ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI ĐỨC KIÊN TƢ TƢỞNG TRIẾT H

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI ĐỨC KIÊN TƢ TƢỞNG TRIẾT H"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI ĐỨC KIÊN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA A. TOCQUEVILLE TRONG TÁC PHẨM NỀN DÂN TRỊ MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: TRIẾT HỌC HÀ NỘI 2014

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI ĐỨC KIÊN TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA A. TOCQUEVILLE TRONG TÁC PHẨM NỀN DÂN TRỊ MỸ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo Hà Nội 2014

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo. Những tài liệu trích dẫn trong luận văn là có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Học viên Bùi Đức Kiên

4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều người. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thầy không chỉ truyền đạt cho em những kiến thức và phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học mà còn hết lòng giúp đỡ, động viên, tin tưởng và cho em những bài học giá trị về cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã nhiệt tình dạy dỗ, trang bị cho em những kiến thức quan trọng làm nền tảng trong quá trình em nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình và tất cả bạn bè đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Học viên Bùi Đức Kiên

5 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tổng quan tình hình nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Đóng góp của luận văn Kết cấu của luận văn...8 B. NỘI DUNG...9 Chƣơng 1: Những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học chính trị của Alexis de Tocqueville Điều kiện kinh tế xã hội Những tiền đề tư tưởng... Error! Bookmark not defined Triết học khai sáng Anh: T. Hobbes và J.LockeError! Bookmark not defined Triết học khai sáng Pháp: Montesquieu và J.J. RousseauError! Bookmark not defined Tư tưởng chính trị Mỹ... Error! Bookmark not defined. 1.3 Alexis de Tocqueville và tác phẩm Nền dân trị Mỹ Error! Bookmark not defined Alexis de Tocqueville con người và tư tưởngerror! Bookmark not defined Cấu trúc và nội dung cơ bản của tác phẩm Nền dân trị Mỹ...Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng triết học chính trị Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ và những giá trị, hạn chế của nó...error! Bookmark not defined Khái niệm về triết học chính trị... Error! Bookmark not defined.

6 2.2. Những nguyên tắc của tư tưởng triết học chính trị Tocqueville...Error! Bookmark not defined Nguyên tắc nhân dân tối thượng... Error! Bookmark not defined Nguyên tắc tự do và bình đẳng... Error! Bookmark not defined Tư tưởng về các quyền lực nhà nước... Error! Bookmark not defined Tư tưởng về thiết chế và các tổ chức chính trị xã hộierror! Bookmark not defined Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của Alexis de Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ... Error! Bookmark not defined Những giá trị... Error! Bookmark not defined Những hạn chế... Error! Bookmark not defined. C. KẾT LUẬN... Error! Bookmark not defined. LIỆU THAM KHẢO...12

7 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết học chính trị đã hình thành từ thời cổ đại trong tư tưởng phương Đông lẫn tư tưởng phương Tây. Việc nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn vô cùng lớn bởi đối tượng của triết học chính trị có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến hầu khắp các mặt của đời sống con người. Trong số các tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học chính trị, tác giả luận văn đặc biệt chú ý đến Nền dân trị Mỹ 1 của A.Tocqueville ( ) với những lý do như sau: Thứ nhất, Khi bàn về các tư tưởng triết học chính trị thời cổ đại người ta thường nhắc đến Platon, Aristote; thời cận đại người ta chú ý đến những nhà tư tưởng thuộc dòng Khai sáng như J. Locke, Montesqueu, J.J. Rousseau, J. S. Mill Bên cạnh những triết gia vĩ đại của nhân loại đó một tên tuổi cũng không kém phần nổi bật, một nhà quý tộc Pháp nhưng lại có những đánh giá khách quan về nền dân trị đó là A.Tocqueville. Tại Mỹ, ông được coi là một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem như là hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ [xem tài liệu 75]. Vào đầu thế kỉ XXI, vẫn còn không ít trí thức Mỹ tự nhận mình là môn đồ của ông: Tất cả chúng ta bây giờ đều theo phái Tocqueville cả! (We are all Tocquevillians now!) [xem tài liệu 75]. Ở châu Âu, tên tuổi và tác phẩm của ông ít phổ biến hơn so với ở Mỹ nhưng ông vẫn thường được coi là Montesquieu của thế kỉ XIX [xem tài liệu 75]. Trong mọi cuộc thảo luận về chính trị học học hiện đại, ông được xem trọng bên cạnh những nhân vật tiêu biểu của thế kỉ XIX đầu XX: Auguste Comte, Max Weber, John Stuart Mill, Karl Marx, Thứ hai, tác phẩm Nền dân trị Mỹ của A. Tocqueville khi vừa mới ra đời đã tạo ra tiếng vang vô cùng to lớn. Tác phẩm nhận được sự đánh giá cao của giới học giả đương thời và sau này. Ở Mỹ, Nền dân trị Mỹ của A. Tocqueville một người ngoại quốc hiểu Mỹ hơn cả người Mỹ luôn được xếp ngang hàng với Tuyên ngôn 1 Tác phẩm nguyên bản được viết bằng tiếng Pháp với nhan đề De la démocratie en Amérique, được dịch sang tiếng Anh với nhan đề Democracy in America việc dịch sang tiếng Việt là Nền dân trị Mỹ hay Nền dân chủ Mỹ trong phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, tác giả cho rằng điều đó về cơ bản không có gì khác biệt. 1

8 độc lập 1776 và Hiến pháp Hoa Kỳ 1789 [xem tài liệu 75]. Qua tác phẩm này, Tocqueville đã mô tả rõ nét mô hình nhà nước và xã hội dân chủ tư sản, chỉ ra được những nguyên nhân tạo nên mô hình nhà nước ấy, đồng thời phân tích những giá trị và hạn chế của nó. Ngoài ra, Nền dân trị Mỹ chứa đựng nhiều giá trị cho đến nay, hậu thế còn đang bàn luận: những giá trị về dân chủ, về công bằng, về tự do, về tổ chức kiểm soát quyền lực nhà nước, những tư tưởng về các thiết chế xã hội Thứ ba, nhà nước pháp quyền, xã hội công dân, chế độ dân chủ, kinh tế thị trường tuy gắn liền với tên tuổi các nhà tư tưởng tư sản cũng như quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, đó không phải chỉ là sản phẩm của chế độ tư bản chủ nghĩa mà là những giá trị, những phát kiến của nhân loại trên con đường tự hoàn thiện mình. Chính vì thế, ngày nay, việc tìm hiểu những giá trị tinh hoa ấy của nhân loại là hết sức cần thiết trên con đường phát triển và hội nhập của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Thứ tư, Việt Nam đã và đang đặt mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; xây dựng đất nước theo tiêu chí dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc nhìn lại mình không đơn thuần chỉ là nghiên cứu lại những giá trị cốt lõi trong kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin, nó còn là nhìn vào nền tri thức của nhân loại không phân biệt chế độ chính trị và quan điểm tư tưởng. Từ đó, chắt lọc ra những tinh hoa, những giá trị tích cực nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Như F. Engels đã nhận định: Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận [28, 489] và năng lực ấy cần phải được phát triển, rèn luyện, và muốn rèn luyện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu triết học thời trước [28, 487]. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc nghiên cứu tư tưởng của Tocqueville nói chung và nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị của ông nói riêng mới được quan tâm gần đây khi tác phẩm Nền dân trị Mỹ được xuất bản bằng tiếng Việt. Bởi vậy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về triết học chính trị của Tocquevill chưa có nhiều Với những lý do trên, tôi chọn đề tài Tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ làm đề tài luận văn thạc sỹ khoa học 2

9 chuyên ngành Triết học của mình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị của Tocquevill cũng là điều mong muốn từ lâu của tác giả luận văn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về Tocqueville (cả về tiểu sử, cuộc đời cho đến nội dung tư tưởng) đã có rất nhiều. chủ yếu là tài liệu tiếng Anh và tiếng Pháp. Một số công trình bằng tiếng nước ngoài tiêu biểu đáng kể đến như Tocqueville: a very short introduction (tạm dịch là Tocqueville: nhập môn ). Đây là tập sách của của Harvey C. Mansfield 2 do Oxfod University Press xuất bản năm 2010 nghiên cứu tổng quan về Tocqueville từ cuộc đời và các tác phẩm của ông với những dòng đầu tiên tác giả nhận định Tocqueville là một con người có cái nhìn chân thực sâu sắc và khách quan về nền dân chủ cùng mối tương quan của nó với tự do. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng chỉ ra tư tưởng của Tocqueville về những dân chủ, giá trị trong nền dân chủ, về nguy cơ chuyên quyền của nên dân chủ, cách thức quản lý và tổ chức kiểm soát quyền lực trong nền dân chủ, cuối cùng tập sách có những đánh giá chung về những giá trị mà Tocqueville đã đóng góp cho nhân loại. Tác phẩm Aristocratic Liberalism: The Social and Political Thought of Jacob Burkhardt, John Stuart Mill, and Alexis de Tocqueville (Chủ nghĩa tự do quý tộc: tư tưởng chính trị của Jacob Burkhardt, John Stuart Mill, and Alexis de Tocqueville) của Alan S. Kahan được xuất bản năm 2001 bởi New Brunswick, USA và Transaction Publishers, London, UK. Trong tác phẩm, tác giả bày tỏ quan điểm của mình về chủ nghĩa tự do quý tộc như là một bộ phận của chủ nghĩa tự do nói chung bằng cách tập trung vào tư tưởng về tự do của ba nhà quý tộc Burckhardt, Mill và Tocqueville. Khi đi vào tìm hiểu tư tưởng của ba nhà quý tộc, Kahan đã có sự so sánh và nhận thấy cả ba ông đều có những nhận định chung về sự tự do tối thiểu đều phải chứa đựng trong nó tự do sử hữu, tự do thương mại, tự do báo chí và các quyền tự do ứng cử vào chính phủ. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định mức độ ủng hộ của ba nhà quý tộc về những mặt trên là khác nhau. Luận án tiến sĩ French political thought from montesquieu to tocqueville (Tư tưởng chính trị Pháp từ Montesquieu đến Tocqueville) của Annelien de Dijn 3 xuất 2 Giáo sư đại học Harvard 3 Giáo sư đại học Amsterdam 3

10 bản năm Tác phẩm khái quát lịch sử tư tưởng nước Pháp từ giai đoạn Montesquieu đến Tocqueville trong tình hình chính trị liên tục biến động. Trong đó, tác giả dành hẳn một chương viết về Tocqueville từ lý tưởng muốn xây dựng một khoa học chính trị mới mẻ (a new political science) [66, 136]. Tác giả tập trung mô tả tư tưởng của Tocqueville trong trong bối cảnh nền quân chủ nước Pháp đang đi vào hồi chung kết, trong bối cảnh tầng lớp quý tộc ở Pháp đang mất dần vị trí trong xã hội và phân tích quan điểm về quyền tự do của Tocqueville. Trong Luận án, tác phẩm De la democratie in Amérique (Nền dân chủ Mỹ) xuất bản bằng tiếng Pháp vào năm 1835 và 1840 cùng các tác phẩm khác của Tocqueville được tác giả khai thác với khía cạnh nhấn mạnh về quyền tự do của con người. Tác giả cho rằng Theo Tocqueville, tự do có tác dụng hữu ích trong nhiều mặt của cuộc sống con người: nó khuyến khích hoạt động kinh tế trong tiểu bang, nó kích thích lòng yêu nước trên thực tế, sự tồn tại của một quốc gia phụ thuộc vào nó [66, 139]. Tác giả cũng cho rằng quan điểm của Tocqueville giống với Montesquieu khi khẳng định chế độ độc tài không thể tồn tại lâu dài. Trong sự phân tích của mình, tác giả đưa ra kết luận Tocqueville là người ủng hộ một quốc gia tự do nơi mà con người được tự do phát triển hết khả năng của mình và chỉ có quyền lực nhà nước mới có thể đảm bảo được cho tự do của mỗi người. Tiếp sau đó, tác giả đưa ra thêm nhận định nữa cho rằng, tuy Tocqueville là người ủng hộ tự do nhưng với xuất thân là một nhà quý tộc nên ông ủng hộ việc xây dựng xã hội dân chủ dựa trên nền tảng xã hội quý tộc trong điều kiện tự do được đảm bảo hơn bất cứ điều gì khác [66, 150]. Bài viết Tocqueville and the political thought of the french doctrinaires (Guizot, Royer Collard, Rémusat) (Tocqueville và tư tưởng chính trị của các nhà lý luận giáo điều Pháp (Guizot, Royer collard, Rémusat) của Aurelian Craiutu 4 nằm trong công trình biên soạn tập thể Lịch sử tư tưởng chính trị ( History of Political Thought) tập 20 xuất bản năm 1999 đã trình bày về sự ảnh hưởng, sự tương đồng và khác biệt trong tư tưởng của Guizot, Royer collard, Rémusat và tư tưởng chính trị của Tocqueville. 4 Khoa chính trị, đại học Princeton, New Jersey, Mỹ 4

11 Bài viết State and Civil Society in the Political Philosophy of Alexis de Tocqueville (Tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville về nhà nước và xã hội dân sự) của Henk E. S. Woldring 5 đăng ở International Journal of Voluntary and Nonprofit Organizations, Vol 9, No. 4, 1998 (Tạp chí quốc tế của tổ chức tình nguyện và phi lợi nhuận, tập 9, số 4, năm 1998) đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Tocqueville và sau đó nêu bật nên những tư tưởng lớn của ông về chính phủ và sự tập trung chính phủ, về mối quan hệ giữa hiệp hội tự do với tự do và bình đẳng của công dân, Ngoài những công trình và bài viết kể trên còn nhiều công trình nghiên cứu khác như Tocqueville, democracy, and social reform (Tocqueville, dân chủ và cải cách xã hội) của Michael Drolet do Palgrave Macmillan được xuất bản năm 2003, Tocqueville s Moral and Political thought (tư tưởng đạo đức và chính trị của Tocqueville) của M.R Ossewaarden do Routledge Prees, London xuất bản năm Công trình chuyên biệt nghiên cứu về tác phẩm Nền dân trị Mỹ phải kể đến đó là công trình của James T. Schleifer: The Making of Tocqueville s Democracy in America (Sự ra đời Nền dân chủ Mỹ của Tocqueville) được Indianapolis xuất bản năm Công trình đã khái quát quá trình ra đời những tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ. Những công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị được viết hay dịch sang tiếng Việt có rất nhiều. Chẳng hạn như, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1 của Trần Ngọc Đường do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1999; Triết học chính trị (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ) Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh của Doãn Chính Đinh Ngọc Thạch xuất bản năm 2003 Ngoài ra, một số tập sách về lĩnh vực triết học chính trị được được dịch sang tiếng việt như: P. Phê-đô-xê-i-ép, Bàn về quan hệ giữa triết học và chính trị, Nxb Sự Thật, 1957; Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Dịch giả Lưu Kiếm Thanh Phạm Hồng Thái, Nxb Văn hóa thông tin, HN, Hay như bài viết đăng trên Tạp chí Triết học Số 1 (224) năm 2010, trang : Bàn thêm về một số thuật ngữ triết học chính trị xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài của Nguyễn Tấn Hùng, 5 Khoa Luật và Khoa Triết, Đại học Free ở Amsterdam, Hà Lan. 5

12 Về A. Tocqueville, ông là một khuôn mặt lạ thường [xem tài liệu 75] ở Việt Nam, một cái tên xa lạ đối với hầu hết người Việt. Tuy nhiên, trong một số tập sách tiếng Việt, ông cũng đã đôi lần được nhắc đến. Công trình của N.M. Voskresenskaia N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ Nhà nước và xã hội, Phạm Văn Trường dịch, Nxb Tri thức cũng đề cập đến Tocqueville cùng những đánh giá của ông về nền dân chủ: Những khuyết điểm của nền dân chủ thì dễ nhận thấy ngay từ đầu còn ưu điểm của nó thì phải sau một thời gian tồn tại mới có thể chứng minh [ Trích theo 63, 18]. Trong công trình do Vũ Dương Ninh chủ biên (2010), Lịch sử văn minh thế giới tái bản lần thứ mười hai, Nxb Giáo dục Việt Nam. Tocqueville được đánh giá là một nhà chính trị học nghiên cứu về quyền con người và cơ cấu tổ chức của nhà nước, đặc biệt là nhà nước dân chủ với tiên đoán: trào lưu dân chủ thế kỉ XIX là không thể dập tắt được [46, 327]. Tác giả Đoàn Thị Quý trong đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chính trị phương Tây hiện đại bảo vệ năm 2012 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định Tocqueville là một nhà tư tưởng thuộc trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển. Tác phẩm Nền dân trị Mỹ được dịch giả Phạm Toàn chuyển ngữ sang tiếng Việt do Nxb Tri thức xuất bản lần đầu năm 2006 tái bản năm 2009, 2013 là công trình đầu tiên của Tocqueville được xuất bản ở Việt Nam. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Ngoài tác phẩm gốc được dịch sang tiếng Việt, còn có bài viết của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn: A.Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị được viết năm 2006 với tư cách là lời giới thiệu về tổng quan tác phẩm được đăng tải trên một số website và sau đó được in trong phần đầu của tập sách Nền dân trị Mỹ. Trong bài viết, Bùi Văn Nam Sơn đã khái quát được một số những nội dung lớn và trọng tâm mà Tocqueville đã trình bày trong tác phẩm. Tác giả đã chỉ rõ trong tư tưởng của Tocqueville, dân trị chỉ là một thuộc tính nhằm đảm bảo cho cộng đồng được tham gia công khai, không hạn chế mọi công dân vào các vị trí kinh tế xã hội và chính trị. Như thế dân trị là khái niệm không giới hạn để phân biệt với các hình thức cai trị 6

13 khác trong lịch sử [xem tài liệu 75]. Đồng thời, tác giả cũng vạch ra những tư tưởng cơ bản về nền dân trị trong quan niệm của Tocqueville: thứ nhất, nền dân trị được coi là một chế độ có tính dân chủ cao; thứ hai, trong nền dân trị đó quyền lực phải thuộc về nhân dân hay là phải có nguyên tắc nhân dân tối thượng ; thứ ba, quyền lực thuộc về nhân dân phải dựa trên việc tự do lập chính đảng, hội họp, tự do báo chí ; thứ tư, quyền lực thuộc về nhân dân phải dựa trên việc nhân dân tự mình bầu ra người đại diện thông qua phổ thông đầu phiếu. Tóm lại, trên thế giới Tocqueville đã và đang được nhiều học giả nghiên cứu nhưng ở Việt Nam sự hiểu biết về ông còn rất mờ nhạt. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống về tư tưởng triết học chính trị của Tocqueville nói chung và tác phẩm Nền dân trị Mỹ nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville thể hiện trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ từ đó đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của nó. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ những điều kiện và tiền đề ra đời của tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville và tác phẩm Nền dân trị Mỹ. Thứ hai, phân tích những nguyên tắc và nội dung cơ bản của tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ. Thứ ba, phân tích những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn đó là những tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville trong tác phẩm Nền dân trị Mỹ trong bối cảnh kinh tế chính trị và diễn tiến của nền triết học Mỹ. 7

14 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn dựa vào cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và một số phương pháp cụ thể như: phương pháp nghiên cứu văn bản, chú giải học, tổng hợp, phân tích tài liệu, 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học và độc giả quan tâm đến tư tưởng triết học chính trị của A. Tocqueville. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 8 tiết. 8

15 B. NỘI DUNG Chƣơng 1: Những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học chính trị của Alexis de Tocqueville 1.1. Điều kiện kinh tế xã hội Trong sự phát triển không ngừng của lịch sử nhân loại, giai đoạn châu Âu thế kỉ XVII XIX có những biến chuyển vô cùng mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị cho đến các khía cạnh xã hội. Đó là giai đoạn châu Âu biến đổi ở hệ thống và phương thức sản xuất vật chất - là cơ sở cho sự tồn tại phát triển của mình. Về kinh tế, phương thức sản xuất phong kiến đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và đang bộc lộ những hạn chế không thể cải tạo. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần hình thành thay thế phương thức sản xuất phong kiến. xuất hiện nhiều công trường thủ công, ban đầu là các nước ven Địa Trung Hải nhất là Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác. Thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển là nền sản xuất công trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn [64, 241]. Nhằm giải quyết được những nhu cầu trong đời sống kinh tế: tìm kiếm nguồn nguồn tài nguyên và nhân công, mở rộng thị trường, hàng loạt các phát kiến địa lý đã ra đời, tiêu biểu như: cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ năm 1492 của Cristoforo Colombo, cuộc thám hiểm đường biển vòng qua châu Phi tới Ấn Độ năm của Vasco Da Gama và cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới năm của Ferdinand Magellan. Bên cạnh những phát kiến địa lý là hàng loạt những phát minh trong khoa học như máy dệt, máy kéo sợi, máy in, la bàn, thuật luyện kim, thuốc súng, kính viễn vọng, nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản xuất. Những phát minh đó đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử, nó trở thành động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và cũng là một trong những nguyên nhân bùng nổ cách mạng công nghiệp như phát minh ra máy hơi nước (1784) của James Watt. Trong bối cảnh phát triển kinh tế ấy, một trong những mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất đó là nô lệ da đen. Người nô lệ da đen được những kẻ buôn người mua từ châu Phi bằng trao đổi hàng hóa rồi sau đó lại được đem sang châu 9

16 Mỹ bán lấy tiền hoặc đổi lấy nguyên liệu. Đây là mặt hàng có giá trị cao, lợi nhuận lớn: mua một nô lệ ở châu Phi chỉ tốn từ 70 đến 100frăng, mang sang bên kia đại dương bán có thể thu được từ 1000 đến 2000frăng, tỉ suất lợi nhuận từ 1000% đến 3000% [Trích theo tài liệu 76] 6. Việc kinh tế phát triển nhanh chóng (đặc biệt là khi châu Âu bước vào thời kỳ Cách mạng công nghiệp), nhiều công trường thủ công ra đời, lao động chân tay, giản đơn, quy mô nhỏ bị thay thế bằng nền công nghiệp sử dụng máy móc trên quy mô lớn đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt trong đời sống châu Âu. Từ sự bùng nổ về kinh tế đó, giai cấp tư sản xuất hiện và ngày càng có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Về chính trị, giai cấp tư sản mới ra đời liên vấp phải nhiều cản trở trong sự phát triển mình. Việc giải quyết những cản trở này nhất thiết phải có sự thay đổi ở hệ thống kiến trúc thượng tầng. Bên cạnh đó, dưới sự cai trị của vua chúa phong kiến và tăng lữ giáo hội khiến đời sống nhân dân đặc biệt là nông dân nghèo rất khổ cực, lầm than. Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu nhất là phong trào khởi nghĩa nông dân Đức ( ). Đó là phát súng đầu tiên báo hiệu chế độ phong kiến đã quá lỗi thời, nhất thiết phải thay đổi bởi một chế độ khác tiến bộ hơn. Tiếp sau phong trào khởi nghĩa nông dân Đức là các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra tấn công vào chế độ phong kiến trên toàn lục địa châu Âu già cỗi, bắt đầu với Cách mạng Nederlands năm Lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà nước theo chính thể cộng hòa được ra đời do giai cấp tư sản lãnh đạo [xem 48, ]. Với sự thắng lợi của cách mạng tư sản Nederlands cuối thế kỉ XVI và cách mạng tư sản Anh ( ), cuộc cách mạng Pháp ( ) là một cuộc tấn công vào thành trì của chế độ cũ [34, 9], lật đổ chế độ xã hội cũ xây dựng chế độ xã hội mới, loại bỏ phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời, tiến hành củng cố và phát triển phương thức sản xuất mới đang trên con đường khẳng định mình. Từ đây châu Âu bắt đầu bước vào giai đoạn chủ nghĩa tư bản. Trong thời đại cách mạng sục sôi ấy, bên kia bờ đại dương, mười ba thuộc địa của Tân thế giới (châu Mỹ) cũng tiến hành một cuộc cách mạng tư sản ( Xem thêm Nguyễn Mạnh Tường, (1994), Lý luận giáo dục châu Âu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. trang

17 1783) với mục tiêu là thoát khỏi sự ảnh hưởng của mẫu quốc và lập ra một nhà nước mới theo mô hình dân chủ tư sản đưa mình đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Về văn hóa, cuối thời Trung đại (thế kỉ XIV), ở châu Âu có một phong trào văn hóa mới: phong trào văn hóa Phục hưng. Bắt đầu bùng nổ ở Ý, phong trào văn hóa Phục hưng nhanh chóng lan ra toàn châu Âu. Đi kèm với phong trào ấy là sự phát triển và chiếm lĩnh của ý thức hệ tư sản. Phong trào Phục hưng đã đạt được nhiều thành tựu từ lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đến khoa học và triết học. Những thành tựu trong mọi lĩnh vực của thời kì Phục hưng chẳng hạn như thuyết nhật tâm của Nicolas Copernic, vật lý cơ học của Isaac Newton, tính duy truyền máu của William Harvay, các phát minh toán học của René Descartes, Gottfried Leibniz, Isaac Newton, Những thành tựu của thời kì Phục hưng đã không những bác bỏ những sai lầm ngự trị mấy trăm năm ở châu Âu, khôi phục lại những giá trị văn hóa của thời kì cổ đại mà còn tạo đà cho hàng loạt những phát minh mới, những tư tưởng mới ra đời trong giai đoạn kế sau mà người ta thường gọi là Thời kì khai sáng. Trong thời đại khai sáng ấy nước Pháp đã xuất hiện hàng loạt các vĩ nhân như René Descartes, Votaire, J.J. Rousseau, Montesquieu, Về xã hội, bước sang thế kỉ XVI XVII, giai cấp tư bản đã khẳng định vị thế của mình trong xã hội buộc các giai tầng cũ phải liên minh với mình. Nhưng đó chỉ là biểu hiện của sự liên minh tạm thời giữa giai cấp quý tộc phong kiến, tầng lớp giáo sĩ và giai cấp tư sản mới ra đời. Có sự liên minh tạm thời này vì khi mới ra đời, giai cấp tư sản nhận thấy rằng, chỉ dưới chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền công nghiệp mới có thể phát triển thuận lợi, nhất là trong bối cảnh có những ngăn trở về thuế quan giữa các địa phương và sự lớn mạnh của chính quyền quân chủ còn đem lại nhiều quyền lợi chính trị [xem 48, 157]. Nằm trong bối cảnh đó, nước Pháp đầu thể kỉ XVIII trong tình trạng chế độ quân chủ chuyên chế bộc lộ những hạn chế không thể khắc được. Khi nước Anh đang tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa thì nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu: Hai hai triệu người chiếm 90% dân số sống bằng nghề nông, 11

18 LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Aristotle (2012), Chính trị luận, người dịch: Nông Duy Trường, Nxb Thế giới, Hà Nội. 2. Nguyễn Cảnh Bình (2013), Hiến pháp Mỹ đã làm ra như thế nào, Nxb Thế giới, Hà Nội. 3. Forrest. E. Braird (2006), Tuyển tập các danh tác triết học từ Plato đến Derrida, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 4. Doãn Chính Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Doãn Chính Đinh Ngọc Thạch (2003), Triết học chính trị (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ), Nxb ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Trọng Chuẩn Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của Hegel, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hoàng Công (6/1996), Quyền con người nhìn từ góc độ triết học, Tạp chí triết học, số 3 (1991), tr Edward Craig (2010), Triết học, Nxb Tri thức, Hà Nội 9. Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết Học Mỹ, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương tây, Nxb Tổng Hợp TPHCM. 11. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Lịch sử triết học phương Tây (dùng cho hệ cử nhân và cao đẳng), Đại học Khoa học Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 12. Phạm Thị Đam (2011), Tư tưởng triết học chính trị của J.J. Rousseau, Luận văn thạc sỹ triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Đại học Huế (2009), 220 năm cách mạng Pháp và quan hệ Việt Pháp trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đại sứ quán Hoa Kỳ Hà Nội (2013), Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 12

19 15. Trần Hương Giang (2008), Quan niệm về tự do và bình đẳng trong triết học của Môngtexkio và G.G. Rútxô, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội. 16. Nguyễn Vũ Hảo (2007), Triết học phương tây thế kỉ XX: các khuynh hướng vấn đề và phương pháp tiếp cận, trích trong Những vấn đề triết học phương tây thế kỉ XX (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Vũ Hảo (2007), Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh Đông Tây: Lịch sử vấn đề và triển vọng, Tạp chí Triết Học, số Nguyễn Vũ Hảo (2006), Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: Một số vấn đề triết học, Tạp chí Triết học, số Hoàng Thị Hạnh (2008), Tư tưởng vể nhà nước pháp quyền trong lịch sử trước Mác, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, số 11, tr David Held (2013), Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, Phạm Văn Trọng dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 21. Johannes Hirschberger (1991), Lịch sử triết học, tập 1 (Người dịch Nguyễn Quang Hưng Nguyễn Chí Hiếu), Nxb Herder, Wien. 22. Đỗ Minh Hợp Nguyễn Thanh Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết học phương tây, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 23. Đỗ Minh Hợp Nguyễn Thanh Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại cương lịch sử triết học phương tây hiện đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Đỗ Minh Hợp (2013), Lịch sử triết học phương tây, tập 1, 2, 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Lê Tuấn Huy (2005), Triết học chính trị của Montesquieu với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 26. Phạm Thị Thu Hương (2007), Quan niệm về con người trong triết học Khai sáng Pháp, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. 13

20 27. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 28. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. J.S. Mill (2009), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 31. J.S. Mill (2012), Chính thể đại diện, Nguyễn Văn Trọng Bùi Văn Nam Sơn dịch và hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội. 32. Nguyễn Ánh Hồng Minh (2014), Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. 33. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Vũ Dương Ninh Nguyễn Văn Hồng (2003), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 35. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền, Lê Tuấn Huy dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 36. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Những vấn đề triết học phương tây thế kỉ XX (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Nhà nước pháp quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Thanh Minh (2006), Tư tưởng của G.G. Rútxô về tự do, bình đẳng và nhà nước, Luận văn thạc sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội 40. V.I. Lênin (2004), Nhà Nước và Cách Mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Phạm Thế Lực (2007), Tư tưởng chủ quyền nhân dân trong tác phẩm khế ước xã hội của J.J Rousseau, Tạp chí Khoa học xã hội. 42. Dương Xuân Ngọc chủ biên (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14

21 43. Dương Xuân Ngọc chủ biên (1999), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Thế Nghĩa (1999), Đại cương các tư tưởng và học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2010), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học phương Tây, tập 2, NXB TP Hồ Chí Minh. 47. Nguyễn Gia Phu Nguyễn Văn Ánh Đỗ Đình Hãng Trần Văn La (2003), Lịch sử thế giới trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Hoàng Thị Kim Quế chủ biên (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 49. Bùi Thanh Quất (1993), Suy nghĩ thêm về Quyền lực chính trị như một phạm trù khoa học, Tạp chí Triết học, số 5, tr Đoàn Thị Quý (2012), Triết học chính trị phương tây hiện đại, Luận văn thạc sỹ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 51. Dave Robinson, Judy Groves (2009), Nhập môn triết học chính trị, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 52. J.J. Rousseau (1992), Bàn về khế ước xã hội, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 53. Samuel Enoch Stumpf Donald C.Abel (2004), Nhập môn triết học phương tây, Lưu Văn Hy biên dịch, Nxb Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh. 54. Lê Công Sự (2007), Thomas Hobbes và triết lý về con người, Tạp chí nghiên cứu con người, số 2(29), tr Vũ Minh Tâm (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 56. Đinh Ngọc Thạch (2007), Một số tư tưởng triết học chính trị của John locke: thực chất và ý nghĩa lịch sử, Tạp chí triết học, số 1, tr Phạm Ngọc Thanh (2007), Triết học chính trị và các quá trình chính trị, những vấn đề 70 học phương tây cuối thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 58. Dịch giả Lưu Kiếm Thanh Phạm Hồng Thái (2006), Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới (2006), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 15

22 59. A. Tocqueville (2012), Nền dân trị Mỹ, Phạm Toàn dịch Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính, Nxb Tri thức, Hà Nội. 60. Nguyễn Mạnh Tường (1994), Lý luận giáo dục châu Âu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Đào Trí Úc chủ biên (2007), Những đặc trưng cơ bản và mô hình nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội 62. Nguyễn Văn Vĩnh (2005), Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. N.M Voskresenskaia N.B. Davletshina (2009), Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội, Phạm Văn Trường dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. 64. Nguyễn Hữu Vui chủ biên (2007), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội. Tiếng Anh 66. Dijn, Annelien De (2008), French political thought frommontesquieu to tocqueville-liberty in a Levelled Society, United States of America by Cambridge University Press, New York. 67. Craiutu, Aurelian (Autumn 1999), Tocqueville and the Political Thought of the Doctrinaires, 20(3) History of Political Thought. 68. Kahan, Alan S. (2001) Aristocratic Liberalism: The Social and Political Thought of Jacob Burkhardt, John Stuart Mill, and Alexis de Tocqueville, New Brunswick, USA and Transaction Publishers, London, UK. 69. Mansfield, Harvey C. (2010), Tocqueville a very short introduction, Oxford University Press. 70. Ossewaarden, M.R. (2004), Tocqueville s Moral and Political thought, Routledge Prees, London, 16

23 71. Tocqueville (2002), Alexis De, Democracy in America (Two Volume), Translated by Henry Reeve, the Pennsylvania State University. 72. Welch, Cheryl B. (2007), The Cambridge Companion to Tocqueville, Cambridge University Press. 73. Woldring, Henk E.S. (1998), State and Civil Society in the Political Philosophy of Alexis de Tocqueville, voluntas: International Journal of Voluntary and Nonprofit Organizations, Vol 9, No. 4. Danh mục Website 74. Berstein, Serge (2002), Chân dung các nguyên thủ quốc gia Pháp Cập nhật 02/10/ Bùi Văn Nam Sơn, Alexis de Tocqueville và sự trầm tư về nền dân trị - cập nhật 12/11/ Powell, Jim (1996), Alexis de Tocqueville: How People Gain Liberty and Lose It Cập nhật 02/9/ ReverieMarie (2013), Contrasting Views on Democracy of Tocqueville and Jefferson Cập nhật 6/9/ Tocqueville-and-Jefferson 17

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Chủ nghĩa Tự do cá nhân

Chủ nghĩa Tự do cá nhân CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN Và các nhà tư tưởng chính của nó TINH THẦN KHAI MINH 0 290 CHỦ NGHĨA TỰ DO CÁ NHÂN và các nhà tư tưởng chính của nó --- Biên soạn: Minh Anh Vi Yên [Nhóm Tinh Thần Khai Minh] 1 290

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945 LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH LOAN BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT Ở BẬC TIỂU HỌC TRÊN PHƢƠNG DIỆN DẠY

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN HƢƠNG RỪNG CÀ MAU CỦA SƠN NAM

Chi tiết hơn

Sach

Sach NGUYỄN TRẦN BẠT Cội nguồn cảm hứng NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN Lời tác giả Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khích lệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

ABC VỀ HIẾN PHÁP ABC VỀ HIẾN PHÁP (85 câu Hỏi - Đáp) Biên soạn Nguyễn Đăng Dung Vũ Công Giao Lã Khánh Tùng Đặng Minh Tuấn Nguyễn Minh Tuấn LỜI GIỚI TH

ABC VỀ HIẾN PHÁP ABC VỀ HIẾN PHÁP (85 câu Hỏi - Đáp) Biên soạn Nguyễn Đăng Dung Vũ Công Giao Lã Khánh Tùng Đặng Minh Tuấn Nguyễn Minh Tuấn LỜI GIỚI TH ABC VỀ HIẾN PHÁP ABC VỀ HIẾN PHÁP (85 câu Hỏi - Đáp) Biên soạn Nguyễn Đăng Dung Vũ Công Giao Lã Khánh Tùng Đặng Minh Tuấn Nguyễn Minh Tuấn LỜI GIỚI THIỆU Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đang

Chi tiết hơn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam LỊCH SỬ 85 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lê Hữu Lưu * Tóm tắt nội dung: Được soi sáng bởi Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968-2018) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938, Ngô Quyền xưng

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ YẾN CHÂN DUNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRÊN BÁO IN HIỆN NAY (Khảo sát tin, bài

Chi tiết hơn

untitled

untitled Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế 1 Vũ Quang Việt 19 tháng 6 năm 2005 Phải chăng giáo dục là sản phẩm như bất cứ một sản phẩm nào đó trên thị trường, do đó việc cung cấp tùy thuộc vào

Chi tiết hơn

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word - vanhoabandia (1) Đây là bản nháp-- Xin TUYỆT ĐỐI không trích dẫn, đăng lại nếu không có sự đồng ý của tác giả VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG HIỂN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2016

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG HIỂN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG HIỂN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỒNG HIỂN

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 74/2014/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 LUẬT Giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

MỤC LỤC

MỤC LỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ ĐÀO THỊ PHƯƠNG THU KHẢO SÁT HÀNH VI NGÔN NGỮ TRONG CÁC QUẢNG CÁO DÀNH CHO NỮ GIỚI (Trên một số báo in năm 2011)

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- Số: 29-NQ/TW Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

Chi tiết hơn

B%C3%ACnh_%C4%91%E1%BA%B3ng_2[1]

B%C3%ACnh_%C4%91%E1%BA%B3ng_2[1] 24 Tháng 6 Năm 2008 Quyền bình đẳng bắt đầu từ quyền được hưởng giáo dục Vũ Quang Việt 1 Bản Tuyên bố Chung về Quyền Con Người năm 1948 của Liên Hợp Quốc ở điều 26 cho rằng: Mọi người có quyền được hưởng

Chi tiết hơn

Microsoft Word _TranNgocVuong

Microsoft Word _TranNgocVuong thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương 1. Văn hóa bản địa ở Việt

Chi tiết hơn

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê n Thị Thu Thoa, Huỳnh Tuấn Linh, Nguyê n Thị Huyền Trươ ng Đa i ho c Công

Chi tiết hơn

Biên dịch: Như Thanh, Thảo Đan, Phan Anh Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh #262 09/02/2016 NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ Nguồn: Kenneth N.

Biên dịch: Như Thanh, Thảo Đan, Phan Anh Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh #262 09/02/2016 NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ Nguồn: Kenneth N. #262 09/02/2016 NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 7) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 129-160. Biên dịch:

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI

Chi tiết hơn

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc MẢNG VĂN HỌC TRÊN BÁO SỐNG Nguyễn Thị Phương Thúy Sự sinh thành và phát triển của văn học quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với một nền báo chí non trẻ mà sôi động. Báo chí khép lại một thời kì

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TT_ doc

Microsoft Word - TT_ doc Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay / Ninh Thị Thu Hằng Luận văn này 115 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự Chương

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ PHAN QUỲNH TRANG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ LIÊN TƢỞNG VÀ TƢ DUY THƠ CHẾ LAN VIÊN QUA BA TẬP DI CẢO Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chi tiết hơn

ENews_CustomerSo2_

ENews_CustomerSo2_ Số 2 năm 2019 DAI-ICHI LIFE VIỆT NAM VINH DỰ NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Thông điệp từ Ban Lãnh đạo Chào mừng Quý khách đến với Bản tin dành cho khách hàng Số 2 năm 2019. Dai-ichi

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S

Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 S Pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em International Law, foreign law on the protection of children NXB H. : Khoa Luật, 2012 Số trang 94 tr. + Nguyễn Thị Huyền Khoa Luật Luận văn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - VẬN TẢI DẦU KHÍ CỬU LONG TỜ TRÌNH Về việc Phê duyệt nội dung đưa vào chương trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 Kính gửi: Đại hộ

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - VẬN TẢI DẦU KHÍ CỬU LONG TỜ TRÌNH Về việc Phê duyệt nội dung đưa vào chương trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 Kính gửi: Đại hộ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ - VẬN TẢI DẦU KHÍ CỬU LONG TỜ TRÌNH Về việc Phê duyệt nội dung đưa vào chương trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 Kính gửi: Đại hội đồng cổ đông Công ty CP Di ch vu - Vâ n ta i Dâ u

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG âz DOÃN HOÀNG QUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc PhÆ°Æ¡ng HỎi thảo Hè Porto 2019 (1) BẢN THẢO Xin tuyệt đối không trích dẫn, đăng lại mà không có sự đồng ý của tác giả Hoạch định chính sách canh tân, phát triển đất nước và tiếp thu ý kiến tham mưu, tư vấn bởi nhà nước và ĐCSVN vài điểm

Chi tiết hơn

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịch sử Phạm Cao Dương đã có nhã ý gửi cho bài nghiên

Chi tiết hơn

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trả lời Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH PHONG QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO

Chi tiết hơn

qhhNoinhoniemthuong_2019JUL09_tue

qhhNoinhoniemthuong_2019JUL09_tue Tản mạn nền Giáo dục VN xưa Chủ đề: Trường Quốc Học Huế Tác giả: Trần Xuân Thời Quốc Học Huế Nỗi nhớ niềm thương Các trường trung học thường mang tên một danh nhân như Pellerin, Taberd, Puginier, Pétrus

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DUNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRON

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DUNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRON ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- NGUYỄN THỊ DUNG BÁO CHÍ HÀ NỘI VỀ VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THỦ ĐÔ HIỆN NAY LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

A

A - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hậu Giang là một tỉnh nội đồng mới được thành lập cách đây không lâu và đang từng ngày tiến đến hòa nhịp với sự phát triển chung của đất nước, Đảng và nhân dân chung

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm 2010 1 LỜI NÓI ĐẦU Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không

Chi tiết hơn

Báo Giấy Tháng 4 năm 2014 Năm thứ 1 Số ra mắt P.O. Box 1745, Garden Grove, CA Thư Tòa Soạn T

Báo Giấy Tháng 4 năm 2014 Năm thứ 1 Số ra mắt     P.O. Box 1745, Garden Grove, CA Thư Tòa Soạn T Báo Giấy Tháng 4 năm 2014 Năm thứ 1 Số ra mắt Email: tanhinhthuc@yahoo.com www.thotanhinhthuc.org P.O. Box 1745, Garden Grove, CA 92842 Thư Tòa Soạn Trong tiến trình hình thành, thơ Tân hình thức Việt

Chi tiết hơn

VanHocVaDaoDuc_LNT

VanHocVaDaoDuc_LNT VĂN HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC (Nhân đọc lại tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh) 1 GS.TS. Lê Ngọc Trà Việc Nhà xuất bản Tiền Giang in lại một loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, bán rất chạy và được độc giả hưởng ứng là một

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Dieu le sua doi thang doc

Microsoft Word - Dieu le sua doi thang doc CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI SEA & AIR FREIGHT INTERNATIONAL Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 3823 8799 Fax: (08) 3822 6283 Email: info.sgn@safi.com.vn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG LỐI VÀO VIỆC GIẢI TÁN DÒNG TU NGÔI SAO Dòng tu Ngôi Sao Phương Đông thành lập năm 1911 nhằm công bố sự giáng lâm của Đạo Sư Thế Giới. Krishnamurti được phong làm thủ lãnh của dòng

Chi tiết hơn

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040 xd BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH HÀ HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN BẢO VỆ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ BẢO VỆ THÁI HÒA

Chi tiết hơn

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------ PHẠM THỊ THANH THỦY NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Văn học dân gian

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ HỒNG PHÚC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN NINH GIANG HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH

Chi tiết hơn

J

J J. KRISHNAMURTI BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC ON LOVE AND LONELINESS Lời dịch: Ông Không [www.jkrishnamurtiongkhong.com] Tháng 3-2009 2 Chân thành cám ơn Tâm Diệu Thư Viện Hoa Sen đã gữi tặng nguyên bản

Chi tiết hơn

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRƢƠNG THỊ TUYẾT MAI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG

Chi tiết hơn

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết lập trách nhiệm giải trình hiện hành, nhận diện các

Chi tiết hơn

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm Đức Tin bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn