CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN"

Bản ghi

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Thu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS QUẬN GÒ VẤP TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Thu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS QUẬN GÒ VẤP TP.HCM Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ VĂN NAM Thành phố Hồ Chí Minh 2012

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: HOÀNG THỊ THU, học viên cao học, chuyên ngành Quản lý giáo dục, khóa 21 ( ) tại Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Võ Văn Nam thì kết quả nghiên cứu đạt được trong luận văn là do chính bản thân tôi thực hiện và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan HOÀNG THỊ THU

4 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Quý Thầy Cô Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Ban chủ nhiệm Khoa Tâm Lý Giáo Dục Trường ĐHSP TPHCM. Quý Thầy Cô giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 21. Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô và các em học sinh tại trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp, Trường Sơn thuộc Phòng giáo dục Đào tạo Quận Gò Vấp TPHCM đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu nhằm hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt cảm ơn TS. Võ Văn Nam đã hướng dẫn tận tình và hết lòng giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp chân tình góp ý thêm. Chân thành cám ơn!

5 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới Ở Việt Nam Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Quản lý Kỹ năng Kỹ năng sống (life skills) Giáo dục kỹ năng sống Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì? Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS: Tiểu kết chương Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP Khái quát đặc điểm một số trường THCS tại Quận Gò Vấp mà đề tài đã khảo sát Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Trường THCS Gò Vấp Trường THCS Nguyễn Văn Nghi Trường THCS Trường Sơn Tổ chức nghiên cứu: Chọn mẫu Dụng cụ Cách tiến hành Chọn mẫu Dụng cụ Cách tiến hành... 45

6 2.3. Kết quả khảo sát Kết quả tổng quát các tham số nghiên cứu của CB GV CNV và học sinh Thực trạng quản lý nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS Quận Gò Vấp Thực trạng quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp Những biện pháp cải tiến hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q. Gò Vấp Thực trạng quản lý các biện pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q. Gò Vấp Nhận xét chung về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp Tiểu kết chương Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI TIẾN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP Cở sở đề xuất các biện pháp Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Cơ sở pháp lý Các biện pháp nhằm cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Giải pháp 1:Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Giải pháp 2: Tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả các cuộc cải cách giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất của chính quyền địa phương Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình nhà trường xã hội Tiểu kết chương KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của học sinh 48 Bảng 2.3. Đánh giá mức độ cần thiết của việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường của giáo viên và học sinh Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về bộ phận (lực lượng) nào trong nhà trường thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về các môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS Bảng 2.8. Ý kiến của học sinh về mục đích giáo dục kỹ năng sống Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những kỹ năng sống mà học sinh THCS đã đạt được Bảng Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt nội dung quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS (thang 4 mức) Bảng Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được Hiệu trưởng thực hiện (Thang 4 mức)... 66

8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ quan tâm của học sinh đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường Biểu đồ 2.3. Nhận thức của học sinh về lực lượng giáo dục kỹ năng sống... 54

9 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay chất lượng giáo dục của nước ta vẫn còn nhiều điều cần khắc phục như hiệu quả của chương trình giảng dạy, chất lượng của nguồn nhân lực, và bằng cấp của chúng ta chưa được công nhận rộng rãi trong khu vực. Đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển, chúng ta đang rất cần một nguồn nhân lực có trình độ tri thức vững chắc và khả năng ứng dụng cao để góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Để làm được điều đó, nền giáo dục Việt Nam cần phải có những bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, tạo ra những con người có đủ tri thức, thái độ và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng hiện đại với sự phát triển mọi mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời cũng kéo theo nhiều vấn đề mà mỗi người trong chúng ta chưa từng gặp phải, chưa từng giải quyết hoặc nếu có gặp thì cũng chỉ ở mức độ ít phức tạp, ví dụ như nạn bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ vị thành niên, ma túy, Đây chính là những thách thức mà xã hội đặt ra cho chúng ta. Vậy làm thế nào để học sinh - những trẻ em đang còn ngồi ghế nhà trường - có đủ khả năng để vượt qua những khó khăn, thách thức đó? Câu hỏi này yêu cầu các nhà giáo dục có trách nhiệm phải tìm ra cách trả lời. Và câu trả lời đầu tiên là hãy trang bị cho các em một kiến thức thật vững chắc, một thái độ đúng đắn, một kỹ năng giải quyết mọi vấn đề một cách tương đối hoàn chỉnh ngay khi còn là học sinh ở trường phổ thông, chứ không đợi đến khi vào đời đó chính là Giáo dục kỹ năng sống. Năm 1996 Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ XXI trực thuộc UNESCO do Jacques Delors làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là kho báu tiềm ẩn và đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho Thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống; Học để tự khẳng định mình.

10 2 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt nam diễn ra từ ngày 12 đến đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế xã hội , trong đó xác định những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội , từ đó xây dựng quan điểm phát triển cho giai đoạn Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã xác định rõ...phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu: Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt; Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.... Mục tiêu giáo dục thế kỷ XXI đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em. Đứng trước yêu cầu cấp bách của xã hội và của việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng, ngày 15/5/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong giai đoạn , Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã triển khai Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT, Kế hoạch 307/KH_BGDDĐT ngày 22/7/2008 để chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện. Một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống được tích hợp thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hóa, trong đó người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức một chiều mà còn cần phải tổ chức cho học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức mới, nhờ vậy học sinh có thể rèn luyện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cụôc sống. Đây một vấn đề quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện mà xã hội ngày nay đặc biệt quan tâm. Kỹ năng sống đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho chúng ta có đủ tự tin để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập thế giới hiện nay. Đối với học sinh, ngay khi còn ngồi ghế

11 3 nhà trường, các em cần được giáo dục kỹ năng sống một cách kỹ lưỡng vì đây chính là chiếc chìa khóa giúp các em hòa nhập vào môi trường xung quanh, biết sàng lọc khi tiếp cận thông tin, xử lý mọi tình huống trong cuộc sống với một cách thức hữu hiệu nhất,... Trong những năm gần đây, nhận thức của cán bộ quản lý cũng như giáo viên đối với công tác giáo dục kỹ năng sống có nhiều sự chuyển biến rõ nét. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng luôn đề cập nhiều đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào nội dung của từng tiết dạy văn hóa, trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ Giáo dục Đào tạo phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thì việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được đầu tư nhiều hơn, chú trọng việc gắn họat động giáo dục với cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế ở một số nơi, Hiệu trưởng còn giao khoán cho Chi đoàn, Tổng phụ trách, không có biện pháp chỉ đạo cụ thể, chưa coi trọng hoặc chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Ngoài ra, một số giáo viên trung học cơ sở chưa nhận thức đầy đủ đối với việc tích hợp kỹ năng sống trong từng tiết dạy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chủ nhiệm chưa thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc nếu có thì thực hiện một cách miễn cưỡng, mang tính bắt buộc, làm cho học sinh không thấy hứng thú với họat động này. Chính vì vậy, trong thời gian qua tình trạng học sinh sử dụng bạo lực với nhau, hay có trường hợp học sinh tự tử khi bị thầy cô, cha mẹ rầy la, hoặc khi gặp khó khăn trong cuộc sống, do các em chưa có các kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm chủ cảm xúc,... Điều này phản ánh chất lượng giáo dục của chúng ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Với tình hình thực tế hiện nay như trên, trong vai trò người quản lý giáo dục, tác giả ý thức được sự cần thiết phải nhận thức rõ thực trạng quản lý việc giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường THCS nhằm tìm ra những giải pháp tốt hơn giúp cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống đi vào chiều sâu. Đó cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài: Thực trạng

12 4 quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp TP.HCM làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học. 2. Mục đích nghiên cứu - Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS. 3. Giả thuyết khoa học - Nếu nhận thức đúng thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng thì có thể tìm kiếm giải pháp phù hợp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quản lý hoạt động giáo dục này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Khái quát hóa và hệ thống hóa lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. 2) Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS Quận Gò Vấp. 3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Khách thể : Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các trường THCS Q.Gò Vấp TP.HCM Đối tượng : Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp TP.HCM 6. Giới hạn đề tài Đề tài này dùng phương pháp khảo sát là chủ yếu để nghiên cứu thực trạng quản lý việc giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS trên địa bàn Quận Gò Vấp. Đối tượng điều tra: gồm 4 trường THCS trên địa bàn Q.Gò Vấp: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Nghi, Gò Vấp, Trường Sơn.

13 5 Phạm vi: Hoạt động chính khóa và ngoại khóa, trong và ngoài chương trình do Bộ Giáo dục Đào tạo quy định Thời gian: Dữ liệu năm học Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu 7.1. Phương pháp luận - Tiếp cận hệ thống cấu trúc: Nghiên cứu đối tượng một cách toàn diện, trên nhiều mặt khác nhau trong một tổng thể; Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm ra quy luật phát triển của hiện tượng giáo dục. Phân tích cấu trúc bên trong tạo nên đối tượng nghiên cứu, đồng thời đặt đối tượng nghiên cứu trong khách thể nghiên cứu- hệ thống Mẹ chứa đựng đối tượng nghiên cứu. - Tiếp cận lịch sử - logic: Tìm hiểu, phát hiện sự phát triển của đối tượng nghiên cứu trong một khoảng thời gian và không gian cụ thể. Từ đó, người nghiên cứu có thể xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện cụ thể để tiến hành điều tra phù hợp với mục đích nghiên cứu, và phù hợp với tính logic của vấn đề. Đề tài là sự kế tục có logic của lịch sử nghiên cứu vấn đề. - Tiếp cận thực tiễn: dựa trên số liệu, tài liệu, các minh chứng cụ thể để đánh giá vấn đề. Quan điểm này được vận dụng trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Các giải pháp đưa ra phù hợp thực tiễn của phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu lý luận về kỹ năng sống Nghiên cứu các văn bản, các quy định và các tài liệu về giáo dục kỹ năng sống và các quy định về công tác quản lý Nghiên cứu lý luận về giáo dục toàn diện, giáo dục song hành Nghiên cứu thông qua: phân tích nội dung văn bản, tổng hợp lý thuyết, khái quát hóa,

14 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Mục tiêu: tìm hiểu mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng vận dụng nhận thức đó vào công tác quản lý hoạt động giáo dục. - Đối tượng: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách, học sinh và cha mẹ học sinh. - Nội dung: Đưa ra phiếu tìm hiểu với hệ thống câu hỏi cho các đối tượng trả lời Phương pháp quan sát - Mục tiêu: tìm hiểu thông tin của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống trong thực tế từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương pháp quan sát. - Đối tượng: Tham dự và quan sát trực tiếp việc triển khai các kế hoạch họat động, kế họach chào cờ đầu tuần,... - Nội dung: Việc quản lý tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Nhận định về việc thể hiện kỹ năng sống ở học sinh trong và ngoài trường học Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động - Mục tiêu: tìm hiểu thêm thông tin để nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm. - Đối tượng: kế hoạch họat động, kế họach chào cờ đầu tuần, giáo án họat động ngòai giờ lên lớp, biên bản sinh họat, - Nội dung: Nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc quản lý tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

15 7 8. Cấu trúc luận văn Gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội dung có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn quận Gò Vấp, TP.HCM. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS.

16 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TẠI TRƯỜNG THCS 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới Trên thế giới thuật ngữ Kỹ năng sống đã xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF từ những năm 90 của thế kỳ XX, trước tiên là chương trình Giáo dục những giá trị sống với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu trong giai đoạn này thống nhất một số quan niệm chung về KNS và hệ thống các kỹ năng cơ bản cần có cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó thái độ và kỹ năng đóng vai trò then chốt. [53] Theo những nghiên cứu của UNESCO về khái niệm KNS cho rằng kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Đồng thời không thể không kể đến tổ chức WHO cũng nghiên cứu về KNS như một năng lực cá nhân với những tác động có chủ đích đặc sắc về phương pháp. Giáo dục kỹ năng sống tại các nước phương Tây vận dụng một cách tổng hợp quan điểm của những tổ chức nghiên cứu như WHO, UNICEF để giáo dục KNS cho thế hệ trẻ. Đối với các nước gần với Việt Nam như khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì việc nghiên cứu KNS theo hướng áp dụng thử nghiệm hoặc theo hướng ứng dụng trong quá trình huấn luyện là chủ yếu. Các nước như Lào, Campuchia, Malaysia, Bangladesh, chương trình giáo dục KNS được đưa vào lĩnh vực giáo dục chính quy dưới dạng tích hợp vào các môn học cơ bản hay một môn riêng, còn một số nước khác thì tập trung vào lĩnh vực phi chính quy như Indonesia, Thái Lan, Philipine. Những nội dung giáo dục chủ yếu ở hầu hết các nước này là trang bị cho người trẻ tuổi những KNS cần thiết nhằm nâng cao tiềm năng của con

17 9 người, để có hành vi thích ứng và tích cực đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống, mục đích chính là dạy trang bị và hình thành. Mặc dù, giáo dục KNS đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và cùng xuất phát từ quan niệm chung về kỹ năng sống của WHO hoặc UNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống nhau là do nó vừa thể hiện cái chung vừa mang tính đặc thù (những nét riêng) của từng quốc gia. Mặc khác, phần lớn các quốc gia đều mới bước đầu triển khai giáo dục KNS nên những nghiên cứu lý luận về vấn đề này tuy khá phong phú, song chưa thật toàn diện và sâu sắc. Cho đến nay, vẫn chưa có quốc gia nào đưa ra được kinh nghiệm hoặc hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng việc giáo dục KNS cho người học Ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ giáo dục kỹ năng sống được du nhập vào cách đây khá lâu và qua nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề giáo dục con người toàn diện luôn được đặt ra nhưng trong thực tế triết lý và phương pháp giáo dục kỹ năng sống ít nhiều còn mới lạ đối với xã hội, nên chưa được sự quan tâm đúng mức. Trước đây rải rác tại trung tâm hỗ trợ sinh viên TP. Hồ Chí Minh, một số trung tâm học tập cộng đồng địa phương, một số trường giáo dục trẻ khuyết tật, có các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Đến nay, vấn đề xây dựng môi trường học tập, trang bị đầy đủ kỹ năng sống cho thanh thiếu niên học sinh đã được các trường phổ thông quan tâm. Tuy nhiên, tính hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sống trong các trường phổ thông hiện nay chưa cao. Đa số các bạn trẻ Việt Nam nhìn chung có kỹ năng sống chưa thể sánh bằng thanh thiếu niên tại các nước phát triển, trong khi yêu cầu của một xã hội ngày càng chuyên môn hóa cao như xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay đòi hỏi thanh niên phải được trang bị tốt ở hai mảng kỹ năng, đó là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm mà có thể gọi chung là kỹ năng sống. [35] Kể từ năm học , Bộ Giáo dục- Đào tạo nước ta đã phát động trong các trường phổ thông trên toàn quốc phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm mang lại cho học sinh cả nước một môi trường giáo dục an

18 10 toàn thân thiện, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Hưởng ứng phong trào này, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội đã phối hợp với Ban dự án Phát triển giáo dục THPT nhanh chóng xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động nhằm hỗ trợ triển khai đến cơ sở một số nội dung thiết thực. Một trong những hoạt động đó là chương trình Tập huấn giáo dục kỹ năng sống và bình đẳng giới tổ chức tại Hà Nội. Qua đợt tập huấn này, giáo viên biết cách hình thành cho học sinh các kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đặt mục tiêu, biết cách giúp các em hiểu kỹ hơn về giới và bình đẳng giới cùng các tri thức thiết yếu để hiểu biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng. Đồng thời chính bản thân giáo viên cũng được củng cố và phát triển nhiều kỹ năng khác như hoạt động nhóm, xây dựng kế hoạch, xử lý tình huống, các cách giải quyết vấn đề, mà các học sinh cần trang bị để tồn tại, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống và phát triển tốt trong xã hội có đầy biến động như hiện nay Ở TP.Hồ Chí Minh, các trường THPT, THCS đã tiến hành lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống vào trong các tiết học bộ môn, các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Bên cạnh đó, dần dần cũng có một số ít cá nhân giáo viên có hứng thú nghiên cứu, vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho học sinhthcs một cách sáng tạo trong quá trình giảng dạy.. Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình. Năm 2005, với đề tài Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam do Nguyễn Thanh Bình làm trưởng nhóm nghiên cứu đã đưa ra những nội dung như là: quá trình nhận thức về KNS và tổng quan các chủ trương, chính sách, điều luật phản ánh yêu cầu tiếp cận KNS trong giáo dục và giáo dục KNS ở Việt Nam; thực trạng giáo dục KNS cho người học từ trẻ mầm non đến người lớn thông qua giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên ở Việt Nam; khái quát cách giáo dục KNS ở Việt Nam; đánh giá về giáo dục KNS ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm. Đây có thể được coi là đề tài có giá trị về mặt lý luận giáo dục KNS tại Việt Nam[32]. Đồng thời, có thể đề cập đến quyển Giáo trình giáo dục kỹ năng sống (Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội)

19 11 của Nguyễn Thanh Bình được ra đời sau khi tác giả tham gia dự án đào tạo giáo viên THCS. Giáo trình này đã tập trung phân tích những vấn đề đại cương về KNS, các nguyên tắc và phương pháp nhằm giáo dục KNS cho học sinh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cũng như thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS cả nước nói chung và trên địa bàn quận Gò Vấp nói riêng từ trước đến nay vẫn còn lạ lẫm, chưa được các đơn vị trường học cũng như các lực lượng giáo dục quan tâm thực hiện một các có hệ thống Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Quản lý Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lý, cụ thể như sau: Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân(1989) có ghi: Quản lý là phụ trách việc chăm nom và sắp đặt công việc trong một tổ chức [16, tr.555]. Còn theo Nguyễn Ngọc Quang(1989), nhà sư phạm,người góp phần đổi mới lý luận dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bài giảng Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục như sau: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động để đạt được mục tiêu dự kiến [22, tr.130] Trần Kiểm (1997), trong giáo trình Quản lý giáo dục và trường học dùng cho học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học đã viết: Quản lý là nhằm phối hợp nổ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tưụ của xã hội [ 15, tr.15] Và cũng chính Nguyễn Ngọc Quang (1989), trong tác phẩm của mình đã nêu: Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tố chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.[22, tr.131] Còn Nguyễn Bá Sơn (2000), trong tác phẩm Một số vấn đế cơ bản về khoa học quản lý đã viết: Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động [ 23, tr.15]. Như

20 12 vậy, có thể nói: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực( nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức( chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Tóm lại, quản lý là một khoa học vì nó nghiên cứu, phân tích về công việc quản lý, các quan hệ quản lý trong các tổ chức. Nó tổng quát hóa các kinh nghiêm tốt thành các nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản lý tương tự. Nó cung cấp khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu các môn học về quản lý. Để quản lý cho hiệu quả, nhà quản lý phải linh hoạt vận dụng các lý thuyết vào những tình huống cụ thể. Nó đòi hỏi sự khôn khéo tinh tế cao để đạt tới mục tiêu.nghệ thuật này chủ yếu phải được học ngay trong thực tiễn Kỹ năng Trong Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989) có ghi: Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn [16, tr.390]. Theo từ điển Giáo dục học: Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ [17,220]. Như vậy, kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện những thao tác được hình thành và củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân. Kỹ năng chính là công cụ để gia tăng giá trị cho kiến thức bản thân Kỹ năng sống (life skills) Khái niệm kỹ năng sống Theo WHO (1993): Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội,là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện qua các hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa và môi trường xung quanh. Năng lực tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát huy sức khỏe theo nghĩa rộng nhất về thể chất, tinh thần và xã hội. Kỹ năng sống là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lý xã hội này [32].

21 13 Theo UNICEF (1995): Kỹ năng sống là khả năng phân tích tình huống và ứng xử, khả năng phân tích các ứng xử và khả năng tránh được các tình huống. Các kỹ năng sống nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức cái chúng ta biết và thái độ, giá trị cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng thành hành động thực tế làm gì và làm cách nào là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [32]. UNESO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với tư cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hằng ngày [32]. - Theo nhóm biên soạn tài liệu giáo dục kỹ năng sống của Vụ giáo dục thể chất mà chủ biên là Nguyễn Võ Kỳ Anh thì: Kỹ năng sống là khả năng có được những hành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quả các đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày..[11, 3] Phân tích các quan niệm trên cho thấy: quan niệm của WHO nhấn mạnh đến khả năng của cá nhân có thể duy trì trạng thái tinh thần và biết thích nghi tích cực khi tương tác với người khác và với môi trường của mình. Quan niệm này mang tính khái quát nhưng chưa thể hiện rõ các kỹ năng cụ thể. Quan niệm của UNESCO là quan niệm rất chi tiết, cụ thể, có nhấn mạnh thêm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ. Còn quan niệm của UNESCO nhấn mạnh rằng kỹ năng không hình thành, tồn tại một cách độc lập mà hình thành, tồn tại trong mối tương tác mật thiết có sự cân bằng với kiến thức và thái độ. Kỹ năng mà một con người có được phần lớn cũng nhờ có được kiến thức như là chúng ta muốn có kỹ năng thương lượng thì phải biết nội dung thương lượng. Việc đề cập thái độ cũng là một góc nhìn hữu ích vì thái độ có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng, nếu ta luôn có thái độ kỳ thị thì sẽ không thực hiện tốt kỹ năng biết thể hiện sự tôn trọng với người khác. Kỹ năng sống khuyến khích thái độ tích cực, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ. Nó giúp con người phát huy sức mạnh nội lực để có thể làm chủ được cuộc sống của mình và sống khỏe mạnh, hạnh phúc, có mục đích, có ý nghĩa.

22 14 Như vậy, có nhiều cách biểu đạt khái niệm kỹ năng sống với quan niệm rộng hẹp khác nhau tùy theo cách tiếp cận vấn đề. Trong đề tài này, tác giả dựa vào khái niệm của UNESCO để đưa ra khái niệm KNS vì theo tác giả khái niệm này phù hợp với việc nghiên cứu giáo dục KNS cho học sinh THCS trong nhà trường: KNS là khả năng đáp ứng và đối phó với những nhu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày của mỗi người, và là khả năng cần thiết đối với học sinh để các em có thể tự tin trong cuộc sống hàng ngày Hệ thống kỹ năng sống Theo quan niệm của tổ chức WHO, hệ thống các KNS cần được giáo dục cho người học gồm có: - Nhóm kỹ năng nhận thức bao gồm những kỹ năng cơ bản: tự nhận thức bản thân, tự đặt mục tiêu và xác định giá trị, kỹ năng tư duy, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. - Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc bao gồm một số kỹ năng: kỹ năng nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình, kỹ năng kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự giám sát tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân. - Nhóm kỹ năng xã hội gồm các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp truyền thông, kỹ năng cảm thông, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm, kỹ năng thích ứng cảm xúc của người khác. Theo tổ chức UNESCO thì KNS phải được phân chia dựa trên những kỹ năng nền tảng cơ bản cũng như những kỹ năng chuyên biệt trong đời sống cá nhân của con người ở những mối quan hệ khác nhau cũng như ở những lĩnh vực khác nhau. Xuất phát từ đó, có thể có những nhóm kỹ năng sau: - Nhóm kỹ năng chung gồm những nhóm kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể thích ứng với cuộc sống chung: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội. - Nhóm kỹ năng chuyên biệt bao gồm một số KNS được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng về vấn đề xã hội

23 15 như rượu, ma túy, thuốc lá, HIV/AIDS, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đến vấn đề bạo lực rủi ro, các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, các kỹ năng liên quan đến môi trường cộng đồng. Với mục đích giúp người học ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNESCO phân loại KNS theo các mối quan hệ cá nhân với các nhóm KNS: - Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng. - Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác: kỹ năng quan hệ/tương tác liên nhân cách, sự cảm thông, đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác, thương lượng giao tiếp có hiệu quả. - Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề. Tuy có sự khác biệt về quan niệm hệ thống KNS, nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất mười KNS cơ bản, được xem như cần thiết nhất để giáo dục cho tất cả mọi người: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán/suy nghĩ có phán đoán, kỹ năng truyền thông có hiệu quả, kỹ năng giao tiếp giữa người với người, kỹ năng tự nhận thức bản thân, khả năng thấu cảm, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng ứng phó với stress. Trên đây chỉ là một số trong các cách hệ thống các KNS, các cách này chỉ là tương đối vì trên thực tế các KNS không hoàn toàn tách rời nhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau như: khi cần ra quyết định một cách phù hợp thì phải sử dụng kỹ năng nhận thức, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng xác định giá trị. Hoặc để có thể giao tiếp một cách có hiệu quả cần phối hợp kỹ năng nhận thức, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng cảm thông chia sẻ, kỹ năng kiềm chế, đương đầu với cảm xúc.

24 16 Ở Việt Nam, dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của quốc tế và thực trạng giáo dục KNS trong nước những năm qua, vào năm 2010 với sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành tài liệu hướng dẫn tích hợp các KNS trong một số môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tài liệu này đề xuất hệ thống KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông gồm 21 kỹ năng cơ bản và cần thiết: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Đồng thời, tài liệu này cũng nhấn mạnh các KNS cần được vận dụng linh hoạt tùy theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học và điều kiện cụ thể như: đặc điểm vùng, miền, địa phương Giáo dục kỹ năng sống Giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt nhất với môi trường sống.việc giáo dục những kỹ năng cuộc sống chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống. Đối với học sinh, nhất là học sinh bậc trung học cơ sở, giáo dục kỹ năng sống là môn học trang bị những tri thức giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con người với môi trường sống. Thông qua hoạt động Giáo dục kỹ năng sống sẽ trang bị thêm cho học sinh những kỹ năng tự chủ, kỹ năng từ chối, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh.

25 17 Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì Giáo dục kỹ năng sống là hoạt động giúp người học có khả năng về tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để nói không với cái xấu: [25,4]. Nhưng giáo dục KNS cho trẻ không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà giáo dục KNS phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi. Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình đã biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh biết làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống [24,59]. Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ đạt được kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội. Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp học sinh có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người chung quanh và của cá nhân với chính mình, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được phát triển đúng đắn đồng thời thích ứng tốt với môi trường sống Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống Nhiệm vụ, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống Nhiệm vụ của giáo dục kỹ năng sống Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người có những kỹ năng ứng phó trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống nên việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng mềm là nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống. Điều này giúp trang bị cho các em những kiến thức giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.

26 Vai trò của giáo dục kỹ năng sống KNS giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người nói chung và cho các em học sinh nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển trong một xã hội công nghiệp, hiện đại thì phải học, học không chỉ để có kiến thức, học để biết (Learn to Know), học để hành ( Learn to Do) mà còn học để tự khẳng định (Learn to Be), học để cùng chung sống (Learn to Live together) Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống Xã hội hiện đại có sự thay đổi toàn diện về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu. Hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây, nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức trong xã hội hiện đại, nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro, nguy cơ, thách thức trong cuộc sống. Khi đó, KNS chính là hành trang giúp con người chuyển những điều đã biết đến để thay đổi hành vi, nhờ đó mà đạt được lối sống lành mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống, KNS là một phần quan trọng trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn ngừa các vấn đề xã hội, sức khỏe và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu KNS là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Người có KNS sẽ thực hiện những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và do vậy giảm bớt tệ nạn xã hội làm cho xã hội lành mạnh [14,16]. KNS là những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội cần thiết đối với thanh thiếu niên giúp họ có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin đồng thời là một phương sách để hoàn thiện bản thân mình trước mọi người. Đồng thời, KNS cũng giúp biến kiến thức thành những hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh. Những người có KNS là những người biết làm cho mình và những người khác được hạnh phúc. Họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của họ.

27 Nội dung giáo dục KNS cho học sinh THCS Giáo dục kỹ năng sống ở bậc trung học cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.. Nôi dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông tập trung vào các kỹ năng tâm lý xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống, Theo giới hạn nghiên cứu đã trình bày ở trên, tác giả chỉ đi sâu phân tích nội dung của 14 kỹ năng tâm lý xã hội cần thiết Kỹ năng tự nhận thức Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân: biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; quan tâm và luôn ý thức được là mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Kỹ năng tự nhận thức là KNS rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Để tự nhận thức đúng đắn, học sinh cần phải được trải nghiệm qua thực tế, qua giao tiếp với người khác, và phải có sự hiểu biết rõ về bản sắc dân tộc và nền văn hóa của nơi mà các em được sinh ra Kỹ năng xác định giá trị Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, là có ý nghĩa đối với bản thân, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến. Giá trị

28 20 cũng có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, kinh tế Giá trị chịu tác động của thời gian, kinh nghiệm sống, sự giáo dục của gia đình, môi trường xã hội mà người đó sống và làm việc. Kỹ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị bản thân, kỹ năng này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định của mỗi người đồng thời giúp cho con người biết tôn trọng người khác, biết chấp nhận rằng người khác có những giá trị và niềm tin khác Kỹ năng thể hiện sự tự tin Tự tin là có niềm tin vào bản thân; tự hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành các nhiệm vụ. Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống. Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả; giúp mọi người có mối quan hệ tích cực với nhau; ngoài ra cũng giúp chúng ta kết thúc các mối quan hệ một cách xây dựng khi cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp học sinh biết cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh khi học tập và sinh hoạt trong tập thể Kỹ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Người có kỹ năng này biết thể hiện sự tập trung chú ý và thể hiện sự quan tâm lắng nghe ý

29 21 kiến hoặc phần trình bày của người khác, biết cho ý kiến phản hồi mà không vội vàng đánh giá, đồng thời đối đáp hợp lý trong quá trình giao tiếp. Người có kỹ năng này luôn biết tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của người khác nhờ đó họ hạn chế các bất đồng trong giao tiếp, việc thương lượng và hợp tác của họ đạt hiệu quả cao Kỹ năng thể hiện sự cảm thông Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể đặt mình trong hoàn cảnh của người khác giúp ta hiểu và chấp nhận người khác, qua đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử, cải thiện mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hóa, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông giúp khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với người cần giúp đỡ Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Mâu thuẫn trong cuộc sống rất đa dạng và thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa. Mâu thuẫn thường có ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ. Mỗi người có cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau tùy vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được những nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn và giải quyết nó một cách hòa bình. Yêu cầu trước hết của kỹ năng này là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, bình tĩnh trước mọi tình huống trước khi tìm ra được cách giải quyết tốt nhất Kỹ năng hợp tác Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng, sự hợp tác trong công việc sẽ giúp hỗ trợ, bổ

30 22 sung cho nhau tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung. Kỹ năng này còn giúp mỗi cá nhân sống hài hòa với người khác. Kỹ năng hợp tác giúp học sinh có thể hỗ trợ, hoàn thiện cho nhau để hoàn thành tốt các hoạt động học tập và hoạt động khác trong nhà trường. Ngoài ra, kỹ năng hợp tác còn giúp các em biết cách làm việc cùng nhau trong nhiều môi trường khác nhau khi trưởng thành Kỹ năng tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo giúp con người có khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo phương thức mới; là khả năng kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng; độc lập trong suy nghĩ. Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng; biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng, không bị bó hẹp vào kinh nghiệm trực tiếp đang trải qua. Trong cuộc sống, chúng ta luôn bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên, do đó đòi hỏi mỗi người phải có tư duy sáng tạo để ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp. Đối với học sinh THCS, hoạt động chủ đạo của các em là học tập, việc rèn luyện kỹ năng tư duy sẽ làm cho các em năng động, có tầm nhìn và suy nghĩ sâu, và có nhiều sáng kiến trong việc học giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập Kỹ năng ra quyết định Hàng ngày, mỗi người trong chúng ta đều phải đối mặt với những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn và ra quyết định Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời, có hiệu quả đồng thời phải ý thức được những hậu quả trước khi ra quyết định từ sự lựa chọn của mình. Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta tránh được những quyết định sai lầm hoặc chậm trễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bản thân. Đây là một kỹ

31 23 năng cần thiết cho cuộc sống của mỗi người vì ta không thể trông chờ, phụ thuộc vào người khác mặc dù có thể tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định Kỹ năng kiên định Kỹ năng kiên định là khả năng con người nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó, đồng thời kiên định còn là khả năng tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình mong muốn trong những hoàn cảnh cụ thể, dung hòa được giữa quyền, nhu cầu của mình với quyền, nhu cầu của người khác. Kỹ năng kiên định sẽ giúp con người tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh và tránh được việc bị mất tự chủ, bị xúc phạm, mất lòng tin, việc luôn bị người khác điều khiển hoặc luôn cảm thấy tức giận và thất vọng Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong một tập thể là sự thể hiện khả năng đảm nhận trách nhiệm của con người. Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh THCS cần được rèn luyện và hình thành kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. Kỹ năng này giúp cho các em tạo được một không khí hợp tác tích cực và xây dựng trong nhóm học tập, giúp giải quyết vấn đề, đạt mục tiêu chung của nhóm, đồng thời tạo sự thỏa mãn và dự tiến bộ trong mỗi thành viên, góp phần cho việc học tập của các em đạt hiệu quả cao hơn Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin là khả năng xác định chủ đề, loại thông tin cần tìm, từ đó lên kế hoạch, tiến hành tìm kiếm và phân tích, so sánh, tổng hợp các thông tin tìm được một cách hiệu quả.

32 24 Trong thời đại bùng nỗ thông tin, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin là một kỹ năng sống quan trọng giúp con người có thể có được những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời Kỹ năng quản lý thời gian Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định, tránh được căng thẳng do áp lực công việc. Đây là một kỹ năng quan trọng trong nhóm kỹ năng làm chủ bản thân. Quản lý tốt thời gian góp phần rất quan trọng vào thành công của bản thân và tập thể Những nguyên tắc tiến hành giáo dục KNS cho học sinh THCS - Tương tác: KNS không thể được hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp cho học sinh thay đổi nhận thức về một vấn đề nào đó. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết vấn đề ) thông qua hoạt động học tập và các hoạt động xã hội trong nhà trường. Trong khi tham gia hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả. - Trải nghiệm: KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của mình và người khác.

33 25 - Tiến trình: Giáo dục KNS không thể hình thành trong ngày một, ngày hai mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới. Do đó, nhà giáo dục có thể có tác động lên bất kỳ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ. - Thay đổi hành vi: Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ hành động của mình. Thay đổi hành vi thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó, các nhà giáo cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới (giáo viên không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài dùm cho học sinh, mà cần tạo điều kiện cho học sinh tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi nội dung được học). - Thời gian môi trường giáo dục: Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống thực trong cuộc sống. Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô, là bạn cùng học hay các thành viên cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác Sự cần thiết cấp bách phải giáo dục kỹ năng sống * Xét từ góc độ xã hội Sự hình thành và phát triển KNS trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người trong xã hội hiện nay. Hội nghị giáo dục thế giới họp tại Senegan

34 26 (2000) đã thông qua kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người gồm có 6 mục tiêu lớn trong đó mục tiêu thứ 3 đã vạch ra rằng Đảm bảo nhu cầu học tập của tất cả các thế hệ trẻ và người lớn được đáp ứng thông qua bình đẳng tiếp cận với các chương trình học tập và chương trình KNS thích hợp. [37] Mục tiêu này đặt ra yêu cầu của quốc gia đảm bảo cho người học được tiếp cận những chương trình KNS phù hợp. Mục tiêu thứ 6 của chương trình cũng khẳng định: Nâng cao toàn bộ các mặt của chất lượng giáo dục và đảm bảo có thể nhận rõ và đo được những kết quả đó về các kỹ năng cơ bản của KNS. UNESCO đã xác định những lĩnh vực cần được quan tâm đặc biệt về giáo dục KNS, bao gồm: - Liên quan đến việc làm: các chương trình giáo dục KNS trong giáo dục nghề nghiệp thường không tồn tại độc lập mà được tích hợp vào các chương trình dạy kỹ năng nghề nghiệp (chính quy hoặc không chính quy). Điều này cho phép thực hiện đồng thời 2 mục tiêu: một là để tăng cường cơ hội học tập, chuẩn bị cho cá nhân bước vào thế giới công việc bằng việc tạo cho họ đầu vào là các kỹ năng nghề nghiệp; hai là tăng cường tính hiệu quả và sự phù hợp của cá nhân với các kỹ năng nghề được đào tạo (có đáp ứng nhu cầu của thị trường không? Có đáp ứng đầy đủ mong muốn của cá nhân không? Có giúp nâng cao mức thu nhập của họ không? Có giảm những tổn thương/thiệt hại về kinh tế, xã hội của họ không?). - Liên quan đến sức khỏe, HIV/AIDS và lạm dụng ma túy: hội nghị Giáo dục thế giới đã nhận thức được nhu cầu cấp bách hiện nay là đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS là 1 trong 15 nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Một chương trình phòng tránh HIV tốt là nó có thể tạo ra sự thay đổi hành vi để làm giảm những nguy cơ của nhiễm HIV. Điều này càng đúng khi những chương trình này cung cấp các thông tin cơ bản và giúp thanh thiếu niên phát triển những kỹ năng sống cần thiết để đề ra quyết định và hành động theo những quyết định liên quan đến sức khỏe. - Liên quan đến xung đột và bạo lực: Giáo dục là trọng tâm của mọi chiến lược xây dựng hòa bình. Điều đó có nghĩa là thông qua giáo dục (chính quy và

35 27 không chính quy) những cá nhân có được kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng sống cần thiết để xây dựng nền móng vững chắc cho lòng tôn trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và chống lại bạo lực, tội ác. Tiếp cận KNS tạo ra một mô hình mà mỗi người có thể phát triển các kỹ năng phân tích, tư duy phê phán, ra quyết định (học để biết): tự trọng, thiện chí, sáng tạo (học để tự khẳng định mình); giao tiếp sống với người khác, giải quyết xung đột, hợp tác và cam kết xã hội (học để chung sống với mọi người) giải quyết ổn thỏa đối với mọi việc khác nhau (học để làm). * Xét từ góc độ giáo dục KNS của người học được xác định là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Vì thế, trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar về giáo dục cho mọi người, KNS được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá KNS cho người học. Tổ chức giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường, xét cho cùng là để nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo dục KNS là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng nhu cầu của người học có năng lực để đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Mặt khác, thực hiện giáo dục KNS thông qua những phương pháp hướng đến người học (lấy người học làm trung tâm) và phương pháp dạy học tương tác, cùng tham gia, đề cao vai trò tham gia chủ động, tự giác của người học và vai trò chủ đạo của người dạy sẽ có những tác động tích cực đối với những mối quan hệ người dạy và học, người học với người học. Đồng thời, người học cảm thấy họ được tham gia vào các vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, họ sẽ thích thú và học tập tích cực hơn. Như vậy, giáo dục KNS cho người học, cụ thể là học sinh THCS đồng thời thể hiện tính khoa học và nhân văn của giáo dục. * Xét từ góc độ văn hóa, chính trị Giáo dục KNS giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế. Giáo dục KNS giúp

36 28 con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng và với nền kinh tế phát triển và thế giới được coi là mái nhà chung. * Xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững Trong số 15 nội dung cơ bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định thì có rất nhiều nội dung thống nhất với giáo dục KNS để giải quyết các vấn đề cụ thể như: quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao lưu văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nội dung về bảo vệ môi trường, giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể. Đồng thời hình thành được những KNS cốt lõi như kỹ năng đặt mục tiêu: kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định giúp cho mỗi cá nhân có thể định hướng tới cuộc sống lành mạnh, phù hợp với các giá trị sống của xã hội, để có chất lượng cuộc sống và có những hành vi tích cực trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống giúp thúc đẩy phát triển bền vững của cả cá nhân và của tập thể. Bên cạnh những kỹ năng sống sót cốt lõi trên, những kỹ năng sống chung như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thiện chí, suy nghĩ tích cực còn được áp dụng vào giải quyết các nội dung cụ thể để tạo sự phát triển bền vững Quản lý hoạt động giáo dục KNS tại trường THCS Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là gì? Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là những tác động của người hiệu trưởng trong việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống là góp phần hình thành một nhân cách toàn diện Chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một trong những chức năng quản lý của Hiệu trưởng trường THCS. Việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống có chức năng quản lý việc giáo dục hình thành ở học sinh một nhân cách toàn diện với những kỹ năng mềm cần thiết để các em có thể đối mặt và giải quyết hiệu quả những vấn đề khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

37 Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng như quy trình quản lý hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực khác. Để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống, người hiệu trưởng cần tuân thủ các bước cơ bản của một quy trình quản lý giáo dục, đó là: xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm, tuyên dươngphê bình. Thực hiện tốt quy trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống sẽ giúp cho người hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Công tác tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là việc người hiệu trưởng cần làm khi triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Người hiệu trưởng cần đảm bảo đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất để hoạt động giáo dục kỹ năng sống được diễn ra thuận lợi, ngoài ra việc giám sát kiểm tra để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp cũng sẽ góp phần tạo hiệu quả trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Nội dung quản lý giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS: Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động nhà trường Hiệu trưởng là người đứng đầu đơn vị trường học có nhiệm vụ: a. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; b. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; c. Quản lý GV, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên; d. Quản lý HS và các hoạt động của HS do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại HS, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình Tiểu học vào học bạ HS tiểu học (nếu có) của trường phổ thông

38 30 có nhiều cấp học và quyết khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo; e. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; f. Thực hiện các chế độ của Nhà nước đối với GV, nhân viên, HS; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. g. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; h. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định Trong nhà trường phổ thông : Hiệu trưởng quản lý mọi hoạt động của nhà trường theo chế độ thủ trưởng (điều 4 theo điều lệ nhà trường phổ thông). Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất ở nhà trường, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân, trước cấp trên trực tiếp quản lý mình về mọi hoạt đông giáo dục của nhà trường (Điều 2, Quyết định số 243 CP ngày 28/6/1979 của Hội đồng chính phủ về tổ chức bộ máy biên chế của nhà trường phổ thông) Đặc điểm của học sinh THCS Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 (lứa tuổi thiếu niên) là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 đến 15, 16 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: thời kỳ quá độ, tuổi khó bảo, tuổi bất trị. Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt cho mọi mặt phát triển, thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức của thời kỳ này. Ở lứa tuổi này có sự tồn tại song song vừa tính trẻ con,vừa tính người lớn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống và hoạt động của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn. Điều này do hoàn cảnh sống và các hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả

39 31 hai mặt: mặt thứ nhất: những điểm yếu của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn là trẻ chỉ bận tâm vào việc học tập, không có nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội; mặt thứ hai: những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn đó là sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn. Phương hướng phát triển tính người lớn ở lứa tuổi này có thể xảy ra theo các hướng như: - Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít. - Có những em ít quan tâm đến việc học ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, thời thượng. Các em coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống để tỏ ra mình cũng như người lớn. - Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như dũng cảm, tự chủ, độc lập, e ấp, dịu dàng không còn quan hệ với bạn khác phái như trẻ con. Mặc khác, các yếu tố tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ ở lứa tuổi này có nhiều thay đổi đáng kể. Tiêu biểu là sự biến đổi trong tư duy, với sự chuyển dần từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng, làm cho khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, khả năng suy luận phát triển. Học sinh THCS thường muốn độc lập lĩnh hội tri thức theo quan điểm, lập luận riêng của mình và không dễ tin, dễ chấp nhận ý kiến người khác. Đồng thời, thích tìm hiểu những vấn đề phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên, tư duy của các em cũng có một số hạn chế, như một em nắm bắt được dấu hiệu bề ngoài của khái niệm khoa học dễ hơn các dấu hiệu bản chất, các em hiểu dấu hiệu bản chất của khái niệm nhưng không phải lúc nào cũng phân biệt được các dấu hiệu đó, Một số em, hoạt động nhận thức chưa trở thành hoạt động độc lập, sự kiên trì còn yếu.

40 32 Các em học sinh có thái độ khác nhau với từng môn học, tùy thuộc hứng thú, sở thích của bản thân, nội dung môn học và giáo viên giảng dạy. Hoạt động học tập lúc này cũng đa dạng hơn, nhiều hình thức sinh động hơn, các em thường thích những giờ học đa dạng phong phú. Tuy nhiên, hoạt động học tập của các em cũng gặp một số khó khăn như: yêu cầu khả năng tư duy trừu tượng, tư duy lý luận của các môn học; sự dậy thì làm cho tâm trạng của học sinh không ổn định, dễ mệt mỏi, chán nản; sự phân hóa trong học tập. Sự hình thành và phát triển ý thức, tự ý thức là đặc điểm đặc trưng trong sự nghiệp phát triển nhân cách trong giai đoạn này. Sự biến đổi một cách mạnh mẽ của cơ thể và các mối quan hệ xã hội được mở rộng làm các em xuất hiện nhu cầu quan tâm đến nội tâm của mình, đến những phẩm chất riêng, xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, so sánh mình với người khác. Nội tại quá trình phát triển ý thức, tự ý thức ở các em xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân và kỹ năng chưa đầy đủ của các em trong việc phân tích tính đúng đắn hành vi bản thân. Do vậy, ở lứa tuổi này dễ nảy sinh xung đột từ mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng của các em với địa vị thực tế của mình trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với bản thân đang có sự hình thành phẩm chất nhân cách và thái độ của các em đối với người lớn và bạn bè cùng lứa tuổi. Ý thức và tự ý thức của học sinh được hình thành bằng hai con đường. Thứ nhất là: lĩnh hội các yếu tố từ nền văn hóa, từ ý thức xã hội. Bằng các loại hình hoạt động đa dạng, bằng con đường giáo dục, học tập và giao tiếp xã hội, học sinh THCS lĩnh hội các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức, tự ý thức cá nhân. Thứ hai là tự giáo dục trong quá trình thực hiện các loại hình hoạt động trong cuộc sống giao tiếp. Đặc điểm cảm xúc, tình cảm dễ nhận thấy nhất ở học sinh THCS là cường độ mạnh, theo hướng xung đột, quyết liệt (như phản ứng mạnh mẽ khi trong quan hệ với người khác không đạt được kết quả mong muốn). Trạng thái tâm lý nói chung chưa ổn định, thất thường, dễ vui, dễ buồn vô cớ, đôi khi còn mâu thuẫn. Những đặc điểm này mang tính chất tạm thời và sẽ qua đi theo sự trưởng thành của các em.

41 33 Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ đang phát triển, những rung cảm về sự cảm phá, phát hiện cái mới liên quan đến nhu cầu nhận thức được mở rộng vượt ra khỏi phạm vi của trường, quan niệm về cái đẹp phong phú và sâu sắc hơn trước. Xúc cảm giới tính là một loại cảm xúc mới lạ xuất hiện lần đầu tiên ở học sinh THCS, những cảm xúc ấy được thể hiện đa dạng và mãnh liệt đôi khi khiến các em bỡ ngỡ, lúng túng và mất tự chủ. Nhìn chung, đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh giai đoạn này rất phức tạp và đa dạng, có tính thất thường, bồng bột song nó là nền tảng quan trọng cho việc hình thành nhân cách toàn vẹn cho các em. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: những cơ sở, phương thức chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên sẽ giúp được những người làm công tác giáo dục có cách giáo dục đúng đắn để giáo dục toàn diện cho các em Việc xây dựng chương trình kế hoạch Hiệu trưởng quản lý chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác xây dựng kế hoạch giáo dục: Việc xây dựng kế hoạch là một công đoạn không thể thiếu được trong quản lý bất kì một công tác nào của người hiệu trưởng. Có xây dựng kế hoạch, người hiệu trưởng mới xác định được mục tiêu sẽ đạt đến, các biện pháp thực hiện, thời gian tiến hành và hoàn thành, chỉ tiêu cần đạt, Tránh trường hợp được chăng hay chớ, tới đâu hay tới đó. Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục được tốt, người hiệu trưởng phải dựa trên cơ sở tình hình cụ thể của học sinh, của đội ngũ giáo viên trường mình trong năm học, của địa phương mà trường đóng để định ra nội dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp. Việc nắm tình hình thực tế đội ngũ giáo viên và học sinh, phải bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và tình hình có tính chất thời sự, tình hình cá biệt, có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đối với tập thể học sinh trường

42 Nội dung Hiệu trưởng quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho HS : Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, người hiệu trưởng phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống, đó là: Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chức xây dựng. Muốn vậy, người hiệu trưởng phải đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện một số nguyên tắc sau: Giáo dục học sinh qua thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh Giáo dục theo nguyên tắc tập thể: Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Hướng dẫn, dìu dắt học sinh trong sinh hoạt tập thể; Giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Bởi vì tập thể ở đây có vai trò làm nảy nở, khuyến khích các phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỹ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người, nó phát huy và có tác dụng điều chỉnh những động cơ kích thích bên trong góp phần rất lớn vào việc giáo dục kỹ năng sống cũng như việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo dục kỹ năng sống phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh: Đối với học sinh trung học cơ sở, là lứa học sinh có đặc điểm quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẫn trong sự phát triễn tâm lý cũng như sinh lý lứa tuổi. Các em dễ vui, dễ buồn, dễ hăng say, dễ chán nản, muốn hiểu biết nhiều và làm nhiều việc lớn nhưng vì khả năng còn hạn chế nên dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa ước mơ và năng lực. Do đó, công tác giáo dục kỹ năng sống cần phải chú ý những đặc điểm đó đồng thời

43 35 chú ý đến cá tính, giới tính của các em để có hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, sinh động cũng như có phương pháp giáo dục thích hợp. Hiệu trưởng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và quản lý tốt các hoạt động trường, lớp Bằng nhiều hình thức và nhiều biện pháp, người hiệu trưởng cần làm cho tập thể sư phạm của nhà trường nhận thức được rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là công tác cấp thiết, cần tiến hành thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động đều có thể và phải thực hiện yêu cầu này. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn là dịp để giáo viên rèn cho học sinh các thao tác, kỹ năng học tập, ứng xử, giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn,.. như: trong một giờ tập thể dục không chỉ yêu cầu học sinh biết kỹ thuật động tác mà còn yêu cầu các em phải rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, thao tác linh hoạt để rèn luyện phát triển thể chất tự bảo vệ bản thân tránh được bệnh tật Với những bài dạy thuộc các môn khoa học xã hội có khả năng rất phong phú trong việc giáo dục những nhận thức chính trị đúng đắn, những tình cảm đạo đức tốt như: tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, lòng tự hào dân tộc, lòng căm ghét bọn cướp nước, bán nước, chuẩn bị cho các em một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, với tinh thần hiểu biết, hóa bình, khả năng dung thứ, bình đẳng về giới tính, và hữu nghị, theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em rất phù hợp với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống. Còn những bài học về các môn tự nhiên lại có khả năng giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tác phong khoa học, tính chính xác, tính cần cù, kiên trì, nhẫn nại, lòng ham thích khoa học, chống mê tín dị đoan, những kỹ năng tính toán, tư duy phân tích, phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, Nói chung, nhiều bài giảng nếu được dạy tốt theo nghĩa đầy đủ là: đảm bảo tính chính xác khoa học, có hệ thống, có trọng tâm và dạy với cả lương tâm người thầy thì tự bản thân những giờ lên lớp đó đã mang tính giáo dục cao, đạt được hiệu quả ở cả ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

44 36 Tuy nhiên người hiệu trưởng cũng cần lưu ý giáo viên tránh lối giáo dục kỹ năng sống một cách đơn giản, lý thuyết sáo rỗng, gượng ép hoặc đơn điệu, bởi sẽ kém hiệu quả, mất đi tác dụng giáo dục vì bản thân các kỹ năng sống là khả năng ứng xử theo những cách nhất định trong một môi trường cụ thể phù hợp với các giới hạn về kinh tế, xã hội và văn hóa mà người ta sống; giáo dục kỹ năng sống phải là hoạt động sinh động bổ sung cho các cá nhân thanh thiếu niên học sinh về kiến thức và năng lực cần thiết để họ có thể hoạt động độc lập và giúp họ chủ động tránh được những khó khăn trong thực tế đời sống. Hiệu trưởng quản lý công tác giáo dục kĩ năng sống thông qua lao động, qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể: Hoạt động lao động, hoạt động học tập ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn thể, xã hội và sinh hoạt tập thể, là những hoạt động có nhiều thuận lợi để giáo dục, rèn luyện học sinh các kỹ năng sống trong thực tế, có tác dụng trực tiếp đến việc giáo dục tư tưởng, giáo dục nhận thức, thái độ cho học sinh. Thông qua những hoạt động này sẽ rèn luyện cho các em những thao tác, kỹ năng, thói quen, hành vi tốt Quy trình tổ chức Người hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể, cân đối; phải quan tâm tổ chức tốt đối với các hoạt động này. Hiệu trưởng tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Một đặc điểm quan trọng của công tác giáo dục học sinh là giáo dục thông qua nêu gương có tính thuyết phục cao. Công tác giáo dục cho học sinh là công việc và trách nhiệm của mỗi giáo viên, của toàn bộ các thành viên trong nhà trường chứ không phải là của riêng giáo viên chủ nhiệm hay một vài giáo viên nào. Do đó, để làm tròn trách nhiệm này thì trước hết mỗi thầy cô giáo phải là người thể hiện tốt những mẫu mực về nhân cách, về các kỹ năng nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử,

45 37 Hiệu trưởng phải giúp cho giáo viên nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề nhưng vẻ vang của mình là đào tạo con người, để giáo viên phải thương yêu học sinh thật sự, phải có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của mình đối với học sinh, bản thân thầy cô phải là tấm gương cho học sinh noi theo, phải tin tưởng, tôn trọng học sinh thì mới có thể giáo dục tốt được. Muốn vậy, người hiệu trưởng phải chú trọng công tác bồi dưỡng, phải tổ chức làm sao cho tập thể giáo viên trong trường gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết nhất trí thành một khối thống nhất có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh. Vì một trong những nguyên tắc giáo dục là: phải thống nhất mọi ảnh hưởng giáo dục ngay trong nhà trường, tránh tình trạng ông nói gà, bà nói vịt, người quan tâm, kẻ thờ ơ Ngoài ra, người hiệu trưởng cũng cần phải lưu ý đến việc tạo những điều kiện phương tiện cần thiết để các em thực hiện những yêu cầu, những thao tác, kỹ năng do nhà trường đề ra cho các em, tránh việc nhà trường chỉ biết yêu cầu này đến yêu cầu khác mà không xây dựng, không tạo điều kiện, phương tiện để thực hiện những yêu cầu đó. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân nhằm: tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường phải làm sao xứng đáng là trung tâm giáo dục của địa phương, phải làm sao để địa phương đồng tình ủng hộ, kết hợp với nhà trường nhằm mục đích chung là: giáo dục con em nên người. Hiệu trưởng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục tốt để giáo dục học sinh : Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục học

46 38 sinh: cảnh quan sư phạm. Làm sao để trường ra trường, lớp ra lớp và tự nhà trường đúng nghĩa của nó đã mang yếu tố giáo dục. Dù trong hoàn cảnh nào, hiệu trưởng cũng cần tổ chức, sắp xếp tu sửa, tô điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhà trường, làm sao cho toàn bộ khung cảnh của nhà trường toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Ngoài khung cảnh vật chất, hiệu trưởng cần tạo ra một bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường, biểu hiện ở những nề nếp tốt như trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc. Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi và đúng thực chất. Và có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường như giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thật sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh, không đánh đập, xỉ vả, mỉa mai, chế giễu, áp bức, dọa nạt, thiên vị hay thành kiến. Học sinh không hỗn xược, không khúm núm sợ sệt mà thật lòng yêu kính, tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không kèn cựa, so bì, thù hằn, bè cánh, không đánh, cãi nhau, không nói tục chửi bậy. Với một bầu không khí như vậy, sẽ có tác dụng hết sức tích cực đến việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập, trong các mối quan hệ, trong giao tiếp ứng xử và góp phần hình thành nên các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho các em Kiểm tra đánh giá Việc kiểm tra là phản ánh thực trạng tình hình, kết quả thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống sau khi người quản lý triển khai kế hoạch thực hiện, đối chiếu thực trạng đó với các văn bản liên quan; kết quả kiểm tra là cơ sở để thực hiện tiếp các nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Đánh giá là xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo đúng quy định, phù hợp với bối cảng địa phương và điều kiện thực tế nhà trường.

47 39 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh giá Công tác kiểm tra, đánh giá nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá, người hiệu trưởng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai lệch trong công tác giáo dục kỹ năng sống, từ đó có biện pháp tư vấn thúc đẩy để hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, người quản lý cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng như bối cảnh địa phương, điều kiện thực tế nhà trường, năng lực đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, công tác chỉ đạo và biện pháp thực hiện. Tiểu kết chương 1 Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, con người phải đối mặt với những thách thức, những rủi ro mà con người chưa từng trải qua. Việc trang bị cho mọi người những kiến thức cơ bản, cần thiết để giải quyết mọi tình huống của cuộc sống một cách tích cực và có hiệu quả là mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống đã được chú trọng nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã được quan tâm đặc biệt nhằm tìm ra những giải pháp trang bị kỹ năng sống cho mọi người, nhất là đối với đối tượng học sinh THCS vì đây là lứa tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách với nhiều biến động phức tạp. Việc trang bị kỹ năng sống giúp các em có khả năng giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, hạn chế những rủi ro, tồn tại và làm chủ cuộc sống của bản thân. Trong nhà trường THCS, người hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua mọi hoạt động của nhà trường và thực hiện quy trình quản lý như triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá,.đúng quy định sao cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống được thực hiện có hiệu quả thiết thực, góp phần vào quá trình giáo dục toàn diện con người trong xã hội hiện đại.

48 40 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG MỘT SỐ TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP 2.1. Khái quát đặc điểm một số trường THCS tại Quận Gò Vấp mà đề tài đã khảo sát Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn và quan sát công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS trên địa bàn Quận Gò Vấp TP.Hồ Chí Minh, đó là: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Trường THCS Gò Vấp, Trường THCS Nguyễn Văn Nghi và Trường THCS Trường Sơn Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Trường Nguyễn Văn Trỗi, nằm trên địa bàn Phường 3, Quận Gò Vấp, được thành lập từ năm 1995 sau khi tách ra từ Trường Cấp I,II Nguyễn Văn Trỗi. Ngay từ ngày mới thành lập, trường đã được bố trí trên một ngôi trường mới xây dựng, môi trường sư phạm tương đối khang trang. Trong năm học , trường có 45 lớp với 2173 học sinh và 104 CB- GV CNV. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên trường Nguyễn Văn Trỗi hầu hết là giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, cha mẹ học sinh nhiệt tình hỗ trợ các hoạt động của nhà trường và các em học sinh luôn chăm ngoan, lễ phép, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động. Tuy nhiên bên cạnh đó nhà trường cũng gặp những khó khăn như: sân trường chật hẹp, sĩ số đông, Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, bên cạnh giáo dục tri thức cho học sinh, đội ngũ CB GV CNV nhà trường luôn cố gắng giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, Từ khi thành lập đến nay, trường Nguyễn Văn Trỗi đã có nhiều thành tích đáng tự hào:

49 41 Trường nhận Huân chương lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba. (Hạng Nhất: Năm 2003); Trường nhận Bằng khen của Chính phủ năm 2009; Đạt Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố nhiều năm liền; Là đơn vị đầu tiên trong ngành Giáo dục Đào tạo Quận Gò Vấp nhận Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục Năm 2012; Chi bộ đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh liên tục nhiều năm liền từ năm 1995; Chi đoàn, Liên đội được xếp loại xuất sắc nhiều năm liền. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi luôn nỗ lực không ngừng trong việc tạo môi trường sư phạm thân thiện, tạo điều kiện phát huy trí lực cho học sinh, chú trọng công tác giáo dục toàn diện, góp phần vào thành quả chung của ngành Giáo dục- Đào tạo Quận Gò Vấp Trường THCS Gò Vấp Đây là một trong những ngôi trường lâu đời ở Quận Gò Vấp được thành lập năm Sau nhiều lần đổi tên, nay trường mang tên Trường THCS Gò Vấp. Trường THCS Gò Vấp nằm trên địa bàn Phường 7 Q.GV tiếp nhận học sinh phường 7, một số ít học sinh thuộc phường 01, 04, 05, 06 và 17. Hiện nay trường có tổng số 77 CB GV CNV với 1500 học sinh được chia thành 31 lớp. Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và sự hỗ trợ của các đoàn thể địa phương, đơn vị kết nghĩa, của PHHS trong hoạt động giáo dục. Tập thể sư phạm nhà trường luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm. Nhiều năm qua, nhà trường có truyền thống dạy tốt học tốt. Kết quả thi đua: Trường đón nhận Huân chương lao động Hạng 3 - Năm 2005 Nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là đơn vị có nhiều thành tích trong công tác giáo dục ba năm liên tục (NH đến NH ) Liên tục nhiều năm nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Chi bộ đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh liên tục nhiều năm liền từ năm 1995; Chi đoàn, Liên đội được xếp loại xuất sắc nhiều năm liền.

50 42 Để đạt được những thành tích đáng tự hào trên, tập thể sư phạm nhà trường đã phải cố gắng vượt qua nhiều khó khăn như cơ sở vật chất chật hẹp, không đủ phòng chức năng, phòng bộ môn gần như không có để phục vụ giảng dạy, nhất là các môn năng khiếu, hay như trường gần chợ nên hiệu quả giáo dục đạo đức phần nào bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, mặc dù đa số phụ huynh thuộc thành phần lao động phổ thông, một số ít là gia đình công chức - viên chức nhưng hầu hết phụ huynh đều quan tâm việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Học sinh đa phần có ý thức học tập tốt, ngoài ra các em còn bíết rèn luyện kỹ năng giao tiếp khá tốt Trường THCS Nguyễn Văn Nghi Trường THCS Nguyễn Văn Nghi được thành lập năm 2001 nằm trên địa bàn Phường 5 Quận Gò Vấp, môi trường dân cư xung quanh trường đông, phức tạp, đa số là dân tạm trú. Vào những ngày đầu thành lập, thầy và trò trường THCS Nguyễn Văn Nghi đã gặp nhiều khó khăn khi chưa có trường lớp ổn định, phải đi học nhờ ở trường Biên phòng hoặc trường tiểu học Hanh Thông với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn. Đến năm 2005, Trường Nguyễn Văn Nghi được xây dựng xong trên vị trí cũ của Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Từ đó đến nay, tập thể CB GV CNV và học sinh Trường Nguyễn Văn Nghi luôn nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng môi trường xanh sạch đẹp góp phần từng bước hướng đến xây dựng thành công môi trường thân thiện, học sinh tích cực. Bên cạnh những thuận lợi của một ngôi trường mới xây, trường Nguyễn Văn Nghi cũng có những khó khăn, như: khuôn viên trường nhỏ hẹp, trường nằm trong hẻm, lối vào trường nhỏ; Số lượng học sinh quá đông so với khuôn viên trường; cơ sở vật chất một số đã xuống cấp; phần đông bố mẹ còn thiếu quan tâm trong việc học tập và rèn đạo đức cho con em; ý thức học tập của học sinh chưa cao Thế nhưng tập thể thầy và trò nhà trường đã nỗ lực không ngừng để đạt được những thành tích đáng tự hào: Chi bộ đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh nhiều năm liền

51 43 Trường đạt danh hiệu : Tập thể lao động tiên tiến năm học , và đạt Tập thể lao động xuất sắc năm học Liên đội được đánh giá tốt nhiều năm liền. Tổ chức được nhiều buổi giao lưu chuyên đề kỹ năng sống : giao lưu với thạc sĩ Hà Trung Thành thuộc Công ty đầu tư & phát triển giáo dục Sài Gòn TP.HCM, chuyên đề kỹ năng giao tiếp học đường và chuyên đề Gia đình và chữ Hiếu do thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trường ĐHSP TP.HCM báo cáo trong CB GV CNV và học sinh.; Tổ chức tốt hộp thư Điều em muốn nói, Tâm sự tuổi teen, và nhiều phong trào bổ ích khác Trường THCS Trường Sơn Trường THCS Trường Sơn tọa lạc tại số 43 Đường Nguyễn Văn Bảo, Phường 04, Quận Gò Vấp TP Hồ Chí Minh đối diện Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Trường được chuyển từ hệ Bán công sang hệ Công lập từ năm học nên năng lực học sinh ở đầu vào tương đối tốt hơn khi trường còn thuộc hệ Bán công. Trường THCS Trường Sơn có tổng cộng 20 phòng học và phòng chức năng với tổng số học sinh là 742 em được xếp vào 17 lớp. Trong năm học , nhà trường có tổng số CB GV CNV là 46, trong đó: BGH : 02 (goàm 01 Hieäu tröôûng vaø 01 Phoù Hieäu tröôûng) Giaùo vieân : 30 (Bieân cheá: 27 Hôïp ñoàng:3) CNV : 14 Tập thể Ban giám hiệu đoàn kết, thống nhất về mục tiêu kế hoạch giáo dục của nhà trường, có phân công, phân việc rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực có kinh nghiệm trong quản lý và điều hành công việc. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ đạt và trên chuẩn, luôn học hỏi và có sự hợp tác giữa đồng nghiệp và tổ trưởng chuyên môn về đổi mới phương pháp và xây dựng nếp học tích cực cho học sinh. Nhìn chung, tập thể giáo viên là đội ngũ sư phạm khá vững vàng về chuyên môn, có ý thức trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng. Tổng phụ trách có ý thức trách nhiệm, luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức hình thành

52 44 nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, nề nếp học tập, sinh hoạt của học sinh từng bước ổn định, lễ phép biết vâng lời thầy cô, có ý thức thực hiện nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trường THCS Trường Sơn vẫn có những khó khăn như: Năng lực chuyên môn và quản lý lớp của giáo viên chưa đồng đều cho tất cả các bộ môn trong nhà trường; Do nhà trường có nhiều năm thuộc hệ bán công, đầu vào có chất lượng văn hoá thấp nên giáo viên chưa mạnh dạn trong việc phát huy trí lực và tư duy độc lập của học sinh; Đối tượng học sinh từ các nơi chuyển đến do đó trình độ không đồng đều, phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục con em mình... Diện tích trường nhỏ, sân trường chật hẹp, không đủ sân chơi cho học sinh nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng học tập, sinh họat của học sinh; Đối diện trường là Trường ĐH Công nghiệp với một lực lượng sinh viên quá tải, đủ mọi trình độ, chưa được quản lý chặt chẽ, chưa tạo được môi trường sư phạm và tính an toàn trước cổng trường làm hạn chế hiệu quả công tác chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh. Dù còn nhiều khó khăn, tập thể CB GV CNV trường THCS Trường Sơn vẫn luôn phấn đấu không ngừng để đưa chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng đi lên. Kết quả: Trường đạt danh hiệu Lao động tiên tiến cấp Quận Năm học , , Chi bộ đạt danh hiệu Trong sạch vững mạnh nhiều năm liền. Công đoàn nhận Bằng khen Công đoàn vững mạnh xuất sắc của Liên đoàn lao động Thành phố. Chi đoàn nhận Bằng khen của Thành đoàn. Liên đội nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn.

53 45 Trường THCS Trường Sơn với mục tiêu chiến lược là Nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường thân thiện; Nâng cao năng lực cho Cán bộ quản lý cũng như năng lực sư phạm của giáo viên; Phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh mang sứ mạng Thực hiện tốt, thường xuyên và liên tục việc xây dựng Trường học thân thiện Học sinh tích cực, tạo môi trường thuận lợi cho học sinh học tập, vui chơi tích cực, góp phần hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo Tổ chức nghiên cứu: Chọn mẫu Dụng cụ Cách tiến hành Chọn mẫu Trên địa bàn Quận Gò Vấp có 13 trường THCS, tác giả nhận thấy 4 trường: Nguyễn Văn Trỗi, Gò Vấp, Nguyễn Văn Nghi và Trường Sơn thể hiện khá rõ nét sự khác biệt về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, Điều này sẽ giúp việc nhận định về thực trạng được khái quát hơn. Tác giả chọn mẫu khảo sát từ 30 đến 60 giáo viên và 100 học sinh ở mỗi trường Dụng cụ Để tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của một số trường THCS trên địa bàn Quận Gò Vấp, tác giả đã sử dụng ba phiếu khảo sát dành cho ba đối tượng: Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng và Giáo viên Học sinh Cách tiến hành - Tiến hành điều tra qua phiếu khảo sát dành cho ba đối tượng nói trên. - Thực hiện phỏng vấn trực tiếp. - Tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề Kết quả khảo sát Kết quả tổng quát các tham số nghiên cứu của CB GV CNV và học sinh - Tổng số phiếu phát ra: 580 phiếu + Giáo viên: 190 phiếu + Học sinh: 390 phiếu - Tổng số phiếu thu về:

54 46 + Giáo viên: 178 phiếu, trong đó: Trình độ thạc sỹ: 03 phiếu Trình độ cử nhân đại học: 155 phiếu Trình độ cử nhân cao đẳng: 20 phiếu + Học sinh: 367 phiếu, trong đó: Lớp 8: 81 phiếu Lớp 7: 139 phiếu Lớp 6: 145 phiếu Ghi chú: Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình - N: số khách thể tham gia nghiên cứu Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi. Theo kết quả này, có thể quy định về các mức như sau: Thang 5 mức: * Trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0: mức cao * Trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao * Trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49: mức trung bình * Trung bình cộng dưới 2,49: mức kém Thang 3 mức * trung bình cộng từ 2,5 đến 3,0: mức cao/tốt * trung bình cộng từ 2,0 đến 2,49: mức khá cao/khá tốt * trung bình cộng từ 1,50 đến 2,49: mức trung bình * trung bình cộng dưới 1,50: mức kém Thực trạng quản lý nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS Như phần tác giả trình bày phía trên, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần được các nhà giáo dục chú trọng và phải được tổ chức một cách khoa học và có hiệu

55 47 quả. Để làm được như thế, đòi hỏi người giáo viên phải có nhận thức sâu sắc về khái niệm kỹ năng sống, vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong mục tiêu giáo dục của nhà trường; bên cạnh đó, học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống để từ đó có thái độ học tập, rèn luyện tích cực nhằm tăng cường kỹ năng sống cho bản thân Quản lý nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên và học sinh Ý kiến chọn lựa của giáo viên và học sinh đối với các nội dung liên quan đến khái niệm kỹ năng sống trong phiếu khảo sát thể hiện nhận thức của giáo viên và học sinh trong trường THCS về kỹ năng sống. Bảng 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của giáo viên Nội dung Ý kiến Tần số Tỷ lệ Là kỹ năng tối thiểu của con người để tồn tại % Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội % Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt % động và quan hệ xã hội. Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết % quả. Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp % với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. Chưa tìm hiểu 2 1,1 % Tổng %

56 48 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát nhận thức về khái niệm kỹ năng sống của học sinh Nội dung Ý kiến Tần số Tỷ lệ Không trả lời 7 1,9 % Em không biết gì về kỹ năng sống 1 0,3 % Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội 13 3,5 % Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt 12 3,3 % động và quan hệ xã hội Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết 24 6,5 % quả Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp ,5 % với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống Tổng % Căn cứ vào bảng 2.1 ta nhận thấy: Tỷ lệ giáo viên có nhận thức đúng về kỹ năng sống là 71.9 %, đây là một kết quả khá cao, chứng tỏ hiện nay đa số giáo viên đã có sự quan tâm đến hoạt động này. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến lựa chọn những nội dung không phải là định nghĩa chính xác của kỹ năng sống, chiếm tỷ lệ 27%. Khi giáo viên là người dẫn đường cho trẻ nhưng vẫn chưa hiểu đầy đủ về hoạt động này sẽ khiến cho hiệu quả giáo dục bị ảnh hưởng. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, theo khảo sát, có hai giáo viên chưa tìm hiểu về kỹ năng sống. Kết quả trên cho thấy, giáo viên có nhận thức về kỹ năng sống khá cao nhưng nhận thức vẫn ở một chừng mực nhất định. Đối với học sinh THCS, căn cứ vào bảng 2.2, có 84.5% cho ý kiến đúng, còn lại 13.3% học sinh chưa có nhận thức đúng đắn về kỹ năng sống. Ngoài ra, vẫn còn 1.9% học sinh không trả lời và 0.3% học sinh không biết gì về kỹ năng sống. Điều này chứng tỏ vẫn còn một số học sinh chưa quan tâm đến kỹ năng sống.

57 Quản lý nhận thức về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Khảo sát ý kiến của giáo viên đối với sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS trên bốn mức độ là rất cần thiết, cần thiết, không cần, không quan tâm. Kết quả thu được như sau: Biểu đồ , 7% 0, 0% 13, 7% 153, 86% Rất cần thiết Cần thiết Không cần Không quan tâm Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Khảo sát ý kiến của học sinh đối với mức độ quân tâm đến giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS trên bốn mức độ là rất quan tâm, quan tâm, ít quan tâm, không quan tâm. Kết quả thu được như sau: Biểu đồ 2.2. Đánh giá 183, 50% 19, 5% 12, 3% 153, 42% Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm mức độ quan tâm của học sinh đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường

58 50 Với tỷ lệ 86% ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết. Điều này chứng tỏ, giáo viên đã nhận thức được vị trí, vai trò có ích của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong quá trình học tập và sinh hoạt hàng ngày. Cùng với tỷ lệ 6.7% ý kiến giáo viên nhận định việc giáo dục kỹ năng sống là cần thiết, ta có hầu hết giáo viên (92.7%) nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong trường THCS, vì khi được trang bị đầy đủ kỹ năng sống các em sẽ hình thành lý tưởng và động cơ học tập đúng đắn, đạt hiệu quả cao trong học tập và sẽ tự tin giải quyết các vấn đề mà các em phải đối mặt một cách tích cực. Ngoài ra, với chủ trương tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào từng bộ môn văn hóa của Bộ giáo dục và đào tạo đã tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngay trong quá trình giảng dạy. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp giáo viên, tác giả nhận thấy vẫn còn trường hợp giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống, vì họ cho rằng cần dành thời gian để giải quyết kiến thức trong nội dung bài dạy theo yêu cầu chương trình vì đây là điều cần thiết để các em đạt điểm số cao trong các kỳ kiểm tra. Đối với học sinh, mức độ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường được thể hiện qua Biểu đồ 2.2. Kết quả thu được cho thấy, đa số các em không còn thờ ơ với hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vì tính giá trị và tính cấp thiết của hoạt động này đối với các em. Thế nhưng vẫn còn trường hợp giáo viên chưa quan tâm đến hoạt động này (chiếm 7.3%) vì cho rằng hiện nay cách đánh giá kết quả học tập của học sinh còn dựa nhiều vào kiến thức hàn lâm, chưa chú trọng yếu tố thực hành nên nếu dành thời gian để giáo dục kỹ năng sống sẽ làm ảnh hưởng đến điểm số môn văn hóa của học sinh. Đối với học sinh cũng vậy, vẫn còn một số học sinh ít quan tâm (chiếm tỷ lệ 5.2%) hoặc không quan tâm (chiếm tỷ lệ 3.2%) đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Với suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ giáo viên, học sinh như thế cho nên hiện tượng học từ chương, áp đặt, chạy theo thành tích vẫn còn diễn ra khiến cho học sinh không thể phát huy tính tư duy sáng tạo, kỹ năng hoạt

59 51 động nhóm, kỹ năng phân tích, và các kỹ năng quan trọng khác. Đi sâu vào tìm hiểu mức độ cần thiết của 14 kỹ năng sống mà tác giả đã trình bày ở phần cơ sở lý luận. Kết quả như trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Đánh giá mức độ cần thiết của việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường của giáo viên và học sinh Ý kiến Học sinh Giáo viên Stt Nội dung Thứ Thứ TB ĐLTC TB ĐLTC bậc bậc 1 Kỹ năng tự nhận thức (kỹ 4,60 0,64 2 4,80 0,39 1 năng biết về bản thân) 2 Kỹ năng xác định giá trị (Biết 4,58 0,68 4 4,19 0,82 13 tự đánh giá đúng bản thân về mặt tốt và mặt xấu) 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4,26 0, ,56 0, Kỹ năng giao tiếp (ứng xử với 4,60 0,64 3 4,76 0,45 2 gia đình, thầy cô, bạn bè, ) 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực 4,58 0,68 5 4,61 0,52 4 (Biết tiếp thu những điều đúng và biết bỏ những điều sai, biết tập trung chú ý để nghe) 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm 4,28 0, ,47 0,74 9 thông (tình yêu thương, sự chia sẻ với mọi người) 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 4,63 0,71 1 4,49 0, Kỹ năng hợp tác 4,55 0,71 6 4,52 0, Kỹ năng tư duy sáng tạo 4,35 0,84 9 4,69 0, Kỹ năng ra quyết định (Biết 4,16 0, ,21 0,92 12 phân tích và chọn cái đúng) 11 Kỹ năng kiên định 4,25 0, ,19 0, Kỹ năng đảm nhận trách 4,40 0,83 8 4,53 0,72 6 nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý 4,42 0,80 7 4,37 0,74 10 thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian 4,10 0, ,32 0,88 11

60 52 Kết quả cho thấy đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của kỹ năng sống đối với học sinh THCS theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Kỹ năng tự nhận thức (thứ bậc 1); Kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 2); Kỹ năng tư duy sáng tạo (thứ bậc 3); Kỹ năng lắng nghe tích cực (thứ bậc 4); Kỹ năng thể hiện sự tự tin (thứ bậc 5); Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (thứ bậc 6); Kỹ năng hợp tác (thứ bậc 7); Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (thứ bậc 8); Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (thứ bậc 9); Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin (thứ bậc 10); Kỹ năng quản lý thời gian (thứ bậc 11) ; Kỹ năng ra quyết định (thứ bậc 12); Kỹ năng xác định giá trị (thứ bậc 13) và Kỹ năng kiên định (thứ bậc 14). Như vậy giáo viên đánh giá các kỹ năng liên quan đến học tập và giao tiếp của học sinh như kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng hợp tác là những kỹ năng rất cần thiết cho học sinh. Các kỹ năng này rất cần thiết trong quá trình học tập của học sinh, giúp các em từng bước hình thành được tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động. Các kỹ năng còn lại cũng được đánh giá là cần thiết đối với học sinh. Điều này phản ánh rõ nét nhận thức đúng đắn của giáo viên về việc giáo dục các kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh THCS. Đối với học sinh, mức độ cần thiết đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống theo các thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (thứ bậc 1); Kỹ năng tự nhận thức (thứ bậc 2); Kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 3); Kỹ năng xác định giá trị (thứ bậc 4); Kỹ năng lắng nghe tích cực (thứ bậc 5); Kỹ năng hợp tác (thứ bậc 6); Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin (thứ bậc 7); Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (thứ bậc 8); Kỹ năng tư duy sáng tạo (thứ bậc 9); Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (thứ bậc 10); Kỹ năng thể hiện sự tự tin (thứ bậc 11) ; Kỹ năng kiên định (thứ bậc 12); Kỹ năng ra quyết định (thứ bậc 13) và Kỹ năng quản lý thời gian (thứ bậc 14). Cũng tương tự giáo viên, học sinh xác định các kỹ năng học tập và giao tiếp là những kỹ năng rất cần thiết, như: Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ

61 53 năng hợp tác. Tuy nhiên việc các em chọn kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và kỹ năng xác định giá trị là 2 trong 6 kỹ năng rất cần thiết thể hiện nhu cầu được giải quyết các mâu thuẫn thường ngày một cách tích cực và nhu cầu đánh giá đúng bản thân mình là cấp thiết. Mặc dù nhận thức của giáo viên và học sinh về sự cần thiết của từng kỹ năng sống chưa thật sự tương đồng nhưng nhìn chung cả giáo viên và học sinh đều đánh giá vị trí và vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS từ mức khá cao (trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49) đến mức cao (trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0). Kết quả thể hiện cụ thể trong bảng 2.3. Kết quả trên đã thể hiện nhận thức đúng đắn của đội ngũ giáo viên và học sinh của một số trường THCS tại Quận Gò Vấp đối với vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường THCS Quản lý nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục KNS Các hoạt động giáo dục và lực lượng tham gia giáo dục đóng vai trò quan trọng vào kết quả giáo dục, do đó nếu người hiệu trưởng định hướng được cho giáo viên xác định đúng các yếu tố này sẽ tạo được hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục, nhất là trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Thực hiện khảo sát trên giáo viên về lực lượng thực hiện hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống, tác giả thu nhận được kết quả như trong bảng 2.4. Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về bộ phận (lực lượng) nào trong nhà trường thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả Lực lượng TB ĐLTC Thứ bậc Hiệu trưởng 2,53 0,81 6 Tổ chức Đoàn Đội 2,92 0,41 2 Tổng phụ trách đội 2,78 0,59 4 Giáo viên chủ nhiệm 2,93 0,24 1 Giáo viên bộ môn 2,75 0,53 5 Phụ huynh 2,81 0,59 3

62 54 Thông qua kết quả được ghi nhận tại Bảng 2.4, quan sát cột trung bình cộng, ta dễ dàng nhận ra giáo viên đã có nhận thức rất đầy đủ về lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Các lực lượng từ GVCN, GVBM, Đoàn thể, Phụ huynh đến Hiệu trưởng đều được đánh giá ở mức khá cao trong việc tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Tuy nhiên, việc giáo viên chỉ xếp Hiệu trưởng ở vị trí thứ 6 là vị trí cuối cùng trong 6 thứ bậc là một điều đáng suy ngẫm. Điều này chứng tỏ vẫn còn tình trạng ở vào một số trường hợp người hiệu trưởng chưa thể hiện tốt vai trò chỉ đạo, định hướng, còn giao khoán GVCN, tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường. Theo nhận định của học sinh về lực lượng tham gia thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả thì có đến 85% học sinh (312/367 phiếu) đều xác định Gia đình, Nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội đều là các lực lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiệu quả, không chỉ có đơn phương bất kỳ một lực lượng nào. (Biểu đồ 2.3) Biểu đồ 2.3. Nhận thức của học sinh về lực lượng giáo dục kỹ năng sống Series Không trả lời Gia đình Nhà trường Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội Tất cả các ý nêu trên Qua kết quả trên, chứng tỏ học sinh cần được giáo dục kỹ năng sống ngay trong môi trường mà các em đang vui chơi, sinh sống. Tất cả các lực lượng có mặt trong môi trường sinh hoạt hàng ngày của các em cần có sự phối hợp chặt chẽ, hài

63 55 hòa trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em, từng bước giáo dục cho các em phát triển toàn diện. Về các hoạt động giáo dục, như trên đã trình bày, đây là một yếu tố quan trọng nên nhận thức của giáo viên về vấn đề này cần phải được rõ ràng để giáo viên thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Sau đây là Bảng Bảng đánh giá mức độ góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống của các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Các hoạt động góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống TB ĐLTC Thứ bậc Giáo dục hướng nghiệp 2,73 0,60 9 Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 2,89 0,36 1 Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 2,84 0,51 3 Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức 2,73 0,51 8 Nội dung mỗi môn học đều có khả năng dạy kĩ 2,54 0,60 12 năng sống Hoạt động hình thành kĩ năng suy luận, phán đoán 2,65 0,62 10 Hoạt động hình thành kĩ năng giao tiếp 2,74 0,56 7 Phong trào Đoàn Đội 2,87 0,42 2 Hoạt đông vui chơi 2,82 0,47 5 Hoạt động văn nghệ 2,65 0,60 11 Hoạt động từ thiện 2,82 0,46 6 Sinh hoạt chủ nhiệm 2,83 0,45 4 Kết quả cho thấy đánh giá của giáo viên về hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 1); Phong trào Đoàn Đội (thứ bậc 2); Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp (thứ bậc 3); Sinh hoạt chủ nhiệm (thứ bậc 4); Hoạt đông vui chơi (thứ bậc 5); Hoạt động từ thiện (thứ bậc 6); Hoạt động hình

64 56 thành kĩ năng giao tiếp (thứ bậc 7); Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức (thứ bậc 8); Giáo dục hướng nghiệp (thứ bậc 9); Hoạt động hình thành kĩ năng suy luận, phán đoán (thứ bậc 10); Hoạt động văn nghệ (thứ bậc 11) và Nội dung mỗi môn học đều có khả năng dạy kĩ năng sống (thứ bậc 12). Tất cả các hoạt động đều được đánh giá giữ vai trò ở mức khá cao (mức TB từ 2.7 đến 2.8) trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Giáo viên đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, họat động văn nghệ, phong trào Đoàn Đội và họ đánh giá cao tác động của những hoạt động này đến chất lượng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Vì thông qua các hoạt động này, các em luôn cảm thấy hứng thú trong học tập, thêm vào đó các em có cơ hội hòa mình vào các sinh hoạt nhóm, tập thể, có điều kiện thể hiện năng lực bản thân. Tuy nhiên, trong khi các hoạt động như Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Phong trào Đoàn Đội, Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp, Sinh hoạt chủ nhiệm, Hoạt đông vui chơi được xếp từ bậc 1 đến bậc 5, thì việc lồng ghép kỹ năng vào việc dạy kiến thức và hoạt động Giáo dục hướng nghiệp chỉ được xếp thứ bậc 8 và 9. Điều này chứng tỏ còn một bộ phận không nhỏ giáo viên quan niệm rằng việc Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức và Giáo dục hướng nghiệp chưa thể hiện vai trò quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng sống. Đi sâu vào phân tích sự góp phần của các môn học văn hóa trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tác giả thu được kết quả sau. (Bảng 2.6) Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về các môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống TB ĐLTC Thứ bậc Tất cả môn học ở trường 2,61 0,69 1 Các môn Khoa học Xã hội (Văn, Tiếng Anh, Sử, ) 2,12 1,26 2 Các môn Khoa học Tự nhiên (Tóan, Lý, Hóa, ) 1,85 1,16 4 Các môn Năng khiếu (Nhạc, Họa) 2,06 1,23 3 Kết quả trên cho thấy giáo viên vẫn nhận thức được rằng tất cả các môn văn hóa đều đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống. Các môn năng

65 57 khiếu đóng vai trò quan trọng, cụ thể và luôn có tác động nhanh chóng đến kết quả giáo dục kỹ năng sống nhưng với kết quả khảo sát các môn năng khiếu có chỉ số TB đạt 2.06 là chưa cao. So sánh giữa các môn Khoa học Xã hội với các môn Khoa học Tự nhiên thì có một sự cách biệt không nhỏ, nếu như kết quả đánh giá các môn Khoa học Xã hội ở mức độ khá cao thì các môn Khoa học Tự nhiên được đánh giá ở mức trung bình trong việc góp phần vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đó là một nhận thức chưa đầy đủ Thực trạng quản lý việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Bất kỳ một hoạt động nào, muốn thành công thì người tham gia phải xác định rõ mục đích của hoạt động đó. Có như thế thì kết quả hoạt động mới cao được. Đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng không ngoại lệ, điều này đòi hỏi người hiệu trưởng cần định hướng cho giáo viên và học sinh nhà trường hiểu rõ mục đích của hoạt động nhằm làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Khảo sát nhận thức của giáo viên và học sinh về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, tác giả thu nhận được kết quả ở Bảng 2.7 và Bảng 2.8 Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về mục đích giáo dục kỹ năng sống cho HS THCS Nội dung Tần số Tỷ lệ % Thực hiện chính sách giáo dục 7 3,9 Tạo sự thích thú trong học tập, góp phần cải thiện chất 20 11,2 lượng học tập Giảm tỷ lệ nghỉ, bỏ học 8 4,5 Giúp học sinh phát huy các thế mạnh bản thân 31 17,4 Giúp học sinh có thái độ tích cực khi đối diện các vấn ,7 đề trong cuộc sống. Giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề trong ,4 cuộc sống một cách tích cực. Giúp học sinh có hành vi tích cực đối với môi trường 33 18,5 xung quanh. Chưa tìm hiểu 0 0

66 58 Bảng 2.8. Ý kiến của học sinh về mục đích giáo dục kỹ năng sống Nội dung Tần số Tỷ lệ Không trả lời 9 2,5 Nhà trường, thầy cô bắt buộc nên phải học 3 0,8 Giúp các em có được sự thích thú trong học tập, góp phần cải 29 7,9 thiện chất lượng học tập Giúp các em phát huy các thế mạnh bản thân 27 7,4 Giúp các em có thái độ tích cực khi đối diện các vấn đề khó 17 4,6 khăn trong cuộc sống Giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc ,8 sống một cách tích cực và có hiệu quả Căn cứ vào kết quả trên, tác giả nhận thấy rằng đa số giáo viên (58.4%) và học sinh (76.8%) đều xác định mục đích của giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách tích cực và có hiệu quả. Sở dĩ có sự chênh lệch tỷ lệ giữa giáo viên và học sinh trong việc xác định mục đích như trên là vì trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống, học sinh không chỉ tiếp cận kỹ năng sống thông qua nhà trường mà các em còn được tiếp cận thông tin qua rất nhiều môi trường và kênh thông tin khác nhau. Đối với các mục đích khác thì nhận định của giáo viên và học sinh gần tương đồng với nhau. Chứng tỏ đa số giáo viên và học sinh xác định rõ mục đích của giáo dục kỹ năng sống. Điều này thể hiện người hiệu trưởng đã bước đầu có sự định hướng đúng đắn về mục đích giáo dục kỹ năng sống đến toàn thể CB GV và học sinh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn 3.9% giáo viên cho rằng mục đích giáo dục kỹ năng sống để thực hiện chính sách giáo dục, thêm vào đó 3.3% học sinh không trả lời hoặc cho rằng bị bắt buộc học. Chính những đều này khiến cho giáo viên lẫn học sinh không thấy hứng thú trong quá trình học tập cũng như rèn luyện kỹ năng sống.

67 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS Quận Gò Vấp Như các phần trên đã trình bày, nhận thức của đội ngũ giáo viên học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống tương đối đồng đều và đầy đủ. Để biết rõ thêm thực trạng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại một số trường THCS trong Quận Gò Vấp, tác giả tiến hành khảo sát về những kỹ năng mà học sinh đã đạt được thông qua quá trình giáo dục và lý do học sinh không hình thành được những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống. Nhận định của giáo viên về những kỹ năng sống mà học sinh một số trường THCS Quận Gò Vấp đã đạt được thông qua quá trình quản lý của người Hiệu trưởng Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những kỹ năng sống mà học sinh THCS đã đạt được Giáo viên Học sinh Kỹ năng Thứ Tần Thứ Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ bậc số bậc Kỹ năng tự nhận thức , ,3 1 Kỹ năng xác định giá trị 37 20, ,2 5 Kỹ năng thể hiện sự tự tin , ,1 14 Kỹ năng giao tiếp 97 54, ,3 3 Kỹ năng lắng nghe tích cực 68 38, ,7 4 Kỹ năng thể hiện sự cảm 79 44, ,6 2 thông Kỹ năng giải quyết mâu 35 19, ,6 12 thuẫn Kỹ năng hợp tác , ,5 7 Kỹ năng tư duy sáng tạo 89 50, ,0 10 Kỹ năng ra quyết định 42 23, ,8 6 Kỹ năng kiên định 26 14, ,0 13 Kỹ năng đảm nhận trách 89 50, ,3 9 nhiệm Kỹ năng tìm kiếm và xử lý 83 46, ,4 8 thông tin Kỹ năng quản lý thời gian 48 27, ,9 11

68 60 Kết quả cho thấy đánh giá của giáo viên về việc đạt được kỹ năng sống đối với học sinh THCS theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Kỹ năng tự nhận thức (thứ bậc 1); Kỹ năng hợp tác (thứ bậc 2); Kỹ năng thể hiện sự tự tin (thứ bậc 3); Kỹ năng giao tiếp (thứ bậc 4); Kỹ năng tư duy sáng tạo (thứ bậc 5); Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm (thứ bậc 6); Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin (thứ bậc 7); Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (thứ bậc 8); Kỹ năng lắng nghe tích cực (thứ bậc 9); Kỹ năng quản lý thời gian (thứ bậc 10); Kỹ năng ra quyết định (thứ bậc 11) ; Kỹ năng xác định giá trị (thứ bậc 12); Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn (thứ bậc 13) và Kỹ năng kiên định (thứ bậc 14). Theo nhận định của giáo viên, các kỹ năng như Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng thể hiện sự tự tin, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm được ánh giá với tỷ lệ khá cao ( trên 50%). Tuy nhiên có một vấn đề đáng ngại là Kỹ năng kiên định và đặc biệt là Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn được đánh giá thấp, chỉ chiếm 19.7%. Điều này cho thấy hiện nay các em học sinh rất hạn chế trong việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày một cách tích cực. Nhận định của học sinh về những kỹ năng sống mà học sinh một số trường THCS Quận Gò Vấp đã đạt được thông qua quá trình quản lý của người Hiệu trưởng Xem xét ý kiến đánh giá của học sinh, ta nhận thấy mức độ đánh giá của học sinh tương tự của giáo viên ở một số kỹ năng như Kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng giao tiếp được sắp xếp ở bậc rất cao. Các kỹ năng khác như Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, Kỹ năng quản lý thời gian được đánh giá ở mức độ gần giống nhau giữa giáo viên và học sinh. Và đặc biệt hơn cả là chính các em cũng cùng một quan điểm là Kỹ năng kiên định và kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh chỉ đạt mức rất thấp. Ngoài ra, kỹ năng thể hiện sự tự tin được học sinh đánh giá thấp nhất. Qua kết quả cho thấy học sinh THCS hiện nay đã bước đầu có được những kỹ năng cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt. Thế nhưng vấn đề học sinh chưa được hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề là một vấn đề rất đáng lo ngại, chỉ ra cho

69 61 chúng ta thấy một phần nguyên nhân của bạo lực học đường, tình trạng nghỉ bỏ học cao làm cho tệ nạn xã hội ở tuổi thanh thiếu niên tăng. Đây là vấn đề mà toàn xã hội đã gióng hồi chuông báo động. Tiến hành khảo sát trên giáo viên và học sinh để tìm hiểu nguyên nhân của việc học sinh chưa đạt được một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Kết quả được thể hiện qua Bảng Phụ lục 1. Nhận thức của giáo viên và học sinh chưa có sự đồng nhất, nếu như giáo viên cho rằng nguyên nhân của việc học sinh chưa hình thành được các kỹ năng sống cần thiết là Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống (thứ bậc 1) và Do các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống (thứ bậc 2) thì các em chỉ xếp những nguyên nhân đó ở vị trí thứ 4, 5 và cho rằng nguyên nhân chính là Do thời gian học tập của các em chiếm quá nhiều, có ít điều kiện luyện tập, thực hành (thứ bậc 1) và Do các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội (thứ bậc 2). Hay khi giáo viên xếp nguyên nhân Do phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống (thứ bậc 3); Do phụ huynh nuông chiều (thứ bậc 4); Do các em còn ỷ lại gia đình (thứ bậc 5) thì học sinh lại xếp Do các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng (thứ bậc 3); Do các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống (thứ bậc 4); Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống (thứ bậc 5); Với kết quả như trên, ta thấy sở dĩ các em học sinh chưa hình thành được những kỹ năng cần thiết là do các em chưa nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của kỹ năng sống nhưng bên cạnh đó do các điều kiện khách quan chưa hỗ trợ cho hoạt động này. Qua yêu cầu dạy và học của giáo viên học sinh chưa thống nhất, cụ thể như việc học tập của các em bị chiếm nhiều thời gian, kiến thức học tập quá nhiều, mang nặng tính hàn lâm, ít gắn liền với thực tiễn, trong khi đó các em có ít cơ hội giao tiếp, thiếu các sinh hoạt ngoại khóa lành mạnh Thực tế cho thấy học sinh hiện nay thiếu thời gian và không gian vui chơi bổ ích, các em chỉ mê mải trong những trò chơi trên máy tính, các thần tượng âm nhạc trên truyền hình, chat trên mạng, các em không có những buổi sinh hoạt ngoại khóa bổ ích, giao tiếp với nhiều người. Về phía gia đình các em do chưa ý thức được tầm quan trọng của

70 62 kỹ năng sống cùng với sự nuông chiều đã không tạo cơ hội cho các em cơ hội để thực hành, từ đó vô tình khiến các em hình thành thói ỷ lại. Kết quả khảo sát thể hiện trong Bảng 2.10 Phụ lục 1 cho thấy hạn chế của Hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong thời gian qua. Thực trạng việc hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Để thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường THCS thì ngoài việc nhận định về mặt nhận thức của học sinh và đội ngũ giáo viên, người hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt các nội dung quản lý như: công tác phân công, thực hiện kế hoạch, công tác phối hợp,. Tiến hành khảo sát trong đội ngũ giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS. Kết quả khảo sát thể hiện trong Bảng Bảng Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt nội dung quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của Hiệu trưởng trường THCS (thang 4 mức) Các nội dung quản lý đã thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc Quản lý việc phân công cho giáo viên thực hiện 3,59 0,65 2 mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua việc giảng dạy các bộ môn Quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung giáo 3,64 0,64 1 dục Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 3,56 0,69 4 Quản lý qua việc tổ chức tốt các hoạt động 3,59 0,65 2 trường, lớp Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục 3,44 0,73 5 trong và ngoài nhà trường Quản lý phương tiện, môi trường giáo dục và điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng sống 3,42 0,75 6

71 63 Kết quả cho thấy đánh giá của giáo viên về mức độ đạt nội dung quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung giáo dục (thứ bậc 1); Quản lý việc phân công cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua việc giảng dạy các bộ môn (thứ bậc 2); Quản lý việc tổ chức tốt các hoạt động trường, lớp (thứ bậc 3); Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (thứ bậc 4); Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường (thứ bậc 5) và Quản lý phương tiện, môi trường giáo dục và điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng sống (thứ bậc 6). Các hoạt động quản lý được người hiệu trưởng thực hiện khá tốt, thể hiện ở mức đánh giá của giáo viên về mức độ đạt nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện ở mức khá cao. Mức đánh giá các mặt chênh lệch nhau không nhiều chúng tỏ hiệu trưởng đã thực hiện khá tốt các nội dung quản lý trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường Thực trạng quản lý việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp Trong bốn trường tác giả khảo sát thì có một trường đã được xây dựng từ năm 1963 (Trường THCS Trường Sơn), hai trường được xây dựng gần hai mươi năm (Trường Nguyễn Văn Trỗi, Trường Gò Vấp), duy chỉ có Trường Nguyễn Văn Nghi vừa mới xây dựng dưới 10 năm nhưng khuôn viên không rộng lại nằm trong hẻm nhỏ ngoằn ngoèo. Bốn trường nói trên đều có khuôn viên chật hẹp, nhất là Trường THCS Trường Sơn sân chơi quá chật hẹp, nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để khắc phục tình trạng trên, hiệu trưởng đã linh động bố trí sao cho trong điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn nhưng học sinh vẫn có điều kiện tối thiểu để rèn luyện kỹ năng sống. Đầu tiên hiệu trưởng các trường nói trên đã chỉ đạo tập thể nhà trường chăm sóc giữ gìn những cây xanh có bóng mát, tạo thêm những mảng xanh trong nhà trường như giàn hoa lan, chậu kiểng, hoặc bố trí những hồ cá dọc

72 64 theo các hanh lang nhằm tạo một môi trường thoáng mát, xanh tươi qua đó cho các em có điều kiện hòa mình vào thiên nhiên, từng bước giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.(hình 3.1, 3.2, Phụ lục 3) Đứng trước tình hình hiện nay các em phải học tập nhiều, kiến thức nặng tính hàn lâm, ít tiếp cận thực tiễn, các hiệu trưởng đã phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh vận động phụ huynh hỗ trợ trang bị các màn hình LCD tại tất cả các lớp (Trường Nguyễn Văn Trỗi, Gò Vấp, Nguyễn Văn Nghi) hoặc máy chiếu Overhead Projector, máy cassette, laptop (Trường Trường Sơn), nhằm giúp các em có điều kiện tiếp cận với các thông tin học tập của các bộ môn văn hóa một cách cụ thể rõ ràng, không mơ hồ. Chính nhờ các hình ảnh minh họa sinh động đã giúp cho tiết dạy của các thầy cô giáo thêm phong phú, giúp học sinh có được hứng thú trong học tập. Ngoài ra, nhận thấy tình hình học sinh không có các sân chơi bổ ích, có nhiều em mải mê với những trò chơi vô bổ, thiếu tính giáo dục trên mạng Internet, hiệu trưởng đã bố trí sân trường thành sân chơi bóng rỗ (Trường Nguyễn Văn Trỗi) hay sân chơi cầu lông, bóng chuyền (Trường Trường Sơn) để các em có điều kiện vui chơi sau giờ học hoặc vào những ngày cuối tuần. (Hình 3.4 Phụ lục 3) Bên cạnh đó, hiệu trưởng còn cố gắng tạo điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các câu lạc bộ đội nhóm trong nhà trường như câu lạc bộ kèn nhí, câu lạc bộ cờ tướng, cờ vua (Hình 3.5 Phụ lục 3). Đặc biệt, thư viện nhà trường luôn được cải thiện cơ sở vật chất nhằm cung cấp cho các em một món ăn tinh thần phong phú: phong đọc thoáng mát, sách truyện đủ các thể loại, tủ sách lưu động để phục vụ học sinh trong giờ ra chơi, Người hiệu trưởng đã thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý trong việc trang bị và bảo quản cơ sở vật chất, từ công tác xây dựng kế hoạch đến khi triển khai, phân công thực hiện, kiểm tra đánh giá, nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả của các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Mặc dù các trường đều có những điều kiện khó khăn nhất định về cơ sở vật chất nhưng nhìn chung người hiệu trưởng luôn vận dụng mọi khả năng có thể để trang bị

73 65 cho học sinh những điều kiện cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho công tác dạy chữ - dạy người. Điều này thể hiện tâm huyết của người hiệu trưởng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Những biện pháp cải tiến hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q. Gò Vấp Như trên đã trình bày, các trường đều có khuôn viên chật hẹp, sân chơi rất nhỏ nên ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động ngoại khóa. Qua trao đổi với các hiệu trưởng, tác giả nhận thấy để khắc phục tình trạng này các hiệu trưởng xây dựng nội dung chủ điểm hoạt động từng tháng, tuần và triển khai đến các khối chủ nhiệm. Các khối trưởng chủ nhiệm có trách nhiệm triển khai đến các GVCN trong khối và cùng phối hợp tổ chức. Các khối sẽ đăng ký lịch tổ chức cụ thể với thầy Tổng phụ trách. Đối với các khối còn lại, do sân trường hẹp không thể tổ chức chung toàn trường, sẽ tự tổ chức tại lớp. Chính nhờ vào việc bố trí như thế mà họat động giáo dục kỹ năng sống được thực hiện đều khắp và đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu chung. Thêm vào đó, GVCN có điều kiện phát huy năng lực của học sinh và học sinh có cơ hội tự nhận biết về khả năng của mình, sở trường cũng như sở đoản. Riêng đối với việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong từng bộ môn văn hóa, hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận chuyên môn triển khai đến từng giáo viên trong hội nghị chuyên môn đầu năm, yêu cầu giáo viên soạn nội dung tích hợp vào giáo án bài giảng. Tuy nhiên nhằm tránh tạo áp lực cho giáo viên, hiệu trưởng cho phép GVBM điền bổ sung phần tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giáo án nếu giáo án đó có chất lượng và được bộ phận chuyên môn chấp thuận cho sử dụng lại, không phải soạn mới. Ngoài việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các tiết văn hóa, người hiệu trưởng tại các trường mà tác giả khảo sát còn chú ý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các buổi sinh hoạt giao lưu, cụ thể như: buổi sinh hoạt chuyên đề kỹ năng sống với thạc sĩ Hà Trung Thành thuộc Công ty đầu tư & phát triển giáo dục Sài Gòn TP.HCM; Chuyên đề

74 66 kỹ năng giao tiếp học đường do thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trường ĐHSP TP.HCM; Chuyên đề gia đình và chữ hiếu thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu báo cáo trong cán bộ - giáo viên - công nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh. Tổ chức cho GV và học sinh tham gia các hoạt động từ thiện như đi thăm và tặng quà cho trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi ; tạo cơ hội cho học sinh được bày tỏ ý kiến thông qua hộp thư Điều em muốn nói, Tâm sự tuổi teen ; phân công học sinh chăm sóc các bồn hoa, chậu kiểng trong nhà trường; động viên các em tích cực tham gia các câu lạc bộ đội nhóm trong trường (Câu lạc bộ Hoa Hướng Dương) hoặc do Thành đoàn tổ chức (Câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu),..và có chế độ khen thưởng cho những em có thành tích tốt trong các hoạt động phong trào. Với những biện pháp tưởng chừng như đơn giản trên nhưng để thực hiện liên tục và xuyên suốt, đòi hỏi người hiệu trưởng phải thật sự tâm huyết với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cùng với một tập thể giáo viên thấm nhuần quan điểm dạy chữ - dạy người thì hoạt động giáo dục kỹ năng sống mới gặt hái được kết quả tốt. Những biện pháp này giúp cho quá trình giáo dục kỹ năng sống không khô khan, giáo điều mà sẽ giúp học sinh hình thành kỹ năng sống một cách rất tự nhiên, không gượng ép Thực trạng quản lý các biện pháp kiểm tra, đánh giá giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Q. Gò Vấp Để đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, tác giả tiến hành khảo sát trên giáo viên. Kết quả thể hiện trong Bảng Bảng Đánh giá của giáo viên về mức độ đạt các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được Hiệu trưởng thực hiện (Thang 4 mức) Các biện pháp quản lý đã thực hiện TB ĐLTC Thứ bậc Quản lý mục tiêu, kế hoạch 3,71 0,54 1 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá 3,59 0,65 3 Nhắc nhở, động viên thúc đẩy đối với đội ngũ 3,71 0,55 1 giáo viên.

75 67 Kết quả cho thấy đánh giá của giáo viên về đạt mức độ các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được hiệu trưởng thực hiện theo thứ bậc từ cao xuống thấp như sau: Quản lý mục tiêu, kế hoạch (thứ bậc 1); Nhắc nhở, động viên thúc đẩy đối với đội ngũ giáo viên (thứ bậc 1) và Quản lý công tác kiểm tra đánh giá (thứ bậc 3). Mặc dù việc công tác kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng không được đánh giá ngang bằng với công tác quản lý mục tiêu kế hoạch và công tác nhắc nhở, động viên thúc đẩy đối với đội ngũ giáo viên nhưng cả 3 mặt công tác của hiệu trưởng đều được giáo viên đánh giá ở mức độ cao. Tuy nhiên kết quả cho thấy công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng trong thời gian qua còn hạn chế, chưa thật chặt chẽ, đôi khi còn giao khoán cho các bộ phận đoàn thể. Hiệu trưởng cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá vì đây là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý. Các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo đã từng khẳng định: lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo [39, 111] Nhận xét chung về việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp a. Ưu điểm: Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trường các trường THCS mà đề tài nghiên cứu được thực hiện đúng quy định. Quy trình tổ chức và các biện pháp tổ chức giáo dục kỹ năng sống được thực hiện đồng bộ mang tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tế từng đơn vị. Để làm được như vậy là nhờ nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của đội ngũ nhà giáo từng bước được nâng lên, bên cạnh đó người hiệu trưởng luôn tâm huyết thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần hình thành nhân cách con người mới năng động, sáng tạo cho các em học sinh. b. Tồn tại: Công tác kiểm tra đánh giá còn thiếu chặt chẽ do hiệu trưởng chưa nhận thức rõ vai trò chỉ đạo của bản thân trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, còn giao khoán cho GVCN hoặc Tổng phụ trách

76 68 Tiểu kết chương 2 Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp, tác giả nhận thấy như sau: - Kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và học sinh tương đối cao; đa số các đối tượng khảo sát đều nhận thấy sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; việc xác định mục tiêu giáo dục kỹ năng sống của giáo viên và học sinh tương đối chính xác; tuy nhiên vẫn còn trường hợp chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này. - Thực trạng giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS được thực hiện đúng yêu cầu chung thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, các bộ môn năng khiếu và việc tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng sống thông qua các bộ môn văn hóa. Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường vẫn còn hạn chế, chưa xây dựng được nếp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào việc giảng dạy bộ môn văn hóa, chưa tạo nhiều cơ hội cho các em rèn luyện kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. - Nhìn chung Hiệu trưởng đã có nhiều cố gắng trong việc khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, có những biện pháp giáo dục kỹ năng sống mang tính tích cực tạo được hiệu quả nhất định trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn hạn chế, chưa tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.

77 69 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI TIẾN VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THCS Q.GÒ VẤP 3.1. Cở sở đề xuất các biện pháp Cơ sở lý luận - Căn cứ vào quan điểm phát triển Giáo dục và Đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững [6, 25]. - Căn cứ vào phần cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1 về công tác quản lý của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở về quản lý giáo dục, quản lý trường học và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở Cơ sở thực tiễn - Căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, xác định những nguyên nhân, tồn tại và những hạn chế của biện pháp đã thực hiện được trình bày ở chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp, từ đó ta cần rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại, góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Cơ sở pháp lý - Căn cứ vào các văn bản pháp quy gồm: Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn ;

78 70 Kế hoạch số 453/KH-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2010 về việc triển khai đại trà giáo dục kỹ năng sống trong một số môn học và hoạt động giáo dục phổ thông trên toàn quốc. Kế hoạch số 1842/GDĐT-TrH ngày 29/08/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn và kế hoạch số 600/KH-GDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2011 của Phòng giáo dục và đào tạo Quận Gò Vấp. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng để chỉ đạo và hướng dẫn cho các trường học hoạt động Các biện pháp nhằm cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp vẫn còn nhiều bất cập, để góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc trung học cơ sở tại Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, tác giả xin đề xuất những giải pháp sau: Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Biện pháp 1: Xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ trong xã hội ngày càng phức tạp đòi hỏi mỗi người cần có những kỹ năng để giữ được sự cân bằng, hợp lý hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS giúp các em nhận thức được cách sống, cách ứng xử với mọi người mang tính nhân văn; giúp các em nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng sống trong việc hình thành đạo đức và nhân cách con người. Do đó, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần được tuyên truyền sau rộng để hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh, để từ đó có những hành vi tích cực đóng góp vào thành công chung của công tác này. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trung học cơ sở Quận Gò Vấp, ta có thể nhận thấy: Việc làm cho

79 71 các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục nhận thức rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác giáo dục kỹ năng sống. Người hiệu trưởng phải luôn quan tâm đầu tư cho công tác chỉ đạo các lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống một cách có hệ thống, đồng thời làm cho học sinh ý thức được hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu của chính bản thân các em và nhu cầu của xã hội. Từ đó, các em sẽ tự nguyện chấp hành những yêu cầu của nhà trường, thầy cô để từng bước lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, trang bị dần những thao tác ứng xử, giao tiếp, đối phó với những thách thức của cuộc sống. Về phía thầy cô giáo, những người thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cần phải hiểu rõ việc thực hiện công tác giáo dục, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình như: kỹ năng tự nhận thức, Kỹ năng xác định giá trị, Kỹ năng thể hiện sự tự tin, là một nhiệm vụ cần thiết cũng như việc giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận biết và sống với người khác: Kỹ năng lắng nghe tích cực, Kỹ năng thể hiện sự cảm thông, Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn,..ngoài ra kỹ năng ra quyết định trong công việc, trong cuộc sống cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Do đó, người hiệu trưởng cần phải thường xuyên nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục bằng cách: - Tổ chức cho giáo viên tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác giáo dục kỹ năng sống đối với mọi người, nhất là đối với học sinh bậc học THCS. Đồng thời tổ chức các buổi hội thảo, mạn đàm để giáo viên, PHHS có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm về tầm quan trọng của kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống. - Xây dựng bản thông tin về giáo dục kỹ năng sống, giới thiệu những bài viết, câu chuyện có lồng ghép kỹ năng sống đến học sinh. Hoặc giới thiệu đến thầy cô giáo và học sinh các trang web, sách, truyện hay có liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống.

80 72 - Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ CB GV CNV và PHHS, về ý nghĩa thiết thực của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua nhiều hình thức phong phú như nghe chuyên gia báo cáo, tham gia các buổi tập huấn, Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của tập thể CB GV CNV về vai trò của nhà trường và các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục kỹ năng sống Thực trạng cho thấy hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên cho rằng việc giáo dục kỹ năng sống chủ yếu là trách nhiệm của GVCN, Tổng phụ trách, hiệu trưởng, hoặc phụ huynh còn quan niệm rằng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ của nhà trường. Do vậy, người hiệu trưởng phải xác định rõ trong tập thể sư phạm, trong phụ huynh học sinh rằng công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không chỉ của nhà trường mà còn của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Điều này sẽ giúp xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục, góp phần tạo hiệu quả giáo dục cao. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần phải có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường về yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, quyết tâm xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, gắn bó để góp phần tạo hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nhà trường nói chung và trong công tác giáo dục kỹ năng sống nói riêng.. Cụ thể, người hiệu trưởng nên: - Tổ chức các buổi tọa đàm để giáo viên có điều kiện trao đổi về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. - Xây dựng môi trường học tập tốt ở trường và cộng đồng nhằm tạo được một khối đoàn kết, nhất trí cao trong việc giáo dục học sinh. - Tăng cường các biện pháp thi đua để các lực lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nâng dần chất lượng giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

81 73 - Nhân rộng những nhân tố tích cực trong việc giáo dục, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Có hình thức tuyên dương khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt công tác giáo dục kỹ năng sống, nhân rộng điển hình nhằm tạo sức lan tỏa trong đội ngũ sư phạm nhà trường Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về yêu cầu giáo dục kỹ năng sống Hiện nay trong thời đại bùng nỗ thông tin, con người tiếp cận tri thức qua nhiều kênh thông tin khác nhau như sách báo, tivi, tạp chí, Internet, cùng với lợi thế là hiện nay hầu hết các trường THCS đều có nối mạng Internet, hầu hết CB GV và học sinh đều có thể sử dụng thành thạo máy vi tính để truy cập thông tin trên mạng Internet, đã giúp chúng ta làm tốt công tác truyền thông. Các phương tiện thông tin như sách báo, tạp chí, ti-vi, radio, Internet, là những phương tiện tuyên truyền hỗ trợ tốt cho công tác góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về yêu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cụ thể, hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể trong các việc sau: - Triển khai các văn bản pháp quy về công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các cấp lãnh đạo đến đội ngũ thầy trò và các lực lượng giáo dục thông qua bảng tin, ,... - Giới thiệu những trang web bổ ích hay các trang có liên quan đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đến các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như học sinh. - Nối mạng Internet trong phòng giáo viên, thư viện, các lớp học..nhằm tạo điều kiện cho giáo viên - công nhân viên truy cập thông tin để làm tăng thêm vốn hiểu biết của bản thân về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS và có thể tuyên truyền trực tiếp cho học sinh những kiến thức bổ ích ngay tại lớp. - Trang bị đầy đủ các tài liệu tham khảo, tạp chí, sách báo liên quan đến công tác giáo dục kỹ năng sống, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường tiếp cận được những quan điểm hiện đại trong mục tiêu giáo dục toàn diện.

82 74 - Thông tin đến phụ huynh dưới nhiều hình thức phong phú như tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, dán bảng tin, phát tờ rơi, để phụ huynh nhận thức rõ về yêu cầu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Giải pháp 2: Tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng Biện pháp 1:Kế hoạch hóa công tác giáo dục kỹ năng sống Việc lập kế hoạch là công việc quan trọng đầu tiên mà nhà quản lý phải làm vì kế hoạch là công cụ quản lý, là phương pháp quản lý và là con đường đạt mục tiêu quản lý. Người hiệu trưởng cần đảm bảo tính kế hoạch vì đây là một trong các nguyên tắc quản lý đồng thời việc lập kế hoạch giúp cho người hiệu trưởng có thể xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai. Việc lập kế hoạch quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là xây dựng chương trình hành động tối ưu có thể quản lý được và huy động được mọi tiềm lực để đạt được những mục tiêu cụ thể trong một quá trình phát triển của nhà trường. Người hiệu trưởng cần dựa tên cơ sở lý luận và thực tế vững chắc trong quá trình lập kế hoạch quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống, đồng thời phải sử dụng những phương pháp khoa học thì kế hoạch mới khả thi và đạt được mục tiêu đề ra. Vì thế, người hiệu trưởng cần phải thực hiện những việc sau: - Xác định rõ nhu cầu và khả năng để xây dựng phương hướng hoạt động và phát triển công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách đúng đắn. - Xây dựng kế hoạch tổng thể đối với công tác giáo dục kỹ năng sống. - Triển khai chi tiết đến toàn thể hội đồng sư phạm về việc thực hiện tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các bộ môn văn hóa, trong nội dung sinh hoạt chủ nhiệm lớp, trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong việc tổ chức các hoạt động khác, Khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, người hiệu trưởng cần lưu ý đến các yếu tố cấu thành kế hoạch quản lý bao gồm:

83 75 - Các dự kiến về mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt tới. - Nội dung công việc gắn liền với hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục rèn luyện. - Công tác tổ chức, chỉ đạo và điều hành từng nội dung công việc. - Tiến độ thực hiện, nhân sự và các điều kiện khả thi. - Kế hoạch quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở không thể tách rời nhiệm vụ chính trị năm học của nhà trường. Phải đảm bảo tính dân chủ, công khai trong việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. Thực hiện nghiêm túc sự phân cấp quản lý, trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ quản lý. - Xây dựng kế hoạch theo dõi tiến độ, mức độ công tác, có kế hoạch kiểm tra giám sát việc quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ tham gia công tác giáo dục kỹ năng sống Trong các lực lượng giáo dục thì giáo viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường trong đó có công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, đội ngũ giáo viên chính là một trong những lực lượng tích cực, điển hình trong vai trò tư vấn, nêu gương, giúp đỡ cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con em họ. Theo tinh thần Chỉ thị 40/CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng: Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng. Thực tế hiện nay giáo dục kỹ năng sống là một công tác còn khá lạ lẫm nên chưa được mọi người quan tâm đúng mức, vì thế, người hiệu trưởng ngoài việc xây dựng tốt kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì phải thực hiện tốt công tác triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch.

84 76 Để đạt được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và đặc biệt là hoạt động giáo dục kỹ năng sống, người Hiệu trưởng cần: - Chú trọng xây dựng hoàn thiện đội ngũ thầy cô giáo trong nhà trường vì đây là đội ngũ quyết định đến chất lượng giáo dục trong nhà trường bao gồm cả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp luôn có cơ hội tiếp xúc với học sinh, có nhiều điều kiện giáo dục, rèn luyện cho các em các kỹ năng sống thông qua nội dung sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra, lực lượng giáo viên các bộ môn cũng là nhân tố đắc lực tham gia vào hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua việc truyền đạt kiến thức đến học sinh, trực tiếp rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết như kỹ năng học tập, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ, kỹ năng tự nhận thức, để các em thêm hiểu biết bản thân, tự bảo vệ mình và hòa nhập cộng đồng. - Bên cạnh đó, người hiệu trưởng cần quan tâm và tạo điều kiện cho các bộ phận như nhân viên Y tế, nhân viên Thư viện, lực lượng quản sinh, được tham dự các khóa tập huấn giáo dục kỹ năng sống. Vì hiện nay, trong một nhà trường thân thiện, công tác tư vấn giáo dục kỹ năng sống cần phải được tiến hành liên tục, thường xuyên ở bất cứ hoàn cảnh nào. - Hiệu trưởng cũng cần quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường như Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng vì họ cần phải được bồi dưỡng để có sự hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, có lý luận và thực tiễn chuyên môn, có kinh nghiệm sư phạm; cần bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý trường nắm bắt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quận Gò Vấp và của đất nước để góp sức mình trong quá trình thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ giáo dục. - Đặc biệt, cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng và có sự động viên khen thưởng kịp thời đối với Tổng phụ trách Đội, vì đây là người chỉ huy trực tiếp cao nhất của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường, chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công tác tổ chức Đội. Vì thế, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho Tổng phụ trách Đội hoàn thiện về nhiều mặt, trước nhất là phải khẳng định

85 77 phẩm chất đạo đức của mình, đây là yếu tố quyết định trong quá trình công tác, giáo dục thiếu nhi. Bên cạnh đó, Tổng phụ trách Đội phải tự hoàn thiện mình về trình độ hiểu biết các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, là những kiến thức nền tảng giúp Tổng phụ trách Đội đi sâu vào lòng trẻ, hiểu được nội tâm trẻ từ đó định hướng từ suy nghĩ đến hành động của trẻ một cách đúng đắn Biện pháp 3: Khai thác triệt để các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ các hoạt động giáo dục kỹ năng sống Trong điều kiện cơ sở vật chất hiện có, việc xây dựng môi trường sư phạm khang trang, xanh sạch đẹp, thoáng mát khá đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi của học sinh, là yêu cầu cần được đáp ứng để hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường được ngày càng nâng cao. Hiệu trưởng cần có kế hoạch khai thác triệt để, có hiệu quả những trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy, sinh hoạt học tập, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lãng phí,tham nhũng tài sản công. Hoặc bằng mọi nguồn lực như từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, từ sự hỗ trợ của địa phương, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của cha mẹ học sinh, theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tăng cường xã hội hóa giáo dục để đầu tư nâng cao cơ sở vật chất trường học phục vụ các hoạt động giáo dục, giảng dạy học tập trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn hiện nay, biện pháp này tuy có được quan tâm nhưng vẫn còn bị hạn chế do trói buộc bởi khâu quản lý tài chính Biện pháp 4: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Qua quá trình kiểm tra người hiệu trưởng tiếp nhận được thông tin để đánh giá mức độ hiệu quả công việc để kịp thời khắc phục, xử lý nếu có bất kỳ sai sót vì chức năng của kiểm tra trong quá trình quản lý nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu

86 78 chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Công tác kiểm tra, đánh giá nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá, người hiệu trưởng kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai lệch trong công tác giáo dục kỹ năng sống, từ đó có biện pháp tư vấn thúc đẩy để hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đạt hiệu quả cao, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện Biện pháp 5: Chú trọng các biện pháp thi đua khen thưởng Việc khen thưởng, chê trách đúng và kịp thời có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động của con người. Đây là một cách thức tác động vào tâm lý của cá nhân và của tập thể. Các hình thức khen thưởng một cách trân trọng trước tập thể làm cho đối tượng quản lý phấn khởi, tích cực hoạt động và giúp họ tự khẳng định mình. Việc trách phạt thật tế nhị, khéo léo khi cần thiết sẽ giúp cho đối tượng quản lý tự điều chỉnh bản thân. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thái quá phương pháp này Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả các cuộc cải cách giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất của chính quyền địa phương Biện pháp 1: Đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa một cách hiệu quả Theo Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc phổ thông là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống dân tộc Việt Nam đồng thời tăng cường tính thực tiễn với kỹ năng thực hành, năng lực tự học; thực hiện tốt việc giảm tải trong quá trình giảng dạy các bộ môn văn hóa... Nếu như làm tốt và có hiệu quả cao việc đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa thì mới có điều kiện đẩy mạnh việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua việc dạy tích hợp các bộ môn văn hóa.

87 Biện pháp 2: Làm tốt công tác đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh Theo Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 yêu cầu việc đổi mới phương pháp giảng dạy bậc phổ thông như sau: dạy học phải kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học tập cá nhân với hình thức học tập theo nhóm, theo lớp. phải thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Điều quan trọng nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là phải chú trọng đến việc rèn các kỹ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời việc đánh giá kết quả giảng dạy và học tập của thầy và trò không thể xem nhẹ mà phải thực hiện một cách nghiêm túc vì đánh giá luôn góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, nếu làm tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá bậc THCS góp phần không nhỏ vào việc rèn các kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng hợp tác, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, Biện pháp 3: Tăng cường giáo dục đạo đức Hiệu trưởng phải làm tốt và có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh như từng bước hình thành lý tưởng cộng sản, động cơ học tập đúng đắn cho các em học sinh bậc THCS qua việc giáo dục các em thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, quan tâm đến tính hiệu quả thiết thực trong việc tổ chức các ngày lễ lớn qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc, tạo cho các em tình cảm, sự gắn bó, sự biết ơn, đối với tổ tiên, biết tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong thời kỳ chống ngoại xâm cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Từ cơ sở trên nhà trường giáo dục các em biết quan tâm, chia sẻ với mọi người Nếu giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt hiệu quả cao và luôn được hiệu trưởng quan tâm thì điều này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường và việc tự rèn kỹ năng sống của học sinh.

88 Biện pháp 4: Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cho giáo dục Điều 35 Hiến pháp năm 1992 khẳng định Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trên cơ sở này hiệu trưởng trường cần phải tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo giáo dục và chính quyền địa phương các cấp quan tâm đến việc đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi chính quyền đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường phải chú ý đến tính sử dụng lâu dài, tránh việc đầu tư một cách manh mún, hoặc khi nghiệm thu cơ sở đạt chuẩn nhưng sau một năm thì trường không còn đạt chuẩn nữa vì sĩ số học sinh quá đông. Việc xây dựng môi trường sư phạm khang trang, xanh sạch đẹp, có sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng, rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động học tập, sinh hoạt vui chơi của học sinh luôn là mơ ước của các em, là mong muốn của các bậc cha mẹ học sinh và của đội ngũ cán bộ giáo viên toàn trường. Vì vậy cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch giáo dục kỹ năng sống của giáo dục THCS Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình nhà trường xã hội Biện pháp 1: Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác giáo dục kỹ năng sống Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Theo Ma-caren-cô, Gia đình là nhà trường đầu tiên của đứa trẻ [46, tr2]. Con người được sinh ra từ gia đình và lớn lên từ nơi đó. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử, Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt; tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chính Bác Hồ, vào năm 1963, cũng đã nêu: Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì không đạt được kết quả [41, tr.43].

89 81 Để làm được điều đó đòi hỏi Hiệu trưởng cần có kế hoạch hình thành và ổn định tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của toàn trường ngay từ đầu năm học, để qua đó nhà trường nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của cha mẹ học sinh đồng thời để cha mẹ học sinh cùng thấm nhuần và thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục con em mình, tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện và làm gương cho con em mình về các mặt. Trong năm học, giáo viên phải luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh, kịp thời nắm bắt và điều chỉnh những sai lệch trong quá trình giáo dục Biện pháp 2: Phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn Đội trong công tác giáo dục kỹ năng sống Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở có lứa tuổi có tâm sinh lý đang phát triển phức tạp. Do đó, việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện cần được thường xuyên đổi mới về hình thức lẫn nội dung, về phương pháp tổ chức các hoạt động vừa mang tính giải trí vừa mang tính giáo dục cao nhằm qua đó phát hiện năng khiếu của các em, tạo điều kiện cho các em phát triển sở trường và khắc phục sở đoản Biện pháp 3: Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống Theo K.Marx: Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh. Trong việc giáo dục cho trẻ có sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh xã hội. Chính vì thế, cần gắn chặt từng bước việc học tập, sinh hoạt, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em với thực tiễn cải tạo xã hội, xây dựng môi trường. Cần phải có sự thống nhất trong phối hợp ba môi trường giáo dục là nhà trường gia đình xã hội, để tránh xảy ra mâu thuẫn, tréo ngoe. Đó cũng là một con đường để giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

90 82 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm cải tiến việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng các trường THCS, cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Giải pháp 2: Tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng. * Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả các cuộc cải cách giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất của chính quyền địa phương * Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình nhà trường xã hội.

91 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kỹ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. Kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành những tri thức, giá trị và thiết lập các hành vi phù hợp để có thể làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình. Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm rất cần thiết vì khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết, các em sẽ có những hành vi xã hội tích cực, góp phần xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và đảm bảo quá trình phát triển một cách toàn diện và hiệu quả. Với vai trò và ý nghĩa quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đòi hỏi người hiệu trưởng cần thực hiện tốt công tác quản lý để hoạt động giáo dục kỹ năng trong nhà trường THCS được định hướng đúng đắn và đi vào chiều sâu tạo được hiệu quả trong công tác giáo dục, góp phần đạt mục tiêu giáo dục toàn diện. Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp, tác giả rút ra kết luận sau: a) Về mặt lý luận: Thông qua việc nghiên cứu lý luận, tác giả nghiên cứu đề tài này đã nắm bắt một cách có hệ thống về mặt lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; hệ thống được về mặt lý thuyết của các nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống. b) Về thực trạng: Trên cơ sở khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã thu thập được những ý kiến đánh giá từ các khách thể được chọn khảo sát, phỏng vấn gồm cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh một số trường THCS Quận Gò Vấp. Qua việc nghiên cứu và phân tích kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy rằng công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS Quận Gò Vấp đã có những ưu điểm sau:

92 84 - Hầu hết hiệu trưởng các trường đã bắt đầu quan tâm thực hiện tốt các nội dung quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh căn cứ theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo Tp.Hồ Chí Minh và Phòng Giáo dục Đào tạo Quận Gò Vấp. - Hiệu trưởng các trường THCS Quận Gò Vấp mà tác giả đã khảo sát, nhìn chung, đã nắm được nội dung quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, bước đầu có quan tâm tổ chức thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; chú trọng xây dựng kế hoạch tăng cường nhận thức trong đội ngũ thầy trò và các lực lượng giáo dục về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống các em đã được rèn luyện những kỹ năng cơ bản như kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng kiên định,..những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng một số trường THCS tại Quận Gò Vấp đã góp phần tích cực cho mục tiêu giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn một vài nội dung và biện pháp quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng một số trường THCS Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực sự đạt hiệu quả cao như: - Công tác kiểm tra hoạt động giáo dục còn hạn chế, chưa hiệu quả, chưa thật sự đi vào chiều sâu, còn mang tính hành chính, đối phó. - Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đi vào chiều sâu, chưa tạo được hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh THCS. - Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có kỹ năng thực hành, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện hiện đại trong tổ chức thực hiện việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm đúng mức. Hạn chế của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS có nguyên nhân từ nhiều phía song nguyên nhân hạn chế do công tác quản lý luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của hoạt đông này. Vì thế, tác giả đề nghị

93 85 người hiệu trưởng cần phải thực hiện các giải pháp với một số biện pháp cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Giải pháp 2: Tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng. * Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả các cuộc cải cách giáo dục và đầu tư cơ sở vật chất của chính quyền địa phương * Giải pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình nhà trường xã hội. 2. Kiến nghị - Đối với ngành: * Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS; tạo điều kiện để các lực lượng giáo dục được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về giáo dục kỹ năng sống và quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. * Xây dựng giáo trình hoàn chỉnh cùng với phân phối chương trình bộ môn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bậc THCS làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý * Chỉ đạo cán bộ chuyên trách thực hiện giảm tải đối với chương trình giáo dục để giáo viên và học sinh có đủ thời gian để thực hiện tốt các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, bên cạnh đó yêu cầu đối với nội dung các kỳ kiểm tra cần chú trọng đến các kiến thức thực tiễn, các kỹ năng thực hành - Đối với Phòng Giáo dục Đào tạo Quận Gò Vấp: * Tham mưu với UBND Quận đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học với tầm nhìn xa; đảm bảo đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang bị mới các phương tiện vật chất trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục; đảm bảo sĩ số học sinh trong một lớp theo đúng quy định để thực hiện có chất lượng các hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới giáo dục.

94 86 * Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các lực lượng giáo dục về nội dung, phương pháp cụ thể tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Tham mưu với lãnh đạo tăng cường nguồn kinh phí hỗ trợ các đơn vị tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chuyến đi thực tế - Đối với các trường THCS tại Quận Gò Vấp: * Hiệu trưởng các trường cần phải xác định rõ thực trạng công tác quản lý của nhà trường, thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống. * Tổ chức tập huấn phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho các lực lượng giáo dục. * Có kế hoạch và biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. * Động viên giáo viên thực hiện phương pháp dạy học hiện đại, tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức phong phú, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh; * Tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng nòng cốt như Bí thư Chi Đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động giáo dục, nhất là năng lực hoạt động giáo dục kỹ năng sống vì đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng đối với bậc học THCS. * Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của nhà trường..

95 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Khóa XI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 9 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 5. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 02/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn , 3 trang. 6. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và tường phổ thông có nhiều cấp học, 24 trang. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam lần thứ 14, Hà Nội, 2008, 45 trang. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản giáo dục, 2001, 208 trang. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, 2010, 147 trang. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở, Nhà xuất bản giáo dục Việt nam, 2010, 159 trang. 11. Nguyễn Võ Kỳ Anh, Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh, Cục xuất bản Bộ Văn hóa, Hà nội, Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1997, 192 trang. 13. Phạm Minh Hạc, Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2002, 574 trang.

96 Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình Giáo dục Kỹ năng sống, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà nội, 2007, 190 trang. 15. Trần Kiểm, Khoa học quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh, Nguyễn Lân, Tự điển Từ và ngữ Hán Việt, NXB Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Tự điển Giáo dục học, Nhà xuất bản Tự điển Bách khoa, 2001, 518 trang. 18. Dương Minh Hào, Dương Thùy Trang, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Học lễ nghĩa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, 2009, 127 trang. 19. Phạm Quỳnh Hoa, Dương Minh Hào, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Sống hòa hợp với môi trường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2009, 128 trang. 20. Cù Thị Thúy Lan, Dương Minh Hào, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tránh xa những cám dỗ nguy hiểm Internet Ma túy Tình dục Cờ bạc, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, 2009, 132 trang. 21. Nguyễn Thành Long, Tìm hiểu Luật Giáo dục, Nhà xuất bản Lao động, Hà nội 2007, 80 trang. 22. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ QLGD ĐTI, Hà Nội, Nguyễn Bá Sơn, Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, Nhà xuất bản Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông Tài liệu tập huấn giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội, 2010, 144 trang. 25. Nguyễn Thị Oanh, Mười cách thức rèn kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM, 2006, 96 trang. 26. Phương Liên, Minh Đức, Kỹ năng sống để làm chủ bản thân, Nhà xuất bản Trẻ, 2009, 160 trang.

97 Bằng Linh, Tâm lý trẻ tuổi học trò, Nhà xuất bản Phụ nữ, TP.Hồ Chí Minh, 2009, 187 trang. 28. Trần Thị Mỹ Hạnh, Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ các lực lượng giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS tại Quận 11 - TP.Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, 2012, 93 trang. 29. Nguyễn Thị Oanh, Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM, 2005, 130 trang. 30. Huỳnh Văn Sơn, Nhập môn khoa học kỹ năng sống, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009, 76 trang. 31. Nguyễn Bá Thính, Dương Minh Hào, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tìm hiểu vũ trụ tri thức về Thiên văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, 2009, 132 trang. 32. Lâm Hoàng Yến Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THCS thuộc Quận 6 TP.Hồ Chí Minh Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, 2011, 83 trang. 33. Dương Thiệu Tống, Phương pháp nghiên cứu khoa học và tâm lý, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005, 530 trang. 34. Vũ Hoàng Vinh, Dương Minh Hào, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Thường thức an toàn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, 2009, 128 trang. 35. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội, 1997, 198 trang. 36. Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phạm Xuân Thành, Đại tự điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 1999, 1890 trang. 37. Dakar Framework for Action, World Education Forum, Senegan 2000, 78 trang. 38. Nguyễn Thị Bình Yên, Dương Minh Hào, Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Tự bảo vệ bản thân phòng tránh, cứu nạn, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, 2009, 128 trang.

98 Nguyễn Minh Đạo, Cơ sở của khoa học quản lý, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà nội, Harold Koontz, Cyril Odnnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà nội, Hồ Văn Liên, Tổ chức quản lý hoạt động giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Huỳnh Văn Sơn, Tự đánh giá về mình thước đo đầu tiên của kỹ năng sống, Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, UNICEF Quỹ trẻ em Liên Hợp Quốc, Một số mảng kỹ năng sống, Internet, Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội, Hà nội, Tạ Văn Doanh, Quản lý và quản lý trường học, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ và Báo Giáo dục Tp.HCM, 2012, 346 trang. 46. Thiên Giang (2001), Gia đình giáo dục, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh CÁC TRANG WEB pdf 49. Nguyễn Minh Sơn, Kỹ năng sống: Tiếp cận con em ta bằng cách nào?, Huỳnh Văn Sơn, Kỹ năng sống, ai cũng cần nhưng không phải ai cũng có, Trần Duy Thực, Tâm lý tuổi dậy thì, Website Bộ Giáo dục và Đào tạo: Website Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.Hồ Chí Minh : WHO Tổ chức Y tế thế giới, Đào tạo kỹ năng sống, Internet.

99 PHỤ LỤC 1 Bảng Đánh giá của giáo viên và học sinh về nguyên nhân học sinh chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân Nguyên nhân Giáo viên Học sinh TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Do trình độ học vấn 3,15 1, ,21 1,22 13 Do phương pháp giáo dục 3,66 1, ,38 1,18 10 Do nhà trường chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục 2,93 1, ,07 1,26 14 kỹ năng sống Do các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi 3,76 1, ,24 1,27 12 Do các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 3,95 0,88 8 3,75 1,17 3 Do tri thức học được trong nhà trường của các em chưa 3,52 1, ,47 1,22 8 gắn với thực tiễn cuộc sống Nội dung giáo dục kỹ năng sống chưa đa dạng, phong 3,88 0,97 9 3,55 1,22 7 phú, áp đặt một cách máy móc Do phụ huynh nuông chiều 4,20 0,79 4 3,39 1,21 9 Do phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ 4,25 0,74 3 3,36 1,23 11 năng sống Do các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội 4,02 0,80 7 3,81 1,14 2 Do thời gian học tập của các em chiếm quá nhiều, có ít 4,14 0,95 6 4,00 1,14 1 điều kiện luyện tập, thực hành Do các em còn ỷ lại gia đình 4,16 0,64 5 3,61 1,15 6 Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ 4,37 0,57 1 3,67 1,23 5 năng sống Do các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống 4,30 0,73 2 3,72 1,24 4

100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC MẪU 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho HỌC SINH tại các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp TP.HCM) Các em học sinh thân mến! Nhằm tìm hiểu công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh THCS, người nghiên cứu tổ chức thực hiện đề tài Thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng ở một số trường THCS Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh. Để nội dung đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, mong các em tham gia trả lời một số câu hỏi theo ý kiến riêng của các em. (Phiếu khảo sát này chỉ nhằm thu thập thông tin cho công tác nghiên cứu khoa học, không sử dụng vào mục đích khác). Sự nhiệt tình của các em sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác của các em! I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN: Các em vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng A. Em đang học lớp: B. Tuổi: C. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ D. Xếp loại học lực NH : 1. Giỏi 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu 5. Kém E. Xếp loại hạnh kiểm NH : 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Yếu 5. Kém F. Trường:. (Các em điền vào chỗ trống) II. PHẦN Ý KIẾN CÁ NHÂN Các em vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng trước mỗi câu hỏi Câu 1. Theo các em, kỹ năng sống là gì? 1. Em không biết gì về kỹ năng sống 2. Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội. 3. Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội. 4. Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả. 5. Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống.

101 Câu 2. Theo em, tại sao các em cần phải rèn luyện kỹ năng sống? 1. Nhà trường, thầy cô bắt buộc nên phải học 2. Giúp các em có được sự thích thú trong học tập, góp phần cải thiện chất lượng học tập 3. Giúp các em phát huy các thế mạnh bản thân 4. Giúp các em có thái độ tích cực khi đối diện các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. 5. Giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách tích cực và có hiệu quả. Câu 3. Các em vui lòng chọn mức độ quan tâm của các em đối với việc rèn luyện các kỹ năng sống trong nhà trường 1. Rất quan tâm 2. Quan tâm 3. Ít quan tâm 4. Không quan tâm Câu 4. Các em hãy cho biết mức độ cần thiết của các kỹ năng sau đối với học sinh THCS hiện nay? TT Kỹ năng sống Rất cần (1) Cần (2) Thỉnh thoảng cần (3) Không cần (4) Hoàn toàn không cần (5) 1 Kỹ năng tự nhận thức (kỹ năng biết về bản thân) 2 Kỹ năng xác định giá trị (Biết tự đánh giá đúng bản thân về mặt tốt và mặt xấu) 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4 Kỹ năng giao tiếp (ứng xử với gia đình, thầy cô, bạn bè, ) 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực (Biết tiếp thu những điều đúng và biết bỏ những điều sai, biết tập trung chú ý để nghe) 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (tình yêu thương, sự chia sẻ với mọi người) 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng hợp tác 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 10 Kỹ năng ra quyết định (Biết phân tích và chọn cái đúng)

102 11 Kỹ năng kiên định 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian 15 Các kỹ năng khác: (Các em có thể tự điền theo các em hiểu) Câu 5. Hiện nay, các em đã có được những kĩ năng nào sau đây? (đánh dấu vào cột Có hoặc Chưa có). Ngoài ra, các em nhận thấy kỹ năng nào sau đây là cần thiết? Các em vui lòng đánh dấu 2 cột ở từng kỹ năng. TT Kỹ năng sống Có (1) Chưa có (2) Rất cần (3) Cần (4) Không cần (5) 1 Kỹ năng tự nhận thức (kỹ năng tự nhận biết về bản thân) 2 Kỹ năng xác định giá trị (Biết tự đánh giá đúng bản thân về mặt tốt và mặt xấu) 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4 Kỹ năng giao tiếp (ứng xử với gia đình, thầy cô, bạn bè, ) 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực (Biết tiếp thu những điều đúng và biết bỏ những điều sai, biết tập trung chú ý để nghe) 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông (tình yêu thương, sự chia sẻ với mọi người) 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng hợp tác 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 10 Kỹ năng ra quyết định (Biết phân tích và chọn cái đúng) 11 Kỹ năng kiên định

103 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian 15 Các kỹ năng khác: (Các em có thể tự điền theo các em hiểu)- - Câu 6. Theo em thì viêc hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh cần thực hiện ở đâu? (Gia đình, nhà trường hay tổ chức đoàn thể xã hội nào?) 1. Gia đình 2. Nhà trường 3. Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội 4. Tất cả các ý nêu trên Câu 7. Các em hãy cho biết những nguyên nhân của việc hiện nay học sinh chúng ta chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân. TT Nguyên nhân Rất đúng (1) Đúng (2) Lúc đúng, lúc không (3) Sai (4) Hoàn toàn sai (5) 1 Do trình độ học vấn 2 Do phương pháp giáo dục 3 Do nhà trường chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống 4 Do các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi 5 Do các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 6 Do tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống 7 Nội dung giáo dục kỹ năng sống chưa đa dạng, phong phú, áp đặt một cách máy móc 8 Do phụ huynh nuông chiều 9 Do phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống 10 Do các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội

104 11 Do thời gian học tập của các em chiếm quá nhiều, có ít điều kiện luyện tập, thực hành 12 Do các em còn ỷ lại gia đình 13 Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống 14 Do các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống Cảm ơn sự cộng tác của các em.

105 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC MẪU 2 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho CÁN BỘ, GIÁO VIÊN tại các trường trung học cơ sở) Kính thưa Quý Thầy/Cô, Nhằm tìm hiểu công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh THCS, người nghiên cứu tổ chức thực hiện đề tài Thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng ở một số trường THCS Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh. Để nội dung đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, kính mong quý thầy/cô dành chút thời gian tham gia trả lời một số câu hỏi. (Phiếu khảo sát này chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin cho công tác nghiên cứu khoa học) Sự nhiệt tình của quý thầy/cô sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý thầy/cô! I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN: (Thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng) A. Công việc: 1.GV 2.GVCN 3.TTCM 4.BGH B. Trình độ chuyên môn: 1. Tiến sĩ 2. Thạc sĩ 3. Cử nhân 4. Khác C. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ D. Thâm niên công tác: 1. Dưới 5 năm 2. Từ 6 đến 10 năm 3. Từ 11 đến 15 năm năm trở lên E. Đơn vị công tác (Trường):. (thầy/cô điền vào khoảng trống) II. PHẦN Ý KIẾN CÁ NHÂN Thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng ở mỗi câu hỏi Câu 1. Theo thầy/cô, kỹ năng sống là gì? 1. Là kỹ năng tối thiểu của con người để tồn tại. 2. Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội. 3. Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội. 4. Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả. 5. Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. 6. Chưa tìm hiểu Câu 2. Theo thầy/cô giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS nhằm các mục đích nào dưới đây? 1. Thực hiện chính sách giáo dục 2. Tạo sự thích thú trong học tập, góp phần cải thiện chất lượng học tập

106 3. Giảm tỷ lệ nghỉ, bỏ học 4. Giúp học sinh phát huy các thế mạnh bản thân 5. Giúp học sinh có thái độ tích cực khi đối diện các vấn đề trong cuộc sống. 6. Giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách tích cực. 7. Giúp học sinh có hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh. 8. Chưa tìm hiểu Câu 3. Theo thầy/cô, mức độ cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3.Không cần 4. Không quan tâm Câu 4. Thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ cần thiết của các kỹ năng sau đối với học sinh hiện nay? TT Kỹ năng sống Rất cần (1) Cần (2) Thỉnh thoảng cần (3) Không cần (4) Hoàn toàn không cần (5) 1 Kỹ năng tự nhận thức 2 Kỹ năng xác định giá trị 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4 Kỹ năng giao tiếp 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng hợp tác 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 10 Kỹ năng ra quyết định 11 Kỹ năng kiên định 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian 15 Các kỹ năng khác (Thầy cô có thể điền vào) - - -

107 Câu 5. Theo thầy/cô hiện nay học sinh trung học cơ sơ đã có được những kĩ năng nào và kỹ năng nào là cần thiết? Thầy/Cô vui lòng trả lời 2 cột TT Kỹ năng sống Có (1) 1 Kỹ năng tự nhận thức Chưa có (2) Rất cần (3) Cần (4) Không cần (5) 2 Kỹ năng xác định giá trị 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4 Kỹ năng giao tiếp 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng hợp tác 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 10 Kỹ năng ra quyết định 11 Kỹ năng kiên định 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian 15 Các kỹ năng khác (Thầy cô có thể điền vào) Câu 6. Theo thầy/cô thì viêc hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh cần thực hiện ở đâu? (Gia đình, nhà trường hay tổ chức đoàn thể xã hội nào?) 1. Gia đình 2. Nhà trường 3. Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội 4. Tất cả các ý nêu trên Câu 7. Thầy (cô) hãy cho biết những nguyên nhân của việc hiện nay học sinh chúng ta chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân. Lúc đúng, lúc Đúng không Sai (2) (3) (4) TT Nguyên nhân Rất đúng (1) 1 Do trình độ học vấn 2 Do phương pháp giáo dục 3 Do nhà trường chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống 4 Do các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi Hoàn toàn sai (5)

108 5 Do các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 6 Do tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống 7 Nội dung giáo dục kỹ năng sống chưa đa dạng, phong phú, áp đặt một cách máy móc 8 Do phụ huynh nuông chiều 9 Do phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống 10 Do các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội 11 Do thời gian học tập của các em chiếm quá nhiều, có ít điều kiện luyện tập, thực hành 12 Do các em còn ỷ lại gia đình 13 Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống 14 Do các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống Câu 8. Theo thầy/cô bộ phận (lực lượng) nào trong nhà trường thực hiện việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả? TT Lực lượng thực hiện Rất đúng (1) 1. Hiệu trưởng 2. Tổ chức Đoàn Đội 3. Tổng phụ trách đội 4. Giáo viên chủ nhiệm 5. Giáo viên bộ môn 6. Phụ huynh Lúc đúng lúc không (2) Hoàn toàn sai (3) Câu 9. Theo thầy/cô những môn học nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? TT Môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống 1 Tất cả môn học ở trường 2 Các môn Khoa học Xã hội (Văn, Tiếng Anh, Sử, ) Luôn luôn (1) Lúc có lúc không (2) Không có (3)

109 3 Các môn Khoa học Tự nhiên (Tóan, Lý, Hóa, ) 4 Các môn Năng khiếu (Nhạc, Họa) Câu 10. Theo thầy/cô những hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? TT Các hoạt động góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống Luôn luôn (1) Lúc có lúc không Không có (3) (2) 1 Giáo dục hướng nghiệp 2 Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 3 Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 4 Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức 5 Nội dung mỗi môn học đều có khả năng dạy kĩ năng sống 6 Hoạt động hình thành kĩ năng suy luận, phán đoán 7 Hoạt động hình thành kĩ năng giao tiếp 8 Phong trào Đoàn Đội 9 Hoạt đông vui chơi 10 Hoạt động văn nghệ 11 Hoạt động từ thiện 12 Sinh hoạt chủ nhiệm Câu 11. Theo thầy/cô, các nội dung quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sau đây đã được Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đạt mức độ nào? Stt Các nội dung quản lý đã thực hiện 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Còn yếu 1 Quản lý việc phân công cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua việc giảng dạy các bộ môn 2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung giáo dục 3 Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 4 Qua việc tổ chức tốt các hoạt động trường, lớp 5 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 6 Quản lý phương tiện, môi trường giáo dục và điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

110 Câu 12. Theo thầy/cô, các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sau đây đã được Hiệu trưởng thực hiện đạt mức độ nào? Stt Các biện pháp quản lý đã thực hiện 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Còn yếu 1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch 2 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá 3 Nhắc nhở, động viên thúc đẩy đối với đội ngũ giáo viên. Xin cảm ơn quý Thầy/Cô đã cộng tác. Trân trọng kính chào

111 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHÒNG SAU ĐẠI HỌC MẪU 3 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho HIỆU TRƯỞNG tại các trường trung học cơ sở Quận Gò Vấp) Kính thưa Quý Thầy/Cô, Nhằm tìm hiểu công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh THCS, người nghiên cứu tổ chức thực hiện đề tài Thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng ở một số trường THCS Quận Gò Vấp Thành Phố Hồ Chí Minh. Để nội dung đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, kính mong quý thầy/cô Hiệu trưởng dành chút thời gian điền giúp cho các số liệu, thông tin liên quan dưới đây và tham gia trả lời một số câu hỏi. (Phiếu khảo sát này chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin cho công tác nghiên cứu khoa học) Sự nhiệt tình của quý thầy/cô sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công của đề tài. Rất mong quý thầy/cô vui lòng chia sẻ! A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG THCS NĂM HỌC Về Cán bộ-giáo viên : Tổng số CB-GV-CNV:..người Trong đó: CBQL: người; GV:. người; CNV:. người 2. Học sinh: Tổng số học sinh: Số lớp:.. trong đó K6:.. K7: K8:.. K9: Đặc điểm tình hình trường : * Trường thuộc địa bàn phường nào? Những thuận lợi, khó khăn (cơ bản) của trường trong công tác giáo dục, giảng dạy học sinh?

112 * Đặc điểm nguồn học sinh vào trường? (Từ những phường nào, trường tiểu học nào, thành phần gia đình và sự quan tâm của CMHS đối với việc học tập của con em? Ý thức học tập, rèn luyện của các em, nhất là các kỹ năng học tập, giao tiếp ứng xử?) * Đặc điểm của học sinh khối 8, 9 của trường trong năm học ? (Về tâm lý, ý thức của các em trong học tập và tham gia các hoạt động phong trào, sự quan tâm của CMHS, ) * Các nội dung, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khối 8, 9 trong thực hiện chủ đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà trường đã thực hiện được? Bộ phận nào thực hiện? (GVCN, Đoàn-Đội, Cán bộ Y tế, Cán bộ Thư viện hay GVBM nào?) Kết quả?

113 B. PHẦN KHẢO SÁT I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN: Thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng A. Công việc: Hiệu trưởng B. Trình độ chuyên môn: 1. Tiến sĩ 2. Thạc sĩ 3. Cử nhân 4. Khác C. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ D. Thâm niên công tác: 1. Dưới 5 năm 2. Từ 6 đến 10 năm 3. Từ 11 đến 15 năm năm trở lên II. PHẦN Ý KIẾN CÁ NHÂN Thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào ô tương ứng ở mỗi câu hỏi Câu 1. Theo thầy/cô, kỹ năng sống là gì? 1. Là kỹ năng tối thiểu của con người để tồn tại. 2. Là phẩm chất và năng lực của con người sống trong xã hội. 3. Là khả năng con người có thể tham gia vào tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội. 4. Là những kỹ năng giúp con người thực hiện hoạt động có kết quả. 5. Là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống. 6. Chưa tìm hiểu Câu 2. Theo thầy/cô giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS nhằm các mục đích nào dưới đây? 9. Thực hiện chính sách giáo dục 10. Tạo sự thích thú trong học tập, góp phần cải thiện chất lượng học tập 11. Giảm tỷ lệ nghỉ, bỏ học 12. Giúp học sinh phát huy các thế mạnh bản thân 13. Giúp học sinh có thái độ tích cực khi đối diện cấc vấn đề trong cuộc sống. 14. Giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách tích cực. 15. Giúp học sinh có hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh. 16. Chưa tìm hiểu Câu 3. Theo thầy/cô, mức độ cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 1. Rất cần thiết 2. Cần thiết 3.Không cần 4. Không quan tâm Câu 4. Thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ cần thiết của các kỹ năng sau đối với học sinh hiện nay?

114 TT Kỹ năng sống 1 Kỹ năng tự nhận thức 2 Kỹ năng xác định giá trị 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4 Kỹ năng giao tiếp 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng hợp tác 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 10 Kỹ năng ra quyết định 11 Kỹ năng kiên định 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian Rất cần (1) Cần (2) Thỉnh thoảng cần (3) Không cần (4) Hoàn toàn không cần (5) 15 Các kỹ năng khác (Thầy/cô có thể điền vào) - Câu 5. Theo thầy/cô hiện nay học sinh trung học cơ sở đã có được những kỹ năng nào và kỹ năng nào là cần thiết? Thầy/Cô vui lòng trả lời cả 2 cột TT Kỹ năng sống Có (1) 1 Kỹ năng tự nhận thức Chưa có (2) Rất cần (3) Cần (4) Không cần (5) 2 Kỹ năng xác định giá trị 3 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 4 Kỹ năng giao tiếp 5 Kỹ năng lắng nghe tích cực 6 Kỹ năng thể hiện sự cảm thông 7 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 8 Kỹ năng hợp tác 9 Kỹ năng tư duy sáng tạo 10 Kỹ năng ra quyết định

115 11 Kỹ năng kiên định 12 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 13 Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 14 Kỹ năng quản lý thời gian 15 Các kỹ năng khác (Thầy/cô có thể điền vào) - Câu 6. Theo thầy/cô thì viêc hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh cần thực hiện ở đâu? (Gia đình, nhà trường hay tổ chức đoàn thể xã hội nào?) 1. Gia đình 2. Nhà trường 3. Tổ chức đoàn thể xã hội như Đoàn, Đội 4. Tất cả các ý nêu trên Câu 7. Thầy/cô hãy cho biết những nguyên nhân của việc hiện nay học sinh chúng ta chưa hình thành được những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân. TT Nguyên nhân 1 Do trình độ học vấn Rất đúng (1) Đúng (2) Lúc đúng, lúc không (3) Sai (4) Hoàn toàn sai (5) 2 Do phương pháp giáo dục 3 Do nhà trường chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống 4 Do các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi 5 Do các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 6 Do tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống 7 Nội dung giáo dục kỹ năng sống chưa đa dạng, phong phú, áp đặt một cách máy móc 8 Do phụ huynh nuông chiều 9 Do phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống

116 10 Do các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội 11 Do thời gian học tập của các em chiếm quá nhiều, có ít điều kiện luyện tập, thực hành 12 Do các em còn ỷ lại gia đình 13 Do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống 14 Do các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống Câu 8. Theo thầy/cô, bộ phận (đơn vị) nào quản lí việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở là hiệu quả? TT Đơn vị quản lí Rất đúng (1) 1. Phòng giáo dục 2. Quận Đoàn 3. Chính quyền địa phương 4. Hiệu trưởng (BGH) 5. Hội đồng sư phạm 6. Giáo viên chủ nhiệm 7. Giáo viên bộ môn 8. Phụ huynh Lúc đúng lúc không (2) Hoàn toàn sai (3) Câu 9. Theo thầy/cô, những môn học nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? TT Môn học góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống 1 Tất cả môn học ở trường 2 Các môn Khoa học Xã hội (Văn, Tiếng Anh, Sử, ) 3 Các môn Khoa học Tự nhiên (Tóan, Lý, Hóa, ) 4 Các môn Năng khiếu (Nhạc, Họa) Luôn luôn (1) Lúc có lúc không (2) Không có (3)

117 Câu 10. Theo thầy/cô, những hoạt động nào có thể góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh? TT Các hoạt động góp phần vào việc giáo dục kĩ năng sống 1 Giáo dục hướng nghiệp 2 Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 3 Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 4 Lồng ghép kĩ năng vào việc dạy kiến thức 5 Nội dung mỗi môn học đều có khả năng dạy kĩ năng sống 6 Hoạt động hình thành kĩ năng suy luận, phán đoán 7 Hoạt động hình thành kĩ năng giao tiếp 8 Phong trào Đoàn Đội 9 Hoạt đông vui chơi 10 Hoạt động văn nghệ 11 Hoạt động từ thiện 12 Sinh hoạt chủ nhiệm Luôn luôn (1) Lúc có lúc không (2) Không có (3) Câu 11. Theo thầy/cô, các nội dung quản lý việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sau đây đã được Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đạt mức độ nào? Stt Các nội dung quản lý đã thực hiện 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Còn yếu 1 Quản lý việc phân công cho giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục kĩ năng sống qua việc giảng dạy các bộ môn 2 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và nội dung giáo dục 3 Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 4 Qua việc tổ chức tốt các hoạt động trường, lớp 5 Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 6 Quản lý phương tiện, môi trường giáo dục và điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng sống

118 Câu 12. Theo thầy/cô, các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sau đây đã được Hiệu trưởng thực hiện đạt mức độ nào? Stt Các biện pháp quản lý đã thực hiện 1. Tốt 2. Khá 3. Trung bình 4. Còn yếu 1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch 2 Quản lý công tác kiểm tra đánh giá 3 Nhắc nhở, động viên thúc đẩy đối với đội ngũ giáo viên. Xin cảm ơn quý Thầy/Cô đã cộng tác. Trân trọng kính chào

119 PHỤ LỤC 3 HÌNH ẢNH MINH HỌA Hình 3.1. Tăng cường môi trường xanh tại trường Trường Sơn Hình 3.2. Môi trường thiên nhiên của Trường Nguyễn Văn Nghi

120 Hình 3.3. Hành lang Trường Nguyễn Văn Nghi được bố trí thành những hồ cá Hình 3.5. Đội kèn nhí của Trường THCS Trường Sơn

121 Hình 3.4. Khu vực học sinh chơi bóng rỗ sau giờ học

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040 xd BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH HÀ HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BẢO VỆ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ BẢO VỆ THÁI HÒA

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều Chào các bạn sinh viên thân mến! Trong một câu truyện

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyright 1996-2018 A & A, Inc. All rights reserved. 1 Bảng Chỉ số Giá trị Nội tại này là tổng hợp nghiên cứu của

Chi tiết hơn

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm 2010 1 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI VŨ TIỂU TÂM ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM PHỤC HỒI

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook :   Tham gia cộn Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic Quy Tắc Đạo Đức Panasonic Quy Tắc Đạo Đức Panasonic Nội dung Phạm vi áp dụng và thực hiện... - 3 - Chương 1: Các nguyên tắc căn bản của chúng ta... - 4 - Chương 2: Thực hiện nguyên tắc trong hoạt động

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

Chuyên đề

Chuyên đề 1/10 Chuyên đề ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TỰ HỌC I. Tự học và các dạng tự học 1. Tự học của SV - Tự học là một bộ phận của học, một thành phần của dạy học. - Đặc trưng của tự học là tính tự

Chi tiết hơn

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM UNICEF VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC (Tài liệu hướng dẫn giáo viên các

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỦY SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 TÓM

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCACBON THƠM - NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN - HỆ THỐNG

Chi tiết hơn

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT? Có động cơ học tập Có mục đích học tập Có nguyên tắc học tập Có kế hoạch học tập Có phương pháp học tập Có những điều kiện học tập ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC 11 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng Author : Hồng Thắm Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng - Bài làm 1 Trong cuộc sống mỗi người sinh ra đều có những ước mơ và hoài bão cho bản thân mình, con người nuôi

Chi tiết hơn

Các hình thức nhập thế của đạo Phật

Các hình thức nhập thế của đạo Phật 1 Các hình thức nhập thế của đạo Phật Khải Tuệ Tôn giáo trong ý nghĩa cơ bản nhất nó được sinh ra từ nhu cầu tâm linh của con người. Nói cách khác, chỉ khi nào con người cần một nơi để hướng tâm linh về

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

Nghị luận về sách

Nghị luận về sách Nghị luận về sách Author : elisa Nghị luận về sách - Bài số 1 Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Nhà quản lý tức thì

Nhà quản lý tức thì CY CHARNEY NHÀ QUẢN LÝ TỨC THÌ Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc Dự Án Phát Triển Giáo Viên Tiểu Học GIÁO TRÌNH Dạy Học Lớp 4 Theo Chương Trình Tiểu Học Mới Ebook.moet.gov.vn, 2008 Tiếng Việt A. Tổng quan về tiểu mô-đun 1. Mục tiêu của tiểu mô-đun Học xong tiểu môđun

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN TH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN MINH HẰNG THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN, 2018 ĐẠI HỌC THÁI

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất MỤC LỤC THƯ TỪ CHỦ TỊCH & CEO... 3 CAM KẾT VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA... 4 CÁC NGUỒN LỰC CHO NHÂN VIÊN... 5... 6

Chi tiết hơn

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Simplot Code of Conduct 0419R_VI Công ty J.R. Simplot Bộ Quy Tắc Ứng Xử 2019 J.R. Simplot Company. Bảo lưu Mọi Quyền. Nội dung Thông điệp từ Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành... 2 Bộ Quy tắc Ứng xử của Công ty J.R. Simplot: Liên tục kế thừa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc PhÆ°Æ¡ng HỎi thảo Hè Porto 2019 (1) BẢN THẢO Xin tuyệt đối không trích dẫn, đăng lại mà không có sự đồng ý của tác giả Hoạch định chính sách canh tân, phát triển đất nước và tiếp thu ý kiến tham mưu, tư vấn bởi nhà nước và ĐCSVN vài điểm

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi 7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho người dân đã được

Chi tiết hơn

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Các bạn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NUÔI YÊU THÍCH Vẽ Gà (MT) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của

Chi tiết hơn

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA SÁCH TRÒ CHƠI AWANA SÁCH TRÒ CHƠI Awana International 1 East Bode Road Streamwood, Illinois 60107-6658 U.S.A. www.awana.org InternationalProgram@awana.org 2004 Awana Clubs International. All rights reserved.

Chi tiết hơn

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử Một thông điệp từ Giám Đốc Điều Hành Tháng Năm 2016 Thân gửi các Đồng nghiệp, Tại Astellas, cách thức chúng ta kinh doanh có tầm quan trọng ngang hàng với kết quả chúng

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM --------------------------------- CHU THỊ HỒNG NHUNG GIÁO DỤC LÒNG NHÂN ÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Lý luận

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY VĂN HỌC SỬ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, nhà nước đang khuyến khích giáo viên, học sinh học vào ứng dụng công nghệ thông tin

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 38/2005/QH11 LUẬT GIÁO DỤC Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ  VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG Tâm lý học sư phạm và giao tiếp sư phạm TS. Lê Thị Thanh Thủy Chủ đề 1. Tâm lý học sư phạm Chủ đề 2. Giao tiếp trong sư phạm A. Tâm lý học sư phạm 1. Đối tượng của tâm lý học sư phạm Nghiên cứu những quy

Chi tiết hơn

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà xuất bản: NXB Tri thức Nhà phát hành: Phương Nam Khối

Chi tiết hơn

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT CON NUÔI TRONG NƯỚC: Phải thuận tiện và đơn giản Hôm qua (9/5), Thứ trưởng Nguyễn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BCTỰ ĒÆNH GIÆ 2017-Chuyen NTT

Microsoft Word - BCTá»° ĒÆNH GIÆ 2017-Chuyen NTT DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký 1 Nguyễn Quang Hợp Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ 2 Lê Thị Lệ Dung Phó hiệu trưởng Phó Chủ tịch HĐ 3 Trần Việt Khoa Phó

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BỐN Hàng thứ ba trang thứ nhất

Chi tiết hơn

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968-2018) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938, Ngô Quyền xưng

Chi tiết hơn

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

Microsoft Word _NgoQuocPhuong thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CANH TÂN, PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ TIẾP THU Ý KIẾN TƯ VẤN, PHẢN BIỆN BỞI NHÀ NƯỚC VÀ ĐCSVN VÀI ĐIỂM NHÌN TỪ TRONG NƯỚC

Chi tiết hơn

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính trị đã có, trong bài viết về Xuân Thu, phần Bình Quân,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TT_ doc

Microsoft Word - TT_ doc Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay / Ninh Thị Thu Hằng Luận văn này 115 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự Chương

Chi tiết hơn

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng... 3 Điều 2. Giải thích từ ngữ... 3 CHƯƠNG II. CAM KẾT CỦA CÔNG TY... 3 Điều 3. Cam kết đối với Cán bộ CBNV...

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới Nhận xét, phân tích, góp ý cho CT môn Tin học trong CT GDPT mới Bùi Việt Hà Nhiều bạn bè, giáo viên

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Crucialtec Vina đã

Chi tiết hơn

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ,

1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, 1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của thực tập sư phạm.; - Xác định

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn