PhÇn 1: lêi nãi ®Çu

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "PhÇn 1: lêi nãi ®Çu"

Bản ghi

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC... KHOA... ĐỀ ÁN Xuất khẩu lao động"

2 PhÇn 1: lêi nãi Çu Theo kõt kõt qu iòu tra Lao éng- ViÖc lμm, t¹i thêi ióm 1/7/2003 lùc l îng lao éng c n íc(gåm nh ng ng êi ñ 15 tuæi trë lªn tham gia ho¹t éng kinh tõ) cã h n ngμn ng êi,trong ã khu vùc thμnh thþ chiõm 24,18%,khu vùc n«ng th«n chiõm 75,82%.So víi thêi ióm 1/7/85%.Bªn c¹nh ã,nhiòu cuéc iòu tra kh c còng cho thêy nguån nh n lùc ë ViÖt Nam cã quy m«lín, ang vμ sï t¹o ra cung vò nh n lùc víi sè l îng nhiòu.h»ng n m sè l îng ng êi cçn cã viöc lμm t ng thªm h n 1,5 triöu ng êi.trong khi ã,víi tr nh é ph t trión kinh tõ vμ c cêu kinh tõ nh hiön nay,cçu vò nh n lùc ph n nh mét c cêu l¹c hëu, ¹i bé phën nguån nh n lùc cßn n»m trong khu vùc n«ng nghiöp.chýnh sù bêt c n èi nμy Æt ra vên Ò lμ ph i gi i quyõt viöc lμm cho ng êi lao éng. VÊn Ò gi i quyõt viöc lμm kh«ng chø îc thùc hiön b»ng thþ tr êng trong n íc mμ cßn ph i chó träng ph t trión c thþ tr êng ngoμi biªn giíi,chýnh v vëy vên Ò xuêt khèu lao éng (XKL ) hiön nay ang îc quan t m rêt nhiòu. XuÊt khèu lao éng lμ mét ho¹t éng kh míi ë n íc ta vμ chø ph t trión m¹nh mï nhêt trong nh ng n m gçn y.mæt kh c ho¹t éng nμy ë n íc ta còng ang béc lé rêt nhiòu khiõm khuyõt.chýnh v vëy,víi môc Ých t m hióu thùc tr¹ng Ó a ra gi i ph p nh»m ph y huy hiöu qu h n,em quyõt Þnh chän Ò tμi vò ho¹t éng XKL Ó nghiªn cøu,vμ lêy Nam Þnh lμm thý ióm cho viöc nghiªn cøu Ó cã thó nh n nhën mét c ch cô thó nhêt trong viöc thùc hiön ho¹t éng nμy. 1

3 MÆc dï cã cè g¾ng trong viöc nghiªn cøu,song ch¾c ch¾n b n th o nμy vén cßn nhiòu thiõu sãt.em rêt mong îc thçy xem xðt vμ chø b o Ó Ò n cña em îc hoμn chønh nhêt trong b n chýnh s¾p tíi.em xin ch n thμnh c m n thçy. PhÇn 2 : Néi dung Ch ng 1: C së lý luën I. XuÊt khèu lao éng 1.Kh i niöm: XuÊt khèu lao éng îc hióu lμ viöc a lao éng vμ chuyªn gia ViÖt Nam i lμm viöc cã thêi h¹n ë n íc ngoμi (gäi t¾t lμ XKL ). y lμ mét ho¹t éng kinh tõ x héi cña Nhμ n íc nh»m gãp phçn ph t trión nguån nh n lùc,gi i quyõt viöc lμm,t ng thu nhëp vμ n ng cao tr nh é tay nghò cho ng êi lao éng,t ng nguån thu nhëp ngo¹i tö cho Êt n íc, ång thêi t ng c êng mèi quan hö hîp t c gi a n íc ta víi c c n íc trªn thõ giíi. Nhμ n íc ta còng thó hiön sù quan t m èi víi ho¹t éng nμy th«ng qua viöc khuyõn khých c c doanh nghiöp, c quan, tæ chøc, c nh n t m kiõm vμ më réng thþ tr êng lao éng nh»m t¹o viöc lμm ë n íc ngoμi cho ng êi lao éng ViÖt Nam theo quy Þnh cña ph p luët ViÖt Nam, phï hîp víi ph p luët n íc së t¹i vμ iòu íc quèc tõ mμ ViÖt Nam ký kõt hoæc gia nhëp. ång thêi ng vμ Nhμ n íc cßn thó hiön sù quan t m cô thó trong viöc chø ¹o, thu hót îc sù quan t m cña c c ngμnh, c c cêp vμ c c oμn thó còng nh gia nh vμ b n th n ng êi lao éng trong ho¹t éng XKL. 2.C c h nh thøc XKL : 2

4 iòu 134a Bé luët lao éng cã quy Þnh, XKL cã thó îc thùc hiön th«ng qua 4 h nh thøc : Mét lμ, th«ng qua cung øng lao éng theo c c hîp ång ký kõt víi bªn n íc ngoμi. Hai lμ, th«ng qua viöc a lao éng i lμm viöc theo hîp ång nhën thçu, kho n c«ng tr nh ë n íc ngoμi. Ba lμ, th«ng qua viöc a lao éng i lμm viöc ë n íc ngoμi theo c c dù n Çu t ë n íc ngoμi. Bèn lμ, c c h nh thøc kh c theo quy Þnh cña ph p luët. Bé luët lao éng còng cã quy Þnh èi víi nh ng doanh nghiöp îc phðp a ng êi lao éng i lμm viöc ë n íc ngoμi, bao gåm: Doanh nghiöp cã giêy phðp ho¹t éng XKL. Doanh nghiöp ViÖt Nam nhën thçu, nhën kho n c«ng tr nh ë n íc ngoμi cã sö dông lao éng ViÖt Nam. Doanh nghiöp ViÖt Nam Çu t ë n íc ngoμi cã sö dông lao éng ViÖt Nam. TÊt c c c doanh nghiöp trªn muèn XKL th ph i îc Côc qu n lý lao éng Nhμ n íc cêp giêy phðp. HiÖn nay trong c n íc ta cã 154 doanh nghiöp cã giêy phðp ho¹t éng XKL trong ã 16 doanh nghiöp chuyªn doanh XKL, 134 doanh nghiöp (chiõm 87%) doanh nghiöp îc bæ sung chøc n ng XKL,cßn l¹i lμ doanh nghiöp t nh n tham gia XKL,trong sè 154 doanh nghiöp nμy th h n 25% doanh nghiöp cã giêy phðp lao éng îc XKL vμ tu nghiöp sinh t¹i NhËt vμ gçn 20% doanh nghiöp cã giêy phðp tuyón lao éng sang Hμn Quèc II. Lîi Ých vμ h¹n chõ cña viöc XKL : a.lîi Ých cña viöc XKL : 3

5 XKL thêi gian qua còng mang l¹i hiöu qu kinh tõ ng khých lö, gãp phçn quan träng trong viöc c i thiön êi sèng cho ng êi lao éng vμ t ng nguån thu ngo¹i tö cho Êt n íc B ng 1 : KÕt qu ho¹t éng XKL giai o¹n N m Sè lao éng XK (ng êi) Sè ngo¹i tö thu vò(1.000 USD) Tổng cộng

6 ( ChØ týnh sè thu ngo¹i tö qua c c tæ chøc lao éng a i) Riªng hai n m , ViÖt Nam cã kho ng lao éng ang lμm viöc ë n íc ngoμi göi vò n íc 350 triöu USD. NÕu týnh c sè lao éng cña n íc ta i theo c c h nh thøc kh c nhau ang lμm viöc ë n íc ngoμi th con sè lao éng vμo kho ng , thu nhëp hμng n m lªn tíi kho ng 1 tû USD - y lμ con sè mμ chø Ýt ngμnh s n xuêt ¹t îc. Doanh thu tõ XKL chiõm mét tû träng lín trong tæng doanh thu cña nh ng n vþ ho¹t éng ë lünh vùc nμy. Theo b o c o cña mét sè doanh nghiöp th tû suêt lîi nhuën b nh qu n trªn doanh thu cña ho¹t éng XKL ¹t kho ng 15 20%. èi víi Nhμ n íc, møc Çu t chi phý qu n lý nhμ n íc b nh qu n cho mét lao éng mçi n m kho ng 30 USD vμ thu vò cho ng n s ch kho ng 36,7 USD - y lμ mét kho n lîi lín mμ ch a cã suêt Çu t nμo cã îc. TÝnh chung ng êi lao éng i lμm ë n íc ngoμi b nh qu n thu nhëp b»ng lçn so víi thu nhëp cña lao éng trong n íc. Do vëy, XKL kh«ng nh ng lμm t ng thu nhëp quèc d n mμ cßn lμ c héi tèt Ó ng êi lao éng tých lòy vèn, c i thiön êi sèng vμ iòu kiön lμm viöc cña b n th n vμ gia nh hä. Bªn c¹nh ã, XKL thêi gian qua còng t¹o viöc lμm cho mét bé phën ng êi lao éng, gãp phçn tých cùc vμo viöc gi i quyõt viöc lμm cho x héi. B nh qu n trong 10 n m theo hiöp Þnh ChÝnh phñ, hμng n m ViÖt Nam a i îc kho ng lao éng, chiõm kho ng gçn 3% lùc l îng lao éng t ng hμng n m. Tõ n m 2001 Õn nay a i îc trªn ng êi, nghüa lμ gi i quyõt viöc lμm t¹m thêi cho hä cïng víi hμng ngμn ng êi kh c qua c c tæ chøc kinh tõ lμm dþch vô XKL. 5

7 MÆt kh c, a lao éng i lμm viöc ë n íc ngoμi gióp Nhμ n íc gi m îc kho n chi phý Çu t μo t¹o nghò vμ t¹o chç lμm viöc míi cho ng êi lao éng. Ngoμi ra, th«ng qua lao éng ë n íc ngoμi, ng êi lao éng n ng cao tr nh é chuyªn m«n kü thuët,ngo¹i ng, tiõp thu îc nh ng c«ng nghö vμ t c phong s n xuêt c«ng nghiöp tiªn tiõn, do ã tõng b íc p øng c c yªu cçu cña sù nghiöp c«ng nghiöp hãa, hiön ¹i hãa Êt n íc khi hä trë vò. Nh vëy, ho¹t éng XKL n íc ta em l¹i lîi Ých kinh tõ, x héi kh«ng nhá, gãp phçn trùc tiõp vμ gi n tiõp vμo viöc t ng tých lòy vèn cho c«ng nghiöp hãa. b.h¹n chõ trong c«ng t c XKL : Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân không những phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn phải sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây là điểm yếu của người lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khỏe và đặc biệt là ý thức kỷ luật, tỷ lệ bỏ trốn hiện tại ở Hàn Quốc là 59,25%, Nhật Bản là 27,09%, Đài Loan 7%. Tại thị trường Malaysia, nhiều lao động Việt Nam đã vi phạm kỷ luật như: uống rượu, đánh nhau và đình công. Bên cạnh đó, đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân, tiếp thu ngoại ngữ chậm, lại được đào tạo trong thời gian quá ngắn, vì vậy vốn kiến thức mà họ được trang bị cũng như học hỏi được là rất ít và không đồng bộ. Ưu điểm của số lao động này là có sức khỏe, nhưng họ lại không có nghề nghiệp chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp trong nền sản xuất của nước bạn. 6

8 Mặt khác, hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc cho người lao động tìm hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp cũng như những đặc trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho người lao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường hoàn toàn mới và xa lạ này. Ngoài ra, công tác XKLĐ còn bị hạn chế trong quá trình tiến hành, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chủ trương khuyến khích, nhưng người lao động vẫn là người phải bỏ vốn như là khoản chi phí ban đầu cho công việc mới của họ. Khoản phí ban đầu này là quá lớn đối với người lao động, đặc biệt là đối với lao động nông thôn không có việc làm phải đi XKLĐ. Như vậy, bên cạnh những lợi ích to lớn mà XKLĐ mang lại, hiện nay công tác XKLĐ vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để ngày càng có thể hoàn thiện hơn công tác này. III. Quan điểm, chính sách và vấn đề quản lý XKLĐ: 1.Quan điểm XKLĐ: Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Song song với quan điểm này, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về hoạt động XKLĐ như bộ luật lao động, nghị định, thông tư hay các công văn hướng dẫn thi hành Quan điểm về XKLĐ cũng đã được thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định trong một hội nghị về XKLĐ quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ, các ngành trên cả nước và 5 đại sứ tại các nước có người Việt Nam,rằng XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài. 7

9 Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt động còn rất non trẻ, nhưng trong tương lai với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng các cấp chính quyền,hoạt động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa của đất nước. 2.Chính sách XKLĐ: Nhằm đưa những quan điểm trên vào thực tiễn, Chính phủ đã sử dụng rất nhiều công cụ cũng như chính sách khuyến khích nhằm tạo cho hoạt động XKLĐ những con đường phát triển thuận lợi nhất. Mới đây, thông qua nghị định 81/2003/NĐ-CP, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ trợ XKLĐ, theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường lao động mới, cho việc đào tạo người lao động, việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp giải quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan, đơn vị có thành tích trong hoạt động XKLĐ. Như vậy, quỹ này ra đời sẽ góp phần phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với những lao động nghèo ở nông thôn lực lượng chính của XKLĐ, mà trước đây không có tiền để đóng góp chi phí XKLĐ hoặc không có tài sản để thế chấp. Đồng thời với chính sách này, hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đã được giảm bớt và trở nên đơn giản thuận lợi hơn. Mặc dù chủ trương chính sách đã được ban hành tương đối đồng bộ và từng bước hoàn thiện, nhưng vẫn còn chậm để triển khai vào cuộc sống, vẫn còn tình trạng một số ngành, địa phương đứng ngoài hoạt động XKLĐ hoặc 8

10 có tham gia nhưng thiếu triệt để. Ở một số địa phương, cán bộ còn quan liêu, cửa quyền và sách nhiễu dân trong việc giải quyết thủ tục đi XKLĐ. Bên cạnh đó, còn nhiều khoản mục khác cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng vẫn còn vắng bóng. Ví dụ như chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với vấn đề tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường XKLĐ, vấn đề tư pháp quốc tế, vấn đề bảo hộ họat động XKLĐ khi tham gia vào thị trường mới 3.Quản lý hoạt động XKLĐ: Bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ quản lý hoạt động XKLĐ. Tùy từng trường hợp mà một số cơ quan khác như Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Ngân hang Nhà nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các đoàn thể liên quan đều chịu trách nhiệm liên đới trong việc quản lý hoạt động này. Nhằm thực hiện một cách có hiệu quả nhất, công tác quản lý đã được tăng cường nhằm hạn chế những vi phạm của các doanh nghiệp XKLĐ cũng như góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức cá nhân ngoài xã hội. Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã tiến hành 140 cuộc kiểm tra và 37 cuộc thanh tra đối với các doanh nghiệp XKLĐ trong đó thu hồi giấy phép của 8 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, đình chỉ có thời hạn 10 doanh nghiệp do có vi phạm đặc biệt là vi phạm trong buông lỏng quản lý hoặc có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao, buộc ngưng hoạt động vô thời hạn đối với 7 đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và cá nhân người lao động đã từng bước góp phần lập lại kỷ cương trong hoạt động XKLĐ, ổn định và giữ vững uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Mặc dù vậy, công tác quản lý lao động xuất khẩu vẫn còn nhiều yếu kém, đội ngữ cán bộ mỏng, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh phát 9

11 triển thị trường XKLĐ, không thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường XKLĐ cũng như xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm của doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay mới chỉ có 6 ban quản lý lao động ở nước ngoài trong khi thị trường XKLĐ Việt Nam đã trải rộng trên hơn 40 nước, dẫn đến tình trạng quá tải trong công tác điều hành, nhất là điều hành từng thị trường. Mặt khác, đối với từng doanh nghiệp, việc quản lý lao động xuất khẩu chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp ở các vấn đề như: quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp và người lao động khi ký kết hợp đồng XKLĐ, giữa người lao động Việt Nam với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài hoặc người môi giới, còn những quan hệ khác thì không thể quản lý nổi. IV.Chất lượng của các doanh nghiệp và các trung tâm làm công tác XKLĐ: Bước đầu phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển thị trường XKLĐ, trên thị trường đã hình thành được đội ngũ doanh nghiệp và các trung tâm làm công tác XKLĐ tương đối mạnh mẽ về cơ sở vật chất, về cán bộ, năng lực đào tạo lao động. Đã hình thành được 154 doanh nghiệp có giấy phép XKLĐ trong đó chiếm gần 90% là doanh nghiệp được bổ sung chức năng XKLĐ. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm thị trường ngoài nước, phối kết hợp với các cơ quan chức năng, co sở đào tạo nghề để trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp, phong tục tập quán, ngoại ngữ cho người lao động. Xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín đối với đối tác nước ngoài, rất thuận lợi cho việc phát triển thị trường lao động. Kết quả trong 3 năm từ đã có: 1 doanh nghiệp xuất khẩu lao động; 4 doanh nghiệp xuất khẩu trên lao động; 37 doanh nghiệp xuất khẩu trên lao động 10

12 Bên cạnh những kết quả này, chất lượng của các doanh nghiệp XKLĐ vẫn còn nhiều bất cập. Trên thực tế, đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này vẫn còn mỏng, yếu về kinh nghiệm, thiếu về cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính, vì vậy khả năng khai thác và phát triển thị trường còn hạn chế. Đã có nhiều doanh nghiệp, thậm chí cả bản thân người lao động tích cực khai thác thông tin, tìm hiểu thị trường lao động ngoài nước, song như vậy vẫn là chưa đủ để đảm bảo khả năng phát triển thị trường. Song song với những khó khăn này, chất lượng của các trung tâm dạy nghề cũng có nhiều vấn đề đáng bàn, các cơ sở đào tạo nghề đã hiếm, lại nghèo nàn và lạc hậu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn những nghề mà trường đào tạo cho học viên là những nghề trường có khả năng đào tạo chứ chưa dựa vào nhu cầu thực tiễn của từng thị trường lao động ngoài nước. Mặt khác, việc đào tạo nghề chỉ nặng về việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa đi sâu, đi sát dể lồng ghép tốt giữa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với ngoại ngữ, giáo dục pháp luật, phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động. Như vậy, vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp cũng như của các trung tâm làm công tác XKLĐ là không chỉ nâng cao số lượng lao động xuất khẩu, mà còn phải làm thế nào để cung lao động xuất khẩu vượt ra khỏi tầm lao động giản đơn, không có nghề, vươn tới lao động xuất khẩu có trình độ tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu, chất lượng nghề đào tạo trên thị trường lao động quốc tế. Chương 2: Thực trạng XKLĐ tỉnh Nam Định I.Tình hình XKLĐ Việt Nam những năm qua: 11

13 Từ năm 1991 đến nay, nước ta thực hiện việc XKLĐ và chuyên gia theo cơ chế thị trường, đã từng bước chuyển hướng đưa lao động chủ yếu sang các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sang các thị trường mới, và đến nay đã có chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lao động chủ yếu trên thế giới Hiện nay đã có lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ, hàng năm gửi về nước khoảng 1,5 tỷ USD Biểu 2: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 1998 nay Năm Số LĐ xuất khẩu (người) So với kế hoạch(%) So với năm trước (%) , , , ,5 123, , ,61 10 tháng/ ,37 Ta có thể biểu diễn số liệu trên bằng biểu đồ sau:

14 Đặc biệt là từ năm 2001 đến nay, hoạt động XKLĐ và chuyên gia đã có những bước tiến vượt bậc. Trong 3 năm qua, ta đã đưa đi được trên lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, gấp 1,3 lần số lao động và chuyên gia đưa đi được trong 10 năm trước đó ( người) Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động được xuất khẩu cũng từng bước được nâng lên, ngày càng có thêm nhiều lao động được đào tạo sâu hơn về chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức luật pháp, phong tục tập quán trong và ngoài nước. Do vậy, hiện nay thị trường XKLĐ của nước ta không chỉ bó hẹp trong các nước SNG, châu Phi, mà được mở rộng sang các nước khác chế độ chính trị - xã hội. Lao động xuất khẩu của nước ta đã và đang làm việc ở 40 nước, vùng lãnh thổ, với thị phần ngày càng tăng, trải rộng từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á, khu vực Trung Đông tới nam Thái Bình Dương với ngày càng nhiều các hình thức XKLĐ đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống. II.Giới thiệu chung về Nam Định: 1.Điều kiện tự nhiên: Nam Định là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng ven biển, ở phía nam châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam, phía Tây và Tây Nam giáp Ninh Bình, phía Đông và Nam giáp biển Đông. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Nam Định, cách Hà Nội 90 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1669,36 km 2, dân số (2004) là người, mật độ dân số của tỉnh là 1148 người/km 2. Nam Định là tỉnh có bờ biển dài 72 km, nối tiếp với 2 cửa biển và hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đáy, vì vậy Nam Định có tầm quan trọng về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch. 13

15 Về địa hình, chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồng bằng ven biển, bãi bồi cát lượn sóng. Ngoài ra còn có vùng đồi núi và nửa đồi núi. Tỉnh có 3 hệ thống sông lớn là sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ và nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thủy rất thuận lợi. Bên cạnh đó, giao thông đường bộ, đường sắt cũng tương đối phát triển. Nam Định có khí hậu nhiệt đới chia thành hai mùa: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 0 C. Đất đai ở đây có độ phì nhiêu cao thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nhất là việc trồng cây lương thực. Dọc bờ biển có tới 5 cửa sông, có rất nhiều bãi cá lớn, có 2 cảng lớn là cảng sông Nam Định và cảng biển Hải Thịnh vừa thuận lợi cho kinh tế biển, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đồng thời có giá trị du lịch lớn. Về quy mô hành chính, Nam Định có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 9 huyện bao gồm 229 xã, 15 phường và 9 thị trấn. 2.Thực trạng lao động ở Nam Định: 2.1.Quy mô lực lượng lao động: Kết quả điều tra lao động việc làm giai đoạn phản ánh rõ xu hướng tăng về số tuyệt đối của lực lượng lao động ở tỉnh Nam Định cũng như khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. Biểu 3: Quy mô và tỷ trọng của lực lượng lao động NĐ ĐBSH Cả NĐ ĐBSH Cả nước nước 14

16 -Lực lượng lao động (1000 người) -Tỷ lệ trong tổng DS từ 74,74 73,3 72,31 73,1 72,39 71,21 15 tuổi trở lên (%) Mặc dù tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ lực lượng lao động trong tổng dân số từ đủ 15 tuổi trở lên lại có xu hướng giảm, bình quân mỗi năm giảm khoảng 1%. So với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước thì mức giảm trên là khá cao, song tỷ lệ trên của tỉnh vẫn là lớn hơn cả. Điều này cho thấy hiện nay Nam Định vẫn còn duy trì được một lực lượng lao động rất dồi dào, sẵn sàng phuc vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. 2.2.Cơ cấu của lực lượng lao động: Trước hết ta xét cơ cấu của toàn bộ dân số từ đủ 15 tuổi trở lên. Theo điều tra cho thấy, dân số từ đủ 15 tuổi trở lên tăng dần, điều này có nghĩa là hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động vẫn đang tăng lên ( xem biểu 4). Với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 2,57% thì hàng năm có gần 40 nghìn người bước vào độ tuổi lao động, trong đó tốc độ tăng của nữ lớn hơn nam chia theo giới, và nông thôn lớn hơn thành thị nếu chia theo khu vực. Điều này gây nên nhều khó khăn trong việc giải quyêt việc làm cho đội ngũ mới này. Về lực lượng lao động, nếu chia theo giới thì lực lượng lao động nữ của Nam Định tương đối ổn định ở mức 523 ngàn năm 1997 đến 525 ngàn năm 2000 và tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động cũng đang dao động ở mức 52% đến 52,5% tương ứng với tỷ lệ nữ của khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước; nếu chia theo khu vực thì quy mô lực lượng lao động ở khu vực thành thị của Nam Định còn rất nhỏ và dao động ở mức 130 ngàn người, qua 4 năm chỉ tăng them 2400 người, tỷ lệ lực lượng lao động 15

17 khu vực thành thị chiếm trong tổng lực lượng lao động của cả tỉnh lại có xu hướng giảm nhẹ, xu hướng biến động này là ngược lại so với xu thế chung của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước: lực lượng lao động khu vực thành thị đang gia tăng cả về quy mô và tỷ lệ chiếm trong tổng số. Tuy nhiên so với các tỉnh lân cận như Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam thì lực lượng lao động thành thị của Nam Định vẫn cao hơn. Biểu 4: Cơ cấu của bộ phận dân số từ 15 tuổi trở lên tỉnh Nam Định Các năm (người) Tốc độ phát triển (%) /97 99/ /99 BQ mỗi năm 16

18 1.NKTT ,01 101,01 101,44 105,15 -BQ NKH 3,81 3,73 3,68 3,6 97,90 98,66 97,83 98,13 2.DS từ ,89 101,8 103,03 102,57 15 tuổi trở lên -Theo giới tính +Nam ,38 102,69 103,89 103,12 +Nữ ,45 101,55 102,26 102,09 -Theo khu vực +TThị ,2 100,09 103,74 102,41 +NT ,85 102,02 102,93 102,60 -Theo nhóm Chú thích: - NKTT : Nhân khẩu thường trú -BQNKH : Bình quân nhân khẩu hộ Nếu chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi, ta có thể có được thống kê như sau: Biểu 5: Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi tỉnh Nam Định Chú thích: Tuổi trẻ : từ tuổi; Trung niên : tuổi; Cao tuổi : > 55 tuổi;

19 Trẻ Trung Cao Trẻ Trung Cao niên tuổi niên tuổi -LLLĐ (ngàn người) , Tỷ lệ trong tổng số(%) 45, ,3 40,9 51,3 7,8 Xét về cơ cấu của lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi đã diễn ra theo xu hướng là lực lượng lao động trong nhóm tuổi trung niên có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, nhóm tuổi trẻ và nhóm cao tuổi có xu hướng giảm, trong đó nhóm cao tuổi có xu hướng giảm nhanh hơn cả về quy mô và tốc độ. Tình trạng này trùng hợp với xu hướng biến động lực lượng lao động chung của cả nước trong cùng thời kỳ. 2.3.Chất lượng của lực lượng lao động: Tình độ học vấn của lực lượng lao động tỉnh Nam Định ngày càng được nâng cao. Biểu hiện cụ thể là: số lượng người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I giảm liên tuc cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trong tổng số qua các năm. Chỉ tiêu này năm 1997 là 111 ngàn người, chiếm 11,34%, đến năm 2000 là 88,6 ngàn người chiếm 8,4%, ngược lại số người đã tốt nghiệp cấp II và cấp III không ngừng tăng, trong đó tăng nhanh nhất cả về quy mô và tốc độ là số người tốt nghiệp cấp III. Theo kết quả điều tra năm 1997 số người tốt nghiệp cấp III của Nam Định là 172,6 ngàn người, chiếm 17,6% trong tổng số, năm 2000 là 201,1 ngàn người chiếm 18,9% trong tổng số. Bình quân mỗi năm số người tốt nghiệp cấp III của tỉnh tăng khoảng 9,5 ngàn người. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động cũng có những tiến bộ rõ rệt. Tại thời điểm điều tra năm 1997, số người thuộc lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (gồm công nhân, sơ cấp, trung cấp, đại học và trên đại học) của tỉnh Nam Định là người, chiếm 14,18% 18

20 so với tổng số. Đến năm 2000 chỉ tiêu này là người, chiếm 17,28% so với tổng số, tăng 31% so với năm 1997, trong đó tăng mạnh nhất là số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học (36%). Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở Nam Định như trên phản ánh tổng hợp những cố gắng và kết quả của công tác giáo dục đào tạo dạy nghề của tỉnh những năm qua. Tuy vậy cơ cấu lao động kỹ thuật của Nam Định cũng như cả nước vẫn chưa ra khỏi tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hóa thì cơ cấu lao động kỹ thuật phổ biến phải có cơ cấu là 1 đại học, cao đẳng/ 4 trung học/ 10 công nhân kỹ thuật, nhưng ở Nam Định cơ cấu này là 1/ 2,2 /2,5, của cả nước là 1/ 1,5/ 1,7. Tình trạng bất hợp lí này ngày càng tăng lên, hiện nay cơ cấu này ở Nam Định là 1/ 1,9/ 2,1. Để khắc phục tình trạng bất hợp lí này, Nam Định cần chủ trương thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo theo hướng giảm quy mô đào tạo cao đẳng, đại học một cách hợp lí, mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật và thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. 3.Thực trạng việc làm tỉnh Nam Định: Trong thời gian qua tỉnh Nam Định đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết việc làm, song song với việc thực hiện các giải pháp về đầu tư phát triển sản xuất tỉnh còn thực hiên tốt các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người lao động kết quả là mỗi năm tỉnh đã giải quyết việc làm cho từ 50 đến 52 ngàn lượt người. Tuy nhiên, tình trạng việc làm nói chung ở Nam Định vẫn còn rất nhiều khó khăn cần quan tâm giải quyết: tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn lớn, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, số người không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn lớn 19

21 Để thuận lợi trong việc phân tích, lực lượng lao động có thể được phân thành 2 loại: lực lượng lao động có việc làm thường xuyên và lực lượng lao động không có việc làm thường xuyên. 3.1.Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên: Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định cũng như của đồng bằng sông Hồng và cả nước luôn tăng lên về số tuyệt đối, nhưng về tỷ lệ chiếm trong tổng số lực lượng lao động lại có xu hướng giảm, tốc độ giảm của Nam Định là chậm hơn cả, mặc dù vậy, tỷ lệ này của Nam Định vẫn luôn thấp hơn khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước Biểu 6 : Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên. -LLLĐ có VL thường xuyên (ngàn người) -So với tổng số LLLĐ (%) NĐ ĐBSH Cả nước NĐ ĐBSH Cả nước ,7 93,4 95,6 90,1 93,1 94,4 Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong tổng lực lượng lao động của Nam Định luôn thấp hơn tỷ lệ chung của khu vực và cả nước như trên phản ánh mọt thực tế là lực lượng lao động của Nam Định có nhu cầu làm thêm lớn hơn bình quân chung của khu vực và cả nước. Trong lực lượng lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định, số người trong độ tuổi lao động chiếm chủ yếu và có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tỷ lệ so với tổng số. Chỉ số này năm 1997 là 819 ngàn người, chiếm 91,9%, đến năm 2000 đã có 907 ngàn người, chiếm 92,6%. Lực 20

22 lượng lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định nằm ở khu vực nông thôn là chính, chiếm từ 87 đến 90% tổng số: Biểu 7: Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo khu vực Có việc làm TX - Thành thị - Nông thôn Số lượng (người) Tốc độ phát triển (%) Cơ cấu (%) BQ / / năm ,13 107, ,67 110,03 103, ,86 12, ,07 107,59 103,50 87, ,85 12,09 88,15 87,91 Lực lượng lao động có việc làm thường xuyên có thể chia theo nhóm ngành kinh tế, theo đó tỷ trọng lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm, lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, lao động trong nhóm ngành dịch vụ cũng luôn tăng về số lượng còn tỷ trọng thì biến đổi chậm nhưng vẫn có xu thế tăng 21

23 Biểu 8: Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành và thành phần kinh tế. Đơn vị : % Chia theo nhóm ngành kinh tế -Nông lâm nghiệp -Công nghiệp xây dựng -Dịch vụ Chia theo thành phần kinh tế -Nhà nước -Ngoài Nhà nước -Nước ngoài -Hỗn hợp ,91 10,36 21, ,48 91,32-0, ,76 13,78 16, ,52 90,21-1, ,36 14,62 21, ,77 87,97-1, ,49 15,04 21, , ,25 Trong tổng số lao động có việc làm thường xuyên của Nam Định thì số người làm việc ở khu vực Nhà nước chỉ chiếm từ 8% đến 11%, thấp hơn tỷ lệ của đồng bằng sông Hồng (10,7% đến 12,3%) và bằng bình quân chung của cả nước. Số người làm việc trong khu vực Nhà nước của Nam Định cũng như cả nước vẫn tiếp tục tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng chiếm trong tổng số. Tình hình này phản ánh thực trạng sức ép về việc làm đối với khu vực Nhà nước còn hết sức nặng nề. Song song với nó, số lượng người làm việc ở thành phần kinh tế hỗn hợp có xu hướng tăng nhanh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. Phần lớn lao động tập trung trong thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể và có xu hướng ngày càng giảm đi, còn số lao động 22

24 làm việc trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hầu như không đáng kể và không ổn định. Như vậy, mặc dù đã thu được nhiều thành tựu khả quan nhưng tỉnh ủy cũng như ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm kể cả trước mắt lẫn lâu dài. 3.2.Tình trạng thiếu việc làm của LLLĐ tỉnh: Kết quả điều tra cho thấy, LLLĐ thiếu việc làm của tỉnh Nam Định qua các năm tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 1997 Nam Định có 270 ngàn người thiếu việc làm, đến năm 2000 chỉ tiêu này là 350 ngàn người. Diễn biến của tình trạng thiếu việc làm của Nam Định tuân theo quy luật biến động như của khu vực và cả nước. Biểu 9: Tình trạng thiếu việc làm của LLLĐ -LLLĐ thiếu việc làm (ngàn người) -Tỷ lệ thiếu VL (%) NĐ ĐBSH Cả NĐ ĐBSH Cả nước nước , ,6 Trong tổng số thiếu việc làm thì số đối tượng thiếu việc làm ở khu vực thành thị chỉ chiếm khoảng 11 đến 12%. Trong thời gian vừa qua, tuy số lượng này vẫn tăng nhưng tỷ trọng chiếm trong tổng số thì đã có xu hướng giảm. Ngược lại, người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao từ 88 đến90% và vẫn tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. 23

25 Biểu 10: Tỷ lệ số người thất nghiệp chia theo vùng. Tổng số Nữ Trong tuổi LĐ Trên tuổi LĐ Tổng Nữ Tổng Nữ số số -Nội thành 8,8 6,78 9,03 6,84 4,41 6,00 -Thị trấn 1,7 1,65 1,72 1,57 1,47 2,50 -Nông thôn 1,07 1,33 1,12 1,50 0,63 - Về cơ cấu nhóm tuổi của LLLĐ thiếu việc làm ở Nam Định, số người thiếu việc làm chủ yếu tập trung ở độ tuổi lao động (90%), và nếu chia theo 3 nhóm thì nhóm tuổi trẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và số người thiếu việc làm trong nhóm này qua các năm vẫn tiếp tục tăng về số tuyệt đối, còn tỷ trọng thì đã có xu hướng giảm. 4.Tình hình phát triển kinh tế- xã hội: Trong những năm qua, với những chính sách cụ thể, tỉnh đã tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức xã hội phát huy tính năng động sang tạo để phát triển sản xuất kinh doanh và thuê mướn lao động. Kinh tế nhiều thành phần đã hình thành và có bước tăng trưởng khá, tỏng sản phẩm (GDP) đã giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân 6,85% năm. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ từ 53,9% năm 1998 lên 58,4% năm 2002, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 46,1% còn 41,6%. Cơ cấu LLLĐ chia theo nhóm ngành kinh tế quốc dân cũng đã có sự chuyển dịch đáng mừng. Ở khu vực nông thôn, tỉnh đã tổ chức hoàn thành đại hội xã viên các hợp tác xã nông nghiệp theo chính sách đổi mới hợp tác xã. Cùng với việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện các chính sách khuyến 24

26 nông, khuyến ngư, khuyến khích phát triển các nghề thủ công, truyền thống, khôi phục và phát triển làng nghề. Sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu mới, sản lượng lương thực luôn tăng và đạt trên 1 triệu tấn năm, lượng thực bình quân đầu người cũng tăng với tốc độ nhanh. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một ha đất canh tác đạt 28 triệu đồng/ năm. Sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy sản cũng liên tục tăng qua các năm. Ở khu vực thành thị, đi đôi với việc thực hiện đề án quy hoạch đô thị, những năm qua tỉnh đã tập trung ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ cho các doanh nghiệp trọng điểm, đặc biệt là ngành dệt may và cơ khí. Nhiều doanh nghiệp quốc doanh đã vượt ra khỏi Thời kỳ khó khăn, trở lại ổn định và có bước phát triển mới. Các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể ở trong các phố nghề, ở các khu vực thị trấn được khuyến khích phát triển, công nghiệp dân doanh tăng trưởng nhanh góp phần đưa giá trị sản xuất khu vực dân doanh năm 2002 gấp 2,6 lần so với năm 1998, tạo ra cơ hội để giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực thành thị góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này từ 7,26% năm 1998 xuống 6,11% năm Mặc dù vậy, thực tế là tốc độ đô thị hóa ở Nam Định diễn ra rất chậm so với khu vực đồng bằng sông Hồng. Tuy vậy vẫn khá hơn so với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Ninh Bình và Hà Nam.Nguyên nhân của việc đô thị hóa ở Nam Định những năm qua diễn ra chậm là do: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Nam Định tuy có tốc độ tăng trưởng khá nhưng chủ yếu tăng ở các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong các hộ gia đình ở nông thôn. Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực thành phố, thị trấn tuy đã dần ổn định trở lại và có chiều hướng phát 25

27 triển nhưng chưa đủ sức thu hút thêm lao động mới ở nông thôn vào làm việc ở thành phố, thị trấn. Mặt khác, Nam Định là tỉnh có truyền thống hiếu học và có tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học chính quy hàng năm khá cao, nhưng do kinh tế địa phương phát triển chậm nên số lượng làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nam Định thường xuyên có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các ngành nghề ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng nên số lượng sau khi học xong trở về Nam Định là rất ít. Bên cạnh đó số người hiện tại đang làm việc ở Nam Định lại luôn có xu hướng tìm cách chuyển đi làm việc tại các tỉnh, thành phố khác. Chính những nguyên nhân trên cũng làm cho tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh chưa cao, thu chi ngân sách trên địa bàn còn mất cân đối tỷ lệ tích lũy từ GDP cho đầu tư phát triển giảm qua các năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị,trình độ công nghệ của các cơ sở kinh tế còn lạc hậu, quy mô nhỏ bé, phân tán; các sản phẩm làm ra giá thành cao, tiêu thụ khó khăn, thị trường không ổn định, mới bắt đầu hình thành các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh để phát triển sản xuất, thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng lao động tại chỗ. Những khó khăn cũng như thuận lợi nêu trên sẽ là điều kiện tiền đề để cho tỉnh Nam Định có được cái nhìn toàn diện về vấn đề lao động việc làm hiện nay và nhanh chóng có những biện pháp giải quyết việc làm tại chỗ cũng như đề cập đến vấn đề lao động xuất khẩu. II.Thực trạng XKLĐ ở Nam Định: 1. Kết quả đạt được: Từ những năm thị trường XKLĐ của tỉnh tương đối sôi động, mỗi năm giải quyết cho khoảng người đi lao động ở các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Li Bi, Đài Loan Vì vậy, ban chỉ đạo XKLĐ của tỉnh được thành lập theo quyết định số 1971/1998/QĐ-UB ngày 26

28 07/2/1998, chọn Công ty xây lắp 1 đề nghị cục quản lý lao động nước ngoài cấp giấy phép XKLĐ trực tiếp. Nhưng đến nay vẫn chưa xuất được trực tiếp mà phải thông qua các doanh nghiệp XKLĐ khác làm cho số lao động của tỉnh đi XKLĐ trong những năm có chững lại, nhưng thị trường này đã sôi động trở lại từ năm 2002 và cho đến nay hoạt động XKLĐ tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trên nhiều mặt. a.về công tác tuyển chọn nguồn lao động: Mặc dù năm 2002 thị trường XKLĐ tỉnh Nam Định mới sôi động trở lại sau 3 năm hoạt động không mấy hiệu quả, nhưng đã đạt được những thành tích rất đáng mừng: tính đến cuối năm 2002 đã đưa được 1400 lao động đi các nước Đài Loan, Malayxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Li Bi Nhìn chung số lao động này đang có việc làm ổn định, thu nhập cao và thường xuyên gửi tiền về cho gia đình. Có thể thấy rõ tình hình hoạt động thông qua thống kê sau: Biểu 10: Kết quả hoạt động XKLĐ tỉnh Nam Định Năm Số lao động XK So với năm trước Số ngoại tệ thu (người) (%) về (1.000 USD) , , Tổng cộng Thực hiện chỉ thị số 41/CT- TƯ ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị về XKLĐ và chuyên gia, nghị định số 152/1999/NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, năm 2003 tỉnh Nam Định đã có 5 huyện thành lập Ban chỉ đạo 27

29 XKLĐ là: Huyện Nghĩa Hưng, Ý Yên, Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh. Các huyện, thành phố còn lại tuy chưa thành lập ban chỉ đạo nhưng cũng đã tiến hành tham gia công tác XKLĐ cung ứng cho các công ty, tổng công ty của trung ương có chức năng XKLĐ. Kết quả là,đến hết tháng 12 /2003, tỉnh đã đưa được người lao động đi làm việc ở các nước Malaysia (1987 người, chiếm hơn 70% trong tổng số), Đài Loan (593 người), Hàn Quốc (135 người), Nhật Bản (25 người), các nước khác là 65 người, trong đó phân bố vào các địa bàn như sau: Biểu 11 : Sự phân bố số lượng lao động xuất khẩu năm 2003 Huyện, TP Số lượng (người) Mỹ Lộc 125 Ý Yên 273 Vụ Bản 240 Trực Ninh 140 Nam Trực 130 Nghĩa Hưng 243 Xuân Trường 800 Giao Thủy 307 Hải Hậu 97 TP. Nam Định 450 Mặc dù số lao động Nam Định đưa đi được là thấp hơn một số tỉnh trong vùng như Ninh Bình, Thái Bình (năm 2003, Thái Bình đưa đi được 5510 người lao động, gấp đôi số lao động xuất khẩu của Nam Định), song so với những năm trước thì kết quả trên là một cố gắng rất lớn với sự quan tâm của tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như các ngành các địa phương cho công tác trên. 28

30 Bên cạnh đó, hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm đã được triển khai một cách có hiệu quả và cũng thu được những thành tựu nhất định. So với trước đây, công tác cung ứng lao động cho các doanh nghiệp XKLĐ chủ yếu do các trung tâm DVVL tự khai thác, tổ chức thực hiện, không được quán triệt sâu rộng đến từng địa bàn dân cư như thôn xóm hay tổ dân phố nên không huy động được mọi nguồn lực tham gia, nhiều người có nguyện vọng, đủ điều kiện nhưng do không được thông tin nên không có cơ hội tham gia để được đi làm việc ở nước ngoài.năm 2003, các trung tâm DVVL đã đưa đi được 910 người, con số này tuy vẫn còn thấp hơn tiềm năng của mỗi địa phương nhưng nó đã phần nào phản ánh được sự phấn đấu của các trung tâm này. Biểu 12:Kết quả hoạt động của các trung tâm DVVL tỉnh Nam Định. Trung tâm DVVL Số lao động (người) Địa bàn - Tỉnh Nam Định -TP. Nam Định -Liên đoàn LĐ tỉnh -Bộ chỉ huy quân sự tỉnh H. Xuân Trường, TP.Nam Định -TP. Nam Định -TP. Nam Định,Ý Yên, Nam Trực -TP. Nam Định, Nghĩa Hưng Từ năm 2003, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức và thực hiện thành công mô hình liên kết trách nhiệm giữa các chính quyền cơ sở với các doanh nghiệp XKLĐ trong việc triển khai sâu rộng hoạt động XKLĐ tại địa phương, theo đó công tác cung ứng lao động cho các doanh nghiệp XKLĐ đã được triển khai sâu rộng đến từng cơ sở và địa bàn dân cư. Do vậy, số lượng người tham gia dự tuyển ngày càng tăng lên, tuy nhiên trong số những người tham gia dự tuyển này chiếm tới 80% là không đủ điều kiện tiêu chuẩn trong số 29

31 các điều kiện tuyển chọn, do vậy chỉ có 66% những người tham gia tuyển chọn là trúng tuyển. Công tác quản lý nhà nước về XKLĐ đã được tăng cường, nhằm hạn chế những vi phạm cảu các doanh nghiệp XKLĐ, góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội. Đã quyết định thu hồi giấy phép XKLĐ của các doanh nghiệp vi phạm và hoạt động không hiệu quả như công ty xây lắp Nam Định (từ tháng 5/2004), Bước đầu đã xây dựng được một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín và độ tin cậy cao đối với đối tác nước ngoài và người lao động làm cho người lao động tin tưởng hơn và quyết tâm hơn trong việc tham gia XKLĐ. Bên cạnh đó tỉnh còn đề ra nhiều chương trình như chương trình 07/CTr- TU ngày 21/01/2002 để trực tiếp chỉ đạo công tác tuyển chọn, thông tin tuyên truyền cũng như XKLĐ từ tỉnh xuống huyện, xã. b.công tác giáo- dục đào tạo định hướng cho lao động xuất khẩu: Những năm trước đây công tác XKLĐ chủ yếu là tự phát, chạy theo số lượng nên công tác giáo dục, đào tạo định hướng cho lao động còn bị coi nhẹ, dẫn đến tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài còn gặp nhiều bỡ ngỡ, không được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết nên tình trạng vi phạm hợp đồng phải trả về nước do bất đồng ngôn ngữ, do thiếu hiểu biết chiếm tỷ lệ đáng kể, điển hình là lao động đi giúp việc gia đình ở Đài Loan. Khắc phục tình trạng trên, từ năm 2002 công tác tuyên truyền, giáo dục định hướng, tuyển chọn và đào tạo đã được các địa phương quan tâm, phối hợp cùng với các doanh nghiệp XKLĐ chỉ đạo các cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức đào tạo tại chỗ, theo đó người lao động không phải tập trung về các doanh nghệp XKLĐ, giảm được thời gian và chi phí cho người lao động. 30

32 Công tác này đã góp phần bổ sung nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho người lao động, đồng thời trang bị những kiến thức phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi cũng như đặc trưng của từng thị trường. Trên địa bàn tỉnh đã có một số đơn vị thực hiện tốt công tác giáo dục phối hợp giữa cơ sở đào tạo như các trung tâm DVVL với các doanh nghiệp XKLĐ và địa phương nơi cung cấp người lao động: + Công ty xây dựng số 8, công ty Than, công ty Hoàng Long trung tâm DVVL tỉnh Huyện Xuân Trường. + Doanh nghiệp XKLĐ trung tâm DVVL bộ chỉ huy quân sự tỉnh Huyện Nghĩa Hưng và địa bàn thành phố Nam Định. c.chính sách hỗ trợ người lao động: Nhận thức rõ ý nghĩa to lớn và quan trọng của chương trình XKLĐ, Ngân hàng Nhà nước đã sớm triển khai và hỗ trợ người lao động vay các chi phí cần thiết khi đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ quyết định số 440/2001/QĐ- NHNN ngày 17/04/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, ngân hàng nông nghiệp đã ban hành hướng dẫn số 3582/NHNo- TD ngày 26/01/2002 số 392/NHNo- TD ngày 21/2/2003, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc diện chính sách được vay tối đa 20 triệu mà không cần thế chấp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những người đi XKLĐ đặc biệt là những người lao động nghèo. Bên cạnh đó, các thủ tục vay vốn cũng được sửa đổi, giảm bớt theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi góp phần đưa số người lao động năm 2002 tăng gấp 8 lần năm 2001, năm 2003 gấp đôi năm 2002 và hứa hẹn ngày càng có được kết quả cao hơn nữa. Từ năm 2003, ngân hàng NN- PTNT mới bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ vốn vay cho người đi XKLĐ và đã có 4/10 huyện, thành phố triển khai 31

33 cho vay, là các huyện: Hải Hậu, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Ý Yên, và đã có232 người được vay với tổng số tiền là triệu đồng, mức bình quân chung cho một người vay kà 16 triệu đồng, mức cao nhất là 20 triệu đồng, thấp nhất là 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ tháng 12/2003 ngân hàng chính sách tỉnh mới triển khai và giao chỉ tiêu cho các huyện nên đến cuối năm mới chỉ có 4 người được vay với tổng số tiền là 40 triệu đồng với mức vay 10 triệu đồng/ người. Nhìn chung, hoạt động XKLĐ tỉnh Nam Định mới chỉ phát triển mạnh và được chú ý nhiều trong vòng 2 năm trở lại đây, mặc dù muộn hơn rất nhiều so với các tỉnh bạn cũng như so với tình hình chung của cả nước nhưng hoạt động này hiện nay cũng đã được quan tâm chú ý và thu được những thành quả đáng lưu ý, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là số lao động mất việc do sự sa thải hàng loạt của nhà máy dệt Nam Định những năm trước, đồng thời cũng góp phần tăng GDP hàng năm của tỉnh thông qua số ngoại tệ thu được nhờ các chi phí cho họat động XKLĐ cũng như số tiền mà họ gửi về cho gia đình. 2.Tồn tại của hoạt động XKLĐ tỉnh Nam Định: Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, hoạt động XKLĐ trong những năm qua cũng còn những tồn tại, vướng mắc cần được xem xét và khắc phục. a.công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện: Mặc dù ban chỉ đạo của tỉnh được thành lập từ năm 1998, song có sự thay đổi của một số thành viên trong ban chỉ đạo, nhất là người trưởng ban chỉ đạo và một số thành viên khác nên đến nay ban chỉ đạo này vẫn chưa được kiện toàn.do vậy công tác quản lý lao động xuất khẩu vẫn còn nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ vẫn còn mỏng, tuy đã được trải qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn nhưng vẫn thể hiện là năng lực yếu chưa đáp ứng được yêu cầu 32

34 phát triển của thị trường XKLĐ chung của cả nước. Mặt khác, ban chỉ đạo XKLĐ của tỉnh cho đến nay vẫn thể hiện rõ sự non trẻ của mình. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cũng như tiến độ thực hiện công tác XKLĐ của tỉnh. Mặt khác, mặc dù đã có thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ ở các huyện nhưng so với các tỉnh khác trong cả nước, 50% các huyện, thành phố thành lập được ban chỉ đạo XKLĐ vẫn là một con số nhỏ, không dủ đáp ứng yêu cầu chung của toàn tỉnh. Thêm vào đó, ban chỉ đạo các huyện, thành phố này vẫn chưa có được sự hoạt động nhịp nhàng từ trên xuống đến huyện, xã b.công tác thông tin tuyên truyền: Hình thức tuyên truyền còn đơn giản và mang tính một chiều. Chưa có nhiều hoạt động thông tin tuyên truyền rộng rãi ở trên đài phát thanh truyền hình, băng rôn quảng cáo hay tổ chức những tháng xuất khẩu để cho người lao động có thể tiếp cận được nhiều hơn thông tin về các thị trường cần lao động nhập khẩu,mà mới chỉ có những chỉ thị mang tính chất hành chính từ ban chỉ đạo cấp trên đưa xuống các huyện,tp để đề ra mục tiêu thực hiện hoặc các mục tiêu năm, chưa có sự bố trí thu thập thông tin phản hồi từ người lao động. Việc thông tin- tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng còn quá ít về số đợt cũng như thời lượng làm cho người lao động không được tiếp cận đầy đủ thông tin, tạo nên sự kém hiệu quả trong công tác XKLĐ của tỉnh những năm qua. Nguồn thông tin tuyên truyền trước khi đi lao động bị thiếu hụt, do vậy một bộ phận người lao động và gia đình chưa có được nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết nên tình trạng lao động bỏ trốn ra làm ngoài ở một số nước đang ở mức báo động, nhất là mấy năm trở lại đây, tình hình này lại càng diễn ra phổ biến hơn.bên cạnh 33

35 đó, một số gia đình còn có tâm lý không đúng đối với hoạt động XKLĐ nhất là đối với nghề giúp việc trong gia đình. c.công tác tuyển chọn lao động: Một số doanh nghiệp đã triển khai về đến tận các địa phương để tuyển chọn lao động nhưng công tác tuyển chọn này chưa tốt nên chất lượng lao động thấp cả về chuyên môn, nghề nghiệp lẫn kiến thức ngoại ngữ, sức khỏe và ý thức tổ chức kỷ luật. Số lao động được chọn có tay nghề trong toàn tỉnh năm 2002 là 362 người, chỉ chiếm 12,9% trong toàn bộ số lao động được tham gia dự tuyển. Lao động đủ điều kiện về sức khỏe cũng như các điều kiện tiêu chuẩn trong các đợt tuyển lao động chỉ chiếm 20%, tỷ lệ trúng tuyển chung của toàn tỉnh đạt mức 66%. Đây là những tồn tại mà lao động Nam Định cũng như lao động của cả nước đang gặp phải Mặt khác hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm hoạt động còn yếu, chưa nắm chăc khả năng cung cầu về thị trường XKLĐ, chưa làm tốt chức năng tư vấn giới thiệu trong lĩnh vực XKLĐ- là chức năng chính của các trung tâm, cũng như chưa thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp XKLĐ với người lao động trong mô hình liên kết giưa doanh nghiệp- trung tâm DVVL- người lao động. Về phía các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ, hiện nay ở Nam Định có 8 doanh nghiệp đang hoạt động là: -Công ty XNK thiết bị vật tư thông tin (EMICO) -Tổng công ty thương mại và xây dựng thuộc Bộ giao thông vận tải (VIETRANCIMEX) -Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải (COMA) -Công ty dịch vụ du lịch dầu khí -Công ty TNHH Quốc Dân -Công ty thương mại dịch vụ và XNK Hải Phòng (TRADIMECO) 34

36 -Công ty vật tư công nghiệp quốc phòng (GAET) -Tổng công ty Thép Việt Nam Các doanh nghiệp này đã xuống tận các địa phương để tuyển chọn lao động, nhưng do không thông qua cơ quan chỉ đạo nên đã gây ra khó khăn cho công tác quản lý của các cấp và việc thẩm định của các cơ quan nhà nước, do vậy việc xác định các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không là rất khó khăn, việc đầu tư cho những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả do vậy mà cũng không thể tiến hành được. Tình trạng làm việc không công khai như trên cũng gây ra hiện tượng không minh bạch, thống nhất trong việc xác định mức đóng góp cho từng chương trình XKLĐ. Tồn tại trên cũng gây ra sự chồng chéo, chưa có sự chỉ đạo thống nhất về việc phân vùng địa bàn tuyển chọn lao động cho từng doanh nghiệp dẫn đến tình trạng một doanh nghiệp về tuyển chọn trên nhiều địa bàn, ngược lại một địa bàn có quá nhiều doanh nghiệp về tuyển chọn lao động nhưng lại có những địa bàn chưa hề có một doanh nghiệp làm công tác XKLĐ nào quan tâm tới. d.chính sách hỗ trợ tài chính còn hạn hẹp: Thực tế, để hoạt động XKLĐ được diễn ra thông suốt, cần phải có tài chính đầy đủ cho chương trình từ công tác tuyển chọn ở từng địa phương đến công tác đào tạo cho đến khi người lao động đi xuất khẩu sang nước bạn. Nhưng khoản tài chính này ở Nam Định còn hạn hẹp, làm cản trở nhiều đến hoạt động XKLĐ của toàn tỉnh. 35

Mét c¸ch míi trong ®µo t¹o, båi d­ìng c¸n bé c¬ së ë Hµ Giang

Mét c¸ch míi  trong ®µo t¹o, båi d­ìng  c¸n bé c¬ së ë Hµ Giang Mét c ch míi trong µo t¹o, båi d ìng c n bé c së ë Hµ Giang Vµng XÝn D Phã tr ëng Ban Tæ chøc TØnh ñy Hµ Giang lµ tønh miòn nói, biªn giíi, cã tæng diön tých tù nhiªn 7.884 km2, víi trªn 274 km êng biªn

Chi tiết hơn

§µo t¹o, båi d­ìng c¸n bé c¬ së ë B¾c Ninh

§µo t¹o, båi d­ìng c¸n bé c¬ së ë B¾c Ninh µo t¹o, båi d ìng c n bé c së ë B¾c Ninh ç V n Thiªm Phã tr ëng ban Th êng trùc Ban Tæ chøc TØnh uû îc t i lëp n m 1997, hiön nay B¾c Ninh cã 125 x, ph êng, thþ trên (sau y gäi chung lµ c së), gåm 637

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SFDP Song Da - VDP1 - guidelines vn, updated.rtf

Microsoft Word - SFDP Song Da - VDP1 - guidelines vn, updated.rtf Uû ban nh n d n tønh S n La thùc hµnh ph ng ph p lëp kõ ho¹ch ph t trión kinh tõ - x héi cã sù tham gia cña ng êi d n (VDP) cho cêp x vµ th«n b n (Tµi liöu chønh söa lçn thø n m) SFDP Tµi liöu VDP 1 S

Chi tiết hơn

Phô n÷ lµm c«ng t¸c nghiªn cøu khoa häc x· héi - Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n

Phô n÷ lµm c«ng t¸c nghiªn cøu khoa häc x· héi - Nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n X héi häc sè 3 (79), 2002 57 Phô n lµm c«ng t c nghiªn cøu khoa häc x héi - nh ng thuën lîi vµ khã kh n L u Ph ng Th o 1. Vµi nðt vò t nh h nh n c n bé nghiªn cøu ViÖn Khoa häc x héi t¹i thµnh phè Hå ChÝ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - DLVN

Microsoft Word - DLVN v n b n kü thuët o l êng viöt nam LVN 140 : 004 Èm kõ Assman - Quy tr nh kióm Þnh Assman aspirated hygrometers - Methods and means of verification 1 Ph¹m vi p dông V n b n kü thuët nμy quy Þnh quy tr nh

Chi tiết hơn

GPRCMP001

GPRCMP001 C NG TY TNHH MANULIFE (VIÖT NAM) ("C«ng Ty") Þa chø: Manulife Plaza, 75 Hoµng V n Th i, Ph êng T n Phó, QuËn 7, Tp. HCM LÜnh vùc kinh doanh: B o hióm nh n thä vµ Çu t tµi chýnh iön tho¹i: 8 5416 6888 Fax:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - So

Microsoft Word - So NÒn kinh tõ tri thøc vμ c c chø tiªu thèng kª ph n nh NguyÔn BÝch L m ViÖn Khoa häc Thèng kª Trong mét thëp kû trë l¹i y, c c nhµ kinh tõ vµ qu n lý t¹i nhiòu quèc gia trªn thõ giíi Ò cëp Õn kh i niöm

Chi tiết hơn

Së Gi o Dôc vµ µo T¹o kú thi häc sinh giái cêp tønh THANH ho N m häc: Ò chýnh thøc M«n thi: Þa Lý Sè b o danh Líp 12 - thpt... Ngµy thi 24/0

Së Gi o Dôc vµ µo T¹o kú thi häc sinh giái cêp tønh THANH ho N m häc: Ò chýnh thøc M«n thi: Þa Lý Sè b o danh Líp 12 - thpt... Ngµy thi 24/0 Së Gi o Dôc vµ µo T¹o kú thi häc sinh giái cêp tønh THANH ho N m häc: 2010-2011 Ò chýnh thøc M«n thi: Þa Lý Sè b o danh Líp 12 - thpt... Ngµy thi 24/03/2011 Thêi gian 180 phót (Kh«ng kó thêi gian giao

Chi tiết hơn

Tiªu chuÈn Quèc tÕ

Tiªu chuÈn Quèc tÕ 50(436) IEC 1990 1 Uy ban kü thuët iön Quèc tõ (IEC) Ên phèm 50 (436) - 1985 Tõ ng kü thuët iön Quèc tõ Ch ng 436: tô iön c«ng suêt IEC50436_9B74A5.doc 1 / 16 50(436) IEC 1990 2 Môc lôc lêi nãi Çu... VI

Chi tiết hơn

Nâng cao chất lượng đảng viên ở đảng bộ tỉnh phú thọ

Nâng cao chất lượng đảng viên ở đảng bộ tỉnh phú thọ Nâng cao chất lượng đảng viên ở đảng bộ tỉnh phú thọ Bïi Trung Thµnh UVBTV, Tr ëng Ban Tæ chøc TØnh ñy Tù hµo îc sèng trªn m nh Êt céi nguån cña d n téc, n i c c Vua Hïng më Êt, lëp n íc cho mu«n êi con

Chi tiết hơn

TiÕp cËn b­íc ®Çu nh©n khÈu vµ lao ®éng cña n«ng hé ng­êi kinh t¹i vïng ch©u thæ th¸i b×nh vµ vïng nói ®iÖn biªn lai ch©u

TiÕp cËn b­íc ®Çu nh©n khÈu vµ lao ®éng cña n«ng hé ng­êi kinh t¹i vïng ch©u thæ th¸i b×nh vµ vïng nói ®iÖn biªn lai ch©u X héi häc sè 3 (79), 2002 49 MÊy nhën xðt vò nh n khèu vµ lao éng cña n«ng hé ng êi Kinh t¹i vïng ch u thæ Th i B nh vµ vïng nói iön Biªn, Lai Ch u Ng«ThÞ ChÝnh C cêu nh n khèu, lao éng lµ mét trong nh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NTP - Bien ban Dai hoi CD thuong nien 2011.doc

Microsoft Word - NTP - Bien ban Dai hoi CD thuong nien 2011.doc c«ng ty cp nhùa tntp c: Sè 2 An µ, L¹ch Tray, NQ, H i Phßng céng hoµ x héi chñ nghüa viöt nam éc lëp - Tù do - H¹nh phóc =============================== Biªn b n ¹i héi ång cæ «ng th êng niªn n m 2011

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BC SXKD 2011 & KH DHCDTN 2012 _chuyen Web_.doc

Microsoft Word - BC SXKD 2011 & KH DHCDTN 2012 _chuyen Web_.doc B o c o T nh h nh sxkd n m 2011 & KÕ HO¹CH SXKD n m 2012 KÝnh th a: Toµn thó c c Quý vþ cæ «ng Thay mæt Ban iòu hµnh C«ng ty CP Nhùa ThiÕu Niªn TiÒn Phong t«i xin b o c o víi c c Quý vþ cæ «ng vò t nh

Chi tiết hơn

§iÒu khon kÕt hîp vÒ bo hiÓm con ng­êi (KHCN- BV 98)

§iÒu khon kÕt hîp vÒ bo hiÓm con ng­êi (KHCN- BV 98) iòu kho n kõt hîp vò b o hióm con ng êi (KHCN- BV 98) (Ban hµnh kìm theo QuyÕt Þnh sè 2962/PHH2-97 ngµy 23/12/1997 cña Tæng Gi m èc Tæng C«ng ty B o hióm ViÖt Nam - Lµ mét bé phën cêu thµnh vµ Ýnh kìm

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ IMC

CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ IMC CHƯƠNG 6 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ IMC NỘI DUNG CHƯƠNG: 6.1 Các quan điểm, quy trình đánh giá hiệu quả IMC 6.2 Các phương pháp đánh giá hiệu quả IMC MỤC TIÊU CHƯƠNG 6 1. Chỉ ra sự cần thiết, quan điểm, bản chất,

Chi tiết hơn

S yÕu lý lÞch

S yÕu lý lÞch 6 X héi häc sè (6 ) 000 Bïi Quang Dòng Cho Õn thëp kû chýn m i, ViÖt Nam vén lµ n íc n«ng nghiöp víi d n sè n«ng th«n chiõm kho ng 80% tæng sè d n sè c n íc vµ kho ng 7% d n sè lao éng. NÕu nh chóng ta

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI 187B Giảng Võ Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội Điện thoại : (04) (04) ; Fax : (04)

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI 187B Giảng Võ Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội Điện thoại : (04) (04) ; Fax : (04) CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI 187B Giảng Võ Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội Điện thoại : (04) 3.5121974 (04) 3. 6210196 ; Fax : (04) 3.6210201 ; Email : phathanh@xbgdhn.vn hoặc các cửa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Quy dinh phong chong ma tuy _ban chinh_.doc

Microsoft Word - Quy dinh phong chong ma tuy _ban chinh_.doc Bé GI O DôC Vμ μo T¹O Sè: 31 /2009/TT-BGD T CéNG HOμ X HéI CHñ NGHÜA VIÖT NAM éc lëp - Tù do - H¹nh phóc Hμ Néi, ngμy 23 th ng 10 n m 2009 TH NG T Ban hμnh Quy Þnh vò c«ng t c phßng, chèng tö n¹n ma tuý

Chi tiết hơn

file://D:MRC964MI-docsSingleFile - PendingA17223BB696745B4

file://D:MRC964MI-docsSingleFile - PendingA17223BB696745B4 Page 1 of 8 B o c o Kh o s t t nh h nh vën dông chýnh s ch giao rõng tù nhiªn vµ hëng lîi ë tønh S n La Ph¹m Xu n Ph ng Vô ChÝnh S ch N«ng nghiöp vµ PTNT 1. Tãm t¾t Bµi viõt nµy kh i qu t t nh h nh trión

Chi tiết hơn

BO XUNG BC TC Q4 - MHC.xls

BO XUNG BC TC Q4 - MHC.xls C«ng ty Cæ PhÇn hμng h i hμ néi P703, Ocean Park Building, Sè 1 µo Duy Anh, èng a, Hµ Néi MÉu sè B 09 - DN (Ban hµnh theo Q sè 15/2006/Q -BTC Ngµy 20/03/2006 cña Bé tr ëng BTC) B n thuyõt minh b o c o

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Huong dan ke khai ho so va nop ho so 2018.DOC

Microsoft Word - Huong dan ke khai ho so va nop ho so 2018.DOC ghi hå s tuyón sinh ¹i häc vlvh n m 2018 --------- Ó khai hå s tuyón sinh ¹i häc VLVH thý sinh cçn thùc hiön c c b íc sau : 1. äc kü th«ng b o tuyón sinh t¹i chøc cã cña Tr êng; downloa th«ng b o sè 08/TB-

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Phan II. Chuong 6 Thanh chiu luc phuc tap.doc

Microsoft Word - Phan II. Chuong 6 Thanh chiu luc phuc tap.doc Ch ng 6. thanh chþu lùc phøc t¹p I. Kh i niöm Khi trªn CN cña thanh uêt hiön tõ hai thμnh phçn néi lùc trë lªn th gäi lμ thanh chþu lùc phøc t¹p. VÝ dô, mét trôc truòn võa chþu o¾n võa chþu uèn, Tæng qu

Chi tiết hơn

50(601)IEC Uy ban kü thuët iön Quèc tõ (IEC) Ên phèm 50 (601) Tõ ng kü thuët iön Quèc tõ Ch ng 601 : Ph t, TruyÒn t i vµ Ph n phèi iön n

50(601)IEC Uy ban kü thuët iön Quèc tõ (IEC) Ên phèm 50 (601) Tõ ng kü thuët iön Quèc tõ Ch ng 601 : Ph t, TruyÒn t i vµ Ph n phèi iön n 1 Uy ban kü thuët iön Quèc tõ (IEC) Ên phèm 50 (601) - 1985 Tõ ng kü thuët iön Quèc tõ Ch ng 601 : Ph t, TruyÒn t i vµ Ph n phèi iön n ng PhÇn tæng qu t Néi dung Trang Lêi nãi Çu 2 PhÇn 601-01 - C c thuët

Chi tiết hơn

ChÊt l îng th«ng tin Thèng kª ë Þa ph ng Thùc tr¹ng vµ nh ng vên Ò Æt ra Hoµng TÊt Th¾ng (*) I - Thùc tr¹ng th«ng tin thèng kª ë Þa ph ng - cêp tønh -

ChÊt l îng th«ng tin Thèng kª ë Þa ph ng Thùc tr¹ng vµ nh ng vên Ò Æt ra Hoµng TÊt Th¾ng (*) I - Thùc tr¹ng th«ng tin thèng kª ë Þa ph ng - cêp tønh - ChÊt l îng th«ng tin Thèng kª ë Þa ph ng Thùc tr¹ng vµ nh ng vên Ò Æt ra Hoµng TÊt Th¾ng (*) I - Thùc tr¹ng th«ng tin thèng kª ë Þa ph ng - cêp tønh - huyön - x 1 - èi víi cêp tønh. a - Nh ng kõt qu ¹t

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 1-CFEW-Session-Material_V.doc

Microsoft Word - 1-CFEW-Session-Material_V.doc Héi th o ph n nh rót kinh nghiöm cho c n bé khuyõn l m x Tµi liöu kho häc B n th o lçn 1 S n La, th ng 7, 2002 Chia sî trong x cña b¹n (1) Môc tiªu Vµo cuèi phçn nµy häc viªn cã thó... cã ñ tù tin Ó chia

Chi tiết hơn

32 TCVN pdf

32 TCVN pdf B n vï nhµ vµ c«ng tr nh x y dùng -B n vï l¾p ghðp c c kõt cêu chõ s½n 1. Ph¹m vi vµ lünh vùc p dông Tiªu chuèn nµy quy Þnh c c nguyªn t¾c chung Ó lëp c c b n vï thi c«ng dµnh cho lünh vùc l¾p ghðp kõt

Chi tiết hơn

BiÓu sè 11

BiÓu sè 11 4 n vþ: C«ng ty cæ phçn C ng o¹n X Þa chø: Sè 15 êng Ng«QuyÒn - H i Phßng MÉu sè B 9 - DN Ban hµnh theo Q sè: 15/26/Q -BTC ngµy 2/3/26 cña Bé tr ëng BTC B n thuyõt minh b o c o tµi chýnh Quý 1 n m 212

Chi tiết hơn

Bệnh học ngoại - phụ khoa y học cổ truyền

Bệnh học ngoại - phụ khoa y học cổ truyền Bµi 6 ¹i c ng vò g y x ng (Cñ tiõt) môc tiªu 1. Nªu îc Þnh nghüa vµ nguyªn nh n cña g y x ng. 2. M«t îc triöu chøng l m sµng vµ biõn chøng cña g y x ng. 3. N¾m îc tiõn trión cña g y x ng. 1. Þnh nghüa

Chi tiết hơn

Bé gi¸o dôc ®µo t¹p - Bé Y tÕ

Bé gi¸o dôc ®µo t¹p - Bé Y tÕ Bé Gi o Dôc & µo t¹o ch ng tr nh µo t¹o Cö nh n kü thuët xðt nghiöm (chuyªn ngµnh xðt nghiöm) (Ban hµnh theo QuyÕt Þnh sè:12/2001/q -BGD& T ngµy 26 th ng 4 n m 2001 cña Bé Gi o dôc & µo t¹o) Hµ Néi, th

Chi tiết hơn

ñy ban Kü thuËt ®iÖn Quèc tÕ

ñy ban Kü thuËt ®iÖn Quèc tÕ 50(371) IEC 1984 1/ 26 Uy ban kü thuët iön Quèc tõ (IEC) Ên phèm 50 (371) - 1985 Tõ ng kü thuët iön Quèc tõ Ch ng 371 iòu khión tõ xa IEC50371_3CFFB.doc 1 / 26 50(371) IEC 1984 2/ 26 Môc lôc Lêi nãi Çu

Chi tiết hơn

ICIC.LMT

ICIC.LMT Thö nghiöm chþu löa - c c bé phën kõt cêu cña toµ nhµ PhÇn 4 - c c yªu cçu riªng èi víi bé phën ng n c ch øng chþu t i. Fire - resistance tests - Elements of building construction - Part 4 - Specific requirements

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Business Park. Chuong 7. tr89-tr105.doc

Microsoft Word - Business Park. Chuong 7. tr89-tr105.doc 7. Mét sè c c Business Park trªn thõ giíi Thung lòng Silicon Chñ Çu t, së h u: Khëi Çu tõ Tr êng ¹i häc Standford. VÞ trý: San Francisco, California, Hoa Kú. DiÖn tých: Khëi Çu 3.240ha vµ ang tiõp tôc

Chi tiết hơn

Bai 2-Tong quan ve cac Thiet ke NC thuong dung trong LS ppt

Bai 2-Tong quan ve cac Thiet ke NC thuong dung trong LS ppt Bài 2 Tổng quan về các loại thiết kế NC thường áp dụng trong bệnh viện PGS.TS. L u Ngäc Ho¹t Viện YHP và YTCC Trường ĐHY Hà Nội Câu hỏi Theo Anh/Chị các bác sỹ bệnh viện thường sử dụng các loại thiết kế

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mau dang ky xet tuyen VLVH_2017.doc

Microsoft Word - mau dang ky xet tuyen VLVH_2017.doc Bé Gi o dôc vµ µo t¹o Tr êng H KTQD M ng ký :... PhiÕu ng ký xðt tuyón sinh ¹i häc h nh thøc VLVH Kú xðt tuyón: Ngµy 8, 9 th ng 8 n m 2017 t¹i... Hä vµ tªn (viõt b»ng ch in hoa cã dêu)...nam(0), n (1)...

Chi tiết hơn

Dự thảo 24 tháng 8 năm 2004

Dự thảo 24 tháng 8 năm 2004 Quèc héi LuËt sè: 29/2004/QH11 Céng hoµ x héi chñ nghüa ViÖt Nam éc lëp - Tù do - H¹nh phóc Quèc héi n íc céng hoµ x héi chñ nghüa ViÖt Nam Kho XI, kú häp thø 6 (Tõ ngµy 25 th ng 10 Õn ngµy 03 th ng 12

Chi tiết hơn

untitled

untitled Khoa häc ViÖt nam ang ë u? Ph¹m Duy HiÓn Theo s ch KHCN ViÖt nam 2003, c n íc hiön cã 50 ngh n ng êi lµm R&D, n m 2003 nhµ n íc chi ra 1380 tû ång thuéc ng n s ch trung ng (kho ng 90 triöu USD) Ó thùc

Chi tiết hơn

Giá trị nguyên tố của đa thức bất khả quy

Giá trị nguyên tố của đa thức bất khả quy ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ LINH GIÁ TRỊ NGUYÊN TỐ CỦA ĐA THỨC BẤT KHẢ QUY LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ

Chi tiết hơn

Statement of Community ofConcerned Partners VIE.PDF

Statement of Community ofConcerned Partners VIE.PDF HIV/AIDS: Gi m nguy c nh h ëng tíi t ng tr ëng kinh tõ vµ xo ãi gi m nghìo ë ViÖt Nam Tuyªn bè cña Céng ång c c èi t c quan t m Õn HIV/AIDS ë ViÖt Nam * * * t¹i Héi nghþ nh gi gi a kú cña Nhãm t vên, Sa

Chi tiết hơn

Ch­ng 6

Ch­ng 6 Ch ng 6 Hecni (Hernia) (tho t vþ) I. Kh i niöm vò hecni 1. Þnh nghüa Hecni lµ chø mét phçn néi t¹ng tõ trong xoang bông tho t ra n»m ë vþ trý kh c, phçn néi t¹ng Êy lu«n îc phóc m¹c che phñ, da vïng bông

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Phan II. Chuong 1 Nhung khai niem co ban.doc

Microsoft Word - Phan II. Chuong 1 Nhung khai niem co ban.doc PhÇn II. C häc vët r¾n biõn d¹ng Môc Ých cña phçn nμ nh»m trang bþ cho sinh viªn nh ng kiõn thøc c b n vò viöc týnh to n, thiõt kõ c c chi tiõt m, kõt cêu c«ng tr nh. Ch ng 1. h ng kh i niöm c b I. hiöm

Chi tiết hơn

76 TCVN pdf

76 TCVN pdf KiÓm tra kh«ng ph huû Ph n lo¹i vµ nh gi khuyõt tët mèi hµn b»ng ph ng ph p phim r nghen Non- destructive Classification and evaluation of seam defects by mean of radiogrammes Tiªu chuèn nµy p dông cho

Chi tiết hơn

file://Z:ProjectActive ProjectsMRC964DataMI-docsDoneECA

file://Z:ProjectActive ProjectsMRC964DataMI-docsDoneECA Page 1 of 7 Ch ng tr nh hç trî l m nghiöp x héi B n tin chuyªn Ò L m nghiöp x héi Sè 3, th ng 6/2001 Ph t trión ch ng tr nh gi ng d¹y: Mét vµi kinh nghiöm sau 5 n m tham gia SFSP Ts. Peter Taylor Cè vên

Chi tiết hơn

Lêi nãi ®Çu

Lêi nãi ®Çu - ĐẶT VẤN ĐỀ I -Lêi nãi Çu M«n To n lµ mét trong nh ng m«n häc cã vþ trý quan träng ë bëc TiÓu häc. Trong nh ng n m gçn y, xu thõ chung cña thõ giíi lµ æi míi ph ng ph p d¹y häc nh»m ph t huy týnh tých

Chi tiết hơn

file://D:MRC964MI-docsA253E C7C47256D9C000B7F6BA253E

file://D:MRC964MI-docsA253E C7C47256D9C000B7F6BA253E Page 1 of 5 c«ng t c giao Êt kho n rõng vµ qu n lý rõng céng ång th«n b n ë tønh hoµ b nh Bïi V n Chóc Chi côc trëng Chi côc PTLN Hoµ B nh Hoµ B nh lµ mét TØnh miòn nói, cã 11 HuyÖn, ThÞ, 214 Phêng, X,

Chi tiết hơn

LuËt

LuËt LuËt Gi o dôc cña Quèc héi n íc Céng hßa x héi chñ nghüa ViÖt nam sè 38/2005/QH11 ngµy 14 th ng 6 n m 2005 C n cø vµo HiÕn ph p n íc Céng hßa x héi chñ nghüa ViÖt Nam n m 1992 îc söa æi, bæ sung theo NghÞ

Chi tiết hơn

ThS

ThS 1. giíi thiöu chung 1.1. Më Çu Khu c«ng nghiöp (KCN) ãng mét vai trß v«cïng quan träng thóc Èy qu tr nh c«ng nghiöp hãa ë hçu hõt c c quèc gia trªn thõ giíi, Æc biöt lμ c c n íc ang ph t trión ë ch u.

Chi tiết hơn

7.mdi

7.mdi TIÕP THÞ TH VIÖN QUA M¹NG INTERNET NguyÔn H u NghÜa T rong ho¹t éng th viön vµ th«ng tin, kh i niöm marketing kh«ng cßn xa l¹. C c c u hái îc a ra th o luën rêt nhiòu xung quanh chñ Ò cã ph i tr tiòn hay

Chi tiết hơn

Microsoft Word - D.4.3 Tai lieu giang vien.doc

Microsoft Word - D.4.3 Tai lieu giang vien.doc vò Tµi liöu tham kh o Dµnh cho gi ng viªn tham gia ToT SFDP Tµi liöu PAEM 3 B n ph c th o 28.05.03 Dù n Ph t trión l m nghiöp x héi (SFDP) S«ng µ Th ng 5 n m 2003 Tµi liöu ToT trong PAEM Néi dung 1 Giíi

Chi tiết hơn

file://D:MRC964MI-docsA875B278D A9A0026D969A875B

file://D:MRC964MI-docsA875B278D A9A0026D969A875B Page 1 of 9 Giíi thiöu néi dung ho¹t éng qu n lý Êt ai cña ch ng tr nh ph t trión n«ng th«n miòn nói ViÖt nam - thôy ión (1996-2000) 1. giíi thiöu vò néi dung ho¹t éng qu n lý Êt ai cña ch ng tr nh Trong

Chi tiết hơn

Thèng kª tµi kho n quèc gia 60 n m x y dùng vµ ph t trión N gµy 06 th ng 5 n m 1946 Chñ tþch Hå ChÝ Minh ký s¾c lönh 61/SL thµnh lëp Bé Quèc d n Kinh

Thèng kª tµi kho n quèc gia 60 n m x y dùng vµ ph t trión N gµy 06 th ng 5 n m 1946 Chñ tþch Hå ChÝ Minh ký s¾c lönh 61/SL thµnh lëp Bé Quèc d n Kinh Thèng kª tµi kho n quèc gia 60 n m x y dùng vµ ph t trión N gµy 06 th ng 5 n m 1946 Chñ tþch Hå ChÝ Minh ký s¾c lönh 61/SL thµnh lëp Bé Quèc d n Kinh tõ bao gåm c c phßng, ban vµ nha trùc thuéc trong ã

Chi tiết hơn

Microsoft Word - D.4.1 Huong dan PAEM.doc

Microsoft Word - D.4.1 Huong dan PAEM.doc ñy ban nh n d n tønh S n La Tµi liöu h íng dén ph ng ph p khuyõn n«ng cã sù tham gia cña ng êi d n PAEM SFDP Tµi liöu PAEM 1 Th ng 5 n m 2003 Tµi liöu h íng dén Ph ng ph p khuyõn n«ng cã sù tham gia cña

Chi tiết hơn

C«ng ty Cæ phçn TËp oµn th I hßa B o c o Tµi chýnh hîp nhêt Quý I (ch a îc kióm to n)

C«ng ty Cæ phçn TËp oµn th I hßa B o c o Tµi chýnh hîp nhêt Quý I (ch a îc kióm to n) C«ng ty Cæ phçn TËp oµn th I hßa B o c o Tµi chýnh hîp nhêt Quý I - 2011 (ch a îc kióm to n) C«ng ty cæ phçn tëp oµn Th i HßaviÖt nam Sè 352 êng Gi i phãng - Thanh Xu n - Hµ Néi B o c o tµi chýnh hîp nhêt

Chi tiết hơn

Microsoft Word RHC - BAO CAO THUONG NIEN NAM 2008.doc

Microsoft Word RHC - BAO CAO THUONG NIEN NAM 2008.doc B o c o Yaly, ngμy 08 th ng 04 n m 2009 th êng niªn c«ng ty cæ phçn thñy iön Ry Ninh II n m 2008 I. LÞch sö ho¹t éng cña c«ng ty 1. Nh ng sù kiön chýnh. C«ng tr nh thuû iön Ry Ninh II chýnh thøc khëi c«ng

Chi tiết hơn

No tile

No tile v n hãa lµ nòn t ng tinh thçn cña x héi ph¹m quang nghþ Uû viªn Ban ChÊp hµnh Trung ng ng Bé tr ëng Bé V n hãa Th«ng tin NghÞ quyõt Trung ng n m (kho VIII) vò "X y dùng vµ ph t trión nòn v n ho ViÖt Nam

Chi tiết hơn

Danh sách khoá luận năm 2008 ngành QTKD.xls

Danh sách khoá luận năm 2008 ngành QTKD.xls ¹i häc quèc gia hµ néi Tr êng ¹i häc kinh tõ th viön DANH S CH KHO LUËN TèT NGHIÖp ngµnh qu n trþ kinh doanh n m 2008 TT KÝ hiöu Hä vµ tªn 1 K 538 L u Hoµng Anh Tªn Ò tµi Hoµn thiön c«ng t c x y dùng v

Chi tiết hơn

Microsoft Word - noi qui lao dong

Microsoft Word - noi qui lao dong Tæng c«ng ty XDCTGT 1 C«ng ty CP CÇu 14 cienco1 Céng hoµ x héi chñ nghüa viöt nam éc LËp - Tù Do - H¹nh Phóc Hµ Néi, ngµy 10 th ng 06 n m 2010 Néi qui lao éng Ch ng I: èi t îng vµ ph¹m vi p dông iòu 1:

Chi tiết hơn

vncold.vn

vncold.vn ph t trión b m va, b m thuû lu n, thuû iön nhá phôc vô c«ng nghiöp ho, hiön ¹i ho n«ng th«n miòn nói TS. Hoµng V n Th¾ng 1 Tãm t¾t: N íc ta cã nguån thñy n ng phong phó, nõu îc khai th c sï gãp phçn ph

Chi tiết hơn

Bé Gi o dôc vμ μo t o NguyÔn Quang Vinh (Tæng Chñ biªn) hoμng th s n (Chñ biªn) - nguyôn ph ng nga - tr nh th b ch ngäc (T i b n lçn thø m êi mét) Nhμ

Bé Gi o dôc vμ μo t o NguyÔn Quang Vinh (Tæng Chñ biªn) hoμng th s n (Chñ biªn) - nguyôn ph ng nga - tr nh th b ch ngäc (T i b n lçn thø m êi mét) Nhμ Bé Gi o dôc vμ μo t o NguyÔn Quang Vinh (Tæng Chñ biªn) hoμng th s n (Chñ biªn) - nguyôn ph ng nga - tr nh th b ch ngäc (T i b n lçn thø m êi mét) Nhμ xuêt b n gi o dôc viöt nam {[[W+bz0FkV43GmRt7u4DpvuYxd]]}

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SKKN- Nguyen Thi Oanh - MN Ho Tung Mau.doc

Microsoft Word - SKKN- Nguyen Thi Oanh - MN Ho Tung Mau.doc s ng kiõn kinh nghiöm Mét sè biön ph p n ng cao chêt l îng éi ngò gi o viªn trong tr êng mçm non. I. Lý do chän Ò tµi. Gi o dôc MÇm non lµ cêp häc Çu tiªn cña hö thèng gi o dôc quèc d n cã vþ trý Æc biöt

Chi tiết hơn

Bé gi o dôc vμ μo t¹o Æng thþ lanh (Chñ biªn) hoμng cao c ng - lª thþ tuyõt mai - trçn thþ minh ph ng TiÕng ViÖt 1 tëp mét s ch gi o viªn (T i b n lçn

Bé gi o dôc vμ μo t¹o Æng thþ lanh (Chñ biªn) hoμng cao c ng - lª thþ tuyõt mai - trçn thþ minh ph ng TiÕng ViÖt 1 tëp mét s ch gi o viªn (T i b n lçn Bé gi o dôc vμ μo t¹o Æng thþ lanh (Chñ biªn) hoμng cao c ng - lª thþ tuyõt mai - trçn thþ minh ph ng TiÕng ViÖt 1 tëp mét s ch gi o viªn (T i b n lçn thø m êi mét) NHμ XUÊT B N GI O DôC viöt nam B n quyòn

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG

CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CHƯƠNG 5 KẾ HOẠCH PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG NỘI DUNG CHƯƠNG 5.1 Tổng quan về lập kế hoạch PTTT 5.2 Các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn PTTT 5.3 Các bước lập kế hoạch sử dụng PTTT 7.4 Lập thời gian biểu PTTT

Chi tiết hơn

chieu sang nhan tao.pdf

chieu sang nhan tao.pdf Nhãm T ChiÕu nh n t¹o c c nhµ c«ng nghiöp vµ c«ng tr nh c«ng nghiöp Artificial lighting in industrial buildings and industrial works Tiªu chuèn nµy îc sö dông Ó thiõt kõ chiõu nh n t¹o bªn trong, bªn ngoµi

Chi tiết hơn

Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Bé gi o dôc vμ μo t¹o Hái p vò ph n ban Trung häc phæ th«ng (T i b n lçn thø nhêt, cã söa ch a, bæ sung) Nhμ xuêt b n gi o dôc 1 Lêi nãi Çu Tõ n m häc 2006-2007, c c Þa ph ng trªn toµn quèc b¾t Çu thùc

Chi tiết hơn

v n b n kü thuët o l êng viöt nam lvn 112 : 2002 ThiÕt bþ chuyón æi p suêt - Quy tr nh hiöu chuèn Pressure Transducer and Transmitter - Methods and me

v n b n kü thuët o l êng viöt nam lvn 112 : 2002 ThiÕt bþ chuyón æi p suêt - Quy tr nh hiöu chuèn Pressure Transducer and Transmitter - Methods and me v n b n kü thuët o l êng vöt nam ThÕt bþ chuón æ p suêt - Qu tr nh höu chuèn Pressure Transducer and Transmtter - Methods and means of calbraton 1 Ph¹m v p dông V n b n kü thuët nμ qu Þnh ph ng ph p vμ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC -----:----- ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC THÁNG 5/2012 MÔN THI:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC -----:----- ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC THÁNG 5/2012 MÔN THI: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC INH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SU ĐẠI HỌC -----:----- ĐỀ THI TUYỂN SINH SU ĐẠI HỌC THÁNG 5/ MÔN THI: TOÁN INH TẾ (Thời gian làm bài: 8 phút) BYDecisin s Blg:

Chi tiết hơn

NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA TỜ NEWSLETTER - BẢN TIN TIẾNG ANH CỦA TRUNG TÂM TIN HỌC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI ĐỘC GI

NÂNG CAO VAI TRÒ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA TỜ NEWSLETTER - BẢN TIN TIẾNG ANH CỦA TRUNG TÂM TIN HỌC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI ĐỘC GI X héi häc sè 4 (92), 2005 71 nh gi hiöu qu truyòn th«ng cña tê Newsletter - B n tin èi ngo¹i thuéc Bé N«ng nghiöp vµ Ph t trión n«ng th«n Hå kim uyªn I. DÉn nhëp Trong nh ng n m gçn y, cïng víi sù hîp

Chi tiết hơn

PDFTiger

PDFTiger BỘ GIÁO DỤC VÀ ðào TẠO TRƯỜNG ðh KINH TẾ QUỐC DÂN Số: 277/TB-ðHKTQD CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2011 THÔNG BÁO HỆ LIÊN THÔNG TỪ CAO ðẳng

Chi tiết hơn

Ch­¬ng tr×nh khung gi¸o dôc ®¹i häc

Ch­¬ng tr×nh khung gi¸o dôc ®¹i häc Ch tr nh khung gi o dôc ¹i häc Tªn ch tr nh: Tin häc Tr nh é Cao ¼ng Ngµnh Tin häc Lo¹i h nh ChÝnh quy Khung Ch tr nh µo t¹o chuyªn ngµnh nh tin häc: TT 7.1. KiÕn thøc gi o dôc ¹i c : Khèi kiõn thøc/h

Chi tiết hơn

Microsoft Word - CVDB_HaGiang_Vn.doc

Microsoft Word - CVDB_HaGiang_Vn.doc Ch ng tr nh ph t trión n«ng th«n miòn nói ViÖt Nam-Thuþ ión Dù n Ph t trión n«ng th«n miòn nói Hµ giang 1996-2001 ====================== Tµi liöu ho c c kinh nghiöm tõ viöc p dông Ng n s ch Ph t trión

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu giac noi tiep.doc

Microsoft Word - Tu giac noi tiep.doc huyªn Ò : Tø gi c néi tiõp inh V n nh Tr êng THPT guyôn Trung Trùc, Tri T«n, n Giang Tø gi c néi tiõp lμ mét kiõn thøc kh c b n vμ quan träng cña ch ng tr nh h nh häc THS, nã cã nhiòu øng dông trong viöc

Chi tiết hơn

Đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn

Đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS Chuyên ngành: Du lịch Người hướng dẫn: PGS.TS.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SKKN VAN.doc

Microsoft Word - SKKN VAN.doc ` A. Më Çu I. Lý do chän Ò tµi: Tôc ng cã c u Tre giµ m ng mäc nã thó hiön îc niòm hy väng, niòm tin t ëng chñ nh n t ng lai cña Êt n íc. Lµ sù kõt tinh bòn v ng cho nòn t ng x héi. X héi cµng v n minh

Chi tiết hơn

TCXDVN

TCXDVN Ch ng 12 TiÖn nghi vµ an toµn Môc tiªu C c quy Þnh trong ch ng nµy nh»m: 1) B o m iòu kiön, m«i tr êng sèng hîp vö sinh, tiön nghi vµ an toµn cho ng êi sö dông bªn trong c«ng tr nh. 2) B o vö c«ng tr nh

Chi tiết hơn

ch13-bai tiet

ch13-bai tiet Ch ng 13 Sinh lý bµi tiõt Th i c c sp cuèi cïng T C, c c chêt k 0 tham gia T C (muèi, chêt éc, thuèc ) gäi lµ chêt bµi tiõt. T/d: + Duy tr æn Þnh ph, Ptt, c n b»ng néi m«i (m u) + Th i c c chêt éc (urª,

Chi tiết hơn

Slide 1

Slide 1 X c Þnh v a x éng m¹ch c nh b»ng siªu m doppler ë bönh nh n t ng huyõt p vµ c c yõu tè liªn quan PGS.TS. T«v n h I TS. Bïi Xu n TuyÕt 1 Æt VÊn Ò VX M lµ mét trong nh ng bönh phæ biõn G y tæn th ng m¹ch

Chi tiết hơn

Lêi nãi ®Çu

Lêi nãi ®Çu Môc lôc Môc lôc...1 Lêi nãi Çu...3 Tæng quan vò ch ng tr nh San NÒn...4 Mét sè quy Þnh chung cña ch ng tr nh San NÒn...6 I. n vþ sö dông...6 II. HÖ to¹ é...6 III. Biªn giíi h¹n...6 IV. êng ång møc...6

Chi tiết hơn

Bé X©y dùng Céng hoµ x• héi chñ nghÜa ViÖt nam

Bé X©y dùng Céng hoµ x• héi chñ nghÜa ViÖt nam Bé x y dùng Sè: 788/Q -BXD Céng hoμ x héi chñ nghüa ViÖt Nam éc lëp - Tù do - H¹nh phóc Hµ Néi, ngµy 26 th ng 8 n m 2010 QuyÕt Þnh VÒ viöc c«ng bè H íng dén o bãc khèi l îng x y dùng c«ng tr nh Bé tr ëng

Chi tiết hơn

S¸ch h­íng dÉn cho n«ng d©n miÒn nói

S¸ch h­íng dÉn cho n«ng d©n miÒn nói S ch h íng dén cho n«ng d n miòn nói c ch trång c i b¾p Môc lôc C c lo¹i rau hä thëp tù... 4 Lµm Êt v ên m... 7 Ch m sãc c y gièng... 10 Lu n canh c y trång... 13 Lµm Êt trång c i b¾p... 14 Bãn thóc...

Chi tiết hơn

Tæng môc lôc t¹p chÝ luËt häc n¨m 2004

Tæng môc lôc t¹p chÝ luËt häc n¨m 2004 Tæng môc lôc n m 2012 LÝ luën, lþch sö nhµ n íc vµ ph p luët 1 TS. Hoµng xu n ch u C c h íng tiõp cën trong nghiªn cøu khoa häc ph p lý ë ViÖt Nam 7 16 2 Sù l nh ¹o cña ng céng s n ViÖt Nam èi víi Nhµ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Lessons from Van Chan and Mu Cang Chai VN

Microsoft Word - Lessons from Van Chan and Mu Cang Chai VN Ph n tých vµ ph t trión thþ tr êng: Nh ng bµi häc thu îc tõ kinh nghiöm thùc Þa ë hai x thý ióm t¹i c c huyön Mï C ng Ch i vµ V n ChÊn tønh Yªn B i Isabelle Lecup Th ng 6/1999 Bé N«ng NghiÖp vµ Ph t trión

Chi tiết hơn

PhÇn 9 - MÆt cÇu vµ hÖ mÆt cÇu

PhÇn 9 - MÆt cÇu vµ hÖ mÆt cÇu Tiªu chuèn thiõt kõ cçu 390 PhÇn 9 - MÆt cçu vµ hö mæt cçu 9.1. Ph¹m vi PhÇn nµy bao gåm c c quy Þnh Ó ph n tých vµ thiõt kõ mæt cçu vµ hö mæt cçu b»ng bª t«ng vµ kim lo¹i vµ c c tæ hîp cña chóng chþu

Chi tiết hơn

Ch­¬ng tr×nh khung gi¸o dôc ®¹i häc

Ch­¬ng tr×nh khung gi¸o dôc ®¹i häc Tªn ch tr nh: S ph¹m Gi o dôc c«ng d n Sö Tr nh é µo t¹o: Cao ¼ng Ngµnh µo t¹o: S ph¹m Gi o dôc c«ng d n Lo¹i h nh µo t¹o: ChÝnh quy Néi dung ch tr nh: Ch tr nh khung gi o dôc ¹i häc Sè TT Khèi kiõn thøc/h

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bai 9 _xu ly chat thai__ban in _.doc

Microsoft Word - Bai 9 _xu ly chat thai__ban in _.doc Tạp chí Khoa học và Phát triển 2008: Tập VI, Số 6: 556-561 ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NH GI HIÖU QU Xö Lý CHÊT TH I B»NG BÓ BIOGAS CñA MéT Sè TRANG TR¹I CH N NU I LîN VïNG ång B»NG S NG HåNG Assessment

Chi tiết hơn

rpch.frx

rpch.frx . Häc viön Ng n hµng Phßng µo T¹o Häc Kú 1 - N m Häc 17-18 XÐt iòu kiön tèt nghiöp - HÖ Liªn th«ng H VHVL - KÕ to n (LTD11TKT) Sè TÝn ChØ TÝch Lòy Chung 49 ióm Trung B nh TÝch Lòy 5.00 MÉu In D7080B1 Trang

Chi tiết hơn

Microsoft PowerPoint - Cay keo.ppt

Microsoft PowerPoint - Cay keo.ppt Ch n nu«i tr u bß Cμy kðo NỘI DUNG C së khoa häc cña sù co c nh gi kh n ng lao t c cña tr u bß Nh ng nh n tè nh h ëng søc lao t c Nu«i d ìng tr u bß cµy kðo Ch m sãc tr u bß cµy kðo Chän läc vµ sö dông

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Phan II. Chuong 3 Trang thai ung suat - Cac thuyet ben.doc

Microsoft Word - Phan II. Chuong 3 Trang thai ung suat - Cac thuyet ben.doc Ch ng 3. Tr¹ng th i øng sêt - c c thõt bòn I. Kh i niö vò tr¹ng th i øng sêt Tr¹ng th i øng sêt t¹i ét ió cña vët thó μn håi chþ lùc lμ tëp hîp têt c c c øng sêt t c dông trªn têt c c c Æt v«cïng bð i

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TCVN doc

Microsoft Word - TCVN doc tcvn T i ª u c h u È n q u è c g i a ISO 10333 5 : 2001 XuÊt b n lçn 1 HÖ thèng chèng r i ng c nh n PhÇn 5: C c bé phën nèi cã cæng tù ãng vµ tù kho Personal fall-arrest systems - Part 5 : Connectors with

Chi tiết hơn

PhÇn 1: Giíi thiÖu

PhÇn 1: Giíi thiÖu X héi häc sè 4 (84), 2003 47 Mét nh gi nhanh vò ch ng tr nh truyòn th«ng thö nghiöm Meena ë ViÖt Nam Bïi Quang Dòng 1. Giíi thiöu Ch ng tr nh truyòn th«ng nhiòu mæt Meena lµ s ng kiõn truyòn th«ng theo

Chi tiết hơn

MATHVN.COM Dành cho học sinh THPT ióm A(- 3; 4), B(6; - 5), C(5; 7). a = ; b = ; c = Bµi 9. TÝnh gçn óng gi tr

MATHVN.COM   Dành cho học sinh THPT ióm A(- 3; 4), B(6; - 5), C(5; 7). a = ; b = ; c = Bµi 9. TÝnh gçn óng gi tr ióm A(- 3; ), B(6; - 5), C(5; 7) a = - 61 11 ; b = - 17 11 ; c = - 390 11 Bµi 9 TÝnh gçn óng gi trþ ln nhêt vµ gi trþ nhá nhêt cña hµm sè f() = sin - cos - 5 sin cos ma f() 3,965; min f() -,015 Bµi 10

Chi tiết hơn

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU Bé gi o dôc vµ µo t¹o tr êng ¹i häc d n lëp h i phßng ------------------------------- ISO 9001-2008 Khãa luën tèt nghiöp ngµnh:v n hãa du lþch Sinh viªn Ng êi h íng dén : Giang ThÞ Ngäc H n : TS. NguyÔn

Chi tiết hơn

Ch ng 1 Lý thuyõt bëc Brower (h u h¹n chiòu) 1.1 X y dùng bëc cña nh x¹ liªn tôc BËc cña mét nh x¹ liªn tôc f : Ω R n, trong ã Ω lµ mét tëp më, bþ chæ

Ch ng 1 Lý thuyõt bëc Brower (h u h¹n chiòu) 1.1 X y dùng bëc cña nh x¹ liªn tôc BËc cña mét nh x¹ liªn tôc f : Ω R n, trong ã Ω lµ mét tëp më, bþ chæ Ch ng 1 Lý thuyõt bëc Brower (h u h¹n chiòu) 1.1 X y dùng bëc cña nh x¹ liªn tôc BËc cña mét nh x¹ liªn tôc f : Ω R n, trong ã Ω lµ mét tëp më, bþ chæn trong R n, t¹i mét ióm y (kh«ng n»m trong nh cña

Chi tiết hơn

Së gi o dôc vµ µo t¹o h ng yªn Tr êng trung häc phæ th«ng mü hµo S ng kiõn kinh nghiöm Tªn Ò tµi: Mét sè biön ph p qu n lý nh»m n ng cao chêt l îng d¹

Së gi o dôc vµ µo t¹o h ng yªn Tr êng trung häc phæ th«ng mü hµo S ng kiõn kinh nghiöm Tªn Ò tµi: Mét sè biön ph p qu n lý nh»m n ng cao chêt l îng d¹ Së gi o dôc vµ µo t¹o h ng yªn Tr êng trung häc phæ th«ng mü hµo S ng kiõn kinh nghiöm Tªn Ò tµi: Mét sè biön ph p qu n lý nh»m n ng cao chêt l îng d¹y häc ë tr êng THPT Mü hµo huyön mü hµo tønh h ng yªn

Chi tiết hơn

TØnh §iÖn Biªn

TØnh §iÖn Biªn TỈNH ĐIỆN BIÊN - Diện tích tự nhiên : 954.125,06 ha - Dân số năm 2015: 547.785 người - Mật độ dân cư: 57 người/km2 - Tổng SP NN trong nền KT (2015): 24,81% Điện Biên là tỉnh Miền núi biên giới phía Bắc

Chi tiết hơn

Annual report V 2004.qxd

Annual report V 2004.qxd Military Bank 2 3 Military Bank Annual report Néi dung / contents Giíi thiöu chung vò ng n hµng Background Sè liöu tµi chýnh giai o¹n 1994-2004 Financial highlight from 1994-2004 M«h nh tæ chøc Organizational

Chi tiết hơn

NHỮNG CÂU HỎI CÓ KHẢ NĂNG RA KHI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC LỚP KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT Học viên phải trả lời bằng cách đánh dấu chọn ( x ) vào các dòng. T

NHỮNG CÂU HỎI CÓ KHẢ NĂNG RA KHI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC LỚP KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT Học viên phải trả lời bằng cách đánh dấu chọn ( x ) vào các dòng. T NHỮNG CÂU HỎI CÓ KHẢ NĂNG RA KHI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÁC LỚP KỸ SƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT Học viên phải trả lời bằng cách đánh dấu chọn ( x ) vào các dòng. Trong một bảng phải chọn ít nhất 1 dòng nhưng không

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Mau 05 - BC thay doi Nhan Su.doc

Microsoft Word - Mau 05 - BC thay doi Nhan Su.doc Mẫu CBTT/SGDCKHN-05 (Ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-SGDHN ngày 06/06/2013 của Tổng Giám đốc SGDCKHN về Quy chế Công bố thông tin tại SGDCKHN) C«ng ty Cæ PHÇN s«ng µ 1 -----***----- Số: 63 CT/TCKT

Chi tiết hơn

héi ång tuyón sinh ¹i häc th i nguyªn danh s ch thý sinh dù thi sau ¹i häc ît TH NG 9/2017 M«n thi: Chñ chèt phßng thi sè: 1 STT SBD Hä vµ tªn Ngµy si

héi ång tuyón sinh ¹i häc th i nguyªn danh s ch thý sinh dù thi sau ¹i häc ît TH NG 9/2017 M«n thi: Chñ chèt phßng thi sè: 1 STT SBD Hä vµ tªn Ngµy si phßng thi sè: 1 1 CH0001 Hoµng B o An 10.04.1993 Th i Nguyªn Nam Kü thuët iön 2 CH0002 L ng ThÞ An 06.05.1995 L¹ng S n N DT KV1 3 CH0003 Ph¹m ThÞ An 24.06.1974 Th i Nguyªn N KV1 Kinh tõ n«ng nghiöp 4 CH0004

Chi tiết hơn

Bµi ging cÇu thÐp

Bµi ging cÇu thÐp 6.5. c c tr¹ng th i giíi h¹n Bµi gi ng cçu thðp (trých dén trong tiªu chuèn 22tcn-272-05 ) 6.5.1. Tæng qu t Æc týnh kõt cêu cña c c bé phën îc lµm tõ thðp hoæc thðp phèi hîp víi c c vët liöu kh c, ph i

Chi tiết hơn

Huongdan Thu tuc Chuan bi va Thuc hien Du an ADB tai Viet Nam

Huongdan Thu tuc Chuan bi va Thuc hien Du an ADB tai Viet Nam HTKT sè 3476-VIE 3 Lêi nãi Çu Nh»m hç trî cho c«ng cuéc c i c ch nòn kinh tõ vµ x héi cña ViÖt Nam, týnh Õn cuèi n m 2001, céng ång c c nhµ tµi trî quèc tõ cam kõt tµi trî hç trî ph t trión chýnh thøc

Chi tiết hơn