BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU THỦY THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THÀNH PHỐ

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU THỦY THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THÀNH PHỐ"

Bản ghi

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ THU THỦY THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2002

2

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Hoàng Thị Thu Thủy 3

4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN... 3 A. DẪN NHẬP LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tìm hiểu về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm của ông: ý kiến nghiên cứu về thiên nhiên và đời sống trong thơ Nguyễn Trãi Thể loại, ngôn ngữ Về một số bài thơ trong QATT PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Giá trị khoa học Giá trị thực tiễn KẾT CẤU LUẬN ÁN B. NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN QUỐC ÂM THI TẬP TÌNH HÌNH VĂN BẢN QATT VĂN BẢN LÀM CHỖ DỰA CHỦ YẾU ĐỂ NGHIÊN CỨU THI PHÁP QATT Lưu ý một số từ cổ trong văn bản QATT cổ liên quan đến thi pháp của câu thơ, bài thơ Lưu ý đến một số chú thích, giải nghĩa có liên quan đến điển: Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUÁT VỀ THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI NÉT KHU BIỆT CỦA THI PHÁP THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI THI PHÁP VỀ CÁI HÀNG NGÀY KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT Thi pháp không gian nghệ thuật trong Quốc âm thi tập

5 Thi pháp thời gian nghệ thuật trong Quốc âm thi tập Chương 3: THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" VỚI CÁC PHƯƠNG DIỆN: THỂ THƠ, ÂM VẬN, NGÔN NGỮ THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" Ở PHƯƠNG DIỆN THỂ THƠ THI PHÁP "QUỐC ÂM THI TẬP" Ở PHƯƠNG DIỆN ÂM VẬN Nhịp điệu: Vần thơ trong "Quốc âm thi tập" THI PHÁP NGÔN NGỮ TRONG QATT: Từ vựng Biện pháp tu từ cú pháp Tính nhạc trong QATT C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

6 A. DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa dân tộc, nhà nghệ sĩ ngôn từ vĩ đại của văn học Việt Nam. Những điều như vậy được thể hiện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng nước Đại Việt khỏi ách đô hộ của nhà Minh và trong sự nghiệp xây dựng nước Đại Việt sau chiến thắng, được thể hiện ở những trước tác và sáng tác của Nguyễn Trãi: Lam Sơn thực lục, Chí Linh phú, Quân trung từ mệnh tập, Băng Hồ di sự lục, Bình Ngô đại cáo, chiếu và biểu viết dưới triều Lê, Dư địa chí, Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập (QATT). Nguyễn Mộng Tuân đánh giá Nguyễn Trãi: "Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền" (Xây dựng làm vẻ vang cho nước xưa nay chưa từng có). Nguyễn Trãi tỏa sáng trong thời đại của mình và tiếp tục tỏa sáng trong thời đại chúng ta đang sống. "Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ người anh hùng cứu nước, đồng thời là nhớ nhà văn lớn, nhà thơ lớn của nước ta. Từ bài Bình Ngô đại cáo qua các bức thư gửi tướng tá quân xâm lược, đến thơ chữ Hán và chữ Nôm... ngòi bút thần của Nguyễn Trãi đã để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường! Nhiều tài hoa như vậy dồn lại ở một con người thật là hiếm có" [30]. Cuộc đời, những trước tác và sáng tác của Nguyễn Trãi là đối tượng nghiên cứu của hàng loạt ngành khoa học: tư tưởng, đạo đức, chính trị, lịch sử, văn hóa, văn học.v.v... Các nhà nghiên cứu văn học, phê bình và lý luận văn học đã nghiên cứu rất nhiều những trước tác và sáng tác của Nguyễn Trãi như một nghệ sĩ ngôn từ của văn học trung đại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chú ý đúng mức đến vấn đề thể loại, đến văn chương được viết bằng chữ Hán và văn chương được viết bằng chữ Nôm, đến văn chương chính luận, văn sử bút, văn địa chí và văn chương hình tượng; sự thống nhất, sự đồng dị của chúng ở những trước tác và sáng tác của ông. Các nhà nghiên cứu cũng thấy rõ nơi con người trước tác và sáng tác Nguyễn Trãi có nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà thơ; ba nhà ấy là thống nhất trong Nguyễn Trãi, nhưng không phải không có 5

7 lúc lâm thời được chia tách. Và, ngay cả ở Nguyễn Trãi với tư cách nhà thơ thì các nhà nghiên cứu và phê bình lý luận văn học cũng có thể phân biệt nhà thơ sáng tác bằng ngôn ngữ Hán - Việt và nhà thơ viết bằng tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt đó không hẳn chỉ là sự phân biệt về phương diện ngôn từ mà Ức Trai đã sử dụng để sáng tác thi ca. Tiếp cận với Nguyễn Trãi như một nghệ sĩ ngôn từ của văn học trung đại Việt Nam, các nhà nghiên cứu, phê bình và lý luận văn học đã thu được những thành tựu lớn. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi là một trong những tác gia thuộc loại lớn nhất của văn học Việt Nam vẫn đang ở trong quá trình văn học nước nhà từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á giao lưu với tư tưởng Ấn Độ, tư tưởng Trung Hoa và văn học Trung Hoa, xây dựng thành công văn học thành văn của dân tộc, một tác gia như thế tạo ra trước mắt các nhà nghiên cứu, phê bình và lý luận văn học con đường vô tận để đi trên con đường ấy, nếu muốn hiểu ngày càng đầy đủ hơn, ngày càng đúng hơn Ức Trai. Hơn thế nữa, cần phải tiếp cận với Nguyễn Trãi như một nghệ sĩ ngôn từ của văn học trung đại Việt Nam, bằng những phương pháp nghiên cứu mới có khả năng giúp chúng ta khám phá những điều này hay điều kia chưa được phát hiện ở sự nghiệp văn chương của Ức Trai. Kế thừa những thành tựu lớn của các công trình nghiên cứu đi trước và bằng những suy nghĩ như trên, chúng tôi chọn cho luận án của mình đề tài: Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi. Thơ Nôm của Ức Trai có quan hệ nội tại với những trước tác và sáng tác khác của Nguyễn Trãi, nhưng không ở đâu như ở thơ Nôm của Ức Trai chúng tôi thấy rõ ràng nhất Nguyễn Trãi - nhà thơ. Cho nên, đến với những tác phẩm văn chương khác của Nguyễn Trãi đều có ý nghĩa đặc thù trên các phương diện lịch sử, xã hội mang tầm cỡ quốc gia của một con người với tư cách là một nhà chính trị, văn hóa, ngoại giao, bác học, khoa học, tư tưởng... Còn đến với QATT của Nguyễn Trãi là đến với con người cá nhân nhà thơ, đến với tâm hồn, xúc cảm của nhà thơ trong quãng 14 năm cuối đời. Đây cũng là một trong những lí do mà chúng tôi thấy là cần thiết và quan trọng. Hiểu được tâm hồn, xúc cảm của người khác không phải là chuyện dễ, mà tâm hồn, xúc cảm được biểu hiện qua thơ lại càng là sự khó khăn và tinh tế vô cùng. Chúng tôi cho rằng sự phối hợp giữa lí thuyết thi pháp - đi sâu hơn vào lĩnh vực nghệ thuật, với khả năng thẩm định văn chương vào văn bản QATT- được xem là văn 6

8 bản cổ nhất của văn học Việt Nam, sẽ làm sáng rõ sức sống lâu bền và sức tỏa sáng của QATT nói lên sức mạnh nghệ thuật tự nó, vốn có và tiềm ẩn trong thi pháp của nó. QATT vô cùng quý giá đối với dân tộc ta. Tập thơ là minh chứng hùng hồn cho ý thức trở về cội nguồn, ý thức dân tộc hóa văn chương, nhân dân hóa thơ ca của Nguyễn Trãi. Tập thơ còn là minh chứng về xúc cảm, tâm hồn của một "vĩ nhân" trong lịch sử, là sự cách tân về bút pháp, ngôn ngữ và cấu tứ...; đó cũng là một kho chất liệu cho ta nghiên cứu lời nói, câu viết của tổ tiên ta ngót 500 năm trước. Chúng tôi cũng từng thao thức, trăn trở với những câu thơ mới đọc qua còn có cảm giác trúc trắc, tắc nghẹn, nhưng càng suy nghĩ, nghiền ngẫm càng cảm nhận được tâm hồn Ức Trai, tâm hồn một vĩ nhân trong lịch sử có một số phận hết sức éo le. "Văn tức là người" (Le style c'est l'homme - Buffon, XVII siècle), QATT là tấm gương phản chiếu tâm hồn của Nguyễn Trãi. Một con người suốt đời sống theo phương châm "tiên ưu, hậu lạc" ("Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc dư" - Phạm Trọng Yêm - Bài kí lầu Nhạc Dương - Lãng Nhân - Hán văn tinh túy Sài Gòn, 1965, trang 224). Là một giáo viên dạy văn ở trường sư phạm, chúng tôi nghĩ rằng hiểu sâu sắc về một tác giả, một tác phẩm, có những thao tác khoa học hợp lí, xác đáng để phân tích tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm văn chương vừa cổ, vừa khó, vừa có giá trị mở màn, đột phá, vừa có vị trí đỉnh cao là một công việc khó khăn, phức tạp. Năm trăm năm đã qua, QATT vẫn đầy vẻ đẹp và sức sống, làm rạng danh và sáng tỏ tâm trạng Ức Trai - "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" (Ức Trai lòng dạ văn chương sáng - Lê Thánh Tông)( 1 ). Sự tồn tại của QATT xứng đáng cho các công trình tiếp tục khảo cứu, nghiên cứu về nó. Mỗi một công trình sẽ có giá trị "bóc dần" rêu bụi của thời gian, trả lại cho QATT sự lấp lánh diệu kỳ của văn chương một con người "Tinh vi, thâm thúy, sáng sủa, đẹp đẽ" (Nguyễn Năng Tĩnh). 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. Theo tư liệu hiện có, QATT của Nguyễn Trãi là thi tập được viết bằng chữ Nôm cổ nhất của văn học Việt Nam mà chúng ta còn giữ được. Đánh giá QATT, GS.Đinh Gia Khánh viết: "Là một người đã từng lăn lộn trong phong trào đấu tranh rộng lớn (1) Câu này được đối với câu dưới: Vũ Mục hung trung liệt giáp binh trong bài Minh lương 7

9 của dân tộc, đã từng sống gần nhân dân trong phần lớn cuộc đời mình, là một nhà văn hóa dân tộc rất có ý thức về những giá trị tinh thần của đất nước Việt và con người Việt, Nguyễn Trãi đã có đóng góp lớn vào sự phát triển của văn hóa dân tộc. Trong lĩnh vực văn học, thì sự đóng góp ấy lại còn thể hiện rõ rệt ở việc đẩy mạnh sự phát triển của thơ Nôm. Kế thừa những thành tựu của các tác phẩm đời Trần, QATT của Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí ngày càng quan trọng của văn học chữ Nôm trong dòng văn học viết. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, tính dân tộc đã thể hiện rất rõ ở chỗ phản ánh thiên nhiên của đất nước ta và sức sống của ông cha ta. Với thơ Nôm, ông đã có thể phản ánh một cách cụ thể và sinh động hơn thiên nhiên ấy, cuộc sống ấy" [63: 400] Bài nghiên cứu của Xuân Diệu: "Quốc âm thi tập tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam" [133: ] vào năm 1980 quan tâm trên nhiều phương diện: văn bản (20 bài trùng giữa QATT và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập), con người Nguyễn Trãi - "con người "trần thế nhất trần gian", con người thông thường càng làm tăng thêm giá trị cho con người khác thường, chính cái phần con người thông thường làm cho vĩ nhân mới hoàn chỉnh là một vĩ nhân trọn vẹn" [133: 613]; bàn đến câu thơ 6 chữ, Xuân Diệu cho rằng: "Nhà thơ biết cách đặt các từ gốc bên nhau, rồi vì sức mạnh bên trong của nội dung tạo ra một từ trường, cho nên các chữ hút nhau, không cần các thứ keo hồ trợ từ" [133: 622] và tác giả bình luận đến một số từ Nôm được sử dụng trong QATT của Nguyễn Trãi vừa biểu hiện ý thức dân tộc vừa biểu hiện giá trị nghệ thuật... Nhìn một cách tổng quát thì các công trình nghiên cứu về QATT đan xen nhau trên các phương diện vào những quãng thời gian tiếp nối nhau. Số bài nghiên cứu về văn bản QATT khá tập trung vào giai đoạn đầu, số bài nghiên cứu về con người Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi với thiên nhiên, và các bài thơ riêng lẻ trong tập thơ tập trung trong thời gian gần đây với sự vận dụng thi pháp rõ nét. Phần lịch sử nghiên cứu về văn bản chúng tôi xin được phép trình bày rõ trong chương 1 của luận án, những công trình nghiên cứu còn lại chúng tôi tạm nhóm vào một số đề mục và lược qua theo trình tự thời gian (ở đây chúng tôi chỉ lưu ý đến những ý kiến có liên quan đến đề tài của luận án). 8

10 2.1. Tìm hiểu về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm của ông: Có 7 bài viết từ năm 1962 đến 1997, trong 7 bài nghiên cứu này chúng tôi tiếp thu cách đánh giá về con người cá nhân Nguyễn Trãi của các tác giả Trần Đình Hươu, Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử và Trần Ngọc Vương. Trần Đình Hượu (1995) cho rằng: "Trong cả cuộc đời, khi còn chống Minh cũng như khi đã làm quan trong triều đình, bao giờ Nguyễn Trãi cũng coi Nho giáo là đạo lí chính, nhưng tư tưởng Nho giáo cũng không bao giờ độc chiếm tâm hồn ông. Từng thời gian, từng phạm vi khác nhau, bên cạnh Nho giáo bao giờ cũng có một cái gì khác, thường là trái với Nho giáo, hoặc là tư tưởng quyền mưu, hoặc là tư tưởng Lão - Trang, hoặc là nếp sống theo truyền thống dân tộc. Thành phần phụ gia đó làm cho tư tưởng của ông thành đa dạng, phong phú và trở thành gần gũi với chúng ta hơn nhiều. Nếu hình dung Nho giáo là một đường thẳng thì tư tưởng Nguyễn Trãi là một đường quanh co cùng hướng, lượn quanh, không bao giờ trùng mà cũng không bao giờ quá xa đường thẳng. Đó là một sự lựa chọn; Nguyễn Trãi lựa chọn cho mình và cho cả dân tộc" [58: 116] "Thơ tâm sự chữ Hán và chữ Nôm là phần hay nhất mà cũng là phần nhiều nhất trong thơ Nguyễn Trãi. Ta gặp ở đây những lời tự bạch hầu như trong nửa cuối cuộc đời ông, từ những ngày còn đảm đương nhiều trọng trách của triều đình, bận bịu trăm công ngàn việc đến những ngày "nhàm chán". [...] Ta gặp rất ít bài có tâm sự vui vẻ, phấn chấn, đắc ý hành đạo mà lại gặp nhiều bài dằn vặt, đau xót khi ông bị nghi kị, lâm vào cảnh ngộ nguy hiểm. Rất nhiều [bài] bộc lộ tâm sự chán nản, bực bội khi phải sống lẻ loi, lạc lõng giữa triều đình. Hầu hết là thơ ca tụng cảnh nhàn, ca tụng cảnh đẹp thiên nhiên, mối đồng tình với những con người thanh cao biết coi thú nhàn dật là quý, ngàn vàng khó đổi được. Dầu đó là phần chủ yếu, tâm tình của ông không chỉ tập trung vào lạc thú thanh nhàn. Đằng sau - và là sâu hơn lạc thú đó - là nỗi lòng day dứt làm nhà thơ bạc đầu: "Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước chầu đông" Điều hầu như luôn làm ông bận tâm, ray rứt là vấn đề xuất xử" [58: 104, 105]. Hoặc: "Trong cách hình dung của chúng ta, Nguyễn Trãi là anh hùng, là nhà chính khách, là con người hành động, nhưng Nguyễn Trãi còn là con người có tâm hồn rất nghệ sĩ. Ông thích ngồi dưới giàn hoa làm thơ, đốt lò hương đánh đàn, thích chèo 9

11 thuyền đêm trăng, thích cảnh đẹp. Cả hai con người khác nhau đó đã hình thành từ rất sớm ở ông" [58: 106] Bài viết của Nguyễn Hữu Sơn vào năm 1995 cho rằng: "Xét về nội dung tư tưởng, dễ thấy ở Nguyễn Trãi xuất hiện cả ba mẫu hình con người nhà nho (theo cách phân loại của giáo sư Trần Đình Hượu): hành đạo, ở ẩn và tài tử. Song nếu nhìn nhận ở tư cách nhà nghệ sĩ lại thấy mỗi phương diện trên đều được Nguyễn Trãi giải bày trong nhiều biến thái khác biệt, thậm chí đối nghịch nhau" [133: 732] Trần Đình Sử (1997) cho rằng: "Cá nhân Nguyễn Trãi được thể hiện nổi bật trong bản thân sự lựa chọn day dứt giữa các tư tưởng, các con đường lập thân, dưỡng thân và nhất là bảo thân..." [133: 723] Trần Ngọc Vương (1997) nhấn mạnh quan hệ giữa nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng trong QATT: "Nhà tư tưởng phát ngôn và hành động cho đạo Nho, nhà nghệ sĩ mang nặng nỗi ưu đời mẫn thế... nhà tư tưởng của triết học Lão - Trang và người nghệ sĩ ca tụng thú thanh nhàn, hòa mình vào tạo vật" [133: 741]. Bàn đến sự thống nhất giữa các mâu thuẫn hay là ý nghĩa bi kịch của Nguyễn Trãi, tác giả đã lí giải một cách xác đáng bi kịch của Nguyễn Trãi là "xung đột giữa hai định hướng văn hóa" [133: 759], trong mối xung đột đó thì "Nguyễn Trãi cô đơn, cô đơn đến tuyệt đối giữa những đại thần, và sự nhẫn nại đến phi thường của Nguyễn Trãi là để thực thi cho bằng được một thiên chức "tác chuẩn thằng" (tạo ra mực thước, chuẩn mực) cho những kẻ tư văn của đất Việt" [133: 761] Lê Chí Dũng trong công trình nghiên cứu "Tính cách Việt Nam trong thơ Nôm luật Đường" (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001) đã phân tích và nhấn mạnh: "Như vậy trong thơ Nôm luật Đường của Nguyễn Trãi hội đủ 3 loại hình tượng: hình tượng người anh hùng đem hết sức bình sinh "phò đời, giúp nước", hình tượng người ẩn sĩ sống thanh cao, lánh xa vòng danh lợi, hình tượng chàng trai hữu tài, hữu tình, cảm nhận sâu sắc và tinh tế mọi biến dịch tinh diệu của thiên nhiên, của cuộc sống con người, duyên dáng và tinh nghịch..." (trang 40). 10

12 ý kiến nghiên cứu về thiên nhiên và đời sống trong thơ Nguyễn Trãi. Bài viết của Nguyễn Thiên Thụ (1973) trong mục IV: "Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng thời gian: cỏ, cây, hoa, lá, núi rừng, sông hồ, bầu trời... đã thay đổi theo từng mùa, từng tháng. Sự thay đổi đó đã làm cho lòng người đổi thay và lòng thi nhân thêm cảm xúc" [133: 675] Đặng Thanh Lê (1980) lưu ý đến không gian nhỏ bé bình dị nơi quê nhà Nguyễn Trãi: "Nguyễn Trãi còn hướng ngòi bút vào những cảnh vật nhỏ bé, bình dị vẫn thường dấu mình trong cuộc sống hàng ngày quen thuộc như nắng chiều, mây sớm, dậu cây, bờ cỏ... nhân vật trữ tình ở đây trở thành chủ thể cảm thụ, chiếm lĩnh vẻ đẹp của thiên nhiên từ góc độ một con người hòa mình vào xứ sở quê hương, nơi sinh trưởng" [133: 693]. Nguyễn Hữu Sơn (1985) trong bài viết "Cảm quan mùa xuân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi" cho rằng: "trong thơ Nguyễn Trãi, mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ đẹp toàn mỹ, hoàn chỉnh, phổ biến" [133: 535], tác giả so sánh số lượng thơ xuân trong thơ Quốc Âm và thơ xuân trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi để đi đến nhận định: "Chỉ với thơ Quốc Âm, với thứ chữ Nôm - thứ tiếng nói của tâm hồn dân tộc - thì Nguyễn Trãi mới có điều kiện cảm nhận và diễn đạt được toàn bộ ý tưởng của mình trước cuộc sống và cảnh đẹp của mùa xuân đất Việt" [133: 539]. Ý kiến của La Kim Liên (1997) về trăng trong QATT là những đánh giá có giá trị khái quát, tổng kết về quan hệ giữa trăng và thi nhân... Tác giả Trần Ngọc Vương bàn về nhà tư tưởng và nhà nghệ sĩ trong QATT cũng đề cập đến mối quan hệ giữa thi nhân với thiên nhiên: "Có thể nói, khi đối diện với cảnh vật, Nguyễn Trãi có hai cách cảm thụ chủ yếu: kéo nó vào với mình và hòa mình vào với nó... Nguyễn Trãi vật thể hóa những khái niệm trừu tượng, cảm tính hóa những nguyên lý Nho gia khi ông là người hành đạo... và những người bạn muôn thuở ở trong thơ các nhà nho ẩn dật cũng được Nguyễn Trãi gọi về họp mặt đầy đủ trong thơ ông: mai, tùng, cúc, trúc, thông... am quạnh, lều con, hương trầm... Nguyễn Trãi không dựng lên những cảnh dữ dội hay những cảnh triền miên, vụn vặt. Cảnh trong thơ ông thường "bén áo, xâm khăn" với con người" [133: 753, 757] 11

13 2.3. Thể loại, ngôn ngữ. Về thể thơ lục ngôn chen thất ngôn Đinh Gia Khánh cho rằng: "Nguyễn Trãi không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp của một thể cách thi luật cố định. Viết theo thể thất ngôn bát cú Hàn luật hoặc thất ngôn tứ tuyệt Hàn luật, thơ Nôm Nguyễn Trãi không hiếm những bài mà kết cấu hoàn chỉnh và vững chắc. Tuy nhiên, đôi khi nhà thơ vi phạm - hay nói cho đúng hơn - phá vỡ niêm luật của thể thơ ấy" [63: 411] "Cho nên có thể nói thơ Hàn luật theo điệu Đường trong thời Nguyễn Trãi tuy đã thông dụng nhưng không chiếm ưu thế trên văn đàn. 183 bài thơ còn lại của Quốc âm thi tập là những bài thơ ít nhiều có thể cách tự do. Nói cho đúng hơn, đó là những bài thơ tám câu hoặc bốn câu mà cấu trúc đối xứng thì ít nhiều giống thơ luật, nhưng số âm trong câu thì lại có thể sáu hoặc bảy (lục ngôn xen kẻ với thất ngôn). Việc kết hợp một cách linh hoạt những câu sáu và câu bảy như thế đã tạo cho thơ nôm Nguyễn Trãi âm điệu riêng" [63: 412] Có 3 bài viết liên tiếp nhau của tác giả Phạm Luận vào những năm 1980, 1991, 1997 (bài viết 1997 có sự cộng tác của tác giả Nguyễn Phạm Hùng). Bài viết năm 1980 thống kê: 159 bài bát cú có 391 câu 6 tiếng, 25 bài tứ tuyệt có 35 câu 6 tiếng [133: 842], sau khi phân tích việc xen câu 6 tiếng tạo nên sự thất niêm, tác giả cho rằng: "khi hình thức thể thơ trở thành đơn điệu với nội dung thì nhà thơ phải tìm đến những hình thức thể thơ khác, kiểu câu thơ khác... trong cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, Nguyễn Trãi đã đưa vào thể thơ Nôm câu 7 tiếng với lối ngắt nhịp 3 4 và câu 6 tiếng. Đó là kết quả những tìm tòi sáng tạo của người Việt Nam, mà người đặt mốc đầu tiên là Nguyễn Trãi" [133: 847, 849]. Bài viết tiếp theo vào năm 1991 tác giả nhấn mạnh đến tiết tấu của câu thơ Trung Quốc và câu thơ Việt Nam, câu thơ Trung Quốc có thể xem là câu thơ ngũ ngôn luật, được thêm vào đằng trước một bước thơ, gồm hai âm tiết, câu thất của ta lại là câu 6 âm tiết có âm tiết đầu tự làm một bước thơ, rút gọn một từ vẫn không phương hại đến cả câu, và vì vậy câu thơ Việt Nam luôn có nhịp chẵn, tác giả cũng khảo sát có 215 lần trong 145 bài có gieo vần lưng và vần trắc. Bài viết vào năm 1997 chung với tác giả Nguyễn Phạm Hùng có lưu ý mấy vấn đề cơ bản sau: - Cách hiệp vần trong thơ: QATT từ đầu đến cuối đều sử dụng vần bằng (trừ bài 126 và 200), như vậy xét về vị trí hiệp vần, thơ trong QATT không có gì khác với thơ 12

14 chữ Hán làm theo luật Đường của tác giả, chữ hiệp vần trong QATT chệch xa luật chữ hiệp vần theo Quảng Vận. Do ngôn ngữ QATT từ thuần Việt chiếm một tỉ lệ cao, hơn nữa ông lại ưa thích dùng những vần thuần Việt vào vị trí các "nút tiếng vọng" [133: 864] - Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn: số câu số chữ ở mỗi bài không cố định, "câu lục ngôn không phải do Nguyễn Trãi sử dụng câu lục trong thơ dân gian Việt Nam. Nó được hình thành từ chính câu thất ngôn luật Đường. Mỗi câu lục ngôn được tạo ra chỉ bằng một cách là giảm một chữ ở câu thất ngôn luật Đường. Chữ giảm ở câu thất ngôn tuy theo từng bài, có thể là một trong các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ sáu. Duy chữ thứ 7 và chữ thứ 2 của câu thất ngôn thì bất cứ trường hợp nào cũng không thể giảm" [133: 867] Bàn về ngôn ngữ trong QATT có ý kiến của các tác giả Ngô Văn Phú, Bùi Văn Nguyên, Hoàng Tuệ, Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương: đánh giá giá trị mở màn và giá trị đỉnh cao của QATT trong sáng tác thơ bằng ngôn ngữ dân tộc. Thành tựu lớn nhất của Nguyễn Trãi không phải là ở chỗ đồng hóa kho từ vựng và văn liệu Hán học mà là ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian. "Và trong hàng chục thế kỷ giao lưu văn hóa [Việt - Hán] ngôn ngữ Việt trong khi vẫn giữ vững cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản - những nhân tố chính để khẳng định một ngôn ngữ dân tộc - thì lại đã đồng hóa rất nhiều từ ngữ Hán vào kho từ vựng của mình. Trong sự đồng hóa này, phải thấy công lao của nhiều tác giả thơ văn nôm. Nguyễn Trãi là một trong những người đã góp phần công lao xứng đáng. Ông đã cố gắng Việt hóa những phần vay mượn của Hán học." [63: 402] "Thành tựu lớn nhất của Nguyễn Trãi không phải là ở chỗ đồng hóa kho từ vựng và văn liệu Hán học mà là ở chỗ xây dựng ngôn ngữ văn học dân tộc trên cơ sở ngôn ngữ của nhân dân và ngôn ngữ của văn học dân gian" [63: 404] "Những khả năng của ngôn ngữ Việt mà Nguyễn Trãi biết khai thác một cách tài tình đã làm cho hình tượng thơ nhịp nhàng, uyển chuyển và đầy màu sắc dân tộc. Với Nguyễn Trãi, ngôn ngữ văn học Nôm đã tiến một bước đáng kể so với ngôn ngữ văn học Nôm đời Trần. Thơ Nôm Nguyễn Trãi nhiều khi kết hợp được tính giản dị, chân chất với tính mĩ lệ, tinh tế" [63: 408] 13

15 Bùi Văn Nguyên thống kê có 50 câu trong QATT có yếu tố của tục ngữ, 20 câu có yếu tố của ca dao và kết luận: "từ trong lao động nghệ thuật của mình, các nhà thơ dân tộc ưu tú nói trên, lại dần dần nâng cao giá trị văn học của tiếng Việt lên làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú, càng có vị trí xứng đáng trên văn đàn, ngay với tiếng nói của nhiều nước tiên tiến trên thế giới" [133: 815]. Hoàng Tuệ đề cao cống hiến của Nguyễn Trãi trong QATT ở các phương diện: từ vựng, ngữ pháp, và kế thừa tục ngữ, ca dao... "nếu như về tiếng Việt, thế kỷ XIX, Nguyễn Du sẽ tạo nên được niềm tự hào, thì ở thế kỷ XV, điều mà Nguyễn Trãi đã xây dựng nên được là niềm tin. [133: 826] 2.4. Về một số bài thơ trong QATT. Có 7 trong số 254 bài được các tác giả Trương Chính, Xuân Diệu, Trần Thanh Mại, Lã Nhâm Thìn, Quang Huy, Phạm Tú Châu, Trần Đình Sử, Lê Trí Viễn, Đoàn Thu Vân, Bùi Văn Nguyên, Cao Hữu Lạng, Lê Chí Dũng phân tích, bình giảng: Vô đề, Tùng (2 bài viết), bài 208 [134], bài 170 [134], Ngôn chí VII, Bảo kính cảnh giới 43, Mộc cận. Những bài viết của các tác giả: Lê Trí Viễn (bài 170, Tùng, 1994); Trần Đình Sử (Tùng ), Lê Chí Dũng (Ba tiêu ) và Trần Ngọc Ninh (Mộc cận ) đều sử dụng các thao tác thi pháp thơ để phân tích, bình giảng. Các tác giả đều rất chú ý đến yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết cấu và đặc biệt Trần Ngọc Ninh đã sử dụng nhiều thao tác của thi pháp cấu trúc đưa lại cho người đọc cảm nhận về cái đẹp trong bài thơ "Mộc cận": từ hình ảnh bóng hoa dưới nước, hình ảnh "chiều mai nở, chiều hôm rụng" để nói đến sự vô thường, đến rồi lại đi, có sinh và có tử. Từ câu 1 đến câu cuối cùng, bài thơ đưa ta đi từng đợt, từ cái đẹp của cảnh đến cái chân lý của cuộc đời... chỉ 4 câu mà mở rộng được chân trời triết lí bao la PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết thi pháp, vận dụng các phương pháp khoa học, chúng tôi nghiên cứu toàn bộ 226/254 bài thơ trong QATT (trừ 28 bài trùng) trên các phương diện nội dung và hình thức (quan niệm nghệ thuật, không gian và thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, thể loại, âm vận...). 14

16 3.2. Phương pháp nghiên cứu. Nguyễn Trãi được xem là người mở đầu, ngươi tạo dựng, người khai sơn phá thạch, người cha, thiên tài mẹ (génie - mère) của nền thơ tiếng Việt. Trước Nguyễn Trãi cũng đã từng có những bài thơ tiếng Việt, nhưng nó còn lẻ tẻ, rụt rè, đôi khi tính xác thực của văn bản còn chưa rõ ràng (chẳng hạn bài thơ của Điểm Bích chép trong Tam tổ thực lục làm về Huyền Quang, hay bài thơ "Ăn cỗ đầu người" của Nguyễn Biểu, bài thơ của Trần Trùng Quang..., thơ nôm của Nguyễn Sĩ Cố, Hàn Thuyên, Hồ Quý Ly được ghi nhưng đã mất). Chỉ với hơn 200 bài thơ nôm của QATT, lâu đài thơ tiếng Việt mới chính thức được đặt viên đá đầu tiên. Và đây là một bước đột phá về thi pháp, hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này. Thi pháp học hôm nay cơ hồ đã trở thành một cơn sốt, nhất là trong việc làm luận án. Định nghĩa về nó có nhiều. Từ cổ xưa, như Arixtốt, Lưu Hiệp... đều có cách quan niệm về "thi pháp học". Đến thời chúng ta, có nhiều định nghĩa từ "hàn lâm" đến thông tục: "Theo cách hiểu thông thường hiện nay trên thế giới, thi pháp là phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học.v.v... Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp.v.v.) yêu cầu đọc tác phẩm như một chỉnh thể, ở đó các yếu tố ngôn từ liên kết chặt chẽ với nhau, họp thành một hệ thống, để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan... tức là cái đẹp của thế giới, con người..." [49: 9, 10] Nhưng hiểu một cách dung dị nhất, thì thi pháp là những phương tiện hình thức để đạt tới nội dung, chuyên chở nội dung, mang tính nội dung, tính quan niệm, Và nói chung, thi pháp là tất cả những sáng tạo và cách tân của một tác phẩm, một tác giả, một trào lưu...; và tất cả là để làm cho người ta thấm thía cái hay của thơ. Nói thi pháp dưới bất cứ khía cạnh nào, cũng đều là để hiểu (và cảm) được cái hay của một câu thơ, một bài thơ, một trào lưu thơ. Khái niệm thi pháp gắn liền với phương diện hình thức nghệ thuật, hình thức nghệ thuật không tồn tại tự nó mà luôn nằm trong sự thống nhất chặt chẽ, biện chứng với nội dung nghệ thuật. Nội dung bao giờ cũng là nội dung của một hình thức nhất định và nếu nói nó quy định hình thức thì lại có thể nói hình thức cũng quy định nội dung. Bởi vì nếu không có hình thức ấy thì đã không diễn 15

17 đạt được nội dung ấy. Hình thức và nội dung luôn luôn ở trong nhau, xâm nhập lẫn nhau, làm nên nhau. Không thể nào tách rời nội dung khỏi hình thức; người ta chỉ tách rời hình thức ra khỏi nội dung trong nghiên cứu, trong tư duy trừu tượng - tư duy nghiên cứu, đòi hỏi phải "trừu xuất" hình thức ra khỏi nội dung và ngược lại. Đó là một sự "cô lập" nhất thời, còn trong thực tế tác phẩm, người ta không thể nói về cái này mà không nói về cái kia. Nội dung thì vô hạn, hình thức thì hữu hạn, và quan hệ giữa hình thức và nội dung không phải là quan hệ đối xứng, mà vẫn có tính độc lập tương đối. Một hình thức có thể biểu hiện nhiều nội dung và một nội dung có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Có những cấp độ nội dung cũng như nhiều cấp độ về hình thức, nhiều khi một cấp độ nội dung nào đó chỉ gắn kết với một cấp độ hình thức nào đó mà thôi. Một nội dung gắn kết với một hình thức hoặc ngược lại. Sáng tác văn học là một sự chọn lựa. Tại sao chọn thể loại này, nhịp thơ này, chữ này... mà không lại là cái khác.v.v... Điều đó bị chi phối bởi một số quan niệm nghệ thuật về con người, về thế giới, về truyền thống và sáng tạo... mà có khi chính người sáng tác cũng không ý thức được hết, cũng không tự giác ý thức. Nhưng là người nghiên cứu, chúng ta phải đi tìm các quan niệm ấy, cái lý lẽ ấy. Chúng ta phải dò tìm sự thể hiện nội dung qua hình thức. Chúng ta nghiên cứu hình thức là để nghiên cứu nội dung một cách hoàn thiện. Như đã nói trên, thi pháp là một hệ thống của một cấu trúc hình thức (bề nổi hay chiều sâu) nhưng nó là một biểu hiện của nội dung, liên quan đến nội dung. Và vì thế, trên thế giới, ngày nay ta thấy có hai trường phái lớn về thi pháp, ta tạm gọi là thi pháp vĩ mô và thi pháp vi mô. M.Bakhtin ( ) có thể xem là người đại diện kiệt xuất cho trường phái thứ nhất. Trong khi nghiên cứu về "Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa trào tiếu thời trung cổ và Phục hưng" hay "Thi pháp Dostoievski", ông đều xuất phát từ lịch sử - thực tại - thế giới quan... là những phạm trù triết học - mỹ học, những phạm trù nội dung và từ đó đi tìm những đặc trưng thi pháp như "tiếng cười nhị chức năng", "chủ nghĩa hiện thực dị hợm" (groteque); hay thi pháp nhân vật, thi pháp ngôn ngữ và cái bao trùm lên là tiểu thuyết đa thanh, đối thoại, vai trò của tư tưởng... M.Bakhtin phân biệt thơ và tiểu thuyết: "Thơ là tiếng nói độc bạch (monologique), chẳng hạn một bài thơ diễn đạt một nỗi oán than, một niềm vui, một 16

18 nỗi nhớ, một suy tưởng. Tiểu thuyết là đối thoại (dialogique), nhiều tiếng nói, nhiều bè, hòa hợp với nhau, cãi nhau, đối chọi nhau" [49: 15, 16]. Trong khi đó, Jakobson lại là tiêu biểu cho trường phái thi pháp vi mô với tác phẩm kinh điển "Thi học và ngữ học", Jacobson xuất phát từ việc định nghĩa và vạch ra mô hình của một thông điệp (message) - người gởi người nhận - bối cảnh - tiếp xúc - mã... và cố gắng đi tìm cách trả lời cho vấn nạn: làm thế nào mà một thông điệp mang chức năng thi ca? Sau đó Jacobson đã phân tích những vấn đề tinh vi nhất, khó khăn nhất của những kết hợp bên trong cấu trúc của một từ, một ngữ đoạn, một câu thơ, cường độ, trường độ, độ tối - sáng, nhịp, nhịp yếu - nhịp mạnh, vai trò của cái nhỏ nhất như morfème (hình vị) trong một bản văn... Như thế có thể nói Jacobson là đại biểu cho thi pháp cấu trúc ngữ học, thi pháp vi mô... Sau những phân tích "soi kính hiển vi" của ông vào các bài thơ của Bondelaire, thơ sonnet Shakespeare,... người ta càng hiểu ý đồ của ông hơn trong việc ông muốn đi đến tận cùng, đi đến cái nhỏ nhất mà có nghĩa trong thơ... "thơ - còn gọi là trục lựa chọn, thay thế, tương đồng, quy chiếu, trục của các ẩn dụ... thơ sử dụng nhiều hình ảnh, nhiều từ tương đương, nhiều từ đồng nghĩa... để diễn tả một tâm trạng, một suy tư (giọt lệ, giọt châu, giọt hồng, giọt tủi... để nói nước mắt, sự đớn đau)..." [49: 16]. Jacobson xem thơ là sự thực hiện chức năng thơ (poetic function) của ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, trên cả hai trục: lựa chọn (selection), và kết hợp (combination). Tác giả còn lưu ý vận dụng lí thuyết thi pháp khai thác các đặc trưng của thơ: cấu trúc trùng điệp (âm thanh, nhịp điệu, ngữ nghĩa...), kiến trúc đầy âm vang, nhiều khoảng trắng trên không gian in thơ, chất nhạc tràn đầy. Sau Jacobson đã có nhiều người kế tục và phát triển nhưng ông vẫn là người mở đầu - kinh điển, mặc dù không phải lí thuyết của ông, lập luận của ông... được người ta chấp nhận dễ dàng mà không phản biện, tranh luận( 1 ) Sau khi "nhận diện" trên nét lớn về thi pháp học như thế, chúng ta ứng dụng lý thuyết này vào trường hợp thơ Nôm Nguyễn Trãi và xem xét chúng dưới góc độ thi pháp, cố gắng tìm ra những nét riêng biệt làm thành cái chất riêng của thơ Nguyễn Trãi bằng tiếng Việt. (1) Xin xem: JONATHANCULLER STRUCTURALIST POETICS Structuralison and the Study of Literature, Linguistics, Cornell University Press, Ithaca, New York,

19 Lí thuyết thi pháp của Jacobson có gặp ở Nguyễn Trãi một điểm là người làm thơ ngày xưa thường chọn từ, chọn ngữ đắc địa để sáng tác, thế nên mới có khái niệm "nhãn tự" - con mắt thơ, hay nói như Đỗ Phủ: "Ngữ bất kinh nhân, tử bất hưu" (nói mà không làm người sợ, chết không nhắm mắt). Tuy nhiên, ở QATT không vận dụng thi pháp Jacobson đến mức phân tích hình vị, vì tiếng Việt không phải như vậy, nhưng gặp gỡ ở việc lựa chọn từ ngữ trên hai trục lựa chọn và kết hợp. Phương Đông trong sáng tác thơ thường liên quan đến việc tìm tứ thơ, mà đã nói đến tứ thì cũng phải tìm kiếm các công cụ hình thức để thể hiện cái tứ của mình, điều này có liên quan đến việc lựa chọn thể loại. Trần Ngọc Ninh trong bài viết "Nguyễn Trãi huyễn thực và sắc không" cho rằng: "Sau J.Cocteau, người ta thường nói rằng thơ là một ngôn ngữ; và sau R. Jacobson, người ta sẽ nói rằng có một ngữ pháp của thơ. ở Việt nam, vào đầu thế kỉ thứ 15, Nguyễn Trãi, nhà thơ thứ nhất của dân tộc đã thực hiện được một sự hòa hợp kì diệu giữa hình thức và nội dung trong thơ của ông..." [104: 15, 16] Vận dụng lí thuyết thi pháp, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp: so sánh "so sánh tức là nghiên cứu": so sánh với cái trước nó, cái đồng thời với nó và cái sau nó, trong không gian (khu vực địa lý, vùng, thí dụ: Trung Hoa, Nhật, Đông Á hay Đông Nam Á...), và trong thời gian; phương pháp lịch sử đưa tác phẩm trở về với thời đại đã sản sinh ra nó. Văn chương là tấm gương phản chiếu thời đại, thời đại thế nào thì có văn chương như thế. Văn học cũng là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nên QATT còn mang dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của cá nhân Nguyễn Trãi, và phương pháp lịch sử cũng là điều kiện để đánh giá hết tầm vóc và vị trí của QATT, cho phép người nghiên cứu thấy được sự tương đồng của QATT với các tác phẩm đương thời, hay sự đột biến (về ngôn ngữ, thể tài...) với các tác phẩm cùng thời, trước đó và sau nó. Trên cơ sở những thao tác như thế, phương pháp thống kê cũng là để tìm ra những tần số xuất hiện của hình tượng, ý tứ... từ đó đi sâu vào mạch ngầm và hệ thống của văn bản để xem tác giả có một quan niệm, một cái nhìn như thế nào? Căn cứ vào những số liệu, cứ liệu khách quan, thực chứng để nêu lên và giải quyết vấn đề. Mọi sự thống kê, phân loại đều nhằm vào mục đích thể hiện một tư tưởng, một giá ưị nghệ thuật đằng sau những con số (trường hợp câu lục ngôn trong 163/ 226 bài là một ví 18

20 dụ...). Chúng tôi cố gắng vận dụng những mặt mạnh của thi pháp học cấu trúc vào việc nghiên cứu vần điệu, giọng điệu, ngôn từ..., không phải bằng cách tách rời nó khỏi nội dung - tư tưởng, mà chính là để làm rõ thêm những nhân tố của hình thức ấy đã làm tôn vinh nội dung. Chúng tôi thống nhất về mặt phương pháp luận, vì thi pháp QATT là thi pháp của 226 bài thơ trong một tập thơ, vì vậy việc tiếp cận với tác phẩm này luôn tiến hành trên cơ sở hệ thống, tính đa dạng trong xúc cảm của một cá nhân nhà thơ. Vì vậy tính hệ thống như là một đặc điểm mang ý nghĩa phương pháp luận của thi pháp học có cơ sở từ bản thân đối tượng của khoa học này. Chia tách ra các phương pháp như vậy để nhìn nhận vấn đề cho rõ ràng, thực chất các thao tác này luôn luôn kết hợp với nhau, kết hợp trong nhau và với mục đích là khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm QATT trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng. 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN. Khoa học - nhất là khoa học xã hội bao giờ sự sáng tạo cũng dựa trên cơ sở kế thừa, nên những đóng góp trong luận án của chúng tôi là đóng góp trên phương diện kế thừa thành quả của những người đi trước. Kế thừa thành quả của người đi trước là thuận lợi cho luận án, đồng thời cũng là khó khăn cho người viết luận án, bởi vì khoa học đòi hỏi có những đóng góp mới mẽ, sáng tạo, không chấp nhận sự vay mượn hay sự lặp lại Giá trị khoa học. Bắt đầu từ vấn đề văn bản QATT, tức là đến với QATT từ văn bản đích thực của nó, chúng tôi vận dụng lý thuyết thi pháp, cùng với các thao tác khoa học, để tiến hành nghiên cứu tổng thể QATT trên các phương diện: quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật, cùng với các vấn đề về thể loại, âm vận, ngôn ngữ... và dự kiến đạt được những kết quả sau đây: - QATT là bước ngoặt quan trọng trong nền thơ ca nước nhà, mở màn đột phá cho thơ ca Việt Nam sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ, tạo đà cho thơ ca Việt Nam phát triển trên cơ sở trở về với cội nguồn dân tộc. Dùng tiếng Việt để sáng tác, ngôn ngữ trong 19

21 QATT đạt đến mức dân dã nhất, tinh túy nhất và cũng dân tộc nhất trên tất cả các phương diện: ngữ âm, tự vựng, cú pháp... - Tập thơ là bước đột phá mở đầu cho việc vượt qua những quy phạm trong thơ ca cổ điển, tìm đến với "cái hàng ngày", dân dã, bình dị, mộc mạc của đời sống Việt Nam: từ ao rau muống, lãnh mồng tơi, ao niềng niễng, đến con vằn, con vện... Thi pháp về cái hàng ngày được Nguyễn Trãi đột phá vào thế kỷ XV, vậy mà phải 3, 4 thế kỷ sau mới có người kế thừa nó. - QATT là tập thơ phần lớn sáng tác vào giai đoạn éo le cuối đời, nên âm điệu chủ đạo của tập thơ là âm điệu buồn. Tập thơ thể hiện quan niệm triết lý của nhà thơ về nhân sinh thế sự, về thế thái nhân tình, và ở phương diện đó còn bộc lộ một tâm hồn, "một trái tim xúc cảm, rung động, giàu yêu thương, đầy trách nhiệm với dân, với nước. - Trên cơ sở khảo sát, đối chiếu, so sánh, chúng tôi thấy rằng với 163/226 bài có xen câu thơ lục ngôn là một đóng góp lớn của Nguyễn Trãi trên phương diện thể loại. Phải chăng con người vốn dĩ "Bình sinh độc bão tiên ưu chí" (bình sinh có chí lo trước), vốn dĩ rất ý thức về nền văn hiến đất nước muốn góp phần dân tộc hóa một thể thơ ngoại lai để không thay đổi được nhiều thì chí ít cũng cấu trúc lại đôi chút hình hài để phả vào đó cái hồn Việt Nam? Các thiên tài bao giờ cũng cống hiến cho đất nước, cho nhân dân những thành tựu có ý nghĩa khám phá Giá trị thực tiễn. - QATT là tập thơ Nôm cổ nhất còn sót lại với một số lượng lớn (226 bài), nên việc đọc, hiểu, cảm thụ, phân tích sẽ vấp phải một số vấn đề về từ cổ, về điển tích, điển cố. Do vậy, luận án có ý nghĩa trong việc đề xuất một phương hướng tiếp cận với tập thơ bắt đầu từ vấn đề văn bản. - Luận án thành công sẽ là đóng góp cho công tác học tập, nghiên cứu QATT trong nhà trường. 5. KẾT CẤU LUẬN ÁN. Luận án ngoài phần dẫn nhập, phần nội dung gồm 3 chương: Một số vấn đề về văn bản; quan niệm nghệ thuật về con người, không gian và thời gian nghệ thuật; thi 20

22 pháp QATT với các phương diện: thể thơ, âm vận, ngôn ngữ; phần kết luận có ý nghĩa tổng kết những nét chính về thi pháp QATT. Chương 1 có giá trị như là cơ sở lí luận, là bàn đạp để tiếp tục tiến hành nghiên cứu các chương tiếp theo. Bởi vì nghiên cứu văn học phải có cơ sở từ thực lực của chính văn bản đó, mà văn bản QATT lại có vấn đề, nên chúng tôi đã điểm qua lịch sử văn bản QATT, giới hạn phạm vi khảo sát văn bản, đề cập đến "một số từ cổ, chú thích" được các nhà nghiên cứu văn bản QATT quan tâm. Chương này về cơ bản là tiếp nhận và thừa hưởng thành quả của những người đi trước, chương này chỉ trình bày trong 21 trang. Chương 2 là tiền đề cho chương 3, đây là chương khó viết nhất trong luận án, bởi theo phần lịch sử vấn đề chúng tôi đã trình bày, thì những vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu đề cập rải rác đây đó, việc nghiên cứu tiếp tục rất cần đến sự sáng tạo. Chương 3 mới là chương cơ bản của luận án, chương này đến 76 trang. Ở chương này chúng tôi khảo sát QATT trên các phương diện: thể thơ, âm vận, ngôn ngữ và đã cố gắng vận dụng linh hoạt, phù hợp các thao tác thi pháp. Đây cũng là chương mà người viết có một số đóng góp nhất định trong luận án. 21

23 B. NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN BẢN QUỐC ÂM THI TẬP 1.1. TÌNH HÌNH VĂN BẢN QATT. Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, năm Quang Thuận thứ tám (1467), tức hai mươi năm sau vụ án Lệ Chi Viên, Lê Thánh Tông sau khi rửa oan cho Nguyễn Trãi đã hạ chỉ sưu tầm di cảo trước tác và sáng tác của Ức Trai. Trần Khắc Kiệm đã làm công việc này trong suốt mười năm, nhưng Ức Trai thi tập do Trần Khắc Kiệm sưu tầm, biên tập và đề tựa năm 1480 về sau cũng bị mất. Đến thế kỷ XIX, dưới thời vua Minh Mệnh và vua Tự Đức, các nhà nho Nguyễn Năng Tĩnh, Dương Bá Cung và Ngô Thế Vinh cùng nhau sưu tập tác phẩm của Nguyễn Trãi và cho xuất bản vào năm 1868 với cái tên Ức Trai di tập, gồm 7 quyển, trong đó QATT được in ở quyển cuối cùng. Gần một trăm năm sau, năm 1956, QATT do Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm phiên âm và chú giải ra đời. Công trình này là một cống hiến lớn đối với việc nghiên cứu và thưởng thức thơ Nôm của Nguyễn Trãi, mặc dù hai tác giả của nó không tránh khỏi những sai sót về phiên âm và chú giải. Năm 1969, tiếp tục công việc của Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm, Đào Duy Anh hiệu đính và chú thích QATT. Năm 1987, một tác giả là người Pháp lai Việt, Paul Schneider (tên Việt là Xuân Phúc) - tác giả của cuốn "Từ vựng lịch sử chữ Nôm" (in ở Nice-Pháp), đã dịch QATT sang tiếng Pháp với nhan đề Nguyễn Trãi et son recueil de poèmes en langue nationale (xuất bản tại Nice, 1987). Sách này ngoài 573 trang gồm bản dịch và lời chú thích, còn in đủ 254 bài thơ nôm, theo bản Phúc Khê Sách do Paul Schneider làm đi vào ngữ âm lịch sử, sử dụng rất nhiều tư liệu cổ, nên chú thích được rất nhiều từ ngữ trong QATT; đây là điều mới so với sách của Trần Văn Giáp và Phạm Trọng Điềm hay sách của Đào Duy Anh. Nhưng dù sao, Paul Schneider cũng không phải là người bản ngữ, nên việc lý giải của tác giả hơi lạ, có nhiều chỗ đi quá xa, không tương hợp với văn hóa Việt Nam. 22

24 Năm 1994 Bùi Văn Nguyên lại phiên âm và chú giải QATT với sách Thơ quốc âm Nguyễn Trãi. Trong luận án của mình chúng tôi sẽ đề cập đến một số chú giải của công trình này. Kế thừa thành tựu của những người đi trước, dựa vào các cứ liệu của ngữ âm và từ vựng, về chữ Nôm và Hán học, nhóm các tác giả Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch, Vương Lộc đã hoàn thành Nguyễn Trãi toàn tập (tân biên, tập III). Công trình này đã hiệu đính lại một số từ ngữ, một số chú thích trong QATT, đồng thời có văn bản Nôm in theo bản Phúc Khê, 1868, rất tiện lợi cho việc tra cứu, đối chiếu. Trong quá trình làm luận án chúng tôi sẽ đối chiếu bản QATT do Đào Duy Anh hiệu đính và chú thích với bản QATT được hiệu đính và chú thích bởi nhóm tác giả Mai Quốc Liên, Kiều Thu Hoạch, Vương Lộc, vừa tham khảo các bản QATT khác của các soạn giả Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điềm, Bùi Văn Nguyên... Như vậy, tính từ 1956 đến nay đã xuất hiện nhiều bản QATT do nhiều soạn giả phiên âm, chú thích; điều đó tạo nên những sai lệch nhau đáng kể về sự đọc và sự hiểu thơ Nôm Nguyễn Trãi giữa các bản QATT. Những sự khác nhau về phiên âm và chú thích thơ quốc âm của Ức Trai như thế đưa lại những hệ lụy gì đối với việc nghiên cứu và cảm thụ thơ Nôm Nguyễn Trãi? Cho đến nay đã có 10 ý kiến trao đổi về nguyên tác của QATT, về từ ngữ, về chú giải.v.v... Trước hết, chúng tôi lưu tâm đến sự trùng nhau bộ phận giữa QATT với Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Theo Bùi Văn Nguyên trong thơ Quốc âm Nguyễn Trãi có 33 bài trùng nhau, ít thì ở 1 câu, nhiều thì cả 8 câu, và nêu ý kiến: "Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV không thể có thơ trùng với Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI... có khả năng là cả 33 bài gọi là trùng nói trên, chính là thơ của Nguyễn Trãi, do người đời sau chép lẫn vào thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm"... Nhưng người khác lại cho rằng sự trùng nhau bộ phận giữa QATT với Bạch Vân quốc ngữ thi tập nói trên cho thấy, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa thơ Nôm Nguyễn Trãi. Trong thực tế, có thể xảy ra chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm kế thừa trực tiếp Ức Trai trên 33 bài thơ ở những mức độ khác nhau như ở trên đã mô tả; tuy nhiên, hai ý kiến ấy cho đến nay, chỉ là giả thiết, khi mà chúng ta chưa tìm lại được ức Trai thi tập do Trần Khắc Kiệm sưu tầm, đề tựa và in năm Và, vì chưa tìm lại được Ức Trai thi tập xuất hiện năm 1480, và vì các bản QATT mà chúng ta hiện có đều dựa vào bản QATT do Nguyễn Năng Tĩnh, Dương Bá 23

25 Cung và Ngô Thế Vinh cùng nhau sưu tập và cho xuất bản năm 1868, sau Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( ), nên nhà nghiên cứu văn học có quyền đặt giả thiết ngược lại với ý kiến của Bùi Văn Nguyên; có thể có sự lẫn lộn giữa thơ Nôm của Nguyễn Trãi và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, hiện nay chưa thể nói đến dấu vết ảnh hưởng trực tiếp của thơ quốc âm Ức Trai đến thơ quốc âm của Bạch Vân cư sĩ. Những ý kiến trái ngược nhau như thế là song song tồn tại, không ý kiến nào có thể tồn tại như một chân lý tuyệt đối, lấn lướt những ý kiến khác. Cách sưu tầm văn học của ông cha ta và nghề in Việt Nam trong thời trung đại không cho phép chúng ta ngày nay đủ dũng cảm để khẳng định rằng 254 bài thơ Nôm trong QATT do Nguyễn Năng Tĩnh, Dương Bá Cung và Ngô Thế Vinh sưu tập và xuất bản năm 1868, tất cả những bài thơ Nôm ấy, đích thực là của Nguyễn Trãi; do đó, 254 bài thơ Nôm trong các bản QATT đều dựa vào bản Bối Khê 1868 xuất hiện từ 1956 đến nay cũng không thể coi tất cả là do Ức Trai sáng tác. Để giải tỏa sự bế tắc về vấn đề xác định những bài thơ nào trong QATT mà chúng ta hiện có là của Nguyễn Trãi cần phải làm gì? Nguyễn Tài Cẩn trong bài viết: "Thử phân định thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm" đã xác định: Muốn giải quyết vấn đề tác giả của những bài thơ trùng nhau giữa hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm cần có sự hợp tác liên ngành, vì đây là vấn đề phức tạp, cần phải có sự cân nhắc ở mọi phương diện. Sau khi nêu ra một số ví dụ giữa các dị bản, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng nên đi vào các chi tiết cụ thể trong thói quen sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi, từ việc sử dụng từ, cách kết hợp từ tổ, cách dùng 2, 3 từ liên đới với nhau, hoặc hô ứng với nhau trong cùng một câu, thói quen bố cục toàn bài của mỗi tác giả... Sau khi nêu ra một số thao tác như vậy, tác giả đi đến kết luận: "Muốn cân nhắc về một nét khu biệt nào đây phải so sánh với hơn 390 bài thơ còn lại của Nguyễn Bỉnh Khiêm và của Nguyễn Trãi; muốn cân nhắc về hơn 120 nét khu biệt đã dựng thành danh sách, tính ra phải đọc gần 5 vạn lượt bài. Hơn nữa, trước khi tìm ra được hơn 120 nét khu biệt đó thì cũng phải khảo sát thăm dò khoảng vài trăm hiện tượng ngôn ngữ, nghĩa là số lượng lượt bài phải đọc để cân nhắc còn nhân lên gấp đôi gấp ba" [133: 885] (Những chữ in nghiêng là do chúng tôi muốn nhấn mạnh). 24

26 Nêu ra một số nhận định trên để thấy rằng nghiên cứu thi pháp QATT phải có cơ sở từ những văn bản được xác nhận có giá trị thực lực, loại trừ những văn bản còn tồn nghi do có nhầm lẫn về câu chữ giữa hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bùi Văn Nguyên [102] đối chiếu 254 bài thơ Nguyễn Trãi (theo bản phiên âm của Phạm Trọng Điềm và Trần Văn Giáp) với 178 bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (theo bản phiên âm của Bùi Văn Nguyên - [102]) thì có 33 bài trùng nhau: 9 bài trùng từ 1 đến 7 câu, 24 bài trùng 8 câu, trừ một số chữ sai biệt không đáng kể. Chúng tôi chọn "Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm" do Đinh Gia Khánh chủ biên (Nxb VH, Hà Nội, 1997) so với QATT ở NTTT (tân biên, tập III) [134] thì thấy có 28 bài trùng nhau như sau: 25

27 Chỉ ra 28 bài trùng là để giới hạn phạm vi khảo sát văn bản của luận án chỉ nghiên cứu 266/254 bài (trư 28 bài vừa chỉ ra). Ngoài vấn đề văn bản thực lực, còn có vấn đề phiên âm, chú thích, do chữ Nôm được xây dựng từ chữ Hán, dựa trên tiếng Hán đời Đường, mang âm Hán Việt lại cấu tạo theo nhiều cách, mang nhược điểm của một thứ chữ tượng hình cấu tạo rườm rà, rắc rối, một chữ có thể đọc theo nhiều cách tùy theo ngữ cảnh..., nên đây cũng là yếu tố tạo nên tình trạng không thống nhất về phiên âm, giải nghĩa, chú thích. Nguyễn Đình Hòa sau khi điểm qua các công trình trong nước cũng như dịch ra bằng tiếng nước ngoài về QATT cho rằng: "Có được nguyên bản chữ Nôm cùng mấy bản phiên âm ra quốc ngữ và phiên dịch ra Pháp ngữ, Anh ngữ, những nhà Nôm học tha hồ có dịp thảo luận về thoại này, thoại kia" [133: 584]... Hoài Thanh cũng nói rằng: "Đọc thơ Nôm Nguyễn Trãi, người đọc nhiều khi cứ nơm nớp không biết thơ của Nguyễn Trãi có đúng như vậy không. Trong bản chú thích của mình, Đào Duy Anh chốc chốc lại nói: Chữ Nôm này có lẽ là do chữ... đã viết lộn thành, vì vậy chúng tôi nghĩ nên phiên âm câu..." [133: 697]. Năm 2000, NTTT (tân biên, tập III) ra đời đã đặc biệt lưu ý đến vấn đề văn bản QATT. Nhóm các tác giả nghiên cứu đã xác định: "...Nguyễn Trãi toàn tập là công trình khó nhất, vì đó là công trình văn bản học khó nhất trong các công trình văn bản học Hán Nôm. Có người sẽ nói rằng: Đã có người trước làm rồi, thì có gì là khó nữa? Xin thưa: Chính vì đã có người đi trước làm rồi, mình làm mới khó khăn, vì bao nhiêu vấn đề mà người đi trước để lại, do nhầm lẫn hoặc do phương pháp, mình phải vượt, phải giải quyết. Mà những người đi trước là những bậc đại gia, cho nên những chỗ nào mà họ để lại cũng là những quan ải hiểm yếu, vượt qua có khi gãy lưng, bạc đầu" [134: Lời nói đầu] 1.2. VĂN BẢN LÀM CHỖ DỰA CHỦ YẾU ĐỂ NGHIÊN CỨU THI PHÁP QATT. Văn bản học là một ngành đặc thù. Ở Trung Quốc việc nghiên cứu văn bản bắt đầu từ đời Hán, đến đời Thanh thì ngành học này rất phát triển, ở Nga, việc nghiên cứu các văn bản văn học Nga cổ bằng tiếng Slavơ cổ rất phát triển ở thế kỷ XIX và đã có nhiều nhà văn bản học lỗi lạc. Ở Việt Nam, với Trần Khắc Kiệm, Hoàng Đức Lương, 26

28 Lê Quí Đôn - đời Lê, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Dương Bá Cung... đời Nguyễn, việc sưu tầm, giám định các văn bản cổ đã được chú trọng. Trong nhiều thập niên gần đây, công tác này đã trở thành một ngành khoa học chuyến biệt. Các trung tâm nghiên cứu văn học và khoa học xã hội đã tập trung các chuyên gia đầu ngành lần lượt giám định lại tác phẩm của các tác gia lớn trong nền văn học quá khứ (Thơ văn Lý - Trần, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát..). Trong quá trình khảo cứu, hiệu đính, chú thích, các tác giả đã phần nào trả lại diện mạo cho các tác phẩm từng chịu số phận "tam sao thất bổn". Đất nước ta từng vay mượn văn tự (chữ Hán), sáng tạo ra văn tự dựa trên loại văn tự vay mượn (chữ Nôm), rồi chuyển sang dùng loại văn tự mới (theo hệ chữ Latinh - chữ quốc ngữ), đất nước ta cũng từng bị quân xâm lược hủy diệt về văn hóa: "Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy, ngoài ra, hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến những loại ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ nhỏ, loại sách có câu thượng đại nhân, khưu ất kỷ... một mảnh, một chữ, đều phải đốt hết. Khắp trong nước, phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều gìn giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy tất, một chữ chớ để còn" [143: 7], nên sự biến động về văn bản là không tránh khỏi. Trong văn bản có vấn đề chân - ngụy, thực - giả. Trong nghiên cứu văn bản học, việc "biện biệt chân ngụy" là một vấn đề rất lớn. "Kinh dịch" do ai làm ra, vào đời nào? trong Trang tử những chương "Ngoại thiên" và "Nội thiên", chương nào đích thực là của Trang tử? Ở nước ta, ai là tác giả đích thực của "Hoàng Lê nhất thống chí", của "Lê Thánh Tông di thảo"? Ai là dịch giả "Chinh phụ ngâm", Phan Huy ích hay Đoàn Thị Điểm? Và Hồ Xuân Hương, "nàng là ai", nàng là nàng hay là của những Hồ Xuân Hương mượn tên nàng? Và phải chăng nàng Ngọc Hân đã làm nên lời ca bi ai tuyệt diệu "Ai tư vãn" để khóc chồng mình? Trong văn học quá khứ, bản quyền tác giả không được tôn trọng; tác giả không hưởng "nhuận bút"; lại còn bao nhiêu hệ lụy khác, có khi phải bị rơi đầu vì cái gọi là "văn tự ngục" (án văn tự)... Trường hợp QATT cũng là một hiện tượng phức tạp về văn bản vì tác phẩm ấy bị thất truyền do họa tru di, chỉ sau khi được Lê Thánh Tông hạ chiếu rửa oan, khôi phục danh dự và chức tước (1467) mới được sưu tầm lại. Sưu tầm lại rồi thất truyền và sưu tầm lại; sự lẫn lộn giữa thơ văn ông với thơ văn người khác là có thể có. Chẳng hạn, sự lẫn lộn về một số bài 27

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP BA Xin mở cuốn Hạ của bộ Kinh,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC (1975 1988) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dưới đây là một trả lời cho câu hỏi ấy. Nó đã được những

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : Kẹo ngọt Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài làm 1 Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1766 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Author : vanmau Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o-- LỜI DỊCH GIẢ Triệu Luận là một tuyệt tác của ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10 Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Văn hay lớp 10 Author : vanmau Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du - Bài làm 1 Nhắc đến Nguyễn Du người ta thường nghĩ ngay đến thiên cổ

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Author : vanmau Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Bài làm 1 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Người yêu thơ mệnh danh chị là

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 13-7-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Author : vanmau Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Bài làm 1 Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần

Chi tiết hơn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Văn mẫu lớp 12 Author : Kẹo ngọt Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước - Bài làm 1 Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi) - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Nguyễn Du

Thuyết minh về Nguyễn Du Thuyết minh về Nguyễn Du Author : binhtn Thuyết minh về Nguyễn Du - Bài số 1 Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Câu 2: (0,5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP MỘT Chư vị đồng tu. Hôm nay chúng

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến và Huệ Trang PHẦN BA 28. THƯ TRẢ LỜI CƯ SĨ X Ở VĨNH GIA Thư thứ hai Sách Di Đà Trung Luận, dù

Chi tiết hơn

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) - Văn mẫu lớp 8 Author : Nguyễn Tuyến 1 Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột - dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ 2 Thích Thái Hòa Đôi mắt tình xanh biếc 3 MỤC LỤC THAY LỜI TỰA... 5 BÁT NHÃ VÀ TÌNH YÊU... 7 NỔI BUỒN MÂY KHÓI...

Chi tiết hơn

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word - vanhoabandia (1) Đây là bản nháp-- Xin TUYỆT ĐỐI không trích dẫn, đăng lại nếu không có sự đồng ý của tác giả VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word _TranNgocVuong

Microsoft Word _TranNgocVuong thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương 1. Văn hóa bản địa ở Việt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du Author : elisa Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du - Bài số 1 "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Kiệt tác Truyện

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ I. PHẦN LÝ THUYẾT: (2,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan

Chi tiết hơn

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Author : Thu Vân Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ có cảm nhận tha thiết về hình ảnh người lính trong

Chi tiết hơn

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di (Hawaìi, Honolulu, USA) gởi cho toà soạn, trong bài

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương Sen, tiểu bang California, Hoa Kỳ NGUYỄN HIỀN-ĐỨC Cách

Chi tiết hơn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du Author : elisa Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du - Bài số 1 Hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha Mưa Xuân Về Muộn Truyện Ngắn Trần Đan Hà Lâm trở về quê sau một biến động của đất nước, một khúc quanh lịch sử đã trôi qua, nhưng thảm cảnh chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Từ những ngày triệt thoái cao nguyên,

Chi tiết hơn

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức TÂY TIẾN - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. - Nắm được những

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

Sach

Sach NGUYỄN TRẦN BẠT Cội nguồn cảm hứng NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN Lời tác giả Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khích lệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như

Chi tiết hơn

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T NHỮNG MẢNH TRỜI KHÁC BIỆT 15. Tháng Sáu 2012 by tiengquehuong in KÝ SỰ- PHÓNG SỰ- HỒI KÝ, TIỂU THUYẾT- TRUYỆN NGẮN. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19.06.2012 xin giới thiệu đến các bạn

Chi tiết hơn

daithuavoluongnghiakinh

daithuavoluongnghiakinh KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA (Phẩm 2 và 3) PHẨM THỨ HAI THUYẾT PHÁP Sa môn Đàm Ma Dà Đà Da Xá Người Thiên trúc đến Trung Quốc Đời nhà Tề dịch kinh này từ Phạn văn ra Hán văn. Hoà Thượng Thích Từ Thông

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc KHÓA LỄ BÁT NHÃ (Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngay trán, niệm bài cúng hương) CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhất thiết Phật,

Chi tiết hơn

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến Author : vanmau Bài văn hay phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến DÀN BÀI 1.Mở bài Hướng dẫn - Nguyễn Du đã có hai câu thơ khái

Chi tiết hơn

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ PHẨM MỘT PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG Tôi nghe như vầy: Một thời

Chi tiết hơn

VINCENT VAN GOGH

VINCENT VAN GOGH 1 VIẾT CHO NGƯỜI ĐÃ CHẾT (Bài 75) */ Bài 2. TIẾNG GÕ CỦA ĐỊNH MỆNH I. Sau hơn ba mươi năm dập vùi sóng gió, nhìn lại đời mình như nhìn một bức tranh từng đã vẽ (chứ không còn là đang vẽ), mới thấy rõ ràng

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

Phần mở đầu

Phần mở đầu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Chi tiết hơn

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, Ngô Thì Vị TS Phạm Trọng Chánh Đi sứ không phải là chuyện

Chi tiết hơn

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 2015 117 PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩnh Phúc) chủ trương: Xây dựng một công trình văn hóa

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 2 Chương 6 Hoàng Tử Xuất Hiện Dừng tay!!! Một giọng nói lạnh lẽo vang lên. Tất cả mọi người đưa mắt về phía phát ra tiếng nói, tất nhiên là trừ Thiên Nhi, cô từ từ hạ tay xuống, lại có ai muốn phá

Chi tiết hơn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Author : vanmau Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Bài làm 1 Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc PHẠM THIÊN THƯ NGÀY XƯA NGƯỜI TÌNH NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ Chịu trách nhiệm xuất bản NGUYỄN ðức BÌNH Biên tập KIM PHƯỚC Sửa bản in BẢO BẢO Bìa GIANG VŨ Phụ bản PHẠM CUNG NGÀY XƯA NGƯỜI TÌNH, PHẠM THIÊN THƯ

Chi tiết hơn

I _Copy

I _Copy BIỂU TƯỢNG HOA SEN XUÂN TÂN MÙI (1991) (Phật tử) Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán, chúng tôi dùng hình ảnh hoa sen để chúc Tết quí Phật tử. Trong đạo Phật biểu tượng hoa sen có những gì kỳ đặc? Hôm nay chúng

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm tắt Dựa trên những khái niệm về thành ngữ của các nhà khoa học, bài viết

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu

An Quang Van Sao Tam Bien - Q1 - Nhu Hoa Chuyen Ngu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang Ấn Quang Đại Sư Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 10-6-2009 Người thực hiện : Nam

Chi tiết hơn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1] PHỦ GIA ĐỊNH CÔNG CUỘC MỞ CÕI VỀ PHƯƠNG NAM VÀ NÉT VĂN HÓA ĐẶC THÙ NAM KỲ Nguyễn Minh Triết Gia-Định, một địa danh kỳ cựu nhứt của vùng đất phương nam đã bị xóa tên trên bản đồ địa lý Việt Nam kể từ khi

Chi tiết hơn

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm thơ là Hoàng Anh Tuấn. Yêu đến như thế là yêu quá là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc Đóa Hồng Cho Người Yêu Dấu: Biểu Tượng Của Niềm Tin, Tình Yêu Và Hy Vọng - Nghiêm Xuân Cường Nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, ngươi ta nhớ đến ngay bản nhạc bất hủ của anh mang tựa đề: "Gọi Người Yêu Dấu".

Chi tiết hơn