ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TẠ THỊ PHƢƠNG QUYÊN CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRO

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TẠ THỊ PHƢƠNG QUYÊN CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRO"

Bản ghi

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TẠ THỊ PHƢƠNG QUYÊN CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN TƯ LIỆU CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI

2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC TẠ THỊ PHƢƠNG QUYÊN CÁC BIỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CỦA HÀNH VI NGỜ VỰC TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (TRÊN TƯ LIỆU CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở VIỆT NAM) CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC HÀ NỘI

3 PHẦN MỞ ĐẤU 1. Lý do chọn đề tài Khi chúng ta nói năng chúng ta thực hiện những hành động như chúng ta thực hiện những hành động vật lý khác. Trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp là chúng ta đang thực hiện các hành vi ngôn ngữ khác nhau. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, giao tiếp của con người ngày càng trở nên tinh tế, phức tạp hơn. Điều này đã khiến cho số lượng các hành động ngôn từ ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Để xác định con số chính xác các hành động ngôn từ là một điều rất khó. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ đưa ra những kết quả tạm thời dựa trên các tiêu chí nào đó. Trong lịch sử ngành ngôn ngữ học đã có nhiều công trình của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước nghiên cứu về hành động ngôn từ. Từ những gợi mở của các nghiên cứu đã xuất hiện và mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, chúng tôi đã chọn hành vi ngờ vực làm đối tượng khảo sát nghiên cứu cho luận văn của mình. Đó là lý do vì sao chúng tôi chọn đề tài: "Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Anh và tiếng Việt (trên tư liệu các giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học ở Việt Nam)". Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu này sẽ có những đóng góp nhất định vào công việc nghiên cứu các hành động ngôn từ. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích Thông qua việc tiếp cận, khảo sát và đối chiếu các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Việt và tiếng Anh, mục đích luận văn hướng đến là: - Góp thêm vào lý thuyết hành động ngôn từ nói chung và hành vi ngờ vực nói riêng. Từ đó giúp thấy được rõ nét, sâu sắc về hành động ngôn từ, hành vi ngờ vực cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. - Góp phần tìm hiểu lý luận để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập tiếng ở Việt Nam, và để ứng dụng vào công tác dịch thuật Nhiệm vụ Với mục đích nêu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ sau:

4 - Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết về hành động ngôn từ nói chung và hành vi ngờ vực nói riêng. - Khảo sát các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời của hành vi ngờ vực, cụ thể là các động từ ngôn hành, các từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngôn hành, các kiểu kết cấu biểu đạt hành vi ngờ vực và ngữ điệu của các kết cấu này. - Khảo sát lối xưng hô trong các phát ngôn chứa hành vi ngờ vực. - Khảo sát các chiến lược giao tiếp đi kèm với hành vi ngờ vực. 3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong giáo trình dạy tiếng và tác phẩm văn học. Do đó, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong các bộ giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giáo trình dạy tiếng Anh đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và một số tác phẩm văn học của Việt Nam và Anh/Mỹ Phương pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp quy nạp. Sau khi tổng hợp, phân tích và nhận xét các ví dụ cụ thể về hành vi ngờ vực trong tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi tiến tới các nhận xét có tính khái quát, tìm ra quy luật chung trong hai ngôn ngữ. - Bên cạnh phương pháp quy nạp, luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa Việt Anh. 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn chia thành 3 chương như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết 1.1. Hành động ngôn từ 1.2. Các hành vi tại lời 1.3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành 1.4. Hành vi ngờ vực

5 1.5 Chiến lược giao tiếp - Phép lịch sự Chƣơng 2. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Anh 2.1. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tường minh 2.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 2.3. Các chiến lược giao tiếp Chƣơng 3. Các biểu đạt ngôn ngữ của hành vi ngờ vực trong tiếng Việt 3.1. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành tường minh 3.2. Biểu đạt hành vi ngờ vực bằng biểu thức ngôn hành hàm ẩn 3.3. Các chiến lược giao tiếp

6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Hành động ngôn từ Thuật ngữ tiếng Anh "Speech act" khi vào Việt Nam đã được các nhà ngôn ngữ học chuyển dịch bằng nhiều tên gọi khác nhau: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn từ (Cao Xuân Hạo). Trong luận văn này chúng tôi sử dụng tên gọi hành động ngôn từ. Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Người đầu tiên khởi xướng và xây dựng lý thuyết hành động ngôn từ là J. Austin. Trong tác phẩm nổi tiếng "How to do things with word" ("Người ta làm nên các sự vật bằng từ ngữ như thế nào?" - Đinh Văn Đức) của mình, xuất bản năm 1962, ông đã đề cập đến vấn đề lý thuyết hành động ngôn từ như sau: Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C. Austin đưa ra 3 loại hành động ngôn từ là: Hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn lời. Hành động tạo lời là những hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu. để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Hành động tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Ví dụ về hành động tại lời: hành vi hỏi, hành vi yêu cầu, hành vi ra lệnh, hành vi mời, hành vi hứa hẹn, hành vi khuyên bảo, hành vi nghi ngờ. Khi chúng ta hỏi ai về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi, người nghe bị xem là không lịch sự. Khác với các hành động mượn lời, hành động tại lời có ý định (có đích ) quy ước và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của chúng không hiển ngôn mà quy tắc vận hành chúng được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác. Có thể nói, nắm được ngôn ngữ, không chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu. của ngôn ngữ đó mà còn là nắm được những quy tắc điều khiển các hành động tại lời trong ngôn ngữ đó, có nghĩa là biết các quy tắc để

7 hỏi, hứa hẹn sao cho đúng lúc, đúng chỗ cho thích hợp với ngữ cảnh, với người được hỏi. Hành động mượn lời là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ nghe một phát ngôn:"ở đây tối quá". Sp 2 có thể mở cửa sổ. Hành động mở cửa sổ thuộc hành động mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của phát ngôn. Có những hiệu quả mượn lời là đích của một hành động tại lời như trong ví dụ nêu trên: Hành động mở cửa sổ là hiệu quả của hành động tại lời đề nghị. Cũng có những hiệu quả không thuộc đích của hành động tại lời: Chẳng hạn Sp2 trong ví dụ trên mở cửa sổ một cách khó chịu, gắt gỏng thì hành vi đó không phải là đích của hành động tại lời. Những hiệu quả mượn lời, rất phân tán, không thể tính toán được. Chúng không có tính quy ước (trừ hành động mượn lời đích của hành động tại lời). [II-2, 88-89] 1.2. Các hành vi tại lời Điều kiện sử dụng hành vi tại lời Các hành vi tại lời, cũng như các hành vi khác, các hành vi sinh lí cũng như vật lí, không phải được thực hiện một cách tùy tiện. Nếu là một hành vi xã hội thì các điều kiện để cho nó có thể thực hiện được lại càng chặt chẽ đa dạng hơn nữa. Mà các hành vi tại lời như đã biết, về cơ bản là hành vi xã hội. Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó. J. Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện "may mắn" nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt hiệu quả. Nếu không nó sẽ thất bại. Những điều kiện may mắn của J.Austin là như sau: A- (i) Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng có tính quy ước. (ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục. B- Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) đầy đủ. C- Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm, ý định đúng như nó đã có. [II-2, 112] J. Searle là người đầu tiên vạch ra hạn chế chỉ phân loại các động từ ngôn hành của bảng phân loại của Austin. J. Searle còn cho rằng, vì J. Austin không định ra các tiêu chí phân loại do

8 đó kết quả phân loại có khi dẫm đạp lên nhau. Ông cho rằng trước hết là phải phân loại các hành vi tại lời chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ các tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể giải tỏa được thái độ bi quan của Wittenstein cho rằng không thể phân loại được các trò chơi ngôn ngữ và tránh được tình trạng dẫm đạp lên nhau giữa các phạm trù, các nhóm trong từng phạm trù hành vi tại lời. J. Searle liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành động ngôn từ có thể dùng làm tiêu chí phân loại như sau: 1. Đích ở lời 2. Hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến 3. Trạng thái tâm lí được thể hiện 4. Sức mạnh mà đích được trình bày ra 5. Tính quan yếu của mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1 và Sp 2 6. Định hướng 7. Câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận còn sai bảo thì không 8. Nội dung mệnh đề 9. Hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời, tức thực hiện như một hành vi ở lời trong khi đó phân loại có thể được thực hiện bằng phương thức khác không phải bằng lời 10. Đặt tên thánh và rút phép thông công đòi hỏi phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng trần thuật thì không đòi hỏi như vậy. 11. Không phải tất cả các động từ gọi tên hành vi tại lời đều là động từ ngôn hành. Thí dụ: khoe và dọa không phải là động từ ngôn hành. 12. Phong cách thực hiện hành vi tại lời. J. Searle chỉ dùng có 4 trong số 12 tiêu chí trên để phân lập 5 loại hành động ngôn từ là: Tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề. Searle đưa ra bốn điều kiện. Mỗi điều kiện lại được biểu hiện khác nhau tùy theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi tại lời cụ thể. a. Điều kiện nội dung mệnh đề: Chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín, miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời, có hoặc không; phải, không phải...). Gọi là hàm mệnh đề vì phát ngôn ngôn hành tương ứng với hành vi

9 hỏi đưa ra hai khả năng, người trả lời chọn một và trả lời. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe. b. Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói và người nghe. c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín,... d. Cuối cùng là điều kiện căn bản, đây là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi tại lời đó được phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra). [II-2, 116] Các loại hành vi tại lời Trong giao tiếp, người nói luôn mong muốn truyền đạt được nhiều nhất tư tưởng và mục đích của mình tới người nghe. Do đó một hành vi tại lời đôi khi không chỉ thể hiện tính chất của chính nó mà còn thể hiện tính chất của những hành vi tại lời khác. Chẳng hạn, hành vi hỏi không phải lúc nào cũng mang mục đích hỏi mà có khi nhằm mục đích chào hay ngờ vực, đe dọa.. Cuộc sống ngày càng phát triển thì hoạt động giao tiếp theo đó cũng trở nên sâu sắc, tinh tế hơn. Để có thể thống kê con số chính xác các hành động ngôn từ mà ở đây là các hành vi tại lời thật là khó bởi số lượng khá lớn. Luận văn xin nêu ra hai cách phân loại theo J. Austin và J.Searle dựa trên những tiêu chuẩn đã nêu trên cùng một số tiêu chuẩn khác. Theo J. Austin, ông phân chia hành vi tại lời thành 5 loại lớn: Phán xét, hành xử, cam kết, ứng xử và bày tỏ. J.Searle cũng chia thành 5 nhóm lớn nhưng có một số khác biệt như sau: Tuyên bố, biểu hiện, cầu khiến, hứa hẹn, bày tỏ. Trong mỗi nhóm lại bao chứa những hành vi tại lời nhỏ, cụ thể hơn. Như vậy, danh sách các hành vi tại lời rất phong phú. Điều đó phù hợp với nhu cầu giao tiếp ngày càng tinh vi, sâu sắc của con người. Tùy thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, hành vi tại lời có thể chia thành hành vi tại lời trực tiếp và hành vi tại lời gián tiếp. Bản thân trong khi giao tiếp không phải con người chỉ đơn thuần sử dụng hành vi tại lời trực tiếp mà đôi khi vì mục đích, hoàn cảnh giao tiếp phải sử dụng hành vi tại lời gián tiếp.

10 1.3. Phát ngôn ngôn hành, biểu thức ngôn hành và động từ ngôn hành Các phát ngôn ngôn hành là sản phẩm, và cũng là phương tiện của các hành vi tại lời. Phát ngôn ngôn hành là phát ngôn sản phẩm của một hành vi tại lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn ngôn hành có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi tại lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngôn hành. Ví dụ: Phát ngôn ngờ vực sau

11 CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Tiếng Việt 1. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học (T2), Ngữ dụng học. Nxb Giáo dục, Đỗ Hữu Châu, Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, T1 Nxb Giáo dục, Nguyễn Đức Dân, Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Lê Đông, Ngữ nghĩa - ngữ dụng các hư từ tiếng Việt. Ý nghĩa đánh giá của các hư từ, Ngôn ngữ, số Lê Đông, Ngữ nghĩa của các hư từ: siêu ngôn ngữ và các hư từ tiếng Việt, Ngôn ngữ, số Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Hà Nội, Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng tiếng Việt, Đại học tổng hợp Hà Nội Nguyễn Thiện Giáp, Ngữ cảnh và giao tiếp. Viện Thông tin khoa học xã hội Nguyễn Thiện Giáp, Chiến lược giao tiếp, Kiến thức ngày nay số ( ) Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản. Nxb Khoa học xã hội, Trần Chi Mai, Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (Liên hệ trong tiếng Việt). Luận án tiến sĩ., Tôn Nữ Mỹ Nhật, Bước đầu tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt. Tạp chí ngôn ngữ 8/ Tôn Nữ Mỹ Nhật, Những đặc trưng văn hoá- ngôn ngữ của đoạn thoại yêu cầu trong tiếng Việt và tiếng Anh. Tạp chí ngôn ngữ 13/ Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1989

12 20. Nguyễn Đức Tồn, Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với dân tộc khác), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Trang mạng " http// Tiếng Anh 1. J.L. Austin, How to do things with words. NewYork P. Brown and S.C Levinson. Politeness. Some universals in Language usage. Cambridge University Press M. Coulthard. Advances in spoken Discourse Analysis, Routledge, Geald Gazdar, Pragmatics. Implicature, Presupposition and Logical form. Academic Press INC G.Green. Pragmatics and Natural language Understanding, LEA London, S.C. Levinson, Pragmatics, Cambridge University Press, J. Lyons, Linguistics semantics, An introduction, Cambridge University Press J.L. Mey, Pragmatics. An introduction, Blackwell, J. Searle. Speech Acts, Cambridge University Press, J.R. Searle. A taxonomy of Illocutionalry Acts in Gunderson Language, Mind and Knowledge, University of Minnesota Press Minneapolis, P. Trudgill. Sociolinguistics. An introduction, Penguin Book Canada Ltd, R. Wardhaugh. An Introduction to Sociolinguistics, Second Edition, Blackwell, A.Weirzbicka. English Act Verbs. Academic Press, A.Weirzbicka. Cross - Cultural Pragmatics. The semantics of Human interaction, Mouton de Gruyter, G. Yule, Pragmatics, Oxford, University Press