World Bank Document

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "World Bank Document"

Bản ghi

1 Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized ĐIỂM LẠI Báo cáo Cập nhật Tình hình Cải cách và Phát triển kinh tế của Việt Nam Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt nam Thành phố Vinh, 16-17/6/

2 MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA - Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CPI - Chỉ số Gía cả Tiêu dùng CPRGS - Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo Toàn diện DAF - Qũy Hỗ trợ Phát triển DATC - Công ty Mua bán Tài sản và Nợ FDI - Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài FSQL - Mức độ Chất lượng Giáo dục Cơ sở GC - Tổng Công ty HCFP - Qũy Chăm sóc sức khỏe cho Người nghèo IAS - Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế IMF - Qũy Tiền tệ Quốc tế LUC - Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đai LSDS - Chiến lược Xây dựng Hệ thống pháp luật MOF - Bộ Tài chính MONRE - Bộ Tài nguyên và Môi trường MPI - Bộ Kế hoạch và Đầu tư MTEF - Khuôn khổ Chi tiêu Trung hạn NPL - Nợ không sinh lời NSCERD - Ban chỉ đạo Quốc gia về Phát triển và Cải cách doanh nghiệp PAR - Cải cách Hành chính Công PER - Đánh giá Chi tiêu Công PRSC - Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo QR - Hạn chế Số lượng SBV - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SOCB - Ngân hàng thương mại Quốc doanh SOE - Doanh nghiệp nhà nước USBTA - Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới ii

3 MỤC LỤC PHẦN I: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ...1 PHẦN II: CẢI CÁCH KINH TẾ Bảng Bảng 1 : Đóng góp của các Ngành vào tăng trưởng GDP...3 Bảng 2: Tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu...4 Bảng 3: Số DNNN chuyển đổi...13 Bảng 4: Quy mô DNNN chuyển đổi sở hữu...14 Bảng 5: Các chỉ số Ngân hàng...19 Bảng 6: So sánh cách tiếp cận Kế hoạch 5 năm với Chiến lược TT & GNTD...26 Hình Hình 1: Khách nước ngoài đến Việt Nam...2 Hình 2: Thị trường xuất khẩu chính...4 Hình 3: Tăng trưởng giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu...5 Hình 4: Nợ trong và ngoài ngân sách...7 Hình 5: Chỉ số giá lương thực và phi lương thực...8 Hình 6: Đồng tiền giảm giá dần Khung Khung 1: Giá dầu tăng có tác động đến Việt nam như thế nào...10 Khung 2: Những thay đổi pháp lý bảo đảm chuyển đổi DNNN quy mô lớn...15 Khung 3: Phát triển thị trường chứng khoán...21 Báo cáo do Theo Ib Larsen, Vivek Suri và Đinh Tuấn Việt viết với các ý kiến đóng góp của Soren Davidsen, Daniel Musson và James Seward, Ahsan Ali, Irina Luca, Soren Baussgaard dưới chỉ đạo chung của Martin Rama. Nguyễn Thị Thu Hằng và Trần Thị Ngọc Dung trợ giúp công việc thư ký. Nhóm Minh Vu Translation thực hiện phần dịch tiếng Việt. iii

4 PHẦN I TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1

5 Năm 2003, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7,2 % mặc dù xuất hiện những thách thức của dịch bệnh SARS và sự phát triển chậm chạp của kinh tế toàn cầu. Về mặt giá trị, xuất khẩu đã tăng trưởng cao hơn dự kiến, đạt mức 21% trong 2003 và đã tăng 17% trong 5 tháng đầu năm Sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đầu tư tăng ổn định. Trong quý 1 năm 2004, tăng trưởng GDP ở mức 7% thấp hơn so với mục tiêu khoảng 8% mà chính phủ đặt ra cho cả năm Dịch cúm gà đe dọa nền kinh tế nhưng đã được kiềm chế Trong quý 1 năm 2004, nền kinh tế phải đương đầu với thách thức của dịch cúm gà. Trong hai năm liền, Việt Nam phải gánh chịu bệch dịch lây lan. Điều này không chỉ đe dọa đến đời sống của người dân mà còn đến các hoạt động kinh tế cụ thể. Mặc dù kịch bản xấu nhất về khả năng lây lan nhanh của virus sang người đã không xảy ra, nhưng dịch cúm gà đã có tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi gia cầm. Khoảng 39 triệu trong tổng số 258 triệu con gia cầm đã bị tiêu huỷ. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá thiệt hại liên quan chỉ ở mức dưới 0,5% GDP. Hình 1: Khách nước ngoài đến Việt Nam SEA Games SARS Cúm gà 50 0 Jan- 02 Mar- 02 May- 02 Jul- 02 Sep- 02 Nov- 02 Jan- 03 Mar- 03 May- 03 Jul- 03 Sep- 03 Nov- 03 Jan- 04 Mar- 04 May- 04 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tác động kinh tế của dịch cúm gà đối với các ngành khác (ngoài ngành chăn nuôi gia cầm) còn tương đối khiêm tốn. Trong năm tháng đầu năm, tỷ trọng khách nước ngoài tăng 19% cao hơn mức cùng kỳ năm ngoái, thời điểm mà số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm xuống do xuất hiện dịch SARS (Hình 1). Tỷ trọng khách nước ngoài đến Việt Nam với mục đích kinh doanh là chủ yếu đã tăng 23% trong năm tháng đầu năm 2004 so với cùng kỳ năm

6 Sản xuất công nghiệp dẫn đầu tăng trưởng Như những năm trước, ngành công nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng. Sản lượng công nghiệp tăng 15%, đóng góp khoảng bốn điểm phần trăm cho tăng trưởng trong ba tháng đầu năm (Bảng 1). Sản xuất điện đạt mức 18 tỷ kwh trong năm tháng đầu năm nay, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Cung cấp điện cho các ngành công nghiệp và xây dựng tăng 29%. Mức cung ứng điện cho các hộ gia đình tăng 9%. Trong năm tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân nước ngoài và trong nước tăng mức ương ứng 14% và 22% so với tỷ lệ tăng trưởng 12% của khu vực nhà nước trong lĩnh vực này. Khu vực ngoài quốc doanh trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài gộp lại chiếm 71% sản xuất công nghiệp. Bảng 1: Đóng góp của các ngành vào Tăng trưởng GDP (phần trăm) Q Tăng trưởng GDP Nông nghiệp, ngư nghiệp Công nghiệp & xây dựng Trong đó: Công nghiệp Dịch vụ Nguồn: Tổng cục Thống kê Xuất khẩu phát triển mạnh bất chấp khó khăn bên ngoài Sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam và khu vực chế tạo nói riêng phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu (Bảng 2). Kinh tế vẫn phát triển mặc dù xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đã giảm mạnh kể từ quý hai năm Sự sụt giảm đó phản ánh tác động của việc Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch ở mức khoảng 1,8 tỷ USD đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào năm ngoái. Hạn ngạch tiếp tục bị giảm thêm 4,5 % nữa (hoặc khoảng 80 triệu USD) năm Nguyên nhân của việc giảm hạn ngạch là do các nhà xuất khẩu từ Việt Nam đã làm giả giấy chứng nhận xuất xứ và bị phát hiện chuyên trở các sản phẩm dệt may được sản xuất ở các nước khác sang thị trường Hoa Kỳ. Việc giảm hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ đã được bù đắp phần nào bởi việc tăng hạn ngạch dệt may của EU. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ tăng khoảng 7% trong thời gian 5 tháng đầu năm 2004 so với mức 70% cùng kỳ năm ngoái và 34% trong cả năm Xuất khẩu thủy sản bị tác động do nhu cầu thực phẩm trong nước tăng dịch cúm gà. Xuất khẩu thủy sản cũng giảm sút thêm do Hoa Kỳ kiện phá giá đối với nhập khẩu cá tra và đe dọa khởi kiện với lý do tương tự đối với xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phần nào nhờ áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tốt hơn, Việt Nam đã khá thành công trong việc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và EU để bù đắp một phần tác động này. Trong quý 1 năm 2004, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ giảm 1% trong khi tăng hơn 30% sang thị trường Nhật Bản và EU. 3

7 Bảng 2: Tăng trưởng và Kim ngạch Xuất khẩu Giá trị (Tr. USD) Tỷ trọng % Tăng trưởng % Đóng góp vào tăng truởng 1/ T TM-04 5T-04 Tổng kim ngạch xuất khẩu 20, Dầu thô 3, Mặt hàng ngoài dầu thô 16, Sản phẩm nông nghiệp 2, Thủy sản 2, Sản phẩm khai khoáng Dệt may 3, Giầy dép 2, Điện tử & máy tính Thủ công & mỹ nghệ Các mặt hàng khác 4, Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan. Ghi chú: 1/ điểm phần trăm Hình 2: Thị trường Xuất khẩu chính Trung quèc Hoa kú NhËt b n C Ch u u ASEAN Q1-04 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan. Về thị trường xuất khẩu, nếu như trong hai năm qua, thị phần xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh nhất thì đến nay Hoa Kỳ đã nhường vị trí là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam cho EU (Hình 2). Tuy vậy, con số này vẫn chưa thể hiện việc 4

8 EU mở rộng sang 10 nước thành viên mới. Mặc dù, thị phần Trung Quốc tăng nhanh, nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Việt Nam. Chi tiêu nhập khẩu tăng theo giá và đầu tư Về nhập khẩu, do đầu tư vẫn tăng vững chắc năm 2003, nên nhu cầu đối với hàng hóa tư liệu sản xuất và phụ kiện máy móc đã tăng theo nhanh chóng, đạt tỷ lệ tăng kỷ lục 41% năm ngoái. Mặt hàng nhập khẩu đáng kể là máy bay nhập từ Hoa Kỳ. Nếu không tính nhập khẩu máy bay, tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu là 27%. Do tính chung với nhập khẩu những mặt hàng lớn như máy bay và các mặt khác, nên con số chung về tăng trưởng công nghiệp khá cao. Nếu tính riêng, giá trị nhập khẩu tư liệu sản xuất đã giảm trong năm tháng đầu năm 2004 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói liệu sự sụp giảm trong nhập khẩu máy móc này có thể hiện một tỷ lệ đầu tư giảm sút hơn trong năm hay không. Việc tăng giá quốc tế một số mặt hàng nhập khẩu chủ chốt như thép, phân bón và các sản phẩm lọc dầu đã làm tăng chi tiêu nhập khẩu. Mức tăng giá trị nhập khẩu cao hơn nhiều so với mức tăng về khối lượng nhập khẩu (Hình 3). Hình 3: Tăng trưởng giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu 25% 20% 15% 10% 5% 0% -5% M Gi L îng Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng cục hải quan. Lưu ý: Các mặt hàng nhập gồm sản phẩm dầu khí, clan-ke, nguyên liệu nhựa, phân bón, giấy, bột giấy, sợi dệt, bông, sắt thép và bột mỳ. Kiều hối và FDI bù đắp thâm hụt thương mại Mặc dù thâm hụt thương mại đạt mức 7% GDP vào cuối năm 2003, thâm hụt tài khoản vãng lai được khống chế ở mức dưới 5% GDP nhờ nguồn vốn thu hút đạt mức tăng kỷ lục. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ước tính lượng kiều hối vào 5

9 Việt Nam đạt khoảng 2,6 tỷ USD trong năm ngoái và đã dự báo mức kiều hối sẽ tăng lên trong khoảng từ 3,2 tỷ USD đến 3,5 tỷ USD năm Nếu tính cả dòng vốn chuyển về theo kênh phi chính thức, tổng số kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam sẽ có thể vượt mức 4 tỷ USD. Con số này tương ứng với khoảng từ 1/5 đến 1/4 doanh thu xuất khẩu hàng năm. FDI dự tính đạt mức 1,5 tỷ USD năm Giải ngân ODA đạt mức 1,1 tỷ USD. Do các tổ chức và cá nhân phi ngân hàng trong nước chuyển một lượng lớn dự trữ đô la sang tiền đồng, nên các dòng vốn này cho phép NHNNVN tăng dự trữ ngoại tệ lên thêm 1,9 tỷ USD, đạt tổng mức dự trữ ngoại tệ 5,6 tỷ USD vào cuối năm Con số này tương đương với 10 tuần nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, tăng dự trữ cùng với mức nhập khẩu gắn với đầu tư hiện nay có nghĩa là thâm hụt tài khoản vãng lai không còn là một quan ngại vào thời điểm này. Đầu tư trong nước tăng vững chắc Tỷ lệ đầu tư tăng hơn một điểm phần trăm, đạt 35,6% GDP năm Tỷ trọng đầu của khu vực nhà nước đạt khoảng 57%, trong khi tỷ trọng đầu tư dự tính của khu vực ngoài quốc doanh trong nước và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tương ứng 28% và 17%. Trong năm 2003, hơn doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh, cao hơn năm trước khoảng 26%. Tính trung bình, các doanh nghiệp này có vốn đăng ký khoảng 2,1 tỷ đồng, vượt mức 1,5 tỷ đồng năm Thâm hụt ngân sách được kiềm chế nhưng chi tiêu ngoài ngân sách tăng Thâm hụt ngân sách ở mức khoảng 2% GDP trong năm 2003 so với mức 1,9% của năm 2003 và thấp hơn so với mức dự kiến 2,8% do thu ngân sách đã tăng đáng kể. Thu ngân sách tăng cũng giúp giải quyết sức ép tăng 38% chi ngân sách cho lương và hưu trí. Do vậy, thâm hụt ngân sách năm 2004 tăng lên một chút ở mức 2,3% GDP. Nguồn thu ngân sách được duy trì ở mức 21-22% GDP trong những năm qua. Tuy nhiên, mức thâm hụt ước tính không tính đến các dòng vốn tạo nợ khác của chính phủ như các khoản vay hiện tại (dự tính ở mức khoảng 2,8% GDP) và chi phí tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh có thể chiếm khoảng 1,2% GDP. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ trên GDP của chính phủ được hình thành do các khoản ngoài ngân sách, chứ không phải do thâm hụt của chi tiêu trong ngân sách (Hình 4). 6

10 45.0 Hình 4: Nợ trong và ngoài Ngân sách Tæng nî /GDP (Tæng nî + T i cêp vèn NHTMQD) /GDP (Tæng nî + T i cêp vèn NHTMQD + Vèn huy éng cña Quü HTPT) /GDP Nguồn: Bộ Tài chính, NHNNVN và ước tính của NHTG Chi xây dựng cơ bản chiếm gần 30% tổng chi ngân sách. Trong hai năm qua, chính phủ đã phụ thuộc nhiều hơn vào việc phát hành trái phiếu trong nước để tạo nguồn tài chính cho chi tiêu xây dựng cơ bản. Trái phiếu phát hành trong nước tạo nguồn tài chính cho khoảng 55% thâm hụt trong giai đoạn và nhiều khả năng sẽ tăng lên khoảng 75% năm Chính phủ cũng đã phát hành trái phiếu với thời hạn từ 5 đến 10 năm nhằm tài trợ một phần cho các chi tiêu ngoài ngân sách. Năm 2004, chính phủ có kế hoạch phát hành khoảng 8,2 nghìn tỷ tiền trái phiếu cho phát triển cơ sở hạ tầng và 2,5 nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục.theo kế hoạch, một khoản tiền trái phiếu bổ sung từ 7 đến 8 nghìn tỷ đồng cũng sẽ được huy động cho Qũy Hỗ trợ Phát triển. Trái phiếu có thời hạn 2 và 5 năm có mức lãi suất tương ứng là 7,7% và 8,4%. Tỷ lệ này cao hơn một chút so với tỷ lệ lãi suất tiền gửi mà ngân hàng áp dụng cho tiền gửi với thời hạn tương tự. Trái phiếu với thời hạn 15 năm với mức lãi suất 9,4% cũng đã được phát hành. Tiền thu được từ trái phiếu loại này sẽ được chuyển đến Qũy Hỗ trợ Phát triển. Ngân hàng TMQD là khách hàng trên thị trường trái phiếu Chính phủ. Tín dụng tăng nhưng chất lượng còn đáng lo ngại Tỷ lệ tăng trưởng cao hiện nay dẫn đến xu hướng tiền tệ hóa nền kinh tế và nhu cầu tín dụng tăng mạnh. Tiền rộng tăng 18% năm 2002 và 20% năm Tiền gửi ngân hàng tăng với tốc độ tương tự, đạt mức trên 56% GDP năm 2003, cho thấy niềm tin của người dân vào khu vực tài chính chính thức đang tăng lên. Tăng trưởng tín dụng tăng 28%. Tỷ trọng tín dụng giành cho khu vực ngoài quốc doanh tiếp tục tăng và hiện nay chiếm gần 2/3 tổng số tín dụng được cung ứng. Tuy nhiên, chất lượng cho vay của các Ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) là một vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù, đã 7

11 có tiến bộ là sử dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế khi kiểm toán các NHTMQD, nhưng việc phân loại nợ theo mức độ hiệu quả là một việc khó khăn. Do vậy, dự tính tổng khoản nợ không sinh lời của các NHTMQD đạt khoảng 4-5% GDP và từ 10-11% tổng tín dụng ngân hàng giành cho nền kinh tế. Lạm phát tăng do giá nhập khẩu và lương thực tăng Sau hai năm giảm phát nhẹ, giá cả tăng lên 3-4% năm Một số yếu tố tạm thời đã làm tăng mức lạm phát lên 7,1% vào tháng 5/2004 so với tháng 5/2005. Việc tăng lạm phát năm nay liên quan nhiều hơn đến các yếu tố cung hơn là do sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô. Các yếu tố dẫn đến lạm phát tăng là việc tăng giá lương thực do dịch cúm gà bùng phát, việc cấm bán thịt gia cầm và việc tăng giá cả các mặt hàng chủ chốt như xăng dầu, sắt thép và phân bón trên thị trường thế giới. Giá lương thực - thực phẩm, chiếm gần một nửa trong chỉ số giá cả tiêu dùng tháng 5/2004, tăng hơn 12% so với tháng 5 năm ngoái và tăng 1,8% so với tháng trước, trong đó giá lương thực tăng 13,8% và thực phẩm tăng 12,4%. Giá thuốc chữa bệnh tiếp tục có xu hướng tăng mạnh đến tháng 5. Chi tiêu vào thuốc chữa bệnh của người dân dự tính ở mức trên một nửa tổng chi phí cho sức khỏe. chø sè 120 Hình 5: Chỉ số giá lương thực và phi lương thực Dec-02 Feb-03 Apr-03 Jun-03 Aug-03 Oct-03 Dec-03 Feb-04 Apr-04 ChØ sè chung L ng thùc Phi l ng thùc Nguồn: Tổng cục Thống kê, và ước tính của NHTG Nhìn chung, những biến động về tỷ lệ lạm phát nổi bật trong thời gian vừa qua liên quan đến những biến động lên xuống của giá lương thực (Hình 5). Mặc dù, việc tăng lạm phát giá lương thực gần đây có thể chỉ mang tính tạm thời nhưng việc tăng giá dầu lên mức cao nhất trong vòng 13 năm qua là trên 40 đô la một thùng chắc chắn sẽ có tác động lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế. Dự kiến mức lạm phát có thể tăng lên nên chính phủ đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với xăng dầu nhằm bình ổn giá cả. Đồng thời, các công ty điện nước cũng đã trì hoãn việc tăng giá điện và nước. Trong một nỗ lực gần đây nhằm kiềm chế hiện tượng tăng giá dược phẩm nhập khẩu, chiếm tới 60% dược phẩm tại Việt 8

12 Nam, Bộ Y tế đã cho phép các doanh nghiệp địa phương cùng tiến hành nhập khẩu dược phẩm. Động thái này đã có thể phần nào giúp giảm nhẹ sức ép giá cả thông qua việc bảo đảm một nguồn cung ứng đủ dược phẩm nhập khẩu ở mức giá thấp hơn hiện tại ở Việt Nam. Để duy trì tiền gửi bằng đồng, một số ngân hàng thương mại gần đây đã tăng hoặc thể hiện ý định tăng tỷ lệ lãi suất tiền gửi lên một chút để đối phó với tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn. Ngân hàng trung ương không ủng hộ hành động này và mong muốn duy trì mức lãi suất như trong 12 tháng qua. Nhìn chung, những giải pháp chính sách đối phó lạm phát của chính phủ tỏ ra phù hợp. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà chính phủ cần tiếp tục theo dõi sát sao. Việc giảm giá của đồng đô-la mà tiền đồng gắn chặt vào, có thể chỉ làm trầm trọng thêm việc tăng lạm phát. Do vậy, tiền đồng giảm giá so với đồng euro và yên (Hình 6). Điều này có tác động làm cho hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường Châu Âu và Nhật Bản. Mặc khác, điều này cũng làm tăng chi phí cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Hình 6: Đồng tiền giảm giá dần JPY USD JPY EUR USD, EUR Jan-03 Apr-03 Aug-03 Nov-03 Feb-04 Jun-04 Nguồn: Hệ thống Giám sát Tích hợp Ngân hàng Thế giới. Cũng có những yếu tố kinh tế sâu sắc hơn và mang tính cơ cấu hơn đằng sau xu hướng tăng lạm phát. Gía cả ở Việt Nam vẫn còn rất rẻ theo tiêu chuẩn quốc tế và giá cả có xu hướng tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Điều này cũng đúng đối với chi phí lao động. Với một cơ chế tỷ giá được quản lý tích cực, sự tăng giá thực sự đang diễn ra thông qua mức giá trong nước cao hơn. 9

13 Khung 1: Gía dầu tăng có tác động đến Việt Nam như thế nào? Việt Nam xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế. Về mặt giá trị, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu ròng với giá trị xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD (chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu) và giá trị nhập khẩu đạt 2,41 tỷ USD (chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu) năm Do đó, trên quan điểm cân đối thương mại, việc tăng giá dầu sẽ tạo lợi thế cho Việt Nam. Trong bốn tháng đầu năm 2004, nhập khẩu tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái đạt mức 1,1 tỷ USD trong khi xuất khẩu tăng 17% đạt mức1,6 tỷ USD. Dầu khí là một nguồn thu ngân sách chủ yếu. Về mặt sản xuất, nguồn thu này được thu theo hình thức thuế thu nhập công ty, thuế tài nguyên thiên nhiên và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp khai thác dầu khí (PetroVietnam). Về mặt tiêu dùng, nguồn thu này được thu từ thuế tiêu thụ và thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dầu khí nhập khẩu. Năm 2003, nguồn thu từ sản xuất chiếm khoảng 22% tổng thu và nguồn thu từ tiêu dùng chiếm thêm 6% nữa. Trong bốn tháng đầu năm 2004, nguồn thu từ sảu xuất tăng 1,5%. Mặc khác, chừng nào nhà nước vẫn bao cấp cho việc tiêu thụ một số sản phẩm dầu nhập khẩu, thì chừng đó vẫn còn một hạng mục chi tiêu cho các sản phẩm dầu khi. Petrolimex là cơ quan chính có nhiệm vụ nhập khẩu và phân phối các sản phẩm dầu khí. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã cố gắng giúp người tiêu dùng tránh khỏi sức ép tăng giá dầu trên thị trường thế giới. Gía các sản phẩm dầu được bán trên thị trường trong nước được hình thành bởi mấy yếu tố. Gía sản phẩm dầu nhập khẩu tăng lên do phải chịu thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ và một tỷ lệ phí phân phối. Do giá sản phẩm dầu nhập khẩu tăng lên, nên chính phủ thường xuyên phải giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dầu. Tuy nhiên, trước tình hình giá dầu nhập khẩu tăng vượt mức giá trong nước được ấn định cho người tiêu dùng, cần xem xét các giải pháp khác. Tháng 2, giá dầu cho tiêu thụ nội địa được tăng lên 6-7%. Tuy vậy, mức tăng này cũng chỉ là sự điều chỉnh giá một phần trước xu hướng tăng giá quốc tế. Tháng 5, thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm dầu tinh chế đã giảm từ 5% xuống 0%. Tuy nhiên, do giá dầu tăng nhanh hơn mức giảm thuế nhập khẩu, nên các nhà phân phối dầu phải chịu một tỷ lệ lãi lề thấp hơn. Các nhà phân phối cho rằng họ bị "lỗ" từ VND đối với mỗi lít dầu bán ra. Đối với 9 nhà phân phối của nhà nước hoạt động tại Việt Nam, mức lỗ gộp lại lên tới 1,2 nghìn tỷ VND trong quý 1 năm Chính phủ chỉ bao cấp một phần mức giảm lợi nhuận. Có một số nguyên nhân giải thích tại sao chính phủ gặp khó khăn trong việc tăng giá vào thời điểm này. Do dầu là một yếu tố đầu vào quan trọng nhất trong ngành giao thông (chiếm 30-40%), nên việc tăng giá dầu có thể dẫn đến tăng giá đối với các ngành khác do chi phí vẫn chuyển hàng hóa tăng. Tăng giá dầu diễn ra vào thời điểm giá lương thực đã và đang tăng cũng như giá một số mặt hàng nhập khẩu chủ chốt khác như thép. Chính phủ cũng muốn tránh tăng giá đối với một số sản phẩm như dầu hỏa thường được người nghèo sử dụng làm dầu đốt. Trong trường hợp giá dầu không giảm xuống thấp hơn mức hiện nay và giá cả trong nước vẫn không thay đổi, thì chính phủ sẽ có thể phải trợ cấp ở mức nghìn tỷ trong năm nay. 10

14 PHẦN II CẢI CÁCH KINH TẾ 11

15 Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình nghị sự cải cách toàn diện. Mục tiêu chính của Việt Nam là hoàn thành quá trình quá độ sang một nền kinh tế thị trường, bảo đảm sự phát triển bền vững và công bằng và xây dựng năng lực quản lý quốc gia hiện đại. Mặc dù đã có những tiến bộ trong tất cả các mục tiêu này, mức độ tiến bộ trong việc thực hiện mỗi mục tiêu còn khác nhau nhiều. Những vấn đề nổi bật trong những tháng gần đây là tiến bộ đáng kể trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những bước đi hứa hẹn trong việc giảm bớt cho vay chính sách, việc đẩy mạnh quá trình cải cách SOE, và sự quyết tâm rõ rệt trong việc thực hiện giải pháp chống tham nhũng toàn diện. Mặc khác, việc cải cách ngân hàng đạt được tiến bộ ít ỏi vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Hội nhập nền kinh tế thế giới 12 tháng qua chứng kiến sự tiến bộ vững chắc trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các hoạt động chuẩn bị cho việc gia nhập WTO đang được đẩy mạnh. Mặc dù Việt Nam đã tuyên bố ý định trở thành thành viên của WTO từ năm 1995, nhưng cho đến gần đây, các cuộc đàm phán còn đạt được rất tiến bộ. Vấn đề quan tâm hiện nay là hàng rào thương mại còn tương đối cao nhằm bảo vệ một số ngành được coi là chiến lược (như ô tô, xi măng, hóa chất, phân bón, thép và đường) và vẫn còn trở ngại gia nhập các ngành dịch vụ do nhà nước chi phối (đặc biệt là ngân hàng và viễn thông). Giữa năm 2003, trong bối cảnh đạt được những thành tích khích lệ của hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Chính phủ đã có quyết định sớm gia nhập WTO vào năm Kể từ đó, chính phủ đã tích cực chuẩn bị lộ trình gia nhập WTO cho các ngành chủ chốt của nền kinh tế. Chính phủ đã trình bản chào sửa đổi gia nhập WTO cho các đối tác thương mại và bản chào này đang được xem xét. Hiện tại, còn quá sớm để biết liệu thời hạn 2005 sẽ có thể đạt được không. Tuy nhiên, sự thay đổi về bản chất cuộc tranh luận từ việc, liệu Việt Nam có nên gia nhập WTO sang việc khi nào Việt Nam gia nhập, thể hiện quyết tâm mới của Chính phủ. Việc tuân thủ các quy định WTO sẽ tạo một cơ chế mạnh mẽ nhằm gắn kết quá trình cải cách vào khuôn khổ WTO, đặc biệt đối với các vấn đề "sau biên giới" (các vấn đề phi thuế quan và thương mại dịch vụ). Việc chuẩn bị lộ trình thay đổi thuế quan chi tiết, bao gồm đánh giá tác động ngành và thời gian thực hiện dự kiến là một đóng góp quan trọng cho quá trình đàm phán các điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam. Điều quan trọng hơn là những lộ trình này đưa ra một tầm nhìn cho cơ cấu kinh tế hộ lâu dài. Tầm nhìn đó là: thuế nhập khẩu trung bình sẽ thấp, hầu hết các hàng rào phi quan thuế sẽ bị loại bỏ và không có các ngành được hưởng mức bảo hộ cao. Một số động thái chính sách được thực hiện trong năm qua có mục tiêu nhằm bảo đảm nền kinh tế phát triển theo hướng đó. Hạn chế về số lượng đối với nhập khẩu các sản phẩm dầu đã bị loại bỏ. Điều này diễn ra sau khi có các biện pháp loại bỏ hạn chế định lượng đối với các mặt hàng như giấy, kính xây dựng, thép, dầu thực vật, phương tiện chở khách 9 chỗ, xi-măng và clanhke. Do đó, tỷ lệ áp dụng hạn chế định lượng giảm từ mức 20% nhập khẩu và 22% sản xuất năm 2001, xuống còn 13% và 4% tương ứng hiện nay. Năm 2004, thuế đối với 12

16 484 mặc hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hầu hết là nông sản và thủy sản đã giảm. Động thái này được gọi là Chương trình Thu hoạch sớm, là một bước tiến đến việc thực hiện hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc.Ngoài ra, trong năm qua, một số quy định được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các quy định của WTO. Các quy định này liên quan đến định giá hải quan và áp dụng Hệ thống mã số và phân loại chung (HCCS) trên cơ sở đa phương. Cải cách doanh nghiệp nhà nước Theo dự tính của Chính phủ, Việt Nam hiện có 4296 DNNN với tổng số vốn khoảng 189 nghìn tỷ VND (tương đương 12 tỷ USD). Các số liệu về các DNNN đó cần được xem xét một cách thận trọng do hệ thống thông tin còn rất yếu kém trong lĩnh vực này. Gần 47% doanh nghiệp tuyên bố có mức vốn dưới 5 tỷ USD. Mức lợi nhuận trên vốn bình quân gần đây nhất dự tính đạt 7,34%. Khoảng 77% DNNN báo cáo đạt lợi nhuận trong khi các DNNN còn lại hòa vốn hoặc chịu lỗ. Bảng 3: Số DNNN chuyển đổi T-2004 Cố phẩn hóa DNNN thuộc quyền quản lý của: Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố Bộ chủ quản Tổng công ty Bán/Chuyển nhượng Thanh lý/phá sản Công ty TNHH một thành viên Tổng số Ghi chú: Các kế hoạch xắp xếp lại DNNN đã được phê chuẩn Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Cải cách DNNN Số DNNN đã giảm dần theo thời gian (Bảng 3). Nhiều doanh nghiệp đang trải qua quá trình chuyển đổi nằm trong kế hoạch tổng thể cải cách DNNN của năm 2002 với mục tiêu cổ phần hóa, bán hoặc thanh lý khoảng 2400 DNNN trong giai đoạn ba năm. Tốc độ chuyển đổi DNNN đã tăng lên năm 2003, tăng gần 60% so với năm trước đó. Tốc độ này vẫn còn tăng nhanh trong năm Một DNNN chuyển đổi được coi là hoàn chỉnh khi hội nghị cổ đông đầu tiên được tổ chức và doanh nghiệp mới hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh. Điều này khác với số doanh nghiệp thường được nêu lên trên báo chí, sử dụng số lượng các doanh nghiệp được phê chuẩn chuyển đổi sở hữu nhưng thực tế không phải tất cả doanh nghiệp này đã hoàn tất đăng ký kinh doanh. 13

17 Trong số các DNNN đang được chuyển đổi, mặc dù quy mô trung bình các doanh nghiệp được chuyển đổi còn nhỏ nhưng một số doanh nghiệp được chuyển đổi có quy mô ngày càng lớn (Bảng 4). Tuy nhiên, tỷ trọng vốn do nhà nước nắm giữ cũng có xu hướng tăng cao hơn. Bảng 4: Quy mô DNNN chuyển đổi sở hữu T-04 Vốn điều lệ bình quân (tỷ đồng) Vốn điều lệ cao hơn 10 tỷ đồng 17 % 27 % 25 % 25 % Mức nợ ngân hàng bình quân (tỷ đồng) Số người lao động bình quân Tỷ lệ cổ phần nhà nước cao hơn 35 % 26 % 27 % 45 % 55 % Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Cải cách DNNN Gần đây, cải cách DNNN lớn, bao gồm các Tổng Công ty 91 (GC) đã tập trung vào tăng cường năng lực cạnh tranh thay vì cổ phần hóa các công ty này. Tuy vậy, cách làm này tỏ ra không hiệu quả. Các cuộc kiểm toán chẩn đoán các TCty đã cho thấy cơ cấu hiện nay của các công ty này là không phù hợp, dẫn đến hoạt động yếu kém của các DNNN. Đặc biệt, còn thiếu rõ ràng trong việc xác định các quyền quản lý và sở hữu, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình giữa Nhà nước và TCty, trong nội bộ TCty và giữa TCty với các DNNN thành viên. Do đó, không có đơn vị nào hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của công ty. Bất cập này cần được khắc phục. Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg của Thủ tướng, ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2004, đã thể hiện sự thay đổi chính sách và mở rộng cổ phần hóa cho các DNNN lớn hơn. Chỉ thị thúc đẩy quá trình cơ cấu lại DNNN này được đưa ra sau Nghị quyết Lần thứ 9 của Đại hội Đảng lần thứ 9. Các ngành nằm trong diện cơ cấu lại này bao gồm ngành điện, bưu chính viễn thông, hóa chất, cơ khí, ngân hàng vào bảo hiểm. Hơn nữa, đã có nhận thức rằng cổ phần trong các công ty này có thể được bán cho các nhà đầu tư bên ngoài và việc định giá tài sản cần phải dựa trên giá trị thị trường. Chính phủ có ý định tạo thuận lợi nhiều hơn cho các DNNN trong việc tuyển dụng các chuyên gia tư vấn tài chính cho mục đích định giá. Việc đánh giá kết quả hoạt động của DNNN còn tiến triển chậm chạp. Trước đây, các DNNN thường không tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo hiện hành. Quyết định 271/2003/QD-TTg đã quy định sử phạt hành chính đối với trường hợp thiếu tuân thủ và chỉ thị phân loại các DNNN theo một trong ba loại hình phụ thuộc vào mức thu nhập, lợi tức trên vốn nhà nước và khả năng trả nợ. Việc phân loại thực tế dự kiến sẽ bắt đầu tháng 7/2004. Về nguyên tắc phân loại, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả trong hai năm liền phải bị cơ cấu lại, bao gồm cả việc thay đổi cán bộ quản lý. Các DNNN không đệ trình báo cáo tài chính cuối cùng đúng hạn sẽ bị sử phạt. 14

18 Khung 2: Những thay đổi pháp lý bảo đảm chuyển đổi DNNN có quy mô lớn Một số văn bản pháp lý cần được ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung nhằm tạo cơ sở chuyển đổi DNNN lớn cũng như đảy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhỏ. Chỉ thị số 11 của Thủ tướng đã chỉ đạo trình các văn bản pháp luật sửa đổi sau đây trong vài tháng tới: Quyết định số 58/2002/QD-TTg qui định các DNNN sẽ được phép chuyển đổi nếu các doanh nghiệp này không nằm trong danh sách các ngành công nghiệp chiến lược và ở dưới mức ngưỡng quy định. Quy định này cũng nêu rõ các doanh nghiệp nhà nước không thể trả nợ sẽ phải phá sản. Việc xuất hiện các hiện tượng phá sản chứng tỏ khía cạnh này của Quyết định đã không được thực hiện. Tương tự như vậy, với việc yêu cầu các tổng công ty phải tái tổ chức nếu những tổng công ty này không đạt tiêu chi về quy mô và doanh thu cũng không được thực hiện. Dù vậy, Quyết định 58 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo khung cho các quyết định chuyển đổi hơn 2,000 doanh nghiệp nhà nước và quá trình này đang được thực hiện mạnh. Trong Quyết định 58, một danh mục rất dài và không phù hợp về những ngành công nghiệp dấu trừ, tức là những nghành công nghiệp mà các doanh nghiệp nhà nước không được phép chuyển đổi, sẽ gây cản trở đối với quá trình cổ phẩn hoá của các doanh nghiệp nhà nước lớn. Nghị định 64/2002/ND-CP quy định việc chuyển đổi của doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần (cổ phần hoá). So với Nghị định mà nó thay thế trước đó, Nghị định này đã mở rộng các tiêu chí có thể sử dụng để định giá. Nghị định này cũng qui định, nếu các cổ phần vẫn giữ nguyên không bán sau khi giám đốc, nhân viên và một số nhà cung ứng bán phần của mình, thì ít nhất 30% các cổ phần còn lại sẽ được bán cho người ngoài qua hình thức đấu giá. Những vấn đề sẽ sửa đổi trong Nghị định 64 bao gồm vấn đề định giá đất,vai trò của trung gian tài chính, định mức cổ phần cho những người bên ngoài,việc gắn cổ phần hoá với niêm yết trên thị trường chứng khoán,và có thể cả việc giải quyết nợ. Nghị định 49/2003/ND-CP là sửa đổi của Nghị định 103/1999. Nghị định này quy định việc chuyển nhượng (bán với giá chỉ định), bán trực tiếp cho nhân viên, hợp đồng hoặc thuê các doanh nghiệp nhà nước có vốn nhà nước dưới mức 5 tỷ đồng mà "không thể được cổ phần hoá". Tính ứng dụng của Nghị định này sẽ được mở rộng thông qua việc tăng mức ngưỡng 5 tỷ đồng quy định này. Nghị định 63/2001/ND-CP quy định việc chuyển đổi của các doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiện kết quả thực hiện Nghị định này còn chưa đáng kể mặc dù nó đã được thông qua từ 32 tháng trước đây. Một doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của một bộ máy quản lý trao đổi địa vị của mình với tư cách là một DNNN để đổi lấy địa vị của một công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp,nhưng lại vẫn duy trì bộ máy quản lý như vậy, để trở thành "một thành viên". Không có hoạt động bán cổ phần nào diễn ra. Nghị định 41/2002/ND-CP quy định việc giải quyết vấn đề giải quyết người lao động dôi dư trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Hiện đang chờ một nghị định sửa đổi để làm rõ việc các cán bộ ở các nông trường quốc doanh và nông trường lâm nghiệp nằm trong phạm vi của Nghị định này. 15

19 Cải thiện môi trường kinh doanh Việc ban hành luật doanh nghiệp tạo một động lực lớn đối với việc phát triển khu vực tư nhân thông qua tạo điều kiện sự ra đời của doanh nghiệp. Việc áp dụng một luật duy nhất bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước là giai đoạn tiếp theo trong quá trình đổi mới khung pháp lý nhằm tạo cơ hội công bằng cho khu vực tư nhân.ngoài ra, một luật thống nhất cũng đang được xây dựng nhằm điều tiết đầu tư trong nước và nước ngoài, hai hình thức đầu tư hiện đang chịu sự kiểm soát của hai luật riêng biệt nhau. Nội dung và Nguyên tắc Chủ đạo của các luật này được Thủ tướng chính phủ thông qua vào tháng 4 năm Một số tiểu ban soạn thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo hiện đang xây dựng dự thảo của những luật này. Dự kiến các luật này sẽ được trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2005 hoặc đầu Nếu những nguyên tắc chủ đạo nói trên được thể hiện trong những luật này, đây sẽ là một dấu hiệu tốt có thể cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh được quy định bởi luật doanh nghiệp hiện đại và qui chế đầu tư. Nhưng nếu những nguyên tắc này được thể hiện một cách hạn hẹp ví dụ chỉ áp dụng hạn chế đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì mục tiêu và tác động của luật sửa đổi này sẽ bị ảnh hưởng lớn. Trong khi đó, một bước tiến quan trọng trong việc tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa khu vực tư nhân trong nước với khu vực tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài là việc điều chỉnh mức thuế thu nhập năm Mức thuế mới 28%(có hiệu lực từ1/1/2004) áp dụng giống nhau cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DNĐTNG) và doanh nghiệp tư nhân trong nước. Như vậy, đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, mức thuế này giảm từ mức 32% và đối với các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư nước ngoài mức thuế này được tăng từ mức trước đó là 25%. Đồng thời, thuế thu nhập bổ sung cho các doanh nghiệp trong nước được xoá bỏ. Tương tự như vậy, thuế chuyển lợi nhuận về nước của các FIE cũng được xóa bỏ. Chính sách xoá bỏ việc tăng gấp đôi giá sử dụng điện nước là một động thái được hoan nghênh khác trong định hướng này Với việc ra đời của Nghị định 164 về thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp, chính sách khuyến khích áp dụng đối với các công ty trong nước và nước ngoài đã được làm cho hài hoà. Các chính sách khuyến khích áp dụng đối với các công ty địa phương khó hiểu và chồng chéo trước đây nay đã bị bãi bỏ và thay thế bằng một loạt các chính sách khuyến khích thuế được cải thiện. Mặc dù, các doanh nghiệp mới được thành lập vẫn được hưởng chính sách khuyến khích về thuế tốt hơn so với các công ty đang tồn tại có dự án mở rộng, nhưng sự khác nhau là không đáng kể. Khu vực tư nhân trước đây đã đưa ra lý lẽ rằng mức thuế thu nhập cá nhân quá cao đối với những người Việt nam có thu nhập cao dẫn đến chi phí lương tổng thể rất cao. Mức này so với chuẩn trong khu vực là không thể cạnh tranh nổi. Do đó, điều này làm nản lòng các công ty tư nhân và nước ngoài muốn đầu tư lớn vào phát triển đội ngũ kỹ thuật và các nhà quản lý địa phương có tay nghề cao. Đồng thời, thu nhập của người nước ngoài đã bị đánh thuế ở mức thấp hơn. Luật mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 đã giải quyết được mối băn khoăn này. Mức thuế thu nhập cao nhất sẽ được giảm từ 50% xuống còn 40% và sẽ áp dụng như 16

20 nhau đối với tất cả các công dân Việt nam cũng như người lao động nước ngoài. Tỷ lệ mức thu nhập của mức thuế cao nhất được áp dụng sẽ tăng từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Điều này không xoá bỏ được hoàn toàn khoảng cách giữa người lao động trong nước và người nước ngoài vì mức thu nhập của mức thuế cao nhất đối với người nước ngoài là 80 triệu đồng. Thuế thu nhập bổ sung 30% đối với người lao động Việt nam sẽ được xoá bỏ. Mức thu nhập ngưỡng, mà mức thu nhập thấp hơn mức ngưỡng đó không phải đóng thuế, sẽ được tăng từ 3 triệu lên 5 triệu đồng 1 tháng. Hai biện pháp nữa sẽ hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân thông qua việc khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của nước ngoài. Thứ nhất, Nghị định 38 mở ra một dự án thí điểm việc các DNĐTNG có thể trở thành các công ty cổ phần. Có khoảng hơn 20 chục DNĐTNG đã có tên trong danh sách các công ty đầu tiên tham gia. Biện pháp thứ hai là quyết định 146 đã nâng mức vốn cổ phần tối đa của các tổ chức và cá nhân quốc tế trong các công ty cổ phần trong nước được niêm yết lên 30% (từ mức 20%) trong tổng mức cổ phần của bất kỳ một công ty niêm yết nào. Những sáng kiến này đưa ra mức trần đầu tư nước ngoài tại các công ty trong nước cổ phần tiền hành niêm yết hoặc và không niêm yết và loại bỏ yêu cầu về mức trần cụ thể đối với tổng mức cổ phần của bất kỳ cá nhân và tổ chức quốc tế nào trong một công ty niêm yết. Tổng đóng góp vốn nước ngoài tối đa trong một công ty cổ phiếu liên doanh được tăng lên 49% (từ 30%). Ngoài ra, các công ty quản lý quỹ tại Việt nam hiện đã được phép hoạt động với sự vốn đóng góp nước ngoài lên đến 49%. Việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ được tăng cường. Nghị định 28/2004/ND-CP trao quyền giải quyết vấn đề thương hiệu cho Cục Bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ Quốc gia (CBVQSHTTQG). Nghị định này cũng tăng cường chức năng của CBVQSHTTQG và coi đây là đầu mối liên lạc cho tất cả những thắc mắc về quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích của nghị định là nhằm rút ngắn thời gian từ công đoạn nộp đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho đến khi được đăng ký hoặc bị từ chối. Thủ tục hành chính phức tạp và mất nhiều thời gian hiện nay đã gây ra trì trệ và thiệt hại cho công việc. Số đơn xin đăng ký tăng từ 9000 năm 2001 lên đến 15,000 năm 2002 và cao hơn năm Nghị định 88/2003/ND-CP được ban hành giúp tăng cường khung pháp lý cho việc tổ chức, vận hành và quản lý các hiệp hội. Mặc dù một số văn bản pháp lý hiện nay cũng có quy định về các hoạt động dân sự, nhưng khung pháp lý nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, phức tạp và còn rải rác. Nghị định 88 đưa ra một khung pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các hiệp hội theo một cách thức minh bạch hơn. Mặc dù Nghị định 88 là một hướng đi đúng, nhưng một số vấn đề vần còn chưa rõ ràng đối với các hiệp hội kinh doanh. Cần có thêm các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này. Một thách thức hiện nay là phải cải tiến hơn nữa môi trường vận hành cho các công ty tư nhân sao cho một tỷ lệ lớn các công ty này có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn. Để thực hiện được điều này, cần phải hành động trong các lĩnh vực như tiếp cận thị trường, đất, tín dụng, thuế là những lĩnh vực cần đơn giản hóa thủ tục và giảm cơ hội hoạt động tùy tiện của các cơ quan công quyền. 17

21 Ngân hàng thương mại quốc doanh Tháng 6/2003, chính phủ tuyên bố ý định cổ phần hóa các NHTMQD trong giai đoạn với sự tham gia của các đối tác và cổ đông nước ngoài. Kế hoạch này trở nên cụ thể hơn sau Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 11/2004 trong đó chỉ đạo NHNNVN phối hợp với Bộ Tài chính đệ trình dự thảo kế hoạch cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (Vietcombank) và Ngân hàng Nhà Mekong trước ngày 30/6/2004. NHNNVN đã đồng ý trên nguyên tắc việc cổ phần hóa Ngân hàng Nhà Mekông năm 2005 với sự tham gia của một nhà đầu tư chiến lược quốc tế. Vietcombank là một trong những NHTMQD lớn nhất và làm ăn có lãi nhất. Cuối năm 2003, Vietcombank có tổng số tài sản 97,3 nghìn tỷ và vốn điều lệ 4,5 nghìn tỷ (bao gồm khoản tái cấp vốn của chính phủ là 400 tỷ năm 2003). Do nền tảng vốn của ngân hàng còn thấp, nên chắc chắn Vietcombank sẽ còn được phép nâng mức vốn bằng cách phát hành những công cụ tài chính thu hút vốn trước khi tiến hành cổ phần hóa. Dự kiến, mức phát hành cổ phần có thể lên tới 2-2,5 nghìn tỷ và người nước ngoài có thể mua được cổ phiếu đó. Việc tái cấp vốn các NHTMQD thông qua phát hành cổ phần hoặc các công cụ tương tự sẽ làm giảm nhẹ gắng nặng tài chính trong quá trình cải cách ngành tài chính và giúp củng cố năng lực quản lý doanh nghiệp của NHTMQD. Do tỷ lệ tiết kiệm cao ở Việt Nam và do các hình thức tiền kiệm dài hạn còn hạn chế, nên việc phát hành cổ phiếu hoặc các trái phiếu có thể chuyển đổi có thể giúp các NHTMQD tăng nguồn lực đáng kể nhằm đạt tỷ lệ mức dự trữ vốn an toàn. Tuy nhiên, nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông, cần cung cấp các thông tin đáng tin cậy về tình hình các NHTMQD và cần có kế hoạch giải quyết những yếu kém quan trọng nhất, đặc biệt liên quan đến vấn để giải quyết các khoản nợ không sinh lời. Việc đưa ra đánh giá toàn diện về NHTMQD cần là điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc phát hành các trái phiếu có thể chuyển đổi. Các NHTMQD lớn đã nhận được tổng mức vốn được cấp khoảng 10,9 nghìn tỷ đồng trong ba năm qua. Việc tái cấp vốn này chủ yếu dựa trên hình thức chính phủ phát hành trái phiếu có thời hạn 20 năm với lãi suât 3,3%. Tuy nhiên, tỷ lệ dự trữ vốn vãng lai của ngân hàng ở mức dưới 4% như hiện này là khá thấp so với tiêu chuẩn chung cho phép. Cũng có lo ngại rằng việc tái cấp vốn đã không hoàn toàn dựa trên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ví dụ, vẫn chưa gắn việc tái cấp vốn với điều kiện phải tuân thủ chặt chẽ kế hoạch tài cơ cấu cho từng ngân hàng. Hiện tại, vẫn chưa có các số liệu chính xác về sự phân bổ ngành và chất lượng tín dụng ngân hàng. Do thiếu những số liệu đó, Bảng 5 chỉ mô tả các khoản tín dụng giành cho khu vực DNNN nói chung. Số liệu cho thấy tỷ trọng vốn vay trên tổng tín dung ngân hàng cho DNNN vay đã giảm và tổng mức nợ của DNNN đã không chiếm tỷ trọng chi phối trong GDP. Bảng 5 báo cáo các chỉ số về các khoản nợ không sinh lời dựa trên kiểm toán theo Tiêu chuẩn kế toán Quốc tế (TCKTQT). Các cuộc kiểm toán tương tự được tiến hành cho tất cả các NHTMQD lớn vào năm 2000 và 2001 và cho hai NHTMQT năm 18

22 2002. Do đó, vẫn chưa hình thành một bức tranh chung cập nhật về chất lượng tín dụng trong bốn NHTMQD. Các số liệu được trình bày trong Bảng 5 cho năm 2002 có được là nhờ phân tích ngoại suy xu hướng của 2 trong số 4 NHTMQD lớn. Thậm chí các con số thực tế dựa trên IAS có thể còn đánh giá thấp hơn mức độ thật sự của các khoản vay không sinh lời bởi lẽ các khoản nợ không có khả năng hoàn trả được gia hạn có thể được coi là đã được trả rồi. Kiểm toán cho thấy mức chi phí giải quyết các khoản nợ không sinh lời thấp hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, theo các phương tiện thông tin đại chúng của Việt nam thì vào thời điểm hiện nay tổng số nợ xấu chỉ chiếm khoảng 4,7% tổng dư nợ ngân hàng dựa theo Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (TCKTVN). Mặc dù Quyết định 1627 được đưa ra năm 2001 đã đưa TCKTVN gần hơn với TCKTQT, nhưng vẫn có dấu hiệu cho thấy NHTMQD đã tránh được các tiêu chuẩn TCKTQT này. Bốn Ngân hàng Thương mại quốc doanh đã được kiểm toán về báo cáo tài chính dựa trên IAS. Các cuộc kiểm toán cho năm 2000, 2001 và 2002 đã được hoàn thành. Bảng 5: Các chỉ số Ngân hàng Tín dụng cho nền kinh tế (nghìn tỷ đồng) Tín dụng cho nền kinh tế (phần trăm GDP) Vốn vay cho DNNN (nghìn tỷ đồng) Vốn vay cho DNNN (tỷ lệ % tín dụng trong nền kinh tế) Vốn vay cho DNNN (tỷ lệ % GDP) Nợ không sinh lời theo IAS (nghìn tỷ đồng) * - Nợ không sinh lời theo IAS (tỷ lệ tín dụng cho nền kinh tế) * - Nợ không sinh lời theo IAS (tỷ lệ % GDP) * - Nợ không sinh lời theo IAS (tỷ lệ % cho vay của NHTMQD) * - Lưu ý: Các số liệu về khoản nợ không sinh lời dựa trên các cuộc kiểm toán IAS của bốn NHTMQD năm 2000 và 2001 và kiểm toán IAS đối với hai NHTMQD và ước tính của NHTG cho năm Số liệu có dấu sao là số liệu dự tính. Nguồn: Ước tính của NHTG và IMF dựa trên số liệu của NHNNVN, Công ty Price Waterhouse- Coopers và Ernst & Young. Việc cải thiện chất lượng tín dụng mới đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm cải cách ngân hàng thực sự. Trong khi số liệu đựa trên TCKTVN và TCKTQT cho thấy tỷ lệ không có khả năng hoàn trả không tăng lên, nhưng điều này phần nào liên quan đến việc "giải quyết" các khoản vay không sinh lời dựa trên việc xóa nợ nhờ sự chi trả hoặc trợ cấp của chính phủ. Hiện tại một thông tư 74/2002/TT-BTC là một cơ chế xác định lại giá trị của các khoản vay không sinh lời còn lại đang được thực hiện. Thông tin sơ bộ cho thấy số lượng vốn được hoàn trả còn thấp. Do đó, tốc độ giải quyết khoản nợ không sinh lời có thể sẽ chậm lại trong thời gian tới và như vậy chất lượng của tín dụng mới sẽ trở 19

23 thành một yếu tố quyết định chính đối với lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động tín dụng là một lĩnh vực cải cách ngân hàng diễn ra chậm hơn. Khi tín dụng cho nền kinh tế ngày càng tăng trong GDP, có nhiều khả năng chi phí tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên theo. Mặc dù các NHTMQD đã có công ty quản lý tài sản riêng của mình, nhưng hiện tại họ vẫn thiếu quyền hạn tịch thu tài sản thế chấp, thu giữ tài sản và buộc doanh nghiệp thanh lý nếu cần thiết. Một giải pháp khác vẫn đang chờ kiểm nghiệm là cần dựa vào Công ty Mua bán Tài sản và Nợ Trung ương (CTMBTSN) mới được thành lập gần đây. Các quy định hướng dẫn hoạt động của công ty này đã được ban hành. CTMBTSN sẽ có vốn điều lệ khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Công ty sẽ hoạt động trên cơ sở thử nghiệm trước, giúp giải quyết cho 20 DNNN có khoản nợ xấu trị giá khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng. Trong số 20 công ty này, 12 công ty sẽ được cổ phần hóa, 6 công ty sẽ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn độc chủ. Một công ty còn lại sẽ trao quyền sở hữu cho người lao động và một công ty khác sẽ được sát nhập. Kế hoạch hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng đã được NHNNVN xây dựng tháng 6/2003 thông qua quyết định số 663 của Thống đốc NHNN. Kế hoạch này nhận diện những thách thức mà hệ thống ngân hàng sẽ gặp phải khi các cam kết quốc tế được thực hiện theo hướng tạo ra một sân chân bình đẳng hơn giữa các ngân hàng quốc tế và trong nước. Kế hoạch này cũng có mục đích sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và loại bỏ các văn bản pháp luật và chính sách nào không còn phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nhằm phần nào thực hiện các cam kết quốc tế, chính phủ đã nới lỏng đáng kể các hạn chế đối với hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh. Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ và Châu Âu hiện nay đã được phép nhận một lượng tiền gửi lớn hơn 500% so với mức vốn của mình so với tỷ lệ 50% cách đây một năm. Các quy định mới cũng cho phép ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được mua đến 30% cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần địa phương (NHTMCP). Giới hạn tỷ lệ cổ phần của các tổ chức nước ngoài trong NHTMCP sẽ tăng từ 10% lên 15%. Trong khi đó, mức tỷ lệ cổ phần đối với các nhà đầu tư nước ngoài cá nhân sẽ không thay đổi ở mức 10%. Luật sửa đổi và bổ sung Luật các Tổ chức Tín dụng đã được Quốc hội thông qua vào ngà 26 tháng 6 năm 2004 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10 năm Luật sửa đổi đã quy định tự do hoá hoạt động của tất cả cácngân hàng nước ngoài, cho phép các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài được họt động tại Việt nam. Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi này còn chưa soạn thảo. 20

24 Khung 3: Phát triển Thị trường Chứng khoán Đã có những bước tiến nhắm thúc đẩy thị trường chứng khoán đang phát triển chậm chạp. Hiện tại, có 24 công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị thị trường vào khoảng 250 triệu USD. Tháng 11/2003, chính phủ ban hành Nghị định 144 (thay thế Nghị định 48) nhằm giảm yêu cầu niêm yết đối với các công ty. Nhằm khuyến khích các côngty nhỏ niêm yết, yêu cầu vốn tốn thiểu đã giảm xuống còn 5 tỷ đồng. Chính phủ cho rằng việc cho phép các DNNN và NHTMQD cổ phần hóa thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của thị trường này trong tương lai. Tháng 3, Bộ Tài chính đã chính thức quản lý Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán. Chính phủ hy vọng rằng điều này sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác tốt hơn giữa cơ quan điều tiết thị trưòng chứng khoán với các bộ tham gia vào quá trình phát triển thị trường chứng khoán. Gần đây đã có một số các NHTM cổ phần quan tâm tới việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. NHNNVN đã bày tỏ ủng hộ và đang trong quá trình xây dựng các quy định để thực hiện điều này. Những ngân hàng cổ phần này phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 70 tỷ đồng và phải hoạt động tối thiểu trong 5 năm và phải có lợi nhuận trong 2 năm gần đây. Ngoài ra, tỷ lệ các khoản nợ không sinh lời của các ngân hàng này phải dưới 3% trong hai năm qua. Dự kiến ngân hàng ACB và Sacombank có thể là ngân hàng cổ phần đầu tiên tham gia niêm yết. Tháng 3/2004, Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt Nam đã cấp giấy phép cho quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên của Việt Nam - Qũy Đầu tư chứng khoán Việt Nam - nhằm tạo ra một kênh đầu tư mới cho cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Giấy chứng hoạt động của quỹ sẽ được niêm yết tại Trung tâm thương mại chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Qũy có mức tài chính trần đạt 300 tỷ đồng. 60% nguồn vốn của quỹ sẽ được đầu tư vào các công ty niêm yết hoặc những công ty có tiềm năng niêm yết. Phần còn lại sẽ đầu tư vào trái phiếu chính phủ và bất động sản. Đã thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Một hệ thống tài khoản mới đã được sử dụng cho ngân hàng. Hệ thống tài khoản mới này, cũng như các quy đinh kế toán và quy định báo cáo ngân hàng mới sẽ gần sát với Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS). Tuy nhiên, vẫn còn chậm chễ trong việc công bố các báo cáo kiểm toán IAS, đôi khi kéo dài hơn 9 tháng. Những sự chậm chễ này xuất phát từ các cuộc đàm phán với ngân hàng thương mại quốc doanh về nội dung kiểm toán. Nhằm ngăn chặn sự chậm chễ này, NHNNVN hiện tại đã quy định thời gian tối đa 60 ngày cho các cuộc đàm phán như vậy. Nhằm tiến tới cải thiện chất lượng các khoản vay, bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã phát hành các cẩm nan tín dụng mới. Điều này sẽ tạo cơ sở tốt hơn cho việc lồng ghép nội dung quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động và giúp tăng cường công tác đánh giá rủi ro tài chính và các dòng tiền mặt của người vay. Cải thiện khuôn khổ điều tiết cho vay theo chính sách Hoạt động cho vay chính sách đã chính thức tách khỏi hệ thống ngân hàng thương mại.. Tuy vậy, hoạt động nay vẫn tiếp diễn với tốc độ nhanh chóng. Qũy Hỗ trợ Phát triển (QHTPT) đã mở rộng đáng kể trong ba năm qua và vẫn còn là một công cụ quan trọng nhằm cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho các DNNN. Việc ban hành Nghị định 21

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc ĐIỂM LẠI BÁO CÁO CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà Tài trợ cho Việt nam Hà Nội, 2-3/12/ 2003 Mục lục viết tắt ADB - Ngân Hàng Phát triển Châu

Chi tiết hơn

World Bank Document

World Bank Document ĐIỂM LẠI Public Disclosure Authorized Báo cáo cập nhật tình hình cải cách và phát triển kinh tế của Việt Nam Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Báo cáo

Chi tiết hơn

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese) Thông Cáo Thông Tin Chung (PINs) số. 03/140 PHÁT HÀNH NGAY Ngày 1 tháng 12 năm 2003 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Số 700 phố 19, NW Washington, D. C. 20431 USA IMF Kết Thúc Tham Vấn Theo Điều IV Năm 2003 với Việt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx [Type text] [Type text] [Type text] 2008 VIỆT NAM 2009 Gập ghềnh phía trước Năm 2008 đã qua đi với những khó khăn liên tiếp trên nhiều mặt trận: lạm phát, thương mại, tỷ giá, lãi suất, ngân hàng, thị trường

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ban tin lai suat ty gia thang

Microsoft Word - Ban tin lai suat ty gia thang BAN KINH DOANH VỐN & TIỀN TỆ Tầng 17 Tháp A Vincom 191 Bà Triệu Tel: +84 4 2226822 Email: nghiencuu.kdv@bidv.com.vn BẢN TIN LÃI SUẤT-TỶ GIÁ Tháng 2/214 Hoàng Nữ Ngọc Thủy - Email: thuyhnn@bidv.com.vn Nguyễn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

World Bank Document

World Bank Document Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized ĐIỂM LẠI Cập nhật Tình hình Phát triển Kinh tế Việt Nam CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT: PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VIỆT NAM Nhìn lại từ điểm tới hạn - xu hướng,

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11 & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11 trước khi giảm trở lại Chúng tôi đã thấy có sự phục hồi của đơn hàng sản

Chi tiết hơn

Số tháng 12 năm 2016 Ths. Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô T: E: Trương Hoa Minh Institutional Client

Số tháng 12 năm 2016 Ths. Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô T: E: Trương Hoa Minh Institutional Client Số tháng 12 năm 2016 Ths. Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô T: 0915591954 E: Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn Trương Hoa Minh Institutional Client Services (ICS) T: Minh.TruongHoa@mbs.com.vn MBS Vietnam

Chi tiết hơn

PowerPoint Presentation

PowerPoint Presentation Tình hình kinh tế Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 1 Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) IIP theo ngành (%YoY) 30.0% 20 25.0% 20.0% 15.0% 14.3% 9.7% 15 10 10.0% 5.0% 0.0% -5.0% 2.5% 5.9% 5 - (5) Jul-18 Aug-18

Chi tiết hơn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình Niên khoá 2011 2013 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân, 2012 KINH TẾ HỌC KHU VỰC CÔNG CẢI CÁCH THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM I. Giới thiệu Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khoá VIII (1990) đã quyết định

Chi tiết hơn

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Chi tiết hơn

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201 `` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q1.2019 thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q1.2019 tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý 1 các năm 2011-2017.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - VnEconomy_9798_0708_content.doc

Microsoft Word - VnEconomy_9798_0708_content.doc Những thời kỳ biến động của nền kinh tế Việt Nam: Bản chất của vấn đề và giải pháp cho tương lai Phạm Minh Chính *, Vương Quân Hoàng ** và Trần Trí Dũng *** Tạp chí Cộng sản, số 792, tháng 10/2008 Mở đầu

Chi tiết hơn

PowerPoint Presentation

PowerPoint Presentation Tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 1 Tăng trưởng GDP 10% 8% 6% 4% 2% 0% 5.68% 4.80% 5.00% 5.34% 6.47% 5.55% 6.28% 6.73% 6.71% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 GDP Quý II/2019 tăng

Chi tiết hơn

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014 1. Kinh tế thế giới - Kinh tế

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 Bộ, ngành 1. Hợp nhất mã số hợp tác xã: Giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã 2. Áp dụng mô hình quản lý

Chi tiết hơn

Bao Cao Thuong Nien Quy Lien Ket Chung 2018

Bao Cao Thuong Nien Quy Lien Ket Chung 2018 GENERALI VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 QUỸ LIÊN KẾT CHUNG Generali Tower Milan, Italy NỘI DUNG 1 2 3 THÔNG ĐIỆP CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC GENERALI VIỆT NAM CHIẾN LƯỢC & KẾT QUẢ ĐẦU TƯ CỦA QUỸ LIÊN KẾT CHUNG

Chi tiết hơn

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM 2019. Các yếu tố tích cực và tiêu cực chính cho thị trường chứng khoán

Chi tiết hơn

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Đình Chúc 1 Hà nội, ngày 17 tháng 3 năm 2011 Dẫn

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Bao cao VBiS  6 thang dau nam 2014 PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP ----------------------- BÁO CÁO ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 14 Báo cáo khảo sát động thái Doanh nghiệp Việt Nam

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất trong hơn một thập niên vừa qua. Lạm phát ổn định, thặng

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

Báo cáo ngành Ngân hàng

Báo cáo ngành Ngân hàng CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH 218 Ngành: Ngân hàng TÍCH CỰC Ngày cập nhật: 19/4/219 Phan Xuân Trung (+84-28) 5413 5479 trungphan@phs.vn Danh sách các cổ phiếu trong ngành Mã Sàn Giá CP (19/4) Vốn hóa (tỷ

Chi tiết hơn

VietnamOutlook_0611_VN

VietnamOutlook_0611_VN Số tháng 6 năm 11 Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng T: +84 4 446 8668 ext 6669 E: Anh.PhamThe@tls.vn Trần Thị Thanh Thảo, Chuyên viên T: +84 4 446 8668 ext 6677 E: Thao.TranThiThanh@tls.vn TLS Vietnam Research

Chi tiết hơn

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT Khái quát Các chỉ số tài chính chủ yếu giai đoạn 2003 2007 Bài phát biểu của Chủ tịch HĐQT NHCTVN 04

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09 CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09 năm 2014 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NIÊN ĐỘ

Chi tiết hơn

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao Số 93 / T3-2019 TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước, các bộ ngành chạy đua

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nhiê u hình thức sở hữu, nhiê u thành phần kinh tê, hình

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 Bộ, ngành 1. Nhiệm vụ trọng tâm 2. Quy định bất hợp lý 3 năm mới sửa xong: Trên thúc giục, dưới từ từ 3. Phó Thủ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx Thông điệp chính Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 Giảm nghèo và tăng trưởng bền vững tiếp tục là những ưu tiên cơ bản mang tính toàn cầu. Một phần tư dân số thế giới vẫn đang sinh sống với mức thu nhập

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY

Chi tiết hơn

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ủng hộ quân đội H ôm qua (27/7), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỈNH

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

Chi tiết hơn

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận 11, TP.HCM STT Nội dung Đón tiếp cổ đông và đại biểu

Chi tiết hơn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi người BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở

Chi tiết hơn

Báo cáo việt nam

Báo cáo việt nam Báo cáo việt nam BỘ CÔNG THƯƠNG cục xuất nhập khẩu báo công thương Báo cáo xuất nhập khẩu việt nam 2 0 1 8 NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI 2019 2 Lời nói đầu cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 được hoàn

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƢ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO NÀY VÀ QUY CHẾ

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Hiến pháp nước

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG THỦY SẢN VIỆT NAM: 1.1 Tình hình: Trong tháng 2 năm 2008 Việt Nam đã kiếm được 295 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đến 550 triệu USD

Chi tiết hơn

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi Câu hỏi. Quy tắc Ứng xử của chúng tôi? A. Tất cả những người làm việc cho GSK Quy tắc Ứng xử của chúng tôi áp dụng cho nhân viên và bất kỳ ai

Chi tiết hơn

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 1 3 VỚI TÂM HUYẾT DẪN ĐẦU BẰNG CHẤT LƯỢNG, HÒA PHÁT VƯƠN CAO TẦM VÓC MỚI 4 5 MỤC LỤC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 1 2 3 Định hướng phát triển Thông điệp của

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008651 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 13 tháng 10 năm 2016 với số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Đặt vấn đề Trần Hữu Hiệp (1) Từ sau năm 1975 đến trước giai đoạn Đổi mới (1996), vấn đề phân vùng kinh tế, phát triển kinh tế

Chi tiết hơn

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu

Chi tiết hơn

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều hiểu rằng xác định cách thức đối phó với Trung Quốc là một thách thức nghiêm

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

2

2 CHUYÊN ĐỀ 2: Toàn cầu hoá và khoán ngoài Tác giả: John Vũ Người dịch và biên tập: Ngô Trung Việt Hà Nội, Tháng 06-2013 Nguồn tư liệu: John Vu, Carnegie Mellon University http://www.science-technology.vn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ēiễm báo

Microsoft Word - Ä’iá»…m báo a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 05 tháng 12 năm 2018 Bộ, ngành 1. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch 2. Giải quyết 10 triệu đối tượng thực hiện thủ

Chi tiết hơn

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính BẢN TIN THỊ TRƯỜNG - THÁNG 05.2017 GIẤC MỘNG TRUNG HOA NGƯỜI nắm Nhân tâm, đoạt Thiên cơ, chiếm Địa lợi thì không thể không

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) Kính gửi: Ủy ban thường vụ Quốc hội

Chi tiết hơn

Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T: Trần Bửu Quốc Dịch vụ khách hàng tổ chức (ICS) L

Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T: Trần Bửu Quốc Dịch vụ khách hàng tổ chức (ICS) L Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T: 915591954 Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn Trần Bửu Quốc Dịch vụ khách hàng tổ chức (ICS) Quoc.TranBuu@mbs.com.vn Lãi suất điều hành Lãi suất Trước Nay Cơ bản 9% 9% Tái

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019 VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019 Việt Nam xuất khẩu dăm gỗ Thực trạng và thay đổi về chính sách Tô Xuân Phúc (Forest Trends) - Trần Lê Huy (FPA Bình

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): 3.009 Diện tích: 329.310 km2 Thủ đô: Hà Nội Nguồn: Chỉ số Phát triển Thế giới Sau

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ********* KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ********* 3 MỤC LỤC 1. Quyết định phê duyệt Đề

Chi tiết hơn

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại

Chi tiết hơn

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2012 lạm phát chỉ ở mức thấp (6,81%) và lần đầu tiên

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 1

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 1 1 MỤC LỤC Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Những con số nổi bật năm 2017 6 8 PHẦN 4 Định hướng hoạt động 2018 PHẦN 1 Mục tiêu, giải pháp năm 2018 84 Giới thiệu HNX Ban lãnh đạo Ban Kiểm soát Lãnh đạo các

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội

Chi tiết hơn

PHẦN VIII

PHẦN VIII MỤC LỤC 1 PHẦN VIII.THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY PHẦN VIII.THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY...1 NỘI DUNG CHI TIẾT...7 I.MỤC TIÊU CỦA MỘT KHOẢN VAY...7 II.6 NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY...8 1.Thẩm định tư cách

Chi tiết hơn

BÁO CÁO

BÁO CÁO BÁO CÁO TẬN DỤNG CƠ HỘI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC CPTPP I. Công tác phát triển thị trường thời gian qua 1. Những kết quả đạt được Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, chúng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thi trưỚng nợ tieng viet _anh tuan sua_

Microsoft Word - thi trưỚng nợ tieng viet _anh tuan sua_ Trần Trà My Chuyên viên phân tích T: 0916668280 My.trantra@mbs.com.vn Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế: 0915591954 Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn Tuần từ 1/9/2018 15/9/2018 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LÃI SUẤT

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

World Bank Document

World Bank Document Public Disclosure Authorized ĐIỂM LẠI CẬP NHẬT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized Public Disclosure Authorized CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT: Ưu tiên cải

Chi tiết hơn

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CEB Ngày: 2/7/217 (*) C-VALUE không đại diện hoặc đảm bảo bất cứ lời khuyên, ý kiến, hay báo cáo về tính chính xác cũng như mức

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KTB_Ban cao bach_Final.doc

Microsoft Word - KTB_Ban cao bach_Final.doc CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ KHOÁNG SẢN TÂY BĂC Địa chỉ: Số 738, Lạc Long Quân, P. Nhật Tân, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội Điện thoại: 04.37199999 Fax: 04.3719.2222 NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.

Chi tiết hơn

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên báo cáo thường niên 2013 1 2 MỤC LỤC Thông điệp Thông điệp của Chủ tịch Công ty Tổng quan Công ty bảo hiểm VietinBank Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi Cơ cấu quản trị công ty Các sự kiện nổi bật năm

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 Bộ, ngành 1. Bỏ thủ tục rườm rà, xử nghiêm trang tin điện tử đội lốt báo chí 2. Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng

Chi tiết hơn

HLG - Báo cáo cổ đông HOANG LONG GROUP AD: 68 Nguyen Trung Truc, District Ben Luc, Province Long An : 68 Nguyễn Trung Trực, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long A

HLG - Báo cáo cổ đông HOANG LONG GROUP AD: 68 Nguyen Trung Truc, District Ben Luc, Province Long An : 68 Nguyễn Trung Trực, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long A HOANG LONG GROUP AD: 68 Nguyen Trung Truc, District Ben Luc, Province Long An : 68 Nguyễn Trung Trực, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An : (072) 3872848 E-mail: info@hoanglonggroup.com www.hoanglonggroup.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thi trưỚng nợ tieng viet

Microsoft Word - thi trưỚng nợ tieng viet Trần Trà My Chuyên viên phân tích T: 0916668280 My.trantra@mbs.com.vn Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế: 0915591954 Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn Tuần từ 1/10/2018 15/10/2018 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LÃI SUẤT

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2019 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thi trưỚng nợ VN _anh Tuấn s�a__1_

Microsoft Word - thi trưỚng nợ VN _anh Tuấn sá»�a__1_ Trần Trà My Chuyên viên phân tích T: 0916668280 My.trantra@mbs.com.vn Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế: 0915591954 Tuan.Hoangcong@mbs.com.vn Tuần từ 15/8/2018 30/8/2018 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LÃI SUẤT

Chi tiết hơn