VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI BAÉC GIANG TRIEÅN KHAI THÖÏC HIEÄN ÑEÀ AÙN HOÃ TRÔÏ SAÛN XUAÁT RAU AN TOAØN TAÄP TRUNG THEO TIEÂU CHUAÅN VIETGAP TRONG NA

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI BAÉC GIANG TRIEÅN KHAI THÖÏC HIEÄN ÑEÀ AÙN HOÃ TRÔÏ SAÛN XUAÁT RAU AN TOAØN TAÄP TRUNG THEO TIEÂU CHUAÅN VIETGAP TRONG NA"

Bản ghi

1 VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI BAÉC GIANG TRIEÅN KHAI THÖÏC HIEÄN ÑEÀ AÙN HOÃ TRÔÏ SAÛN XUAÁT RAU AN TOAØN TAÄP TRUNG THEO TIEÂU CHUAÅN VIETGAP TRONG NAÊM 2016 Hương Giang Thực hiện Quyết định số 2303/ QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn , ngày 21/4/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Kế hoạch số 24/KH-SNN về việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong năm Mục tiêu, nội dung của kế hoạch là xây dựng 5 mô hình sản xuất rau an toàn tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP, mỗi mô hình diện tích tối thiểu 5ha với tổng diện tích 25ha tại các địa Sản xuất quy mô lớn, tập trung, áp dụng công nghệ cao Hướng đi mới cho rau an toàn phương: Phường Đa Mai (thành phố Bắc Giang), xã Quang Thịnh (huyện Lạng Giang), xã Cảnh Thụy (huyện Yên Dũng), xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), xã Đông Phú (huyện Lục Nam). Sản xuất các loại rau như: Cà chua, ớt, rau cải, bắp cải, xúp lơ, su hào... Đồng thời, triển khai 01 mô hình điểm sản xuất rau cần an toàn tập trung tại xã Hoàng Lương (huyện Hiệp Hòa) với quy mô 20ha gắn với hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu SỐ

2 VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI sản phẩm với doanh nghiệp hoặc bếp ăn tập thể. Thời vụ sản xuất trong tháng 6, 7 và vụ thu đông năm Xây dựng 3 mô hình nhà lưới tại xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), phường Đa Mai (thành phố Bắc Giang), xã Cảnh Thụy (huyện Yên Dũng) để sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mỗi mô hình diện tích tối thiểu 500m 2, đây là cơ sở để tổng kết đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng. Để thực hiện những mục tiêu, nội dung đã nêu, Kế hoạch số 24/KH-SNN chỉ rõ những nhóm giải pháp cụ thể cần tập trung thực hiện: Giải pháp về kỹ thuật: Lựa chọn các giống rau mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, có hiệu quả kinh tế và khả năng tiêu thụ thuận lợi để đưa vào mô hình sản xuất. Bố trí lịch thời vụ sản xuất cho phù hợp với từng chủng loại rau để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Chú trọng ứng dụng công nghệ như: Che phủ nilon, lưới che mưa, che nắng, chống côn trùng, sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc thảo mộc để sản xuất rau an toàn đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, kể cả sản xuất trái vụ. Ứng dụng quy trình sản xuất, giám sát sản xuất và sơ chế theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Công tác tuyên truyền: Các cơ quan truyền thông, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất để doanh nghiệp và người dân có điều kiện lựa chọn đầu tư, đáp ứng yêu cầu của sản xuất rau an toàn và yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa; khuyến khích, tạo điều kiện cho người sử dụng đất thực hiện dồn điền, đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả của sản xuất rau an toàn, cũng như tác hại của rau không an toàn. Tập huấn, hướng dẫn các quy trình sản xuất rau an toàn kết hợp xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi, các mô hình sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc thảo mộc ở các vùng sản xuất rau trên địa bàn tỉnh. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại để doanh nghiệp, thương nhân được biết để thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức tập huấn cho tất cả các hộ, nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia sản xuất, sơ chế, bảo quản rau an toàn xuất khẩu. Về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm rau an toàn sẽ được tiêu thụ dưới hình thức đại diện công ty, hợp tác xã hoặc Ban Điều hành thôn đứng ra ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các siêu thị trên địa bàn, kênh phân phối tại Hà Nội, các nhà hàng, khách sạn lớn hoặc bếp ăn các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh hoặc ký hợp đồng với các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu như: GOC, Nhà máy Chế biến Nông sản Thực phẩm Bắc Giang, Công ty Cổ phần XNK VIFOCO Kinh phí nhà nước đầu tư hỗ trợ cho mô hình: Tổng kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ 1,5 tỷ đồng. Các huyện, thành phố chủ động bố trí thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài phần hỗ trợ của tỉnh. Để hoàn thành tốt Kế hoạch số 24/KH-SNN, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện, yêu cầu các đơn vị thuộc Sở tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này./. 2 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

3 VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP BAÛO VEÄ VAØ PHAÙT TRIEÅN RÖØNG BEÀN VÖÕNG, NAÂNG CAO NAÊNG SUAÁT, CHAÁT LÖÔÏNG, GIAÙ TRÒ RÖØNG TROÀNG SAÛN XUAÁT Nguyễn Quốc Dự Chi cục Kiểm lâm Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các tổ chức, các hộ gia đình đã đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng trên diện tích được giao, nhờ đó độ che phủ của rừng được nâng lên 37,1%. Mặc dù kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, nhưng sản xuất lâm nghiệp của tỉnh ta vẫn còn tồn tại một số khó khăn, thách thức như: Kết quả phát triển rừng không đồng đều giữa các địa phương; chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên có nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm; tình trạng chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng tập trung tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam vẫn diễn ra; năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị chủ rừng còn hạn chế; một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao đã bị chuyển đổi sang mục đích khác nhưng chưa được xử lý kiên quyết, kịp thời. Theo Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có tổng diện tích ha đất lâm nghiệp. Trong đó, rừng đặc dụng ha (8,6%); rừng phòng hộ ha (13,5%); rừng sản xuất ha (77,9%), nâng độ che phủ của rừng đến năm 2020 lên 38%. Như vậy, diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tăng so với năm 2014 là 7.304ha. Ngày 23/12/2014, UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn Trong đó định hướng phát triển lâm nghiệp từ nay đến năm 2020 là: Thực hiện làm giàu rừng tự nhiên khoảng 1.000ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt kém chất lượng để trồng rừng sản xuất 2.300ha; trồng ha rừng tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bình quân lên 20m 3 /ha/năm; mở rộng diện tích kinh doanh gỗ lớn, đến năm 2020, dự kiến diện tích kinh doanh gỗ lớn khoảng 7.200ha, chiếm 10% trồng diện tích rừng trồng sản xuất; sản lượng khai thác gỗ bình quân m 3 năm 2015 và đến năm 2020 đạt m 3, trong đó, tỷ lệ gỗ lớn chiếm 40% tổng sản lượng khai thác; tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến SỐ

4 VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI 1 Rừng bạch đàn giống mới PNC T3, UP 35 trên địa bàn xã Đồng Hưu ván ghép thanh, ván MDF. Để thực hiện mục tiêu, nội dung đề ra, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây: Thứ nhất, vẫn là giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng trong nhân dân cùng với việc tiếp tục thực hiện củng cố hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp. Thứ hai, tổ chức thực thiện tốt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo Quyết định số 845/BNN- TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng đối với các doanh nghiệp được thuê rừng trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, tiếp tục thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh, giai đoạn ; tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào sản xuất giống bạch đàn lai các dòng (UP99, UP95, UP54, PNCT3...); keo lai các dòng (BV10, BV33, BV73); một số giống mới khác. Thứ tư, chỉ đạo thực hiện tốt quy trình, kỹ thuật thâm canh rừng trồng; các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất giống theo phương pháp truyền thống bằng vật liệu bầu siêu nhẹ để giảm bớt nhân công lao động trong khâu trồng rừng; từng bước áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, thực hiện tỉa thưa, tỉa cành, chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng. Thứ năm, tiếp tục thực thiện phương án sắp xếp, 4 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

5 VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI đổi mới các công ty lâm nghiệp để ổn định mô hình tổ chức sản xuất mới trên địa bàn tỉnh. Triển khai hiệu quả Quyết định số 62/2013/ QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu. Liên kết giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến lâm sản; liên kết giữa các hộ gia đình tạo thành nhóm hộ, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Thứ sáu, cụ thể hóa một số chính sách hỗ trợ cho lâm nghiệp. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lâm nghiệp, nhất là đầu tư các nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà chế biến, tiến tới hình thành Hiệp hội Doanh nghiệp lâm nghiệp tỉnh. Xây dựng và triển khai các mô hình kinh doanh rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) để có thể mở rộng xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường các nước Mỹ, EU, Nhật Bản Thứ bảy, đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, khuyến khích tích tụ đất đai theo quy định, tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; khuyến khích mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà đầu tư có tiềm lực về kỹ thuật, tài chính và chế biến, tiêu thụ với các chủ rừng là công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng có quỹ đất trồng rừng sản xuất, các hộ gia đình; chủ rừng cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp với nhà đầu tư; huy động các nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và vốn trong dân đầu tư lại sau khi khai thác rừng trồng./. Một khu rừng trồng của người dân xã Đồng Hưu, huyện Sơn Động 2 SỐ

6 CAÀN TAÊNG CÖÔØNG VAI TROØ CUÛA DOANH NGHIEÄP TRONG XAÂY DÖÏNG CAÙNH ÑOÀNG MAÃU Đức Hùng Xây dựng cánh đồng mẫu là hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện canh tác cùng loại sản phẩm, thuận tiện để cơ giới hóa và áp dụng những kỹ thuật mới, giải quyết đầu ra ổn định và có lợi nhuận cho nông dân. Vì vậy, đây là hướng tổ chức sản xuất phù hợp trong công cuộc xây dựng nông thôn mới theo định hướng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra. Tuy nhiên, để cánh đồng mẫu đạt hiệu quả cần sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp. Trước đây, tại cánh đồng thôn Đình Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, mỗi gia đình có khoảng 2-3 sào ruộng chia làm nhiều ô nhỏ nên khó đưa máy móc vào sản xuất. Vì vậy, nhiều gia đình chỉ cấy một vụ lúa rồi bỏ đất không, hoặc mỗi gia đình trồng một loại rau màu khác nhau nên thu nhập không cao, khiến người dân không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. Năm 2013, khi có kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu, xã tiến hành dồn điền, đồi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu của thôn rộng 20ha, chuyên sản xuất 2 vụ lúa, 1 vụ khoai tây đông với phương châm sản xuất liền vùng, cùng trà, cùng giống để thuận tiện cho canh tác, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ. Từ khi hình thành cánh đồng mẫu, người dân trong thôn được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh và huyện như giá giống, khoa học kỹ thuật, vật tư, thu mua, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Nguyên, thôn Đình Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng cho biết: Trồng khoai tây Atlantic được hỗ trợ 60% giá giống, vật tư. Khi thu hoạch, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tân Nông Bắc Giang thu mua toàn bộ sản phẩm, năng suất khoai đạt 6-7 tạ/sào, trừ chi phí lãi 15 triệu đồng/vụ. Với cánh đồng mẫu rộng 20ha ở thôn Sàng Bến, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, do đặc điểm khí hậu thích hợp nên xã tiến hành cấy lúa nếp cái hoa vàng. Ông Nguyễn Đức Thịnh, Chủ tịch UBND xã Tân Quang cho biết: Cấy nếp cái hoa vàng nơi đây có chất lượng hơn hẳn một số địa bàn khác, do đó xã chọn giống lúa này đưa vào sản xuất trên cánh đồng mẫu. Ngay vụ đầu tiên, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất bình quân gần 2 tạ/sào, tăng 20kg so với cấy nhỏ lẻ. Chị Hà Thị Cúc thôn 6 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

7 1 Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân nhận biết sâu bệnh hại trên cánh đồng mẫu tại xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn Sàng Bến, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn chia sẻ: Trước đây, tôi chỉ cấy lúa tẻ, khi thôn, xã quy hoạch cánh đồng mẫu, tôi cấy 5 sào nếp cái hoa vàng. Canh tác tại vùng tập trung, tôi được hỗ trợ phân bón, công làm đất và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Khi lúa chín đã có khách đặt mua với giá đồng/kg gạo, cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng/sào, cao gấp đôi so với lúa thuần. Năm 2013, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu. Đến nay, địa phương đã xây dựng khoảng 100 cánh đồng mẫu, tạo cơ sở cho việc tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng từ 20-50% so với sản xuất nhỏ lẻ. Cánh đồng mẫu giúp cơ quan chuyên môn thuận lợi trong chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, cấp nước tưới cho cây trồng. Nông dân tiết kiệm công lao động nhờ đưa phương tiện cơ giới vào làm đất, thu hoạch. Một số nơi doanh nghiệp đã liên kết cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang phân bổ 33 tỷ đồng hỗ trợ dồn điền, đổi thửa và xây dựng cánh đồng mẫu cho các huyện, thành phố, chia làm hai đợt. Đợt một, 14 tỷ đồng; trong đó, hơn 5 tỷ đồng dành cho 8 huyện, thành phố gồm: Yên Dũng, Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động và thành phố Bắc Giang hỗ trợ công tác dồn điền, đổi thửa. Số kinh phí còn lại dành cho các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn và thành phố Bắc Giang hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu. Đợt hai, 19 tỷ đồng; trong đó, hơn 17,5 tỷ đồng dành để hỗ trợ dồn điền, đổi thửa và xây dựng cánh đồng mẫu, còn lại gần 1,4 tỷ đồng thực hiện quy hoạch đồng ruộng, xây dựng đề án, dự án dồn diền, đổi SỐ

8 2 Cánh đồng sản xuất khoai tây tập trung tại thôn Đình Phú, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng thửa cho năm tiếp theo. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung phải gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, những nơi cánh đồng mẫu có hiệu quả cao là do có sự liên kết 4 nhà trong sản xuất, nhất là sự liên kết sâu giữa doanh nghiệp và người dân. Vai trò của doanh nghiệp trong mô hình cánh đồng mẫu thể hiện trên nhiều mặt như: Doanh nghiệp là người cung ứng vật tư đầu vào cho nông dân; là người chỉ đạo sản xuất, hỗ trợ về mặt kỹ thuật sản xuất; là người tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Với những vai trò này, rõ ràng doanh nghiệp là tác nhân, là động lực không thể thiếu để nông dân đồng tâm thực hiện cánh đồng mẫu. Quan hệ chính trong cánh đồng mẫu là quan hệ ngang giữa nông dân với nông dân và quan hệ dọc giữa doanh nghiệp với nông dân. Trong đó, nếu quan hệ dọc không bền vững thì quan hệ ngang sớm muộn cũng bị phá vỡ. Nếu doanh nghiệp không bao tiêu sản phẩm hoặc ép giá, không bảo đảm lợi nhuận cho người nông dân; nông dân làm ra nông sản với số lượng lớn, chất lượng cao nhưng không tìm được đầu ra hoặc không bảo đảm lợi nhuận thì những hoạt động liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân, nông dân với doanh nghiệp sẽ mất động lực. Sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu mang lại năng suất, hiệu quả cao nhưng nếu nông dân vẫn rơi vào cảnh được mùa mất giá, lợi ích không được bảo đảm thì mô hình này cũng không thể bền vững, thậm chí có thể bị phá vỡ. Điều này cho thấy vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo đảm sự thành công, sự phát triển bền vững của cánh đồng mẫu là rất quan trọng, đặc biệt là trong vấn đề giải quyết đầu ra của nông sản, bảo đảm lợi ích của nông dân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chỉ một số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, còn lại các doanh nghiệp chủ yếu tham gia vào 8 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

9 khâu cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao kỹ thuật. Thậm chí, có một số doanh nghiệp không muốn ký kết hợp đồng đầu tư cung ứng với người nông dân trong cánh đồng mẫu, nhất là doanh nghiệp tư nhân, vì họ sợ chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nông dân. Vai trò của các doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu chưa thể hiện rõ nét. Thực tế cho thấy, số lượng các doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm không nhiều, một phần do sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, việc ký kết hợp đồng diễn ra trước khi tiến hành sản xuất nhưng định giá cả sau thu hoạch với rất nhiều biến động của thị trường nên nhiều doanh nghiệp không ký kết giá sàn mua. Có những trường hợp doanh nghiệp ký kết cả giá mua nhưng đến khi thu hoạch, giá cả thị trường sụt giảm, doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng, bỏ rơi người nông dân, không mua theo giá đã ký kết mà mua theo giá thị trường khi đó. Thậm chí, có doanh nghiệp còn ép giá, mua thấp hơn giá thị trường; có doanh nghiệp mua cầm chừng, buộc người nông dân phải bán cho thương lái và bị ép giá. Điệp khúc được mùa mất giá lại tái diễn. Trong khi đó, do tính pháp lý của các hợp đồng không cao nên các cấp chính quyền cũng không thể xử lý được các trường hợp này. Khó khăn trong bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn do giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thống nhất phương thức thu mua và tính giá cả. Tại nhiều cánh đồng mẫu, người dân bị động, khó khăn, chật vật tìm đầu ra cho sản phẩm. Điển hình, năm 2014, tại huyện Yên Thế, toàn bộ 4 cánh đồng mẫu cấy lúa lai trong vụ xuân, vụ mùa; cánh đồng củ đậu của xã Đồng Kỳ, Tiến Thắng, Xuân Lương đều không có liên kết tiêu thụ. Vụ xuân năm 2015, có 5 cánh đồng mẫu cấy lúa chất lượng tại xã Bảo Sơn, Đông Hưng, Đông Phú, Bảo Đài, Tam Dị huyện Lục Nam nông dân phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm. Có thể thấy, vướng mắc lớn nhất trong thực hiện cánh đồng mẫu, đe dọa sự phát triển bền vững của mô hình này chính là mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, mà cụ thể là doanh nghiệp chưa phát huy hết vai trò của mình, đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho người nông dân. Để phát huy những lợi ích từ việc xây dựng cánh đồng mẫu cần tăng cường mối liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu. Muốn vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cánh đồng mẫu, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính tốt; cần hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho các bản hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân khi tham gia cánh đồng mẫu; xây dựng cơ chế và khuyến khích nông dân đóng cổ phần trong các doanh nghiệp tham gia cánh đồng mẫu. Theo ông Vũ Đình Phượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, để nâng cao hiệu quả sản xuất trên cánh đồng mẫu, Sở đã yêu cầu Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố phối hợp với đơn vị chuyên môn rà soát cụ thể, lựa chọn cơ cấu giống phù hợp để đưa vào sản xuất tập trung. Đồng thời, đầu tư hạ tầng, áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác, thu hút doanh nghiệp tham gia bao tiêu nông sản, hình thành chuỗi sản xuất khép kín, bảo đảm sản phẩm có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho nông dân./. SỐ

10 HIEÄU QUAÛ BÖÔÙC ÑAÀU ÖÙNG DUÏNG COÂNG NGHEÄ TÖÔÙI NHOÛ GIOÏT TREÂN CAÂY COÙ MUÙI TAÏI HUYEÄN LUÏC NGAÏN Thu Thủy Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt mới đây khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Do vậy, việc nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phục vụ sản xuất là bước đi cần thiết cho sự phát triển của ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Với Bắc Giang, việc áp dụng phương pháp tiên tiến tưới nhỏ giọt cho cây cam Đường Canh là bước đi quan trọng giúp tiết kiệm nước, giảm chi phí lao động, tăng năng suất cây trồng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, từ đó tăng thu nhập cho người nông dân và phù hợp với vùng núi, vùng có nguy cơ hạn hán. Tưới cây, một việc tưởng chừng đơn giản, nhưng trước nguy cơ cạn kiệt nước và phải đảm bảo gia tăng năng suất với điều kiện tiết kiệm nhất về phân bón, nước tưới, đảm bảo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, tiết kiệm nhân lực đã tạo cơ hội cho công nghệ tưới nhỏ ngày càng hoàn thiện và phát triển. Tháng 12/2015, Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, đã phối hợp với Viện Nước tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (đơn vị tư vấn nghiên cứu chuyển giao công nghệ) nghiên cứu, triển khai xây dựng, lắp đặt mô hình điểm tưới tiết kiệm nước cho 1,55ha cây cam Đường Canh trên 3 năm tuổi thuộc hộ ông Bùi Đức Long, thôn Hăng, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Mô hình được thực hiện đến hết năm 2016, với tổng kinh phí hơn 900 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều đều từ công cụ hay thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất gần gốc cây. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được triển khai tại mô hình gồm có 4 bộ phận: Hệ thống đầu mối (trạm bơm cấp nước); hệ thống cụm xử lý và điều khiển trung tâm; hệ thống đường ống áp lực phân phối nước với các thiết bị kiểm soát, điều khiển; hệ thống thiết bị tưới nhỏ giọt (dây tưới nhỏ giọt và các phụ kiện kèm theo). Hệ thống tưới nhỏ giọt có kết hợp với bộ phận châm phân tự động, cung cấp phân bón khi tưới tiêu. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiết kiệm nước nhất, được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới với nhiều ưu điểm như: Thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau, có thể sử dụng rộng rãi ở mọi địa hình, thổ nhưỡng, đất không 10 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

11 bị xói mòn, rửa trôi chất dinh dưỡng nên hạn chế sự bạc màu, chua hóa đất, giúp giảm từ 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống, tiết kiệm được lượng phân bón mà không lo bị hao hụt nhiều như rải phân trước đây, vì nó có thể khống chế lượng nước tương đối chính xác, đưa nước và chất dinh dưỡng đến vùng đất quanh rễ cây. Phương pháp đã giúp cho người nông dân giảm được công lao động. Được đưa vào vận hành chưa lâu nhưng theo đánh giá của ông Bùi Đức Long, người tham gia mô hình: Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam đã phát huy nhiều ưu điểm tích cực như: Tiết kiệm thời gian tưới, lượng nước tưới và công lao động; bón phân dễ dàng với hiệu quả cao; lượng nước được thấm sâu, giữ ẩm tốt nên cây phát triển rất xanh tốt, mặc dù cây mới được 2 năm tuổi nhưng đã cao to như cây 3-4 tuổi. Cụ thể, trước kia nếu áp dụng tưới tràn thủ công cho vườn cam phải cần 3 công lao động, mỗi đợt tưới phải kéo dài 3-5 ngày mới hết gần gốc nên mỗi năm gia đình tôi tốn khoảng 60 triệu đồng thuê nhân công tưới nước, bón phân cho cây. Những năm mưa ít, hạn hán chi phí này còn cao hơn mà nhiều thời điểm không thuê được người. Từ khi được lắp đặt hệ thống tưới Ông Bùi Đức Long kiểm tra bộ phận lọc nước và châm phân bón trong hệ thống tưới nhỏ giọt nhỏ giọt kết hợp với bón phân, với thao tác vận hành đơn giản, việc tưới cho toàn bộ khu vườn có đủ nước, phân bón ngay cả những cây ở góc vườn chỉ mất từ 2-3 giờ. Mặt khác, khi tưới tràn loang, mỗi gốc cam mất khoảng 20 lít nước nhưng độ thấm không sâu nên sau 3 ngày phải tưới lại, còn tưới nhỏ giọt thì 6 ngày sau mới phải tưới lại. Ngoài tiết kiệm nước tưới, nhân công tưới còn phải kể đến việc giảm công chăm sóc do hạn chế được các loại cỏ dại, việc bón phân rất đều nhờ lượng phân bón được hòa tan hết vào thùng nước, qua bộ phận châm phân tưới đều cho các gốc nên hiệu quả bón phân rất cao. Tuy nhiên, ông Bùi Đức Long cũng lưu ý là không dùng được nước giếng khoan để tưới trực tiếp cho cây mà dùng nước hồ, vì giếng khoan ở địa phương có cặn đá vôi sau thời gian sử dụng sẽ gây tắc đường ống dẫn nước. Nếu trường hợp phải sử dụng nước giếng khoan thì nên bơm nước lên bể để lắng cặn một thời gian rồi mới đưa vào tưới. Nhằm phát huy những hiệu quả của công nghệ tưới nhỏ giọt, hiện tại, Chi Cục Thủy lợi Bắc Giang đang phối kết hợp với Viện Nước tưới tiêu và Môi trường tiếp tục theo dõi, đánh giá nhằm hoàn thiện quy trình tưới nhỏ giọt cho cây cam Đường Canh, đồng thời tổ chức tập huấn, khuyến cáo nhân rộng mô hình không chỉ trên cây cam Canh mà còn đối với những cây trồng cạn khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang./. SỐ

12 Ngöôøi tieân phong ñöa gioáng luùa Nhaät veà Taân Yeân Phương Thảo Những năm gần đây, nhiều nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn những giống cây mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương. Ông Thân Đức Cảnh - Giám đốc Hợp tác xã Đức Cảnh, xã Ngọc Châu là người đi tiên phong trong việc đưa giống lúa Nhật về Tân Yên gieo cấy và cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy, từ chỗ chỉ có 30ha diện tích lúa Nhật ban đầu, tập trung chủ yếu ở Ngọc Châu và Ngọc Thiện, đến nay, người dân đã mở rộng diện tích gieo cấy lên tới 80ha và lúa Nhật có mặt ở hầu hết các xã. Trồng lúa từ lâu vốn là một nghề vất vả, cực nhọc mà lợi nhuận chẳng được bao nhiêu nên mô hình trồng lúa Nhật đem lại lợi nhuận cao ở Tân Yên mở ra hướng đi mới nhiều triển vọng cho nông dân. Để tìm hiểu về mô hình này, một ngày giữa tháng 4, chúng tôi đến gặp ông Thân Đức Cảnh, người đã có công đưa giống lúa năng suất về đồng đất Tân Yên, đồng thời còn đứng ra làm đầu mối bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình sản xuất lúa Nhật, trải dài trước mắt là những thửa ruộng xanh ngút ngàn đang trong thời kỳ trỗ đòng, ông Cảnh cho biết: Lần đầu tiếp cận và biết được hiệu quả của cây lúa Nhật, tôi đã đi thăm quan mô hình nhiều nơi. Năm 1997, tôi quyết định tiếp nhận giống lúa này từ Công ty lúa Việt Nhật để đưa vào gieo cấy thử nghiệm trên diện tích 6ha tại thôn Phú Thọ và Tân Minh. Thành công vụ sản xuất đầu là động lực giúp tôi tiếp tục mở rộng diện tích lúa của gia đình cũng như vận động bà con nông dân cùng canh tác giống lúa mới. Đến vụ mùa năm 2014, tôi ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển Công nghệ An Định (Hà Nội) để tiếp nhận giống lúa thuần Nhật Bản dòng Japonica J02 đưa vào gieo cấy trên diện tích 30ha. Năm 2015, tôi mạnh dạn triển khai ở cả vụ xuân, vụ mùa và đến năm nay, diện tích lúa Nhật trên địa bàn huyện đã tăng lên 80ha, có mặt ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Trong đó, nhiều nhất vẫn tập trung ở Ngọc Châu và Ngọc Thiện. Riêng gia đình tôi đã đưa vào sản xuất trên diện tích 7,5ha. Đánh giá về giống lúa Nhật qua thực tế sản xuất ở nhiều vụ, ông Cảnh cho biết: Lúa Nhật dòng Japonica J02 có nhiều ưu điểm như: Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân từ ngày, vụ mùa từ ngày; đẻ rất khỏe; khả năng chịu rét 12 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

13 Ông Thân Đức Cảnh thăm mô hình sản xuất lúa Nhật tốt; sinh trưởng, phát triển khỏe; bộ lá đứng gọn, khỏe, màu xanh đậm; năng suất khá, trung bình đạt tạ/ha; chịu mức độ thâm canh cao. Hạt gạo trong, cơm ngon, hương thơm nhẹ, ít nhiễm sâu bệnh hại, không nhiễm bệnh đạo ôn, rầy nâu. So sánh với các giống lúa cấy đại trà khác, mỗi sào lúa Nhật cho hiệu quả cao hơn khoảng 1,5 lần, đặc biệt, lúa Nhật có tiềm năng xuất khẩu lớn. Nhận thấy những triển vọng của giống lúa Nhật, ông Cảnh tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích gieo cấy qua các vụ. Ông chủ động mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật thâm canh và giúp bà con nông dân bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch. Ông Dương Thanh Bình, một hộ dân ở thôn Tân Minh cùng canh tác giống lúa Nhật phấn khởi cho biết: Năng suất của cây lúa Nhật tương đối cao, đạt bình quân từ 2,5-2,7 tạ/sào, bà con chúng tôi rất vui và yên tâm khi tham gia sản xuất lúa Nhật, so với các giống đại trà, lúa Nhật mang lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế rất cao, thích hợp cho việc xuất khẩu. Còn theo ông Hoàng Công Dung - Trưởng thôn Đồng Phương, xã Ngọc Thiện đã gieo cấy lúa Nhật được 3 vụ với tổng diện tích gần 2 mẫu thì đánh giá: Làm cây lúa Nhật rất nhanh gọn về thời vụ, gieo trồng, chăm bón dễ, sau thu hoạch thì thuận lợi vì được bao tiêu sản phẩm. Cứ đà này vụ tới tôi sẽ mở rộng diện tích lên từ 5-7 mẫu. Theo ông Thân Đức Cảnh, Hợp tác xã Đức Cảnh sẽ tiếp tục đưa giống lúa Nhật vào gieo cấy ở những vụ sau và đang có hướng mở rộng diện tích. Thể hiện những ưu thế về năng suất, chất lượng qua quá trình canh tác, trồng lúa Nhật đang thể hiện hướng đi mới, triển vọng không chỉ với người nông dân Tân Yên mà còn mở ra cơ hội cho bà con nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh./. SỐ

14 Tuaán Ñaïo xaõ noâng thoân môùi ñaàu tieân cuûa huyeän Sôn Ñoäng Tuấn Đạo là một trong 4 xã của huyện Sơn Động làm điểm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn Tuy là một xã nghèo, trình độ dân trí còn thấp, địa hình phức tạp nhưng sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã đoàn kết, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn, từng bước hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Tháng 12/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã ký quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM. Ngày 14/3/2016, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tuấn Đạo đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM năm Tuấn Đạo trở thành xã đầu tiên của huyện về đích NTM. Từ năm 2011 đến nay, tổng nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn xã Tuấn Đạo là trên 106 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương và tỉnh trên 47 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 56 tỷ đồng, ngân sách xã trên 317 triệu đồng, huy động doanh nghiệp hơn 2 tỷ đồng và nhân dân đóng góp hơn 800 triệu đồng. Từ nguồn vốn trên xã Tuấn Đạo đã phân bổ đầu tư cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, kênh mương nội đồng, chợ nông thôn, nhà văn hóa và xây dựng cánh đồng mẫu Tính đến tháng 9/2015, huyện đã vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã ủng hộ, đóng góp bằng tiền mặt, ngày công lao động và nguyên, vật liệu xây dựng trị giá trên 2,5 tỷ đồng, nhân dân trong xã hiến tặng trên m 2 đất sản xuất nông, lâm nghiệp, hơn cây ăn quả, cây lấy gỗ các loại để xây dựng các công trình tại địa phương. Xã cũng thành lập được 2 Hợp tác xã với tổng số 55 xã viên tham gia hoạt động có hiệu quả. Công tác tuyên truyền hướng nghiệp cho lao động được tăng cường, tạo điều kiện giải quyết cho 450 lao động có việc làm ổn định và thu nhập khá; vận động nhân dân tự đầu tư xây dựng được 107 căn nhà, đến nay xã đã hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, không còn nhà ở tạm bợ, dột nát. Trong 5 năm cứng hóa được gần 17km kênh mương, tăng 40% so với số kênh mương cứng hóa khi bắt đầu thực hiện. Từ việc quan tâm nâng cấp, cải tạo hệ thống hồ đập chứa nước và kiên cố hóa kênh mương, đến nay, hệ thống thủy lợi của xã đã đáp ứng nước tưới chủ động cho 87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp (tăng 10% so với năm 2010). Đồng thời, xã quan tâm 14 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

15 Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Quang Ngạn tặng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tuấn Đạo hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập như: Mô hình trồng cây khoai tây vụ đông, khoai sọ, nuôi gà thả vườn, nuôi ong mật, trồng cây dược liệu, cải tạo vườn tạp, nâng cao chất lượng vườn cây ăn quả, trồng cây keo lai... Qua đó đã nâng cao thu nhập cho nhân dân, bình quân đầu người năm 2015 là 18,5 triệu đồng, tăng 10,1 triệu đồng so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 9,05% (giảm 20% so với năm 2010). Công tác dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu ở thôn Sầy với quy mô 50ha, đến nay đã qua 3 năm thực hiện đúng quy định sản xuất cánh đồng mẫu, đảm bảo 3 vụ/năm và mang lại thu nhập khá cho nông dân. Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan trên địa bàn xã đều xanh, sạch, đẹp, không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Đảng bộ xã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tặng cờ Đảng bộ xã Tuấn Đạo đạt vững mạnh tiêu biểu giai đoạn ; UBND tỉnh Bắc Giang tặng cờ Đơn vị cấp xã dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2011 và năm 2014; cán bộ và nhân dân được Chính phủ tặng bằng khen năm Với những nỗ lực, sáng tạo trong cách làm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tháng 12/2015, xã Tuấn Đạo đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ký quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM. Ông Nguyễn Văn Phòng - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Có được kết quả trên là có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng tình ủng hộ của người dân. Trong thời gian tới, xã đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy lợi thế của địa phương, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đánh giá cao những thành tích của chính quyền và nhân dân xã Tuấn Đạo đã đạt được, đồng chí Nguyễn Quang Ngạn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cũng yêu cầu, trong thời gian tới, xã tiếp tục phấn đấu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt để được công nhận lại trong giai đoạn tới; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; các địa phương khác trong huyện tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tích cực huy động các nguồn lực đầu tư sao cho phù hợp với thực tế địa phương./. Hoàng Minh SỐ

16 Từ xưa đến nay, gà chọi vẫn là loại gà có chất lượng thịt ngon và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gà chọi rất khỏe mạnh và hiếu chiến nên hầu hết loại gà này chỉ được nuôi để phục vụ việc chọi gà, ít có trường hợp nuôi gà chọi để thịt và giá thành của một con gà chọi thường cao hơn các giống gà khác nên ít được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của con người cũng theo đó mà tăng cao lên. Hiểu được nhu cầu đó, gia đình anh Đào Văn Hải, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế đã mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi và thành công với với mô hình chăn nuôi gà chọi thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dẫn chúng tôi đi thăm khu nuôi nhốt gà chọi và ổ úm gà con anh cho biết: Trước đây, diện tích đất đồi của gia đình rất nhiều nên tôi đã đầu tư chăn nuôi gà thả vườn nhưng chi phí đầu vào cao và đầu ra bấp bênh, qua tìm hiểu tôi được biết nuôi gà chọi giống như nuôi gà ta không quá phức tạp, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2010, tôi đầu tư 13 gà mái đẻ và hai con gà trống. Sau một năm chăm sóc, quy mô đã lên tới 200 con, kể cả gà trưởng thành và gà con. Mô hình nuôi hiệu quả Khu nuôi nhốt gà chọi của gia đình anh Hải được quy hoạch gọn gàng Hiện tại, đàn gà chọi của gia đình anh luôn duy trì từ con. Anh cho biết thêm: Gà chọi dễ nuôi và đầu tư thời gian ít hơn các giống gà khác, bình quân mỗi con mái đẻ khoảng trứng, nếu gà trống giống đạt chất lượng thì tỉ lệ trứng nở đạt từ 95% trở lên, ở giai đoạn từ khi nở đến 3 tháng tuổi cần nhiều thời gian chăm sóc, ngoài 3 tháng tuổi trở đi rất dễ nuôi vì gà chọi rất khỏe, khả năng chống chịu và thích nghi rất tốt. Ngoài ra, trong quá trình nuôi tôi luôn quan tâm đến việc phòng bệnh dịch trên đàn gà. Thức ăn cho gà chủ yếu là ngô và lúa. Lúc nhỏ cho gà ăn cám bột ăn thẳng và cám ngô, lúc gần xuất chuồng cho ăn ngô, thóc. Thời gian từ khi gà nở đến khi xuất chuồng từ 5-6 tháng, mỗi con nặng bình quân 3-3,5kg (gà trống) và 2,5-2,8kg (gà mái). Cần lưu ý, khi nuôi gà chọi không 1 16 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

17 gà chọi thương phẩm kinh tế cao nhốt tập trung một chỗ vì chúng sẽ mổ nhau. Được biết, thịt gà chọi được nhiều người ưa chuộng ở các nhà hàng nên đầu ra khá thuận lợi; gà chưa đến ngày xuất chuồng đã có người đến đặt mua với giá bình quân từ nghìn đồng/kg. Mỗi năm, gia đình anh bán khoảng 300 con gà thịt và hàng trăm con gà giống, trừ chi phí thu lãi hàng trăm 2 triệu đồng. Không chỉ vậy, anh Hải còn chọn một số con có vóc dáng tốt nhất trong mỗi lứa để chăm sóc riêng, bán cho giới luyện gà chọi với giá hàng triệu đồng mỗi con. Anh Hải cho biết thêm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả chăn nuôi. Vì thế, tôi thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn thực phẩm từ khâu chọn giống đến chăm sóc. Tôi chủ động tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật chăm sóc, đồng thời tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ; sử dụng thức ăn từ một đầu mối cung cấp, cho gà uống nước giếng khoan, không sử dụng chất cấm. Bên cạnh đó, cách gây giống gà chọi cũng rất quan trọng, nếu không biết cách sẽ làm giống gà tốt thành xấu. Tuyệt đối không được để những con gà cùng bố mẹ giao phối. Có như vậy, đàn gà mới luôn khỏe mạnh, chất lượng con giống tốt, không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cận huyết. Với cách làm đó, gà lớn nhanh, chất lượng bảo đảm. Với sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mô hình chăn nuôi gà chọi thương phẩm của gia đình anh được đông đảo bà con trong vùng đến thăm quan, học tập. Hiệu quả kinh tế mà mô hình mang lại đã mở ra một hướng mới trong chăn nuôi gia cầm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất./. NT SỐ

18 Lôïi lôùn töø rau traùi vuï Tận dụng nguồn lực đầu tư từ dự án Xây dựng mô hình công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bằng chuỗi liên kết sản xuất - bảo quản - tiêu thụ tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang UBND xã Cảnh Thụy đã vận động bà con nông dân thử nghiệm, phát triển mô hình trồng rau quả trái vụ. Hiện, mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Thay đổi lối mòn truyền thống Cảnh Thụy là xã có truyền thống lâu đời với nghề trồng rau, trên một diện tích đất nông nghiệp, bà con Cảnh Thụy có thể gieo trồng đến 4 vụ với 1 vụ lúa và 3 vụ rau màu khác nhau, chủ yếu là mùa nào thức đấy. Tuy nhiên, do trồng theo hướng tự phát, quy mô nhỏ lẻ, không tập trung, chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy, toàn bộ sản phẩm đều được bà con đem bán ở chợ với giá thấp. Từ thực trạng sản xuất và lợi thế của địa phương, tháng 4/2015, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Môi trường Cảnh Thụy được thành lập. Hợp tác xã ra đời đã liên kết các hộ sản xuất rau nhỏ lẻ thành vùng tập trung; hướng dẫn, kiểm soát chặt chẽ các hộ sản xuất đúng theo quy trình, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó, chỉ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học phun phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng theo đúng yêu cầu của Công ty TNHH Hưng Việt (Hải Dương) - một doanh nghiệp đã ký kết bao tiêu cho các nông sản. Ông Nguyễn Khả Phương - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Môi trường xã Cảnh Thụy cho biết: Ngoài việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chúng tôi đã kiểm soát được quy trình trồng, chăm sóc và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, khuyến cáo thành viên hợp tác xã chỉ sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, đảm bảo cung cấp ra thị trường sản phẩm sạch, an toàn. Để đáp ứng yêu cầu của đối tác, hợp tác xã đã cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân theo cách cầm tay chỉ việc, nhờ đó bà con tham gia sản xuất cùng hợp tác xã cũng tuân thủ theo đúng quy trình, toàn bộ sản phẩm sản xuất được bán cho Công ty, không có hiện tượng bán phá giá ra ngoài. Qua hai vụ, thói quen, tư duy sản xuất truyền thống của một số hộ thành viên hợp tác xã đã thay đổi một cách nhanh chóng. Hiệu quả cao, đẩy mạnh nhân rộng Gặp chị Vũ Thị Phương thôn Bình Voi, xã Cảnh Thụy đang thu hoạch rau bắp cải trên cánh đồng rộng 5 sào của mình. Vụ trước chị thuê hơn 1 mẫu ruộng tại thôn Nhất, xã Cảnh Thụy trồng rau bắp cải, do thuận lợi về thời tiết nên năng suất cao, trừ chi phí cũng thu lãi CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

19 Chị Vũ Thị Phương đang thu hoạch rau bắp cải triệu đồng. Thấy mô hình thử nghiệm có hiệu quả, vụ xuân, chị tiếp tục thuê 5 sào ruộng để trồng bắp cải. Hiện, toàn bộ diện tích bắp cải đã cho thu hoạch và được Công ty về thu mua với giá dao động khoảng 6-7 nghìn đồng/kg, với khoảng 5 tấn bắp cải/ sào, trừ chi phí cũng thu lãi 30 triệu đồng. Chị Phương chia sẻ: Rau trồng vụ xuân thời tiết ẩm nhiều nên tỷ lệ chỉ đạt 90%, tuy nhiên giá bán lại cao hơn, tôi trồng 1 vụ rau 3 tháng lãi hơn nhiều so với các loại rau tôi trồng chính vụ. Sau hai vụ, với 8ha rau trái vụ toàn xã, UBND xã Cảnh Thụy đã đưa mô hình trồng rau trái vụ vào quy hoạch tổng thể, tận dụng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống giếng khoan, kênh mương, máy bơm phục vụ vùng sản xuất. Ông Hoàng Hữu Hải Chủ tịch UBND xã Cảnh Thụy cho biết: Xã đã chỉ đạo đến hợp tác xã vận động bà con nông dân sản xuất theo hướng sạch, bền vững. Ngoài nguồn hỗ trợ từ dự án, xã cũng đầu tư kinh phí để cùng xây dựng hệ thống nhà lưới phục vụ trồng các loại rau ăn lá khác có hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng tôi đã kết nối với nhiều doanh nghiệp để ký kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trong các vụ tới. Thay vì sản xuất mùa nào thức ấy, không chỉ xã Cảnh Thụy mà huyện Yên Dũng cũng chỉ đạo các xã có lợi thế về trồng rau màu như Tư Mại, Tiến Dũng tập trung vào trồng rau trái vụ, chủ động xây dựng các vùng chuyên canh rau trái vụ. Dự kiến đến năm 2017, diện tích rau trái vụ toàn huyện đạt khoảng 30ha. Do sản xuất rau trái vụ thường gặp phải nhiều sâu bệnh hại hơn nên huyện đã có phương án chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với các xã hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng, đủ đảm bảo thời gian cách ly để cung cấp ra thị trường sản phẩm rau sạch và an toàn./. Hoàng Thoa SỐ

20 Moät vuøng quaû ngoït, traùi thôm Khu dân cư heo hút nằm sâu trong dãy núi Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang) những ngày này trở nên tấp nập bởi dòng người, ô tô, xe máy hối hả vào, ra cùng những chuyến hàng trĩu nặng. Chúng tôi bắt gặp những nụ cười tươi rói của chủ vườn vì vụ dứa năm nay lại được mùa, được giá. Vùng dứa hồi sinh Từ UBND xã Bảo Sơn, kỹ sư Nguyễn Trung Tuấn, cán bộ khuyến nông dẫn chúng tôi theo con đường đất đỏ đi ngược lên phía Bắc hướng vào dãy Bảo Đài xanh thẳm. Con đường đất vẫn còn lầy thụt sau những ngày mưa. Thôn Đồng Cống hiện ra trước mắt chúng tôi với những đồi dứa nối nhau chạy hút tầm mắt. Thôn có khoảng 200 hộ, cư trú trên một vùng núi rộng vài km 2 ở phía Nam dãy Bảo Đài. Dân cư thưa thớt, nhà nọ đến nhà kia cách đến vài trăm mét. Kỹ sư Tuấn cho biết: Trước đây cả vùng này thuộc đất của Lâm trường Lục Nam. Nhưng do chuyển đổi cơ chế, đất nơi đây được chuyển giao về xã quản lý để sản xuất, nhờ vậy, thế mạnh đất đai mới được phát huy. Bảo Đài là dãy núi thấp dần từ Bắc xuống Nam, đất có tầng canh tác khá tốt. Hầu hết là đất mối nhẹ, có màu xám, xốp thích hợp với nhiều loại cây, trong đó có dứa. Cách đây hơn 10 năm, dự án trồng dứa Cayen được triển khai tại đây nhằm tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm. Dứa Cayen tỏ ra thích hợp với vùng này, trong đó có thôn Đồng Cống. Quả dứa Cayen to, năng suất đạt tấn/ha song nhà máy không thu mua, mang ra chợ bán cũng không được vì dứa Cayen nhạt, chua, không hợp khẩu vị người Việt Nam. Dự án không thành công, nhiều gia đình cũng điêu đứng theo. Hơn một thập kỷ trôi qua, người dân Bảo Sơn vẫn không quên cây dứa. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới thì dứa vẫn được người dân vùng này lựa chọn vì có nhiều ưu thế và với vốn kinh nghiệm đã tích luỹ. Điểm sáng tạo của người dân nơi đây là kỹ thuật chăm sóc để dứa ra trái vụ được áp dụng thuần thục. Giống dứa đưa vào trồng là giống Queen, quả nhỏ hơn, vị ngọt sắc và thơm, hiệu quả rõ rệt so với nhiều cây trồng khác. Một vùng trái thơm, quả ngọt đã hồi sinh; vùng đất heo hút này trở thành nơi trồng dứa 20 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

21 lớn nhất huyện Lục Nam (200/370ha toàn huyện). Cây làm giàu Vào thăm gia đình ông Giáp Văn Hưởng khi ông bà miệt mài thu hoạch những trái dứa đầu mùa cho khách hàng đang chờ sẵn, ông Hưởng, bà Nếp vốn là công nhân của Lâm trường Lục Nam nghỉ chế độ từ lâu và nhận 3ha đất lâm nghiệp từ năm 1993 để làm kế sinh nhai. Vụ dứa năm nay, ông bà có 1,3ha đang cho thu hoạch. Là người có kiến thức về lâm nghiệp và cây vùng đồi, lại tích cực tiếp thu kỹ thuật mới nên đồi dứa nhà ông năm nào cũng cho quả to đều, mã đẹp. Ông cho biết: Mỗi ha dứa trồng khoảng 5 vạn gốc, chi phí một gốc mỗi năm hết đồng. Một ha cho từ tấn quả. Với giá 5-6 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Từ nguồn lợi này ông có điều kiện nuôi các con ăn học trưởng thành, xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng đắt tiền trong gia đình và có vốn tích lũy... Đi qua mấy vạt đồi đến khu vườn dứa của ông Vũ Văn Ban, thôn Yên Thiện. Tại đây, hàng chục người vừa thu hoạch, vừa trồng mới dứa. Khi có chủ trương giao đất lâm nghiệp để sản xuất, ông đã mua 3ha ở khu vực này, khoan giếng tạo nguồn nước và trồng dứa được 10 năm nay. Mỗi năm gia đình thu hoạch vài chục tấn quả, lãi hàng trăm triệu đồng. Bên cạnh đồi dứa của ông Ban là đồi dứa của ông Vũ Văn Mơ và bà Trần Thị Toan cũng rộng 3ha đã 8 năm chuyên canh dứa. Vụ dứa này gia đình ông Mơ trồng 1,6ha với 8 vạn gốc, thu khoảng 30 tấn quả. Con đường uốn lượn giữa bạt ngàn đồi dứa, những chiếc xe tải nhỏ nối đuôi nhau chờ hàng. Một chủ xe tên Lư cho biết: Mỗi ngày tôi chở 2,5-3 tấn dứa quả đi tiêu thụ tại Quảng Ninh. Dứa ở đây rất được ưa chuộng. Các thương lái ở nhiều nơi đã tìm đến đây thu mua mang dứa đi tiêu thụ tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và nhiều tỉnh khác ở miền Bắc. Trồng và thu hoạch dứa, mỗi hộ ở Đồng Cống tạo việc làm thời vụ cho 5-7 lao động với mức tiền công từ nghìn đồng/người/ngày. Từ một vùng đất heo hút, quả ngọt ở Bảo Sơn đã lên ngôi, có sức lan tỏa đến nhiều nơi. Hiện nay, quỹ đất của vùng dứa mới sử dụng khoảng 60%. Theo tính toán của kỹ sư Tuấn, nếu các thôn trồng dứa hết diện tích thì sản lượng sẽ đạt hơn 10 nghìn tấn quả mỗi năm, tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương, là hướng làm giàu của không ít gia đình. Cần mối liên kết vững chắc Hiện nay, diện tích dứa của xã tập trung chủ yếu ở thôn Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn với hơn 200ha, trong đó có 135ha đang cho thu hoạch. Sản lượng ước đạt trên tấn quả. Để chủ động phòng bệnh, bảo đảm năng suất, hàng năm UBND xã Bảo Sơn đều mời các chuyên gia của Học viện Nông nghiệp Việt Nam về tập huấn kỹ thuật cho nông dân. Do vậy, dịch bệnh gây hại trên dứa được kiểm soát, giảm thiểu đến mức thấp nhất. Nhận thấy vùng dứa của quê hương có khả năng cho sản lượng lớn, cuối năm 2013, xã Bảo Sơn đã phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện thành lập Hợp tác xã Dứa Bảo Sơn với 20 thành viên và đang xúc tiến xây dựng chỉ dẫn địa lý vùng dứa. Mặt khác, nhằm lo đầu ra sản phẩm cho nông dân, xã đã tổ chức một đoàn cán bộ đến doanh nghiệp tỉnh ngoài chuyên chế biến nông sản liên hệ cung cấp nguyên liệu. Cây dứa đã và đang là cây làm giàu của nhiều gia đình, trở thành vùng sản xuất hàng hóa không chỉ ở xã Bảo Sơn. Trong thời gian tới, để hương dứa Bảo Sơn ngày càng lan tỏa, bay xa cần tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản./. Văn Bằng (t/h) SỐ

22 Caûi tieán maùy thaønh maùy xeù Không học qua trường lớp đào tạo về khoa họckỹ thuật, song ông Đỗ Vinh Thúy, thôn Bến Phà, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã sáng chế máy xé bông phế liệu làm nấm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nảy sinh ý tưởng Sau gần 5 năm quân ngũ, năm 1974, ông Đỗ Vinh Thúy trở về quê hương làm đội trưởng đội sản xuất, kế toán của Hợp tác xã Nông nghiệp xã Nghĩa Hưng suốt hơn 20 năm, sau đó ông nghỉ chế độ. Từ năm 2009, nghề trồng nấm ở huyện Lạng Giang phát triển, ông Thúy bắt tay vào làm nấm thương phẩm quy mô lớn. Trung bình mỗi năm, cơ sở của ông sử dụng hơn 200 tấn nguyên liệu để làm nấm. Tuy nhiên, trong quá trình làm nguyên liệu, ông Thúy nhận thấy người lao động phải dùng tay xé nhỏ bông, tốn nhiều thời gian, chi phí lớn. Mặt khác, bông ủ với nước vôi và mùn cưa, người làm nấm phải ngồi trực tiếp bên đống nguyên liệu có nhiệt độ từ o C, mùi khó chịu, tay luôn bị bỏng rát, ảnh hưởng tới sức khỏe. Vừa làm, vừa mày mò nghiên cứu, tôi nhận thấy máy tuốt lúa có khả năng xé bông nếu như được cải tiến. Từ năm 2014, tôi đã sử dụng máy tuốt lúa hỏng của gia đình để cải tiến thành máy xé bông phế liệu, ông Thúy nói. Máy gồm các bộ phận chính như quả lô, chiều dài 65-70cm; răng xé bông dài 5-7cm; răng tĩnh nằm 1/2 vòng của máy; răng động nằm trên quả lô; bụng máy. Toàn bộ máy nằm trên giá đỡ 4 chân, sử dụng động cơ điện 1 pha hoặc 3 pha. Về nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu được thả vào Ông Thúy giới thiệu máy xé bông phía trước máy, qua hai lớp răng tĩnh và răng động đan với nhau để xé tơi bông. Sáng kiến máy xé bông phế liệu làm nấm của ông Đỗ Vinh Thúy đoạt giải Ba tại Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ VI, năm 2015; giải Nhì tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật 22 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

23 tuoát luùa boâng laøm naám phế liệu làm nấm cho bà con trong xã tỉnh Bắc Giang lần thứ VI, năm Để hoàn thiện chiếc máy này, ông gặp không ít khó khăn, phải làm lại nhiều lần mới thành công. Khi cho bông vào như tuốt lúa, bông không được xé nhỏ ngay mà phải xé đi, xé lại nhiều lần do răng tuốt lúa làm bằng dây thép uốn tròn, không sắc. Vì vậy, ông đã thay quả lô gỗ bằng quả lô sắt, cải tiến bánh răng dầy hơn và hàn thêm một tấm tôn dưới bụng máy không để nguyên liệu rơi ra ngoài. Giảm chi phí, nhân công Theo tính toán của ông Thúy, khi chưa có máy, muốn xé tơi 4 tấn nguyên liệu, ông phải sử dụng 7-8 người làm thủ công và 2-3 người dồn nguyên liệu vào túi, thời gian mất 2 ngày, chi phí khoảng 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi sáng chế ra chiếc máy, ông Thúy chỉ cần sử dụng 1 nhân công, chi phí gần 200 nghìn đồng. Đặc biệt, với nguyên lý hoạt động này, bông được xé tơi hơn, giảm độ ẩm, dễ đóng, bảo đảm công suất lò và chất lượng bịch nấm. Anh Nguyễn Văn Thi, một người làm tại cơ sở sản xuất nấm của ông Thúy nói: Trước kia, làm tích cực lắm tôi cũng chỉ được 180 nghìn đồng/ngày; từ ngày có máy, một mình tôi có thể đảm đương xé 4 tấn bông phế liệu và tranh thủ làm nhiều công việc khác như đóng nguyên liệu vào túi, vào lò, ra lò; thu nhập tăng gấp đôi so với trước, lại không hại sức khỏe. Được biết, ông Thúy đã chuyển giao miễn phí sáng kiến này cho 6 hộ trồng nấm trên địa bàn xã và một số hộ ở huyện Tân Yên. Bà Nguyễn Thị Thao, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng cho biết: Trên địa bàn xã có khoảng 50 hộ sản xuất nấm rơm, sò, mộc nhĩ... năng suất ước đạt tấn/năm. Thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền tới các hội viên tích cực áp dụng sáng kiến của ông Thúy vào sản xuất nấm./. Nguyễn Tươi (t/h) SỐ

24 NHÀ NÔNG CẦN BIẾT Bieän phaùp phoøng tröø moät soá saâu beänh haïi treân caây aên quaû coù muùi Hiện nay, trên cây bưởi, cam, chanh đang có đợt lộc xuân; lá, hoa và quả non, xuất hiện một số sâu bệnh hại như nhện đỏ, rệp, sâu vẽ bùa, bệnh loét, bệnh sẹo làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất và giá trị thương phẩm. Để phòng trừ các đối tượng gây hại này, các hộ trồng vườn cần có biện pháp phòng trừ như sau: 1. Nhện đỏ: 1.1. Cách nhận biết: - Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, khó nhìn được bằng mắt thường, màu nâu đỏ. - Nhện đỏ thường sống tập trung, chích hút mặt dưới của lá làm cho các lá mất màu xanh bóng, chuyển sang màu trắng bạc, bị hại nặng lá sẽ héo úa và bị rụng hàng loạt. - Trên quả non, sau đậu quả 1-2 tháng, nhện chích hút gây ra rám vỏ quả làm mất giá trị thương phẩm khi thu hoạch Biện pháp phòng trừ: - Bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ, hợp lý trong mùa nắng, mùa hanh khô để làm tăng độ ẩm vườn, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu. - Thường xuyên kiểm tra vườn quả. Cắt tỉa cành, tạo tán cho vườn thông thoáng. - Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc rất cao nên chú ý thường xuyên thay đổi thuốc phòng trừ. - Cần tiến hành phòng trừ khi mật độ nhện còn thấp, tránh giết chết thiên địch của nhện. - Dùng một trong các loại thuốc để phòng trừ nhện như: Victory 585EC, Ortus 5SC, Diet Nhen 150EC. Nước thuốc đã pha phun ướt đẫm lá, đặc biệt là mặt dưới lá. Nếu cây bị nhện phá hại nặng phải phun 2-3 lần với các loại thuốc khác nhau, tránh hiện tượng nhờn thuốc đối với nhện đỏ, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 2. Rệp (rệp mềm, rệp sáp, rệp vảy ốc, rệp dính): 2.1. Cách nhận biết: - Rệp gây hại bằng cách chích hút dịch cây trên lộc non, lá, cành, quả, cuống quả. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, quả cũng có thể bị biến màu, biến dạng, phát triển kém và bị rụng. - Rệp tiết ra nước nhờn là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây Biện pháp phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Selecron... phun 1-2 lần ở thời kỳ lá non khi xuất hiện rệp. 3. Sâu vẽ bùa: 3.1. Cách nhận biết: - Hại chủ yếu thời kỳ ra lộc non, lá bị hại có các đường ngoằn nghèo màu trắng đục, phiến lá cong queo. - Nếu bị sâu vẽ bùa, cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập Biện pháp phòng trừ: - Bón phân cân đối, tưới nước, chăm sóc hợp lý để cho cây ra lộc tập trung. - Tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng để tránh độ ẩm quá cao. - Bảo vệ thiên địch tự nhiên, nuôi kiến vàng. - Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, hiệu quả nhất lúc lộc mới 24 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

25 NHÀ NÔNG CẦN BIẾT Sâu vẽ bùa (ảnh ngoài cùng, dưới, bên phải) và triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa nhú và lộc non (sau phun lần một, 6-7 ngày thì phun lần 2). - Dùng thuốc Selecron 500EC, Trigard 100SL, Trebon 4. Bệnh loét: 4.1. Tác nhân gây hại: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris gây nên Cách nhận biết: - Cây bị bệnh sinh trưởng kém, lá vàng, rụng quả. - Vết bệnh trên lá non ban đầu là một chấm nhỏ, trong, vàng. Sau đó lan rộng, phát triển thành vết loét hình tròn hoặc không định hình màu nâu xám, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nhiều vết bệnh có thể liên kết thành từng đám. Lá bị bệnh nặng sẽ vàng và rụng. - Nếu bệnh xuất hiện trên cành thì tạo thành các đám sần sùi mầu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. - Thời kỳ mang quả bệnh tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm quả bị biến dạng, khô xốp, ít nước và rụng quả. Bệnh làm cho quả xấu mã, giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm Biện pháp phòng trừ: - Trồng cây sạch bệnh. Bón phân cân đối, chăm sóc cho cây khỏe, tăng sức chống chịu. - Thường xuyên kiểm tra vườn quả. Cắt tỉa cành, tạo tán cho vườn cây thông thoáng. - Thu gom tàn dư bệnh như lá, quả đem đốt hoặc chôn. - Dùng một trong các loại thuốc để phòng trừ bệnh như: Boocđo 1%, Daconil 75WP, Tilsuper... kết hợp với trừ sâu vẽ bùa. Nước thuốc đã pha phun ướt đẫm cả hai mặt lá. - Nếu cây bị bệnh phá hại nặng phải phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. 5. Bệnh sẹo: 5.1. Tác nhân gây hại: Do nấm Elsinoe fawcetti Bitan etjenk gây nên Cách nhận biết: Bệnh thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ tạo thành những nốt nổi gồ ghề màu nâu. Bệnh gây hại trên cành làm cho cành bị khô và chết, bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa theo các đợt lá và chồi non Biện pháp phòng trừ: Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh. Phun định kỳ bằng các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như: Boocđo 1%, Kasuran, Kocide... Các biện pháp khác áp dụng như đối với bệnh loét. Chú ý: Nồng độ thuốc pha theo hướng dẫn ghi trên bao bì khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ./. Văn Bằng (th) SỐ

26 NHÀ NÔNG CẦN BIẾT Phoøng tröø saâu beänh haïi cheø sau khi ñoán Do đặc điểm sinh trưởng, chè là cây trồng lâu năm nên nguồn sâu bệnh hại tồn tại và tích lũy trên nương chè rất lớn, đồng thời thành phần sâu bệnh hại rất phong phú, đa dạng. Một số loại sâu hại phổ biến có khả năng hình thành dịch trên cây chè là rầy xanh (Chlorita flavescens), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris), nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae) và một số loại nhện khác, bọ xít (Helopeltis theevora). Ngoài ra, sâu cuốn lá, sâu chùm, sâu cuốn búp, rệp muội, sâu róm, bọ nẹt, ruồi đục lá, bọ xít, sâu kèn, mối hại... cũng là những loại dịch hại cần chú ý. Một số bệnh hại nguy hiểm trên cây chè phổ biến là bệnh phồng lá (Exobassidium vexans), bệnh chấm xám (Pestalotiopsis theae), bệnh chấm nâu (Colletotrichum camelliae). Ngoài ra, các bệnh đốm trắng lá, thối búp, đốm mắt cua, bệnh sùi cành, bệnh loét cành, bệnh tóc đen chè, bệnh tảo và các bệnh do tuyến trùng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể tùy thuộc vào giống chè, diễn biến thời tiết và mức độ thâm canh. Chè sau khi được đốn, khi chè bắt đầu mọc chồi non là thời điểm sâu bệnh hại chè cũng bắt đầu phát triển mạnh. Vì vậy, bà con trồng chè cần nắm vững một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại để nương chè đạt năng suất và chất lượng. Một số giải pháp cụ thể xử lý chè sau khi đốn, người trồng chè có thể tham khảo, áp dụng: * Sau khi đốn chè phải tiến hành vệ sinh nương chè kịp thời, triệt để (thu gom tàn dư thân, cành, lá đem đốt hoặc tiêu hủy) kết hợp diệt trừ cỏ dại. * Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại chè: Cụ thể, sau khi đốn chè ngày tiến hành phun hỗn hợp thuốc Bullstar 262,5EC + Antracol 70WP (pha 25ml Bullstar 262,5EC + 30gr Antracol 70WP cho một bình 16 lít, phun cho một sào Bắc Bộ. - Thuốc Bullstar 262,5EC có sự phối hợp giữa hoạt chất Beta - Cyflutherin và Chlorpyrifos Ethyl nên hiệu quả trừ sâu và rầy rất cao đồng thời có khả năng hạn chế sự kháng thuốc của các loại sâu, rầy. Thuốc này có khả năng phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây chè và nhiều loại cây trồng khác như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bọ trĩ, rệp và các loại sâu ăn lá... - Thuốc Antracol 70WP có tác dụng phòng trừ tốt các bệnh nấm hại chè như: Bệnh phồng lá, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua, thối búp chè, bệnh tóc đen. Ngoài tác dụng phòng trừ nấm bệnh, thuốc còn bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Cơ sở của vấn đề này là do cây chè nhờ được bổ sung vi lượng kẽm đã tăng cường khả năng hút đạm và lân trong đất. Bên cạnh đó thuốc Bullstar cộng với thuốc Antracol ngoài tác dụng phòng trừ các loại sâu, bệnh hại trên cây chè còn có tác dụng kích thích cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh. Đặc biệt, bảo vệ cành cấp 1, là cành có chức năng quan trọng nhất, quyết định số nhánh, số búp và năng suất của cây chè./. Trang Trần (th) 26 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

27 NHÀ NÔNG CẦN BIẾT Kyõ thuaät boùn phaân cho vaûi thieàu giai ñoaïn ñaäu quaû ñeán khi thu hoaïch 1. Nguyên tắc - Bà con lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên quả. Bà con chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. - Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (chưa được ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, bà con phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, bà con phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý. - Bà con chú ý các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên. tưới nước cho vải thiều thời kỳ quả non cũng là một biện pháp lằm tăng năng suất cho quả vải - Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước. - Ghi chép, lưu giữ hồ sơ về quá trình ủ phân hữu cơ, mua, tiếp nhận phân bón và sử dụng phân bón. - Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua). - Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ SỐ

28 NHÀ NÔNG CẦN BIẾT Bón phân đúng cách, đúng thời điểm sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả trên cây vải gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón). 2. Kỹ thuật bón phân Đây là thời kỳ cây vải tập trung dinh dưỡng nuôi quả, nếu cây vải được bón phân, tưới nước đầy đủ và đúng cách sẽ cho quả to, mẫu mã đẹp, giá trị được nâng lên rõ rệt. Các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng như sau: - Sau khi vải đậu quả được ngày, bà con cần bón bổ sung phân đạm và Kali để quả vải có vỏ dày, sau này quả lớn ít bị nứt và duy trì mầu sắc, lá khỏe đảm bảo nuôi quả tốt. + Lượng bón: Dùng từ 0,1-0,2kg Urê bón cho 10m 2 tán. + Cách bón: Bà con rắc đều Urê vào trong tán cây, sau đó bơm nước đẫm cho tan phân và đủ ngấm ẩm. Sau khi bón phân đạm bổ sung khoảng 5 ngày, bà con cần bơm thêm một đợt nước. Ngoài ra, bà con có thể dùng các loại phân giàu đạm như: Phân gia cầm, phân chuồng (đã qua xử lý), phân NPK để bón thêm hoặc thay thế. + Chú ý: Lượng phân bón lúc này nhiều hay ít tùy thuộc vào độ sai quả của từng cây để sử dụng cho phù hợp. Đối với những loại phân này bà con cần rải lên bề mặt phía trong tán cây rồi phủ kín bằng một lớp đất mỏng. - Sau khi bón đạm từ ngày, lúc này quả vải to bằng hạt lạc thì tiến hành bón Kali nuôi quả lần 1; sau lần 1 khoảng từ ngày thì bón Kali nuôi quả lần 2. Lượng bón này tùy theo độ sai quả và loại đất (nếu là đất cát thì bón nhiều hơn) mức trung bình mỗi lần bón từ 0,1-0,2 kg/10m 2 tán. + Cách bón: Bà con rải đều Kali vào trong bóng tán cây rồi bơm nước khắp bề mặt cho tan phân và ngấm ẩm. - Riêng đối với những cây sai quả, hoặc cây già, cằn, yếu bà con có thể bón tăng cường thêm một đợt phân nữa vào khoảng 10-20/5 (trước khi thu quả khoảng 15 ngày). Lượng phân bón dùng thêm 0,15 kg Urê + 0,1-0,2 kg Kali/10m 2 tán, bón theo cách rải đều Kali vào trong bóng tán cây rồi bơm nước tưới ẩm./. Nguyễn Tươi (th) 28 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU HỘ NGHÈO, XÓM 2, XÃ HƯNG NHÂN HƯNG NGUYÊN - NGHỆ AN H: Giới thiệu về mục tiêu nghiên cứu và nội dung trao đổi về thực trạng và cách ứng phó của địa phương với các hiện tượng thủy

Chi tiết hơn

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ Soá 5-2015 BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạt năng suất cao tại huyện Tân Yên CHÒU TRAÙCH NHIEÄM

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8 Thuyết minh về hoa đào - Văn mẫu lớp 8 Author : qt Thuyết minh về hoa đào - Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Hà Tĩnh Hàng năm mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9 Author : vanmau Đề 11 Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) Phát triển kỹ năng làm bài văn

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8 Thuyết minh về cây hoa đào - Văn mẫu lớp 8 Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về cây hoa đào - Bài làm 1 Nói đến mùa xuân đất Bắc ta nghĩ ngay đến hoa đào - loại hoa đặc biệt mỗi dịp xuân về. Mùa xuân về trên

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn Author : vanmau cây và Uống nước nhớ nguồn Bài làm 1 Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản

Chi tiết hơn

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr 2017 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TYM 25 NĂM - TRUNG THÀNH VỚI SỨ MỆNH HỖ TRỢ PHỤ NỮ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TIÊU BIỂU THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO VỆ KHÁCH HÀNG (Nhiều tác giả) Mục lục Thông điệp từ Chủ tịch Hội đồng

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi gia đình, đặc biệt là các bà nội trợ. Chắc hẳn mỗi

Chi tiết hơn

Tả cây vải nhà em

Tả cây vải nhà em Tả cây vải nhà em Author : vanmau Tả cây vải nhà em Bài làm 1 Khu vườn nhà em trồng rất loại cây ăn quả, nhưng cây ăn quả mùa hè như vải, nhãn, ổi vẫn nhiều nhất. Nhà em có một cây vải được trồng từ rất

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

ENews_CustomerSo2_

ENews_CustomerSo2_ Số 2 năm 2019 DAI-ICHI LIFE VIỆT NAM VINH DỰ NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Thông điệp từ Ban Lãnh đạo Chào mừng Quý khách đến với Bản tin dành cho khách hàng Số 2 năm 2019. Dai-ichi

Chi tiết hơn

tomtatluanvan.doc

tomtatluanvan.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử:   Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT Thứ Sáu 9-6-2017 (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: www.baoquangninh.com.vn Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NINH - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 Hỡi đoàn chi CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C 7 8 2016 Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha anh em đã vui lòng ban Nước

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10 Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

cachetsaodangchuachet_2016MAY16 Thời sự Chính trị VN Cá đã chết, sao Đảng còn chưa chết? Bùi Quang Vơm Cá chết trắng suốt 250km bờ biển miền Trung. Hàng trăm nghìn ngư dân bỏ lưới, bỏ thuyền. Đói và sợ hãi tương lai. Hàng trăm cân cá

Chi tiết hơn

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hương cốm vẫn luôn nồng nàn trong chúng tôi mỗi độ thu

Chi tiết hơn

ptdn1159

ptdn1159 Số: 1159 24 tháng 9 năm 2017 Thơ ngỏ Chôn Giaùc ` Chôn giaùc trí an yeân taän ñoä xuyeân Thöïc haønh chaùnh giaùc qui nguoàn coäi Chaùnh taâm tu ñaït tieán töø hoài Giaûi toûa taâm traàn qui moät moái

Chi tiết hơn

Tả cánh đồng quê em văn 5

Tả cánh đồng quê em văn 5 Tả cánh đồng quê em văn 5 Bài làm 1 Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng

Chi tiết hơn

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Thông tin KT-ĐTXD-GPMB Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 http://www.badinh.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?newid=16218 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết Lập

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Chủ tịch Triều Tiên mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam Hãng thông tấn

Chi tiết hơn

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? - Khỉ ốm, chỉ có da bọc xương. Thịt khỉ lại tanh, không ai

Chi tiết hơn

Tả người thân trong gia đình của em

Tả người thân trong gia đình của em Tả người thân trong gia đình của em Author : elisa Tả người thân trong gia đình của em - Bài số 1 Từ lúc thơ bé cho đến bây giờ, tôi đã được ở bên ông nội. Nội luôn yêu thương, chở che cho tôi và dạy tôi

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C 1 9 2013 Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, 1.7-14) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. 7 Người nhận

Chi tiết hơn

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình nuôi trong bể có đất. Mô hình đó giống với điều kiện tự nhiên. Nhưng tới nay, cách nuôi đó chỉ thích hợp với

Chi tiết hơn

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Author : vanmau Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Bài làm 1 "Trong đầm gì đẹp bằng đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 1 1990 Ngày 5 tháng 1 năm 1990 Chúa ơi? Cha đây; con hãy nương tựa vào Cha; con phải hiểu rõ con yếu đuối như thế nào; hãy cho Cha được hướng dẫn con, vì nếu không có Cha,

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10 Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô - Bài tập làm văn số 2 lớp 10 Author : hanoi thân, thầy cô - Kể lại một kỉ niệm về mẹ Mẹ là gì? Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Gia Sư Tài Năng Việt   ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang. Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh. Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh. Thanh chưa bao giờ đặt chưn xuống miệt đồng bằng.

Chi tiết hơn

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Phẩm 13. Pháp Phiến Để Ca Các pháp Phiến Để Ca, Bổ Sắc Trưng Ca, A Tỳ Giá Rô Ca ở trước nói chưa rõ, và cũng chưa đầy đủ lắm. Nay nói rộng thêm nghĩa lý ấy để ba pháp khiến mau thành tựu. Nên như pháp

Chi tiết hơn

luan van tom tat.doc

luan van tom tat.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN DŨNG PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8 Thuyết minh về con trâu - Văn mẫu lớp 8 Author : Nguyễn Tuyến Thuyết minh về con trâu - Bài số 1 Nhắc đến làng quê Việt Nam, nhắc đến những cánh đồng lúa trĩu hạt mùa trổ bông, chúng ta không thể không

Chi tiết hơn

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Author : vanmau Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Bài làm 1 Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd 316 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN PGS. TS. Nguyễn Ngọc Khánh

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Tả cây hoa lan

Tả cây hoa lan Tả cây hoa lan Author : elisa Tả cây hoa lan - Bài số 1 Ba em là một người say mê cây cảnh. Trước sân nhà, ba dành hẳn một góc sân để bày biện chậu cảnh, có chậu toàn lá có sắc đỏ, có chậu xanh mướt, lá

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Hội Hoa Lan Việt Nam   Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 3-2019 Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy xôi vừa chín tới, tôi tắt bếp, đậy nắp lại cho hơi nóng giữ mềm những hạt nếp bóng như được trộn

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Tả một cảnh đẹp mà em biết Tả một cảnh đẹp mà em biết Author : vanmau Tả một cảnh đẹp mà em biết Bài làm 1 Có một danh lam mà nếu ai đã từng một lần đặt chân đến đó thì thật khó có thể quên được cái cảnh "mênh mông sóng nước, bát

Chi tiết hơn

Danh sach 35 de an 22.6.xls

Danh sach 35 de an 22.6.xls STT Tên đề án Tác giả/ nhóm tác giả Tóm tắt nội dung đề án 1 Đề án Sản xuất nấm chất lượng cao theo quy trình khép kín 2 Đề án Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các dòng sản phẩm làm sạch thân

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Thuyết minh về hoa mai

Thuyết minh về hoa mai Thuyết minh về hoa mai Author : binhtn Thuyết minh về hoa mai - Bài số 1 Đã từ xưa, mỗi khi mùa xuân tươi trẻ về thăm đất Việt, không nhà nào có thể quên lãng bóng dáng một nhành mai, nhất là ở miền Nam.

Chi tiết hơn

Thuyết minh về một loài hoa

Thuyết minh về một loài hoa Thuyết minh về một loài hoa Author : vanmau Thuyết minh về một loài hoa Bài làm 1 Mỗi dịp xuân về, ngàn hoa lại khoe sắc. Trong muôn ngàn loài hoa rực rỡ sắc hương ấy có một loài hoa rất dỗi quen thuộc

Chi tiết hơn

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ TỈNH NINH THUẬN 1. Thông tin chung Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), với 65 đơn vị hành

Chi tiết hơn

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th 1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có thể tạo nghiệp, tâm có thể chuyển nghiệp, nghiệp do tâm

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (01-2019) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh Khánh

Chi tiết hơn

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1 VIỆT NAM: MỘT SỐ ĐIỂN HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Báo cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20) HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2012 2 3 MỤC LỤC 3 Các chữ viết tắt Danh sách hình Lời

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn Bạn tin tưởng vốn kiến thức của mình và dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm trong mỗi món ăn? Nhưng không hiểu sao con bạn vẫn không tăng cân, thi thoảng

Chi tiết hơn

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Nghị luận về ô nhiễm môi trường Nghị luận về ô nhiễm môi trường Author : elisa Nghị luận về ô nhiễm môi trường - Bài số 1 Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, rất nhiều các nhà máy xí nghiệp mọc lên ở khắp mọi nơi đã kéo theo môi

Chi tiết hơn

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Author : elisa Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta - Bài số 1 Từ thuở con người

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn