Microsoft Word - TRIỀU ĐÌNH HUẾ VÀ CHỦ TRƯƠNG.doc

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Microsoft Word - TRIỀU ĐÌNH HUẾ VÀ CHỦ TRƯƠNG.doc"

Bản ghi

1 TRIỀU ĐÌNH HUẾ VÀ CHỦ TRƯƠNG BÀI THIÊN CHÚA GIÁO Mark W. McLeod Dịch Gỉa: Ngô Bắc Chương này cố gắng trình bày rằng, sau khi ký kết Hiệp Ước Sàigòn, chính sách của Triều Đình Huế là một chính sách chống lại bạo lực, chính thức và không chính thức, hơn nữa nhằm chống và quấy nhiễu tín đồ đạo Gia Tô (Catholicism). Lập luận này về một sự biến hóa triệt để trong chính sách tôn giáo của triều đình Huế đối nghịch với luận đề của một tập biên khảo gần đây về Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam, tập Les Missions-Étrangères et la penetration francaise au Vietnam của tác giả Nicole-Dominique Lê. Tác giả đã tóm tắt nbư sau sự giải thích của bà về chính sách tôn giáo thời hậu 1862 của chính quyền Việt Nam: Bởi vì người Pháp và người Tây Ban Nha đã chính thức đến nhằm cứu vớt các giáo dân đạo Gia Tô, điều hỉển nhiên là bản hiệp ước năm 1862, đã được ký dưới sự cưỡng bách, đã không đánh dấu một sự ngừng nghỉ nào trong các sự ngược đãi phải gánh chịu bởi cộng đồng Gia Tô Giáo Việt Nam, các sự ngược đãi được tiêu biểu bởi một sự tàn ác ngụy trang trong đó các giáo sĩ truyền đạo cũng không đựợc miễn trừ Đến mức độ các cuộc tàn sát lớn lao dành cho các hiệp ước hòa bình, các sự khiếu nại luôn luôn có cùng một nhịp điệu: sự thông đồng của triều đình và các sự tổn thương và đe dọa chống lại các tín đồ Thiên Chúa Giáo. 1 Sự nhấn mạnh của Nicole-Dominique Lê rằng bản hiệp ước 1862 không làm thay đổi sự đối xử của Triều Đình Huế đối với tín đồ Gia Tô Giáo Việt nam và các

2 nhà truyền giáo của họ gây ra bởi sự tùy thuộc của tác giả trên các nguồn tài liệu bằng Pháp ngữ và sự miễn cưỡng của tác giả trong việc tra hỏi phê phán về sự thực của các lời khiếu nại liên tục từ các giáo sĩ chống lại Huế. Chính vì thế lập luận của tác giả họ Lê về sự ngược đãi thời hậu-1862 bị ảnh hưởng sâu xa bởi mức độ khảo chứng cũng như mức độ của sự giải thích bởi các bài viết của các giáo sĩ. 2 Song các giáo sĩ bị thúc đẩy mạnh mẽ bởi việc phóng đại và/hay ngụy tạo các sự việc của chủ trương chống Công Giáo chính thức, bởi họ đã nhất quán tìm cách dẫn chứng các sự vi phạm bị cáo buộc của Huế nhằm lừa gạt các vị đô đô-thống đốc Pháp tại Sàigòn đến việc chấp nhận một chính sách mạnh bạo hơn nhắm vào việc yêu sách các đặc quyền và sự miễn trừ bổ túc cho người theo đạo Gia Tô từ triều đình bị sỉ nhục tại Huế. 3 Các tài liệu hoàng gia của nhà Nguyễn thuật lại một câu chuyện khác xa với câu chuyện của các nhà truyền giáo và sử gia nêu trên. Trong khi mọi nguồn tài liệu đều phải chịu các thành kiến cá biệt, điều cần ghi nhớ là các tài liệu hoàng triều không được viết với ý định dành cho người Tây Phương đọc. Không có lý do nào để giả định rằng triều đình Huế đã nói thái quá hay bịa đặt ra các sự trần thuật này trong các nỗ lực của nó nhân danh các tín đồ Gia Tô Giáo nhằm bày tỏ sự chấp hành của nó đối với bản hiệp ước. Hơn thế, sự bảo vệ Thiên Chúa Giáo không phải là một điều gì đó mà triều đình sẽ muốn nhấn mạnh trong các sử sách của nó, bởi đây là một chính sách mất nhân tâm mà ngay hoàng đế đã không chấp thuận trên nguyên tắc. Bức tranh được trình bày trong đó có lẽ là một sự ghi chép chính xác các báo cáo nhận được từ các tỉnh và về phản ứng của triều đình. Dựa trên nguồn tài liệu này, và trên các bài viết bởi một số người trong số chính các kẻ hoạt động bài bác Gia Tô Giáo, điều có thể trình bày là, khác xa với sự ngược đãi liên tục hay sự ủng hộ ngấm ngầm

3 hoạt động chống Gia Tô Giáo về phía các quan chức của nó hay các văn thân, triều đình Huế đã nỗ lực để bảo vệ các nhà truyền giáo và dân Việt Nam theo Gia Tô Giáo tại các vùng hãy thuộc thẩm quyền của hoàng triều. Trước khi hướng đến các phản ứng khơi động bởi sự biến đổi chính sách tôn giáo của triều đình Huế, quy chế pháp lý của Gia Tô Giáo tại đế quốc sau hiệp ước năm 1862 phải được giải thích. Ngay sau khi ký kết bản hiệp ước, nhà vua đã tuyên cáo bằng một sắc dụ: Với hòa ước đã được ký kết, sự ngăn cấm Gia Tô Giáo vì thế đã được bãi bỏ. 4 Sắc dụ cũng tuyên bố rằng chỉ có những người Gia Tô Giáo Việt Nam có quan hệ có thể giải trình được với các lực lượng xâm lăng mới có thể bị xem là có tội, và rằng tất cả các tín đồ Gia Tô Giáo khác đều được ân xá cho tôi cải đạo và/hay chối bỏ một tôn giáo trước đây là bất hợp pháp. 5 Các quan khâm sai được phái tới các khu vực xáo trộn để tuyên cáo và giải thích các tự do mà các tín đồ Gia Tô Giáo từ nay được hưởng. Thí dụ, ông Lê Tuấn, một người đỗ bằng tiến sĩ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], đã được phái đi để làm việc này tại vùng Nghệ Tĩnh. 6 Các nhà truyền giáo được cấp phép để di chuyển và giảng đạo khắp xứ sở, chỉ phải tuân theo các quy định cụ thể như sau: Họ bị bắt buộc phải đăng ký với các thẩm quyền địa phương bất kỳ nơi nào họ du hành; họ chỉ được phép di hành vơi một chiếc võng hay với một con ngựa duy nhất và bị cấm dùng kiệu và lọng vốn tượng trưng cho giới chức thẩm quyền Việt Nam; họ không thể được tháp tùng bởi nhiều hơn mười người; họ không thể bao quanh cư sở của họ bằng đường hào hay các công sự phòng thủ; và họ không thể tụ họp cho các mục đích tôn giáo nhiều hơn một trăm người. 7 Sau một thời kỳ kéo dài của các sắc dụ chống Gia Tô Giáo và chiến tranh vốn làm sinh sôi các sự thù hận và đổ tội lẫn nhau, các điều lệ như thế khó

4 có thể bị xem là nghiêm khắc, và chúng không thể bị trích dẫn như bằng cớ của sự ngược đãi tiếp tục. 8 Trong năm 1868 các quy điều Việt Nam đà bị thay đổi khiến cho hình phạt về thể xác không thể áp dụng đối với các thành viên thuộc hệ cấp giáo hội Gia Tô Giáo. 9 Trong khi tiến trình bãi bỏ các quy định đặc biệt đối với các người Việt Nam theo Gia Tô Giáo tiếp diễn, các thuế suất gia tăng áp đặt trên họ trong suốt cuộc chiến tranh được tháo gỡ, mang họ về vị thế bình đẳng với người Việt Nam bình thường liên quan đến việc làm xâu, quân dịch, và đóng thuế thân và thuế đất đai; và họ được hưởng sự cứu trợ của triều đình trong trường hợp thiên tai theo cùng tiêu chuẩn áp dụng cho các thần dân không cải đạo. 10 Năm 1866 triều đình đã bãi bỏ trong các văn kiện chính thức sự sử dụng các danh hiệu có nghĩa xấu để chỉ các tín đồ Gia Tô Giáo Việt Nam và trong việc phân biệt họ với người Việt Nam không cải đạo. Các danh hiệu như thế đương nhiên bị xem là có tính cách xúc phạm bởi các Nhà Truyền Giáo Gia Tô Giáo. Các giáo sĩ này đã chuyển nạp các lời khiếu nại của họ với các giới chức thẩm quyền thực dân Pháp, các kẻ đã trình bày vụ kiện với các quan chức Việt Nam. Từ đó trở đi, các tín đồ Gia Tô Giáo và những người không cải đạo được chính thức gọi là giáo dân [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (the people of religion) và bình dân [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (the ordinary people). 11 Sự quyết tâm của triều đình Huế để cưỡng bách các quan chức và thần dân của mình tuân hành các quy định mới bảo vệ Gia Tô Giáo được chứng tỏ bởi sự đáp ứng của nó trước vô số các biến cố chống Gia Tô Giáo đã xảy ra trong những năm tiếp theo sau hiệp ước Bức tranh tổng quát xuất hiện từ các tài liệu Việt Nam như sạu. Nhiều văn thân và quan chức tuyên bố sự chống đối của họ đối với sự chiếm đóng của người Pháp

5 các tỉnh miền nam và sự liên kết của họ vấn đề tôn giáo với vấn đề chính trị -- bằng cách biểu lộ việc chống đối, quấy rối, và đôi khi tấn công thân thể các tín đồ Gia Tô Giáo Việt Nam và các nhà truyền giáo. Khi làm như thế họ đã gợi lên sự chống đối qủa quyết triều đình Huế. Cơn thịnh nộ vì lòng yêu nước của các học giả và quan chức này gặp phải sự cự tuyệt rõ rệt của Huế, bằng chứng vững chắc của một sự đảo ngược chính sách. Cuộc thảo luận sau đây về các biến cố bài Công Giáo tuyển chọn được ghi chép trong các tài liệu Việt Nam trong các năm vì thế nhằm để chứng tỏ sự chống đối của triều đình Huế đối với chủ trương bài Gia Tô Giáo tiếp tục sau khi có sự ký kết bản hiệp ước Phong trào bài Gia Tô Giáo quan trọng đầu tiên sau khi bản hiệp ước được ký kết là một cuộc nổi dậy không thành công [manquée, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] tại hoàng thành ở Huế nguyên được phóng ra cùng với các cuộc nổi dậy tại các tỉnh lỵ. Vào dịp các kỳ thi tuyển nhân viên công quyền cấp miền được tổ chức vào cuối năm 1864, các sĩ tử tại các trường thi ở Hà Nội, Thừa Thiên, và Nam Định đà bày tỏ sự chống đối của họ đối với các chính sách của triều đình về hòa bình và bảo vệ Gia Tô Giáo bằng cách gửi các đơn thỉnh cầu lên hoàng đế, bằng cách từ chối không dự kỳ thi, và bằng việc gây rối. Các cuộc nổi dậy ở trường thi bị trấn áp bởi binh sĩ triều đình. Tuy nhiên, một cuộc điều tra chính thức phát hiện rằng các cuộc biểu tình của các văn thân không phải có tính cách tự phát như mới thoạt nhìn qua. Các nhà điều tra khám phá một âm mưu, được hỗ trợ bởi một số quan chức tại triều và ngay cả bởi các thành viên của hoàng tộc, lợi dụng sự khích động tại các trường thi, việc mà họ đã chủ mưu, để phóng ra một cuộc đảo chính [coup d état, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] tại ngay trong hoàng cung. Theo các quan chức

6 điều tra, Phạm Phú Thứ và Lê Bá Thận, các người chủ mưu là Hoàng Thân Hồng Tập, Hoàng Thân Hồng Tú [?], Phò Mã Trương Văn Chất, và ông Nguyễn văn Viên [?]. Khi Nguyễn Văn Viên và Trương Văn Chất nghe được các điều khoản của bản hiệp ước năm 1862, họ đã dâng sớ lên Hoàng Đế Tự Đức, thúc dục nhà vua hãy loại trừ các người Việt Nam theo Gia Tô Giáo, và đề nghị các chiến lược tấn công người Pháp. Khi các sự thỉnh cầu của họ bị bác bỏ bởi nhà vua, họ đã quyết định thực hiện các mục tiêu của họ mà không có sự chấp thuận của triều đình. 12 Hai kẻ âm mưu giành được sự ủng hộ của nhiều kẻ chủ chiến trong số các văn thân và quan chức; với sự đồng tình, họ đã lập kế họach để phóng ra các cuộc biểu tình tại các trường thi. Đối với các người chủ mưu, mục đích của các cuộc biểu tình tại trường thi có hai mũi nhắm: Họ có thể biểu lộ một căn bản ủng hộ rộng rãi cho các đề nghị kháng Pháp và bài Gia Tô Giáo của họ trong giới văn thân của đất nước; và họ có thể lợi dụng sự hỗn loan phát sinh hầu nắm được sự kiểm soát hoàng thành. Các kế hoạch của họ kêu gọi sự hành quyết tức thời các quan lại phe chủ hòa tại triều đình, kể cả ông Phan Thanh Giản. Với sự loại trừ các kẻ chủ hòa, phe nổi dậy sẽ tự do thành lập các nhóm tình nguyện gồm các nghĩa quấn để tấn công các làng Gia Tô Giáo ở vùng phụ cận kinh đô. Các người Việt Nam theo Gia Tô Giáo sẽ bị loại trừ khỏi các tỉnh miền trung và bắc. Sau đó các người theo phe đảo chính đã dự trù việc tấn công người Pháp tại miền Nam. Hoàng Đế Tự Đức sẽ được đề nghị sự lựa chọn việc ủng hộ kế hoạch chống Pháp và bài Gia Tô Giáo của phong trào hay phải nhường ngai vàng cho một hoàng thân họ Nguyễn khác, có thể là Hồng Tập. Cuộc nổi dậy đã diễn ra vào ngày 8 tháng Tám, năm 1864, nhưng quân nổi dậy không thể xâm nhập vào hoàng thành vốn được bảo vệ một cách cẩn mật, và các kế hoạch của họ đã bị khám phá ra sau đó không

7 lâu. Các thành viên lãnh đạo của nhóm bị bắt giữ và trừng phạt nghiêm khắc, nhưng phần lớn các người bên dưới, chỉ là các văn thân với ít kinh nghiệm chính trị, được đối xử với sự khoan hồng. Chủ trương bài Gia Tô Giáo của các người nổi dậy và tương quan của nó với cuộc tranh đấu rộng lớn hơn chống lại sự chiếm đóng của Pháp có thể được nhận thấy trong một tờ thỉnh nguyện được đệ trình bởi một trong các người ủng hộ phong trào lên Hoàng Đế trong thời gian có các cuộc biểu tình. Tờ thỉnh nguyện được sọan thảo bởi ông Lê Khắc Cần [?], một người đậu bằng tiến sĩ và là tri huyện (huyện Xuân Thường [Trường?], tỉnh Nam Định), đảm nhận việc liên lạc giữa các kẻ âm mưu tại hoàng thành ở Huế với các sĩ tử dự thi nổi loạn tại Nam Định. Tài liệu có ghi như sau: Không thể có sự sống chung giữa chính đạo và tà đạo. Nơi một bên hoằng pháp, bên kia sẽ bị tàn lụi; nơi một bên phát triển, bên kia sè bị chặn đứng lại. Hơn nữa, các tên côn đồ này đã dùng các âm mưu quỷ quyệt để cướp đoạt các quyền của chúng ta, và chúng ta bị dày xéo ngày đêm bởi sự đàn áp của chúng. Xứ sở chúng ta vẫn chưa quyết tâm diệt trừ chúng, nhưng nếu chúng được để yên với sự tự do hoàn tòan, làm sao chúng ta có được hòa bình? Kể từ khi Gia Tô Giáo xâm nhập vào nước ta, họ lẩn trốn tại những làng mạc biệt lập hầu thực hiện các sự dụ dỗ ám muội. Song nếu các ý định của họ chỉ là để giảng đạo, tại sao họ lại vượt qua các đại dương không ranh giới và vi phạm các sự ngăn cấm đạo Gia Tô của vương quốc chúng ta? Các kẻ xâm lăng đã không thành công xuyên qua các ý đồ quỷ quyệt này, và vì thế họ đã cố sử dụng vũ lực để đe dọa chúng ta; vũ lực đã không hoàn thành công việc cho họ, và vì thế họ đã yêu cầu một hòa ước. Từ bắc chí nam, chúng ta hoang mang, và hoàng đế đã không nỡ để dân chúng chịu đau khổ, và vì thế ngài đã chuẩn thuận cho họ một hòa

8 bình tạm thời. Nhưng cái gọi là hòa bình này chỉ là một bộ phận trong chiến lược của quân xâm lược. Nếu đây là hòa bình thực sự, khi đó họ sẽ phải ở lại tại xứ sở của họ, hay, nếu thực sự cần thiết, họ có thể bổ nhiệm các sứ giả sang thăm viếng nhưng không trú đóng nơi đây. Vả lại, tại sao họ lại không ngừng đưa ra các đòi hỏi, không hề tôn trọng bất kỳ quyền lợi nào ngoài quyền lợi của chính họ? Họ còn chẳng hỏi gì về ý kiến của chúng ta. Trong thực tế, như thể chúng ta không còn là chủ nhân của đất nước chúng ta nữa. Gần đây, chúng tôi nghe được rằng trong bản hòa ước quân xâm lược đòi các khoản bồi thường bằng bạc, và chúng ta đã lấy bạc từ ngân khố của mình để trả cho họ. Họ đã đòi hỏi quyền thiết lập các nhà thờ, và chúng ta cũng đã chấp thuận điều này, bãi bỏ các sự cấm đoán trên tôn giáo này Triều đình đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với các phần tử xấu theo tà đạo. Điều thực sự đáng tiếc là một chính sách rất hợp lý như thế, được áp dụng trong nhiều trăm năm, lại bị bãi bỏ một cách quá mau lẹ! 14 Trong mục đích lượng giá chính sách của triều đình Huế đối với tín đồ Gia Tô Giáo, các cuộc biểu tình tại trường thi và âm mưu liên hệ được phát lộ trong hai khía cạnh. Trước tiên, điều phải được nhấn mạnh rằng quan điểm của các văn nhân và quan chức là chống đối lại chính sách hòa bình, kể cả việc dung chấp đạo Gia Tô. Các quan chức và văn thân này, với sự hiểu biết sâu xa về sinh hoạt làng xã và quan trường, tin rằng triều đình Huế đã tuân hành Hiệp Ước Sàigòn và đình chỉ sự ngược đãi của nó đối với tín đồ Gia Tô Giáo. Các lời thỉnh cầu của các quan chức và văn thân, một trong số đó được trích dẫn bên trên, chính vì thế cấu thành một sự bác bỏ hùng hồn lập luận cho rằng chính quyền Việt Nam tiếp tục ngược đãi tín đồ Gia Tô Giáo sau năm Thứ nhì, các hành động của hoàng đế Tự Đức trong việc đàn áp các cuộc biểu tình tại

9 trường thi và trong việc bắt giữ và trừng phạt các kẻ chủ chiến chống Gia Tô Giáo hàng đầu đứng sau cuộc đảo chính đã mưu định tại hoàng thành là bằng cớ cho sự chống đối của nhà vua trước khuynh hướng này. Hoàng đế sẵn lòng bắt giữ các quan chức cao cấp và ngay cả các thành viên trong gia tộc nhà vua mưu toan thực hiện các chương trình bài Gia Tô Giáo bằng vũ lực. Một biến cố tương tự, được biết theo tiếng Việt là cuộc khởi loạn ở kinh thành Huế [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (Imperial Citadel Uprising), đã xảy ra trong năm Một lần nữa, các thành viên trong hoàng tộc, được hậu thuẫn bởi các quan chức, mưu toan lật đổ Hoàng Đế Tự Đức, người mà họ đã chỉ trích vì sự dung chấp đạo Gia Tô và vì chấp nhận của nhà vua sự chiếm đóng của Pháp tại các tỉnh miền nam. Các diễn biến của phong trào năm 1866 có thể được tóm tắt như sau. Người tổ chức cuộc nổi loạn là Đoàn Hữu Trung, quê quán tại tỉnh Thừa Thiên (xã An Truyền, quận Phú Vang). Mặc dù có một nguồn gốc khá khiêm tốn, việc học hỏi Khổng học và sự thông thái của ông giúp ông có tiếng tăm đáng kể ở địa phương. 15 Ông đã thành lập tại vùng quê quán của mình một hội thơ được gọi là Sơn Đông Thi Hội (Eastern Mountain Poetry Group) vốn thường được đi lại bởi các người em của ông là Đoàn Hữu Ái và Đoàn Hữu Trực và bởi các ông Trương Trọng Hòa [?] và Phạm Lương. Nhóm được kéo gần nhau bởi sự chống đối của nó đối với các chính sách hòa dịu của Triều Đình Huế với Pháp và sự dung chấp Gia Tô Giáo, và họ bắt đầu âm mưu lật đổ Hoàng Đế Tự Đức. Họ thu nhận được sự ủng hộ của các binh sĩ và công nhân trong khu vực cũng như của vài quan chức hoàng triều và thành viên của hoàng tộc. 16 Vào lúc đó Hoàng Đế Tự Đức đang trong tiến trình xây dựng mộ phần của chính ông (được biết trong sinh thời của ông là Vạn Niên Cơ và sau khi chết là

10 Lăng Khiêm) trong vùng phụ cận hoàng thành. Nhận định các quận Hương Thủy và Hương Trà là địa lợi đứng về mặt phong thủy, vua Tự Đức bắt buộc các cư dân rời bỏ làng mạc và đất đai để nhường chỗ cho dự án xây dựng. Việc xây cất được thi hành chính yếu bởi các binh sĩ làm việc dưới kỷ luật khắt khe. Các điều kiện này càng trở nên khó khăn hơn nữa bởi sự kiện là khu vực đang phải chịu nạn hạn hán và đói kém. 17 Tình trạng trở nên không thể chịu được nữa đến nỗi có câu vè dân gian nói rằng lăng tẩm của vua Tự Đức có tường xây bằng xương và hào ngập máu dân. 18 Tình cảnh của các binh sĩ và các dân làng bị dời cư tại và chung quanh địa điểm xây cất chính vì thế đã cung cấp cho các thành viên của Sơn Đông Thi Hội một căn bản xã hội cho việc đặt các kế hoạch của họ thành hành động. Họ đã lôi cuốn sự ủng hộ của nhiều người trong số dân bị dời cư và các binh sĩ bằng việc hứa hẹn các sự cải thiện trong điều kiện vật chất của họ và một sự phục hoàn đất đai của họ. 19 Các kẻ âm mưu vẫn phải đối phó với vấn đề tìm được lối vào trong hoàng thành. Việc này họ đã giải quyết bằng cách tự giới thiệu với các phần tử quan tâm như các kẻ ủng hộ của hoàng thân Đinh Đạo lên làm vua chính danh của Việt Nam. Như đã trình bày trước đây, Hoàng Tử Hồng Bảo đã mưu toan phóng ra một cuộc đảo chính chống lại vua Tự Đức. Khi các kế hoạch của ông ta bị phát giác, Hồng Bảo bị giam trong tù, và sau đó đã tự vẫn. Như một hành vi khoan dung, vua Tự Đức đã không áp dụng trọn vẹn nguyên tắc trách nhiệm tập thể gia đình trên người con trai trưởng của Hồng Bảo, kẻ đã được miễn tội trảm với điều kiện anh ta chấp nhận lấy họ của người mẹ, do đó chính thức loại bỏ khả năng lên ngôi vua. Bất kể sự thay đổi họ, một số các nhânn vật tại triều đình vẫn nghĩ rằng Đinh Đạo xứng đáng trở thành hoàng đế bởi vì anh ta là con trai trưởng của Hồng Bảo. 20 Chính Đinh Đạo đã đáp

11 ứng tán thành sự mở lời của Sơn Đông thi hội, giống như ông Tôn Thất Cúc, là kẻ, với tư cách một võ quan cao cấp và một thành viên của hoàng gia, đã đề nghị mở cửa cho quân nổi dậy xâm nhập vào hoàng thành. 21 Sử dụng ngôi chùa Phật Giáo gần đó có tên là chùa Pháp Vân và chính địa điểm xây cất như các căn cứ hành quân, các kẻ âm mưu đã trù hoạch của nổi dậy của họ vào ngày tám tháng tám âm lịch, ngày mà ông Tôn Thất Cúc được sắp xếp để có một cuộc yết kiến vị hoàng đế. Mặc dù các binh sĩ và dân làng được tuyển mộ tại địa điểm xây cất lên tới cả ngàn người, họ chỉ được trang bị nghèo nàn và được tổ chức một cách tồi tệ. Họ đã mất can đảm khi đối diện với sự chống đối cương quyết của một số nhỏ các thị vệ chỉ huy bởi ông Hồ Oai. Từ khước không để chính mình bị dọa nạt, ông ta đã làm sững sờ quân nổi dậy bằng việc nói thẳng thừng với họ rằng các hành động của họ cấu thành tội phản bội. Lợi dụng sự ngập ngừng của họ, Hồ Oai nhẩy về phía trước và dùng dao đâm Đoàn Hữu Trực. Cả Đoàn Hữu Trực bị thương và Đoàn Hữu Trưng đều bị bắt trong cơn hỗn lọan [mêlée, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch] và các nhóm quân nổi dậy được giữ làm quân trừ bị tại chùa Pháp Vân và tại địa điểm xây cất đã tìm cách bỏ chạy hơn là đối đầu với quân gác hòang cung đã được báo động. Khu vực quanh hòang thành bị phong tỏa, và các lãnh tụ của quân nổi dậy đều bị bắt. Dưới sự thẩm vấn, Đoàn Hữu Trưng tiết lộ sự can dự của Đinh Đạo, là kẻ cũng bị bắt. Đinh Đạo bị hành quyết bằng cách bóp cổ, Tôn Thất Cúc tự tử, và các kẻ âm mưu còn lại bị trừng phạt theo mức độ liên can của họ. 22 Mặc dù các kẻ lãnh đạo của Cuộc Nổi Dậy Tại Hoàng Thành đã dùng làm mồi các sự cải thiện vật chất và sự ủng hộ cho Đinh Đạo như kẻ tranh ngôi để lôi cuốn sự hậu thuẫn của các

12 binh sĩ, các dân làng bị dời cư, và các thành viên của hoàng gia, đây không phải là các mục tiêu tối hậu của phong trào. Các chủ đich chính yếu của họ chỉ có thể được hay biết bởi việc khảo sát một bài thơ dài (498 câu ở thể lục bát: six-eight style ) nhan đề Trung Nghĩa Ca: Ode to Fidelity, được soạn bởi lãnh tụ phong trào, Đòan Hữu Trưng, trong khi bị bắt giam sau sự thất bại của cuộc nổi dậy. 23 Theo Trung Nghĩa ca, các kẻ âm mưu của Sơn Đông thi hội đã bị xúc động chính yếu bởi sự chống đối của họ trước sự chấp nhận của Triều Đình Huế một sự hiện diện của Pháp tại miền Nam và sự dung chấp đạo Gia Tô. Hậu quả của cuộc xâm lăng của Pháp Tây Ban Nha đã được mô tả như sau bởi Đoàn Hữu Trung: Các tàu Tây Phương nhả khói tấn công chúng ta khắp mọi nơi. Chúng rút lui khỏi Đà Nẵng nhưng lại tái xuất hiện tại Cần Giờ. Chúng reo rắc sự kinh hòang cho hàng trăm gia đình. Các trận mưa lật đổ các bình hương, và gió làm nghiêng ngả bàn thờ tổ tiên. 24 Bình hương và bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho tục thờ cúng tổ tiên, một sự hòa lẫn tinh tế các nghi lễ bản xứ và Khổng học được thực hiện bởi hầu hết mọi gia đình Việt Nam. Bởi việc liên kết mưa gió của sự xâm lăng cua Tây Phương với sự lật đổ và làm nghiêng ngả các đồ vật nghi lễ này, tác giả xác định rằng các giá trị thâm sâu nhất của Việt Nam đã bị đe dọa bởi cuộc xâm lăng của Tây Phương. Bất kỳ sự thỏa hiệp nào với các kẻ xâm lăng chình vì thế là điều không chấp nhận được. Chính sách hòa bình của triều đình bi chỉ trích như một sư phản bội lại di sản Việt Nam vốn là một đế quốc độc lập: Chữ hòa bình trói buộc chúng ta như một sợi dây thừng to lớn Thật đáng tiếc biết bao khi các thành quả của tổ tiên chúng ta đã bị đe dọa trong đường hướng này. Ai là kẻ có thể thu hồi cho chúng ta ba thành đà mất? 25 Ba thành tượng trưng cho ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa nằm trong vòng tay chiếm giữ của quân Pháp Tây Ban

13 Nha đã được chính thức chấp nhận qua việc ký kết của triều đình vào bản Hiệp Ước Sàigòn. Bằng việc so sánh từ ngữ hòa bình với sợi dây thừng to lớn tác giả gợi ý rằng nhân dân Việt Nam có thể đánh bại quân xâm lăng nếu họ không bị kiềm chế bởi chính sách chủ hòa của triều đình. Phần lớn tập Trung Nghĩa ca ca tụng các kẻ chủ chiến, đặc biệt là Nguyễn Tri Phương và Trương Định, và chỉ trích các người ủng hộ chính sách hòa dịu, đặc biệt là các ông Lê Bá Thận và Trương Quế [các tài liệu về phía Pháp lại cho rằng ông Trương Đăng Quế thuộc phe chủ chiến, chú của người dịch]. Bản văn xác định rằng mục tiêu tức thời của cuộc nổi dậy là hành quyết các nhân vật lãnh đạo của phe chủ hòa tại triều đình. Vua Tự Đức bị chỉ trích vì sự thất bại của ông trong việc loại trừ ảnh hưởng của các kẻ binh vực cho sự hòa dịu, nhưng các kế họach của quân nổi dậy dành cho nhà vua ít rõ rệt hơn. 26 Tác giả Trần Trọng Kim xác nhận rằng họ cũng dự định việc xử tử cả vua Tự Đức, nhưng điều này không được xác định bởi các tài liệu của triều đình hay trong Trung Nghĩa ca. 27 Bản văn kể sau đúng ra nêu ý kiến rằng nhà lãnh đạo cuộc Nổi Dậy Ở Kinh Thành dự định đặt Đinh Đạo lên ngai vàng và biếm Tự Đức vào một vai trò thuần túy có tính cách nghi lễ là Thái Thượng Hoàng [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], nhưng đây chỉ là một cách để đạt được mục đích nhằm đảo ngược chính sách hòa bình của triều đình. 28 Về vấn đề tôn giáo, các quan điểm của Đoàn Hữu Trung là quan điểm của các kẻ chủ chiến. Ông nhìn các người Việt Nam theo Gia Tô Giáo vừa như các kẻ theo tà đạo: heretics, vừa là các kẻ nội ứng: fifth columnists. Như được cho thấy trong các câu thơ tiếp theo sau, Trung Nghĩa ca đã mạnh mẽ chỉ trích vai trò đóng giữ bởi các người Việt Nam theo Gia Tô Giáo trong cuộc xâm lăng Pháp-Tây Ban Nha: Hành vi của

14 các người theo đạo Gia Tô là phản bội: Hàng ngày họ cung cấp cho quân địch thực phẩm. 29 Đoàn Hữu Trung đã nguyền rủa rằng triều đình Huế đã không trừng trị các người theo đạo Gia Tô về vai trò của họ trong cuộc tranh chấp thuộc thời kỳ , có nghĩa, là triều đình đã không tiếp tục các chương trình bài Gia Tô Giáo của mình sau khi có sự ký kết Hiệp Ước Sàigòn. Thí dụ, ông tin rằng các sắc thuế đánh trên dân Việt Nam không theo đạo Gia Tô bị gia tăng hàng năm để trả cho các khoản bồi thường cho Pháp, trong khi người Việt Nam theo Gia Tô Giáo được tụ do hưởng thụ các thành quả của sự chiến thắng của Pháp: Hàng năm, các sắc thuế bằng vàng của chúng ta tăng lên. Chúng ta phải đóng mà không được quyền khiếu nại trong khi kẻ theo đạo Gia Tô được tự do ăn và cười trên tốn phí trả bởi chúng ta. 30 Trong một đề cập khả dĩ khác về quy chế được bảo vệ của các kẻ theo đạo Gia Tô sau năm 1862, Đoàn Hữu Trung đã biểu lộ sự phẫn nộ của mình rằng các chủng viện Gia Tô Giáo đã hối hả thúc đẩy họat động mà trong ý kiến của ông không tương hợp được với các quyền lợi của Việt Nam: Đang có một sự nhộn nhịp hoạt động của các linh mục tại các chủng viện. Không một ai quan tâm gì đến sự an lạc của xứ sở chúng ta. 31 Vì thế, trong quan điểm của ông Đoàn Hữu Trung, sự hiện diện của người Gia Tô Giáo Việt Nam tại Bắc và Trung kỳ có liên hệ một cách phức tạp đến sự chiếm đóng của Pháp tại miền Nam, một sự chiếm đóng mà các kẻ theo đạo Gia Tô đã trợ lực trong việc thiết lập và hưởng lợi từ đó; chỉ có sự tôn trọng triệt để của triều đình Huế với bản Hiệp Ước Sàigòn là đã ngăn cản các nhà lãnh đạo cuộc Nổi Dậy ở Kinh Thành và các nhân vật chủ chiến khác khỏi việc tận diệt các người Việt Nam theo đạo Gia Tô và trục xuất người Pháp. Đây là mục tiêu tối hậu của Cuộc Nổi Dậy ở Kinh Thành. Nói theo lời của tác giả tập Trung Nghĩa ca: Đối nội, chúng ta sẽ hoàn toàn diệt trừ các kẻ theo Gia Tô

15 Giáo. Đối ngoại, chúng ta sẽ dành cho các kẻ xâm lăng phương Tây một trận đánh quyết định. 32 Trong mục đích lượng giá chính sách của triều đình Huế liên quan đến Gia Tô Giáo sau khi có sự ký kết Hiệp Ước Sàigòn, Cuộc Nổi Dậy ở Kinh Thành năm 1866 đáng quan tâm ở một vài khía cạnh. Các sự phàn nàn của Đoàn Hữu Trung về quy chế được bảo vệ của Gia Tô Giáo sau năm 1862 là một sự bác bỏ bổ túc lập luận nói rằng chính sách bài trừ Gia Tô Giáo chính thức vẫn được tiếp tục sau năm Phe nổi dậy năm 1866 tin tưởng rằng sự lật đổ hoàng đế Tự Đức và sự loại trừ phe chủ hòa chế ngự tại Huế thì cần thiết trước khi chương trình bài trừ Gia Tô Giáo có thể được thực hiện. Nói cách khác, triều đình Huế đối với họ, tượng trưng cho một sự ngăn trở trong sự thi hành chương trình chống Pháp và chống Gia Tô Giáo của phe chủ chiến [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]. Và sự trừng trị các kẻ can dự vào cuộc nổi dậy một lần nữa cho thấy rằng Hoàng Đế Tự Đức đã chống lại chương trình này. Thẩm quyền của hoàng đế một lần nữa không đóng vai trò nào trong vấn đề này bởi những biến cố bài Gia Tô Giáo khác đều cần phải có sự can thiệp tích cực của ông. Một biến cố minh họa cho sự mâu thuẫn giữa các chính sách mới của Huế liên quan đến Gia Tô Giáo và chủ trưong bài đạo Gia Tô dai dẳng ở cấp địa phương đã xảy ra tại Nghệ Tĩnh trong năm Theo bộ sử Đại Nam Thực Lục, một phụ tá ở cấp huyện tên Trần Tân [?] và một phụ tá chánh tổng tên Phan Điền [?] đà phản ứng trước một dịch cải đạo sang Gia Tô Giáo tại các ấp Bàn Thạch [?] và Mạc Vinh [?] bằng cách gửi các công nhân đến thiêu hủy một chủng viện và để ngăn chặn sự truyền đạo thêm nữa. Cuộc điều tra phát sinh bởi các quan chưc được phái đi từ Huế có quy buộc một loạt các quan chức cấp tỉnh: Hoàng Tá Viên, Nguyễn Uy, Tôn Thất Triết, Trần

16 Văn Thiệu, Nguyễn Đình Thi, Đỗ Đê [?], và Nguyễn Tư Giản. Họ bị kết tội đã hỗ trợ một cách ngấm ngầm các hoạt động bài Gia Tô Giáo của các quan chức thấp hơn và các văn thân địa phương; tùy vào mức độ liên can, họ đã bị trừng phạt bằng sự giáng cấp, mất chức, thuyên chuyển, và lưu đầy. 33 Một quan chức triều đình đã tóm tắt tình cảnh rối rắm của các quan lại cấp tỉnh bị kẹt giữa các thuộc viên bài Gia Tô Giáo với các chính sách mới của triều đình nhằm bảo vệ các tín đồ Gia Tô Giáo như sau: Hai bên, kẻ theo Gia Tô Giáo và không theo Gia Tô Giáo, chất chứa các thành kiến chống lại nhau. Tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, họ vẫn chưa hòa hoãn được với nhau. Giám Mục Gauthier gần đây đã phái các thừa sai đi truyền đạo Công Giáo, và vì thế, các giới chức thẩm quyền hàng xã và hàng tổng cùng các văn nhân đã công khai thực hiện sự thiêu đốt. Các quan lại cấp miền đã không thể tránh khỏi việc chỉ đạo ngấm ngầm để dành tiếng tăm cho chính họ. 34 Văn kiện này phát lộ nhiều về các động lực cho sự bảo vệ người theo đạo Gia Tô trong những năm sau khi có hiệp ước năm Các quan chức địa phương và các học giả tiếp tục phản ứng một cách bạo động đối với sự truyền đạo Gia Tô. Các quan chức cấp tỉnh ở Nghệ Tĩnh biết rằng triều đình có thể trừng phạt họ nếu sự hỗ trợ của họ cho các hoạt động này bị khám phá, nhưng họ cũng biết rằng một vai trò lãnh đạo trong một phong trào như thế có thể biến họ thành các anh hùng ở địa phương. Điều này thì rõ rệt theo các sự bình luận của quan chức điều tra: Quan địa phương không khỏi ngấm ngầm làm chủ để cầu lấy danh dự: [tiếng Việt trong nguyên bản, với phần dịch sang tiếng Anh như sau: The regional mandarins could not avoid secretly taking the lead in order to gain fame for themselves, chú của người dịch]. Tại Nghệ

17 Tĩnh, các hoạt động bài Gia Tô Giáo không thể bị né tránh bởi một quan chức muốn tìm kiếm một danh tiếng địa phương, nhưng các hoạt động như thế phải được che dấu với triều đình bởi chúng sẽ dẫn đến sự trừng trị chắc chắn. Sự kiện rằng các quan chức Nghệ Tĩnh xét thấy cần che dấu các hành vi chống Gia Tô Giáo của họ khỏi mắt nhìn của triều đình cho thấy là các nhà hành chánh của Hoàng Đế Tự Đức có hiểu biết tường tận ngay dù các nhà truyền giáo không hay biết rằng sự hỗ trợ của triều đình cho chủ trương bài Gia Tô Giáo đã bị chấm dứt với sự ký kết bản Hiệp Ước Sàigòn trong năm Trong năm 1868, các văn thân tại huyện Thanh [?Thạch] Hà, tỉnh Hà Tĩnh, lấy làm phật lòng về số lượng gia tăng của các nhà thờ Gia Tô Giáo và các sự tụ tập đông đảo các tín đồ trong vùng của họ. Thay vì trực tiếp áp dụng bạo lực, các văn thân đã thông báo cho các chủng sinh Việt Nam ý định của họ là sè thiêu đốt, để cho loan truyền tin đồn và sự kinh hòang phát sinh hoàn tất hành vi còn lai. Biến cố được mô tả như sau trong bộ Thực Lục: Một nhóm các người đỗ bằng tú tài tại tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Huy Diên [?], Biên Văn Vy [?] và Ấm thụ cửu phẩm Đăng Văn Anh [?] có nêu ý kiến rằng tại các làng Hà Hoàng, Hương Bộc, Phương Mỹ, và Thương Lợi [?] các nhà thờ Gia Tô Giáo ngày càng nhiều hơn, và các sự tụ tập tín đồ thì đông đảo. Họ thông báo với các chủng sinh trong huyện ý định của họ là sẽ thiêu đốt và triệt hủy các kiến trúc này. Tín đồ Gia Tô Giáo lấy làm kinh hoảng, và họ đã tự mình giựt sập các nhà thờ xuống trước khi các văn thân có thể hành động. 35 Triều đình Huế đã trừng phạt các văn nhân bằng việc đánh roi (trượng), khổ sai, và rút tên họ ra khỏi sổ sách lưu trữ. Các quan chức cấp miền, kể cả một thanh tra giáo dục, bị giáng trật bởi họ đà thiếu sót trong việc hành sử ảnh hưởng và sự giám thị cần thiết trên các học giả thuộc quản hạt của mình. 36

18 Trong cùng năm các quan lại tại tỉnh Nam Định đã nhận được một đơn thỉnh cầu ký tên bởi hơn 300 học giả, trong đó có vị quan quản trị tài chánh đã hưu trí tên Bùi Duy Kỳ, một người đỗ bằng cử nhân tên Võ Huy Sỹ, một người đỗ bằng tú tài tên Phạm Đức Trâm, và một nhân sĩ địa phương tên Võ Công Thu [?]. Các người ký tên thỉnh nguyện phát biểu rằng các linh mục Gia Tô Giáo tại tỉnh Nam Định đã vượt quá phạm vi của họ [đạo trường tiếm vượt, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] trong khi các tín đồ của họ cổ động cho một sự nổi loạn [dân theo đạo cổ động làm loạn, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]. Các văn nhân xin được phép tổ chức một lực lượng dân quân để bắt giữ và hành quyết các kẻ bị tố cáo phạm luật. 37 Khi các quan lại ở tỉnh báo cáo việc này lên hoàng đế, nhà vua đã ra lệnh mở cuộc điều tra. Báo cáo được trình như sau: Dĩ nhiên sự tức giận của các văn nhân đã không được phát triển trong phút chốc. Nó đã được khích động bởi các thân hào nhân sĩ trong làng các người gương mẫu cho mọi người tại các làng. Họ đã không hiểu được ý muốn của triều đình và từ đó đã phản ứng theo cách riêng của họ. Chúng tôi khuyến cáo rằng quan khâm sai tuân hành các sắc dụ trước đây nhằm giải quyết vấn đề này một cách thích đáng. Liên quan đến các tín đồ Gia Tô Giáo đã không xử sự một cách thích nghi, chúng ta phải thông báo cho các linh mục rằng họ phải luôn luôn tuân hành luật lệ nếu họ muốn tránh rắc rối hơn nữa. 38 Khi chấp thuận các đề nghị của viên chức điều tra, vị hoàng đế đã ra lệnh và các thủ lãnh của các nhóm vi phạm phải bị trừng trị mau lẹ mà không có sự phân biệt giữa các người Gia Tô Giáo với các người khác [không kể dân lương dân đạo, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]. Các báo cáo kế tiếp từ các viên chức địa phương cho hay tình hình đã được bình định do kết quả của sự tịch thu các vũ khí và việc chấp

19 thuận sự bồi thường cho những kẻ có nhà cửa và tài sản bị tổn hại trong cuộc tranh chấp. Việc này đã được thực hiện, người lập bản báo cáo đã bảo đảm với vị hòang đế, không kể đến khuynh hướng tôn giáo của các cá nhân liên hệ. 39 Mặc dù các chi tiết được đưa ra bởi sự tường thuật trong bộ Đại Nam Thực Lục không hoàn toàn đầy đủ, bản văn có chứa đựng một vài điểm liên quan đến sự nghiên cứu các phản ứng của triều đình Huế với chủ trương bài Gia Tô Giáo cấp miền. Trước tiên, bản chất phổ biến của cảm tính bài Gia Tô Giáo được phơi bày bởi số lượng đông đảo các người thỉnh cầu. Các tước vị hành chính, học thuật và danh dự của họ tiết lộ rằng họ nằm trong số những người được kính trọng nhất trong xã hội địa phương; như điều tra viên triều đình đã cho thấy, họ là các gương mẫu cho mọi người trong các làng. Thứ nhì, cuộc điều tra của nhà vua về sự khả dĩ bộc phát hoạt động bài Gia Tô Giáo khám phá rằng nguyên do của sự tức giận của giới văn thân là vì việc họ không hiểu được ý muốn của triều đình. Các nhân vật cột trụ của xã hội địa phương vì thế bị phê bình đã duy trì tinh thần bài trừ Gia Tô Giáo sau khi chính sách của triều đình đã thay đổi bởi vi họ không hiểu được sự thay đổi này. Thú ba, sự nhấn mạnh của vị hoàng đế rằng vấn đề sẽ phải được giải quyết bất kể đến sự gia nhập tôn giáo nào của các cá nhân cho tháy rằng, trong bàu không khí đầy xúc động sau khi có bản hiệp ước năm 1862, nhà vua không thể đương nhiên tin rằng chính sách này của hoàng triều sẽ được chấp hành một cách trung thực bởi mọi quan chức. Cảm thức bài Gia Tô Giáo thì lan tràn và dễ bị khích động đến nỗi Hoàng Đế Tự Đức đã thuờng bị bắt buộc phải xoa dịu sự giận dữ của quần chúng và đối đầu với xu hướng của quan chức của ông là hành động trước và giải thích vấn đề sau khi có liên can đến Gia Tô Giáo. Trong năm 1868 một cái chết rõ

20 ràng do việc đầu độc xảy ra tại kinh thành khơi dậy các tin đồn rằng các kẻ theo đạo Gia Tô đang mưu toan đầu độc cư dân, và một sự kinh hoàng bao quát đã diễn ra sau đó. Vị hoàng đế đã hành động một cách mau lẹ để tháo gỡ tình hình. Tuyên bố rằng không được để ý đến các tin đồn sai lạc, vô căn cứ nhà vua đã chỉ thị các quan chức của ông hãy tập họp dân chúng và ra lệnh cho họ không được phóng đại vấn đề và không nên nhìn nhau với sự nghi ngờ. 40 Sau đó một xã trưởng từ làng La Chữ, tỉnh Thừa Thiên đã giao nạp cho cấp huyện một gói thuốc độc và bốn người mà ông tố cáo có tội sát nhân. Cuộc khảo sát của quan huyện khiến ông ta tin rằng thủ lĩnh của nhóm người này, tên Bạch Văn Phúc [?] đã được thuê mướn bởi một nhà truyền giáo để bào chế thuốc độc. Vua Tự Đức tuyên bố rằng kết luận này không đúng và ra lệnh phóng thích các dân làng bị tố cáo. Viên xã trưởng, bị kết án về việc bắt giữ người dựa trên sự nghi ngờ, bị trừng phạt chịu hình trượng (đánh roi); quan cấp huyện, phạm tội tạo ra bàu không khí gây lo sợ, bị giáng hai trật. 41 Biến cố này phát lộ rằng nhiều quan chức triều đình vẫn còn nghi ngờ các tín đồ Gia Tô Giáo và trong quan điểm của vị hòang đế -- cho thấy một khuynh hướng gây bối rối là việc hành động một cách hấp tấp khi họ phát giác có sự liên can của các giáo sĩ trong hành vi hình sự. Hoàng Đế Tự Đức đã hành động một cách mau chóng để bảo vệ các tín đồ Gia Tô Giáo bằng việc bóp chết một sự khả dì bộc phát của quần chúng và bằng việc đảo ngược điều mà nhà vua phán đoán là các hành vi thiếu suy nghĩ của các quan chức. Sẽ là điều không thực tế để tìm cách khảo sát sự đáp ứng của triều đình Huế trong mọi trường hợp có hoạt động bài Gia Tô Giáo trong giai đoạn Nhưng để bác bỏ lập luận của tác giả Nicole-Dominique Lê về sự ngược đãi chính thức còn tiếp tục sau khi ký hiệp uớc một phiên bản thời hiện đại

21 cho lời khiếu nại trong thế kỷ thứ mười chin của các giáo sĩ các trường hợp thảo luận ở trên cũng đã đầy đủ. Chúng chứng tỏ rằng các tác giả của các hoạt động và phong trào bài Gia Tô Giáo sau khi có sự ký kết bản Hiệp Ước Sàigòn thường hay biết một cách tường tận sự chống đối của triều đình đối với các hành vi của ho. Theo đó các hoạt động bài Gia Tô Giáo như thế thường được tiến hành một cách ngấm ngầm chúng được che dấu đối với Hoàng Đế Tự Đức hay một cách công khai như một sự thách đố lại thẩm quyền của hoàng đế. Trong bối cảnh chính sách tôn giáo được biến đổi của triều đình Huế sau hiệp ước năm 1862, tất cả các hành động này đều không có tính cách chính thức và trở nên bất hợp pháp. Và các kẻ vi phạm theo đó đã bị trừng phạt. Lập luận trên chứng tỏ rằng chính sách tôn giáo của triều đình Huế đã thay đổi do kết quả của Hiệp Ước Sàigòn, chuyển hướng từ sự ngược đãi sang thành sự bảo vệ cho Gia Tô Giáo. Hai sử gia Việt Nam có nhìn nhận sự thay đổi này sử gia Mác Xít Trần Văn Giàu và sử gia Gia Tô Giáo Phan Phát Hườn đã nêu ra câu hỏi là liệu các sự thay đổi này trong chính sách tôn giáo chính thức có được đi kèm bởi các sự biến đổi trong các thái độ của Hoàng Đế Tự Đức liên quan đến người Việt Nam theo Gia Tô Giáo trong những năm sau năm 1862 hay không. Cả hai sử gia đều kết luận rằng thái dộ của nhà vua đã mềm dịu hơn trong những năm tiếp theo sai bản hiệp ước. Song không lập luận nào trưng dẫn được tài liệu có tính cách thuyết phục. Điều này không có gì lấy làm ngạc nhiên, bởi Hoàng Đê Tự Đức đã víết ít ỏi về Gia Tô Giáo sau năm 1862, và phần lớn những văn bản thời hậu chiến [ postbellum, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] đề cập đến Gia Tô Giáo có một giọng điệu hòa hoãn phản ảnh sự quan tâm của ông đến việc phản bác các khuynh hương bài trừ Gia Tông Giáo trong chính quyền của ông. Dù thế một vài

22 sắc dụ triều đình ban ra trong và ngay sau khi có cuộc nổi dậy của phong trào văn thân [văn thân nổi dậy, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] năm 1874 tại khu vực Nghệ- Tĩnh cung cấp bằng cớ xác quyết rằng thái độ của vua Tự Đức đối với tín đồ Gia Tô Giáo không thay đổi một cách đáng kể trong thời khỏang từ 1862 đến Các lập luận của các tác giả Trần Văn Giàu và Phan Phát Hừờn sẽ được khảo sát trước, tiếp theo sau bởi sự thảo luận về các sắc dụ triều đình này. Dựa trên sự phân tích cách đối xử chính trị thời hậu hiệp ước của triều đình và vào các chỉ thị cho các quan chức Việt Nam, tác giả Trần Văn Giàu kết luận rằng không chỉ có sự từ bỏ các sự cấm đạo là thành thực mà ngay cả vua Tự Đức cũng đã thay đổi ý nghĩ của ông về người Việt Nam theo Gia Tô Giao. Ông trích dẫn một sắc dụ ban hành bởi vua Tự Đức phê phán một chánh tổng tại tỉnh Ninh Bình là kẻ khăng khăng trong việc quấy nhiễu các tín đồ Gia Tô Giáo Việt Nam nằm trong thẩm quyền quản hạt của ông ta sau khi có sự thu hồi các sắc dụ về sự cấm đạo năm 1862: Các kẻ theo đạo Gia Tô Giáo cũng là các con dân của triều đình, và nếu chúng ta bỏ rơi họ hay diệt trừ họ hết, khi đó việc này sè chỉ gây ra lòng oán hận. Đây không phải là cách thức mang lại hòa bình cho dân chúng. 42 Đối với tác giả Trần Văn Giàu điều này tượng trưng cho một sự thay đổi trong thái độ của vua Tự Đức đối với Gia Tô Giáo, và nó không chỉ là một sự chấp nhận một nhu cầu chính trị của sự dung chấp bị áp đặt bởi bản hiệp ước không thôi: Sự thừa nhận này một phần dựa trên lý trí và không phải chỉ bởi việc triều đình bị thuyết phục vì âm thanh của pháo binh Pháp. 43 Tác giả Trần Văn Giàu đã không hay biết một cách đầy đủ rằng các chỉ thị của vua Tự Đức cho các quan chức có tính cách hòa giải đối với Gia Tô Giáo vì lý do đơn giản là, sau khi

23 ký kết hiệp ước 1862, nhà vua muốn ngăn cản các hành vi bài Gia Tô Giáo từ các quan chức của ông bởi chúng làm phương hại đến các hy vọng của ông về một sự giao hoàn lãnh thổ. Văn kiện trích dẫn bởi tác giả Trần Văn Giàu chắc chắn là xác thực, nhưng điều cần phải nhấn mạnh là hoàn cảnh lịch sử mang đến cho vị hoàng đế mọi lý do để ít thẳng thắn hơn khi nói với các quan chức này. Sự trái nghịch giữa một Tự Đức của những năm cấm đạo với một Tự Đức mà sắc dụ được trích dẫn bởi tác giả vì thế chỉ có thể được giải thích là do sự trung tín của nhà vua đối với bản hiệp ước. Điều đó không nhất thiết cho thấy một sự thay đổi trong các thái độ của nhà vua khi đối diện (vis-à-vis) với chính người theo Gia Tô Giáo. Tác giả Phan Phát Hườn còn đi xa hơn, lập luận rằng tư tưởng của Hoàng Đế Tự Đức về vấn đề Công Giáo đã trải qua một sự biến đổi sâu xa trong vài năm tiếp theo hiệp ước năm Vào khoảng năm 1865, tác giả xác định, vua Tự Đức có ban hành một sắc dụ trong đó ông tuyên bố sự ngưỡng mộ của ông về lòng trung thành của các tín đồ Công Giáo Việt Nam đối với cả tôn giáo của họ lẫn quốc gia Việt Nam. Theo đó Hoàng Đế còn thừa nhận xa hơn rằng các chính sách trước đây của ông về sự cấm đạo Công Giáo đã được đặt trên sự ngu dốt của chính ông về thực tế trong thái độ của Công Giáo trong suốt các năm chiến tranh. 44 Điểm đầu tiên trong các điểm mà tác giả Phan Phát Hườn trích dẫn từ sắc dụ nêu ra có viết như sau: Về các người theo đạo Công Giáo, Trẫm phải nhìn nhận rằng, mặc dù họ bị đối diện với một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, lòng trung thành của họ đối với cả tôn giáo của họ và với luật pháp của xứ sở đã khiến Trẫm ngưỡng mộ vô cùng. 45 Về vấn đề sự hợp tác của người Công Giáo với các lực lượng của Pháp và Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh ,

24 sự trung dẫn của tác giả Phan Phát Hườn có vẻ cấu thành một sự thừa nhận thẳng thắn về phía vua Tự Đức rằng ông đã bị đánh lừa bởi các quan lại bài Công Giao: Vài năm trước đây khi Pháp và Tây Ban Nha chiếm giữ lãnh thổ chúng ta, chúng ta đều bị buộc phải chịu đựng đau khổ để kháng cự lại họ, và các quan lại đã thỉnh cầu Trẫm như sau: Chính những người Công Giáo, bị ngăn cản không được hành đạo, đã kêu gọi những người của hai quốc gia đó đến trợ giúp họ. Các quan chức này vì thế đã lập luận rằng người Công Giáo phải bị tách biệt ra khỏi phần dân chúng còn lại và bị bắt giam hầu tránh sự tổn hại lớn lao. Bởi vì tin tức không chắc chắn này, vốn hoàn toàn trái ngược với thực tế của tình hình, Trẫm đã không biết Trẫm cần lắng nghe ai, và các quan chức cao cấp nhất của Trẫm cùng Trẫm đã áp dụng các biện pháp khắc nghiệt. 46 Nếu tài liệu này là một sắc dụ hoàng triều khả dĩ chứng thực được, nó sẽ cấu thành một bằng chứng quyết đoán cho sự xác định của tác giả Phan Phát Hườn rằng thái độ của Hoàng Đế Tự Đức đối với tín đồ Gia Tô Giáo Việt Nam đã trải qua một sự biến đổi sâu xa trong suốt các năm tiếp theo bản hiệp ước năm Song sự xác thực của tài liệu lại là một nghi vấn. Các tư tưởng bày tỏ trong đó không có tính chất của các thái độ của vua Tự Đức như chúng có thể được nhận thấy trong các văn kiện thời tiền chiến tranh và trong chiến tranh mà nhà vua chắc chắn là tác giả, buộc tác giả Phan Phát Hườn phải thỏa mãn trách vụ dẫn chứng nặng nề. Tác giả không làm điều này; ông không trưng dẫn nguồn gốc tài liệu này, và thời điểm duy nhất cho thấy sự không chính xác là sau khi có sự khám phá ra âm mưu của các văn thân, theo đó có lẽ tác giả muốn nói đến các cuộc nổi dậy của các sĩ tử khảo thí năm Một vài sự kiện quái lạ về ngữ học và sự không thích

25 hợp về văn hóa càng làm tài liệu trở nên đáng nghi hơn. Chỉ cần khảo sát đến điểm nổi bật nhất, tác giả của tài liệu đã đề cập đạo Gia Tô (Catholicsm) như công giáo [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] và các tín đồ Việt Nam theo đạo Gia Tô (Catholicsm) như người công giáo [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], các hàm ý của nó cần phải được khảo sát. Công [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] có thể được dịch nghĩa là chung: common, công khai: public, hay công cộng: mở rộng cho mọi người (open to all). Nó được dùng bởi người Công Giáo Việt Nam hiện đại để chỉ học thuyết (giáo) của đạo Gia Tô (Catholicism) bởi vì, như một tôn giáo được truyền bá quốc tế, nó không có tính cách đặc biệt đối với bất kỳ nhóm văn hóa hay dân tộc nào. Ý nghĩa này trái ngược với sự nhận thức chính thức của người Việt Nam trong thế kỷ thứ mười chin, vốn xem nó là một tà giáo: heterodox doctrine mang sắc thái văn hóa đặc thù của các nước Tây Phương và liên kết một cách phức tạp với sự xâm lăng quân sự của họ chống lại Việt Nam. Trên bình diện triết lý một hoàng đế Việt Nam của thế kỷ thứ mười chin không thể gọi đạo Gia Tô (Catholicism) là công giáo [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] mà không chấp nhận nguyên tắc của chủ nghìa đa nguyên về tôn giáo. Làm như thế có nghĩa phủ nhận tính bất khả phân chia của đạo đức Khổng học với thẩm quyền chính trị, nguyên tắc chính trị trên đó vương quốc được đặt định. Về mặt lịch sử đối với một vị vua Việt Nam trong thế kỷ thứ mười chín gọi đạo Gia Tô (Catholicism) là công giáo sè là một sự phủ nhận mối liên kết lịch sử đã được nhận thức giữa đạo Gia Tô (Catholicsim} được rao truyền với sự xâm lược quân sự của Âu Châu. Vì thế, công giáo là cách tự xưng thời hiện đại được dùng bởi tín đồ Việt Nam theo đạo Gia tô (Catholicism) và những người có cảm

26 tình với họ; từ cửa miệng của một vị hoàng đế Việt Nam trong thế kỷ thứ mười chín, từ ngữ này là một sự kiện trái thời vô lý. Bởi vì tác giả Phan Phát Hườn không cung cấp nguồn gốc trưng dẫn hay nhật kỳ chính xác, các độc giả của ông bị bỏ rơi để tự mình phải đi tìm xem tài liệu kỳ lạ này phát xuất từ đâu. Một câu trả lời khả dĩ: đó là chính bản dịch sang tiếng Việt của tác giả một tài liệu được xem là sắc dụ triều đình được ấn hành trong bản dịch tiếng Pháp quyển Annals de la Propagation de la Foi (Niêm Giám Truyền Đạo), bộ XXXVIII, Tài liệu được ấn hành ở đó là bản sao từ một lá thư của Linh Mục Bernard gửi cho Đức Ông Sohier trong tháng Chín năm Linh Mục Bernard đã không cung cấp một nhật kỳ chính xác hay bản sao của nguyên bản để so sánh với bản phiên dịch của ông. 48 Trong bất kỳ trường hợp nào, thật là một điều nguy hiểm nếu đặt nhiều sự tin cậy nơi tính chân thực của tài liệu bằng Việt ngữ được xuất trình bởi tác giả Phan Phát Hườn như một sắc dụ được soạn thảo bởi Hoàng Đế Tự Đức. Một vài tài liệu của hoàng triều có tính chân xác chắc chắn được ban hành liên quan đên cuộc nổi dậy ở Nghệ Tĩnh năm 1874 cung cấp bằng chứng quả quyết rằng ngay cả lập luận mang nhiều sắc thái hơn của tác giả Trần Văn Giàu về một sự thay đối tế vi trong thái độ của vua Tự Đức cũng không đứng vững được. Bởi vì mục đích của việc trưng dẫn các tài liệu này chỉ nhằm để phủ nhận lập luận cho rằng đã có một sự thay đổi trong thái độ của vua Tự Đức đối với người theo đạo Gia Tô, những điểm đặc biệt của phong trào nổi dậy này vốn hơi khác biệt với các đặc điểm được mô tả trước đây trong các âm điệu chống Pháp và bài Gia Tô Giáo của nó và trong sự chống đối của nó đối với các chính sách chủ hòa và dung thứ của triều đình Huế -- không cần phải được triển khai ở đây.

27 Tài liệu đầu tiên, một sắc dụ của Hoàng Đế Tự Đức ra lệnh cho các lành tụ phong trào năm 1874 hãy dình chỉ bạo lực chống Gia Tô Giáo của họ, bao gồm một sự thảo luận chính trị thẳng thắn về các chính sách trước đây của hoàng đế trong việc ngăn cấm đạo Gia Tô cũng như về nhận thức của hoàng đế đối với vai trò của người Gia Tô Giáo Việt Nam trong cuộc xâm lăng của Pháp và Tây Ban Nha. Tài liệu phát hiện rằng vị hoàng đế vẫn tiếp tục nhìn người Gia Tô Giáo Việt Nam như các kẻ theo tà đạo không biết hối cải, đã từ bỏ lối sống của đất nước và đã kêu gọi đến sự can thiệp của một quyền lực ngoại quốc nhân danh họ. Sau khi ca ngợi các nồ lực của tổ tiên ông trong việc chống đối các học thuyết sai lầm và ngăn cấm đạo gian tà [chống thuyết tà, ngăn đạo tà, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], vị hoàng đế giải thích rằng nguồn rễ của các sự khác biệt tôn giáo trong các thần dân của ông là sự ngu đần [stupidity: ngu den toi?, tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] của các người theo đạo Gia Tô trong việc từ bỏ các sự giáo huấn truyền thống của dân tộc Việt Nam: Khi kế vị ngai vàng, Trẫm đã kính cẩn tuân theo các cách thức của tiền nhân anh minh của Trẫm, và Trẫm đã nghĩ về các người dân ngu dốt sinh ra trong xứ sở của chúng ta nhưng lại không tuân theo các sự dậy dỗ của đất nước chúng ta. Các sự giáo huấn của xứ sở chúng ta về sự ngay thắng và lòng nhân đạo trong khi các sự giảng dạy của họ và Thiên Đàng và nước màu nhiệm; các giáo huấn của chúng ta là các sự giảng dạy của đức Khổng Tử, trong khi của họ là về Chúa Jesus và về Thượng Đế. 49 Văn kiện chứng tỏ rằng sự tin tưởng của vị hoàng đế về các hậu quả nguy hiểm trên mặt chính trị của các tà thuyết chẳng hạn như đạo Gia Tô vẫn còn nguyên vẹn trong năm 1874, bởi trong đó ông nhận xét thấy rằng các sự giảng dạy của đạo Gia Tô nhằm dỗ dành [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của

28 người dịch] tín đồ đạo Gia Tô Việt Nam thực hiện các hành vi có tầm độc ác gia tăng. Vị hoàng đế còn bày tỏ ý kiến của ông đi xa hơn, rằng các thần dân của ông, một khi đã cải sang đạo Gia Tô, sè không bao giờ quay lại con đường chính thống nữa. Các biện pháp nghiêm khắc của những năm cấm đạo chính vì thế đã không bị phủ nhận trên nguyên tắc, nhưng sự vô hiệu quả của chúng khi đối diện với sự đe dọa của đạo Gia Tô đã được nhìn nhận: Họ bị dỗ dành để thực hiện các hành vi xấu xa ngày càng thêm độc ác. Bởi việc này, hình phạt bước qua thánh giá đã được thi hành, và các quy định về việc phân tán họ đến nhiều địa điểm khác nhau đã được thông qua. Bất kể các biện pháp này,chúng ta chưa hề nhìn thấy bất kỳ kẻ nào ăn năn về các sai lầm của mình, tỉnh ngộ, và quay về con đường chính thống. Trong khoảng gần hai mươi năm trị vì của Trẫm, các nhân vật trong triều đà yêu cầu sự hành quyết tất cả các người theo đạo Gia Tô, nhưng Trẫm không dám ra lệnh này Khi đó Trẫm chỉ ra lệnh các sự cấm đạo sè được áp dụng với mức độ nghiêm khắc tối đa và sự phân tán các người theo đạo Gia Tô phải được nhấn mạnh. Ý định của Trẫm là mọi miền và tỉnh trong đất nước chúng ta sẽ tuân theo cùng các phong tục và tập quán giống nhau. Sự hoàn thành việc này sẽ mang lại sự tươi sáng cho trời đất Trẫm đã không nghi ngờ rằng bệnh nhận bị bệnh quá lâu đến nỗi thuốc men cũng bị khước từ. Điều này xảy ra bởi vì họ quá vô nhân đạo và đầy thù hận, và sự xáo trộn lớn lao đã bị gây ra bởi điều này Sáu tỉnh của Gia Định đã bị mất đối với triều đình, các quan văn vò không làm gì cả Trẫm đã cứu xét điều này một cách kỹ lưỡng, và các nhân vật trong triều đã thảo luận về nó. Hòa bình là chính sách của xứ sở chúng ta 50

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM III. KÝ 1. BI KÝ TRÌNH BÀY SỰ THẦN DỊ CỦA SUỐI BÁT CÔNG ĐỨC THUỘC TAM THÁNH THIỀN VIỆN

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả nước Tàu Trung ương ba cõi người mau rõ tường 4 Điển

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 9 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 9. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chỗ của Chúa trong đời con... 5 2. Đức ái nhẫn nại...

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP Năm Kỷ Sửu - Canh Dần (1949-1950) QUYỂN BA Hội Thánh Giữ Bản Quyền In lần thứ nhứt Năm Giáp Dần (1974) LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc SỰ NHẬP THỂ: HUYỀN NHIỆM GIÁNG SINH Sự Nhập Thể: Kỳ Quan Ân Điển, Phần 3 Dr. David Platt 17/12/06 Xin kính chào quý vị. Nếu quý vị có Kinh Thánh, và tôi hy vọng như vậy, xin mời cùng mở ra với tôi Phi-líp

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich Kinh Bát Chu Tam Muội Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða Việt dịch: HT Minh Lễ Nguồn http://niemphat.com/ Chuyển sang ebook 21-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 13 Chương 61 Xúc Nghịch Lân Giả Tử Nâng chân nhỏ lên, một cước đá văng ra, người phụ nữ kia ngã trên mặt đất, trong miệng phun ra một ngụm máu. Không ngó ngàng tới bà ta, bàn tay nhỏ nhấc thằng nhóc

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT Sự Sống Thật Trong Thiên Chúa 201 Ngày 3 tháng 9 năm 1990 (Tôi đi gặp một linh mục. Ngài là một linh mục dòng, và tôi biết loại áo dòng của vị linh mục đó như thế nào. Khi cửa vừa mở và nhìn thấy ngài,

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Thiền Sư Lương Sĩ Hằng Washington D.C., ngày 27 tháng 4 năm 1982 Thưa các bạn, Hướng đi đã có sẵn rồi Sửa tâm, sửa tánh sang tồi như nhau. Học rồi tiến tới mau mau Hào quang khai triển nhiệm màu khai minh.

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN CỤC CHÍNH TRỊ 60 NĂM HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG (7/5/1955-7/5/2015) (Đề cương tuyên truyền) Tháng 3 năm 2015 Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN KHÔNG GIAN TINH THẦN Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group Khi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

No tile

No tile Hồi 19 Với một chưởng cứu nguy nhị phái. Hết U Linh lại đến Tam Tuyệt Dừng tay!?" Dư âm của tiếng quát này còn đó thì một tiếng quát khác hung hãn hơn đã vang lên tiếp nối, "Kẻ nào to gan dám bảo dừng?"

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc TRANG 110 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Đặng Vũ Nhuế 1. Thời Xuân Thu Ta phải đi ngược thời gian, tưởng đến nước Tàu cách nay non hai nghìn tám trăm năm. Thời ấy sử Tàu gọi là thời Xuân Thu, bắt đầu từ năm 770 trước

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 4 Chương 13 Việc Đã Thành Công Hì hì! Nữ tử ngồi trên giường, khuôn mặt tươi cười, thấy nam nhân tới gần giường, đột nhiên bướng bỉnh ôm thắt lưng nam tử kéo xuống một cái, tay nhỏ bé liền Ba ba đánh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx

Microsoft Word - Ky niem 150 nam sinh PBC [gui Dien dan ].docx KỶ NIỆM 150 NĂM NGÀY SINH PHAN BỘI CHÂU (26-12-1867 26-12-2017) CON NGƯỜI NHẬT BẢN TRONG TÁC PHẨM CỦA PHAN BỘI CHÂU Đào Tiến Thi Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích ban đầu là cầu viện. nhưng khi sang

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự 60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự nhiên của người dân Việt. Chia cắt lâu dài nhất là

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc Nhũng ngày cuối tháng 4 năm 1975, hàng trăm tàu thuyền bè lớn nhỏ đủ loại chở người chạy trốn CS đổ xô ra biển. Trong số đó có 2 con tàu khá nổi tiếng mà nhiều bác sau bức tường lửa chắc chưa bao giờ nghe

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương Tôi du hành đến nhiều nơi vòng quanh thế giới và khi thuyết giảng trước quần chúng, tôi có cảm nghĩ rằng tôi là một người bà con trong gia đình của họ. Mặc dù chúng tôi có thể mới gặp lần đầu tiên, tôi

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o-- LỜI DỊCH GIẢ Triệu Luận là một tuyệt tác của ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại

Chi tiết hơn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1 Tổ chức Thế Giới của Phong trào Hướng Đạo. ĐƯỜNG LỐI Tư liệu này là một yếu tố thực hiện đường lối. Văn phòng

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

J

J J. KRISHNAMURTI BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC ON LOVE AND LONELINESS Lời dịch: Ông Không [www.jkrishnamurtiongkhong.com] Tháng 3-2009 2 Chân thành cám ơn Tâm Diệu Thư Viện Hoa Sen đã gữi tặng nguyên bản

Chi tiết hơn

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa đang bước vào những

Chi tiết hơn

Nhà quản lý tức thì

Nhà quản lý tức thì CY CHARNEY NHÀ QUẢN LÝ TỨC THÌ Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn

Chi tiết hơn

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo binh nghiệp cả. Từ cụ cố, cụ nội đến ông thân sinh tôi

Chi tiết hơn

ptdn1159

ptdn1159 Số: 1159 24 tháng 9 năm 2017 Thơ ngỏ Chôn Giaùc ` Chôn giaùc trí an yeân taän ñoä xuyeân Thöïc haønh chaùnh giaùc qui nguoàn coäi Chaùnh taâm tu ñaït tieán töø hoài Giaûi toûa taâm traàn qui moät moái

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

Đau Khổ

Đau Khổ Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc

Chi tiết hơn

Ratna Shri Vietnam Group 1

Ratna Shri Vietnam Group 1 Ratna Shri Vietnam Group 1 CHƯƠNG 1 Phật tính Chúng ta cần đạt được trạng thái giác ngộ tối thượng nhờ giải thoát mình khỏi trạng thái mê mờ của samsara (luân hồi). Nhưng không thể cho những người sơ cơ

Chi tiết hơn

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

KINH  THUYẾT  VÔ  CẤU  XỨNG KINH THUYẾT VÔ CẤU XƯNG Hán dịch: Ðại Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên Chứng nghĩa: Tỳ kheo Thích Ðỗng Minh, Tỳ kheo Thích Tâm Hạnh. --- o0o --- Quyển thứ nhất. 1- PHẨM

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 2 Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho MỞ QUYÊ N Chương 1 DẪN NHÂ P Trong cảnh vô cùng nguy nan của nước nòi Việt, Trong khi tất cả

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG LỐI VÀO VIỆC GIẢI TÁN DÒNG TU NGÔI SAO Dòng tu Ngôi Sao Phương Đông thành lập năm 1911 nhằm công bố sự giáng lâm của Đạo Sư Thế Giới. Krishnamurti được phong làm thủ lãnh của dòng

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu Tình Thương Nhân Loại, Bài 2 Bút Điển của Vu Lan tháng Bảy năm Nhâm Thìn, 2012 (email: vienluutd@yahoo.com) Chúng tôi xin hân hạnh trình bày với quí độc giả bài Bút Điển của có tựa đề mà nhóm Bạch-Y-Huynh-Đệ

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 2 Chương 6 Hoàng Tử Xuất Hiện Dừng tay!!! Một giọng nói lạnh lẽo vang lên. Tất cả mọi người đưa mắt về phía phát ra tiếng nói, tất nhiên là trừ Thiên Nhi, cô từ từ hạ tay xuống, lại có ai muốn phá

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà xuất bản: NXB Tri thức Nhà phát hành: Phương Nam Khối

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệt tình và hứng thú của họ đối với hiện tượng tự nhiên,

Chi tiết hơn

J

J J. KRISHNAMURTI BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT On living and Dying Lời dịch: Ông Không [www.jkrishnamurtiongkhong.com] Tháng 3-2009 2 3 C hết phải là cái gì đó lạ thường, giống như sống. Đau khổ, phiền muộn, buồn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc KHÓA LỄ BÁT NHÃ (Chủ lễ thắp ba cây hương quỳ ngay thẳng, cầm hương ngay trán, niệm bài cúng hương) CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT Nguyện thử diệu hương vân, Biến mãn thập phương giới. Cúng dường nhất thiết Phật,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx www.chiakhoathanhcong.com hân hạnh giới thiệu đến Quý vị ebook miễn phí: CÕI VÔ HÌNH sưu tầm Quý vị có thể tìm đọc rất nhiều ebook miễn phí hay, bổ ích về Hạnh phúc, Thành công, Giàu có (Kiếm tiền - Làm

Chi tiết hơn

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn nghiêng ngã của ngoại xâm. Chuyện rút từ Đông Châu

Chi tiết hơn

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không. Cho hay thiên địa chí công, Dữ lành báo ứng vô cùng

Chi tiết hơn

Nam Tuyền Ngữ Lục

Nam Tuyền Ngữ Lục Nam Tuyền Ngữ Lục (Trích dịch trong Chỉ Nguyệt Lục) Dịch giả: Thích Duy Lực --o0o-- Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hòe Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư Tịnh Không Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hoà TẬP MỘT Chư vị đồng tu. Hôm nay chúng

Chi tiết hơn

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 3 - Hậu chủ HẬU CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

No tile

No tile CHƯƠNG V - Nhật Linh! Em nhớ kỹ chưa, nói lại cho anh nghe xem nào? Quang Bình lên tiếng chất vấn sau khi đã diễn thử một lần các điệu vũ cho Nhật Linh xem. Nhật Linh vừa nhún nhẩy đôi chân, vừa nhắc lại

Chi tiết hơn