Thái Kim Đỉnh HÀ TĨNH ĐẤT VĂN VẬT HỒNG LAM NXB Trẻ

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Thái Kim Đỉnh HÀ TĨNH ĐẤT VĂN VẬT HỒNG LAM NXB Trẻ"

Bản ghi

1 Thái Kim Đỉnh HÀ TĨNH ĐẤT VĂN VẬT HỒNG LAM NXB Trẻ

2 2

3 Tỉnh Hà Tĩnh ở Bắc Trung bộ Việt Nam, nằm vào vĩ bắc và kinh đông; phía bắc chung một dòng Lam Giang với Nghệ An, phía nam chung một dãy Hoành Sơn với Quảng Bình, mặt đối biển Đông, lưng tựa Trường Sơn, kề với nước bạn Lào. Đây là đất cổ Việt Thường Thị, là đất bộ Cửu Đức nước Văn Lang, là vùng Nam Hoan, Nam Nghệ quốc gia Đại Việt. Mùa đông tháng mười, năm Tân mão, Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà Nguyễn đổi trấn làm tỉnh, cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa gồm sáu huyện Hương Sơn, La Sơn, Nghi Xuân, Thiên Lộc, Thạch Hà, Kỳ Hòa của trấn Nghệ An, lập tỉnh mới Hà Tĩnh. Tỉnh thành đặt tại xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, nay là thành phố Hà Tĩnh, cách Hà Nội 340 km về phía nam, cách Huế 314 km và thành phố Hồ Chí Minh 1398 km về phía bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6026,5km 2. Dân số người. Mật độ dân số 217 người/km 21 Từ sau ngày lập tỉnh, qua nhiều lần thay đổi, khi bỏ tỉnh lập đạo ( ), khi bỏ đạo tái lập tỉnh (1875), khi hợp nhất Nghệ An, Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh (1976), rồi lại chia Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (1991), đến nay, địa bàn Hà Tĩnh vẫn như ngày sơ thiết (1831). Tỉnh Hà Tĩnh hiện có 12 đơn vị hành chính trực thuộc: 1. Thành phố Hà Tĩnh. 2. Thị xã Hồng Lĩnh. 3. Huyện Hương Sơn. 4. Huyện Đức Thọ. 5. Huyện Nghi Xuân. 6. Huyện Can Lộc. 7. Huyện Thạch Hà. 1 Diện tích theo số liệu tổng kiểm kê đất năm Dân số trung bình năm Ghi theo Lịch Nhân Dân

4 8. Huyện Cẩm Xuyên. 9. Huyện Kỳ Anh. 10. Huyện Hương Khê. 11. Huyện Vũ Quang Huyện Lộc Hà. 2 Vũ Quang, theo thông lệ phiên âm chữ Hán, chữ Vụ là mù (sương) viết dấu nặng. Ở đây, tên huyện, thị trấn Vũ Quang viết Vũ dấu ngã, theo văn bản Nhà nước. 4

5 PHẦN THỨ NHẤT PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT I. VÙNG ĐẤT TRANH CHẤP GIỮA NÚI VÀ BIỂN Người Hà Tĩnh còn nhớ một thần thoại: Thời xa xưa, núi tập trung ở phía Tây, rất xa biển Đông. Giữa núi và biển là đồng bằng rộng lớn. Biển cậy biển rộng, biển sâu, có thể nuốt chửng núi, nên gầm ghè, gào thét, đòi được làm anh. Núi lại cho là núi lớn, núi cao, có thể lấp cạn biển, cũng ngạo nghễ, chẳng chịu làm em. Không biết bao nhiêu đời, hai bên hục hặc, hầm hè với nhau. Cho đến một ngày kia, núi quyết một trận sống mái với biển. Thế là, núi trùng trùng nhằm hướng mặt trời mọc, tràn qua đồng bằng. Đến bờ biển, hòn con Dê (Sơn Dương) đi tiên phong, nhảy ào xuống nước. Đội tiền quân do rú Ba Độ (Bàn Độ) dẫn đầu đến tiếp, dừng lại ven bờ. Đội trung quân là Rú Voong (Cao Vọng), Rú Ngang (Hoành Sơn), rồi hậu quân với hằng hà sa số ngọn lớn nhỏ, cao thấp, ùn ùn đổ ra Lúc đầu, biển coi thường, hò reo nghênh chiến. Nhưng thấy núi đội ngũ điệp trùng, đằng đằng sát khí, thì đâm chờn, núng thế, vội sai những ngọn sóng Bạch Đầu vào lạy, xin hàng. Thấy biển đã quy phục, núi liền dừng chân, nhưng vẫn đứng nguyên vị trí để phòng khi biển phản trắc, sinh sự. - Cuộc chiến tranh giữa Núi và Biển - Truyện dân gian Nghệ Tĩnh, (Tập II - TKĐ biên soạn, NXB Nghệ An ). Thần thoại trên, ngoài ý nghĩa nhân hóa tự nhiên, lồng vào ước vọng của con người muốn chinh phục giới tự nhiên của người nguyên thủy. Ở đây, truyện giải thích hiện tượng núi lấn tận biển ở vùng Kỳ Anh, cũng là 5

6 hiện tượng chung ở Hà Tĩnh và nhiều tỉnh Trung bộ Việt Nam. Theo các tài liệu địa chất thì ở đại Nguyên sinh và Cổ sinh còn sót lại bán đảo Trung Ấn, có nhiều núi non, sau khi xâm thực trở thành nền đất mòn, một lớp nham thạch phủ lên, tạo ra đới Trường Sơn. Đến đại Trung sinh, có sự chấn động tạo sơn, các nếp gãy nhô lên, tụt xuống, làm lẫn lộn đá hoa cương, tinh thạch, sa thạch, để lại các dãy núi có tính chất trung gian ở vùng Ngàn Sâu - Rào Nậy, đồng thời lớp trầm tích đứt gãy phủ lên lớp trầm tích của đới Trường Sơn, tạo ra đới mới Hoành Sơn. Ở đại Tân sinh do kiến tạo Hymalaya dữ dội, nền đất mòn cũ bị kênh, tạo thành các thung lũng Ngàn Sâu, Ngàn Phố. Biển tiến, đưa trầm tích vào, hình thành các dãy Hồng Lĩnh, Nam Giới. Bước vào kỷ Đệ tứ - kỷ Nhân sinh, vùng đất Hà Tĩnh đã thành lục địa, phía tây là núi, gồm các dãy Trường Sơn, Thiên Nhẫn, Trà Sơn, Hoành Sơn, phía đông là đồng bằng và một phần đang trong quá trình bồi đắp. Biển tiến ở kỷ Đệ tứ, toàn bộ đồng bằng phía đông lại ngập dưới nước. Các dãy Hồng Lĩnh, Nam Giới trở thành quần đảo, các dãy Hoành Sơn.Thiên Nhẫn thành bán đảo, và tạo ra các vùng vịnh. Sau đó, biển lùi dần, đồng bằng Hà Tĩnh trở lại cảnh quan gần như ngày nay. Qua quá trình kiến tạo lâu dài vùng đất này có đủ các loại hình núi đồi, sông suối, đồng bằng * * * Núi đồi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được cấu tạo bằng đủ các loại hoa cương, tinh thạch, sa thạch, đá vôi, có các sơn hệ Trường Sơn, Trà Sơn - Hoành Sơn ở phía tây, và hệ các núi lẻ ở đồng bằng, ven biển phía đông. 1. Hệ Trường Sơn - Dãy Pulaileng - Rào Cỏ, một phần của Trường Sơn Bắc, chạy dọc biên giới Việt - Lào suốt 143km giữa Hà Tĩnh và Khăm Muộn với những đỉnh cao phía tây: Toóc-nác-léc (1041m), Bà Mụ (1367m), Giăng Màn (936m), Rú Bành (646m) ở Hương Sơn; Cẩm Lĩnh (973m) ở Vũ Quang; Rú Hóp (936m), và cao nhất là ngọn Rào Cỏ (2286m) ở Hương Khê. Núi trải rộng và thấp dần về phía đông, đến tận tả ngạn sông Ngàn Sâu, kết thúc ở mút cuối dãy Đại Hàm, có độ cao trung bình 400-6

7 500m. Phủ lên núi đồi là thảm rừng già bốn mùa xanh thẳm, nên được gọi chung là núi Giăng Màn (Khai Trướng sơn). Từ Giăng Màn đổ ra hàng nghìn khe suối, đầu nguồn của các rào, các nậm, của các sông Ngàn Phố, Ngàn Trươi, Ngàn Sâu. Thiên nhiên Giăng Màn hùng vĩ, và là kho tài nguyên vô giá. Khe Vũ Môn có thác ba bậc, ngoài trăm dặm trông như một làn khói đứng sững trong núi xanh, tương truyền hàng năm cứ đến mồng bốn tháng tư, cá gáy vượt được khe này thì hóa rồng ( Đại Nam nhất thống chí, QV). Ao Nước Mặn (Hàm trì) chu vị chừng ba bốn trượng nước sâu không thể lường, vị rất mặn (SĐD) là dấu vết của biển từ đầu đại Cổ sinh. Khe Nước Sốt (Nậm Chốt) nước hơi đen, hơi bốc lên như khói, nóng có thể luộc gà được (SĐD) là suối khoáng vào loại nóng nhất (75 0 C) trữ lượng lớn nhất nước ta. Đặc biệt trong Vườn quốc gia Vụ Quang vẫn còn lại một phần rừng nguyên sinh, cho ta thấy quang cảnh đại ngàn thời xa xưa. 2. Hệ Hoành Sơn bắt đầu từ dãy Trà Sơn - dải tiền duyên của dãy Giăng Màn. Cùng thuộc hệ này còn có dãy Thiên Nhẫn 999 ngọn trên đất Thanh Chương, Nam Đàn tỉnh Nghệ An, kết thúc ở bờ đông sông Phố và bờ bắc sông La thuộc đất Hương Sơn, Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh. Dãy Trà Sơn khởi đầu là Rú Thông - Tùng Lĩnh (56m) kéo dài từ Đức Thọ qua Can Lộc, Thạch Hà vào Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, có bốn mạch núi chạy song song. Nối với Rú Thông, trên đất Đức Thọ, là những núi đồi thấp chỉ từ 300 đổ xuống đến dải đồi núi thấp ở Can Lộc tạo thành mạch thứ nhất. Hai mạch giữa có các ngọn Bò Đực (196m), Thành Đá Đen, Rú Toan (442m). Mạch thứ tư là dải đồi thấp từ hữu ngạn sông Ngàn Sâu đổ xuống đến Truông Bát thì bốn mạch cài bện vào nhau, đi về phía nam. Từ vùng Vọng Liệu, núi chạy theo hướng đông nam ra bờ biển, kết thúc ở mũi Đao, mũi Độc. Đó là dãy Hoành Sơn với nhiều ngọn cao từ 400 đến 650m, có ngọn Ba Cốc cao tới 823m. Đèo Ngang đi qua Hoành Sơn ở độ cao 256m từ xưa đã là cửa ngõ phía nam xứ Nghệ thông vào Thuận - Quảng. Trà Sơn - Hoành Sơn ngày trước, cũng như Trường Sơn, bao phủ một thảm rừng già, mà ít nhiều dấu vết còn lưu lại trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ trên đất ba huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê, Kỳ Anh. 3. Hệ núi lẻ - Rải dọc dải đồng bằng ven biển từ Nghi Xuân vào Kỳ 7

8 Anh, có hàng chục dãy núi, ngọn núi, cao trung bình từ trên dưới 100m đến trên dưới 600m. - Dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn trải rộng 30km 2 trên đất ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, và thị xã Hồng Lĩnh được tạo nên vào đại Tân sinh. Phần lớn ngọn núi cao trong ngoài 200m đến 500m, chỉ có vài ba ngọn trên 600m, cao nhất là Rú Ông - 676m. Từ lâu đời, Hồng Lĩnh được coi là danh sơn xứ Nghệ, danh sơn nước Nam với đại ngàn hùng vĩ, với những huyền thoại và di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng - Rú Bờng - Côn Bằng nằm trên địa phận các xã An Lộc, Bình Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Bằng, huyện Lộc Hà. Đây là núi đá hoa cương, có ba ngọn, ngọn cao nhất 213m. Chân núi mé tây nam xoải rộng, có năm cụm đá lô nhô, mỗi cụm có một hòn đá tướng cao to hơn đứng giữa. Do đó bãi đá ấy được gọi là Ngũ quân xuất trận. Xưa, người ta cho rằng núi hình như con cá lớn dương vây, lại như con chim lớn vỗ cánh nên mới lấy (cá) Côn, (chim) Bằng mà đặt tên. Tương truyền, mộ tổ Nguyễn Hữu Chỉnh táng ở đây, nên tước phong của ông là Bằng quận công. - Núi Nam Giới, như tên gọi, là biên giới Việt - Chiêm vào thế kỷ X. Con sông Hà Hoàng từ ngã ba Sơn đổ ra Cửa Sót hồi ấy, cho đến đầu thế kỷ XIX, còn đi qua xã Dương Luật, phía nam núi, được coi là ranh giới tự nhiên. Bên kia sông còn có hòn núi nhỏ nằm trên đất Thạch Bàn, Thạch Đỉnh bây giờ, gọi là Hòn Mốc (Mộc Sơn), sách cổ chép Hữu Nam Giới (67m). Núi Nam Giới xưa có tên Quỳnh Sơn, cao nhất là ngọn Treo Cờ (375m). Ngọn phía bắc có tên Quỳnh Viên, tương truyền là nơi Chử Đồng Tử được sư Phật Quang truyền dạy và tu hành đắc đạo ở đây. Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên - Ngọn núi nổi tiếng này còn truyền câu chuyện Quỳnh Viên xưa (Thơ Lê Thánh Tông). - Từ Can Lộc vào Cẩm Xuyên, trên dải đồng bằng ven biển, có hàng chục ngọn núi nhỏ mọc rải rác. Dân gian bảo đó là những hòn đá văng ra khi ông Đùng xây núi. - Thiên Cầm (116m) tương truyền vua Hùng qua đây nghe tiếng đàn trời mà đặt tên như vậy và vua Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt ở đây, hiện còn cái hang sâu gọi hang Hồ Quý Ly. Trên núi có ngôi chùa cổ Cầm Sơn, và dưới núi là thị trấn du lịch Thiên Cầm. 8

9 - Hai ngọn Phượng Hoàng và Lạc Sơn (Rú Rác) cuối huyện Cẩm Xuyên tiếp với các ngọn núi thuộc dãy Trà Sơn kéo xuống, kề lưng với Rú Voi ở địa đầu huyện Kỳ Anh. Rú Voi, (các sách xưa chép là núi Ngọc Thạch, hay núi Tiên Chưởng), hình như con voi, nhánh đông bắc vươn ra biển trông giống vòi voi nên gọi Tượng Tỵ. Đời Lê lập trường nuôi voi ở đây, do đó xã này sau có tên Tuần Tượng, dân gian gọi là Voi - quán Voi, chợ Voi. Kề với rú Voi có núi Kỳ Đầu (117m) như lá cờ vươn cao, nằm trên đất làng Như Nhật, có ngọn sát biển gọi là Bằng Sư, hè thu có chim cu kỳ (sơn cưu) về tụ tập, dân địa phương làm bẫy đánh bắt. Cu kỳ và tôm hùm là đặc sản vùng Kỳ Anh. Phía nam núi Kỳ Đầu, dọc biển lại có các ngọn Rú Vàng, Nhà Trần, động Trúc Viên (213m), Đế Cậy (248m), Càn Hương và phía nam các núi này là núi Bàn Độ, núi Cao Vọng Tương truyền, xưa Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt ở núi này. Từ Càn Sơn, núi vòng theo hướng đông bắc kéo dài 8km ra tận biển, gọi là mũi Dòn. Sách cổ chép theo tên phiên âm Hán - Việt là núi Ô Tôn (230m). Phía bắc mũi Dòn là Vũng Áng, phía nam là Vũng Yên và ngoài khơi là đảo Sơn Dương. Hiện ở đây đang xây dựng bến cảng và khu kinh tế Vũng Áng. * * * Thời xa xưa, toàn bộ núi đồi đều có rừng già che phủ. Rừng còn tràn xuống cả nhiều vùng đồng bằng, ven biển. Những khu rừng lớn, hoang rậm, trên núi cao gọi là ngàn, đại ngàn. Không chỉ có đại ngàn Giăng Màn với Ngàn Phố, Ngàn Trươi, Ngàn Sâu, mà còn có Ngàn Hống dưới đồng bằng. Thảm thực vật rừng vô cùng phong phú, đa dạng, có hàng trăm loài gỗ, trong đó có các loài quý (Lim xanh, gụ, lát hoa, chò chỉ, pơ mu, cẩm lai, táu mật, trường mật, gội nếp, de, giổi, vàng tâm, kiền kiền, săng lẻ ) và nhiều loài cây cỏ quý khác (trầm hương, thảo quả cùng các loài cây dược liệu, cây ăn quả, tre nứa, mây, dang, lá nón, tro kè, cỏ tranh ). Đây là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vật di cư: Một luồng từ Hymalaya qua Vân Nam lan xuống, và một luồng từ Mã Lai lên, vì vậy mà bên cạnh các cây họ dầu, cây săng lẻ, cây huỳnh của miền Nam, có những cây đề, sồi, hạnh đào, cây họ chà và họ mộc lan của miền Bắc. (Thiên nhiên Việt Nam của Lê Bá 9

10 Thảo, XBKH và KT, H.1977). Sống dưới thảm thực vật ấy là hệ động vật phong phú không kém, gồm nhiều loài thú (voi, hổ, báo, lợn rừng, tê ngưu, hươu, nai, gấu, khỉ, sao la, hoãng, cầy hương ) loài chim (công, trĩ, gà lôi ), loài bò sát (trăn, rắn, rùa ) và nhiều loài cá, côn trùng v.v Sách Thủy kinh chú (của Lịch Đạo Nguyên) viết: Từ Hàm Hoan vào nam, hươu hoãng đầy gò, kêu vào vang động, chim công bay lượn, che rợp quanh núi. Sách của ta dưới thời Lê, Nguyễn vẫn còn chép: Ngày 14 tiến vào kênh Sa Tắc (Hà Hoa tức Kỳ Anh - TKĐ chú) Hai bên bờ ruộng phẳng bát ngát muôn dặm hươu nai từng đàn. (Lê Thánh Tông - Chinh Tây kỷ hành); Xã Hoằng Hóa thuộc huyện Kỳ Hoa Thổ sản có các vật lạ như thông thiên tê, công, đồi mồi, trầm hương (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chương loại chí) Núi Đại Hàm (Hương Sơn) núi non trùng điệp, cây cối xanh tốt rợp trời trong rừng có rất nhiều chim công (Đại Nam nhất thống chí). Phương ngữ cũng truyền rằng: Cướp bãi Dài (Nghi Xuân) khái bãi Vọt (Hồng Lĩnh); Khái khe Cà, ma Cồn Mụ, và Lắm hươu Bàn Độ (đều ở Kỳ Anh) v.v Nhưng rồi, số dân ngày càng tăng, người ta cần khai phá đất đai làm ruộng nương, vườn tược, khai thác lâm sản để sử dụng hoặc làm kế sinh nhai Làng xóm mở đến đâu rừng bị đẩy lùi đến đó. Hầu hết các làng xã ở Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh, ở vùng thượng Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và quanh các dãy núi ở đồng bằng, ven biển, đều ở trên và quanh đồi núi thấp mà xưa là rừng. Thêm vào đó là nạn phá rừng, đốt rừng bừa bãi, nạn cháy rừng thường xuyên, làm cho rừng nhanh chóng bị tàn hại, bị xóa khỏi mặt đất. Nhiều vùng rộng lớn trở thành đồi núi trọc. Vào thế kỷ XX, rừng càng bị khai thác với tốc độ khủng khiếp. Những khu rú cấm do các làng xã đặt lệ cấm khai thác lâu đời, như rừng gọ (rụ) rú Đông (Hồng Lĩnh) lúc này cũng bị hạ đến gốc cuối cùng Nhiều nơi, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ cũng bị phá. Hệ động vật sông trong rừng cũng mất dần theo thảm thực vật, may mà một ít rừng già trên núi cao 800m-1000m trở lên ở Vườn quốc gia Vụ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ còn sót lại, cho thấy phần nào cảnh quan thời xa xưa. Từ Tết trồng cây 1960 theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch (11/1959), 10

11 nhất là từ khi có Chương trình 327 (9/1992) phong trào trồng cây ngày càng được quan tâm và có hiệu quả. Nhiều khu rừng được cải tạo, nhiều khu rừng (thông, bạch đàn, keo, phi lao, sú vẹt ) được trồng mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì còn xa, và đến nay, rừng, kể cả rừng mới trồng, vẫn đang bị lâm tặc đủ loại đe dọa từng ngày. * * * Núi rừng nhiều, sông suối cũng lắm, ở vùng Ngàn Trươi, cứ 1km 2 đất, có tới 2km suối. Ngay ở đồng bằng, nhiều nơi rào hói cũng lượn vòng ngang dọc. Cả tỉnh có hơn 20 con sông với tổng chiều dài 400km, và lưu vực rộng trên 5436km 2. Tuy nhiên, sông ở Hà Tĩnh đều ngắn, hẹp, độ dốc cao, dòng chảy thường quanh co, gấp khúc. Sông ngòi các huyện phía bắc tỉnh chỉ là chi lưu của sông Ngàn Cả. Còn ở các huyện phía nam, nhiều sông nhỏ nối mạng với nhau, đổ về một hướng, đến cửa sông mới phình rộng ra. Ngàn Cả - Lam Giang là con sông lớn nhất, tiêu biểu nhất của xứ Nghệ, bắt nguồn từ dãy Phản ứng Loi 2060m cao trên Trường Sơn Bắc, dòng chính dài 520km, riêng đoạn từ Kỳ Sơn về Cửa Hội là 390km. Sông chảy trên đất bảy huyện miền tây tỉnh Nghệ An đến cuối huyện Nam Đàn thì đến địa đầu huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Từ đây sông có tên Rào Rum - Lam Giang, đi vòng lên đông bắc, giữa các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh bờ bắc, và Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, bờ nam, mà ra Cửa Hội. Đoạn sông khoảng 37km này, rộng trung bình 400m, đến 600m; có nơi, như ở Bến Thủy, chảy giữa Rú Quyết, Rú Lách, thì eo lại, chỉ 300m rồi phình ra trên dưới 1000m, rẽ thành hai dòng bao lấy làng đảo Cồn Mọc - Ngọc Lâm (Xuân Giang). Hai bên bờ sông, từ lâu đời, là nơi đặt trị sở phủ, trấn Nghệ An (Lam thành đời Trần - Lê, Vịnh dinh - Vịnh thành đời Lê - Nguyễn); của phủ Đức Quang (Phi Cảo, đời Lê) của các huyện Thiên/Can Lộc (Minh Lang) và Nha Nghi - Nghi Xuân (Tả Ao, Uy Viễn) đời Lê - Nguyễn. Cũng từ lâu đời ở đây đã có những cảng-thị, phố-thị buôn bán sầm uất nổi tiếng: Tả Ao (đời Lý), Triều Khẩu - Phù Thạch đời Lê, Nguyễn. Sông La - La Giang với hai chi thượng nguồn Ngàn Phố, Ngàn Sâu, là 11

12 con sông tiêu biểu của Hà Tĩnh. Ngàn Phố bắt nguồn từ vùng núi Giăng Màn trên biên giới Việt - Lào, có các phụ lưu Nậm Chốt (Nước Sốt), Nậm Mắc (Rào Mắc), rào Bống, rào Qua, sông Con đổ vào, đi qua 69km trên đất huyện Hương Sơn, và nhập vào sông La ở ngã ba Tam Soa (ngã ba Tuần - do trước đây có đặt sở Tuần ty). Ngàn Sâu - Thâm Nguyên cũng khởi nguồn từ khe suối trong dãy Giăng Màn, từ rào Xăn ở bản Giàng, chảy về hướng nam rồi chuyển sang đông, đến La Khê thì vòng lên hướng bắc. Dòng chảy lách giữa hai triền núi Trường Sơn, Trà Sơn, có đoạn uốn quanh đến chín lần, thường gọi chín khúc Huồi Nai, có nơi xoáy thành vực sâu - vực Ác. Dọc đường dài 121km, sông nhận nước từ rào Cháy, rào Tiêm, rào Nổ (hay rào Trúc), sông Ngàn Trươi và nhiều khe hói trên đất bốn huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Đức Thọ ở tả hữu ngạn, đi tiếp lên hướng bắc đổ vào sông La ở Tam Soa. Từ đây, sông rẽ nước làm đôi, bao quanh bãi đảo Ngưu Chử, rồi hợp làm một, lượn vòng cung về đông nam, luồn qua cầu Thọ Tường, lại lượn vòng lên hướng bắc, lẹ làng sà vào sông Cả - Lam Giang ở ngã ba Phủ, trước Rú Rum - Lam Thành. Một nhánh khác của sông La, từ xã La Giang (Đức Thọ) đi qua Trổ, Hổ, đò Hào, ngã ba Mênh mà ra sông Lam cuối xã Ngũ Lộc, nay là cuối xã Đức Vịnh. Sông Ngàn Mọ, thường gọi rào Cấy (Cái), Cấm Xuyên phong thổ ký chép là sông Vân nguồn từ vùng rừng núi tây Cẩm Xuyên tiếp giáp với Hương Khê đổ vào Ngàn Mọ - Kẻ Gỗ (nay là lòng hồ Kẻ Gỗ). Từ đây, dòng chính chảy xuống ngã ba Mọ (Cẩm Mỹ), ngã ba Kênh (Cẩm Duệ) rồi theo hướng bắc đến Cẩm Thành, Cẩm Vịnh - Thạch Lâm thì theo hướng đông bắc, đi giữa các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, qua Đại Nài - phủ lỵ Thạch Hà cũ, gọi sông Nài hay rào Phủ. Sông đi vòng sang đông bắc, qua Thành phố Hà Tĩnh, đến cầu Đò Hà, xuống Đồng Môn, Thạch Khê, Thạch Đỉnh đổ vào sông Hộ Độ ở ngã ba Sơn mà ra Cửa Sót. Đoạn gọi sông Ngã Ba ở Na Kinh bây giờ chính là kênh Na xưa được đào nối sông Ngàn Mọ thông với sông Thượng Long (cũng từ Mỹ Duệ xuống), chảy về hướng Đông Nam nhập vào sông Gia Hội, đến cầu Họ 12

13 (gọi sông Họ - Hộ giang) thì quặt hướng đông đổ ra cửa Nhượng. Cùng đổ ra cửa Nhượng còn có sông Quèn (Quyền giang), sông Rác (Lạc giang) cùng sông Gia Hội hội thủy cuối xã Cẩm Lộc trước khi ra biển. Ở thượng nguồn các sông trên đây, từ nam Thạch Hà đến bắc Kỳ Anh, có tới bốn hồ chứa nước lớn nhỏ được xây dựng trong ngót 40 năm qua: Bộc Nguyên, Kẻ Gỗ, Thượng Tuy và sông Rác. Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở Hà Tĩnh từ xa xưa đã là hệ thống đường thủy thuận lợi trong nội địa. Ngay từ thời đồ đá, con người cũng đã biết lợi dụng con ngòi Cạn (Hạc giang), thông ra sông Ngàn Sâu, sông La để chuyển công cụ đá Rú Dầu đi trao đổi với vùng lân cận. Sau khi vua Lê Đại Hành đào kênh Gai (Đa Cái) ở nam Nghệ An bây giờ, thì đường thủy từ sông Đáy - cửa Thần Phù có thể thông tới cửa Kỳ La (cửa Nhượng). Đời Trần lại cho đào kênh Na (Cẩm Xuyên) và kênh Lạc Hạ (Kỳ Anh) thì thuyền bè có thể vào tận cửa Hà Hoa (Cửa Khẩu), tránh được sóng gió đường biển. Con đường thủy này cho đến đời Nguyễn vẫn được đào vét, sử dụng. Ngày nay, sông ngòi vẫn là hệ thống giao thông đường thủy nội địa quan trọng, đặc biệt, giữ vai trò không thể thiếu tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, điều hòa khí hậu, và là nguồn tài nguyên nước dồi dào, tạo nên sự sống trên mặt đất. * * * Đồng bằng chỉ chiếm khoảng trên 25% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (1660km 2 ), địa hình rất phức tạp, nhiều tầng, nhiều bậc, độ dốc lớn, lại bị núi đồi, sông hói chia cắt manh mún. Những thung lũng Ngàn Sâu, Ngàn Phố do sự vận động tạo sơn ở đại Tân sinh làm đứt gãy, để lại nhiều lớp đá núi to nhỏ khác nhau, địa thế gồ ghề, bị nước xói mòn và do quá trình cải tạo đất nhiều đời mà trở nên tương đối bằng phẳng. Đây là đất ba huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, ruộng đồng nằm trong thung lũng ven núi, và các bãi bồi hẹp ven sông, chỉ có vùng tam giác từ núi Mồng Gà đến Ngã ba Tam Soa, nơi hợp lưu hai sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố là rộng hơn một chút. Vùng núi Trà Sơn, từ Thượng Đức Thọ, Thượng Can Lộc và tây Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh cũng đều là những đồng điền hẹp, nhiều 13

14 nơi là những mảnh rọng rú (ruộng núi) rất hẹp. Cánh đồng phía đông bắc Kỳ Anh, rộng nhất huyện, cũng chỉ là một thung lũng giữa bốn bề là núi, có con sông Kinh Hạ đổ qua. Nghi Xuân có cánh đồng rìa đông dãy Hồng Lĩnh là rộng và tốt, còn mé biển từ Cửa Hội trở vào cho đến Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, trừ những nơi núi lấn tận bờ, thì chỉ là dải cát biển hẹp cằn cỗi mà thôi. Dải đồng bằng quan trọng nhất từ hạ Đức Thọ kéo qua hạ Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Phần đầu, từ mé đông tây Thiên Nhẫn đến mé đông bắc dãy Trà Sơn thuộc đất La Sơn cũ, nay là đất Đức Thọ và một phần Can Lộc, nằm trong lưu vực sông La, sông Lam, do phù sa các sông lớn bồi đắp nên ruộng đất tốt. Phần giữa và cuối, nằm lọt giữa dãy Trà Sơn và các núi lẻ ven biển từ thị xã Hồng Lĩnh vào tận Cẩm Xuyên. Thời xa xưa đây là vịnh Vinh, vịnh Hà Tĩnh thời kỳ biển tiến kỷ Đệ tứ, khi biển lùi, để lại các lớp trầm tích biển, chứa nhiều vỏ sò điệp. Các dãy núi hai bên bị xâm thực, bào mòn chuồi xuống, phủ lên trên, bồi tích dần mà thành. Do tình hình cấu tạo như trên, nên đất đai ít màu mỡ, gần núi thì đất khô, cứng, gần biển thì chua mặn, bạc màu. Lại thêm thời tiết rất khắc nghiệt, hạ thì gió nam Lào gây hạn hán; thu thì mưa, lụt, bão, mùa màng thường thất bát. Để có những cánh đồng như ngày nay, phải qua hàng trăm, hàng nghìn năm cải tạo, đặc biệt là do nước tưới. (Từ lâu, nông dân đã có thói quen đắp bờ giữ nước, vào thế kỷ XV, quan Ngự sử Bùi Cầm Hồ đã từng hướng dẫn cho dân Kẻ Treo đắp đập ngăn khe trên núi Hồng Lĩnh, đưa nước tưới cho hàng nghìn mẫu ruộng. Đó là công trình thủy lợi lớn nhất thời bấy giờ ). Đồng bằng là nơi dân cư đông đúc. Ở Đức Thọ, mật độ dân số lên tới 598 người/km 2, có làng phải ăn ở chen chúc, thiếu đất ruộng cày cấy. Dần dần, người ta lên vùng núi, khai khẩn đất đai. Từ sau cách mạng, việc di dân được tổ chức quy củ, đưa một bộ phận dân đồng bằng lên vùng núi, vào cả Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long thành lập quê mới. * * * Bờ biển Hà Tĩnh dài 137km, vùng lãnh hải rộng 18400km 2. Trừ một số 14

15 nơi núi mọc lấn ra và các cửa sông chia cắt, còn là bãi bằng phẳng do cát biển từ dòng chảy trong vịnh Bắc bộ bồi tích. GS H.Le Breton qua nghiên cứu gia phả các họ Nguyễn ở Thượng Xá (Nghi Lộc) và Tiên Điền (Nghi Xuân) đã viết trong An Tĩnh cổ lục : Bờ biển ở thế kỷ XIV cách bờ biển ngày nay (đầu TK XX - TKĐ chú) 2km về phía Tây. Đoạn bờ biển hai huyện Nghi Xuân, Lộc Hà (một phần các huyện Can Lộc, Thạch Hà cũ) từ Cửa Hội đến Cửa Sót, dài khoảng 38km) trừ một quãng ngắn ở Cửa Gián, nơi mút cuối Hồng Lĩnh mọc lấn ra, còn là bãi ngang bằng phẳng. Phía nam Cửa Sót, mỏm bắc núi Nam Giới phóng ra biển thành mũi Lố có nhiều đá ngầm hiểm trở, thuyền bè qua lại rất khó, nên có câu Đi qua mũi Lố mà kinh. Đoạn từ cuối núi Nam Giới - huyện Thạch Hà đến cửa Nhượng Bạn - cuối huyện Cẩm Xuyên, khoảng trên 20km cũng là bãi cát bằng phẳng, chỉ ở mé đông núi Thiên Cầm, có một bãi đá. Trước Cửa Nhượng có hòn Bơớc (Đại Trập, Tiểu Trập) là bãi đá cao chỉ khoảng 5 đến 6m, kéo dài khoảng 800m. Ngoài khơi có đám rạn và là câu vè nói về dải đá ấy. Xa hơn, phía ngoài là hòn Én (Yến đảo). Phía nam Cửa Nhượng là núi Tượng Tỵ, trông giống như con voi vươn vòi ra biển. Từ đây vào tới mũi Độc, cuối dãy Hoành Sơn là bờ biển huyện Kỳ Anh, dài tới 63km. Đoạn này có núi Dẫn, núi Bàn Độ, núi Cao Vọng và núi Hoành Sơn mọc lấn ra biển tạo thành những mũi Dung, mũi Dòn, mũi Đao, mũi Độc, đá lô nhô, lởm chởm, chỉ có từng đoạn ngắn là bãi cát bằng. Tuy nhiên, cảnh quan ở đây lại rất đẹp. Đặc biệt, mé nam Cửa Khẩu, ngọn Đỉnh Chùa cuối dãy Cao Vọng vươn xa ra biển theo hướng đông bắc, gọi mũi Dòn, tạo thành hai vùng biển sâu và kín. Phía bắc núi là Vũng Áng ở làng Vĩnh Áng, phía nam núi là vũng Yên Ao, cũng gọi vũng Đình Chùa, ở làng Phác Môn (nay đều thuộc xã Kỳ Lợi). Ngoài mũi Dòn không xa là đảo Sơn Dương (hòn Con Dê), xa hơn là hòn Con Chim. Bờ biển Hà Tĩnh có sáu cửa biển lớn nhỏ. Phía bắc là Cửa Hội, nằm giữa hai huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nơi sông Ngàn Cả (Lam Giang) đổ ra biển. Hàng năm, sông đưa một khối lượng nước khổng lồ qua đây nên dòng chảy rất mạnh, do đó có câu Cửa Hội khó vào, Cửa Trào khó ra. Sách xưa chép tên là Cửa Đơn Hay hoặc Đan Thai, rồi Đan Nhai, có thể là phiên âm từ một tên Nôm (?). Vào thời Lê trung hưng, khoảng thế kỷ XVI, có xã Hội Thống nên mới gọi Cửa Hội (Thống). 15

16 Cửa Hội là cửa biển lớn ở Nghệ Tĩnh, thuyền bè qua đây ngược lên phố Phù Thạch, chợ Sa Nam xưa, và các cảng Bến Thủy, Xuân Hải ngày nay. Cuối huyện Nghi Xuân ở xã Động Gián có cửa lạch nhỏ, gọi là Lạch Kèn (Đồng Kèn) từ rào Mỹ Dương xuống đổ ra biển, thường gọi Cửa (Động) Gián, nay đã bồi lấp. Cửa Sót xưa nằm giữa hai huyện Thiên, Can Lộc và Thạch Hà, từ 1921 là đất Thạch Hà và hiện nay là giữa hai huyện Lộc Hà, Thạch Hà, do nước hai con sông Hà Hoàng và Rào Cái hợp lưu ở ngã ba Sơn, đổ vào sông Sót (Sót Giang hay Luật Giang) mà ra biển. Hơn 200 năm trước, cửa biển ở trên đất xã Dương Luật (sách cổ chép là cửa Dương Luật) phía nam dãy Nam Giới, nay chuyển dòng lên hướng Bắc, đi qua phía tây dãy Nam Giới, giữa hai xã Thạch Kim (Kim Đôi cũ) và Thạch Bàn. Cửa Sót là cửa ngõ con đường thủy quan trọng vào thành phố Hà Tĩnh. Cửa Nhượng nằm trên đất xã Cẩm Nhượng (Nhượng Bạn cũ), huyện Cẩm Xuyên, do nước sông Hội, sông Quèn, sông Rác hợp lưu cuối xã Cẩm Lộc mà đổ ra biển. Xưa kia, cửa biển ở mé bắc núi Thiên Cầm trên đất xã Kỳ La, gọi là cửa Kỳ La, cuối đời Lê mới chuyển xuống phía nam, qua làng Nhượng Bạn. Cửa Khẩu, chính là Hà Hoa hải khẩu đời Trần được gọi tắt lâu ngày thành quen, nằm trên đất xã Hải Khẩu, nay là xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, do nước sông Kinh nối với sông Rác và sông Quèn (Quyền giang) cùng nhiều khe suối hợp ở sông Vịnh (Vịnh giang) mà ra biển. Cửa Khẩu là cửa ngõ cuối cùng con đường thủy phía nam Đại Việt xưa thông ra biển, và từng là quân cảng chốt phía trước trấn lỵ Dinh Cầu đời Lê. Ngày nay là đường thủy thông lên thị trấn Kỳ Anh, và qua đường biển, nối với cảng Vũng Áng. Cuối huyện Kỳ Anh, xưa còn có cửa Nước Mặn (Xích Mộ hay Xích Lỗ) do nước Khe Du, Khe Di, Khe Bò từ Đèo Ngang đổ xuống chảy ra mé bắc Hoành Sơn, nay thuộc đất xã Kỳ Nam. Vào thế kỷ XV, đoàn chiến thuyền của vua Lê Thánh Tông từng trú tại đây, nhưng nay cửa biển đã bị bồi lấp. Khí hậu Hà Tĩnh rất đặc biệt. Dãy Hoành Sơn không cao, nhưng do hướng chạy của núi đã thực sự trở thành một ranh giới khí hậu. Do đó, mặc 16

17 dầu Hà Tĩnh và Quảng Bình ở hai bên núi, chỉ cách nhau hơn 10km, nhưng Quảng Bình đã mang rõ những nét khí hậu miền Nam, còn Hà Tĩnh thuộc khí hậu miền Bắc. Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh khoảng C. Nhưng mùa nóng trung bình là 29 0, có lúc lên tới , mùa lạnh trung bình 20 0, nhưng có lúc đột ngột tụt xuống Mùa nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, tháng tám (ÂL) thường rất nóng. Nắng tháng tám nám trái bưởi. Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa gió nam - tây nam, từ vịnh Bengan đi qua vùng đệm lục địa, vượt qua dãy Trường Sơn trên biên giới Việt Lào nên gọi gió nam Lào, Gió Lào biến tính trở thành khô nóng đẩy nhiệt độ lên , có khi tới Gió thổi mạnh nhất thường vào một số ngày trong tháng 6, tháng 7, từ 11 đến 14 giờ. Có đợt kéo dài 6-7 ngày liền, mang theo cái nóng gay gắt, cây cối khô héo, ao hồ cạn kiệt, Ba ngày gió nam, mùa màng mất trắng. Từ tháng 8 đến tháng 10, tháng 11 là mùa mưa. Lượng mưa bình quân hàng năm trên 2200mm, ở đồng bằng thường từ mm, nhưng ở vùng rừng núi phía tây thì tới 3000mm, có năm vào tháng 7, tháng 8 có tới ngày mưa. Mưa thường gây lũ lụt lớn, có khi rất lớn. Từ tháng 7 đến tháng 10 lại cũng thường có bão. Bão tố và lũ lụt là tai họa lớn, hủy hoại nhà cửa, mùa màng, không mấy năm thoát khỏi. Tháng 11, 12 vào tiết tiểu tuyết, đại tuyết, thường có gió tây may, hanh heo, và tháng 1 vào tiết tiểu hàn, đại hàn, gió mang khí lạnh xuất phát từ Xibia, qua Trung Quốc rồi quặt lại tràn vào miền Bắc nước ta theo hướng Đông Bắc. Đó là gió mùa Đông Bắc, gây ra mưa dầm dai dẳng, rét buốt khó chịu. Rét kéo dài ra đến đầu xuân. Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét cộc nàng Bân. Vào đầu tháng tư (ÂL) nhiều năm thường có mưa to, gây úng lụt, gọi là lụt tiểu mãn, nhưng đến tháng sáu (ÂL) thì lại ít mưa, có khi không mưa. Mưa tháng tư hư mọi chuyện và Mưa tháng sáu máu rồng. Từ bao đời nhân dân đã quen với thời tiết khắc nghiệt, Tháng năm năm tật, tháng mười mười tật và biết lợi dụng thời tiết trong năm để làm nghề nông và các công việc khác. 17

18 * * * Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh khá phong phú. Trong tổng diện tích tự nhiên 6026,5km 2 có ,3ha đã được đưa vào sử dụng: gồm đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư, diêm nghiệp. Diện tích chưa sử dụng gồm: đất đồi, đất bằng, núi đá không có rừng cây. Hiện nay, cả tỉnh có tới 357 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng dung tích trên 700 triệu m 3 ; và đang xây dựng hồ Xuân Hoa (15,8 triệu m 3 ) hồ thượng nguồn sông Trí (25,4 triệu m 3 ), công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (gần 800 triệu m 3 ) cùng trên 20 con sông lớn nhỏ với tổng chiều dài trên 400km, lưu vực 5436km 2, tạo nên nguồn tài nguyên nước dồi dào, khoảng tỷ m 3 năm. Trong ha đất lâm nghiệp, hiện có ha đất có rừng. Rừng đặc dụng chiếm 20,4% ( ha), rừng phòng hộ 32,9% ( ha), rừng sản xuất 46,7% ( ha). Trữ lượng gỗ là 21,13 triệu m 3. Độ che phủ đạt 47%. Rừng trồng hiện có ha, trong đó rừng thông gồm ha. Thảm thực vật và động vật rừng rất đa dạng và có nhiều loài quý hiếm. Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển có nhiều loại thực vật, động vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao. Với 137km bờ biển, km 2 lãnh hải, Hà Tĩnh có tiềm năng phát triển kinh tế biển to lớn. Vùng biển có 267 loài hải sản sinh sống, trong đó có 60 loài cá, 20 loài tôm, với trữ lượng tấn. Vùng lộng, có trữ lượng tôm tấn, mực tấn. Hàng năm, khai thác khoảng tấn hải sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản có khoảng ha (nay mới sử dụng 7000 ha), trong đó có khoảng 7300 ha có thể nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ ven biển, chưa kể 200 ha đất bãi biển có thể sử dụng nuôi thủy sản theo quy trình công nghệ sinh học. Các mỏ khoáng sản nằm rải rác từ ven biển, trung du đến vùng núi, có tới 91 điểm. Kim loại đen thì mỏ sắt Thạch Khê (Thạch Hà), trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, vào loại lớn nhất trong nước. Lại có các mỏ sắt hoặc sắt-măng-gan ở Vũ Quang, Can Lộc, Đức Thọ. Quặng măng-gan ở Phú Lộc, Thượng Lộc, Đức Lập, Kỳ Tân, trữ lượng hơn 1 triệu tấn, đang được 18

19 khai thác. Quặng ti-tan có trữ lượng khoảng 4,6 triệu tấn. Mỏ ốc-xít ti-tan nằm suốt dọc bờ biển từ Nghi Xuân vào Kỳ Anh, đã được khai thác và xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn. Mỏ thiếc ở Sơn Kim, mỏ vàng ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, có trữ lượng khoảng 15300kg. Khoáng sản phi kim loại có đá xây dựng, chủ yếu là đá hoa cương có thể khai thác khoảng 90 vạn m 3 /năm, cát xây dựng hàng năm có thể khai thác vạn m 3. Ngoài ra còn có đá quý, than bùn, nước khoáng, sét, đôlônhit (Đôlonit), Quácdit (Quarzit), thạch anh, cao lanh, Xơrixít (Sericit) là khoáng sản quý hiếm, mới được phát hiện. 3 Cùng với nguồn tài nguyên trên, núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp, đa dạng, những thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa cũng là nguồn tài nguyên quý giá. Đó là tiềm năng lớn để phát triển. Lại còn mặt tiềm năng khác, có vai trò quyết định, là nguồn lao động dồi dào, 67,8 vạn người trong độ tuổi lao động chiếm 52,60% dân số nhưng hầu hết đều là lao động phổ thông, lao động kỹ thuật còn hiếm. Hàng năm có 3 vạn người được đào tạo nghề, 6000 người đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, hầu hết tay nghề còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại. II. VÙNG ĐẤT SÔI ĐỘNG TRONG LỊCH SỬ Vùng đất Hà Tĩnh bây giờ là mảnh cuối của nước cổ Văn Lang, Đại Việt, về sau là vùng đệm hai miền nam bắc Việt Nam, do đó có liên quan chặt chẽ với nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử dân tộc. Về thời tiền sử và cổ sử, mặc dầu tư liệu hiếm hoi, nhưng dựa vào các bộ sử cổ, nhất là những thành tựu của khảo cổ học từ đầu thế kỷ XX lại nay của cả nước và của địa phương, ta có thể phác thảo tiến trình lịch sử Hà Tĩnh tương đối chính xác. * * * Qua việc phát hiện các chứng tích ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ 3 Tình hình và số liệu về tài nguyên theo cuốn Hà Tĩnh - Tiềm năng và cơ hội đầu tư - (UBND Hà Tĩnh ). 19

20 An) năm 1973, thì vào kỷ Cánh tân (Pleistocène), cách ngày nay từ 1 triệu 80 vạn năm đến 1 vạn năm, trên đất Nghệ Tĩnh đã có Người Vượn (Homo Erectus - Người đứng thẳng) cư trú. Đến Văn hóa Sơn Vi thuộc hậu kỳ Đá Cũ, thì ở Làng Vạc (Nghệ An) và Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đều đã tìm thấy dấu vết của Người Hiện Đại (Homo Sapiens - Người Khôn Ngoan). Ở Hà Tĩnh chưa tìm thấy dấu vết Người Vượn, và dấu vết Văn hóa Hòa Bình vì hiếm hang động đá vôi, nhưng theo nhận định của GS Hà Văn Tấn, thì Người Vượn và người Văn hóa Hòa Bình từng đã có mặt ở đây. Dấu vết Văn hóa Quỳnh Văn đã được phát hiện ở Phái Nam (xã Thạch Lâm, Thạch Hà), Cồn Lôi Mốt (xã Thạch Vịnh) và lớp dưới di chỉ Bãi Phôi Phối (xã Xuân Viên, Nghi Xuân). Tiêu biểu là di chỉ Phái Nam, có niên đại C năm. Chủ nhân Văn hóa Bàu Tró là con cháu chủ nhân Văn hóa Quỳnh Văn. Văn hóa Bàu Tró phân bố khá rộng trên bốn tỉnh Nghệ, Tĩnh, Bình, Trị. Ở Hà Tĩnh dấu vết Văn hóa Bàu Tró sớm được phát hiện ở các di chỉ cồn sò điệp Thạch Lâm, Thạch Lạc, Thạch Đài, Cẩm Thạch, Cẩm Hòa; các di chỉ gò cát, cồn đất như bãi Phôi Phối (Xuân Viên), cồn Lôi Mốt (Thạch Vịnh), và sườn núi đất thấp như Rú Nghèn (Can Lộc), Rú Nài (TP Hà Tĩnh), lại ở cả vùng núi cao Hương Sơn, Hương Khê nữa. Rú Dầu nằm giữa hai xã Đức Đồng, Đức Lạc, được phát hiện là Xưởng chế tác đá của người nguyên thủy thời kỳ này. Văn hóa Phùng Nguyên, và sau đó, các Văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, thời Đồng Thau thường được gọi là Văn hóa Tiền Đông Sơn. Tại Hà Tĩnh chỉ mới thấy một số mộ ở bãi Phôi Phối tương ứng với di chỉ Rú Trăn, nhưng cũng đủ để chứng minh là vùng đất này có Văn hóa Tiền Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn phân bố từ biên giới Việt - Trung vào đến Quảng Trị. Cư dân vùng Hà Tĩnh trong Văn hóa Đông Sơn cũng có trình độ kinh tế, văn hóa như những vùng khác. Hiện nay, dấu vết Văn hóa Đông Sơn đã được phát hiện ở Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Kỳ Anh. Giới khảo cổ cũng đã phát hiện dấu vết lò luyện sắt thời Văn hóa Đông Sơn ở xã Xuân Giang. 20

21 Các di chỉ trên đây chứng minh sự có mặt của con người trên đất Hà Tĩnh suốt từ thời tiền sử đến cổ đại - thời đại các vua Hùng. * * * Cùng với những chứng tích khảo cổ về thời Đồ Đồng, ở Hà Tĩnh còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời đại Hùng vương. Sự tích cố đô Việt Thường kể: Dương vương tuần du, gặp nàng Thần Long bèn lấy làm vợ, đưa về Ngàn Hống xây dựng đô ấp. Về sau, vua giao cho con trưởng - vua Hùng thứ nhất - ra cai quản vùng Ngã ba Hạc, xây dựng đô ấp Nghĩa Lĩnh (ở Phú Thọ bây giờ). Theo một số nhà nghiên cứu thì truyền thuyết này phản ánh cuộc di cư của người Tiền Việt - Mường ra phía bắc. Sách Lĩnh Nam chích quái chép chuyện Chử Đồng Tử tu tiên đắc đạo ở núi Quỳnh Viên (Nam Giới, Thạch Hà) vào thời vua Hùng thứ III ( Ngọc phả Hùng vương chép vào thời vua Hùng thứ XVIII). Chuyện Núi Thiên Cầm kể rằng Vua Hùng thứ XIII lên chơi rú Gùm (Kỳ La, Cẩm Xuyên) nghe tiếng đàn trời văng vẳng nên đặt tên là Thiên Cầm và Chuyện Trầu Cau (bản sưu tầm ở Hà Tĩnh) cũng kể Vua Hùng tuần du, đến rú Bầng - Côn Bằng (Thiên Lộc - Lộc Hà), ăn thử miếng trầu, nhổ nước bã xuống, đến nay một vùng đá vẫn còn đỏ. Lại nữa, sách Bách thần lục chép Thần tích thôn Thiều Sơn, tổng Quảng Chiếu (Đông Sơn, Thanh Hoa) tả trận thủy chiến giữa hai đội quân Hùng - Thục ở Châu Hoan: (Tướng vua Hùng) giao chiến với giặc ở Hội Thống, giặc thua to, chém tướng giặc Dương Nham, dư đảng giặc tan rã. Sách này còn chép Thần phả làng An Duyên (Thường Tín, Hà Đông), có đoạn nói về trận đánh trên: Tướng vua Hùng là Nguyễn Tuấn, Trần Khánh chặn quân Thục ở cửa Hội Thống, bắt được tướng Hùng Nã, Đà Gia. Chuyện Ông Đùng cũng phản ánh về nghề luyện sắt thời ấy. Mặc dầu truyền thuyết chỉ là truyền thuyết, nhưng qua các truyền thuyết trên, ta thoáng thấy hình ảnh mờ nhạt của thời huyền sử khúc xạ qua lăng kính của ký ức dân gian. 21

22 Một hiện tượng rất đáng quan tâm là hiện nay có một số người Chứt sinh sống tại Bản Giàng 1 (Hương Lâm), Bản Giàng 2 (Hương Vĩnh) và một số người Mã Liềng, cũng gọi là M liềng, có nghĩa là Người, được người tộc khác gọi là Arem, Rem, Cọi, Mày, thuộc nhóm người Chứt, ở bản Rào Tre (Hương Liên) huyện Hương Khê. Các nhà khoa học nhất trí cho đó là di duệ của người Tiền Việt - Mường thời tiền sử - thời các vua Hùng, không di cư ra Bắc, ở lại vùng bắc Quảng Bình, nam Hà Tĩnh bây giờ, do hoàn cảnh khách quan họ bị đẩy vào núi sâu, sống cách biệt lâu ngày, trở thành người thiểu số. * * * Thời Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm, từ 179 TCN đến 938 SCN. Sau khi Triệu Đà đánh lấy nước Âu Lạc gộp vào phần đất Quế Lâm (Trung Quốc) lập ra nước Nam Việt, vùng Hà Tĩnh bây giờ ở xa xôi nên không có sự thay đổi nào. Nhà Tây Hán diệt nước Nam Việt (111 TCN) chia Âu Lạc thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Vùng Hà Tĩnh là phần phía nam huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân. Việc cai trị lúc này chủ yếu vẫn dựa vào các Lạc hầu, Lạc tướng người Việt. Đời Đông Hán, Nhâm Diên sang làm Thái thú quận Cửu Chân, cũng như Thái thú Giao Chỉ Tô Định, dựa vào số người Hán chạy loạn sang thời Vương Mãng, tăng cường kiểm soát các Lạc hầu, Lạc tướng Việt, thắt chặt ách đô hộ. Năm 40-43, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Mê Linh được 65 huyện, thành hưởng ứng. Đó là sự phản kháng quyết liệt của người Việt chống quân Hán. Sử chép: Hai Bà sai tướng Đô Dương giữ vùng Cửu Chân (Thanh, Nghệ, Tĩnh bây giờ) để phòng mặt nam. Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, tháng 11 năm 43, tướng Hán Mã Viện tiến quân vào Cửu Chân truy kích tướng Đô Dương. Hàng trăm thủ lĩnh địa phương, hàng nghìn nghĩa binh bị Mã Viện tàn sát, hơn 300 người bị bắt, đày sang Linh Lăng (Hồ Nam, Trung Quốc). Ở Nghệ, Tĩnh hình ảnh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến nay chỉ còn lưu lại trong vài truyền thuyết. Truyền thuyết thứ nhất: Theo một số thần tích chép trong Sơn Tây tỉnh 22

23 chí thì sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, Tố nương, nữ tướng của Hai Bà quê huyện Yên Lạc, lạc mất chồng - cũng là một vị tướng quê huyện Hàm Hoan. Nàng quyết vượt biển về tìm quê chồng. Nhưng thuyền đến trước một cửa biển lớn - như bây giờ là Cửa Hội, thì thuyền không ghé được vào bờ mà dạt đến một cù lao nhỏ Ngày ngày Tố nương chỉ biết lên núi, đứng trông vào bờ để tưởng nhớ chồng Do đó cù lao này được gọi là Hòn Mắt - Hòn Nhãn, sách cổ thường chép là đảo Quỳnh Nhai. Truyền thuyết thứ hai: Sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng, tướng Đông Hán Mã Viện dựng cột đồng trên rú Rum (Lam Thành, có nơi phiên Dung sơn), làm cho dân ta rất căm tức. Trong vùng, có hai vợ chồng nhà kia thường ngày lên núi hái thuốc về sao chế, đưa ra chợ bán kiếm sống. Một hôm lên núi, tình cờ họ phát hiện ra cái cột đồng đáng nguyền rủa kia, và quyết định phải phá bỏ nó. Họ sắm chiếc cưa thật sắc, rồi bỏ công mấy ngày liền, lên cưa đứt cột đồng, gánh thả xuống rào Rum. Người trong vùng đều cảm phục. Lúc vợ chồng họ mất, dân lập miếu thờ, trong miếu có đôi quang gánh để nhớ nghề nghiệp làm ăn của Thần. 4 Sách Nghệ An cổ tích lục, chép Cửa sông Thiên Lộc có miếu thờ Trưng Vương. Dựa vào đó, sách Lịch sử Nghệ Tĩnh (T.1) chép là ở Cửa Sót huyện Thạch Hà có đền thờ Hai Bà Trưng. Các sách ấy đều chép lầm. Ở cửa sông Thiên Lộc hay Cửa Sót Thạch Hà không có đền thờ Trưng Vương (hay Hai Bà Trưng ) mà chỉ có đền thờ Chiêu trưng vương Lê Khôi và bên cạnh là miếu Thánh Mẫu Liễu Hạnh, thường gọi đền Nam Sơn. * * * Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tình hình Giao Châu chưa bao giờ 4 Theo lời kể của cố GS Nguyễn Đổng Chi. Theo Thần tích đền làng Trung Thịnh trước là Trung Ca huyện Can Lộc, nay thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, thì người cưa cột đồng Mã Viện họ Hoàng, tên Cơ Thạch, Tổ sư nghề làm thuốc và nghề ca hát - có thần hiệu Dực bảo trung hưng Linh phù bản cảnh Thành hoàng Linh ứng Đôn nhưng tôn thần. 23

24 ổn định, mặc dầu chính quyền đô hộ luôn thực hiện mọi biện pháp vừa đánh dẹp, vừa mua chuộc các thủ lĩnh người Việt để xoa dịu. Các thủ đoạn Hán hóa đều bất lực. Chính cái làng và tiếng Việt là công cụ chống đồng hóa và là điểm tựa của các phong trào chống ách đô hộ. Suốt trong ba thế kỷ I - II - III các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tục và phổ biến. Cuộc nổi dậy của Chu Đạt năm 157 giết các huyện lệnh, thái thú. Cuộc khởi nghĩa của Lương Long năm 178 có mấy vạn người, trong đó có dân Nhật Nam (vùng Nghệ Tĩnh bây giờ) tham gia, đánh chiếm các quận, huyện, làm chủ đất nước bốn năm ( ). Đồng thời có các cuộc nổi dậy của binh lính người Việt (thế kỷ II), tiếp đến là cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ở Cửu Chân năm 248. Ở vùng Nghệ -Tĩnh, dân nổi lên chống việc nhà Ngô bắt phải đưa 3000 con chim công sang nộp tại kinh đô Đại Nghiệp, để hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lữ Hưng (khoảng năm 260) giết bọn Thứ sử Tiêu Tư, Đặng Tuân Đào Hoàng sang làm Thứ sử Giao Châu năm 269, đã đem quân đi đánh khắp nơi, mở đặt hơn 30 huyện ( Toàn thư ). Nhân đó, nhà Ngô tách phần nam Hàm Hoan, lập thêm quận Cửu Đức gồm 6 huyện, trong đó vùng Đức Thọ bây giờ nằm trong hai huyện Cửu Đức và Việt Thường, vùng Can Lộc là huyện Phù Lĩnh, vùng Nghi Xuân là huyện Dương Thành Quận trị Cửu Đức đặt ở huyện Cửu Đức (Đức Thọ ngày nay). Hiện ở vùng này còn nhiều mộ Hán, chứng tích quận trị hồi ấy. Năm 502, nhà Lương đổi Cửu Chân thành Ái Châu, Cửu Đức thành Đức Châu. Năm 542, Lý Bí (hay Bôn) khởi nghĩa đánh đuổi quân nhà Lương, xưng là Nam đế, lấy niên hiệu Đại đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Năm 543, vua Chămpa đem quân ra đánh phá Đức Châu (vùng Hà Tĩnh bây giờ) vua sai tướng Phạm Tu vào đánh đuổi. Năm 602, nước ta lại thuộc nhà Tùy. Năm 605, vua nhà Tùy nghe nói nước Lâm Ấp có nhiều của báu, bèn phong Lưu Phương làm Hoan Châu đạo hành quân Tổng quản, sai sang đánh cướp. Lưu Phương sai Ninh Trường Châu đem một vạn quân bộ và quân kỵ xuất phát từ Việt Thường (vùng Đức Thọ bây giờ), còn mình thì thân suất bọn Đại tướng quân Trương Tốn đem quân thủy từ quận Tỵ Ảnh (có thể là từ Cửa Sót, Thạch Hà hoặc Cửa Nhượng, Cẩm Xuyên bấy giờ) đi 24

25 đánh. Thắng trận, nhưng quân lính bị bệnh thũng chân, mười phần chết bốn năm phần, Phương cũng chết dọc đường (Toàn thư). Năm 618, nước ta lại thuộc nhà Đường. Năm 711, lập Hoan Châu đô đốc phủ, đắp thành rất vững chãi. Để lấy lòng người, một hào trưởng là Dương Thanh được giao làm Thứ sử Hoan Châu (vùng Nghệ Tĩnh ngày nay). Dưới sự đô hộ vừa khôn khéo, xảo quyệt, vừa tàn bạo của nhà Đường, dân Giao Châu - An Nam nổi dậy liên tục, ngày càng mạnh mẽ, chống lại. Nhiều cuộc khởi nghĩa quy mô lớn nổ ra như khởi nghĩa của Lý Tự Tiến và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). Mai Thúc Loan, quê gốc làng Mai Phụ (Thạch Hà) sang ở vùng Ngọc Trừng (Nam Đàn, Nghệ An). Ông dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Sa Nam được dân các châu Hoan, Diễn, Ái hưởng ứng mạnh mẽ, nhanh chóng giải phóng địa bàn này rồi tiến ra Tống Bình (Thăng Long) đuổi bọn đô hộ Quang Sở Khách về nước. Mai Thúc Loan xưng đế, dựng đô ở thành Vạn An (Nam Đàn). Nhà Đường sai Dương Tự Húc sang đánh, vua Mai và hoàng tử (con cả) hy sinh Theo truyền ngôn thì hoàng tử thứ hai xây dựng một căn cứ chống quân nhà Đường ở Ngàn Hống. Sử sách không ghi chép việc này, nhưng hiện nay, gia phả họ Mai ở Phù Lưu Thượng (nay là xã Hồng Lộc) chép thủy tổ là ông Cự, húy là Mai Tộ, thường gọi Chúa Hai, tức hoàng tử thứ hai, con vua Mai. Ở làng quê Mai Phụ (nay là xã Mai Phụ) cũng còn một chi họ Mai, và nhà thờ họ, nhưng con cháu không ai biết rõ gốc tích. Tiếp sau cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan là các cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng ( ), Dương Thanh ( ) và cuối cùng là cuộc đấu tranh giành độc lập tự chủ của Khúc Thừa Dụ, Dương Diên Nghệ, Ngô Quyền (khoảng ). * * * Cùng với việc chống đô hộ phương Bắc, người Việt còn phải chống lại các cuộc cướp phá, xâm lấn của người Chàm ở phía nam. Vào năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh hòa nhà Tấn (346), vua Lâm Ấp là Phạm Văn chiếm toàn bộ đất quận Nhật Nam và đòi Thứ sử Giao Châu lấy dãy Hoành Sơn làm biên giới. Có lẽ Hoành Sơn trở thành biên giới Việt - Chiêm từ đó. Người 25

26 Lâm Ấp xây lũy đá trên núi, kéo từ mũi Độc (Ngưu Sơn - Thần Đầu) lên tới Xuân Sơn - Vọng Liệu, dài khoảng 30km. Bị tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh đuổi phải lùi sâu vào phía nam, nhưng đến đời Đường, người Lâm Ấp lại lấn ra Hoành Sơn. Sau đó, nhiều lần họ bị đẩy lùi, rồi lại đánh thắng, giữ được Nhật Nam, có khi lấn ra cả vùng bắc Hoành Sơn. Sử chép: Năm Kỷ Hợi (399), mùa xuân, tháng ba, vua Lâm Ấp Phạm Hồ Đạt đánh lấy Nhật Nam và Cửu Chân, rồi cướp Giao Châu. Đỗ Viện, tướng nhà Tấn, đánh phá được. Năm Tân mùi (431), vua nước Lâm Ấp Phạm Dương Mại cướp quận Cửu Chân (Thanh, Nghệ, Tĩnh bây giờ), năm 432 lại xin nhà Tống cho lĩnh (để cai trị) Giao Châu. Quý mùi (803) quân Hoàn Vương (tức Lâm Ấp cũ, sau là Chiêm Thành), đánh chiếm hai châu Hoan, Ái, đặt người cai trị, cho đến năm Mậu tí (808) mới bị tướng nhà Đường là Trương Chu đẩy lùi vào đến gần đèo Hải Vân. Đến năm Ất tị (875), Chiêm Thành đóng đô ở Indrapua (Đồng Dương, Quảng Nam). Nhân khi nhà Đường suy rồi mất (936) Trung Quốc lâm vào cảnh nam bắc phân tranh, khoảng năm , người Chiêm Thành lấn ra chiếm vùng đất bắc Hoành Sơn (Kỳ Anh) ra tận núi Quỳnh Sơn, Cửa Sót (Thạch Hà) bây giờ, dài khoảng 15km đường chim bay. Phía tây nam đường hào tự nhiên (sông Ngàn Mọ) này người Chiêm Thành xây thành lũy để bảo vệ. Hiện nay còn dấu vết ngôi thành ở làng Đại Tăng (Cẩm Thạch) tương truyền là thành Chàm (?). Mút phía đông bắc là Rú Sót - Quỳnh Sơn. Vì vậy núi này có tên là Nam Giới - biên giới phía nam nước Việt. Ngày nay, ở phía nam núi Nam Giới - Cửa Sót còn có Rú Mốc, được phiên âm Mộc Sơn, trên địa bàn xã Thạch Đỉnh, sách cổ chép là Hữu Nam Giới. Người Chiêm cai quản vùng này ngót 70 năm, đến năm Nhâm ngọ (982) sau khi đánh thắng quân nhà Tống, vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) mới đưa quân vào phía nam, đánh đuổi người Chiêm vào tận Quảng Nam, giải phóng vùng đất phía nam Hà Tĩnh bây giờ, từ núi Nam Giới (Thạch Hà) đến núi Hoành Sơn (Kỳ Anh) 5. 5 Sự kiện này Toàn thư và Cương mục không chép. Ở đây, chúng tôi theo Dự thảo đề cương lịch sử tỉnh Hà Tĩnh (BBS Lịch sử Hà Tĩnh soạn, in Rônêô, 1975). 26

27 * * * Cho đến đầu thời Bắc thuộc, vùng đất Hà Tĩnh ngày nay còn là rừng rậm hoang vu, dân cư thưa thớt, ở thành từng nhóm nhỏ, sinh sống ở gần sông, biển. Ngoài di duệ của người Việt cổ, còn có một số nhóm dân tộc ít người mà sách cổ chép là dân man : Nhóm người man Dạ Lang, Văn Lang ( Thủy kinh chú ) người Lạo ( Nghệ An ký ); các nhóm người man Đạo Lận, Kiều Năng, Cá Lăng ( An Nam chí ) Một trong những biện pháp thực hiện chính sách Hán hóa của nhà Hán và các triều đại Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường về sau là khuyến khích quan lại, binh lính ở lại đất Việt lập nghiệp lâu dài, và đưa dân đói, tù phạm sang ở xen với người Việt. Vào đầu công nguyên, dưới chính quyền Vương Mãng (8-23) nhiều quý tộc và dân thường trốn chạy sang cư trú ở Giao Chỉ, Cửu Chân. Liên tục về sau, ngoài quan lại, binh lính ở lại, còn có rất đông dân thường di cư sang đất Việt, nhất là khi Bắc quốc có biến cố lớn - thay đổi triều đại, chiến tranh, nạn đói Số người Hán ngày càng đông, chiếm một tỷ lệ dân số không nhỏ. Nhưng chẳng những người Việt không bị đồng hóa, mà người Hán lâu ngày đều Việt hóa. Đến nay, gia phả nhiều dòng họ còn chép tổ tiên xa đời là người Hán. Dân số Giao Chỉ, Cửu Chân ngày càng tăng. Theo sách Tiền Hán thư, thời ấy, quận Cửu Chân gồm 7 huyện, có hộ, nhân khẩu, nếu chia đều thì huyện Hàm Hoan (Nghệ - Tĩnh bây giờ), có hộ với nhân khẩu. Hai trăm năm sau, thời Đông Hán, theo sách Hậu Hán thư thì quận Cửu Chân có hộ với nhân khẩu, chia đều là huyện Hàm Hoan có hộ với nhân khẩu. Đến giữa thế kỷ thứ III, theo sách Tùy thư ở Nhật Nam (tương đương Nghệ Tĩnh bây giờ) có hộ. Theo Cựu Đường thư và Tân Đường thư thì năm 700 dân số Hoan Châu (Nghệ Tĩnh) có hộ với nhân khẩu, năm 726 có hộ, năm 740 có hộ với nhân khẩu. Tất nhiên những con số này còn thấp so với thực tế, vì chính quyền đô hộ không thể thống kê đầy đủ. Đất rộng, người thưa, rừng rậm hoang vu, chim muông cây cỏ rất phong phú. Do đó nghề nghiệp chính của một bộ phận khá lớn cư dân thời 27

28 đó là khai thác của rừng, chặt gỗ, săn thú quý, bẫy chim quý, lấy mật ong, hoa quả, cây thuốc vừa để tự nuôi sống, vừa để cống nạp cho bọn đô hộ. Vùng ven biển, dân sống bằng nghề đánh cá, làm muối Ở vùng Kỳ La - Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên) từng có miếu thờ ông Đông Đạo, tương truyền là một dân chài, đã sáng chế ra bánh lái thuyền; miếu thờ ông Trúc Lĩnh, và ông Dang Hùng, tương truyền là tổ sư truyền cho dân nấu nước biển lấy muối, trước khi người ta biết làm nại (ruộng) phơi nước biển lấy muối Bà mẹ vua Mai Hắc đế cũng được coi là dân nấu muối ở Mai Phụ (Thạch Hà). Thời Văn Lang, dân làm ruộng lạc (nước?). Sử cổ Trung Quốc cũng từng chép: Người Việt ở Cửu Chân đã biết trồng lúa hai mùa, và năm 123, đời Hán Anh đế, lúa ở Cửu Chân rất tốt, 150 gốc lúa được những 768 bông ( Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn). Cùng với nghề trồng lúa, họ còn trồng nhiều loại rau màu khác, nhất là các giống khoai để làm lương thực. Ngoài ra dân còn biết nhiều nghề thủ công: Dệt vải, làm đồ gốm, đúc đồng, nghề mộc, nghề rèn, nghề đóng thuyền, đan lát Giao thông thủy bộ dễ dàng hơn, việc trao đổi hàng hóa (nông, lâm sản) trong từng vùng khá thuận lợi, dần dần hình thành chợ búa. Chế độ đô hộ chuyên chế và tàn bạo, nhưng quan lại phương Bắc chỉ nắm được quận, huyện, còn làng chạ thì không với tới được. * * * Chiến thắng Bạch Đằng giang, đánh đuổi quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 983 đã mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ. Trong thời kỳ này, vùng đất Hà Tĩnh vẫn thuộc Hoan Châu. Nhưng từ đây nhiều sự kiện chính trị, quân sự của đất nước có liên quan hoặc diễn ra ở vùng biên giới xa xôi này. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép mấy sự kiện quan trọng: - Năm Nhâm ngọ (982) (nhiều sách khác chép 981) vua Lê Đại Hành thân đi đánh Chiêm Thành, phá hủy thành trì rồi kéo quân về (có tài liệu chép: Vua đánh đuổi người Chiêm vào tận Quảng Nam, nhân đó lấy vùng đất nam Hà Tĩnh đặt châu Thạch Hà - Xem chú thích 2). - Năm 992 vua sai Phụ quốc Ngô Tử An đem ba vạn người mở đường 28

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất hiện trên Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ sáu trong Cửu

Chi tiết hơn

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI   TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Bắc ở vĩ độ: A. 23 23'B. B. 23 24'B. C. 23 25'B D. 23 26'B

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2] THEO DẤU CHÂN CHÚA NGUYỄN ÁNH QUA CÁC GIAI THOẠI DÂN GIAN MIỆT CỬU LONG Trần Minh Thương 1. Từ sự thật lịch sử - chân dung Nguyễn Ánh Nguyễn Ánh tức Nguyễn Phước Ánh, còn có tên là Chủng và Noãn, sinh

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn, Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn, ít nhất là cả hai đều làm ra vẻ người lớn. Nhưng lúc này nhìn hai nhóc quả giống hai đứa

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT KINH BẢN NGUYỆN CỦA BỒ TÁT ĐỊA TẠNG SA MÔN: THÍCH ĐẠO THỊNH HỘI TẬP NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 5 PHẦN NGHI LỄ ( Mọi người đều tề chỉnh y phục đứng chắp tay đọc ) Chủ lễ xướng:

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Thích Thái Hòa -----{----- LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI Chùa Phước Duyên, Huế - 2016 - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Mục lục Hưng và cá...7 Giọt nắng chiều và mướp...10 Cái đẹp từ bên trong...13 Lời

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx NHÃ CA 1 1 Bài ca của các bài ca của Sa-lô-môn. Cuộc Ðàm Thoại Giữa Cô Dâu và Các Bạn của 2 Ước gì chàng hôn tôi bằng những nụ hôn của miệng chàng! Vì tình yêu của anh nồng nàn hơn rượu. 3 Dầu của anh

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

Thương nhớ Hà-Tiên miền duyên hải mến yêu tận cùng trên nẻo đường quê hương đất nước Hòn Phụ-Tử khi xưa LTG - Đất phương Nam xưa nay vốn thường được n

Thương nhớ Hà-Tiên miền duyên hải mến yêu tận cùng trên nẻo đường quê hương đất nước Hòn Phụ-Tử khi xưa LTG - Đất phương Nam xưa nay vốn thường được n Thương nhớ Hà-Tiên miền duyên hải mến yêu tận cùng trên nẻo đường quê hương đất nước Hòn Phụ-Tử khi xưa LTG - Đất phương Nam xưa nay vốn thường được người ta nói đến nhiều nhất là vùng kinh tế lúa gạo

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Khóm lan Hạc đính

Khóm lan Hạc đính Khóm Lan Hạc Đính Mặt trời đã sắp lặn sau rặng núi xa mờ trên biển cả, những đám mây nhuộm sắc hoàng hôn đã chuyển bầu trời phía Tây thành một mầu hoàng kim rực rỡ. Những đợt sóng phản chiếu ánh nắng chiều

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN Tôi cũng chỉ là kẻ lữ hành trên chặng đường đời dài đăng đẳng, dẫu ngày kết thúc không ai biết được, cũng có lúc tưởng chừng mỏi mệt, nhưng thường được quên đi bởi cuộc đời này quá nhiều điều kỳ diệu trên

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ có cảm nhận tha thiết về hình ảnh người lính trong

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 3 - Hậu chủ HẬU CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Cảm nghĩ về người thân - Bài tập làm văn số 3 lớp 6 Author : hanoi Cảm nghĩ của em về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo ) - Cảm nghĩ về ông nội Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Microsoft Word - 25-AI CA.docx 1 Thành Hoang Phế (Theo mẫu tự Hê-bơ-rơ) 1 Kìa thành phố một thời đông người nhộn nhịp, Nay thưa người đơn chiếc đìu hiu! Kìa nàng vốn đại đô các nước, Giờ trở thành góa phụ cô đơn! Kìa nàng vốn nữ hoàng

Chi tiết hơn

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh   Hệ Thống Chùa Tầ KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Email: chuatamnguyen@yahoo.com Hệ Thống Chùa Tầm Nguyên: www.hethongchuatamnguyen.org Chí Tâm Quy

Chi tiết hơn

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị trí địa lý Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Thờ cúng cây cối là một trong những hình thức tín ngưỡng đã có từ lâu đời trên đất nước Việt Nam và tồn tại cho đến ngày nay. Đây là một

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc THIỀN TÔNG TRỰC CHỈ A. MẬT TRUYỀN THAM THIỀN YẾU PHÁP Hạ thủ công phu tu thiền, điều cốt yếu thứ nhất phải lập chí vững chắc. Bởi vì chí là vị nguyên soái của khí lực. Nếu người lập chí vững chắc, như

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM III. KÝ 1. BI KÝ TRÌNH BÀY SỰ THẦN DỊ CỦA SUỐI BÁT CÔNG ĐỨC THUỘC TAM THÁNH THIỀN VIỆN

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao Hòa Đa Kính Tặng Má, tặng Hồng, vợ tôi, người đã ru con bằng ca dao. Một trong những thiếu sót trong chương trình học ở Việt Nam từ trước đến nay là sự

Chi tiết hơn

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP Nguyễn Thị Liên Tâm Trường ca viết về thời chống Mỹ miêu tả nhiều hình ảnh đẹp, chân thật, sinh động về những người anh hùng của đất nước. Nhưng có lẽ chưa bao

Chi tiết hơn

Long Thơ Tịnh Độ

Long Thơ Tịnh Độ Long Thơ Tịnh Độ Dịch giả: HT Thích Hành Trụ --- o0o --- QUYỂN NHẤT CHỨC QUỐC HỌC TẤN SĨ ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU SOẠN LỜI ÔNG VƯƠNG NHỰT HƯU NÓI : Tôi xem khắp trong ba tạng kinh và các bộ ký; rút lấy ý chỉ

Chi tiết hơn

Công Chúa Hoa Hồng

Công Chúa Hoa Hồng Tác giả: Thể loại: Cổ Tích Website: Date: 18-October-2012 Đời xưa, một ông vua và một bà hoàng hậu có ba cô con gái. Họ yêu thương hai cô con gái lớn sinh đôi tên Cam Vàng và Hoe Đỏ. Hai cô này đẹp, tài

Chi tiết hơn

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em Đề bài: Em hãy viết bài văn tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em ở mà em đã có dịp quan sát kĩ. Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây.

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN V ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI CHÍN VI. CÂU ĐỐI Bắt nguồn từ đầu đời Tống, Thục Hậu Chúa Mạnh Sưởng viết câu đối mừng Xuân

Chi tiết hơn

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là yêu quá là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

cachetsaodangchuachet_2016MAY16 Thời sự Chính trị VN Cá đã chết, sao Đảng còn chưa chết? Bùi Quang Vơm Cá chết trắng suốt 250km bờ biển miền Trung. Hàng trăm nghìn ngư dân bỏ lưới, bỏ thuyền. Đói và sợ hãi tương lai. Hàng trăm cân cá

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT 280 Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa Chúa ơi, Ngày 4 tháng 12 năm 1990 Chúa là Tất Cả, còn con là hư không. Chúa vô cùng Cao Cả, vậy những lời tán tụng của con thì đem lại được sự gì cho Chúa, vì Chúa là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 28 "N Chương 55 Nhỏ máu nghiệm thân "Nương tử, cũng đã hơn nửa năm, không có tin tức gì của Sở Hà cũng không biết hiện tại đã đến kinh thành chưa." Tằng Tử Phu lau tay, quay đầu cười cười với Thạch

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái đinh đóng vô đầu, vui ít buồn nhiều. Vui, là gặp được

Chi tiết hơn

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hãi sản, Dầu khí Biển Đông Bước chân Hoang Tưởng Đại

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt! Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Thích Đôn Hậu - Thích Trí Quang - Dương Văn Minh Kể từ giờ phút tên phản tặc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng để dâng Miền Nam Tự Do vào tay của cộng sản Hà Nội; thì hàng năm cứ

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc PHẠM THIÊN THƯ NGÀY XƯA NGƯỜI TÌNH NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ Chịu trách nhiệm xuất bản NGUYỄN ðức BÌNH Biên tập KIM PHƯỚC Sửa bản in BẢO BẢO Bìa GIANG VŨ Phụ bản PHẠM CUNG NGÀY XƯA NGƯỜI TÌNH, PHẠM THIÊN THƯ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53. LỜI TỰA CHO SÁCH NIỆM PHẬT KHẨN TỪ Pháp Môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ chính là Pháp

Chi tiết hơn

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10 Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha - Bài làm 1 Đối với bản thân mỗi người, mẹ luôn là người vô cùng quan trọng. Mẹ mang nặng

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh 1 Lâm Tế Ngữ Lục Th ích Nhất Hạnh Dịch www.thuvienhoasen.org Mục Lục Dạy Chúng 1 - Thiền Sư dạy 2 - Thiền Sư khai thị chúng như sau 3 - Thiền Sư khai thị Hỏi : Thế nào là Bụt, thế nào là Ma? Hỏi : Thế

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Thuyết minh về Phố Cổ Hội An Author : elisa Thuyết minh về Phố Cổ Hội An - Bài số 1 Hội An - địa danh đã gắn liền với quá khứ nổi bật về sự giao lưu của nhiều nền văn hóa: Việt, Nhật, Hoa; một đô thị gắn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - V doc

Microsoft Word - V doc TRẦN THÁI TÔNG KHÓA HƯ LỤC Giảng Giải THÍCH THANH TỪ THƯỜNG CHIẾU Ấn hành - P.L : 2540-1996 1 LỜI ĐẦU SÁCH Quyển này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một Pho Sách Phật Giáo Việt Nam

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10 Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Bài làm 1 Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01 Lịch sử Việt Nam Chủ đề: Đệ I VNCH Tác giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền Nền Đệ Nhất Cộng Hòa Sụp Đổ: Miền Nam Tự Do Sụp Đổ Tứ Bất Tử là lời của cổ nhân đã dạy, từ thuở xa xưa, tất cả nhân loại ở trên mặt địa

Chi tiết hơn

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse Ngôn Đạo TuệChương Nói là là một phương tiện truyền thông đặc biệt diễn đạt bằng âm thanh chỉ có con người mới có. Các loài động vật khác cũng có phương tiện diễn đạt bằng âm thanh nhưng rất hạn chế trong

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di (Hawaìi, Honolulu, USA) gởi cho toà soạn, trong bài

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Author : vanmau Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Bài làm 1 Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn