xấu trong kỳ bầu cử quốc hội sắp diễn ra vào tháng 5/2016. Hôm 8/3/2016, NP Trọng cảnh báo: Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác. Đây là lần đầu tiên NPT bày tỏ thái độ trước sự kiện nhiều người ngoài đảng tự nộp đơn tranh cử vào quốc hội một cơ quan vẫn bị coi là bù nhìn của đảng. Luật sư dân oan Võ An Đôn, TS Nguyễn Quang A, nghệ sỹ Nguyễn Công Vượng, bà Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thuý Hạnh là những người tuyên bố sẽ tham gia cuộc chạy đua lần này. Hầu hết những ứng viên độc lập nêu trên bị chế độ cộng sản liệt vào danh sách những phần tử xấu do có các hoạt động không theo đường lối của đảng cầm quyền. Các ứng viên độc lập sẽ còn phải đối mặt với các vòng đấu tố tại địa phương, rồi đến vòng xét duyệt do mặt trận tổ quốc một cánh tay nối dài của đảng đứng ra tổ chức. Trong quá khứ, chưa một ứng viên độc lập nào vượt qua được cửa ải này. Chưa nói đến việc thắng cử, nội việc có tên trong danh sách tranh cử cũng đã là một điều gần như không thể đối với các ứng cử viên độc lập. Do đó, tuyên bố của TBT Trọng cũng chỉ để tái khẳng định lại thông điệp: Bầu cử quốc hội vẫn là một sân chơi độc diễn của đảng cộng sản. Đối với người dân VN, nếu đã không được quyền lựa chọn người đại diện cho mình, thì tốt nhất là nên tẩy chay cái trò hề bầu cử độc diễn của đảng cộng sản. Tẩy chay bầu cử là một cách để tỏ thái độ bất hợp tác, đồng thời cũng để khước từ luôn vai trò của quốc hội CSVN những kẻ bù nhìn, nhưng luôn tự cho mình cái quyền đại diện hợp pháp đối với nhân dân VN. Ngược lại, nếu vẫn chấp nhận tham gia đi bầu, thì phải cam chịu khi bị chóp bu CSVN cười vào mặt, điển hình như câu nói của chủ tịch QH CSVN Nguyễn Sinh Hùng: "Quốc hội tức là dân, dân quyết 80 sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai". Hơn nữa, khi giàn khoan HD981 của TQ xâm phạm lãnh hải VN năm 2014, QH bù nhìn lại không dám có một tuyên bố để lên án vụ xâm phạm lãnh hải này. Cuối năm 2015, toàn bộ đại diện QH bù nhìn đã hành động một cách nhục nhã và vô sỉ qua việc không những câm lặng mà còn ngồi lắng nghe Tập Cận Bình chủ tịch TQ, khi ông này ngang ngược tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về TQ từ ngàn xưa! Nguồn: * Đường sắt Hà Nội mua lại 160 toa xe cũ 20 năm của Trung Quốc: Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho hay sẽ mua lại 160 toa xe cũ từ Trung Quốc về kinh doanh trong nước nhằm tiết kiệm chi phí. Theo ngành đường sắt, những toa xe được sử dụng trên đường ray khổ mm phù hợp với điều kiện hạ tầng trong nước. Doanh nghiệp đang xin ý kiến của hai bộ Khoa học & Công nghệ và Giao thông vận tải để được hướng dẫn về thủ tục. Với tuổi đời ngoài 20 năm và có xuất xứ từ Trung Quốc, không ít người dân và chuyên gia cảm thấy băn khoăn và lo ngại về chất lượng của hàng trăm toa tàu này. Không phải năm 2015 kế hoạch mua 160 toa tàu cũ của Trung Quốc mới được xúc tiến, mà chủ trương này đã được triển khai từ năm 2014 với bút phê của lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhất trí thực hiện nhanh... đề nghị tổ chức triển khai. Nguồn: * Muỗi Aedes lây truyền virus ăn não Zika có nhiều tại Việt Nam: Dịch bệnh mới do virus Zika gây ra có cùng nguồn lây với bệnh sốt xuất huyết là muỗi Aedes. Tuy nhiên, có đến 80% các trường hợp nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng nên càng khó khăn hơn trong công tác giám sát phát hiện. Chiều 02/02/2016, Bộ Y tế đã có cuộc họp trực tuyến khẩn cấp với các tỉnh thành về công tác phòng chống dịch do virus Zika và các dịch bệnh nguy hiểm trong dịp Tết Nguyên Đán và mùa Đông Xuân năm Tại cuộc họp, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, tuy chưa có trường hợp nhiễm virus Zika tại nước ta nhưng nguy cơ dịch Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

82 xâm nhập và lây lan trong cộng đồng là hoàn toàn có thể do sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Trong khi, hiện người dân không có miễn dịch đối với virus Zika. Đáng lo ngại, bệnh sốt xuất huyết có cùng nguồn lây truyền virus Zika - là loài muỗi Aedes. Việt Nam hiện có mật độ muỗi Aedes rất cao, bà Tiến nói. Cũng theo bà Tiến, vấn đề chính vẫn là kiểm soát chặt ca bệnh về từ vùng dịch. Nhưng theo thống kê, có đến 80% các trường hợp nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng. Do đó, việc giám sát phát hiện bệnh này tại các cửa khẩu quốc tế không phải dễ. Biện pháp cấp bách là phải truyền thông giúp người dân cân nhắc, hạn chế đến các nước Nam Mỹ, một số nước châu Âu và Đông Nam Á đang có dịch. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, vì có một số bằng chứng gợi ý virus Zika có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục. Bên cạnh đó, theo Bộ Y tế, tới nay muỗi tại Việt Nam vẫn đang sinh sôi mạnh dù thời tiết lạnh. Chúng ta cần kiểm tra lại độ nhậy cảm với hóa chất đang được sử dụng để diệt muỗi Aedes hiện nay. Nếu cần, các đơn vị dự phòng xem xét có phải thay đổi hóa chất hay không? Ta cứ kêu gọi người dân phòng tránh muỗi đốt, mà muỗi thì cứ có hoài thì làm sao mà phòng được? Phải diệt ngay các nguồn chứa bọ gậy là nguồn phát sinh muỗi. Người dân cần ý thức lật úp, đậy kín tất cả các dụng cụ có khả năng chứa nước tại nơi mình sinh sống, bà Tiến nói. Bộ Trưởng Y tế cũng lưu ý các bệnh dịch khác cũng có thể xảy ra vào thời điểm này là cúm mùa (H1N1, H3N2 ), cúm gia cầm (H5N1, H7N9 ). Ngoài ra, cần lưu ý nguy cơ mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh và ngộ độc rượu trong những ngày vui Xuân. Nguồn: * Công nhân Pouchen biểu tình kẹt cứng quốc lộ 1K: Hàng vạn công nhân Pouchen Biên Hòa - vẫn tiếp tục đình công sang ngày thứ 3 liên tiếp, bất chấp các nỗ lực nhằm xoa dịu tình hình của của liên đoàn lao động cùng các ban ngành, đoàn thể tỉnh Đồng Nai. Nguyên nhân cuộc đình công xuất phát từ việc công ty Pouchen áp dụng những quy định trừ tiền lương, thưởng quá khắt khe và bất hợp lý. Cụ thể, công ty áp dụng xếp loại lao động theo 3 mức là A, B, C. Trong một năm, mỗi công nhân có 100 điểm thưởng, nếu bị trừ điểm thì tiền thưởng theo đó sẽ càng ít lại. Theo quy định của công ty, người lao động nghỉ việc không phép sẽ bị trừ 13 điểm, thậm chí nghỉ có phép do ốm đau, bệnh tật vẫn bị trừ 3 điểm. Trong trường hợp người lao động nghỉ làm không phép, bị trừ 13 điểm thì sẽ bị xếp vào loại C, đồng nghĩa với việc bị cắt hết tất cả các khoản tiền trợ cấp và tiền thưởng cuối tháng hoặc cuối năm. Những quy định này khiến cho đồng lương vốn đã còm cõi của người lao động nay càng có nguy cơ bị thiệt thòi nhiều hơn. Do không còn niềm tin vào các tổ chức đại diện như công đoàn hay liên đoàn lao động, các công nhân đã buộc lòng phải đứng lên đấu tranh đòi lại quyền lợi chính đáng. Trưa ngày 25/2/2016, 16 ngàn công nhân đồng loạt đình công để phản đối những quy định bất hợp lý. Đến ngày 26/2/2016, cuộc đình công vẫn tiếp diễn sang đến ngày thứ 2 liên tiếp. Các công nhân công khai khước từ vai trò đại diện của liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai trong việc thương lượng với công ty. Lúc 15 giờ chiều cùng ngày, tình trạng hỗn loạn đã xảy ra khi xuất hiện một viên CA thường phục cầm dao đâm chém tán loạn đối với những người đang đấu tranh đòi quyền lợi. Ít nhất 4 công nhân đã bị đâm, chém đến mức đổ máu và gây nhiều thương tích trên người. Trước sự phản ứng dữ dội của công nhân, nhiều CA sắc phục đã lập tức xông đến để giải vây cho viên CA thường phục này. Ngay lập tức, hàng trăm công nhân kéo đến bao vây chiếc xe để hỏi tội tên CA thường phục, đồng thời ngăn chặn không cho hắn tẩu thoát. Dù đã được đồng bọn bao che, nhưng video cũng cho thấy rõ khuôn mặt hoảng sợ của kẻ thủ ác trước các công nhân đang đầy phẫn uất và giận dữ. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ, lúc 18 giờ tối cùng ngày, chiếc xe chở viên CA thường phục mới được đưa đi khỏi hiện trường. Đến sáng ngày 27/2/2016, công nhân Pouchen tiếp tục tràn cả xuống đường biểu tình khiến quốc lộ 1K, đoạn đi qua xã Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai trở nên tê liệt. Nguồn: * Người dân Sầm Sơn Thanh Hóa biểu tình 10 ngày liền: Liên tiếp trong những ngày đầu tháng 3, người dân ở các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã tập trung biểu tình trước trụ sở UBND tỉnh nhằm yêu cầu chính quyền có phương án hỗ trợ phù hợp khi thu hồi đất ven biển, dọc khu vực neo đậu tàu thuyền phía Đông đường Hồ Xuân Hương. Được biết khu vực bờ biển này đã được giao cho tập đoàn FLC. Trước đó, khi khu nghỉ dưỡng cấp cao FLC Samson Beach & Golf Resort được xây dựng và đưa vào hoạt động đã có tình trạng người dân phản ánh vì không thể đánh bắt kiếm sống ở phần biển được giao cho doanh nghiệp. Nay với việc tiếp tục triển khai thu hồi đất ven biển Sầm Sơn phục vụ dự án xây dựng khu vui chơi, du lịch khiên người dân bức xúc lo sợ việc mất bến bãi neo đậu tàu thuyền khiến nghề đi biển truyền thống có nguy cơ "xóa sổ". Viên Giác 212 tháng 4 năm

83 Đại diện địa phương, ông Lường Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Cư cũng cho biết: "Dự án này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất truyền thống, bà con dù ủng hộ chủ trương của tỉnh nhưng họ yêu cầu chủ đầu tư để lại một khoảng đất neo đậu tàu thuyền. Không được chấp thuận nên họ phản đối". Mặc dù đã tổ chức đối thoại, nhưng người dân vẫn không đạt được sự đồng thuận với chính quyền địa phương vì hầu hết bà con chưa muốn nhận tiền hỗ trợ vì lo lắng mất kế sinh nhai lâu dài, con cháu rơi vào cảnh thất nghiệp. Đó cũng là lý do mà những ngày qua, hàng trăm ngư dân ở vùng biển này kéo lên trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa đòi công lý. 15h30 chiều ngày 3/3, hàng trăm người dân tiếp tục tập trung biểu tình ngay đại lộ Lê Lợi, đoạn trước UBND tỉnh Thanh Hóa với các khẩu hiệu: Trả lại biển cho người dân Sầm Sơn, Biển là của dân Trong khi đó công an tỉnh Thanh Hóa lại cho báo chí biết là cơ quan điều tra đã vào cuộc khởi tố vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 245 bộ luật Hình sự để điều tra. Người dân phản ứng lại khi nghe tin này và cho biết họ là nạn nhân trực tiếp nên tự bảo vệ quyền lợi của mình mà không có bất cứ ai đứng sau lưng xúi giục hay xách động: Đây là toàn thể nhân dân đồng tình đi chứ không ai cầm đầu và cũng không ai tổ chức gì hết. Toàn thể nhân dân dẫn nhau đi đòi công lý cho nhân dân chứ không ai cầm đầu cả. Công an đã được rải khắp mọi nơi để theo dõi nhân dân tuyên truyền như thế nào nhưng tất cả nhân dân đều đồng tình đi làm cho dân chứ không có ai đầu sỏ hết. Đến ngày 7/3, trong buổi gặp gỡ và trao đổi với hàng trăm ngư dân bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến thừa nhận có lỗi với ngư dân ở Sầm Sơn, ông Chiến lên tiếng có lỗi vì đã không cung cấp thông tin chính xác cho dân chúng về dự án đầu tư Khu du lịch ven biển. Kết thúc buổi trao đổi vào lúc 11 giờ trưa, ông Chiến hứa hẹn sẽ giữ lại bến thuyền dưới chân đê Độc Cước để bà con có chỗ neo đậu thuyền bè ra vào đánh cá, cho phép người dân sử dụng từ 300 mét đến 1500 mét bờ biển để mưu sinh. Đồng thời, Bí thư Thanh Hóa còn nhấn mạnh tỉnh chưa có chỉ đạo chính thức theo văn bản việc di dời bến thuyền thì ngư dân vẫn sinh hoạt bình thường như từ trước đến nay. Nguồn: * Kênh Youtube của VTV của bị tạm ngưng vì chôm chỉa nội dung: Ngày 29/2/2016, người dùng Youtube bất ngờ thấy kênh Youtube của VTV bị dừng hoạt động. Theo thông báo ghi trên trang Youtube, do tài khoản này đã vi phạm bản quyền. Nguyên nhân dẫn đến kênh Youtube của VTV bị tạm ngưng do VTV đã không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng tư liệu trên mạng đưa vào nội dung chương trình mà chưa được sự chấp thuận của tác giả sở hữu nội dung. Gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ tố cáo VTV, VTVcab vi phạm bản quyền cảnh quay của các cá nhân đăng trên trang Youtube cá nhân. Đầu tháng 9/2015, anh Bùi Minh Tuấn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) đã gửi đơn đến Tổng Giám Đốc VTV, Cục Sở hữu trí tuệ và một số cơ quan chức năng khiếu nại về việc VTV1 đã sử dụng trái phép Video do anh thực hiện trong chương trình "Chào buổi sáng" phát lúc 6 giờ 53 ngày 2/9/2015. Được biết Bùi Minh Tuấn là người khá nổi tiếng trong giới chơi flycam ở Việt Nam. Anh đã thực hiện nhiều cảnh quay về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam bằng flycam và cập nhật trên kênh Youtube cá nhân mang tên là YAMAHA TRUNG TA. Ngoài ra trong nội dung chương trình bị chôm chỉa còn có những vi phạm về bản quyền như: Không ghi nguồn sử dụng Video của tác giả; Tự ý cắt cúp xóa bỏ logo nhắc nhở bản quyền Copyright by YAMAHA TRUNG TA bên góc trái phía trên của Video Clip. Trong khi thông tin của tác giả tại kênh Youtube được ghi đầy đủ số điện thoại, nhưng không chịu liên lạc. Khi tác giả phát hiện và lên tiếng thì mới gọi điện giải thích lý do không ghi tên nhưng thái độ hoàn toàn xem thường tác giả. Anh Tuấn cho biết, đây là lần thứ 4, VTV đã sử dụng trái phép các đoạn Video Clip của anh mà không hề liên lạc xin phép hay hỏi ý kiến. Những lần trước, sau khi cảnh quay phát sóng bị anh Tuấn phát hiện, đại diện VTV gọi điện xin lỗi qua điện thoại và anh đã bỏ qua, nhưng sau đó lại tiếp tục lấy hình ảnh của anh sử dụng mà không xin phép. Khi anh Tuấn liên lạc với chương trình Chào buổi sáng thì được đại diện VTV nói lý do không ghi tên tác giả là: do máy hư, nên không ghi chữ vào được (!?). Đến bây giờ tôi không thể nào chấp nhận được kiểu làm việc: Sử dụng trái phép trước, khi bị phát hiện thì mới xin lỗi sau. Điều đáng nói ở đây là VTV đã xem thường và không tôn trọng tác giả, anh Tuấn bức xúc nói. Anh Tuấn cho biết, tất cả các Video anh đăng trên trang Youtube YAMAHA TRUNG TÁ đều ghi rõ quyền sở hữu, số điện thoại di động và của tác giả. VTV chỉ cần gọi điện thoại trước khi sử dụng và ghi rõ nguồn là anh đồng ý cho sử dụng mà không lấy một đồng thù lao nào. Nhưng không hiểu sao đến một cuộc điện thoại họ cũng không gọi và công khai ăn cắp cảnh quay của tôi hết lần này đến lần khác dù tôi đã chính thức khiếu nại nhiều lần, anh Tuấn phát biểu. Nguồn: Quảng Trực (Tháng 02-3/2016) Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

84 Quảng Trực phụ trách * WHO khẳng định virus Zika không ảnh hưởng tới Thế Vận Hội 2016: Tổng Giám đốc WHO tin tưởng rằng virus Zika sẽ không ảnh hưởng tới Thế Vận Hội 2016, mà sẽ diễn ra tại Ba Tây vào tháng 8 tới. Hôm 23/2/2016, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Bà Margaret Chan cho biết Ba Tây đang kiểm soát tốt virus Zika và đảm bảo các vận động viên và du khách tham gia Thế Vận Hội sẽ được an toàn. Bà Chan cho biết thêm chính phủ Ba Tây đang làm mọi cách để huy động toàn dân tham gia cuộc chiến tiêu diệt muỗi Aedes sinh vật trung gian lây truyền virus Zika. "Tôi muốn khẳng định rằng, chính phủ đang phối hợp chặt chẽ với phong trào Thế Vận Hội Quốc Tế, ban tổ chức địa phương, sự hỗ trợ của WHO để thực hiện kế hoạch tiêu diệt muỗi và đảm bảo những người đến đây sẽ được bảo vệ một cách tối đa", bà Chan cho biết. Ngoài ra, Tổng Giám đốc WHO còn tỏ ra tin tưởng vào hành động bảo vệ các đoàn thể thao và du khách tham dự Thế Vận Hội khỏi virus Zika. Bên cạnh đó bà nhận định, Ba Tây rất minh bạch trong việc chia sẻ thông tin về virus cũng như giữ vai trò lãnh đạo trong việc hợp tác với các nước khác để phát triển biện pháp chẩn đoán cũng như vaccine (thuốc chủng ngừa) phòng bệnh. Bà còn ca ngợi lãnh đạo nước này đã huy động toàn xã hội, bao gồm cả quân đội, doanh nghiệp, tôn giáo và người dân tham gia vào chiến dịch diệt trừ muỗi. Biết thêm, virus Zika (ZIKV) là một virus được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm (Zika được lấy từ tên khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã được tìm thấy đầu tiên vào năm 1947). Virus Zika thường được dung nạp tốt. Nó không có triệu chứng điển hình và tương tự như một dạng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt vàng da. Virus này có thể gây ra một hội chứng tương tự khác với sốt, phát ban, đau đầu và đau khớp và giới hạn vận động. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể liên quan với nguy cơ của hội chứng Guillain-Barré ở bệnh nhân cũng như bệnh đầu nhỏ trong bào thai của người phụ nữ mang thai. Ba Tây là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Zika ăn não người được cho là có liên quan đến tật đầu nhỏ ở bào thai và trẻ nhỏ. Đến nay, WHO ra thông báo, virus Zika đã lây lan tới 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế Giới với 130 nước có loài muỗi Aedes mang loại virus này, khiến nguy cơ virus Zika lan rộng là rất lớn. Tổ chức này cảnh báo dịch Zika có thể diễn biến tồi tệ hơn trước khi được kiểm soát và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp chống muỗi và tránh bị muỗi đốt. * Cựu tài xế của bà Suu Kyi được bầu làm Tổng Thống Miến Điện: Quốc hội Miến Điện ngày 15/3 đã bầu ông Htin Kyaw, cựu tài xế kiêm cố vấn của bà Aung San Suu Kyi, làm Tổng Thống mới của nước này. Ông Htin Kyaw sẽ là nhà lãnh đạo dân sự đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á sau hơn 50 năm. Ông Htin Kyaw, 69 tuổi, thuộc Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ (NLD) do Bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành 360 trong tổng số 652 phiếu trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội sáng nay. Ông Htin Kyaw đã chiến thắng trước 2 đối thủ, một ứng viên khác do NLD đề cử và một người do quân đội đề cử. Ứng viên Myint Swe, người được quân đội đề cử và hiện là thủ hiến vùng Yangon, nhận được 213 phiếu bầu, trong khi ứng viên Henry Van Thio nhận được 79 phiếu bầu. Họ sẽ trở thành Phó Tổng Thống thứ nhất và thứ 2 của Miến Điện. Với kết quả trên, ông Htin Kyaw sẽ trở thành nhà lãnh đạo dân sự đầu tiên của Miến Điện trong nhiều năm qua khi ông kế nhiệm Tổng Thống Thein Sein vào tháng tới. Ông Htin Kyaw là cựu tài xế kiêm cố vấn thân cận của bà Suu Kyi. Đảng NLD của bà Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử tại Myanmar hồi tháng 11 năm ngoái. "Kết quả hôm nay có được là nhờ tình yêu của người dân dành cho bà ấy. Đây là chiến thắng cho người chị của tôi, Aung San Suu Kyi", ông Htin Kyaw nói sau khi đắc cử. Bà Suu Kyi không được phép làm Tổng Thống theo hiến pháp do quân đội soạn thảo. Hiến pháp Miến quy định rằng một người không thể trở thành Tổng Thống nếu có thành viên trong gia đình mang quốc tịch nước ngoài. Hai con trai của bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh. Tuy nhiên, bà Suu Kyi trước đó nói rằng bà có thể đứng trên cả Tổng Thống. Không rõ bà Suu Kyi sắp tới sẽ đảm nhận chức vụ gì và làm thế nào để bà cân bằng mối quan hệ với ông Htin Kyaw. * Đánh bom rung chuyển thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ Ít nhất 34 người thiệt mạng, 125 người bị thương sau một vụ đánh bom xe xảy ra hôm 13/3/2016 tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, hãng tin Reuteurs cho biết. Nguồn tin cho hay, vụ đánh bom xảy ra lúc 18 giờ 43 ngày 13/3 gần công viên Guven ở trung tâm thủ đô Ankara. Đây cũng là khu vực gần trung tâm mua sắm, cũng như nhiều tòa nhà chính phủ và Đại Sứ Quán nước ngoài. Kênh tin tức N-TV cho biết, một chiếc xe hơi được cho là chứa đầy chất nổ đã phát nổ gần một chiếc xe buýt. Vụ nổ khiến một số xe hơi quanh hiện trường cháy rụi. Hiện cảnh sát đã phong tỏa hiện trường, trong khi hàng loạt xe cứu hỏa và cứu thương đã được điều động tới để hỗ trợ. Hiện chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Tuy nhiên, theo đồn đoán ban đầu của giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, vụ tấn công có thể liên quan đến lực lượng người Kurd. Thủ Tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp sau vụ đánh bom trong khi Bộ Trưởng Nội Vụ Efkan Ala cho biết giới chức nước này sẽ công Viên Giác 212 tháng 4 năm

85 bố danh tính thủ phạm của vụ đánh bom trong ngày hôm sau. Vụ nổ xảy ra chưa đầy một tháng sau khi một vụ đánh bom xe ở Ankara khiến ít nhất 29 người và hàng chục người bị thương. Thổ Nhĩ Kỳ khi đó nói rằng, vụ tấn công được thực hiện bởi một người đàn ông Syria có liên hệ với những nhóm dân quân người Kurd. Ankara vẫn đang chiến đấu chống lại Đảng Công Nhân người Kurd, hay PKK, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Đảng này vẫn đang chiến đấu một cuộc chiến tranh du kích kéo dài 30 năm qua đòi quyền tự trị của người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ gần đây cũng bị cho là trở thành mục tiêu của Tổ chức Nhà Nước Hồi giáo Tự xưng (IS) kể từ vụ đánh bom liều chết hồi tháng 10 năm ngoái ở Ankara khiến hơn 100 người thiệt mạng. * Nga - Mỹ lên kế hoạch phối hợp để đánh sập "thủ đô" của IS: Theo trang web Express của Anh, Không quân Nga và Mỹ đang chuẩn bị cho một sự hợp tác không quân chưa từng thấy kể từ đầu chiến dịch không kích IS. Trang Express của Anh cho biết, Bộ Quốc Phòng Nga tiết lộ, điện Kremlin đang chuẩn bị hợp tác với Mỹ nhằm chiến đấu xóa sổ IS khỏi thành trì lớn nhất của chúng tại Syria - Thành phố Raqqa. Bất chấp những căng thẳng tồn tại từ thời Chiến Tranh Lạnh và những căng thẳng gia tăng trong thời gian qua, cả 2 quốc gia đều bày tỏ mong muốn đặt mâu thuẫn, khác biệt giữa 2 bên sang một phía để theo đuổi mục tiêu chung duy nhất là diệt trừ IS. Trong một bài phỏng vấn khác vào cuối tuần trước, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov tiết lộ rằng một sự phối hợp đã được soạn sẵn giữa 2 nước "cựu thù" để hỗ trợ lẫn nhau. Tin thêm, Ngũ Giác Đài khẳng định, tên Omar Chechnya hay còn được biết đến là Bộ Trưởng chiến tranh của IS, đã tử vong vì bị thương nặng trong một cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại khu vực phía đông bắc Syria. Thông báo từ phía Mỹ xuất hiện trong hoàn cảnh đã có rất nhiều báo cáo về cái chết của tên Shishani, song đều bị phủ nhận do sai lệch thông tin. Trước đó, vào ngày 4/3, tên khủng bố đã bị thương nặng khi không quân Mỹ không kích trúng chiếc xe tăng đang chở hắn. Được biết, Omar al-shishani, hay còn được gọi là Omar Chechnya, là một trong những tên chỉ huy của IS bị Mỹ truy lùng gắt gao nhất. Thậm chí, Washington đã treo thưởng 5 triệu USD cho ai có thể tiêu diệt được nhân vật này. Shishani có gốc gác ở Gorge Pankisi, một khu vực với phần đông người Chechnya sinh sống trên lãnh thổ của Georgia. Mặc dù chưa rõ cấp bậc của Shishani, song Richard Barrett, thành viên của nhóm Soufan chuyên cung cấp các chiến lược tình báo cho chính phủ, đã mô tả tên khủng bố là chỉ huy quân sự cấp cao, phụ trách những trận đánh quan trọng của IS. * Tổng thống Nga Putin đột ngột tuyên bố rút quân khỏi Syria: Cũng bất ngờ như khi bắt đầu không kích tại Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/3 thông báo phần chủ chốt của lực lượng vũ trang Nga tại đất nước Trung Đông này sẽ rút quân. Quyết định rút 84 quân được ông Putin đưa ra trong cuộc họp với Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ngoại trưởng Nga, ngay sau khi vòng đàm phán mới tại Geneva Thụy Sĩ khai mạc vào ngày 14/3 và hoàn toàn không đánh tiếng trước với Mỹ lời nào. Theo ông Putin, lực lượng Nga đã hoàn thành phần lớn mục tiêu tại Syria và "phần chủ chốt" bắt đầu rút đi từ ngày 15/3 (giờ địa phương). Tuy vậy, ông chưa nói rõ thời điểm kết thúc việc rút quân trong khi lưu ý lực lượng Nga tiếp tục ở lại cảng biển Tartus và căn cứ không quân Latakia ở tỉnh Latakia của Syria. Song song đó, ông Putin chỉ đạo các nhà ngoại giao Nga đẩy mạnh nỗ lực tại các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hiệp Quốc làm trung gian nhằm chấm dứt 5 năm nội chiến ở Syria. Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria từ tháng 9/2015 và từ đó đảo chiều cuộc chiến. Được sự yểm trợ của máy bay Nga, quân đội Syria từ thế thua đã lần lượt giành lại nhiều vùng đất ở miền Tây từ tay quân nổi dậy. "Quân đội của chúng ta đã hoạt động hiệu quả để tạo điều kiện cho tiến trình đàm phán khởi động. Tôi tin là nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng và lực lượng vũ trang Nga đã được hoàn thành về mặt tổng thể" - Tổng Thống Nga tuyên bố, đồng thời đánh giá "với sự tham gia của quân đội Nga, quân đội Syria đã thay đổi cục diện trận chiến với chủ nghĩa khủng bố quốc tế". Chính quyền Damascus nhanh chóng bác bỏ bất cứ rạn nứt nào với Moscow. Họ nhấn mạnh Tổng Thống Bashar al-assad đã đồng ý với việc cắt giảm lực lượng Nga trong một cuộc điện đàm với ông Putin. Người phát ngôn của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, xác nhận ông Putin đã gọi điện cho ông Assad để thông báo quyết định rút quân. Hai nhà lãnh đạo không bàn về tương lai của ông Assad, theo ông Peskov. "Mọi diễn biến là sự hợp tác toàn diện giữa Nga và Syria và động thái rút quân đã được nghiên cứu cẩn thận trong một thời gian" - thông cáo của chính phủ Syria nêu rõ và cho biết thêm Nga đã hứa sẽ tiếp tục ủng hộ Syria "chống khủng bố". (Ghi chú thêm, Damascus xem mọi nhóm nổi dậy chống chính phủ độc tài Assad là "khủng bố"). * Cô Giáo Palestine thắng Oscar giáo dục' một triệu USD: Cô giáo Hanan Al Hroub cùng các học sinh tại Bờ Tây Jerusalem (Palestine) - Ảnh: Reuters Các giải thưởng có giá trị về mặt vật chất thường hiếm khi giành cho nghề giáo. Nhưng một cô giáo Viên Giác 212 tháng 4 năm 2012

86 Palestine tên Hanan Al Hroub vừa được trao giải thưởng mệnh danh Oscar giáo dục trị giá một triệu USD. Tên chính thức của giải thưởng là Giải thưởng giáo viên toàn cầu, vinh danh các giáo viên xuất sắc và đóng góp tích cực cho cộng đồng trên toàn Thế Giới. Tên của cô giáo vừa được trao Oscar giáo dục là Hanan Al Hroub, từng lớn lên trong một trại tỵ nạn Palestine. Còn bây giờ, cô Al Hroub là giáo viên dạy người tỵ nạn. Chuyên môn của cô là hỗ trợ những trẻ em bị bạo hành. Dẫu các giải thưởng có giá trị lớn về mặt vật chất thường ít khi được trao cho nghề giáo so với các ngành nghề khác như nghệ sĩ, khoa học gia, sự trân trọng về mặt tinh thần dành cho nghề giáo lại luôn ở hàng đỉnh cao. Mặc dù giải thưởng được tổ chức ở Dubai, Giáo Hoàng Francis đã công bố giải thưởng qua màn hình Tivi. Ông gọi nghề giáo là nghề kiến tạo hòa bình và sự hợp nhất. Bản thân cô giáo Al Hroub cũng tự hào phát biểu rằng giáo viên có thể là những người làm thay đổi Thế Giới này. Được biết, cô Al Hroub lớn lên trong hoàn cảnh rất cơ cực, tại một trại tỵ nạn dành cho người Palestine ở gần Bethlehem. Chính hoàn cảnh đó đã góp phần giúp cô sau này vượt qua bao khó khăn của người đứng trên bục giảng, ở những nơi thường xuyên chẳng có cái bục nào, để giúp các em nhỏ vượt qua các dư chấn khủng khiếp của bạo lực, của căng thẳng. Cô dạy không chỉ bằng kiến thức chuyên môn mà bằng cả trái tim. BBC dẫn lời cô phát biểu trên sân khấu nhận giải: Tôi tự hào là một phụ nữ Palestine đứng trên sân khấu này. Giải thưởng giáo viên toàn cầu do tổ chức từ thiện Varkey Foundation thuộc Công Ty Giáo Dục Quốc Tế GEMS lập ra với mục đích cuối cùng là để vinh danh nghề giáo. * Bắc Hàn dọa xóa sổ New York bằng bom nhiệt hạch: Trong lời đe dọa mới nhất đưa ra hôm 13/3, CHDCND Triều Tiên khẳng định có thể xóa sổ New York - Mỹ bằng cách phóng tên lửa đạn đạo mang bom nhiệt hạch đến đó. Bom nhiệt hạch của chúng tôi có công suất mạnh hơn nhiều so với bom của Liên Xô chế tạo. Nếu quả bom này được gắn vào tên lửa đạn đạo và rơi xuống khu Manhattan ở trung tâm New York, tất cả cư dân ở đó sẽ chết ngay lập tức và thành phố sẽ tan thành tro bụi - trang tin DPRK Today của Triều Tiên hôm 13/3 dẫn lời đe dọa của một nhà khoa học hạt nhân tên Cho Hyung Il. Ông Cho cho rằng bom nhiệt hạch mới của Triều Tiên đã vượt quá sự tưởng tượng của chúng tôi và nói: Trước đây, bom nhiệt hạch của Liên Xô chế tạo có thể làm vỡ cửa kính của các tòa nhà cách đó km còn sức nóng có thể khiến một người cách đó 100 km bị bỏng cấp độ 3. Mặc dù có nhiều lý do để để tin rằng chính phủ ông Kim Jong-un đang phóng đại khả năng hạt nhân của mình nhưng một loạt động thái và cảnh báo gần đây cho thấy Bình Nhưỡng đang nổi giận trước những nỗ lực ngăn chặn tham vọng của Bắc Hàn. Hồi tháng 1/2016, Bắc Hàn đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 4 và khẳng định đó là bom nhiệt hạch chứ không phải bom nguyên tử. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của tuyên bố trên. Sau đó một tháng, nhà lãnh đạo Kim giám sát buổi phóng tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo, một động thái được nhiều người cho rằng là một phần của chương trình phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của Bắc Hàn. Mặc dù các chuyên gia đã kết luận bờ Tây nước Mỹ có nguy cơ nằm trong tầm với của tên lửa đạn đạo Triều Tiên nhưng chưa có ý kiến nào cho rằng tên lửa này có thể phóng xa đến tận bờ Đông. Nhiều người cũng tỏ ra nghi ngờ về tuyên bố đầu đạn thu nhỏ mà ông Kim công bố tuần trước trong chuyến thăm một nhà máy vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ông Jeffrey Lewis, chuyên gia tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey (Mỹ) cảnh báo không nên gạt bỏ những tuyên bố trên quá sớm. Bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế và đỉnh điểm là lệnh trừng phạt nặng nề nhất của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Bình Nhưỡng, Bắc Hàn vẫn tiếp tục có hành động khiêu khích, như bắn tên lửa ra biển và hầu như ngày nào cũng đưa ra lời đe dọa. Lệnh trừng phạt trùng hợp được đưa ra cùng lúc với đợt tập trận mùa xuân hằng năm giữa quân đội Mỹ và Nam Hàn, khiến Bắc Hàn cho đây là một sự chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Hôm 11/3, truyền thông Bắc Hàn đưa tin nhà lãnh đạo Kim đã yêu cầu tiến hành thêm nhiều vụ thử hạt nhân khác. Trong khi đó, quân đội Bắc Hàn cảnh báo họ sẽ chống lại các cuộc tập trận Mỹ - Hàn nói trên bằng cách giải phóng toàn bộ Nam Hàn. Trước những lời đe dọa và hành động khiêu khích từ phía Bắc Hàn, Bộ Quốc Phòng Nam Hàn lên tiếng cảnh báo: Nếu Bắc Hàn tiếp tục khiêu khích bất chấp những cảnh báo của quân đội chúng tôi, hành động đáp trả của Nam Hàn là điều khó tránh khỏi và nó có thể dẫn đến sự sụp đổ của Bình Nhưỡng. * IS tấn công bằng vũ khí hóa học khiến 600 người bị thương: Chính quyền Iraq cho biết nhóm khủng bố IS đã thực hiện hai cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khiến một trẻ em bị chết và 600 người khác bị thương. Phía an ninh và quan chức y tế cho biết cuộc tấn công mới nhất xảy ra vào sáng thứ 7 tại thị trấn Taza, nơi mà 3 ngày trước IS cũng phóng tên lửa chứa chất hóa học. Các nạn nhân bị bỏng, nhiễm trùng, ngạt thở và mất nước. 8 người đã được đưa tới điều trị tại Baghdad. Hiện lực lượng pháp y nước Viên Giác 212 tháng 4 năm

87 ngoài như Đức và Mỹ đã tới hiện trường xét nghiệm. Phía Mỹ cho biết IS sử dụng chất độc bao gồm clo và dẫn xuất thô của lưu huỳnh mù tạt. Một nguồn tin giấu tên tiết lộ liên minh này đã tấn công nhắm vào các cơ sở hạ tầng sản xuất vũ khí từ hai tháng trước, chủ yếu là phòng thí nghiệm, tiếp theo sẽ là các chuyên gia vũ khí hóa học. Hiện tại các nhóm cực đoan được cho là đã thiết lập đơn vị chuyên biệt về vũ khí hóa học với các thành viên là những nhà khoa học đã làm việc trong chương trình vũ khí dưới thời Saddam Hussein và nhiều nhân viên nước ngoài. Có nhiều bằng chứng về việc IS từng sử dụng lưu huỳnh mù tạt tấn công một thị trấn hồi 8/2015. Một vài báo cáo chưa được chứng thực khác cũng cho rằng IS đã sử dụng chúng ở nhiều mặt trận tại Syria và Iraq. Tin thêm, một người đào ngũ khỏi tổ chức khủng bố IS hôm qua 9/3 đã gửi hàng nghìn tài liệu chứa tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ cũng như các phương thức liên lạc với gia đình của chiến binh IS tới hãng tin tức Anh Sky News. Tài liệu này do một người tự xưng là Abu Hamed, từng là một thành viên của Lực lượng Quân đội Giải phóng Syria, nhưng sau đó gia nhập vào hàng ngũ IS. Người này đã đánh cắp thông tin từ thẻ nhớ USB của người phụ trách an ninh nội bộ của IS và trao tay cho một nhà báo ở Thổ Nhĩ Kỳ. Abu Hamed cho biết, anh ta rời bỏ IS vì cảm thấy nội bộ của tổ chức đã mục ruỗng. Hàng nghìn tài liệu mà Abu Hamed đánh cắp được là các mẫu đơn mà những kẻ muốn gia nhập IS phải điền đầy đủ thông tin mới được chấp nhận và theo đó, chứa đựng thông tin về các chiến binh IS đến từ 51 quốc gia trên Thế Giới. Hãng tin Sky News đã công bố bản sao của mẫu đơn trên, cho thấy tân binh IS phải trả lời 23 câu hỏi, bao gồm nhóm máu, tên thời con gái của mẹ, mức độ hiểu biết về luật Sharia của Hồi giáo và các kinh nghiệm cá nhân. Những tài liệu đã giúp lật mặt hàng chục nghìn chiến binh thánh chiến của IS vốn chưa được giới chức trách nhận diện tại các quốc gia ở Bắc Âu, Mỹ, Canada, Bắc Phi và Trung Đông. Ngoài ra, trong bộ tài liệu trên cũng có hồ sơ về một số thành viên IS đã lộ mặt trước đó như Abdel-Majed Abdel Bary, một cựu ca sĩ nhạc rap ở phía Tây London (Anh). Abdel-Majed Abdel Bary từng đăng ảnh cầm đầu người bị cắt rời khoe trên Twitter cá nhân với mục đích tuyên truyền cho IS. Một thành viên khác là Junaid Hussain, tin tặc số một của IS, người Birmingham (Anh), đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích bằng máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 8/2015. Ông Richard Barrett, cựu giám đốc tổ chức chống khủng bố toàn cầu của cơ quan tình báo Anh MI6 nhận định, những tài liệu trên sẽ giúp làm sáng tỏ việc ai từng gia nhập IS: Đây sẽ là nguồn vô giá đối với các chuyên gia phân tích. Trong khi đó, Olivier Guitta, Giám Đốc Điều Hành công ty an ninh toàn cầu GlobalStrat cho rằng, vụ rò rỉ cho thấy sự rạn nứt trong nội bộ IS. Giống như bất kỳ tổ chức nào, IS cũng đối mặt với tình trạng tranh giành quyền lực khiến tổ chức này rạn nứt", ông Guitta nhấn mạnh. Nếu được xác nhận, đây có thể là đợt rò rỉ tài liệu mật lớn nhất liên quan đến IS trong bối cảnh tổ 86 chức này đang ra sức mở rộng hoạt động tới Bắc Phi và các khu vực khác trên thế giới. * Nhóm chuyên chống đối Đức Đạt Lai Lạt Ma bất ngờ tuyên bố giải tán: Nhóm có tên gọi Cộng đồng Shugden quốc tế (ISC). Các thủ lĩnh của ISC đăng một thông báo trên trang web của mình nói rằng họ quyết định giải tán, không tiếp tục tổ chức chiến dịch chống đối nhằm bôi nhọ uy tín của Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo Reuters hôm 11/3. Cùng với thông báo trên, từ 10/3 tổ chức này cũng đóng luôn trang web lâu nay vẫn kêu gọi mọi người tham gia tẩy chay lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. ISC không giải thích lý do của việc ngưng hoạt động cũng như đóng trang web. Reuters cố liên lạc với người phát ngôn của ISC Len Foley, người đứng tên trong thông báo, nhưng không được. Thông báo ngưng hoạt động của ISC được cho là được đưa ra sau bài phóng sự điều tra của Reuters thực hiện hồi tháng 12/2015. Theo đó, ISC được sự hỗ trợ từ đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên tổ chức những chiến dịch biểu tình phản đối và nói xấu Đức Đạt Lai Lạt Ma tại bất kỳ nơi đâu ông xuất hiện. ISC là công cụ để Trung Quốc hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. Lama Tseta, một nhà Sư và là cựu thành viên của phong trào Shugden có trụ sở tại Ấn Độ và Nepal nói với Reuters rằng Ban công tác mặt trận thống nhất của Trung Quốc chỉ đạo các chiến dịch chống đối cho nhóm. Bắc Kinh luôn cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma là phần tử phản động, ly khai nhưng luôn bị Đức Đạt Lai Lạt Ma bác bỏ. Trước vụ đóng cửa ngưng hoạt động của ISC, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông biết thông tin này nhưng không rõ lý do vì sao. Bài báo thật hữu ích đã hoàn thành nhiệm vụ, ông trả lời Reuters với hàm ý nói đến bài phóng sự điều tra mà theo ông có thể là lý do. ISC được thành lập ở California, Mỹ như một tổ chức từ thiện. Từ năm 2014, những người phát ngôn của ISC nói rằng họ có nhiệm vụ tổ chức các cuộc chống đối nhưng phủ nhận có mối liên hệ với Bắc Kinh hay đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước câu hỏi của Reuters về sự hỗ trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc cho phái Dorje Shugden, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp mà thay vào đó nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hành nghề "độc tài tôn giáo". Người ủng hộ tham gia ISC là những tín đồ của một giáo phái thờ Dorje Shugden, vị thần trong Phật giáo Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người không nên theo tôn giáo này vì cho rằng đây là vị thần ác, tư tưởng có hại cho tín đồ. Trong khi đó các tín đồ Dorje Shugden buộc tội Đức Đạt Lai Lạt Ma - người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã 80 tuổi này - là đàn áp họ và muốn chia rẽ Phật giáo Tây Tạng. * Bangladesh không mất gần 1 tỉ USD nhờ phát hiện lỗi chính tả: Các tin tặc đã xâm nhập hệ thống Ngân hàng Bangladesh đánh cắp thông tin xác thực trong giao dịch thanh toán, lấy đi khoảng 80 triệu USD thì bị phát hiện qua một lỗi chính tả. Theo Guardian, sự việc xảy ra vào tháng 2/2016 liên quan tới vụ tin tặc Viên Giác 212 tháng 4 năm 2012

88 tấn công tài khoản của Ngân hàng Trung ương Bangladesh. Nhờ lỗi chính tả hy hữu, các ngân hàng đã ngăn chặn khi nhóm tin tặc (vẫn chưa xác định được) chiếm đoạt thành công 80 triệu USD. Đây là vụ trộm ngân hàng lớn nhất trước nay trong lịch sử Bangladesh. Theo hai quan chức ngân hàng cao cấp của Bangladesh, các tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống dữ liệu của Ngân hàng Trung ương nước này, đánh cắp thông tin xác thực tài khoản trong các giao dịch chuyển tiền của họ. Sau đó chúng gửi tới Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) gần ba chục lệnh yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản của Ngân hàng Bangladesh tại FED tới các tổ chức khác tại Philippines và Sri Lanka. Bốn lệnh chuyển tiền với tổng số 81 triệu USD tới Phi Luật Tân đã hoàn tất. Tuy nhiên lệnh chuyển tiền thứ 5 với 20 triệu USD cho một tổ chức phi chính phủ tại Sri Lanka bị đình lại vì các tin tặc đã viết sai tên của tổ chức Shalika Foundation. Chúng đã viết foundation thành fandation. Điều này khiến một ngân hàng trong mạng lưới giao dịch là Deutsche Bank phải liên lạc và xác thực lại với ngân hàng trung ương Bangladesh, giao dịch bị dừng lại. Không có tổ chức Phi Chính Phủ nào có tên Shalika Foundation trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận có đăng ký hoạt động tại Sri Lanka. Cùng với đó, các yêu cầu thanh toán và lệnh chuyển tiền với số lượng lớn bất thường tới các tổ chức cá nhân đã khiến FED nghi ngờ. Cơ quan này đã cảnh báo với chính quyền Bangladesh về sự việc. Theo đó các chi tiết về vụ tấn công hệ thống Ngân hàng Bangladesh được phát hiện và ngăn chặn trước khi nhóm tin tặc tiếp tục phá hoại. * Thị trấn "ma" Futaba Nhật sau 5 năm thảm họa kép: Đã 5 năm trôi qua kể từ khi những đợt sóng thần dữ dội ập vào bờ biển phía Đông Nhật Bản kéo theo một cuộc khủng hoảng hạt nhân lớn nhất kể từ sau sự kiện Chernobyl năm 1986, nhưng hậu quả của nó vẫn chưa được gột rửa khi để lại phía sau hàng loạt các thị trấn ma. Trên những con phố xưa kia từng là trung tâm mua sắm sầm uất, giờ chỉ có những lớp cỏ đua nhau mọc lên xanh tốt, những bãi đậu xe ngập trong rác rưởi nhắc cho người ta nhớ lại trận sóng thần và động đất khủng khiếp xảy ra cách đây 5 năm. Ở hầu hết các thị trấn ven bờ biển phía Đông Nhật Bản, phần lớn những đống đổ nát đã được dọn dẹp, nhưng ở Futaba thì lại khác, thời gian như vẫn dừng lại ở đêm ngày 11/3/2011, khi người dân nơi đây bỏ chạy trong hoảng loạn, phần vì sợ hãi những cơn sóng khổng lồ, phần vì lo sợ hậu quả mà nó để lại. Các tòa nhà bị sụp đổ sau trận động đất chỉ còn lại là những đống đổ nát, gạch ngói vương vãi khắp nơi Nhưng xét về tổng thể thì toàn thị trấn vẫn gần như nguyên vẹn, nó chỉ đơn giản là bị bỏ hoang. Cánh cửa của các shop quần áo vẫn mở toang, siêu thị vẫn đầy rẫy hàng hóa trên kệ... Bên trong thị trấn đã bị đóng cửa kể từ sau thảm họa kép năm 2011, chỉ có một thứ duy nhất thay đổi là một dãy hàng rào dài mang đặc các biển báo nguy hiểm. Trên phố Rikuzanhama, những người đi ngang qua vẫn nhìn thấy tấm biển: Điện hạt nhân, nguồn năng lượng vì tương lai tươi sáng. Thị trấn Futaba chỉ cách nhà máy điện Fukushima Daiichi chưa đầy một dặm, và từ lâu đã trở thành biểu tượng tồi tệ nhất của một thảm họa hạt nhân thời hiện đại. Nhắc lại, vào 2h46 chiều ngày 11/3/2011, một trận động đất có cường độ 9 độ Richter lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản và đứng thứ 3 trong lịch sử thế giới đã khiến nhà máy này bị mất nguồn điện chính. 50 phút sau đó, một đợt sóng thần cao tới gần 14 m ập tới đã phá hủy nhà máy này, phá hủy luôn cả máy phát điện khẩn cấp của nó. Không có điện năng, các hệ thống làm mát đã ngừng hoạt động và khiến cho 6 lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện này bị tan chảy. Khí hydro dễ nổ tràn khắp nhà máy, gây nhiều lỗ thủng trong các tòa nhà chứa lò phản ứng và khiến phóng xạ rò rỉ. Thủ Tướng Nhật lúc đó là Naoto Kan đã phải ra chỉ thị sơ tán 50 triệu người dân. Lúc đó chỉ có một đội ngũ công nhân nhà máy hết sức dũng cảm có tên Fukushima 50 dám ở lại với hy vọng sẽ cứu vãn được một thảm họa khủng khiếp. Ở bên ngoài nhà máy, tình trạng hỗn loạn lan tràn khắp nơi khi quá trình sơ tán người dân đang diễn ra. Cuối cùng thì viễn cảnh tồi tệ nhất cũng được ngăn chặn khi người ta bơm nước biển để làm mát các lò phản ứng. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, tức 5 năm sau sự kiện năm đó, một khu vực rộng gần 20 km xung quanh nhà máy Fukushima được coi là vùng đất chết không có người sinh sống. Chỉ riêng việc lái xe qua thị trấn này trên tuyến đường 6 cũng khiến nhiều người sởn gai ốc. Một số vùng đất chết này sẽ không bao giờ có thể có lại sự sống như trước nữa. Futaba, thị trấn gần nhất với nhà máy điện Fukushima, có khả năng sẽ bị biến thành một bãi rác thải phóng xạ khổng lồ. Trên khắp các đường phố của thị trấn này người ta dễ bắt gặp hàng loạt các máy đo phóng xạ, và chỉ số của chúng là khoảng 1,1 microsievert/giờ, tương đương với 0,01 sievert/năm. Được biết mức phóng xạ này cao gấp 10 lần mức mà có thể khiến tế bào máu trong cơ thể bị biến đổi, gây ung thư. Một số báo cáo khoa học còn nêu số trường hợp gia tăng trẻ em mắc ung thư tuyến giáp ở khu vực này, dù còn đang có cuộc tranh luận rằng nguyên nhân có vẻ không phải do phóng xạ từ Fukushima. Ngày nay, dù hàng nghìn nhân công vẫn đang hối hả với công việc tẩy rửa chất phóng xạ tại nhà máy điện Fukushima, thì các thanh nhiên liệu đầy phóng xạ từng bị tan chảy trước đây vẫn hiện diện ở đó. Ngay cả sau 5 năm ròng, mức độ phóng xạ bên trong các tòa nhà của nhà máy này vẫn ở mức quá cao đối với con người, khiến cho công việc tẩy rửa càng trở nên khó khăn hơn. Được biết vẫn có khoảng tấn nước thải bị nhiễm phóng xạ cần phải xử lý mỗi ngày ở Fukushima. Và để xử lý số nước thải khổng lồ này, TEPCO, tập đoàn điện lực quản lý Fukushima, đã bơm chúng vào trong các thùng chứa cực lớn và cứ mỗi 3-4 ngày lại phải điều thêm một thùng khác đến. Hiện tại, TEPCO đã lưu trữ được đến thùng như vậy, bên trong chứa tới tấn nước thải nhiễm phóng xạ./- Quảng Trực (Tháng ) Viên Giác 212 tháng 4 năm

89 88 PHÂN ƯU Nhận được tin buồn hiền nội của nhà thơ Phương Hà (Bruxelles) là chị: Trương Thị Thanh Xuyên Pháp danh Tâm Hải Sinh ngày tại Điện Bàn, Quảng Nam Mất ngày tại Oshawa Canada Thượng thọ 87 tuổi. Chúng tôi xin chân thành phân ưu cùng anh Phương Hà và đại đình tang quyến, đồng thời Thành Kính Nguyện Cầu cho hương linh chị Tâm Hải Trương Thị Thanh Xuyên sớm được siêu sinh miền Cực Lạc. Gia đình Phù Vân Nguyễn Hòa Cảm đề Biệt Hữu Nhân (Đường thi của Lý Bạch) Người đi theo mây bay Tình xưa chiều lá lay Ví bằng đây ngả rẽ Dặm trường thương cỏ may Mây trôi buồn ly khách Xế bóng người thương xưa Ví đây chốn tiễn đưa Lẻ loi nghìn dặm sớm trưa cỏ bồng. Phương Hà (Để cảm niệm hiền nội Trương Thị Thanh Xuyên - Bruxelles, ) Phù vân du tử ý Lạc nhật cố nhân tình Thử địa nhất vi biệt Cô bồng vạn lý chinh. Lý Bạch Nước non này chỗ đưa nhau Một xa muôn dặm biết đâu cánh hồng Chia phôi khác cả mối lòng Người như mây nổi kẻ trong bóng tà. Tản Đà dịch PHÂN ƯU Được tin buồn Phu nhân của Đạo hữu Nhật Định Nguyễn Kim Sơn là: Đạo hữu Trương Thị Hồng Anh Pháp danh Tâm Tố Sinh ngày tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh Tạ thế ngày tại Jülich, Đức Quốc Thượng thọ 80 tuổi. Người thanh thản đáp tàu về Cực Lạc Bỏ sau lưng phiêu bạt gánh vô thường Tâm thanh tịnh nhẹ nương theo cánh hạc Hương Di Đà thơm ngát tận mười phương Thảnh thơi từ một tiếng chuông Tan trong hư ảo vui buồn sắc không. Chúng tôi xin chân thành phân ưu cùng Đạo hữu Nhật Định và đại gia đình tang quyến, đồng thời thành kính cầu nguyện cho hương linh Đạo hữu Tâm Tố Trương Thị Hồng Anh sớm được siêu sanh miền Tịnh Độ. - Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng và Chư Tăng Ni chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc - Hội Phật Tử VNTN Đức Quốc - BHD Gia Đình Phật Tử VNTN Đức Quốc - Gđ. Thị Tâm Ngô Văn Phát, Nguyên Trí Phù Vân Nguyễn Hòa, Thị Thiện Phạm Công Hoàng, Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp, Thiện Căn Phạm Hồng Sáu, Tâm Cừ Trương Tâm Châu, Thị Thiện Nguyễn Hữu Lộc, Thị Lộc Võ Văn Mai. PHÂN ƯU Được tin buồn, anh của cô Nguyễn Xuân Bình cũng là anh rể của Võ Sư Nguyễn Văn Nhàn là: Nguyễn Văn Thạo Pháp danh Thiện Siêu Sinh năm 1951 Từ trần ngày tại Cần Thơ Việt Nam Hưởng thọ 65 tuổi. Chúng tôi xin chân thành phân ưu cùng gia đình Nguyễn Văn Nhàn và đại gia đình tang quyến ở Đức và ở Việt Nam; đồng thời cầu nguyện cho hương linh đạo hữu Thiện Siêu Nguyễn Văn Thạo sớm được vãng sanh miền Cực Lạc. * Gđ. Phù Vân Nguyễn Hòa ở Hamburg. Viên Giác 212 tháng 4 năm 2016

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký

Đời Đường, Sa môn Thiện Đạo tập ký NAM MÔ TỲ LÔ XÁ NA PHẬT Đời Đường, Thiện Đạo Hòa Thượng tập ký Hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch kinh văn Thích Pháp Chánh dịch sớ văn QUÁN KINH TỨ THIẾP SỚ Tường Quang Tùng Thư số 9 Phật Lịch 2553, TL 2009

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM LỜI NGUYỆN THỨ MƯỜI TÁM CỦA ĐỨC PHẬT A ĐI ĐÀ TỲ KHEO THÍCH TUỆ HẢI Viet Nalanda Foundation 2563 PL 2019 DL 1 MỤC LỤC I. DẪN KHỞI... 7 II. ĐI TÌM ĐÚNG ĐỊA CHỈ CỦA TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC... 13 1. Mười tập nhân

Chi tiết hơn

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa KINH PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ ( LƯỢC GIẢI ) Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập Giảng Giải: Tại Vạn Phật Thánh Thành Tuyên Hóa Thượng Nhân HT.Tuyên Hóa Mục Lục I/ Thích danh II/ Hiển thể III/ Minh

Chi tiết hơn

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Chú (Lần thứ tư) tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu Người

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Niệm Phật Tông Yếu

Niệm Phật Tông Yếu Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng danh hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng xưng danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn-cơ để tu những pháp môn

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ Thế thì dù niệm Phật, hay tu Thiền quán mà tâm chuyên chú an định từ một ngày cho đến bảy ngày thì nhất định người đó đạt được đạo quả. Tu Tịnh thì được thấy Phật, còn tu Thiền thì chứng từ sơ quả đến

Chi tiết hơn

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn   Chuyể SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 26-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC MUỐN CHỨNG ĐẠO PHẢI TU PHÁP MÔN NÀO? NHÀ XUÂT BẢN TÔN GIÁO Trưỡng Lão Thích Thông Lạc Đức Phật thiền định bên bờ sông Ni Liên 2 Muốn Chứng Đạo Phải Tu Pháp Môn nào? LỜI NÓI ĐẦU

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc THIỀN TÔNG TRỰC CHỈ A. MẬT TRUYỀN THAM THIỀN YẾU PHÁP Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ NAM TÔNG VÀ PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ BẮC TÔNG Hôm nay tôi giảng buổi cuối năm với đề tài Pháp tu căn bản của hệ Nam tông và pháp tu căn bản của hệ Bắc tông. Qua đó, đối chiếu cho quí

Chi tiết hơn

Tác giả: Dromtoenpa

Tác giả: Dromtoenpa Tác giả: Dromtoenpa CÂY NIỀM TIN KHỞI ĐỘNG CƠ, KHUYẾN KHÍCH TỰ TÂM. Tác giả: Dromtoenpa (Quán tưởng khi Thầy dạy Cây Niềm Tin thì trên đầu Thầy là đức Dromtoenpa, trên đỉnh đầu của đức Dromtoenpa là tôn

Chi tiết hơn

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc Thân Thể Chương 04: Câu Hỏi Và Trả Lời Chương 05: Quán

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả nước Tàu Trung ương ba cõi người mau rõ tường 4 Điển

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc Là con người căn bản chúng ta đều giống nhau. Tất cả chúng ta đều sống chung trên quả đất này. Mọi người đều có cùng một ước nguyện là muốn sống hạnh phúc và không thích khổ đau. Tất cả chúng ta đều yêu

Chi tiết hơn

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o-- LỜI DỊCH GIẢ Triệu Luận là một tuyệt tác của ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại

Chi tiết hơn

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ HOÀNG BÁ THIỀN SƯ TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU (Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh) Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o - Lời Nói đầu Của Dịch giả. - Giới Thiệu Tác Giả. - Bùi Hưu. - Khai thị Bùi

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên

Pháp Ngữ và Khai Thị của HT Diệu Liên Quý vị có biết lợi dụng thời gian mà tu hành không? Nếu quý vị lấy thời gian coi ti vi, tới và rời sở làm, ngồi xe, đi bộ mà niệm Phật, lấy thời gian đọc sách ngày thường mà đọc kinh Phật, tu hành như

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21

LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21 LUẶN ĐẠI TRÍ Độ Quyển 21 Phẩm Thứ Nhất (TIẾP THEO) Ba Tam muội: Không, Vô Tướng, Vô Tác. Bốn Thiền - Bốn Vo Lượng Tâm - Bốn Vô sắc Định - Tám Bối Xả - Tám Thắng Xứ - Chín Thứ Đệ Định - Mười Nhất Thế Nhập.

Chi tiết hơn

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich Kinh Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật Việt Dịch HT Trung Quán Nguồn http://www.thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 27-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - ptdn1257.docx Số 1257 11 tháng 8 năm 2019 ` Tiến Hóa Tiến hóa thâm sâu tự bạc bàn Khai thông trí tuệ sống vẫn an Giải mê phá chấp khỏi bàng hoàng Học hỏi phân minh giữ pháp tràng Lương Sĩ Hằng Mục Bé Tám 1993 Thưa các

Chi tiết hơn

Great Disciples of the Buddha

Great Disciples of the Buddha VISĀKHĀ Tỳ-khưu Bodhi Thuở nọ trong thành Bhaddiya xứ Aṅga có một phú gia tên Meṇḍaka. Trong một kiếp quá khứ, vào thời mọi người dân đều bị đói kém, ông đã phát tâm dâng cúng hết phần thực phẩm sau cùng

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương Lương Sĩ Hằng TÌM LẼ DU DƯƠNG Thưa các bạn! Cuộc vui phân tách hôm nay trở lại với chúng ta trong giây phút thiêng liêng tâm linh. Ðược cơ hội phân tách ra những gì trên con đường Tình Thương và Ðạo Ðức.

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn Mục lục Thức dậy vào mỗi buổi sáng... 3 Múc nước đổ vào chậu, thau hay vặn nước máy để rửa mặt... 4 Chải răng... 6 Ngồi thở... 8 Đi cầu, đi tiểu... 10 Làm thức ăn sáng... 11 Ăn sáng... 12 Đối trị tập khí...

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy

1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy 1 KINH VĂN THÙ SƯ LỢI SỞ THUYẾT MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác Giả: Đời Lương Tam Tạng Mạn Đà La Tiên Dịch Giả: Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Hạnh Phúc Bên Trong

Hạnh Phúc Bên Trong Khổ đau và Hạnh phúc Chúng ta phải chịu khổ đau mà không có sự lựa chọn nào khác. Chúng ta không muốn khổ đau, chúng ta tìm mọi cách để được hạnh phúc nhưng khổ đau lại xuất hiện bất kể ước muốn của chúng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc PHƯƠNG PHÁP TU TỊNH ĐỘ TÔNG VÀ THIỀN TÔNG Chùa Long Sơn Nha Trang - 2002 Hôm nay đủ duyên ban Hoằng pháp mời chúng tôi về đây giảng pháp cho Tăng Ni, Phật tử nghe. Nhận thấy người Phật tử cần có niềm tin

Chi tiết hơn

Document

Document Chương 1 Chuyện Xưa Bắt Đầu Bắc Huyền quốc là một quốc gia mạnh mẽ và giàu có ở phương Bắc, từ khi dựng nước tới nay, theo Phật giáo, vua và dân đều lấy việc xây dựng chùa chiền, xây bảo tháp và nuôi dưỡng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP MỘT Chư vị đồng tu. Hôm nay chúng

Chi tiết hơn

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang e Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn http://niemphat.net Chuyển sang ebook 18-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N

TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI N TỪ BI ÐẠO TRÀNG SÁM PHÁP LƯƠNG HOÀNG SÁM HT.THÍCH TRÍ TỊNH giảo chính Dịch giả: TT.VIÊN GIÁC --- o0o --- Mục Lục LỜI GIỚI THIỆU THAY LỜI TỰA SÁM HỐI NGHĨA LÀ GÌ? NGHI THỨC TỤNG NIỆM TỤNG CHÚ ÐẠI BI QUYỂN

Chi tiết hơn

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia

Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia Giới văn trích lục từ Ưu Bà Tắc Giới Kinh do ngài Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch chú Giới bổn Bồ tát tại gia (Nghi Thức và Giải Thích) Tường Quang Tự Phật lịch

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương Tôi du hành đến nhiều nơi vòng quanh thế giới và khi thuyết giảng trước quần chúng, tôi có cảm nghĩ rằng tôi là một người bà con trong gia đình của họ. Mặc dù chúng tôi có thể mới gặp lần đầu tiên, tôi

Chi tiết hơn

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich

Kinh Kim Cuong Luan - Ba Ha La Han Dich - Cs Nguyen Hue Dich LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT PHÁ THỦ TRƯỚC BẤT HOẠI GIẢ DANH Tập 25, Thích Kinh Luận Bộ,số 1515, 2 quyền, Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Kinh Phá Thủ Trước Bất Hoại Giả Danh Luận, Công Đức Thi Bồ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc KHÓA LỄ BÁT NHÃ (Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngay trán, niệm bài cúng hương) CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhất thiết Phật,

Chi tiết hơn

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà SỰ CẢM ỨNG TẠO TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC THẤY CÕI CỰC LẠC Thích Huệ Cảnh, người Truy Châu, xuất gia tu ở chùa Ngộ Chân. Sau khi thế phát, Sư gắng công khai giới khổ hạnh. Lòng mến cảnh Tịnh độ, Sư tạo hai tượng

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến và Huệ Trang PHẦN BA 28. THƯ TRẢ LỜI CƯ SĨ X Ở VĨNH GIA Thư thứ hai Sách Di Đà Trung Luận, dù

Chi tiết hơn

Kinh Từ Bi

Kinh Từ Bi Kinh Từ Bi Ni sư Ayya Khema Diệu Liên-LTL chuyển ngữ 1 Người hằng mong thanh tịnh: Nên thể hiện pháp lành, Có khả năng, chất phác, Hiền hòa, không kiêu mạn. Sống dễ dàng, tri túc, Thanh đạm không rộn ràng,

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu như không thể tính đếm vì Ái là cội nguồn của sinh

Chi tiết hơn

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ TRUNG PHONG PHÁP NGỮ (Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh) Việt Dịch: Nguyên Chánh VÀI HÀNG VỀ DỊCH GIẢ NGUYÊN CHÁNH Dịch giả Nguyên Chánh (còn có tên là Định Huệ) quê quán tại Mỹ Tho, vốn

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1 Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1 2 Đời Đạo Phân Minh ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Hôm nay ngày 3 tháng

Chi tiết hơn

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm tất cả giới nguyện Bồ Đề Tâm còn vi phạm một giới nguyện

Chi tiết hơn

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Nguyện lực rộng sâu, thân tướng đẹp Ngàn tay trang nghiêm

Chi tiết hơn

DOI LOI PHAT DAY A5

DOI LOI PHAT DAY A5 ĐÔI LỜI PHẬT DẠY ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG tuyển dịch ĐÔI LỜI PHẬT DẠY 2 ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG 3 Tôi sẽ dạy các ông thế nào là Tất Cả. Hãy lắng nghe kỹ. Thế nào là Tất Cả? Ấy là mắt và đối tượng có thể thấy được, tai và âm

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

TRUYỀN THỌ QUY Y

TRUYỀN THỌ QUY Y TRUYỀN THỌ QUY Y Nguyên tác: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Thích Chân Tính Kính thưa quý vị đồng tu. Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng

Chi tiết hơn

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc

THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Disc THIỀN VIPASSANA TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG CỦA THIỀN SƯ S. N. GOENKA Khoá Thiền Vipassana Mười Ngày do Thiền sư S.N. Goenka hướng dẫn Nguyên tác: The Discourse Summaries of S.N. Goenka do William Hart tóm

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh 1 Lâm Tế Ngữ Lục Th ích Nhất Hạnh Dịch www.thuvienhoasen.org Mục Lục Dạy Chúng 1 - Thiền Sư dạy 2 - Thiền Sư khai thị chúng như sau 3 - Thiền Sư khai thị Hỏi : Thế nào là Bụt, thế nào là Ma? Hỏi : Thế

Chi tiết hơn

Đàm Loan và Đạo Xước

Đàm Loan và Đạo Xước Từ đệ nhất Tổ Liên tông là đại sư Huệ Viễn đến cận đại có đại sư Ấn Quang, Liên tông cộng tất cả 13 vị Tổ, điều này hầu như mọi hành giả Tịnh độ đều biết. Ngoài ra còn có hai vị đại sư là, hai ngài không

Chi tiết hơn

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Microsoft Word - ptdn1250b.docx Số 1250 23 tháng 6 năm 2019 ` Chuyển Biến Chuyển biến thâm sâu thông Trời Phật Từ bi rộng mở tâm thân nhẹ Khai triển chính mình đạt pháp tâm Thanh tịnh vô cùng hào quang sáng Lương Sĩ Hằng Mục Bé Tám 1993

Chi tiết hơn

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t

S LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t S 1510 1 2 3 http://www.buddhamountain.ca LUẬN KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT Tác giả: Bồ tát Vô Trước. Há dịch: Đời Tù, Đại sư Đạt Ma Ngập Đa. Vi t ịch: Ng H UYỂN 1 Xuất sinh pháp Phật không gì hơn

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website

PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio Tại Website PHÁP NGỮ HT.Tuyên Hóa Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 28-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Vì sao con người ai

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn Tống Free Distribution Not For Sale o0o--- Nguồn Chuy

TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn Tống Free Distribution Not For Sale o0o--- Nguồn   Chuy TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP Thích Minh Tuệ Chùa Tịnh Luật Ấn Tống Free Distribution Not For Sale 2011 Nguồn http://www.tinhluatemple.org/ Chuyển sang ebook 16-12-2011 Người thực hiện : Nam Thiên - namthien@gmail.com

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh Lương Sĩ Hằng Montréal, ngày 21/11/1982 Thưa các bạn, Hôm nay tôi xin lưu lại những lời nói của tôi để hòa cảm cùng các bạn trong giây phút xa vắng, tôi phải ra đi vì nhiệm vụ, nhu cầu cần thiết của các

Chi tiết hơn

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chuyển hóa để nhận thức đúng, để hiểu đúng, để thực hành,

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG Sa Di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu Pháp sư Định Hoằng giảng Tập 10 1 SA DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU TẬP: 10 Nguyên bản: Ngẫu Ích Sa môn Trí Húc, y theo Luật Tạng biên tập. Người giảng: Pháp Sư Định Hoằng.

Chi tiết hơn

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA ----- VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồng lai láng Kiếp phù sanh đáng chán biết bao, Tấm thân

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỊNH Từ những người sơ cơ cho đến cả những thiền sinh thâm niên vẫn thường có một câu hỏi cho chính mình về lý tưởng của đời sống thiền định, hay nói rõ hơn là hầu hết vẫn chưa

Chi tiết hơn