Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu"

Bản ghi

1 Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu ( ) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỷ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Hội Duy Tân, phong trào Đông Du, Việt Nam Quang Phục hội Tên tuổi Phan Bội Châu còn gắn liền với hàng trăm bài thơ, hàng chục cuốn sách, một số bài văn tế và vài ba vở tuồng chứa chan tinh thần yêu nước. Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng (Tố Hữu). Tài liệu chia sẻ tại

2 Năm 1900, Phan Bội Châu đậu giải nguyên khoa thi Hương Trường Nghệ. Năm 1904, ông sáng lập ra Hội Duy Tân, một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông Du. Trước lúc lên đường Đông Du, qua Trung Hoa, Nhật Bản để cầu ngoại viện với bao hoài bão Tài tung liệu chia hoành, sẻ tại ông đã để lại cho các đồng chí bài thơ Xuất dương lưu biệt. Có thể nói, bài thơ này như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thơ văn Phan Bội Châu.

3 Xuất dương lưu biệt được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, là khúc tráng ca biểu lộ tư thế, quyết tâm hăm hở, và những ý nghĩ cao cả mới mẻ của chí sĩ Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất dương cứu nước. Hai câu đề tuyên ngôn về chí hướng, về lẽ sống cao cả: Sinh nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển đi. Tự hào mình là đấng nam nhi thì phải sống cho ra sống, mong muốn làm nên điều lạ (tử yếu hi kì). Suy rộng ra, là không thể sống tầm thường, không thể sống một cách thụ động để cho trời đất (càn khôn) tự chuyển dời một cách vô vị, nhạt nhẽo. Câu thơ thể hiện một tư thế, một tâm thế rất đẹp về chí nam nhi, tự tin ở đức độ, tài năng của mình, muốn làm nên sự nghiệp to lớn, xoay chuyển đất trời, như ông đã nói trong một bài thơ khác: Dang tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Gắn câu thơ với sự nghiệp cách mạng vô cùng sôi nổi của Phan Bội Châu ta mới cảm nhận được cái khẩu khí anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại. Đấng nam nhi muồn làm nên điều lạ ở trên đời, từng nung nấu và tâm niệm như trong một vần thơ cổ: Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch, Lập thân tối hạ thị văn chương. (Tùy biên thi thoại Viên Mai) (Bữa bữa những mong ghi sử sách, Lập thân xoáng nhất ấy văn chương) Đấng nam nhi muốn làm nên điều lạ ở trên đời ấy có một bầu máu nóng sôi sục: Tôi được trời phú cho bầu máu nóng cũng không đến nỗi ít, lúc còn bé đọc sách của cha tôi, mỗi khi đến những chỗ nói người xưa chịu chết để thành đạo nhân, nước mắt dầm đìa rỏ xuống ướt đẫm cả giấy (Ngục trung thư) Phần thực ý thơ được mở rộng, tác giả tự khẳng định vai trò của mình trong xã hội và trong lịch sử: Ư bách niên trung tu hữu ngã, Tài liệu chia sẻ tại Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

4 Ngã là ta; tu hữu ngã nghĩa là phải có ta trong cuộc đời một trăm năm (bách niên trung). Câu thơ khẳng định biểu lộ niềm tự hào lớn lao của kẻ sĩ yêu nước trong cảnh nước mất nhà tan. Thiên tải hậu là nghìn năm sau, là lịch sử của đất nước và dân tộc há lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? Hai câu 3, 4 đối nhau, lấy cái phủ định để làm nổi bật điều khẳng định. Đó là ý thơ sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. Ý tưởng đẹp này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của các vĩ nhân trong lịch sử: - Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội có, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng (Trần Quốc Tuấn). Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Văn Thiên Tường) Lấy cái hữu hạn bách niên của một đời người đối với cái vô hạn thiên tải của lịch sử dân tộc, Phan Bội Châu đã tạo nên một giọng thơ đĩnh đạc, hào hùng biểu lộ quyết tâm và khát vọng trong buổi lên đường. Vì thế, trên bước đường cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua muôn vàn thử thách và nguy hiểm, ông vẫn bất khuất, lạc quan: Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu! (Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông) Phần luận, tác giả nói về sự sống và cái chết, nói về đường công danh. Đây là một ý tưởng rất mới khi ta soi vào lịch sử dân tộc những năm dài đen tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Khi non sông đã chết, đã bị ngoại bang xâm chiếm, giày xéo thì thân phận dân ta chỉ là kiếp trâu ngựa, có sống cũng nhơ nhuốc nhục nhã. Trong hoàn cảnh ấy có nấu sử sôi kinh, có chúi đầu vào còn đường kinh sử cũng vô nghĩa. Sách vở của Thánh hiền liệu có ích gì trong sự nghiệp cứu nước cứu nhà: Non sông đã chết sống thêm nhục, Thánh hiền còn đâu học cũng hoài Phan Bội Châu đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân thành. Ông nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lối học cử tử, không thể đắm chìm trong vòng hư danh, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả. Trong Bài ca chúc tết thanh niên viết vào dịp Tết năm 1927, cụ thiết tha kêu gọi thanh niên: Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi Tài liệu chia sẻ tại Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần

5 Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn Dụng gan óc lên đánh tan sắt lửa Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ Sống như thế nào là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên điều lạ ở trên đời, mới tự khẳng định được: Trong khoảng trăm năm cần có tớ. Phần kết là sự kết tinh của một hồn thơ bay bổng đượm sắc màu lãng mạn: Nguyên trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, kêu gọi lòng căm thù giặc. Thơ văn Phan Bội Châu sở dĩ trở thành những bài ca ái quốc vì thấm đượm cảm xúc, sục sôi nhiệt huyết, có nhiều hình tượng đẹp nói về cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng. Hai câu kết này là một ví dụ: Trường phong ngọn gió dài, Thiêu trùng bạch lãng ngàn lớp sóng bạc, là hai hình tượng kì vĩ. Chí khí của người chiến sỹ cách mạng được diễn tả qua các vị ngữ: Nguyện trục (mong theo đuổi) và nhất tề phi (cùng bay lên). Cái không gian mênh mông mà nhà chí sĩ mong vượt qua là Đông hải. Nếu hai thanh trắc cuối câu 7 (Đông Hải khứ) làm cho âm điệu thắt lại, nén lại thì hai thanh bằng cuối câu 8 (nhất tề phi) lại làm cho âm điệu cất lên, bay lên. Âm hưởng trầm bổng ấy cũng góp phần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ lên đường cứu nước cùa Phan Bội Châu. Ở đây nội lực, bản lĩnh chiến đấu và khẩu khí cùa người chiến sĩ có sự hòa hợp, gắn bó và thống nhất. Sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu đã cho hậu thế biết rõ và cảm phục điều tiên sinh đã nói ở hai câu kết. Xuất dương lưu biệt là bai thơ tuyệt tác đầy tâm huyết. Bài thơ là tiếng nói tự hào của nhà chí sĩ giàu lòng yêu nước thương dân, dám xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một giọng thơ đĩnh đạc hào hùng, tráng lệ nhất là ở hai câu kết. Bài thơ thể hiện một cách sâu sắc nhất cảm hứng yêu nước và lí tưởng anh hùng của nhà chí sĩ vĩ đại Phan Bội Châu. Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 2 Phan Bội Châu ( ) tên thật là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam, người làng Đan Nhiệm, nay là xã Nam Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự thất bại của phong trào cần Vương chống Pháp. Chế độ phong kiến suy tàn kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống tư tưởng phong kiến già cỗi, lỗi thời. Tình hình đó đặt ra cho các chí sĩ yêu nước một câu hỏi lớn: Phải cứu nước bằng con đường nào? Trong không khí u ám bao trùm khắp đất nước thời đó, những tia sáng hi vọng hé rạng qua nguồn sách Tân thư truyền bá tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản của phương Tây với nội dung khác hẳn với các sách thánh hiền thuở trước. Người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước mới, những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho Tài tương liệu chia lai. sẻ Vìtại thế, các nhà Nho tiên tiến của thời đại như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã tiên phong dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao.

6 Phan Bội Châu là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Mặc dù sự nghiệp không thành, nhưng ông mãi mãi là tấm gương sáng chói về lòng yêu nước thiết tha và ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất. Sinh thời, Phan Bội Châu không coi văn chương là mục đích của cuộc đời mình nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã chủ động nắm lấy thứ vũ khí tinh thần sắc bén ấy để tuyên truyền, cổ động, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào ta. Năng khiếu văn chương, bầu nhiệt huyết sôi sục cùng sự từng trải trong bước đường cách mạng là cơ sở để Phan Bội Châu trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm xuất sắc như: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử ( ), Phan Bội Châu niên biểu (1929) Năm 1904, ông cùng các đồng, chí của mình lập ra Duy Tân hội. Năm 1905, hội chủ trương phong trào Đông Du, đưa thanh niên ưu tú sang Nhật Bản học tập để chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho cách mạng và tranh thủ sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. Trước lúc lên đường, Phan Bội Châu làm bài thơ Xuất dương lưu biệt để từ giã bạn bè, đồng chí: Phiên âm chữ Hán: Dịch thơ: Sinh vi nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cảnh vô thùy. Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si! Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời. Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Tài liệu chia sẻ tại Sau này muôn thuở, há không ai?

7 Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài! Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước Bài thơ mở đầu bằng việc khẳng định chí làm trai: Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời. Câu thơ chữ Hán: Sinh vi nam tử yếu hi kì. Hai từ hi kì có nghĩa là hiếm, lạ, khác thường cần được hiểu như những từ nói về tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác. Đây cũng là lí tưởng nhân sinh của các nhà Nho thời phong kiến. Trước Phan Bội Châu, nhiều người đã đề cập đến chí làm trai trong thơ ca. Phạm Ngũ Lão đời Trần từng băn khoăn: Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu (Tỏ lòng). Trong bài Đi thi tự vịnh, Nguyễn Công Trứ khẳng định: Đã mang tiếng ở trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông và nhấn mạnh: Chí làm trai nam, bắc, tây, đông, Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Chí khí anh hùng). Chí làm trai của Phan Bội Châu thuyết phục thế hệ trẻ thời bấy giờ ở sự táo bạo, quyết liệt và cảm hứng lãng mạn nhiệt thành bay bổng. Với ông, làm trai là phải làm được những điều lạ, tức những việc hiển hách phi thường. Câu thơ thứ nhất khẳng định điều đó. Câu thơ thứ hai mang ngữ điệu cảm thán bổ sung cho ý của câu thứ nhất: Kẻ làm trai phải can dự vào việc xoay chuyển càn khôn, biến đổi thời thế chứ không phải chỉ giương mắt ngồi nhìn thời cuộc đổi thay, an phận thủ thường, chấp nhận mình là kẻ đứng ngoài. Thực ra, đây là sự tiếp nối khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài Chơi xuân: Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi, Sinh thời thế phải xoay nên thời thế. Chân dung nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi xuất dương hiện lên khá rõ qua hai câu đề. Đó là một con người mang tầm vóc vũ trụ, tự ý thức rằng mình phải có trách nhiệm gánh vác những trọng trách lớn lao. Con người ấy dám đối mặt với cả càn khôn, vũ trụ để tự khẳng định mình. Chí làm trai của Phan Bội Châu đã vượt hẳn lên trên cái mộng công danh xưa nay thường gắn liền với tam cương, ngũ thường của Nho giáo để vươn tới lí tưởng xã hội rộng lớn và cao cả hơn nhiều. Cảm hứng và ý tưởng đó phần nào xuất phát từ lí tưởng trí quân, trạch dân của các nhà Nho thuở trước nhưng tiến bộ hơn vì mang tính chất cách mạng. Theo quy luật, con tạo xoay vần vốn là lẽ thường tình, nhưng Phan Bội Châu ôm ấp khát vọng chủ động xoay chuyển càn Tài khôn, liệu chia chứsẻ không tại để cho nó tự chuyển vần. Cũng có nghĩa là ông không chịu khuất phục trước số phận, trước hoàn cảnh. Lí tưởng tiến bộ ấy đã tạo cho nhân vật trữ tình trong bài thơ một

8 tầm vóc lớn lao, một tư thế hiên ngang, ngạo nghễ thách thức với càn khôn. Hai câu thực thể hiện ý thức về trách nhiệm cá nhân của nhà thơ, cũng là nhà cách mạng tiên phong trước cuộc đời: Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai? Câu thứ ba không chỉ đơn giản xác nhận sự có mặt của nhân vật trữ tình ở trên đời mà còn hàm chứa một tâm niệm: Sự hiện diện của ta không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, vô ích; vì vậy, ta phải làm một việc gì đó lớn lao, hữu ích cho đời. Câu thứ tư có nghĩa là ngàn năm sau, lẽ nào, chẳng có người nối tiếp công việc của người đi trước. Cái tôi công dân của tác giả đã được đặt ra giữa giới hạn trăm năm của đời người và ngàn năm của lịch sử. Sự khẳng định cần có tớ không phải với mục đích hưởng lạc mà là để cống hiến cho đáng mặt nam nhi và lưu danh hậu thế. Câu hỏi tu từ cũng là một cách khẳng định mãnh liệt hơn khát khao cống hiến và nhận thức đúng đắn của tác giả: Lịch sử là một dòng chảy liên tục, cần có sự góp mặt và gánh vác của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Trong bốn câu thơ đầu, những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như càn khôn, trăm năm, muôn thuở đã thể hiện cảm hứng lãng mạn bay bổng, chính là cội nguồn sức mạnh niềm tin của nhân vật trữ tình. Ở những năm đầu thế kỉ XX, sau thất bại liên tiếp của các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, một nỗi bi quan, thất vọng đè nặng lên tâm hồn những người Việt Nam yêu nước. Tâm lí an phận thủ thường lan rộng. Trước tình hình đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương có ý nghĩa như một hồi chuông thức tỉnh lòng yêu nước, động viên mọi người đứng lên chống giặc ngoại xâm. Trong hai câu luận, Phan Bội Châu đặt chí làm trai vào hoàn cảnh thực tế của lịch sử đương thời: Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Lẽ nhục vinh mà tác giả đặt ra gắn liền với sự tồn vong của đất nước và dân tộc: Non sông đã chết, sống thêm nhục. Ý nghĩa của nó đồng nhất với quan điểm : Chết vinh còn hơn sống nhục trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu cuối thế kỉ XIX. Câu thơ thứ 5 bày tỏ một thái độ dứt khoát, được thể hiện bằng ngôn ngữ đậm khẩu khí anh hùng, bằng sự đối lập giữa sống và chết. Đó là khí tiết cương cường, bất khuất của những con người không cam chịu cuộc đời nô lệ tủi nhục. Ý thơ mới mẻ mang tính chất cách mạng. Ở câu thứ 6, Phan Bội Châu đã thẳng thắn bày tỏ ý kiến trước một thực tế chua xót là ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo đối với tình cảnh nước nhà lúc bấy giờ. Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích được gì trong buổi nước mất nhà tan. Cho nên nếu cứ khư khư theo đuổi thì chỉ Tài hoài liệu chia côngsẻ vôtại ích mà thôi. Tất nhiên, Phan Bội Châu chưa hoàn toàn phủ nhận cả nền học vấn Nho giáo, nhưng đưa ra một nhận định như thế thì quả là táo bạo đối với một người từng là đệ

9 tử của chốn cửa Khổng sân Trình. Dũng khí và nhận thức sáng suốt đó trước hết bắt nguồn từ lòng yêu nước thiết tha và khát vọng cháy bỏng muốn tìm ra con đường đi mới để đưa nước nhà thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Phan Bội Châu cho rằng nhiệm vụ thiết thực trước mắt là cứu nước cứu dân, là Duy tân, tức là học hỏi những tư tưởng cách mạng mới mẻ và tiến bộ. Bài thơ không đơn thuần là chỉ để bày tỏ ý chí mà thực sự là một cuộc lên đường của nhân vật trữ tình: Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Các hình ảnh kì vĩ trong hai câu kết mang tầm vũ trụ: bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc. Tất cả như hòa nhập làm một với con người trong tư thế bay lên. Trong nguyên tác, hai câu 7 và 8 liên kết với nhau để hoàn chỉnh một tứ thơ đẹp: Con người đuổi theo ngọn gió lớn qua biển Đông, cả vũ trụ bao la Muôn lớp sóng bạc cùng bay lên (Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi). Tất cả tạo thành một bức tranh hoành tráng mà con người là trung tâm được chắp cánh bởi khát vọng lớn lao, bay bổng lên trên thực tại tối tăm khắc nghiệt, lồng lộng giữa trời biển mênh mông. Bên dưới đôi cánh đại bàng đó là muôn trùng sóng bạc dâng cao, bọt tung trắng xóa, dường như muốn tiếp sức cho con người bay thẳng tới chân trời mơ ước. Hình ảnh đậm chất sử thi này đã thắp sáng niềm tin và hi vọng cho một thế hệ mới trong thời đại mới. Thực tế thì cuộc ra đi của Phan Bội Châu là một cuộc ra đi bí mật, tiễn đưa chỉ có vài ba đồng chí thân thiết nhất. Dù phía trước chì mới le lói vài tia sáng của ước mơ, nhưng người ra đi tìm đường cứu nước vẫn hăm hở và đầy tin tưởng. Sức thuyết phục, lôi cuốn của bài thơ chính là ở ngọn lửa nhiệt tình đang bừng cháy trong lòng nhân vật trữ tình. Bài thơ đã thể hiện hình tượng người anh hùng trong buổi lên đường xuất dương lưu biệt với tư thế kì vĩ, sống ngang tầm vũ trụ. Người anh hùng ấy ý thức rất rõ ràng về cái tôi công dân và luôn khắc khoải, day dứt trước sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được viết theo bút pháp ước lệ và cường điệu, rất phù hợp với mục đích cổ vũ, động viên. Giọng thơ vừa sâu lắng, da diết, vừa sôi sục, hào hùng, mang âm hưởng tráng ca. Nỗi đau đớn, niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng tư tưởng cách mạng đã thổi hồn vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh trong bài thơ. Âm hưởng hào hùng của bài thơ có sức lay động, thức tỉnh rất lớn đối với mọi người. Đây là bài thơ từ biệt mà cũng là lời kêu gọi, thúc giục lên đường. Tầm vóc bài thơ hoàn toàn tương xứng với tầm vóc của một con người được cả dân tộc ngưỡng mộ và tin tưởng. Trong tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã suy tôn Phan Bội Châu là: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng. Tài liệu chia Phân sẻ tại tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 3

10 Phan Bội Châu ( ) là nhà yêu nước và cách mạng của dân tộc Việt Nam -người từng được đánh giá là "bậc anh hùng, vị thiên sứ được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn sùng" (Nguyễn Ái Quốc -Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu). Ông là đại diện đầu tiên tiêu biểu nhất cho đội ngũ các nhà cách mạng biết dùng thơ văn như một thứ vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất. Cuộc đời của Phan Bội Châu là một minh chứng cho lí tưởng "chí nam nhi" của các bậc quân tử phương Đông. Phan Bội Châu là người khơi dòng chảy cho loại văn chương trữ tình -chính trị. Thơ ông thể hiện một bầu nhiệt huyết luôn sục sôi của một người mà lí tưởng duy nhất là giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt những năm trai trẻ đến những ngày làm "ông già Bến Ngự", Phan Bội Châu luôn nung nấu trong lòng khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng một đất nước dân chủ tiến bộ. "Lưu biệt khi xuất dương" thể hiện vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến đầu thế kỉ XX : ý tưởng mạnh mẽ, táo bạo, nhiệt huyết và khát vọng giải phóng dân tộc luôn sôi trào. Bằng một giọng thơ sôi nổi, đầy hào khí, tác giả đã thể hiện được tinh thần chung của thời đại, đã thổi vào không khí cách mạng đầu thế kỉ XX một luồng sinh khí mới. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam ở thời điểm cam go nhất. Lưu biệt khi xuất dương được viết bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Hình thức cổ điển nhưng tứ thơ, khí thơ và cảm hứng lại rất hiện đại, đó là sản phẩm tinh thần của một nhà nho tiến bộ. Bài thơ thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, đồng thời là một bài học về đạo làm người. Bài thơ là sự nối tiếp xuất sắc cảm hứng về chí làm trai của văn học truyền thống từ thời Phạm Ngũ Lão đến Nguyễn Công Trứ : Sinh vi nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. (Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời.) Hai câu thơ đã thể hiện một lí tưởng đẹp của con người. Con người phải làm chủ bước đi của lịch sử, phải tích cực tham gia vào sự vận động của thế sự. Mở rộng ra nghĩa là con người phải chủ động trước hoàn cảnh. "Làm trai" là khẳng định chí khí của thanh niên nói chung, chứ thực ra, Phan Bội Châu không phải là người có tư tưởng bảo thủ "trọng nam khinh nữ". Trong Trùng Quang tâm sử, ông đã thể hiện tư tưởng tiến bộ của mình qua việc xây dựng một số hình tượng người phụ nữ anh hùng, có chí khí như cô Chí (Tỏ mặt anh thư). Mở đầu bằng việc khẳng định lí tưởng truyền thống, tác giả đã tạo nên tâm thế để tiếp tục khẳng định : Ư bách niên trung tu hữu ngã, Tài liệu chia sẻ tại Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.

11 (Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai?) Một lời khẳng định dứt khoát, đầy khí phách về sức mạnh của con người trước càn khôn. ý thức về cái Tôi đã được tác giả tận dụng triệt để bằng cách tạo nên thế đứng đặc biệt : sự ngang hàng giữa "tớ" và khoảng trăm năm". Đây không phải là sự đề cao cái Tôi một cách bi quan hay cực đoan như ở một số nhà thơ mới sau này mà là sự khẳng định trách nhiệm của mỗi người, nhất là thanh niên, đối với vận mệnh dân tộc. Câu thơ cũng là lời giục giã, đánh thức tinh thần đấu tranh của con người. Là lãnh tụ cách mạng đầy tâm huyết, Phan Bội Châu là người luôn có ý thức kêu gọi mọi người cùng góp sức tranh đấu. Để đánh thức tầng lớp thanh niên những năm đầu thế kỉ XX đang bị ru ngủ bởi những trò tiêu khiển được du nhập từ phương Tây, ông đã viết Bài ca chúc tết thanh niên (1927). Chính từ ảnh hưởng của bài thơ này mà đã có rất nhiều thanh niên ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi khẳng định chí nam nhi, nhà thơ lại nói đến trách nhiệm đối với dân tộc của mỗi người. Tấm lòng và nhân cách cao đẹp của một nhà nho, một con người chân chính đã thể hiện ở đây : Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si! (Non sông đã chết, sống thêm nhục, Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!) Hai câu luận vẫn tiếp tục được viết dưới hình thức đối ngẫu quen thuộc của thơ cổ điển, nó vừa khẳng định khí tiết vừa là quyết tâm của người chiến sĩ. Vào thời buổi đó của đất nước, ra đi tìm đường cứu nước là lí tưởng đúng đắn. Lúc này, khi dân tộc đã mất tự do, chủ quyền đất nước bị xâm hại, thì việc đầu tiên, cần thiết nhất không phải ngồi đó để học thứ văn chương cử tử nữa. Câu thơ không có ý chê bai hay bài xích chuyện học đạo thánh hiền mà chỉ có ý khuyên con người ta phải sống với thời cuộc. Nước mất thì nhà tan, thân nô lệ làm sao mà thực hiện được đạo thánh hiền. Câu thơ còn thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ. Đất nước tao loạn, dân chúng lầm than, đói khổ, đạo đức xã hội suy đồi khiến những con người có trách nhiệm với dân tộc phải suy nghĩ mà đau lòng. Trên thực tế, khi thực dân Pháp vào xâm lược đất nước ta, văn hoá phương Tây vốn rất xa lạ với người phương Đông đã ồ ạt tràn vào Việt Nam, mang theo nhiều điều mới mẻ nhưng cũng không ít rác rưởi. Nó đã gây nên sự xáo trộn ghê gớm trong nền đạo đức, luân lí xã hội. Và trở thành nỗi đau đời của các nhà nho vốn coi trọng "tam cương ngũ thường". Non sông bị chà đạp, dân tộc mất tự do, nền luân lí, đạo đức xã hội bị đảo lộn đã khiến những người có trách nhiệm với dân tộc như Phan Bội Châu đau lòng. Những từ như tử (chết), nhuế (nhơ nhuốc), si (ngu) đã thể hiện thái độ khinh thường của tác giả đối với những kẻ tự ru ngủ mình bằng cách ngồi đọc sách thánh hiền trong lúc dân tộc đang lầm than, đồng thời khẳng định khí tiết hiên ngang, bất khuất của một nhân cách cao Tài đẹp. liệu chia sẻ tại

12 Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất: Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. (Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.) Khí thế ra đi thật hùng dũng và đầy quyết tâm, tràn trề sức mạnh. Câu thơ cuối cùng khẳng định bầu nhiệt huyết đang sục sôi của người ra đi. Hướng về phía đông (cụ thể là nước Nhật), người ra đi với một quyết tâm rất cao. Bản dịch chưa dịch hết được tinh thần của nguyên tác ở ba chữ nhất tề phi. Cái mạnh mẽ và hùng dũng, đầy nhiệt huyết và cũng tràn đầy hi vọng thể hiện ở câu thơ cuối cùng này. Hình ảnh kết thúc bài thơ hào hùng, lãng mạn, thể hiện được tư thế ra đi đầy khí phách của con người trong thời đại mới. Người ra đi đã gửi gắm bao nhiêu hi vọng vào con đường mình đã chọn. tầng lớp hùng-vẫn tiếp tục thể hiện chí làm trai của văn học truyền thống nhưng Phan Bội Châu đã mang đến cho chí khí ấy một sắc màu, một khí thế mới, hiện đại hơn. Bài thơ không chỉ có ý nghĩa động viên khích lệ thế hệ thanh niên lúc đó mà còn thể hiện một lẽ sống đẹp, là bài học làm người cho thanh niên mọi thời đại. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hình tượng đẹp về một nhà nho tiến bộ đầu thế kỉ XX với lí tưởng cứu nước, khát vọng sống, chiến đấu vì dân tộc, lòng tin và ước mơ về một tương lai tươi sáng. Lời tạm biệt đầy nhiệt huyết, tâm thế ra đi đầy hào hứng và hiên ngang, bài thơ là khúc tráng ca của một thời đại đau thương nhưng đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Và là tấm gương sáng ngời muôn thủa để người đời sau soi mình. Đó là những giá trị bất hủ của Xuất dương lưu biệt. Bài thơ là lời mời gọi lên đường, gửi gắm một khát vọng hoài bão mãnh liệt, khẳng định tình yêu đất nước tha thiết và thôi thúc tin h thần chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của tác giả.giọng điệu bài thơ tâm huyết sâu lắng mà sôi sục, hào hùng, cùng với bút pháp khoa trương thể hiện niềm lạc quan, nhiệt tình hành động cùng những tư tưởng cách mạng của tác giả. Hình ảnh thơ kỳ vĩ, lớn lao kết hợp với những từ láy gây ấn tượng mạnh đã làm nổi bật được chí vá trời, lấp biển của nhà thơ Phan Bội Châu. Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 4 Trong nền văn học Việt Nam có những nhà thơ còn là những nhà chính trị tài ba, những anh hùng cứu nước. Nếu như chúng ta biết đến Hồ Chí Minh, một người không bao giờ tự xưng là nhà thơ nhà văn nhưng trong quá trình hoạt động cách mạng lại những vần thơ hay, Tố Hữu cũng là một nhà thơ đồng thời là một chiến sĩ đấu tranh cách mạng thì ta cũng không thể nào Tài không liệu chia nhắc sẻ tại đến Phan Bội Châu. Ông là một nhà cách mạng hết lòng vì sự nghiệp đất nước. Cũng giống như Hồ Chí Minh thì Phan Bội Châu cũng có những sáng tác văn học nhất định.

13 Trong số những sáng tác của ông phải kể đến bài thơ Xuất dương lưu biệt Bài thơ này được sáng tác vào cuối thế kỉ XIX, phong trào Cần Vương thất bại, thực dân Pháp chiếm toàn phần Đông Dương. Tình hình chính trị của đất nước vô cùng hỗn loạn. Năm 1905 sau khi thành lập hội Duy Tân, hội đã chủ trương cho Phan Bội Châu ra nước ngoài hoạt động cách mạng. Trong bữa cơm chia tay anh em đồng chí để lên đường Phan Bội châu đã làm bài thơ này để thay lời chia tay họ. Bài thơ thể hiện rất rõ ý chí làm trai và ý chí của một người cách mạng. Hai câu thơ đầu thể hiện rất rõ chí làm trai của Phan Bội Châu nói riêng và của thời phong kiến nói chung: Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. (Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời) Nói đến chí làm trai hẳn ai trong chúng ta cũng từng biết đến những quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ và Phạm Ngũ Lão: Hay Chí làm trai nam bắc tây đông Cho phỉ chí anh hùng trong bốn bể Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ hầu Và đến Phan Bội Châu lại tiếp tục nêu lên chí làm trai thời phong kiến. Thế nhưng trước sự ảnh hưởng cái mới của thời đại mình nhà thơ đã kế thừa những quan niệm xưa của cha ông và nêu lên những cái mới trong quan niệm chí làm trai của mình. Làm trai thì phải làm những việc lạ nghĩa là làm những việc hiển hách phi thường. Dám làm những việc kinh thiên động địa xoay chuyển đất trời chứ không thể ngồi im để mặc cho đất trời xoay chuyển mình được. Phải chăng đó chính là khát vọng sống mãnh liệt của chàng trai đầy nhiệt huyết với cuộc đời. Cảm hứng ấy gần gũi với những triết lý nhân sinh của nho giáo nhưng cũng đồng thời mang nét táo bạo mới mẻ hơn. Con người chúng ta luôn phải chiều theo sự xoay chuyển của trời đất những tác giả ở đây lại không thể để cho càn khôn tự chuyển dời được. Chính vì thế mà nhà thơ thể hiện được lý tưởng sống của một con người khỏe khoắn ngang tàng. Tài liệu Hai chia câu sẻ thực tại nhà thơ tiếp tục đi vào làm rõ chí làm trai của mình. Càng nói ra càng thấy Phan Bội Châu quả là một vị anh hùng tài năng và đầy khí phách:

14 Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai? Thời gian khoảng trăm năm là một đời con người, tác giả khẳng định trong khoảng trăm năm ấy cần có tác giả. Một đời người hay chính là hiện tại ấy phải cần có một anh hùng với chí làm trai mạnh mẽ táo bạo của nhà thơ. Ở đây ta thấy xuất hiện cái tôi cá nhân riêng biệt. Nhưng ở cái tôi ấy ta cảm nhận được cái tôi nhỏ bé, ý thức cá nhân với tư cách là một công dân với tinh thần trách nhiệm với đất nước mình. Đó tuyệt nhiên không phải cái tôi ngạo nghễ ngông nghênh. Cái tôi ấy được nhà thơ xưng là tớ thể hiện sự gần gũi. Trong trăm năm ấy một bậc đại trượng phu sống không phải để hưởng hết những lạc thú của cuộc đời mà để cống hiến tài trí của mình cho đất nước. Hiện tại có nhà thơ thì say này chẳng nhẽ lại không có ai là anh hùng thật sự. Nói như thế nhà thơ như khẳng định những bậc anh hùng hào kiệt nước ta đời nào cũng có. Tác giả cũng thể hiện được sự tự hào về bản thân mình. Câu thơ có hình thức là một câu nghi vấn song thực chất nó có tác dụng làm tăng cấp độ ý chí muốn làm những việc lớn để cống hiến hết mình tổ quốc thân yêu. Không những thế chí làm trai còn gắn liền với vận mệnh đất nước, sự vinh nhục được thể hiện rất rõ: Non sông đã mất, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Non sông đã mất thể hiện cảnh tượng nước nhà rơi vào tay giặc, tất cả nhân dân phải chịu ách thống trị nô lệ của giặc, hàng ngày họ phải sống trong cảnh áp bức bóc lột. Đối với một bậc trượng phu khi phải sống trong cảnh nước mắt ấy thì coi như đã chết rồi. Chính vì thế mà ông đưa ra ý tưởng bỏ sách thánh hiền. Đó là một ý tưởng táo bạo nhưng lại mang sự tiến bộ. Đối với nhà thơ thì tình cảnh đất nước như thế không còn học đạo vua tôi, đạo sơ chung. Bởi vì theo nhà thơ sách thánh hiền khi ấy chẳng giúp ích gì được cho cảnh nước mất nhà tan, nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ là ngu mà thôi. Tuy nhiên không phải nhà thơ phủ nhân hết những lợi ích của sách thánh hiền, nếu nói như thế chẳng khác nào ông cha ta ngu khi đọc sách đó. Mà điều tác giả muốn khẳng định là khi ấy đọc sách thánh hiền không có tác dung và không phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Từ những ý niệm về chí làm trai khi sống là một bậc trượng phu trên cuộc đời, cùng với những diễn biến phức tạp của lịch sử Phan Bội Châu thể hiện nguyện vọng và mong muốn của mình: Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Hình ảnh ấy bể đông theo cánh gió và muôn trùng sóng bạc là hai hình ảnh mang tính Tài chất liệu chia hàosẻ hoa tại lãng mạn thể hiện được khát khao cao đẹp mãnh liệt của nhà thơ. Phan Bội châu muốn vượt lên thực tại đen tối của đất nước để quyết tâm lên đường làm nghiệp lớn bảo

15 vệ cho đất nước cũng chính là bảo vệ cho sự sống còn và vinh nhục của chí làm trai. Nhà thơ muốn vượt bể Đông để theo cánh gió, cái cánh gió ấy sẽ đưa ông đến những mảnh đất văn minh ở đó ông sẽ học tập và đem những gì mình học được về cứu đất nước. Muôn trùng sóng bạc như đưa chân người anh hùng đi làm chí lớn. Tóm lại cả bài thơ là một quan niệm chí làm trai của Phan Bội Châu. Đối với ông chí làm trai ấy phải làm được những điều hiển hách được ghi tên trong bảng vàng lưu danh muôn đời. Vận mệnh của chí làm trai gắn liền với vận mệnh của đất nước. Với giọng điệu hào hung trang nghiêm, cách sử dụng từ ngữ hấp dẫn lôi cuốn bài thơ hiện lên như một bài ca hào hùng về chí làm trai. Nó dường như tiếp sức cho Phan Bội Châu đi trên con đường cứu nước. Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 5 Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu ( ) là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nào khác. Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng. Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tình cảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinh vi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại. Câu thơ của Tố Hữu nói rất đúng bản sắc giá trị văn chương Phan Bội Châu: Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng. Dậy sóng đây là dậy sóng cảm xúc, sóng huyết tâm. Do phần lớn những sáng tác của Phan Sào Nam xuất phát từ mục đích trực tiếp tuyên truyền cách mạng, khi phân tích thơ văn của ông nên đặc biệt chú ý tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Sau cái chết oanh liệt của Cao Thắng (1893) và Phan Đình Phùng (1896), phong trào Cần Vương đã thất bại. Tuy trên rừng Yên Thế, tiếng súng của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám thỉnh Tài thoảng liệu chia vẫn sẻ tại vang lên, nhưng thực chất giặc Pháp đã làm chủ tình thế. Dần dần, chúng đặt ách đô hộ lên cả ba kì. Đất nước ta những năm cuối thế kỉ XIX thật là sầu thảm. Câu chuyện bình

16 Tây phục quốc tướng chỉ là một mớ kí ức tê tái (Đặng Thái Mai) của người Việt Nam. Nhưng rồi, nhờ truyền thống bất khuất của dân tộc, nhờ ảnh hưởng của tâm thư từ nước ngoài, đến những năm đầu thế kỉ XX, cả một lớp nhà Nho đầy nhiệt huyết đã thức tỉnh với những phong trào Duy tân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, chống thuế ở Trung kì Họ tập hợp nhau lại bắt liên lạc với những lực lượng chống Pháp ở trong nước. Nhiều cậu học sinh cắt nghiến nùi tóc bím trên đầu và quyết tâm đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới. Họ thoát li gia đình và xuất dương, đi Tàu, đi Nhật, đi Xiêm. Tất cả chí hướng của thế hệ trí thức yêu nước đều nhắm vào mục tiêu vĩ đại: Khôi phục nước nhà. Trong bối cảnh ấy, năm 1905, Phan Bội Châu cùng với Tiểu La Nguyễn Thành thành lập tổ chức Duy Tân hội, Phan Bội Châu chia tay bè bạn sang Trung Quốc và Nhật Bản tranh thủ sự giúp đỡ của họ đối với phong trào cách mạng trong nước. Vào buổi chia tay, Phan Bội Châu đã sáng tác bài thơ Xuất dương lưu biệt bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bản dịch in trong sách giáo khoa của Tôn Quang Phiệt, nói chung tương đối sát, tuy vậy, có lẽ một vài từ ở câu thứ hai, và đặc biệt câu thứ tám chưa làm nổi bật tinh thần nguyên bản. Bài xuất dương lưu biệt thể hiện rõ ràng tư thế hào hùng, quyết tâm hăm hở và những ý nghĩ cao cả, mới mẻ của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong buổi đầu xuất ngoại tìm đường cứu nước. Hai câu đề nhà thơ thể hiện một lí tưởng sống, một hi vọng: Là nam nhi thì phải làm được điều lạ. Điều lạ tức là điều lớn lao, phi thường. Làm trai thì ắt phải chủ động làm những việc có thể xoay chuyển trời đất, không thể để cho trời đất tự chuyển vận Há để càn khôn tự chuyển dời. Ý tưởng táo bạo này có lần đã được tác giả nhắc đến: Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi Sinh thời thế phải xoay nên thời thế (Chơi xuân). Thực ra, chi làm trai, khát vọng làm được những việc to lớn vốn được Phan Bội Châu ấp ủ, tâm niệm ngay từ rất sớm. Trong tác phẩm Tự thuật Phan Bội Châu niên biểu, ông kể lại: Từ lúc bé đọc sách hiểu được ít nhiều nghĩa lí vẫn không thiết gì sống theo thói thường như người xung quanh, ông rất thích hai câu thơ của nhà thơ Trung Quốc Viên Mai ( ): Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch Lập thân tối hạ thị văn chương. (Dịch: Bữa bữa những mong ghi sử sách Lập thân hèn nhất ấy văn chương). Chí làm trai của Phan Bội Châu đặc biệt được thể hiện rõ vào thập niên đầu của thế kỉ XX khi cụ Phan có điều kiện xuất dương cứu nước. Chí làm trai là một trong số nội dung thường được nhắc đến trong văn học phong kiến: Tài liệu chia sẻ tại Công danh nam tử còn vương nợ

17 Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. (Thuật hoài Phạm Ngũ Lão) Làm trai dặm ngàn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. (Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch) Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Đi thi tự vịnh Nguyễn Công Trứ) Tạm gác quan niệm nam nữ tôn ti, nội dung chí làm trai nói trên có những điểm rất đáng trân trọng, giúp cho nhiều người lập nên nhiều công tích vang dội có ích cho xã hội. Nói riêng đối với trường hợp Phan Bội Châu, thực hiện chí nam nhi chính là chủ động tiến hành sự nghiệp cứu nước thoát khỏi ách nô lệ. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, như đã trình bày ở phần trên, việc khẳng định chí nam nhi có ý nghĩa to lớn. Tiếp đến hai câu thực, Phan Bội Châu nhấn mạnh đến vai trò của đấng nam nhi: Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai? Theo quan niệm của người xưa, một đời người là 100 năm; do đó, giữa khoảng trăm năm chính là chỉ cuộc sống hiện tại. Còn ngàn năm sau là nói đến lịch sử, nói đến tương lai. Câu đầu của phần thực, người dịch chuyển chữ ngã thành chữ tớ. Tớ nói được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung nhưng làm mất đi sự trịnh trọng, đường hoàng, không thật phù hợp với nội dung chung của đoạn thơ: Long trọng tuyên bố về một lẽ sống, một tư thế vào đời của đấng tu mi nam tử. Hơn nữa, câu thơ dịch thanh thoát, đọc êm tai, nhưng lại làm mất đi âm điệu chắc nịch, nói theo lối đinh đóng cột của tác giả. Đọc hai câu thơ trên, ban đầu dễ tưởng cách nói cảu cụ Phan có chút ngông nghênh tự phụ, nhưng thực ra cách nói ấy lại phù hợp với việc bộc lộ ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực. Cái tôi này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại (vận mệnh hôm nay của đất nước), mà còn có nghĩa vụ đối với lịch sử dân tộc, để được lưu danh muôn đời. Như vậy, hai câu thơ ở phần này tiếp tục nhấn mạnh nội dung chí làm trai ở hai câu đề: Chí làm trai thể hiện khát vọng to lớn của tác giả, tự nguyện thực thi nhiệm vụ trọng đại mà lịch sử giao phó cho thế hệ Phan Bội Châu. Ở đây, người đọc có thể nhận thấy cảm hứng táo bạo, tư thế hiên hang, ý thức sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh gian khổ vì sự nghiệp cứu nước của người chiến sĩ trong buổi đầu xuất dương. Tài liệu Ý tưởng chia sẻ này tại chúng ta có thể thấy rõ hơn ở hai câu luận:

18 Giang sơn tủ hĩ sinh đồ nhuế Nghĩa là: Hiền thánh hiêu nhiên tụng diệc si. Non sông đã chết, sống thỉ nhục, Hiền thánh đã vắng thì đọc sách cũng ngu thôi! Hơn ai hết, Phan Sào Nam thấm thía sâu sắc nỗi nhục nhã của người dân mất nước, và ông có cách nói mới mẻ đầy tâm huyết gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc Non sông đã chết. Non sông đất nước được ví như con người. Khi chủ quyền đất nước không còn, thì giống như con người đã chết. HÌnh hài vẫn đó, nhưng tâm hồn đã mất. Sống trong một đất nước đã chất, là một nỗi nhục lớn lao. (Có lẽ chính xuất phát từ quan niệm nêu trên nên một số chí sĩ cách mạng thế hệ Phan Bội Châu thường nói đến việc Chiêu hồn nước (Phạm Tất Đắc), Tỉnh quốc hồn ca (Phan Châu Trinh), Kêu hồn nước (Nguyễn Quyền) hi vọng hồn đi ròi chắc hồn về rày mai Trong hoàn cảnh đã nêu làm cho người khác thấy được nỗi nhục, thấm thía nỗi nhục là điều cần thiết. Bởi lẽ, không thấy được nỗi nhục thì sao tính đến chuyện rửa nhục? Phan Bội Châu nói bằng tất cả nhiệt huyết và sự cổ vũ sâu xa. Để rửa nỗi nhục này, mặc dù là người xuất thân từ gia đình nhà Nho, có nhiều gắn bó với đạo Khổng sân Trình, thấm nhuần sâu sắc Kinh, Thư nhưng ông sớm nhận ra sách thánh hiền không còn có ích gì trước bối cảnh của thời đại và của đất nước Hiền thánh còn đâu học cũng hoài. Biết phủ nhận những tín điều, biết tách mình khỏi quá khứ chứng tỏ một cái nhìn táo bạo, một dự cảm mới mẻ của Phan Bội Châu. Nói về cá nhân mình, nhưng Phan Bội Châu cũng thể hiện được lí tưởng sống, quan niệm nhân sinh sáng suốt của cả một thế hệ, một thời đại. Hai câu kết của bài thơ: Nghĩa là: Nguyễn trực trường phong Đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Hai câu luận bộc lộ cảm hứng khoáng đạt, tư thế hào hùng, đặc biệt là niềm lạc quan nét tâm lí vĩ đại (Đặng Thái Mai) của người ra đi. Tiếc rằng lời dịch câu thơ cuối cùng đã phần Tài nào liệu làm chia mất sẻ tại đi cái lãng mạn, bay bổng của câu thơ trong nguyên tác Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi, chưa phù hợp với giọng điệu chung của bài thơ.

19 Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu tỏng những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là mọt con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái tôi, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả nhân vật trữ tình của bài thơ có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng Bài thơ này còn tiêu biểu cho bút pháp Phan Bội Châu với khẩu khí của bậc anh hùng. Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 6 Thi dĩ ngôn chí thơ để nói chí, tỏ lòng. Cho nên tầm vóc của loại thơ này rốt cuộc, phụ thuộc vào tầm vóc của chí. Mà chí khí không phải là những bột phát nhất thời, càng không thể là những chí hướng vay mượn. Chí cần phải được đảm bảo bằng nghiệp. Có thể có những sự nghiệp không thành, nhưng sự dang dở ấy cũng chứng tỏ về một chí lớn đã dấn thân, không phải thứ chí suông. Chính nó là sự đảm bảo cho thơ. Vì thế. thơ sẽ chỉ còn là những lời lẽ khoa trương sáo rỗng, là sự cường điệu đao to búa lớn rẻ tiền, nếu như không có một chí lớn, hơn thế nếu như chí lớn ấy không gắn với một cốt cách lớn, một cuộc đời lớn. Tiếng thơ bộc lộ trực tiếp các chí lớn xưa nay thường gắn với những bậc hào kiệt, những đấng trượng phu. Thơ của họ là lời tuyên ngôn của cuộc đời họ. Trước khi họ tạc con người mình vào trong thơ, thì họ đã tạc con người mình vào sông núi. Người đời thường ví họ như chim hồng, chim hộc và đối lập với những chim sẻ, chim ri. Và trong thơ của mình, họ hiện ra đúng như những cánh đại bàng vẫy vùng trong mênh mông trời biển. Tư thế của họ là tư thế kì vĩ, tư thế vũ trụ, chẳng Hoành sóc giang san cáp kỉ thu (Cấp ngang ngọn giáo bảo vệ giang sơn đã mấy. thu Phạm Ngũ Lão), thì cũng Kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma (Bao phen mang gươm báu mài dưới trăng Đặng Dung), chẳng "Trường khiếu nhắt thanh hàn thái hư (Kêu to một tiếng làm lạnh cả hư không Không Lộ thiền sư) thì cũng Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán, Phá vòng vây bạn với Kim ô (Nguyễn Hữu cầu) như thế dã chứa đựng trong đó hào khí của cả giống nòi. Nằm trong mạch ngôn chí trực tiếp ấy, Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu là hùng tâm tráng chí của một trong những người con ưu tú nhất của nòi giống Việt Nam. Thực ra cái quan niệm làm trai ở trong bài thơ này không phú cua riêng Phan Bội Châu. Nó là quan niệm chung về chí làm trai của nhà Nho thuở trước. Và ít nhất ta cũng thấy nó từng vang lên rất mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Song, điều đáng nói chính là ở chỗ, không phải Phan Bội Châu đang ném ra cuộc đời một quan niệm lí thuyết như một người có ý đồ lập thuyết, mà ông là người đã sống cái quan niệm ấy một cách đủ đây trước khi viết thành thơ. Có lẽ vì thế mồ Xuất dương lưu biệt không chỉ chứa đựng một lẽ sống mà trước hết là chứa đựng chân dung một con người một con người lỗi lạc, kiệt xuất: Hai câu đề: Tài liệu chia sẻ tại Làm trai phải lạ ở trên đời,

20 Há để càn khôn tự chuyển dời. Tôi không nghĩ chữ lạ trong bản dịch này đã thể hiện được hết cái tinh thần của chữ kì. Bởi chữ kì muốn nói đến cái điều: làm trai phải làm được những điều kì lạ, kiệt xuất, phi thường. Một mình chữ lạ không tải hết ý của Phan tiên sinh. Tôi cũng không nghĩ rằng người dịch dùng ba chữ "ở trên đời là đã diễn được thực ýcủa nguyên tác. Đời là một không gian tưởng là rộng nhưng hóa ra lại hẹp, bởi nó có xu hướng co vào cái phạm vi của thế giới người thôi. Trong nguyên văn, Phan Bội Châu không dùng những chữ ấy. Chỉ đến câu thứ hai ta mới thấy yêu tố không gian xuất hiện. Và lập tức bậc tu mi nam tử theo quan niệm của Phan Sào Nam đã hiện ra trong tương quan kì vĩ nhất: không gian vũ trụ. Đấng nam nhi sinh ra ở trong vũ trụ này là đối mặt với càn khôn (trời đất), nghĩa là với tất cá những gì lớn lao nhất trong vũ trụ này, chứ không riêng gì thế giới người. Vậy là ngay từ hai câu đề, hình ánh khái quát về một bậc hào kiệt đã hiện lên đầy ấn tượng: Đó không phải là kẻ sống thụ động phó mặc đường đời mình cho trời đất, và cũng không phó mặc cõi đời này cho sự xoay vần của trời đất. Đấng nam tử phải là người chủ động đổi thay cả càn khôn. Cái chí dọc ngang trời đất, chọc trời khuấy nước, cải tạo vũ trụ đó mới là điều xứng với một đời làm nam nhi. Quan niệm con người của Phan Bội Châu ở đây là quan niệm con người vũ trụ rất quen thuộc của văn chương Nho giáo trung đại. Nếu hai câu đề gợi ra hình ảnh nam tử trong không gian kì vĩ, thì hai câu thực đã phát triển hình ảnh ấy trong một chiều kích khác: thời gian. Thời gian ở đây cũng là thời gian thuộc tầm cỡ vĩ mô: Trong khoảng trăm năm cần có tớ, Sau này muôn thuở há không ai? Ở câu đề tuy khẩu khí cá nhân đã rõ, nhưng quan niệm vẫn là quan niệm chung. Đến đây thì con người cá nhân Phan Bội Châu đã xuất hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Ông đã ý thức về vai trò lịch sử của mình thật kiêu hùng đầy tự tôn, tự tin. Mình phải trở thành một nhân vật không thể thiếu trong cái khoảng thời gian một trăm năm nay. Nói một cách khác, ông tự lĩnh nhận sứ mạng của mình: một con người cần thiết của thế kỉ. Đối diện với càn khôn, đối diện với cả thế kỉ, tầm vóc của bậc nam tử này thật là tầm vóc vũ trụ. Không phải ông muốn chiếm lấy một chỗ đứng trong thời gian như một kẻ vĩ cuồng háo danh. Mà chính là làm nên cái việc trọng đại, kiệt xuất là xoay chuyển càn khôn để làm đổi thay bộ mặt của thế kỉ. Chữ tớ là cách dịch thoát của chữ ngã (tôi). Dù dịch là tôi, là ta, là tớ thì ngã vẫn cứ là cái ý thức mãnh liệt về cá nhân mình trên cõi thế gian này. Hình ảnh tác giả hiện ra trong mênh mông thời gian, lồng lộng không gian như thế là một vẻ đẹp cá nhân thật nguy nga tráng lệ. Phải thấy rằng, ít có ai đã tự họa mình trong một không gian và thời gian hoành tráng như vậy! Dầu sao trong bốn câu đầu này mới nói đến điều phải lạ, mà chưa nói rõ việc lạ cần làm là gì! Bốn câu tiếp theo sẽ dần dần làm sáng lên điều đó. Hai câu luận là một sự nhìn nhận phi thường: Tài liệu chia sẻ tại Non sông đã chết sống thêm nhục,

21 Powered by TCPDF ( Hiền thánh còn đâu học cũng hoài Câu trên khẳng định: Non sông đã chết! Khi chủ quyền đã về tay kẻ ngoại bang, thì non sông đã chết. Sống mà không có quyền làm chủ là sống nhục. Bốn chữ Giang sơn tử hĩ chất đầy đau đớn và phẫn uất. Câu dưới tiếp tục Hiền thánh đã vắng bóng thì có đọc sách cũng ngu thôi! Tất cả là những lời phủ định dứt khoát, quyết liệt rằng: Còn theo đòi sách vở, còn sống ở trong nước thời buổi này là điều nhục nhã đối với một trang nam nhi. Bởi đó là đã nhắm mắt quay lưng cho càn khôn tự chuyển đi, là phó mặc mình cho đời xoay vần. Tất cả những gì thiêng liêng xứng đáng với một bậc nam tử coi như đã chết. Vì thế mà cần phải có hành động xứng đáng. Hành động xứng đáng, hành động kiệt xuất phi thường ấy bây giờ chính là: Xuất dương. Những câu trên ta thấy cái tôi (ngã) hiện ra trước càn khôn, trước Bách niên trung, Thiên tải hậu những chiều kích vĩ của không gian và thời gian, ở đây, nó tiếp tục được tô đậm bằng: Giang sơn và Thánh hiền". Con người ấy đối mặt với giang sơn đất nước, đối mặt với toàn bộ nền học vấn. Cho nên, càng về sau chân dung của con người ấy, cái tôi ấy càng sắc nét với tất cả những gì lớn lao nhất. Cái không gian duy nhất có thể chứa đựng được con người ấy là vũ trụ. Đến hai câu kết thì những nét bút kì vĩ cuối cùng đã hoàn thiện hành động kiệt xuất của một cuộc đời kiệt xuất: Muốn vượt biển Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. Sáu câu trên gợi ra những nghĩ suy, những lựa chọn, những chuẩn bị trong tâm lí, trong tư tưởng của một con đại bàng. Ở hai câu này, chúng ta thấy con đại bàng ấy đang tung đôi cánh mênh mông của mình bay thẳng ra trùng dương, đối mặt với hết thảy những giông tố bão bùng. Câu thơ gợi ta nhớ đến tư thế của con chim lớn trong thư Quận He: Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán, Phá vòng vây bạn với Kim ô. Nhưng câu thơ của Phan Bội Châu không còn là một hình ảnh ước lệ nữa. Bởi phong trào Đông du mà ông là người chủ trương, bởi việc xuất dương mà ông là người khởi sự chính là những hành động phi thường của những bậc trượng phu sẵn sàng ném đời mình vào muôn trùng sóng bạc ra khơi tìm đường làm sống lại giang sơn đã chết, tìm cách xoay chuyển càn khôn. Bài thơ kết bằng câu thơ đầy hùng tâm tráng chí mà câu thơ dịch chưa thể chuyền tải hết được: Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. Như vậy, làm trang nam nhi không phải là bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân. Mà cá nhân ấy phải làm nên việc phi thường, ấy là việc kinh bang, tế thế, cứu dân cứu nước. Khát vọng sống cao cả của Phan Bội Châu ở đây, một lần nữa, giúp ta hiểu được cái Tài cốt liệu cách chia vĩ sẻ đại tại của con người kiệt xuất này.

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Author : vanmau Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn - Bài làm 1 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là vị anh hùng dân tộc văn võ toàn tài.tên tuổi ông

Chi tiết hơn

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Author : vanmau Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Bài làm 1 Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Author : vanmau Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài Bài làm 1 Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm tiêu biểu

Chi tiết hơn

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến Author : vanmau Bài văn hay phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến DÀN BÀI 1.Mở bài Hướng dẫn - Nguyễn Du đã có hai câu thơ khái

Chi tiết hơn

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Author : vanmau Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Bài làm 1 Trần Tế Xương ( hay Tú Xương) và Nguyễn Khuyến

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Author : Hồng Thắm Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên - Bài làm 1 Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10 Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Bài làm 1 Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Author : vanmau Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Bài làm 1 Vào nửa đầu thế kỉ thứ mười tám, xã hội phong kiến nước ta rơi

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? - Văn mẫu lớp 9 Author : Kẹo ngọt Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Thuyết minh về truyện Kiều

Thuyết minh về truyện Kiều Thuyết minh về truyện Kiều Author : binhtn Thuyết minh về truyện Kiều - Bài số 1 Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong thế kỷ XIX. Truyện Kiều của ông là đỉnh cao chói lọi và niềm tự hào lớn của

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Bài làm Làng quê chìm trong ko

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T NHỮNG MẢNH TRỜI KHÁC BIỆT 15. Tháng Sáu 2012 by tiengquehuong in KÝ SỰ- PHÓNG SỰ- HỒI KÝ, TIỂU THUYẾT- TRUYỆN NGẮN. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19.06.2012 xin giới thiệu đến các bạn

Chi tiết hơn

http:

http: www.talawas.org về trang chính tìm OK (dùng Unicode hoặc không dấu) tác giả: A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z Văn học Văn học Việt Nam Loạt bài: Hồ sơ Nhân văn-giai phẩm 1 2 3 4

Chi tiết hơn

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Author : vanmau Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm Bài làm 1 Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là

Chi tiết hơn

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương - Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Author : hanoi Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài

Chi tiết hơn

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 5-8-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Author : vanmau Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Bài làm 1 Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Ngữ Văn 9 Author : vanmau Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Ngữ Văn 9 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Hướng dẫn Đề bài: Phân tích đoạn thơ từ Nào đâu những

Chi tiết hơn

Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi

Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi Author : Ngân Bình Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi DÀN BÀI 1.Mở bài Hướng dẫn - Giới thiệu

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Nghị luận về thời gian

Nghị luận về thời gian Nghị luận về thời gian Author : elisa Nghị luận về thời gian - Bài số 1 Đoạn thơ này là những dự cảm về sự tàn phai của thời gian, tuổi trẻ, đời người: "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 12 Chương 53 Chăn Cuối cùng đêm nay Mục Nhạc đúng giờ đưa Diệp Dung trở về tuy rằng thời điểm đưa đến dưới ký túc xá vẫn lưu luyến không rời như cũ, nhưng đáy mắt lại phá lệ mang theo vài phần mỹ

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 5 Chương 17 L Lúc ăn cơm chiều, chị dâu anh cứ luôn luôn trừng mắt với em á!" Tư Đồ Tĩnh bước vào phòng, Hồng Diệp liền mãnh liệt lay lay cánh tay anh, bắt đầu lải nhải tố cáo, muốn anh tin lời mình

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi) - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) - Văn mẫu lớp 8 Author : Nguyễn Tuyến 1 Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột - dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm

Chi tiết hơn

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Author : vanmau Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Bài làm 1 Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Cho hay thiên địa chí công, Dữ lành báo ứng vô cùng

Chi tiết hơn

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III: PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ ÁP DỤNG TÀI HÙNG BIỆN TRONG

Chi tiết hơn

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng Author : binhtn Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng - Bài số 1 Phân tích 13 câu thơ đầu bài Vội Vàng của Xuân Diệu cho con người ta thấy được: Thời gian là một cái

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò - Bài làm 1 Tình yêu là vấn đề của muôn đời. Từ xa xưa đến mai sau, có lẽ nhịp đập

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc THIỀN TÔNG TRỰC CHỈ A. MẬT TRUYỀN THAM THIỀN YẾU PHÁP Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như

Chi tiết hơn

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần Quang Hải, sân khấu cải lương được hình thành từ năm

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11

Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia – Bài tập làm văn số 4 lớp 11 Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia - Bài tập làm văn số 4 lớp 11 Author : hanoi Phân tích nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng

Chi tiết hơn

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Author : vanmau Bạn học sinh nào chưa nhớ được cốt truyện của các tác phẩm văn xuôi lớp 12 thì tham khảo bài viết sau nhé. 1. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Author : Kẹo ngọt Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi - Bài làm 1

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Author : vanmau Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Bài làm 1 Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền

Chi tiết hơn

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh   Hệ Thống Chùa Tầ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Email: chuatamnguyen@yahoo.com Hệ Thống Chùa Tầm Nguyên: www.hethongchuatamnguyen.org Chí Tâm Quy

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về bố của em - Văn mẫu lớp 7 Author : Kẹo ngọt Cảm nghĩ về bố của em - Bài làm 1 Chiều nay cơn mưa rào chợt đến, thì thào rót vào tai những điệu buồn thôn dã, khiến lòng tôi nhớ về người cha nơi

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9 Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Văn hay lớp 9 Author : vanmau Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Bài làm 1 Phạm Tiến Duật là một trong những

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Bài làm Đầu năm 1948 Chính Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trãi nghiệm thực

Chi tiết hơn

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" Author : elisa Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" - Bài số 1 Yêu thương, đoàn kết có thẻ xem là sức mạnh, là một truyền thống vốn có của người Việt

Chi tiết hơn

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Quyển Một...01 - Quyển Hai...11 - Quyển Ba...23 - Quyển Bốn...37 - Quyển Năm...50 - Quyển Sáu...62 - Quyển Bảy...81 - Quyển Tám...90 - Quyển Chín..102 - Quyển Mười..113 KINH THỦ LĂNG NGHIÊM Thích Duy

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Author : elisa Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu - Bài số 1 Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277 Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277 Ngày 20 tháng 9 năm 1976 Được thư anh - lá thư đầu tiên sau một năm hơn anh vào trại cải tạo- em tưởng chừng như mình sống trong cơn mơ. Tình yêu và nỗi nhớ trầm ngâm trong

Chi tiết hơn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích trong bài «Kinh Hạnh Phúc» mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ có cảm nhận tha thiết về hình ảnh người lính trong

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12 Phân tích bài thơ "Đàn ghi-tar của Lor ca" của Thanh Thảo - Văn hay lớp 12 Author : Hồng Thắm Phân tích bài thơ "Đàn ghi-tar của Lor ca" của Thanh Thảo - Bài làm 1 Thanh Thảo là nhà thơ có tiếng nói riêng,

Chi tiết hơn

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn Author : vanmau cây và Uống nước nhớ nguồn Bài làm 1 Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9 Phân tích bài thơ Ánh trăng - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích bài thơ Ánh trăng - Bài số 1 Nguyễn Duy một nhà thơ có biết bao nhiêu tình thương mến. Như chúng ta đã biết thì trong chiến tranh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM LỜI NGUYỆN THỨ MƯỜI TÁM CỦA ĐỨC PHẬT A ĐI ĐÀ TỲ KHEO THÍCH TUỆ HẢI Viet Nalanda Foundation 2563 PL 2019 DL 1 MỤC LỤC I. DẪN KHỞI... 7 II. ĐI TÌM ĐÚNG ĐỊA CHỈ CỦA TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC... 13 1. Mười tập nhân

Chi tiết hơn

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy Author : elisa Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Bài số 1 Lúc

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu - Văn mẫu lớp 7 Author : Nguyễn Tuyến Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu - Bài số 1 Trong đời sống tinh thần đa dạng và phong phú của con người thì tình cha con

Chi tiết hơn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY U D AI. PH THAN U (N OC MAT ME. HIÈN) T AI BAN Y eu C`au Pho Bien Rong. Rãi In Lai. Theo An Ban 2011 U D anh may lại: H `ong Lan Tr`ınh bày: H `ong Lan & Tan Hung X ep chũ: H&L TypeSetter D ong tạp: H&L

Chi tiết hơn