TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR 2014 Chủ biên: TS. Nguyễn Đứ

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR 2014 Chủ biên: TS. Nguyễn Đứ"

Bản ghi

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHOA CƠ KHÍ GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR 2014 Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Quý Biên soạn: ThS. Lê Hùng Phong Vũng Tàu

2 LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay, hàng loạt các phần mềm thiết kế ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí đã xuất hiện và phát triển rộng rãi trong cả nước cũng như trên thế giới. Sự ra đời của chúng giúp cho khâu thiết kế các bản kỹ thuật như: Bản vẽ lắp, bản vẽ chế tạo. trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp cho việc mô phỏng các mô hình thật của sản phẩm trở nên trực quan và sinh động, góp phần nâng cao chất lượng cho quá trình dạy học ngành cơ khí nói chung và các ngành kỹ thuật khác nói riêng. Những năm gần đây, các phần mềm của hãng Autodesk như: Autocad, Inventor đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự cập nhật nhanh chóng các kỹ thuật hiện đại đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng và không ngừng phát triển của công tác thiết kế. Giáo trình Hướng dẫn sử dụng phần mềm Autodesk Inventor 2014 là một trong những tài liệu quan trọng có thể giúp sinh viên học tốt môn học Thiết kế, mô phỏng hệ thống máy đồng thời còn là tài liệu quý giá giúp cho người học có thể ứng dụng để thiết kế nhanh và chính xác các sản phẩm cơ khí, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất. Tài liệu được biên soạn trên tinh thần chọn lọc những nội dung cơ bản, thiết thực nhất phù hợp với sinh viên, nhằm giúp người học: - Nắm vững các lệnh tạo mô hình 3D của chi tiết. - Lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh. - Mô phỏng trình tự lắp ráp của các chi tiết. - Xây dựng bản vẽ kỹ thuật 2D chính xác từ mô hình 3D đã thiết kế. Nhóm tác giả xin chân thảnh cảm ơn các giảng viên trong khoa đã góp ý để giáo trình được hoàn thiện. Tuy được biên soạn cẩn thận nhưng chắc chắn vẫn còn những thiếu xót nhất định. Chúng tôi mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành nhất của người đọc để giáo trình ngày càng tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bà Rịa- Vũng Tàu, số 80 Trương Công Định, phường 3, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

3 MỤC LỤC Lời nói đầu Mục lục Chương 1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm Autodesk Inventor 1.1. Tính năng Trang Khởi động Giao diện Tạo file mới trên Inventor Mở file sẵn có trên Inventor 5 Chương 2. Môi trường vẽ phác biên dạng 2D (Sketch) 2.1. Giới thiệu chung Khởi động Giao diện Công cụ vẽ phác Lệnh Line Lệnh Circle Lệnh Arc Lệnh Rectangle Lệnh Slot Lệnh Spline Lệnh Equation Curve Lệnh Ellipse Lệnh Point Lệnh Fillet Lệnh Polygon Lệnh Text Công cụ ghi kích thước và ràng buộc vị trí Công cụ ghi kích thước Công cụ ràng buộc vị trí Công cụ sao chép và hiệu chỉnh đối tượng Công cụ sao chép đối tượng 45

4 Công cụ Rectangular Pattern Công cụ Circular Pattern Công cụ Mirror Công cụ hiệu chỉnh đối tượng Công cụ Move Công cụ Copy Công cụ Rotate Công cụ Trim Công cụ Extend Công cụ Split Công cụ Scale Công cụ Stretch Công cụ Offset Ví dụ áp dụng Ví dụ Trình tự các bước thực hiện Bài tập chương 2 60 Chương 3. Môi trường tạo mô hình 3D (Part) 3.1. Giao diện Công cụ tạo mô hình 3D Lệnh Extrude Lệnh Revolve Lệnh Loft Lệnh Sweep Lệnh Rib Lệnh Coil Lệnh Emboss Công cụ hiệu chỉnh mô hình 3D Lệnh Hole Lệnh Fillet Lệnh Chamfer Lệnh Shell 100

5 Lệnh Draft Lệnh Thread Lệnh Split Lệnh Combine Lệnh Move Face Lệnh Move Bodies Lệnh Bend Part Công cụ sao chép mô hình 3D Lệnh Rectangular Pattern Lệnh Circular Pattern Lệnh Mirror Công cụ tạo đối tượng phụ trợ Lệnh Plane Lệnh Axis Lệnh Point Bài tập chương Chương 4. Môi trường lắp ráp chi tiết (Assembly) 4.1. Giới thiệu chung Khởi động Chèn và tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp Lệnh Place Lệnh Place from Content Center Lệnh Create Lệnh ràng buộc Contraint Các lệnh hiệu chỉnh sau khi lắp ráp Thay đổi khoảng cách ràng buộc giữa các chi tiết Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp Xóa chi tiết Ẩn hoặc hiển thị chi tiết Chỉnh sửa chi tiết Kiểm tra va chạm Ví dụ áp dụng 143

6 Ví dụ Trình tự các bước thực hiện Bài tập chương Chương 5. Mô phỏng quá trình lắp ráp chi tiết (Presentation) 5.1. Giới thiệu chung Khởi động Lệnh Create View Lệnh Tweak Components Hiệu chỉnh tính năng Tweak Components trên các chi tiết đã tạo Thay đổi khoảng cách di chuyển của chi tiết khi phân rã Xóa tính năng Tweak Components Ẩn hoặc hiển thị đường lắp ráp Lệnh Precise View Rotation Lệnh Animate Ví dụ áp dụng Ví dụ Trình tự các bước thực hiện 169 Chương 6. Môi trường xuất bản vẽ 2D (Drawing) 6.1. Giới thiệu chung Khởi động Thiết lập các tiêu chuẩn cho bản vẽ Tạo trang giấy vẽ mới Định dạng khổ giấy vẽ Tạo khung bản vẽ Tạo khung tên Sử dụng trang bản vẽ đã thiết kế làm trang bản vẽ mẫu Tạo các hình biểu diễn 2D từ mô hình 3D đã thiết kế Lệnh Base View Lệnh Projected View Lệnh Auxiliary Lệnh Section 189

7 Lệnh Detail Lệnh Break Lệnh Break Out Lệnh Slice Lệnh Crop Ghi kích thước Tạo kiểu kích thước Cách ghi kích thước 200 Tài liệu tham khảo

8 1.1. Tính năng CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM AUTODESK INVENTOR Autodesk Inventor được phát triển bởi công ty phần mềm Autodesk_USA, là phần mềm thiết kế mô hình 3D phổ biến hiện nay. Đây là phần mềm được phát triển chuyên cho thiết kế các sản phẩm cơ khí, có giao diện trực quan, giúp người dùng thuận tiện khi sử dụng với những tính năng nổi trội như sau: - Xây dựng dễ dàng mô hình 3D của chi tiết (Part). - Thiết lập các bản 2D từ mô hình 3D nhanh chóng và chuẩn xác (Drawing). - Tạo bản vẽ lắp từ các chi tiết đã thiết kế một cách tối ưu (Assembly). - Mô phỏng quá trình tháo lắp các chi tiết từ bản vẽ lắp hoàn chỉnh một cách trực quan và sinh động (Presentation). - Thiết kế nhanh các chi tiết kim loại dạng tấm (Sheet metal). - Thiết kế các chi tiết máy như: Trục, bộ truyền bánh răng, bộ truyền đai, bộ truyền xích, mối ghép bulông-đai ốc, cam, chốt, then, ổ bi, lò xo. một cách nhanh chóng trong môi trường Assembly. - Thiết kế nhanh và chính xác các loại khuôn mẫu (Mold Design). - Thiết kế nhanh các đường ống phức tạp (Pipe&Tupe). - Cho phép sử dụng thư viện các loại dây điện và cáp điện để chạy dây với bán kính uốn phù hợp trong thiết kế điện (Cable &Wiring):. - Mô phỏng động và động lực học của cơ cấu máy (Dynamic simulation). - Phân tích ứng suất, tối ưu hóa thiết kế sản phẩm (Analysis Stress and Optimize). - Thiết kế nhanh các sản phẩm nhựa (Inventor plastic & tooling). - Có thư viện chi tiết đa dạng và chuẩn hóa (Content center). - Liên kết được với nhiều phần mềm CAD khác Khởi động Cách 1: Vào menu Start/All Programs/Autodesk/Autodesk Inventor 2014/Autodesk Inventor Professional Cách 2: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng trên Desktop. Giáo trình Autodesk Inventor

9 1.3. Giao diện Khi khởi động xong, sẽ xuất hiện giao diện của phần mềm Autodesk Inventor phiên bản 2014 như Hình 1.1. Hình 1.1 Trên giao diện của phần mềm, ta thấy xuất hiện 3 phần chính của cửa sổ, gồm: - Các thanh lệnh: Là nơi chứa tất cả các lệnh chức năng của phần mềm, ứng với mỗi thanh lệnh sẽ xuất hiện các lệnh con tương ứng. Ví dụ trong thanh lệnh Get Started sẽ có các lệnh con như Hình 1.2. Hình Thanh trình duyệt Browser: Thể hiện trạng thái ẩn/hiện của các gốc tham chiếu, các lệnh thao tác để tạo thành chi tiết (Part) hay cấu trúc của một cụm lắp ráp (Assembly) như Hình 1.3. Giáo trình Autodesk Inventor

10 Hình Vùng đồ họa: là không gian thể hiện mô hình 3D của các chi tiết, sản phẩm, cụm lắp ráp hay bản vẽ 2D trong quá trình thiết kế. Ứng với mỗi modul của phần mềm: Part, Assembly, Drawing, Presentation... sẽ xuất hiện các vùng đồ họa khác nhau như Hình 1.4. Hình 1.4 Giáo trình Autodesk Inventor

11 1.4. Tạo file mới trên Inventor Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 1.5, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 1.6. Hình 1.5 Hình 1.6 Vào mục Metric, chúng ta sẽ thấy 4 Modul chính trên hệ thống phần mềm, gồm: - Part: Xây dựng mô hình 3D của vật thể, các chi tiết máy hay thiết bị cơ khí. - Assembly: Lắp ráp thành sản phẩm hay cơ cấu máy hoàn chỉnh từ các chi tiết đã thiết kế trong Part. Giáo trình Autodesk Inventor

12 - Drawing: Xuất bản vẽ 2D nhanh chóng và chính xác từ mô hình 3D đã thiết kế trong Part hoặc Assembly. - Presentation: Mô phỏng quá trình tháo lắp các chi tiết từ bản vẽ lắp hoàn chỉnh trong Assembly một cách trực quan và sinh động Mở file sẵn có trên Inventor Nhấp chọn biểu tượng Open trong menu lệnh Get Started trên Hình 1.7, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 1.8. Hình 1.7 Hình 1.8 Lúc này, ta chọn đường dẫn đến các file đã tạo sẵn, chọn một file bất kỳ cần mở, sau đó nhấn nút lệnh Open để mở. Giáo trình Autodesk Inventor

13 CHƯƠNG 2 MÔI TRƯỜNG VẼ PHÁC BIÊN DẠNG 2D (SKETCH) TRONG INVENTOR 2.1. Giới thiệu chung Môi trường vẽ phác biên dạng 2D là môi trường làm việc trong không gian hai chiều, dùng các hệ trục tọa độ làm các mặt chuẩn để vẽ phác các biên dạng, như mặt phẳng xy, xz hoặc yz. Trong Inventor, việc thiết lập môi trường vẽ phác biên dạng 2D (Sketch) là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi muốn tạo một vật thể hay chi tiết (Part) bất kỳ. Bản vẽ phác biên dạng 2D là các đối tượng hình học để tạo thành biên dạng của vật thể hoặc các yếu tố hình học trong quá trình xây dựng vật thể. Mô hình 3D của vật thể được tạo thành bằng cách đùn các biên dạng theo một phương nào đó hoặc quay biên dạng quanh một trục bất kỳ. Hình 2.1 minh họa mô hình 3D của vật thể được tạo thành bằng cách quay biên dạng quanh trục quay một góc 360 o. Hình 2.1 Hình 2.2 minh họa mô hình 3D của vật thể được tạo thành bằng cách đùn biên dạng theo trục y (có hướng vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng). Hình 2.2 Giáo trình Autodesk Inventor

14 2.2. Khởi động Bước 1: Vào menu Tools, chọn công cụ Application Options như Hình 2.3, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 2.4. Hình 2.3 Hình 2.4 Trong hộp thoại này, ta chọn mặt phẳng cần làm mặt chuẩn trong mục Part (ví dụ chọn mặt phẳng xy để vẽ phác biên dạng), sau đó nhấn nút OK để hoàn tất. Bước 2: Nhấp chọn biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 2.5, sau đó vào mục Metric chọn biểu tượng Standart(mm).ipt rồi nhấn nút Create như Hình 2.6 để khởi động môi trường vẽ phác 2D. Hình 2.5 Giáo trình Autodesk Inventor

15 2.3. Giao diện Hình 2.6 Sau khi khởi động xong, giao diện của môi trường vẽ phác sẽ xuất hiện như Hình 2.7, trong menu Sketch sẽ chứa tất cả các công cụ cần thiết để thực hiện bản vẽ theo ý muốn. Hình 2.7 Giáo trình Autodesk Inventor

16 Khi hoàn thành, ta nhấp chuột vào biểu tượng để kết thúc quá trình vẽ phác. Để bật/tắt chế độ hiển thị của một số thanh chức năng và các thanh công cụ trong môi trường vẽ phác, ta vào menu View rồi chọn các ô cần thiết trong biểu tượng User Interface như Hình 2.8. Hình 2.8 Giả sử ta vẽ biên dạng hình chữ nhật có kích thước 100x50mm trong môi trường vẽ phác như Hình 2.9. Hình 2.9 Sau đó, nhấp chọn biểu tượng như Hình sẽ đưa về môi trường không gian ba chiều Giáo trình Autodesk Inventor

17 Hình 2.10 Để hiệu chỉnh bản vẽ phác vừa thực hiện, ta chỉ cần nhấp chuột phải vào Sketch1 rồi chọn Edit Sketch như Hình 2.11 sẽ quay lại môi trường vẽ phác 2D. Hình 2.11 Muốn thay đổi màu sắc của vùng vẽ, ta nhấp chuột vào biểu tượng Application Options trên menu Tools, rồi chọn màu nền thích hợp trong ô Color scheme của mục Colors như Hình 2.12, sau đó nhấp nút lệnh OK để thay đổi màu nền của bản vẽ phác theo ý muốn. Giáo trình Autodesk Inventor

18 Hình 2.12 Để bật/tắt chế độ hiện thị các ô lưới, gốc tọa độ, các hệ trục x, y của bản vẽ phác, ta cũng nhấp chuột vào biểu tượng Application Options trên menu Tools, rồi chọn chế độ bật/tắt ở mục Display trong menu Sketch như Hình 2.13, sau đó nhấn nút OK để hoàn tất Công cụ vẽ phác Hình 2.13 Trong môi trường vẽ phác (Sketch), phần mềm Autodesk Inventor cung cấp cho chúng ta hàng loạt các công cụ vẽ 2D trên thanh Draw như Hình 2.14, giúp cho việc xây dựng bản vẽ phác trở nên thuận lợi, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hình 2.14 Giáo trình Autodesk Inventor

19 STT Công cụ vẽ phác Tính năng Biểu tượng 1 Line Lệnh vẽ đoạn thẳng 2 Circle Lệnh vẽ đường tròn 3 Arc Lệnh vẽ cung tròn 4 Rectangle Lệnh vẽ hình chữ nhật 5 Lệnh Slot Lệnh vẽ rãnh 6 Spline Lệnh vẽ đường cong bất kỳ 7 Equation Curve Lệnh vẽ đường cong theo hàm số 8 Ellipse Lệnh vẽ hình elip 9 Point Lệnh tạo điểm 10 Fillet Lệnh tạo góc bo cung hay vát mép (Chamfer) 11 Polygon Lệnh vẽ đa giác 12 Text Lệnh ghi chữ (hay văn bản) Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tuần tự các bước để thực hiện các lệnh vẽ nêu trên trong việc tạo ra bản vẽ phác hoàn chỉnh Lệnh Line Tính năng: Vẽ đoạn thẳng qua nhiều điểm cho trước. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng bàn phím rồi Enter. Bước 2: Chọn điểm đầu của đoạn thẳng. trên thanh Draw hoặc nhấn phím tắt L trên Bước 3: Chọn điểm thứ hai của đoạn thẳng cần vẽ hoặc nhập độ dài của đoạn thẳng đó rồi Enter. Bước 4: Tiếp tục chọn điểm thứ ba, bốn, năm. Bước 5: Click chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

20 Lệnh Circle: có 2 kiểu vẽ Kiểu vẽ Center Point Hình 2.15 Tính năng: Vẽ đường tròn biết tâm và đường kính hoặc một điểm bất kỳ trên đường tròn đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng tắt C trên bàn phím rồi Enter. Bước 2: Chọn tâm đường tròn. trên thanh Draw hoặc nhấn phím Bước 3: Chọn tiếp một điểm nằm trên đường tròn cần vẽ hoặc nhập giá trị đường kính của đường tròn đó rồi nhấn Enter kết thúc. Bước 4: Click chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình 2.16 Hình 2.16 Giáo trình Autodesk Inventor

21 Kiểu vẽ Tangent Tính năng: Vẽ đường tròn tiếp xúc với ba đoạn thẳng cho trước, ví dụ như ba đoạn thẳng trên Hình Các bước thao tác: Hình 2.17 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn đoạn thẳng thứ nhất. Bước 3: Chọn đoạn thẳng thứ hai. Bước 4: Chọn đoạn thẳng thứ ba. Ta sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp phải chuột và chọn OK để hoàn tất Lệnh Arc: có 3 kiểu vẽ Kiểu vẽ Three Point Hình 2.18 Tính năng: Vẽ cung tròn qua ba điểm, hai điểm đầu là điểm bắt đầu và kết thúc của cung tròn, điểm thứ ba là điểm nằm giữa cung tròn. Giáo trình Autodesk Inventor

22 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn điểm thứ nhất. Bước 3: Chọn điểm thứ hai. trên thanh Draw. Bước 4: Chọn điểm thứ ba hoặc nhập giá trị bán kính cung tròn cần vẽ rồi Enter. Ta được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất Kiểu vẽ Tangent Hình 2.19 Tính năng: Vẽ cung tròn tiếp xúc với một đối tượng cho trước tại điểm cuối của đối tượng đó. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng (Line), cung tròn (Arc) hay đường cong Spline. Giả sử ta cần vẽ ba cung tròn tiếp xúc với ba đối tượng tại điểm A như Hình Hình 2.20 Giáo trình Autodesk Inventor

23 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn các đối tượng (ở phía gần điểm A) mà cung tròn cần tiếp xúc. Bước 3: Di chuyển con trỏ chuột và chọn điểm kết thúc của cung tròn cần vẽ. Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất, ta được kết quả như Hình Hình Kiểu vẽ Center Point Tính năng: Vẽ cung tròn khi biết tâm, điểm đầu và điểm cuối của cung. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng tắt A trên bàn phím rồi Enter. Bước 2: Chọn điểm thứ nhất làm tâm cung tròn. Bước 3: Chọn điểm thứ hai là điểm bắt đầu của cung tròn. trên thanh Draw hoặc nhấn phím Bước 4: Chọn điểm thứ ba là điểm cuối của cung tròn hoặc nhập giá trị góc của cung tròn đó rồi nhấn Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

24 Lệnh Rectangle: có 4 kiểu vẽ Kiểu vẽ Two Point Hình 2.22 Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua hai điểm nằm trên đường chéo. Hình chữ nhật được tạo ra từ lệnh này có hai cặp cạnh luôn thẳng đứng và nằm ngang. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm thứ nhất của đường chéo. Bước 3: Chọn điểm thứ hai đối diện với điểm thứ nhất, được kết quả như Hình Hình 2.23 Giáo trình Autodesk Inventor

25 Ở bước này, ta có thể nhập giá trị kích thước hình chữ nhật theo phương ngang và phương đứng bằng nút Tab trên bàn phím. Ví dụ để vẽ hình chữ nhật có kích thước 200x100mm, ở bước 3 ta nhập giá trị 200, sau đó nhấn nút Tab và nhập giá trị 100 rồi Enter, ta sẽ được kết quả như Hình Hình 2.24 Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất Kiểu vẽ Three Point Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua ba điểm. Ba điểm này chính là ba đỉnh của hình chữ nhật. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn điểm thứ nhất của hình chữ nhật. trên thanh Draw. Bước 3: Chọn điểm thứ hai hoặc chọn hướng và nhập giá trị chiều dài cạnh thứ nhất của hình chữ nhật rồi Enter. Bước 4: Chọn điểm thứ ba hoặc chọn hướng và nhập chiều dài cạnh thứ hai của hình chữ nhật rồi Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

26 Kiểu vẽ Two Point Center Hình 2.25 Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua hai điểm. Hai điểm này chính là tâm và đỉnh của hình chữ nhật. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn tâm hình chữ nhật. trên thanh Draw. Bước 3: Chọn đỉnh hình chữ nhật hoặc nhập giá trị kích thước của hình chữ nhật đó rồi Enter. Ví dụ để vẽ hình chữ nhật có kích thước 200x100mm, ở bước 3 ta nhập giá trị 200, sau đó nhấn nút Tab và nhập giá trị 100 rồi Enter, ta sẽ được kết quả như Hình Hình 2.26 Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

27 Kiểu vẽ Three Point Center Tính năng: Vẽ hình chữ nhật đi qua ba điểm. Ba điểm này chính là tâm và hai điểm xác định độ dài của hai cạnh hình chữ nhật. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn tâm hình chữ nhật. trên thanh Draw. Bước 3: Xác định phương của cạnh thứ nhất hình chữ nhật và nhập giá trị kích thước của cạnh đó rồi Enter. Bước 4: Xác định phương của cạnh thứ hai hình chữ nhật và nhập giá trị kích thước của cạnh đó rồi Enter. Ta sẽ được kết quả như Hình Hình 2.27 Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất Lệnh Slot: có 5 kiểu vẽ Kiểu vẽ Center To Center Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết hướng, chiều dài đường trung tâm rãnh và chiều rộng của rãnh. Các bước thao tác: Giáo trình Autodesk Inventor

28 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn tâm cung tròn thứ nhất của rãnh. trên thanh Draw. Bước 3: Xác định hướng và chọn tâm cung tròn thứ hai của rãnh hoặc nhập giá trị chiều dài đường trung tâm rãnh (đường thẳng qua 2 tâm cung tròn của rãnh) rồi Enter. Bước 4: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Hình Kiểu vẽ Overall Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết hướng, chiều dài và chiều rộng của rãnh. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn điểm giữa cung tròn thứ nhất của rãnh. trên thanh Draw. Bước 3: Xác định hướng và chọn điểm giữa cung thứ hai của rãnh hoặc nhập giá trị chiều dài rãnh rồi Enter. Giáo trình Autodesk Inventor

29 Bước 4: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất Kiểu vẽ Center Point Hình 2.29 Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết tâm rãnh, hướng, khoảng cách từ tâm rãnh đến tâm cung tròn và chiều rộng của rãnh. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn tâm rãnh. trên thanh Draw. Bước 3: Xác định hướng và chọn tâm cung tròn của rãnh hoặc nhập khoảng cách từ tâm rãnh đến tâm cung tròn rồi Enter. Bước 4: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

30 Kiểu vẽ Three Point Arc Hình 2.30 Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết biên dạng đường tâm của rãnh và chiều rộng rãnh. Biên dạng đường tâm rãnh được xác định bởi ba điểm (hai điểm là hai tâm cung tròn của rãnh và một điểm nằm trên đường tâm rãnh). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn tâm cung tròn thứ nhất của rãnh. Bước 3: Chọn tâm cung tròn thứ hai của rãnh. trên thanh Draw. Bước 4: Chọn điểm thứ ba để xác định biên dạng đường tâm rãnh hoặc nhập giá trị bán kính đường tâm rãnh rồi Enter. Bước 5: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 6: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

31 Kiểu vẽ Center Point Arc Hình 2.31 Tính năng: Vẽ rãnh tuyến tính khi biết biên dạng đường tâm rãnh và chiều rộng rãnh. Biên dạng đường tâm rãnh được xác định bởi ba điểm (tâm, điểm đầu và điểm cuối của đường tâm rãnh). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn điểm tâm của biên dạng đường tâm rãnh. trên thanh Draw. Bước 3: Chọn điểm đầu của đường tâm rãnh hoặc nhập giá trị bán kính biên dạng đường tâm rãnh rồi Enter. Bước 4: Chọn điểm cuối của đường tâm rãnh hoặc nhập giá trị góc ở tâm của biên dạng đường tâm rãnh rồi Enter. Bước 5: Nhập giá trị chiều rộng rãnh và Enter sẽ được kết quả như Hình Bước 6: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

32 Hình Lệnh Spline: có 3 kiểu vẽ Kiểu vẽ Control Vertex Tính năng: Vẽ đường cong có biên dạng được điều khiển bởi các điểm nút. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm bắt đầu của đường cong. Bước 3: Chọn điểm tiếp theo là các nút điều khiển đường cong theo mong muốn. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình Hình 2.33 Giáo trình Autodesk Inventor

33 Nhìn vào hình vẽ ta thấy đường thẳng nối giữa điểm bắt đầu và điểm kết thúc với các nút điều khiển luôn tiếp xúc với đường cong tại điểm đó. Khi ta di chuyển các nút điều khiển thì biên dạng của đường cong sẽ thay đổi Kiểu vẽ Interpolation Tính năng: Vẽ đường cong qua nhiều điểm mà tiếp tuyến của đường cong tại điểm đầu và điểm cuối luôn tiếp xúc (không cắt) với biên dạng của nó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm bắt đầu của đường cong. Bước 3: Chọn các điểm tiếp theo mà đường cong đi qua. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng OK hoặc nhấp phải chuột rồi chọn Create để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình Kiểu vẽ Bridge Curve Hình 2.34 Tính năng: Vẽ đường cong tiếp xúc với hai đối tượng cho trước. Hai đối tượng này có thể là đường thẳng (line), đường cong (spline) hoặc cung tròn (arc). Giáo trình Autodesk Inventor

34 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai, ta được kết quả như Hình Lệnh Equation Curve Hình 2.35 Tính năng: Vẽ đường cong theo hàm số. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình Hình 2.36 Bước 2: Điền các thông số vào các ô cần thiết trên Hình 2.36 để tạo ra hàm số theo 2 yêu cầu. Giả sử ta cần vẽ đường cong theo hàm số: y x 6 ; với -10 < x < 10, khi đó ta 5 sẽ nhập các thông số như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

35 Hình 2.37 Bước 3: Chọn biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình Lệnh Ellipse Hình 2.38 Tính năng: Vẽ hình elip khi biết tâm và hai điểm (một điểm thuộc trục của elip và một điểm nằm trên elip đó). Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn tâm elip. trên thanh Draw. Bước 3: Chọn điểm thứ hai xác định phương và độ dài một trục của elip. Bước 4: Chọn điểm thứ ba bất kỳ trên hình elip cần vẽ. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình Hình 2.39 Giáo trình Autodesk Inventor

36 Lệnh Point Tính năng: Tạo điểm, điểm này có thể là điểm tự do hoặc giao điểm của hai đối tượng dùng làm tâm để tạo lỗ. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn vị trí xác định điểm. trên thanh Draw. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất Lệnh Fillet: có 2 kiểu vẽ Kiểu vẽ Fillet Tính năng: Bo tròn góc giao của hai đối tượng, hai đối tượng này có thể là đường thẳng (line) hoặc cung tròn (arc). Cung tròn được tạo ra sẽ tiếp xúc với hai đối tượng đó. Giả sử ta cần bo tròn góc giao giữa hai đối tượng trên Hình 2.40 với bán kính cung tròn cần bo là 20mm, ta cần thực hiện các bước sau: Các bước thao tác: Hình 2.40 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại 2D Fillet như Hình trên thanh Draw, sẽ xuất hiện hộp Hình 2.41 Bước 2: Nhập giá trị bán kính cung cần bo (20mm) vào hộp thoại 2D Fillet. Bước 3: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 4: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

37 Kiểu vẽ Chamfer Hình 2.42 Tính năng: Vát mép góc giao của hai đoạn thẳng không song song. Giả sử ta cần vát mép góc giao của hai cạnh hình chữ nhật có kích thước 200x100mm như Hình 2.43, ta cần thực hiện các bước sau: Các bước thao tác: Hình 2.43 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại 2D Chamfer như Hình trên thanh Draw, sẽ xuất hiện hộp Hình 2.44 Giáo trình Autodesk Inventor

38 Bước 2: Có 3 lựa chọn: - Lựa chọn 1: Distance Hình 2.45 Với lựa chọn này, khoảng cách được vát của hai đoạn thẳng tại góc vát là bằng nhau và có giá trị được nhập trong ô Distance. - Lựa chọn 2: Distance& Distance Hình 2.46 Với lựa chọn này, khoảng cách vát của hai đoạn thẳng tại góc vát có giá trị tương ứng với giá trị nhập vào hai ô: Distance1 và Distance 2. - Lựa chọn 3: Distance&Angle Hình 2.47 Với lựa chọn này, kích thước vát được xác định bởi một khoảng cách dài và góc hợp bởi cạnh vát với phương của một đoạn thẳng cần vát. Các giá trị này được nhập bởi hai ô Distance và Angle. Bước 3: Chọn các đối tượng cần vát. Bước 4: Tùy vào các lựa chọn ở bước 2, ta sẽ được các kết quả như Hình 2.48, Hình 2.49 và Hình Giáo trình Autodesk Inventor

39 Hình Lựa chọn 1 Hình Lựa chọn 2 Hình Lựa chọn Lệnh Polygon: có 2 kiểu vẽ Tính năng: Vẽ đa giác đều. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại Polygon như Hình trên thanh Draw, sẽ xuất hiện hộp Giáo trình Autodesk Inventor

40 Bước 2: Có 2 lựa chọn: Hình Lựa chọn 1: Vẽ đa giác đều nội tiếp đường tròn (Inscribed) - Lựa chọn 2: Vẽ đa giác đều ngoại tiếp đường tròn (Circumscribed) Bước 3: Chọn tâm của đa giác (tâm của đường tròn). Bước 4: Chọn điểm xác định phương và kích thước của đa giác. Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Tùy vào lựa chọn ở bước 2, ta sẽ được các kết quả như Hình 2.52 và Hình Hình Lựa chọn 1 Hình Lựa chọn Lệnh Text: có 2 kiểu Kiểu Text Tính năng: Tạo chữ hoặc đoạn văn bản. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn điểm xác định vị trí đặt chữ hoặc rê chuột chọn vùng đặt chữ, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Format Text như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

41 Hình 2.54 Bước 3: Chọn kiểu chữ, cỡ chữ và cách định dạng trong hộp thoại Format Text rồi nhập đoạn văn bản cần ghi vào vùng viết chữ như Hình Hình 2.55 Bước 4: Chọn biểu tượng sẽ được các kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Hình 2.56 Giáo trình Autodesk Inventor

42 Kiểu Geometry Text Tính năng: Tạo chữ hoặc đoạn văn bản lên một đối tượng cho trước. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng (line), đường tròn (circle) hoặc cung tròn (arc). Giả sử, ta cần tạo dòng chữ Thiết kế và mô phỏng trong cơ khí lên các đối tượng cho trước trên Hình 2.57, ta thực hiện các bước sau: Các bước thao tác: Hình 2.57 Text. Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Draw. Bước 2: Chọn các đối tượng cần tạo chữ, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Geometry- Bước 3: Chọn kiểu chữ, cỡ chữ và cách định dạng trong hộp thoại Geometry-Text rồi nhập Thiết kế và mô phỏng trong cơ khí vào vùng viết chữ như Hình Hình 2.58 Bước 4: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

43 Hình Công cụ ghi kích thước và ràng buộc vị trí Công cụ ghi kích thước: có 2 kiểu Ghi kích thước thủ công Tính năng: dùng để ràng buộc kích thước của biên dạng vẽ phác một cách tùy ý. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constrain. Bước 2: Chọn đối tượng cần ghi kích thước. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng, cung tròn, đường tròn, elip. Lưu ý: - Kích thước đoạn thẳng được tạo ra sẽ theo phương ngang hoặc thẳng đứng. - Để ghi kích thước đường nghiêng, ta nhấp phải chuột và chọn Aligned như Hình Để ghi kích thước góc, ta chọn hai đoạn thẳng tạo thành góc đó. Hình 2.60 Giáo trình Autodesk Inventor

44 Bước 3: Chọn vị trí đặt kích thước. Bước 4: Nhập giá trị kích thước cần thiết. Sau khi nhập xong, ta có thể hiệu chỉnh lại kích thước bằng cách nhấp đúp chuột vào con số kích thước đó rồi điều chỉnh theo ý muốn. Giả sử ta vẽ hình tam giác bất kỳ rồi dùng lệnh ghi kích thước, sẽ được kết quả như Hình Hình Ghi kích thước tự động Tính năng: Dùng để ràng buộc kích thước của biên dạng vẽ phác một cách tự động. Các bước thao tác: Bước 1: Vẽ biên dạng cần ghi kích thước tự động. Bước 2: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constrain hoặc nhấn phím tắt D sẽ xuất hiện hộp thoại Auto Dimension như Hình Hình 2.62 Bước 3: Chọn nút Bước 4: Nhấn nút sẽ xuất hiện các kích thước cần thiết của biên dạng. để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

45 Công cụ ràng buộc vị trí Trong quá trình vẽ phác biên dạng, nếu ràng buộc quá nhiều kích thước (Dimension) sẽ gây rối cho bản vẽ và hiệu quả kém. Để khắc phục hiện tượng này, phần mềm Inventor đã tạo ra hàng loạt các công cụ để hỗ trợ ràng buộc vị trí tương quan giữa các đối tượng trong bản vẽ Công cụ Coincident Constraint Tính năng: Ràng buộc một điểm thuộc một đối tượng nào đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn điểm cần ràng buộc. Bước 3: Chọn đối tượng bất kỳ. trên thanh Constraint. Giả sử ta cần ràng buộc tâm đường tròn thuộc đường thẳng, ta được kết quả như Hình a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Công cụ Collinear Constraint Tính năng: Ràng buộc hai đoạn thẳng hoặc hai trục nào đó thẳng hàng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng thứ nhất. Bước 3: Chọn đoạn thẳng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

46 a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Công cụ Concentric Constraint Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng đồng tâm. Hai đối tượng này có thể là hai đường tròn, hai cung tròn hoặc đường tròn với cung tròn. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. trên thanh Constraint. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Công cụ Fix a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.65 Tính năng: Ràng buộc cố định vị trí của một điểm hoặc đường cong trên mặt phẳng vẽ phác. Sau khi thực hiện lệnh này, đối tượng đó không thể di chuyển hoặc thay đổi kích thước. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn điểm hoặc đường cong cần ràng buộc, được kết quả như Hình Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

47 Công cụ Parallel Constraint Hình 2.66 Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng song song với nhau. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng hoặc trục của elip. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. trên thanh Constraint. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Công cụ Perpendicular Constraint Hình 2.67 Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng vuông góc với nhau. Đối tượng này có thể là đoạn thẳng, trục của elip hoặc đường cong nào đó. Giáo trình Autodesk Inventor

48 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Công cụ Horizontal Constraint Hình 2.68 Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm ngang theo gốc tọa độ. Đoạn thẳng này có thể là đoạn thẳng ảo giới hạn bởi hai điểm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm ngang. Ta được kết quả như Hình Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.69 Giáo trình Autodesk Inventor

49 Công cụ Vertical Constraint Tính năng: Ràng buộc một đoạn thẳng nằm thẳng đứng theo gốc tọa độ. Đoạn thẳng này có thể là một đọan thẳng ảo giới hạn bởi hai điểm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đoạn thẳng hoặc hai điểm tạo đoạn thẳng cần ràng buộc nằm thẳng đứng. Ta được kết quả như Hình Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Công cụ Tangent Tính năng: Ràng buộc tiếp xúc giữa hai đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.71 Giáo trình Autodesk Inventor

50 Công cụ Smooth Tính năng: Làm trơn phần giao nhau của hai đối tượng. Lệnh này áp dụng cho hai đối tượng mà trong đó phải có một đường là Spline, đường còn lại có thể là cung tròn, đoạn thẳng hoặc một spline khác Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. trên thanh Constraint. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Công cụ Symmetric Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng đối xứng nhau qua một trục. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất. Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Bước 4: Chọn trục đối xứng. Ta được kết quả như Hình Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình 2.73 Giáo trình Autodesk Inventor

51 Công cụ Equal Tính năng: Ràng buộc hai đối tượng bằng nhau. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn đối tượng thứ nhất (là đối tượng được ràng buộc). Bước 3: Chọn đối tượng thứ hai. Ta được kết quả như Hình Bước 4: Nhấp chuột phải và chọn OK để hoàn tất. a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Công cụ Show Constraints Tính năng: Hiển thị tất cả các ràng buộc lên đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Constraint. Bước 2: Chọn các đối tượng cần hiển thị các ràng buộc. Giả sử sau khi ràng buộc như trên Hình 2.74, ta sử dụng công cụ Show Constraints sẽ thấy được các ký hiệu ràng buộc Equal như Hình Hình 2.75 Giáo trình Autodesk Inventor

52 2.6. Công cụ sao chép và hiệu chỉnh đối tượng Công cụ sao chép đối tượng Công cụ Rectangular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng gốc thành nhiều đối tượng theo hàng và cột. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Rectangular Pattern như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.76 Bước 2: Chọn các biểu tượng và nhập các thông số cần thiết trên Hình 2.77 để sao chép các đội tượng theo yêu cầu. Hình 2.77 Bước 3: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

53 Hình Công cụ Circular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng gốc thành nhiều đối tượng quay quanh tâm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Circular Pattern như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.79 Bước 2: Chọn các biểu tượng và nhập các thông số cần thiết trên Hình 2.80 để sao chép các đối tượng theo yêu cầu. Hình 2.80 Giáo trình Autodesk Inventor

54 Bước 3: Chọn biểu tượng sẽ được kết quả như Hình Hình Công cụ Mirror Tính năng: Tạo một đối tượng mới đối xứng với đối tượng gốc qua một trục. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Mirror như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.82 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần lấy đối xứng. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn trục đối xứng. Bước 4: Chọn nút Apply ta sẽ được kết quả như Hình Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

55 Công cụ hiệu chỉnh đối tượng Hình Công cụ Tính năng: Di chuyển một hoặc nhiều đối tượng từ vị trí ban đầu sang vị trí mới. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Move như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.84 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần di chuyển. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm gốc của đối tượng cần di chuyển. Bước 4: Chọn vị trí mới cần di chuyển đến. Ta được kết quả như Hình Hình 2.85 Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

56 Lưu ý: Các chức năng mở rộng của hộp thoại Move Biểu tượng : Chức năng sao chép (đối tượng gốc không bị mất đi). Biểu tượng : Chức năng tự động chuyển sang lựa chọn Base Point sau khi chọn các đối tượng gốc cần di chuyển. Biểu tượng gốc Base Point. : Chức năng nhập tọa độ vị trí mới so với điểm Công cụ Tính năng: Sao chép đối tượng thành nhiều đối tượng giống nhau. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Copy như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.86 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng gốc cần sao chép. chép. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm gốc của đối tượng cần sao Bước 4: Chọn các vị trí cần sao chép đến. Ta được kết quả như Hình Hình 2.87 Bước 5: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

57 Công cụ Tính năng: Quay một hay nhiều đối tượng quanh một điểm. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Copy như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.88 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần quay. Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn tâm quay. Bước 4: Nhập giá trị góc cần quay vào ô Angle. Bước 5: Chọn nút Apply ta sẽ được kết quả như Hình Bước 6: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Hình 2.89 Giáo trình Autodesk Inventor

58 Công cụ Tính năng: Cắt xén các đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt X. Bước 2: Chọn các đối tượng cần xén. Ta được kết quả như Hình c) Trước khi xén b) Sau khi xén Hình Công cụ Tính năng: Kéo dài một đối tượng đến đối tượng cắt ngang khác gần đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify. Bước 2: Chọn đối tượng cần kéo dài. Ta được kết quả như Hình a) Trước khi kéo dài b) Sau khi kéo dài Hình 2.91 Giáo trình Autodesk Inventor

59 Công cụ Tính năng: Chia một đối tượng thành hai đối tượng khác nhau thông qua một đối tượng cắt ngang. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify. Bước 2: Chọn đối tượng cần chia. Ta được kết quả như Hình a) Trước khi chia b) Sau khi chia Hình Công cụ Tính năng: Phóng to hay thu nhỏ các đối tượng theo tỉ lệ nhất định. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Scale như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 2.93 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần phóng to (thu nhỏ). Bước 3: Sử dụng nút lệnh chọn điểm cơ sở để phóng to (thu nhỏ). Bước 4: Nhập hệ số thay đổi tỉ lệ kích thước vào ô Scale Factor (>1: phóng to; <1: thu nhỏ). Giáo trình Autodesk Inventor

60 Bước 5: Chọn nút Apply sẽ được kết quả như Hình Bước 6: Chọn biểu tượng để hoàn tất. Hình Công cụ Tính năng: Di chuyển và kéo giãn các đối tượng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại Stretch như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp Hình 2.95 Bước 2: Sử dụng nút lệnh chọn các đối tượng cần kéo giãn và di chuyển. Ta chọn các đối tượng bằng cách kéo chuột trái để tạo thành cửa sổ bao quanh chúng. Bước 3: Sử dụng nút lệnh Bước 4: Chọn vị trí cần di chuyển đến. chọn điểm xác định khoảng di chuyển. Bước 5 Chọn biểu tượng để hoàn tất. Lưu ý: Đối tượng nào nằm trong cửa sổ lựa chọn sẽ được dời đi, đối tượng nào cắt cửa sổ lựa chọn sẽ bị kéo giãn như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

61 a) Trước khi Stretch b) Sau khi Stretch c) Trước khi Stretch d) Sau khi Stretch Hình Công cụ Tính năng: Tạo đối tượng mới song song với một đối tượng cho trước. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt O. Bước 2: Chọn đối tượng gốc. Bước 3: Xác định vị trí cho đối tượng mới. Ta được kết quả như Hình Hình 2.97 Giáo trình Autodesk Inventor

62 2.7. Ví dụ áp dụng Ví dụ Để hiểu rõ hơn các nội dung được trình bày trong chương 2, tác giả sẽ hướng dẫn các bước cần thực hiện để xây dựng bản vẽ phác 2D có biên dạng và kích thước như Hình Trình tự các bước thực hiện Hình 2.98 Bản vẽ trên có biên dạng đối xứng do đó ta chỉ cần vẽ một nửa (bên trái hoặc bên phải) rồi lấy đối xứng qua trục, sẽ được kết quả mong muốn. Bước 1: Sử dụng lệnh Line vẽ đoạn thẳng đứng qua gốc tọa độ có kích thước 176mm và hai đoạn thẳng nằm ngang có kích thước 35mm và 27mm như Hình Hình 2.99 Giáo trình Autodesk Inventor

63 Bước 2: Chọn biểu tượng vẽ hai đường tròn đồng tâm có đường kính 36 và 18, cách gốc tọa độ một khoảng 37mm theo phương x và 118mm theo phương y như Hình Hình Bước 3: Tiếp tục chọn biểu tượng vẽ đường tròn đường kính 16 cách gốc tọa độ một khoảng 35mm theo phương x và 8mm theo phương y như Hình Hình Giáo trình Autodesk Inventor

64 Bước 4: Chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 86mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 36 và 16, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như Hình Hình Bước 5: Tiếp tục chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 12mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 36 và cung tròn R86, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như Hình Hình Giáo trình Autodesk Inventor

65 Bước 6: Sử dụng công cụ xén các đối tượng trên Hình Hình Bước 7: Sử dụng lệnh Line vẽ đoạn thẳng đứng bất kỳ cách gốc tọa độ một khoảng 19mm như Hình Hình Bước 8: Chọn biểu tượng vẽ cung tròn có bán kính R = 12mm qua hai điểm nằm trên đường tròn 8 và đoạn thẳng mới vẽ, sau đó sử dụng công cụ Tangent để ràng buộc tiếp xúc như Hình Hình Giáo trình Autodesk Inventor

66 Bước 9: Sử dụng công cụ nửa biên dạng như Hình xén các đối tượng trên Hình 2.107, ta được một Hình Hình Bước 10: Sử dụng công cụ Mirror lấy đối xứng một nửa biên dạng qua trục, rồi chọn biểu tượng biến trục đối xứng thành đường tâm, ta được bản vẽ phác hoàn chỉnh như Hình Hình Giáo trình Autodesk Inventor

67 2.8. Bài tập chương 2 Giáo trình Autodesk Inventor

68 Giáo trình Autodesk Inventor

69 Giáo trình Autodesk Inventor

70 Giáo trình Autodesk Inventor

71 Giáo trình Autodesk Inventor

72 Giáo trình Autodesk Inventor

73 Giáo trình Autodesk Inventor

74 CHƯƠNG 3 MÔI TRƯỜNG TẠO MÔ HÌNH 3D (PART) 3.1. Giao diện Sau khi hoàn thành trong môi trường vẽ phác 2D, ta nhấp chọn biểu tượng Finish Sketch hoặc nhấn phím tắt S để kết thúc quá trình vẽ phác và chuyển sang môi trường thiết kế mô hình 3D, lúc này giao diện môi trường Part được mở ra như Hình 3.1. Hình 3.1 Phần mềm Inventor tự mặc định tên gọi của mô hình cần tạo là Part 1, muốn lưu bản vẽ với tên gọi khác, ta nhấp chuột vào biểu tượng hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S sẽ xuất hiện hộp thoại Save As, lúc này ta chọn đường dẫn trong mục Save in và đặt tên mô hình theo ý muốn vào ô File name rồi chọn biểu tượng như Hình 3.2. Hình 3.2 Giáo trình Autodesk Inventor

75 Khi chuyển sang môi trường Part, tab lệnh 3D Model tự động kích hoạt, chứa các thanh công cụ với những chức năng chính sau: - Thanh Sketch có chức năng tạo bản vẽ phác 2D hoặc mô hình 3D trên mặt phẳng bất kỳ hoặc mặt phẳng làm việc của chi tiết (Part). - Thanh Primitive có chức năng tạo hình hộp chữ nhật, hình trụ, hình cầu và hình xuyến. - Thanh Create có chức năng tạo mô hình 3D từ bản vẽ phác 2D. - Thanh Modify có chức năng hiệu chỉnh mô hình 3D đã tạo. - Thanh Work Features có chức năng tạo hệ trục tọa độ, tạo mặt phẳng, tạo trục và tạo điểm mới. - Thanh Pattern có chức năng sao chép mô hình 3D đã tạo. tạp. - Thanh Surface có chức năng thiết kế các bề mặt phức Giáo trình Autodesk Inventor

76 - Thanh Plastic Part có chức năng thiết kế các sản phẩm nhựa Công cụ tạo mô hình 3D Lệnh Extrude Tính năng: Đùn biên dạng 2D (sketch) theo phương vuông góc với mặt phẳng vẽ phác để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình 3.3. a) Bản vẽ phác 2D b) Khối đặc (Solid) c) Mô hình mặt (Surface) Lưu ý: Hình Để thực hiện lệnh này, phải có biên dạng 2D được tạo trước đó. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Extrude như Hình 3.4. trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.4 Giáo trình Autodesk Inventor

77 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid).. - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng 2D cần đùn. Bước 4: Chọn chế độ đùn (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid. - New solid : Tạo solid mới (Lúc này trên chi tiết sẽ có 2 khối solid khác nhau trong môi trường Part). Giả sử ta có 2 khối: 1 khối hộp chữ nhật và 1 khối trụ, sau khi chọn các chế độ đùn, ta sẽ được các kết quả như Hình 3.5. a) Cộng b) Trừ c) Giao Hình 3.5 Bước 5: Chọn cách thức giới hạn khối đùn trong mục Extents: * Distance : Đùn với khoảng cách nhất định. - Nhập khoảng cách cần đùn vào ô - Chọn hướng đùn trên các biểu tượng + Direction 1 : Đùn theo hướng 1. + Direction 2 : Đùn theo hướng 2 ngược chiều với hướng 1. Giáo trình Autodesk Inventor

78 + Symmetric : Đùn theo hai hướng đều nhau. + Asymmetric : Đùn theo hai hướng không đều nhau. * To Next : Chiều dày khối đùn được xác định từ mặt phẳng vẽ phác đến bề mặt gần nhất. * To : Chiều dày khối đùn được xác định từ mặt phẳng vẽ phác đến bề mặt được chọn. chọn. * Between : Chiều dày khối đùn được giới hạn bởi hai bề mặt được *All : Chỉ được thực hiện với chế độ Cut, cắt toàn bộ chiều dài. Bước 6: Nhập góc phình to hay thu nhỏ của khối đùn vào ô Taper trong menu More như Hình 3.6. Hình 3.6 Tùy theo giá trị góc nhập trong ô Taper dương, âm hay bằng 0 mà khối sẽ phình to, thu nhỏ hoặc giữ nguyên hình dạng như Hình 3.7. Giáo trình Autodesk Inventor

79 a) Phình to b) Thu nhỏ c) Giữ nguyên hình dạng Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng Hình 3.7 để hoàn tất. Sau khi thực hiện xong lệnh Extrude, trên thanh Browser Bar sẽ xuất hiện thư mục Extrusion1 khi tạo khối đặc (solid) hoặc thư mục ExtrusionSrf1 khi tạo mô hình mặt (surface) chứa bản vẽ phác Sketch 1 như Hình 3.8. a) Khối đặc (Solid) b) Mô hình mặt (Surface) Hình 3.8 Bản vẽ phác Sketch1 sau khi trở thành tập con của thư mục Extrusion1 sẽ thuộc quyền sở hữu của thư mục đó. Muốn tiếp tục sử dụng Sketch1 để thực hiện các lệnh khác, ta nhấp chuột phải tại Sketch1 và chọn Share Sketch, khi đó sẽ xuất hiện thư mục Sketch1 nằm độc lập như Hình 3.9. a) Trước khi Share Sketch b) Sau khi Share Sketch Hình 3.9 Giáo trình Autodesk Inventor

80 Lúc này, ta có thể tạo thêm hàng loạt các Extrusion từ Sketch1, khi không còn nhu cầu sử dụng bản vẽ phác Sketch1 nữa, ta cần ẩn Sketch1 đi để dễ nhìn mô hình bằng cách nhấp chuột phải tại đó và chọn Visibility như Hình Hình 3.10 Bản vẽ phác Sketch1 giúp ta tạo được nhiều mô hình 3D khác nhau từ lệnh Extrude. Tuy nhiên, để có thể hoàn chỉnh được các vật thể thực như mong muốn, ta cần phải tạo thêm nhiều bản vẽ phác thảo Sketch khác nhau. Để thực hiện điều này, ta chuyển từ môi trường 3D sang 2D Sketch bằng cách nhấp chọn biểu tượng trên menu Model 3D hoặc nhấn phím tắt S rồi chọn mặt phẳng cần vẽ phác. Ở đây, ta có thể chọn các mặt phẳng chuẩn của hệ thống hoặc chọn một mặt phẳng bất kỳ trên các mô hình 3D đã tạo như Hình Hình 3.11 Giả sử ta chọn mặt phẳng trên cùng của khối trụ tròn, khi đó sẽ xuất hiện môi trường vẽ phác 2D quen thuộc như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

81 Hình 3.12 Lúc này, ta sử dụng các lệnh để vẽ biên dạng Sketch2 theo ý muốn. Giả sử ta vẽ hai đường tròn 22 và 16 rồi chọn biểu tượng Finish Sketch, khi đó sẽ xuất hiện bản vẽ phác thảo Sketch2 nằm trên mặt phẳng trên cùng của khối trụ như Hình Hình 3.13 Với Sketch2 vừa tạo ra, ta có thể tiếp tục sử dụng lệnh Extrude để tạo thêm khối hình học Extrusion3 chứa bản vẽ phác thảo Sketch2 như Hình Hình 3.14 Để hiệu chỉnh lệnh Extrude, ta nhấp chuột phải tại các thư mục vừa tạo (Extrusion1, Extrusion2 hoặc Extrusion3) và chọn Edit Feature như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

82 Hình 3.15 Sau khi hoàn thành mô hình 3D trong môi trường Part, để xem các tính chất vật lý của chi tiết vừa tạo như: khối lượng, thể tích, tổng diện tích các bề mặt, trọng tâm ta nhấp chuột phải tại tên của chi tiết đó (mặc định là Part1) và chọn ipropertive như Hình 3.16, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Part1 iproperties như Hình Hình 3.16 Hình 3.17 Lúc này, ta chọn menu Physical và chọn Update sẽ được kết quả các thông số vật lý của mô hình vừa tạo trên Hình Hình 3.18 Giáo trình Autodesk Inventor

83 Lệnh Revolve Tính năng: Quay biên dạng 2D (sketch) quanh trục một góc bất kỳ để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình a) Bản vẽ phác 2D b) Khối đặc (Solid) c) Mô hình mặt (Surface) Lưu ý: Hình Để thực hiện lệnh này, phải có biên dạng 2D và trục quay được tạo trước đó. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Revolve như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.20 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid).. Giáo trình Autodesk Inventor

84 - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng cần quay. Bước 4: Sử dụng công cụ chọn trục quay. Bước 5: Chọn chế độ quay (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid. - New solid : Tạo solid mới. Bước 6: Chọn cách thức giới hạn khối quay trong mục Extents: * Angle : Quay biên dạng với một góc nhất định. o - Nhập giá trị góc cần quay ( 360 ) vào ô - Chọn chiều quay trên các biểu tượng + Direction 1 : Quay theo chiều 1 (ngược chiều kim đồng hồ). + Direction 2 : Quay theo hướng 2 (cùng chiều kim đồng hồ). + Symmetric : Quay theo hai hướng đều nhau. + Asymmetric : Quay theo hai hướng không đều nhau. * To next : Quay biên dạng từ mặt phẳng vẽ phác đến mặt phẳng gần nhất. chọn. * To : Quay biên dạng từ mặt phẳng vẽ phác đến mặt phẳng được Giáo trình Autodesk Inventor

85 * Between : Góc quay được giới hạn bởi hai bề mặt được chọn. *All : Quay toàn vòng (360 o ). Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. Sau khi thực hiện xong lệnh Revolve, trên thanh Browser Bar sẽ xuất hiện thư mục Revolution1 khi tạo khối đặc (solid) hoặc thư mục RevolutionSrf1 khi tạo mô hình mặt (surface) chứa bản vẽ phác Sketch 1 như Hình Lệnh Loft a) Khối đặc (Solid) b) Mô hình mặt (Surface) Hình 3.21 Tính năng: Nối các biên dạng 2D (Sketch) trên các mặt phẳng khác nhau dọc theo một hay nhiều đường dẫn để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình a) Các biên dạng Sketch b) Khối đặc (Solid) c)mô hình mặt (Surface) Hình 3.22 Giáo trình Autodesk Inventor

86 Lưu ý: - Để thực hiện lệnh này, phải có ít nhất hai biên dạng trên hai mặt phẳng khác nhau. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Đường dẫn có thể là sketch 2D hoặc sketch 3D. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Loft như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.23 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid).. - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Nhấp biểu tượng trong hộp thoại con Sections để chọn các biên dạng sketch. Trường hợp chọn nhiều sketch trên cùng một mặt phẳng thì các sketch này phải giao nhau. Bước 4: Chọn đường dẫn để nối các biên dạng sketch, với 3 cách lựa chọn sau: - Rails : Đường dẫn là các đường sinh giới hạn biên dạng ngoài của mô hình. Lựa chọn này đòi hỏi đường dẫn phải giao với chu vi của các biên dạng sketch, trường hợp không có đường dẫn thì hình dạng của mô hình tự nội suy theo các biên dạng. - Center Line : Đường dẫn là đường nối tâm của các biên dạng sketch. Lựa chọn này đòi hỏi đường dẫn phải giao với các mặt phẳng chứa biên dạng. Giáo trình Autodesk Inventor

87 - Area Loft : Đường dẫn cũng là đường nối tâm của các biên dạng sketch. Với lựa chọn này, ngoài các biên dạng sketch chính đã có, ta còn tạo thêm biên dạng phụ quyết định hình dạng của mô hình. Center Line: Chọn đường dẫn. Placed Sections: Chọn một điềm bất kỳ trên đường dẫn sẽ xuất hiện hộp thoại Section Dimensions, ta nhập giá trị diện tích của biên dạng phụ tại điểm được chọn. Bước 5: Chọn chế độ Loft (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid. - New solid : Tạo solid mới. Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. a) Các biên dạng và đường dẫn b) Loft không đường dẫn c) Loft với đường dẫn 1 d) Loft với đường dẫn 2 Hình Lệnh Loft với lựa chọn Rails Giáo trình Autodesk Inventor

88 a) Các biên dạng và đường b) Loft với đường dẫn 1 c) Loft với đường dẫn 2 d) Loft với đường dẫn 3 Hình Lệnh Loft với lựa chọn Center Line a) Các biên dạng và đường dẫn b) Loft với biên dạng phụ có diện tích 5000mm 2 Hình Lệnh Loft với lựa chọn Area Loft c) Loft với biên dạng phụ có diện tích 400mm 2

89 Lệnh Sweep Tính năng: Quét biên dạng 2D (sketch) dọc theo một đường dẫn cho trước để tạo thành mô hình khối hoặc mô hình mặt như Hình a) Các biên dạng sketch và đường dẫn b) Tạo khối với đường dẫn 1 c) Tạo khối (Solid) với đường dẫn 2 d) Tạo mặt (Surface) với đường dẫn 2 Lưu ý: Hình Để thực hiện lệnh này, phải có ít nhất một biên dạng sketch và một đường dẫn trên hai mặt phẳng giao nhau. - Đường dẫn có thể là sketch 2D hoặc sketch 3D. Đường dẫn có thể kín hoặc hở nhưng phải xuyên qua mặt phẳng chứa biên dạng. - Để tạo thành khối đặc thì biên dạng 2D phải khép kín. - Biên dạng 2D hở chỉ tạo được mô hình mặt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Sweep như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Giáo trình Autodesk Inventor

90 Hình 3.28 Bước 2: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid).. - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng sketch. Bước 4: Sử dụng công cụ chọn đường dẫn. Bước 5: Chọn các dạng tạo hình trong mục Type, với 3 lựa chọn sau: - Path: Quét biên dạng theo một đường dẫn như Hình Chọn hướng tạo mô hình trong mục Orientation với 2 thuộc tính sau: + : Biên dạng quét uốn lượn theo đường dẫn. Với lựa chọn này, ta có thể nhập góc côn trong ô Taper. dẫn. + : Biên dạng quét song song với nhau trên suốt chiều dài đường a) Biên dạng và đường dẫn b) Sweep với lựa chọn Path, góc Taper là 2 Hình 3.29 c) Sweep với lựa chọn Parallel

91 - Path & Guide Rail: Quét biên dạng theo một đường dẫn (Path) và đường giới hạn biên (Guide Rail) như Hình a) Biên dạng, đường dẫn và đường giới hạn biên b) Lựa chọn Path&Guide Rail với thuộc tính X&Y Hình 3.30 c) Lựa chọn Path&Guide Rail với thuộc tính X d) Lựa chọn Path&Guide Rail với thuộc tính None - Path & Guide Surface: Quét biên dạng theo một đường dẫn (Path) và xoắn theo một bề mặt (Guide Surface) như Hình a) Biên dạng, đường dẫn và bề mặt b) Sweep với lựa chọn Path Hình 3.31 c) Sweep với lựa chọn Path&Guide Surface Bước 6: Chọn chế độ Sweep (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid. - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid.

92 - New solid : Tạo solid mới. Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Rib Tính năng: Tạo gân chịu lực cho các chi tiết. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một biên dạng (kín hoặc hở) trên một mặt phẳng nào đó để xác định hình dạng và kích thước của gân. Các bước thao tác: * Trường hợp 1: Tạo gân có chiều dày vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng. Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Rib như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.32 Bước 2: Chọn biểu tượng Parallel to Sketch Plane trong hộp thoại Rib. Bước 3: Sử dụng công cụ chọn biên dạng tạo gân. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng tạo gân. Bước 5: Nhập chiều dày gân cần tạo vào ô Bước 6: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng Bước 7: Chọn cách tạo chiều sâu của gân, với 2 lựa chọn sau: chọn hướng tạo chiều dày gân. - To Next : Chiều sâu gân xuất phát từ biên dạng tạo gân đến các mặt phẳng giới hạn cho gân. - Finite : Chiều sâu gân được xác định bằng giá trị cần nhập. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

93 a) Chi tiết và biên dạng b) Lệnh Rib với lựa chọn To Next c) Lệnh Rib với lựa chọn Finite Hình Tạo gân có chiều dày vuông góc với mặt phẳng chứa biên dạng * Trường hợp 2: Tạo gân có chiều dày song song với mặt phẳng chứa biên dạng Bước 1: Cũng tương tự như Trường hợp 1, nhấp chọn biểu tượng thanh Create. trên Bước 2: Chọn biểu tượng Normal to Sketch Plane trong hộp thoại Rib. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Shape chọn biên dạng tạo gân. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng tạo gân.

94 Bước 5: Nhập chiều dày gân cần tạo vào ô Bước 6: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng Bước 7: Chọn cách tạo chiều sâu của gân, với 2 lựa chọn sau: chọn hướng tạo chiều dày gân. - To Next : Chiều sâu gân xuất phát từ biên dạng tạo gân đến các mặt phẳng giới hạn cho gân. - Finite : Chiều sâu gân được xác định bằng giá trị cần nhập. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, sẽ được kết quả như Hình a) Chi tiết và biên dạng b) Lệnh Rib với lựa chọn To Next

95 Lệnh Coil c) Lệnh Rib với lựa chọn Finite Hình Tạo gân có chiều dày song song với mặt phẳng chứa biên dạng Tính năng: Quét biên dạng theo đường xoắn ốc quanh một trục. Ví dụ tạo lò xo hoặc tạo ren trên bề mặt hình trụ nào đó như Hình Hình 3.35 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một biên dạng và một đoạn thẳng làm trục quay (Có thể chọn trục x, y, z của hệ thống làm trục quay). Các bước thao tác: a) Lò xo b) Ren trên bulông Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Coil như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.36

96 Bước 2: Sử dụng công cụ Bước 3: Sử dụng công cụ trong trang Coil Shape chọn biên dạng. chọn trục quay và đảo chiều đường xoắn ốc. Bước 4: Nhấp 1 trong 2 biểu tượng chọn hướng xoắn. Bước 5: Chọn dạng tạo hình trong mục Output: - Dạng 1 : Tạo khối đặc (Solid).. - Dạng 2 : Tạo mô hình mặt (Surface). Bước 6: Chọn chế độ tạo đường xoắn ốc (chỉ có trong dạng tạo khối đặc solid): - Join : Cộng các solid - Cut : Trừ các solid. - Intersect : Giao giữa các solid - New solid : Tạo solid mới. a) Biên dạng và trục quay b) Ren tạo thành trên chi tiết Hình Tạo đường xoắn ốc với chế độ Cut Bước 7: Thiết lập các thông số cho đường xoắn ốc trong trang Coil Size, với 4 lựa chọn trong mục Type gồm: - Pitch and Revolution: Nhập giá trị bước xoắn và số vòng xoắn theo bảng sau: Hình 3.38 Với lựa chọn này, ta có kết quả như Hình 3.39.

97 a) Biên dạng và trục quay b) Lò xo được tạo ra Hình Revolution and Height: Nhập giá trị số vòng xoắn và chiều cao đường xoắn ốc theo bảng sau: Hình Pitch and Height: Nhập giá trị bước xoắn và chiều cao đường xoắn ốc theo bảng sau: Hình 3.41

98 - Spiral: Tạo đường Acsimet với các thông số cần nhập trên Hình 3.42, ta được kết quả như Hình Hình 3.42 a) Biên dạng và trục quay b) Đường Acsimet được tạo ra Hình Tạo đường Acsimet với lựa chọn Spiral Bước 9: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Emboss Tính năng: Tạo đối tượng nổi lên hoặc chìm xuống bề mặt chi tiết như Hình a) Chữ nổi lên trên mặt bàn b) Chữ chìm xuống mặt bàn Hình 3.44

99 thảo. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một bề mặt và một biên dạng đã phác Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Emboss như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.45 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn biên dạng. Bước 3: Đánh dấu vào ô rồi click biểu tượng chọn bề mặt chi tiết. Bước 4: Nhập ô Depth giá trị chiều cao (hoặc chiều sâu) cần nổi (hoặc chìm) cho đối tượng. Bước 5: Nhấp biểu tượng cần tạo. Bước 6: Chọn 1 trong 3 cách tạo hình sau: Top Face Appearance chọn màu sắc cho đối tượng - Emboss from Face : Đối tượng nổi lên trên chi tiết (tạo thêm). - Engrave from Face : Đối tượng chìm xuống chi tiết (cắt bỏ). - Emboss/ Engrave from Plane : Đối tượng nổi lên trên chi tiết với chiều cao bằng khoảng cách từ biên dạng phác thảo đến bề mặt của chi tiết. Bước 7: Chọn 1 trong 3 biểu tượng xác định hướng phù hợp. Bước 8: Nhấp biểu tượng để hoàn tất, ta được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

100 a) Chi tiết và biên dạng phác thảo b) Lệnh Emboss với lựa chọn Emboss from Face c) Lệnh Emboss với lựa chọn Engrave from Face d) Lệnh Emboss với lựa chọn Emboss/Engrave from Plane 3.3. Công cụ hiệu chỉnh mô hình 3D Lệnh Hole Hình 3.46 Tính năng: Tạo đồng thời một hoặc nhiểu lỗ trên chi tiết. Các lỗ này có thể là lỗ khoan, lỗ thông suốt, lỗ bậc, lỗ côn, lỗ ren. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.

101 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng xuất hiện hộp thoại Hole như Hình trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt H sẽ Hình 3.47 Bước 2: Chọn phương pháp xác định vị trí tâm lỗ trong mục Placement, với 4 lựa chọn sau: - From Sketch: Chọn tâm lỗ từ các điểm (Point) trên biên dạng phác thảo. + Lựa chọn này đòi hỏi phải có trước các điểm (Point) trên bản vẽ phác Sketch. + Sử dụng công cụ chọn các điểm vừa tạo làm tâm lỗ. - Linear: Tâm lỗ được định vị trí trên bề mặt của chi tiết và cách 2 cạnh của mặt phẳng đó một khoảng xác định. Giáo trình Autodesk Inventor

102 + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng của chi tiết cần tạo lỗ. + Sử dụng công cụ chọn cạnh thứ nhất của mặt phẳng tạo lỗ rồi nhập kích thước từ tâm lỗ đến cạnh được chọn. + Sử dụng công cụ chọn cạnh thứ hai của mặt phẳng tạo lỗ rồi nhập kích thước từ tâm lỗ đến cạnh được chọn. - Concentric: Tạo lỗ trên mặt phẳng bất kỳ đồng tâm với khối trụ hoặc đường tròn, cung tròn cho trước. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng bất kỳ cần tạo lỗ. + Sử dụng công cụ chọn mặt trụ, đường tròn hoặc cung tròn đồng tâm với lỗ cần tạo. - On Point: Tâm lỗ đi qua một điểm được tạo bằng công cụ Work Point (sẽ được trình bày trong mục. Phần ) + Lựa chọn này đòi hỏi phải có trước một điểm được tạo bằng lệnh Work Point tại vị trí cần tạo lỗ. + Sử dụng công cụ chọn điểm được tạo bằng lệnh Work Point. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng mà đường tâm lỗ cần tạo vuông góc hoặc chọn cạnh, trục mà đường tâm lỗ cần tạo song song. Bước 3: Chọn kiểu lỗ cần tạo, với 4 lựa chọn sau: - Drilled : Tạo lỗ trơn. - Counterbore : Tạo lỗ bậc, bậc nhỏ có thể tạo ren thẳng. Giáo trình Autodesk Inventor

103 - Spotface : Tạo lỗ bậc, bậc nhỏ có thể tạo ren thẳng hoặc ren côn. - Countersink : Tạo lỗ côn. Bước 4: Định dạng đầu mũi khoan trong mục Drill Point, với 2 lựa chọn sau: - Flat : Đầu bằng - Angle : Đầu côn Bước 5: Xác định kích thước của lỗ trong mục Termination, với 3 lựa chọn sau: - Distance: Tạo lỗ có chiều sâu xác định như Hình a) Lỗ trơn b) Lỗ bậc b) Lỗ côn Hình Throught All: Tạo lỗ suốt. - To: Tạo lỗ có chiều sâu từ mặt phẳng chứa tâm lỗ ban đầu tới mặt phẳng được chọn. Bước 6: Chọn loại lỗ có ren hoặc không ren, với 4 lựa chọn sau: - Simple Hole : Tạo lỗ không ren. - Clearance Hole : Tạo lỗ lắp bulông theo tiêu chuẩn. - Tapped Hole : Tạo lỗ có ren theo tiêu chuẩn như Hình Hình 3.49

104 - Taper Tapped Hole : Tạo lỗ ren côn. Bước 7: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Fillet Tính năng: Bo tròn các cạnh của chi tiết. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng xuất hiện hộp thoại Fillet như Hình trên thanh Modify hoặc nhấn phím tắt F sẽ Bước 2: Chọn các dạng bo tròn, gồm: Hình 3.50 * Dạng Edge Fillet : Bo tròn các cạnh của chi tiết, với 3 lựa chọn sau: - Constant: Bo tròn cạnh với bán kính không thay đổi. + Edge: Bo tròn một cạnh. Chọn một cạnh cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius. + Loop: Bo tròn tất cả các cạnh trên mặt phẳng. Chọn một cạnh bất kỳ trên mặt phẳng cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius. + Feature: Bo tròn tất cả các cạnh trên chi tiết. Chọn chi tiết cần bo tròn. Nhập giá trị bán kính bo tròn vào ô Radius. - Variable: Bo tròn cạnh có bán kính không thay đổi. + Chọn cạnh cần bo tròn. + Nhập giá trị bán kính tại 2 đầu cần bo vào ô Radius của điểm đầu (Start) và điểm cuối (End). Giáo trình Autodesk Inventor

105 Lưu ý: Ta có thể thay đổi bán kính tại một điểm bất kỳ trên cạnh bằng cách nhấp chuột tại điểm đó rồi nhập giá trị bán kình vào ô Radius như Hình Hình Setback: Tạo vùng bo tại vị trí giao 3 cạnh của chi tiết. * Dạng Face Fillet : Bo tròn tại giao tuyến của 2 bề mặt trên chi tiết. - Sử dụng công cụ chọn mặt thứ nhất. - Sử dụng công cụ chọn mặt thứ hai. - Nhập bán kính cần bo tròn vào ô Radius. * Dạng Full Round Fillet : Tạo cung bo tiếp xúc với cả 3 bề mặt của chi tiết. - Sử dụng công cụ chọn mặt bên thứ nhất. - Sử dụng công cụ chọn mặt giữa. - Sử dụng công cụ chọn mặt bên thứ hai. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Chamfer Tính năng: Vát cạnh chi tiết như Hình Hình 3.52 Giáo trình Autodesk Inventor

106 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại Chamfer như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp Hình 3.53 Bước 2: Chọn các dạng vát cạnh, gồm: - Dạng Distance : Lựa chọn này tạo góc vát là 45 o và khoảng cách vát theo hai phương bằng nhau. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát vào ô - Dạng Distance and Angle : Tạo mặt vát khi biết khoảng cách vát theo theo một phương và góc vát. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng xác định góc vát. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát vào ô + Nhập góc vát vào ô - Dạng Two Distances : Tạo mặt vát khi biết khoảng cách vát theo theo hai phương. + Sử dụng công cụ chọn các cạnh cần vát. + Nhập kích thước cần vát theo phương 1 vào ô Giáo trình Autodesk Inventor

107 + Nhập kích thước cần vát theo phương 2 vào ô Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Shell Tính năng: Tạo chi tiết có thành mỏng với chiều dày xác định như Hình Hình 3.54 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Shell như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.55 Bước 2: Chọn mặt phẳng để tạo thành mỏng cho chi tiết. Bước 3: Chọn cách tạo thành mỏng, với 3 lựa chọn sau: - Inside : Thành mỏng nằm bên trong biên dạng ngoài của chi tiết. - Outside : Thành mỏng nằm bên ngoài biên dạng ngoài của chi tiết. - Both : Thành mỏng phân bố đều 2 bên biên dạng ngoài của chi tiết. Giáo trình Autodesk Inventor

108 Bước 4: Nhập chiều dày thành mỏng vào ô Bước 5: Sử dụng công cụ Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng chọn mặt của chi tiết cần bỏ đi. để hoàn tất Lệnh Draft Tính năng: Tạo mặt vát trên chi tiết như Hình Hình 3.56 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Face Draft như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.57 Bước 2: Chọn dạng tạo mặt vát, với 3 lựa chọn sau: - Fixed Edge : Tạo mặt vát bằng cách cố định một cạnh và chọn mặt để vát. + Sử dụng công cụ Pull Direction chọn cạnh cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát. Giáo trình Autodesk Inventor

109 + Nhập góc vát vào ô. - Fixed Plane : Tạo mặt vát bằng cách cố định một mặt và chọn mặt để vát. + Sử dụng công cụ Fixed Plane chọn mặt cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát. + Nhập góc vát vào ô. - Parting Line : Tạo mặt vát ở hai bên đường phân chia chi tiết. + Sử dụng công cụ Pull Direction chọn cạnh cố định. + Sử dụng công cụ Flip Pull Direction để đổi hướng vát. + Sử dụng công cụ Parting Line chọn đường phân chia như Hình Sử dụng công cụ Face chọn mặt vát. + Nhập góc vát vào ô. Hình 3.58 Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Thread Tính năng: Tạo ren ngoài hoặc ren trong trên chi tiết như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

110 a) Ren ngoài b) Ren trong Hình 3.59 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết hình trụ hoặc hình côn. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Thread như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.60 Bước 2: Trên trang Location, Sử dụng công cụ chọn mặt trụ hoặc mặt lỗ để tạo ren. Bước 3: Chọn ô để tạo ren trên suốt chiều dài mặt trụ hoặc mặt lỗ. Khi bỏ chọn sẽ hiện thêm ô Offset và ô Length với ý nghĩa sau: - Ô Offset: Nhập khoảng cách từ mặt đầu đến vị trí xuất phát ren. - Ô Offset: Nhập chiều dài đoạn ren cần tạo. Bước 4: Click biểu tượng để đổi hướng tạo ren. Bước 5: Đánh dấu vào ô để chọn hoặc bỏ chọn chế độ hiển thị ren trên màn hình đồ họa. Bước 6: Vào trang Specification, chọn loại ren cần tạo trong mục Thread Type. Bước 7: Chọn kích thước danh nghĩa của ren trong ô Size. Bước 8: Chọn bước ren phù hợp trong ô Designation. Bước 9: Chọn để tạo ren phải.

111 Bước 10: Chọn để tạo ren trái. Bước 11: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Split Tính năng: Cắt một khối hoặc một bề mặt nào đó của khối thành hai phần riêng biệt. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một khối trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Split như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.61 Bước 2: Chọn dạng cắt phù hợp, với 3 lựa chọn sau: - Split Face : Cắt bề mặt của khối thành hai phần. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn 1 trong 3 mặt phẳng XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt. + Chọn 1 trong 2 biểu tượng trong mục Face, gồm: All Select : Cắt toàn bộ các bề mặt mà công cụ cắt đi qua. : Chọn bề mặt của khối cần cắt + Sử dụng công cụ chọn những bề mặt của khối cần cắt. Với lựa chọn này, ta được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

112 Hình Trim Solid : Cắt bỏ đi một phần của khối. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn một trong 3 mặt phẳng chuẩn XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt. + Sử dụng công cụ chọn khối cần cắt. + Nhấp 1 trong 2 biểu tượng trong mục Remove để chọn phần của khối bỏ đi (Mũi tên hướng vào phần nào của khối thì phần đó bị cắt bỏ). Ta được kết quả như Hình a) Trước khi cắt b) Sau khi cắt bỏ phần trên Hình 3.63 nào. - Split Solid : Chia khối thành hai phần riêng biệt nhưng không cắt bỏ phần

113 + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng hoặc đường thẳng làm công cụ cắt. Có thể chọn một trong 3 mặt phẳng chuẩn XY, XZ và YZ của hệ thống làm công cụ cắt. + Sử dụng công cụ chọn khối cần cắt. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Combine Tính năng: Trái với lệnh Spit, lệnh Combine thường được dùng để cộng nhiều khối riêng biệt trên chi tiết thành một khối hoàn chỉnh như Hình a) Trước khi Combine b) Sau khi Combine Hình 3.64 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước ít nhất hai khối riêng biệt trên chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại Combine như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp Hình 3.65 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn khối cơ sở.

114 Bước 3: Sử dụng công cụ chọn các khối khác. Bước 4: Chọn cách thức Combine, gồm: - Join : Cộng các khối. - Cut : Trừ các khối. - Intersect : Giao giữa các khối. Bước 5: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Move Face Tính năng: Di chuyển bề mặt nào đó trên chi tiết đến vị trí khác như Hình a) Trước khi di chuyển b) Sau khi di chuyển Hình 3.66 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại Move Face như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp Hình 3.67

115 Bước 2: Chọn cách di chuyển, với 3 lựa chọn sau: - Free Move : Di chuyển tự do. + Sử dụng công cụ chọn bề mặt cần di chuyển. + Có thể dùng chuột di chuyển bề mặt theo phương các trục tọa độ. + Có thể nhập vào tọa độ của vị trí cần di chuyển đến. - Direction and Distance : Di chuyển theo một hướng nào đó với khoảng cách xác định. + Sử dụng công cụ chọn bề mặt cần di chuyển. + Sử dụng công cụ chọn và đảo chiều hướng di chuyển. + Nhập khoảng cách cần di chuyển đến vào ô - Points and Plane : Di chuyển dọc theo một mặt phẳng với khoảng cách xác định bởi hai điểm. + Sử dụng công cụ chọn bề mặt cần di chuyển. + Sử dụng công cụ chọn mặt phẳng làm phương di chuyển. + Sử dụng công cụ chọn hai điểm định khoảng cách dời. Bước 3: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Move Bodies Tính năng: Di chuyển khối từ vị trí ban đầu sang vị trí khác. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một khối trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp thoại Move Bodies như Hình 3.68.

116 Hình 3.68 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn khối cần di chuyển. Bước 3: Nhập khoảng cách cần di chuyển theo phương X vào ô Bước 4: Nhập khoảng cách cần di chuyển theo phương Y vào ô Bước 5: Nhập khoảng cách cần di chuyển theo phương Z vào ô Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Bend Part Tính năng: Uốn cong chi tiết quanh một trục. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết và đường Line (2D Sketch) trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng thoại Bend Part như Hình trên thanh Modify sẽ xuất hiện hộp Hình 3.69 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn đường Line làm trục uốn. Bước 3: Chọn kiểu uốn, với 3 lựa chọn sau: Giáo trình Autodesk Inventor

117 - : Bán kính cong và góc uốn. - : Bán kính cong và chiều dài cung uốn. - : chiều dài cung và góc uốn. Bước 4: Nhấp 1 trong 3 biểu tượng tiết tính từ trục uốn. để chọn phần được uốn của chi - Bend Left : Chỉ uốn phần bên trái trục uốn. - Bend Right : Chỉ uốn phần bên phải trục uốn. - Bend Both : Uốn đều cả hai bên. Bước 5: Nhấp biểu tượng để đổi chiều hướng uốn của chi tiết. Bước 6: Nhấp biểu tượng để hoàn tất. Ta được kết quả như Hình a) Trước khi uốn cong b) Uốn cong phần bên trái c) Uốn cong phần bên phải d) Uốn đều hai bên Hình Công cụ sao chép mô hình 3D Lệnh Rectangular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng 3D thành nhiều hàng và cột như Hình Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part.

118 a) Trước khi sao chép b) Sau khi sao chép Các bước thao tác: Hình 3.71 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Rectangular Pattern như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.72 Bước 2: Chọn kiểu sao chép, với 2 lựa chọn sau: - Pattern Individual Features : Sao chép với đối tượng được chọn là các Features (có thể là Extrude, Revolve, Sweep, Rib, Hole.) trên chi tiết. + Sử dụng công cụ chọn đối tượng là các Feature cần sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép (nếu trên chi tiết có nhiều khối Solid).

119 - Pattern a solid : Sao chép với đối tượng được chọn là một khối Solid bất kỳ trên chi tiết. Nếu chi tiết chỉ có một khối Solid thì chương trình sẽ tự nhận chi tiết đó làm đối tượng sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép. + Sử dụng công cụ chọn thêm các bề mặt trên chi tiết hoặc các mặt phẳng Plane, các trục Axis và các điểm Point cần sao chép. + Nhấp chọn biểu tượng Join nếu muốn liên kết các đối tượng sau khi sao chép và đối tượng gốc thành một Solid. + Nhấp chọn biểu tượng Create new bodies nếu muốn mỗi đối tượng tạo mới là một Solid. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Direction 1 để chọn phương sao chép thứ nhất. Ta có thể chọn bất kỳ cạnh nào trên chi tiết hoặc một trục nào đó làm phương sao chép. - Nhấp chuột vào biểu tượng Flip để thay đổi hướng sao chép. - Đánh dấu vào biểu tượng để chọn chế độ sao chép ra hai phía của đối tượng gốc trên phương đã chọn. - Nhập số đối tượng cần sao chép theo phương 1 vào ô - Chọn phương án thiết lập khoảng cách sao chép giữa các đối tượng, với 3 lựa chọn sau: + : Nhập giá trị vào ô xác định khoảng cách giữa hai đối tượng kế tiếp nhau sau khi sao chép. + : Nhập giá trị vào ô xác định khoảng giữa đối tượng đầu và cuối của quá trình sao chép. + : Khoảng giữa hai đối tượng đầu và cuối của quá trình sao chép được mặc định bằng chiều dài cạnh được chọn làm phương sao chép ở Bước 3. Bước 4: Sử dụng công cụ trong mục Direction 2 để chọn phương sao chép thứ hai. Các bước thao tác còn lại giống như Bước 3. Bước 5: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Circular Pattern Tính năng: Sao chép các đối tượng 3D thành nhiều đối tượng xung quanh trục quay như Hình Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Giáo trình Autodesk Inventor

120 a) Trước khi sao chép b) Sau khi sao chép Hình 3.73 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Circular Pattern như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 3.74 Bước 2: Chọn kiểu sao chép, với 2 lựa chọn sau: - Pattern Individual Features : Sao chép với đối tượng được chọn là các Features (có thể là Extrude, Revolve, Sweep, Rib, Hole.) trên chi tiết. + Sử dụng công cụ chọn đối tượng là các Feature cần sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép (nếu trên chi tiết có nhiều khối Solid). - Pattern a solid : Sao chép với đối tượng được chọn là một khối Solid bất kỳ trên chi tiết. Nếu chi tiết chỉ có một khối Solid thì chương trình sẽ tự nhận chi tiết đó làm đối tượng sao chép. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần sao chép.

121 + Sử dụng công cụ chọn thêm các bề mặt trên chi tiết hoặc các mặt phẳng Plane, các trục Axis và các điểm Point cần sao chép. + Nhấp chọn biểu tượng Join nếu muốn liên kết các đối tượng sau khi sao chép và đối tượng gốc thành một Solid. + Nhấp chọn biểu tượng Create new bodies nếu muốn mỗi đối tượng tạo mới là một Solid. Bước 3: Sử dụng công cụ trong mục Rotation Axis để chọn trục quay. Ta có thể chọn bất kỳ cạnh nào trên chi tiết hoặc một trục nào đó làm trục quay. Bước 4: Nhấp chuột vào biểu tượng Flip để đổi chiều quay khi sao chép. gốc). Bước 5: Nhập số đối tượng cần sao chép vào ô Bước 6: Nhập giá trị góc quay vào ô (tính cả đối tượng Bước 7: Đánh dấu vào biểu tượng để chọn chế độ sao chép ra hai phía của đối tượng gốc. Bước 8: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Mirror Tính năng: Lấy đối xứng các đối tượng 3D qua một mặt phẳng như Hình a) Trước khi lấy đối xứng b) Sau khi lấy đối xứng Hình 3.75 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải có trước một chi tiết trong môi trường Part. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Mirror như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại

122 Hình 3.76 Bước 2: Chọn kiểu lấy đối xứng, với 2 lựa chọn sau: - Pattern Individual Features : Lấy đối xứng với đối tượng được chọn là các Features (có thể là Extrude, Revolve, Sweep, Rib, Hole.) trên chi tiết. + Sử dụng công cụ chọn đối tượng là các Feature cần lấy đối xứng. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần lấy đối xứng (nếu trên chi tiết có nhiều khối Solid). - Pattern a solid : Lấy đối xứng với đối tượng được chọn là một khối Solid bất kỳ trên chi tiết. Nếu chi tiết chỉ có một khối Solid thì chương trình sẽ tự nhận chi tiết đó làm đối tượng. + Sử dụng công cụ chọn một khối Solid cần lấy đối xứng. + Sử dụng công cụ chọn thêm các bề mặt trên chi tiết hoặc các mặt phẳng Plane, các trục Axis và các điểm Point cần lấy đối xứng. + Nhấp chọn biểu tượng Join nếu muốn liên kết các đối tượng sau khi lấy đối xứng và đối tượng gốc thành một Solid. + Nhấp chọn biểu tượng Create new bodies nếu muốn mỗi đối tượng tạo mới là một Solid. + Đánh dấu vào biểu tượng để bỏ đi đối tượng gốc. Bước 3: Sử dụng công cụ Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng chọn mặt phẳng đối xứng. để hoàn tất Công cụ tạo đối tượng phụ trợ Trong quá trình tạo mô hình 3D của vật thể, ngoài gốc tọa độ, các mặt phẳng chuẩn (XY, XZ, YZ) và trục chuẩn (X, Y, Z) của hệ thống, chúng ta cũng cần tạo thêm các đối tượng phụ trợ khác như các Giáo trình Autodesk Inventor

123 mặt phẳng (Plane), các trục (Axis) và các điểm (Point) để quá trình thiết kế chi tiết trở nên đơn giản và dễ dàng hơn Lệnh Plane Tính năng: Tạo mặt phẳng làm việc như Hình Các Phương pháp tạo mặt phẳng: - Plane: Tạo mặt phẳng bất kỳ. Hình Offset from Plane: Tạo mặt phẳng làm việc song song với mặt phẳng được chọn với một khoảng cách cho trước như Hình Hình Parallel to Plane through Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và song song với mặt phẳng được chọn như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

124 Hình Midplane between Two Parallel Planes: Tạo mặt phẳng làm việc nằm giữa hai mặt phẳng song song như Hình Hình Midplane of Torus: Tạo mặt phẳng làm việc nằm giữa khối hình xuyến như Hình Hình 3.81 Giáo trình Autodesk Inventor

125 - Angle to Plane around Edge: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một cạnh và nghiêng một góc cho trước so với mặt phẳng được chọn như Hình Hình Three Points: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua ba điểm như Hình Hình Two Coplanar Edges: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua hai cạnh đồng phẳng (cùng nằm trong mặt phẳng) như Hình Hình 3.84 Giáo trình Autodesk Inventor

126 - Tangent to Surface through Edge: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một cạnh và tiếp tuyến với mặt cong được chọn như Hình Hình Tangent to Surface through Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và tiếp tuyến với mặt cong được chọn như Hình Hình Tangent to Surface and Parallel to Plane: Tạo mặt phẳng làm việc tiếp tuyến với mặt cong và song song với mặt phẳng được chọn như Hình Hình 3.87 Giáo trình Autodesk Inventor

127 - Normal to Axis through Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và vuông góc với một trục như Hình Hình Normal to Curve at Point: Tạo mặt phẳng làm việc đi qua một điểm và vuông góc với tiếp tuyến của đường cong tại điểm đó như Hình Lệnh Axis Hình 3.89 Tính năng: Tạo trục làm việc trên chi tiết. Các Phương pháp tạo trục: - Axis: Tạo trục bất kỳ (có thể là đường thẳng đi qua 2 điểm, cạnh của chi tiết). - On Line or Edge: Tạo trục làm việc là cạnh bất kỳ trên chi tiết. - Parallel to Line through Point: Tạo trục làm việc đi qua một điểm và song song với cạnh được chọn. - Through Two Points: Tạo trục làm việc đi qua hai điểm. - Intersection of Two Planes: Tạo trục làm việc là giao tuyến của hai mặt phẳng được chọn. - Normal to Plane through Point: Tạo trục làm việc đi qua một điểm và vuông góc với mặt phẳng được chọn. Giáo trình Autodesk Inventor

128 - Through Center of Circular or Elliptical Edge: Tạo trục làm việc đi qua tâm của cạnh hình tròn, hình elip hoặc đường cong Fillet và vuông góc với mặt phẳng chứa cạnh đó. - Through Revolved Face or Feature: Tạo trục làm việc trùng với trục của bề mặt tròn xoay Lệnh Point Tính năng: Tạo điểm làm việc trên chi tiết. Các Phương pháp tạo trục: - Point: Tạo điểm làm việc tại đỉnh hoặc trung điểm của cạnh trên chi tiết. - Grounded Point: Tạo điểm làm việc cố định tại đỉnh hoặc trung điểm của cạnh trên chi tiết. - On Vertex, Sketch Point or Midpoint: Tạo điểm làm việc bằng cách xác định một đỉnh hoặc trung điểm của cạnh trên chi tiết. - Intersection of Three Planes: Tạo điểm làm việc là giao điểm của ba mặt phẳng được chọn. chọn. - Intersection of Two Lines: Tạo điểm làm việc là giao điểm của hai cạnh được - Intersection of Plane/Surface and Line: Tạo điểm làm việc là giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng (hoặc mặt cong) được chọn. - Center Point of Loop of Edge: Tạo điểm làm việc là tâm của biên dạng kín. - Center Point of Torus: Tạo điểm làm việc là tâm của khối xuyến. - Center of Sphere: Tạo điểm làm việc là tâm của khối cầu Bài tập chương 3 Giáo trình Autodesk Inventor

129 Giáo trình Autodesk Inventor

130 Giáo trình Autodesk Inventor

131 Giáo trình Autodesk Inventor

132 Giáo trình Autodesk Inventor

133 Giáo trình Autodesk Inventor

134 Giáo trình Autodesk Inventor

135 Giáo trình Autodesk Inventor

136 CHƯƠNG 4 MÔI TRƯỜNG LẮP RÁP CHI TIẾT (ASSEMBLY) TRONG INVENTOR 4.1. Giới thiệu chung về môi trường lắp ráp Sau khi thiết kế xong các chi tiết trong môi trường Part, ta cần lắp ráp chúng lại với nhau để tạo thành mô hình cơ khí hoàn chỉnh như Hình 4.1. Hình 4.1. Mô hình lắp ráp bàn dao gia công mặt cầu Để thực hiện được việc này, phần mềm Autodesk Inventer đã hoàn thiện môi trường lắp ráp Assembly giúp ràng buộc các chi tiết đã thiết kế lại với nhau bằng cách khống chế các bậc tự do của chúng trong không gian làm việc. Ngoài ra, trong môi trường này, chúng ta còn có thể tạo thêm các chi tiết khác giống như môi trường Part, thêm vào đó có thể tạo nhanh các chi tiết tiêu chuẩn như: Bulông, đai ốc, vít, ổ lăn, chốt, then đã có sẵn trong thư viện của hệ thống. Ưu điểm đáng kể của môi trường lắp ráp Assembly là Modul Design chuyên thiết kế chính xác và tối ưu các chi tiết máy như: Trục, bộ truyền bánh răng trụ, bộ truyền bánh răng côn, bộ truyền bánh vít-trục vít, đai, xích, cam, lò xo, phớt chắn dầu. góp phần thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc thiết kế mô hình ba chiều các bản vẽ lắp cơ khí Khởi động Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 4.2, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 4.3. Hình 4.2 Giáo trình Autodesk Inventor

137 Hình 4.3 Tiếp tục chọn biểu tượng Standard(mm).iam trong mục Metric rồi nhấn nút Create để khởi động, lúc này môi trường lắp ráp xuất hiện như Hình 4.4. Hình 4.4 Giáo trình Autodesk Inventor

138 4.3. Chèn và tạo chi tiết trong môi trường lắp ráp Lệnh Place Tính năng: Chèn các chi tiết đã thiết kế từ môi trường Part vào môi trường lắp ráp. Các bước thao tác: Bước 1: Click chọn biểu tượng thoại Place Component như Hình 4.5. Place trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp Hình 4.5 Bước 2: Chọn đường dẫn lưu chi tiết đã thiết kế trong mục Look in. Bước 3: Chọn tên chi tiết cần chèn trong mục Name. Bước 4: Chọn nút lệnh để chèn chi tiết vào môi trường lắp ráp. Bước 5: Click chuột tại vị trí bất kỳ trong vùng đồ họa Assembly để đặt chi tiết. Lúc này, chi tiết hiện ra như Hình 4.6. Hình 4.6 Giáo trình Autodesk Inventor

139 Khi có nhiều chi tiết được chèn vào môi trường Assembly, ta cần chọn chi tiết nào đó làm chuẩn trong quá trình lắp ráp vì vậy phải cố định chi tiết đó bằng cách nhấp chuột phải vào tên chi tiết rồi chọn Grounded, chi tiết được cố định sẽ xuất hiện biểu tượng trước tên gọi trên thanh Browser Bar như Hình 4.7 và không thể di chuyển. Hình Lệnh Place from Content Center Tính năng: Chèn các chi tiết tiêu chẩn từ thư viện của hệ thống phần mềm. Các bước thao tác: Bước 1: Click chọn biểu tượng hộp thoại Place from Content Center như Hình 4.8. trên thanh Component sẽ xuất hiện Hình 4.8 Bước 2: Chọn nhóm chi tiết cần chèn trong mục Category View. Bước 3: Chọn từng chi tiết cụ thể trong mục Fasteners. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng độ họa Assembly. rồi chọn vị trí cần đặt chi tiết trong vùng Bước 5: Tùy thuộc vào chi tiết được chọn trong bước 3, sẽ xuất hiện thêm hộp thoại khác. Ví dụ khi chọn bulông ISO 4015 sẽ xuất hiện hộp thoại như Hình 4.9, tiếp tục Giáo trình Autodesk Inventor

140 chọn các thông số cần thiết của bulông như đường kính, chiều dài rồi chọn nút lệnh OK để hoàn tất. Hình Lệnh Create Tính năng: Tạo mới chi tiết trong môi trường lắp ráp. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Component sẽ xuất hiện hộp thoại Place from Content Center như Hình Hình 4.10 Bước 2: Đặt tên chi tiết cần tạo trong mục New Component Name. Bước 3: Chọn định dạng cho chi tiết trong mục Template. Bước 4: Chọn đường dẫn thư mục lưu chi tiết trong mục New File Location. Bước 5: Nhấp biểu tượng rồi chọn mặt phẳng cần tạo chi tiết. Có thể chọn bất kỳ mặt nào trên chi tiết đã có sẵn hoặc chọn các mặt phẳng của hệ thống (XY, XZ, YZ) sau đó vẽ phác biên dạng 2D và thiết kế chi tiết như trong môi trường Part. Bước 6: Chọn biểu tượng Return để quay lại môi trường lắp ráp. Giáo trình Autodesk Inventor

141 4.4. Lệnh ràng buộc Contraint Tính năng: Ràng buộc vị trí tương đối giữa các chi tiết trong quá trình lắp ráp. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Contraint trên thanh Relationships sẽ xuất hiện hộp thoại Place Constraint như Hình Hình 4.11 Bước 2: Vào trang Assembly, chọn kiểu ràng buộc trong mục Type, với 5 lựa chọn: - Mate : Tạo ràng buộc các điểm, cạnh, mặt phẳng của chi tiết với nhau (có thể ràng buộc với các trục chuẩn, các mặt phẳng chuẩn và gốc tọa độ của hệ thống). + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm: Mate : Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn ngược hướng nhau (Áp sát hai đối tượng vào nhau). Flush : Vectơ pháp tuyến của hai đối tượng được chọn cùng hướng (Hai đối tượng được chọn ngang hàng nhau). + Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Ràng buộc Mate giữa hai mặt phẳng Giáo trình Autodesk Inventor

142 a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Ràng buộc Mate giữa hai trục - Angle : Tạo ràng buộc giữa hai mặt phẳng hoặc hai cạnh của chi tiết hợp với nhau một góc nhất định. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn hướng tạo góc trong mục Solution. + Nhập góc nghiêng giữa hai đối tượng vào ô a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Ràng buộc Angle giữa hai mặt phẳng - Tangent : Tạo ràng buộc tiếp xúc giữa các mặt trụ, côn, cầu với nhau hoặc tiếp xúc giữa chúng với mặt phẳng. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn dạng tiếp xúc trong mục Solution, gồm: Inside Outside : Tiếp xúc trong. : Tiếp xúc ngoài. Giáo trình Autodesk Inventor

143 + Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Ràng buộc tiếp xúc trong giữa hai khối trụ a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Ràng buộc tiếp xúc ngoài giữa hai khối trụ - Insert : Tạo ràng buộc đồng trục giữa các khối trụ, khối nón hoặc khối cầu. Ràng buộc Insert bao gồm ràng buộc Mate giữa hai trục và ràng buộc Mate giữa hai mặt của các chi tiết. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn đường tròn hoặc cung tròn trên các đối tượng cần ràng buộc. + Chọn kiểu ràng buộc trong mục Solution, gồm: Opposed : Các mặt phẳng chứa đường tròn hoặc cung tròn được chọn áp vào nhau. Aligned : Các mặt phẳng chứa đường tròn hoặc cung tròn được chọn ngang hàng nhau. + Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng vào ô Giáo trình Autodesk Inventor

144 a) Trước khi ràng buộc b) Sau khi ràng buộc Hình Ràng buộc Insert giữa hai lỗ tròn - Symmetry : Tạo ràng buộc một đối tượng nằm giữa hai đối tượng. Sử dụng công cụ lần lượt chọn ba đối tượng cần ràng buộc. Đối tượng 1 và đối tượng 2 thuộc hai chi tiết khác nhau, đối tượng 3 nằm giữa hai đối tượng còn lại. Bước 3: Chuyển sang trang Motion, tạo mối quan hệ chuyển động tương đối giữa các đối tượng với nhau, bao gồm 2 lựa chọn sau: - Rotation : Tạo ràng buộc quay giữa hai đối tượng giống như hai bánh răng chuyển động ăn khớp với nhau. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn chiều chuyển động của hai đối tượng mục Solution, gồm: Forward Reverse : Hai đối tượng chuyển động cùng chiều nhau. : Hai đối tượng chuyển động ngược chiều nhau. + Nhập tỉ số truyền động của hai đối tượng vào ô. Nếu giá trị là 5 thì đối tượng 1 quay một vòng còn đối tượng 2 sẽ quay năm vòng, nếu nhập giá trị là 0,5 thì đối tượng 1 quay một vòng (360 o ) còn đối tượng 2 sẽ quay nửa vòng (180 o ). - Rotation-Translation : Tạo ràng buộc quay và tịnh tiến giữa hai đối tượng giống như chuyển động ăn khớp giữa bánh răng và thanh răng. + Sử dụng công cụ lần lượt chọn hai đối tượng cần ràng buộc. + Chọn chiều chuyển động của hai đối tượng mục Solution, gồm: Forward: Hai đối tượng chuyển động cùng chiều nhau. Giáo trình Autodesk Inventor

145 Reverse : Hai đối tượng chuyển động ngược chiều nhau. + Nhập khoảng cách dịch chuyển tương đối giữa hai đối tượng vào ô. Nếu giá trị là 5 thì đối tượng 1 quay một vòng còn đối tượng 2 sẽ tịnh tiến 5mm. Bước 4: Vào trang Transitional, ràng buộc các bề mặt của hai đối tượng trượt tương đối với nhau. Bước 5: Vào trang Constraint Set ràng buộc hai gốc tọa độ ảo của hai chi tiết lại với nhau. Bước 6: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Các lệnh hiệu chỉnh sau khi lắp ráp Thay đổi khoảng cách ràng buộc giữa các chi tiết Sau khi các chi tiết được lắp ráp với nhau, các ràng buộc sẽ hiển thị trong từng chi tiết và được quản lý trên thanh Browser Bar như Hình Hình 4.18 Muốn thay đổi khoảng cách ràng buộc giữa các chi tiết, ta nhấp phải chuột tại tên gọi ràng buộc đó trên thanh Browser Bar và chọn Edit, khi đó hộp thoại Edit Constraint hiện ra như Hình Lúc này, ta chỉnh sửa lại thông số mong muốn vào ô Offset, rồi chọn biểu tượng để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

146 Hình Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp Lệnh Pattern Component Tính năng: Sao chép các chi tiết trong môi trường lắp ráp thành nhiều chi tiết xung quanh trục quay hoặc thành nhiều hàng và cột như Hình a) Sao chép theo hàng và cột b) Sao chép xung quanh trục quay Các bước thao tác: Hình 4.20 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Pattern Component như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 4.21 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn các chi tiết cần sao chép.

147 Bước 3: Chọn kiểu sao chép, với 3 lựa chọn sau: - Associative : Sao chép được thực hiện dựa trên tính chất sao chép của một Pattern Feature đã tạo trên chi tiết trong môi trường Part. - Rectangular : Sao chép thành nhiều hàng và cột. + Mục Column: Sử dụng công cụ thứ nhất. chọn cạnh hoặc trục xác định phương sao chép Chọn biểu tượng để đổi hướng sao chép. Nhập số đối tượng cần tạo theo phương 1 vào ô Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng kề nhau theo phương 1 vào ô + Mục Row: Sử dụng công cụ thứ hai. chọn cạnh hoặc trục xác định phương sao chép Chọn biểu tượng để đổi hướng sao chép. Nhập số đối tượng cần tạo theo phương 2 vào ô Nhập khoảng cách giữa hai đối tượng kề nhau theo phương 2 vào ô - Circular : Sao chép xung quanh một trục quay. + Sử dụng công cụ chọn cạnh hoặc trục tọa độ xác định trục quay. + Chọn biểu tượng để đổi chiều sao chép. + Nhập số đối tượng cần tạo vào ô - Nhập góc giữa hai đối tượng kề nhau vào ô Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Mirror Components Tính năng: Tạo chi tiết đối xứng với chi tiết gốc qua một mặt phẳng trong môi trường lắp ráp như Hình a) Trước khi lấy đối xứng b) Sau khi lấy đối xứng Hình 4.22

148 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Mirror Components: Status như Hình trên thanh Pattern sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 4.23 Bước 2: Sử dụng công cụ Bước 3: Sử dụng công cụ chọn các chi tiết cần lấy đối xứng. chọn mặt phẳng đối xứng. Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng rồi nhấn nút OK để hoàn tất Xóa chi tiết Để xóa các chi tiết không cần sử dụng hoặc lắp ráp sai trong môi trường Assemby, ta nhấn phải chuột tại tên gọi của chi tiết đó trên thanh Browser Bar và chọn Delete như Hình Ẩn hoặc hiển thị chi tiết Hình 4.24 Để ẩn hoặc hiển thị các chi tiết theo mong muốn của người sử dụng trong môi trường lắp ráp, ta nhấn phải chuột tại tên gọi của chi tiết đó trên thanh Browser Bar và chọn Visibility. Biểu tượng của chi tiết được ẩn đi trên thanh Browser Bar sẽ chuyển từ màu vàng sang màu xám. Giáo trình Autodesk Inventor

149 Chỉnh sửa chi tiết Ta có thể chỉnh sửa trực tiếp các chi tiết chưa đạt yêu cầu trong môi trường lắp ráp bằng cách nhấn phải chuột tại tên gọi của chi tiết đó trên thanh Browser Bar và chọn Edit, khi đó môi trường Part sẽ xuất hiện như Hình Ta nhận thấy rằng các thành phần của chi tiết cần hiệu chỉnh sẽ được hiển thị rõ ràng, còn các chi tiết khác bị mờ đi. Sau khi hiệu chỉnh xong, ta nhấp chuột vào biểu tượng Return môi trường lắp ráp. để quay lại 4.6. Kiểm tra va chạm Hình 4.25 Để kiểm tra sự va chạm giữa các chi tiết trong môi trường lắp ráp, ta nhấp chuột vào biểu tượng Analyze Interference trên menu Inspect như Hình Hình 4.26 Lúc này, hộp thoại Analyze Interference sẽ xuất hiện như Hình 4.27, với các lựa chọn sau: Hình : Chọn chi tiết thứ nhất cần kiểm tra. Giáo trình Autodesk Inventor

150 - : Chọn chi tiết thứ hai cần kiểm tra. Sau đó nhấp chọn biểu tượng để kiểm tra. Nếu hai chi tiết không va chạm sẽ xuất hiện hộp thoại thông báo của phần mềm như Hình Hình 4.28 Nếu hai chi tiết va chạm với nhau thì hộp thoại Interference Detected hiện ra thông báo thể tích va chạm giữa hai chi tiết như Hình 4.29 và phần thể tích va chạm sẽ chuyển sang màu đỏ Ví dụ áp dụng Ví dụ Hình 4.29 Để hiểu rõ hơn các nội dung được trình bày trong chương 4, tác giả xin giới thiệu quy trình lắp ráp Van tiết lưu có hình dạng và các chi tiết như Hình Giả sử chúng ta đã tạo xong các chi tiết của Van trong môi trường Part, gồm: Thân, Tay nắm, Tay quay, Vòng kẹp, Trục và Đĩa quay (Bài tập chương 3). a) Mô hình lắp Van tiết lưu b) Các chi tiết của Van tiết lưu Hình 4.30

151 Trình tự các bước thực hiện Bước 1: Sử dụng công cụ Place trong menu Assemble chọn đường dẫn rồi đưa chi tiết Thân (đã tạo trong môi trường Part) vào môi trường lắp ráp Assembly, sau đó cố định chi tiết bằng lệnh Grounded như Hình Hình 4.31 Bước 2: Tiếp tục sử dụng công cụ Place đưa các chi tiết còn lại như: Tay nắm, Tay quay, Vòng kẹp, Trục và Đĩa quay vào môi trường lắp ráp Assembly, khi đó tên gọi của các chi tiết sẽ được hiển thị và quản lý trên thanh Browser Bar như Hình Hình 4.32 Giáo trình Autodesk Inventor

152 Bước 3: Sử dụng công cụ với lựa chọn Insert ở trang Assembly để ràng buộc đồng tâm và tiếp xúc giữa hai mặt của lỗ trên hai chi tiết Trục và Đĩa quay như Hình Hình 4.33 Sau khi ràng buộc xong sẽ hiển thị kết quả và xuất hiện biểu tượng ràng buộc Insert ở hai chi tiết trên thanh Browser Bar như Hình Hình 4.34 Bước 4: Tiếp tục sử dụng công cụ với lựa chọn Mate ở trang Assembly để ràng buộc đồng trục giữa hai lỗ còn lại trên hai chi tiết Trục và Đĩa quay như Hình 4.35 sẽ được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

153 Hình 4.35 Hình 4.36 Bước 5: Sau khi thực hiện xong bước 4 thì cụm lắp ráp Trục và Đĩa quay sẽ di chuyển cùng với nhau nhờ hai ràng buộc Insert và Mate đã tạo. Việc tiếp theo, ta tạo chi tiết Chốt để lắp chặt Đĩa quay vào Trục bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng khi đó hộp thoại hiện ra, ta chọn biểu tượng Pins trong mục Fastenners rồi chọn loại Chốt hình trụ Cylindrical với kiểu ISO 8734A như Hình Sau đó nhấn chọn nút lệnh nếu đồng ý. Giáo trình Autodesk Inventor

154 Hình 4.37 Hộp thoại ISO 8734A xuất hiện với các thông số của Chốt như Hình 4.38, ta lựa chọn đường kính và chiều dài Chốt phù hợp với yêu cầu rồi nhấn nút lệnh hoàn tất. để Hình 4.38 Bước 6: Sử dụng lệnh ràng buộc Insert lắp chi tiết Chốt vừa tạo ở bước 5 vào lỗ của Đĩa quay như Hình 4.39, sau đó sử dụng công cụ sao chép thành hai Chốt như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

155 Hình 4.39 Hình 4.40 Bước 7: Ràng buộc đồng tâm và tiếp xúc giữa hai mặt khối trụ của cụm lắp ráp và chi tiết Thân bằng lệnh Insert như Hình Hình 4.41 Kết thúc bước 7, mô hình lắp ráp sẽ hiển thị kết quả với biểu tượng ràng buộc Insert trên thanh Browser Bar như Hình 4.42 Giáo trình Autodesk Inventor

156 Hình 4.42 Bước 8: Tiếp tục sử dụng công cụ với lệnh ràng buộc Insert để lắp các lỗ trên chi tiết Vòng kẹp vào chi tiết Thân như Hình Sau đó, sử dụng công cụ ràng buộc Mate để lắp đồng trục một trong hai lỗ còn lại như Hình Hình 4.43 Hình 4.44 Giáo trình Autodesk Inventor

157 Kết thúc bước 8, ta được kết quả lắp với hai biểu tượng tượng ràng buộc Insert và Mate trên thanh Browser Bar như Hình 4.45 Hình 4.45 Bước 9: Dùng Bulông siết chặt chi tiết Vòng kẹp vào chi tiết Thân tại vị trí 3 lỗ đã tạo ren trên hai chi tiết đó. Như vậy, ta cần tạo thêm chi tiết Bulông từ thư viện của phần mềm bằng công cụ. Khi đó hộp thoại hiện ra, ta chọn biểu tượng Bolt trong mục Fastenners rồi chọn loại Bulông đầu lục giác Hex Head với kiểu ISO 4015 như Hình Hình 4.46 Nhấp biểu tượng rồi chọn vị trí đặt Bulông trong môi trường lắp ráp. Lúc này hộp thoại ISO 4015 xuất hiện như Hình 4.47 để ta chọn các thông số của Bulông phù hợp với yêu cầu. Sau đó, nhấn chọn nút lệnh để hoàn tất. Giáo trình Autodesk Inventor

158 Hình 4.47 Bước 10: Dùng lệnh ràng buộc Insert lắp Bulông vào chi tiết Thân như Hình 4.48, sau đó sử dụng công cụ sao chép thành ba Bulông như Hình Hình 4.48 Hình 4.49 Giáo trình Autodesk Inventor

159 Bước 11: Tiếp tục sử dụng công cụ ràng buộc Insert để lắp lỗ trên chi tiết Tay quay vào chi tiết Trục như Hình 4.50, ta được kết quả như Hình Hình 4.50 Hình 4.51 Bước 12: Để chi tiết Tay quay khi quay có thể kéo theo Trục quay thực hiện nhiệm vụ điều tiết lưu lượng, ta cần tạo thêm mối liên kết then giữa trục và lỗ trên hai chi tiết đó bằng lệnh Key trong Menu Design như Hình Hình 4.52 Hộp thoại Parallel Key Connection Generator hiện ra giúp ta tạo được then truyền động theo mong muốn như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

160 a) Truyền động then được tạo ra b) Hiển thị then khi ẩn chi tiết Tay quay Hình 4.53 Bước 13: Sử dụng công cụ tạo chi tiết Đai ốc ISO 4032 từ thư viện của phần mềm như Hình 4.54 với các thông số tương ứng với đầu trục ren, sau đó lắp vào chi tiết Trục bằng lệnh Insert, ta được kết quả như Hình Hình 4.54 a) Ràng buộc bằng lệnh Insert b) Sau khi ràng buộc Hình 4.55

161 Bước 14: Tiếp tục sử dụng lệnh ràng buộc Insert lắp chi tiết Tay nắm vào chi tiết Tay quay ta được mô hình lắp hoàn chỉnh của Van tiết lưu như Hình a) Ràng buộc Tay nắm vào Tay quay b) Mô hình lắp hoàn chỉnh Hình Bài tập chương 4 Thực hiện bản vẽ lắp khuôn đột lỗ gồm các chi tiết như Hình Hình 4.57

162 Stt Tên chi tiết Số lượng Ghi chú 1 Vít 01 2 Chốt tựa 02 3 Đế 01 4 Vít 01 5 Khuôn 01 6 Tấm đỡ 01 7 Tấm ốp chày 01 8 Vít M14x Ống đệm Tấm dưới Tấm trên Vít Chốt trụ Đầu đỡ Vít M10x Chày Chốt trụ Chọn theo tiêu chuẩn từ thư viện Chọn theo tiêu chuẩn từ thư viện Chọn theo tiêu chuẩn từ thư viện Chọn theo tiêu chuẩn từ thư viện Cấu tạo của khuôn: Trên đế 3 đặt khuôn 5 và tấm đỡ 6, chúng được định vị bằng hai chốt 17 và siết chặt bằng bốn vít đầu trụ 8. Chốt tựa 2 lắp trên lỗ của khuôn 5 bằng hai vít số 1 và số 4. Các chi tiết 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 và 17 tạo thành khối cố định. Khối di động gồm có tấm ốp chày 7, đỡ hai ống đệm 9 và tấm dưới 10 (tấm này đỡ chày 16). Các chi tiết 7, 9 và 10 liên kết với nhau bằng vít 12. Đầu đỡ 14 hàn với tấm trên 11, tấm trên này lắp với tấm dưới 10 bằng các vít 15 và hai chốt định vị 13. Phần vuông của đầu đỡ sẽ lắp với lỗ của cần lệch tâm của máy ép. Nguyên lý làm việc: Chi tiết gia công được đưa qua rãnh dưới của tấm đỡ 6 đến vị trí chốt tựa 2. Chốt này được lắp với các lỗ của khuôn 5. Khi máy ép làm việc, lực từ cần lệch tâm sẽ tác động lên đầu đỡ 14 làm bộ phận di động của khuôn đi xuống và đầu chày 16 sẽ đột thành lỗ trên chi tiết. Sau khi đột xong lỗ thứ nhất, chốt tựa 2 được đặt sang lỗ phía trong (khoảng cách giữa lỗ này với lỗ đột là 33mm) và tiếp tục đột các lỗ còn lại. Giáo trình Autodesk Inventor

163 Hình Đế Hình Khuôn Giáo trình Autodesk Inventor

164 Hình Tấm đỡ Hình Chốt tựa Giáo trình Autodesk Inventor

165 Hình Vít số 1 (bên trái) và số 4 (bên phải) Hình Tấm ốp chày Giáo trình Autodesk Inventor

166 Hình Ống đệm Hình Tấm dưới Giáo trình Autodesk Inventor

167 Hình Chày Hình Vít số 12 Giáo trình Autodesk Inventor

168 Hình Đầu đỡ Hình Tấm trên Giáo trình Autodesk Inventor

169 CHƯƠNG 5 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH LẮP RÁP CHI TIẾT (PRESENTATION) TRONG INVENTOR 5.1. Giới thiệu chung Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh mô hình cơ khí trong môi trường Assembly, chúng ta cần mô phỏng trình tự lắp ráp của các chi tiết để làm tăng thêm tính sinh động và trực quan hơn, giúp người xem dễ dàng quan sát, hiểu rõ hơn về bản vẽ thiết kế. Để thực hiện được việc này, phần mềm Autodesk Inventer đã nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện môi trường trình diễn lắp ráp Presentation giúp phân rã để hiểu rõ hình dạng của từng chi tiết trong bản vẽ lắp đã tạo trong môi trường Assembly như Hình 5.1, từ đó mô phỏng từng chuyển động theo trình tự ưu tiên của các chi tiết đó. a) Bản vẽ lắp hoàn chỉnh b) Phân rã từng chi tiết 5.2. Khởi động Hình 5.1 Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 5.2, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 5.3. Hình 5.2

170 Hình 5.3 Tiếp tục chọn biểu tượng Standard(mm).ipn trong mục Metric rồi nhấn nút Create để khởi động, lúc này môi trường trình diễn quá trình lắp ráp chi tiết Presentation hiện ra như Hình Lệnh Create View Hình 5.4 Tính năng: Chọn cụm lắp ráp đã tạo trong môi trường Assembly cần mô phỏng quá trình lắp ráp của các chi tiết. Giáo trình Autodesk Inventor

171 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Select Assembly như Hình 5.5. trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 5.5 Bước 2: Nhấp chuột vào biểu tượng Open an existing file để chọn cụm lắp ráp. Hộp thoại Open hiện ra, tìm đường dẫn trong mục Look in rồi chọn bản vẽ lắp cần mô phỏng như Hình 5.6, sau đó nhấn chọn nút lệnh Open. Hình 5.6 Bước 3: Chọn phương pháp phân rã cụm lắp ráp trong mục Explosion Method, với 2 lựa chọn sau: - Manual: Phân rã cụm lắp ráp bằng phương pháp thủ công. - Automatic: Phân rã cụm lắp ráp một cách tự động, các chi tiết sau khi phân rã sẽ nằm ở các vị trí chúng ta không mong muốn. + Distance: Nhập giá trị khoảng cách giữa các chi tiết sau khi phân rã. + Create Trails: Tạo đường lắp ráp sau khi phân rã. Giáo trình Autodesk Inventor

172 Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Tweak Components Tính năng: Kéo chi tiết ra khỏi cụm lắp ráp đến vị trí mong muốn theo phương X, Y hoặc Z. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Tweak Component như Hình 5.7. trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 5.7 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn hướng di chuyển của chi tiết bằng cách đưa con trỏ vào đối tượng cần di chuyển, khi đó hệ trục XYZ xuất hiện trên cụm lắp ráp như Hình 5.8 để xác định hướng cần di chuyển, lúc này ta rê chuột để chọn đúng hướng mong muốn. Hình 5.8 Bước 3: Sử dụng công cụ chọn chi tiết cần di chuyển. Bước 4: Sử dụng công cụ chọn điểm bắt đầu của đường lắp ráp. Bước 5: Đánh dấu vào ô để hiểu thị đường lắp ráp sau khi phân rã. Bước 6: Chọn kiểu di chuyển trong mục Transformations, với 2 lựa chọn sau: Giáo trình Autodesk Inventor

173 + : Tịnh tiến đối tượng cần di chuyển theo trục. + : Quay đối tượng cần di chuyển quanh một trục. Bước 7: Chọn 1 trong 3 biểu tượng trục cần tịnh tiến. để xác định trục quay hoặc hướng Bước 8: Nhập khoảng cách tịnh tiến hoặc góc quay vào ô Bước 9: Sử dụng công cụ để chỉnh sửa lại vị trí của chi tiết sau khi phân rã. Bước 10: Nhấp chọn biểu tượng tượng trong các chi tiết trên thanh Browser Bar như Hình 5.9. để hoàn tất, khi đó sẽ xuất biện biểu Hình Hiệu chỉnh tính năng Tweak Components trên các chi tiết đã tạo Thay đổi khoảng cách di chuyển của chi tiết khi phân rã Cách 1: Nhấp chuột vào trong chi tiết đã tạo lệnh Tweak Component trên thanh Browser Bar rồi nhập khoảng cách cần thay đổi. Cách 2: Nhấp chuột vào đường lắp ráp rồi rê chuột đến vị trí mong muốn hoặc nhấp phải chuột vào đường lắp ráp và chọn Edit để hiệu chỉnh Xóa tính năng Tweak Components Cách 1: Nhấp chuột phải vào trong chi tiết đã tạo lệnh Tweak Component trên thanh Browser Bar rồi chọn Delete để xóa. Cách 2: Nhấp chuột vào đường lắp ráp cần xóa rồi nhấn phím Delete hoặc nhấp phải chuột vào đường lắp ráp cần xóa và chọn Delete. Giáo trình Autodesk Inventor

174 Ẩn hoặc hiển thị đường lắp ráp Nhấp chuột phải vào trên thanh Browser Bar rồi chọn Visibility. trong chi tiết đã tạo lệnh Tweak Component 5.6. Lệnh Precise View Rotation Tính năng: Xoay cụm lắp ráp đến hướng nhìn thích hợp. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Incremental View Rotate như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 5.10 Bước 2: Nhập góc xoay vào ô Bước 3: Chọn hướng xoay trong các biểu tượng Bước 4: Chọn biểu tượng Bước 5: Nhấp chọn biểu tượng khi muốn xoay về vị trí ban đầu. để hoàn tất Lệnh Animate Tính năng: Tạo hình ảnh động để mô phỏng quá trình lắp ráp các chi tiết. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Animation như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 5.11 Giáo trình Autodesk Inventor

175 Bước 2: Nhập tốc độ chuyển động của các chi tiết vào ô càng lớn thì chuyển động càng chậm.. Giá trị Bước 3: Nhập số lần lặp lại chuyển động của các chi tiết vào ô Bước 4: Xem chuyển động của từng chi tiết bằng cách chọn một trong các biểu tượng của mục Motion, với 8 lựa chọn sau: - Forward By Tweak : Mô phỏng quá trình lắp ráp chi tiết theo từng bước tạo Tweak Components. Mỗi lần nhấn chọn thì một bước lắp ráp được thực hiện. - Forward By Interval : Mô phỏng quá trình lắp ráp chi tiết theo giá trị nhập trong ô Interval. Mỗi lần nhấn chọn thì chi tiết chuyển động một đoạn. - Reverse By Interval : Mô phỏng quá trình phân rã chi tiết theo giá trị nhập trong ô Interval. - Reverse By Tweak : Mô phỏng quá trình phân rã chi tiết theo từng bước tạo Tweak Components. Mỗi lần nhấn chọn thì một bước phân rã được thực hiện. - Play Forward : Mô phỏng quá trình lắp ráp toàn bộ chi tiết một cách liên tục. Tốc độ chuyển động phụ thuộc vào giá trị nhập trong ô Interval. - Auto Reverse : Mô phỏng cả hai quá trình lắp ráp và phân rã toàn bộ chi tiết một cách liên tục. Tốc độ chuyển động phụ thuộc vào giá trị nhập trong ô Interval. - Play Reverse : Mô phỏng quá trình phân rã toàn bộ chi tiết một cách liên tục. Tốc độ chuyển động phụ thuộc vào giá trị nhập trong ô Interval. - Pause : Dừng quá trình mô phỏng. Bước 5: Nhấp chọn biểu tượng mở rộng Animation Sequence như Hình sẽ xuất hiện thêm hộp thoại Hình 5.12 Giáo trình Autodesk Inventor

176 Ở hộp thoại này, sẽ hiển thị toàn bộ các lệnh Tweak Components đã thực hiện phân rã chi tiết trên cột Component, số thứ tự trên cột Sequence thể hiện mức độ ưu tiên thực hiện trước trong quá trình mô phỏng chuyển động, các chi tiết có cùng số thứ tự sẽ chuyển động đồng thời, cột Tweak Value thể hiện các giá trị đã tạo khi phân rã chi tiết. Bước 6: Nhấp chuột vào biểu tượng Record để lưu quá trình mô phỏng thành một đoạn video, khi đó hộp thoại Save As hiện ra, ta chọn đường dẫn, kiểu định dạng video và đặt tên đoạn video rồi nhấn nút lệnh để lưu như Hình Ví dụ áp dụng Ví dụ Hình 5.13 Để hiểu rõ hơn các nội dung được trình bày trong chương 5, tác giả xin giới thiệu trình tự các bước thực hiện quá trình phân rã các chi tiết của Van tiết lưu đã thiết kế trong chương 4, rồi mô phỏng lại toàn bộ quá trình lắp láp theo thứ tự của các chi tiết đó Trình tự các bước thực hiện Bước 1: Khởi động môi trường trình diễn lắp ráp Presentation, nhấp chọn biểu tượng như Hình rồi chọn nút lệnh Open an existing file trên hộp thoại Select Assembly Hình 5.14 Giáo trình Autodesk Inventor

177 Hộp thoại Open hiện ra, ta tìm đường dẫn trong mục Look in rồi chọn cụm lắp ráp Van tiết lưu đã tạo ở chương 4 như Hình Sau đó, nhấn nút lệnh Open, hộp thoại Select Assembly lại hiện ra, ta chọn cách phân rã chi tiết bằng phương pháp thủ công (Manual) rồi nhấp biểu tượng OK như Hình Hình 5.15 Hình 5.16 Thực hiện xong bước 1, môi trường trình diễn lắp ráp sẽ hiện ra như Hình Hình 5.17 Giáo trình Autodesk Inventor

178 Việc tiếp theo, ta tiến hành phân rã từng chi tiết đã lắp ráp bằng công cụ Tweak Components. Lưu ý ở đây, chi tiết nào được phân rã đầu tiên thì sẽ lắp sau cùng khi mô phỏng chuyển động và ngược lại, vì vậy ta cần hiểu rõ trình tự thực hiện quá trình lắp ráp và tháo rời các chi tiết của Van tiết lưu. Bước 2: Nhấp chọn biểu tượng rồi di chuyển chi tiết Tay nắm hướng theo trục Z ra ngoài với khoảng cách thích hợp từ điểm gốc đã chọn (Trail Origin) như Hình Hình 5.18 Bước 3: Tiếp tục sử dụng công cụ Tweak Components tạo đồng thời hai chuyển động quay và tịnh tiến cho chi tiết Đai ốc như Hình Kết thúc lệnh, sẽ xuất hiện hai biểu tượng quay và tịnh tiến trên chi tiết Đai ốc như Hình Chuyển động quay quanh trục Z Chuyển động tịnh tiến theo trục Z Hình 5.19

179 Hình 5.20 Hình 5.21 Kiểm tra bằng công cụ Animation trên Hình 5.21, ta thấy số thứ tự trên cột Sequence của chi tiết Đai ốc vẫn khác nhau do đó chuyển động quay và tịnh tiến vẫn chưa đồng thời xuất hiện. Như vậy, ta phải nhóm hai chuyển động này bằng cách nhấp chuột vào hai chi tiết trên cột Component rồi chọn biểu tượng nhau trên cột Sequence như Hình sẽ được kết quả có số thứ tự giống Nhóm hai chuyển động bằng lệnh Group Hình 5.22 Kết quả sau khi thực hiện lệnh Group Bước 4: Tháo chi tiết Tay quay hướng theo trục Z ra ngoài với khoảng cách thích hợp từ điểm gốc đã chọn (Trail Origin) như Hình Hình 5.23

180 Bước 5: Tháo chi tiết Then hướng theo trục Y ra ngoài với khoảng cách thích hợp từ điểm gốc đã chọn (Trail Origin) như Hình Hình 5.24 Bước 6: Tạo đồng thời chuyển động quay và tịnh tiến của chi tiết Bulông thứ nhất như Hình Chuyển động quay quanh trục Z Chuyển động tịnh tiến theo trục Z Hình 5.25 Thực hiện lệnh tương tự với hai chi tiết Bulông còn lại, ta được kết quả như Hình Hình 5.26

181 Sau đó, sử dụng lệnh Group trong công cụ Animate nhóm ba Bulông này lại để chúng chuyển động đồng thời với nhau như Hình Hình 5.27 Bước 7: Tháo chi tiết Vòng kẹp ra ngoài với khoảng cách thích hợp bằng công cụ Tweak Components như Hình Hình 5.28 Bước 8: Tháo rời hai chi tiết Chốt ra khỏi Đĩa quay và di chuyển Đĩa quay ra khỏi Thân van với khoảng cách thích hợp bằng công cụ Tweak Components như Hình Hình 5.29 Giáo trình Autodesk Inventor

182 Bước 9: Di chuyển chi tiết Trục quay ra khỏi Thân van với khoảng cách thích hợp bằng công cụ Tweak Components như Hình Hình 5.30 Bước 10: Đưa chuột vào đường lắp ráp của các chi tiết rồi điều chỉnh vị trí thích hợp sao cho các chi tiết không đụng nhau khi mô phỏng chuyển động. Ta được kết quả như Hình Hình 5.31 Giáo trình Autodesk Inventor

183 CHƯƠNG 6 MÔI TRƯỜNG XUẤT BẢN VẼ 2D (DRAWING) TRONG INVENTOR 6.1. Giới thiệu chung Trên các bản vẽ lắp (Assembly) và bản vẽ chi tiết (Part) của mô hình 3D, rất khó để thể hiện đầy đủ các đặc tính về hình dáng, kích thước, kết cấu, dung sai và yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết. Vì vậy, môi trường Drawing được tạo ra với chức năng xây dựng hoàn thiện các yêu cầu kỹ thuật cần thiết của bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết. Các nhà chế tạo sẽ dựa vào các bản vẽ kỹ thuật 2D này để gia công chi tiết và lắp ráp theo yêu cầu của người thiết kế, độ chính xác của sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác của bản vẽ 2D đã thiết kế. Như vậy, môi trường xuất bản vẽ 2D Drawing có vai trò hết sức quan trọng đối với khâu thiết kế và chế tạo sản phẩm Khởi động Nhấp chuột vào biểu tượng New trong menu Get Started trên Hình 6.1, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Create New File như Hình 6.2. Hình 6.1 Hình 6.2 Giáo trình Autodesk Inventor

184 Tiếp tục chọn biểu tượng ISO.dwg (Tạo file Autocad) hoặc ISO.idw (Tạo file Inventor) trong mục Metric rồi nhấn nút Create để khởi động, lúc này môi trường xuất bản vẽ 2D Drawing hiện ra như Hình 6.3. Hình 6.3 Bản vẽ 2D xuất hiện với tên mặc định ban đầu là Drawing 1 trên thanh công cụ Browser Bar, khi ta lưu bản vẽ với tên gọi khác (ví dụ như: Banvechuan) thì tên mặc định cũng sẽ thay đổi theo như Hình 6.4. Tên mặc định ban đầu Hình 6.4 Tên thay đổi sau khi lưu 6.3. Thiết lập các tiêu chuẩn cho bản vẽ Tạo trang giấy vẽ mới Ta có thể tạo nhiều trang giấy vẽ trong cùng một bản vẽ bằng cách nhấp chuột phải vào vùng trống trên thanh cộng cụ Browser Bar rồi chọn New Sheet, sẽ xuất hiện trang giấy vẽ mới (Sheet 2) như Hình 6.5.

185 Trước khi tạo trang Hình 6.5 Sau khi tạo trang Ta có thể đổi tên trang giấy vẽ bằng cách nhấp chuột hai lần vào tên trang giấy rồi nhập tên mới như Hình 6.6. Hình 6.6 Muốn xóa trang giấy vẽ, ta nhấp phải chuột vào tên trang cần xóa trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Delete Sheet như Hình Định dạng khổ giấy vẽ Hình 6.7 Nhấp phải chuột vào tên trang giấy vẽ trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Edit Sheet như Hình 6.8, khi đó xuất hiện hộp thoại Edit Sheet với các lựa chọn khổ giấy như Hình 6.9.

186 Tạo khung bản vẽ Hình 6.8 Hình 6.9 Trên trang giấy vẽ Sheet: 1 đã được tạo sẵn khung bản vẽ mặc định với tên gọi Default Border như Hình 6.10 Hình 6.10 Ta có thể xóa khung bản vẽ mặc định bằng cách nhấp chuột phải tại tên gọi Default Border trên thanh công cụ Browser Bar và chọn Delete như Hình Hình 6.11 Để tạo mới khung bản vẽ theo yêu cầu, ta nhấp chuột phải tại biểu tượng Borders trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Define New Border như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

187 Hình 6.12 Môi trường 2D Sketch hiện ra như Hình 6.13, tiến hành tạo khung bản vẽ theo mong muốn rồi chọn biểu tượng Finish Sketch để hoàn tất. Hình 6.13 Khi đó, xuất hiện thêm hộp thoại Border như Hình 6.14, ta đặt tên khung bản vẽ cần tạo vào ô Name rồi chọn nút lệnh để lưu. Hình 6.14 Giáo trình Autodesk Inventor

188 Việc tạo khung bản vẽ đã hoàn tất nhưng khung đó vẫn chưa được đưa vào trang giấy vẽ Sheet: 1, ta cần thực hiện thêm thao tác chèn khung vừa tạo vào trang giấy vẽ bằng cách nhấp chuột phải vào tên khung đã lưu rồi chọn Insert như Hình 6.15, sẽ được kết quả như Hình Hình Tạo khung tên Hình 6.16 Trên trang giấy vẽ Sheet: 1 đã được tạo sẵn khung tên mặc định với tên gọi ISO. Để tạo khung tên mới, trước hết ta cần xóa khung tên mặc định bằng cách nhấp chuột phải tại tên gọi ISO trên thanh cộng cụ Browser Bar rồi chọn Delete như Hình Hình 6.17 Giáo trình Autodesk Inventor

189 Bước tiếp theo, nhấp chuột phải tại biểu tượng Title Blocks trên thanh công cụ Browser Bar rồi chọn Define New Title Block như Hình Hình 6.18 Môi trường 2D Sketch hiện ra, tiến hành vẽ khung tên tại vị trí bất kỳ như Hình 6.19 rồi chọn biểu tượng Finish Sketch để hoàn tất. Hình 6.19 Khi đó, xuất hiện thêm hộp thoại Title Block như Hình 6.20, đặt tên khung cần tạo vào ô Name rồi chọn nút lệnh để lưu. Hình 6.20 Muốn đưa khung tên đã tạo vào trang giấy vẽ Sheet:1, ta nhấp chuột phải vào khung tên đã lưu rồi chọn Insert như Hình 6.21, sẽ được kết quả như Hình Hình 6.21 Giáo trình Autodesk Inventor

190 Hình Sử dụng trang bản vẽ đã thiết kế làm trang bản vẽ mẫu Sau khi đã thiết kế xong khung bản vẽ và khung tên chuẩn, ta có thể đưa trang bản vẽ vừa tạo vào danh sách các trang bản vẽ mẫu của Inventor bằng cách chọn Save As rồi đặt tên trong mục File Name theo đường dẫn: Libraries/Documents/Autodesk/Inventor 2014/Templates/Metric như Hình Hình 6.23 Khi đã hoàn tất việc lư trữ, trang giấy vẽ vừa lưu sẽ xuất hiện trong hộp thoại Create New File như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

191 Hình Tạo các hình biểu diễn 2D từ mô hình 3D đã thiết kế Lệnh Base View Tính năng: Tạo hình chiếu cơ sở từ mô hình 3D. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng Drawing View như Hình trên thanh Create sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 6.25 Bước 2: Nhấp chuột vào biểu tượng Open an existing file chọn mô hình 3D cần tạo hình chiếu cơ sở. Hộp thoại Open hiện ra, tìm đường dẫn rồi chọn file bất kỳ như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

192 Hình 6.26 Bước 3: Sau khi nhấn nút lệnh, hộp thoại Drawing View lại xuất hiện như Hình 6.27, với các lựa chọn sau: - Orien tation: Chọn hướng nhìn của hình chiếu cơ sở. - Scale: Nhập tỷ lệ của hình chiếu cơ sở. - Style: Chọn kiểu hiển thị của hình chiếu cơ sở, với 3 kiểu sau: + Hidden Line : Hiển thị nét khuất. + Hidden Line Removed : Không hiển thị nét khuất. + Shaded : Hiển thị vật liệu của chi tiết. Hình 6.27 Trên trang Display Options, ta tùy chỉnh thêm một số tính năng hiển thị của hình chiếu cơ sở như: Giáo trình Autodesk Inventor

193 - All Model Dimensions: Hiển thị toàn bộ kích thước của bản phác thảo mà ta dùng để dựng vật thể. - Thread Feature: Hiển thị ren trên hình chiếu cơ sở. - Tangent Edges: Hiển thị đường tiếp tuyến tại những nơi bo tròn. - Hatching: Hiển thị tuyến ảnh tại mặt cắt. Hình 6.28 Bước 4: Chọn vị trí bất kỳ trên trang giấy vẽ để đặt hình chiếu cơ sở, sau đó nhấn phải chuột và chọn Cancel hoặc nhấn nút Esc trên bàn phím để kết thúc lệnh. Ta được kết quả như Hình Hình 6.29 Trường hợp chọn vị trí đặt hình chiếu cơ sở không đúng mong muốn, ta có thể di chuyển hình chiếu đến vị trí khác bằng cách đưa chuột vào khung hình chiếu đến khi xuất hiện biểu tượng dấu thập, ta giữ chuột và kéo đến vị trí mong muốn. Để hiệu chỉnh các tính chất của hình chiếu cơ sở như: Thay đổi hướng nhìn, tỷ lệ, kiểu hiển thị ta nhấp chuột phải vào khung của hình chiếu chiếu cơ sở rồi chọn Edit View như Hình 6.30, hộp thoại Drawing View lại xuất hiện giúp ta hiệu chỉnh theo mong muốn. Giáo trình Autodesk Inventor

194 Hình Lệnh Projected View Tính năng: Tạo các hình chiếu còn lại từ hình chiếu cơ sở. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng khung hình chiếu cơ sở. trên thanh Create rồi nhấp chuột vào Bước 2: Kéo chuột lên, xuống hoặc sang hai bên hình chiếu cơ sở sẽ xuất hiện các hình chiếu tương ứng như Hình Hình 6.31 Bước 3: Chọn điểm bất kỳ trên trang giấy vẽ rồi nhấn phải chuột và chọn Create. Ta được kết quả như Hình Hình 6.32 Giáo trình Autodesk Inventor

195 Lệnh Auxiliary Tính năng: Tạo các hình chiếu phụ có hướng nhìn vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình chiếu phụ, khi đó hộp thoại Auxiliary View xuất hiện như Hình Hình 6.33 Bước 2: Đặt tên hình chiếu phụ vào ô Bước 3: Nhập tỉ lệ hình chiếu phụ vào ô Bước 4: Chọn kiểu hiển thị trong mục Style, với 3 lựa chọn sau: - Hidden Line : Hiển thị nét khuất. - Hidden Line Removed : Không hiển thị nét khuất. - Shaded : Hiển thị vật liệu của chi tiết. Bước 5: Chọn một cạnh trên hình chiếu để tạo hình chiếu phụ với hướng nhìn vuông góc với cạnh đó. Bước 6: Di chuyển chuột theo các phương để tìm hình chiếu phụ phù hợp. Bước 7: Chọn vị trí bất kỳ trên bản vẽ để đặt hình chiếu phụ. Ta được kết quả như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

196 Hình Lệnh Section Tính năng: Tạo hình cắt. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng hình chiếu cần tạo hình cắt. trên thanh Create rồi nhấp chuột vào khung Bước 2: Chọn hai điểm trên hình chiếu để xác định mặt phẳng cắt. Bước 3: Nhấp chuột phải và chọn Continue sẽ xuất hiện hộp thoại Section View như Hình Hình 6.35 Bước 4: Đặt tên hình cắt vào ô Giáo trình Autodesk Inventor

197 Bước 5: Nhập tỉ lệ hình cắt vào ô Bước 6: Chọn kiểu hiển thị trong mục Style, với 3 lựa chọn sau: - Hidden Line : Hiển thị nét khuất. - Hidden Line Removed : Không hiển thị nét khuất. - Shaded : Hiển thị vật liệu của chi tiết Lệnh Detail Hình 6.36 Tính năng: Tạo hình trích phần nào đó trên chi tiết từ hình chiếu để phóng to, làm rõ hình dạng và kích thước của bộ phận đó. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Create rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình trích, khi đó hộp thoại Detail View xuất hiện như Hình Hình 6.37 Giáo trình Autodesk Inventor

198 Bước 2: Đặt tên hình trích vào ô Bước 3: Nhập tỉ lệ hình trích vào ô Bước 4: Chọn kiểu hiển thị trong mục Style, với 3 lựa chọn sau: - Hidden Line : Hiển thị nét khuất. - Hidden Line Removed : Không hiển thị nét khuất. - Shaded : Hiển thị vật liệu của chi tiết. Bước 5: Chọn biên dạng tạo hình trích trong mục Fence Shape. Bước 6: Chọn đường bao của vùng cắt trong mục Cutout Shape Lệnh Break Hình 6.38 Tính năng: Tạo hình chiếu thu gọn khi hình chiếu này vượt ra ngoài kích thước của khổ giấy. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần thu gọn, khi đó hộp thoại Break xuất hiện như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

199 Hình 6.39 Bước 2: Chọn kiểu đường thu gọn trong mục Style. Bước 3: Xác định hướng thu gọn trong mục Orientation. Bước 4: Nhập giá trị khe hở vào ô. Bước 5: Chọn vị trí trên hình chiếu cần thu gọn. Ta được kết quả như Hình Lệnh Break Out Hình 6.40 Tính năng: Tạo hình cắt riêng phần như Hình Hình 6.41 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải tạo một biên dạng 2D kín (Sketch) bao quanh vùng cần cắt bằng cách nhấp chuột vào hình chiếu rồi chọn biểu tượng Create Sketch trên thanh Sketch, sau đó vẽ một đường kín bao quanh vùng cần cắt như Hình Giáo trình Autodesk Inventor

200 Hình 6.42 Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo hình cắt riêng phần, khi đó hộp thoại Break Out xuất hiện như Hình Hình 6.43 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn biên dạng 2D bao quanh vùng cần cắt. Bước 3: Chọn chiều sâu cắt trong mục Depth, với 4 lựa chọn sau: - From Point: Chiều sâu tính từ một điểm được chọn trên hình chiếu, giá trị được nhập vào ô - To Sketch: Cắt đến mặt phẳng được vẽ phác bằng lệnh Sketch. - To Hole: Cắt đến tâm lỗ được chọn. - Through Part: Cắt hết chiều dày của chi tiết. Giáo trình Autodesk Inventor

201 Hình 6.44 Bước 4: Sử dụng công cụ chọn chế độ ẩn hoặc hiện nét khuất Lệnh Slice Tính năng: Tạo mặt cắt trên hình biểu diễn từ vị trí cắt Sketch như Hình a) Trước khi tạo mặt cắt b) Sau Hình khi 6.45 tạo mặt cắt Hình 6.45 Điều kiện thực hiện lệnh: Phải tạo một đường Line xác định vị trí cắt bằng lệnh Sketch. Các bước thao tác: Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify rồi nhấp chuột vào khung hình chiếu cần tạo mặt cắt, khi đó hộp thoại Slice xuất hiện như Hình 6.46.

202 Hình 6.46 Bước 2: Sử dụng công cụ chọn vị trí cắt. Bước 3: Đánh dấu vào ô Bước 4: Nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất Lệnh Crop Tính năng: Cắt bỏ một phần của hình chiếu không cần thiết. Điều kiện thực hiện lệnh: Phải tạo đường bao quanh phần cần giữ bằng lệnh Create Sketch như Hình 6.47, phần bên ngoài đường bao sẽ bị bỏ đi. Các bước thao tác: Hình 6.47 Bước 1: Nhấp chọn biểu tượng trên thanh Modify. Bước 2: Chọn đường bao đã tạo, sẽ được kết quả như Hình Hình 6.48 Giáo trình Autodesk Inventor

203 6.5. Ghi kích thước Sau khi đã tạo xong các hình biểu diễn (Hình chiếu, hình cắt, hình trích.), ta bắt đầu tiến hành ghi kích thước và dung sai lên các hình biểu diễn đó bằng menu lệnh Annotate như Hình Tạo kiểu kích thước Hình 6.49 Nhấp chọn biểu tượng trong menu lệnh Annotate hoặc vào menu Manage rồi chọn biểu tượng Hình sẽ xuất hiện hộp thoại Style anh Standard Editor như Hình 6.50 Vào mục Dimension, chọn kiểu kích thước đã tạo sẵn của Invnetor rồi chỉnh sửa các thông số phù hợp với yêu cầu thiết kế. Giáo trình Autodesk Inventor

204 Hình 6.51 Ta có thể tạo mới kiểu kích thước dựa trên kiểu kích thước đã tạo sẵn của Invnetor bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng như Hình 6.52., hộp thoại New Local Style hiện ra Hình 6.52 Đặt tên kiểu kích thước vào ô Name rồi nhấp chọn biểu tượng để hoàn tất. Giả sử ta đặt tên là TieuchuanVN thì sẽ xuất hiện tên gọi của kiểu kích thước đó trong mục Dimemsion như Hình Hình 6.53 Thay đổi các thông số phần bên phải của hộp thoại Style anh Standard Editor để được kiểu thước phù hợp với yêu cầu. Giáo trình Autodesk Inventor

205 Trang Unit: Hình Units: Đơn vị + Linear: Chọn đơn vị đo (mm, cm, m, in ). + Decimal Marker: Chọn kiểu tách số nguyên và số thập phân. - Linear: Kích thước đo chiều dài + Format: Mặc định đơn vị đo. + Precision: Chọn độ chính xác cho con số kích thước. - Angular: Kích thước đo góc. + Format: Chọn đơn vị đo. + Precision: Chọn độ chính xác cho con số kích thước. Trang Display: - Line: Đường kích thước Hình Type: Chọn kiểu đường kích thước. Giáo trình Autodesk Inventor

206 + Weight: Chọn độ dày đường kích thước. + Color: Chọn màu sắc đường kích thước. - Terminator: Thiết lập kiểu mũi tên và kích thước mũi tên. - Mộ số điều chỉnh khác cho đường kích thước, gồm: + Extension: Độ dài đường gióng vượt qua đường kích thước. + Origin Offset: Độ hở từ đường gióng đến đường bao của hình chiếu. + Gap: Khoảng trống giữa con số kích thước và đường kích thước. + Spacing: Khoảng cách giữa hai đường kích thước khi thực hiện lệnh + Part Offset: Khoảng cách từ đường kích thước đến đường bao của hình chiếu. Trang Text: Hình Primary Text Style: Chọn kiểu chữ số kích thước. - Tolerance Text Style: Chọn kiểu chữ ghi dung sai - Orientation: Định dạng vị trí chữ số kích thước. + Linear: Chữ số kích thước trên đường thẳng. + Diameter: Chữ số kích thước đường kính đường tròn. + Radius: Chữ số kích thước bán kình đường tròn. - Prefic/Suffix: Gán các tiền tố và hậu tố cho chữ số kích thước. Trang Tolerance: Chọn cách thức ghi dung sai trong mục Method: Hình 6.57 Giáo trình Autodesk Inventor

207 Trang Options: Hình Arrowhead Placement: Vị trí mũi tên. - Hide Extension Lines: Ẩn đường gióng kích thước. - Radius Dimensions: Kích thước bán kính. - Diameter Dimensions: Kích thước đường kính. - Angular Dimensions: Kích thước góc. - Ordinate Dimensions Leaders: Kích thước theo tọa độ. Trang Notes and Leaders: Thiết lập kích thước cho lỗ, ren cùng với chú thích. Sau khi tạo xong kiểu kích thước, ta nhấp chuột vào biểu tượng lưu, rồi nhấn nút lệnh để hoàn tất Cách ghi kích thước Ghi kích thước đường thẳng để Chọn biểu tượng rồi nhấp chuột vào đoạn thẳng cần ghi kích thước, kéo đến vị trí hợp lý rồi chọn điểm đặt kích thước, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại Edit Dimension như Hình Hình 6.59 Giáo trình Autodesk Inventor

208 này. Ta có thể chỉnh sửa trực tiếp các thông số của kích thước cần ghi trên hộp thoại Bỏ chọn ô Edit dimension thì hộp thoại này sẽ không xuất hiện trong những lần ghi kích thước sau. Muốn xuất hiện lại, chỉ cần nhấp đúp chuột vào kích thước đã ghi. Muốn ghi kích thước song song với đoạn thẳng nghiêng thì trước khi chọn điểm đặt kích thước, ta nhấp phải chuột rồi chọn Aligned như Hình Hình Ghi kích thước lỗ, ren cùng với chú thích Chọn biểu tượng rồi nhấp chuột vào lỗ trơn hoặc lỗ ren cần ghi kích thước, kéo đến vị trí hợp lý rồi chọn điểm đặt kích thước. Hình 6.61 Nhấp đúp chuột vào kích thước vừa ghi, sẽ xuất hiện hộp thoại Edit Hole Note giúp ta chỉnh sửa kiểu kích thước và dòng ghi chú theo yêu cầu. Giáo trình Autodesk Inventor

Bài thực hành 6 trang 106 SGK Tin học 10

Bài thực hành 6 trang 106 SGK Tin học 10 Bài thực hành 6 trang 106 SGK Tin học 10 Đề bài: a) Khởi động Word và tìm hiểu các thành phần trên màn hình của Word b) Soạn một văn bản đơn giản c) Bài thực hành gõ tiếng Việt Lời giải: a) Khởi động Word

Chi tiết hơn

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 18:2011/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KIỂM TRA, NGHIỆM THU TOA XE KHI SẢN XUẤT, LẮP RÁP VÀ NHẬP KHẨU MỚI National technical regulation on acceptance test of newly

Chi tiết hơn

1 Tạo slide trình diễn với Microsoft Powerpoint Tạo slide trình diễn với Microsoft Powerpoint Người thực hiện Hoàng Anh Tú Phạm Minh Tú Nội dung 1 Mục

1 Tạo slide trình diễn với Microsoft Powerpoint Tạo slide trình diễn với Microsoft Powerpoint Người thực hiện Hoàng Anh Tú Phạm Minh Tú Nội dung 1 Mục 1 Tạo slide trình diễn với Microsoft Powerpoint Tạo slide trình diễn với Microsoft Powerpoint Người thực hiện Hoàng Anh Tú Phạm Minh Tú Nội dung 1 Mục tiêu... 3 2 Kế hoạch... 3 3 Hướng dẫn sử dụng Microsoft

Chi tiết hơn

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc

03. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT CO KHI.doc BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ CĐCT ngày 18

Chi tiết hơn

LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI KIM NHƯ ỨNG DỤNG LƯỢC ĐỒ PHÂN MẢNH BẬC CAO XÂY DỰNG ĐỐI TƯỢNG 3D Chuyên ngành : Khoa học máy tính Mã số: 60.48.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng -

Chi tiết hơn

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 22:2010/BGTVT VỀ CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ National technical regulation on construction and survey of lifting appliances 1. Quy định chung 1.1.

Chi tiết hơn

Làm quen với chương trình Microsoft Excel Làm quen với chương trình Microsoft Excel Bởi: unknown Làm quen với chương trình Những thao tác đầu tiên với

Làm quen với chương trình Microsoft Excel Làm quen với chương trình Microsoft Excel Bởi: unknown Làm quen với chương trình Những thao tác đầu tiên với Làm quen với chương trình Microsoft Excel Bởi: unknown Làm quen với chương trình Những thao tác đầu tiên với bảng tính Sổ bảng tính và tờ bảng tính là gì? Sau khi khởi động chương trình MS Excel, ta có

Chi tiết hơn

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thi công lắp ráp hệ trục- máy chính Tàu hàn

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thi công lắp ráp hệ trục- máy chính Tàu hàn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thi công lắp ráp hệ trục- máy chính Tàu hàng 4000-5000T Tàu hàng cỡ nhỏ 4000T- 5000T ngày nay

Chi tiết hơn

H­íng dÉn:

H­íng dÉn: Ch ng 3 Sketch Sketch (ph c ph o) lµ b íc Çu tiªn Ó t¹o dùng chi tiõt. Ch ng nµy sï tr nh bµy tæng quan vò m«i tr êng Sketch, c«ng cô Sketch vµ tr nh tù t¹o Sketch. Nh ng th«ng tin tham kh o nhiòu h n,

Chi tiết hơn

(Tái bản lần thứ hai)

(Tái bản lần thứ hai) (Tái bản lần thứ hai) MỤC LỤC PHẦN 1. THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 2D...7 LỜI NÓI ĐẦU...7 Mô đun 1. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PAINT VẼ MỘT SỐ HÌNH ĐƠN GIẢN...9 A. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, KHÁM PHÁ...9 1. Tìm hiểu các menu vẽ

Chi tiết hơn

Moduel 7:Trinh chiếu bài thuyết trình 163 Moduel 7: rình chiếu bài thuyết trình 7.1. rình chiếu bài thuyết trình Thiết lập các tùy ch n cho chế độ Sli

Moduel 7:Trinh chiếu bài thuyết trình 163 Moduel 7: rình chiếu bài thuyết trình 7.1. rình chiếu bài thuyết trình Thiết lập các tùy ch n cho chế độ Sli 163 Moduel 7: rình chiếu bài thuyết trình 7.1. rình chiếu bài thuyết trình Thiết lập các tùy ch n cho chế độ Slide Show ác bước thực hành như sau: 1. Vào ngăn File, chọn Options, hộp thọai PowerPoint Options

Chi tiết hơn

Microsoft Word - TCVN

Microsoft Word - TCVN Lời nói đầu TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9361:2012 CÔNG TÁC NỀN MÓNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU Foundation works - Check and acceptance TCVN 9361:2012 được chuyển đổi từ TCXD 79:1980 theo quy định tại khoản

Chi tiết hơn

Hãy chọn phương án đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 HK1 Câu 1: Bảng tính thường được dùng để: a. Tạo bảng điểm của lớp em b. Bảng theo dõi kết quả h

Hãy chọn phương án đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 HK1 Câu 1: Bảng tính thường được dùng để: a. Tạo bảng điểm của lớp em b. Bảng theo dõi kết quả h Hãy chọn phương án đúng CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 HK1 Câu 1: Bảng tính thường được dùng để: a. Tạo bảng điểm của lớp em b. Bảng theo dõi kết quả học tập riêng của em c. Vẽ biểu đồ từ bảng số liệu cho

Chi tiết hơn

MỐI GHÉP REN

MỐI GHÉP REN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG Khoa KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH Bài giảng CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG RĂNG GV: Trần Đại Nguyên 2010 LƯU Ý Bài giảng điện tử không thay thế cho giờ lên lớp bắt buộc của

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KBHXH NỘI DUNG I. Giới thiệu... 2 II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH Nhập thông tin Doanh nghiệp Q

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KBHXH NỘI DUNG I. Giới thiệu... 2 II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH Nhập thông tin Doanh nghiệp Q HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM KBHXH NỘI DUNG I. Giới thiệu... 2 II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH... 2 1. Nhập thông tin Doanh nghiệp... 2 2. Quản lý lao động... 3 2.1 Danh mục đơn vị/ phòng ban...

Chi tiết hơn

Huong dan su dung phan mem Quan ly chat luong cong trinh GXD

Huong dan su dung phan mem Quan ly chat luong cong trinh GXD Tham gia khóa Thực hành phần mềm QLCL GXD lập hồ sơ chất lượng công trình xây dựng 0 LỜI MỞ ĐẦU... 4 SỬ DỤNG TÀI LIỆU... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG... 7 I. CƠ SỞ PHÁP

Chi tiết hơn

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH VĂN BẢN ĐIỆN TỬ Đối tượng Văn thư

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH VĂN BẢN ĐIỆN TỬ Đối tượng Văn thư TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH VĂN BẢN ĐIỆN TỬ Đối tượng Văn thư (Lưu hành nội bộ) Hà Nội, 01/2017 LỜI NÓI ĐẦU... 3

Chi tiết hơn

PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1 : Trong Windows Explorer để đánh dấu chọn tất cả các đối tượng ta sử dụng? a. ấn Alt + Click chuột c. Tổ hợp phím Ctrl + A b. Ấn

PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1 : Trong Windows Explorer để đánh dấu chọn tất cả các đối tượng ta sử dụng? a. ấn Alt + Click chuột c. Tổ hợp phím Ctrl + A b. Ấn PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1 : Trong Windows Explorer để đánh dấu chọn tất cả các đối tượng ta sử dụng? a. ấn Alt + Click chuột c. Tổ hợp phím Ctrl + A b. Ấn Tab + Click chuột d. Tấ cả đều sai Câu 2 : Paint là

Chi tiết hơn

Ch­ng I

Ch­ng I UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ CÔNG TY CỔ PHẦN S.I.S VIỆT NAM (S.I.S VIETNAM JSC) Giáo trình PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY SAS INNOVA OPEN 2016 SMART INNOVATION HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC Chương

Chi tiết hơn

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 746-396-VI Issue 13 03/2016...with people in mind Chính sách thiết kế và bản quyền và là các nhãn hiệu thuộc tập đoàn ArjoHuntleigh. ArjoHuntleigh 2016 Vì chính sách của chúng

Chi tiết hơn

(Tái bản lần thứ hai)

(Tái bản lần thứ hai) (Tái bản lần thứ hai) 2 MỤC LỤC PHẦN 1. LẬP TRÌNH 2D VỚI SCRATCH...7 LỜI NÓI ĐẦU...5 Mô đun 1. BẮT ĐẦU VỚI SCRATCH...9 1. Dự án...9 2. Giao diện...10 3. Lập trình...12 4. Khối lệnh (Block)...14 5. Biên

Chi tiết hơn

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

Bài 4  XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt nam 2007 2011 Cục Chăn nuôi - Tổ chức Phát triển Hà Lan - SNV 1 Mục tiêu giảng dạy Cần làm học

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Huong dan su dung phan mem Evyhome.docx

Microsoft Word - Huong dan su dung phan mem Evyhome.docx MỤC LỤC A. CÀI ĐẶT... 3 1. Cài đặt ứng dụng... 3 2. Cấu hình... 3 B. SỬ DỤNG PHẦN MỀM... 4 I. TRANG CHÍNH... 4 1. Nút điều khiển (1)... 6 2. Chọn phòng (2)... 6 3. Menu ngữ cảnh (3)... 8 4. Shortcut menu

Chi tiết hơn

T&P chap1 online

T&P chap1 online Cutting Tool Applications Tài liệu này được dịch sang tiếng việt bởi: Từ bản gốc: https://docs.google.com/file/d/0b2jjjmzjbjcwytbbzw9tsjhqvgm/edit Liên hệ: thanhlam1910_2006@yahoo.com hoặc frbwrthes@gmail.com

Chi tiết hơn

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2011 2

Chi tiết hơn

Inspiron Series Sổ tay dịch vụ

Inspiron Series Sổ tay dịch vụ Inspiron 13 7000 Series Sổ tay dịch vụ Dòng máy tính: Inspiron 13 7348 Dòng máy điều chỉnh: P57G Dòng máy điều chỉnh: P57G001 Ghi chú, Thận trọng và Cảnh báo GHI CHÚ: GHI CHÚ cho biết thông tin quan trọng

Chi tiết hơn

Hammermills, Pellet Mills, Pellet Coolers, Crumblers

Hammermills, Pellet Mills, Pellet Coolers, Crumblers P.O.Box. Ponca city,oklahoma U.S.A 74602, Phone: (508) 765-7787 Fax: (580)762-0111 Email: sales@bliss-industries.com Web: http://www bliss-industries.com Thiết bị làm mát OP>

Chi tiết hơn

SM-N9208 SM-N920C SM-N920CD SM-N920I Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 08/2015. Rev.1.0

SM-N9208 SM-N920C SM-N920CD SM-N920I Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 08/2015. Rev.1.0 SM-N9208 SM-N920C SM-N920CD SM-N920I Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 08/2015. Rev.1.0 www.samsung.com Nội dung Thông tin cơ bản 4 Đọc đầu tiên 5 Phụ kiện trong hộp 6 Sơ đồ thiết bị 12 Pin 18 Thẻ SIM

Chi tiết hơn

asqw

asqw TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KHÓA HỌC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ BẢN THEO CHUẨN THÔNG TƯ 03/2014/TT-BTTTT Sửdụng tiệních MicrosoftPowerpoint MỤC LỤC 1. Tổng quan về Microsoft Powerpoint...

Chi tiết hơn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e Mục lục PHẦN 1: XÂY NHÀ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU... 4 1. Quy trình làm nhà... 4 2 P a g e Quy trình 6 bước tạo nên một ngôi nhà... 4 Bước

Chi tiết hơn

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa kỹ thuật) Phần I: Quy định chung CHƯƠNG I: NHỮNG QUY

Chi tiết hơn

Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook 2 Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nộ

Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook 2 Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nộ Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nội dung thêm Bổ sung năng động Cảnh và video D, Lớp Công

Chi tiết hơn

Operating Instructions

Operating Instructions Hướng Dẫn Vận Hành Để sử dụng chính xác và an toàn, hãy đọc kỹ Thông tin về An toàn trước khi sử dụng máy. Hướng dẫn Vận hành Hãy đọc phần này trước...8 Thông báo...8 Quan trọng...8 Lưu ý Người dùng...8

Chi tiết hơn

untitled

untitled NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG THIẾT KẾ CẤU TẠO KIẾN TRÚC NHÀ CÔNG NGHIỆP THIẾT KẾ CẤU TẠO KIẾN TRÚC KẾT CẤU CHỊU LỰC 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 YÊU CẦU CHUNG THIẾT KẾ CẤU TẠO NHÀ CÔNG NGHIỆP Thiết kế cấu tạo kiến trúc

Chi tiết hơn

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới 2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới Nhận xét, phân tích, góp ý cho CT môn Tin học trong CT GDPT mới Bùi Việt Hà Nhiều bạn bè, giáo viên

Chi tiết hơn

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcvn

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcvn TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7552-1 : 2005 ISO 1496-1 : 1990 CÔNG TE NƠ VẬN CHUYỂN LOẠT 1 - ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT VÀ THỬ NGHIỆM PHẦN 1: CÔNG TE NƠ THÔNG DỤNG VẬN CHUYỂN HÀNG THÔNG THƯỜNG Series 1 freight containers

Chi tiết hơn

Dell Latitude 14 Rugged — 5414Series Sổ tay hướng dẫn chủ sở hữu

Dell Latitude 14 Rugged — 5414Series Sổ tay hướng dẫn chủ sở hữu Dell Latitude 14 Rugged 5414 Sổ tay hướng dẫn chủ sở hữu Dòng máy điều chỉnh: P46G Dòng máy điều chỉnh: P46G002 Ghi chú, thận trọng và cảnh báo GHI CHÚ: GHI CHÚ cho biết thông tin quan trọng giúp cho việc

Chi tiết hơn

Document

Document Chương 9 Hôm đó sau khi trở về, Tùy An Nhiên không ngừng suy nghĩ, rốt cuộc là người như thế nào, lại có thể khiến cho một người luôn ôn hòa nhưng không bao giờ bận tâm như Ôn Cảnh Phàm để ý đến, thậm

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Phan 1 - Kien thuc co so IFS-HANU 2011.doc

Microsoft Word - Phan 1 - Kien thuc co so IFS-HANU 2011.doc DISCOVERING COMPUTERS KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ MÁY TÍNH Phùng Văn Đông Trường Đại học Hà Nội 2011 TÀI LIỆ U THAM KHẢ O MỤC LỤC Chương 1. Tìm hiểu máy tính... 5 1.1. Giới thiệu về máy tính... 5 1.1.1. Máy tính

Chi tiết hơn

100 CÂU TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 6 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Để viết đơn đăng kí tham gia câu lạc bộ, em nên sử dụng phần mềm nào dưới đây? A. Chương t

100 CÂU TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 6 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Để viết đơn đăng kí tham gia câu lạc bộ, em nên sử dụng phần mềm nào dưới đây? A. Chương t 100 CÂU TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 6 I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1: Để viết đơn đăng kí tham gia câu lạc bộ, em nên sử dụng phần mềm nào dưới đây? A. Chương trình bảng tính; C. Chương trình tập vẽ; B. Chương trình

Chi tiết hơn

Microsoft Word

Microsoft Word Phòng cháy chữa cháy Hệ thống Sprinkler tự động Yêu cầu thiết kế và lắp đặt Fire protection Automatic sprinkler systems Design and installation requirements LỜI NÓI ĐẦU TCVN 7336:2003 do Ban kỹ thuật tiêu

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VNCS HOME TRADING 1. Bảng mô tả Thuật ngữ viết tắt Viết tắt CTCK KH TK PHT Mô tả Công ty chứng khoán Khách hàng Tài khoản Phát hành

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VNCS HOME TRADING 1. Bảng mô tả Thuật ngữ viết tắt Viết tắt CTCK KH TK PHT Mô tả Công ty chứng khoán Khách hàng Tài khoản Phát hành HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VNCS HOME TRADING 1. Bảng mô tả Thuật ngữ viết tắt Viết tắt CTCK KH TK PHT Mô tả Công ty chứng khoán Khách hàng Tài khoản Phát hành thêm 2. Giới thiệu VNCS Home Trading là phần mềm được

Chi tiết hơn

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 biểu thuế nhập khẩu

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 biểu thuế nhập khẩu 2 CÔNG BÁO/Số 281 + 282/Ngày 02-02-2018 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định

Chi tiết hơn

SM-G935F SM-G935FD Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 02/2016. Rev.1.0

SM-G935F SM-G935FD Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 02/2016. Rev.1.0 SM-G935F SM-G935FD Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 02/2016. Rev.1.0 www.samsung.com Nội dung Thông tin cơ bản 4 Đọc đầu tiên 6 Phụ kiện trong hộp 7 Sơ đồ thiết bị 9 Pin 15 Thẻ SIM hoặc USIM (thẻ nano

Chi tiết hơn

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TÀI NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ

Chi tiết hơn

Xe tải ISUZU 1.9 tấn thùng kín Composite - isuzu 1t4 2t5 QKR77 EURO 4

Xe tải ISUZU 1.9 tấn thùng kín Composite - isuzu 1t4 2t5 QKR77 EURO 4 Xe tải ISUZU 1.9 tấn thùng kín composite Đánh giá: Chưa có đánh giá Hỏi về sản phẩm này Mô tả Giới thiệu xe tải ISUZU 1.9 tấn thùng kín composite QKR77 Đặc điểm nổi bật xe tải isuzu 1.9 tấn Ngoại thất

Chi tiết hơn

MÁY ẢNH SỐ Hướng Dẫn Menu Tài liệu hướng dẫn này cung cấp chi tiết về các tùy chọn menu và cung cấp thông tin về các phụ kiện và việc kết nối máy ảnh

MÁY ẢNH SỐ Hướng Dẫn Menu Tài liệu hướng dẫn này cung cấp chi tiết về các tùy chọn menu và cung cấp thông tin về các phụ kiện và việc kết nối máy ảnh MÁY ẢNH SỐ Hướng Dẫn Menu Tài liệu hướng dẫn này cung cấp chi tiết về các tùy chọn menu và cung cấp thông tin về các phụ kiện và việc kết nối máy ảnh với các thiết bị khác. Để xem thông tin sử dụng máy

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA OFFICE 365 Hợp đồng số: 25/KTQD-FPT Cung cấp hệ thống Office trực tuyến và thư điện tử Trường Đại Học Kinh Tế Quốc

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA OFFICE 365 Hợp đồng số: 25/KTQD-FPT Cung cấp hệ thống Office trực tuyến và thư điện tử Trường Đại Học Kinh Tế Quốc HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CỦA OFFICE 365 Hợp đồng số: 25/KTQD-FPT Cung cấp hệ thống Office trực tuyến và thư điện tử Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Người hướng dẫn : Đặng Quốc Hưng (FPT-IS HN) Nội

Chi tiết hơn

Bài 1:

Bài 1: Bài 1: LÀM QUEN THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM 1.1 Lập dự án với S7-1200: Tạo mới dự án, mở dự án đã có. Khởi động chương trình STEP 7 Basic: Double click lên icon trên desktop hoặc vào menu start >> All Program

Chi tiết hơn

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI

TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA TCVN 9411 : 2012 Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI TCVN TIÊU CHUẨN Q UỐC GIA Xuất bản lần 1 NHÀ Ở LIÊN KẾ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Row houses - Design standards HÀ NỘI - 2012 2 TCVN 9411: 2012 Mục lục Lời nói đầu... 4 1 Phạm vi áp dụng... 5 2 Tài liệu viện

Chi tiết hơn

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D Update: 8 AUG 205 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Tủ lạnh AQR-IFG50D MỤC LỤC TRANG VỊ TRÍ ĐẶT TỦ LẠNH...2 CHỨC NĂNG... 3 Nơi trữ thực phẩm... 3 Cách sử dụng màn hình cảm ứng... 4 Tên gọi của các đèn, các phím điều khiển

Chi tiết hơn

SÁCH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SM-G970F/DS SM-G973F/DS SM-G975F/DS Vietnamese. 03/2019. Rev.1.1

SÁCH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SM-G970F/DS SM-G973F/DS SM-G975F/DS Vietnamese. 03/2019. Rev.1.1 SÁCH HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SM-G970F/DS SM-G973F/DS SM-G975F/DS Vietnamese. 03/2019. Rev.1.1 www.samsung.com Nội dung Thông tin cơ bản 4 Đọc đầu tiên 7 Tình huống và cách xử lý thiết bị nóng quá mức 11 Bố trí

Chi tiết hơn

ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN TÒA SOẠN: 37 HÙNG VƯƠNG - HÀ NỘI * ĐT: 08046090-08046231 * Tuần làm việc thứ 2, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sáng nay, 17.9, Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giảng Giám Sát Thi Công Đường Bộ Giảng viên trình bày:

Chi tiết hơn

NHỮNG HOẠT ĐỘNG

NHỮNG HOẠT ĐỘNG NHỮNG HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ TỰ KỶ Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính. Éric Schopler Margaret Lansing Leslie Waters I - BẮT CHƯỚC... 8 1 -

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc PGS.TS. Đinh Văn Cải, ThS. Nguyễn Ngọc Tấn TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ Nhà xuất bản Nông nghiệp Năm 2007 - Tiếp cận và cầm cột bò cẩn thận trong giá phối tinh. Kiểm tra âm đạo, tử cung để chắc bò không

Chi tiết hơn

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Phần 1. Hướng dẫn sử dụng và quản trị Website A. Đối với người sử dụng (người truy cập thông thường) CHỨC NĂNG: Chức năng chính: Trang chủ, CTTK Cấp tỉnh, CTTK Sở - Ngành, CTTK Quận Huyện, Truy vấn: luôn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct QCVN 01:2016/BCT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ ĐỐT CỐ ĐỊNH BẰNG KIM LOẠI National technical safety regulation of metallic rigid gas pipelines Lời nói đầu QCVN 01: 2016/BCT do

Chi tiết hơn

Hướng dẫn sử dụng 1

Hướng dẫn sử dụng 1 Hướng dẫn sử dụng 1 Nội dung Contents Giới thiệu... 4 Cài đặt... 4 Đăng nhập vào ứng dụng... 5 Điều hướng Ứng dụng... 6 Màn hình chính... 6 Bảng điều khiển phụ... 6 Thay đổi tuỳ thích: Cài đặt ngôn ngữ...

Chi tiết hơn

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ CĐCT ngày 18

Chi tiết hơn

1_GM730_VIT_ indd

1_GM730_VIT_ indd GM730 Hướng dẫn Sử dụng www.lg.com MMBB0345924 (1.1) GM730 Hướng dẫn Sử dụng TIẾNGVIỆT 简体中文 E N G L I S H Bluetooth QD ID B015251 Một số nội dung trong sách hướng dẫn này có thể khác với điện thoại của

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN

Chi tiết hơn

PHẦN II

PHẦN II TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC VIỄN THÔNG PETROLIMEX Hệ thống Quản lý Cửa hàng xăng dầu Hướng dẫn sử dụng tại cửa hàng Phiên bản : 3.08 Tác giả : PIACOM Hà Nội 2019 Egas Tài liệu hướng

Chi tiết hơn

SM-G925F Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 04/2015. Rev.1.0

SM-G925F Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 04/2015. Rev.1.0 SM-G925F Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 04/2015. Rev.1.0 www.samsung.com Nội dung Thông tin cơ bản 4 Đọc đầu tiên 5 Phụ kiện trong hộp 6 Sơ đồ thiết bị 8 Thẻ SIM hoặc USIM 10 Pin 15 Bật và tắt thiết

Chi tiết hơn

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Định mức dự toán xây dựng công trình Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự t

THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Định mức dự toán xây dựng công trình Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự t THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Định mức dự toán xây dựng công trình Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là định mức dự toán) là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức về

Chi tiết hơn

Công Ty Công Nghệ Tin Học Mũi Tên Vàng Địa chỉ: Số 7 Nam Quốc Cang, Quận 1, TP HCM Điện thoại: Hotline: Website:

Công Ty Công Nghệ Tin Học Mũi Tên Vàng Địa chỉ: Số 7 Nam Quốc Cang, Quận 1, TP HCM Điện thoại: Hotline: Website: Hướng Dẫn Sử Dụng MU C LU C Giới thiê u chung:... 2 Đăng nhập :... 2 I. Hê thống :... 3 1. Giấy phép :... 3 2. Thông tin nhân viên :... 4 3. Đô i mật khâ u:... 5 II. Danh mục :... 5 1. Đối tượng.... 7

Chi tiết hơn

SM-G960F/DS SM-G965F/DS Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 03/2018. Rev.1.1

SM-G960F/DS SM-G965F/DS Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 03/2018. Rev.1.1 SM-G960F/DS SM-G965F/DS Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 03/2018. Rev.1.1 www.samsung.com Nội dung Thông tin cơ bản 4 Đọc đầu tiên 6 Tình huống và cách xử lý thiết bị nóng quá mức 10 Bố trí và các chức

Chi tiết hơn

Thực hành trên Rose Thực hành trên Rose Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trư

Thực hành trên Rose Thực hành trên Rose Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trư Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trước, + Bổ sung, loại bỏ các thành phần, + Đặc tả chi tiết các thành phần: gán Stereotype, chọn

Chi tiết hơn

Xe tải ISUZU QKR77HE4 - isuzu 1.9 tấn - 1t9 2t9

Xe tải ISUZU QKR77HE4 - isuzu 1.9 tấn - 1t9 2t9 Xe tải ISUZU QKR77HE4 - isuzu 1.9 tấn Đánh giá: Chưa có đánh giá Hỏi về sản phẩm này Mô tả Xe tải ISUZU QKR77HE4 Đặc điểm nổi bật Thông số kỹ thuật Xe tải ISUZU QKR77HE4 Khối lượng Kích thước Động cơ và

Chi tiết hơn

THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến

THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến hành 6 tháng 1 lần và tất cả thông tin yêu cầu để

Chi tiết hơn

Phần 1 CƠ SỞ VỀ SOLIDWORKS

Phần 1  CƠ SỞ VỀ SOLIDWORKS Ví dụ 1 : Sử dụng lệnh Extruded Boss/Base và Extruded Cut để vẽ hình sau: Các bước tiến hành: - Trên Front Plane mở 1 sketch, vẽ đường tròn tâm (0,0), bán kính 20mm. - Dùng lệnh Extruded Boss/Base, lựa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - khoahochethong.docx

Microsoft Word - khoahochethong.docx KHOA HỌC HỆ THỐNG và một số ý kiến về vấn đề cải tiến QUẢN LÝ KINH TẾ HIỆN NAY Phan Đình Diệu, 1981 Bài này gồm hai phần. Phần thứ nhất giới thiệu một số kiến thức cơ bản về khoa học hệ thống hiện đại,

Chi tiết hơn

Những bài văn miêu tả đồ vât lớp 4

Những bài văn miêu tả đồ vât lớp 4 Những bài văn miêu tả đồ vât lớp 4 Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật 1. Mở bài gián tiếp: (3-4 dòng) Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?) 2. Thân bài : a.

Chi tiết hơn

OpenStax-CNX module: m Giới thiệu về ngôn ngữ C và môi trường turbo C 3.0 ThS. Nguyễn Văn Linh This work is produced by OpenStax-CNX and licens

OpenStax-CNX module: m Giới thiệu về ngôn ngữ C và môi trường turbo C 3.0 ThS. Nguyễn Văn Linh This work is produced by OpenStax-CNX and licens OpenStax-CNX module: m30475 1 Giới thiệu về ngôn ngữ C và môi trường turbo C 3.0 ThS. Nguyễn Văn Linh This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Attribution License 3.0

Chi tiết hơn

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Hướng dẫn sử dụng máy ảnh Chế

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Hướng dẫn sử dụng máy ảnh Chế Hướng dẫn sử dụng máy ảnh TIẾNG VIỆT máy ảnh, đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn này, bao gồm cả phần Cảnh báo an toàn (= 4). Đọc hướng dẫn sẽ giúp bạn sử dụng máy ảnh đúng cách. Giữ hướng dẫn cẩn thận để có thể

Chi tiết hơn

NỖI GHEN DỊU DÀNG

NỖI GHEN DỊU DÀNG NỖI GHEN DỊU DÀNG Người đàn ông chậm rãi bước đến trước linh cữu. Chàng muốn kéo dài giây phút đối đầu với sự đau đớn đang xé nát lòng. Người đàn bà nằm đó im lìm. Vẻ mặt bình thản với đôi mắt khép kín,

Chi tiết hơn

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Chế độ chụp khác Chế độ P Chế

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Chế độ chụp khác Chế độ P Chế Hướng dẫn sử dụng máy ảnh máy ảnh, đảm bảo đọc kỹ hướng dẫn này, bao gồm cả phần Cảnh báo an toàn (= 4). Đọc hướng dẫn sẽ giúp bạn sử dụng máy ảnh đúng cách. Giữ kỹ hướng dẫn để có thể sử dụng sau này.

Chi tiết hơn

Khái quát

Khái quát Khái Quát Khái quát Chương này mô tả tất cả những quy trình chính để tháo hộp số ra khỏi xe. (Kiểu xe NZE12#) Tiến hành tất cả những quy trình liên quan đến khu vực động cơ và cabin khi cầu nâng xe ở vị

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ

Chi tiết hơn

Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Bởi: Vo Quang Minh CẤU TRÚC THÔNG TIN BẢN ĐỒ Giới thiệu Các đối tượng số trong cơ sở

Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Bởi: Vo Quang Minh CẤU TRÚC THÔNG TIN BẢN ĐỒ Giới thiệu Các đối tượng số trong cơ sở Xử lý thông tin bản đồ trong GIS Bởi: Vo Quang Minh CẤU TRÚC THÔNG TIN BẢN ĐỒ Giới thiệu Các đối tượng số trong cơ sở dữ liệu không gian là sự phản ánh lại các thực thể trong thế giới thực cùng với thuộc

Chi tiết hơn

Một số thao tác trong windows XP Một số thao tác trong windows XP Bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi MỘT SỐ THAO TÁC TRONG WINDOWS XP Tạo đĩa mềm khởi động DOS

Một số thao tác trong windows XP Một số thao tác trong windows XP Bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi MỘT SỐ THAO TÁC TRONG WINDOWS XP Tạo đĩa mềm khởi động DOS Một số thao tác trong windows XP Bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi MỘT SỐ THAO TÁC TRONG WINDOWS XP Tạo đĩa mềm khởi động DOS: Để tạo đĩa mềm khởi động Dos, bạn mở My Computer, bấm phím phải chuột vào biểu tượng

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Hướng dẫn Sử dụng Điện thoại Nokia Lumia 1020

Hướng dẫn Sử dụng Điện thoại Nokia Lumia 1020 Hướng dẫn Sử dụng Nokia Lumia 1020 Số phát hành 3.0 VI Lưu ý... Hướng dẫn này không phải là tất cả, có... Có một hướng dẫn sử dụng trong điện thoại hướng dẫn sử dụng này luôn đồng hành cùng bạn, có sẵn

Chi tiết hơn

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM UNICEF VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC (Tài liệu hướng dẫn giáo viên các

Chi tiết hơn

Title

Title EKI64500OX VI Nồi Hướng dẫn Sử dụng 2 www.electrolux.com MỤC LỤC 1. THÔNG TIN VÊ AN TOAǸ... 3 2. HƯỚNG DẪN VỀ AN TOÀN...5 3. MÔ TẢ SẢN PHẨM...8 4. TRƯỚC KHI SỬ DỤNG LẦN ĐẦU... 9 5. NGĂN LÒ - SỬ DỤNG HÀNG

Chi tiết hơn

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN VẬT LÝ TRONG TRƯỜNG THCS HIỆN NAY, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC UBND HUYỆN CÙ LAO DUNG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuø Lao Dung, thaùng 4 naêm 2017 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Lời nói đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Thực trạng dạy và học môn Vật lý ở trường

Chi tiết hơn

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ GIÁO TRÌNH : KỸ THUẬT LÁI XE CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI XE ÔTÔ 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LÁI ÔTÔ Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG GIÁ I-BOARD Menu A. LAYOUT VÀ CHẾ ĐỘ VIEW BẢNG GIÁ Chọn theme màu nền khác nhau Chọn chế độ view... 3 B. CÁC TÍ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG GIÁ I-BOARD Menu A. LAYOUT VÀ CHẾ ĐỘ VIEW BẢNG GIÁ Chọn theme màu nền khác nhau Chọn chế độ view... 3 B. CÁC TÍ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG GIÁ I-BOARD Menu A. LAYOUT VÀ CHẾ ĐỘ VIEW BẢNG GIÁ... 2 1. Chọn theme màu nền khác nhau... 2 2. Chọn chế độ view... 3 B. CÁC TÍNH NĂNG TRÊN BẢNG GIÁ... 6 1. Chọn chỉ số Index cần

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN CÁC NGHIỆP VỤ KÊ KHAI (Trên phần mềm ebh của công ty Thái Sơn) Nghiệp vụ : Đăng ký đóng BHXH bắt buộc (Người lao động có thời hạn ở nước ngo

HƯỚNG DẪN CÁC NGHIỆP VỤ KÊ KHAI (Trên phần mềm ebh của công ty Thái Sơn) Nghiệp vụ : Đăng ký đóng BHXH bắt buộc (Người lao động có thời hạn ở nước ngo HƯỚNG DẪN CÁC NGHIỆP VỤ KÊ KHAI (Trên phần mềm ebh của công ty Thái Sơn) Nghiệp vụ : Đăng ký đóng BHXH bắt buộc (Người lao động có thời hạn ở nước ngoài) (605) theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Hà Nội 08/2019

Chi tiết hơn

Sổ tay hướng dẫn Phương pháp đánh giá hiện trạng bờ biển bằng ghi hình video (SVAM)

Sổ tay hướng dẫn Phương pháp đánh giá hiện trạng bờ biển bằng ghi hình video (SVAM) Sổ tay hướng dẫn Phương pháp đánh giá hiện trạng bờ biển bằng ghi hình video (SVAM) Chịu trách nhiệm xuất bản Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Trụ sở đặt tại Bonn và Eschborn,

Chi tiết hơn

PowerPoint Template

PowerPoint Template TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Chương 3: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU Thời gian: 6 tiết Giảng viên: ThS. Dương Thành Phết Email: phetcm@gmail.com Website:

Chi tiết hơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ebh NỘI DUNG I. Giới thiệu II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH ebh Bắt đầu sử dụng chương trình...

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ebh NỘI DUNG I. Giới thiệu II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH ebh Bắt đầu sử dụng chương trình... HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ebh NỘI DUNG I. Giới thiệu...... 2 II. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai BHXH ebh... 2 1. Bắt đầu sử dụng chương trình... 2 2. Những điều kiện cần thiết để nộp tờ khai BHXH

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Khoa học kỹ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, là nền tảng và động lực của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn vậy chúng ta phải

Chi tiết hơn

Backup Cloud Server

Backup Cloud Server TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP-VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI CÔNG TY TNHH VIETTEL-CHT (VIETTEL IDC) HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH IIS, FTP TRÊN WINDOWS SERVER (dành cho khách hàng). MỤC LỤC 1. Giới thiệu... 2 2. Hướng dẫn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Huong dan su dung Mailchimp.docx

Microsoft Word - Huong dan su dung Mailchimp.docx Đăng ký Đầu tiên, bạn truy cập tại địa chỉ http://mailchimp.com/ Chọn Sign Up Free để có thể sử dụng tài khoản miễn phí. Với Mail Chimp, bạn có thể gửi tối đa 12.000 email cho tối đa 2.000 khách hàng trong

Chi tiết hơn

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ VIETTEL-CA SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỨNG THƯ SỐ VIETTEL-CA MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ

TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ VIETTEL-CA SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỨNG THƯ SỐ VIETTEL-CA MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ VIETTEL-CA SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỨNG THƯ SỐ VIETTEL-CA MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ VIETTEL-CA VÀ USB TOKEN... 2 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chi tiết hơn

1

1 1 THÔNG ĐIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Thân gửi cán bộ công nhân viên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) được thành lập và chính thức đi vào hoạt

Chi tiết hơn

Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hà

Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hà Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt 2 4 5 Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hành Cảm ơn bạn đã mua sản phẩm của chúng tôi. Hướng

Chi tiết hơn