Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng"

Bản ghi

1 Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ có cảm nhận tha thiết về hình ảnh người lính trong cuộc chiến tranh gian khổ, nhưng trong đó vẫn là nỗi nhớ da diết về Tây Tiến được khắc họa một cách rõ nét. Từng câu chữ được trao chuốt vừa hào hoa mà cũng thật lãng mạn... Bài văn bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để chúng ta có thể làm sáng tỏ những nỗi nhớ tha thiết về vùng đất thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa thật thanh bình như không hề có chiến tranh của nhà thơ Quang Dũng về Tây Tiến. Dưới đây là tổng hợp các bài bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để các em tham khảo: 1. Bài văn của em Phạm Quang Đăng bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: I. Mở bài Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viêt văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng trước hết ông vẫn là một nhà thơ xuất sắc của thi ca Việt Nam hiện đại, một nhà thơ trưởng thành từ cuộc sống kháng chiến chống Pháp, một hồn thơ phóng khoáng và tâm huyết, một tiếng thơ tinh tế và lãng mạn... Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện tập trung những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến cũng là một trong số những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng hướng về những kỉ niệm không thể nào quên với miền Tây và trung đoàn Tây Tiến. Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng II. Thân bài Trong 14 câu đầu, nỗi nhớ của nhà thơ chủ yếu hướng về chặng đường hành quân gian nan, vất vả của đoàn quân Tây Tiếnqua vùng rừng núi miền Tây. Thông qua những kỉ niệm với thiên nhiên, con người, Quang Dũng đã khắc họa vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của con người chiến binh Tây Tiến. Câu thơ đầu chia thành hai vế trong nhịp ngắt 4-3: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!" Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào của các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa... Đây là dòng sông nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng giữa núi rừng hùng vĩ, hai bên bờ sông còn rải rác mồ của các chiến sĩ Tây Tiến. Vì Tài liệu chia sẻ tại thế, sông Mã là một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, là hình ảnh của thiên nhiên miền Tây;

2 nhưng dòng sông Mã còn là dòng sông gắn liền với chặng đường hành quân của trung đòan, từng chia sẻ và chứng kiến những buồn vui, những mất mát, hi sinh, từng "gầm lên khúc độc hành" tiễn đưa tử sĩ... Sông Mã đựng đầy kỉ niệm về trung đoàn Tây Tiến năm xưa. Hành hương trở về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới sông Mã như một biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ. Bài thơ được viết khi Quang Dũng đang ở Phù Lưu Chanh, xa trung đoàn, xa đồng đội, xa núi rừng miền Tây và dòng sông Mã thân yêu. Nhịp ngắt 4-3 tạo cảm giác như có một phút ngừng lặng để cảm nhận sự trống trải, mênh mông trong thực tại bởi"sông Mã xa rồi...", để sau đó, hiện thực mờ đi, nỗi nhớ ùa vào trong tiếng gọi tha thiết hướng về quá khứ: "Tây Tiến ơi!".tiếng gọi ấy không dừng lại trong câu thơ đầu mà như để ngân nga nỗi tiếp trong vần "ơi" của từ láy "chơi vơi" trong câu thứ hai. Phép điệp vần tinh tế khiến tiếng gọi như âm vang, đập vào vách đá, dội lại lòng người, da diết, bâng khuâng... Sau tiếng gọi ấy, nỗi nhớ ào ạt, trào dâng trong câu thơ tiếp theo: "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi!" Từ "nhớ" điệp lại ở đầu hai vế câu diễn tả một nỗi nhớ day dứt, ám ảnh, không thể nguôi ngoai. Vế đầu của câu thơ xác định đối tượng của nỗi nhớ: "nhớ về rừng núi". Đó là không gian mênh mông của miền Tây với những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... những địa danh vừa gợi lên kỉ niệm về con đường hành quân gian truân, vất vả, vừa gây ấn tượng mạnh mẽ về miền đất heo hút, hoang sơ... Và vì thế, nỗi nhớ không chỉ dừng lại ở "rừng núi", nỗi nhớ còn hướng về những năm tháng quá khứ đầy kỉ niệm và những đồng đội thân yêu nay kẻ còn người mất. Vế sau của câu thơ dành để miêu tả sắc thái của nỗi nhớ. "Chơi vơi" là từ láy vần gợi đọ cao phiêu du, bay bổng, là từ láy thật phù hợp để miêu tả nỗi nhớ hướng về vùng núi cao miền Tây. Hơn nữa, từ láy "chơi vơi" còn gợi cảm giác về nỗi nhớ da diết, mơ hồ, đầy ám ảnh, một nỗi nhớ lơ lửng ăm ắp khôn nguôi. Có thể thấy hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh miền Tây hướng về miền Tây, về trung đòan Tây Tiến, về những năm tháng quá khứ không thể nào quên. a. Kí ức về miền Tây Thông qua những nét vẽ thật tài hoa, vừa chân thực, vừa thấm đẫm chất lãng mạn, Quang Dũng đã làm hiện lên bức tranh của thiên nhiên miền Tây heo hút, hiểm trở nhưng vô cùng hùng vĩ, thơ mộng và xiết bao kì thú. Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức của Quang Dũng chính là màn sương rừng mờ ảo: sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ở Mường Lát... Đó không chỉ là màn sương của thiên nhiên mà còn là màn sương mờ của kỉ niệm, của nỗi nhớ nhung: "Sài Khao sương lấp đòan quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi" Bút pháp hiện thực trong câu thơ trên đã miêu tả một đoàn quân dãi dầu, mệt mỏi, thấp thoáng ẩn hiện trong sương. Nhịp ngắt 4-3 khiến trọng tâm câu thơ rơi và chữ "lấp" - một động từ có sức gợi tả; màn sương rừng miền Tây mênh mông, dày đặc, che kín của một "đòan Tài quân", liệu chia trùm sẻ tại phủ, khuất mờ rừng núi khiến con đường hành quân của chiễn sĩ thêm vất vả, gian lao. Tới câu thơ sau, hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn:

3 đêm sương trở thành "đêm hơi" bồng bềnh; những ngọn đuối soi đường di chuyển dọc theo con đường chiến sĩ hành quân được nhìn thành những đóa "hoa" chập chờn, lung linh, huyền ảo...những thanh bằng nhẹ bỗng trong câu thơ càng làm đậm thêm sự hư ảo của màn sương rừng. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận một cách thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Nhớ đến miền Tây, không thể nào quên được sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của dốc núi. Ba câu thơ tiếp theo đã miêu tả thật sắc nét khung cảnh thiên nhiên hùng vũ và hiểm trở ấy, qua đó làm hiện lên cuộc hành quân gian lao, vất vả, ý chí bất khuất, kiên cường, tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính Tây Tiến. Câu thơ thứ nhất tập trực tiếp miêu tả dốc núi miền Tây trập trùng, hiểm trở: " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm" Sự phối hợp dày đặc của năm thanh trắc đã tạo ra âm hưởng gập ghềnh cho một câu thơ bảy chữ khiến người đọc có thể hình dung ra phần nào cuộc hành quân gian truân, vất vả vô cùng của chiến sĩ Tây Tiến trong một địa hình mà sự hiểm trở được gợi ra ngay trong nhạc điệu của câu thơ. Câu thơ ngắt nhịp 4-3, từ "dốc" điệp lại ở đầu hai vế câu thơ đã thể hiện sự trùng điệp, chồng chất, nối tiếp như tới vô tận của những con dốc, cũng phần nào gợi lên nỗi nhọc nhằn của người lính trên đường hành quân: con dốc này chưa qua, con dốc khác lại đợi sẵn, núi rừng miền Tây như muốn thử thách ý chí, nghị lực của các anh. Sự hiểm trở của dốc núi miền Tây cũng hiện ra trong ý nghĩa tạo hình và biểu cảm của những từ láy "khúc khuỷu" và"thăm thẳm". "Khúc khuỷu" miêu tả sự gồ ghề, gập ghềnh của dốc núi ngay dưới chân chiến sĩ. Còn từ láy "thăm thẳm"lại gợi độ cao hun hút, độ xa vời khi đưa mắt nhìn tiếp con đường hành quân vẫn cheo leo, ngút ngàn như khôn cùng. Con đường lên miền Tây quả là "khó như đi lên trời xanh". Dốc núi miền Tây còn được gợi tả gián tiếp trong câu thơ sau với việc tô đậm ấn tượng về một độ cao chót vót: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời" Từ láy "heo hút" vừa gợi cao, vừa gợi xa, vừa gợi vắng được đảo lên đầu câu như để nhấn mạnh sự hoang sơ, xa vắng, thăm thẳng như vô tận của dốc núi miền Tây trong cảm nhận của chiến sĩ Tây Tiến - những chàng trai đến từ thủ đô hoa lệ. Còn "cồn mây" lại là một ẩn dụ đặc sắc cho thấy mây núi miền Tây bồn bề, chồng chất, dựng lên thành dốc, thành cồn; từ đó câu thơ gián tiếp cho thấy dốc núi miền Tây cao đến mứa con đường như lấn vào mây, mây bao phủ đường lối, mây mờ mịt trập trùng, mây khiến con đường hành quân của chiến sĩ càng thêm cheo leo, hiểm trở, hoang vu. Vế sau của câu thơ cũng tiếp tục gợi tả độ cao của dốc núi khi người lính như đi trong mây, mũi súng như chạm tới đỉnh trời. Đó là một cảm nhận có thực của thị giác khi những người lính hành quân trên dốc núi miền Tây, địa hình heo hút, hiểm trở, làm tăng thêm những vất vả, gian truân cho người lính. Nhưng bằng cách nói tếu táo, hóm hỉnh đầy chất lính trong hình ảnh nhân hóa "súng ngửi trời", Quang Dũng đã cho thấy tâm hồn trẻ trung của những người lính phong trần coi thường gian lao, vất vả. Có nhà thơ đã cho rằng hình ảnh "súng ngửi trời" là "trung tâm hùng tráng của bức tranh hiểm trở, bởi ở chỗ cao ấy, có con người". Và do vậy, câu thơ không chỉ gợi lên sự hiểm trở của dốc núi, sự tươi trẻ, lạc quan của chiến sĩ Tây Tiến, tứ thơ còn khiến các anh hiện ra trong dáng vẻ Tài ngang liệu chia tàng, sẻ tại kiêu dũng của những chàng trai chinh phục độ cao. Dốc núi lại tiếp tục được miêu tả trong một nét vẽ sắc sảo và gân guốc:

4 "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" Điệp ngữ "ngàn thước" là một ước lệ nghệ thuật có tính định lượng, khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh, kì thú của núi rừng miền Tây. Yếu tố tương đồng của điệp ngữ "ngàn thước" và tính chất tương phản của các động từ "lên - xuống"trong hai vế câu đã tạo ra cảm giác về một nét gập đột ngột, dữ dội cho câu thơ, cũng là cách để nhà thơ gợi tả thật tài hoa độ của của dốc, độ sâu của vực: bên này đường lên núi dựng đứng, vút cao; bên kia vực đổ xuống hun hút, hiểm trở. Trong cả ba câu thơ đặc bịêt giàu tính tạo hình và biểu cảm, dốc núi miền Tây được miêu tả hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng đều khắc họa được đồng thời cả sự hiểm trở lẫn vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú. Thông qua bức tranh thiên nhiên, có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn của những người lính Tây Tiến: họ lạc quan, mạnh mẽ, coi thường mọi gian truân, vất vả; những thử thách của thiên nhiên chỉ càng làm rõ hơn ý chí, sức mạnh, tâm hồn trẻ trung và tư chất nghệ sĩ của họ. Sau những câu thơ hun hút, nhọc nhằn miêu tả dốc núi, câu thơ tả mưa miên man trong bảy thanh bằng, cùng với rất nhiều âm tiết mở; câu thơ đã gợi tả một không gian mênh mang, dàn trải, nhạt nhòa trong mưa: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" Hình ảnh "mưa xa khơi" có thể coi là một ẩn dụ cho thấy cả thung lũng mờ mịt như loãng tan trong miền mưa, không gian bỗng như mênh mang, xa vời hơn... Sau những chặng đường hành quân gian khổ, người lính như đang dừng chân đâu đó, đưa mắt nhìn cả núi rừng chìm trong mưa. Ánh mắt những người lính xa nhà bâng khuâng hướng tới những ngôi nhà bồng bềnh, thấp thoáng, ẩn hiện trong màn mưa hư ảo... Sắc thái phiếm chỉ khiến cụm từ "nhà ai" trở nên mơ hồ, xa xăm. Sắc thái nghi vấn lại gợi nỗi trăn trở trong lòng người. Cả câu thơ chỉ có duy nhất tiếng "nhà" mang thanh huyền như một thoáng trầm lắng, suy tư để rồi sau đó, tất cả những thanh không chơi vơi trong nỗi nhớ. Giữa mưa rừng buốt lạnh, giữa núi rừng mênh mông, hình ảnh ngôi nhà gợi cảm giác ấm áp, nhớ nhung dễ làm xao xuyến lòng người xa quê. Núi rừng miền Tây tiếp tục được miêu tả trong những nét vẽ đầy ấn tượng: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người" "Thác gầm thét" và "cọp trêu người" là hai hình ảnh nhân hóa thể hiện sự dữ dội, hoang sơ đầy bí hiểm của núi rừng miền Tây. Bút pháp đối lập của cảm hứng lãng mạn được sử dụng trong phép đối thanh rất tinh tế ở hai câu thơ này. Nếu câu trên có các tiếng "thác", "thét" mang thanh trắc ở âm vực cao thì câu dưới là các tiếng "Hịch", "cọp" cũng mang thanh trắc nhưng lại thuộc âm vực thấp. Và có thể thấy những dấu sắc trong câu trên như gợi âm thanh của tiếng thác nước man dại ở vòm cao thăm thẳm; những dấu nặng liên tiếp trong câu thơ dưới lại như một phỏng tiếng bước chân nặng nề của thú dữ, gợi ra cái thâm u, bí ẩn đầy đe dọa ở vòm tối thấp của núi rừng. "Chiều chiều" và "đêm đêm" là những trạng ngữ chỉ dòng thời gian tuần hòan, miên viễn, vĩnh hằng. Những sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp đã ngự trị núi rừng miền Tây không phải Tài một liệu chiều, chia sẻ một tại đêm mà là "chiều chiều - đêm đêm" - sự ngự trị muôn đời! Nhưng cũng chính điều này lại càng khiến chân dung người chiến sĩ Tây Tiến thêm hào hùng, mạnh mẽ: họ đã

5 hành quân qua những vùng đất hoang sơ, dữ dội, vắng bóng con người, những vùng đất tưởng như chỉ là vương quốc riêng của heo hút mây trời, của rừng thiêng nước độc; vùng đất ấy nay đã in dấu chân của những người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm trong đoàn quân Tây Tiến. b. Kí ức về người lính Tây Tiến trên đường hành quân Sự vất vả, gian truân cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn người lính Tây Tiến đã ít nhiều thể hiện trong những câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên miền Tây và hành trình qua miền Tây, ngòai ra còn có những câu thơ trực tiếp miêu tả hình ảnh người lính cũng như những kỉ niệm của họ trong chặng đường hành quân. Trước hết là một kí ức sâu đậm của Quang Dũng về hình ảnh một người chiến sĩ Tây Tiến trên đường hành quân: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời!" Từ láy "dãi dầu" đã thể hiện tòan bộ những vất vả, nhọc nhằn của các anh khi hành quân qua miền Tây, khi vượt qua những núi cao, vực sâu, thác ghềnh dữ dội, vượt qua những nắng mưa, sương gió miền Tây... Hai câu thơ tựa nhưa một bức kí họa đầy ấn tượng về người lính Tây Tiến. Có thể hiểu đây là hình ảnh người lính phong trần buông mình vào giấc ngủ hiếm hoi trong phút dừng chân, một giấc ngủ mệt nhọc nhưng vô tư, trẻ trung. Cũng có thể hiểu đây là câu thơ miêu tả một thực tế đau xót trên chiến trường khi người lính kiệt sức gục ngã không thể bước tiếp cùng đồng đội. Tuy nhiên có thể thấy người lính gục xuống khi đang đi giữa hàng quân nhưng "súng mũ" vẫn bên mình. Như vậy là dù không vượt qua được khó khăn nhưng các anh cũng không thóai lui, chùn bước, không đầu hàng khó khăn, không rời bỏ đội ngũ. Và nhất là với cách diễn đạt chủ động trong hai cụm từ "không bước nữa" và "bỏ quên đời", Quang Dũng đã làm hiện lên sự kiêu bạt, ngang tàng của những chiến binh dãi dầu mưa nắng. Hiện thực khắc nghiệt của chiến tranh đã được Quang Dũng biểu hiện bằng cách nói thật lãng mạn góp phần tô đậm vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến, qua đó nhà thơ đã làm hiện lên không phải khó khăn mà là tinh thần dũng cảm vượt lên trên khó khăn của những người chiến sĩ, kiên cường đối diện với mọi gian truân, thử thách. Con đường hành quân của chiến sĩ Tây Tiến không chỉ có gian truân thử thách,vất vả mà còn có cả những kỉ niệm ngọt ngào, thắm thiết ân tình; miền Tây không chỉ có núi cao rừng sâu, mà còn có những bản làng nên thơ mới khói lam chiều ấm áp quyện bên sườn núi, có hương thơm quyến rũ của xôi nếp nương và nhất là có những sơn nữ tình tứ và xinh đẹp: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Hai câu thơ là những cụm từ ngũ đã được xóa bỏ các yếu tố kết nối để thành một tập hợp những ấn tượng sâu đậm còn lại trong tiềm thức,trong nỗi nhớ của thi nhân. Đó là những ấn tượng của thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác về cảnh và tình miền Tây. Mở đầu bằng cụm từ "nhớ ôi", câu thơ đã bộc lộ cảm xúc nhớ nhung dâng trào mãnh liệt. Sau những chặng đường hành quân giữa mưa rừng buốt lạnh, giữa núi cao vực sâu, giữa những tiếng chân thú rừng rình rập đầy đe dọa..., phút dừng chân bên một bản làng miền Tây với bát cơm nếp mới Tài thơm liệu chia ngào sẻ ngạt, tại cùng làn khói bếp ấm áp mỏng manh vương vấn đã đem đến cho các chiến sĩ cảm giác thanh bình thật hiếm hoi, quí giá trong chiến tranh. Giống như âm thanh tiếng gà

6 trưa trên đường hành quân cảu anh chiến sĩ trong bài thơ của Xuân Quỳnh, hương thơm bát xôi nếp đầu mùa ở Mai Châu sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên về tình quân dân ấm áp trong đời người lính. Câu thơ "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" gợi ra nhiều cách hiểu. Có thể hiểu các chiến sĩ Tây Tiến dừng chân ở Mai Châu giữa mùa lúa chín, đón nhận bát xôi ngào ngạt hương nếp đầu mùa từ bàn tay dịu dàng của cô gái miền Tây. Cũng có thể hiểu những câu thơ theo một nét nghĩa lãng mạn từ hai chữ "mùa em". Người ta thường chỉ nói về mùa hoa, mùa quả...đó là thời điểm căng tràn, sung mãn, đầy ắp sắc hương của hoa trái... Quang Dũng đã tạo ra một nét nghĩa mới mẻ, táo bạo và thật đa tình trong tập hợp "mùa em" khiến cho Mai Châu không chỉ là một địa danh gắn với kỉ niệm thơm thải của xôi nếp đầu mùa, của tình yêu quân dân sâu nặng; Mai Châu còn gợi nhớ tới hình ảnh những cô gái miền Tây duyên dáng. Có người lính nào quên được giây phút dừng chân ở Mai Châu, khi nồng ấm xung quanh các anh là dân làng, là các sơn nữ sóng sánh ánh mắt, rạng ngời nụ cười, nồng nàn hương sắc...những thanh bằng trong câu thơ đã gợi tả tình tế cảm giác bồng bềnh, xao xuyến tới ngất ngây, đê mê trong tâm hồn những chàng trai Hà Thành hào hoa, lãng mạn. III. Kết bài Với sự kết hợp uyển chuyển giữa bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, giữa chất họa và chất nhạc, 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đã tái hiện sinh động và gợi cảm về vùng đất miền Tây hiểm trở, khắc nghịêt mà thơ mộng, kì thú gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến. Qua những kỉ niệm hiện lên trong nỗi nhớ da diết về quá khứ, Quang Dũng đã thể hiện chân thức bức chân dung của những người lính Tây Tiến kiêu dũng và hào hoa, góp phần làm đậm thêm cảm hứng chủ đạo cho bài thơ Bài 2. Bài văn của em Nguyễn Thu Huyền bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Lâu nay, nhiều người khi tiếp xúc với Tây Tiến của Quang Dũng thường bị mê hoặc bởi một âm điệu lạ lùng. Chỉ phần đầu của bài thơ thôi, cảm xúc về một thế giới Tây Tiến đã mở ra, rồi đóng lại mãi: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Phải chăng thế giới ấy đã chiếm một vị trí riêng có, duy nhất trong lòng nhà thơ khiến người Tây Tiến Quang Dũng không thể nào quên? Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Tây Tiến mở đầu bằng một tiếng kêu có phần thảng thốt, buộc miệng mà kêu: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Tài Liền liệu chia sau đó sẻ tại là nỗi nhớ. Nỗi nhớ tràn về, bất chợt và ào ạt, đến nỗi không còn hiện tại. Con người chìm đắm trong quá khứ, sống với thời đã qua. Và thơ, đã hiện tại hóa cái thời đã mất

7 ấy, biến nó hiển hiện trước mặt. Khả năng hiện thực hóa của thơ mạnh đến nỗi nếu ngắt đi hai câu đầu và hai câu cuối của đoạn thứ nhất, người ta nghĩ mình đang sống với Tây Tiến: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhưng thực ra, đó là hiện thực qua nỗi nhớ, hiện tại trong hoài niệm. Trong tình cảm của con người, buồn, nhớ là những tâm trạng phức tạp, nhiều cung bậc nhất. Khi nhớ, người ta thường rơi vào trạng thái đặc biệt khôn tả, nhiều khi không rõ ràng, mất cả định hướng. Trong bài thơ Việt Bắc, một loại trữ tình tiêu biểu của Tố Hữu và của cả nền thơ kháng chiến chống Pháp, nhưng vẫn có những câu lạ kỳ : Tiếng ai thiết tha bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi hoặc: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương Song, đấy là những câu thơ diễn tả rất đúng tâm trạng con người. Ở Quang Dũng, đó là nỗi nhớ chơi vơi, nỗi nhớ khiến lòng người hóa thành chông chênh, bồng bềnh, lơ lửng. Khi đã chơi vơi thì khoảng cách không gian như xích lại gần, thời gian đồng hiện. Vì thế, trong một đoạn thơ không dài (14 câu) nhưng xuất hiện hàng loạt địa danh: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu và có lẽ còn nhiều địa điểm vô danh khác: dốc khúc khuỷu; dốc thăm thẳm; heo hút cồn mây; ngàn thước lên cao; ngàn thước xuống; gục lên súng mũ Nếu kể các địa danh ở những khổ thơ còn lại, Tây Tiến có thể là bài thơ có nhiều địa danh vào bậc nhất. Chắc chắn, các địa danh, địa điểm ấy phải ở rất xa nhau. Các sự kiện (xảy ra trong từng thời gian) cũng ào ạt xuất hiện: sương lấp, hoa về, mưa xa khơi, thác gầm thét, cọp trêu người, cơm lên khói Lẽ dĩ nhiên, trong thực tế các sự kiện không thể xảy ra cùng một lúc. Nhưng trong nỗi nhớ Tây Tiến, nó ùa về, đồng hiện và tràn ngập hồn người. Và, thật kỳ diệu, quá khứ không mất đi mà nguyên vẹn cả hình hài, vóc dáng. Với Quang Dũng, một người Tây Tiến, đã sống với Tây Tiến lần thứ mấy. Còn với những ai, không phải người Tây Tiến, qua thơ, Tây Tiến như đang hiển hiện. Tố Hữu từng nói, văn học giúp con người sống cuộc đời khác nhau là như vậy! Ở trên, mói chỉ nói đến cái thế, cái uy của nỗi nhớ Tây Tiến. Bây giờ, nói rõ hơn về hiện thực mà nỗi nhớ ấy đã kéo về. Đầu tiên là cảnh vật, thiên nhiên vùng Tây Bắc mà ngay từ đầu tác giả đã định danh: rừng núi, tức là một không gian rộng lớn, ngút ngàn. Ở đó, có sương khói lấp cả bóng người, có đèo dốc khúc khuỷu, có vực sâu thăm thẳm, có cồn mây heo hút, có gió mưa mịt mù Rõ ràng là một địa hình phức tạp với khí hậu nghiệt ngã, đúng là nơi chốn người xưa thường nói: ma khiêng nước độc! Nhưng với nhiều tâm hồn lãng mạn, dũng mãnh, ưa khám phá thiên nhiên ấy có lẽ khá kỳ vĩ, thậm chí đẹp nữa. Vả lại, vùng đất ấy còn có hoa về trong đêm hơi, có bóng nhà thấp thoáng mưa xa khơi, có mùi thơm ấm nồng của nếp xôi. Cảnh vật Tài thiên liệu chia nhiên sẻ tại kỳ vĩ, mới lạ nhưng hấp dẫn lòng người. Nếu bài thơ dừng lại ở câu Mai Châu mùa em thơm nếp xôi hoặc tiếp tục phát triển theo hướng đó thì bảo đây là bài thơ thơ đường

8 rừng cũng chẳng sai. Có lần, Quang Dũng tâm sự, hồi còn đi học, nhà thơ rất say mê Thơ mới. Trong số các nhà thơ mới, Thế Lữ là người ông thích hơn cả, đặc biệt bài thơ Nhớ rừng, bởi chất tâm trạng sơn dã của nó. Nhà thơ còn nói: Tôi mô tả trong bài thơ Tây Tiến rất thực, có pha chút âm hưởng Nhớ rừng của Thế Lữ và sau vô tình tôi mới nhận ra Nhưng đây không phải là thơ đường rừng mà là thơ về anh bộ đội ở trong cuộc đời thực. Khi nhớ về rừng núi cũng là nhớ về nơi chốn, con đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, nhớ về người Tây Tiến. hình bóng đoàn quân ấy thấp thoáng từ xa, trong sương mù lấp kín rồi hiện dần lên trong cuộc chinh phục địa hình: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Cái hay của khổ thơ là nói về địa hình trắc trở, không một ngôn từ nào chỉ người (trừ đại từ ai chỉ nơi xa) nhưng bóng dáng con người vẫn hiện ra. Hơn nữa, đó là cuộc hành quân khó khăn, đầy thử thách. Đọc đoạn thơ, người ta không chỉ hình dung từng bước đi khó khăn mà cả hơi thở gấp gáp, mệt mỏi lẫn thế đứng chênh vênh của người vượt dốc. Xưa nay, nhiều người khi phân tích đã chỉ ra rất đúng sự khó khăn của địa hình đối với người lính Tây Tiến trên đường hành quân: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Ở câu thơ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống có sự cân đối giữa chiều cao và chiều sâu: lên hay xuống đều ghê gớm cả! Song, cấu trúc ba câu thơ này còn nhiều đặc biệt hơn nữa, không hẳn là sự đối xứng mà là sự gia tăng, chất chồng: Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây / súng ngửi trời Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống Đối với người lính Tây Tiến, đường hành quân còn gian nan cứ dài lên mãi và con người cứ phải vượt lên, cứ phải đi tới. Điều lạ là họ không bị địa hình quái ác ấy khuất phục. Phút giây ngắm nhìn Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi càng chứng tỏ là những người băng rừng vượt dốc, nhưng không bị gian nan đè chặt tâm hồn, con đường không biến thành nỗi sợ hãi. Bởi vậy, đoạn thơ kế tiếp nêu lên những thế lực khác vây lấy người lính Tây Tiến mà chẳng ai sợ hãi: Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người. Có lẽ, nỗi sợ hãi được thay thế bằng sự tò mò, khám phá. Nên nhớ, những thập niên 30, 40 của thế kỉ trước, nhiều thanh thiếu niên Việt Nam rất thích phiêu lưu, mạo hiểm, thích rày đây mai đó để thoát khỏi cuộc sống chật hẹp, nhàm chán. Trước năm 1945, Quang Dũng đã là người như thế. Còn nhiều anh bộ đội Tây Tiến vốn là các chàng trai của đất Hà thành. Ở môi trường mới, hoàn cảnh mới, những nét tính cách kia vẫn còn chăng? Và một khi được khám phá cái mới lạ, dù nguy hiểm con người vẫn thích thú hơn là sợ hãi. Nếu hiểu như vậy thì hai câu thơ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ Tài quên liệu chia đời! sẻ Không tại nên cho đấy là cái chết như có người đã phân tích. Hiểu đó là những phút giây mệt mỏi (vì dãi dầu) người lính tạm dừng bước trên đường hành quân sẽ phù hợp hơn.

9 Powered by TCPDF ( Cũng có thể hiểu thêm, gốc gác lính Tây Tiến là những chàng trai Hà Nội nên cốt cách đôi khi kiêu bạc, bất cần đời, bạ đâu nghĩ đó, không như người lính trong Đồng chí của Chính Hữu hay Nhớ của Hồng Nguyên. Vả lại, đây chưa phải là lúc Quang Dũng nhớ về người lính Tây Tiến với những hi sinh, mất mát như ở đoạn thơ cuối. Càng không thể cho đây là cái chết bởi hai câu thơ liền kề, kết thúc một trường đoạn hoài niệm, là hình ảnh rất thi vị: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Câu thơ diễn tả khung cảnh thật thanh bình, dường như không hề có chiến tranh. Đó là những khoảnh khắc có thật, dù ít ỏi đi chăng nữa, trên đường hành quân khắc nghiệt của đoàn quântây Tiến. Thời gian càng lùi xa, càng phủ lên làn khói cơm chiều ấy vẻ đẹp của sự bình yên và thân thuộc, càng gây thêm mùi nhớ của hương vị nếp xôi thơm nồng. Câu thơ trên với ba vần trắc: nhớ, Tiến, khói như chạm khắc làn khỏi cơm chiều vào bầu trời ký ức. Câu thơ thứ hai hầu hết là vần bằng (chỉ có một vần trắc: nếp) lại đưa đẩy, khuyếch tán cái vị ngọt ngào ấy vào sâu tâm hồn con người. Câu thơ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi cũng có một từ đặc biệt: mùa em. Khi tiếp xúc với Tây Tiến, ai cũng thừa nhận chính từ ấy đã làm cho câu thơ trở nên lạ lùng và khó hiểu! Chắc là trước Quang Dũng chưa ai sử dụng từ Mĩ đó. Điều mà mọi người đều thừa nhận là khi đã trở thành anh Vệ quốc quân, nhà thơ của chúng ta vẫn là chàng trai hào hoa và lãng mạn. Ở bài thơ viết năm 1949, sau Tây Tiến một năm, Đôi mắt người Sơn Tây, một bài thơ nói về những mất mát trong chiến tranh còn thảm khốc hơn nhiều, Quang Dũng vẫn còn có những hình ảnh và ngôn từ sang trọng, không kém phần mĩ lệ: Vầng tráng em mang trời quê hương Mắt em dìu dịu buồn Tây phương Chiến tranh không làm mất đi nét hào hoa và lãng mạn ở Quang Dũng. Có lẽ, ở nhà thơ này còn có một thước đo riêng. Đó là thước đo của cái đẹp và từ phía Đẹp. Thiên nhiên, thời gian cũng được nhà thơ đo bằng thước đo ấy. Người đời đã có mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Quang Dũng, với Tây Tiến, có thêm ít nhất một mùa nữa. Mùa ấy có chiều kích ở đôi mắt và tâm hồn của chính thi nhân. Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi thêm nếp xôi là một trường đoạn trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về Tây Tiến. Nỗi nhớ ấy làm hiện lên một vùng đất với thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt, vừa đầy thơ mộng vừa hết sức nguy nan. Nhưng xao động lòng người vẫn là chân dung của Người lính Tây Tiến rất đỗi hào hùng và hào hoa. Cho dù thời gian có biến tất cả trở thành quá khứ nhưng Tây Bắc và người lính Tây Tiến qua thơ Quang Dũng vẫn còn đọng lại mãi. Nguồn: Vietvanhoctro.com Tài liệu chia sẻ tại

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Author : Văn Hòa Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng

Chi tiết hơn

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức TÂY TIẾN - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. - Nắm được những

Chi tiết hơn

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất năm1988. Tên thật là Bùi Dình Diệm, người làng Phượng

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất Author : Thu Quyên Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm Quang Dũng là một trong những nhà thơ đa tài của Việt Nam ta. Không

Chi tiết hơn

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12 Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Bài tập làm văn số 3 lớp 12 Author : hanoi Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Chi tiết hơn

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN Khối: D Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Ở phần cuối đoạn trích Hạnh phúc

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Author : vanmau Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bài làm 1 Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều Author : Kẹo ngọt Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều Những vần thơ của Tố Hữu đã gợi ta nhớ tới Nguyễn Du- đại thi hào

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10 Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Bài làm 1 Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh Author : Kẹo ngọt Bài làm 1 Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Author : Hà Anh Đề bài: Cảm nhận của anh chị về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Bài làm Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chói lọi diệu kì trong vòm trời rực rỡ

Chi tiết hơn

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Author : vanmau Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh Bài làm 1 Hồ Chí Minh là một cái tên mà tất cả con dân Việt Nam đều ghi tạc trong tim với một lòng

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Hướng dẫn Đoạn 3 trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng bắt đầu từ: Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành là những hình ảnh cho thấy những gian khổ, thiếu thốn

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. Còn thì. Nhưng đôi khi Chú rể trẻ cố chống mí mắt trong

Chi tiết hơn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Author : Ngân Bình Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Author : Ngân Bình Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hướng dẫn Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trích trong tập thơ có tựa đề là Thơ Điên

Chi tiết hơn

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12 Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà - Văn hay lớp 12 Author : vanmau Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9 Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Văn hay lớp 9 Author : vanmau Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Bài làm 1 Phạm Tiến Duật là một trong những

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Thạch Lam Author : elisa Thạch Lam - Bài số 1 Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên Author : Hồng Thắm Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên - Bài làm 1 Còn duyên kẻ đón người đưa Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Author : vanmau Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát Bài làm 1 Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ và xa hơn cây cối nơi đây bốn mùa mãi phất phơ cành trước gió

Chi tiết hơn

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hồng Thắm Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân Hướng dẫn Kim Lân là một nhà văn đa tài, bên cạnh đó ông cũng là người

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Ngữ Văn 9 Author : vanmau Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Ngữ Văn 9 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Hướng dẫn Đề bài: Phân tích đoạn thơ từ Nào đâu những

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu Author : Ngân Bình Phân tích bài thơ giục giã của nhà thơ Xuân Diệu Hướng dẫn Sinh ra trên đời là một việc hết sức đơn giản nhưng sống trên đời lại là một

Chi tiết hơn

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu: Biểu Tượng Của Niềm Tin, Tình Yêu Và Hy Vọng - Nghiêm Xuân Cường Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, ngươi ta nhớ đến ngay bản nhạc bất hủ của anh mang tựa đề: "Gọi Người Yêu Dấu".

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY VĂN MẪU LỚP 12: TÂY TIẾN QUANG DŨNG 5 BÀI PHÂN TÍCH KHỔ THƠ CUỐI TRONG BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG BÀI MẪU SỐ 1: Khổ cuối bài thơ, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Vẫn là tiếng lòng rung

Chi tiết hơn

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0 điểm) Câu 1

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân Bài làm Làng quê chìm trong ko

Chi tiết hơn

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là yêu quá là

Chi tiết hơn

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Author : vanmau Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm 1 Trong phòng trào thơ mới,

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11 Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương - Văn mẫu lớp 11 Author : elisa Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương - Bài số 1 Có người nói, nụ cười Nguyễn Khuyến là nụ cười thâm trầm, hóm hỉnh,

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10 Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô - Bài tập làm văn số 2 lớp 10 Author : hanoi thân, thầy cô - Kể lại một kỉ niệm về mẹ Mẹ là gì? Nếu có ai hỏi tôi câu này chắc tôi

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương Author : elisa Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương - Bài số 1 Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Author : elisa Thuyết minh về Phố Cổ Hội An - Bài số 1 Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Author : Thu Vân Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Hướng dẫn Bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu được xem là bài thơ hay nhất với những lời thơ nhẹ nhàng như

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7 Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp - Văn hay lớp 7 Author : Hồng Thắm Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp - Bài làm 1 Vậy là kì I năm học 2012-2013

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : Ngân Bình Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Hướng dẫn Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ có tâm hồn trong sáng, cao thượng. Những bài thơ của bà thường rất đằm

Chi tiết hơn

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Author : vanmau Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận Bài làm 1 Huy Cận là một nhà thơ tên

Chi tiết hơn

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu Author : elisa Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu - Bài số 1 Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Author : vanmau Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Hướng dẫn Đề bài: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay Xem thêm: Suy nghĩ của anh/chị về BỆNH VÔ CẢM

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm Sau khi Thúy Kiều đánh tiếng sẽ

Chi tiết hơn

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Author : vanmau Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Bài làm 1 Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY VĂN MẪU LỚP 12: TÂY TIẾN QUANG DŨNG TUYỂN CHỌN 5 BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG BÀI MẪU SỐ 1: Mở bài: Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Author : vanmau Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12 Phân tích bài thơ "Đàn ghi-tar của Lor ca" của Thanh Thảo - Văn hay lớp 12 Author : Hồng Thắm Phân tích bài thơ "Đàn ghi-tar của Lor ca" của Thanh Thảo - Bài làm 1 Thanh Thảo là nhà thơ có tiếng nói riêng,

Chi tiết hơn

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt? - Khỉ ốm, chỉ có da bọc xương. Thịt khỉ lại tanh, không ai

Chi tiết hơn

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng Author : vanmau Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng Hướng dẫn Đề bài:suy nghi cuả em vê

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Author : Hà Anh Đề bài: Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính Bài làm Thơ Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân. Cuộc sống ở làng quê không gì vui bằng ngày

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 6 Chương 26 Thật Lòng Nhận Con Gái Ngày hôm sau, An Dĩ Mẫn đến vừa đúng lúc, không hổ là ông chủ của 1 trong 100 công ty đứng đầu thế giới, quan tâm đến cả chi tiết nhỏ này khiến người khác sinh ra

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Hướng dẫn Quang Dũng là một nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ,... một nghệ sĩ đa tài với tâm hồn hào hoa, lãng mạn. Cuộc đời thanh xuân của ông gắn liền với cuộc chiến tranh chống Pháp. Mặc dù

Chi tiết hơn

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA ----- VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồng lai láng Kiếp phù sanh đáng chán biết bao, Tấm thân

Chi tiết hơn

36

36 36 Em có phải là chiều thu êm ái Để lòng ta vuơng vấn mỗi chiều Vắng em lòng chạnh cô liêu Ôi xiêm áo và nồng hương tóc rối. Buổi hôm ấy, chiều chưa sụp tối Mà trăng vàng đã tỏa đầu non Xa xa mầu hạ héo

Chi tiết hơn

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết cho đề bài văn Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân - Văn mẫu lớp 12. Dàn ý I. Mở bài - Tác giả Nguyễn Tuân: có phong cách nghệ thuật độc đáo, cái

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích bài thơ Chiều tối Phân tích bài thơ Chiều tối Author : hanoi Phân tích bài thơ chiều tối Hướng dẫn Ban biên tâ p hy voṇg nhưñg baì văn đaṭ điê m cao dươí đây se la nguôǹ thông tin tham khaỏ quy gia đê cać baṇ co thê la

Chi tiết hơn

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng 12 13 năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên Mỹ, có gửi cho tôi 200 đôla Mỹ nhờ tôi chuyển giùm

Chi tiết hơn

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 5-8-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Chi tiết hơn

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc

Chi tiết hơn

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương - Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Author : hanoi Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài

Chi tiết hơn

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Thay Chưa 7- Anh Đi Rừng Chưa Thay Lá 8- Rừng Xưa Thay

Chi tiết hơn

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu Bình giảng đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu Author : vanmau Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Vội vàng của Xuân Diệu: Tôi muốn tắt nắng đi Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Bài làm 1 Vội vàng

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11 Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Văn mẫu lớp 11 Author : qt Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Khuyến

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu Bài làm Đầu năm 1948 Chính Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trãi nghiệm thực

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt Author : Hà Anh Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt Bài làm Nông thôn và nông dân vốn là đề tài quen thuộc của thể loại truyện

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN X Tiểu Uyên ngớ ngẩn nhớ lại chuyện hôm nảo hôm nào. Tự nhiên bấy giờ cô thấy nhớ Khôi đến bán thần. Mới thấm thía thế nào là cô đơn để nghĩ đến người này, nhớ tới người khác mà thôi. Không có những

Chi tiết hơn

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Author : vanmau Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu Bài làm 1 Tố Hữu được xem là lá cờ đầu trong phong trào thơ Cách

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Author : Hà Anh Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Author : vanmau Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước Bài làm 1 Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về mái trường

Cảm nghĩ về mái trường Cảm nghĩ về mái trường Author : elisa Cảm nghĩ về mái trường - Bài số 1 Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó

Chi tiết hơn

 Phần 3 Lam Huyên vui chân trên phố, trời chiều hôm nay trong xanh và phố phường dường như đông đúc hơn. Được một đoạn đường ngắn, Huyên nhận ra bên kia đường, Văn ngồi trên xe, môi thấp thoáng nụ cười.

Chi tiết hơn

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến Author : vanmau Bài văn hay phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến DÀN BÀI 1.Mở bài Hướng dẫn - Nguyễn Du đã có hai câu thơ khái

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến Author : Kẹo ngọt Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến - Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Chi tiết hơn

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9 Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài văn chọn lọc lớp 9 Author : vanmau Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Bài văn chọn

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : vanmau Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm 1 Hình ảnh người lính nói chung và những

Chi tiết hơn

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Author : Hồng Thắm Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Bài làm 1 Cứ mỗi dịp tết đến xuân về chúng ta không thể nào quên Thanh Hải với

Chi tiết hơn

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Author : vanmau Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất Bài làm 1 "Trong đầm gì đẹp bằng đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 75) */ Bài 2. TIẾNG GÕ CỦA ĐỊNH MỆNH I. Sau hơn ba mươi năm dập vùi sóng gió, nhìn lại đời mình như nhìn một bức tranh từng đã vẽ (chứ không còn là đang vẽ), mới thấy rõ ràng

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Tuyên ngôn độc lập

Tuyên ngôn độc lập Tuyên ngôn độc lập Author : Thu Quyên Tuyên ngôn độc lập Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Author : vanmau Nghị luận xã hội về Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Bài làm 1 Vào nửa đầu thế kỉ thứ mười tám, xã hội phong kiến nước ta rơi

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà Nội Cảm thụ văn học, nói chính xác hơn tiếp nhận văn

Chi tiết hơn