ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô"

Bản ghi

1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và nước ta tiếp tục diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn có tác động đến tình hình chung của tỉnh. Song, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương. Trong đó, tiếp tục thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay đạt được những kết quả. Về Kinh tế: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 11,2%, tuy thấp hơn kế hoạch (12,5%) nhưng cao hơn 2 lần mức tăng trưởng chung của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt tỷ đồng, đạt 97,61% kế hoạch và tăng 17,28% so cùng kỳ năm trước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư đúng mức. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Thu hút đầu tư tiếp tục thu được kết quả, đã cấp mới 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 22,8 triệu USD, đồng thời thu hồi 2 dự án không thực hiện đúng cam kết. Hoạt động xuất khẩu tăng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 495 triệu USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 475 triệu USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhóm hàng linh kiện ô tô, điện tử (chiếm 40,2%), nguyên phụ liệu cho ngành may mặc, giày da. Các chính sách bình ổn giá đã góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát; chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,6%. Các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường theo Nghị quyết 13 của Chỉnh phủ được tập trung thực hiện, góp phần giảm bớt khó khăn, ổn định sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Thu ngân sách: Thu nội địa đạt tỷ đồng, bằng 76% dự toán (hụt thu khoảng tỷ đồng, trong đó 900 tỷ đồng thuế các loại và 250 tỷ đồng tiền sử dụng đất), thu xuất nhập khẩu đạt 947 tỷ đồng, bằng 30,6% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương tỷ đồng, tăng 61% so với dự toán năm; trong đó, 1

2 chi đầu tư phát triển hơn tỷ đồng, tăng 21%, chi thường xuyên hơn tỷ đồng, tăng gần 20% so với dự toán năm. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt tỷ đồng, tăng 7,0% so với năm Tổng sản lượng lương thực ước đạt 505,9 nghìn tấn, đạt 103,56% KH, tăng 32,3 nghìn tấn so với năm 2011; trong đó, sản lượng lúa cả năm ước đạt 449,6 nghìn tấn, năng suất đạt 50,7 tạ/ha, tăng 7,5% so với năm trước (Đây là mức tăng lớn nhất từ trước đến nay). Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có phát sinh, tuy nhiên kiểm soát và khống chế các ổ dịch được thực hiện tốt nên đàn gia súc xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm tăng hơn 4%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt ha, sản lượng thu hoạch ước đạt tấn.sản lượng khai thác thuỷ sản cả năm ước đạt tấn, bằng 105,77% KH. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi ổn định và có bước phát triển, thu nhập từ trồng rừng, khai khác keo nguyên liệu, trồng và khai thác cao su đã góp phần tích cực giảm nghèo. Diện tích trồng rừng tập trung đạt ha, tăng 2,7% so với năm trước. Các địa phương đã trồng mới được ha cây cao su, nâng diện tích hiện có lên ha; trong đó, diện tích đưa vào khai thác gần ha với sản lượng mủ trên tấn. Qua 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã có 200/213 xã lập đề án xây dựng nông thôn mới, 165/213 xã triển khai lập quy hoạch, 74 xã triển khai phương án sản xuất với 84 mô hình đang triển khai, tổng vốn đầu tư là 140 tỷ đồng. Nguồn vốn chương trình 30a qua 4 năm đã cân đối hơn 450 tỷ đồng, riêng năm 2012 đạt 127,5 tỷ đồng. Nguồn vốn trên chủ yếu hỗ trợ sản xuất, giáo dục dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao dân trí và đầu tư phát triển hạ tầng. Năm 2012, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 37,5 tỷ đồng cho 03 huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao không thuộc chương trình theo Nghị quyết 30a. Công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản đang được tập trung chỉ đạo; nhất là kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản gây bức xúc; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy đảng, lãnh đạo các ngành, địa phương gắn với kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Về văn hóa - xã hội: Trong năm 2012, các cấp ủy đảng đã tổ chức triển khai quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Chỉ thị 10- CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn; Chỉ thị 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới. 2

3 Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp nhưng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề tăng 13% và cùng với các nguồn vốn khác đã đầu tư cải thiện đáng kể cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị phục vụ dạy và học; chất lượng giáo dục-đào tạo được nâng lên; dạy nghề ngày càng gắn với nhu cầu xã hội. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế có chuyển biến tích cực; công tác phòng ngừa các bệnh xã hội được quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế tiếp tục được đầu tư; hệ thống y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Việc tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được đẩy mạnh. Thành lập mới một bệnh viện tư nhân, (nâng số bệnh viện tư nhân lên 03 bệnh viện) khánh thành đưa bệnh viện Đa khoa Trung ương giai đoạn I đi vào hoạt động. Thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách; đã xác nhận và thực hiện chế độ cho gần 12 ngàn trường hợp về chế độ người có công, các đối tượng chính sách; thẩm định và đề nghị hơn hồ sơ được hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Đã giải quyết việc làm khoảng lao động, đạt 97,4% kế hoạch và xuất khẩu được 120 lao động. Cấp hơn 430 ngàn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo, với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng; thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên lao động. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có nhiều khởi sắc gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện của tỉnh, của đất nước như: Chào mừng kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đón Tết cổ truyền dân tộc, kỷ niệm 37 năm giải phóng Quảng Nam và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Lễ kỷ niệm 15 năm ngày tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, chào mừng 67 năm cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9, kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Lào,... và nhiều hoạt động khác diễn ra sôi nổi ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị; tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 5, Trung ương 6 (khóa XI). Năm 2013 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm Theo dự báo, tình hình kinh tế thế giới và nước ta vẫn còn rất nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế-xã hội trong cả nước nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng. 3

4 Trước tình hình đó, đòi hỏi các cấp, các ngành, toàn Đảng bộ và nhân dân ra sức phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng địa phương, từng ngành, cơ quan, đơn vị góp phần đạt được các mục tiêu phát triển của tỉnh. Tập trung những nhiệm vụ sau đây: Về phát triển kinh tế:tập trung huy động các nguồn lực phát triển kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng trên 11,5%. Có những giải pháp cụ thể để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và Kết luận 49-KL/TW của BCH Trung ương Đảng khóa (XI) về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính ngân sách nhà nước năm Rà soát, sắp xếp lại đầu tư từ ngân sách nhà nước để phân bổ nguồn lực theo thứ tự ưu tiên hợp lý nhất để nâng cao hiệu quả đầu tư; tập trung vốn cho các dự án cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả.trong đó, ưu tiên thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi theo kế hoạch trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, triệt để tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phấn đấu thu nội địa tăng trên 22% so với năm Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển sản xuất thay thế hàng nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích. Thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ODA và FDI. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận 03-KL/TU của Tỉnh ủy (khóa XX) về một số giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 15 (khóa XIX) về xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh; Kết luận Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 10 (khóa XX) về giải pháp phát triển công nghiệp giai đoạn Giữ tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp khoảng trên 18%. Chú ý phát triển những ngành công nghiệp phù hợp với đặc điểm từng vùng trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế. Tập trung thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 của Tỉnh ủy về phát triển Khu Kinh tế mở Chu Lai giai đoạn Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển một số sản phẩm công nghiệp trọng điểm, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành dệt may, da giày ở nông thôn để giải quyết lao động, nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ ở mức 16%. Đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng du lịch. Đồng thời, phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao, thông tin truyền thông, giáo dục-đào tạo, tài chính và hỗ trợ kinh doanh. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường; mở rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 57 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh giai đoạn Bổ 4

5 sung chính sách phát triển một số cây chủ lực của tỉnh. Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, bảo đảm cung cấp nước cho sản xuất và dân sinh. Khuyến khích phát triển cây cao su theo quy hoạch ở các huyện miền núi. Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh gia súc, gia cầm; phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản theo các chương trình của Chính phủ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; về phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo ở miền núi Chủ động trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai; rà soát quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ thiên tai xảy ra. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm Đẩy mạnh việc phân cấp gắn với tăng cường kiểm tra giám sát và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc quản lý tài nguyên, khoáng sản, quản lý bảo vệ rừng. Giải quyết tốt vấn đề môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư,; xử lý nghiêm các vi phạm và các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường. Triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án lớn về môi trường; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước; bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu. Về văn hóa-xã hội: Triển khai thực hiện Kết luận 51-KL/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế và Nghị quyết Hội nghi Tỉnh ủy lần thứ 13 về giáo dục và đào tạo; Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo, chăm lo đối tượng chính sách, thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trong đó, tập trung có hiệu quả Chương trình hành động số 17-CTr/TU của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá XI) một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn , đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức tự vươn lên để thoát nghèo; đồng thời, tích cực thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự giúp sức của cộng đồng để người nghèo vươn lên thoát nghèo. Tăng cường hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; hoàn thành đề án hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo. Khuyến khích nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện tốt bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người có công, gia đình chính sách. Tiếp tục giải quyết những 5

6 tồn đọng về chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến, người có công cách mạng. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và từng bước hiện đại hóa trang thiết bị các bệnh viện tuyến tỉnh; củng cố hệ thống trung tâm y tế huyện và trạm y tế cơ sở, nhất là các trạm y tế quân-dân y kết hợp ở miền núi. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội bảo đảm tiết kiệm, giữ gìn thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc; văn hóa nghệ thuật truyền thống và dân gian xứ Quảng. Chú trọng phát triển phong trào thể dục-thể thao cộng đồng nhằm tạo nguồn, bồi dưỡng và phát triển thể thao thành tích cao. Tiếp tục triển khai các đề án, chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, góp phần ổn định chính trị, phục vụ phát triển.,. QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 6 (KHÓA XI) TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI... Nguyễn Minh Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Từ ngày 01/10 đến ngày 15/10/2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã tổ chức Hội nghị lần thứ sáu (Hội nghị Trung ương 6) để bàn và quyết định nhiều nội dung quan trọng.trong đó, Trung ương đã thảo luận và ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật đất đai trong thời gian qua, nhất là trong gần 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trung ương đánh giá là, đã đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, đã được hình thành và phát triển nhanh. 6

7 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, cùng đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch ngầm còn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp. Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) đã đề ra những định hướng lớn về quy hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; phát triển thị trường bất động sản; chính sách tài chính về đất đai; giá đất; cải cách hành chính; thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; và nâng cao năng lực quản lý đất đai. Đặc biệt, trên cơ sở kế thừa và phát triển các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX), Nghị quyết Trung ương 6 lần này khẳng định nhiều nội dung hết sức quan trọng, như: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định giá đất, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất phải có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất. Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu 7

8 phát triển bền vững đất nước, nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để phát triển đất nước; đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện... Để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống, Trung ương đã xác định nhiều nhiệm vụ cần nhanh chóng triển khai thực hiện. Trong đó, giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo tổng kết việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh để có phương án tổ chức lại các nông, lâm trường, có cơ chế, chính sách để đảm bảo sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2003, đồng thời rà soát, hoàn thiện các đạo luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện trên phạm vi cả nước. Hiện nay, căn cứ vào sự chỉ đạo của Trung ương, một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt là các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc nghiên cứu sâu, học tập và quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 6. Đồng thời, xây dựng Chương trình hành động để triển khai thực hiện phù hợp với nhiệm vụ chính trị của các ngành và địa phương. Coi trọng công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là nông dân nắm được những định hướng lớn và các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian tới, qua đó, củng cố, tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng hướng đến mục tiêu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020./. TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI Trần Khắc Thắng TP Tuyên huấn, BTGTU Quảng Nam Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác tuyên truyền miệng có vai trò hết sức quan trọng trong công tác định hướng, giáo dục chính trị tư tưởng trong xã hội.với ưu thế riêng có, công tác tuyên truyền miệng cùng với các kênh thông tin, tuyên truyền khác tạo ra sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng.Với tầm quan trọng đó, Trung ương Đảng đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền miệng. Gần đây nhất, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 về Tiếp 8

9 tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Tại Đảng bộ Quảng Nam, việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong công tác tuyên truyền miệng. Trước hết, là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đã có những chuyển biến tích cực, như: sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc đã kịp thời thành lập đội ngũ báo cáo viên cấp ủy khóa mới; đồng thời, hàng năm đều rà soát củng cố, kiện toàn đội ngũ này về số lượng và chất lượng để đảm bảo hoạt động có hiệu quả; bên cạnh đó, ban hành Quy chế hoạt động báo cáo viên. Đối với tổ chức cơ sở Đảng, đa số chi, đảng bộ cũng đã chú trọng thành lập, củng cố đội ngũ tuyên truyền viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở. Các cấp ủy cũng đã quan tâm thường xuyên định hướng mục tiêu, nội dung tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, đôn đốc hoạt động tuyên truyền miệng, quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đảm bảo chế độ phụ cấp cho của đội ngũ báo cáo viên. Nhiều địa phương trong tỉnh đã trang bị phương tiện làm việc tương đối đảm bảo cho Ban Tuyên giáo, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, báo cáo viên, như: máy tính xách tay, máy chiếu, hệ thống âm thanh góp phần tích cực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền miệng và nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền của đội ngũ báo cáo viên. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã bố trí nguồn kinh phí nhằm đảm bảo cho hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên; đã chi trả kịp thời chế độ phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ này theo quy định của Trung ương; trong quá trình tuyên truyền, các cấp ủy đã tạo điều kiện cho báo cáo viên, tuyên truyền viên tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện, Thành ủy tổ chức. Hàng năm đều tổ chức tổng kết, đánh giá công tác báo cáo viên và tuyên truyền miệng của Đảng bộ đồng thời chỉ đạo, định hướng hoạt động trong thời gian đến. Từ sự quan tâm lãnh, chỉ đạo đã tạo ra sự chuyển biến về lượng và chất. Về số lượng, đội ngũ báo cáo viên các cấp tăng lên hơn 100 đồng chí so với trước khi có Chỉ thị. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 500 báo cáo viên, trong đó báo cáo viên Tỉnh ủy 44 đồng chí; tất cả các tổ chức cơ sở Đảng đều có tuyên truyền viên, nơi ít nhất là 2 đồng chí, nơi nhiều nhất là 8 đồng chí. Báo cáo viên Tỉnh ủy; Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; tuyên truyền viên cơ sở được xem xét, chọn lọc kỹ, đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn. Hiện nay,100% báo cáo viên Tỉnh ủy và đa số báo cáo viên Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học, trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống trong sáng; nắm vững những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ hiểu biết chung về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; đa số báo cáo viên có phương pháp sư phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là nghiệp vụ tuyên 9

10 truyền miệng; có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin; có phương pháp phân tích, lập luận, cách trình bày bài nói; có phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng, năng lực tự chủ và khả năng đối thoại với người nghe; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, đặc biệt là kỷ luật phát ngôn; có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với công việc được giao; khiêm tốn học hỏi, có mối quan hệ gần gũi với nhân dân. Để giúp cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền miệng, trong 5 năm qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã mở hàng chục lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tuyên truyền miệng cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp ủy. Cùng với việc mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, Ban Tuyên giáo đã tổ chức Hội nghị báo cáo viên định kỳ và đột xuất (tổ chức Hội nghị báo cáo viên định kỳ ở cấp tỉnh tháng/lần; cấp huyện và tương đương 2 tháng/ lần), đã cung cấp, định hướng thông tin kịp thời cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở. Ngoài việc cung cấp thông tin thông qua hội nghị báo cáo viên, Ban Tuyên giáo các cấp còn cung cấp thông tin thông qua việc gửi tài liệu tham khảo định kỳ, giúp cho đội ngũ này cập nhật thông tin chính thống để tác nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều loại tài liệu tham khảo cần thiết khác cũng được tổng hợp, chọn lọc từ các nguồn tài liệu của Trung ương, của tỉnh, huyện để cung cấp cho đội ngũ báo cáo viên. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên được các cấp ủy và ban tuyên giáo các cấp thực hiện nghiêm túc. Trong 5 năm qua, chưa có đồng chí nào vi phạm Quy chế, vi phạm kỷ luật phát ngôn. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện, tạo ra những chuyển biến mới. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã hướng về cơ sở, tích cực tuyên truyền định hướng, giáo dục tư tưởng chính trị. Chất lượng công tác tuyên truyền miệng được nâng lên rõ rệt, thể hiện rõ về đổi mới nội dung thông tin, vừa phong phú, đa dạng và cơ bản kịp thời hơn trước. Trong tuyên truyền, báo cáo viên đã kết hợp những nội dung tuyên truyền tình hình chung của cả nước, của tỉnh, thế giới gắn với tình hình địa phương, đảm bảo nội dung thông tin vừa có nội dung chuyên sâu, vừa có tính toàn diện, tương đối đáp ứng nhu cầu thông tin kịp thời từ tỉnh xuống huyện và đến cơ sở; khi trình bày các chuyên đề, Chỉ thị, Nghị quyết, báo cáo viên đã dành thời gian để đối thoại, giải thích các vấn đề người nghe còn băn khoăn, chưa rõ. Trong những năm qua, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đã tập trung tuyên truyền chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu của công cuộc đổi mới đem lại; những mô hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tích cực tuyên truyền phản bác, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và những tiêu cực khác; cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, khích lệ các 10

11 tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội; đặc biệt là tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam Tuy nhiên, việc thực hiện Chỉ thị 17 còn những hạn chế, khuyết điểm cần nhận ra để có biện pháp khắc phục, nổi lên như: Một số cấp ủy quan tâm chưa đúng mức đến công tác tuyên truyền miệng, chưa đảm bảo kinh phí cho báo cáo viên đi dự đầy đủ hội nghị báo cáo viên định kỳ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức; điều kiện hoạt động của báo cáo viên còn thiếu, như máy ghi âm, tài liệu nghiên cứu chưa được cung cấp thường xuyên nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng của báo cáo viên. Lực lượng tuyên truyền viên tuy đông nhưng chưa mạnh; chưa có nhiều tuyên truyền viên giỏi; trình độ và năng lực tuyên truyền miệng chưa có sức thuyết phục cao; chất lượng hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên chưa đồng đều. Một số báo cáo viên các cấp, tuyên truyền viên cơ sở có hạn chế về nghiệp vụ, kiến thức; phương thức hoạt động chưa thật sự đổi mới rõ nét, vẫn nặng về thông tin một chiều từ trên xuống, đối thoại trực tiếp còn hạn chế. Một vài đơn vị chưa duy trì việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đối với công tác tuyên truyền miệng. Chế độ, chính sách đối với tuyên truyền viên chưa có nên chưa động viên tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ này. Có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan dẫn đến hạn chế, khuyết điểm nêu trên, song không thể không đề cập đến nguyên nhân chủ quan để có biện pháp khắc phục, đó là: Một vài cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, nhận thức chưa sâu sắc Chỉ thị 17. Có nơi còn xem nhẹ công tác tuyên truyền miệng hoặc gần như giao phó cho Ban Tuyên giáo, thiếu sự kiểm tra, định hướng nội dung. Năng lực tuyên truyền miệng của một số đồng chí báo cáo viên, tuyên truyền viên còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, kỹ năng tuyên truyền miệng chưa cao. Trong thời gian tới, để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, đưa Quảng Nam cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nói riêng, đòi hỏi công tác tuyên truyền miệng phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả theo tinh thần Chỉ thị 17, để góp phần thực hiện mục tiêu nêu trên. Trước mắt, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Một là, tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng tiếp tục quán triệt Chỉ thị 17 nhằm tạo nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Xác định công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ của toàn Đảng bộ, của cả hệ thống chính trị. Giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị 17 ở các địa phương, đơn vị, qua đó tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên 11

12 truyền miệng trong tình hình mới. Tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện, thành ủy và đảng ủy trực thuộc quan tâm tạo điều kiện, nhất là về kinh phí hoạt động và cung cấp tài liệu để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có điều kiện tốt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng. Hai là, tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức tọa đàm, hội thảo về công tác tuyên truyền miệng. Duy trì và nâng cao chất lượng hội nghị báo cáo viên định kỳ. Ba là, các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên vững mạnh, coi đó là lực lượng nòng cốt, là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền miệng, tuyên truyền giáo dục đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là tuyên truyền, định hướng tư tưởng đối với các vấn đề không được đăng công khai trên báo, đài, hướng dẫn nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng. Bốn là, thực hiện tốt hơn công tác sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động tuyên truyền miệng hàng năm, qua đó rút kinh nghiệm; kịp thời khen thưởng, động viên để làm tốt hơn công tác này./. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI: CHIẾN THẮNG HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG - 40 NĂM SAU NHÌN LẠI Lê Vũ Dũng CVP Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Máy bay B52 được Mỹ sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không- Ảnh: tư liệu Thời gian càng lùi xa chúng ta càng có thêm điều kiện để nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về tầm vóc to lớn của chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không. Với sự kiện 12 ngày đêm (17 29/12/1972), dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, buộc chúng phải ký Hiệp định Pari, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng đó, mãi 12

13 mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường, bất khuất, bản lĩnh, trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam; tô thắm thêm trang sử hào hùng, khích lệ niềm kiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam anh hùng. Từ đây, nhiều bài học kinh nghiệm quí báu đã được đúc kết để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì sao Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược vào Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc Việt Nam, tháng 12/1972 Năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân ta bước vào giai đoạn quyết định. Ở miền Nam, trên khắp chiến trường, quân và dân ta đã đồng loạt tiến công quân Mỹ, ngụy và giành thắng lợi lớn, đẩy chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh của Mỹ đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn; trong khi đó tại bàn đàm phán Hội nghị Paris sau gần 4 năm, Mỹ cố tình quanh co, trì hoãn kéo dài thời gian với ý đồ thương lượng, ký kết Hiệp định trên thế mạnh, nhưng vì chiến trường quyết định chính trường, Mỹ đành phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định Paris do phía ta đưa ra, nhằm tìm cách thoát khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Đầu tháng 10/1972, ở miền Nam, quân và dân ta tiếp tục giành được thắng lợi lớn; Mỹ vừa phải tiếp tục triệt thoái các đơn vị bộ binh vừa phải Mỹ hoá trở lại bằng không quân và hải quân để ngăn chặn cuộc tiến công của ta. Tình hình đó đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước Mỹ; đặc biệt, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đến gần, sức ép trong nội bộ nước Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến đường lối của Tổng thống Ních-xơn. Nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới kịch liệt lên án và đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 22/10/1972, Tổng thống Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Song, với bản chất cực kỳ phản động và ngoan cố, ngày 23/10, Ních-xơn đột nhiên gửi công hàm cho Chính phủ ta đề nghị tạm hoãn việc ký kết Hiệp định vì có trục trặc từ phía chính quyền Thiệu. (Thực chất là nhằm kéo dài thời gian để giúp quân ngụy Sài Gòn giành dân, lấn đất, để đi vào giải pháp chính trị trên thế mạnh, đòi ta nhân nhượng cho Mỹ sửa đổi các điều khoản của Hiệp định đã dự thảo). Sau khi Ních-xơn tái cử Tổng thống nhiệm kỳ lần thứ hai (7/11/1972), Ních-Xơn ra lệnh bí mật chuẩn bị một kế hoạch tập kích đường không chiến lược bằng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu quan trọng trên miền Bắc.Cuộc tập kích chiến lược này mang tên Lai-nơ-bếch-cơ II (tạm dịch là Tiền vệ hay Cứu bóng trước khung thành ) nhằm đánh huỷ diệt, làm tê liệt ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta, buộc ta phải khuất phục và chấp nhận những điều kiện mà chúng đưa ra ở Hội nghị Paris. Ngày 13/12/1972, theo lệnh của Ních-xơn, Kít-xinh-giơ tuyên bố bỏ họp vô thời hạn. Ngày 18/12, Nhà Trắng gửi Công hàm cho Chính phủ ta đề nghị họp lại Hội nghị Paris vào bất cứ lúc nào kể từ ngày 26/12, nhằm đánh lừa ta, đồng thời hy vọng chỉ sau vài ngày dùng B.52 huỷ diệt Hà Nội, buộc ta phải chấp thuận theo điều kiện của Mỹ. 13

14 Ngày 7/12, Ních-xơn điện cho Kít-xinh-giơ "Chúng ta sẽ ném bom dữ dội Bắc Việt, nhằm hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền Nam, làm giảm thế và lực của ta so với ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn; đe doạ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới.hội nghị Paris bị phá vỡ. Diễn biến cuộc tập kích chiến lược của Mỹ vào Hà Nội Đế quốc Mỹ huy động lực lượng tham gia cuộc tập kích đường không chiến lược với tinh thần sử dụng sức mạnh tổng lực, gồm: B.52: 193 chiếc trên tổng số 400 chiếc; không quân chiến thuật: chiếc/3.043 chiếc; tàu sân bay: 6 chiếc/24 chiếc; 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số máy bay gây nhiễu từ xa, máy bay trinh sát chiến lược, chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu, cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương. Đây là một cuộc huy động lực lượng lớn chưa từng có của Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (tính đến tháng 12/1972) cho một cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ. Đêm ngày 18/12/1972, khi chiến dịch tập kích đường không của Mỹ vào Hà Nội bắt đầu, chúng ta đã hoàn toàn chủ động đối phó, không bị bất ngờ. Chúng ta đã sớm phát hiện địch từ xa và chủ động đánh địch ngay từ đầu (Trạm Ra-đa 45, lúc 19 giờ 15 đã chính thức báo cáo B.52 đang vào Hà Nội), đến 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa Phòng không 261 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng chỉ huy phóng 2 quả đạn hạ 1 máy bay B.52 (rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, cách trận địa gần 10 km). Đây là chiếc máy bay B.52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội. Từ đêm 19/12 đến 29/12/1972, Mỹ liên tục tấn công Hà Nội và các địa phương khác trong toàn miền Bắc bằng máy bay chiến lược B.52, máy bay F.111 "cánh cụp cánh xòe", máy bay F4, F5 và các loại phương tiện tiến công đường không chiến thuật hiện đại khác. Trong 12 ngày đêm oanh liệt đó, không có ngày nào quân dân ta không bắn rơi máy bay B.52 của Mỹ (trừ ngày 25/12, lấy cớ nghỉ lễ Noel, địch tạm ngừng cuộc tập kích để củng cố lực lượng, ổn định tinh thần giặc lái, rút kinh nghiệm, tìm thủ đoạn và cách đánh mới). Phi công Mỹ bị ta bắt sống trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không - Ảnh: tư liệu Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã sử dụng 663 lượt chiếc B52 và lượt chiếc máy bay chiến thuật, ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng yếu khác trên miền Bắc nước ta, hơn 100 ngàn tấn bom đạn. Riêng Thủ đô Hà Nội, chúng đã sử dụng 441 lần chiếc B.52 cùng hàng ngàn máy bay chiến thuật, ném hơn 10 ngàn tấn bom. Chúng đã huỷ diệt nhiều khu 14

15 phố, làng mạc, phá sập ngôi nhà, trong đó gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga, giết hại dân thường, làm bị thương người khác. Phố Khâm Thiên, một khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội, đã bị bom B.52 tàn phá với chiều dài trên 1 km, gần 2000 ngôi nhà, đền chùa, trường học, trạm xá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương, có gia đình 6 người ngồi trong hầm chết toàn bộ. Cùng với Khâm Thiên, máy bay B.52 của Mỹ còn rải bom xuống hơn 100 điểm dân cư trong thành phố (Bệnh viện Bạch Mai, Gia Lâm, Yên Viên, Uy Nỗ. An Dương...) làm hơn người bị thương vong. Chiến thắng của quân và dân ta Trong 12 ngày đêm, từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972, có 81 máy bay Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi, gồm: 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111A, 21 chiếc F.4C-E, 4 chiếc A6A, 12 chiếc A7, 1 chiếc F.105D, 2 chiếc RA5C, 1 chiếc trực thăng HH53, 1 chiếc trinh sát không người lái 147SC. Sau cuộc ném bom tàn bạo ấy, ngày 30/12/1972, tướng Gioóc Ết-tơ, Phó Chỉ huy không quân chiến lược Mỹ thú nhận trên tạp chí Không lực Hoa kỳ rằng: Tổn thất về máy bay chiến lược B.52 cùng các nhân viên phi hành là hết sức nặng nề, là đòn choáng váng đánh thẳng vào những nhà vạch kế hoạch của Lầu Năm góc ; Tổng thống Mỹ Ních-xơn nói: Nỗi lo của tôi trong những ngày này không phải là lo những làn sóng phản đối, phê phán nghiêm khắc ở trong nước và trên thế giới, mà chính là mức độ tổn thất về máy bay B.52 trên bầu trời Hà Nội quá nặng nề. Đi đôi với tổn thất về máy bay, phía Mỹ còn phải chịu thêm tổn thất về người lái. Trong quân đội, người lái máy bay được coi là sinh lực cao cấp. Để đào tạo được 1 phi công, đặc biệt là phi công chiến lược B.52, phi công F.111 phải tốn khá nhiều tiền bạc và thời gian. Chỉ trong 12 ngày đêm, ta đã tiêu diệt được gần 100 Không quân Mỹ; đập tan âm mưu đen tối của chính quyền Nich- Xơn. Trước sự thất bại lớn và liên tiếp trong 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc Việt Nam, 7 giờ sáng ngày 30/12, Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận quay lại bàn đàm phán. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B.52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam của Mỹ đã bị thất bại hoàn toàn. Ý nghĩa lịch sử của hiện tại và tương lai Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không của quân và dân ta có ý nghĩa dân tộc và thời đại vô cùng sâu sắc. Đó là chiến thắng của đường lối chính trị, quân sự đúng đắn của Đảng ta, của chân lý Không có gì quý hơn độc lập tự do ; đó là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, là ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược bằng tất cả sự mưu trí, dũng cảm và tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn; đó là chiến thắng của sự kế thừa và phát huy truyền thống quân sự Việt Nam, của đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng trong 15

16 thế trận phòng không nhân dân, trong tổ chức hiệp đồng chiến đấu, tạo thành sức mạnh tổng hợp cả trên không và mặt đất để chiến thắng kẻ thù; đó là trận quyết chiến có ý nghĩa chiến lược, là trận thử thách chưa từng có trong lịch sử của quân và dân miền Bắc, mà nòng cốt là Bộ đội PK-KQ với lực lượng không quân chiến lược Mỹ, đã góp phần tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân ta, để chúng ta thực hiện trọn vẹn lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào. Chiến thắng Điện Biên phủ trên không mãi mãi trở thành dấu son chói lọi trong truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng đó đã trở thành truyền thống vẻ vang, mang khí thế hào hùng, tô đậm thêm lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cùng với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không có thể coi như một cuộc đụng đầu lịch sử tiêu biểu, mang nhiều ý nghĩa sâu xa về chính trị và quân sự, không những với quá khứ mà còn cho cả tương lai, đã để lại Hội chứng Việt Nam, vết thương trong lòng nước Mỹ không dễ gì xoá được. Phát huy tinh thần chiến thắng Hà Nội Điện Biên Phủ trên không trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hôm nay, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại...theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; quán triệt sâu sắc phương hướng lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong những năm tới. Tập trung xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta./. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG, CHIẾN CÔNG OANH LIỆT CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUẢNG NAM RA SỨC PHẤN ĐẤU ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG -AN NINH PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN Đại tá Ngô Quý Đức UVTU Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng, Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta đã cùng toàn dân lập nên những chiến công hiển hách, đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, hoàn thành nhiệm vụ giải Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. - Ảnh: tư liệu. 16

17 phóng dân tộc, thống nhất đất nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế được Đảng, Tổ quốc giao cho; xây dựng nên truyền thống cao đẹp "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Ngày 22/12/1944, theo Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được đổi tên thành Vệ Quốc quân. Đến năm 1946, đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam và đến năm 1950, đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, QĐNDVN liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, QĐNDVN đã tích cực tham gia phòng chống thiên tai, bão lụt, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Đối với nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, Quân đội ta đã đạt những thành tựu mới trên tất cả các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học, chế tạo, sản xuất sửa chữa, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực quốc phòng. Phát huy truyền thống vẻ vang, chiến công oanh liệt của QĐNDVN, lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam (tiền thân là Đội du kích Vũ Hùng) đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với hai nước bạn Lào và Campuchia, tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong thời kỳ mới. Trong kháng chiến chống Pháp, mặc dù lực lượng ít, vũ khí trang bị thô sơ, xa sự chi viện của Trung ương, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Liên khu ủy - Bộ Tư lệnh Liên khu và Tỉnh ủy Quảng Nam; LLVT tỉnh đã kiên cường chiến đấu, liên tục đánh địch trên khắp chiến trường, mở rộng và bảo vệ vùng tự do, góp phần vào thắng lợi cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân ( ) của quân dân cả nước với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, làm chấn động địa cầu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam là địa bàn địch tập trung thí điểm với các thủ đoạn chiến lược nhằm tiêu diệt, tách cán bộ, bộ đội, du kích ra khỏi quần chúng nhân dân. Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, gian khổ, thiếu thốn vẫn không làm giảm sút tinh thần, ý chí chiến đấu của bộ đội và nhân dân Quảng Nam; niềm tin, ý chí, quyết tâm, tinh thần tự lực, tự cường càng được tôi luyện theo năm tháng. Điều đó được minh chứng trong chiến thắng Núi Thành, Đồng Dương, Xuyên Thanh, Cấm Dơi, Thượng Đức và hàng chục trận đánh 17

18 thắng Mỹ- Ngụy trên khắp chiến trường Quảng Nam để tiến đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chưa kịp bắt tay xây dựng CNXH thì chiến tranh biên giới lại xảy ra. Phát huy truyền thống vẻ vang, chiến công oanh liệt của QĐNDVN, truyền thống Trung dũng, kiên cường của quê hương Quảng Nam, LLVT tỉnh cùng với nhân dân trong tỉnh lại tiếp tục cầm súng bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế giúp hai nước bạn Lào và Campuchia. Các chiến sĩ BCH Quân sự tỉnh luyện tập trên thao trường- Ảnh: Công Hậu. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, LLVT tỉnh đã cùng với nhân dân vượt qua thử thách, khó khăn, triển khai hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Cùng với các đơn vị chủ lực của Bộ, Quân khu 5, LLVT tỉnh luôn là lực lượng chính trị nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, tháo gỡ bom mìn; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, làm tốt công tác ứng cứu, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, để lại nhiều ấn tượng, tình cảm cao đẹp về hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân. Hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng, huấn luyện, diễn tập thực nghiệm NĐ-30, NĐ-32, diễn tập tác chiến phòng thủ cấp huyện, hội thi, hội thao. Công tác Đảng, công tác chính trị triển khai khá toàn diện, đạt hiệu quả, chất lượng cao, độ tin cậy được nâng lên, công tác chính sách hậu phương quân đội được thực hiện chu đáo; công tác hậu cần, kỹ thuật có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện nay, các thế lực phản động luôn tìm mọi cách chống phá với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, thâm độc, công khai hậu thuẫn cho các tổ chức phản động người Việt lưu vong và một số đối tượng chống đối trong nước để hình thành các tổ chức chính trị đối lập, chúng tiếp tục lợi dụng chiêu bài dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và vấn đề Biển Đông để đẩy mạnh âm mưu diễn biến hòa bình, chống phá ta toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng, ngoại giao. Trước tình hình đó, trong thời gian đến, LLVT tỉnh tiếp tục duy trì chặt chẽ công tác sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Thường xuyên phối hợp kiểm tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị định 152/2007/NĐ-CP về khu vực phòng thủ ; Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự ; chú trọng xây dựng các tiềm lực trong 18

19 khu vực phòng thủ. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm chất lượng, đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Tổ chức huấn luyện và chỉ đạo diễn tập tác chiến phòng thủ cho các huyện, thành phố và một số đơn vị tự vệ. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng. Tăng cường các hoạt động đối ngoại quân sự, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình nội - ngoại biên, chống địch xâm nhập, góp phần giữ vững an ninh biên giới và thắt chặt mối quan hệ, đoàn kết gắn bó giữa nhân dân và lực lượng vũ trang hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông (Lào). Kỷ niệm 68 năm ngày thành lập QĐNDVN; cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, phát huy sức mạnh chủ nghĩa anh hùng cách mạng, truyền thống tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới. Tập trung xây dựng trận địa tư tưởng trong LLVT ngày càng vững chắc, luôn mài sắc ý chí chiến đấu, không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, kịp thời ngăn chặn, xử lý có hiệu quả mọi hoạt động chống phá của kẻ thù, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, mãi mãi xứng đáng với sự tin yêu của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh./. HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU TỪ VIỆC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 22- NQ/TW Ở ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP QUẢNG NAM Lê Thị Nga Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam Năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết 22 NQ/TW về Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, vào thời điểm nền kinh tế thế giới bắt đầu khủng hoảng, suy thoái kéo dài, ảnh hướng rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và khối doanh nghiệp trong nước nói riêng, trong đó có Khối Doanh nghiệp Quảng Nam. Trước yêu cầu đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối tập trung xây dựng Chương trình hành động triển khai Nghị quyết một cách kịp thời đến từng tổ chức cơ sở đảng (TCCS Đảng). Qua 05 năm thực hiện Nghị quyết 22, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, nhiều TCCS Đảng phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị. Công tác xây dựng, củng cố TCCS Đảng được các cấp uỷ cơ sở chú trọng; tổ chức tốt việc học tập, tuyên truyền các chuyên đề, đăng ký những việc làm theo, lồng ghép việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung sinh hoạt Quang cảnh Hội nghị- Ảnh: Lê Nga 19

20 chi bộ thường kỳ và cụ thể hóa thành các tiêu chí, các phong trào thi đua, nhiệm vụ của đơn vị; đồng thời, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Hằng năm, tỷ lệ đảng viên sinh hoạt trong toàn đảng bộ đạt trên 95%, các chi bộ, đảng bộ cơ sở đã thực hiện phân công công tác cho đảng viên và thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, trong đánh giá cán bộ, đảng viên; kịp thời xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong đánh giá chất lượng TCCS Đảng, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp tình hình, đặc điểm của mỗi đảng bộ, chi bộ; bước đầu khắc phục bệnh thành tích, tính hình thức. Công tác nâng cao chất lượng đảng viên không ngừng được quan tâm và từng bước đạt được những kết quả khá tích cực. Thông qua việc tổ chức nhiều lớp học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục về chính trị, tư tưởng. Nhiều cấp ủy cơ sở đã đầu tư công sức, xây dựng chương trình hành động phù hợp với từng loại hình tổ chức đảng trong doanh nghiệp. Mặt khác, việc tăng cường quản lý, giám sát, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, cư trú và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng ngày càng được chú trọng hơn, đi vào chiều sâu và đạt được hiệu quả thiết thực. Số lượng đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng, chất lượng đảng viên ngày càng tốt hơn. Nhiều TCCS Đảng trong sạch vững mạnh, trong sạch vững mạnh tiêu biểu ngày càng được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, không có TCCS Đảng yếu kém, thật sự xứng đáng là hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể: Một số cấp ủy cơ sở chưa dành thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCS Đảng; tính định hướng, tính chiến đấu chưa cao. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở có lúc, có nơi chưa được coi trọng đúng mức; việc giải quyết những vấn đề nảy sinh còn lúng túng; việc cụ thể hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ở một số cấp ủy cơ sở chưa sát với thực tế đơn vị; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên chưa chặt chẽ... Điều đó đã ảnh hưởng đến vai trò của TCCS Đảng. Để phát huy những kết quả đạt được, từng bước khắc phục những hạn chế, qua đó góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng và đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, đòi hỏi Đảng bộ Khối cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 22 NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa X) trong toàn Đảng bộ khối. Đồng thời, tổ chức quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Hai là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính 20

21 trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ba là, nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. Nâng cao vai trò lãnh đạo của người đứng đầu cấp uỷ. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, giữ nghiêm kỷ luật, tăng cường đoàn kết trong Đảng. Bốn là, kịp thời biểu dương, khen ngợi những TCCS Đảng thực hiện tốt quy định, có nhiều đổi mới trong sinh hoạt chi bộ và có giải pháp củng cố các chi bộ yếu, kém. Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy vai trò giám sát của các đoàn thể đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên./. TƯ LIỆU THÔNG TIN: KẾT QUẢ CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM - LÀO, LÀO VIỆT NAM Lê Năng Đông Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là một trong các hoạt động thiết thực hưởng ứng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam Lào (5/9/1962 5/9/2012) và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước (18/7/ /7/2012); đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ của hai nước về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Với ý nghĩa đó, trên cơ sở Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã sớm ban hành kế hoạch phát động cuộc thi, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương quan tâm chỉ đạo. Để cuộc thi có sức lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của tỉnh, thành viên Ban Tổ chức cuộc thi đã đăng tải thông tin, tài liệu tham khảo trên Website, bản tin của đơn vị mình. Qua gần 4 tháng phát động (từ 20/6-30/9/2012), Ban Tổ chức cuộc thi của tỉnh đã nhận được hơn bài dự thi của các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh. Nhiều đơn vị có số lượng bài dự thi nhiều như: Núi Thành bài, Hiệp 21

22 Đức bài, Thăng Bình bài, Đảng ủy khối Doanh nghiệp bài, Bắc Trà My bài, Nam Trà My bài... Người dự thi cao tuổi nhất là 84 tuổi và nhỏ nhất là 11 tuổi. Ban Giám khảo tổ chức chấm chọn Nhiều bài thi được đầu tư rất công phu Nhìn chung, các bài dự thi đã chuyển tải được một trong 11 chủ đề do Ban Tổ chức Trung ương đưa ra, nhiều bài viết công phu, có sự đầu tư cả về hình thức lẫn nội dung; nhiều bài viết thể hiện được cảm xúc, ca ngợi nền văn hóa, đất nước, con người nước bạn Lào; về những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào; về tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng chiến tranh cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở mỗi nước. Đặc biệt, có những bài dự thi gắn liền với thực tiễn hoạt động địa phương, lĩnh vực công tác nhưng tựu trung đều thể hiện được mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, son sắc giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông nói riêng. Ban Tổ chức Cuộc thi đã chấm, chọn và trao giải cho 18 cá nhân có bài dự thi xuất sắc nhất, 05 giải đặc thù, đồng thời chọn 50 bài có chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi Trung ương. Về cuộc thi trắc nghiệm, từ ngày phát động đến hết tuần thứ 31, đã có hàng ngàn lượt người trong tỉnh tham gia, đa số đều trả lời đúng nội dung các câu hỏi. Kết quả có 7 người đạt giải, trong đó có một giải nhất tuần thứ 23 và 6 giải khuyến khích. Ông Trần Văn Cận, Phó Trưởng ban Trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng BTC cuộc thi cấp tỉnh đánh giá: Các bài dự thi đã viết đúng chủ đề. Nhiều bài đầu tư rất công phu, nội dung phong phú, hình thức trang trọng, sâu sắc, hình ảnh sinh động, bố cục chặt chẽ, rõ ràng. Các bài viết đã nêu lên được cảm xúc của cá nhân, ý nghĩa của cuộc thi và thể hiện được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu sắc và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Có thể khẳng định, đạt được kết quả trên là do các cấp uỷ đảng, các tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt cuộc thi. Các cơ quan báo chí trong tỉnh tích cực tuyên truyền cho cuộc thi. Đặc biệt là cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đã nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm 22

23 quan trọng của sự kiện chính trị này. Tuy nhiên, cuộc thi vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần rút kinh nghiệm, để các cuộc thi sau đạt kết quả tốt hơn. Một là, cuộc thi Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là sự kiện chính trị chào mừng kỷ niệm Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam Lào 2012, nhưng lại triển khai, phát động trong thời gian ngắn; các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương đến cơ sở chậm. Hai là, bài dự thi yêu cầu phải chuyển tải được một trong 11 nội dung như: Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam; tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào trong những năm tháng chiến tranh cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế, các chủ đề này rất khó đối với một số người dự thi, nếu không phải là nhân chứng từng tham gia chiến đấu, học tập, công tác trên đất nước bạn Lào hoặc không phải là nhà nghiên cứu thì rất khó có thể tham gia. Vì vậy, rất nhiều bài dự thi mang tính chiếu lệ, đối phó, sao chép lại đề cương, tài liệu tham khảo. Mặt khác, thể lệ khống chế bài viết không quá từ đã hạn chế sự sáng tạo của người dự thi, nên thay vào đó nhiều bài viết nặng về sưu tầm hình ảnh minh họa để bài viết thêm sinh động. Ba là, cuộc thi phát động vào thời điểm ở địa phương tiến hành triển khai nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng của Trung ương, Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, nên lãnh đạo một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo tổ chức thực hiện. Bốn là, đối với phần thi trắc nghiệm, theo thể lệ bắt buộc người dự thi phải có số Chứng minh nhân dân, điều này là không phù hợp, vì đa số học sinh THCS, THPT chưa có Chứng minh nhân dân, nên không thể tham gia thi trắc nghiệm. Ngoài ra, qua thực tế cuộc thi ở Quảng Nam, nhiều đơn vị chưa kịp thời hướng dẫn, gợi ý người dự thi tập trung khai thác những nét văn hóa, lợi thế riêng của địa phương mình. Thực tế, Quảng Nam có một số huyện có biên giới giáp với một số địa phương của nước bạn Lào; chúng ta có nhiều du học sinh Lào đang sinh sống và theo học trên địa bàn tỉnh, nhưng không động viên, khuyến khích các em tham gia hưởng ứng cuộc thi. Đặc biệt, ở Quảng Nam có di tích lịch sử quốc gia Khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng Biên chính miền Nam Trung Bộ tại thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, đây là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho tuổi trẻ hai nước, nhưng trong các bài dự thi chưa đề cập nhiều. Vì vậy, để những cuộc thi sau đạt được kết quả cao, Ban Tổ chức cuộc thi nên nghiên cứu các hình thức thi phong phú, sinh động hơn vừa mang tính tìm hiểu, vừa có tính mở. Cần có kế hoạch triển khai sớm, có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể và kịp thời. Ngoài ra, cần có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về kinh phí tổ chức cuộc thi, cơ cấu giải thưởng, Có như vậy, cuộc thi mới thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu sắc và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn trong xã hội./. 23

24 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH KHI THÀNH LẬP ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN CHÍNH TRỊ TRỌNG HƠN QUÂN SỰ. Phan Thanh Hậu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời, hoạt động theo tư tưởng chỉ đạo: Chính trị trọng hơn quân sự, nó là đội tuyên truyền. Đó là tư tưởng lớn, phù hợp với giai đoạn lịch sử của đất nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên tuyền Giải phóng quân (ngày 22/12/1944) nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bữa cơm liên hoan trong ngày 22/12/1944 của Đội VNTTGPQ- Ảnh: tư liệu Trong những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài để tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: công cuộc giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn thành công, phải giải quyết được mối quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong có tính quyết định. Các dân tộc muốn được giải phóng, trước hết phải trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Phát triển tư tưởng đó, trước khi rời Pháp, Người đã viết thư cho các bạn cùng hoạt động, nêu rõ những suy nghĩ và quyết tâm của mình trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập. Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn chiến đấu chống phát-xít của nhân dân các nước, khi trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, động viên cổ vũ, tổ chức quần chúng tham gia cách mạng. Trước đó, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra không thành công trong một bộ phận thuộc các tầng lớp xã hội có biểu hiện dao động. Bởi vậy, để thức tỉnh nhân dân, Người viết một bức thư Kính cáo đồng bào phân tích rõ nguyên nhân các cuộc đấu tranh trước đây không thành công: Không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì nhân dân ta chưa hiệp lực đồng tâm. Kế đó, Người viết hàng loạt bài truyền thống vẻ vang của dân tộc, đặc biệt là diễn ca Lịch sử nước ta, vị trí địa lý nước nhà. Người cũng đã sáng lập tờ báo Việt Nam độc lập làm công cụ tuyên truyền và sáng tác nhiều bài thơ dễ hiểu, sát hợp với trình độ nhân dân, động viên các giới đồng bào, các đoàn thể tham gia đấu tranh; giới thiệu kinh nghiệm đánh du kích của nhân dân các nước chống chủ nghĩa phát xít. Những tác phẩm đó vừa giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, chịu đựng gian khổ, hy sinh cho cán bộ, quần chúng nhân dân,vừa khái quát kinh nghiệm đấu tranh quân 24

25 sự của nhân dân thế giới, qua đó trang bị tri thức quân sự cho toàn dân. Ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của Người, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắc là Việt Minh) chính thức được thành lập. Ngày 6/6/1941, Bác viết lời kêu gọi toàn dân đoàn kết đánh đuổi Pháp-Nhật; Người khẳng định: Hiện thời, muốn đánh Pháp-Nhật, ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết ; Người cho rằng: Dân mà biết đồng tâm hiệp lực, biết đoàn kết tổ chức, thì chủ nghĩa đế quốc tuy có mấy vạn tàu bay, đạn pháo cũng không làm gì nổi. Từ cuối năm 1941 đến 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc... được thành lập tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu và không ngừng phát triển. Trong một báo cáo gửi cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS, nhóm GBT đã nhận định: Ở Đông Dương chỉ có Đảng Cộng sản là tổ chức duy nhất có lực lượng và có một hệ thống cơ sở từ nông thôn đến thành thị, còn các tổ chức khác ngoài Việt Minh đều không có lực lượng và không có cơ sở trong dân chúng. Trên cơ sở lực lượng chính trị lớn mạnh, lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trương đã đến lúc phải từng bước xây dựng lực lượng vũ trang với quy mô thích hợp. Nhưng để phát triển lực lượng đó, vấn đề đặt ra là phải xây dựng lý luận về lực lượng vũ trang sao cho phù hợp với đặc điểm, truyền thống quân sự của dân tộc, phù hợp với các nguyên lý xây dựng lực lượng quân đội kiểu mới mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin đã đúc kết. Nhận thức rõ điều đó, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã hết sức lưu tâm đến việc xây dựng lý luận về tổ chức quân sự. Người khẳng định: Muốn có một đội quân vũ trang, phải có đội quân tuyên truyền, vận động, đội quân chính trị trước đã. Nên việc này phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng đông. Để làm sáng tỏ hơn những nguyên tắc cơ bản nhất về xây dựng lực lượng vũ trang, lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ đạo các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp biên soạn hai tác phẩm Chính trị viên trong quân đội và Công tác chính trị trong quân đội cách mạng. Đó là những cuốn sách đầu tiên của Việt Nam về công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang. Đồng thời, Người trực tiếp viết tác phẩm Cách đánh du kích gồm 13 chương, vạch ra những nguyên tắc và phương pháp tác chiến của lực lượng vũ trang trong thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền; Người tập trung lý giải, làm sáng tỏ bản chất lực lượng vũ trang; xác định cơ cấu lực lượng; các mối quan hệ nội bộ, quân dân; vấn đề đoàn kết, kỷ luật, địa bàn đứng chân; xác định lối đánh giặc... Trước tình hình thế giới phát triển nhanh chóng, ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng ra lời kêu gọi Sắm vũ khí, đuổi thù chung. Lúc này, không khí cách mạng sục sôi, lan rộng khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam, nhân dân ở nhiều nơi đã sẵn sàng khởi nghĩa. Để phong trào phát triển đồng đều và mạnh hơn nữa, cuối năm 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trương từng bước đẩy mạnh đấu tranh vũ trang trên cơ sở lực lượng chính trị và phong trào chính trị. Người nói: Nếu bây giờ chúng ta vẫn chỉ 25

26 hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động khởi nghĩa vũ trang ngay thì quân thù sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song, hiện nay chính trị còn trọng hơn quân sự. Người còn giải thích thêm: Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên. Nếu phát động đấu tranh mà mỗi khi địch đến, nhân dân lại phải tản cư vào rừng núi, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Phải làm sao, cứ hoạt động vũ trang mà dân cứ ở đấy mà sản xuất, chỉ cần tăng cường canh gác đề phòng không bị địch bắt, hại những người hoạt động. Chủ trương sáng suốt thay đổi hình thức đấu tranh từ chính trị tiến lên quân sự và chỉ rõ cho đến thời điểm đó chính trị còn trọng hơn quân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chỉ đạo các hoạt động thực tiễn, thúc đẩy cao trào cách mạng phát triển không ngừng. Trên cơ sở lý luận tổ chức quân sự Hồ Chí Minh, Đảng bộ các cấp đã vận dụng vào thực tiễn rất sáng tạo. Nhờ vậy, lực lượng vũ trang cách mạng ngày càng phát triển về số lượng, vững mạnh về tổ chức. Cuối năm 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định thành lập đội quân chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang Việt Nam. Trong bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Người tiếp tục bổ sung những điểm mới mà trước đó chưa đề cập. Bản Chỉ thị viết:... Vì muốn hành động có kết quả, thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng..., trong khi tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của các địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được... Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân đàn anh...". Chấp hành Chỉ thị của Người, ngày 22 tháng 12 năm 1944, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập - Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Nhờ có lý luận cách mạng soi sáng, lực lượng vũ trang Việt Nam nhanh chóng trưởng thành trong thực tiễn chiến đấu và công tác. Tuy nhiên, do đặc điểm của cách mạng lúc đó, đội quân chủ lực chưa thực hiện chức năng tác chiến mà lại thực hiện chức năng chủ yếu là tuyên truyền. Lực lượng vũ trang trong thời kỳ này hoạt động theo tư tưởng chỉ đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Chỉ thị thành lập: Chính trị trọng hơn quân sự, nó là đội tuyên truyền. Với quan điểm chỉ đạo đó, các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam đã tăng cường hoạt động tuyên truyền chính trị, xây dựng và mở rộng các cơ sở cách mạng rộng khắp từ Việt Bắc đến các vùng lân cận, trở thành những căn cứ hoàn toàn (tức tất cả mọi người dân trong vùng đều tham gia Việt Minh), làm bàn đạp để phát triển phong trào về xuôi. Sau ngày 9/3/1945 (ngày Nhật hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương), kẻ thù chính là Phát xít Nhật, cùng với đạo quân phương Nam, sau khi ào ạt đánh chiếm các nước Đông Nam Á đã điều động một số đơn vị quân đội Nhật đột nhập vào một số nơi trong vùng giải phóng hòng tiêu diệt các ổ Việt Minh và cơ 26

27 quan đầu não cách mạng; song chúng bị quân, dân Việt Bắc và nhiều địa phương khác như Ninh Bình, Quảng Yên, Yên Bái, Quảng Nghĩa dũng cảm chặng đánh quyết liệt, buộc chúng phải chấm dứt các cuộc tiến công lớn vào các căn cứ cách mạng. Thêm một lần nữa chứng tỏ năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, tổ chức chặt chẽ của Việt Minh, tinh thần chiến đấu kiên cường của các lực lượng vũ trang, tình thương yêu, đùm bọc của nhân dân đối với cách mạng. Chứng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh một khi thâm nhập vào cuộc sống đã tạo ra sức mạnh to lớn mà ngay từ buổi đầu, không kẻ thù nào, dù rất mạnh và xảo quyệt đến đâu cũng không đàn áp nổi. Trên cơ sở lực lượng vũ trang được phát triển rộng khắp, tháng 4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, quyết định thống nhất chỉ huy các chiến khu, thống nhất Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân, thành lập Ủy ban quân sự cách mạng để chỉ huy các chiến khu miền Bắc Đông Dương, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh hơn nữa. Như vậy, tiến tới phát động phong trào vũ trang và để đảm bảo cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đề ra và chỉ đạo giải quyết thành công nhiều vấn đề thuộc về xây dựng thực lực cách mạng - trong đó tư tưởng khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên tryền Giải phóng quân: Chính trị trọng hơn quân sự - biến tư tưởng đó thành sức mạnh vật chất, thành hiện thực sinh động trong Cách mạng Tháng tám năm 1945 và công cuộc giải phóng đất nước./. Tài liệu tham khảo: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội-2002; sách Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003 và một số tài liệu khác. QUẢNG NAM THỰC HIỆN TỐT VIỆC LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Lê Thị Kim Huệ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Sau hơn một năm rưỡi triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, trở thành công việc hàng ngày, thường xuyên của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và các thành viên trong xã hội. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nội dung sinh hoạt thường xuyên và bước đầu thực hiện có hiệu quả thiết thực; nhiều chi bộ, đơn vị cơ sở đã xây dựng kế hoạch năm và nội dung chủ đề sinh hoạt hàng tháng, gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, được cán bộ, đảng viên đồng tình hưởng ứng. Một số ngành đã cụ thể hóa về chuẩn mực đạo đức cho cán bộ, công chức như đạo đức người thầy giáo, đạo đức người thầy thuốc, đạo đức 27

28 người cán bộ tòa án, đạo đức người cán bộ làm công tác văn hóa...; đồng thời, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã ban hành trước đó, cụ thể hóa chuẩn mực đạo đức để thực hiện việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Một số ngành đã vận dụng các chuẩn mực đạo đức theo tiêu chí của ngành mình như: Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... Để đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, có vai trò rất lớn của người đứng đầu. Hàng tháng, phần lớn các chi bộ, đảng bộ; chi uỷ, cấp uỷ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác vào trong sinh hoạt thường kỳ; lựa chọn những nội dung cụ thể từ các tài liệu của Trung ương, từ những điều Bác Hồ dạy, những vấn đề bức xúc, nổi cộm trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, gắn với thực tiễn cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức giới thiệu, trao đổi, học tập, liên hệ, tự phê bình và phê bình. Thông qua đó, kịp thời biểu dương, nêu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến. Một số cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xác định những vấn đề tư tưởng, đạo đức nổi cộm, bức xúc, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, có kế hoạch, biện pháp tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm, góp phần củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị. Ông Hồ Văn Rim, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn hướng dẫn người dân làm đường.- Ảnh: Kim Huệ Qua kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh cho thấy, đã có sự chuyển biến tích cực về ý thức, tinh thần trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, công chức ở các cơ quan thường xuyên tiếp xúc giải quyết những vấn đề liên quan đến nhân dân, đã thể hiện sự gần gũi, gắn bó, tôn trọng, giúp đỡ nhân dân (qua đối thoại, tiếp xúc dân); thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, cắt giảm những thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, từng bước hạn chế được việc gây phiền hà đối với doanh nghiệp và nhân dân; những biểu hiện về quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu khi giao tiếp với nhân nhân của một bộ phận cán bộ, công chức giảm dần. Hội, đoàn viên các đoàn thể chính trị- xã hội đã gắn việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW với các phong trào quần chúng, trong đó phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong đoàn viên, thanh niên đạt được nhiều kết quả thiết thực. Kết quả bước đầu, trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm tấm gương điển hình của cán bộ, đảng viên, nhân dân ở các địa phương về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: Cụ Nguyễn Tráng, 83 tuổi (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) dù phải nuôi dưỡng người con trai tật nguyền vẫn dành thời 28

29 gian đi vận động các tổ chức và những người con quê hương làm ăn xa đã thành đạt đóng góp gần một tỷ đồng xây cầu bắc qua sông Vạn Buồng để nhân dân yên tâm đi lại trong mùa bão, lụt; Ông Huỳnh Quốc Vinh (thôn 4, xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My) hiến 3.500m 2 đất xây dựng trường học; Tập thể chi bộ trường THPT Trần Văn Dư, huyện Phú Ninh nhiều năm liền đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác bằng những hành động thiết thực như vận động cán bộ, giáo viên nhà trường dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.việc thực hành tiết kiệm thực hiện có kết quả bước đầu, nhất là gắn với thực hiện các chủ trương của Đảng, Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong 2 năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo thực hiện việc cắt giảm những công trình đầu tư chưa cần thiết, tập trung cho những công trình trọng điểm; thực hiện các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội nhất là giảm nghèo, chăm lo các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, thực hành tiết kiệm trong chi tiêu thường xuyên để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, hạn chế việc bổ sung ngân sách; chỉ đạo tiết kiệm thời gian thông qua việc bố trí lịch công tác, tổ chức hội nghị thiết thực. Đạt được những kết quả trên, trước hết là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, nội dung Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch 17-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Đa số đều nhận thức được rằng nếu thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương của Bác sẽ tác động tích cực đến các nhiệm vụ chính trị khác. Chính vì vậy, mỗi tổ chức, cá nhân đều xem việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhu cầu tự thân. Từ nhận thức đúng đắn đó, hơn một năm qua, trong quá trình làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, lan tỏa, mang tính nhân văn sâu sắc như các tập thể, cá nhân đã nêu trên. Tuy cách làm có khác nhau, nhưng đều có một mẫu số chung là tư tưởng, tình cảm kính trọng Bác, muốn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. /. TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN GIÁ TRỊ THỰC TIỄN TỪ MỘT ĐỊA PHƯƠNG Nguyễn Hữu Thiên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã gây hấn, khiêu khích ta tại Sài Gòn và đưa chiến tranh lan rộng khắp miền Nam. Ở miền Bắc, sang năm 1946, quân đội Tưởng kéo vào để giải giáp quân đội Nhật, đi theo đội quân này là bọn phản động từ nước ngoài kéo vào cùng vài bọn phản động bên trong nổi lên chống chính quyền cách mạng, đất nước rơi vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc, Bác Hồ và Trung ương Đảng tìm mọi 29

30 cách đàm phán, thương lượng để loại dần kẻ thù, đồng thời, tránh cho đất nước rơi vào tình thế chiến tranh, thông qua việc ký Hiệp định sơ bộ Việt-Pháp ngày ; cử phái đoàn đàm phán ở Hội nghị Ðà Lạt và Fontainebleu; đích thân Bác sang Pháp ký Tạm ước ; gửi thư cho Quốc hội và Chính phủ Pháp để tố cáo, lên án các hành động khiêu khích, tàn sát nhân dân của quân đội Pháp. Sau khi khiêu khích, gây hấn ở Hải Phòng, Lạng Sơn, quân Pháp lên kế hoạch đánh chiếm thủ đô Hà Nội với việc gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, Hà Nội vào ngày Chỉ chưa đầy 1 ngày, từ trưa ngày 18 đến sáng ngày 19 tháng 12, Bộ Chỉ huy quân đội Pháp gửi cho Chính phủ Việt Nam liên tiếp 3 tối hậu thư đòi cai quản Sở Tài chính, phá hủy các căn cứ chiến đấu của ta, rồi đòi tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến, phải trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố và giao quyền cai quản thủ đô Hà Nội cho chúng. Với nền độc lập và chính quyền cách mạng vừa giành được, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng tại làng Vạn Phúc, Hà Đông, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi đồng bào toàn quốc kháng chiến "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!". Chỉ với hơn 200 chữ, ngắn gọn và súc tích nhưng đã vạch trần dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, trình bày lập trường và nguyện vọng thiết tha hòa bình của Bút tích lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946) dân tộc Việt Nam, càng thiết tha với hòa bình, càng kiên quyết, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu xâm lược nước ta. Đặc biệt, Lời kêu gọi ấy cũng đã vạch ra chiến lược chiến tranh nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đồng thời khẳng định cuộc kháng chiến sẽ nhất định đi đến thắng lợi vẻ vang. Hội nghị cũng đã thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Ðây là bản Chỉ thị nêu rõ đường lối, chính sách và cách tiến hành cũng như lực lượng của cuộc kháng chiến. Chỉ thị của Ðảng cũng đã khẳng định cuộc kháng chiến tuy lâu dài, gian khổ nhưng nhất định sẽ thắng lợi vẻ vang. Sáng ngày 20-12, Ðài Tiếng nói Việt Nam phát Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực thi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lực lượng vũ trang ở Nam Ðịnh, Vinh, Huế, Ðà Nẵng liên tiếp tổ chức tấn công phủ đầu quân Pháp. Tại các đô thị, điển hình là Hà Nội, sau khi tiến hành bao vây, đánh úp; chiến đấu ngoan cường trong lòng thành phố, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bao vây, tiêu diệt địch, 30

31 tạo thời gian cần thiết để di chuyển các cơ quan, công xưởng lên vùng chiến khu, gần một tháng, lực lượng vũ trang của ta chủ động rút khỏi các đô thị. Minh chứng cho cuộc chiến điển hình, trên tinh thần ấy, tại Quảng Nam - Đà Nẵng, tháng 3 năm 1946, sau khi đồng chí Võ Nguyên Giáp vào truyền đạt Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nội dung Hiệp định Sơ bộ, đồng chí Phan Mỹ thay mặt Ban Liên kiểm Việt Pháp Trung ương vào thành lập Ty Liên kiểm Việt - Pháp tại Đà Nẵng để giải quyết xích mích có thể xảy ra giữa ta và Pháp. Ngày 01 tháng 4 năm 1946, quân Pháp đổ bộ vào Đà Nẵng, chúng liên tiếp quấy rối, khiêu khích. Trước tình hình đó, Ủy ban Hành chính Nam Trung Bộ điều Trung đoàn 96 do đồng chí Nam Long làm Trung đoàn trưởng tăng cường cho mặt trận Quảng Nam, Đà Nẵng. Tháng 11 năm 1946, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng hợp nhất thành Liên tỉnh Quảng Nam Công nhân Hỏa xa Đà Nẵng đánh tàu địch trên đèo Hải Vân, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, tháng 12/ Ảnh: tư liệu - Đà Nẵng do đồng chí Trương Quang Giao - Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy làm Bí thư, đồng chí Vũ Khương Ninh - Đặc phái viên Xứ ủy Trung Bộ làm Chủ tịch, Ban Chỉ huy quân sự do đồng chí Đàm Quang Trung làm Chỉ huy trưởng. Ngày 15 tháng 12 năm 1946, Ủy ban Quân sự họp nhận định: địch chuẩn bị đánh ta, cần khẩn trương triển khai các phương án tác chiến và sẵn sàng đợi lệnh Trung ương. Chủ trương tiêu hao sinh lực địch, không cho địch thực hiện kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, tạo điều kiện cho đồng bào tản cư ra ngoài thành phố, xây dựng cơ sở kháng chiến lâu dài. Đúng 20 giờ, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Quảng Nam Đà Nẵng nhận được lệnh toàn quốc kháng chiến, lập tức 2 giờ sáng, ngày 20/12 ta nổ súng đánh địch tại sân bay Đà Nẵng làm lệnh tấn công địch trên khắp chiến trường. Quân Pháp tiến công theo nhiều hướng nhưng đều bị ta chặn đánh. Các chiến sĩ quyết bám giữ từng căn nhà, góc phố. Nhân dân đem bàn ghế, giường, tủ ra làm chướng ngại vật cản bước tiến của địch, tiến hành tản cư, dở nhà làm chiến hào giúp bộ đội chiến đấu. Trước sự tấn công của quân Pháp, với cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, bằng nhiều biện pháp, hình thức, quân và dân ở Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng đã kìm chân quân Pháp trong thành phố một thời gian tương đối dài, tiêu hao được một bộ phận quân địch, đánh bại âm mưu, đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển kho tàng, bổ sung thêm lực lượng và rút được kinh nghiệm để tiếp tục tổ chức đánh giặc, đồng thời tạo điều kiện cho các huyện của Quảng Nam có thời gian bước vào cuộc chiến đấu trường kỳ chống thực dân Pháp. Với phong trào du kích chiến tranh, ta đã khai 31

32 thác và tận dụng những thuận lợi, những điểm mạnh về ưu thế chính trị tinh thần, về thiên thời, địa lợi, nhân hoà, biến thành sức mạnh vật chất để đánh bại kẻ thù, đồng thời hạn chế, khoét sâu nhược điểm, chỗ yếu của địch, đẩy chúng vào thế bị động, lúng túng chống đỡ. Ghi nhận về thành tích chiến đấu của quân và dân Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng, đặc biệt là thành tích xuất sắc của Trung đoàn 96, đồng chí Phạm Văn Đồng, đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam Trung Bộ, đã trao cho Trung đoàn lá cờ thêu hai chữ Giữ vững và tuyên dương: So sánh với toàn quốc, Mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng được liệt vào hạng đánh mạnh nhất và dẻo dai nhất. Có thể khẳng định rằng, trước tình cảnh khó khăn ngàn cân treo sợi tóc, việc ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 thể hiện một nghệ thuật chiến tranh linh hoạt, quả cảm, sáng tạo của Bác Hồ và Đảng ta. Giá trị tinh thần và minh chứng thực tiễn đường lối hơn 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã để lại nhiều bài học mang tính sống còn cho sự nghiệp cách mạng ngày nay: Thứ nhất, bài học về sự tin tưởng và dựa vào dân trong quá trình lãnh đạo và thực hiện sự nghiệp cách mạng; đánh giá đúng, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, bởi nhân dân ta, dân tộc ta - một dân tộc đã có truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Thứ hai, bài học về đánh giá đúng địch, bám sát và dựa vào thực tiễn, nắm vững thời cơ, xác định chiến trường, mặt trận chính từ đó đề ra chủ trương, đường lối thực hiện nhằm giành quyền chủ động trong thế bị động. Thứ ba, bài học về dĩ bất biến, ứng vạn biến nhưng phải kiên quyết với mục tiêu, con đường đã chọn, độc lập chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm trong mọi tình huống, nhất là vấn đề biển đảo, chủ quyền lãnh thổ đất nước trong tình hình hiện nay. Thứ tư, bài học về việc chỉ đạo, chỉ huy phải tập trung, thống nhất: bởi cuộc tiến công ngày 19 tháng 12 năm 1946 của quân và dân ta đã diễn ra gần như cùng một thời điểm nhưng lại trên một không gian rộng từ Đà Nẵng trở ra, trong điều kiện phương tiện thông tin liên lạc còn hạn chế. Cuối cùng, bài học về coi trọng và phát huy sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân: dựa trên cơ sở thống nhất sức mạnh của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt; là việc không ngừng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân./. 32

33 NGÀNH Y TẾ QUẢNG NAM TRIỀN KHAI CHƯƠNG TRÌNH SÀNG LỌC TRƯỚC SINH SƠ SINH NĂM 2012 Năm 2012, Bộ Y tế giao chỉ tiêu cho tỉnh Quảng Nam sàng lọc trước sinh cho 900 bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Để tiếp tục thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đạt kết quả tốt và đạt chỉ tiêu do Bộ Y tế đề ra, ngành y tế Quảng Nam hướng dẫn, triển khai thực hiện một số vấn đề sau: 1. Giao chỉ tiêu thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho 5 đơn vị đã triển khai năm 2011 gồm các đơn vị: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện miền núi phía Bắc (Đại Lộc), Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam (Điện Bàn), Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (Núi Thành), Bệnh viện đa khoa thành phố Hội An và Bệnh viện tư nhân Vĩnh Đức (Điện Bàn); đồng thời mở rộng giao chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến các Trung tâm y tế huyện, thành phố để phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn bào thai hoặc sơ sinh. 2. Căn cứ hướng dẫn chuyên môn của Trung tâm chẩn đoán và sàng lọc trước sinh sơ sinh khu vực miền Trung, các đơn vị chủ động tuyển chọn cán bộ y tế tham gia các lớp đào tạo, phối hợp với Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh để triển khai chương trình tại các địa phương theo đúng quy trình kỹ thuật đã được Bộ Y tế ban hành. 3. Cần tuyển chọn cán bộ có năng lực, nhiệt tình tham gia chương trình. Tùy theo quy mô của mỗi đơn vị có thể chọn từ 3 đến 5 cán bộ y tế tham gia, trong đó bố trí một cán bộ làm Điều phối viên chương trình tại đơn vị mình, cụ thể: - Đối với chương trình sàng lọc trước sinh cần tuyển chọn các bác sĩ sản khoa, bác sĩ đã qua đào tạo siêu âm chẩn đoán đang công tác tại Khoa sản hoặc Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, Khoa chẩn đoán hình ảnh để đào tạo và thực hiện kỹ thuật siêu âm hình thái thai nhi (không siêu âm xác định giới tính), thực hiện kỹ thuật lấy máu của bà mẹ mang thai để xét nghiệm nhằm chẩn đoán các bệnh lý ở thời kỳ bào thai; tham gia tư vấn, can thiệp và theo dõi các trường hợp mắc bệnh, kể cả các bệnh lý trẻ sơ sinh. - Đối với chương trình sàng lọc sơ sinh cần tuyển chọn các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ đa khoa, y sĩ đa khoa, y sĩ sản nhi, hộ sinh trung học, điều dưỡng trung học,... đang công tác tại Khoa sản hoặc Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản để đào tạo và thực hiện kỹ thuật lấy máu, ghi phiếu và gửi mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh đến Trung tâm sàng lọc khu vực để xét nghiệm. 4. Chi cục Dân số - KHHGĐ phân bổ trực tiếp cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố quản lý, điều hành việc thanh toán chi phí lấy máu và chi phí vận chuyển mẫu máu đến Trung tâm sàng lọc khu vực, đơn vị thực hiện dịch vụ đóng trên địa bàn huyện, thành phố. Cụ thể: - Tiền công lấy máu gót chân trẻ sơ sinh và lấy máu mẹ: 5000đồng/trường hợp (02 giọt máu đúng quy định). 33

34 - Tiền gửi vận chuyển mẫu máu khô đến trung tâm sàng lọc khu vực: theo giá bưu điện tại từng thời điểm do Trung tâm Dân số - KHHGĐ chi trả trực tiếp cho đơn vị thực hiện chuyển phát nhanh. - Chi phí vật tư tiêu hao gồm: găng tay không bụi, kim chích máu, giấy thấm khô máu, bông gạt, cồn (Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh sơ sinh trường Đại học Y Dược Huế cung cấp) do Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tiếp nhận và phân phối cho Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố. Đơn vị thực hiện dịch vụ nhận trực tiếp tại Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố. - Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh cung cấp dụng cụ lấy máu và thanh toán các chi phí: tiền công lấy máu, tiền vận chuyển mẫu máu cho Bệnh viện đa khoa tỉnh. 5. Giao Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm chẩn đoán và sàng lọc trước sinh, sơ sinh khu vực miền Trung (Trường Đại học Y Dược Huế) đảm bảo cung cấp các thiết bị phục vụ chương trình; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thực hiện Chương trình và phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế nêu trên để triển khai chương trình đạt kết quả tốt nhất. Xuân Hiển NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, lao động trẻ em không chỉ tác động tiêu cực đến đời sống và sự phát triển của bản thân trẻ, mà còn tác động đến gia đình, cộng đồng và quốc gia nơi trẻ sinh sống. Tuy nhiên, phân tích dưới đây chỉ đề cập tới tác động tiêu cực của lao động trẻ em đối với bản thân trẻ và quốc gia trẻ sinh sống. Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đối với chính bản thân trẻ em: 1. Về thể chất: do còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, sức khỏe và sự dẻo dai còn hạn chế, trẻ em dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro về thể chất hơn người lớn khi làm việc. Ví dụ, trẻ em lao động có thể bị tai nạn dẫn tới bị thương, bị chết hoặc tàn tật. Trẻ em làm việc trong những điều kiện lao động không đảm bảo có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài. 2. Về tâm lý: Trong một số trường hợp, hậu quả tâm lý gây ra cho trẻ em lao động có thể bao gồm: chậm phát triển về trí tuệ, thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội; gặp khó khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ, suy giảm lòng tự tôn; có thái độ bạo lực hoặc tâm trạng trầm cảm, lo lắng, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân Về nhận thức: trong nhiều trường hợp, khả năng nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng do công việc mà trẻ phải làm, ví dụ như suy giảm năng lực nhận thức, giao tiếp và thực hành những yếu tố cốt yếu để thích nghi xã hội và có cuộc sống tốt đẹp. 34

35 4. Về giáo dục: lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻ em phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, phổ biến hơn là lao động tước đi của trẻ em thời gian cần thiết dành cho việc học tập, vì vậy kết quả học tập của trẻ em bị giảm sút, bị thụt lùi so với bạn bè, gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn học. Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đối quốc gia trẻ em sinh sống: 1. Lao động trẻ em làm giảm sút chất lượng nguồn nhân lực quốc gia, vì nó làm cho trình độ học vấn và sức khỏe của những người lao động trẻ không được đảm bảo. Do đó năng lực cạnh tranh của quốc gia bị giảm sút khi tham gia vào thị trường lao động toàn cầu. 2. Lao động trẻ em làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói, thất nghiệp, thất học, thu nhập thấp, các tệ nạn xã hội và làm tăng tỷ lệ sinh. Điều này là do khi phải lao động sớm trẻ em thường không được giáo dục và đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các em có một nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao khi trưởng thành. 3. Lao động trẻ em làm tăng chi phí quốc gia cho các trợ cấp xã hội và chi phí giải quyết các tệ nạn xã hội. Tóm lại, lao động trẻ em ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt, đặc biệt là việc học tập của trẻ, vì vậy, nó tước đi cơ hội của trẻ thoát khỏi vòng đói nghèo để có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Do đó, ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em là thật sự cấp thiết đối với Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, bởi nguồn lực lao động của nước ta được đánh giá là đông đảo nhưng còn thiếu kỹ năng và yếu về chất lượng, điều mà đang đặt Việt Nam vào vị trí kém cạnh tranh hơn so với nhiều nước đang phát triển khác. Phòng Văn hóa Khoa giáo tổng hợp GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT: NỮ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN XUẤT SẮC Vân Trình Văn phòng Huyện ủy Đại Lộc Về thôn Tam Hòa, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, hỏi chị Tin - Tam Hòa không ai không biết. Chị Phan Thị Tin, 57 tuổi, không chỉ là người vợ, người mẹ đảm đang, hết mực chăm lo cho gia đình mà còn là một nữ Bí thư chi bộ mẫn cán, năng động, xuất sắc, hết lòng vì công việc, được Đảng tin tưởng, được dân kính mến. 35

36 Chị Phan Thị Tin, Bí thư chi bộ thôn Tam Hòa, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc - Ảnh: Vân Trình Năm 14 tuổi, chị Tin tham gia lực lượng vũ trang xã Đại Cường, sát cánh cùng đồng chí đồng cam cộng khổ, kiên cường chiến đấu để giành độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, chị được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi đoàn xã Đại Cường. Chị là người quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có ý chí và nghị lực cao, luôn cố gắng vượt qua mọi thử thách, khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Suốt ba năm liền, người nữ thủ lĩnh thanh niên ấy luôn đi đầu trong các chiến dịch tháo gỡ bom mìn, tiến công đồng cỏ khai hoang vỡ hóa, rồi vận động sản xuất lúa Xuân Hè, nạo vét sông Quảng Huế...Những việc làm này của chị đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng quê hương sau ngày đất nước giải phóng. Với chức trách cán bộ Đoàn, chị Tin luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên được cấp trên phân công làm cán bộ tổ chức Đảng xã Đại Cường. Năm 1984, chị được tín nhiệm bầu giữ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng bách hóa vải sợi huyện Đại Lộc, kiêm Bí thư chi bộ thôn Đại Cường cho đến lúc nghỉ hưu (năm 1993). Sau khi nghỉ hưu, trở về với cuộc sống thường nhật, chị Tin vẫn luôn thể hiện phẩm chất của người đảng viên: gắn bó mật thiết với quần chúng, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải; có phong thái chững chạc, đàng hoàng; hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp ủy phân công. Với phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần tích cực và sự nhiệt tình trong công việc, chị tiếp tục được tín nhiệm giữ chức Phó Bí thư chi bộ (năm 2001) rồi Bí thư chi bộ thôn Tam Hòa (năm 2007). Nhận thức được trách nhiệm hết sức nặng nề khi nhận công tác, chị hiểu phải nói được, làm được thì mới có thể vận động nhân dân làm theo. Chính vì vậy, cùng với việc tích cực tham mưu cho Đảng ủy xã các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, thông tin kịp thời những vấn đề vướng mắc tại thôn để có biện pháp giải quyết, vận động nhân dân hưởng ứng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Chị luôn trăn trở với cái nghèo của bà con nên thường xuyên đến các khu dân cư gặp gỡ, tìm hiểu đời sống từng hộ gia đình, suy nghĩ tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ bà con. Thông qua các buổi sinh hoạt học tập trong tổ dân cư, chị đã tuyên truyền Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng thời tuyên truyền, vận động bà con tích cực vượt khó vươn lên cải thiện cuộc sống, xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội, không sinh con thứ 3 trở lên. Liên tục nhiều năm liền, Tam Hòa được công nhận là Thôn văn hóa và được xếp ở tốp đầu trong phong trào thi đua hàng năm của xã Đại Quang. Kết quả đó có phần đóng góp công sức không nhỏ của chị Tin - Tam Hòa. Tâm sự với chúng tôi, chị Tin cho biết: Là đảng viên trên 30 năm tuổi Đảng, theo tôi, lòng tự trọng là cái quý giá nhất của mỗi con người. Nghĩa là 36

37 phải coi trọng phẩm giá, danh dự của bản thân, luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện mình. Việc coi trọng danh dự bản thân thể hiện qua ý thức nỗ lực phấn đấu vươn lên, hoàn thiện bản thân, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người; cố gắng làm tròn nghĩa vụ của mình đối với gia đình, xã hội. Điều quan trọng là biết việc nên làm, việc nên tránh, không để ảnh hưởng đến người khác. Trong cuộc sống, chị Tin luôn tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, nghiêm túc thực hiện các quy chế, quy ước của cộng đồng và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nghiêm khắc với bản thân nhưng thường độ lượng với người khác; hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng; khiêm tốn khi thành công, bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại; biết kiềm chế và luôn tôn trọng người khác...là những phẩm chất đáng trân trọng ở người nữ Bí thư chi bộ này. Là người từng cầm súng chống giặc ngoại xâm khi còn nhỏ tuổi (đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba), chị Phan Thị Tin hiểu rất sâu sắc giá trị những thành quả cách mạng mà dân tộc ta phải hy sinh biết bao xương máu mới giành lại được. Ở chị, lòng trung thành với Tổ quốc, tận tụy với nhân dân đã là yếu tố hàng đầu làm nên phẩm chất trung hậu của một người cán bộ cách mạng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, chị giàu lòng vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người khác; chân thành, công tâm, khách quan trong đối xử với mọi người, được nhân dân tin yêu, mến phục. Thăm nhà chị Tin - Tam Hòa, chúng tôi cảm nhận rõ ràng hơn sự giỏi giang của một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền. Dẫu bận việc nước, chị vẫn dành thời gian để lo việc nhà. Lập gia đình khá muộn (khi tuổi đã ngoài 30) và là vợ kế, song chị đều dành tình cảm như nhau đối với cả con ruột lẫn con riêng của chồng. Đến nay, con cái chị đã có việc làm và thành đạt, chỉ còn một cô con gái út hiện đang học lớp 11, trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ. Tần tảo gây dựng, đến nay, gia đình chị khá khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Chồng chị là anh Phan Đình Ba (giáo viên trường tiểu học Trần Tống) tâm sự: Tin là người có khả năng quán xuyến công việc gia đình; biết tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình; quan tâm chăm sóc, nuôi dạy con tốt. Mặt khác, luôn thực hành tiết kiệm, chi tiêu hợp lý, có kế hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Chính nhờ sắp xếp việc nhà hợp lý, chị Tin có thời gian tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ của bản thân và yên tâm tham gia công tác xã hội, thường xuyên được cấp trên khen thưởng, biểu dương. Năm 2010, chị vinh dự được Ban Thường vụ Huyện ủy Đại Lộc tặng Giấy khen về thành tích Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tháng 1/2012, chị được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen đạt tiêu chuẩn Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền ( ). 57 tuổi đời, 30 năm tuổi Đảng, 14 năm gánh vác nhiệm vụ của người Bí thư chi bộ thôn, chị Tin - Tam Hòa đã bền bỉ, tận tâm tận lực cống hiến... Đó là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo./. 37

38 VƯỢT LÊN TRÊN SỐ PHẬN ĐỂ SỐNG CÓ ÍCH CHO ĐỜI Dương Văn Út Mặc dầu liệt toàn thân nhưng có một cô giáo trường làng vẫn thực hiện ước mơ đi gieo chữ vùng đất cát. Đó là câu chuyện cổ tích giữa đời thường đầy cảm động của cô gái bị liệt toàn thân Vương Thị Dung. Về ngôi nhà nhỏ nằm ẩn mình sau những lối đi đầy xương rồng vùng cát miền biển thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, hỏi đến tấm gương đầy nghị lực của cô Vương Thị Dung (21 tuổi) tật nguyền ai cũng trầm trồ khen ngợi và kể những câu chuyện ly kỳ. Liệt toàn thân chỉ sau một đêm Câu chuyện bại liệt kỳ lạ ấy xảy ra cách đây 5 năm, lúc Dung đang học lớp 11, sau một đêm ngủ dậy, Dung không thể cử động được tay chân. Cả phần thân trên cũng mất cảm giác không thể lăn lê được. Khi ấy, Dung chỉ biết ú ớ gọi mẹ. Thấy con gái bỗng dưng bị căn bệnh lạ như thế, bà Trần Thị Đào (60 tuổi, mẹ Dung) hốt hoảng gọi người đưa con đi cấp cứu. Qua nhiều bệnh viện, các bác sỹ vẫn đã không thể nào đưa ra kết luận với những triệu chứng lạ lùng của Dung. Chỉ biết một bệnh lý hiếm gặp là viêm tủy cắt ngang vùng cổ, tổn thương tủy sống, gây mất vận động dưới vùng tổn thương (liệt dưới vùng tổn thương), nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng. Hơn nửa năm trời thức trắng cùng con trong bệnh viện, bà Đào không hề chợp mắt. Bà không dám cho con biết về căn bệnh của mình. Thương con, bà Đào giấu con về bệnh tình, đi cầu cứu khắp nơi mong cứu chữa được cho con gái, nhưng y khoa bất lực với căn bệnh này nên bà đành đưa con về vì không còn hy vọng. Rồi đến một ngày, Dung biết được bệnh tình của mình. Cô đã khóc cạn nước mắt vì tuyệt vọng. Vậy là từ một cô gái xinh xắn với nhiều ước mơ, hoài bão, Dung phải nằm liệt giường vì không thể cử động, bao nhiêu hy vọng tan biến hết chỉ sau một đêm ngủ dậy bởi căn bệnh quái ác kia. Nghị lực vượt lên số phận Không khuất phục trước số phận, từ một con người chỉ có thể nằm bất động một chỗ, toàn thân cô cứ như cọng bún, các khớp xương tay, chân như rời ra không cử động được. Sau một năm khổ luyện, cô đã vượt lên số phận bằng niềm tin, niềm lạc quan hiếm có để thực hiện ước mơ của mình là được làm cô giáo. Bị liệt toàn thân, sau nhiều năm tập luyện để sử dụng lại được đôi tay, Dung quyết học thêm vì không thể đến trường được nữa. Với một người liệt toàn thân, chân tay teo tóp, co quắp, Dung nghĩ ra cách học qua tivi, nhờ bạn, nhờ mẹ dạy thêm. Vì không thể sử dụng được bút bằng tay, Dung phải tập luyện miệt mài. Tuy khó nhọc trong việc cầm bút, có nhiều khi phải dùng cả 2 mu bàn tay nhưng chưa lúc nào Dung thôi quyết tâm học viết. Những ngày đầu tập luyện như 38

39 thế, mồ hôi đổ ướt dầm trên cả người mẹ và con. Nhưng bất chấp tất cả, sau gần 5 tháng nỗ lực không biết mệt mỏi, Dung đã có thể cử động được cánh tay phải. Cứ như thế, sau hơn 5 năm miệt mài luyện tập, thêm cánh tay trái của Dung đã có thể cử động và làm những việc nhỏ được. Nhiều khi tay đau lắm, cổ mỏi rã rời, cánh tay thì cứ giật giật khiến con chữ cứ méo mó. Mẹ em xót con lại khuyên thôi, nhưng em quyết tâm nên mẹ đành xuôi theo! - Dung chia sẻ. Cô giáo trường làng Cô giáo Dung (bên trái và mẹ) đang dạy chữ cho các em trong làng. - Ảnh: Văn Út Dung đành chấp nhận sự thật và vươn lên bằng nghị lực tuyệt vời của mình để làm một bông hoa giữa đời thường, khiến mọi người phải khâm phục khi tự mở lớp dạy học cho những đứa trẻ trong thôn, trong làng mình. Dung bảo: Học sinh ở nơi khác được đi học thêm, được học nhiều kiến thức. Còn những đứa trẻ ở đây thì ngoài những lúc học trên lớp chẳng biết học thêm ở đâu, mà có thì cũng chẳng có tiền mà học. Thương những đứa trẻ nhà nghèo, em gọi về đây dạy cho chúng. Chúng cũng chịu khó nên đứa nào cũng học được hết!. Hỏi ra mới biết, những ngày còn đi học, Dung luôn đứng trong tốp đầu của lớp. Bây giờ truyền đạt lại kiến thức và cách học của mình cho những đứa trẻ trong thôn, trong làng nên cũng không mấy khó khăn gì. Nói về chuyện dạy học, Dung cười thật tươi: Hồi nhỏ em ước mơ lớn lên làm cô giáo nhưng không được. Thôi thì không được đứng trên bục giảng thì ngồi trên bục giảng cũng được miễn sao là ước mơ của em được thực hiện là được. Giờ em là cô giáo làng rồi. Lũ trẻ đến học ở nhà Dung cả ngày, từ sáng cho đến tối, từ học sinh lớp 1 đến lớp 10. Dung lấy đó làm vui vì lũ trẻ đến mang theo biết bao câu chuyện bên ngoài, hay trong trường lớp nữa để kể cho Dung nghe. Dung quan niệm: Có buồn có khóc thì bệnh tình của em cũng đâu có thể chữa khỏi được nữa. Phải biết chấp nhận mà sống, mà vươn lên chứ! Em bị bệnh thế này cha mẹ em khổ lắm anh ạ! Qua tìm hiểu, được biết hoàn cảnh gia đình Dung khá vất vả, ba Dung mặc dù bị mất một quả thận, sức khỏe rất yếu nhưng ngày ngày vẫn phải ra biển đánh cá để lấy tiền nuôi gia đình, anh trai Dung lại mắc bệnh tim bẩm sinh. Mẹ Dung một mình phải chăm hai đứa con bệnh tật nên chẳng còn thời gian đi làm kiếm tiền, bà tâm sự: Thấy con quằn quại, vật vã trong những cơn đau vẫn cố gượng mình gieo chữ cho con trẻ vùng quê mà lòng tôi đau như dao cắt. Nếu có thể đánh đổi, tôi nguyện sẽ chịu thay bất hạnh để cho con thực hiện niềm khát khao dạy chữ!. Nghe mẹ kể, Dung cũng ngậm ngùi: Em biết em bệnh tật thế này làm cha mẹ em khổ lắm! Em muốn làm được điều gì đó cho ba mẹ em, em muốn giúp ba mẹ em bớt khổ. Nhưng em có thể làm được gì đâu. Em chỉ biết cầu trời khấn 39

40 phật cho ba em đi biển bình yên, cho mẹ em được nhiều sức khỏe. Em chỉ cố gắng mong sao được đem con chữ đến cho các em là niềm vui, là động lực để tiếp tục chiến đấu với căn bệnh quái ác này! Đó là câu chuyện cổ tích có thật giữa đời thường, với một nghị lực sống phi thường, vượt lên trên số phận để sống đẹp, sống có ích cho đời, xứng đáng là tấm gương cho chúng ta học tập và noi theo./. TIN HOẠT ĐỘNG: HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 06-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ (KHÓA IX) VỀ CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ Ngày 30/11/2012, tại Hội trường Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư (khóa IX) về Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Hạnh, Phó Vụ trưởng cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng. Đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Trần Minh Cả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì Hội nghị. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tỉnh Quảng Nam đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có chuyển biến rõ rệt về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của y tế cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã được triển khai và đạt hiệu quả tốt ; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế không ngừng được đầu tư, nâng cấp; 100% số xã, phường, thị trấn có trạm y tế, số người tham gia bảo hiểm y tế chiếm trên 70% dân số tỉnh... Tuy nhiên, công tác củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần được lãnh đạo các cấp quan tâm như trang thiết bị y tế vẫn còn lạc hậu, thiếu thốn; chất lượng dịch vụ y tế chưa cao; đội ngũ cán bộ y tế cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; hệ thống xử lý chất thải y tế chưa đạt yêu cầu;... Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Ngô Văn Hùng khẳng định: để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 06-CT/TW, trong thời gian tới, các cấp ủy đảng cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò quản lý điều hành của chính quyền, nâng cao vai trò tham mưu của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp; đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch số 08-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở ; kiện toàn tổ chức y tế hiện có tại tuyến huyện, xã; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; thực hiện tốt các hoạt động 40

41 phối hợp liên ngành; tăng cường đầu tư kinh phí để tập trung nâng cấp, sửa chữa, xây mới các trạm y tế theo hướng đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh đến năm Cũng trong dịp này, UBND tỉnh đã trao Bằng khen cho 24 tập thể và 22 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị 06 của Ban bí thư. HỘI THẢO BÁO CHÍ VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN Quang cảnh hội thảo- Ảnh: Phan Sơn Sáng ngày 27/11/2012, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Hội Nhà báo và Sở Thông tin Truyền thông tỉnh tổ chức Hội thảo Báo chí với sự nghiệp phát triển. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Lê Văn Nhi, Chủ tịch hội Nhà báo, Tổng biên tập Báo Quảng Nam, chủ trì Hội thảo. Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ khẳng định vai trò quan trọng của báo chí đối với sự phát triển của tỉnh từ khi tái lập đến nay. Vì vậy, trong thời gian đến, các cơ quan báo chí cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, đưa chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; biểu dương những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, góp phần xây dựng Đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nhiều ý kiến tham luận đã được trình bày tại Hội thảo đã bám sát chủ đề Hội thảo. Phát biểu kết luận, đồng chí Ngô Văn Hùng phát huy những kết quả đạt được của các cơ quan báo chí của tỉnh trong thời gian quan; đồng thời nhấn mạnh, báo chí cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm tốt công tác thông tin, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong Đảng và xã hội; kịp thời biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến; tạo môi trường đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Báo chí phải là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thúc đẩy thực hiện dân chủ nhất là dân chủ ở cơ sở... Phan Sơn 41

42 ĐÀI PT-TH QUẢNG NAM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 54 VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Đ/c Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị- Ảnh: Hữu Thiên Chiều ngày 15/11/2012, Đài Phát thanh truyền hình Quảng Nam (QRT) tổ chức tổng kết, báo cáo tình hình hoạt động của Đài trong thời gian qua và công tác thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TU, ngày 20/5/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tiếp tục triển khai công tác sưu tầm, hệ thống, sử dụng tư liệu quý về đề tài chiến tranh cách mạng. Đến dự có đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Chín, Tỉnh ủy viên, Giám đốc kiêm Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 54 báo cáo tình hình nhiệm vụ của Đài, kết quả triển khai Chỉ thị 54 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian đến. Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Văn Hùng đánh giá cao nỗ lực và vai trò của Đài trong thời gian qua đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Đặc biệt, thực hiện Chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đề tài chiến tranh cách mạng, trong năm 2012 đã mua bản quyền phát sóng 5 phim tư liệu lịch sử của Điện ảnh Quân đội; tổ chức truyền hình trực tiếp, sản xuất, phát sóng các phim tài liệu lịch sử về chiến thắng Núi Thành, căn cứ Khu ủy Khu V, chiến thắng Khâm Đức, chiến thắng Cấm Dơi và chiến dịch vượt sông Tiên giải phóng Sơn-Cẩm-Hà... đã để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, đồng chí cũng đề nghị trong thời gian đến, Đài tiếp tục xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ban Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ liên quan đến đề tài chiến tranh cách mạng, phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền với nhân dân trong tỉnh. HỘI THẢO TẬP HUẤN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Hữu Thiên Sáng 22/11/2012, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo tập huấn phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, với chủ đề Giảng dạy lý luận chính trị gắn với thực tiễn. Đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Thái Viết Tường, Hiệu trưởng Trường Chính trị và đồng chí Nguyễn Minh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đồng chủ trì Hội thảo. 42

43 Hội thảo đã có 7 tham luận được trình bày và 04 ý kiến tham gia thảo luận. Các báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu đã bám sát chủ đề, phân tích sâu về thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị; những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, những phương pháp, kinh Quang cảnh hội thảo - Ảnh: Thành Nhân nghiệm và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giáo dục lý luận chính trị. Thành công của Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến. Thành Nhân HỘI THẢO TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ngày 15/11/2012, tại hội trường Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tham dự Hội thảo có đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, Mặt trận, đoàn thể của tỉnh, thường trực các huyện, thành ủy, các ban tuyên giáo, phòng văn hóa - thông tin 18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Quang cảnh Hội thảo- Ảnh: Quỳnh Hương Tại Hội thảo, các đại biểu đều thống nhất cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đây là yếu tố quan trọng, then chốt để hiệu quả công tác xây dựng đời sống văn hóa ngày càng được nâng cao về chất lượng và vào đi chiều sâu. Đồng thời, cần chú trọng gắn nội dung công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cở sở với việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng đời sống văn hóa, cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư... Hội thảo cũng đã nêu ra một số vấn đề gợi mở để thảo luận, rút kinh nghiệm Quỳnh Hương 43

44 BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY TỔ CHỨC HỘI NGHỊ BÁO CÁO VIÊN VÀ GIAO BAN AN NINH TƯ TƯỞNG ĐỊNH KỲ THÁNG 11 Đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chuyên đề: Kinh nghiệm về xây dựng kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc tại Hội nghị Báo cáo viên định kỳ tháng 11/ Ảnh: Lê Mai. Sáng ngày 13/11/2012, tại Hội trường Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Báo cáo viên định kỳ tháng Đồng chí Ngô Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị đã nghe báo cáo kinh nghiệm xây dựng kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc; tuyên truyền về kỷ niệm 40 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ trên không ; nghe tình hình thế giới và hoạt động đối ngoại của Đảng ta trong thời gian qua; về quan hệ Việt Nam Campuchia. Đồng thời, tổ chức họp giao ban an ninh tư tưởng với ban tuyên giáo các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc. Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền trong tháng đến, nhấn mạnh nội dung tuyên truyền Hội nghị Trung ương 6 và giao ban an ninh tư tưởng./. BTTG ĐẢNG ỦY KHỐI CÁC CƠ QUAN TỈNH MỞ LỚP BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐẢNG VIÊN MỚI ĐỢT 2 NĂM 2012 Đ/c Phạm Sáu - Trưởng BTG Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh báo cáo chuyên đề tại lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới. - Ảnh: Trọng Lĩnh. Sáng ngày 26/3/2012, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị cho hơn 170 đảng viên mới đến từ 40 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Nôi dung học tập gồm 9 chuyên đề: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta; CNXH và phương hướng đi lên CNXH ở Việt Nam; phát huy dân chủ XHCN và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tăng cường quốc phòng, 44

45 an ninh, triển khai các hoạt động đối ngoại và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; tổ chức cơ sở đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; không ngừng phấn đấu và rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài 9 chuyên đề trên, các học viên còn được nghe Báo cáo viên thông tin tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và viết bài thu hoạch cuối khóa. Trọng Lĩnh TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN ĐIỆN BÀN KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG NHÌ Sáng ngày 16/11/2012, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Điện Bàn long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Đến dự có đồng chí Ngô Văn Hùng, UVBTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Lê Thân- TUV, Bí thư Huyện ủy và lãnh đạo Huyện Điện Bàn. Trung tâm được thành lập vào ngày 08/03/1997 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 01/04/1997. Trong 15 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, Trung tâm đã mở 838 lớp học với học viên. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp mở trên 100 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho Mặt trận, các đoàn thể và các ngành; liên kết với các trường Đại học, Học viện Chính trị- hành chính khu vực III, trường Chính trị tỉnh đào tạo được 32 lớp với học viên tốt nghiệp. Đồng chí Ngô Văn Hùng trao Huân chương lao động hạng nhì cho Ban Giám đốc TTBDCT huyện- Ảnh: Phạm Ngọc. Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện là đơn vị thường xuyên dẫn đầu phong trào thi đua khối các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị của tỉnh. Nhiều năm liền được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; năm 2003 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; năm 2004 được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng III. Tiếp tục ghi nhận những đóng góp to lớn đó, năm 2012, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Điện Bàn vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Phạm Thị Ngọc 45

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Số 05 -CTr/TU CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN CỤC CHÍNH TRỊ 60 NĂM HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG (7/5/1955-7/5/2015) (Đề cương tuyên truyền) Tháng 3 năm 2015 Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời,

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Ưu tiên nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết của người có công Phát biểu tại Hội nghị biểu dương

Chi tiết hơn

PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí

PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HỘI NGHỊ BIỂU DƯƠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TIÊU BIỂU TOÀN QUỐC NĂM 2017 Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ THỨ HAI, NGÀY 2

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ THỨ HAI, NGÀY 2 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5298 + 5299 + 5300 THỨ HAI, NGÀY 29/4/2019 KỶ NIỆM 44 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tri ân và tưởng nhớ công lao của Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chi tiết hơn

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC THI VIếT DOANH NGHIệP, DOANH NHÂN THượNG TÔN PHÁP LUậT, PHÁT TRIểN BềN VữNG

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Quốc hội lựa chọn 4 vấn đề để chất vấn N gày 27/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

Số 109 (7.092) Thứ Năm, ngày 19/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ĐỀ Á

Số 109 (7.092) Thứ Năm, ngày 19/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ĐỀ Á Số 109 (7.092) Thứ Năm, ngày 19/4/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn ĐỀ ÁN THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT: Giao quyền mạnh cho trưởng đặc khu Hôm qua (18/4),

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan 1.1.1. Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN 1.1.1.1. Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường xuyên chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương

Chi tiết hơn

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi

Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Báo chí là cầu nối hữu hi Số 171 (6.789) Thứ Ba, ngày 20/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Báo chí là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ Chiều 18/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA TRỊNH XUÂN THANH: Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức Tại cuộc họp báo thường

Chi tiết hơn

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Đừng để quyết định một đường, thực hiện một nẻo Phát biểu tại Hội nghị tổng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trả lời Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ủng hộ quân đội H ôm qua (27/7), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn

Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn Những Đồng Minh Anh Hùng Harry F. Noyes III FB Hoài Nguyễn Cuộc chiến tranh Việt Nam qua đi hơn 40 năm qua nhưng những luận bàn về cuộc chiến này vẫn chưa hề chấm dứt! Đơn giản là kẻ thắng người thua vẫn

Chi tiết hơn

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắng vì làm 1 đồng nhưng xài tới 3 đồng Cùng phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu

Chi tiết hơn

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ

Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/ Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique vớ Số 214 (6.832) Thứ Tư, ngày 2/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Việt Nam sẽ trở thành cầu nối của Mozambique với khu vực Đông Nam Á S áng 1/8, ngay sau Lễ đón chính thức, Thủ tướng Nguyễn

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (01-2019) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh Khánh

Chi tiết hơn

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng 10.2012 tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm 1917, giáo sư thạc sĩ dạy môn triết trong ngành đại

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích trong bài «Kinh Hạnh Phúc» mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Nghĩ lớn nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất Hôm

Chi tiết hơn

Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 171 (7.519) Thứ Năm ngày 20/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Báo chí cách mạng phải vì lợi ích cộng đồng,

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 82 (7.430) Thứ Bảy ngày 23/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thúc đẩy sớm hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc Việt Nam Campuchia S áng

Chi tiết hơn

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT NGA: Tiếp tục thực hiện tốt phương châm Hợp tác, sáng tạo, hiệu quả, thực chất

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/2017 http://phapluatplus.vn HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CHND TRUNG HOA: DỰ THẢO LUẬT QUY HOẠCH: Tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2019 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệt tình và hứng thú của họ đối với hiện tượng tự nhiên,

Chi tiết hơn

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Chủ tịch Triều Tiên mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam Hãng thông tấn

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và

Chi tiết hơn

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 Thông tin KT-ĐTXD-GPMB Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016 http://www.badinh.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?newid=16218 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết Lập

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn