trong vùng cảm động, họ không dám coi thường người đàn bà Việt Nam nhỏ bé và quê mùa này, bởi lối hành xử của chị đã nói lên tư cách một con người có

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "trong vùng cảm động, họ không dám coi thường người đàn bà Việt Nam nhỏ bé và quê mùa này, bởi lối hành xử của chị đã nói lên tư cách một con người có"

Bản ghi

1 trong vùng cảm động, họ không dám coi thường người đàn bà Việt Nam nhỏ bé và quê mùa này, bởi lối hành xử của chị đã nói lên tư cách một con người có tấm lòng chân thật, ăn ở có trước có sau. Nếu đem chị Đào so sánh với những người đàn bà Việt Nam tài giỏi, học cao hiểu rộng khác, chưa chắc những tấm bằng của họ đã có giá trị bằng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam bình dị này. Chị Đào không hiểu nhiều về những thứ lắt léo của cuộc đời và sách vở, nhưng suốt đời chị chỉ đơn sơ sống theo cái đạo làm người, nhờ thế mà qua những sóng gió cuộc đời, chị lúc nào cũng "thân tâm an lạc". Chị Đào nay đã lớn tuổi, vẫn ở nhà trông cháu, vẫn tiếp tục kế hoạch của một bà ngoại Việt Nam Hai đứa con nhỏ lớn lên, học giỏi, đươc học bổng của trường Đại Học tại Boston, chúng nó đã rời mẹ từ lâu. Vợ chồng đứa con gái lớn cũng chán nơi khỉ ho cò gáy này, bàn với chị bán nhà đưa nhau về tiểu bang Massachusetts, nơi có nhiều người Tàu của nước nó và người Việt của nước chị. Thế là cả nhà dời New Hampshire, thị trấn nhỏ với những đồi núi cỏ mượt và thông reo, về mùa Đông tuyết phủ trắng xóa trên các đồi thông và những mái nhà mốc thếch màu xám nhạt. Hôm gia đình chị Đào dời đi, những gia đình người Mỹ quen biết ở nhà thờ đều tới ăn bữa cơm Việt Nam thật ngon, và vài món ăn Tàu do thằng rể chị nấu nướng. Họ từ biệt nhau với những giọt nước mắt, ở đâu cũng vậy mà thôi, hễ đem tình cảm chân thành mà đối đãi với nhau thì cũng sẽ được đền đáp lại như vậy. Chị Đào vẫn theo lối Việt Nam, gửi gấm ngôi mộ ông chồng Mỹ già cho bạn bè của ông chăm sóc, khiến họ lại càng cảm động. Đời chị tuy không may mắn về đường hôn nhân, nhưng chị Đào quả là một con người rất đáng khâm phục, vì mộ của ba mấy nhỏ chôn trong nghĩa trang Quân Đội ở quê nhà, chị cũng đã gửi tiền về để người nhà lo bốc mộ đem về quê, xây mồ mả tử tế đẹp đẽ. Bây giờ đứa cháu ngoại đầu đã lớn bộn, nó đang học trường Middle-School, mẹ nó đẻ thêm hai đứa em nữa. Chị Đào nay đã lớn tuổi, vẫn ở nhà trông cháu, vẫn tiếp tục kế hoạch của một bà ngoại Việt Nam, dạy cho mấy đứa nhỏ ăn cơm Việt, nói tiếng Việt. Mỗi buổi chiều con lớn đi học về, nó vẫn không quên chào bà ngoại bằng những câu tiếng Việt quen thuộc, vẫn đòi ăn hủ tíu do bà ngoại nấu, vẫn ăn mì xào Quảng Đông với nước tương theo lối của ba nó. Mấy chị em chơi với nhau, nói với nhau bằng tiếng Anh pha tiếng Việt, thậm chí khi cãi nhau ồn ào vẫn bị bà ngoại nó rầy rà bằng tiếng Việt, y như mấy đứa nhỏ ở Việt Nam. Thằng rể quan niệm thực tế theo lối của người Trung Hoa, thích thương mại, đối với nó lũ nhỏ biết được nhiều thứ tiếng càng tốt. Tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng gì cũng là tiếng, tiếng nào cũng chỉ làm cho con người gần gũi nhau mà thôi, và nhất là để cơ sở làm ăn của nó ngày càng phát đạt. Traêng queâ Nguyên Nhung. Traêng qua khoûi nuùi ñen xì, Coù ai beân beån nhaén gì cho ta? Queâ höông caùch trôû ngaøn xa, Nhôø traêng nhìn laïi beân nhaø vui khoâng Beân naøy moät daï nhôù mong Traêng giuøm chuyeån laïi, keûo söông khoùi môø. Löng trôøi caùnh haïc bô vô, Hoàn tan maây baïc thaãn thôø theo traêng. Tình queâ sao nhöõng beõ baøng! LT Cuoái Đoâng 2006 Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 101

2 TRƯỜNG TƯ-THỤC NGUYỄN-VĂN-CHƯỞNG Nguyễn-Minh-Cần Tại Trà-vinh trước 1975 có một tư-thục mà người Trà-Vinh đều biết đến: đó là Tư-thục tiểuhọc Nguyễn Văn Chưởng. Tôi không biết rõ ngôi trường này đã được thành-lâp từ năm nào, nhưng lúc tôi lên 5 tuổi ( 1935 ) thì trường đã có và tôi đã được vào học lớp Mẫu Giáo. Từ 1936 tôi sang học trường tiểu học " Nhà Nước " chung trường với 3 người anh của tôi đã học tại đó, để mỗi buổi sáng tôi cùng đi học với 3 anh khỏi phải có người đưa đón. Đến niên hoc 1941 tôi mới trở lại tư-thục Nguyễn Văn Chưởng học cho đến năm / VỊ-TRÍ NGÔI TRƯỜNG Tư-thục Nguyễn Văn CHƯỞNG có môt gian nhà dài ngăn ra khoảng 5 lớp học, lót gạch bông, trước hàng ba cũng lót gạch, trên nên cao ráo. Phía dưới là một sân chơi với nền cát đã đuoc cán bằng-phẳng và cứng rắn dọc theo các dãy lớp để học sinh ra xả hơi vào lúc giờ chơi. Các căn lớp học này ở ngay phia sau Đình Làng Long-Đức của Thị-xả Trà-Vinh, có một cổng đi ra con đường số 2, ngay góc bên xe đò thời đó, và một cổng trổ ra con đường vô xóm Tri-Tân, tại phía cổng này có một ngôi nhà lầu một tầng chia ra 3 gian: - Gian phòng bên trái là nơi của Ông Bà Đốc và gia-đình ở với 2 đứa con còn đi học. - Gian giữa là văn phòng của Ông Đốc. - Gian bià bên phải là nơi cư-ngụ của gia-đình của người con thứ hai của Ông Đốc mà hoc-sinh gọi là Anh Ba. Trên lầu là nơi ngụ của học-sinh nội-trú hoặc bán nội trú. Từ dãy lớp 5 căn đên ngôi nhà lầu có cất thêm 4 căn nối liền dính vào ngôi nhà lâu để có thêm 2 lớp học và 2 căn để gia-đình người con cả của Ông đốc thường vê trú-ngụ. Cổng ở đường số 2, sau Đình Long Đức đưa thẳng ra đường vô Thanh-Lệ, ngang qua Toà Bố (Toà Hành Chánh) và Chùa Ông Met, Nhà Thờ, Chuà Lưỡng Xuyên và đi thẳng ra Sóc Ruộng, Vàm sông Cổ Chiên. 2/ CÁC VỊ THẦY CỦA TRƯỜNG NGUYỄN- VẶN-CHƯỞNG Về các Thầy dạy lớp, tôi vẫn nhớ rõ tên họ và cả nét mặt thời đó, tuy nay tôi đã 80 tuổi đời: Cô HOA dạy lớp Mẫu Giáo, Thầy ĐỨC dạy Lớp 5, Thầy KHai Lớp 6, Thầy Tập dạy Lớp 3. Thầy Phán Lớp Nhì một năm, Thây Bá Lớp Nhì 2 năm và Anh Tư Phước dạy Lớp Nhứt. Anh Tư Phước chính là con của Ông Đốc Nguyễn Văn Chưởng, Ông Đốc có 3 người con trai lớn mà được học-sinh gọi là anh Hai, Anh BA và Anh Tư, nhưng chỉ có Anh Tư dạy lớp, còn anh Ba, cũng như Ông Đốc thỉnh thoảng thay thế khi anh Tư có viêc nghĩ. Anh Ba có lo cho trường và lo việc thương mãi còn anh Hai thì có gia-đình ở Bến-Tre, thường cùng gia-đình sang ở căn nhà trống cạnh Lớp Nhứt. 3/ CÁC LỚP HOC : N ơi dãy nhà dài gôm co 5 lớp học : - Từ phía cuối bên phải, ngoài sân nhìn vào thi lớp 6 (Mẫu Giáo) chiếm môt căn đối với lớp Năm. Hai lớp không có bức tường ngăn như các lớp khác, và bàn ghế học-sinh được xếp đâu lưng. - Kế lớp Năm, mỗi căn có ngăn tường là một lớp khác: Lớp Tư, Lớp Ba, Lớp Nhi một năm. - Lớp Nhi 2 năm và lớp Nhứt thì nơi 2 căn nhà cất giữa đầu gian nhà dài và gian nhà lầu (văn phòng của Ông Đốc) cạnh hai căn nhà để cho gia đinh người con Cả là Anh Hai thường vê ở. Trước 4 căn này có môt sân gạch màu đỏ, và có một giàn hoa. 4/ DANH-TIẾNG CỦA TƯ-THỤC NGUYỄN VĂN-CHƯỞNG Trường Nguyễn Văn Chưởng được nổi tiếng dạ y giỏi, hàng năm học-sinh thi đậu bằng tiểu-học nhiều. Vì là môt tư-thục, học-sinh phải Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 102

3 đóng học-phí và thường là con của các thương-gia, điền-chủ hoặc những gia-đình khá-giả thường hay gởi con đến học. Tuy nhiên, cũng có các gia-đình không giàu và cả một số ít học-sinh con nhà nghèo cũng được học, có lẽ là do nhà trường bớt học-phi hoặc cấp học-bổng. Tôi còn nhớ khi tôi học lớp Nhứt năm , hai học-sinh nghèo thường thay-phiên đứng hạng đầu của lớp Nhứt. Thời trước năm 1945, Trường Nguyễn Văn Chưởng có rất nhiều học-sinh giỏi và là thời thịnh nhứt của truờng. 5/ TƯ-THỤC NGUYÊN VĂN CHƯỞNG TRONG THỜI CHIËN Cho đến năm 1945,sau khi Nhật đảo chánh Pháp tại Đông-Dương, trường này cũng như các trường Nhà Nước toàn tỉnh Trà-Vinh đều bị đóng cửa vì các trường dạy tiếng Viêt luôn cả tiêng Pháp. Lúc đó phong trào học tiếng Nhật, và trường mở lớp dạy tiếng Nhật cùng tiếng Quang- Thoại thịnh hành, nhưng chỉ có môt lớp dành cho thiếu-niên từ 12 dên 15 tuổi, còn các lớp nhỏ thì đã đóng cửa luôn. Rồi đến muà Thu 1945, có lệnh tản cư thì các trường học toàn tỉnh đều bị đóng cửa hết, dân chúng chạy về các vùng đồng quê, chỉ còn thanh-niên ở lại thị-xả Trà-Vinh gia nhập vào lực lượng của Phong-trào Thanh-Niên Tiền Phong chống người Pháp. Từ đó, tư-thục Nguyễn Văn Chưởng được xem như không còn họat động nữa. Vào khoảng đầu năm 1946, khi quân đội Pháp trở lại tinh Trà- mở lớp Vinh, tôi không nhớ rõ là Trường có bị quân-đội chiếm đóng chăng? nhưng chỉ nhớ là Ông Đốc Chưởng từ vùng quê trở về sau vài tháng tản-cư, thì được vào ở tại hai căn cuối bên phải mà xưa là lớp Mẫu Giáo và lớp 5. Ông Đốc đã già yếu và bệnh tật, các người con lớn thi cũng như bao nhiêu thanh niên khác đã chạy tản lạc khắp nơi vê hướng Hậu-Giang và miên Tây. Năm này tôi có dịp đến thăm khi Cụ Đốc Chưởng nàm dưỡng bệnh, Cha tôi có bảo mang đến vài hộp sửa đặc mà thời đó rất khó mua, để biếu Cụ, Cụ Đốc rất cảm-động. Rồi... không bao lâu Cụ đã ra đi tại 2 căn lớp học của ngôi trường mà Cụ đã sáng-lâp từ xa xưa! Môt thoi-gian sau khi Cụ từ-trần, người con thứ hai là Anh Ba Tích trở vê gầy-dừng lại, tư-thục như xưa và khoảng thời-gian tôi có về ghé thăm trường cũ, Thầy xưa, gặp Anh Ba và người em là Chị Sáu. Riêng người con út thứ 7 thì nhập ngũ rôi sau đó tôi chẳng còn tin-tức chi nữa. Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 103 Anh Ba, đã cùng với Chị Sáu cố gắng gầy dựng lại ngôi trường nhưng không được hưngthịnh như xưa vì ngày trước chỉ có một tự-thục NguyễnVănChưởng, còn sau này thì có thêm nhiều tư-thục cả tiểu và trung -học như: Trưởng Thánh Gioan của Cha Sở Nhà Thờ Trà-Vinh (Ông Cố Trầu), Nguyễn Quang Anh ở đường số 3 gần xóm Chợ Trà-Vinh, Trường Long-Đức ở Thanh-Lệ. Rời Trà-Vinh cuối năm 1956, tôi đã lên Sàigon, ít có dịp về Trà-Vinh, nhưng đến năm 1972 tôi có dịp vê lại Trà-Vinh thăm trường cũ thì Anh Ba đã qua đời, chỉ còn Chị Ba và Chị Sáu thì vẫn còn ở tại 2, 3 căn lớp xưa với vài người con! Đến nay ( 2010 ), tôi chẳng rõ thế nào? đang biên thơ về Trà-Vĩnh hỏi lại về ngôi trường thân-yêu này thì dường như những căn lớp hoc của tư-thục Nguyễn Van Chưởng xa xưa nay là một Trường mẫu-giáo, nhưng tôi không rõ là do ai thành lập? Vào giờ chót ngày 11/10/2010, Tôi được tin từ Trà-Vinh gọi sang cho biết hiện nay thì Tưthục xưa Nguyễn Văn Chưởng đã trở thành Trường Măng Non do Nhà Nước quản trị. Bên trong sân trường phía bên phải gia đình con cháu Cụ Chưởng được cất 3 căn nhà khác để ở. Phi trường Trà-Vinh (Sept.2004) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền củ lâu đài bóng tịch dương 6/ MỘT KỸ-NIÊM VỀ CỤ ĐỐC CHƯỚNG Cụ Đốc rất nghiêm-chỉnh, dáng người cao, to, hơi mâp, có râu trên môi, râu tóc đã hoa-râm vào thời Thỉnh thoảng Cụ Đốc có xuống dạy Lớp Nhứt một ngày và hôm đó thì hoc-sinh rât sợ, tuy Cụ không cầm roi đánh họcsinh bao giờ. Môt kỷ-niệm vui mà tôi nhớ mãi suốt đời: khi Cụ Đốc muốn goi học-sinh lên bảng để hỏi bài, Cụ nhìn vào sổ danh sách, nhưng thay vi gọi tên hoc-sinh đó thì Cụ chỉ gọi tên Cha của học-sinh mà thôi. Dỉ-nhiên, học-sinh bị gọi dư biết là gọi mình,

4 và lên bảng. Vây mà cả lớp không trò nào được cười tuy rất ngạc-nhiên. Dù vậy, cha mẹ hoc-sinh chẳng ai phàn-nàn điều đó vì ở Trà-Vinh ai cũng kính mến cụ Đốc Chưởng vì cha hoặc Mẹ họcsinh thì có người đã là học-trò của cụ và những phụ-huynh khác thi cũng kém tuổi Cụ nhiều, hoặc đã quen biết thân-thiện đếu rất kính mến cụ. Mỗi lần học-sinh bị goi lên (với tên Cha mình) thì quen dần và đã nghĩ rằng Cụ Đôc rất thân hoặc rất mến thương Cha Mẹ mình nên mới gọi như vậy. Kể ra Cụ Đốc cũng có trí nhớ lắm mới nhớ rõ tên của cha hoặc Mẹ từng phu-huynh học-sinh tuy lúc đó cụ cũng đã cao niên, có lẽ gần đến 7O mà tôi không rõ tuôi-tác của Cụ. TÌNH CA KHÚC QUA TIẾNG ĐÀN TÔI Đêm giao thừa nghe khúc dân ca Cánh thiệp đầu Xuân bóng chiều tà Gió mùa Xuân tới miền đất lạnh Họp mặt mừng Xuân đón mùa hoa. Nắng Hạ em cài hoa tím thay Gió Hạ cây dù đen nó quay Phượng đỏ chuyển sang màu phượng tím Ca-li giờ không con sông dài. Mai lỡ hai đứa mình xa nhau Đêm Thu, đêm thành phố nhiều sao Ngày đó, nhìn những mùa Thu đi Nhạc dưới trăng khi nhìn lên cao Đoàn hướng đạo sinh tại Ao Bà Om ngày 11/11/1953 ( Trưởng Nguyễn Minh Cần bên phải ) Tôi có nhiều kỹ-niệm vui khác của tư-thuc Nguyễn Văn Chưởng, nhứt là về thời gian từ , khi tôi học lớp Nhứt với Anh Tư Phước, xin sẽ viết kể lại vào Đặc-San năm sau. Tuy nay tôi sắp qua khỏi mức 80 tuổi đời mà vẫn còn nhớ rõ những kỷ-niệm xa xưa này, chỉ buồn là cảnh cũ tuy còn đó nhưng đã biến đổi quá nhiều còn người xưa thì đã ra đi chẳng còn mấy ai kể cả bạn học cùng lứa với tôi. Do đó, tôi muốn ghi lại những kỷ-niệm êm-đềm thời thơ ấu và niên thiếu tại quê hương Trà Vinh, tư thục Nguyễn Văn Chưởng để thế hệ đàn em và các cháu đồng hương đọc để biết qua một cơ-sở giáo-dục xa xưa của tỉnh nhà. Nếu có các bạn hoặc vị đồng hương nào có những kỹ niệm về Trường Tư Thục Nguyễn Văn Chưởng, xin hãy cùng tôi viết lại về ngôi trường để nhớ đến công ơn của Cụ Đốc Học Nguyễn Văn Chưởng và các người con là những vị thầy, những nhà mô-phạm đáng kính-nễ của tỉnh Trà-Vinh. ( Xin hẹn năm sau sẽ ghi tiếp những kỷniệm về Trường tư-thục Nguyễn Văn Chưởng) NGUYỄN-MINH-CẦN ( cựu học-sinh ) Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 104 Mưa khuya tình chết theo mùa Đông, Mê khúc tôi đưa em sang sông Về đây em vọng ca dĩ vãng Ngũ đi em, người em sầu mộng Hãy yêu như chưa yêu lần nào Cánh hoa bay, mùa hoa anh đào Chờ người như chuyện Đào Hoa Nữ Màu thời gian như mộng dưới hoa Em đến thăm anh một chiều mưa Giọt lệ tình gợi giấc mơ xưa Hoa trinh nữ gọi người yêu dấu Hồi tưởng lại tháng sáu trời mưa Tình giờ như nghĩa cũ tình xưa Nửa hồn thương đau, hai mùa mưa Tình yêu không giống chuyện cổ tích Lời thề xưa nay đã tàn chưa. Hoài cảm nếu ta đừng quen nhau Chiều tưởng nhớ đêm nhìn lên cao Bóng quê xưa buồn trong kỷ niệm Ánh trăng tàn nửa hồn thương đau Hoa vẫn nở trên đường quê hương Tôi vẫn nhớ, Thiếu phụ Nam Xương Ánh đèn màu, mười năm tình cũ Bóng ngày qua, ai về sông Tương. Cao cung lên anh còn cây đàn Hoa trinh nữ, hoa sứ nhà nàng Em tôi, chiều trên đồi sim tím Sao em vội lấy chồng sang ngang Vào Thu 2010 TRẦN SINH

5 Cách đây cũng khá lâu, có dịp ngang qua thành phố Portland, tôi ghé thăm người bạn cố tri cũng là đồng môn. Tôi và anh cùng tốt nghiệp đại học Bến Giá vào thập niên 80. Anh Trần Văn Xinh, người bạn hiếu khách, đem ra một chai Remy lâu năm để mừng sự trùng phùng sau nhiều năm xa cách. Bao nhiêu chuyện xưa, tích cũ được đem ra luận bàn nhứt là những kỹ-niệm một thời còn mài đủng quần ở viện đại học Chà Là. Trời càng về khuya chai rượu cũng vơi dần, trước khi chia tay đi nghĩ, anh mang một tờ tạp chí ra khoe với tôi, quyển Đặc San Trà Vinh. Nhìn cách anh nâng niu, trìu mến lật ra từng trang chỉ cho tôi những bài mà anh cho là hay nhứt. Anh căn dặn phải giử kỷ và hoàn trả lại cho anh sau khi đọc xong. Tôi ngẩm nghĩ Anh nầy có vẻ lẩm-cẩm, Đặc San Trà Vinh mà anh coi như một đại tác phẩm của một văn hào nào đó không bằng. Đoàn Thanh Niên HTT Vĩnh Bình Bẳng đi một thời gian khá lâu, một hôm mới sực nhớ ra quyển Đặc San, tôi vội vàng đem ra xem để còn phải hoàn trả lại cho anh bạn vàng của tôi. Đồng hồ trên tường đã điểm 4 tiếng về khuya mà tôi vẩn còn miệt mài với những câu chuyện về đồng quê của bạn Hai Quẹo, cặp mắt không biết mờ đi bao lần, nhiều khi không còn nhìn thấy gì nửa. Bây giờ, tôi mới nghĩ lại lời của anh bạn Xinh nói Chỉ có người Trà Vinh viết, người Trà Vinh đọc, và người Trà Vinh mới hiểu hết nổi lòng của người viết. Sau khi đọc xong quyển Đặc San, tôi Người HTT Vĩnh Bình có ý định viết một bài về đất mẹ, nơi một thời đã cưu mang tôi. Nhưng đã hai năm mà tôi vẩn chưa tìm ra một đầu đề nào cho thích hợp, nhìn qua các đề tài trong 9 số đặc san Xuân, tôi chưa thấy ai nhắc đến Phân Đoàn Thanh Niên Hồng Thập Tự Vĩnh Bình, mặc dầu trước thập niên 75, Phân Đoàn Hồng Thập Tự (HTT) đã góp một bàn tay hàn gắn đau thương đổ vở cho những đồng bào bất hạnh trong Tỉnh nhà.. Sau năm 70 cuộc chiến bột phát trở lại dữ dội hơn, nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh màn trời, c hiếu đất. Việc cứu trợ trở nên vô cùng khẩn thiết nhưng Phân Bộ HTT Vĩnh Bình không đủ nhân lực c ho nên Bác Sĩ Mạch Dùng, Chủ tịch Phân Bộ HTT Vĩnh Bình, kêu gọi anh chị em thanh thiếu niên cùng các học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức Tỉnh Vĩnh Bình nên tham gia Hội HTT v à tình nguyện đi phát quà cứu trợ nạn nhân ở các địa phương có thiên tai hoặc xảy ra chiến sự. Phân Đoàn Thanh Niên HTT bắt đầu được thành lập trở lại với một ban chấp hành trên dưới 20 anh chị và h ơn 100 em nam nữ đoàn viên (các em là những học sinh các Trường Trung Học tại Tỉnh Lỵ). Trước đó, Phân Đoàn vẫn có một số anh chị em thường xuyên sinh hoạt như anh Lê Văn Tám, em Nam, Hạnh, chị Trần Ngọc Trân, Trần Ngọc Lan, Thái Ngọc Hiền, Dương Thị Tuyết, Lâm Thị Tý, Ch ị Ba Hồng Huỳnh mỗi sáng thay nhau mang sửa đến phát cho các trẻ em thiếu dinh dưởng tại các Trường Tiểu Học chung quanh thị xã. Năm đầu tiên, sau khi Phân Đoàn Thanh Niên được tái tổ chức, một cuộc lạc quyên nhân ngày Quốc Tế HTT được phát động một cách rầm rộ. Tất cả các em đoàn viên với đồng phục HTT mang thùng đi khắp các chợ búa, đồng thời các anh chị trong ban chấp hành đi đến từng tiệm buôn, văn phòng Bác Sĩ, nhà thuốc tây để xin ký sổ vàng. Tuần thứ hai, Phân Đoàn chọn quận Trà Cú làm thí điểm đầu tiên, toán lạc quyên đến xả Phước Hưng (Cầu Cống), Tập Sơn (Trà Trót), An Quàng Hữu (Bắc Tran g), và về nghĩ đêm tại nhà anh Thọ để sáng hôm sau trực chỉ quận lỵ Trà Cú, xã Hàm Giang, Đại An (Trà Kha), Đôn Châu, Long Hiệp Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 105

6 (Trà Sấc) rồi trở về Tỉnh Lỵ. Các tuần lể kế tiếp toán lạc quyên đi đến quận Tiểu Cần và Cầu Ngang. Qua một tháng lạc quyên, với phương châm Mình tự giúp mình trước, Phân đoàn đã gặt hái được một kết quả thật khả quan. Với $90, được trích ra từ số tiền lạc quyên mà Phân Bộ đã trao cho Phân Đoàn làm quỹ sinh hoạt. Số tiền nầy được ký thác vào Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín do chị Hường làm Thủ Quỹ (Chị Hường là nhân viên văn phòng hành chánh trường Trung học Nguyễn Viên Kiều). Đến tháng 3 năm 1975, tài khoản của Phân Đoàn còn trên dưới $180, Nhận thấy sự nguy hiểm cho các em đoàn viên đi lạc quyên ở các xả quận mất an ninh nên Phân Đoàn đã thay đổi kế hoạch gây quỹ, chỉ lạc quyên ở Tỉnh Lỵ và bán những đặc sản của Trà Vinh tại hội chợ Quốc Tế HTT đươc tổ chức hàng năm tại trụ sở Hội Hồng Thập Tự Việt Nam Cộng Hòa nằm trên đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn. Đặc biệt nhất là việc Phân Đoàn tổ chức Đại Nhạc Hội tự biên tự diễn với 2 suất tại Hội Trường của Trường Trung Học Hoa Ngữ Minh Trí. Ban văn nghệ của Phân Đoàn với anh Phan Văn Xê, anh Mẩn, anh Phụng, anh Khiết, chị Thu, Hiền, Hạnh, Hường được sự tăng cường hổ trợ của Ban Văn Nghệ Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn Mất mấy tháng trời cho các em luyện tập, Đại Nhạc Hội khai mạc dưới sự chủ tọa của B.S. Mạch Dùng, chủ tịch Phân Bộ HTT Vĩnh Bình, cùng với sự tham dự của Đại Tá Chung Văn Bông, Tỉnh Trưởng Vĩnh Bình, các Trưởng Ty Sở, tất cả thành viên trong Ban Chấp Hành Phân Bộ và quan khách cùng các mạnh thường quân, bang bộ, thương gia trong Tỉnh Sau phần văn nghệ, Đại Tá Tỉnh Trưởng cùng quý quan khách, Ông Bang Ngô Khương, Ông Bang Thiên Thành, BS Linh, BS Hùng, BS Hưng cùng các thương gia hân hoan ký tặng vào sổ vàng lạc quyên của Phân Đoàn thật hậu hỉ. Sự thành công khả quan của buổi văn nghệ gây quỷ cây nhà lá vườn mang lại nhiều khích lệ hơn cho Đoàn Viên về công tác lạc quyên. Nhìn thấy sự hăng say hoạt động và sự lớn mạnh của Phân Đoàn HTT Vĩnh Bình nên Trung Ương Hội HTT đã cấp cho Phân Đoàn thêm một chiếc truck 3/4 tấn để làm phương tiện di chuyển. Qua những tuần lể lạc quyên, Phân Đoàn tái lập kế hoạch sinh hoạt, huấn luyện cho các em và đồng thời chuẩn bị cho các cuộc cứu trợ sắp đến. Đầu năm 1972 Mùa Hè đỏ lửa, các xả ấp thuộc các địa phương trong Tỉnh bị áp lực VC nặng nề như các xả: Lưu Nghiệp Anh (Bến Dừa), An Quảng Hữu (Bắc Trang), Long Hiệp (Trà Sấc) thuộc quận Trà Cú, Te Te Hùng Hòa thuộc quận Tiểu Cần, Phong Điền, An Phú Tân thuộc quận Cầu Kè, người dân thật điêu linh, thống khổ, cửa nhà bị tàn phá, tài sản tiêu tan dưới bom đạn của cuộc chiến được mệnh danh là Giải Phóng. Gạo cứu trợ đem phân phối cho đồng bào nghèo Để trợ giúp, an ủi phần nào sư mất mát đau thương đó, Hội HTT do Phân Đoàn đã mang đến cho họ những phần quà cứu trợ với phương châm Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Của tuy tơ tóc, nghỉa so nghìn trùng. Quà cứu trợ thường tùy theo nhu cầu của nơi bị nạn mà cấp phát đại khái như: mùng, mềm, chiếu, khăn, nồi niêu son chảo, gạo, sửa bột, thuốc men, tập vở học trò, tole lợp nhà v.v Cũng trong năm này Phân Đoàn đã mất đi một thành viên ưu tú, chị Lê Thị Liểu, chị gia nhập Phân Đoàn từ khi còn là một học sinh cho đến khi ra trường chị không quên trở lại sinh hoạt. Chị quyên sinh chết theo chồng, một thiếu úy Đại Đội Phó bị VC phục kích tử trận tại xã Mỹ Long, quận Cầu Ngang, để lại đứa con thơ chưa đầy 4 tháng tuổi. Để tiếc thương một đoàn viên đã một thời tích cực hoạt động và xoa dịu phần nào những nỗi đau thương của ba mẹ chị cũng là anh Phân Đoàn Trưởng và chị Trưởng Ban Xã Hội, anh chị Hồng Huỳnh. Phân Đoàn đứng ra đảm trách việc chung sự từ tẩn liệm (do anh Trọng, Ban Xã Hội) đến việc chôn cất. Trong 2 ngày đêm canh thức bên quan tài và sau cùng với hơn 100 đoàn viên đã tiển đưa linh cửu chị đến nơi an nghĩ cuối cùng. Trung tuần tháng 6/72, BS. Chủ Tịch thông báo cho chúng tôi biết là Ty Xã Hội Tỉnh yêu cầu Hội HTT trợ giúp cứu trợ cho một số đồng bào thuộc xã An Phú Tân, quận Cầu Kè mà đồng bào ở đây đa phần là người Việt gốc Khmer đã nhiều lần bị Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 106

7 chiến tranh tàn phá và Ty Xã Hội Tỉnh không còn đủ ngân khoản trợ cấp cho họ. Cái khó ở đây là phương tiện di chuyển và lộ trình đến An Phú Tân, đường bộ liên lạc với xã bị cắt đứt, đường sông thì không an toàn nội bất xuất, ngoại bất nhập, sự tiếp tế chỉ trông vào trực thăng. Tôi trình bày về những trở ngại như lộ trình không an ninh, và phương tiện chuyên chở phải nhờ trực thăng của Mỹ rất phức tạp khó khăn nhưng các anh chị trong Phân Đoàn nhứt định không lui bước trước những khó khăn trước mắt mà phải tìm cho ra biện pháp khả dĩ đưa phẩm vật thiết yếu cho đời sống đến tận tay người dân An Phú Tân đang cần. Vì thế chúng tôi bắt buộc phải liên hệ với Đại Úy Nguyễn Văn Phương, Tỉnh Đoàn Trưởng XDNT, nhờ Đ/U liên lạc với Usaid xin trợ giúp phương tiện trực thăng. Và yêu cầu của chúng tôi được Đ/U Phương và bên Usaid đáp ứng thỏa mản. Vì sự nguy hiểm có thể xảy ra, tôi đề nghị thành lập toán cứu trợ với thành phần đặc biệt, chỉ toàn những anh đã một thời từng khoác áo trận thì gặp phản ứng dử dội của các chị, các chị đòi hỏi phải có sự hiện diện của các con cháu bà Trưng bà Triệu vào việc cứu trợ nầy cho bằng được. Sau cùng toán cứu trợ gồm có anh Lê Văn Hồng Phân Đoàn Trưởng, anh Mạch Phước Toàn, Nguyễn Văn Xuân Cảnh, Trần Văn Khiết, Phan Văn Xê, Từ Văn Thọ và người viết. Về phần các chị gồm có chị Trần Ngọc Trân, chị Nguyễn Thị Liên Hoa, chị Thái Ngọc Hiền, chị Lâm Thị Tý. Bảy giờ sáng ngày N, chiếc trực thăng dân sự của Air America do cơ quan Usaid thuê bao đáp xuống phi trường Phú Vinh, Đại Úy Nguyễn Văn Phương, Tỉnh đoàn trưởng Xây Dựng Nông Thôn, trình bày tình hình an ninh chung và địa thế của xã cho Phi Công. Chung quanh xả có lùm cây um tùm bao bọc nên dể bị bắn sẽ, trực thăng cần giử cao độ và xuống thẳng đứng cho an toàn. Líp đầu gồm các anh bên Tỉnh Đoàn XDNT, anh Toàn, Khiết, Xê và tôi và phẩm vật cứu trợ. Từ trên cao nhìn xuống thấy khói vàng chỉ điểm bãi đáp, phi công đổi hướng và đáp thẳng xuống mục tiêu, anh em lập tức khuân vác đồ cứu trợ xuống trong nháy mắt để phi cơ bốc lên ngay vội vả về Thị Xã bốc thêm chuyến khác. Khiết, Xê lo sắp xếp đồ cứu trợ, tôi và Toàn dựng lều Y Tế rồi nhận danh sách, điểm danh và tổ chức đồng bào cho có thứ tự. Chuyến bay thứ nhì cũng vừa đổ người và đồ cứu trợ xuống và viên phi công cho biết là họ sẽ trở lại bốc chúng tôi vào giờ G (15giờ). Thời gian rất sít sao, eo hẹp, nên mọi người phải tranh đua với thời gian. Chị Trân, Hoa, Hiền và Tý phụ trách phát thuốc, săn sóc, băng bó cho đồng bào bị thương hay bệnh tật, số còn lại lo phân phối quà cứu trợ, vài chị dạy các em ca hát và phân phát sách, tập vở, viết, phấn, bảng đen và đồ chơi cho trẻ em. Toàn và tôi đi vào các Ấp lân cận tìm hiểu thêm về cuộc sống khó khăn của người dân để báo cáo cho Phân Bộ tìm cách giúp đở cho họ. Công việc phát phẩm vật cứu trợ vừa hoàn tất thì thì trực thăng cũng vừa đến, tôi vội can thiệp với bên XDNT để chở thêm 2 người dân bị thương được bốc líp đầu tiên cùng với các chị. Mổi líp chỉ chở tối đa là 11 người mà líp thứ nhì lại còn 12 người vì thế cho nên viên phi công phụ phải nằm lại phi trường Phú Vinh để trực thăng bốc cho hết số người còn lại và mọi việc đều xuôi chèo mát mái. Qua một ngày mệt nhọc và nguy hiểm nhưng tất cả mọi người đều vui vì đã vượt qua được vòng lửa đạn mang đến cho người dân An Phú Tân, những nạn nhân chiến cuộc tàn khốc và sự nghèo đói, của vùng đất được mệnh danh là Sài Gòn mới một món quà mà do chính đồng bào ruột thịt Trà Vinh đóng góp qua các cuộc lạc quyên. Hoàng hôn trên biển Rạch Giá Hành trình cứu trợ kế tiếp của chúng tôi là Tỉnh Kiên Giang. Đây là chuyến cứu trợ coi như đại diện cho Hội HTT Miền Tây đi đến các xả Sóc Sơn, Sóc Xoài, thuộc quận Kiên Lương, các xã Giục Tượng, Bàn Tân Định thuộc quận Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang bị V.C. tấn công làm hơn 250 nóc gia tiêu tan thành mây khói. Tỉnh Kiên Giang xin Phân Bộ HTT Kiên Giang hổ trợ nhưng HTT Kiên Giang không đủ nhân vật lực nên đề nghị lên HTT Trung Ương ở Sài Gòn xin giúp đở. Thời gian đó, BS Mạch Dùng vừa là chủ tịch Phân Bộ HTT Vĩnh Bình vừa kiêm nhiệm Phó Chủ Tịch Hội HTT Việt Nam Công Hòa. BS Dùng đề nghị Phân Đoàn HTT Vĩnh Bình tiếp tay. Toán cứu trợ được thành lập với thành phần chủ lực là các anh chị trong Ban Chấp Hành Phân Đoàn vì các em Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 107

8 đoàn viên bận học nên không thể tham gia. Đồ cứu trợ của nước ngoài được Sàigòn gởi thẳng xuống Phân Bộ Kiên Giang, số còn lại như gạo thóc, chiếu chăn sẽ mua tại chổ dể tiết kiệm hơn. Chúng tôi đến Kiên Giang trên chiếc xe van của HTT Vĩnh Bình qua ngã Bắc Vàm Cống. Vừa đến nơi, chúng tôi trực chỉ đến Phân Bộ HTT Kiên Giang tiếp xúc ngay với Phân Bộ và Phân Đoàn HTT Kiên Giang để thảo luận về lịch trình, diển tiến cho công việc cứu trợ. Chúng tôi được BS Chủ Tịch Phân Bộ và anh Phân Đoàn Trưởng Lâm Sốc Hên đồng ý cho mượn thêm một chiếc xe và tăng cường thêm một số nhân lực. Rời Phân Bộ, chúng tôi trực chỉ đến Tòa Hành Chánh Tỉnh để tiếp xúc với Ty Xã Hội, bộ phận trách nhiệm cứu trợ của Tỉnh để nhận danh sách nạn nhân, địa điểm và tình hình an ninh tổng quát các xả, nơi chiến sự đã xãy ra. Chúng tôi được Ông Phó Tỉnh Trưởng Hành chánh Nguyễn Văn Thanh, người đã từng giử chức vụ Phó Hành Chánh Vĩnh Bình khi xưa và khá thân thiện với anh Mạch Phước Toàn, Ông Trưởng Ty Xã Hội và các quan chức địa phương có liên hệ việc cứu trợ tiếp kiến và trao đổi ý kiến về công việc cứu trợ cũng như các biện pháp an ninh khu vực trong khi thi hành công tác cứu trợ. Trong lúc chúng tôi đang trao đổi kế hoạch về công việc cứu trợ với Ông Phó Hành Chánh thì Đại Tá Huỳnh Văn Chín, Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiên Giang và Ông cũng là người quê gốc Trà Vinh, từ Văn Phòng trên lầu đi xuống tham gia cuộc hợp. Tôi có quen biết với Đại Tá khi Đại Tá còn là Đại Úy, Tiểu Đoàn Trưởng 3/11, sư đoàn 7 Bộ Binh. Sau cuộc hợp, Đại Tá đề nghị với Phó Thanh lo thuê phòng ngủ cho chúng tôi thay vì ngủ tại trụ sở Phân Bộ HTT Kiên Giang. Sau gần một tuần lể vất vả cứu trợ. Công việc hoàn tất tốt đẹp mà không xảy ra chuyện gì gây nguy hiểm cho tất cả mọi người và chúng tôi cảm thấy hạnh phúc hơn và chuẩn bị hành trang rời Kiên Giang về lại Vĩnh Bình. Nghĩ đến đoạn đường đi đến xã Bàn Tân Định bằng những chiếc vỏ lải trên sông rạch khúc khuỷu mà hai bên bờ toàn bụi lùm cây cối um tùm mà phát ớn. Đêm cuối cùng trên đất Kiên Giang, chúng tôi được Tỉnh đường do đích thân Đại Tá Chín, Ông Phó Thanh, BS Chủ Tịch Phân Bộ HTT cùng các nhân vật quan trọng trong Tỉnh khoản đải một buổi cơm thân mật với nhiều lời tri ân. Cám ơn sự ưu ái của quý vị, nhưng đây chỉ là bổn phận và trách nhiệm của mổi người dân mà thôi. Chúng tôi cũng trở lại đất Kiên Giang lần nửa với cả đoàn viên Phân Đoàn HTT Vĩnh Bình Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 108 đi cấm trại ở Hòn Sơn Rái tức xả Lại Sơn với sự hổ trợ của Đại Tá Tinh Trưởng, Ông Nguyễn Văn Thanh Phó Hành Chánh Tỉnh, BS Chủ Tịch Phân Bộ, anh Lâm Sốc Hên Phân Đoàn Trưởng Phân Đoàn Thanh Niên HTT Kiên Giang và nhất là Ông Trung Úy kiêm xả Trưởng xả Lại Sơn tận tình giúp đở cho cuộc cắm trại được hoàn thành mỹ mãn. Theo lịch trình hàng năm của Hội HTT Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi phải chuẩn bi tham dự Hội Chợ Quốc Tế HTT tại Sài Gòn và trại Hè HTT toàn quốc tại Phước Tỉnh, Bà Rịa. Phân Đoàn đã hướng dẫn hơn 60 em đoàn viên tham dự Hội Chợ Quốc Tế HTT và sau đó đi thẳng ra Bà Rịa hợp mặt cùng với hơn 40 Phân Đoàn HTT Việt Nam Cộng Hòa các Tỉnh bạn trên toàn quốc tụ tập, tranh tài trong các trò chơi ở đất trại Phước Tỉnh. Sau 4 ngày tranh đua gay go, Phân Đoàn Thanh Niên HTT Vĩnh Bình đã thâu tóm hầu hết các giải tranh tài quan trọng. HTT đi cứu trợ bằng đường sông Để tưởng thưởng cho các em đoàn viên về những thành quả vẻ vang trong các cuộc tranh tài tại trại Hè HTT toàn quốc tại Phước Tỉnh, Bà Rịa vừa qua cùng những tháng ngày vất vả, vượt hiểm nguy đi cứu trợ và lạc quyên. Chúng tôi quyết định dành 3 ngày còn lại đưa các em đi du lịch Đà Lạt để các em có dịp vui chơi, thăm viếng các thắng cảnh đồi núi của xứ sương mù gió lạnh chả bù với cảnh đồng khô cỏ cháy của quê hương nước mặn đồng chua Vĩnh Bình. Công việc của Hội HTT chẵng những là các việc cứu trợ nạn nhân thiên tai và chiến sự mà còn kiêm nhiệm nhiều công việc xã hội khác nửa, chẳng hạn như việc cải thiện môi trường dân sinh trong các thôn ấp xa xôi nghèo đói ở nông thôn và các phường khóm lao động lầy lội dơ bẩn ở thị thành. Sau chuyến du lịch Đà Lạt trở về, Phân Đoàn lại bận rộn nhận công tác mới từ Phân Bộ để giám sát việc thi công của nhà thầu công trường

9 chỉnh trang khu phố IV tại Thị Xã Phú Vinh mà Phân Bộ HTT Vĩnh Bình đã cấp một ngân khoản trên một triệu ($ ) để tráng đường đi lại, đặt ống cống thoát nước, hố chứa rác và nhà vệ sinh cho mổi gia đình nghèo khó. Cái kết quả mang lại cho khu phố IV một bộ mặt khác hẳn, vệ sinh hơn, sáng sủa hơn, khang trang hơn và nhất là ý thức trách nhiệm của người dân trong phường khóm có cải thiện hơn. Công việc càng ngày càng dồn dập, càng vất và, càng cần thiết của HTT và nhất là Phân Đoàn khi chiến cuộc càng ngày càng leo thang khốc liệt cho đến ngày 30/04/1975. Và thế, là Phân Đoàn Thanh Niên HTT Vĩnh Bình cũng chết theo ngày tháng Tư ấy và có thể để lại bao tiếc nuối trong lòng bao người! NHỚ HỒ XUÂN-HƯƠNG Xuân-Hương thả bước một chiều mơ Lơ-Lửng mây trôi, gió hững-hờ. Vi-vút thông reo khơi ý nhạc, Lăn-tăn sóng gợn gợi hồn thơ. "Lâm-Viên" núi đẹp... tranh hùng-vỉ, " Đa-Lạt" hồ xinh...cảnh mông-mơ. Xa cách muôn-trùng thương, tiêc, nhớ Bao năm hình- ảnh chẳng phai mờ. Nguyễn-Minh ( Kỷ-niệm Dalat những năm 1949,1950 ) MỪNG XUÂN Dương Công Bình & Mạch Phước Toàn Nơi nào có thiên tai, có chiến sự, có thương đau, mất mát, đổ vở thì nơi đó có dấu chân của người HTT. Sau 35 năm nhìn lại, lúc tuổi đời còn xanh, các anh chị trong phân Đoàn cũng như các em Đoàn Viên HTT không quản ngại gian lao, khổ cực xông xáo vào nơi hiểm nguy giúp đở, hàn gắn, xoa dịu những vết thương mà đồng bào ruột thịt đã hứng chịu nhiều tàn phá điêu tàn, mất mát qua mấy mươi năm binh biến. Tôi xin thấp một nén hương lòng dâng lên linh hồn Bác Sĩ Mạch Dùng, vị Chủ Tịch khả kính, đã một thời nhiệt thành cống hiến cả tấm lòng cho quê hương Vĩnh Bình mến yêu, anh Mạch Phước Toàn, một Huynh Trưởng tích cực tận tụy với HTT tỉnh nhà đã sớm bỏ bè, bỏ bạn ra đi. Ngoài ra, tôi cũng không quên quý Bác Trịnh Hữu Duyên, Ông Huỳnh Văn Truyện (Kim Chung), Ông Nguyễn Văn Gương (Nhà sách Nam Cường) và Anh Chị Hồng Huỳnh đã một thời gắn bó với Phân Đoàn chúng ta. Tôi sẽ nhớ tất cả và mãi mãi. Longview, mùa thu 2010 Người HTT Vĩnh Bình Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 109 Đầu năm hợp mặt mừng xuân Mọi người vui vẽ múa lân đón mừng Lời chào chúc tụng tưng bừng Bạn bè gặp lại không ngừng hỏi thăm Hân hoan đảnh lể đầu năm Tổ tiên ban phước một năm thuận hòa Người Miên người Việt người Hoa Mặc dù có khác vẩn là thương nhau Chỉ vì đả từng biết nhau Một thời sinh sống với nhau một làng Hiện nay ăn tết cùng bàn Đến từ một xứ mênh mang đất bồi Trà vinh đẹp đẽ xanh tươi Buồn vui dĩ vãng của đời ấu thơ Quê nhà ruộng đất ao bờ Thay quyền đổi thế người ơi khác đời Trở thành kỷ niệm một thời Mọng mơ tìm lại với người xung quanh Đặc san quí báo Canh Dần Viết về một xứ hiền lành Trà Vinh Dồi dao tin tức chuyện tình Đồng hương nhớ lại qua hình ngày xưa Mọng mơ những chuyện mình ưa Tỉnh mọng khi biết chuyện xưa không còn NKT Mar. 10, 2010 Mọng thành khi bỏ chuyện xưa của mình

10 Sau bài viết Trường tôi, môt cõi quê hai nỗi nhớ của tôi xuất hiện trên Đặc San Xuân Canh Dần của Hội Áí Hữu Trà Vinh, thì tôi cũng đón nhận được một vài cú điện thoại, một số thư tín cũng như của bạn bè xa xưa ngày cũ mà vì hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc của đất nước và cảnh ly tán, lạc loài nơi xứ lạ quê người mà tưởng chừng như chẳng bao giờ còn có ngày tái hợp. Với những dòng tâm tư trang trải nỗi nhớ, niềm thương đến những người xưa cảnh cũ của tôi trên mặt báo đã biến cái xúc động kia thành hiện thực mà chỉ với vài dòng cảm nghĩ đơn sơ, gợi nhắc lại những kỹ niệm của tuổi học trò, của thời niên thiếu, của cảnh quê nghèo đồng chua nước mặn thân thương, thì cũng đủ để tôi nhận được những lá thư, mà chỉ vài lời giản dị của những người bạn cũ phương xa thì cũng đã đủ khiến tôi bồi hồi cảm động với những ý nghĩ mơ hồ, mông lung như đang ôm ấp trọn cả miền trời quê hương thơ ấu mà đã hơn 30 năm trời cách biệt. Những câu thăm hỏi thật nhẹ nhàng, trìu mến, xuất phát tự tâm hồn người gởi, và chỉ một vài chữ thôi cũng đủ đã gói trọn bao tâm tư, bao tình tự, bao hình ảnh êm đềm của tuổi học tr ò, và đã mang đến cho tôi biết bao xúc cãm ngọt ngào, ấm áp mà trong nhiều năm qua từ cái ngày 30 Tây Tháng Tư Đen đó đã đánh mất đi tất cả. Bạn bè lớp trước nay còn mấy? Cái ngày bị bó buộc phải tan hàng kéo theo một trận cuồng phong tàn khốc thổi phăng và tàn phá cả nền móng xã hội truyền thống cũa hơn bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam. Miền Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 110 Từ Văn Thọ Nam Tự Do không còn nửa, một màu đỏ chết chóc đã p hủ chụp xuống và biến mảnh đất phì nhiêu và hiền hoà nầy trở thành một trại tù vĩ đại, và đói rách, và người dân bị trị, bị kềm kẹp khống chế dướ i họng khẩu A.K. và gông cùm. Tất cả đều bị cuốn hút vào một guồng máy bạo lực vô nhân, nó nghiền nát tất cả những căn bản luân thường, đạo lý bao đời, và kết quả là đưa đến một thảm họa hủy diệt con người và đất nước, nhất là đưa mọi sinh hoạt từ đời sống tinh thần đến vật chất của tất cả người dân phương Nam trở về thời Trung Cổ. Thầy giáo, học trò, và tất cả đều ngơ ngác giữa chợ đời hỗ n loạn. Trong sự đổ nát tan thương và kinh hoàng đó, thầy giáo không còn đứng trên bục giảng đường nửa. Và trò cũng không còn ngồi yên trên ghế học đường lắng nghe Về một môn học thầy không muốn dạy, trò không muốn học (là tựa đề bài viết của Giáo sư Lý Chánh Trung, một người thầy cũ, đăng trên tờ Tuổi Trẻ chủ nhật, ). Trong thời diểm đó, trò có thể bắt gặp thầy giáo chạy gạo từng ngày bằng những nghề lao động chân t ay cực nhọc trong những cánh đồng phèn chua đầy đưng lác hoặc bên những cánh rừng khô cằn sỏi đá tại khu kinh tế mới nào đó. May mắn hơn là trò bắt gặp thầy hoặc thầy cũng bắt gặp trò trên bến x e, bến nước; bên chợ sớm, chợ chiều; thầy trò cùng lơ láo bên nhau trên chiếc xích lô xiêu vẹo, và trên chiếc xe ba bánh cũ mèm, và trên xe ôm, xe lôi cà tàng ngồi đợi khách, hoặc thả rong ngoài chợ trời chờ mánh kiếm cơm, hay ngồi bên thùng thuốc lá bán từng điếu lẻ bên vệ đường. Việt Nam đã được thống nhất, lại đang gắn chặt t rong một tình huống hổn loạn trong cảnh tang thương dâu bể. Dân trong Nam bị khống chế và buồn đau nuối tiếc; không ai ngạc nhiên khi thấy bất kỳ lúc nào họ cũng cố gắng đào thoát khỏi chế độ mới trong những chiếc thuyền cỏn con trên mặt biển Đông mông mênh đầy hải tặc, phong ba bảo táp và hải hùng chết chóc, và tôi là một trong số những người may mắn đến được bến bờ Tự Do. Sống bơ vơ lạc loài trên xứ lạ, quê người, xa quê hương, xa bạn bè thân thuộc và không hình dung được về cái ngày mai của mình và cũng không dám mơ tưởng đến cái ngày đoàn tụ cùng

11 bạn bè thân thuộc của những ngày tháng cũ. Sau gần 30 năm lang thang, không một nơi chốn cố định, và khi đến một độ tuổi tỉnh lặng để tìm hiểu hết lẽ của nhân sinh, người ta thấy sẽ cần thiết cho thời điểm dành riêng cho mảng đời sống tinh thần, và tâm hồn của mình, lúc đó có lẻ sẽ chỉ hướng đến sự hoài niệm về những ký ưc của tuổi thơ, tuổi học trò mộng mơ hoa bướm, và đây chính là thời điểm giao động nhất trong mảng đời sống nội tâm thực tại mà tôi cần gậm nhấm nghĩ suy để giải tỏa những ẩn ức đã ngự trị và giấu kín trong lòng bao năm qua. Giờ đã đến cái tuổi mà người xưa thường nói tri thiên mạng, tôi như muốn quên đi hết mọi diễn biến sinh hoạt thường nhật quanh mình để tâm hồn thảnh thơi, tỉnh lặng tìm về dĩ vảng và đón nhận những hình ảnh của quá khứ buồn vui hiển hiện trong tiềm thức như một khát vọng thôi thúc về những kỷ niệm của khoảng không gian và thời gian đã trôi qua với bạn bè, với chòm xóm làng quê. Bức tranh quê đơn sơ, mộc mạc mà thân thiết như chòm điên điển đang trổ hoa vàng trên cánh đồng làng mùa cấy, như hàng sua đủa lưa thưa đơm bông trắng xóa trên bờ ruộng đang phất phơ theo cơn gió nhẹ vào buổi sáng tinh sương trong mùa lúa chin, như cây ô môi sừng sửng trên gò mối giửa cánh đồng đang trổ hoa màu tim tím vào mùa nước nổi. Một khung cảnh đẹp hài hòa và thanh bình mà chúng ta phải bỏ lại phía sau thì thử hỏi ai trong chúng ta không có những giây phút chạnh lòng, bồi hồi tiếc nuối. Quãng đời còn lại ngắn dần, thì chúng ta càng phải cải thiện và tinh lọc cho nó thêm phong phú. Con người đạt đến độ tuổi như chúng ta, công danh, sự nghiệp dần tiến đến cuối đường, đến cỏi hư không, sự vinh quang có thể có trong quá khứ đã trở thành đám tranh vân cẩu xa vời. Đứng ở trạm cuối cùng của cuộc đời, tâm hồn chúng ta luôn khát khao một sự trong sáng, tinh thần chúng ta cần nhận thức cho sâu sắc và tinh tế về những xúc cảm của mình, và mong muốn tìm lại được những tình cảm êm đềm và chân thành của hai chữ hạnh phúc và thương yêu. Lúc này, chúng ta chỉ còn có một con đường duy nhất là quay ngược trở về chốn xưa, hoài niệm đến cảnh gặp lại thân bằng quyến thuộc, cùng nhắc lại những ước mơ thưở còn mài đủng quần trên ghế nhà trường, cùng bè bạn học cũ kể lại bao chuyện buồn vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được thứ cảm giác của thời hoa niên tràn đầy sức sống. Được nâng niu trìu mến và được đắm mình trong những tình cảm chân thành ấy là một niềm vui lớn và đó cũng là tâm trạng khắc khoải mà nó đã đeo đẳng, vấn vương mải trong lòng tôi suốt quảng đời lưu lạc. Và vào một ngày đẹp trời, giấc mơ kia của tôi cũng đã biến thành sự thực, khi mà tôi liên tiếp nhận được hai bức thơ của hai bạn Huỳnh Long Thăng và Võ Văn Diệu, như hai thông điệp của hai sứ giả nhà trời mang đến và truyền đạt cho tôi cái tin vui ngắn mà mang một ý nghĩa vỉ đại. Chỉ một vài dòng báo tin ngắn ngủi về ngày hợp mặt của những người bạn học trò nhỏ cùng trường năm xưa của một tỉ nh lẻ, nghèo hiu hắt của chúng ta, đám cựu học sinh Trà Vinh, sẽ cùng nhau tụ hội tại San Diego vào ngày 17 và Santa Ana vào ngày 18/07/2010 cũng đủ làm cho tâm hồn tôi ngập tràn hạnh phúc. Cám ơn hai bạn đã giử gìn ngọn lửa yêu thương và khêu lên ánh hồng nồng ấm về tình yêu chan chứa của tuổi học trò hoa mộng, và cám ơn hai bạn cho tôi có cơ hội gặp lại những gương mặt thân ái ngày xưa đã cách biệt từ ngày rời xa mái trường TTT yêu dấu. Phải nói cho đúng hơn, tôi là kẻ khá trể tràng được góp mặt vào cuộc vui chung này vì những buổi hợp mặt đã diễn ra từ nhiều năm trước khá lâu và cũng Diệu, Thăng, hai gã ăn cơm nhà, vác ngà voi đồng quán xuyến chu toàn các buổi liên hoan chào mừng ngày hội ngộ để anh chị em đồng môn, các anh, các chị, các em chúng ta có dịp tương phùng, mừng mừng tủi tủi hàn huyên bất tận, kể lể chuyện cũ ngày xưa, trao đổi chuyện mới ngày nay cho nhau nghe. Và, đặc biệt nhất năm nay được coi như đánh dấu cái mốc của ngày Năm Mươi Năm Hội Ngộ Trong nổi mừng vui tột cùng, tôi đón nhận cái thông điệp yêu thương đó thật trang trọng. Rồi, những đêm ngày đợi mong, tôi cảm thấy lòng mình bâng khuâng xao xuyến; nỗi ưu tư càng chồng chất lên cao theo dần những ngày cận kề của ngày vui hợp mặt. Bồn chồn, lo lắng trong đợi chờ, gọi Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 111

12 xuống Garden Grove cho chị Đổ Thị Hà báo tin, không ai bắt máy, gọi lên Washington cho Dương Công Bình, Oregon cho Trương Trung Nguyên hẹn ngày, nhắc nhở, và chờ, và đợi còn ai nửa Theo thỏa thuận, Bình, Nguyên sẽ xuống tôi chơi ít hôm và cả ba sẽ xuôi Nam bằng xe đò nhưng vào giờ chót Nguyên đành bỏ cuộc vì sức khỏe, mong Nguyên mau bình phục và Bình sẽ bay thẳng xuống nhà Diệu chờ tôi và cả hai sẽ tiếp tục hành trình xuống Thăng. Mai đây, trong buổi trùng phùng tương ngộ, ai còn ai mất trong hơn 50 năm cách biệt. Cảm giác buồn vui lẩn lộn, nhưng tâm trí thì tràn đầy hạnh phúc. 50 năm chẳng gặp giờ còn nhiêu đó! Sáng sớm ngày 16, 7:30 am, rời Santa Clara, 3:00 pm đến Westminster, gọi điện cho chị Đổ Thị Hà lần nửa nhưng vẩn không kết quả. Vừa bước xuống xe thì Võ Văn Diệu, Võ Trung Tín cùng hộ tống đưa Bình ra đến, Bình và tôi leo lên chiếc xe con khác tiếp tục hành trình xuôi Nam và hẹn gặp lại vào ngày mai. Xe vào bến chợ Lucky, San Diego, Thăng đã chực chờ sẳn đón chúng tôi và một người bạn khác nửa cùng đồng hành trên chuyến xe, chị Giang Lệ Châu mà phải chờ Thăng giới thiệu chúng tôi mới nhận ra nhau. Tại nhà Thăng, đặc biệt cũng được giới thiệu ra mắt với cặp vợ chồng mới đến mà tôi chẳng thể nào mường tượng ra nổi trong cái đầu chứa đầy bả đậu tăm tối của tôi, Diệp Tuấn Khải, một Tu Bíp đến từ xứ Cối Xay Gió của trời Âu mà tưởng như người xa lạ nào. Xin lổi Khải hơn 50 mươi năm rồi nhỉ, thời gian cũng khá dài phải không bạn! Tối hôm đó tại nhà Thăng, chúng tôi, vợ chồng Diệp Tuấn Khải, chị Giang Lệ Châu từ Fremont, La Tấn từ Michigan, Phạm Công Tâm từ xứ Chuột Chù, Kangaroo Australia, Bình từ Washington và tôi chỉ trao đổi vài câu chuyện vui ngắn thôi rồi đi nghĩ sớm dể tránh cho vợ chồng Thăng đở vất vả thêm vì sự hiện diện của chúng tôi mà cả ngày nhà Thăng đã bận rộn không hở tay, nào là ngược xuôi đưa đón, nào là sắp xếp nơi ăn chớn ở, nào là bếp núc, tiệc tùng, cho chúng tôi, và cho buổi hợp mặt ngày mai. Chúc tất cả một đêm yên bình và tràn đầy mộng đẹp. Ngày 17, trời vừa rựng sáng và đèn đường chưa tắt hẳn, mọi người đã náo nức rộn ràng như đám trẻ thơ chờ Tết, sẳn sàng chờ đón các anh chị em đồng môn Trà Vinh trong nổi hân hoan chào mừng ngày hội ngộ. Bạn và tôi, chúng ta sẽ hội tụ tại đây, từ khắp nơi, từ mọi góc trời để mang lại cho nhau những hơi ấm tình tự quê hương từ những trái tim chan chứa yêu thương đầy kỷ niệm của tuổi học trò, những ánh mắt rạng rở trao nhau, và những tiếng nói rộn ràng trìu mến được tỏ bày, và những khuôn mặt hớn hở rạo rực chào mừng ngày tái ngộ, và những bàn tay siết chặc thật ân cần và tràn ngập những hình ảnh thân thương đầy mầu sắc khó quên của năm nào mà chúng ta đã đánh mất trong nhiều thập niên qua và bỏ lại nó sau lưng trên một quê hương buồn nhuộm đỏ tang thương. Tôi ngồi im trong một góc khuất tại phòng khách nhà Thăng đợi chờ trong nổi âu lo vu vơ với niềm hạnh phúc dâng trào và tâm trí thì bàng bạc, phảng phất những gương mặt thân yêu của những ngày xưa tháng cũ còn ẩn hiện trong ký ức của mình với nổi bồi hồi xúc động. Và rồi đây, bạn và tôi sẽ gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi, sẽ gợi nhắc lại cho nhau nghe, chuyện vui chuyện buồn ngày cũ và những mất mát đáng ghi nhớ trong năm tháng xa cách nhau. Đang mơ màng thả hồn phiêu lãng về nơi quê xưa chốn cũ thì chợt Bình cất cao giọng, cắt ngang dòng tư tưởng mượt mà êm ái của tôi bằng một tâm trạng mừng rở háo hức, vang động cả gian phòng khách nhà Thăng, tôi vội bước cùng Bình, Tấn, Khải, Tâm ra chào đón hai đồng môn phái nữ, chị Trần Thị Loan, một giọng ca nữ chính của trưòng và chị Lê Ngọc Hân, nhà thơ nữ duyên dáng trong Tao Đàn Bạch Nga lừng danh thuở nào, một thi sĩ mà tôi đã từng ngưởng mộ, say mê thưởng thức những dòng thơ trác tuyệt của chị trên Tạp Chí Phổ Thông ngày cũ, mặc dù cho thời gian có làm biến đổi hình hài vóc dáng con người nhưng tôi vẩn nhận diện ngay hai khuôn mặt thân quen ngày nào, còn hai chị? Giờ thì bạn nối tiếp bạn cùng tề tựu về đây, nào là Louis Tông mà lúc nhỏ chúng tôi thường gọi Tông lùn, nhà gần chùa Ông Mẹt cạnh Ngân Khố tỉnh và đối diện trường tiểu học thị xã, con kỹ sư Ninh, một ông thầy cũ, thằng bạn đã rời bỏ bạn bè vào năm Đệ Ngũ với lý do bị ông Đốc Thuận Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 112

13 kêu lên đuổi học mà nguyên nhân cũng khá hấp dẩn buồn cười, vi phạm nội qui của nhà trường vì tự ghi danh dự thi bằng Trung Học, may mà tên chàng đã được ghi trên bảng vàng, nếu không thì chẳng biết kết cục ra sao! Ào ào líu lo không ngớt thì biết ngay anh chàng Đoàn Duy Đạt vui tính, liếng thoắng hay đùa ngịch của năm xưa, cùng vợ từ Texas đã đến, thằng bạn đã nhét vào tay tôi những vé thiệp mời Ciné, xem chùa của rạp Eden thời thượng nhất của đất Saigon lúc bấy giờ, trong một quán Càfê trên đường Tự Do cạnh nhà sách Xuân Thu năm nào, đó là lần chót tôi gặp Đạt cho mải đến tận hôm nay. Và rồi một chuyện bất ngờ khác đã xảy ra khi đụng đầu với Đoàn Công Danh, thằng bạn nối khố của quê nghèo Cầu Cống - Chông Văn của thuở lên năm lên sáu thì mới biết nó vừa từ Seatle xuống nhập bầy mà tưởng chừng như chim đã lạc đàn tan tác và tản lạc về nẻo trời biền biệt phương nào. Và rầm rộ, và đông đảo nhất phải kể đến phái đoàn Santa Ana của ba chàng ngự lâm pháo thủ Võ Văn Diệu, Võ Trung Tín và Huỳnh Kim Tiến, nhóm chủ biên và điều hành chính tờ Đặc San Xuân của Hội AHTV và cũng là những tay chủ chốt của tất cả các buổi hội hè, lể lạc của cộng đồng đồng hương Trà Vinh chúng ta ở phía Nam California. Theo cặp đôi Huỳnh Kim Tiến - Trần Ngọc Trân là anh chàng Québécois Bành Văn Tỷ, người của miền tuyết giá Canada, thằng bạn đã chia ngọt sẽ bùi cũng như những nổi đắng cay, gian khổ cùng tôi trong lao tù CS, rồi Huỳnh Văn Thì, Huỳnh Văn Luận tức nhà thơ sầu mộng Huỳnh Tâm Hoài của chúng ta từ Sacramento đến. Đặc biệt hơn cả là có sự hiện diện của cô em gái Trà Vinh, Tạ Ngọc Linh, từ quê nhà VN cũng không bỏ lở ngày vui hợp mặt, hoan hô cô Linh và xin các anh chị cổ võ tinh thần đoàn kết và lòng nhiệt thành của cô em gái quê hương. Đủ mặt bá quan văn vỏ, nói đủ mà thiếu, thôi thì có còn hơn không các bạn hởi! Đây chính là niềm vui mà sự tao ngộ đã bắt nguồn cho một chuổi liên hệ nối kết từ bạn nầy chuyền sang bạn nọ chẳng khác gì tiếng chim gọi đàn, như chim nhớ rừng, như cây nhớ cội, khi bất ngờ tìm gặp lại nhau mà chiến chinh ly tán, tù đày khổ ải, và chết chóc trên đường vượt thoát tìm tự do mà hầu như đã lạc mất dấu nhau vĩnh viễn. Cái kết quả mà chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ ở nhiệt tình, thiên hướng, và nghị lực của những hành trình đi tìm nhau, tìm lại bạn xưa trường cũ mà sự cống hiến, đóng góp của các bạn Tín, Diệu, Thăng, Tiến, Vui, với tờ Đặc San Xuân Trà Vinh trong tay các bạn cùng những nhân vật chủ xướng hình thành và điều hành hội AHTV là những nhân tố chính đã giúp cho những kẽ lạc đàn, lẻ bạn lang bạt như tôi có nơi có chốn như một trung tâm thông tin liên lạc và cũng là nơi liên kết, tập hợp bạn bè, đồng hương Trà Vinh. Các bạn đã mang những đức tính của sự phóng khoáng tự nguyện kỳ diệu và niềm tin trong thánh thiện gieo rắc đến cho chúng tôi, những đồng môn của quê hương Trà Vinh, một niềm tin sắc đá về tình bạn bất diệt với những kỷ niệm thân ái của tuổi học trò hoa mộng ngày xưa. Và đó cũng là niềm tin vào cuộc sống, dù phải trải qua bao đoạn đường chông gai, gian khổ. Và đó là sự chân thành của tình bạn và những giá trị thiêng liêng của hai chữ yêu thương trong hành trình tìm về con sông xưa mà chúng ta đã từng đắm mình cùng nhau trong dòng nước mát mang đầy phù sa. Trường xưa, bạn bè, thầy cô với những kỷ niệm của tuổi học trò luôn đè nặng trong lòng mỗi chúng ta cùng những ký ức sâu đậm khó phai nhòa. Hàng trước: Tấn, Đạt, Vui, Diệu, Thì, Tín, Luận. Hàng sau: Bình, Thăng, Tâm, Thọ, Tỷ, Danh, Khải Nếu không có buổi hội ngộ như ngày hôm nay, chắc gì, những kỷ niệm của một thời hoa niên trong trắng, hồn nhiên cũ có lẽ chỉ được lưu giữ, ẩn kín ở một góc khuất nào đó trong tâm tư ta mãi mãi, mà chẳng bao giờ có dịp bột phát ra để chúng ta cùng tiếp nhận nó trong niềm hoan lạc hạnh phúc của buổi tao phùng như hiện tại. Tình thì còn dài mà thời gian như bóng câu qua cửa, thoáng cái đèn đường đã rực sáng tự lúc nào mà câu chuyện chẳng bao giờ chấm dứt, bịn rịn hẹn nhau tại nhà Võ Văn Diệu vào ngày mai. Từ giả San Diego, cám ơn Thăng và Gia đình về những gì bạn đã cống hiến cho bè bạn trong ngày hợp mặt. Bình và tôi cùng quá giang theo vợ chồng Đoàn Duy Đạt trở lại Santa Ana để buổi sáng ngày mai còn phải gặp mặt bà con đồng hương Trà Vinh tại buổi Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 113

14 picnic hè được Hội AHTV tổ chức hằng năm trong khu Mile Square Park, Fountain Valley để đồng hương có cơ hội gặp gở, hàn huyên trao đổi chuyện buồn vui trong những năm tháng xa quê hương. Picnic ngoài trời Mile square Park Sau màn cà phê cà pháo ở một quán cạnh nhà nghĩ, Bình và tôi đã thấy vợ chồng Đạt đến đón và đưa chúng tôi đến địa điểm picnic. Tha hương ngộ cố tri, trên dưới 400 đồng hương hiện diện, thật cảm động khi được tiếp xúc lại những người thân quen và diện kiến những bậc trưởng thượng kính mến. Tụm ba tụm bảy, ba thế hệ quây quần vui chơi hợp mặt để tìm lại chút hình ảnh của cố hương xa vời vợi. Có người đã lặn lội từ Concord, San Francisco, Sacramento, từ Oakland, San Jose và từ nhiều tiểu bang xa đến cùng nhau chia sẻ chuyện vui, chuyện buồn, chuyên làm ăn, chuyện con cái trong sự dạt dào tình quê hương. Theo đúng lịch trình, chúng tôi phải tập hợp tại nhà Võ Văn Diệu lúc 3:00pm. Xin chào tạm biệt anh chị em đồng hương. Thôi nhé, xin hẹn lại năm sau. Và trong buổi chiều, cái lều ở khoảng sân sau thoáng mát được Diệu dựng tạm lên để anh chị em chúng ta tiếp tục những câu chuyện cũ còn dang dỡ ngày qua tại nhà Huỳnh Long Thăng và những câu chuyện mới huyên thuyên bất tận. Võ Trung Tín giới thiệu cuốn Hai mươi năm chiến sự viết ròng rã trong 20 mươi năm về chiến sự VN với 42 trận đánh tiêu biểu của binh chủng Nhẩy Dù QLVNCH, Huỳnh Văn Luận nói về thi ca, về quê hương mà anh đã sáng tác sau này với bút hiệu là Huỳnh Tâm Hoài và ký tặng cho tất cà anh chị em chúng tôi quyển Nổi buồn còn đó. Bây giờ tới màn ăn uống, rượu thịt và mọi người đều tán thưởng màn bún nước lèo thịt quay muối ớt, một món ăn dân dã truyền thống của quê hương Trà Vinh mà của nhà Diệu ngày hôm nay thì thật tuyệt vời, hấp dẩn. Thiếu bánh cóng (cống), một giọng the thé bất Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 114 chợt nổi lên khiến mọi người đồng thanh Oh! tạo thành một trận cười thú vị liên quan đến một món ăn bình dân không thể thiếu đi kèm với bún nước lèo khi mà có ai nhắc đến hai chữ Trà Vinh. Mổi người mổi chuyện, không ngớt, đầy đủ hỉ nộ ái ố Tôi cũng muốn đóng góp một vài nét chấm phá bi hài về câu chuyện qui cố hương, một câu chuyện thực của chính bản thân tôi, thêm một bài học của Hà Nội, nhưng thấy không khí đang sôi nổi, hào hứng và vui vẻ của các bạn và nếu xen câu chuyện buồn nôn này vào sẽ làm nhạt nhẻo đi sự hứng khởi của các bạn nên tôi xin gát lại và hứa là sẽ viết lại câu chuyện sống và làm việc tại Hà Nội trong gần 3 năm ( ) vào số báo Xuân năm 2012 coi như là một kinh nghiệm tiêu biểu của tôi cho các bạn trẻ nào còn mơ tưởng đến Quê Hương là chùm khế ngọt, Con về rợp bướm vàng bay. Đêm hôm nay, chúng ta đã tìm đến nhau để cùng nhau ôn lại, gợi nhắc đến những kỹ niệm thân thương của ngày xa xưa cũ ấy như ôm gọn vào lòng những hình ảnh dấu yêu như con rạch nhỏ chảy qua trước thềm nhà, chiếc cầu ao lỏng lẻo cạnh buội chuối sau hè, và những hình ảnh thô sơ tầm thường đó nó đã chôn chặc sâu kín trong trái tim ta, đó có phải là hình ảnh quê hương không? Đặt đúng vị trí cho cái tình yêu cao quí nầy thì cái hạnh phúc của chúng ta sẽ được nhân lên thập bội. Niềm tin về tình yêu quê hương là một điều gì rất cao quí thiêng liêng, nhưng phải hướng niềm tin đó vào thực tiển mới là tiêu chuẩn thực sự cho sự vửng bền. Đắm mình suy nghĩ đến chuyện mình, chuyện người và phận biệt được điều thiện và cái ác thì sự lựa chọn cái tình yêu quê hương đó mới làm tâm hồn ta thanh thản. Giờ thì hãy tập trung lắng nghe những câu chuyện châm biếm dí dỏm, những màn trào phúng cấm cười hấp dẩn của Võ Văn Diệu và Võ Trung Tín làm đêm hợp mặt càng thêm đậm đà thấm thiết trong tiếng cười hân hoan sung sướng. Đêm càng về khuya, không khí càng nhộn nhịp, gió se se lạnh làm những câu chuyện kể càng nồng ấm hơn, trời càng thêm tối, tất cả vẫn miên man say sưa trao đổi, có những chuyện xem ra đơn sơ mộc mạc nhưng nó thật gần gủi và gắn bó với những kỷ niệm chúng ta, đèn nhà đã thấp sáng, Diệu đề nghị mọi người chuyển vào bên trong mà gia chủ đã chuẩn bị một màn mới và bây giờ chiếc bánh biểu tượng đánh dấu ngày Năm mươi năm Hội Ngộ được mang ra thắp sáng cho các điều nguyện ước sẽ trở thành hiện thực, và các chị đảm trách việc cắt bánh và chia xẻ

15 những ngọt bùi nầy cho tất cả. Đêm liên hoan thật đầm ấm vui tươi nhưng cũng khá tưng bừng nhộn nhịp và chan chứa nghĩa tinh hoài hương từ những lời nhắn gởi yêu thương đầy xúc động dành cho đồng môn, đồng đội, đồng hương. Và cũng để hồi tưởng về sinh hoạt văn hóa nghệ thuật học đường ngày cũ, và ai trong chúng ta cũng đều khắc ghi vào trong ký ức của mình dù ít dù nhiều những gương mặt ấn tương tiêu biểu của các sinh hoạt ấy. Chị Huỳnh Long Thăng, chị Giang Lệ Châu, chị Diệp Tuấn Khải, Chị Đoàn Duy Đạt, Chị Tạ Ngọc Linh, Chị Võ Văn Diệu, Chị Huỳnh Văn Thì, Chị Trần Thị Loan, chị Đổ Thị Hà, chị Lê Ngọc Hân, và chị Phạm Mỹ Anh Về ca nhạc thì có Trần Thị Loan, Tăng Lành, Kim Anh ; về thi phú văn chương thì đại để như Ngọc Hân, Tống Minh Phụng, Bành Kim Lộc.. Thế là anh em đồng thanh yêu cầu Chị Loan, một giọng hát truyền cảm ngày cũ hãy cất cao giọng để bạn bè ái mộ hiện diện được đắm mình vào trong lời ca tiếng nhạc ngày nào. Còn nổi buồn nào hơn, khi tiếng hát kia đã lịm tắt, có lẽ phần vì tuổi tác, phần vì sự biến động tang thương trên quê hương thì còn vui sướng gì mà ca với hát, chị lấy làm tiếc không thể đáp ứng được kỳ vọng của anh chị em được, và tiếp nối, chị Ngọc Hân được yêu cầu cho bạn bè được thưởng thức những vần thơ tuyệt tác của chị, và chị đã đưa toàn thể anh chị em chúng ta vào vườn thơ hiện thực trử tình của chị bằng một bài thơ mới sáng tác, tôi như mơ hồ lạc lối trở về trên con đường mòn cũ, tìm lại dấu vết những áng thơ xưa của chị trên Tạp Chí Phổ Thông độ nào. Không gian như ngưng động lại, mọi người như mơ màng chìm đắm trong dòng thơ truyền cảm duyên dáng của chị và làm cho tôi liên tưởng đến bài thơ trong quyển Hương thơ diễm tuyệt mà thầy Lam Giang Nguyễn Quang Trứ của chúng ta đã trao tặng như môt món quà thưởng cho đám học trò chúng mình năm xưa. Kế tiếp, Đoàn Duy Đạt nhanh chóng khuấy động không khí và làm tươi nhộn trở lại với một bản nhạc cương, vui nhộn nhại theo giai điệu của một bản nhạc Tàu, miêu tả lại cảnh xa trường vắng bạn và ý nghĩa của hai ngày hợp mặt thật bùi ngùi cảm động mà cũng nhộn nhịp vui tươi, tiếng nhịp vổ tay hòa lẫn tiếng cười rộn rả qua cách diển đạt bài hát một cách hài hước ý nhị, hóm hỉnh của anh chàng Đạt nhà ta. Tiếp nối là màn độc tấu của cụ Tú Riệu nhà ta với màn đọc thơ trào phúng và kể chuyện châm biếm được sáng tác theo tính khôi hài kiểu Ba Giai Tú Xuất thật xuất sắc. Huỳnh Văn Luận không thể thiếu vắng những vần thơ quê hương đến cho mọi người, nhưng cái đinh của buổi hợp mặt Năm muơi năm hội ngộ kỳ này thì chúng ta phải đặc biệt dành cho cặp Song Tấu Québécois- Nederlander, người từ phương Bắc tuyết giá lạnh căm tìm đến nơi nầy, kẻ từ phuơng Tây xứ sở hoa tulip ngút ngàn không hẹn mà ngẩu nhiên kết thành đôi Song Tấu tài tình và thú thật với các bạn nếu đem cặp Vân Sơn - Bảo Liêm hay cặp Chí Tài - Hoài Linh ra mà so sánh thì đôi Tu-Bíp Song Tấu của nhà ta phải ăn đứt đi thôi. Mà quả thật vậy, trong suốt hai ngày hợp mặt thì cái yếu tố hài hước được hai chàng Tu Bíp vận dụng tối đa xuyên qua những câu chuyện buồn vui được kể với thuật ngữ đối thoại hết sức linh hoạt và hài hước chẳng khác nào hai nhà hoạt náo MC chuyên nghiệp, Nguyễn Ngọc Ngạn - Nguyễn Cao Kỳ Duyên thì nhằm nhò gì! Hai chàng luân phiên, kẻ tung, người hứng nhịp nhàng đưa đẩy tạo cho mọi người những trận cười nghiêng ngã để làm dịu bớt đi nổi buồn xa cách và kích thích cho bầu không khí hòa hợp và thân thiện hơn trong đám đồng môn đang hiện diện trong ngày hội ngộ hôm nay. Các bạn hãy nhìn cho thật kỷ vào các điệu bộ, dáng vẻ của hai chàng ta mà không thể nào kìm hảm được tiếng cười, dù cho bạn là một người nghiêm nghị, khó tánh đi cách mấy mà không hé môi lên tí ti nhóe nở một nụ cười nho nhỏ thì có lên cõi thiên đàng tìm Bob Hope thì cũng chẳng ăn thua gi, tôi cam đoan với quý vị và quý anh chị em ta là cứ hãy xem cái cử chỉ của hai tay song tấu không chuyên của chúng ta cùng song hành, không chỉ chuyển tải toàn bộ ý nghĩa câu chuyện qua lời kể mà còn rất linh hoạt trong việc diễn xuất bằng cả tứ chi thân thể khi thể hiện các lời thoại tục mà thanh, thanh mà tục tạo thành những trận cười dòn dã, lở đất long trời không ngớt. Phải chăng đó cũng là nghiệp dĩ của các chàng tu bíp luôn mang trong người một ý niệm của khí sắc khôi hài, lẽ dỉ nhiên, các chàng y sĩ nhà ta sẽ cần đến những cái dí dỏm, những câu Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 115

16 pha trò nhẹ nhàng ý nhị khi mà con bệnh của hai chàng cần đến nó để lảng quên cơn đau đang hành hạ; vì Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ mà. Cho dù là thời gian có thể làm phai mờ đi kỷ niệm nhưng những hình ảnh thân thương, những ngôn từ dí dỏm tế nhị kia khó có thể nhạt nhòa đi trong tâm trí của bạn bè chúng ta. Tu Bíp Nederlander trổ tài Riêng câu chuyện lon Guigoz cà phê chung giửa hai thằng tù cải tạo, khi anh chàng Tu Bíp Québécois và tôi bị tống vào khám đường Trà Vinh cùng các bạn quân nhân VNCH khác, được chàng ta kể lại với cách sử dụng thuật ngữ và điệu bộ, dáng cách dí dỏm, lơ lơ lửng lửng kia cũng đủ làm khán thính giả hiện diện ôm bụng cười bò lăn xuống ghế và cá nhân tôi thì bồi hồi nhớ lại cảnh tù dày, lao cải khi xưa đã xảy ra cách đây 35 năm mà không cầm được nước mắt trong niềm vui hạnh ngộ. Chắc hẳn trong mổi chúng ta khi nghe những câu chuyện về quê hương, trường xưa, bạn cũ của chúng mình thì làm sao tránh khỏi những giây phút chạnh lòng, thương nhớ. Trong cuộc đời, chúng ta, ai cũng có riêng cho mình những kỷ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng và cùng có chung những ký ức nơi sân trường, bè bạn vấn vương. Những kỷ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức hút mảnh liệt làm con người mong mỏi được trở về miền dĩ vãng của thời niên thiếu hoa mộng. Khi đọc được đâu đó hai câu thơ bất chợt Cơn gió lao xao hàng me biếc, Quay tít hoa sao ngát ngút trời làm tôi liên tưởng ngay đến hình ảnh khó quên trong ky ức về những vết chân chim học trò tung tăng đến trường trên đường hàng me rợp bóng, đang đong đưa xào xạt buổi trưa hè, hay vào những buổi chiều thu nhạt nắng, khi tan trường về, được ngã minh trên thảm cỏ mềm mại xanh tươi bên Đài Chiến Sĩ trước Bungalow, cạnh những Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 116 hàng sao thẳng tắp hai bên đường, ngước nhìn những cánh hoa sao, hoa dầu như chong chóng bay lượn lửng lờ trên cao như niềm ước vọng cho tương lai sẽ cùng cất cánh bay cao như cánh hoa dầu, hoa sao kia đang phất phơ bên trong tòa Tỉnh. Hình ảnh thật đơn sơ, tầm thường mà mổi học sinh chúng ta đều cảm nhận, ghi nhớ và bắt gặp chính mình trong khung trời mộng mơ năm cũ đó và nó cũng nhắc nhở lại những mảnh ký ức trong mổi người chúng ta, một khung cảnh êm đềm đầm ấm như khói bếp lửa hồng ngày giáp Tết được má cho ngồi canh lửa nồi bánh tét trong đêm khuya gió lạnh. Và, bất chợt khi mà lòng vấn vương hồi tưởng đến khung trời tuổi thơ đầy kỷ niệm về trường lớp, về bè bạn trong nổi bồi hồi xúc động. Thật hạnh phúc ngần nào và thật ấm cúng biết bao. Hợp rồi tan, đó là định luật khắc khe của tạo hoá. Giây phút chia tay đã điểm, lòng bùi ngùi vương vấn, mai đây chúng ta mổi người mổi ngã, hãy vui đ êm nay cho trọn vẹn rồi mai đây chia tay, hãy mỉm cười với định m ệnh và nói câu gỉả từ bạn nhé! Hẹn lại hè sau. James Oppenhiem nói Kẻ dại đi tìm hạnh phúc ở nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay dưới chân mình. Cái động lực chính thôi thúc chúng ta đến quây quần bên nhau là tìm con đường mà Lord Byron đã vạch sẳn cho chúng ta bước vào Có được niềm vui ta đem chia sẻ, thì hanh phúc sinh đôi, thực vậy tôi cảm nhận được và chạm đến cái hạnh phúc mà tôi đã trải qua những giây phút êm đềm vui sướng bên các bạn tại nhà Huỳnh Long Thăng và Võ Văn Diệu, thời gian tuy ngắn ngủi mà trong đó cái hạnh phúc tưởng chừng nhỏ nhoi, xa xôi lắm nhưng nó gần kề bên mình, và thật tha thiết mênh mông bát ngát, và vĩ đại mà chúng ta có thể bắt gặp nó trong những câu chuyện phiếm ý nhị sâu sắc, những cuộc tranh luận sôi nổi gay go vui vẻ, những san sẻ đôi điều buồn vui như không bao giờ chấm dứt, những câu hài hước dí dỏm khó quên, những câu chúc tụng cùng những gương mặt hân hoan thân ái cũng đã gắn chặt vào tâm khảm trong mổi người chúng ta mà sẽ không bao giờ cắt rời được nửa. Có thật nhiều điều để bày tỏ. Có thật nhiều hình ảnh thân yêu để đọng lại. Và có nhiều gương mặt để nhớ để thương, và cũng có nhiều câu nói chân thành trìu mến để vấn vương, lưu luyến. Dù cho tháng năm có trôi qua, những phút giây đầm ấm bên nhau trong ngày Năm mươi năm hội ngộ này cũng sẽ để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng mổi người chúng ta, và chính nó làm cho dòng kỷ niệm của chúng ta

17 trải dài hơn, rộng lớn hơn mà thời gian và không gian không thể làm phai mờ đi những hình ảnh êm đềm, ấm áp của nỗi nhớ thương mà chúng ta chẳng cần tìm kiếm đâu xa, nó hiện hửu ngay chính trong chúng ta, trong tập thể của cựu học sinh Trà Vinh, và nó thể hiện trong khung cảnh thân yêu, ấm áp; bè bạn hân hoan đón mừng nhau trong ngày Năm mươi năm Hội Ngộ, thực tế cho ta thấy Ấm áp không phải là khi ngồi bên đống lửa mà là bên cạnh những người mà chúng ta thương yêu! THƠ BẠN GỞI Hồi Tết đến nhận của bạn Gởi từ trong nước bạn nhắn sang Bạn nói: bọn tụi tao quay quần lại Nhậu một chầu rượu đế gốc Gò Đen Thằng cụt tay quơ quơ thòng khúc áo Thằng cụt chân nhịp nhịp một đoạn chân Chiếc bàn nhỏ đặt bên hè khu phố Mấy con khô đưa rượu uống không ngừng Mầy nhớ không cũng đoạn đường nầy đó Hồi tụi mình còn mang áo nhà binh Mấy thằng Bộ Binh gặp thằng Mủ Đỏ Cùng độc thân cọc cạch tụi mình Tu Bíp Québécois trổ ngón nghề riêng Hạnh phúc và ấm áp là mục tiêu tối thượng của đời người, của đời sống tinh thần cho gia đình, cho bạn hữu và cho tất cả những gương mặt thân yêu xung quanh ta, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống mà mình phải tự khám phá cho ra. Góp mặt cùng nhau trong ngày Năm mươi năm hội ngộ cũng có nghĩa là chúng ta tạo ra và gộp niềm hạnh phúc và sự ấm áp lại để rồi san sẻ cho nhau. Và cũng đừng quên các bạn không đến, cũng như chưa đến nhập đàn và hãy cùng thắp nén nhang tưởng niệm và cầu nguyện cho anh linh những người bạn thân của chúng ta đã nằm lại vĩnh viễn dưới lòng đất lạnh âm u nào đó tại núi rừng Việt Bắc xa xôi. Cám ơn các bạn của tôi, chúng ta đã trải qua hai ngày thật tuyệt vời bên nhau trong nổi hân hoan phấn khởi, vui mừng chào đón ngày hợp mặt để cùng nhau tận hưởng trọn vẹn hai ngày hội ngộ tràn trề hạnh phúc giửa vòng tay ấm áp của bạn bè cùng san bùi sẻ ngọt cho nhau. Xin chào tạm biệt, hẹn ngày tái ngộ bạn nhé! Chúc các bạn của tôi mỗi ngày đều hạnh phúc; mổi ngày đều ấm áp; ngày hôm nay tốt đẹp hơn ngày hôm qua. Một mùa thu đầy hạnh phúc và ấm áp, Từ Văn Thọ Cụng ly rượu đứa chưởi thề văng tục Nhớ một thằng bỏ xác ở U Minh Mặt đỏ lừ một thằng đanh sắc mặt Mai tao về rửa hận quyết sang bằng Vào Năm Căn quyết truy càng bọn giặc Qua Thới Bình cày nát những trảng mương Chuyện hồi đó kể hoài nhưng không hết Những gian nan đời lính của một thời Giờ nheo nhóc một đoàn quân bại trận Đứa đi xa, đứa ở lại thương đau Tiền mầy gởi tụi tao rưng nước mắt Xớt chia nầy thấm tình nghĩa với nhau Xuân ở đó tụi mầy vui không nhỉ? Cả bọn tao ngồi nhắc đến tên mầy Bao giờ trở về thăm quê hương củ Rượu tương phùng chắc phải uống thật say Tâm Hoài ( Viết qua ý mail của bạn) Đặc San Trà Vinh năm Qúi Mão 117

18 Không biết tôi thích lang thang từ lúc nào, có lẽ từ lúc lên bốn thì phải. Lúc đầu theo mẹ thả bộ mỗi sáng từ nhà ra đến thác Camly. Sau đó lớn hơn một tí thì băng đồi một mình từ cuối Hồ Xuân Hương đến chợ Hòa Bình ngắm hoa, ăn bún bò Huế rồi về. Hoặc buổi sáng sớm lên đồi kiếm mấy chị gánh đậu hũ, ngồi ăn một hai bát nóng hổi dưới gốc thông khi sương mù tan hết, rồi lại chạy xuống nhà Thủy Tạ ăn đu đủ bò khô chan nước mắm ớt chua. Thành phố Đà Lạt Tháng Tư năm 1975, vì thời cuộc nên bãi trường sớm, tôi năn nỉ ba mẹ cho tôi đi với bà chị thứ Tư lên Sài Gòn chơi, lấy cớ là đi mua sách về học chuẩn bị cho năm tới. Vừa vào cửa thì chị ở của chị Hai tôi đã nói oang oang: - Cô Út ơi, cô Hai sắp đi Mỹ Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Sau khi nghe chị tôi xác nhận điều này và hỏi tôi có thích đi theo chị sang Pháp không, tôi mừng hết lớn nghĩ thầm: lại có dịp đi lang thang. Thấy tôi mang có hai bộ đồ, bà chị thứ Năm bèn móc năm ngàn đồng cho, bảo đi mua thêm vài bộ quần áo mới. Tôi cầm tiền rủ chị người làm ra chợ Bến Thành ăn quà từ sáng tới trưa. Nào là bánh cuốn, hủ tiếu mì, thạch, sâm bổ lượng, bún ốc, cà rem, nào là chè, nước mía. Tới bốn giờ thì túi hết sạch tiền, mà quần áo thì chưa có mua cái nào hết. Thế là tôi và chị ở đón xe buýt về ngân hàng MéKong chỗ bà chị làm, định xin thêm tiền thì họ đã đóng cửa mất rồi. VTA Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão Tôi lại về Phú Thọ Hòa, nhà của bà chị Cả. Về thấy nhà trống trơn và chị Tư tôi nói là cả nhà đã ra phi trường để đi Mỹ rồi, nhưng anh rể tôi sẽ về đón. Sáu giờ chiều thì anh rể tôi về đón thật. Tôi nhét vội 2 bộ đồ vào cái túi PanAm rồi ra đứng đón xe lam với ông anh rể ra phi trường. Chị Tư tôi chạy ra đầu đường đưa tôi đi và hỏi: - Em tính đi thật sao? Tôi thản nhiên đáp: - Em đi chơi vài tháng rồi về đó mà. Cái vài tháng nó đã trở thành hai mươi mấy năm mà cái thú lang thang vẫn còn tìm ẩn. Tôi ở nhà không lâu được. Công việc trong ngành tôi đòi hỏi tôi phải đi nhiều lắm. Những nơi tôi đến thường là một thành phố nhỏ nằm giữa đồng không mông quạnh của vùng Trung Tây hay cực Bắc của Mỹ, hoặc miền Đông Bắc đèo heo hút gió của Canada. Có những tối đi đến một thành phố hoàn toàn xa lạ, lái xe thuê về hotel thấy cô đơn và lẻ loi dễ sợ, những đêm thức làm cả ba "ca" mệt nhoài, lái xe về phòng khoảng ba, bốn giờ sáng, vặn nước tắm rồi ngủ quên luôn trong bồn. Bảy giờ sáng lại lục đục sửa soạn đi làm tiếp. Nhiều tháng tôi đi công tác hết ba tuần. Thế mà có dịp là tôi lại vác túi lang thang. Năm nào tôi cũng muốn đi về một góc trời hoàn toàn mới, một nơi mà tôi không có bạn bè, bà con gì cả. Tôi nhớ có một lần tôi đến Bangkok. Tôi để valise đồ đạc xuống trong phòng, tắm rửa xong là gọi Taxi đi mua sắm. Tôi dặn người tài xế (ông nầy nói tiếng Anh rất rành) đến đón tôi ở chỗ hẹn lúc 8 giờ đêm. Tôi tản bộ đi chơi trong chợ, khám phá ra là bạn hàng Thái ít ai nói được tiếng Anh. May cho tôi đã học lõm bõm vài tiếng Quảng Đông nên cũng mặc cả mua được một ít quạt làm bằng lụa rất đẹp. Tôi đứng ở chỗ hẹn đến chín giờ hơn mà ông tài xế lặn đâu mất. Tôi vẫy Taxi ngoài đường thì chả ai biết cái hotel Tai Pan ở đâu cả. Tôi lại quên đem theo địa chỉ và số điện thoại của khách sạn nầy. Tôi đến một trạm đổi tiền nhờ giúp. Họ đưa tôi cuốn niên giám điện thoại, nhưng hỡi ơi, sách in toàn bằng chữ Thái làm sao mà đọc.

19 Tôi đứng lặng nhìn các cửa hàng từ từ đóng cửa và lo rầu chẳng biết phải làm saọ May quá ông tài xế lù lù đến, xin lỗi vì bận khách khác nên đến trễ. Đúng là hú hồn, hú vía. Tôi nghe mấy người bạn sống ở New York nói là tiệm ăn Tàu ở Chinatown thường có 2 thực đơn khác nhau: Một cho du khách và một cho dân địa phương. Vì thế khi tôi qua Quế Lâm, Trung Quốc, vào ăn chiều ở một nhà hàng, tôi vận dụng tất cả vốn liếng tiếng Quảng để xin một menu dành cho dân địa phương. Liếc sơ so sánh giữa 2 cái menu thì rõ ràng là giá dành cho du khách đắt gấp 4 lần giá thường. Khổ nỗi là menu giá rẻ thì viết toàn bằng tiếng Tàu. Tôi hơi mắc cở vì không biết đọc nhưng đã phóng lao nên tôi đành chỉ đại vào. Kết quả cũng khá tốt vì tôi được ăn một bữa có bốn món ngon lành có cả chim cút quay, hẹ non xào tôm, thịt gà xào nấm đông cô và cá chưng. Giá bữa ăn là 8 Mỹ kim thay vì cỡ 40 như trong thực đơn dành cho du khách. Mùa Đông trên nước Mỹ Tôi lang thang nhiều nơi mà ít khi sợ đi lạc vì tôi nhớ câu ba tôi hay nói: "Đường đi ở trong miệng " Tôi cứ thế mà đi, đi lộn thì đi lại, đi lạc thì hỏi thăm đường. Có nhiều người họ thấy mình hỏi đường họ sợ lắm, vì họ không biết mình là ai, có ý tốt hay xấu. Mấy người Tàu ở Hong Kong thì khó chịu ra mặt với dân ngoại quốc, thấy có người không rành tiếng họ mà đến hỏi là họ ngoảnh mặt không thèm đếm xỉa tới mình hay la: Ùm xích á, là xong. Nhiều khi cũng lắm chuyện bực mình, nào là lấy lộn valise, nào là đánh mất vé, nào là bị ăn cắp passport hay visa, trễ máy bay, và những giờ chờ đợi mỏi mòn trong phi trường vì thời tiết. Nhưng đi xa mới thấy là có những tấm lòng vàng. Như hồi năm ngoái khi tôi đến Đài Bắc. Theo cô làm ở Information Booth, thì tôi phải lấy chuyến Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão 2010 xe buýt số 2 để về hotel. Khổ là tôi lại quên mất không hỏi phải xuống trạm nào. Leo lên xe đi một quãng thì cái TV trên xe buýt được bật lên. Tôi chăm chú theo dõi nhưng đành chịu chết, chả biết phải xuống ở đâu. Tôi quay qua hỏi thăm vài người trên xe thì ai cũng lắc đầu bảo họ không biết tiếng Anh, ông tài xế đọc tên khách sạn xong châm một hơi tiếng Phổ Thông. Tôi còn đang xăng văng xéo véo trong bụng thì từ tuốt đằng sau một cô Tàu trung niên đến ngồi cạnh tôi và nói tiếng Anh rất rành: -Cô là du khách hả? Quốc Gia chúng tôi rất hiếu khách, cô cần chi thì cho tôi biết. Tôi bèn đưa mảnh giấy có tên và địa chỉ khách sạn cho cô xem. Xem xong cô bảo: - Mình cần xuống trạm số ba và từ đó lấy xe Taxi về thẳng khách sạn Khi xe buýt đến trạm, cô giúp tôi mang hai cái valise thật nặng xuống, gọi Taxi cho tôi rồi khệ nệ khiên đồ giúp tôi lên Taxị Sau khi chỉ bảo ông tài xế, cô lên ngồi cùng và giảng sơ cho tôi nghe về thành phố Đài Bắc. Taxi ngừng trước hotel, cô lại vác valise xuống cho tôi rồi dành trả tiền taxi. Tôi tưởng cô cũng ở khách sạn nay. Nhưng không, cô ở ngược đường, cách đó 30 phút. Cô cho tôi số điện thoại nhà và căn dặn là có chuyện gì cần thì cứ gọi cho cô. Tôi rất là ngạc nhiên trước sự tử tế nầy nên nói: - Nếu mai cô rảnh thì cô đến dùng cơm chiều để tôi có dịp trả ơn cô Cô cười nói: -Tôi cũng muốn đến lắm, nhưng không dám hứa, vì vừa mới đi Trung Quốc về, mai cứ liên lạc rồi tính sau. Ngày hôm sau tôi về thăm Hoa Liên, một thành phố miền thượng du của Đài Loan theo chân một phái đoàn du khách. Trong phái đoàn nầy có một ông người Cam Bốt, ở New Zealand lại biết rành tiếng Việt. Ông nầy khi biết tôi là người Việt thì thích lắm. Ông nói là ông đang đi công tác ở Đài Bắc, và ông bạn người Đài Loan đang đưa ông đi xem danh lam thắng cảnh là nhân viên của hãng computer mà ông sắp ký công tra mua hơn một triệu đô. Hai ông mời tôi đi ăn cơm chiều với họ cho vui. Tôi xin phép họ mời cô bạn mới đi cùng. Hai ông vui vẻ tán thành. Tôi lập tức gọi cô bạn nhưng cô bảo là cô không dám hứa vì cô thấy hơi mệt trong người. Cô xin lỗi cả chục lần. Tôi thấy mình chưa đền ơn cô được nên không cảm thấy vui. 119

20 Buổi tối tôi đi ăn với 2 ông bạn xong về đến hotel khoảng mười giờ đêm. Đang nằm tơ lơ mơ sắp ngủ thì có tiếng gõ cửa. Tôi vừa ngạc nhiên vừa sợ. Tôi lại càng ngạc nhiên khi biết là chính cô bạn mới đã đến thăm. Cô cứ xuýt xoa xin lỗi, tiếc là không tới được. Cô nói là cô muốn chuộc lỗi. Cô hỏi tôi có thích ngọc trai không. Tôi thầm nghĩ có lẽ là cô muốn bán nên cũng có ý muốn mua giúp. Cô đem ra nhiều món trang sức rất đẹp bằng hạt trai ra. Tôi chọn một số rồi hỏi : - Chỗ nầy cô tính bao nhiêu tiền? Cô cười dòn, khoát tay - Không phải, tôi muốn tặng cho cô hết đó, để chuộc lỗi là cô mời dùng cơm mà tôi phải từ chối. Cô lại nói thêm: -Cô là du khách đến thăm Đài Bắc mà tôi không đưa cô đi xem thành phố được, tôi tiếc lắm và cảm thấy mình thật đáng trách khi không đến dùng cơm tối với cô. Tôi sững sờ nhìn cô bạn. Tôi chưa từng được ai lạ hoắc mà đối đãi tốt như thế. Tôi vẫn thích lang thang để tìm một chân trời mới, gặp gỡ bạn mới, có thêm kỷ niệm mới, và hình như cái cô đơn cũng lần lần dần bớt theo những chuyến lang thang. Không gì bằng khi mình lang thang mà người khác chẳng biết mình là con nhà ai, ở đâu. Hồi ở Việt Nam, có những lúc mưa giông gió thổi mạnh cành cây rụng đầy đường, tôi hay thấy trẻ con từ các xóm nghèo túa ra ngoài lộ sau cơn giông đi lượm củi khô. Tôi ngồi trong nhà nhìn ra thèm được đùa giỡn vô tư như chúng lắm. Nên một hôm khi trời vừa tạnh mưa gió, tôi chạy vào nhà lựa một bộ đồ cũ và xấu xí nhất mặc vào, ra bếp lấy một ít lọ nồi thoa mặt, thoa tay rồi chạy ra đường nhập bọn với lũ trẻ con đi lượm củi. Thế giới của chúng nó thật là khác hẳn với thế giới của tôi. Tôi theo một bọn về xóm nhà lá ở cuối thôn. Xóm nầy nằm cạnh một cái nhà xác đầy mùi tanh tưởi bốc lên. Thấy tụi nó leo tường vào. Tôi cũng trèo theo nhưng không vào hẳn chỉ trèo đủ cao để nhìn vào bên trong. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh buổi chiều trong nhà xác, nó thật là âm u, tối tăm và lạnh buốt làm sao. Nằm rải rác đây đó là băng ca đầy vết máu khô, dưới đất la liệt những poncho gói to, gói nhỏ. Nhìn kỹ tôi thấy một bàn tay, một bàn chân xanh dờn ló ra khỏi chiếc poncho đầy bụi bám. Bọn con nít vẫn đùa giỡn thản nhiên, gom củi thẩy ra đường nhờ tôi chất thành đống rồi trèo ra. Chúng tiếp tục đi ra đằng sau nhà xác, nơi đó là một bãi tha ma lố nhố đầy mồ hoang. Chúng trèo lên các ngôi mả nằm thật tự nhiên, nghêu ngao hát xướng đến tối mịt. Tôi đi vòng quanh từng ngôi mả, đọc tên người chết, năm sinh, ngày mất một hồi quên bẵng là lũ con nít đã đi về từ lúc nào. Nhìn quanh không thấy ai, tôi bắt đầu sợ hãi và chợt nhớ là mình chưa ăn cơm chiều, chắc là ba mẹ tôi đang lo lắm. Tôi cắm đầu chạy về nhà qua những vũng sình lầy lội mà cơn mưa đã để lại. Tôi lướt qua những căn nhà lá thắp đèn leo lét nghèo nàn, qua những căn nhà ngói khang trang và rồi dừng lại trước nhà tôi. Tôi đứng ở ngoài nhìn vào trong và cảm thấy mình thật là may mắn. Tôi biết trong đó có mẹ, có ba, có tình thương đầm ấm đang chờ đón mình. Tôi vào bên trong rào và nhìn qua cửa sổ. Ba tôi đang ngồi xem TV, mẹ tôi đang nằm đọc sách trên ghế bố. Tôi đi vòng ra sau, lẻn vào nhà tắm thay đồ sạch sẽ rồi đến hôn mẹ. Mẹ tôi ngồi dậy hiền từ nói: -Con đi chơi đâu mà chị ở kiếm từ chiều tới giờ không thấy, má đang lo đây. Ba má ăn cơm xong rồi, con ra ăn đi. Cảnh thiên nhiên Trung Hoa Tôi ra đến phòng ăn, giở lồng bàn nhìn mâm cơm tươm tất và nghĩ đến bọn trẻ con. Không biết chúng đã về đâu? Trong căn nhà của chúng, chúng có mẹ, có cha đầy đủ hay không? Có mâm cơm ngon lành như tôi đang có? Tôi gắp từng miếng thịt, tôi húp từng miếng canh ngon lành bên cạnh mẹ tôi, kể chuyện cho mẹ nghe về việc tôi đi lượm củi. Ăn xong tôi lấy bài ra học, đưa cha xem lại bài vở cho tôi, rồi chui vào giường nệm thật êm và ấm, kéo chăn đến tận cằm, thiếp đi một cách ngon lành trong ánh đèn ngủ mờ nhạt ấm êm. Tôi có ngờ đâu chỉ trong vài năm sau đó, tôi cũng lại có những đêm lang thang như thế, lết từng bước trong bão tuyết lạnh lùng, qua những ngôi nhà cũng có ánh đèn ấm cúng tỏa ra, nhưng Đặc San Trà Vinh - Năm Tân Mão

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

36

36 36 Em có phải là chiều thu êm ái Để lòng ta vuơng vấn mỗi chiều Vắng em lòng chạnh cô liêu Ôi xiêm áo và nồng hương tóc rối. Buổi hôm ấy, chiều chưa sụp tối Mà trăng vàng đã tỏa đầu non Xa xa mầu hạ héo

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 15 Chương 71 Xe Két một tiếng thắng gấp lại. Lam Nhi, em nói cái gì? Anh khó có thể tin nhìn cô, anh chưa từng nghĩ tới sẽ buông tha cô, mà chính cô cũng đã đồng ý với Đóa Nhi là người một nhà sẽ

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

 Phần 3 Lam Huyên vui chân trên phố, trời chiều hôm nay trong xanh và phố phường dường như đông đúc hơn. Được một đoạn đường ngắn, Huyên nhận ra bên kia đường, Văn ngồi trên xe, môi thấp thoáng nụ cười.

Chi tiết hơn

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch  đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó PHẦN VII Nghi Xuân quẹo phải, rẽ trái rồi lại quẹo phải, cô đi vòng vo như thế đến mỏi nhừ cả chân. Nép vào một góc, cô nín thở. Cái đuôi theo sau cô không còn bám theo nữa. Cởi cái áo đen khoác ngoài

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ và xa hơn cây cối nơi đây bốn mùa mãi phất phơ cành trước gió

Chi tiết hơn

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1 Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy 26-2-2019 Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 17-3-2019 @ Thành Phố Westminster, CA - USA 2*- Thiệp

Chi tiết hơn

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Author : vanmau Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Bài làm 1 "Trong đầm gì đẹp bằng đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc Chương Tám - Tháng Ngày Phú Quốc, Với Vũ Đức Nghiêm Sau tết Ất Mùi, 1955, tôi được gửi ra Phú Quốc ở với anh chị Vũ Đức Nghiêm. Chẳng biết có phải bố mẹ tôi dạo ấy không đủ tiền nuôi tôi, hay hai cụ thấy

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 7 Chương 19 Xa Lạ Bắc Vũ không biết thời gian đã trôi qua bao lâu. Cô chỉ biết là ánh đèn trong phòng không ngừng lay động. Cả người cô đều đau đớn. Cô giống như người bị say sóng, đầu váng mắt hoa,

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em ở mà em đã có dịp quan sát kĩ. Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây.

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc PHẠM THIÊN THƯ NGÀY XƯA NGƯỜI TÌNH NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ Chịu trách nhiệm xuất bản NGUYỄN ðức BÌNH Biên tập KIM PHƯỚC Sửa bản in BẢO BẢO Bìa GIANG VŨ Phụ bản PHẠM CUNG NGÀY XƯA NGƯỜI TÌNH, PHẠM THIÊN THƯ

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng thất vọng cùng tận thì Ngọc Diệu đến. Không đợi, nàng

Chi tiết hơn

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong Tràm Cà Mau Vào chuyện: Trên một đảo nhỏ nằm giữa biên giới Việt Nam, Cao Miên và Thái Lan, không biết thuộc địa phận nước nào, có một gia đình bốn người vui sống êm đềm. Ba cha con là người địa phương,

Chi tiết hơn

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là yêu quá là

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

mộng ngọc 2

mộng ngọc 2 PHẦN BA Bỗng dưng thật yên ắng, Lam Phương rúc vào cái vỏ của cô, cô đang học thi, thỉnh thoảng mới đi tìm Phú Quang hỏi anh những chỗ khó hiểu. Phú Quang vừa đỡ phiền phức vừa không bận tâm. Nhưng chiều

Chi tiết hơn

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277 Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277 Ngày 20 tháng 9 năm 1976 Được thư anh - lá thư đầu tiên sau một năm hơn anh vào trại cải tạo- em tưởng chừng như mình sống trong cơn mơ. Tình yêu và nỗi nhớ trầm ngâm trong

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6 Kể về một chuyến về thăm quê - Văn mẫu lớp 6 Author : Kẹo ngọt Kể về một chuyến về thăm quê - Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Bình Bố mẹ tôi lấy nhau ở thành phố nên nghiễm nhiên sinh

Chi tiết hơn

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì lẽ cha con bất đồng ý kiến. Nay nghe ông bịnh nặng chị về thăm. Khi vào sân

Chi tiết hơn

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch  đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó PHẦN V Không hiểu sao Nghi Xuân lại tìm đến đây, cô ngập ngừng rồi đưa tay bấm chuông. Người mở cửa là Đoàn Hùng, anh không chút ngạc nhiên khi nhìn thấy Nghi Xuân: Hôm nay em không đi học à? Em được nghĩ.

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 4 Chương 16 Mất Tích Cục công án thành phố Bạch, Nguyễn Vi ngẩng đầu lên liếc nhìn đồng hồ được treo trên vách tường. Khi cô và Trương Ức An bước vào phòng họp, người cảnh sát tiếp bọn họ mang ra

Chi tiết hơn

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nhất đối với mọi tình huống khắc nghiệt của đất đai và

Chi tiết hơn

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Cho hay thiên địa chí công, Dữ lành báo ứng vô cùng

Chi tiết hơn

No tile

No tile Phần 3 Công việc hôm nay coi như cũng tạm ổn. Vy ngước lên nhìn đồng hồ, mới gần sáu giờ. Hôm nay được về sớm, phải ghé Ngọc Hạnh mới được. Nghĩ thế rồi Vy thu dọn đồ cho gọn gàng. Đeo túi xách lên vai,

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Microsoft Word - Ð?  NV9.I.1.doc ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 1, LỚP 9 Đề số 1 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL Văn

Chi tiết hơn

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn, Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn, ít nhất là cả hai đều làm ra vẻ người lớn. Nhưng lúc này nhìn hai nhóc quả giống hai đứa

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi Author : vanmau Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi Bài làm 1 Tuổi học trò bao giờ cũng gắn với những trò chơi vui vẻ. Đó là những trò chơi tưng bừng thú

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? - Khỉ ốm, chỉ có da bọc xương. Thịt khỉ lại tanh, không ai

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Quang Hải, sân khấu cải lương được hình thành từ năm

Chi tiết hơn

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Tả một cảnh đẹp mà em biết Tả một cảnh đẹp mà em biết Author : vanmau Tả một cảnh đẹp mà em biết Bài làm 1 Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Author : Ngân Bình Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hướng dẫn Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ có tựa đề là Thơ Điên

Chi tiết hơn

Khóm lan Hạc đính

Khóm lan Hạc đính Khóm Lan Hạc Đính Mặt trời đã sắp lặn sau rặng núi xa mờ trên biển cả, những đám mây nhuộm sắc hoàng hôn đã chuyển bầu trời phía Tây thành một mầu hoàng kim rực rỡ. Những đợt sóng phản chiếu ánh nắng chiều

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s

72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính s 72. Nghĩa tử là nghĩa tận Trong 9 năm liền, Long không được visa về Việt Nam, dù lâu lâu chàng vẫn thử làm thủ tục xem chính quyền có thay đổi chính sách không. Sau lần chàng về đầu năm 1993, và Mai về

Chi tiết hơn

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con trai. Thấy con trai và con gái cùng về, trên người cô con gái còn khoác chiếc áo khoác nam sang trọng, mẹ Phùng tưởng

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN IX CHƯƠNG 15 "An thương yêu! Khi anh nhận được thư này thì em không còn ở đây nữa. Đừng giận em vì đã đặt anh vào hoàn cảnh trớ trêu này, cái đám cưới mà chúng mình cùng mong chờ sẽ không thành. Anh

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Thơ NGUYỄN KINH BẮC Xin mời các bạn yêu thơ thăm Vườn Thơ của Thi Sĩ Nguyễn Kinh Bắc. NGUYỄN KINH BẮC Sinh quán Bắc Ninh Hiện cư ngụ tại thành phố Philadelphia, Tiểu Bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Góp mặt trong các tuyển tập

Chi tiết hơn

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN 1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN 2 DẪN NHẬP BA CH VIÊN TÔN CA C đươ c viê t dưạ theo tâ p kich thơ TI NH TRONG GIÂ C MÔṆG cu a cô thi si Tâm Tri Lê Hư u Kha i. TI NH TRONG GIÂ C MÔṆG đa đươ

Chi tiết hơn

nguoiHSI_2019AUG18_sun

nguoiHSI_2019AUG18_sun Truyện ngắn Chủ đề: Lính Tác giả: Nguyễn Vô Danh Người Hạ Sĩ Nhứt Lời giới thiệu: Một câu chuyện hiếm có, đầy tình người rất cảm động với những hình ảnh hãi hùng không bao giờ quên... Trần Văn Giang Mất

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Author : Hồng Thắm Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - Bài làm 1 Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được tác giả Huy Cận sáng tác ngày 4-10-1958,

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - tuong nho19_6

Microsoft Word - tuong nho19_6 TƯỞNG NHỚ 19/6 NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỌNG HÒA Thơ Tô Đình Đài 2 19/6 LẠI VỀ 19/6 thuở ấy quá oai hùng! Điệp khúc Quân hành rạng núi sông! Tiền đồn chống Đệ Tam Quốc Tế Uy nghi, Dũng cảm Thần đồng! Bè

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 75) */ Bài 2. TIẾNG GÕ CỦA ĐỊNH MỆNH I. Sau hơn ba mươi năm dập vùi sóng gió, nhìn lại đời mình như nhìn một bức tranh từng đã vẽ (chứ không còn là đang vẽ), mới thấy rõ ràng

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19 TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) : Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có

Chi tiết hơn

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Viết Về Nước Mỹ 2014, với 14 bài, trong

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương - Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Author : hanoi Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài

Chi tiết hơn

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên PHẦN VII Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên. Dòng chữ trên cuốn sách làm cho cô phải suy nghĩ. Có phải là anh làm thơ tặng cho Nguyên Phương hay không? Có đôi lúc cô

Chi tiết hơn

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng tôi cùng ở chung một thành phố Sài Gòn. Được tin anh

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Author : vanmau Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu - Bài làm 1 Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam. Có thể nói những tác phẩm

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2] THEO DẤU CHÂN CHÚA NGUYỄN ÁNH QUA CÁC GIAI THOẠI DÂN GIAN MIỆT CỬU LONG Trần Minh Thương 1. Từ sự thật lịch sử - chân dung Nguyễn Ánh Nguyễn Ánh tức Nguyễn Phước Ánh, còn có tên là Chủng và Noãn, sinh

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 12 Chương 53 Chăn Cuối cùng đêm nay Mục Nhạc đúng giờ đưa Diệp Dung trở về tuy rằng thời điểm đưa đến dưới ký túc xá vẫn lưu luyến không rời như cũ, nhưng đáy mắt lại phá lệ mang theo vài phần mỹ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2] Miền Nam Mưa Nắng Hai Mùa Huy Thục Hình (Trần Công Nhung): Miền Nam mưa nắng hai mùa (cảnh lụt lội ở đường Bùi Viện, Saigon). Miền Nam ở đây tôi muốn dùng để chỉ vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long, thế nhưng

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN 3 Xóm Bình Khang từ đó không còn biến động, mọi người không còn nghe tiếng cô Ba Phượng nửa đêm ngồi xoã tóc hát điệu Nam Ai hay xuống sáu câu vọng cổ nghe thật ai oán đau thương. Còn ở gánh hát Long

Chi tiết hơn

Công Chúa Hoa Hồng

Công Chúa Hoa Hồng Tác giả: Thể loại: Cổ Tích Website: Date: 18-October-2012 Đời xưa, một ông vua và một bà hoàng hậu có ba cô con gái. Họ yêu thương hai cô con gái lớn sinh đôi tên Cam Vàng và Hoe Đỏ. Hai cô này đẹp, tài

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký) ĐÀ LẠT, NHỮNG HƯƠNG VỊ KHÓ QUÊN Thiên Hương Từ ngày bước chân ra nước ngoài, mỗi lần trộn dĩa rau xà lách hay sửa soạn rau ăn kèm với bún, với thịt, tôi luôn ngùi ngùi nhớ đến những cây rau Đà Lạt. Không

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10 Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng

Chi tiết hơn

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc Thân Thể Chương 04: Câu Hỏi Và Trả Lời Chương 05: Quán

Chi tiết hơn